ỦY BAN NHÂN DÂN
QUẬN 11
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 75/KH-UBND
|
Quận 11, ngày 18
tháng 4 năm 2017
|
KẾ HOẠCH
TRIỂN
KHAI “THÁNG HÀNH ĐỘNG VÌ AN TOÀN THỰC PHẨM” NĂM 2017
Căn cứ Kế hoạch số 1904/KH-UBND ngày 07/4/2017 của Ủy
ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về việc triển khai “Tháng hành động vì an
toàn thực phẩm” năm 2017.
Ủy ban nhân dân quận 11 xây dựng kế hoạch triển
khai “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2017 như sau:
I. CHỦ ĐỀ “THÁNG HÀNH ĐỘNG VÌ AN
TOÀN THỰC PHẨM” NĂM 2017:
Thực hiện chỉ đạo của Ủy ban nhân dân Thành phố, Ủy
ban nhân dân quận 11 triển khai “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2017”
với chủ đề “Sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng thực phẩm tươi sống an toàn;
Kiểm soát rượu, phòng tránh ngộ độc rượu”.
II. MỤC TIÊU:
1. Nâng cao vai trò, trách nhiệm của chính
quyền địa phương, của các tổ chức, cá nhân trong việc sản xuất, kinh doanh,
tiêu dùng thực phẩm tươi sống, rượu an toàn.
2. Huy động các cấp chính quyền, các ban
ngành đoàn thể đẩy mạnh công tác phổ biến tuyên truyền Luật An toàn thực phẩm,
các quy định pháp luật về an toàn thực phẩm (ATTP) trong sản xuất, kinh doanh
và tiêu dùng thực phẩm.
3. Tăng cường công tác kiểm tra bảo đảm an
toàn thực phẩm tươi sống, rượu tại các cơ sở sản xuất, sơ chế, chế biến, nhập
khẩu, lưu thông, buôn bán thực phẩm, đặc biệt là các chợ truyền thống trên địa
bàn.
4. Không để xảy ra ngộ độc thực phẩm trên địa
bàn quận.
III. THỜI GIAN VÀ PHẠM VI TRIỂN
KHAI:
- Thời gian thực hiện: từ 15/4/2017 đến
15/5/2017.
- Phạm vi triển khai: Tháng hành động được triển
khai trên toàn quận (cấp quận và phường).
IV. NỘI DUNG THỰC HIỆN:
1. Tổ chức lễ phát động:
1.1. Cấp quận:
- Thời gian: dự kiến lúc 08 giờ 00 ngày 20/4/2017 (thứ
năm).
- Địa điểm: Hội trường Ủy ban nhân dân quận (270 đường
Bình Thới, phường 10, quận 11).
- Thành phần tham dự (dự kiến 100 người):
+ Thành viên Ban chỉ đạo liên ngành Thành phố về
ATVSTP; đại diện lãnh đạo Ban Quản lý ATTP Thành phố;
+ Thường trực Quận ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban
nhân dân Quận 11;
+ Đại diện lãnh đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các
đoàn thể Quận 11;
+ Thành viên Ban chỉ đạo liên ngành ATTP quận;
+ Đại diện Lãnh đạo Ban quản lý các chợ;
+ Đại diện Lãnh đạo Ủy ban nhân dân 16 phường, Trưởng
trạm Y tế 16 phường, cán bộ phụ trách công tác ATTP phường;
+ Chủ hộ sản xuất, kinh doanh các sản phẩm tươi sống;
kinh doanh dịch vụ ăn uống trên địa bàn phường 10.
1.2. Cấp phường:
- Mỗi phường chọn một địa điểm thuận lợi như chợ,
các khu tập trung đông dân cư để tổ chức Lễ phát động “Tháng hành động vì ATTP”
năm 2017 (riêng UBND phường 10 phối hợp Phòng Y tế tổ chức Lễ phát động cấp quận).
- Thời gian tổ chức: từ 20/4/2017 đến 25/4/2017.
- Thành phần tham dự: Ban chỉ đạo liên ngành ATTP
phường, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phường, các ban ngành đoàn thể phường,
Tổ trưởng Tổ dân phố, các hộ tiểu thương kinh doanh trong khu vực chợ thuộc phường
quản lý, các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc phường quản lý, thức ăn
đường phố.
2. Hoạt động truyền thông:
2.1. Đối tượng ưu tiên truyền thông:
- Tổ chức, cá nhân sản xuất, sơ chế, chế biến, kinh
doanh rượu, rau, thịt, thủy sản tươi sống; người kinh doanh dịch vụ ăn uống, bếp
ăn tập thể, căn tin trường học...
- Người làm công tác quản lý về an toàn thực phẩm
các cấp, ban quản lý chợ.
- Người tiêu dùng thực phẩm.
2.2. Nội dung truyền thông:
- Tuyên truyền, hướng dẫn cách sản xuất, sơ chế, bảo
quản và tiêu dùng rượu, rau, thịt, thủy sản an toàn; các quy định về sử dụng
hóa chất, phụ gia trong sản xuất, chế biến thực phẩm; điều kiện vệ sinh cơ sở,
trang thiết bị, dụng cụ sơ chế, chế biến thực phẩm; vệ sinh cá nhân trong việc
phòng ngừa ô nhiễm thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm; tuyên truyền
phòng ngừa ngộ độc rượu.
- Tuyên truyền, hướng dẫn cho người tiêu dùng biết
cách chọn mua, chế biến, bảo quản thực phẩm an toàn; hiểu rõ quyền lợi và nghĩa
vụ của mình trong công tác đảm bảo ATTP, đặc biệt là quyền khiếu nại, trách nhiệm
khai báo, tố giác các hành vi vi phạm ATTP.
3. Hoạt động kiểm tra:
3.1. Đối tượng kiểm tra:
a. Cấp quận:
- Phấn đấu kiểm tra ít nhất 20% tổng số cơ sở theo
Kế hoạch 20/KH-UBND ngày 20/02/2017 của UBND quận về thanh tra, kiểm tra doanh
nghiệp, hộ kinh doanh trên địa bàn quận 11 năm 2017, tập trung các đối tượng:
+ Các cơ sở sản xuất, sơ chế, chế biến, kinh doanh
thực phẩm tươi sống.
+ Các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống có kinh
doanh rượu.
b. Cấp phường:
- Kiểm tra các cơ sở chưa được cấp Giấy chứng nhận
cơ sở đủ điều kiện ATTP theo danh sách của Phòng Y tế; xử phạt vi phạm hành
chính đối với cơ sở vi phạm; chậm nhất đến ngày 05/5/2017 báo cáo danh
sách đã kiểm tra về Phòng Y tế.
- Sau 05/5/2017, tập trung các hộ kinh doanh rau,
thịt, thủy hải sản tươi sống trong các chợ phường quản lý; các cơ sở nhỏ lẻ
kinh doanh sản phẩm rượu
- Các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ăn uống
thuộc diện không đăng ký kinh doanh do Phường quản lý, thức ăn đường phố.
3.2. Nội dung kiểm tra:
a. Đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực
phẩm: Kiểm tra việc chấp hành các quy định về ATTP đối với điều kiện cơ sở
vật chất, địa điểm môi trường, trang thiết bị dụng cụ, nguyên liệu thực phẩm và
điều kiện con người tham gia hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Ưu tiên
kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm chưa được cấp giấy chứng nhận
cơ sở đủ điều kiện ATTP.
b. Đối với các hộ tiểu thương kinh doanh trong
khu vực chợ: Kiểm tra, hướng dẫn việc chấp hành các quy định về ATTP đối với
điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị dụng cụ, nguồn gốc nguyên liệu thực phẩm
và điều kiện con người tham gia kinh doanh thực phẩm. Đảm bảo không hoạt động
giết mổ gia súc, gia cầm trong khu vực chợ.
V. PHÂN CÔNG THỰC HIỆN:
1. Thành viên Ban chỉ đạo
liên ngành ATTP quận:
- Giám sát và hỗ trợ các phường tổ chức triển khai
thực hiện “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm”; tham dự Lễ phát động của phường
theo phân công (Phụ lục 1).
- Giám sát việc triển khai công tác truyền thông của
phường được phân công phụ trách; báo cáo tình hình cho Thường trực Ban chỉ đạo
liên ngành ATTP quận (Phòng Y tế) tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân quận trước
ngày 17/5/2017.
2. Phòng Y tế:
- Tham mưu UBND quận tổ chức lễ phát động “Tháng
hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2017.
- Chủ trì Đoàn kiểm tra liên ngành về ATTP quận
(Quyết định số 13/QĐ-UBND ngày 11/01/2016 về kiện toàn Đoàn kiểm tra liên ngành
về ATTP quận 11) thực hiện công tác kiểm tra theo trọng tâm kế hoạch.
- Phối hợp Trung tâm văn hóa, Trung tâm Y tế dự
phòng, Ban quản lý các chợ thực hiện băng rôn tuyên truyền trên các trục đường
chính và tại khu vực các chợ trên địa bàn quận (phụ lục 2).
- Tổ chức 01 lớp tuyên truyền, phổ biến pháp luật,
tập huấn các quy định về an toàn thực phẩm cho Ban chỉ đạo liên ngành về ATTP
16 phường, đại diện lãnh đạo ban ngành đoàn thể 16 phường, thành viên Đoàn kiểm
tra liên ngành ATTP 16 phường, đại diện Ban quản lý các chợ quận quản lý, các
chợ tự phát trên địa bàn phường.
3. Phòng Kinh tế:
- Phối hợp Trung tâm Y tế dự phòng hướng dẫn, theo
dõi các hoạt động hưởng ứng Tháng hành động tại các chợ quận quản lý.
- Hướng dẫn các tiểu thương kinh doanh trong các chợ,
các cơ sở thuộc lĩnh vực quản lý, đặc biệt cơ sở kinh doanh mặt hàng rượu thực
hiện đúng các quy định của pháp luật về ATTP.
4. Văn phòng Hội đồng nhân dân
và Ủy ban nhân dân quận:
- Thông tin các nội dung hoạt động “Tháng hành động
vì ATTP” năm 2017 trên bản tin điện tử quận.
5. Trung tâm Y tế dự phòng:
- Xây dựng Kế hoạch truyền thông, phối hợp Ủy ban
nhân dân 16 phường tổ chức truyền thông, tập huấn hướng dẫn về ATTP cho các đối
tượng sản xuất, kinh doanh thực phẩm; tập trung tuyên truyền nâng cao nhận thức,
kiến thức thái độ thực hành về ATTP cho đối tượng sản xuất, kinh doanh thực phẩm,
dịch vụ ăn uống thuộc quản lý, đặc biệt các cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm
rau, thịt và người tiêu dùng thực phẩm.
- Phân phối các tài liệu truyền thông, đĩa CD, áp
phích, tờ rơi đến Ủy ban nhân dân các phường, Ban quản lý các chợ.
6. Phòng Giáo dục và Đào tạo:
- Phối hợp Trung tâm Y tế dự phòng tổ chức tăng cường
tuyên truyền, hướng dẫn, giám sát việc thực hiện ATTP đối với các bếp ăn tập thể,
căn tin các trường mầm non, tiểu học, trung học; thực hiện treo các băng rôn khẩu
hiệu đảm bảo ATTP trong Tháng hành động. Tăng cường công tác giám sát, không để
xảy ra ngộ độc thực phẩm trong trường học.
7. Trung tâm văn hóa:
- Thực hiện treo băng rôn tuyên truyền trên các trục
đường chính và tại khu vực các chợ trên địa bàn quận.
- Phối hợp Trung tâm Y tế dự phòng và các đơn vị
trong công tác truyền thông, đưa tin tuyên truyền về hoạt động đảm bảo ATTP
trên địa bàn quận trong thời gian thực hiện Tháng hành động.
8. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam và các đoàn thể quận, phường:
- Theo chức năng nhiệm vụ của đơn vị, phối hợp triển
khai công tác truyền thông và tham gia công tác kiểm tra, giám sát trong Tháng
hành động.
9. Ủy ban nhân dân 16 phường:
- Kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính đối với cơ sở
chưa được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP; chậm nhất đến ngày
05/5/2017 báo cáo danh sách đã kiểm tra về Phòng Y tế. Sau 05/5/2017, phấn
đấu kiểm tra đạt 50% số cơ sở phường quản lý.
-Tổ chức tuyên truyền pháp luật về ATTP cho các hộ
kinh doanh trong khu vực các chợ phường quản lý, các quán ăn bình dân, thức ăn
đường phố.
- Phát tờ bướm tại các khu phố, tổ dân phố giúp cho
người tiêu dùng lựa chọn sản phẩm thực phẩm tươi sống, rượu đảm bảo chất lượng
an toàn.
- Mỗi phường thực hiện ít nhất 02 băng rôn tại các
khu vực đông dân cư, các chợ phường quản lý.
10. Ban quản lý các chợ quận
quản lý:
- Phối hợp Trung tâm Y tế dự phòng quận tổ chức buổi
tuyên truyền hướng dẫn các quy định về điều kiện ATTP cho các hộ tiểu thương
đang kinh doanh ngành thực phẩm trong chợ; hướng dẫn cách sơ chế, bảo quản và
tiêu dùng thực phẩm an toàn cho các tiểu thương kinh doanh mặt hàng rau, thịt,
thủy hải sản tươi sống; kinh doanh rượu có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.
- Phát loa thông tin cổ động, vận động các hộ tiểu
thương tích cực thực hiện tháng an toàn thực phẩm trong hoạt động kinh doanh.
- Tuyên truyền các thông tin về tình hình các dịch
bệnh gia súc gia cầm.
- Thực hiện băng rôn về nội dung ATTP treo ở các chợ.
- Tăng cường kiểm tra, giám sát, nhắc nhở, yêu cầu
tiểu thương kinh doanh trong chợ thực hiện các quy định về ATTP. Không để tình
trạng giết mổ gia súc, gia cầm xảy ra trong chợ.
V. KINH PHÍ THỰC HIỆN:
- Từ nguồn kinh phí Chương trình đảm bảo ATTP của
Thành phố phân bổ cho đơn vị.
- Kinh phí đoàn kiểm tra trích từ nguồn tiền thu xử
phạt vi phạm hành chính về ATTP.
- Kinh phí truyền thông trích từ nguồn thu phí cấp
Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP.
VI. THỜI GIAN THỰC HIỆN:
- Từ ngày 13/4/2017 đến 17/4/2017, triển khai kế hoạch
đến các ban, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân 16 phường, Ban quản lý các chợ.
- Ủy ban nhân dân 16 phường, Ban quản lý các chợ
xây dựng Kế hoạch gửi về Thường trực Ban chỉ đạo liên ngành ATTP quận (Phòng Y
tế) chậm nhất ngày 20/4/2017.
- Tổ chức Lễ phát động: từ ngày 15/4/2017 đến
25/4/2017.
- Từ ngày 15/4/2017 đến 15/5/2017, tổ chức các hoạt
động truyền thông và triển khai công tác kiểm tra về ATTP.
- Các đơn vị thực hiện báo cáo kết quả thực hiện về
Ủy ban nhân dân quận (Phòng Y tế tổng hợp) trước ngày 17/5/2017, cụ thể:
+ Thành viên Ban chỉ đạo liên ngành về ATTP quận,
Trung tâm Y tế dự phòng, Trạm Thú y, Ban quản lý các chợ (chợ Bình Thới, chợ
Lãnh Binh Thăng, chợ Phú Thọ, chợ Thiếc) báo cáo kết quả theo nội dung được
phân công thực hiện.
+ Ủy ban nhân dân 16 phường báo cáo kết quả thực hiện
(theo Phụ lục 3 gồm 02 mẫu).
- Phòng Y tế tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân quận,
Sở Y tế, Chi cục ATVSTP trước ngày 20/5/2017.
Trên đây là Kế hoạch triển khai “Tháng hành động vì
an toàn thực phẩm” năm 2017. Đề nghị lãnh đạo các phòng ban, đơn vị có liên
quan, Ủy ban nhân dân 16 phường và Ban quản lý các chợ trên cơ sở chức năng,
nhiệm vụ của đơn vị tổ chức triển khai thực hiện tốt kế hoạch đề ra./.
Nơi nhận:
- UBND/TP;
- Ban Quản lý ATTP/TP;
- TT.QU, TT.HĐND quận;
- UBND Quận (CT, PCT);
- UBMTTQ và các đoàn thể quận;
- BCĐLN ATTP Quận;
- P.NV; P.TCKH; P.KT; P.GDĐT;
- P.LĐTBXH; P.VHTT; P.TP;
- TTYTDP; Trạm Thú y; Đội QLTT 11B; TTVH;
- UBND 16 phường; Ban quản lý các chợ;
- VP.HĐND-UBND (CPVP/th, NCTH/vx);
- Lưu.
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Trần Phi Long
|
PHỤ LỤC 1
DANH SÁCH PHÂN CÔNG THÀNH VIÊN BAN CHỈ ĐẠO LIÊN NGÀNH VỀ
ATTP QUẬN THAM DỰ LỄ PHÁT ĐỘNG “THÁNG HÀNH ĐỘNG VÌ AN TOÀN THỰC PHẨM” NĂM 2017
TẠI CÁC PHƯỜNG
(Đỉnh kèm Kế hoạch số 75/KH-UBND ngày 18/4/2017 của UBND quận 11 về triển
khai “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2017)
STT
|
Họ và tên
|
Chức vụ
|
Chức danh BCĐ
|
Phụ trách phường
|
1
|
Bà Trần Thu Hương
|
Trưởng phòng Y tế
|
Phó trưởng ban TT
|
03
|
2
|
Ông Hà Quang Phát
|
Trưởng phòng Kinh
tế
|
Phó trưởng ban
|
15, 16
|
3
|
Bà Hứa Khắc Sương Linh
|
Phó Giám đốc
TTYTDP
|
Thành viên
|
05, 12
|
4
|
Bà Lê Thị Thu Vân
|
Phó Chủ tịch
UBMTTQVN quận
|
Thành viên
|
01
|
5
|
Ông Lê Quang Tâm
|
Trưởng phòng VHTT
|
Thành viên
|
11
|
6
|
Ông Nguyễn Phi Long
|
Trưởng phòng
LĐTBXH
|
Thành viên
|
7
|
7
|
Bà Hoàng Thị Nga
|
Trưởng phòng TCKH
|
Thành viên
|
02
|
8
|
Ông Đặng Đức Hoàng
|
Trưởng phòng GDĐT
|
Thành viên
|
8
|
9
|
Bà Đỗ Thị Hoa
|
Phó Trưởng phòng
Tư pháp
|
Thành viên
|
9
|
10
|
Ông Trần Nguyễn Khánh Hùng
|
Phó Trưởng phòng
Tài nguyên - Môi trường
|
Thành viên
|
14
|
11
|
Ông Lê Văn Đang
|
Trưởng Trạm thú y
|
Thành viên
|
06, 10
|
12
|
Ông Lê Thanh Hòa
|
Phó Đội Trưởng Đội
QLTT11B
|
Thành viên
|
13
|
13
|
Ông Lê Hòa Hiệp
|
Đội trưởng Đội quản
lý hành chính Công an quận
|
Thành viên
|
04
|
PHỤ LỤC 2
HƯỚNG DẪN TRIỂN KHAI CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN “THÁNG HÀNH ĐỘNG
VÌ AN TOÀN THỰC PHẨM” NĂM 2017
(Đính kèm Kế hoạch số 75/KH-UBND ngày 18/4/2017 của UBND quận 11 về triển
khai “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2017)
I. CHỦ ĐỀ “THÁNG HÀNH ĐỘNG”
NĂM 2017:
Rau, thịt, thủy sản là những thực phẩm chủ lực và
phổ biến trong bữa ăn hàng ngày của người Việt Nam nói chung và thành phố nói
riêng. Tuy nhiên những thực phẩm này cũng tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ như tồn dư
thuốc bảo vệ thực vật, kim loại nặng trên rau; tồn dư chất cấm, thuốc kháng
sinh trên thịt, thủy sản; ô nhiễm vi sinh vật gây bệnh trên rau, thịt, thủy sản...
Sản phẩm rau, thịt, thủy sản không đảm bảo ATTP có thể dẫn đến ngộ độc thực phẩm,
gây ra các bệnh đường ruột, các bệnh mãn tính, tiềm ẩn ảnh hưởng trực tiếp và
lâu dài tới sức khoẻ người tiêu dùng. Nhằm tuyên truyền sâu rộng đến các tổ chức,
cá nhân biết và tuân thủ pháp luật về an toàn thực phẩm, từng bước hạn chế những
nhược điểm, nguy cơ tiềm ẩn mà thực phẩm rượu, rau, thịt, thủy sản không an
toàn có thể mang đến cũng như khuyến khích, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp đẩy
mạnh liên kết chuỗi sản xuất, tiêu thụ nông sản thực phẩm an toàn, đầu tư vào sản
xuất nông nghiệp công nghệ cao, áp dụng thực hành sản xuất nông nghiệp tốt
(VietGAP), hệ thống quản lý ATTP tiên tiến như HACCP, ISO22000, tiếp tục nhân rộng
các mô hình điểm về ATTP: “chuỗi thực phẩm an toàn”, truy xuất nguồn gốc thịt
heo, rau, quả; Mô hình chợ thí điểm ATTP,...
Từ đầu năm đến nay đã xảy ra nhiều vụ ngộ độc rượu
nghiêm trọng dẫn đến tử vong trong nước, gây hoang mang trong xã hội. Nhằm
tuyên truyền sâu rộng đến các tổ chức, cá nhân biết và tuân thủ pháp luật về
ATTP, từng bước hạn chế những nhược điểm, nguy cơ tiềm ẩn mà thực phẩm rượu,
rau, thịt, thủy sản không an toàn có thể mang đến, Ủy ban nhân dân Thành phố tổ
chức triển khai “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2017 với chủ đề:
“- Sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng thực phẩm
tươi sống an toàn;
- Kiểm soát rượu, phòng tránh ngộ độc rượu”.
II. ĐỐI TƯỢNG ƯU TIÊN TRUYỀN
THÔNG:
1. Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, rượu, cơ sở
sơ chế, kinh doanh rau, củ, quả.
2. Cơ sở chăn nuôi, giết mổ, sơ chế, kinh doanh thịt;
cơ sở nuôi trồng thủy sản, sơ chế, kinh doanh thủy sản.
3. Chính quyền các cấp, ban quản lý chợ đầu mối, siêu
thị.
4. Cơ sở tiêu thụ rau, thịt, thủy sản (nhà hàng,
khách sạn, bếp ăn tập thể...).
5. Người tiêu dùng thực phẩm.
III. NỘI DUNG TRUYỀN THÔNG:
- Tuyên truyền, hướng dẫn sản xuất, chế biến, bảo
quản và tiêu dùng thực phẩm tươi sống an toàn, nâng cao vai trò trách nhiệm, tầm
quan trọng của việc thực hiện tốt các quy định bảo đảm an toàn sản xuất rau, thịt,
quy định về sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên rau, sử dụng hóa chất, thuốc
kháng sinh trong chăn nuôi phòng ngừa nguy cơ ô nhiễm rau, củ, quả, nông sản do
tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật ngoài danh mục, góp
phần vào giảm thiểu ngộ độc thực phẩm từ rau, thịt, thủy sản tươi sống.
- Đưa tin, tuyên truyền về các hoạt động bảo đảm
ATTP rau, thịt trên địa bàn thành phố.
- Quảng bá danh sách “địa chỉ xanh, nông sản sạch”
đến người tiêu dùng.
- Biểu dương các tổ chức, cá nhân tích cực tham gia
các hoạt động bảo đảm ATTP, đồng thời phê phán, đưa tin các đơn vị, cá nhân vi
phạm các quy định pháp luật về bảo đảm ATTP rau, thịt.
- Chỉ rõ các vấn đề bức xúc nhất hiện nay trong
công tác quản lý ATTP, nêu rõ trách nhiệm của các nhà quản lý, của các cấp
chính quyền, các ban ngành, đoàn thể và từng cá nhân, tập thể trong hoạt động sản
xuất, kinh doanh, tiêu dùng thực phẩm, rượu tại các sự việc cụ thể. Thẳng thắn
chỉ rõ những vấn đề tồn đọng trong công tác quản lý ATTP của các nhà quản lý,
lãnh đạo, các ban ngành, đoàn thể, các cấp chính quyền.
Tập trung tuyên truyền, hướng dẫn cho các đối tượng
hiểu đúng, thực hiện đúng Luật an toàn thực phẩm, Nghị định hướng dẫn Luật an
toàn thực phẩm, các thông tư quy định bảo đảm ATTP
Đặc biệt tập trung tuyên truyền giáo dục đến các
nhóm đối tượng ưu tiên, cụ thể như sau:
1. Người sản xuất, kinh doanh thực phẩm tươi sống
(rau, thịt, thủy sản):
- Các văn bản quy phạm pháp luật, các tiêu chuẩn,
quy chuẩn, các hệ thống quản lý ATTP, an toàn dịch bệnh trong sản xuất, sơ chế,
chế biến, kinh doanh rau, thịt, thủy sản tươi sống.
- Các quy phạm thực hành, các hệ thống VietGAP,
HACCP trong sản xuất, kinh doanh rau, thịt, thủy sản bảo đảm ATTP.
- Giới thiệu, biểu dương các tổ chức, cá nhân sản
xuất, kinh doanh rau, thịt, thủy sản bảo đảm ATTP.
- Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón trong
danh mục được phép sử dụng và theo nguyên tắc “4 đúng”.
- Sử dụng thuốc thú y, kháng sinh trong danh mục được
phép sử dụng; sử dụng thuốc thú y, thuốc kháng sinh đúng nguyên tắc; sử dụng thức
ăn chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản phù hợp, an toàn, không chứa chất cấm.
- Tác hại của việc sử dụng hóa chất, thuốc thú y,
thuốc bảo vệ thực phẩm cấm sử dụng trong chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng thủy
sản; sử dụng hóa chất, phụ gia, chất hỗ trợ chế biến trong sơ chế, chế biến, bảo
quản thực phẩm. Đặc biệt, tuyên truyền về các hình thức xử lý vi phạm về ATTP
theo quy định của pháp luật, bao gồm xử lý hình sự tội vi phạm về ATTP.
2. Người sản xuất, kinh doanh rượu:
- Quyết định số 244/QĐ-TTg ngày 12/2/2014 về chính
sách Quốc gia phòng chống tác hại của lạm dụng đồ uống có cồn đến năm 2020.
- Nghị định số 94/2012/NĐ-CP ngày 12/11/2012 của
Chính phủ về sản xuất, kinh doanh rượu.
- Thông tư số 60/2014/TT-BCT ngày 27/12/2014 của Bộ
Công Thương về quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 94/2012/NĐ-CP về
sản xuất, kinh doanh rượu.
- Tuyệt đối không sử dụng hóa chất, cồn công nghiệp
để pha chế, chế biến rượu cho người sử dụng.
3. Người tiêu dùng thực phẩm:
- Cần tuyên truyền để người tiêu dùng hiểu rõ quyền
lợi và nghĩa vụ mình trong ATTP. Đặc biệt là quyền khiếu nại, trách nhiệm khai
báo, tố giác các hành vi vi phạm ATTP của các tổ chức, cá nhân trong hoạt động
sản xuất, kinh doanh thực phẩm, rau, thịt.
- Hướng dẫn cách chọn mua, chế biến, bảo quản và
tiêu dùng rau, thịt, thủy sản tươi sống an toàn.
- Tuyên truyền để người tiêu dùng có thói quen từ
chối các cơ sở sản xuất, kinh doanh rau, thịt, thủy sản không đảm bảo ATTP;
Không tiêu thụ những sản phẩm rau, thịt, thủy sản không rõ nguồn gốc hoặc có dấu
hiệu ôi thiu, mốc, hỏng; khai báo khi bị ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền
qua thực phẩm.
- Tuyên truyền để người tiêu dùng hiểu rõ tác hại của
sử dụng rượu, đặc biệt là rượu pha bằng hóa chất, cồn công nghiệp, rượu có chứa
hàm lượng methanol cao.
III. KHẨU HIỆU ĐẢM BẢO AN TOÀN
THỰC PHẨM THÁNG HÀNH ĐỘNG NĂM 2017:
1. Nhiệt liệt hưởng ứng “Tháng hành động vì
an toàn thực phẩm” năm 2017.
2. Chính quyền các cấp, các cơ quan chức năng
quyết tâm ngăn chặn thực phẩm rau, thịt, thủy sản tươi sống không an toàn.
3. Kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp nhập
lậu, vận chuyển, kinh doanh, sử dụng thực phẩm không an toàn; gia cầm, sản phẩm
gia cầm, gia súc và sản phẩm thịt gia súc, thủy sản tươi nhập lậu, không rõ nguồn
gốc, chưa qua kiểm dịch.
4. Không sử dụng cồn công nghiệp để pha và sản
xuất rượu cho người tiêu dùng.
5. Vì sức khỏe người tiêu dùng, hãy đảm bảo
thời gian cách ly sau khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.
6. Vì sức khỏe người tiêu dùng, tuyệt đối
không sử dụng hóa chất, kháng sinh ngoài danh mục, chất cấm trong chăn nuôi,
nuôi trồng thủy sản.
7. Tuyệt đối không sử dụng phẩm màu độc hại,
các chất phụ gia, hóa chất ngoài danh mục cho phép trong sản xuất, chế biến thực
phẩm.
8. Vì sức khỏe của bản thân, vì an sinh xã hội,
không lạm dụng rượu bia.
9. Lựa chọn rau, thịt, thủy sản tươi sống sạch,
rõ nguồn gốc xuất xứ cho bữa ăn ngon, an toàn sức khỏe.
10. Chủ động phát hiện hành vi vi phạm an
toan thực phẩm và báo cho cơ quan chức năng gần nhất.
11. Để đảm bảo an toàn thực phẩm hãy ăn chín,
uống chín, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng.
PHỤ LỤC 3:
BÁO CÁO
(Đính kèm Kế hoạch số 75/KH-UBND ngày 18/4/2017 của UBND quận 11 về triển
khai “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2017)
MẪU 1
Đơn vị: …….
Tel: …….………..
Fax: …….……….
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
|
Ngày
tháng năm 20…..
|
BÁO CÁO
Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2017
Kính gửi:
…….…….…….…….…….…….…….…….…….…….
I. Công tác chỉ đạo
TT
|
Nội dung hoạt động
|
Tuyến xã
|
Tuyến huyện
|
Tuyến tỉnh
|
So sánh với năm
trước (tăng/giảm %)
|
Tổng số xã
|
Số xã thực hiện
|
Tổng số huyện
|
Số huyện thực
hiện
|
|
1
|
Xây dựng Kế hoạch Tháng hành động
|
|
|
|
|
|
|
2
|
Tổ chức Lễ phát động
|
|
|
|
|
|
|
3
|
Họp BCĐ triển khai Tháng hành động
|
|
|
|
|
|
|
4
|
Công văn chỉ đạo
|
|
|
|
|
|
|
5
|
Hội nghị triển khai
|
|
|
|
|
|
|
6
|
Hội nghị tổng kết
|
|
|
|
|
|
|
* Ghi chú: Nếu là báo cáo của xã, huyện thì ghi
vào ô này: “+” triển khai; “-”; không triển khai.
II. Chiến dịch truyền thông
TT
|
Tên hoạt động
|
Kết quả
|
Số buổi
|
Số người tham dự
|
So sánh với năm
trước
(Tăng hay giảm %)
|
1
|
Tập huấn
|
|
|
|
2
|
Hội thảo
|
|
|
|
3
|
Nói chuyện
|
|
|
|
|
Số tin bài
|
Số lần phát sóng
|
So sánh với năm
trước (Tăng hay giảm %)
|
4
|
Báo viết
|
|
|
|
5
|
Phát thanh
|
|
|
|
6
|
Truyền hình
|
|
|
|
7
|
Sản phẩm truyền
thông
|
|
Số lượng
|
So sánh với năm
trước (Tăng hay giảm %)
|
Băng rôn, khẩu hiệu (chiếc)
|
|
|
Tranh, áp phích (tờ)
|
|
|
Băng, đĩa hình (băng)
|
|
|
Băng, đĩa âm (băng)
|
|
|
Tờ rơi
|
|
|
Tờ gấp
|
|
|
Khác
|
|
|
8
|
Hoạt động khác
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
III. Công tác thanh tra, kiểm tra
1. Số lượng: …… đoàn; Trong đó: …… đoàn
chuyên ngành; …… đoàn liên ngành tuyến tỉnh, tuyến huyện, tuyến xã, phường.
2. Kết quả
TT
|
Loại hình
|
Xã
|
Huyện
|
Tỉnh
|
TS cơ Sở
|
TS cơ sở được TT, Ktr
|
Số đạt
|
Tỷ lệ đạt (%)
|
TS cơ sở
|
TS cơ sở được TT, Ktr
|
Số đạt
|
Tỷ lệ đạt (%)
|
TS cơ sở
|
TS cơ sở được TT, Ktr
|
Số đạt
|
Tỷ lệ đạt (%)
|
1
|
Cơ sở SX thực phẩm
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2
|
Cơ sở KD thực phẩm
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3
|
Cơ sở KDDVĂU
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
4
|
Cơ sở KDTĂĐP
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Cộng
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3. Xử lý cơ sở vi phạm
TT
|
Loại hình
|
Kết quả
|
Nhắc nhở
|
Phạt cảnh cáo
|
Phạt tiền (đồng)
|
Số cơ sở bị hủy
SP
|
Số cơ sở bị
đóng cửa
|
Khác
|
1
|
Cơ sở SX thực phẩm
|
|
|
|
|
|
|
2
|
Cơ sở KD thực phẩm
|
|
|
|
|
|
|
3
|
Cơ sở KDDVĂU
|
|
|
|
|
|
|
4
|
Cơ sở KDTĂĐP
|
|
|
|
|
|
|
Cộng
|
|
|
|
|
|
|
IV. Kiểm nghiệm
1.1. Tuyến tỉnh
- Kiểm nghiệm định tính bằng tets kiểm tra nhanh
hóa học
TT
|
Tên mẫu thực phẩm
|
Số lượng
|
Kết quả (+)
|
Tỷ lệ (%)
|
Ghi chú (test
thử chất gì)
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Kiểm nghiệm định tính bằng tets kiểm tra nhanh Vi
sinh
TT
|
Tên mẫu thực phẩm
|
Số lượng
|
Kết quả (+)
|
Tỷ lệ (%)
|
Ghi chú (test
thử chất gì)
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Kiểm nghiệm định lượng
TT
|
Tên mẫu thực phẩm
|
Nơi làm XN
|
Kết quả
|
Tên chỉ tiêu kiểm
nghiệm
|
Tuyến tỉnh
|
Viện kiểm nghiệm
|
Tổng số
|
Đạt (+)
|
Tỉ lệ đạt (%)
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Cộng
|
|
|
|
|
|
|
1.2. Tuyến quận/huyện
- Kiểm nghiệm định tính bằng tets kiểm tra nhanh
hóa học
TT
|
Tên mẫu thực phẩm
|
Số lượng
|
Kết quả (+)
|
Tỷ lệ (%)
|
Ghi chú (test
thử chất gì)
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Kiểm nghiệm định tính bằng tets kiểm tra nhanh Vi
sinh
TT
|
Tên mẫu thực phẩm
|
Số lượng
|
Kết quả (+)
|
Tỷ lệ (%)
|
Ghi chú (test
thử chất gì)
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Kiểm nghiệm định lượng
TT
|
Tên mẫu thực phẩm
|
Nơi làm XN
|
Kết quả
|
Tên chỉ tiêu kiểm
nghiệm
|
Tuyến tỉnh
|
Tuyến huyện
|
Tổng số
|
Đạt (+)
|
Tỉ lệ đạt (%)
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Cộng
|
|
|
|
|
|
|
V. Ngộ độc thực phẩm
TT
|
Nội dung
|
Kết quả
|
So sánh năm
nay/năm trước
|
Số liệu năm nay
|
Số liệu năm trước
|
Tăng
|
Giảm
|
1
|
Số vụ
|
|
|
|
|
2
|
TS mắc
|
|
|
|
|
3
|
Số đi viện
|
|
|
|
|
4
|
Số tử vong
|
|
|
|
|
Cộng
|
|
|
|
|
a. Các hoạt động khác (nếu có ghi cụ thể)
………………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………..
b. Đánh giá chung
1. Thuận lợi:
………………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………..
2. Khó khăn:
………………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………..
3. Đề xuất, kiến nghị:
………………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………..
Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu.
|
LÃNH ĐẠO ĐƠN VỊ
(Ký tên đóng dấu)
|
MẪU 2
BÁO CÁO
Kết quả thanh tra, kiểm tra trong Tháng hành
động năm 2017
I. Công tác chỉ đạo:
(nêu cụ thể)
II. Kết quả thanh tra, kiểm tra tại cơ sở thực
phẩm (đối với phường, không bao gồm các cơ sở do đoàn liên ngành quận thực
hiện và báo cáo).
1. Việc tổ chức các đoàn thanh tra, kiểm tra
Tổng số đoàn thanh tra, kiểm tra:
Trong đó:
1.1 Số đoàn thanh tra, kiểm tra tuyến tỉnh:
1.2 Số đoàn thanh tra, kiểm tra tuyến huyện:
1.3 Số đoàn kiểm tra tuyến xã:
2. Kết quả thanh tra, kiểm tra:
Bảng 1: Kết quả thanh tra, kiểm tra:
TT
|
Loại hình cơ sở thực
phẩm
|
Tổng số cơ sở
|
Số cơ sở được
thanh, kiểm tra
|
Số cơ sở đạt
|
Tỷ lệ % đạt
|
1
|
Sản xuất
|
|
|
|
|
2
|
Sơ chế, chế biến
|
|
|
|
|
3
|
Kinh doanh
|
|
|
|
|
|
Tổng số (1 +2 + 3)
|
|
|
|
|
Báng 2: Tình hình vi phạm và xử lý vi phạm
TT
|
Tổng hợp tình hình
vi phạm
|
Số lượng
|
Tỷ lệ % so với số
được kiểm tra
|
1
|
Tổng số cơ sở được thanh tra, kiểm tra
|
|
|
2
|
Số cơ sở có vi phạm
|
|
|
3
|
Số cơ sở vi phạm bị xử lý
|
|
|
Trong đó:
|
3.1
|
Hình thức phạt chính:
|
|
Số cơ sở bị cảnh cáo
|
|
|
|
Số cơ sở bị phạt tiền
|
|
|
|
Tổng số tiền phạt
|
|
|
3.2
|
Hình thức phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu
quả
|
*
|
Số cơ sở bị đóng cửa
|
|
|
*
|
Số cơ sở bị đình chỉ lưu hành sản phẩm
|
|
|
|
Số sản phẩm bị đình chỉ lưu hành
|
|
|
*
|
Số cơ sở bị tiêu hủy sản phẩm
|
|
|
|
Tổng số loại sản phẩm bị tiêu hủy
|
|
|
*
|
Số cơ sở phải khắc phục về nhãn
|
|
|
|
Số loại sản phẩm có nhãn phải khắc phục
|
|
|
*
|
Số cơ sở bị đình chỉ lưu hành tài liệu q/cáo
|
|
|
|
Số loại tài liệu q/cáo bị đình chỉ lưu hành
|
|
|
*
|
Các xử lý khác
|
|
|
3.3
|
Chuyển hồ sơ sang cơ quan khác xử lý
|
|
|
3.4
|
Số cơ sở có vi phạm nhưng không xử lý (chỉ nhắc
nhở)
|
|
|
Bảng 3: Các nội dung vi phạm chủ yếu
TT
|
Nội dung vi phạm
|
Số cơ sở được
thanh tra
|
Số cơ sở vi phạm
|
Tỷ lệ %
|
1
|
Quy định về sử dụng thuốc bảo vệ thực vật
|
|
|
|
2
|
Quy định về sử dụng chất cấm, thuốc kháng sinh
trong chăn nuôi
|
|
|
|
3
|
Điều kiện trang thiết bị dụng cụ
|
|
|
|
4
|
Điều kiện về con người
|
|
|
|
5
|
Công bố sản phẩm
|
|
|
|
6
|
Ghi nhãn thực phẩm
|
|
|
|
7
|
Quảng cáo thực phẩm
|
|
|
|
8
|
Chất lượng sản phẩm thực phẩm
|
|
|
|
9
|
Vi phạm khác (ghi rõ)
|
|
|
|
Bảng 4: Kết quả kiểm nghiệm mẫu:
TT
|
Loại xét nghiệm
|
Kết quả xét nghiệm
mẫu
|
Tổng số mẫu xét
nghiệm
|
Số mẫu không đạt
|
Tỷ lệ % không đạt
|
1 Xét nghiệm tại labo
|
1.1
|
Hóa lý
|
|
|
|
1.2
|
Vi sinh
|
|
|
|
|
Tổng số xét nghiệm tại labo
|
|
|
|
2
|
Xét nghiệm nhanh
|
|
|
|
3
|
Cộng
|
|
|
|
III. Nhận xét, đánh giá chung (Đề nghị nhận
xét, đánh giá cụ thể theo số liệu thực tế tại các bảng từ 1 - 4).
IV. Đề xuất kiến nghị (ghi cụ thể)