Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 3422/QĐ-BNN-TCLN 2020 Kế hoạch phòng cháy rừng thực hiện Quyết định 630/QĐ-TTg

Số hiệu: 3422/QĐ-BNN-TCLN Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Người ký: Hà Công Tuấn
Ngày ban hành: 28/08/2020 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3422/-BNN-TCLN

Hà Nội, ngày 28 tháng 8 năm 2020

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH KẾ HOẠCH PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY RỪNG THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 630/QĐ-TTG NGÀY 11/5/2020 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ KẾ HOẠCH THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT CỦA QUỐC HỘI VỀ TIẾP TỤC HOÀN THIỆN, NÂNG CAO HIỆU LỰC, HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY

BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Căn cứ Luật Lâm nghiệp ngày 15 tháng 11 năm 2017;

Căn cứ Nghị định 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp;

Căn cứ Nghị định số 15/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ về quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Căn cứ Nghị quyết số 99/2019/QH14 ngày 27 tháng 11 năm 2019 của Quốc hội về tiếp tục hoàn thành, nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về phòng cháy và chữa cháy;

Căn cứ Quyết định số 630/QĐ-TTg ngày 11 tháng 5 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về tiếp tục hoàn thiện, nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về phòng cháy và chữa cháy;

Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch phòng cháy chữa cháy rừng triển khai theo Quyết định số 630/QĐ-TTg ngày 11/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ về Kế hoạch thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về tiếp tục hoàn thiện, nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về phòng cháy và chữa cháy.

Điều 2. Chánh Văn phòng Bộ, Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp, Tổng cục trưởng Tổng cục Phòng chống thiên tai, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch, Vụ trưởng Vụ Tài chính và các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.


Nơi nhận:
- Như Điều 2;
- Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường (để báo cáo);
- Bộ Công an;
- Bộ Quốc phòng;
- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố;
- Lưu: VT, TCLN.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Hà Công Tuấn

KẾ HOẠCH

PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY RỪNG TRIỂN KHAI THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 630/QĐ-TTG CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ NGÀY 11/5/2020 VỀ KẾ HOẠCH THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT CỦA QUỐC HỘI VỀ TIẾP TỤC HOÀN THIỆN, NÂNG CAO HIỆU LỰC, HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3422/QĐ-BNN-TCLN ngày 28 tháng 8 năm 2020 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

Hiện nay, cả nước có 14,491 triệu ha rừng, trong đó có khoảng trên 7,2 triệu ha (chiếm 50%) diện tích rừng cả nước là rừng trồng, rừng tự nhiên tái sinh, đây là những đối tượng rừng có nguy cơ cháy cao. Những năm gần đây do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, thời tiết có nhiều diễn biến phức tạp, cực đoan, đã có tác động mạnh đến công tác quản lý, bảo vệ rừng, một số địa phương có nguy cơ cháy rừng rất cao. Một bộ phận người dân sống trong rừng và gần rừng có hoạt động sản xuất tiềm ẩn nguy cơ xảy ra cháy rừng cao.

Ngay từ đầu năm 2020, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành văn bản chỉ đạo các địa phương thực hiện Chỉ thị số 1299/CT-BNN-TCLN ngày 21/02/2020 về việc tăng cường các biện pháp cấp bách về phòng cháy; Chỉ thị số 557/CT-BNN-TCLN ngày 25/01/2019 về hướng dẫn, đôn đốc các địa phương rà soát diện tích rừng dễ cháy để có phương án phòng cháy, thực hiện phương châm 4 tại chỗ, chỉ đạo Tổng cục Lâm nghiệp ban hành Công điện khẩn số 51/CĐ-TCLN-KL ngày 14/01/2020 về việc tăng cường xử lý các điểm nóng về phá rừng, cháy rừng trước, trong và sau Tết Nguyên Đán Canh Tý; Công điện khẩn số 662/CĐ-TCLN-KL ngày 26/5/2020 về việc phòng cháy, chữa cháy rừng.

Mặc dù các đơn vị đã chủ động, tích cực triển khai đồng loạt nhiều giải pháp trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng. Nhưng, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, thời tiết khô hanh, nắng nóng kéo dài, nhất là khu vực Miền trung bị ảnh hưởng của gió Lào, khô, nóng. Cháy rừng đã xảy ra tại các tỉnh khu vực Tây Bắc và miền Trung.

Để thực hiện có hiệu quả các văn bản chỉ đạo, đôn đốc và hướng dẫn các địa phương thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy rừng, cụ thể hóa công tác chỉ đạo, chỉ huy và điều động lực lượng, phương tiện hỗ trợ các địa phương kịp thời ứng phó các tình huống cháy rừng xảy ra. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 630/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 11/5/2020 về Kế hoạch thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về tiếp tục hoàn thiện, nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về phòng cháy và chữa cháy và tiếp tục thực hiện các quy định có liên quan về phòng cháy, chữa cháy rừng của Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018, cụ thể như sau:

I. MỤC TIÊU, YÊU CẦU

1. Mục tiêu

a) Tổ chức thực hiện nghiêm túc Nghị quyết số 99/2019/QH14 ngày 27/11/2019 của Quốc hội khóa XIV về tiếp tục hoàn thiện, nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về phòng cháy và chữa cháy (sau đây viết gọi là Nghị quyết số 99/2019/QH14), tạo sự chuyển biến rõ nét trong công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ, Quyết định số 630/QĐ-TTg ngày 11/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết của Quốc hội và tiếp tục hoàn thiện, nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về phòng cháy và chữa cháy (sau đây viết gọi là Quyết định số 630/QĐ-TTg).

b) Khắc phục những hạn chế, bất cập trong công tác phòng cháy, chữa cháy giai đoạn 2014 - 2018 đã được nêu tại Điều 2 Nghị quyết số 99/2019/QH14 và Báo cáo số 41/BC - ĐGS ngày 17/10/2019 của Đoàn giám sát Quốc hội về kết quả giám sát “Việc thực hiện chính sách pháp luật về phòng cháy và chữa cháy giai đoạn 2014-2018”.

c) Thực hiện nghiêm các nội dung về phòng cháy chữa cháy rừng tại Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018. Chủ động trong việc kiểm tra, kiểm soát; chỉ đạo, chỉ huy và điều động lực lượng, phương tiện các đơn vị trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, sẵn sàng ứng cứu, hỗ trợ chữa cháy rừng khi xảy ra cháy lớn vượt quá tầm kiểm soát của địa phương, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về tính mạng, tài sản, tài nguyên rừng và ảnh hưởng môi trường sống.

2. Yêu cầu

a) Tổ chức nghiên cứu, phổ biến, quán triệt sâu sắc nội dung Nghị quyết số 99/2019/QH14, Quyết định số 630/QĐ-TTg nhằm nâng cao hơn nữa nhận thức và trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị, chủ rừng và toàn thể cán bộ công chức, viên chức, người lao động trong công tác bảo đảm an toàn phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

b) Cụ thể hóa đầy đủ các nhiệm vụ, giải pháp, bảo đảm tính đồng bộ, nhất quán trong triển khai thực hiện Nghị quyết số 99/2019/QH14, Quyết định số 630/QĐ-TTg. Phân công, xác định rõ nhiệm vụ của các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ủy ban nhân dân tỉnh nêu cao trách nhiệm của người đứng đầu trong triển khai các nhiệm vụ được giao.

c) Đảm bảo thống nhất trong chỉ đạo, điều hành một cách khẩn trương, kịp thời trước các tình huống cháy rừng xảy ra trên toàn quốc, sẵn sàng lực lượng, phương tiện, trang thiết bị phòng cháy chữa cháy rừng kịp thời hỗ trợ địa phương xử lý các tình huống cháy rừng lớn vượt quá tầm kiểm soát của các địa phương.

d) Bảo đảm các điều kiện về tài chính, cơ sở vật chất và nguồn nhân lực triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 99/2019/QH14, Quyết định số 630/QĐ-TTg , Nghị định số 156/2018/NĐ-CP .

II. VÙNG TRỌNG ĐIỂM CÓ NGUY CƠ XẢY RA CHÁY RỪNG

1. Đặc điểm tình hình các vùng có nguy cơ xảy ra cháy rừng

Diện tích đất có rừng: 14.609.220 ha, trong đó: Rừng tự nhiên: 10.292.434 ha; Rừng trồng: 4.316.786 ha. Hiện nay cả nước có trên 50% diện tích rừng dễ cháy vào mùa khô, chủ yếu các loại rừng trồng thông, bạch đàn, keo, rừng tái sinh, rừng phục hồi sau cháy, các trạng thái cây bụi, rừng tự nhiên giáp ranh khu dân cư, khu vực rừng trồng. Diện tích rừng tại 8 vùng sinh thái tại biểu sau:

Biểu 01: Diện tích rừng tại 8 vùng sinh thái

Đơn vị tính: ha

STT

Vùng

Stỉnh

Diện tích tự nhiên

Diện tích có rừng

Rừng tự nhiên

Rừng trồng

Cả nước

63

33.108.691

14.609.220

10.292.434

4.316.786

1

Tây Bc

4

3.741.481

1.704.168

1.530.833

173.335

2

Đông Bắc

13

6.612.824

3.903.648

2.353.991

1.549.658

3

Sông Hồng

8

1.291.189

82.544

45.678

36.867

4

Bắc Trung Bộ

6

5.144.112

3.103.601

2.222.455

881.146

5

Duyên Hải

8

4.439.678

2.410.141

1.563.540

846.601

6

Tây Nguyên

5

5.464.377

2.557.322

2.206.975

350.347

7

Đông Nam Bộ

6

2.359.707

486.719

257.707

229.012

8

Tây Nam Bộ

13

4.055.324

243.152

74.347

168.805

Căn cứ vào tình hình diễn biến thời tiết, khô hạn, nắng nóng xảy ra ở từng vùng trong năm, thời điểm nguy cơ xảy ra cháy rừng tại các vùng trên cả nước được xác định như sau:

Biểu 02: Xác định mùa cháy

STT

Vùng sinh thái

Các tháng trong năm

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

1

Tây Bắc

-

-

-

x

x

-

2

Đông Bắc

-

-

-

x

x

-

3

Đồng bằng Sông Hồng

-

-

-

x

-

4

Bắc Trung Bộ

x

x

-

-

-

x

5

Duyên Hải MT

x

x

-

-

-

-

x

x

6

Tây Nguyên

x

x

-

-

-

x

x

7

Đông Nam Bộ

-

-

-

-

x

x

x

8

DBS Cửu Long

-

-

-

-

x

x

x

Ghi c:

Dấu (X) là tháng khô có khả năng xuất hiện cháy rừng.

Dấu (-) là tháng hạn, kiệt và cực kỳ nguy hiểm về cháy rừng trong mùa cháy.

2. Xác định các vùng trọng điểm cháy

Căn cứ bản đồ phân vùng trọng điểm cháy rừng và quá trình theo dõi, chỉ đạo công tác phòng cháy chữa cháy ở các địa phương trên cả nước trong những năm qua. Đồng thời, trên cơ sở dự báo của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia tình hình nắng nóng mùa khô năm 2020 tại các vùng trên cả nước, các vùng trọng điểm được xác định như sau:

Biểu 03: Vùng trọng điểm cháy rừng các tỉnh Tây Bắc

STT

Đơn vị

Vùng trọng điểm

1

Tuyên Quang

Na Hang, Chiêm Hóa, Hàm Yên, Yên Sơn, Tp. Tuyên Quang, Sơn Dương, Lâm Bình

2

Sơn La

Tp. Sơn La, Thuận Châu, Phù Yên, Sông Mã, Bắc Yên, Mường La, Sốp Cộp, Yên Châu, Mộc Châu, Vân Hồ, Quỳnh Nhai.

3

Lào Cai

Tp. Lào Cai, Văn Bàn, Bảo Thắng, SaPa, Bát Xát, Mường Khương, Si Ma Cai, Bắc Hà, Bảo Yên.

4

Lai Châu

Tp. Lai Châu, Mường Tè, Than Uyên, Tân Uyên, Nậm Nhùn, Tam Đường, Sìn Hồ, Phong Thổ

5

Thái Nguyên

Định Hóa, Phú Lương, Đại Từ, Võ Nhai, Tx Sông Công, Phú Bình, Đồng Hỷ, Tp. Thái Nguyên, Phổ Yên.

6

Điện Biên

Tp. Điện Biên, Mường Áng, Tuần Giáo, Nậm Pồ, Điện Biên Đông, Mường Lay, Tủa Chùa, Mường Nhé, Mường Chà, Điện Biên.

7

Bắc Giang

Sơn Động, Lục Ngạn, Yên Thế, Lạng Giang, Việt Yên, Tp. Bắc Giang, Yên Dũng, Lục Nam.

8

Bắc Kạn

Ngân Sơn, Chợ Đồn, Bạch Thông, Na Rì, Tp. Bắc Kạn, Chợ Mới, Pắc Nặm, Ba Bể.

9

Lạng Sơn

Tp. Lạng Sơn, Cao Lộc, Lộc Bình, Đình Lập, Tràng Định, Hữu Lũng, Văn Lãng, Bắc Sơn, Bình Gia, Văn Quan, Chi Lăng

10

Quảng Ninh

TP Hạ Long, Cẩm Phả, Hoành Bồ, Quảng Yên, Đông Triều, Uông Bí, Móng Cái.

11

Phú Thọ

Đoan Hùng, Hạ Hòa, Cẩm Khê, Thanh Ba, Tam Nông.

12

Cao Bằng

Tp. Cao Bằng, Hòa An, Hà Quảng, Trùng Khánh, Bảo Lâm, Trà Vĩnh, Thạch An, Thông Nông, Quảng Uyên, Phục Hòa, Nguyên Bình, Hạ Lang, Bảo Lạc

13

Yên Bái

Văn Chấn, Mù Cang Chải, Trạm Tấu, Văn Yên, Yên Bình

14

Hà Giang

Đồng Văn, Mèo Vạc, Yên Minh, Quảng Bạ, Vị Xuyên, Bắc Mê, Hoàng Xu Phì.

15

Vĩnh Phúc

Lập Thạch, Tam Dương, Tam Đảo

16

Hải Dương

Thị xã Chí Linh, Kinh Môn.

Biểu 04: Vùng trọng điểm cháy rừng các tỉnh Đồng bằng Sông hồng và Bắc Trung bộ

STT

Tỉnh

Vùng trọng điểm

1

Hòa Bình

Lương Sơn, Yên Thủy, Kim Bôi, Mai Châu, Đà Bắc, Lạc Sơn

2

TP Hà Nội

Ba Vì, Sóc Sơn, Mỹ Đức, Thạch Thất, Quốc Oai, Sơn Tây

3

Ninh Bình

Nho Quan, Gia Viễn, TP. Tam Điệp, Hoa Lư, Yên Mô

4

Thanh Hoá

Tĩnh Gia, Thạch Thành, Quan Hoá, Quan Sơn, Hà Trung, Mường Lát, Lang Chánh, Như Thanh, Như Xuân, Ngọc Lặc, Thường Xuân

5

Nghệ An

Quỳnh Lưu, Yên Thành, Đô Lương, Diễn Châu, Nam Đàn, Hưng Nguyên, Nghi Lộc

6

Hà Tĩnh

Hương Khê, Vũ Quang, Đức Thọ, Thạch Hà, Kỳ Anh, Hồng Lĩnh

7

Quảng Bình

TP. Đồng Hới, Quảng Trạch, Bố Trạch, Lệ Thủy, Quảng Ninh, Minh Hoá, Tuyên Hoá

8

Quảng Trị

Bến Hải, Gio Linh, Cam Lộ, Đắk Rông, Hướng Hóa

9

TT. Huế

Phú Lộc, Phong Đin, Hương Trà, Hương Thủy

10

Đà Nng

Liên Chiểu, Hoà Vang, Cẩm Lệ, Sơn Trà; Rừng đặc dụng Nam Hải Vân

11

Quảng Nam

Đông Giang, Đại Lộc, Núi Thành, Duy Xuyên, Tiên Phước, Quế Sơn, Phước Sơn, Bắc Trà My

Biểu 05: Vùng trọng điểm cháy rừng các tỉnh Nam Trung bộ và Tây Nguyên

STT

Tỉnh

Vùng trọng điểm

1

Quảng Ngãi

Nghĩa Hành, Bình Sơn, Sơn Tịnh, Mộ Đức, Tư Nghĩa, Đức Phổ, Minh Long, Ba Tơ, Trà Bồng, Sơn Hà, Sơn Tây, Tây Trà

2

Bình Định

Vân Canh, An Nhơn, Tây Sơn, Vĩnh Thạnh, Phà Cát, Phù Mỹ, Hoài Ân, Hoài Nhơn, An Lão

3

Phú Yên

Sơn Hoà, Sông Cầu, Đồng Xuân

4

Khánh Hoà

Khánh Sơn, Khánh Vĩnh, Ninh Hoà, Vạn Ninh, Diên Khánh

5

Ninh Thuận

Khu vực Ninh Sơn, Ninh Phước, Bác Ái

6

Bình Thuận

Bắc Bình, Hàm Thuận Nam, Tuy Phong

7

KonTum

Ngọc Hồi, Đắk Tô, Sa Thầy, Kon Rẫy, Đắk Hà, Đắk Glei, Tu Mơ Rông, Kon Plong;

8

Gia Lai

Khu vực Chư Păh, Đức Cơ, Chư Prông, Chư Sê, Mang Yang, Krông Pa, TX. Ayun Pa

9

Đắk Lắk

Buôn Đôn, Ea H'leo, Ea Súp, Lắk, TP. Buôn Ma Thuột

10

Đăk Nông

Đak Lok, Đak Rung, Đak Glong, Cư Jut, Đak Min

11

Lâm Đồng

Đức Trọng, Đơn Dương, Lâm Hà, Lạc Dương, Di Linh, TP. Đà Lạt, Đạ Tẻh, Đạ Huoai, Cát Tiên, Bảo Lâm

Biểu 06: Các vùng trọng điểm cháy rừng các tỉnh khu vực Nam Bộ

STT

Tỉnh

Vùng trọng điểm

1

Cà Mau

Vườn quốc gia U Minh Hạ

2

Kiên Giang

Vườn quốc gia U Minh Thượng

3

An Giang

Khu vực huyện Tri Tôn, KBTTN Trà Sư

4

Đng Tháp

Vườn quốc gia Tràm Chim

Ngoài ra, trong quá trình kiểm tra, giám sát công tác phòng cháy, chữa cháy rừng ở các địa phương, sẽ xác định và cập nhật bổ sung các khu rừng khác có nguy cơ cháy rừng cao.

III. BỐ TRÍ LỰC LƯỢNG VÀ PHƯƠNG TIỆN PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY RỪNG

1. Cục Kiểm lâm

- Cục Kiểm lâm bố trí thường trực, bảo đảm duy trì hệ thống thông tin liên lạc thông suốt với các Ban chỉ đạo các tỉnh, và phân công nhiệm vụ cho các Chi cục Kiểm lâm vùng bố trí lực lượng thường trực sẵn sàng tham gia ứng cứu chữa cháy rừng.

- Phối hợp chặt chẽ với Văn phòng Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn, các đơn vị liên quan để trao đổi, chia sẻ thông tin và tăng cường hỗ trợ lực lượng quân đội tham gia chữa cháy rừng, khi có cháy lớn xảy ra.

- Chỉ đạo các Chi cục Kiểm lâm sẵn sàng lực lượng, phương tiện và trang thiết bị tham gia chữa cháy

2. Chi cục Kiểm lâm vùng I

Chi cục Kiểm lâm vùng I dự kiến bố trí các tổ thường trực cơ động ứng cứu chữa cháy tại một số vùng trọng điểm trong thời kỳ cao điểm của mùa khô, cụ thể như sau:

- Tại các tỉnh phía Tây Bắc bộ

Địa điểm thường trực đặt tại Vườn quốc gia Hoàng Liên, tỉnh Lào Cai, chịu trách nhiệm theo dõi, tổng hợp thông tin và diễn biến về tình hình cháy rừng trong toàn vùng và trực tiếp tham gia ứng cứu chữa cháy rừng cho các tỉnh trong vùng.

- Tại các tỉnh vùng Trung tâm và phía Đông Bắc bộ

Địa điểm thường trực đặt tại Văn phòng Chi cục Kiểm lâm vùng I, chịu trách nhiệm theo dõi, tổng hợp thông tin và diễn biến về tình hình cháy rừng trong toàn vùng và trực tiếp tham gia ứng cứu chữa cháy rừng vùng Đông Bắc bộ và Vườn quốc gia Tam Đảo khi xảy ra cháy lớn vượt quá tầm kiểm soát của địa phương.

(Phương tiện, trang thiết bị PCCCR tại phụ lục I)

3. Chi cục Kiểm lâm vùng II

Chi cục Kiểm lâm vùng II dự kiến bố trí các tổ thường trực cơ động ứng cứu, chữa cháy tại một số vùng trọng điểm trong thời kỳ cao điểm của mùa khô, cụ thể như sau:

- Tại các tỉnh Bắc Trung bộ

Địa điểm thường trực đặt tại Văn phòng Chi cục Kiểm lâm vùng II, chịu trách nhiệm theo dõi, tổng hợp thông tin và diễn biến về tình hình cháy rừng trong toàn vùng và trực tiếp tham gia ứng cứu chữa cháy rừng cho các tỉnh trong vùng.

- Tại các tỉnh Duyên hải miền Trung

Căn cứ tình hình thực tiễn và nhu cầu của địa phương cũng như diễn biến tình hình cháy rừng, chọn địa điểm thường trực đặt tại Ban quản lý rừng đặc dụng Nam Hải Vân, trực tiếp tham gia ứng cứu chữa cháy cho các tỉnh Đà Nẵng, Quảng Nam, Thừa Thiên Huế, Quảng Trị,...

(Phương tiện, trang thiết bị PCCCR tại phụ lục II)

4. Chi cục Kiểm lâm vùng III

Phương án xây dựng, bố trí, huy động lực lượng Chi cục Kiểm lâm vùng III dự kiến bố trí các tổ thường trực cơ động ứng cứu chữa cháy tại một số vùng trọng điểm trong thời kỳ cao điểm của mùa khô, cụ thể như sau:

- Tại các tỉnh Đông Nam bộ

Địa điểm thường trực đặt tại Trung tâm huấn luyện nghiệp vụ thuộc Chi cục Kiểm lâm (trụ sở tại tỉnh Bình Dương), chịu trách nhiệm theo dõi, tổng hợp thông tin và diễn biến về tình hình cháy rừng trong toàn khu vực các tỉnh Đông Nam bộ và trực tiếp tham gia ứng cứu chữa cháy rừng cho các tỉnh Đông Nam bộ.

- Tại các tỉnh Tây Nam bộ

Căn cứ tình hình thực tiễn và nhu cầu của địa phương cũng như diễn biến tình hình cháy rừng, chọn địa điểm thường trực đặt tại Vườn quốc gia U Minh Hạ thuộc tỉnh Cà Mau, trực tiếp tham gia ứng cứu chữa cháy cho các tỉnh khu vực Tây Nam bộ.

(Phương tiện, trang thiết bị PCCCR tại phụ lục III)

5. Chi cục Kiểm lâm vùng IV

Chi cục Kiểm lâm vùng IV dự kiến bố trí các tổ thường trực cơ động ứng cứu chữa cháy tại một số vùng trọng điểm trong thời kỳ cao điểm của mùa khô, cụ thể như sau:

- Tại các tỉnh duyên hải Nam Trung bộ

Địa điểm thường trực đặt tại Văn phòng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Phú Yên, chịu trách nhiệm theo dõi, tổng hợp thông tin và diễn biến về tình hình cháy rừng trong các tỉnh duyên hải Nam Trung bộ từ Quảng Ngãi đến Ninh Thuận và trực tiếp tham gia ứng cứu chữa cháy rừng cho các tỉnh nói trên.

- Tại khu vực Tây Nguyên

Địa điểm thường trực đặt tại tỉnh Đắk Lắk, trực tiếp tham gia ứng cứu chữa cháy cho vùng trọng điểm nguyên liệu giấy tỉnh Kon Tum và các tỉnh, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng.

(Phương tiện, trang thiết bị PCCCR tại phụ lục IV)

6. Hạt Kiểm lâm Vườn quốc gia thuộc Tổng cục Lâm nghiệp

- Thiết lập, bố trí lực lượng tại các trạm, chốt trực tại các vùng trọng điểm cháy rừng thuộc Vườn quốc gia.

- Bố trí ứng trực 24/24 tại hạt Kiểm lâm vào thời kỳ cao điểm, có nguy cơ xảy ra cháy rừng cao (cấp III, IV, V), đảm bảo 100% quân số theo Kế hoạch.

- Rà soát, sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị phòng cháy chữa cháy rừng luôn sẵn sàng khi có tình huống cháy rừng xảy ra.

IV. CƠ CHẾ PHỐI HỢP, CHỈ ĐẠO, CHỈ HUY LỰC LƯỢNG LIÊN NGÀNH CHỮA CHÁY RỪNG

1. Trường hợp đám cháy mới phát sinh (cháy nhỏ)

- Đám cháy mới phát sinh, quy mô đám cháy dưới 01 ha và không có nguy cơ cháy lan sang các khu vực lân cận; có thể kiểm soát được bởi lực lượng chữa cháy rừng tại chỗ của chủ rừng hoặc của cấp xã.

- Khi phát hiện cháy rừng, chủ rừng phải huy động ngay lực lượng, công cụ để chữa cháy.

+ Đối với chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân thì trưởng thôn, bản nơi xảy ra cháy rừng phải huy động lực lượng, phương tiện cần thiết của thôn, bản để chữa cháy. Đồng thời với việc tổ chức chữa cháy phải báo cáo ngay cho Kiểm lâm địa bàn, Ủy ban nhân dân cấp xã để có phương án hỗ trợ kịp thời. Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã khẩn trương đến hiện trường đám cháy, trực tiếp chỉ đạo chữa cháy rừng và huy động lực lượng, phương tiện, thiết bị của tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý để chữa cháy rừng.

+ Đối với chủ rừng là tổ chức, khi phát hiện đám cháy, chủ rừng phải khẩn trương huy động lực lượng, phương tiện thiết bị của chủ rừng để chữa cháy rừng; chủ rừng trực tiếp là người chỉ đạo, chỉ huy chữa cháy rừng. Đồng thời với việc tổ chức chữa cháy phải báo cáo ngay cho Kiểm lâm địa bàn, Ủy ban nhân dân cấp xã để có phương án hỗ trợ kịp thời.

- Kiểm lâm địa bàn có trách nhiệm báo cáo ngay cho Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm tình hình diễn biến cháy rừng, tình hình tổ chức cứu chữa, để có phương án hỗ trợ kịp thời và trực tiếp tham gia chữa cháy rừng.

- Trong trường hợp vượt quá khả năng kiểm soát của cấp xã, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp huyện để huy động lực lượng hỗ trợ chữa cháy rừng (khi báo cáo cần nói rõ địa điểm, đường đi và hướng lan tràn của đám cháy).

2. Trường hợp đám cháy phát hiện chậm, có nguy cơ lan rộng sang các khu vực xung quanh (đám cháy trung bình)

Đám cháy có quy mô từ 01 ha đến 03 ha, nhưng chủ rừng, Ủy ban nhân dân cấp xã chưa kiểm soát, dập tắt được, có nguy cơ cháy lan sang các khu vực lân cận; cần huy động lực lượng, phương tiện chữa cháy rừng của cấp huyện.

- Sau khi nhận được báo cáo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện một mặt huy động ngay lực lượng Cơ động của huyện (Đội kiểm lâm cơ động phòng cháy, chữa cháy rừng; Công an phòng cháy, chữa cháy huyện và Quân sự huyện) khẩn trương tiếp cận hiện trường để chỉ đạo chữa cháy rừng; mặt khác, huy động lực lượng phương tiện trên địa bàn các xã lân cận để tham gia hỗ trợ chữa cháy rừng.

- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có mặt tại hiện trường là người trực tiếp chỉ đạo chữa cháy rừng. Lực lượng Kiểm lâm là lực lượng nòng cốt hướng dẫn chữa cháy, chỉ đường cho lực lượng chữa cháy rừng.

- Khi có có nhiều lực lượng tham gia chữa cháy rừng, người chỉ huy chữa cháy của từng lực lượng chịu sự chỉ đạo chung của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện; người chỉ huy chữa cháy rừng của từng lực lượng như sau:

+ Đối với lực lượng Quân đội, Cảnh sát phòng cháy chữa cháy, thủ trưởng đơn vị là người chỉ huy chữa cháy rừng.

+ Đối với lực lượng bảo vệ rừng của chủ rừng là tổ chức, người đứng đầu tổ chức là người chỉ huy hoặc ủy quyền người chỉ huy chữa cháy rừng.

+ Đối với các lực lượng khác tham gia chữa cháy rừng thực hiện theo quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy.

- Khi triển khai chữa cháy hoặc phân tích, đánh giá vụ cháy xảy ra ở nơi khó khăn, phức tạp và các lực lượng trên địa bàn huyện không tự giải quyết được, vượt quá khả năng kiểm soát của cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện báo cáo chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp tỉnh để huy động chữa cháy rừng.

3. Trường hợp đám cháy bùng phát trên quy mô lớn và nguy cơ cháy lan nhanh trên diện rộng (cháy lớn)

Đám cháy có quy mô từ 03 ha đến 15 ha, chủ rừng, Ủy ban nhân dân cấp huyện không kiểm soát, dập tắt được, có nguy cơ cháy lan sang các khu vực lân cận; cần huy động lực lượng, phương tiện chữa cháy rừng của cấp tỉnh.

Sau khi nhận được báo cáo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức huy động tối đa lực lượng, phương tiện, thiết bị của tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý để chữa cháy rừng; khẩn trương tiếp cận đám cháy để chỉ đạo chữa cháy rừng; cụ thể:

- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Chỉ đạo Chi cục Kiểm lâm huy động tối đa lực lượng, phương tiện đến khu vực xảy ra cháy rừng để hướng dẫn các lực lượng và tham gia chữa cháy rừng.

- Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh: Huy động đơn vị quân đội của địa phương tham gia chữa cháy rừng theo yêu cầu của Ban Chỉ đạo tỉnh.

- Công an tỉnh: Điều động lực lượng, phương tiện của Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy tham gia chữa cháy rừng (bao gồm cả xe chữa cháy ở những nơi có thể tiếp cận được mục tiêu), nhanh chóng triển khai phương án bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tăng cường tại các khu vực xảy ra cháy rừng và triển khai các phương án bảo vệ các công trình trọng điểm.

- Sở Thông tin và Truyền thông: Bảo đảm thông tin hên lạc thông suốt ở các khu vực xảy ra cháy rừng theo yêu cầu của Ban Chỉ đạo tỉnh; quy định chế độ ưu tiên về thông tin, truyền tin, các dịch vụ bưu chính phục vụ chữa cháy rừng đảm bảo nhanh chóng, an toàn, chính xác, thông suốt trong mọi tình huống.

- Sở Y tế: Cơ động các tổ y tế đến các địa bàn xảy ra cháy rừng theo sự phân công của Ban chỉ đạo, để sẵn sàng cấp cứu người bị nạn, bảo đảm nguồn nước sinh hoạt cho các lực lượng tham gia chữa cháy rừng.

- Sở Giao thông Vận tải: sẵn sàng các xe chuyên chở để chở người và thiết bị khi có yêu cầu. Triển khai ngay lực lượng sửa chữa, khắc phục các đoạn đường bị hư hại, bảo đảm giao thông để cơ động lực lượng đến khu vực xảy ra cháy rừng, đồng thời tìm đường vòng vượt, phối hợp với Công an để ứng cứu, giải tỏa ách tắc giao thông.

- Các Sở, ban, ngành, đoàn thể, đơn vị liên quan, tuỳ theo chức năng của mình cơ động lực lượng tham gia chữa cháy, sẵn sàng chi viện cho các đơn vị khác khi có yêu cầu của Ban Chỉ đạo tỉnh.

- Khi có có nhiều lực lượng tham gia chữa cháy rừng, thì người đứng đầu của từng lực lượng là người chỉ huy chữa cháy rừng, chịu sự chỉ đạo chung của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, người chỉ huy chữa cháy rừng của từng lực lượng như sau:

+ Đối với lực lượng quân đội, cảnh sát phòng cháy chữa cháy, thủ trưởng đơn vị là người chỉ huy chữa cháy rừng.

+ Đối với lực lượng bảo vệ rừng của chủ rừng là tổ chức, người đứng đầu tổ chức là người chỉ huy hoặc ủy quyền người chỉ huy chữa cháy rừng.

+ Đối với các lực lượng khác tham gia chữa cháy rừng thực hiện theo quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy.

Trường hợp đám cháy lớn vượt quá khả năng kiểm soát của tỉnh hoặc đám cháy quy mô không lớn nhưng có nguy cơ ảnh hưởng đến người dân, đến an ninh quốc phòng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo Ủy ban quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn và Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để huy động chữa cháy rừng.

4. Trường hợp đám cháy lớn vượt quá khả năng kiểm soát của tỉnh hoặc đám cháy quy mô không lớn nhưng có nguy cơ ảnh hưởng đến người dân, đến an ninh quốc phòng cần hỗ trợ của Trung ương

Đám cháy có diện tích từ 15 ha trở lên, vượt quá khả năng kiểm soát của tỉnh, hoặc đám cháy quy mô không lớn nhưng có nguy cơ ảnh hưởng đến người dân, đến an ninh quốc phòng, sự an toàn của các công trình quan trọng, các công trình, vật kiến trúc có nguy cơ gây cháy nổ lớn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo Ủy ban quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn và Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để huy động chữa cháy rừng.

Sau khi nhận được đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn quốc gia, chỉ đạo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ quốc phòng, Bộ Công an huy động lực lượng, phương tiện, thiết bị đóng trên địa bàn tham gia chữa cháy rừng, cụ thể:

- Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn: Chỉ đạo Tổng cục lâm nghiệp chỉ đạo Cục Kiểm lâm huy động lực lượng, phương tiện, thiết bị của các Chi cục Kiểm lâm vùng tham gia chữa cháy rừng. Cục trưởng Cục Kiểm lâm trực tiếp đến hiện trường vụ cháy và phối hợp chỉ huy chữa cháy rừng.

- Bộ Quốc phòng: Chỉ đạo các Quân khu 1, 2, 3, 4, 5, 7 và 9 đóng trên địa bàn đang xảy ra vụ cháy rừng, huy động lực lượng, phương tiện, thiết bị tham gia phối hợp chữa cháy rừng. Phương tiện, thiết bị và hậu cần do đơn vị chủ động và hỗ trợ của địa phương.

- Bộ Công an: Chỉ đạo Cục Cảnh sát phòng cháy chữa cháy huy động lực lượng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy, phương tiện tham gia chữa cháy rừng. Phương tiện, thiết bị chữa cháy rừng và hậu cần cho lực lượng Cảnh sát chữa cháy rừng do đơn vị đảm nhiệm và hỗ trợ của địa phương.

- Khi có có nhiều lực lượng tham gia chữa cháy rừng, thì người đứng đầu của từng lực lượng là người chỉ huy chữa cháy rừng, chịu sự chỉ đạo chung của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Đối với lực lượng quân đội, cảnh sát phòng cháy chữa cháy, thủ trưởng đơn vị là người chỉ huy lực lượng chữa cháy rừng.

V. PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ

1. Tổng cục Lâm nghiệp

- Tham mưu, chỉ đạo thực hiện có hiệu quả các quy định về phòng cháy, chữa cháy rừng tại Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp.

- Phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an kiểm tra về công tác phòng cháy, chữa cháy rừng, huy động lực lượng tham gia chữa cháy rừng và diễn tập phòng cháy, chữa cháy rừng.

- Phối hợp với Tổng cục Phòng chống thiên tai xây dựng kế hoạch ứng phó cháy rừng trên diện rộng.

- Chỉ đạo các đơn vị thuộc Tổng cục Lâm nghiệp tổ chức quán triệt, phổ biến kiến thức về phòng cháy, chữa cháy rừng đến cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc đơn vị mình.

- Chỉ đạo Cục Kiểm lâm và các Chi cục Kiểm lâm vùng sẵn sàng lực lượng, phương tiện và trang thiết bị tham gia chữa cháy rừng khi có lệnh điều động.

- Nhân rộng các điển hình tiên tiến trong công tác phòng cháy chữa cháy rừng.

- Tổ chức kiểm tra an toàn phòng cháy chữa cháy rừng theo chế độ kiểm tra định kỳ, kiểm tra đột xuất trong phạm vi quản lý.

2. Cục Kiểm lâm

- Chủ trì tham mưu triển khai thực hiện các nhiệm vụ phòng cháy chữa cháy rừng của Tổng cục Lâm nghiệp.

- Thực hiện tốt việc dự báo, cảnh báo nguy cơ cháy rừng và phát hiện sớm cháy rừng, Tăng cường phương tiện, trang thiết bị phục vụ công tác phòng cháy, chữa cháy rừng và ứng dụng công nghệ cao trong bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng.

- Chỉ đạo Chi cục Kiểm lâm vùng xây dựng kế hoạch, phương án phòng cháy, chữa cháy rừng theo quy định; tổ chức triển khai kế hoạch, phương án phòng cháy, chữa cháy rừng, bố trí lực lượng thường trực, tăng cường phương tiện, trang thiết bị tại các vùng trọng điểm có nguy cơ xảy ra cháy rừng cao.

- Xây dựng Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 -2025 đối với công tác phòng cháy, chữa cháy rừng, đề xuất kinh phí hàng năm cho công tác phòng cháy chữa cháy rừng.

- Rà soát tham mưu, sửa đổi, bổ sung các quy chế phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng.

- Bố trí thường trực, bảo đảm duy trì hệ thống thông tin liên lạc thông suốt với các Ban chỉ đạo các tỉnh và phân công nhiệm vụ cho các Chi cục Kiểm lâm vùng bố trí lực lượng thường trực sẵn sàng tham gia ứng cứu chữa cháy rừng.

- Phối hợp chặt chẽ với Văn phòng Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn để trao đổi, chia sẻ thông tin và tăng cường hỗ trợ lực lượng Quân đội tham gia chữa cháy rừng, khi có cháy lớn xảy ra.

- Chỉ đạo các Chi cục Kiểm lâm vùng sẵn sàng lực lượng, phương tiện và trang thiết bị tham gia chữa cháy rừng khi có lệnh điều động của Cục trưởng.

- Tổ chức kiểm tra an toàn phòng cháy chữa cháy rừng theo chế độ kiểm tra định kỳ, kiểm tra đột xuất trong phạm vi quản lý và khi có yêu cầu bảo vệ đặc biệt.

- Nhanh chóng huy động lực lượng, phương tiện, tổ chức chữa cháy, đồng thời báo cho các cơ quan, đơn vị cần thiết khác biết để chi viện chữa cháy rừng.

- Tham gia chữa cháy theo quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy

3. Chi cục Kiểm lâm vùng

- Phối hợp với Chi cục Kiểm lâm địa phương chuẩn bị, sẵn sàng lực lượng, phương tiện và trang thiết bị tham gia chữa cháy rừng khi có lệnh điều động.

- Phối hợp với Chi cục Kiểm lâm địa phương kiểm tra, hướng dẫn xây dựng và thực hiện phương án phòng cháy chữa cháy rừng và điều kiện an toàn phòng cháy chữa cháy rừng đối với các chủ rừng.

- Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục kiến thức pháp luật về bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng.

- Xây dựng phương án bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng của vùng, hướng dẫn, kiểm tra việc xây dựng và thực hiện phương án phòng cháy chữa cháy rừng.

- Kiện toàn, thành lập, quản lý hoạt động của các đơn vị phòng cháy và chữa cháy rừng thuộc phạm vi quản lý; chỉ đạo, kiểm tra và tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy rừng chuyên ngành; lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng của chủ rừng và lực lượng bảo vệ rừng của cơ sở.

- Đảm bảo kinh phí, trang bị phương tiện và các điều kiện để duy trì hoạt động của đội phòng cháy và chữa cháy rừng.

- Tổ chức kiểm tra an toàn phòng cháy chữa cháy rừng theo chế độ kiểm tra định kỳ, kiểm tra đột xuất trong phạm vi quản lý và khi có yêu cầu bảo vệ đặc biệt.

- Nhanh chóng huy động lực lượng, phương tiện, tổ chức chữa cháy, đồng thời báo cho các cơ quan, đơn vị cần thiết khác biết để chi viện chữa cháy rừng.

- Tham gia chữa cháy theo quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy.

4. Hạt Kiểm lâm các Vườn quốc gia trực thuộc Tổng cục Lâm nghiệp

- Tham mưu xây dựng phương án bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng đối với diện tích rừng được giao quản lý.

- Tổ chức thực tập phương án phòng cháy chữa cháy rừng theo quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy.

- Kiện toàn, thành lập, quản lý hoạt động của đội phòng cháy và chữa cháy rừng, đảm bảo kinh phí, trang bị phương tiện và các điều kiện để duy trì hoạt động của đội phòng cháy và chữa cháy rừng

- Huấn luyện, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy rừng cho lực lượng phòng cháy và chữa cháy rừng thực hiện theo quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy.

- Thực hiện các điều kiện an toàn về phòng cháy chữa cháy rừng.

- Tổ chức kiểm tra an toàn phòng cháy chữa cháy rừng theo chế độ kiểm tra định kỳ, kiểm tra đột xuất trong phạm vi quản lý.

- Nhanh chóng huy động lực lượng, phương tiện, tổ chức chữa cháy, đồng thời báo cho các cơ quan, đơn vị cần thiết khác biết để chi viện chữa cháy rừng.

- Tham gia chữa cháy theo quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy.

- Xác định mức độ rừng bị thiệt hại sau khi cháy, thống kê và báo cáo cơ quan Kiểm lâm, Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, chính quyền địa phương sở tại.

5. Tổng cục Phòng chống thiên tai

Theo chức năng, nhiệm vụ được giao, phối hợp với Tổng cục Lâm nghiệp tổ chức thực hiện công tác phòng cháy chữa cháy rừng theo quy định của pháp luật về Lâm nghiệp và Phòng chống thiên tai.

6. Vụ Kế hoạch

Chủ trì, phối hợp, hướng dẫn Tổng cục Lâm nghiệp báo cáo, đề xuất kế hoạch đầu tư trung hạn, hàng năm về phòng cháy chữa cháy rừng.

7. Vụ Tài chính

Chủ trì, phối hợp, hướng dẫn Tổng cục Lâm nghiệp đề xuất đầu tư kinh phí cho công tác phòng cháy chữa cháy rừng theo quy định. Đảo đảm kinh phí duy trì hoạt động thường xuyên công tác phòng cháy chữa cháy rùng theo quy định.

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Các đơn vị được giao nhiệm vụ tại Kế hoạch này và các cơ quan liên quan chủ động, tổ chức triển khai theo Kế hoạch để công tác phòng cháy chữa cháy rùng đạt hiệu quả cao.

PHỤ LỤC I

PHƯƠNG TIỆN, TRANG THIẾT BỊ PCCCR TẠI CHI CỤC KIỂM LÂM VÙNG I
(Kèm theo Kế hoạch phòng cháy chữa cháy rừng triển khai thực hiện Quyết định số 630/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 11/5/2020 về Kế hoạch thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về tiếp tục hoàn thiện, nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về phòng cháy và chữa cháy)

TT

Tên thiết bị, máy

ĐVT

S.Lượng

Chất lưng

I

Máy bơm chữa cháy các loại

Máy

19

Hot động tốt

II

Máy thổi gió

Máy

105

Hoạt động tốt

III

Máy cắt thực bì

Máy

26

Hoạt động tốt

IV

Cưa xăng

Máy

70

Hoạt động tốt

V

Bình chữa cháy MD 6210M

Máy

30

Hoạt động tốt

VI

Thiết bị thông tin ch huy

Máy

39

Hoạt động tốt

VII

Ôtô chuyên dùng

Cái

04

Hoạt động bình thường

VIII

Nhà bạt di động

Bộ

08

Hoạt động bình thường

IX

Bồn chứa nước di động

Cái

10

Hoạt động bình thưng

X

Dụng cụ th công

1

Bàn dập la (thép)

Chiếc

30

Hoạt động bình thường

2

Dao quắm (cục cấp)

Chiếc

20

Hoạt động bình thường

3

Xng gấp quân dụng

Chiếc

35

Hoạt động bình thường

4

Bình phun nước đeo vai

Chiếc

30

Hoạt động kém

XI

Bo hộ lao động

1

Mũ CCR (đ)

Chiếc

10

Hoạt động bình thường

2

Tăng, vòng, màn, chăn

Chiếc

10

Hoạt động bình thường

XII

Đèn chữa cháy ban đêm

Chiếc

15

Hoạt động bình thường

PHỤ LỤC II

TRANG THIẾT BỊ, PHƯƠNG TIỆN PCCCR CỦA CHI CỤC KIỂM LÂM VÙNG II
(Kèm theo Kế hoạch phòng cháy chữa cháy rừng triển khai thực hiện Quyết định số 630/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 11/5/2020 về Kế hoạch thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về tiếp tục hoàn thiện, nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về phòng cháy và chữa cháy)

TT

Chng loại

Đơn vị

Số lượng

I

Phương tiện

1

Xe kiểm tra, tuyên truyền, tập huấn

cái

5

2

Xe chthiết bị

cái

1

3

Mô lô

cải

1

II

Máy, thiết bị chữa cháy

1

Máy bơm các loại

cái

26

2

Máy thổi gió các loại

cái

93

3

Máy cưa xăng

cái

58

4

Máy cắt thực bì

cái

36

5

Vòi dẫn nước

cái

489

6

Lăng phun

cuộn

50

7

Chạc ba

cái

12

8

Bồn cao su

cái

12

9

Lều

cái

05

10

Dụng cụ thủ công các loại

cái

55

11

Bảo hộ lao động

cái

97

III

Thiết bị kĩ thuật phục vụ tập huấn, dự báo

1

Trạm khí tượng

bộ

1

2

Máy bộ đàm

cái

3

3

GPS

cái

9

4

Máy đo khí tượng (mưa, nhiệt độ, ẩm độ, gió...)

bộ

5

5

Loa cầm tay TOA W29

chiếc

30

6

ng nhòm NIKULA

chiếc

9

7

Máy camera SONY

bộ

1

8

Máy chụp ảnh NIKON D40X

máy

1

9

Máy tính xách tay ACER

máy

5

10

Máy chiếu HITACHI CPX 328

máy

3

PHỤ LỤC III

PHƯƠNG TIỆN, DỤNG CỤ PCCCR CỦA CHI CỤC KIỂM LÂM VÙNG III
(Kèm theo Kế hoạch phòng cháy cha cháy rừng triển khai thực hiện Quyết định số 630/QĐ-TTg của Thng Chính phủ ngày 11/5/2020 về Kế hoạch thực hiện Nghị quyết của Quc hội về tiếp tục hoàn thiện, nâng cao hiệu lực, hiệu quthực hiện chính sách, pháp luật về phòng cháy và cha cháy)

STT

MÁY MÓC THIT BỊ

NƠI SẢN XUẤT

ĐƠN VỊ TÍNH

SLƯỢNG

1

Máy bơm RABBIT 381S

Nhật Bn

Chiếc

5

2

Máy bơm RABBIT 572

Nhật Bn

Chiếc

7

3

Máy bơm Watong WT100K.B-4

Chiếc

2

4

Máy bơm phao

Pháp

Chiếc

7

5

Máy cưa xăng

Nhật Bản

Chiếc

15

6

Máy thổi gió (cầm tay)

Nhật Bản

Chiếc

31

7

Máy thổi gió (đeo vai) EB6200

Nhật Bản

Chiếc

33

8

Máy cắt thực bì

Nhật Bn

Chiếc

19

9

Bồn chứa nước di động

Nhật Bn

Cái

9

10

Qun áo chữa cháy

Nhật Bn

Bộ

26

11

Dao phát cán gỗ

Việt Nam

Cái

42

12

Lu bạt cơ động

Việt Nam

Cái

5

13

Quạt trần đảo

Việt Nam

Chiếc

1

14

Mũ bảo hộ lao động

Việt Nam

Cái

60

15

Giày vi

Việt Nam

Đôi

50

16

Xô nh

Việt Nam

Cái

10

17

Máy GPS

Đài Loan

Cái

1

18

Loa cầm tay

Cái

14

19

Ống nhòm

Nhật Bn

Cái

4

20

Vòi D65

Đức

Cuộn

13

21

Vòi D50

Đức

Cuộn

48

22

Bình bơm đeo vai CC-TN

Việt Nam

Cái

30

23

Bộ chạc ba

Việt Nam

Cái

3

24

Bộ đàm Motorola GM338 (Máy mẹ)

Indonesia

Cái

1

25

Bộ đàm cầm tay Motorola GM338

Indonesia

Cái

12

26

Bình chứa cháy đeo vai có động cơ

Nhật Bản

Cái

20

27

Máy phát điện

Nhật Bản

Cái

1

PHỤ BIỂU IV

PHƯƠNG TIỆN, TRANG THIẾT BỊ PCCCR TẠI CHI CỤC KIỂM LÂM VÙNG IV
(Kèm theo Kế hoạch phòng cháy chữa cháy rừng triển khai thực hiện Quyết định số 630/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 11/5/2020 về Kế hoạch thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về tiếp tục hoàn thiện, nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về phòng cháy và chữa cháy)

TT

Tên thiết bị, máy

DVT

S.Lượng

Chất lượng

A

MÁY MÓC, THIẾT BỊ PCCCR

19

1

Máy thổi gió Model: PB-770EUS2, Nhà sản xuất; Yamabiko Corporation

Chiếc

10

Hoạt động tốt

2

Máy ct thực bì Model: SRM-4300R, Nhà sn xut: Yamabiko Corporation

Chiếc

10

Hoạt động tt

3

Máy cưa xăng Model: 365, Nhà sản xuất; Husqvama Group

Chiếc

15

Hoạt động tốt

4

Bình chữa cháy đeo vai có động cơ Model: DM-6110-23, Nhà sản xuất: Yamabiko Corporation. Xuất xứ: Nhật Bản

Chiếc

10

Hoạt động tốt

5

Dao quắm (Cục cấp)

Chiếc

200

Hoạt động tốt

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 3422/QĐ-BNN-TCLN ngày 28/08/2020 về Kế hoạch phòng cháy chữa cháy rừng thực hiện Quyết định 630/QĐ-TTg về Kế hoạch thực hiện Nghị quyết về tiếp tục hoàn thiện, nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về phòng cháy chữa cháy do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.692

DMCA.com Protection Status
IP: 3.144.90.236
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!