Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 2122/QĐ-UBND 2020 phê duyệt Đề án Phát triển nguồn nhân lực du lịch tỉnh Bình Định

Số hiệu: 2122/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Bình Định Người ký: Nguyễn Tuấn Thanh
Ngày ban hành: 01/06/2020 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH ĐỊNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2122/QĐ-UBND

Bình Định, ngày 01 tháng 06 năm 2020

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH TỈNH BÌNH ĐỊNH ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030”

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật Du lịch ngày 19/6/2017;

Theo đề nghị của Sở Du lịch tại Tờ trình số 463/TTr-SDL ngày 28/5/2020.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án “Phát triển nguồn nhân lực du lịch tỉnh Bình Định đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”.

(có Đề án chi tiết kèm theo)

Điều 2. Giao Sở Du lịch chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án nêu trên và định kỳ báo cáo UBND tỉnh để theo dõi chỉ đạo.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Du lịch, Nội vụ, Kế hoạch và Đầu tư; Tài chính; Giáo dục và Đào tạo, Lao động - Thương binh và Xã hội, Thông tin và Truyền thông; Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển kinh tế - xã hội tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này kể từ ngày ký./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- CT, PCT Nguyễn Tuấn Thanh;
- Hiệp hội Du lịch Bình Định;
- PVP VX;
- Lưu: VT, K12, K16.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Tuấn Thanh

 

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH ĐỊNH

ĐỀ ÁN

PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH TỈNH BÌNH ĐỊNH ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

 

MỤC LỤC

I. Sự cần thiết và căn cứ xây dựng đề án

1. Sự cần thiết phải xây dựng đề án

2. Căn cứ xây dựng đề án

II. Thực trạng nguồn nhân lực du lịch

1. Quy mô và chất lượng nguồn nhân lực du lịch

2. Về đào tạo, bồi dưỡng nhân lực du lịch

3. Thuận lợi, khó khăn đối với phát triển nguồn nhân lực du lịch tỉnh Bình Định

3.1. Thuận lợi

3.2. Hạn chế

III. Quan điểm, mục tiêu phát triển nguồn nhân lực du lịch tỉnh Bình Định

1. Quan điểm

2. Mục tiêu

2.1. Mục tiêu tổng quát

2.2. Mục tiêu cụ thể

IV. Định hưng phát triển nguồn nhân lực du lịch tnh Bình Định đến năm 2030

1. Nhiệm vụ và giải pháp thực hiện

1.1. Nhóm nhiệm vụ, giải pháp về quản lý Nhà nước

1.2. Nhóm nhiệm vụ, giải pháp đối với các cơ sở đào tạo

1.3. Nhóm nhiệm vụ, giải pháp đối với Hiệp hội Du lịch và các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tnh

1.4. Các giải pháp khác

2. Lộ trình triển khai đề án

V. Kinh phí thực hiện đề án

VI. Tổ chức thực hiện

1. Sở Du lịch

2. Sở Nội vụ

3. Sở Giáo dục và Đào tạo

4. Sở Tài chính

5. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

6. Sở Thông tin và Truyền thông

7. Sở Kế hoạch và Đầu tư

8. Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội

9. UBND huyện, thị xã, thành phố

10. Các trường đại học và cao đẳng có liên quan đến chuyên ngành du lịch trong tỉnh

11. Hiệp hội du lịch Bình Định

PHỤ LỤC

 

ĐỀ ÁN

PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH TỈNH BÌNH ĐỊNH ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 2122/QĐ-UBND ngày 01 tháng 6 năm 2020 của UBND tỉnh)

I. Sự cần thiết và căn cứ xây dựng đề án

1. Sự cần thiết phải xây dựng đề án

Đến năm 2020, du lịch Bình Định trở thành ngành kinh tế quan trọng và định hướng đến năm 2030 trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong cơ cấu kinh tế của tỉnh. Trong những năm qua, việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh nói chung, nguồn nhân lực du lịch nói riêng được quan tâm và có bước chuyển biến tích cực. Đội ngũ lao động ngành du lịch tăng lên, chất lượng từng bước được cải thiện. Tuy nhiên so với nhu cầu của hoạt động du lịch hiện nay và yêu cầu phát triển trong những năm tiếp theo thì nguồn nhân lực du lịch của tỉnh còn nhiều hạn chế, chưa đảm bảo về số lượng, chất lượng và bất hợp lý về cơ cấu.

Xuất phát từ định hướng phát triển du lịch và tình hình thực tiễn, việc xây dựng Đề án phát triển nguồn nhân lực du lịch tỉnh Bình Định đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 là rất cần thiết, tạo nền tảng cho công tác nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng mục tiêu phát triển du lịch của tỉnh trong giai đoạn tới.

2. Căn cứ xây dựng đề án

- Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn;

- Quyết định số 147/QĐ-TTg ngày 22/01/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030;

- Chương trình hành động số 06-CTr/TU ngày 20/10/2016 của Tỉnh ủy Bình Định về việc thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng và Nghị quyết Đại hội XIX Đảng bộ tỉnh về phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Định giai đoạn 2016 - 2020;

- Quyết định số 755/QĐ-UBND ngày 08/3/2017 của UBND tỉnh về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng và Nghị quyết Đại hội XIX Đảng bộ tỉnh về phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Định giai đoạn 2016 - 2020;

- Quyết định số 4772/QĐ-UBND ngày 21/12/2017 của UBND tỉnh Bình Định về ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

II. Thực trạng nguồn nhân lực du lịch

1. Quy mô và chất lượng nguồn nhân lực du lịch

- Đến hết năm 2019, tổng số lao động trong ngành du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Định khoảng 35.000 người; trong đó, lao động trực tiếp trong ngành là 8.900 người (25,43%), lao động gián tiếp là 26.100 người (74,57%). Giai đoạn 2016 - 2019, tốc độ tăng bình quân hàng năm của số lao động trực tiếp trong ngành du lịch là 20,62% và chiếm 0,73% trong tổng số lao động của toàn tỉnh.

- Theo kết quả điều tra khảo sát tại thời điểm tháng 2/2019, số lao động làm việc ngành du lịch là 6.670 người, trong đó cơ cấu lao động du lịch theo lĩnh vực hoạt động như sau:

+ Lưu trú: Làm việc trong 231 cơ sở lưu trú có 4.015 người, chiếm 60,2% lực lượng lao động trong ngành.

+ Lữ hành: Trong 50 đơn vị kinh doanh lữ hành có 421 lao động, chiếm 6,3% lực lượng lao động trong ngành, số lượng hướng dẫn viên du lịch có trình độ ngoại ngữ theo yêu cầu tại các doanh nghiệp còn thấp, chưa đáp ứng với yêu cầu phát triển du lịch hiện nay của tỉnh. Trong số 262 hướng dẫn viên du lịch do Sở Du lịch Bình Định cấp thẻ, có 42 hướng dẫn viên quốc tế. Tuy nhiên hướng dẫn viên có trình độ ngoại ngữ là tiếng Anh chiếm chủ yếu, tiếng Trung 02 người; tiếng Nga 04 người; tiếng Pháp 02 người và không có hướng dẫn viên tiếng Nhật, Hàn. Từ thông tin khảo sát của doanh nghiệp lũ’ hành, một số đơn vị sử dụng phiên dịch viên hoặc cộng tác viên làm hướng dẫn viên quốc tế.

+ Các cơ sở khác (nhà hàng và dịch vụ khác): có 2.234 lao động, chiếm 33,5% lực lượng lao động trong ngành.

Về chuyên môn nghiệp vụ, lao động du lịch có trình độ từ trung cấp trở lên chiếm số lượng hơn một nửa số lao động đang làm việc trong ngành với 4.670 người chiếm tỷ lệ 70,02% (trong đó đại học và trên đại học chiếm 19,94%, cao đẳng và trung cấp chiếm 50,08%), lao động được đào tạo ngắn hạn có 980 người chiếm tỷ lệ thấp 14,69%. Trong khi đó, số lao động chưa qua đào tạo có 1.020 người chiếm tỷ lệ 15,29% tổng số lao động trực tiếp của ngành, số lao động này chủ yếu tập trung tại các cơ sở lưu trú chưa đạt tiêu chuẩn, các khu, điểm du lịch và các đơn vị kinh doanh lữ hành chưa được cấp phép.

Các nghiệp vụ của lao động trong ngành du lịch chủ yếu là: lễ tân, phục vụ buồng, phục vụ bàn - bar, hướng dẫn viên du lịch và lao động khác. Năm 2018, lao động phục vụ bàn - bar có tỷ lệ lao động cao nhất với 1.934 người chiếm tỷ lệ 29%, nghiệp vụ hướng dẫn viên du lịch có tỷ lệ lao động thấp nhất với 202 người chiếm tỷ lệ 3,03%. Các nghiệp vụ còn lại có tỷ lệ là: lễ tân: 5,85% (390 người), phục vụ buồng: 27% (1.800 người), lao động khác (nhân viên văn phòng, kế toán, phiên dịch, kỹ thuật, tài xế, nhân viên thị trường,...) chiếm 35,14% (2.344 người). Ngoài ra, nhân lực quản lý nhà nước và quản trị doanh nghiệp (cấp trưởng, phó phòng trở lên) là 478 người.

2. Công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân lực du lịch trong thời gian qua

Năm 2019 cả tỉnh có 06 trường, trung tâm tham gia đào tạo nguồn nhân lực du lịch, gồm: 02 trường đại học; 02 trường cao đẳng; 02 trung tâm. Có khoảng 134 giảng viên tham gia đào tạo du lịch, trong đó có 35 giảng viên cơ hữu và 99 giảng viên thỉnh giảng tham gia trực tiếp vào công tác giảng dạy các môn chuyên ngành du lịch tại các cơ sở đào tạo du lịch. Với quy mô đào tạo hiện nay và nhu cầu phát triển trong thời gian tới của các cơ sở đào tạo thì đội ngũ giáo viên còn thiếu rất nhiều.

Hiện nay, các nhóm ngành, nghề đào tạo gồm: Việt Nam học, Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, Quản trị kinh doanh khách sạn - nhà hàng, Văn hóa - Hướng dẫn du lịch, Quản trị khách sạn, Quản trị khách sạn - nhà hàng, Nghiệp vụ lễ tân, Nghiệp vụ nấu bếp ăn Âu, Á nâng cao, Kỹ thuật chế biến món ăn, Kỹ thuật pha đồ uống, Hướng dẫn du lịch nội địa và quốc tế, Nghiệp vụ lưu trú và Nghiệp vụ nhà hàng.

Theo kết quả điều tra khảo sát tại thời điểm tháng 2 năm 2019, tổng số nhân lực được đào tạo các nhóm ngành giai đoạn 2016 - 2018 là 4.022 người, về đào tạo trình độ đại học có 02 ngành là Việt Nam học và Quản trị kinh doanh (chuyên ngành Quản trị kinh doanh du lịch) với tổng số lượng được đào tạo là 209 người, bắt đầu từ năm 2018, trường Đại học Quy Nhơn tuyển sinh 02 ngành du lịch là ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành và ngành Quản trị khách sạn, trường Đại học Quang Trung đào tạo thí điểm ngành Quản trị khách sạn - nhà hàng; trình độ cao đẳng có 02 ngành là Quản trị kinh doanh khách sạn - nhà hàng và Văn hóa - Hướng dẫn du lịch với tổng số lượng đào tạo được là 117 người, trình độ khác có 08 ngành là Quản trị khách sạn, Nghiệp vụ lễ tân, Nghiệp vụ nấu bếp ăn Âu, Á nâng cao, Kỹ thuật chế biến món ăn, Kỹ thuật pha đồ uống, Hướng dẫn du lịch nội địa, Nghiệp vụ lưu trú và Nghiệp vụ nhà hàng với tổng số lượng đào tạo là 3.696 người.

Nguồn nhân lực du lịch trong thời gian qua đã được đào tạo đồng bộ hầu hết các cấp học và các ngành nghề để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao theo sự phát triển du lịch của tỉnh. Tuy nhiên, có sự chênh lệch rất lớn số lượng người được đào tạo giữa nghề Kỹ thuật chế biến món ăn so với các ngành, nghề còn lại. Trong khi, để du lịch phát triển bền vững nguồn nhân lực các ngành khác cũng góp phần rất quan trọng trong việc thỏa mãn các nhu cầu của khách du lịch.

3. Thuận lợi, khó khăn đối với phát triển nguồn nhân lực du lịch tỉnh Bình Định

3.1. Thuận lợi

- Hoạt động du lịch có bước phát triển khá, Quy Nhơn - Bình Định trở thành điểm đến hấp dẫn trong bản đồ du lịch của cả nước; nhiều doanh nghiệp đầu tư vào ngành du lịch của tỉnh, từ đó nhu cầu tuyển dụng lao động trong ngành du lịch của tỉnh cũng tăng cao, tạo ra nhiều cơ hội việc làm trực tiếp và gián tiếp.

- Hệ thống cơ sở đào tạo du lịch các trình độ từ sơ cấp đến đại học tại tỉnh được hình thành và mở rộng. Cơ cấu đa dạng về loại hình sở hữu, cấp đào tạo và ngành nghề đào tạo; phần lớn tập trung ở đô thị, địa bàn đông dân cư, tạo thuận lợi cho người học và gắn với nhu cầu sử dụng nhân lực, đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu khách du lịch.

- Nhu cầu nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch Bình Định ngày càng tăng để đáp ứng khả năng cạnh tranh du lịch quốc gia và quốc tế. Năm 2020, cảng hàng không Phù Cát khai trương các đường bay quốc tế sẽ mở ra cơ hội phát triển khách du lịch quốc tế đến Bình Định.

3.2. Hn chế

- Đội ngũ lao động du lịch có chất lượng, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ chưa đồng đều; đội ngũ hướng dẫn viên, thuyết minh viên du lịch, lễ tân sử dụng thông thạo ngoại ngữ vừa thiếu vừa yếu.

- Các doanh nghiệp du lịch phần lớn có quy mô nhỏ, chưa dành nhiều kinh phí cho công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực đạt chuẩn.

- Một số lực lượng lao động gián tiếp ngoài xã hội chất lượng còn thấp, ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ du lịch chung của tỉnh.

- Công tác đào tạo du lịch hiện nay tại các cơ sở đào tạo còn có khoảng cách khá lớn giữa số lượng, chất lượng, ngành, nghề đào tạo với nhu cầu sử dụng lao động thực tế tại các doanh nghiệp1.

- Chưa có chính sách hiệu quả để gắn kết cơ sở đào tạo với cơ sở sử dụng nhân lực.

- Chưa có chương trình hợp tác quốc tế về đào tạo phát triển nhân lực du lịch.

III. Quan điểm, mục tiêu phát triển nguồn nhân lực du lịch tỉnh Bình Định

1. Quan điểm

Thứ nhất, phát triển nguồn nhân lực du lịch tỉnh Bình Định phải đáp ứng được mục tiêu phát triển ngành Du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh và hội nhập khu vực, quốc tế.

Thứ hai, phát triển nguồn nhân lực theo hướng chuyên nghiệp, chất lượng, hiệu quả ở cả khối quản lý nhà nước, nhân lực trực tiếp và gián tiếp hoạt động du lịch.

Thứ ba, đẩy mạnh liên kết, hợp tác và hội nhập quốc tế tạo sự liên kết chặt chẽ hơn nữa giữa “Nhà nước - Nhà trường - Nhà sử dụng lao động” trong quá trình phát triển nhân lực du lịch. Chú trọng phát triển các chương trình đào tạo theo tiêu chuẩn Việt Nam và quốc tế.

Thứ tư, huy động nguồn lực cho phát triển nguồn nhân lực du lịch. Xã hội hóa để thu hút các nguồn đầu tư của cá nhân, các thành phần xã hội tham gia đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực du lịch. Thông qua hợp tác quốc tế sẽ huy động thêm các nguồn tài trợ bằng tiền, kiến thức, kinh nghiệm và chuyển giao công nghệ áp dụng trong quá trình phát triển nguồn nhân lực du lịch.

2. Mục tiêu

2.1. Mục tiêu tổng quát

Xây dựng đội ngũ nhân lực du lịch đủ về số lượng, cân đối về cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo, đảm bảo về chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch nhanh và bền vững, đủ sức cạnh tranh, sớm đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.

2.2. Mục tiêu cụ thể

- Giai đoạn 2021 - 2025: Tốc độ tăng trưởng bình quân nhân lực du lịch đạt 11,55%/năm. Đến năm 2025, tổng số lao động du lịch là 70.000 người trong đó lao động trực tiếp đạt 18.000 người; lao động gián tiếp là 52.000 người. Tỷ lệ lao động trình độ sau đại học trong ngành đạt 0,8%; đại học, cao đẳng đạt 15,9%; trung cấp đạt 14%; sơ cấp đạt 23,3%; dưới sơ cấp đạt 46%.

- Giai đoạn 2026 - 2030: Tốc độ tăng trưởng bình quân nhân lực du lịch đạt 7,45%/năm. Đến năm 2030, tổng số lao động du lịch là 100.000 người, trong đó lao động trực tiếp trong ngành đạt 28.000 người; lao động gián tiếp là 72.000 người. Tỷ lệ lao động trình độ sau đại học trong ngành đạt 0,9%; đại học, cao đẳng đạt 16,8%; trung cấp đạt 15%; sơ cấp đạt 24,3%; dưới sơ cấp đạt 43%.

3. Nội dung bồi dưỡng (phụ lục kèm theo)

IV. Định hướng phát triển nguồn nhân lực du lịch tỉnh Bình Định đến năm 2030

1. Nhiệm vụ và giải pháp thực hiện

1.1. Nhóm nhiệm vụ, giải pháp về quản lý Nhà nước

1.1.1. Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp chính quyền, các đơn vị kinh doanh du lịch và cộng đồng dân cư về phát triển du lịch

- Đẩy mạnh công tác thông tin, truyền thông bằng nhiều hình thức về các chủ trương, chính sách phát triển du lịch và nguồn nhân lực du lịch của Trung ương và địa phương.

- Triển khai các hoạt động truyền thông về ứng xử văn minh trong hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh để hình thành thói quen, hành vi, thái độ, cách ứng xử văn minh lịch sự cho người dân địa phương, các tổ chức, cá nhân khi tham gia các hoạt động du lịch.

- Xây dựng chương trình quảng bá, giới thiệu các ngành học du lịch nhằm khuyến học và định hướng nghề nghiệp du lịch trong hệ thống cơ sở đào tạo phổ thông.

- Phối hợp lồng ghép, đưa các nội dung về du lịch bền vững, bảo vệ môi trường, bảo tồn và phát huy di sản văn hóa, ứng xử văn minh du lịch vào các chương trình đào tạo, tập huấn bồi dưỡng chuyên môn, kỹ năng nghề du lịch đến các đối tượng tham gia tại các cơ quan, đơn vị, địa phương, doanh nghiệp và cộng đồng dân cư trên địa bàn.

1.1.2. Kiện toàn và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng được yêu cầu tổ chức, quản lý các hoạt động du lịch theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, hiệu quả

Tiếp tục nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà nước cấp tỉnh và địa phương, viên chức đơn vị sự nghiệp liên quan đến lĩnh vực du lịch. Nghiên cứu kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước về du lịch theo hướng đồng bộ, chuyên nghiệp, hiệu lực và hiệu quả, đáp ứng yêu cầu quản lý liên ngành, liên vùng của hoạt động du lịch.

Xây dựng kế hoạch tập huấn, bồi dưỡng nguồn nhân lực hợp lý cho từng năm; phối hợp các sở, ngành, địa phương có liên quan trong công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân lực quản lý du lịch.

Hợp tác, liên kết với các tỉnh, thành trong việc trao đổi kinh nghiệm và đào tạo, phát triển nhân lực du lịch. Khai thác tối đa các chương trình đào tạo dài hạn, trung hạn, ngắn hạn ở trong và ngoài nước của các cơ quan Trung ương, địa phương, các tổ chức quốc tế có uy tín.

1.1.3. Xác định nhu cầu nhân lực phục vụ du lịch trên địa bàn tỉnh

Thường xuyên tổ chức các hoạt động điều tra, khảo sát thực tế về lực lượng lao động phục vụ du lịch trên cơ sở phối hợp với các địa phương, các doanh nghiệp du lịch, nhà đầu tư về du lịch để xác định cụ thể về số lượng, chất lượng nguồn nhân lực cần thiết phục vụ tại các khu, điểm du lịch và các cơ sở kinh doanh du lịch để xây dựng kế hoạch và thông báo các đơn vị liên quan triển khai xây dựng kế hoạch đào tạo đáp ứng yêu cầu thực tiễn.

1.1.4. Xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển nguồn nhân lực du lịch

Xây dựng chính sách khuyến khích, hình thành khung pháp lý và cơ chế cho phát triển nhân lực ngành. Một s nội dung chính bao gồm:

- Hỗ trợ đào tạo nghề du lịch, chuyển đổi nghề sang hoạt động du lịch.

- Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch cho lao động nông thôn, nhất là các địa phương phát triển du lịch cộng đồng.

- Khuyến khích thực hiện hình thức đào tạo văn bằng thứ hai ngành du lịch; khuyến khích các cơ sở đào tạo linh hoạt mở ngành đào tạo nhân lực du lịch theo nhu cầu của thị trường lao động và hội nhập quốc tế; khuyến khích sinh viên đã tốt nghiệp các ngành khác được chuyển sang học văn bằng thứ hai các ngành du lịch tại các cơ sở đào tạo du lịch.

- Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng lực lượng lao động phục vụ khách du lịch quốc tế, nhất là các thị trường khách mục tiêu của tỉnh (Hàn, Nhật, Nga...) như hướng dẫn viên, lễ tân, bàn, bếp...

- Hỗ trợ nguồn tài chính để cơ sở đào tạo đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, phòng thực hành nhằm phục vụ công tác đào tạo, bồi dưỡng.

- Nhà nước, doanh nghiệp có cơ chế đặt hàng các cơ sở đào tạo để đào tạo về du lịch. Nhà nước đóng vai trò hỗ trợ chính sách, các cơ sở đào tạo đóng vai trò đào tạo theo đặt hàng và các đơn vị kinh doanh du lịch đóng vai trò tổ chức triển khai, tiếp nhận nhân lực đã qua đào tạo.

- Khuyến khích phát triển mô hình liên kết giữa các cơ sở đào tạo du lịch với các doanh nghiệp du lịch, nhất là các doanh nghiệp liên doanh nước ngoài hoặc các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài có uy tín, thương hiệu. Các cơ sở đào tạo liên kết đào tạo với doanh nghiệp được tự chủ xác định chỉ tiêu tuyển sinh theo hướng mở rộng quy mô đối với các ngành đào tạo về du lịch; mở rộng chỉ tiêu đào tạo văn bằng 2 trình độ đại học của các ngành này.

- Khuyến khích các tổ chức tín dụng tạo điều kiện thuận lợi để các cơ sở đào tạo vay vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, đổi mới trang thiết bị dạy học và nâng cao chất lượng đào tạo, đặc biệt là nguồn vốn ưu đãi đầu tư vào phát triển ngành giáo dục đào tạo trên địa bàn thành phố Quy Nhơn nơi tập trung nhiều cơ sở đào tạo du lịch có chất lượng.

- Khuyến khích chuyên gia, cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý... có kinh nghiệm hoạt động nghề nghiệp của doanh nghiệp tham gia đào tạo nhân lực du lịch, đặc biệt là giảng dạy, hướng dẫn các nội dung liên quan đến các kỹ năng đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp.

- Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong đào tạo nguồn nhân lực du lịch; khuyến khích các cơ sở đào tạo liên kết với các trường đại học của các nước phát triển để đào tạo các ngành du lịch, thu hút các nhà khoa học Việt Nam ở nước ngoài, chuyên gia quốc tế về du lịch tham gia công tác đào tạo ở các cơ sở đào tạo đại học.

- Có kế hoạch cử các cán bộ, công chức, viên chức sang các nước phát triển đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn để thực tập nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên ngành du lịch.

1.1.5. Kiểm tra, giám sát các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch

Tăng cường kiểm tra, thanh tra, giám sát các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch, việc tổ chức thi, cấp chứng chỉ quản lý điều hành du lịch, nghiệp vụ hướng dẫn du lịch, nghiệp vụ buồng, bàn, bar, bếp trên địa bàn tỉnh. Phát hiện những điển hình tiên tiến trong quá trình đào tạo nhân lực du lịch để phổ biến nhân rộng mô hình.

1.2. Nhóm nhiệm vụ, giải pháp đối với các cơ sở đào tạo

1.2.1. Đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch hướng đến chuẩn quốc tế

Xây dựng và thực hiện chuẩn hóa việc đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch từ quản lý du lịch đến các vị trí nghiệp vụ du lịch phù hợp với các hệ thống tiêu chuẩn khu vực và quốc tế.

- Thiết kế chương trình đào tạo/dạy nghề tiếp cận theo chuẩn đầu ra - năng lực cốt lõi của mỗi vị trí việc làm gắn với thực tế thị trường lao động. Đồng thời, hướng đến tính "mở", "linh hoạt", phù hợp cho việc áp dụng vào các đối tượng, địa điểm cụ thể; dễ dàng chuyển đổi, liên thông với các học phần cốt lõi và học phần tự chọn. Các học phần cốt lõi nhằm cung cấp kiến thức, kỹ năng nền tảng của ngành đào tạo, các học phần tự chọn theo hướng chuyên sâu về các lĩnh vực du lịch, loại hình du lịch.

- Biên soạn chương trình môn học, bài giảng, giáo trình các học phần/môn học chuyên môn theo hướng tăng cường thực hành (chiếm tỷ lệ từ 70-75% tổng thời gian học tập).

- Gắn kết giữa cơ sở đào tạo/dạy nghề với doanh nghiệp du lịch trong quá trình đào tạo, thực hành, thực tập của học sinh/sinh viên. Cơ sở đào tạo tự chủ lựa chọn doanh nghiệp đối tác; chịu trách nhiệm trong việc kiểm tra điều kiện đảm bảo chất lượng và năng lực tham gia đào tạo của doanh nghiệp trong quá trình phối hợp đào tạo và tổ chức cho sinh viên thực hành, thực tập.

- Các cơ sở có đào tạo ngành du lịch phải gắn kết với Hiệp hội Du lịch tỉnh, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch để xây dựng chuẩn đầu ra và đào tạo sinh viên có kỹ năng đáp ứng yêu cầu ngành nghề. Thống kê tỷ lệ có việc làm của sinh viên sau 12 tháng tốt nghiệp các ngành du lịch và công khai trên trang thông tin điện tử của các cơ sở đào tạo.

- Phối hợp dự báo nhu cầu nhân lực của các ngành du lịch về số lượng, yêu cầu chất lượng; phối hợp đầu tư cơ sở vật chất theo hướng đẩy mạnh xã hội hóa, tăng cường hợp tác công tư, chú trọng xây dựng các cơ sở thực hành, thực tập chất lượng.

- Tích cực phối hợp với các doanh nghiệp trong công tác đào tạo nguồn nhân lực theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp, linh hoạt mở ngành đào tạo nhân lực du lịch theo nhu cầu của thị trường lao động và hội nhập quốc tế.

1.2.2. Nâng cao chất lượng giảng viên tại các cơ sở đào tạo về du lịch

Thay đổi phương pháp giảng dạy của giảng viên, học tập của sinh viên theo hướng tích cực, chủ động. Nội dung bài giảng của giảng viên được thiết kế mang tính trực quan, sinh động và cụ thể với các mẫu, phiếu, biếu, hình ảnh, phim... gắn với thực tế nghề nghiệp, gắn với doanh nghiệp; phương pháp kiểm tra tập trung vào chuyên môn và ngoại ngữ.

1.2.3. Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động đào tạo

Với mục tiêu phát triển nguồn nhân lực du lịch có hệ thống; tăng cường số lượng, nâng cao chất lượng, tính chuyên nghiệp và hợp lý hóa cơ cấu nhân lực ngành du lịch, nâng cao năng lực và chất lượng của hệ thống đào tạo du lịch, việc ứng dụng công nghệ thông tin là rất cần thiết, đặc biệt là các ứng dụng phần mềm trong hoạt động du lịch nhằm cung cấp thông tin cho khách du lịch và nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp du lịch. Bên cạnh đó, triển khai hệ thống thông tin quản lý, cơ sở dữ liệu liên thông; bổ sung, cập nhật các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 - 4; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập trực tuyến, khai thác, ứng dụng các phần mềm quản lý doanh nghiệp du lịch, khách sạn, lữ hành vào trong quá trình giảng dạy cho sinh viên.

1.3. Nhóm nhiệm vụ, giải pháp đối với Hiệp hội Du lịch và các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tỉnh

- Phát huy vai trò và nâng cao trách nhiệm của Hiệp hội Du lịch và doanh nghiệp du lịch trong hoạt động đào tạo: Khuyến khích doanh nghiệp tham gia vào xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề và chương trình, giáo trình đào tạo du lịch; tạo cơ sở kiến tập, thực tập cho học sinh và sinh viên; tiếp nhận sinh viên đến thực tập và tiếp nhận sinh viên tốt nghiệp vào làm việc. Căn cứ nhu cầu nhân lực du lịch qua từng thời kỳ, khung chương trình đào tạo du lịch có sự điều chỉnh phù hợp để đảm bảo sự cân bằng “Cung - Cầu” giữa nguồn nhân lực được đào tạo với nhu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp du lịch.

- Các đơn vị kinh doanh du lịch chú trọng đào tạo về ngoại ngữ, văn hóa giao tiếp; nghiệp vụ phục vụ khách du lịch quốc tế cho lực lượng lao động trực tiếp làm du lịch.

- Huy động các đơn vị kinh doanh du lịch tham gia các hoạt động nâng cao kỹ năng kinh doanh du lịch cho cộng đồng dân cư: Tổ chức khóa đào tạo kỹ năng ngắn hạn (kỹ năng giao tiếp, kỹ năng bán hàng...).

- Xây dựng kế hoạch, chiến lược đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực của đơn vị.

- Chủ động đặt hàng với cơ sở đào tạo về đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho đơn vị.

1.4. Các giải pháp khác

- Tiếp tục thực hiện các quy định chế độ hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức nói chung và du lịch nói riêng; kế hoạch thu hút nhân lực trình độ cao trên địa bàn tỉnh Bình Định.

- Cán bộ quản lý nhà nước được đào tạo chuyên sâu về thị trường khách du lịch quốc tế, nhất là các thị trường khách du lịch tiềm năng của tỉnh và công tác xúc tiến, tuyên truyền quảng bá đến các thị trường trên như tập huấn công tác marketing và xúc tiến du lịch quốc tế; kỹ năng xây dựng sản phẩm du lịch dành cho từng thị trường; cách thức thanh tra, kiểm tra và quản lý hoạt động lữ hành, hướng dẫn viên đối với thị trường khách quốc tế.

- Tăng cường hợp tác trao đổi kinh nghiệm thông qua các chuyến công tác, khảo sát và tham gia hội nghị, hội thảo khoa học ở các nước có ngành du lịch phát triển.

2. Lộ trình triển khai đề án

Trong giai đoạn 2020 - 2025 tập trung đào tạo là 9.200 lao động, theo 02 hình thức là đào tạo tập trung, bồi dưỡng (sơ cấp, chuẩn VTOS, ngoại ngữ) và bồi dưỡng ngắn hạn. Cụ th như sau:

* Năm 2020:

- Đào tạo tập trung (sơ cấp): 350 lao động.

- Đào tạo tập trung (chuẩn VTOS, ngoại ngữ): 200 lao động.

- Bồi dưỡng ngắn hạn cho đối tượng là cán bộ, công chức quản lý nhà nước về du lịch ở tỉnh, cấp huyện (thị xã, thành phố), cấp xã (phường, thị trấn): 200 lao động.

- Bồi dưỡng ngắn hạn cho đối tượng là người quản lý, viên chức đang làm việc tại các Ban quản lý các khu di tích, bảo tàng và người lao động trong các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh: 300 lao động.

- Bồi dưỡng ngắn hạn cho đối tượng là các hộ kinh doanh, cộng đồng dân cư đang kinh doanh, khai thác các dịch vụ du lịch tại các khu, điểm du lịch, điểm tham quan trên địa bàn tỉnh: 200 lao động.

* Năm 2021:

- Đào tạo tập trung (sơ cấp): 250 lao động.

- Đào tạo tập trung (chuẩn VTOS, ngoại ngữ): 200 lao động.

- Bồi dưỡng ngắn hạn cho đối tượng là cán bộ quản lý các ngành liên quan: 200 lao động.

- Bồi dưỡng ngắn hạn cho đối tượng là người quản lý, viên chức đang làm việc tại các Ban quản lý các khu di tích, bảo tàng và người lao động trong các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh: 300 lao động.

- Bồi dưỡng ngắn hạn cho đối tượng là các hộ kinh doanh, cộng đồng dân cư đang kinh doanh, khai thác các dịch vụ du lịch tại các khu, điểm du lịch, điểm tham quan trên địa bàn tỉnh: 400 lao động.

* Năm 2022:

- Đào tạo tập trung (sơ cấp): 900 lao động.

- Đào tạo tập trung (chuẩn VTOS, ngoại ngữ): 200 lao động.

- Bồi dưỡng ngắn hạn cho đối tượng là cán bộ, công chức quản lý nhà nước về du lịch ở tỉnh, cấp huyện (thị xã, thành phố), cấp xã (phường, thị trấn): 200 lao động.

- Bồi dưỡng ngắn hạn cho đối tượng là người quản lý, viên chức đang làm việc tại các Ban quản lý các khu di tích, bảo tàng và người lao động trong các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh: 300 lao động.

- Bồi dưỡng ngắn hạn cho đối tượng là các hộ kinh doanh, cộng đồng dân cư đang kinh doanh, khai thác các dịch vụ du lịch tại các khu, điểm du lịch, điểm tham quan trên địa bàn tỉnh: 200 lao động.

* Năm 2023:

- Đào tạo tập trung (sơ cấp): 420 lao động.

- Đào tạo tập trung (chuẩn VTOS, ngoại ngữ): 200 lao động.

- Bồi dưỡng ngắn hạn cho đối tượng là cán bộ, công chức quản lý nhà nước về du lịch ở tỉnh, cấp huyện (thị xã, thành phố), cấp xã (phường, thị trấn): 200 lao động.

- Bồi dưỡng ngắn hạn cho đối tượng là người quản lý, viên chức đang làm việc tại các Ban quản lý các khu di tích, bảo tàng và người lao động trong các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh: 300 lao động.

- Bồi dưỡng ngắn hạn cho đối tượng là các hộ kinh doanh, cộng đồng dân cư đang kinh doanh, khai thác các dịch vụ du lịch tại các khu, điểm du lịch, điểm tham quan trên địa bàn tỉnh: 100 lao động.

* Năm 2024:

- Đào tạo tập trung (sơ cấp): 460 lao động.

- Đào tạo tập trung (chuẩn VTOS, ngoại ngữ): 400 lao động.

- Bồi dưỡng ngắn hạn cho đối tượng là cán bộ, công chức quản lý nhà nước về du lịch ở tỉnh, cấp huyện (thị xã, thành phố), cấp xã (phường, thị trấn): 200 lao động.

- Bồi dưỡng ngắn hạn cho đối tượng là người quản lý, viên chức đang làm việc tại các Ban quản lý các khu di tích, bảo tàng và người lao động trong các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh: 300 lao động.

- Bồi dưỡng ngắn hạn cho đối tượng là các hộ kinh doanh, cộng đồng dân cư đang kinh doanh, khai thác các dịch vụ du lịch tại các khu, điểm du lịch, điểm tham quan trên địa bàn tỉnh: 100 lao động.

* Năm 2025:

- Đào tạo tập trung (sơ cấp): 1.120 lao động.

- Đào tạo tập trung (chuẩn VTOS, ngoại ngữ): 400 lao động.

- Bồi dưỡng ngắn hạn cho đối tượng là cán bộ, công chức quản lý nhà nước về du lịch ở tỉnh, cấp huyện (thị xã, thành phố), cấp xã (phường, thị trấn): 200 lao động.

- Bồi dưỡng ngắn hạn cho đối tượng là người quản lý, viên chức đang làm việc tại các Ban quản lý các khu di tích, bảo tàng và người lao động trong các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh: 300 lao động.

- Bồi dưỡng ngắn hạn cho đối tượng là các hộ kinh doanh, cộng đồng dân cư đang kinh doanh, khai thác các dịch vụ du lịch tại các khu, điểm du lịch, điểm tham quan trên địa bàn tỉnh: 100 lao động.

Trong giai đoạn 2026 - 2030 sẽ tập trung đào tạo là 10.000 lao động, với 02 hình thức là đào tạo tập trung (sơ cấp, chuẩn VTOS, ngoại ngữ) và bồi dưỡng ngắn hạn để đáp ứng nguồn nhân lực phục vụ du lịch cho giai đoạn này.

V. Kinh phí thực hiện đề án

Sở Tài chính phối hợp với các sở, ngành, địa phương; căn cứ khả năng ngân sách và kế hoạch triển khai thực hiện Đề án hàng năm để bố trí kinh phí theo phân cấp quản lý ngân sách hiện hành; thực hiện thanh tra, kiểm tra việc sử dụng các nguồn kinh phí theo quy định.

VI. Tổ chức thực hiện

1. Sở Du lịch

Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố, các cơ sở đào tạo và các tổ chức liên quan khác triển khai thực hiện Đề án; hướng dẫn, đôn đốc, tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện Đề án; tham mưu xây dựng, tổ chức thực hiện Kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực du lịch hàng năm đảm bảo yêu cầu, tiến độ của Đề án và phù hợp tình hình thực tế tại địa phương.

Phối hợp tổ chức tuyên truyền, phổ biến đến các tổ chức, cá nhân về vai trò của ngành du lịch trong phát triển kinh tế - xã hội; truyền thông du lịch cộng đồng.

Chủ trì, phối hợp với các ngành, đơn vị liên quan xây dựng chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực du lịch và trình các cấp có thẩm quyền ban hành theo quy định.

2. Sở Nội vụ

Phối hợp với Sở Du lịch và các sở, ngành liên quan trong việc lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thuộc lĩnh vực du lịch từ tỉnh đến cơ sở.

3. Sở Giáo dục và Đào tạo

Chú trọng hướng nghiệp cho học sinh Trung học cơ sở, Trung học phổ thông để định hướng cho học sinh lựa chọn nghề, lựa chọn trường gắn với chuyên ngành du lịch.

4. Sở Tài chính

Sở Tài chính phối hợp với các sở, ngành, địa phương; căn cứ khả năng ngân sách và kế hoạch triển khai thực hiện hàng năm để bố trí kinh phí theo phân cấp quản lý ngân sách hiện hành; thực hiện thanh tra, kiểm tra việc sử dụng các nguồn kinh phí theo quy định.

5. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Hướng dẫn việc tổ chức thực hiện các chính sách, chương trình hỗ trợ đào tạo nghề nghiệp nói chung, đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch nói riêng; hướng dẫn đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn gắn với phát triển nguồn nhân lực phục vụ du lịch. Rà soát việc đào tạo nghề để hỗ trợ đào tạo nghề du lịch.

Quản lý, giám sát chất lượng đào tạo của các cơ sở đào tạo nghề du lịch thông qua đào tạo và liên kết đào tạo theo phân cấp quản lý. Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng các nghề du lịch gắn với nhu cầu phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh.

Phối hợp chỉ đạo, hướng dẫn Trung tâm Dịch vụ việc làm, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư vấn học nghề, giới thiệu việc làm phục vụ du lịch và bổ sung ngành nghề, đảm bảo các điều kiện đào tạo nhân lực du lịch.

6. Sở Thông tin và Truyền thông

Chỉ đạo, định hướng cho các cơ quan báo chí, Trung tâm Văn hóa - Thông tin - Thể thao các huyện, thị xã, thành phố tăng cường truyền thông về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển nhân lực du lịch trên địa bàn tỉnh; giá trị và hiệu quả về kinh tế do ngành du lịch mang lại để nhân dân tích cực tham gia các hoạt động du lịch nhằm phát triển kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập, có ý thức nâng cao chất lượng tay nghề, nghiệp vụ, góp phần phát huy và bảo tồn giá trị văn hóa dân tộc.

7. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Phối hợp với Sở Tài chính cân đối đảm bảo nguồn lực thực hiện đề án; phối hợp tham gia xây dựng kế hoạch phát triển nguồn nhân lực phù hợp với phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

8. Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội

Phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện dự báo cung - cầu nhân lực trong ngành du lịch hàng năm.

9. UBND huyện, thị xã, thành phố

Trong phạm vi quyền hạn của mình trực tiếp đánh giá thực trạng nhân lực của địa phương, có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nhân lực cho địa phương mình một cách hợp lý, hiệu quả, đáp ứng nhu cầu kinh tế - xã hội của địa phương; đồng thời, vận động cộng đồng địa phương nâng cao ý thức khai thác gắn với bảo tồn tài nguyên du lịch

10. Các cơ sở đào tạo có liên quan đến chuyên ngành du lịch trong tỉnh

Phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan trong tỉnh xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực du lịch trên địa bàn tỉnh. Tăng cường thực hiện các chương trình liên kết tuyển sinh, đào tạo nhân lực du lịch. Tăng cường đầu tư, chuẩn hóa các điều kiện về cơ sở vật chất, chương trình đào tạo, đội ngũ giảng viên đào tạo nhân lực du lịch.

11. Hiệp hội du lịch Bình Định

Tiếp tục nâng cao vai trò của Hiệp hội là cầu nối liên kết, hỗ trợ các doanh nghiệp trong công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch; vận động các hội viên, doanh nghiệp cử cán bộ quản lý, nhân viên hoạt động trong lĩnh vực du lịch tham gia các chương trình đào tạo viên (VTOS) để đào tạo lại cho nhân viên đơn vị mình góp phần giảm bớt nguồn kinh phí cho công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân lực của doanh nghiệp và ngân sách nhà nước./.

 

PHỤ LỤC

Phần 1: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH TỈNH BÌNH ĐỊNH

Bảng 1: Lao động trong ngành du lịch giai đoạn 2016 - 2019

Năm

Tổng số lao động toàn tỉnh
(Người)

Lao động trong ngành du lịch
(Người)

Tỷ lệ lao động ngành du lịch trong tổng số lao động toàn tỉnh
(%)

Tốc độ phát triển
(%)

2016

897.032

5.200

0,58

20,93

2017

893.681

5.230

0,59

0,58

2018

907.259

6.670

0,74

27,53

2019

891.238

8.900

1,00

33,43

Trung bình

987.303

6.500

0,72

20,62

Nguồn: Cục Thống kê và Sở Du lịch tỉnh Bình Định

Bảng 2: Hệ thống cơ sở đào tạo nhân lực ngành du lịch Bình Định

TT

Cơ sở đào tạo

Ghi chú

1

Trường Đại học Quy Nhơn

Trường công lập

2

Trường Đại học Quang Trung

Trường dân lập

3

Trường Cao đẳng Bình Định

Trường công lập

4

Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Quy Nhơn

5

Trung tâm Giáo dục thường xuyên Bình Định

6

Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp Công đoàn Bình Định

Nguồn: Kết quả khảo sát của BISEDS

Bảng 3: Thống kê các nhóm ngành, nghề đào tạo và cơ sở đào tạo du lịch trên địa bàn tỉnh

ĐVT: Người

TT

Tên ngành, nghề đào tạo

Số cơ sở

Trường đào tạo

Bậc đào tạo

I

Ngành đào tạo

1

Việt Nam học

1

- ĐH Quy Nhơn

ĐH

2

Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành

4

- ĐH Quy Nhơn

- ĐH Quang Trung

- CĐ Bình Định

- TT GDTX Bình Định (liên kết)

ĐH, CĐ

3

Quản trị khách sạn - nhà hàng

1

- ĐH Quang Trung

ĐH

4

Quản trị kinh doanh khách sạn - nhà hàng

32

- CĐ Bình Định

- CĐ KTCN Quy Nhơn

ĐH, CĐ, TC

5

Văn hóa - Hướng dẫn du lịch

1

- CĐ Bình Định

6

Quản trị khách sạn

3

- ĐH Quy Nhơn

- CĐ Bình Định

- TT GDTX Bình Định

ĐH, CĐ

II

Nghề đào tạo

1

Nghiệp vụ lễ tân

2

- CĐ Bình Định

- TT GDNN CĐ Bình Định

sc

2

Nghiệp vụ nấu bếp ăn Âu, Á nâng cao

1

- CĐ KTCN Quy Nhơn

TC, SC

3

Kỹ thuật chế biến món ăn

2

- CĐ KTCN Quy Nhơn

- TT GDNN CĐ Bình Định

TC, SC

4

Kỹ thuật pha đồ uống

1

- TT GDNN CĐ Bình Định

SC

5

Hướng dẫn du lịch nội địa

2

- CĐ Bình Định

- TT GDNN CĐ Bình Định

CĐ, SC

6

Nghiệp vụ lưu trú

1

-TT GDNN CĐ Bình Định

SC

7

Nghiệp vụ nhà hàng

3

- CĐ Bình Định

- CĐ KTCN Quy Nhơn

- TT GDNN CĐ Bình Định

CĐ, TC, SC

Nguồn: Trường ĐH Quy Nhơn, Cao đẳng Bình Định và Sở LĐ - TB và XH

Bảng 4: Tổng hợp thực trạng đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch tỉnh Bình Định giai đoạn 2016 - 2018

ĐVT: Người

TT

Ngành, nghề đào tạo

Số lượng đào tạo

Tổng cộng

2016

2017

2018

I

Đại học

71

56

82

209

1

Việt Nam học

41

31

42

114

2

Quản trị kinh doanh (Chuyên ngành Quản trị kinh doanh du lịch)

30

25

40

95

II

Cao đẳng

56

30

31

117

1

Quản trị kinh doanh khách sạn - nhà hàng

27

20

20

67

2

Văn hóa - Hướng dẫn du lịch

29

10

11

50

III

Hình thức khác

664

1.648

1.384

3.696

1

Quản trị khách sạn

9

0

0

9

2

Nghiệp vụ lễ tân

12

63

71

146

3

Nghiệp vụ nấu bếp ăn Âu, Á nâng cao

50

40

0

90

4

Kỹ thuật chế biến món ăn

593

1.162

1.001

2.756

5

Kỹ thuật pha đồ uống

0

14

8

22

6

Hướng dẫn du lịch nội địa

0

41

71

112

7

Nghiệp vụ lưu trú

0

186

71

257

8

Nghiệp vụ nhà hàng

0

142

162

304

 

Tng cộng (I+II+III)

791

1.734

1.497

4.022

Nguồn: Trường ĐH Quy Nhơn, Cao đẳng Bình Định và Sở LĐ - TB và XH

Bảng 5. Thực trạng đào tạo nguồn nhân lực du lịch trình độ đại học tỉnh Bình Định giai đoạn 2016 - 2018 theo giới tính và xếp loại tốt nghiệp

ĐVT: Người

TT

Ngành đào tạo

Giới tính

Xếp loại

Tổng cộng

Nam

Nữ

Giỏi

Khá

Trung bình

I

Năm 2016

12

59

4

52

15

71

1

Việt Nam học

1

34

4

35

2

41

2

Quản trị kinh doanh (Chuyên ngành Quản trị kinh doanh du lịch)

5

25

0

17

13

30

II

Năm 2017

13

43

6

41

9

56

1

Việt Nam học

5

26

5

24

2

31

2

Quản trị kinh doanh (Chuyên ngành Quản trị kinh doanh du lịch)

8

17

1

17

7

25

III

Năm 2018

21

61

5

44

33

82

1

Việt Nam học

6

36

5

35

2

42

2

Quản trị kinh doanh (Chuyên ngành Quản trị kinh doanh du lịch)

15

25

0

9

31

40

 

Tổng cộng

46

163

15

137

57

209

Nguồn: Trường Đại học Quy Nhơn

Bảng 6. Thực trạng đào tạo nguồn nhân lực du lịch trình độ cao đẳng tỉnh Bình Định giai đoạn 2016 - 2018 theo giới tính và xếp loại tốt nghiệp

ĐVT: Người

TT

Ngành đào tạo

Giới tính

Xếp loại

Tổng cộng

Nam

Nữ

Giỏi

Khá

Trung bình

I

Năm 2016

13

43

3

25

28

56

1

Quản trị kinh doanh khách sạn - nhà hàng

2

25

2

10

15

27

2

Văn hóa - Hướng dẫn du lịch

11

18

1

15

13

29

II

Năm 2017

6

24

2

11

17

30

1

Quản trị kinh doanh khách sạn - nhà hàng

1

19

0

10

10

20

2

Văn hóa - Hướng dẫn du lịch

5

5

2

1

7

10

III

Năm 2018

2

29

1

15

15

31

1

Quản trị kinh doanh khách sạn - nhà hàng

2

18

1

9

10

20

2

Văn hóa - Hướng dẫn du lịch

0

11

0

6

5

11

 

Tổng cộng

21

96

6

51

60

117

Nguồn: Trường Cao đẳng Bình Định

Bảng 7. Thực trạng đào tạo nguồn nhân lực du lịch trình độ khác tỉnh Bình Định giai đoạn 2016 - 2018 theo giới tính và xếp loại tốt nghiệp

ĐVT: Người

TT

Nghề đào tạo

Giới tính

Xếp loại

Tổng cộng

Nam

Nữ

Giỏi

Khá

Trung bình

I

Năm 2016

48

616

242

311

11

664

1

Quản trị khách sạn

3

6

2

4

3

9

2

Nghiệp vụ lễ tân

2

10

1

7

4

12

3

Nghiệp vụ nấu bếp ăn Âu, Á nâng cao

10

40

3

26

21

50

4

Kỹ thuật chế biến món ăn

33

560

236

274

83

593

II

Năm 2017

406

1.242

265

1.002

381

1.648

1

Nghiệp vụ lễ tân

8

55

13

50

0

63

2

Nghiệp vụ nấu bếp ăn Âu, Á nâng cao

7

33

4

36

0

40

3

Kỹ thuật chế biến món ăn

290

872

174

639

349

1.162

4

Nghiệp vụ nhà hàng

42

100

53

80

9

142

5

Nghiệp vụ lưu trú

36

150

11

154

21

186

6

Kỹ thuật pha đồ uống

7

7

2

10

2

14

7

Hướng dẫn du lịch nội địa

16

25

8

33

0

41

III

Năm 2018

267

1.117

310

879

195

1.384

1

Nghiệp vụ lễ tân

43

28

9

57

5

71

2

Kỹ thuật chế biến món ăn

150

851

201

613

187

1.001

3

Nghiệp vụ nhà hàng

26

136

80

82

0

162

4

Nghiệp vụ lưu trú

18

53

12

56

3

71

5

Kỹ thuật pha đồ uống

2

6

1

7

0

8

6

Hướng dẫn du lịch nội địa

28

43

7

64

0

71

 

Tổng cộng

721

2.975

817

2.192

587

3.696

Nguồn: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Phần 2: NHU CẦU PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH TỈNH BÌNH ĐỊNH ĐẾN NĂM 2030

Bảng 1. Dự báo cơ cấu nhân lực ngành du lịch theo trình độ, phân theo vị trí việc làm và ngành nghề kinh doanh

NĂM

2020

2021

2022

2023

2024

2025

2026

2027

2028

2029

2030

CƠ CẤU NHÂN LỰC THEO TRÌNH ĐỘ

100

100

100

100

100

100

100

100

100

100

100

Tỷ lệ Trình độ trên đại học/Tổng LĐ (%)

0,8

0,84

0,96

1,03

1,09

1,27

1,41

1,55

1,75

1,98

2,23

Tỷ lệ Trình độ đại học, cao đẳng/Tổng LĐ (%)

15,9

16,60

19,14

20,40

21,67

25,33

27,51

29,85

33,42

37,38

41,63

Tỷ lệ Trình độ trung Cấp/Tổng LĐ (%)

14,0

14,62

16,85

17,96

19,08

22,30

24,29

26,43

29,67

33,29

37,17

Tỷ lệ Trình độ sơ Cấp/Tổng LĐ (%)

23,3

24,33

28,04

29,90

31,75

37,12

40,20

43,51

48,58

54,20

60,21

Tỷ lệ Trình độ dưới sơ cấp (qua đào tạo tại chỗ, truyền nghề hoặc huấn luyện ngắn hạn) /Tổng LĐ (%)

46,0

48,04

55,36

59,03

62,69

73,27

77,38

81,84

90,12

97,92

106,55

PHÂN THEO VỊ TRÍ LÀM VIỆC

100

100

100

100

100

100

100

100

100

100

100

Tỷ lệ Nhân lực quản lý nhà nước/Tổng LĐ (%)

0,67

0,64

0,61

0,58

0,55

0,52

0,49

0,46

0,43

0,40

0,37

Tỷ lệ Nhân lực quản trị doanh nghiệp (cấp trưởng, phó phòng trở lên)/Tổng LĐ (%)

6,34

6,27

6,26

6,19

6,14

6,11

6,04

6,00

5,92

5,88

5,80

Tỷ lê Nhân lực nghiệp vụ ở nghề chính/Tổng LĐ (%)

92,99

93,09

93,13

93,23

93,31

93,37

93,47

93,55

93,65

93,72

93,83

1-Tlệ Lễ tân

7,51

7,9

7,15

6,90

6,70

6,53

6,31

6,11

5,89

5,70

5,47

2-Tỷ lệ Phục vụ buồng

14,01

14,48

15,10

15,51

16,01

16,58

17,03

17,54

17,97

18,51

18,89

3-Tỷ lệ Phục vụ bàn, bar

17,51

17,28

17,20

16,91

16,71

16,58

16,33

16,14

15,87

15,71

15,41

4-Tỷ lệ Nhân viên chế biến món ăn

9,00

9,19

9,46

9,61

9,81

10,05

10,22

10,43

10,59

10,81

10,94

5-Tỷ lệ Hướng dẫn viên

6,51

6,89

7,34

7,71

8,11

8,54

8,92

9,32

9,68

10,11

10,44

6-Tỷ lệ Nhân viên lữ hành, đại lý du lịch

6,51

6,59

6,74

26,81

6,90

7,03

7,11

7,22

7,29

7,41

7,46

7-Tỷ lệ Nhân viên khác

38,95

38,28

37,01

36,56

35,76

34,67

34,08

33,24

32,70

31,75

31,39

PHÂN THEO NGÀNH NGHỀ KINH DOANH

100

100

100

100

100

100

100

100

100

100

100

Tỷ lệ Khách sạn, nhà hàng/Tổng LĐ (%)

47,03

46,35

46,07

45,23

44,62

44,21

43,48

42,89

42,14

41,63

40,78

Tỷ lệ Lữ hành, vận chuyển du lịch/Tổng LĐ (%)

13,01

12,69

12,47

12,11

11,81

11,56

11,22

10,92

10,58

10,31

9,95

Tỷ lệ Dịch vụ khác

39,96

40,97

41,46

42,66

43,57

44,23

45,31

46,18

47,28

48,07

49,28

Bảng 2. Dự báo nguồn nhân lực du lịch tỉnh Bình Định đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

TT

Chỉ tiêu

Năm dự báo

2020

2021

2022

2023

2024

2025

2026

2027

2028

2029

2030

1

Tổng lượng khách du lịch (nghìn lượt người)

5.500,00

5.800

6.200

6.500

6.960

7.400

7.880

8.385

8.930

9.501

10.000

2

Số lượng buồng (buồng)

9.364

10.710

12.430

13.190

14.000

14.500

14.500

15.960

17.000

18.150

18.570

3

Tổng LĐ ngành du lịch (người)

40.710

45.900

53.300

56.500

60.000

70.000

75.400

80.900

90.000

99.000

100.000

3.1

LĐ trực tiếp trong du lịch (người)

10.300

11.800

13.600

14.500

15.400

18.000

19.300

20.700

23.000

25.400

28.000

3.2

LĐ gián tiếp (người)

29.870

34.100

39.700

42.000

44.600

52.000

56.100

60.200

67.000

73.600

72.000

4

Lao động phân theo trình độ

10.300

11.800

13.600

14.500

15.400

18.000

19.300

20.700

23.000

25.400

28.000

4.1

Trình độ trên đại học

82

94

109

116

123

144

159

175

198

114

252

4.2

Trình độ đại học, cao đẳng

1.638

1.876

2.162

2.306

2.449

2.862

3.109

3.373

3.776

4.224

4.704

4.3

Trình độ trung cấp

1.442

1.652

1.904

2.030

2.156

2.520

2.745

2.987

3.353

3.762

4.200

4.4

Trình độ sơ cấp

2.400

2.749

3.169

3.379

3.588

4.194

4.543

4.917

5.489

6.125

6.804

4.5

Trình độ dưới sơ cấp (qua đào tạo tại chỗ, truyền nghề hoặc huấn luyện ngắn hạn)

4.738

5.428

6.256

6.670

7.084

8.280

8.744

9.248

10.184

11.065

12.040

5

Lao động phân theo vị trí làm việc

10.300

11.800

13.600

14.500

15.400

18.000

19.300

20.700

23.000

25.400

28.000

5.1

Nhân lực quản lý nhà nước

69

75

83

84

85

94

95

95

99

102

103

5.2

Nhân lực quản trị doanh nghiệp (cấp trưởng, phó phòng trở lên)

653

740

852

897

945

1.100

1.166

1.241

1.362

1.494

1.624

5.3

Nhân lực nghiệp vụ ở nghề chính

9.578

10.985

12.665

13.519

14.370

16.806

18.039

19.364

21.539

23.804

26.273

5.3.1

L tân

719

801

905

933

963

1.098

1.139

1.184

1.269

1.358

1.437

5.3.2

Phục vụ buồng

1.342

1.591

1.912

2.097

2.301

2.787

3.072

3.397

3.871

4.407

4.963

5.3.3

Phục vụ bàn, bar

1.677

1.898

2.179

2.286

2.401

2.787

2.946

3.125

3.419

3.740

4.049

5.3.4

Nhân viên chế biến món ăn

862

1.009

1.198

1.299

1.409

1.689

1.843

2.019

2.280

2.573

2.874

5.3.5

Hướng dn viên

624

757

930

1.042

1.165

1.436

1.609

1.805

2.086

2.406

2.743

5.3.6

Nhân viên lữ hành, đại lý du lịch

624

724

854

920

992

1.182

1.283

1.398

1.570

1.763

1.959

5.3.7

Nhân viên khác

3.731

4.205

4.687

4.942

5.139

5.827

6.147

6.436

7.044

7.557

8.248

6

Lao động phân theo ngành nghề kinh doanh

10.300

11.800

13.600

14.500

15.400

18.000

19.300

20.700

23.000

25.400

28.000

6.1

Khách sạn, nhà hàng

4.841

5.469

6.265

6.558

6.872

7.958

8.391

8.879

9.692

10.573

1 1.418

6.2

Lữ hành, vận chuyển du lịch

1.339

1.497

1.696

1.756

1.818

2.080

2.165

2.261

2.434

2.618

2.785

6.3

Dịch vụ khác

4.120

4.834

5.639

6.186

6.710

7.962

8.744

9.560

10.874

12.209

13.797

Bảng 3. Hình thức, chương trình, kinh phí đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch tỉnh Bình Định giai đoạn 2020 - 2025

TT

Hình thức và chương trình đào tạo, bồi dưỡng

Đối tượng

Số lượng
(Người)

Số lp

Thời gian đào tạo

Kinh phí
(triệu
đồng)

Ngân sách và xã hội hóa

A

Năm 2020

 

 

 

 

2.550

I

THEO HÌNH THỨC ĐÀO TẠO TẬP TRUNG

 

 

 

 

 

1

Hệ sơ cấp

 

 

 

 

 

1.1

Lễ tân

Học sinh, người lao động đã tốt nghiệp THPT/THCS

50

1

03 tháng

150

1.2

Phục vụ buồng

100

2

03 tháng

300

1.3

Phục vụ bàn, bar

130

2

03 tháng

390

1.4

Chế biến món ăn

70

1

03 tháng

210

2

Đào tạo theo chuẩn VTOS

2.1

Quản lý khách sạn

Người quản lý, nhân viên đang công tác tại các đơn vị kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh

100

2

04 tháng

400

2.2

Phục vụ nhà hàng

100

2

04 tháng

400

II

THEO HÌNH THỨC BỒI DƯỠNG NGẮN HẠN

1

Các lớp bồi dưỡng cho đối tượng là cán bộ, công chức quản lý nhà nước về du lịch ở tỉnh, cấp huyện (thị xã, thành phố), cấp xã (phường, thị trấn)

1.1

Lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước tổng quan về du lịch

 

100

2

05 ngày

100

1.2

Lớp bồi dưỡng kiến thức về thống kê số liệu ngành du lịch

 

100

2

05 ngày

100

2

Các lớp bồi dưỡng cho đối tượng là người quản lý, viên chức đang làm việc tại các Ban quản lý các khu di tích, bảo tàng và doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh

2.1

Lớp tập huấn thiết kế và xây dựng sản phẩm du lịch

 

100

2

05 ngày

100

2.2

Lớp tập huấn về kỹ năng giao tiếp và tâm lý khách du lịch quốc tế

 

100

2

05 ngày

100

2.3

Lớp tập huấn phổ biến các văn bản pháp luật mới

 

100

2

05 ngày

100

3

Các lớp bồi dưỡng cho các hộ kinh doanh, cộng đồng dân cư đang kinh doanh, khai thác các dịch vụ du lịch tại các khu, điểm du lịch, điểm tham quan trên địa bàn tỉnh

3.1

Lớp bồi dưỡng nhận thức về du lịch cộng đồng

 

100

2

05 ngày

100

3.2

Lớp xây dựng và quảng bá sản phẩm du lịch cộng đồng

 

100

2

05 ngày

100

B

Năm 2021

 

 

 

 

2.296

I

THEO HÌNH THỨC ĐÀO TẠO TẬP TRUNG

 

 

 

 

 

1

Hệ sơ cấp

 

 

 

 

 

1.1

Lễ tân

Học sinh, người lao động đã tốt nghiệp THPT/THCS

15

1

03 tháng

36

1.2

Phục vụ buồng

120

2

03 tháng

357

1.3

Phục vụ bàn, bar

55

2

03 tháng

174

1.4

Chế biến món ăn

60

1

03 tháng

189

2

Đào tạo theo chuẩn VTOS

 

 

 

 

 

2.1

Lễ tân

Người quản lý, nhân viên đang công tác tại các đơn vị kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh

100

2

04 tháng

400

2.2

Hướng dẫn viên du lịch, Hướng dẫn viên du lịch tại điểm

100

2

04 tháng

400

II

THEO HÌNH THỨC BỒI DƯỠNG NGẮN HẠN

1

Các lớp bồi dưỡng cho đối tượng là cán bộ quản lý các ngành liên quan

 

Lớp bồi dưỡng kiến thức về ngành kinh tế du lịch

 

200

1

05 ngày

200

2

Các lớp bồi dưỡng cho đối tượng là người quản lý, viên chức đang làm việc tại các Ban quản lý các khu di tích, bảo tàng và doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh

2.1

Lớp bồi dưỡng cập nhật kiến thức định kỳ cho hướng dẫn viên du lịch

 

100

2

05 ngày

100

2.2

Lớp bồi dưỡng nghiệp vụ hướng dẫn viên du lịch tại điểm

 

100

2

05 ngày

100

2.3

Lớp tập huấn về kỹ năng hoạt náo du lịch

 

100

2

05 ngày

100

3

Các lớp bồi dưỡng cho các hộ kinh doanh, cộng đồng dân cư đang kinh doanh, khai thác các dịch vụ du lịch tại các khu, điểm du lịch, điểm tham quan trên địa bàn tỉnh

3.1

Truyền thông du lịch cộng đồng

 

200

2

1 ngày

40

3.2

Lớp bồi dưỡng kỹ năng phục vụ và đón tiếp du khách

 

100

2

05 ngày

100

3.3

Lớp xây dựng và quảng bá sản phẩm du lịch cộng đồng

 

100

2

05 ngày

100

C

Năm 2022

 

 

 

 

4.185

I

THEO HÌNH THỨC ĐÀO TẠO TẬP TRUNG

 

 

 

 

 

1

Hệ sơ cấp

 

 

 

 

 

1.1

Lễ tân

Học sinh, người lao động đã tốt nghiệp THPT/THCS

110

1

03 tháng

312

1.2

Phục vụ buồng

320

2

03 tháng

963

1.3

Phục vụ bàn, bar

280

2

03 tháng

843

1.4

Chế biến món ăn

190

2

03 tháng

567

2

Đào tạo theo chuẩn VTOS

 

 

 

 

 

2.1

Hướng dẫn du lịch quốc tế

Người quản lý, nhân viên đang công tác tại các đơn vị kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh

100

2

04 tháng

400

2.1

Điều hành du lịch và Đại lý lữ hành

100

2

04 tháng

400

II

THEO HÌNH THỨC BỒI DƯỠNG NGẮN HẠN

1

Các lớp bồi dưỡng cho đối tượng là cán bộ, công chức quản lý nhà nước về du lịch ở tỉnh, cấp huyện (thị xã, thành phố), cấp xã (phường, thị trấn)

1.1

Lớp bồi dưỡng kiến thức về sản phẩm du lịch, liên kết phát triển sản phẩm, xúc tiến quảng bá du lịch

 

100

1

05 ngày

100

1.2

Lớp bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm tra trong các hoạt động về lĩnh vực du lịch

 

100

1

05 ngày

100

2

Các lớp bồi dưỡng cho đối tượng là người quản lý, viên chức đang làm việc tại các Ban quản lý các khu di tích, bảo tàng và doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh

2.1

Lớp tập huấn về nghiệp vụ an ninh khách sạn

 

100

2

05 ngày

100

2.2

Lớp tập huấn về công tác bảo vệ môi trường du lịch

 

100

2

05 ngày

100

2.3

Lớp tập huấn kỹ năng cứu hộ và xử lý đuối nước

 

100

2

05 ngày

100

3

Các lớp bồi dưỡng cho các hộ kinh doanh, cộng đồng dân cư đang kinh doanh, khai thác các dịch vụ du lịch tại các khu, điểm du lịch, điểm tham quan trên địa bàn tỉnh

3.1

Lớp bồi dưỡng kỹ năng phục vụ và đón tiếp du khách

 

100

2

05 ngày

100

3.2

Lớp xây dựng và quảng bá sản phẩm du lịch cộng đồng

 

100

2

05 ngày

100

D

Năm 2023

 

 

 

 

2.663

I

THEO HÌNH THỨC ĐÀO TẠO TẬP TRUNG

 

 

 

 

 

1

Hệ sơ cấp

 

 

 

 

 

1.1

Lễ tân

Học sinh, người lao động đã tốt nghiệp THPT/THCS

30

1

03 tháng

84

1.2

Phục vụ buồng

185

2

03 tháng

555

1.3

Phục vụ bàn, bar

100

2

03 tháng

321

1.4

Chế biến món ăn

105

2

03 tháng

303

2

Đào tạo theo chuẩn VTOS

 

 

 

 

 

2.1

Phục vụ buồng

Người quản lý, nhân viên đang công tác tại các đơn vị kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh

100

2

04 tháng

400

2.2

Chế biến món ăn

100

2

04 tháng

400

II

THEO HÌNH THỨC BỒI DƯỠNG NGẮN HẠN

1

Các lớp bồi dưỡng cho đối tượng là cán bộ, công chức quản lý nhà nước về du lịch ở tỉnh, cấp huyện (thị xã, thành phố), cấp xã (phường, thị trấn)

1.1

Lớp bồi dưỡng kiến thức cơ bản quản lý nhà nước về du lịch sinh thái biển, du lịch cộng đồng nhằm phát triển du lịch bền vững

 

100

2

05 ngày

100

1.2

Lớp bồi dưỡng kiến thức phát triển và bảo tồn tài nguyên du lịch văn hóa

 

100

2

05 ngày

100

2

Các lớp bồi dưỡng cho đối tượng là người quản lý, viên chức đang làm việc tại các Ban quản lý các khu di tích, bảo tàng và doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh

2.1

Lớp bồi dưỡng kỹ năng phục vụ lễ hội

 

100

2

05 ngày

100

2.2

Lớp bồi dưỡng nhận thức về du lịch cho đội ngũ lái xe taxi và xe ôm

 

100

2

05 ngày

100

2.3

Lớp bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch cho người lái xe và người phục vụ trên xe vận tải khách du lịch, lái xe taxi

 

100

2

05 ngày

100

3

Các lớp bồi dưỡng cho các hộ kinh doanh, cộng đồng dân cư đang kinh doanh, khai thác các dịch vụ du lịch tại các khu, điểm du lịch, điểm tham quan trên địa bàn tỉnh

3.1

Lớp bồi dưỡng kỹ năng phục vụ và đón tiếp du khách

 

50

1

05 ngày

50

3.2

Lớp xây dựng và quảng bá sản phẩm du lịch cộng đồng

 

50

1

05 ngày

50

E

Năm 2024

 

 

 

 

3.577

I

THEO HÌNH THC ĐÀO TẠO TẬP TRUNG

 

 

 

 

 

1

Hệ sơ cấp

 

 

 

 

 

1.1

Lễ tân

Học sinh, người lao động đã tốt nghiệp THPT/THCS

30

1

03 tháng

90

1.2

Phục vụ buồng

200

2

03 tháng

612

1.3

Phục vụ bàn, bar

120

2

03 tháng

345

1.4

Chế biến món ăn

110

2

03 tháng

330

2

Đào tạo theo chuẩn VTOS

 

 

 

 

 

2.1

Quản lý khách sạn

Người quản lý, nhân viên đang công tác tại các BQL các khu di tích, bảo tàng,...

100

2

04 tháng

400

2.2

Phục vụ nhà hàng

100

2

04 tháng

400

2.3

Hướng dẫn du lịch

Người quản lý, nhân viên đang công tác tại các đơn vị kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh

100

2

04 tháng

400

2.4

Điều hành du lịch và Đại lý lữ hành

100

2

04 tháng

400

II

THEO HÌNH THỨC BỒI DƯỠNG NGẮN HẠN

1

Các lớp bồi dưỡng cho đối tượng là cán bộ, công chức quản lý nhà nước về du lịch ở tỉnh, cấp huyện (thị xã, thành phố), cấp xã (phường, thị trấn)

1.1

Lớp tập huấn kiến thức về bảo vệ môi trường du lịch và văn minh du lịch

 

100

2

05 ngày

100

1.2

Lớp bồi dưỡng kiến thức cơ bản quản lý nhà nước về du lịch sinh thái núi, rừng, du lịch nông nghiệp

 

100

2

05 ngày

100

2

Các lớp bồi dưỡng cho đối tượng là người quản lý, viên chức đang làm việc tại các Ban quản lý các khu di tích, bảo tàng và doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh

2.1

Lớp bồi dưỡng kỹ năng phục vụ lễ hội

 

100

2

05 ngày

100

2.2

Lớp bồi dưỡng nhận thức về công tác bảo vệ môi trường du lịch

 

100

2

05 ngày

100

2.3

Lớp bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch cho người lái xe và người phục vụ trên xe vận tải khách du lịch, lái xe taxi

 

100

2

05 ngày

100

3

Các lớp bồi dưỡng cho các hộ kinh doanh, cộng đồng dân cư đang kinh doanh, khai thác các dịch vụ du lịch tại các khu, điểm du lịch, điểm tham quan trên địa bàn tỉnh

3.1

Lớp bồi dưỡng kỹ năng phục vụ và đón tiếp du khách

 

50

1

05 ngày

50

3.2

Lớp xây dựng và quảng bá sản phẩm du lịch cộng đồng

 

50

1

05 ngày

50

F

Năm 2025

 

 

 

 

5.551

I

THEO HÌNH THỨC ĐÀO TẠO TẬP TRUNG

 

 

 

 

 

1

Hệ sơ cấp

 

 

 

 

 

1.1

Lễ tân

Học sinh, người lao động đã tốt nghiệp THPT/THCS

140

1

03 tháng

405

1.2

Phục vụ buồng

480

8

03 tháng

1.458

1.3

Phục vụ bàn, bar

380

6

03 tháng

1.158

1.4

Chế biến món ăn

120

4

03 tháng

330

2

Đào tạo theo chuẩn VTOS

 

 

 

 

 

2.1

Phục vụ buồng

Người quản lý, nhân viên đang công tác tại các đơn vị kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh

100

2

04 tháng

400

2.2

Chế biến món ăn

100

2

04 tháng

400

2.3

Lễ tân

100

2

04 tháng

400

2.4

Thuyết minh viên

100

2

04 tháng

400

II

THEO HÌNH THỨC BỒI DƯỠNG NGẮN HẠN

1

Các lớp bồi dưỡng cho đối tượng là cán bộ, công chức quản lý nhà nước về du lịch ở tỉnh, cấp huyện (thị xã, thành phố), cấp xã (phường, thị trấn)

1.1

Lớp bồi dưỡng nghiệp vụ về du lịch, cập nhật văn bản mới về du lịch, tìm hiểu xu thế du lịch trên thế giới...

 

100

2

05 ngày

100

1.2

Lớp bồi dưỡng kiến thức thanh tra, kiểm tra về du lịch

 

100

2

05 ngày

100

2

Các lớp bồi dưỡng cho đối tượng là người quản lý, viên chức đang làm việc tại các Ban quản lý các khu di tích, bảo tàng và doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh

2.1

Lớp tập huấn kỹ năng cứu hộ và xử lý đuối nước

 

100

2

05 ngày

100

2.2

Lớp bồi dưỡng cập nhật kiến thức định kỳ cho hướng dẫn viên du lịch

 

100

2

05 ngày

100

2.3

Lớp bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch cho người lái xe và người phục vụ trên xe vận tải khách du lịch, lái xe taxi

 

100

2

05 ngày

100

3

Các lớp bồi dưỡng cho các hộ kinh doanh, cộng đồng dân cư đang kinh doanh, khai thác các dịch vụ du lịch tại các khu, điểm du lịch, điểm tham quan trên địa bàn tỉnh

3.1

Lớp bồi dưỡng kỹ năng phục vụ và đón tiếp du khách

 

50

1

05 ngày

50

3.2

Lớp xây dựng và quảng bá sản phẩm du lịch cộng đồng

 

50

1

05 ngày

50

 

Tổng cộng

 

9.200

160

 

20.822

Phần 3: PHƯƠNG PHÁP DỰ BÁO NHÂN LỰC DU LỊCH BÌNH ĐỊNH ĐẾN NĂM 2030

1. Căn cứ thực hiện dự báo

- Quy hoạch phát triển nhân lực ngành du lịch giai đoạn 2011 - 2020 Ban hành theo Quyết định số 3066/QĐ-BVHTTDL ngày 29/9/2011 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;

- Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Bình Định đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030;

- Số liệu thực trạng lao động ngành du lịch của Sở Du lịch Bình Định giai đoạn 2011 - 2018;

- Số liệu tình hình thực hiện dự án đầu tư du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Định.

2. Dự báo tổng lượng khách du lịch

2.1. Nhận diện đồ thị

Sử dụng số liệu Tổng lượng khách du lịch Bình Định, ta có đồ thị sau: đồ thị sau

Nhìn vào đồ thị ta thấy, đồ thị tăng trưởng tổng lượng khách du lịch Bình Định có dạng một nhánh của Parabol dạng hàm bậc 2.

2.2. Dự báo bằng phần mềm SPSS

Sử dụng Hàm bậc 2

Model Summary

R

R Square

Adjusted R Square

Std. Error of the Estimate

,997

,995

,992

94,444

ANOVA

 

Sum of Squares

df

Mean Square

F

Sig.

Regression

8154528,175

2

4077264,087

457,109

,000

Residual

44598,331

5

8919,666

 

 

Total

8199126,505

7

 

 

 

Coefficients

 

Unstandardized Coefficients

Standardized Coefficients

t

Sig.

B

Std. Error

Beta

Case Sequence

229,945

67,178

,520

3,423

,019

Case Sequence ** 2

23,139

7,287

,483

3,176

,025

(Constant)

872,445

131,763

 

6,621

,001

Kết quả dự báo như sau:

 

 

Năm

Giá trị ước lưng

D báo khoảng

Giá trị dự báo Tổng lượng khách du lịch (nghìn lượt người)
(có điều chỉnh)

Giá trị cận dưới

Giá trị cận trên

2019

4.816,19

4.399,46

5.232,92

4.796,17

2020

5.485,77

4.913,03

6.058,51

5.500,00

2021

6.201,63

5.423,24

6.980,02

5.967,50

2022

6.963,77

5.935,29

7.992,25

6.474,74

2023

7.772,18

6.452,11

9.092,26

7.025,09

2024

8.626,88

6.975,29

10.278,46

7.622,22

2025

9.527,85

7.505,72

11.549,97

8.000,00

2026

10.475,09

8.043,94

12.906,25

8.680,00

2027

11.468,62

8.590,26

14.346,98

9.417,80

2028

12.508,42

9.144,89

15.871,95

10.218,31

2029

13.594,50

9.707,96

17.481,04

11.086,87

2030

14.726,86

10.279,58

19.174,14

12.000,00

Nguồn: BISEDS, 2019

3. Dự báo số lượng buồng lưu trú

Theo Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Bình Định đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030:

- Công suất sử dụng buồng trung bình năm hiện nay của hệ thống khách sạn ở Bình Định đạt khoảng khoảng 55% đến 60%. Dự kiến công suất sử dụng buồng trung bình năm 2020 khoảng 68%, đến năm 2025 là 70% và phấn đấu đến năm 2030 đạt công suất 75%.

- Về số giường trung bình trong một buồng, theo xu hướng chung hiện nay thì các khách sạn thường được xây dựng trung bình là 2 giường/buồng (tương ứng với 2 khách).

- Thời gian lưu trú trung bình của khách du lịch quốc tế đạt 2,1 ngày năm 2020, 2,2 ngày năm 2025 và 2,5 ngày năm 2030. Thời gian lưu trú trung bình của khách du lịch nội địa đạt 2,2 ngày năm 2020; 2,4 ngày năm 2025 và 2,7 ngày vào năm 2030.

- Tỷ lệ Tổng lượng khách du lịch/buồng lưu trú thể hiện bảng sau:

TT

Nội dung

Đơn vị

2020

2025

2030

1

Tổng lượng khách du lịch

Nghìn lượt người

5.500

8.000

12.000

2

Buồng lưu trú

Buồng

7.500

10.500

15.000

3

Tỷ lệ Tổng lượng khách du lịch/buồng lưu trú

%

0,73

0,76

0,8

Nguồn: Dự báo của Viện NCPT Du lịch.

Dựa vào tỷ lệ trên, ta có số lượng buồng lưu trú giai đoạn 2020 - 2030 dựa theo dự báo lượng khách du lịch như bảng sau:

ĐVT: buồng

Năm

2020

2021

2022

2023

2024

2025

Số lượng buồng

7.500

8.175

8.870

9.623

10.441

10.500

Năm

2026

2027

2028

2029

2030

Số lượng buồng

11.421

12.392

13.445

14.588

15.000

Nguồn: BISEDS, 2019

Số lượng buồng lưu trú tăng thêm giai đoạn 2020 - 2030 dựa theo dự báo lượng khách du lịch như bảng sau:

ĐVT: buồng

Năm

2020

2021

2022

2023

2024

2025

Số lượng buồng tăng thêm

357

675

695

754

818

59

Năm

2026

2027

2028

2029

2030

Số lượng buồng tăng thêm

921

971

1.053

1.143

412

Nguồn: BISEDS, 2019

Tuy nhiên, dựa theo số liệu thực tế các dự án đầu tư du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Định (nguồn Sở Du lịch Bình Định), đến năm 2020 các dự án hoàn thành sẽ bổ sung thêm 1.864 phòng đưa vào hoạt động, năm 2021 là 676 phòng và đến năm 2022 là 1.721 phòng. Các năm tiếp theo bắt đầu từ 2023, sẽ được dự báo dựa theo dự báo lượng khách du lịch, số lượng buồng lưu trú tăng thêm giai đoạn 2020 - 2030 như bảng sau:

ĐVT: buồng

Năm

2020

2021

2022

2023

2024

2025

Số lượng buồng tăng thêm

2.221

1.351

1.721

754

818

59

Năm

2026

2027

2028

2029

2030

Số lượng buồng tăng thêm

921

971

1.053

1.143

412

Nguồn: BISEDS, 2019

Như vậy, ta có số lượng buồng lưu trú giai đoạn 2020 - 2030 như bảng sau:

ĐVT: buồng

Năm

2019

2020

2021

2022

2023

2024

S lượng buồng

7.143

9.364

10.715

12.436

13.190

14.008

Năm

2025

2026

2027

2028

2029

2030

S lượng buồng

14.066

14.988

15.958

17.012

18.154

18.566

Nguồn: BISEDS, 2019

4. Dự báo lao động trong ngành du lịch

Hiện nay, chỉ tiêu lao động bình quân trên một buồng khách sạn ở Bình Định còn rất thấp (khoảng 1 lao động/buồng). Căn cứ nhu cầu lao động tính bình quân cho một buồng khách sạn của cả nước và vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là 1,2 đến 1,5 lao động trực tiếp, đối với lao động gián tiếp dựa theo tỷ lệ lao động gián tiếp/ lao động trực tiếp hiện nay của tỉnh Bình Định là 2,9. Các tính toán về nhu cầu lao động trong du lịch của Bình Định được trình bày ở bảng sau:

Giai đoạn 2020 - 2025

Năm

2020

2021

2022

2023

2024

2025

Số lượng buồng

9.364

10.715

12.436

13.190

14.008

14.066

Lao động ngành du lịch (người)

40.170

45.967

53.350

56.585

60.094

70.533

Lao động trực tiếp (người)

10.300

11.787

13.680

14.509

15.409

18.085

Lao động gián tiếp (người)

29.870

34.181

39.671

42.076

44.685

52.447

Tỷ lệ lao động bình quân/buồng

1,10

1,10

1,10

1,10

1,10

1,29

Nguồn: BISEDS, 2019

Giai đon 2026 - 2030

Năm

2026

2027

2028

2029

2030

Số lượng buồng

14.988

15.958

17.012

18.154

18.566

Lao động ngành du lịch (người)

75.402

80.909

89.566

99.123

108.614

Lao động trực tiếp (người)

19.334

20.746

22.966

25.416

27.850

Lao động gián tiếp (người)

56.068

60.163

66.601

73.707

80.764

Tỷ lệ lao động bình quân/buồng

1,29

1,30

1,35

1,40

1,50

Nguồn: BISEDS, 2019

 



1 Theo thống kê sơ bộ của ngành Du lịch Việt Nam (Diễn đàn “Nguồn nhân lực du lịch Việt Nam - 2019” tổ chức vào ngày 12/04/2019). Về số lượng đào tạo, hiện tại mỗi năm các trường đào tạo chuyên ngành về du lịch chi đáp ứng 60% nhu cầu thị trường.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 2122/QĐ-UBND ngày 01/06/2020 về phê duyệt Đề án “Phát triển nguồn nhân lực du lịch tỉnh Bình Định đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


2.093

DMCA.com Protection Status
IP: 3.135.209.107
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!