Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Kế hoạch 310/KH-UBND 2022 phát triển ngành hàng sen Đồng Tháp đến 2025

Số hiệu: 310/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Đồng Tháp Người ký: Huỳnh Minh Tuấn
Ngày ban hành: 31/08/2022 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG THÁP
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 310/KH-UBND

Đồng Tháp, ngày 31 tháng 08 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

PHÁT TRIỂN NGÀNH HÀNG SEN TỈNH ĐỒNG THÁP ĐẾN NĂM 2025

Thực hiện Kết luận số 250-KL/TU ngày 09/12/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ Tỉnh khoá XI về tiếp tục thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia Xây dựng nông thôn mới gắn với tái cơ cấu ngành Nông nghiệp và công tác giảm nghèo bền vững đến năm 2025; Quyết định số 888/QĐ-UBND-HC ngày 09/8/2022 của Uỷ ban nhân dân Tỉnh về phê duyệt Đề án Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, Uỷ ban nhân dân Tỉnh ban hành Kế hoạch Phát triển ngành hàng sen tỉnh Đồng Tháp đến năm 2025, nội dung cụ thể như sau:

I. MỤC TIÊU, CHỈ TIÊU

1. Mục tiêu

Phát triển ngành hàng sen của Tỉnh hướng theo mục tiêu “giảm chi phí, nâng cao chất lượng, tăng sản phẩm chế biến”; phát triển sản phẩm theo hướng chất lượng, an toàn, có giá trị gia tăng cao, theo nhu cầu thị trường, an toàn thực phẩm và bền vững; tăng cường liên kết chặt chẽ giữa sản xuất và tiêu thụ, ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến một cách đồng bộ, tạo vùng nguyên liệu ổn định, tạo ra sản phẩm đủ số lượng, chất lượng và với giá cạnh tranh; nâng cao các giá trị văn hóa, du lịch từ sen.

2. Chỉ tiêu

- Phát triển ngành hàng sen hiệu quả, chất lượng, an toàn, có giá trị gia tăng cao, đáp ứng nhu cầu thị trường đảm bảo vệ sinh thực phẩm, bền vững. Đầu tư phát triển vùng sản xuất nguyên liệu sen tập trung với diện tích năm 2025 khoảng 1.400 ha, sản lượng ước đạt 1.148 tấn.

- Tăng cường nghiên cứu ứng dụng giống sen phù hợp với điều kiện tự nhiên, mở rộng sản xuất đối với các giống sen chuyên biệt, phục vụ cho các nhu cầu khác nhau như hoa trang trí, lấy hạt, lấy ngó, lấy lá, sản phẩm cao cấp, chiết xuất từ sen. Tập trung nghiên cứu, đẩy nhanh dự án thí điểm 100 ha vùng trồng tại Tháp Mười để đưa ra được giống sen phù hợp với điều kiện tự nhiên, mở rộng sản xuất.

- Phát triển thêm ít nhất 60 sản phẩm chế biến từ sen được xếp hạng OCOP cấp Tỉnh; trong đó có ít nhất 01 sản phẩm chiết xuất từ sen. Nâng chất các sản phẩm từ sen hiện có để tham gia chương trình OCOP; xây dựng các sản phẩm từ sen phục vụ phát triển du lịch và Lễ hội Sen. Thực hiện cấp mã số vùng trồng gắn với truy xuất nguồn gốc sản phẩm cho các vùng sen nguyên liệu và các sản phẩm chế biến.

- Xây dựng và hoàn thiện ít nhất 03 mô hình canh tác sen an toàn, chuyển đổi sang hữu cơ gắn với liên kết tiêu thụ và du lịch trải nghiệm. Các mô hình

được cấp mã số vùng trồng gắn với truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH HÀNG SEN ĐẾN NĂM 2025

1. Xây dựng vùng sản xuất sen tập trung theo chuỗi giá trị

1.1. Quy hoạch vùng trồng

- Quy hoạch và phát triển vùng sản xuất sen quy mô lớn, tập trung tạo vùng nguyên liệu phục vụ cho một số ngành nghề liên quan như công nghiệp chế biến, du lịch, dịch vụ.

- Cần có quy hoạch rõ ràng các phân khu chuyên trồng sen trên địa bàn Tỉnh, từ đó có chính sách kêu gọi các nhà đầu tư tham gia vào phát triển nguồn nguyên liệu sen đạt chuẩn.

- Quy hoạch vùng nguyên liệu sen cần dựa trên lợi thế về điều kiện tự nhiên, văn hóa, tập quán sản xuất của người dân, góp phần phát triển bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu. Phát triển sản phẩm OCOP từ nguyên liệu sen gắn với xây dựng vùng nguyên liệu được cấp mã số vùng trồng, định hướng sản xuất hữu cơ, nông nghiệp sinh thái, quản lý tài nguyên và bảo tồn đa dạng sinh học, đảm bảo an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc, góp phần bảo tồn thiên nhiên, duy trì cảnh quan nông thôn và bảo vệ môi trường.

- Đến năm 2025, đầu tư phát triển vùng sản xuất nguyên liệu sen tập trung theo chuỗi giá trị với tổng diện tích thực hiện đến năm 2025 ước đạt 1.400 ha. Vùng sản xuất được thực hiện cấp mã số vùng trồng gắn với truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

1.2. Đầu tư phát triển hạ tầng phục vụ sản xuất và liên kết tiêu thụ

- Nghiên cứu, đề xuất đầu tư hạng mục công trình như đường đi, hệ thống tưới tiêu,… cho vùng nguyên liệu.

- Đầu tư hệ thống công trình thuỷ lợi ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng, nâng cấp hệ thống bờ bao kiểm soát lũ, chống sạt lở, củng cố hạ tầng giao thông nông thôn. Hiện đại hóa hệ thống thuỷ lợi phục vụ chuyển đổi phát triển nông nghiệp bền vững và tạo điều kiện thuận lợi ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất. Ưu tiên bố trí nguồn vốn đầu tư, nâng cấp công trình thuỷ lợi cho các vùng sản xuất sen - cá.

- Đầu tư các loại máy móc trang thiết bị, xây dựng hạ tầng phục vụ sản xuất: máy cày, xới; máy san phẳng mặt ruộng; hỗ trợ xây dựng bờ bao các mô hình: chuyên canh sen, sen - cá, sen - lúa,… kết hợp du lịch.

1.3. Truy xuất nguồn gốc vùng trồng

Thực hiện cấp mã số vùng trồng gắn với truy xuất nguồn gốc sản phẩm cho các vùng sen nguyên liệu và các sản phẩm chế biến. Đây là một trong những tiêu chuẩn quan trọng đảm bảo nguồn gốc hàng hóa tham gia Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) cấp tỉnh và cấp Quốc gia. Sản phẩm sản xuất có gắn tem truy xuất nguồn gốc sẽ giúp minh bạch nguồn gốc sản phẩm bằng sự giám sát của cơ quan quản lý Nhà nước; từ đó tạo lòng tin cho người tiêu dùng và gia tăng giá trị sản phẩm.

2. Xây dựng chuỗi sản xuất

2.1. Công tác dự báo, nghiên cứu thị trường

- Đẩy mạnh điều tra, nghiên cứu thị trường làm cơ sở định hướng sản xuất, tổ chức lại các hợp tác xã (HTX) hiện có, đào tạo ngắn hạn kiến thức sản xuất cho người nông dân, xây dựng nhãn hiệu nông sản đáp ứng từng phân khúc thị trường.

- Thực hiện tốt công tác dự báo dịch bệnh; kịp thời phát hiện và hướng dẫn người dân áp dụng các biện pháp phòng trị hiệu quả.

- Phân tích và đánh giá các điểm nghẽn (về đầu vào, liên kết, chất lượng đầu ra, yếu tố khoa học kỹ thuật) của từng khâu trong chuỗi ngành hàng để đề xuất những giải pháp cụ thể, thực tế.

2.2. Chuẩn hóa về giống, quy trình kỹ thuật canh tác

- Điều tra, đánh giá, phân tích ưu, nhược điểm của bộ giống sen tại Đồng Tháp hiện nay; sưu tầm, chọn lọc đưa ra một số giống sen mới, chất lượng cao, phù hợp nhu cầu thị trường và điều kiện tự nhiên của Tỉnh; đa dạng hóa sản phẩm từ các bộ phận của cây sen, tạo cảnh quan phục vụ cho phát triển du lịch, thích ứng với điều kiện sinh thái của Tỉnh.

- Triển khai công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ theo đề án “Phát triển sản phẩm sen tỉnh Đồng Tháp”, trong đó, ưu tiên triển khai các nhiệm vụ khoa học và công nghệ đa dạng hoá bộ giống sen (lấy ngó, lấy củ, lấy gương, các bộ phận cây sen phù hợp công nghệ trích ly,…), đưa tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất và quản lý dịch hại, áp dụng công nghệ mới vào chế biến sen theo đặt hàng của các ngành hoặc đề xuất của doanh nghiệp, HTX.

- Phân công đơn vị trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phụ trách công tác chọn tạo, nhân giống sen phục vụ ngành hàng.

- Xây dựng và hoàn thiện ít nhất 03 mô hình canh tác sen an toàn, chuyển đổi sang hữu cơ gắn với liên kết tiêu thụ và du lịch trải nghiệm.

- Thực hiện xây dựng và hoàn thiện mô hình điểm quy mô 100 ha về ứng dụng toàn diện cơ giới hóa, công nghệ cao gắn với liên kết tiêu thụ và du lịch trải nghiệm.

2.3. Cung cấp kiến thức thực hành sản xuất theo tiêu chuẩn

- Nâng cao nguồn nhân lực trong trồng, chế biến và phân phối các sản phẩm từ sen: Tăng cường mở các lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật canh tác và đầu ra cho người nông dân, phòng ngừa các bệnh phổ biến trên cây sen (như bệnh thối ngó, chạy dây ở cây sen), phát triển cây sen theo hướng sản xuất sạch, an toàn.

- Tư vấn và cung cấp cho nông dân giải pháp tiến bộ kỹ thuật mới nhằm tạo ra các sản phẩm có giá thành thấp, chất lượng phù hợp với nhu cầu thị trường, nâng cao sức cạnh tranh hướng đến nâng cao thu nhập người sản xuất trên đơn vị diện tích và tạo điều kiện chuyển dịch lao động ra khỏi lĩnh vực nông nghiệp.

- Đến năm 2025, tổ chức 15 lớp đào tạo, tập huấn về Quy trình kỹ thuật canh tác sen an toàn, sản xuất hữu cơ, VietGAP, an toàn vệ sinh thực phẩm, truy xuất nguồn gốc, quản lý dịch hại; thực hiện 10 lớp đào tạo, tập huấn về kinh tế tập thể, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật sơ chế, chế biến, bảo quản; đào tạo, tập huấn, phổ biến kiến thức về kỹ năng số cho nông dân, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh.

2.4. Ứng dụng khoa học, công nghệ; chuyển đổi số trong sản xuất

- Ứng dụng công nghệ số để số hoá, tự động hóa trong quy trình sản xuất, quản lý dịch bệnh nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm giá thành, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, nâng cao hiệu quả sản xuất; hình thành mạng lưới quan sát, quan trắc, truy xuất nguồn gốc và chuỗi cung ứng sản phẩm đảm bảo truy xuất thuận tiện, minh bạch, chính xác.

- Phát triển công nghệ thông tin gắn với công nghệ sinh học, công nghệ tự động, cảm biến... ứng dụng trong nông nghiệp nhằm kết nối, theo dõi, giám sát quy trình sản xuất, chế biến, thương mại, phát triển sản phẩm mới có chất lượng và khả năng cạnh tranh cao. Ứng dụng công nghệ cấy mô tạo ra cây giống chất lượng cao, sạch bệnh; nhân nhanh giống mới, chất lượng tốt, chống chịu sâu, bệnh.

- Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu của ngành về thổ nhưỡng; đặc tính thích nghi của cây để từ đó định hướng phát triển sản xuất theo hướng sạch, an toàn, tuần hoàn khép kín và phát triển hệ thống cơ sở dữ liệu trong truy xuất nguồn gốc sản phẩm; tích hợp vào cơ sở dữ liệu ngành nông nghiệp phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh và công tác quản lý của cơ quan quản lý nhà nước các cấp.

- Ứng dụng công nghệ số trong hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu, quảng bá sản phẩm nông nghiệp góp phần tạo giá trị mới cho nông sản. Hỗ trợ xác lập quyền sở hữu công nghiệp, áp dụng công nghệ thông minh (mã số, mã vạch, blockchain,..) trong truy xuất nguồn gốc, nâng cao giá trị nông sản, quảng bá sản phẩm đặc thù của địa phương. Khuyến khích nghiên cứu và chuyển giao khoa học và công nghệ thông qua phương thức đặt hàng giao trực tiếp.

- Thực hiện ứng dụng đồng bộ công nghệ số, thiết bị giám sát thông minh thu thập dữ liệu giúp giám sát quy trình sản xuất, truy xuất nguồn gốc,… trong mô hình điểm quy mô 100 ha về ứng dụng toàn diện cơ giới hóa, công nghệ cao gắn với liên kết tiêu thụ và du lịch, truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

2.5. Phát triển kinh tế tập thể trong liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm gắn với phát triển du lịch cộng đồng

- Thực hiện tuyên truyền, cập nhật chính sách, pháp luật của Nhà nước về kinh tế tập thể để nâng cao nhận thức của hộ nông dân về các hình thức hợp tác, phát triển kinh tế hộ gia đình thông qua việc hình thành tổ hợp tác (THT), HTX, hội quán (HQ).

- Xây dựng mô hình HTX kiểu mẫu trong lĩnh vực ngành hàng sen theo hướng phát triển sản xuất gắn với chuỗi liên kết và chuỗi cung ứng trong nông nghiệp; nâng cao chất lượng sản phẩm, ứng dụng khoa học công nghệ cao, công nghệ thông tin, đổi mới công nghệ sản xuất, bảo quản, chế biến,… để làm tiền đề nhân rộng và phát triển mô hình kinh tế tập thể kết hợp với phát triển du lịch cộng đồng.

- Tạo điều kiện để các HTX thay thế được các khâu trung gian của thương lái, doanh nghiệp trong việc cung cấp vật tư đầu vào và tiêu thụ sản phẩm đầu ra cho nông dân, hình thành được niềm tin với khách hàng.

- Nhân rộng mô hình liên kết sản xuất, đầu tư cung cấp vật tư đầu vào và tiêu thụ sản phẩm nhằm nâng cao hiệu quả của chuỗi giá trị sen.

2.6. Phát huy vai trò của liên kết trong chuỗi giá trị

- Thực hiện tốt phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, nhân dân đóng vai trò chủ lực đối với các công trình gắn trực tiếp với sản xuất, liên kết tiêu thụ và dịch vụ du lịch.

- Tổ chức lại sản xuất theo hướng gắn kết chặt chẽ và bảo đảm hài hòa lợi ích giữa các khâu nuôi, trồng, thu mua, chế biến và xuất khẩu; định hướng sắp xếp lại hệ thống các cơ sở chế biến và tiêu thụ phù hợp với các vùng sản xuất nguyên liệu theo phạm vi thích hợp.

- Có cơ chế hỗ trợ nông dân, cơ sở chế biến trong tổ chức các hoạt động liên kết giữa sản xuất với chế biến và tiêu thụ; đồng thời, cần tạo môi trường thuận lợi, nhất là các thủ tục hành chính, các chính sách kinh tế thu hút cho các doanh nghiệp đầu tư vào ngành hàng.

- Nâng cao vai trò của các đoàn thể, hiệp hội; ý thức pháp luật của các chủ thể trong việc tuân thủ các thỏa thuận giữa liên kết sản xuất với chế biến và tiêu thụ sản phẩm.

- Tổ chức lại sản xuất của ngành hàng theo hướng sản xuất hàng hóa lớn, đầu tư hạ tầng đồng bộ, hiện đại gắn với sản xuất an toàn (sản xuất hữu cơ, VietGAP, an toàn vệ sinh thực phẩm, truy xuất nguồn gốc, an toàn dịch bệnh,...); tăng cường hợp tác, liên kết vùng và liên kết 4 nhà, kết hợp phát triển các loại hình du lịch - dịch vụ, hướng đến mục tiêu sản xuất bền vững.

3. Xây dựng chuỗi tiêu thụ sản phẩm và nhóm giải pháp khác

3.1. Chế biến, bảo quản sau thu hoạch

Hỗ trợ hoạt động đổi mới, chuyển giao công nghệ có kèm máy móc thiết bị hoặc không kèm máy móc thiết bị theo Nghị quyết số 44/2021/NQ-HĐND ngày 17/8/2021 của Hội đồng nhân dân Tỉnh về ban hành Quy định một số chính sách khuyến khích các tổ chức kinh tế đầu tư vào hoạt động khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp, ưu tiên phát triển các cơ sở sản xuất các sản phẩm từ sen.

3.2. Phát triển sản phẩm OCOP

- Làm tốt công tác thông tin, phát triển nhận thức xã hội về thị trường tiêu thụ, sản phẩm OCOP từ đó khuyến thích tiêu thụ, thúc đẩy sản xuất, tạo điều kiện và động lực cho người sản xuất mạnh dạn đầu tư, phát triển các sản phẩm lợi thế của mỗi địa phương.

- Phát triển và mở rộng hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, thực hiện chương trình OCOP như: cải tiến kỹ thuật sản xuất, bảo quản, chế biến gắn phát triển du lịch làng nghề; phát triển mô hình sản xuất, kinh doanh các sản phẩm OCOP gắn dịch vụ truyền thống có lợi thế ở khu vực nông thôn.

- Phát triển, đa dạng các sản phẩm nhằm gia tăng giá trị cây sen thông qua phát triển các sản phẩm dịch vụ du lịch, ẩm thực, thủ công mỹ nghệ, thuốc, mỹ phẩm. Đến 2025, thực hiện phát triển thêm 60 sản phẩm chế biến từ sen được xếp hạng OCOP cấp Tỉnh; trong đó có ít nhất 01 sản phẩm dược phẩm chiết xuất từ sen.

3.3. Phát triển các sản phẩm giá trị gia tăng, xây dựng thương hiệu

- Tạo sản phẩm sen theo quy trình sản xuất an toàn, hướng đến sản phẩm hữu cơ đáp ứng yêu cầu thị trường tiêu thụ, nhất là sản phẩm xuất khẩu. Tăng cường đầu tư phát triển chế biến, bảo quản, vận chuyển, nhằm nâng cao chất lượng các sản phẩm từ sen.

- Xây dựng các panô quảng bá, giới thiệu ngành hàng sen, điểm trưng bày và bán sản phẩm sen tại các chợ, điểm dừng chân, điểm tham quan du lịch, các lễ hội tại Khu di tích Gò Tháp.

3.4. Nghiên cứu, đề xuất xây dựng và hình thành chỉ dẫn địa lý sen Đồng Tháp

Triển khai thực hiện hoàn thành dự án “Đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý “Đồng Tháp” cho sản phẩm sen.

3.5. Xúc tiến đầu tư/Xúc tiến thương mại

- Tăng cường tìm kiếm thị trường, kết nối trong và ngoài Tỉnh, đẩy mạnh việc quản lý và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Sen Tháp Mười” trong và ngoài nước.

- Tiếp tục kêu gọi đầu tư các dự án chế biến các sản phẩm từ sen; trong đó chú trọng đến việc gia công, chế biến sạch gắn với xây dựng thương hiệu sen để phân phối vào các kênh hệ thống bán lẻ trong và ngoài nước.

3.6. Giải pháp gắn sản xuất sen với phát triển văn hóa, du lịch

- Đầu tư xây dựng các ô bao ngăn lũ kết hợp nâng cấp các tuyến đường giao thông, các bãi đậu đỗ xe, tạo điều kiện thuận lợi cho khách tham quan, đảm bảo lưu thông đến các vùng trồng sen kết hợp du lịch sinh thái, phát triển mô hình “Homestay”…

- Tăng cường liên kết sản xuất kết hợp khai thác du lịch cộng đồng, du lịch trải nghiệm. Kết hợp khai thác phát triển du lịch nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội; đa dạng hoá các sản phẩm du lịch, tăng hiệu quả kinh doanh và sức hấp dẫn của du lịch tỉnh nhà, góp phần tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; tăng cường quảng bá thương hiệu, xây dựng hình ảnh, con người, sản phẩm nông nghiệp và kết nối du lịch miệt vườn, tạo thành điểm nhấn thu hút khách du lịch trong và ngoài nước.

- Phát triển sản xuất sen gắn với văn hóa, du lịch theo hướng bền vững, hướng đến các giá trị xanh, tăng trưởng xanh, môi trường xanh và văn hoá xanh (phát triển du lịch không làm tổn hại đến môi trường, tạo khuôn viên xanh, đẹp cho địa phương); đồng thời kết hợp lưu giữ những giá trị truyền thống về văn hóa, di tích lịch sử, ngành nghề truyền thống, lối sống của người dân địa phương, lưu giữ những giá trị truyền thống cùng với bản sắc văn hóa.

- Tổ chức lễ hội sen gắn với lịch sử huyện Tháp Mười: tổ chức lễ hội sen gắn với Lễ Vía Bà Chúa Xứ (vào tháng 3 Âm Lịch) và Lễ tưởng niệm 2 vị anh hùng dân tộc Thiên Hộ Dương và Đốc Binh Kiều (diễn ra vào 16/11 Âm Lịch) tại Gò Tháp. Việc kết hợp với Lễ hội sen sẽ là điểm nhấn cho du lịch Gò Tháp trở nên đặc thù và mang lại dấu ấn riêng, qua đó giá trị của ngành sen cũng được nâng cao, sản phẩm OCOP sẽ đến gần hơn với mọi đối tượng khách du lịch trong và ngoài nước. Từng bước xây dựng điểm du lịch cộng đồng Đồng Sen - Gò Tháp là điểm giao thoa, kết nối nhiều tour, tuyến du lịch khác nhau ở trong và ngoài Tỉnh.

- Hoàn thiện và nhân rộng Mô hình cộng đồng “Đồng sen Tháp Mười”.

3.7. Giải pháp về công tác thông tin, tuyên truyền

- Thông tin, tuyên truyền, phổ biến các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ nhằm giảm giá thành, áp dụng cơ giới hóa, ứng dụng công nghệ thông tin vào sản xuất, thông tin về tiêu chuẩn, yêu cầu của thị trường, nhằm giúp nông dân sản xuất và tiêu thụ sản phẩm sen bền vững.

- Công tác thông tin, tuyên truyền cần được các ban ngành đoàn thể có liên quan từ tỉnh, huyện đến cơ sở tham gia thực hiện nhằm nâng cao nhận thức của nông dân trong sản xuất nông nghiệp an toàn, bền vững, thích ứng với nền kinh tế thị trường và biến đổi khí hậu.

- Đa dạng các hình thức thông tin, tuyên truyền thông qua báo, đài, hệ thống truyền thanh cơ sở, hệ thống màn hình, bảng điện tử, website, mạng xã hội, ...; lồng ghép trong các cuộc họp triển khai mô hình, tập huấn, hội thảo khuyến nông, sinh hoạt các HQ, sinh hoạt các đoàn thể.

3.8. Giải pháp về cơ chế chính sách

- Triển khai có hiệu quả các chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp của Chính phủ, bộ, ngành và của Tỉnh.

- Lồng ghép các chương trình, dự án có liên quan như: Dự án ODA, dự án khuyến nông quốc gia, Chương trình Mục tiêu Quốc gia Xây dựng nông thôn mới, hợp tác quốc tế,… để trang bị máy móc, thiết bị, dây chuyền sản xuất, sơ chế, chế biến.

- Thu hút doanh nghiệp có thương hiệu (ưu đãi về đất đai, tín dụng), tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp trong nước liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp nước ngoài, tổ chức chế tạo hoặc lắp ráp các loại máy móc phục vụ cho ngành hàng.

III. TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN (Phụ lục 1)

IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN (Phụ lục 1)

Tổng vốn đầu tư giai đoạn 2022 - 2025 là 6.990 triệu đồng. Nguồn kinh phí: từ nguồn kinh phí thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp được phân bổ hàng năm; kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ; kinh phí khuyến công, khuyến nông; vốn lồng ghép từ các chương trình, dự án; nguồn vốn xã hội hóa của các tổ chức, cá nhân và các nguồn tài chính huy động hợp pháp khác.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN (Phụ lục 2)

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Chủ trì, phối hợp sở, ngành, Uỷ ban nhân dân huyện, thành phố và các đơn vị liên quan triển khai thực hiện Kế hoạch này; là đầu mối theo dõi, kiểm tra, tổng hợp tình hình thực hiện Kế hoạch; định kỳ ngày 15/12 hàng năm báo cáo Uỷ ban nhân dân Tỉnh; ban hành kế hoạch thực hiện hàng năm; tổ chức sơ kết, tổng kết việc thực hiện Kế hoạch.

2. Các sở, ngành, đơn vị liên quan; Uỷ ban nhân dân huyện, thành phố

- Căn cứ nội dung công việc được phân công tại Kế hoạch, các sở, ngành, đơn vị liên quan; Uỷ ban nhân dân huyện, thành phố phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch cụ thể hoặc lồng ghép vào chương trình công tác của đơn vị, xác định nhiệm vụ trọng tâm, bố trí nguồn lực thực hiện.

- Định kỳ 6 tháng (trước ngày 20/5) và hàng năm (trước ngày 20/11) báo cáo kết quả thực hiện về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, báo cáo Uỷ ban nhân dân Tỉnh. Định kỳ hàng năm, 03 năm tổ chức sơ kết, cuối giai đoạn tổng kết kết quả triển khai thực hiện.

Yêu cầu sở, ngành, đơn vị liên quan, Uỷ ban nhân dân huyện, thành phố triển khai thực hiện tốt nội dung Kế hoạch này. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, khó khăn, các đơn vị báo cáo về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, trình Uỷ ban nhân dân Tỉnh giải quyết kịp thời./.

 


Nơi nhận:
- TT/TU; TT/HĐND Tỉnh;
- CT, các PCT/UBND Tỉnh;
- UBMTTQVN Tỉnh;
- Các sở, ban, ngành Tỉnh;
- TTXTTMDLĐT;
- LMHTX Tỉnh;
- Lãnh đạo VP/UBND Tỉnh;
- UBND huyện, thành phố;
- Lưu VT, NC/KT(VA).

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH





Huỳnh Minh Tuấn

 

PHỤ LỤC 1

TIẾN ĐỘ, KINH PHÍ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH HÀNG SEN TỈNH ĐỒNG THÁP ĐẾN NĂM 2025
(Kèm theo Kế hoạch số 310/KH-UBND ngày 31/08/2022 của UBND tỉnh Đồng Tháp)

TT

Nội dung

ĐVT

Chỉ tiêu thực hiện phân theo từng năm

NSNN Hỗ trợ
(%)

Tổng kinh phí dự kiến thực hiện đến năm 2025
(triệu đồng)

Ghi chú

2022

2023

2024

2025

1

Đầu tư phát triển vùng sản xuất sen tập trung theo chuỗi giá trị kết hợp du lịch trải nghiệm với tổng diện tích thực hiện đến năm 2025 ước đạt 1.400 ha

ha

300

350

350

400

 

 

Kinh phí thực hiện lồng ghép từ các chương trình, dự án, vốn NSNN phân bổ hàng năm cho các đơn vị, địa phương (kinh phí Đề án TCCNNN, kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ; kinh phí khuyến nông, khuyến công,...); nguồn vốn xã hội hoá của các tổ chức, cá nhân và các nguồn tài chính huy động hợp pháp khác

2

Trồng khảo nghiệm các giống sen

bộ giống

1

1

1

0

100

450

01 bộ giống/năm

3

Phục tráng các giống sen bản địa

bộ giống

1

1

1

0

100

450

01 bộ giống/năm

4

Xây dựng và hoàn thiện “Quy trình kỹ thuật canh tác sen an toàn trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp”; trong đó cần chú trọng đến việc nghiên cứu đề ra giải pháp quản lý dịch hại hiệu quả trên cây sen, nhất là đối với dịch bệnh thối ngó, thối dây hiện nay

Quy trình

1

0

0

0

100

200

 

5

Xây dựng và hoàn thiện các mô hình canh tác Sen (chuyên canh Sen, Sen - Cá, Sen - Lúa …) chuyển đổi sang hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao gắn với liên kết tiêu thụ và du lịch trải nghiệm

Mô hình

0

1

1

1

50

1.500

01 tỷ đồng/MH

6

Thực hiện xây dựng và hoàn thiện mô hình điểm quy mô 100 ha chuyển đổi sang hữu cơ, ứng dụng cơ giới hóa, công nghệ cao gắn với liên kết tiêu thụ và du lịch trải nghiệm

Mô hình

0

0

1

0

50

1.500

hỗ trợ 50% (25 triệu đồng/ha)

7

Đào tạo, tập huấn về Quy trình kỹ thuật canh tác sen an toàn, sản xuất hữu cơ, VietGAP, an toàn vệ sinh thực phẩm, truy xuất nguồn gốc, quản lý dịch hại,…

Lớp

0

5

5

5

100

900

60 triệu đồng/lớp

8

Đào tạo, tập huấn về kinh tế tập thể, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật sơ chế, chế biến, bảo quản.

Lớp

0

3

3

3

100

540

60 triệu đồng/lớp

9

Xây dựng mô hình HTX kiểu mẫu trong lĩnh vực ngành hàng Sen theo hướng phát triển sản xuất gắn với chuỗi liên kết và chuỗi cung ứng trong nông nghiệp

HTX

0

1

1

1

50

150

Hỗ trợ 01 HTX, thực hiện liên tiếp 03 năm, hỗ trợ 50% kinh phí (50 triệu đồng/năm)

10

Hỗ trợ hoạt động đổi mới, chuyển giao công nghệ (tư vấn, đào tạo, hỗ trợ kỹ thuật; chuyển giao phương án, quy trình công nghệ; hỗ trợ trang thiết bị; …) cho 06 Cơ sở chế biến sản phẩm từ Sen

Đơn vị

0

2

2

2

 

 

Kinh phí thực hiện lồng ghép từ các chương trình, dự án, vốn NSNN phân bổ hàng năm cho các đơn vị, địa phương (kinh phí Đề án TCCNNN, kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ; kinh phí khuyến nông, khuyến công, ...); nguồn vốn xã hội hoá của các tổ chức, cá nhân và các nguồn tài chính huy động hợp pháp khác

11

Phát triển thêm 60 sản phẩm chế biến từ sen được xếp hạng OCOP cấp Tỉnh; trong đó có ít nhất 01 sản phẩm chiết xuất từ sen.

Sản phẩm

15

15

15

15

 

 

12

Tọa đàm kết nối vùng nguyên liệu, kết nối tiêu thụ Sen và sản phẩm từ Sen

Cuộc

0

1

1

1

100

300

100 triệu đồng/cuộc

13

Xây dựng Hệ thống cơ sở dữ liệu về nguồn liệu và sản phẩm từ sen

Hệ thống

0

0

0

1

100

200

 

14

Thực hiện Clip giới thiệu, quảng bá ngành hàng Sen

Clip

0

0

0

1

100

200

 

15

Hội nghị sơ kết, tổng kết ngành hàng

Cuộc

1

1

1

1

100

600

150 triệu đồng/cuộc

 

Tổng kinh phí thực hiện giai đoạn 2022 - 2025

 

 

 

 

 

 

6.990

 

 

PHỤ LỤC 2

GIẢI PHÁP VÀ PHÂN CÔNG THỰC HIỆN
(Kèm theo Kế hoạch số 310/KH-UBND ngày 31/08/2022 của UBND tỉnh Đồng Tháp)

TT

Nội dung

Đơn vị thực hiện

Đơn vị phối hợp

1

Xây dựng vùng sản xuất sen tập trung theo chuỗi giá trị

 

 

1.1

Quy hoạch vùng trồng

UBND huyện, thành phố

Sở Nông nghiệp và PTNT; các sở, ngành, đơn vị liên quan

 

- Quy hoạch và phát triển vùng sản xuất sen quy mô lớn, tập trung tạo vùng nguyên liệu phục vụ cho một số ngành nghề liên quan như công nghiệp chế biến, du lịch,...

- Cần có quy hoạch rõ ràng các phân khu chuyên trồng sen trên địa bàn Tỉnh, từ đó có chính sách kêu gọi các nhà đầu tư tham gia vào phát triển nguồn nguyên liệu sen đạt chuẩn.

- Đến năm 2025, thực hiện đầu tư phát triển vùng sản xuất sen tập trung theo chuỗi giá trị kết hợp du lịch trải nghiệm với tổng diện tích thực hiện đến năm 2025 ước đạt 1.400 ha.

UBND huyện, thành phố

Sở Nông nghiệp và PTNT; các sở, ngành, đơn vị liên quan; các doanh nghiệp, HTX, HQ, cơ sở sản xuất

 

Xây dựng và hoàn thiện các mô hình canh tác sen (chuyên canh sen, sen - cá, sen - lúa …) chuyển đổi sang hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao gắn với liên kết tiêu thụ và du lịch trải nghiệm.

Sở Nông nghiệp và PTNT

Các sở, ngành, đơn vị liên quan; các doanh nghiệp, HTX, HQ, cơ sở sản xuất

 

Thực hiện xây dựng và hoàn thiện mô hình điểm quy mô 100 ha chuyển đổi sang hữu cơ, ứng dụng cơ giới hóa, công nghệ 4.0 gắn với liên kết tiêu thụ và du lịch trải nghiệm.

Sở Nông nghiệp và PTNT

Các sở, ngành, đơn vị liên quan; các doanh nghiệp, HTX, HQ, cơ sở sản xuất

1.2

Đầu tư phát triển hạ tầng phục vụ sản xuất và liên kết tiêu thụ

- Nghiên cứu, đề xuất đầu tư hạng mục công trình như đường đi, hệ thống tưới tiêu, mương máng… cho vùng nguyên liệu.

- Đầu tư hệ thống công trình thuỷ lợi ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng, nâng cấp hệ thống bờ bao kiểm soát lũ, chống sạt lở, củng cố hạ tầng giao thông nông thôn. Hiện đại hóa hệ thống thuỷ lợi phục vụ chuyển đổi phát triển nông nghiệp bền vững và tạo điều kiện thuận lợi ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất. Ưu tiên bố trí nguồn vốn đầu tư, nâng cấp công trình thuỷ lợi cho các vùng sản xuất sen - cá.

- Đầu tư các loại máy móc trang thiết bị, xây dựng hạ tầng phục vụ sản xuất: Máy cày, xới; máy san phẳng mặt ruộng; hỗ trợ xây dựng bờ bao (mô hình sen - cá, sen - du lịch),…

UBND huyện, thành phố

Sở Nông nghiệp và PTNT; các sở, ngành, đơn vị liên quan

1.3

Truy xuất nguồn gốc vùng trồng

Thực hiện cấp mã số vùng trồng gắn với truy xuất nguồn gốc gắn sản phẩm cho các vùng sen nguyên liệu và các sản phẩm chế biến. Đây là một trong những tiêu chuẩn quan trọng đảm bảo nguồn gốc hàng hóa tham gia chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) cấp tỉnh và cấp quốc gia. Sản phẩm sản xuất có gắn tem truy xuất nguồn gốc sẽ giúp minh bạch nguồn gốc sản phẩm bằng sự giám sát của cơ quan quản lý nhà nước. Từ đó tạo lòng tin cho người tiêu dùng và gia tăng giá trị sản phẩm.

Sở Nông nghiệp và PTNT

Các sở, ngành, đơn vị liên quan; các doanh nghiệp, HTX, HQ, cơ sở sản xuất

2

Xây dựng chuỗi sản xuất

 

 

2.1

Công tác dự báo, nghiên cứu thị trường

- Đẩy mạnh nghiên cứu thị trường làm cơ sở định hướng sản xuất, tổ chức lại các HTX hiện có, đào tạo ngắn hạn kiến thức sản xuất cho người nông dân, xây dựng nhãn hiệu nông sản đáp ứng từng phân khúc thị trường.

- Thực hiện tốt công tác dự tính, dự báo dịch bệnh; kịp thời phát hiện và hướng dẫn người dân áp dụng các biện pháp phòng trị hiệu quả.

- Phân tích và đánh giá các điểm nghẽn (về đầu vào, liên kết, chất lượng đầu ra, yếu tố khoa học kỹ thuật) của từng khâu trong chuỗi ngành hàng để đề xuất những giải pháp cụ thể, thực tế.

Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Công Thương, Liên minh Hợp tác xã Tỉnh

Các sở, ngành, đơn vị liên quan; các doanh nghiệp, HTX, HQ, cơ sở sản xuất

2.2

Chuẩn hóa về giống, quy trình kỹ thuật canh tác

 

 

 

Triển khai thực hiện công tác nghiên cứu khoa học, chuyển giao, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, trong đó ưu tiên triển khai các nhiệm vụ khoa học và công nghệ có góp phần vào việc phát triển ngành hàng sen, nhằm làm tăng giá trị và hiệu quả kinh tế của ngành hàng sen (đa dạng hóa bộ giống sen, sen lấy ngó, lấy củ, lấy gương, quản lý dịch hại, công nghệ trong chế biến sen,….) trên cơ sở đề xuất hoặc đề xuất đặt hàng của các ngành, đơn vị có liên quan.

Sở Khoa học và Công nghệ

Sở Nông nghiệp và PTNT; các Viện, Trường, Trung tâm nghiên cứu

2.3

Cung cấp kiến thức thực hành sản xuất theo tiêu chuẩn

 

 

 

Đào tạo, tập huấn về quy trình kỹ thuật canh tác sen an toàn, sản xuất hữu cơ, VietGAP, an toàn vệ sinh thực phẩm, truy xuất nguồn gốc, quản lý dịch hại,…

Sở Nông nghiệp và PTNT

Các sở, ngành, đơn vị liên quan; các doanh nghiệp, HTX, HQ, cơ sở sản xuất

 

Đào tạo, tập huấn về kinh tế tập thể, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật sơ chế, chế biến, bảo quản.

Sở Nông nghiệp và PTNT

Các sở, ngành, đơn vị liên quan; các doanh nghiệp, HTX, HQ, cơ sở sản xuất

2.4

Ứng dụng khoa học, công nghệ; chuyển đổi số trong sản xuất

- Ứng dụng công nghệ số để số hoá, tự động hóa trong quy trình sản xuất, quản lý dịch bệnh nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm giá thành, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, nâng cao hiệu quả sản xuất;...

- Thực hiện ứng dụng đồng bộ công nghệ số, thiết bị giám sát thông minh thu thập dữ liệu giúp giám sát quy trình sản xuất, truy xuất nguồn gốc,… trong mô hình điểm quy mô 100 ha về ứng dụng toàn diện cơ giới hóa, công nghệ cao gắn với liên kết tiêu thụ và du lịch, truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

Sở Nông nghiệp và PTNT

Sở KH&CN, UBND huyện, thành phố, HTX, HQ, cơ sở sản xuất

2.5

Phát triển kinh tế tập thể trong liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm:

- Thực hiện tuyên truyền, cập nhật chính sách, pháp luật của Nhà nước về kinh tế tập thể để nâng cao nhận thức của hộ nông dân về các hình thức hợp tác, phát triển kinh tế hộ gia đình thông qua việc hình thành THT, HTX, HQ.

- Xây dựng mô hình hợp tác xã kiểu mẫu trong lĩnh vực ngành hàng Sen theo hướng phát triển sản xuất gắn với chuỗi liên kết và chuỗi cung ứng trong nông nghiệp.

- Tăng cường hợp tác, liên kết vùng và liên kết 4 nhà, hướng đến mục tiêu sản xuất bền vững.

Sở Nông nghiệp và PTNT

Sở KH&CN, UBND huyện, thành phố, HTX, HQ, cơ sở sản xuất

3

Xây dựng chuỗi tiêu thụ sản phẩm và nhóm giải pháp khác

 

 

3.1

Chế biến, bảo quản sau thu hoạch:

Hỗ trợ hoạt động đổi mới, chuyển giao công nghệ có kèm máy móc thiết bị hoặc không kèm máy móc thiết bị theo Nghị quyết 44/2021/NQ-HĐND ngày 17/8/2021 của Hội đồng nhân dân Tỉnh, ưu tiên phát triển các cơ sở sản xuất các sản phẩm từ sen.

Sở KH&CN

Các sở, ngành, đơn vị liên quan; các doanh nghiệp, HTX, HQ, cơ sở sản xuất

3.2

Phát triển sản phẩm OCOP:

- Phát triển và mở rộng hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, thực hiện chương trình OCOP như: Cải tiến kỹ thuật sản xuất, bảo quản, chế biến gắn phát triển du lịch làng nghề; phát triển mô hình sản xuất, kinh doanh các sản phẩm OCOP gắn dịch vụ truyền thống có lợi thế ở khu vực nông thôn.

- Phát triển thêm 60 sản phẩm chế biến từ sen được xếp hạng OCOP cấp Tỉnh; trong đó có ít nhất 01 sản phẩm chiết xuất từ sen.

Sở Nông nghiệp và PTNT

Các sở, ngành, đơn vị liên quan; các doanh nghiệp, HTX, HQ, cơ sở sản xuất,…

3.3

Phát triển các sản phẩm giá trị gia tăng, xây dựng thương hiệu

- Tạo sản phẩm sen theo quy trình sản xuất an toàn, hướng đến sản phẩm hữu cơ đáp ứng yêu cầu thị trường tiêu thụ, nhất là sản phẩm xuất khẩu. Tăng cường đầu tư phát triển chế biến, bảo quản, vận chuyển, nhằm nâng cao chất lượng các sản phẩm từ sen.

- Xây dựng các panô quảng bá, giới thiệu ngành hàng sen, điểm trưng bày và bán sản phẩm sen tại các chợ, điểm dừng chân, điểm tham quan du lịch, các lễ hội tại Khu di tích Gò Tháp.

Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Công Thương, Trung tâm Xúc tiến, Thương mại, Du lịch và Đầu tư, UBND huyện, thành phố

Các sở, ngành, đơn vị liên quan; các doanh nghiệp, HTX, HQ, cơ sở sản xuất

3.4

Nghiên cứu, đề xuất xây dựng và hình thành chỉ dẫn địa lý sen Đồng Tháp

Triển khai thực hiện hoàn thành dự án “Đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý “Đồng Tháp” cho sản phẩm sen.

Sở Khoa học và Công nghệ

Các sở, ngành, đơn vị liên quan; các doanh nghiệp, HTX, HQ, cơ sở sản xuất

3.5

Xúc tiến đầu tư/Xúc tiến thương mại

Tăng cường tìm kiếm thị trường, kết nối trong và ngoài tỉnh, đẩy mạnh việc quản lý và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Sen Tháp Mười” trong và ngoài nước. Tiếp tục kêu gọi đầu tư các dự án chế biến các sản phẩm từ sen. Chú trọng đến việc gia công, chế biến sạch gắn với xây dựng thương hiệu sen để phân phối vào các kênh hệ thống bán lẻ trong và ngoài nước.

Sở Công Thương, Sở Khoa học và Công nghệ

Sở Nông nghiệp và PTNT,UBND huyện, thành phố, HTX, HQ, cơ sở sản xuất

3.6

Giải pháp gắn sản xuất sen với phát triển văn hóa, du lịch

- Đầu tư xây dựng các ô bao ngăn lũ kết hợp nâng cấp các tuyến đường giao thông, các bãi đậu đỗ xe, tạo điều kiện thuận lợi cho khách tham quan, đảm bảo lưu thông đến các vùng trồng sen kết hợp du lịch sinh thái, phát triển mô hình “Homestay”,…

- Tăng cường liên kết sản xuất kết hợp khai thác du lịch cộng đồng, du lịch trải nghiệm; tăng cường quảng bá thương hiệu, xây dựng hình ảnh, con người, sản phẩm nông nghiệp và kết nối du lịch miệt vườn, tạo thành điểm nhấn thu hút khách du lịch trong và ngoài nước.

- Phát triển sản xuất sen gắn với văn hóa, du lịch theo hướng bền vững, hướng đến các giá trị xanh, tăng trưởng xanh, môi trường xanh và văn hoá xanh; đồng thời kết hợp lưu giữ những giá trị truyền thống về văn hóa, di tích lịch sử, ngành nghề truyền thống, lối sống của người dân địa phương.

- Tổ chức lễ hội sen gắn với lịch sử huyện Tháp Mười: tổ chức lễ hội sen gắn với Lễ Vía Bà Chúa Xứ và Lễ tưởng niệm 2 vị anh hùng dân tộc Thiên Hộ Dương và Đốc Binh Kiều.

- Hoàn thiện và nhân rộng Mô hình cộng đồng “Đồng sen Tháp Mười”.

Sở Nông nghiệp và PTNT

Sở VHTT&DL, UBND huyện, thành phố, HTX, HQ, cơ sở sản xuất

3.7

Giải pháp về cơ chế chính sách

- Triển khai có hiệu quả các chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp của Chính phủ, bộ, ngành và của Tỉnh.

- Lồng ghép các chương trình, dự án có liên quan như: Dự án ODA, dự án khuyến nông quốc gia, Chương trình Mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới, hợp tác quốc tế,… để trang bị máy móc, thiết bị, dây chuyền sản xuất, sơ chế, chế biến.

- Thu hút doanh nghiệp có thương hiệu (ưu đãi về đất đai, tín dụng), tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp trong nước liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp nước ngoài, tổ chức chế tạo hoặc lắp ráp các loại máy móc phục vụ cho ngành hàng.

Sở Nông nghiệp và PTNT

Các sở, ngành, đơn vị liên quan; các doanh nghiệp, HTX, HQ, cơ sở sản xuất

4

Công tác tham mưu triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch; giúp UBND Tỉnh theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện và tổng hợp báo cáo kết quả theo quy định; tham mưu tổ chức hội nghị sơ kết hàng năm và tổng kết giai đoạn để rút kinh nghiệm,....

Sở Nông nghiệp và PTNT

Sở Công Thương; Sở KH&CN; Sở KH&ĐT; LMHTX Tỉnh; các sở, ngành, đơn vị liên quan; UBND huyện, thành phố

5

Kinh phí, thủ tục thanh quyết toán

 

 

 

- Cân đối nguồn kinh phí, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt dự toán và bố trí kinh phí trong dự toán ngân sách Nhà nước theo quy định.

Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư

Sở Nông nghiệp và PTNT; UBND huyện, thành phố

 

- Hướng dẫn thủ tục quyết toán và trình tự, thủ tục hưởng chính sách hỗ trợ từ ngân sách nhà nước đối với các tổ chức, cá nhân trong phát triển nông nghiệp công nghệ cao theo quy định.

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 310/KH-UBND ngày 31/08/2022 về Phát triển ngành hàng sen tỉnh Đồng Tháp đến năm 2025

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


2.209

DMCA.com Protection Status
IP: 3.133.111.199
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!