Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 6139/ĐA-UBND Loại văn bản: Văn bản khác
Nơi ban hành: Tỉnh Bến Tre Người ký: Trần Ngọc Tam
Ngày ban hành: 18/09/2024 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẾN TRE

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 6139/ĐA-UBND

Bến Tre, ngày 18 tháng 9 năm 2024

ĐỀ ÁN

SẮP XẾP ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP XÃ GIAI ĐOẠN 2023 - 2025 CỦA TỈNH BẾN TRE

Căn cứ Nghị quyết số 37-NQ/TW ngày 24/12/2018 của Bộ Chính trị về việc sắp xếp các đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp huyện và cấp xã; Kết luận số 48- KL/TW ngày 30/01/2023 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2030; Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15 ngày 12/7/2023 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2030 (Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15); Nghị quyết số 117/NQ-CP ngày 30/7/2023 của Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025; ý kiến của Bộ Nội vụ tại Công văn số 7411/BNV-CQĐP ngày 18/12/2023, Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre xây dựng Đề án sắp xếp ĐVHC cấp xã giai đoạn 2023 - 2025 như sau:

Phần I

CĂN CỨ CHÍNH TRỊ, PHÁP LÝ VÀ SỰ CẦN THIẾT SẮP XẾP ĐVHC CẤP XÃ

I. CĂN CỨ CHÍNH TRỊ, PHÁP LÝ

1. Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

2. Nghị quyết số 37-NQ/TW ngày 24/12/2018 của Bộ Chính trị về việc sắp xếp các ĐVHC cấp huyện và cấp xã; Kết luận số 48-KL/TW ngày 30/01/2023 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2030.

3. Luật Tổ chức chính quyền địa phương số 77/2015/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 21/2017/QH14 và Luật số 47/2019/QH14.

4. Nghị quyết số 56/2017/QH14 ngày 24/11/2017 của Quốc hội về việc tiếp tục cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

5. Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 ngày 25/5/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn của ĐVHC và phân loại ĐVHC đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 27/2022/UBTVQH-15 ngày 21/9/2022.

6. Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13 ngày 25/5/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc phân loại đô thị đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 26/2022/UBTVQH15 ngày 21/9/2022.

7. Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15 ngày 12/7/2023 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2030.

8. Nghị quyết số 117/NQ-CP ngày 30/7/2023 của Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025.

8a. Quyết định số 1399/QĐ-TTg ngày 17 tháng 11 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tỉnh Bến Tre thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

9. Phương án tổng thể sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025 của tỉnh Bến Tre; Kết luận số 676-KL/TU ngày 23/11/2023 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XI tại Hội nghị lần thứ 15; Công văn số 4618-CV/TU ngày 14 tháng 3 năm 2024 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc ý kiến của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về điều chỉnh Phương án tổng thể sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025 của tỉnh Bến Tre.

10. Văn bản số 7441/BNV-CQĐP ngày 18/12/2023 của Bộ Nội vụ về Phương án tổng thể sắp xếp các ĐVHC cấp huyện, cấp xã của tỉnh Bến Tre giai đoạn 2023 - 2025 và ý kiến của các Bộ, ngành trung ương có liên quan.

II. SỰ CẦN THIẾT SẮP XẾP ĐVHC CẤP XÃ CỦA TỈNH BẾN TRE

Sắp xếp ĐVHC là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước. Do đó, tỉnh Bến Tre triển khai khẩn trương, có trách nhiệm để đạt được mục tiêu của Đảng và Nhà nước đề ra, trong đó, hướng đến tổ chức hợp lý ĐVHC các cấp phù hợp với thực tiễn và xu thế phát triển của đất nước; bảo đảm hoàn thiện thể chế về ĐVHC; bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; mở rộng không gian phát triển, nâng cao năng lực quản lý của chính quyền địa phương các cấp, góp phần phát huy mọi nguồn lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống Nhân dân.

Bên cạnh đó, quá trình thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới hành chính các cấp của tỉnh Bến Tre từ năm 1945 đến nay diễn ra đa dạng, có phát sinh một số bất cập và hạn chế. Việc sắp xếp ĐVHC các cấp đã thúc đẩy sự phát triển về kinh tế - xã hội, nâng cao năng lực quản lý của bộ máy nhà nước sâu sát đến Nhân dân hơn, quốc phòng - an ninh, trật tự an toàn xã hội và đời sống của người dân được bảo đảm. Tuy nhiên, nhiều ĐVHC cấp xã có diện tích tự nhiên quá nhỏ, không gian phát triển bị chia cắt, gây ra những khó khăn, cản trở trong công tác lập kế hoạch, quy hoạch dài hạn, định hướng phát triển kinh tế - xã hội tầm vĩ mô cũng như quy hoạch, kế hoạch phát triển vùng; nguồn lực của địa phương và Trung ương cho phát triển kinh tế - xã hội bị phân tán, nhất là trong điều kiện Trung ương đảng đẩy mạnh phân quyền, phân cấp, trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho chính quyền địa phương; làm tăng bộ máy và biên chế; tăng chi phí quản lý hành chính,... Đại đa số các đơn vị cấp xã thu ngân sách tại địa phương không đủ cân đối chi thường xuyên, còn dựa nhiều vào sự hỗ trợ của cấp trên.

Đồng thời, xuất phát từ yêu cầu phát triển tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, tình Bến Tre định hướng phát triển quy hoạch tỉnh theo hướng không gian phát triển của tỉnh được tổ chức hợp lý, gắn với phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, từng bước hiện đại; tập trung phát triển nhanh một số địa bàn có điều kiện thuận lợi, làm động lực phát triển chung toàn tỉnh, hỗ trợ các địa bàn khó khăn; phát triển hợp lý giữa khu vực đô thị và nông thôn.

Do đó, việc sắp xếp các ĐVHC cấp xã chưa đủ tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật là cần thiết, nhằm đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; góp phần tinh giản biên chế, cải cách chế độ tiền lương, cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; phát huy hiệu quả các nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội; nâng cao đời sống Nhân dân; giữ vững quốc phòng, an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội trong từng địa phương và trên phạm vi toàn quốc.

Phần II

HIỆN TRẠNG ĐVHC CẤP XÃ CỦA TỈNH BẾN TRE

I. QUÁ TRÌNH THÀNH LẬP, GIẢI THỂ, NHẬP, CHIA, ĐIỀU CHỈNH ĐỊA GIỚI ĐVHC CÁC CẤP CỦA TỈNH BẾN TRE TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY

1. Khái quát quá trình thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới ĐVHC các cấp và sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã của địa phương từ năm 1945 đến nay

1.1. Khái quát quá trình thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới ĐVHC các cấp và sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã của địa phương từ năm 1945-1975

- Đầu năm 1945, tỉnh Bến Tre có 04 quận (Châu Thành, Ba Tri, Mỏ Cày và Thạnh Phú), 18 tổng, 92 làng (tương đương xã). Sau Cách mạng Tháng 8/1945, tỉnh Bến Tre được đổi tên thành tỉnh Đồ Chiểu.

- Năm 1948, Ủy ban Kháng chiến Hành chính Nam Bộ ra quyết định cắt cù lao An Hóa (thuộc tỉnh Mỹ Tho) và 06 xã của cù lao Minh (thuộc tỉnh Vĩnh Long) sáp nhập vào tỉnh Bến Tre; chia tách huyện Châu Thành thành huyện Sóc Sãi và Châu Thành. Tỉnh Bến Tre trở thành địa bàn thống nhất gồm 03 cù lao: Minh, Bảo và An Hóa, bao gồm 07 huyện: Mỏ Cày, Thạnh Phú, Chợ Lách, Ba Tri, Châu Thành, Sóc Sãi và An Hóa.

- Từ ngày 22/10/1956, chính quyền Sài Gòn đổi tên tỉnh Bến Tre thành tỉnh Kiến Hòa, gồm 10 quận là: Ba Tri, Bình Đại, Châu Thành, Đôn Nhơn, Giồng Trôm, Hàm Long, Mỏ Cày, Hương Mỹ, Thạnh Phú, Trúc Giang (tỉnh lỵ). Về phía cách mạng, ta vẫn giữ tên tỉnh Bến Tre, tuy nhiên, trong giai đoạn này cũng có một số thay đổi về địa giới hành chính tương ứng với tổ chức hành chính của đối phương để tiện chỉ đạo và ứng phó kịp thời.

- Sau Đồng khởi 1960, Tỉnh ủy Bến Tre quyết định nhập hai huyện Sóc Sãi và Châu Thành thành huyện Châu Thành, tiếp đó, chia đôi huyện Châu Thành thành huyện Châu Thành Đông, Châu Thành Tây (tháng 7/1972); chia huyện Mỏ Cày thành huyện Mỏ Cày Nam và Mỏ Cày Bắc.

Như vậy, trong kháng chiến chống Mỹ, về phía cách mạng, tỉnh Bến Tre có 10 ĐVHC cấp huyện, gồm 09 huyện: Chợ Lách, Mỏ Cày Nam, Mỏ Cày Bắc, Thạnh Phú, Châu Thành Đông, Châu Thành Tây, Bình Đại, Giồng Trôm, Ba Tri và thị xã Bến Tre.

1.2. Khái quát quá trình thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới ĐVHC các cấp và sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã của địa phương từ năm 1975 -1997

a) Cấp huyện:

- Sau ngày 30/4/1975, huyện Châu Thành Đồng và huyện Châu Thành Tây hợp nhất thành huyện Châu Thành; sáp nhập huyện Mỏ Cày Nam và huyện Mỏ Cày Bắc thành huyện Mỏ Cày; cắt 05 xã phía trên huyện Mỏ Cày sáp nhập vào huyện Chợ Lách.

- Ngày 15/3/1984, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 46-HĐBT về việc phân vạch địa giới thị xã Bến Tre thuộc tỉnh Bến Tre, theo đó, chuyển 03 xã: Nhơn Thạnh, Phú Nhuận (thuộc huyện Giồng Trôm) và Phú Hưng (thuộc huyện Châu Thành) để nhập vào thị xã Bến Tre. Sau điều chỉnh, thị xã Bến Tre có 08 phường và 06 xã.

- Ngày 12/4/1985, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 114-HĐBT về việc điều chỉnh địa giới huyện Châu Thành và thị xã Bến Tre, theo đó, chuyển xã Sơn Đông thuộc huyện Châu Thành vào thị xã Bến Tre. Sau khi điều chỉnh, thị xã Bến Tre có 08 phường và 07 xã.

Như vậy, tính đến năm 1997, tỉnh Bến Tre có 08 ĐVHC cấp huyện, gồm 07 huyện: Châu Thành, Bình Đại, Giồng Trôm, Ba Tri, Chợ Lách, Mỏ Cày, Thạnh Phú và thị xã Bến Tre.

b) Cấp xã:

- Từ năm 1975 đến năm 1978, tỉnh Bến Tre có 132 ĐVHC cấp xã (gồm 122 xã, 05 phường, 05 thị trấn).

- Năm 1979: tỉnh Bến Tre thành lập thêm 11 xã theo Quyết định số 141-CP ngày 03/4/1979 của Hội đồng Chính phủ, cụ thể:

+ Huyện Giồng Trôm: thành lập xã Hưng Nhượng và xã Hưng Lễ (tách ra từ xã Hiệp Hưng).

+ Huyện Bình Đại: thành lập xã Thạnh Trị, xã Đại Hòa Lộc, xã Bình Thới và xã Bình Thắng, huyện Bình Đại (từ xã Bình Đại và thị trấn Bình Đại); thành lập xã Phú Long và xã Định Trung (từ xã Tân Phú Trung); thành lập xã Phú Vang (tách ra từ xã Lộc Thuận); thành lập xã Thới Lai và xã Vang Quới (từ xã Vĩnh Thới); thành lập xã Châu Hưng và xã Phú Thuận (từ xã Bình Yên); thành lập xã Tam Hiệp ở cù lao Cồn Tàu.

+ Huyện Thạnh Phú: chia xã Thạnh Phú thành 03 xã: xã Thạnh Phú, xã Mỹ Hưng và xã Bình Thạnh.

Sau điều chỉnh, tỉnh Bến Tre có 143 ĐVHC cấp xã (gồm 133 xã, 05 phường, 05 thị trấn).

- Năm 1984, tỉnh Bến Tre thành lập thêm 09 xã và 03 phường theo Quyết định số 41-HĐBT ngày 14/3/1984 của Hội đồng Bộ trưởng, cụ thể:

+ Huyện Giồng Trôm: thành lập xã Tân Lợi Thạnh (tách ra từ xã Tân Hào).

+ Huyện Bình Đại: thành lập xã Long Định và xã Long Hòa (từ xã Định Hòa); thành lập xã Vang Quới Đông và xã Vang Quới Tây (từ xã Vang Quới).

+ Huyện Ba Tri: thành lập xã An Thủy (tách ra từ xã Tân Thủy).

+ Huyện Thạnh Phú: thành lập xã Thạnh Hải (tách ra từ xã Thạnh Phong), xã Hòa Lợi (tách ra từ xã Quới Điền), xã Tân Phong (tách ra từ xã Đại Điền).

+ Huyện Mỏ Cày: thành lập xã Bình Khánh Đông và xã Bình Khánh Tây (từ xã Bình Khánh), thành lập xã Thành Thới A và xã Thành Thới B (từ xã Bình Thới).

+ Thị xã Bến Tre: thành lập 03 phường (Phường 6, Phường 7, Phường 8) trên cơ sở chuyển từ 03 xã: xã Bình Nguyên, xã Mỹ Hóa, xã An Hòa.

Sau điều chỉnh, tỉnh Bến Tre có 152 ĐVHC cấp xã (gồm 139 xã, 08 phường, 05 thị trấn).

- Năm 1985, tỉnh Bến Tre thành lập thêm 04 xã ở huyện Ba Tri theo Quyết định số 119/HĐBT ngày 16/4/1985 của Hội đồng Bộ trưởng, cụ thể: thành lập xã Bảo Thuận (tách ra từ xã Bảo Thạnh), thành lập xã Mỹ Chánh và xã Mỹ Hòa (từ xã Mỹ Chánh Hòa), thành lập xã An Phú Trung (tách ra từ xã An Ngãi Trung), thành lập xã Vĩnh An (điều chỉnh xã Vĩnh Hòa và xã An Hòa Tây).

Sau điều chỉnh, tỉnh Bến Tre có 156 ĐVHC cấp xã (143 xã, 08 phường, 05 thị trấn).

- Từ năm 1994 - 1997, tỉnh Bến Tre thành lập xã An Điền và thị trấn Thạnh Phú, huyện Thạnh Phú theo Nghị định số 105/CP ngày 29/8/1994 của Chính phủ; thành lập thị trấn Châu Thành (tách ra từ xã Phú An Hòa), huyện Châu Thành theo Nghị định số 84-CP ngày 02/12/1995 của Chính phủ.

Tính đến năm 1997, tỉnh Bến Tre có 157 ĐVHC cấp xã (gồm 142 xã, 08 phường, 07 thị trấn).

1.3. Khái quát quá trình thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới ĐVHC các cấp và sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã của địa phương từ năm 1997-2018

a) Cấp huyện: Năm 2009, tỉnh Bến Tre thành lập huyện Mỏ Cày Bắc và huyện Mỏ Cày Nam trên cơ sở điều chỉnh địa giới hành chính của huyện Mỏ Cày và huyện Chợ Lách theo Nghị định số 08/NĐ-CP ngày 09/02/2009 của Chính phủ; thành lập thành phố Bến Tre từ thị xã Bến Tre theo Nghị quyết số 34/NQ-CP ngày 11/8/2009 của Chính phủ. Sau điều chỉnh, tỉnh Bến Tre có 09 ĐVHC cấp huyện, gồm: thành phố Bến Tre và 08 huyện: Ba Tri, Bình Đại, Châu Thành, Chợ Lách, Giồng Trôm, Mỏ Cày Bắc, Mỏ Cày Nam và Thạnh Phú.

b) Cấp xã:

- Năm 1999, tỉnh Bến Tre thành lập phường Phú Khương (từ xã Phú Khương) thuộc thị xã Bến Tre theo Nghị định số 41/1999/NĐ-CP ngày 25/6/1999 của Chính phủ.

- Năm 2000, thành lập xã Tân Mỹ thuộc huyện Ba Tri trên cơ sở điều chỉnh địa giới hành chính của xã Mỹ Hòa và xã Tân Xuân, huyện Ba Tri (theo Nghị định số 57/2000/NĐ-CP ngày 18/10/2000 của Chính phủ).

- Năm 2001, thành lập xã Mỹ An thuộc huyện Thạnh Phú trên cơ sở điều chỉnh địa giới hành chính của xã Mỹ Hưng và xã An Thạnh, huyện Thạnh Phú (theo Nghị định số 56/2001/NĐ-CP ngày 24/8/2001 của Chính phủ).

- Năm 2009, thành lập phường Phú Tân thuộc thành phố Bến Tre trên cơ sở điều chỉnh địa giới hành chính của phường Phú Khương và xã Phú Hưng, thị xã Bến Tre; thành lập xã Tân Hội thuộc huyện Mỏ Cày Nam trên cơ sở điều chỉnh địa giới hành chính của xã Đa Phước Hội và xã Khánh Thạnh Tân; thành lập xã Phú Mỹ trên cơ sở điều chỉnh địa giới hành chính của xã Phú Sơn; thành lập xã Hưng Khánh Trung A thuộc huyện Mỏ Cày Bắc và xã Hưng Khánh Trung B thuộc huyện Chợ Lách trên cơ sở điều chỉnh địa giới hành chính của xã Hưng Khánh Trung, huyện Chợ Lách (theo Nghị định số 08/NĐ-CP ngày 09/02/2009 của Chính phủ).

Đến năm 2018, tỉnh Bến Tre có 164 ĐVHC cấp xã (gồm 147 xã, 10 phường, 07 thị trấn).

1.4. Khái quát quá trình thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới ĐVHC các cấp và sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã của địa phương từ năm 2019 đến nay

a) Cấp huyện: Các ĐVHC cấp huyện không có sự thay đổi về địa giới hành chính.

b) Cấp xã:

- Năm 2020, thực hiện chủ trương sắp xếp ĐVHC giai đoạn 2019-2021, tỉnh Bến Tre thực hiện việc thành lập phường An Hội trên cơ sở nhập Phường 1, Phường 2 và Phường 3; Nhập xã Mỹ Thành vào xã Bình Phú; Nhập xã Giao Hòa vào xã Giao Long; Thành lập xã Phước Ngãi trên cơ sở nhập xã Phước Tuy và xã Phú Ngãi; Nhập xã Phong Mỹ vào xã Phong Nam; Thành lập xã Bình Khánh trên cơ sở nhập xã Bình Khánh Tây và xã Bình Khánh Đông theo Nghị quyết số 856/NQ-UBTVQH14 ngày 10/01/2020 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp các ĐVHC cấp xã của tỉnh Bến Tre. Theo đó, tỉnh Bến Tre giảm 07 ĐVHC cấp xã (05 xã và 02 phường).

- Năm 2023, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 724/NQ- UBTVQH15 ngày 13/02/2023 về việc thành lập thị trấn Tiên Thủy thuộc huyện Châu Thành, thị trấn Tiệm Tôm thuộc huyện Ba Tri và thị trấn Phước Mỹ Trung thuộc huyện Mỏ Cày Bắc, tỉnh Bến Tre. Tình Bến Tre có 157 ĐVHC cấp xã (gồm 139 xã, 08 phường, 10 thị trấn).

2. Số lượng ĐVHC các cấp đến thời điểm lập Đề án

Đến thời điểm lập Đề án, tỉnh Bến Tre có 09 ĐVHC cấp huyện (08 huyện, 01 thành phố); 157 ĐVHC cấp xã (139 xã, 08 phường, 10 thị trấn).

II. ĐVHC CÁC CẤP CỦA TỈNH BẾN TRE

1. Tỉnh Bến Tre:

1.1. Diện tích tự nhiên[1]: 2.379,70 km2

1.2. Quy mô dân số[2]: 1.651.736 người

1.3. Các chỉ tiêu cơ bản về phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của tỉnh

Trong năm 2022, tỉnh đã lãnh đạo triển khai thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội theo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, trong đó có 13/22 chỉ tiêu đạt và vượt chỉ tiêu Nghị quyết[3], cụ thể như sau:

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) ước đạt 7,33%; trong đó, khu vực nông lâm thủy sản tăng 3,27%; khu vực công nghiệp - xây dựng tăng 12,72%; khu vực dịch vụ tăng 9%;

- Cơ cấu kinh tế: Khu vực I: 35,37%; khu vực II: 20,58%; khu vực III: 40,63%; thuế sản phẩm: 3,42%;

- Tổng kim ngạch xuất khẩu ước đạt 1.510 triệu USD, đạt 100,64% kế hoạch.

- Tổng vốn đầu tư toàn xã hội ước đạt 22,978 tỷ đồng, đạt 95,74% kế hoạch;

- Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn ước đạt 5.459 tỷ đồng, đạt 116,9% dự toán Trung ương giao và đạt 109,18% dự toán địa phương phấn đấu;

- Tỷ lệ đô thị hóa ước đạt 23%;

- Công nhận 17 xã đạt chuẩn nông thôn mới; 10 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; 02 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu;

- Giảm tỷ lệ hộ nghèo 0,76%;

- Tỷ lệ lao động qua đào tạo ước đạt 64,22%;

- Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế ước đạt 96,69%;

- Tỷ lệ thu gom chất thải rắn sinh hoạt khu vực đô thị ước đạt 94%; tỷ lệ thu gom chất thải rắn sinh hoạt nông thôn ước đạt 64%; tỷ lệ phân loại rác tại nguồn ước đạt 15% hộ dân;

- Tỷ lệ hộ dân sử dụng nước sạch ước đạt 80%;

- Giải quyết việc làm ước đạt 21.408 lao động; đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng ước đạt 2.026 lao động;

- Tuyển quân đạt 100% chỉ tiêu;

- Hoàn thành diễn tập khu vực phòng thủ cấp tỉnh, huyện Châu Thành, huyện Bình Đại và diễn tập phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn huyện Ba Tri đạt yêu cầu; 49/39 xã, phường, thị trấn tổ chức diễn tập theo kế hoạch;

- Tội phạm và vi phạm pháp luật giảm 4,98%; tai nạn xã hội giảm 3,94%), tệ nạn xã hội giảm 23,11%) so năm 2021.

- Điều tra, khám phá án hình sự đạt 84,43%), không xảy ra oan sai, bỏ lọt tội phạm; tỷ lệ giải quyết tố giác, tin báo tội phạm và kiến nghị khởi tố đạt 91,3%).

2. Số lượng ĐVHC cấp huyện:

2.1. Số lượng ĐVHC cấp huyện: có 09 ĐVHC cấp huyện (gồm 08 huyện và 01 thành phố).

2.2. Số lượng ĐVHC cấp huyện thuộc diện sắp xếp: Không.

2.3. Số lượng ĐVHC cấp huyện thuộc diện sắp xếp nhưng có yếu tố đặc thù nên không thực hiện sắp xếp: Không.

2.4. Số lượng ĐVHC cấp huyện thuộc diện khuyến khích sắp xếp: Không.

2.5. Số lượng ĐVHC cấp huyện liền kề có điều chỉnh địa giới ĐVHC khi thực hiện phương án sắp xếp: Không.

3. Số lượng ĐVHC cấp xã:

3.1. Số lượng ĐVHC cấp xã: 157 ĐVHC cấp xã (gồm 139 xã, 08 phường và 10 thị trấn).

3.2. Số lượng ĐVHC cấp xã thuộc diện sắp xếp: 12 ĐVHC cấp xã (08 xã, 03 phường, 01 thị trấn).

3.3. Số lượng ĐVHC cấp xã thuộc diện sắp xếp nhưng có yếu tố đặc thù nên không thực hiện sắp xếp: 02 ĐVHC cấp xã (02 xã).

3.4. Số lượng ĐVHC cấp xã thuộc diện khuyến khích sắp xếp: Không có.

3.5. Số lượng ĐVHC cấp xã liền kề có điều chỉnh địa giới ĐVHC khi thực hiện phương án sắp xếp: 05 ĐVHC cấp xã (05 xã).

III. HIỆN TRẠNG ĐVHC CẤP XÃ THỰC HIỆN SẮP XẾP

1. Hiện trạng ĐVHC cấp xã thuộc diện sắp xếp

1.1. Phường An Hội, thành phố Bến Tre (đồng thời có diện tích tự nhiên dưới 20% và quy mô dân số dưới 300% tiêu chuẩn của ĐVHC theo quy định)

1.1.1. Thuộc khu vực; có yếu tố đặc thù: phường An Hội là phường đã được sắp xếp trong giai đoạn 2019-2021 từ việc sáp nhập Phường 1, Phường 2 và Phường 3.

1.1.2. Diện tích tự nhiên: 0,91 km2, chiếm tỷ lệ 16,53% tiêu chuẩn.

1.1.3. Quy mô dân số: 13.813 người, chiếm tỷ lệ 197,33%) tiêu chuẩn.

1.1.4. Các chính sách đặc thù đang hưởng: không có

1.1.5. Các ĐVHC cùng cấp liền kề: Phường 4, Phường 5, Phường 8 và xã Mỹ Thạnh An, thành phố Bến Tre.

1.2. Phường 4, thành phố Bến Tre (đồng thời có diện tích tự nhiên dưới 20%) và quy mô dân số dưới 300%) tiêu chuẩn của ĐVHC theo quy định)

1.2.1. Thuộc khu vực; có yếu tố đặc thù: không.

1.2.2. Diện tích tự nhiên: 0,395 km2, chiếm tỷ lệ 7,18%) tiêu chuẩn.

1.2.3. Quy mô dân số: 5.768 người, chiếm tỷ lệ 82,40%) tiêu chuẩn.

1.2.4. Các chính sách đặc thù đang hưởng: không có

1.2.5. Các ĐVHC cùng cấp liền kề: phường An Hội, Phường 5, Phường 6, phường Phú Khương, thành phố Bến Tre.

1.3. Phường 5, thành phố Bến Tre (đồng thời có diện tích tự nhiên dưới 20%) và quy mô dân số dưới 300% tiêu chuẩn của ĐVHC theo quy định)

1.3.1. Thuộc khu vực; có yếu tố đặc thù: không.

1.3.2. Diện tích tự nhiên: 0,49 km2, chiếm tỷ lệ 8,91%) tiêu chuẩn.

1.3.3. Quy mô dân số: 5.935 người, chiếm tỷ lệ 84,79%) tiêu chuẩn.

1.3.4. Các chính sách đặc thù đang hưởng: không có

1.3.5. Các ĐVHC cùng cấp liền kề: phường An Hội, Phường 4, Phường 6, Phường 7, xã Mỹ Thạnh An, thành phố Bến Tre.

1.4. Xã Phú Nhuận, thành phố Bến Tre (đồng thời có diện tích tự nhiên dưới 20% và quy mô dân số dưới 300% tiêu chuẩn của ĐVHC theo quy định)

1.4.1. Thuộc khu vực; có yếu tố đặc thù: Xã Phú Nhuận là ĐVHC nông thôn thuộc diện sắp xếp đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch phát triển thành ĐVHC đô thị trong giai đoạn 2023 - 2030, có diện tích tự nhiên và quy mô dân số đạt tiêu chuẩn của ĐVHC đô thị theo quy định tại Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn của ĐVHC và phân loại ĐVHC. Căn cứ điểm d khoản 1 Điều 3 Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15 thì xã Phú Nhuận, thành phố Bến Tre thuộc trường hợp không bắt buộc sắp xếp ĐVHC.

1.4.2. Diện tích tự nhiên: 5,09 km2; chiếm tỷ lệ 16,98% tiêu chuẩn.

1.4.3. Quy mô dân số: 6.218 người; chiếm tỷ lệ 77,73% tiêu chuẩn.

1.4.4. Các chính sách đặc thù đang hưởng: không có

1.4.5. Các ĐVHC cùng cấp liền kề: xã Mỹ Thạnh An, xã Nhơn Thạnh, thành phố Bến Tre; xã Sơn Phú, huyện Giồng Trôm.

1.5. Thị trấn Châu Thành, huyện Châu Thành (đồng thời có diện tích tự nhiên và quy mô dân số dưới 70% tiêu chuẩn của ĐVHC theo quy định)

1.5.1. Thuộc khu vực; có yếu tố đặc thù: không.

1.5.2. Diện tích tự nhiên: 3,11 km2, chiếm tỷ lệ 22,22% tiêu chuẩn.

1.5.3. Quy mô dân số: 4.118 người, chiếm tỷ lệ 51,48% tiêu chuẩn.

1.5.4. Các chính sách đặc thù đang hưởng: không có

1.5.5. Các ĐVHC cùng cấp liền kề: xã Tân Thạch, xã An Khánh, xã Tam Phước, xã Phú An Hòa, huyện Châu Thành.

1.6. Xã An Hóa, huyện Châu Thành (đồng thời có diện tích tự nhiên và quy mô dân số dưới 70% tiêu chuẩn của ĐVHC theo quy định)

1.6.1. Thuộc khu vực; có yếu tố đặc thù: không.

1.6.2. Diện tích tự nhiên: 3,98 km2, chiếm tỷ lệ 13,26% tiêu chuẩn.

1.6.3. Quy mô dân số: 5.314 người, chiếm tỷ lệ 66,43% tiêu chuẩn.

1.6.4. Các chính sách đặc thù đang hưởng: không có

1.6.5. Các ĐVHC cùng cấp liền kề: xã Giao Long, xã An Phước, xã Phước Thạnh, huyện Châu Thành; xã Long Hòa, xã Long Định, huyện Bình Đại.

1.7. Xã An Phước, huyện Châu Thành (đồng thời có diện tích tự nhiên và quy mô dân số dưới 70% tiêu chuẩn của ĐVHC theo quy định)

1.7.1. Thuộc khu vực; có yếu tố đặc thù: không.

1.7.2. Diện tích tự nhiên: 6,45 km2, chiếm tỷ lệ 21,49% tiêu chuẩn.

1.7.3. Quy mô dân số: 5.259 người, chiếm tỷ lệ 65,74% tiêu chuẩn.

1.7.4. Các chính sách đặc thù đang hưởng: chính sách đối với xã an toàn khu (ngân sách nhà nước đóng bảo hiểm y tế từ 01/11/2023 đối với người dân hiện đang thường trú tại các xã an toàn khu theo quy định tại Nghị định số 75/2023/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế.)

1.7.5. Các ĐVHC cùng cấp liền kề: xã Giao Long, xã Quới Sơn, xã Phú An Hòa, xã Phước Thạnh, xã An Hóa, huyện Châu Thành.

1.8. Xã Phú An Hòa, huyện Châu Thành (đồng thời có diện tích tự nhiên dưới 20% và quy mô dân số dưới 300% tiêu chuẩn của ĐVHC theo quy định)

1.8.1. Thuộc khu vực; có yếu tố đặc thù: không.

1.8.2. Diện tích tự nhiên: 5,66 km2, chiếm tỷ lệ 18,88% tiêu chuẩn.

1.8.3. Quy mô dân số: 6.542 người, chiếm tỷ lệ 81,78% tiêu chuẩn.

1.8.4. Các chính sách đặc thù đang hưởng: không có

1.8.5. Các ĐVHC cùng cấp liền kề: xã Quới Sơn, xã Tân Thạch, xã Tam Phước, xã Phước Thạnh, xã An Phước, thị trấn Châu Thành, huyện Châu Thành.

1.9. Xã Sơn Hòa, huyện Châu Thành (đồng thời có diện tích tự nhiên dưới 20% và quy mô dân số dưới 300% tiêu chuẩn của ĐVHC theo quy định)

1.9.1. Thuộc khu vực; có yếu tố đặc thù: không.

1.9.2. Diện tích tự nhiên: 5,81 km2, chiếm tỷ lệ 19,37% tiêu chuẩn.

1.9.3. Quy mô dân số: 6.202 người, chiếm tỷ lệ 77,53% tiêu chuẩn.

1.9.4. Các chính sách đặc thù đang hưởng: không có

1.9.5. Các ĐVHC cùng cấp liền kề: xã Tường Đa, xã An Hiệp, huyện Châu Thành; xã Thanh Tân, huyện Mỏ Cày Bắc; xã Bình Phú, xã Sơn Đông, thành phố Bến Tre.

1.10. Xã Phú Vang, huyện Bình Đại (đồng thời có diện tích tự nhiên và quy mô dân số dưới 70% tiêu chuẩn của ĐVHC theo quy định)

1.10.1. Thuộc khu vực; có yếu tố đặc thù: không.

1.10.2. Diện tích tự nhiên: 10,30 km2, chiếm tỷ lệ 34,32% tiêu chuẩn.

1.10.3. Quy mô dân số: 5.332 người, chiếm tỷ lệ 66,65% tiêu chuẩn.

1.10.4. Các chính sách đặc thù đang hưởng: không có

1.10.5. Các ĐVHC cùng cấp liền kề: xã Lộc Thuận, xã Vang Quới Đông, huyện Bình Đại.

1.11. Xã Tam Hiệp, huyện Bình Đội (đồng thời có diện tích tự nhiên và quy mô dân số dưới 70% tiêu chuẩn của ĐVHC theo quy định)

1.11.1. Thuộc khu vực; có yếu tố đặc thù

Xã Tam Hiệp là xã đảo (theo Quyết định số 589/QĐ-TTg ngày 20/4/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc công nhận xã đảo thuộc tỉnh Bến Tre), có vị trí biệt lập với các ĐVHC khác. Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 3 Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH 115 thì xã Tam Hiệp huyện Bình Đại không thuộc diện bắt buộc sắp xếp.

1.11.2. Diện tích tự nhiên: 13,84 km2, đạt tỷ lệ 46,12% tiêu chuẩn.

1.11.3. Quy mô dân số: 4.352 người, đạt tỷ lệ 54,40% tiêu chuẩn.

1.11.4. Các chính sách đặc thù đang hưởng: chính sách đối với xã đảo.

1.11.5. Các ĐVHC cùng cấp liền kề: xã Long Định, xã Phú Thuận, xã Vang Quới Tây, huyện Bình Đại; xã Giao Long, huyện Châu Thành.

1.12. Xã Tân Mỹ, huyện Ba Tri (đồng thời có diện tích tự nhiên và quy mô dân số dưới 70% tiêu chuẩn của ĐVHC theo quy định)

1.12.1. Thuộc khu vực; có yếu tố đặc thù: không.

1.12.2. Diện tích tự nhiên: 13,10 km2, chiếm tỷ lệ 43,66% tiêu chuẩn.

1.12.3. Quy mô dân số: 3.536 người, chiếm tỷ lệ 44,20% tiêu chuẩn.

1.12.4. Các chính sách đặc thù đang hưởng: không có

1.12.5. Các ĐVHC cùng cấp liền kề: xã Tân Xuân, xã Mỹ Hòa, huyện Ba Tri; xã Châu Bình, huyện Giồng Trôm; xã Phú Long, xã Thạnh Trị, huyện Bình Đại.

2. Hiện trạng ĐVHC cấp xã thuộc diện sắp xếp nhưng có yếu tố đặc thù nên không thực hiện sắp xếp (thuộc trường hợp không bắt buộc sắp xếp theo Điều 3 Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15)

2.1. Xã Phú Nhuận, thành phố Bến Tre

2.1.1. Thuộc khu vực; có yếu tố đặc thù:

Xã Phú Nhuận là ĐVHC nông thôn thuộc diện sắp xếp đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch phát triển thành ĐVHC đô thị trong giai đoạn 2023 - 2030, có diện tích tự nhiên và quy mô dân số đạt tiêu chuẩn của ĐVHC đô thị theo quy định tại Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn của ĐVHC và phân loại ĐVHC. Căn cứ điểm d khoản 1 Điều 3 Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15 thị xã Phú Nhuận, thành phố Bến Tre thuộc trường hợp không bắt buộc sắp xếp ĐVHC.

2.1.2. Diện tích tự nhiên: 5,09 km2, chiếm tỷ lệ 16,98% tiêu chuẩn.

2.1.3. Quy mô dân số: 6.218 người, chiếm tỷ lệ 77,73% tiêu chuẩn.

2.1.4. Các chính sách đặc thù đang hưởng: không có

2.1.5. Các ĐVHC cùng cấp liền kề: xã Mỹ Thạnh An, xã Nhơn Thạnh, thành phố Bến Tre; xã Sơn Phú, huyện Giồng Trôm.

2.2. Xã Tam Hiệp, huyện Bình Đại

2.2.1. Thuộc khu vực; có yếu tố đặc thù:

Xã Tam Hiệp là xã đảo (theo Quyết định số 589/QĐ-TTg ngày 20/4/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc công nhận xã đảo thuộc tỉnh Bến Tre), có vị trí biệt lập và khó tổ chức giao thông kết nối thuận lợi với các ĐVHC liền kề. Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 3 Nghị quyết số 35/2023/UBTVQ 15 thị xã Tam Hiệp, huyện Bình Đại thuộc trường hợp không bắt buộc sắp xếp ĐVHC.

2.2.2. Diện tích tự nhiên: 13,84 km2, đạt tỷ lệ 46,12% tiêu chuẩn.

2.2.3. Quy mô dân số: 4.352 người, đạt tỷ lệ 54,40% tiêu chuẩn.

2.2.4. Các chính sách đặc thù đang hưởng: chính sách đối với xã đảo.

2.2.5. Các ĐVHC cùng cấp liền kề: xã Long Định, xã Phú Thuận, xã Vang Quới Tây, huyện Bình Đại; xã Giao Long, huyện Châu Thành.

3. Hiện trạng ĐVHC cấp xã thuộc diện khuyến khích sắp xếp

Không có

4. Hiện trạng ĐVHC cấp xã liền kề có điều chỉnh địa giới ĐVHC khi thực hiện phương án sắp xếp

4.1. Xã An Hiệp, huyện Châu Thành (liền kề với xã Sơn Hòa, huyện Châu Thành)

4.1.1. Thuộc khu vực; có yếu tố đặc thù: không.

4.1.2. Diện tích tự nhiên: 7,28 km2, chiếm tỷ lệ 24,27% tiêu chuẩn.

4.1.3. Quy mô dân số: 7.069 người, chiếm tỷ lệ 88,36% tiêu chuẩn.

4.1.4. Các chính sách đặc thù đang hưởng: không có

4.1.5. Các ĐVHC cùng cấp liền kề: xã Sơn Hòa, xã Tường Đa, xã Thành Triệu, thị trấn Tiên Thủy, huyện Châu Thành; xã Thanh Tân, huyện Mỏ Cày Bắc.

4.2. Xã An Khánh, huyện Châu Thành (liền kề với thị trấn Châu Thành, huyện Châu Thành)

4.2.1. Thuộc khu vực; có yếu tố đặc thù: không.

4.2.2. Diện tích tự nhiên: 11,93 km2, chiếm tỷ lệ 39,76% tiêu chuẩn.

4.2.3. Quy mô dân số: 11.486 người, chiếm tỷ lệ 143,58% tiêu chuẩn.

4.2.4. Các chính sách đặc thù đang hưởng: không có

4.2.5. Các ĐVHC cùng cấp liền kề: xã Tân Thạch, xã Phú Túc, xã Tường Đa, xã Tam Phước, thị trấn Châu Thành, huyện Châu Thành.

4.3. Xã Tường Đa, huyện Châu Thành (liền kề với xã Sơn Hòa, huyện Châu Thành)

4.3.1. Thuộc khu vực; có yếu tố đặc thù: Không.

4.3.1. Diện tích tự nhiên: 9,51 km2, chiếm tỷ lệ 31,70% tiêu chuẩn.

4.3.2. Quy mô dân số: 7.132 người, chiếm tỷ lệ 89,15% tiêu chuẩn.

4.3.4. Các chính sách đặc thù đang hưởng: Không có

4.3.5. Các ĐVHC cùng cấp liền kề: xã Sơn Hòa, xã An Hiệp, xã Thành Triệu, xã Phú Túc, xã An Khánh, xã Tam Phước, huyện Châu Thành; xã Sơn Đông, thành phố Bến Tre.

4.4. Xã Lộc Thuận, huyện Bình Đại (liền kề với xã Phú Vang, huyện Bình Đại)

4.4.1. Thuộc khu vực; có yếu tố đặc thù: không.

4.4.2. Diện tích tự nhiên: 11,76 km2, chiếm tỷ lệ 39,19% tiêu chuẩn.

4.4.3. Quy mô dân số: 8.692 người, chiếm tỷ lệ 108,65% tiêu chuẩn.

4.4.4. Các chính sách đặc thù đang hưởng: không có

4.4.5. Các ĐVHC cùng cấp liền kề: xã Phú Long, xã Định Trung, xã Phú Vang, xã Thới Lai, huyện Bình Đại; xã Châu Bình, huyện Giồng Trôm.

4.5. Xã Mỹ Hòa, huyện Ba Trí (liền kề với xã Tân Mỹ, huyện Ba Tri)

4.5.1. Thuộc khu vực; có yếu tố đặc thù: không.

4.5.2. Diện tích tự nhiên: 16,22 km2, chiếm tỷ lệ 54,07% tiêu chuẩn.

4.5.3. Quy mô dân số: 8.934 người, chiếm tỷ lệ 111,68% tiêu chuẩn.

4.5.4. Các chính sách đặc thù đang hưởng: Không có

4.5.5. Các ĐVHC cùng cấp liền kề: xã Tân Mỹ, xã Mỹ Chánh, xã Tân Xuân, huyện Ba Tri; xã Châu Bình, xã Bình Thành, huyện Giồng Trôm.

(Chi tiết nêu tại các Phụ lục 2-1A, 2-2A, 2-2B kèm theo)

Phần III

PHƯƠNG ÁN SẮP XẾP ĐVHC CẤP XÃ CỦA TỈNH BẾN TRE

I. PHƯƠNG ÁN SẮP XẾP ĐVHC CẤP XÃ

1. Phương án sắp xếp ĐVHC cấp xã thuộc diện sắp xếp

1.1. Sắp xếp ĐVHC nông thôn cấp xã thành ĐVHC nông thôn cùng cấp

1.1.1. Nhập xã Phú An Hòa, xã An Hóa và xã An Phước, huyện Châu Thành

Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và quy mô dân số của xã Phú An Hòa (có diện tích tự nhiên là 5,66 km2, đạt 18,88% so với tiêu chuẩn; quy mô dân số là 6.542 người, đạt 81,78% so với tiêu chuẩn), xã An Hóa (có diện tích tự nhiên là 3,98 km2, đạt 13,26% so với tiêu chuẩn; quy mô dân số là 5.314 người, đạt 66,43% so với tiêu chuẩn) vào xã An Phước (có diện tích tự nhiên là 6,45 km2, đạt 21,49% so với tiêu chuẩn; quy mô dân số là 5.259 người, đạt 65,74% so với tiêu chuẩn).

Sau sắp xếp, xã An Phước (mới) có diện tích tự nhiên 16,09 km2, đạt 53,63% so với tiêu chuẩn; quy mô dân số 17.115 người, đạt 213,94% so với tiêu chuẩn.

a) Cơ sở và lý do của việc sắp xếp ĐVHC

Xã Phú An Hòa, xã An Phước và xã An Hóa thuộc diện bắt buộc sắp xếp giai đoạn 2023 - 2025, cùng nằm trên trục giao thông Quốc lộ 57B. Việc sáp nhập xã Phú An Hòa, xã An Phước vào xã An Hóa là phù hợp nhằm tạo thuận lợi cho công tác quản lý nhà nước và cho người dân trong giao dịch hành chính và đảm bảo tiêu chuẩn của ĐVHC sau sắp xếp đáp ứng được yêu cầu quy định tại Điều 4 Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15.

b) Kết quả sau sắp xếp thì xã An Phước (mới) có:

- Diện tích tự nhiên 16,09 km2 (đạt 53,63% so với tiêu chuẩn).

- Quy mô dân số 17.115 người (đạt 213,94% so với tiêu chuẩn).

- Các ĐVHC cùng cấp liền kề: xã Giao Long, xã Quới Sơn, xã Tân Thạch, thị trấn Châu Thành (mới), xã Tam Phước, xã Phước Thạnh, huyện Châu Thành; xã Long Hòa, xã Long Định, huyện Bình Đại.

- Nơi đặt trụ sở làm việc của ĐVHC mới: trụ sở Ủy ban nhân dân xã An Phước.

Lý do: Trụ sở Ủy ban nhân dân xã An Phước có vị trí gần như trung tâm của 03 xã, thuận lợi cho việc đi lại của người dân; địa bàn xã có Khu công nghiệp Giao Long nên sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, doanh nghiệp thực hiện các giao dịch hành chính. Đồng thời, trụ sở Ủy ban nhân dân An Phước được xây dựng khang trang hơn 02 xã còn lại.

1.1.2. Nhập xã Sơn Hòa, xã An Hiệp vào xã Tường Đa, huyện Châu Thành

Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và quy mô dân số của xã Sơn Hòa (có diện tích tự nhiên là 5,81 km2, đạt 19,37% so với tiêu chuẩn; quy mô dân số là 6.202 người, đạt 77,53% so với tiêu chuẩn), xã An Hiệp (có diện tích tự nhiên là 7,28 km2, đạt 24,27% so với tiêu chuẩn; quy mô dân số là 7.069 người, đạt 88,36% so với tiêu chuẩn) vào xã Tường Đa (có diện tích tự nhiên là 9,51 km2, đạt 31,70% so với tiêu chuẩn; quy mô dân số là 7.132 người, đạt 89,15% so với tiêu chuẩn).

Sau sáp nhập, xã Tường Đa (mới) có diện tích tự nhiên là 22,60 km2, đạt 75,33% so với tiêu chuẩn; quy mô dân số là 20.403 người, đạt 255,01% so với tiêu chuẩn.

a) Cơ sở và lý do của việc sắp xếp ĐVHC

Xã Sơn Hòa thuộc diện bắt buộc sắp xếp giai đoạn 2023 - 2025; xã An Hiệp và xã Tường Đa đô có diện tích tự nhiên nhỏ và chưa đạt tiêu chuẩn về quy mô dân số. Quả rà soát các ĐVHC cấp xã liền kề với xã Sơn Hòa thì sáp nhập xã Sơn hòa, xã An Hiệp vào xã Tường Đa là phù hợp nhằm tạo không gian phát triển cho ĐVHC và đảm bảo tiêu chuẩn của ĐVHC sau sắp xếp đáp ứng được yêu cầu quy định tại Điều 4 Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15.

b) Kết quả sau sắp xếp thì xã Tường Đa (mới) có:

- Diện tích tự nhiên 22,60 km2 (đạt 75,33% so với tiêu chuẩn)

- Quy mô dân số 20.403 người (đạt 255,01% so với tiêu chuẩn)

- Các ĐVHC cùng cấp liền kề: xã Tam Phước, xã Phú Túc, xã Thành Triệu, thị trấn Châu Thành (mới), thị trấn Tiên Thủy, huyện Châu Thành; xã Thanh Tân, huyện Mỏ Cày Bắc; xã Bình Phú, xã Sơn Đông, thành phố Bến Tre.

- Nơi đặt trụ sở làm việc của xã Tường Đa (mới): trụ sở Ủy ban nhân dân xã An Hiệp.

Lý do: Trụ sở Ủy ban nhân dân xã An Hiệp nằm sát Quốc lộ 57C thuận lợi cho việc đi lại của người dân và mới được xây dựng; địa bàn xã có Khu công nghiệp An Hiệp nên sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, doanh nghiệp thực hiện các giao dịch hành chính.

1.1.3. Nhập xã Phú Vang vào xã Lộc Thuận, huyện Bình Đại

Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của xã Phú Vang (có diện tích tự nhiên là 10,30 km2, đạt 34,32% so với tiêu chuẩn; quy mô dân số là 5.332 người, đạt 66,65% so với tiêu chuẩn) vào xã Lộc Thuận (có diện tích tự nhiên là 11,76 km2, đạt 39,19% so với tiêu chuẩn[4]; quy mô dân số là 8.692 người, đạt 108,65% so với tiêu chuẩn).

Sau khi sắp xếp, xã Lộc Thuận (mới) có diện tích tự nhiên là 22,05 km2, đạt 73,51% so với tiêu chuẩn; quy mô dân số 14.024 người, đạt 175,30% so với tiêu chuẩn.

a) Cơ sở và lý do của việc sắp xếp ĐVHC

Xã Phú Vang thuộc diện bắt buộc sắp xếp giai đoạn 2023 - 2025. Qua rà soát các ĐVHC liền kề thì việc sáp nhập xã Phú Vang vào xã Lộc Thuận là phù hợp vì có địa bàn ĐVHC thuận lợi cho việc quản lý nhà nước cũng như tạo thuận lợi cho người dân trong giao dịch hành chính. Đồng thời, xã Phú Vang là xã được thành lập trên cơ sở tách ra từ một phần diện tích tự nhiên và quy mô dân số của xã Lộc Thuận theo Quyết định số 141/CP ngày 03/4/1979 của Hội đồng Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới ở một số xã thuộc tỉnh Bến Tre nên việc sáp nhập xã Phú Vang vào xã Lộc Thuận là phù hợp.

b) Kết quả sau sắp xếp thì xã Lộc Thuận (mới) có:

- Diện tích tự nhiên 22,05 km2 (đạt 73,51% so với tiêu chuẩn).

- Quy mô dân số 14.024 người (đạt 175,30% so với tiêu chuẩn).

- Các ĐVHC cùng cấp liền kề: xã Thới Lai, xã Vang Quới Đông, xã Phú Long, xã Định Trung, huyện Bình Đại; xã Châu Bình, huyện Giồng Trôm.

- Nơi đặt trụ sở làm việc của xã Lộc Thuận (mới): trụ sở Ủy ban nhân dân xã Lộc Thuận (cũ).

Lý do: Trụ sở của Ủy ban nhân dân xã Lộc Thuận vừa xây xong năm 2022 theo chuẩn xã nông thôn mới; đồng thời, nằm sát đường vào trung tâm (Đường ĐX 01) của xã Lộc Thuận (mới) tạo điều kiện thuận lợi cho người dân đến thực hiện thủ tục hành chính.

1.1.4. Nhập xã Tân Mỹ vào xã Mỹ Hòa, huyện Ba Tri

Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và quy mô dân số của xã Tân Mỹ (có diện tích tự nhiên là 13,10 km2, đạt 43,66% so với tiêu chuẩn; quy mô dân số là 3.536 người, đạt 44,20% so với tiêu chuẩn) vào xã Mỹ Hòa (có diện tích tự nhiên là 16,22 km2, đạt 54,07% so với tiêu chuẩn; quy mô dân số là 8.934 người, đạt 111,68% so với tiêu chuẩn).

Sau khi sắp xếp, xã Mỹ Hòa (mới) có diện tích tự nhiên 29,32 km2, đạt 97,72% so với quy định; quy mô dân số là 12.470 người, đạt 155,87% so với quy định.

a) Cơ sở và lý do của việc sắp xếp ĐVHC

Xã Tân Mỹ thuộc diện bắt buộc sắp xếp giai đoạn 2023 - 2025. Qua rà soát các ĐVHC liền kề thì việc sáp nhập xã Tân Mỹ vào xã Mỹ Hòa là phù hợp vì có địa bàn ĐVHC thuận lợi cho việc quản lý nhà nước cũng như tạo thuận lợi cho người dân trong giao dịch hành chính. Đồng thời, xã Tân Mỹ là xã mới được thành lập trên cơ sở tách ra từ một phần diện tích tự nhiên và quy mô dân số của xã Mỹ Hòa theo Nghị định số 57/2000/NĐ-CP ngày 18/10/2000 của Chính phủ về về việc điều chỉnh địa giới hành chính thành lập xã Tân Mỹ thuộc huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre. Nếu sáp nhập thêm các ĐVHC cấp xã liền kề thì diện tích tự nhiên và quy mô dân số của ĐVHC mới quá lớn, gây khó khăn trong công tác quản lý.

b) Kết quả sau sắp xếp thì xã Mỹ Hòa (mới) có:

- Diện tích tự nhiên 29,32 km2 (đạt 97,72% so với tiêu chuẩn).

- Quy mô dân số 12.470 người (đạt 155,87% so với tiêu chuẩn).

- Các ĐVHC cùng cấp liền kề: xã Tân Xuân, xã Mỹ Chánh, huyện Ba Tri; xã Châu Bình, xã Bình Thành, huyện Giồng Trôm; xã Phú Long, xã Thạnh Trị, huyện Bình Đại.

- Nơi đặt trụ sở làm việc của xã Mỹ Hòa (mới): trụ sở Ủy ban nhân dân xã Mỹ Hòa (cũ). Lý do: Trụ sở xã Mỹ Hòa vừa xây dựng xong trong năm 2021.

1.2. Sắp xếp ĐVHC cấp xã thành ĐVHC đô thị cùng cấp hoặc sắp xếp ĐVHC nông thôn với ĐVHC đô thị cấp xã

1.2.1. Nhập Phường 4, Phường 5 vào phường An Hội, thành phố Bến Tre

Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của Phường 4 (có diện tích tự nhiên là 0,395 km2, đạt 7,18% so với tiêu chuẩn; quy mô dân số là 5.768 người, đạt 82,40% so với tiêu chuẩn) và toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của Phường 5 (có diện tích tự nhiên là 0,49 km2, đạt 8,91% so với tiêu chuẩn; quy mô dân số là 5.935 người, đạt 84,79% so với tiêu chuẩn) vào phường An Hội (có diện tích tự nhiên là 0,91 km2, đạt 16,53% so với tiêu chuẩn; quy mô dân số là 13.813 người, đạt 197,33% so với tiêu chuẩn).

Sau khi sắp xếp, phường An Hội (mới) có diện tích tự nhiên là 1,79 km2, đạt 32,7% so với tiêu chuẩn; quy mô dân số là 25.516 người, đạt 364,5% so với tiêu chuẩn.

a) Cơ sở và lý do của việc sắp xếp ĐVHC

Phường 4 và Phường 5 thuộc diện bắt buộc sắp xếp giai đoạn 2023 -2025. Tuy nhiên, việc sáp nhập Phường 4 và Phường 5 với nhau thì vẫn chưa đảm bảo tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 4 Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15. Qua rà soát các ĐVHC cấp xã liền kề thì sáp nhập Phường 4 và Phường 5 vào phường An Hội là phù hợp (phường An Hội được thành lập trên cơ sở sáp nhập Phường 1, Phường 2 và Phường 3 trong giai đoạn 2019-2021 nhưng có diện tích nhỏ) nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc quy hoạch, quản lý và phát triển đô thị trung tâm của thành phố Bến Tre và đảm bảo tiêu chuẩn của ĐVHC sau sắp xếp đáp ứng được yêu cầu quy định tại Điều 4 Nghị quyết số 35/2023/UBTVQHT15.

b) Kết quả sau sắp xếp thi phường An Hội (mới) có:

- Diện tích tự nhiên 1,79 km2 (đạt 32,7% so với tiêu chuẩn).

- Quy mô dân số 25.516 người (đạt 364,5% so với tiêu chuẩn).

- Các ĐVHC cùng cấp liền kề: Phường 6, Phường 7, Phường 8, phường Phú Khương và xã Mỹ Thạnh An, thành phố Bến Tre.

- Nơi đặt trụ sở làm việc của phường An Hội (mới): trụ sở Ủy ban nhân dân phường An Hội (cũ).

Lý do: Trụ sở Ủy ban nhân dân phường An Hội (cũ) nằm ở vị trí thuận tiện cho người dân đến thực hiện thủ tục hành chính.

- Đánh giá các tiêu chuẩn còn lại theo quy định tại Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn của ĐVHC và phân loại ĐVHC:

+ Cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội: đạt 3/3 tiêu chuẩn.

+ Tiêu chuẩn về trình độ phát triển cơ sở hạ tầng đô thị (13 Tiêu chuẩn tại bảng 2A Phụ lục 2 của Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về phân loại đô thị): đạt 13/13 tiêu chuẩn.

1.2.2. Nhập xã An Khánh vào thị trấn Châu Thành, huyện Châu Thành

Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và quy mô dân số của xã An Khánh (có diện tích tự nhiên là 11,93 km2, đạt 39,76% so với tiêu chuẩn; quy mô dân số là 11.486 người, đạt 143,58% so với tiêu chuẩn) vào thị trấn Châu Thành (có diện tích tự nhiên là 3,11 km2, đạt 22,22% so với tiêu chuẩn; quy mô dân số là 4.118 người, đạt 51,48% so với tiêu chuẩn).

Sau khi sắp xếp, thị trấn Châu Thành (mới) có diện tích tự nhiên 15,04 km2 (đạt 107,41% so với tiêu chuẩn), quy mô dân số là 15.604 người (đạt 195,05% so với tiêu chuẩn).

a) Cơ sở và lý do của việc sắp xếp ĐVHC

Qua rà soát các ĐVHC cấp xã liền kề thì việc sáp nhập xã An Khánh vào thị trấn Châu Thành là phù hợp nhằm mở rộng không gian phát triển đô thị nhằm phát huy lợi thế của trục Quốc lộ 60, cũng như tuyến đường vào cầu Rạch Miễu 2 để thu hút đầu tư, phát triển của thị trấn Châu Thành trong tương lai. Đồng thời, thị trấn Châu Thành (mới) đảm bảo tiêu chuẩn theo quy định tại khoản 1 Điều Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15.

b) Kết quả sau sắp xếp thì thị trấn Châu Thành (mới) có:

- Diện tích tự nhiên 15,04 km2 (đạt 107,41% so với tiêu chuẩn).

- Quy mô dân số 15.604 người (đạt 195,05% so với tiêu chuẩn).

- Các ĐVHC cùng cấp liền kề: xã Tân Thạch, xã An Phước (mới), xã Tam Phước, xã Tường Đa (mới), xã Phú Túc, huyện Châu Thành.

- Nơi đặt trụ sở làm việc của thị trấn Châu Thành (mới): trụ sở trụ sở Ủy ban nhân dân xã An Khánh.

Lý do: Trụ sở Ủy ban nhân dân xã An Khánh nằm gần như trung tâm của ĐVHC mới sau sắp xếp, có vị trí thuận lợi cho việc đi lại và thực hiện các giao dịch hành chính của người dân; vừa xây dựng xong năm 2024.

- Đánh giá các tiêu chuẩn còn lại theo quy định tại Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn của ĐVHC và phân loại ĐVHC.

+ Đánh giá tiêu chuẩn đô thị loại V: Tổng số điểm đạt được theo 5 tiêu chí là 81,96/100 điểm, trong đó:

- Tiêu chí 1: Vị trí, chức năng, vai trò, cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội 15,25/18,0 điểm.

- Tiêu chí 2: Quy mô dân số đạt 8,0/8,0 điểm.

- Tiêu chí 3: Mật độ dân số đạt 6,4/8,0 điểm.

- Tiêu chí 4: Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp 6,0/6,0 điểm.

- Tiêu chí 5: Trình độ phát triển cơ sở hạ tầng và kiến trúc, cảnh quan đô thị đạt 46,31/60,0 điểm.

(chi tiết theo Phụ lục 7 đính kèm)

+ Cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội đạt quy định: đạt 3/3 tiêu chuẩn, cụ thể:

Chỉ tiêu 1: Cân đối thu chi ngân sách: đảm bảo cân đối ngân sách. Cụ thể: Tổng thu ngân sách năm 2023 là 11.514.680.011 đồng (trong đó, thị trấn Châu Thành: 5.360.996.400 đồng, xã An Khánh: 6.153.683.611 đồng). Tổng chi ngân sách năm 2023: 11.149.950.275 đồng (trong đó, thị trấn Châu Thành: 4.996.266.664 đồng, xã An Khánh: 6.153.683.611 đồng).

Chỉ tiêu 2: Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều trung bình 03 năm gần nhất (2021 - 2023): đạt thấp hơn bình quân của huyện là 0,31%. Cụ thể: tỷ lệ hộ nghèo bình quân 03 năm của huyện Châu Thành là 1,89% (năm 2021: 2,25%, năm 2022: 1,98%, năm 2023: 1,45%); của thị trấn Châu Thành mở rộng là 1,58% (năm 2021: 1,75%, năm 2022: 1,61%, năm 2023: 1,37%);

Chỉ tiêu 3: Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp năm 2023 đạt 65,06% (tiêu chuẩn là 65%).

2. Phương án sắp xếp các ĐVHC cấp xã thuộc diện khuyến khích sắp xếp

Không có.

II. LÝ DO ĐVHC CẤP XÃ THUỘC DIỆN SẮP XẾP TRONG GIAI ĐOẠN 2023-2025 NHỮNG ĐỊA PHƯƠNG ĐỀ NGHỊ KHÔNG (HOẶC CHƯA) THỰC HIỆN SẮP XẾP

1. Lý do xã Phú Nhuận, thành phố Bến tre thuộc diện sắp xếp trong giai đoạn 2023-2025 nhưng không thực hiện sắp xếp

Xã Phú Nhuận đã được quy hoạch phát triển thành phường thuộc thành phố Bến Tre theo Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 29/01/2021 của Tỉnh ủy Bến Tre về phát triển đô thị tỉnh Bến Tre giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn 2030; Chương trình số 29-CTr/TU ngày 08/11/2022 của Tỉnh ủy Bến Tre về thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TW ngày 24/01/2022 của Bộ Chính trị về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Quy hoạch tỉnh Bến Tre thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Đồng thời, việc phát triển xã Phú Nhuận thành phường cũng nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cũng như góp phần xây dựng thành phố Bến Tre thành đô thị loại 1 đến năm 2030 theo quy hoạch tỉnh Bến Tre thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn mới kỳ 2021 -2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Để triển khai thực hiện tốt quy hoạch tỉnh Bến Tre thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và các nội dung định hướng phát triển đô thị trên địa bàn tỉnh, tỉnh Bến Tre đang xây dựng Đề án tổng thể sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã của tỉnh Bến Tre đến năm 2030, trong đó có định hướng thành lập phường Phú Nhuận để đảm bảo dù các tiêu chuẩn của phường theo quy định. Theo đó, tỉnh Bến Tre đã xây dựng Phương án thành lập phường Phú Nhuận trên cơ sở điều chỉnh 03 km2 và quy mô dân số tương ứng của xã Mỹ Thạnh An, thành phố Bến Tre[5]. Sau khi điều chỉnh địa giới ĐVHC và thành lập phường (giai đoạn 2026-2030), phường Phú Nhuận có diện tích tự nhiên là 8,05 km2, quy mô dân số trên 8.000 người; phường Mỹ Thạnh An có diện tích tự nhiên là 7,29 km2, quy mô dân số trên 10.000 người), đảm bảo tiêu chuẩn của ĐVHC đô thị theo quy định.

Do đó, căn cứ điểm d khoản 1 Điều 3 Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15[6] thị xã Phú Nhuận, thành phố Bến Tre thuộc trường hợp không bắt buộc sắp xếp ĐVHC.

2. Lý do xã Tam Hiệp, huyện Bình Đại thuộc diện sắp xếp trong giai đoạn 2023-2025 nhưng không thực hiện sắp xếp

Xã Tam Hiệp được công nhận là xã đảo theo Quyết định số 589/QĐ-TTg ngày 20/4/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc công nhận xã đảo thuộc tỉnh Bến Tre, có toàn bộ diện tích tự nhiên và quy mô dân số nằm độc lập trên cù lao giữa sông Cửa Đại, biệt lập hoàn toàn với đất liền. Khoảng cách ngắn nhất giữa xã Tam Hiệp và các xã liền kề khoảng 800m đường sông. Xã Tam Hiệp không được kết nối giao thông đường bộ với các địa bàn lân cận. Hiện nay, có 02 bến phà giúp kết nối xã Tam Hiệp với đất liền: bến phà Tam Hiệp kết nối giao thông giữa xã Tam Hiệp và xã Phú Thuận, huyện Bình Đại (do Trung tâm Quản lý phà và bến xe Bến Tre quản lý) và bến phà Long Thạnh kết nối giao thông giữa xã Tam Hiệp và xã Long Định (bến tư nhân), do đó, nếu sắp xếp xã Tam Hiệp với các ĐVHC liền kề khác sẽ gây nhiều khó khăn cho người dân cũng như công tác quản lý nhà nước.

Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 3 Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15[7] thị xã Tam Hiệp, huyện Bình Đại không thuộc diện bắt buộc sắp xếp ĐVHC.

III. GIẢI TRÌNH TRƯỜNG HỢP ĐVHC CẤP XÃ DỰ KIẾN HÌNH THÀNH SAU SẮP XẾP KHÔNG ĐẠT TIÊU CHUẨN DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN, QUY MÔ DÂN SỐ THEO QUY ĐỊNH

1. Nhập xã Phú Vang vào xã Lộc Thuận, huyện Bình Đại

Xã Lộc Thuận (mới) tuy không đạt tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên (22,05 km2, đạt 73,51% so với quy định) nhưng có yếu tố đặc thù về cộng đồng dân cư, điều kiện địa lý tự nhiên nên địa phương không sắp xếp tthcm với ĐVHC khác. Lý do:

Xã Phú Vang là xã được thành lập trên cơ sở tách ra từ một phần diện tích tự nhiên và quy mô dân số của xã Lộc Thuận theo Quyết định số 141/CP ngày 03/4/1979 của Hội đồng Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới ở một số xã thuộc tỉnh Bến Tre. Tuy việc điều chỉnh địa giới làm chia tách về mặt hành chính nhưng các hoạt động kinh tế văn hóa, xã hội của người dân xã Phú Vang gắn bó chặt chẽ với các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội của xã Lộc Thuận, do đó, những đặc điểm dân cư, văn hóa, lịch sử, đời sống kinh tế - xã hội xã Phú Vang và xã Lộc Thuận mang tính tương đồng nhau. Bên cạnh đó, xã Phú Vang chỉ còn giáp với xã Vang Quới Đông (có diện tích tự nhiên 9,94 km2, quy mô dân số là 6.555 người). Tỉnh chủ trương không sắp xếp thêm xã Vang Quới Đông vào xã Phú Vang và Lộc Thuận nhằm đảm bảo phù hợp, thống nhất với phương án tổng thể sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025 và có tính đến phương án sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2026-2030 của tỉnh (dự kiến giai đoạn 2026- 2030, tỉnh sẽ sắp xếp nhập 03 ĐVHC cấp xã (xã Vang Quới Đông, xã Vang Quới Tây và xã Thới Lai) thành 01 ĐVHC cấp xã do các ĐVHC này có cùng yếu tố lịch sử)[8]. Đồng thời, định hướng trên cũng phù hợp với định hướng phát triển ĐVHC đô thị của tỉnh đến năm 2030 (thành lập thị trấn Lộc Thuận giai đoạn 2026-2030) theo quy hoạch tỉnh Bến Tre thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

- Xã Lộc Thuận có địa bàn dài và hẹp, đồng thời có diện tích tự nhiên chưa bảo đảm tiêu chuẩn của thị trấn. Do địa bàn xã có tốc độ đô thị hóa cao nên xã Lộc Thuận được tỉnh Bến Tre quy hoạch phát triển thành ĐVHC đô thị (thị trấn thuộc huyện Bình Đại) theo Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 29/01/2021 của Tỉnh ủy Bến Tre về phát triển đô thị tỉnh Bến Tre giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn 2030; Chương trình số 29-CTr/TU ngày 08/11/2022 của Tỉnh ủy Bến Tre về thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TW ngày 24/01/2022 của Bộ Chính trị về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Quy hoạch tỉnh Bến Tre thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Vì vậy, sau khi sáp nhập, xã Lộc Thuận (mới) sẽ có điều kiện thuận lợi hơn trong việc phát triển thành thị trấn trong tương lai. Đồng thời, xã Lộc Thuận (mới) đảm bảo đạt tiêu chuẩn diện tích tự nhiên và quy mô dân số của thị trấn theo quy định ĐVHC.

2. Nhập xã Tân Mỹ và xã Mỹ Hòa, huyện Ba Tri

Sau khi sắp xếp, xã Mỹ Hòa (mới) tuy không đạt diện tích tự nhiên (29,32 km2 , đạt 97,72% so với quy định) những địa phương không sắp xếp thêm với ĐVHC khác. Lý do:

- Xã Tân Mỹ là xã mới được thành lập trên cơ sở tách ra từ một phần diện tích tự nhiên và quy mô dân số của xã Mỹ Hòa theo Nghị định số 57/2000/NĐ-CP ngày 18/10/2000 của Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính thành lập xã Tân Mỹ thuộc huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre. Tuy việc điều chỉnh địa giới làm chia tách về mặt hành chính nhưng các hoạt động kinh tế văn hóa, xã hội của người dân xã Tân Mỹ gắn bó chặt chẽ với các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội của xã Mỹ Hòa, do đó, những đặc điểm dân cư, văn hóa, lịch sử, đời sống kinh tế - xã hội xã Tân Mỹ và xã Mỹ Hòa mang tính tương đồng nhau. Mặc dù, xã Tân Mỹ và xã Mỹ Hòa cùng tiếp giáp với xã Tân Xuân (có diện tích tự nhiên là 24,4km , dân số là 15.194 người) nhưng không thể sắp xếp thêm với xã Tân Xuân vì ĐVHC mới sẽ có diện tích tự nhiên và quy mô dân số quá lớn, gây khó khăn cho hoạt động quản lý nhà nước cũng như đời sống người dân (xã Tân Xuân cũng được định hướng trở thành ĐVHC đô thị của tỉnh Bến Tre trong giai đoạn đến năm 2030).

- Xã Mỹ Hòa (mới) tuy không đạt 100% diện tích tự nhiên theo quy định (29,32 km2), thiếu 0,68 km2, tương dương 2,27% so với tiêu chuẩn nhưng có quy mô dân số là 12.470 người, đạt 155,87% so với tiêu chuẩn đáp ứng theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 4 Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15.

Vì vậy, việc nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và quy mô dân số của xã Tân Mỹ vào xã Mỹ Hòa là phù hợp với tiêu chuẩn của ĐVHC sau sắp xếp theo quy định tại Điều 4 Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15.

IV. SỐ LƯỢNG ĐVHC CẤP HUYỆN, CẤP XÃ CỦA TỈNH BẾN TRE SAU SẮP XẾP

1. Số lượng ĐVHC cấp huyện, cấp xã trước khi sắp xếp

a) ĐVHC cấp huyện 09 đơn vị (gồm 08 huyện và 01 thành phố)

b) ĐVHC cấp xã 157 đơn vị (gồm 139 xã, 08 phường, 10 thị trấn)

2. Số lượng ĐVHC cấp huyện, cấp xã sau sắp xếp

a) ĐVHC cấp huyện 09 đơn vị (gồm 08 huyện và 01 thành phố)

b) ĐVHC cấp xã 148 đơn vị (gồm 132 xã, 06 phường, 10 thị trấn)

3. Số lượng ĐVHC cấp huyện, cấp xã giảm do sắp xếp

a) ĐVHC cấp huyện giảm 0 đơn vị

b) ĐVHC cấp xã giảm 09 đơn vị (gồm 07 xã, 02 phường)

Phần IV

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN

I. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG KHI THỰC HIỆN SẮP XẾP ĐVHC CẤP XÃ

1. Tác động về hoạt động quản lý nhà nước

1.1. Tác động tích cực

Việc sắp xếp ĐVHC cấp xã sẽ giúp sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; thống nhất việc phân định địa giới hành chính đối với các vị trí còn bất cập do quá trình phát triển kinh tế - xã hội với các ĐVHC liền kề; tạo điều kiện thuận lợi cho việc quy hoạch, quản lý và phát triển đô thị của tỉnh; nâng cấp chất lượng trụ sở làm việc của cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập theo hướng hiện đại, thuận lợi cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động làm việc, từ đó cải thiện chất lượng phục vụ Nhân dân; tạo điều kiện giảm chi ngân sách nhà nước để giúp Nhà nước tập trung nguồn lực cho thực hiện các chương trình, dự án đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và các chương trình, dự án phục vụ phát triển kinh tế - xã hội trong khi ngân sách của tỉnh còn hạn chế.

1.2. Tác động tiêu cực

Đối với chính quyền địa phương cấp xã, các ĐVHC mới sẽ có quy mô về diện tích tự nhiên và dân số lớn hơn so với trước đây, đồng thời địa bàn quản lý có khác nên hoạt động quản lý nhà nước ban đầu tại ĐVHC mới sẽ gặp khó khăn, ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính khi mới sáp nhập. Việc định hướng, xây dựng và thực hiện các chỉ tiêu về phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương sau khi sáp nhập bước đầu sẽ gặp khó khăn do phải định hướng bao quát, toàn diện và quy mô lớn hơn. Đối với người dân, việc giao dịch với cơ quan hành chính bước đầu sẽ chưa quen và địa điểm giao dịch có thể xa hơn, nên ảnh hưởng đến tâm lý của người dân khi thực hiện các thủ tục hành chính tại cấp xã. Đồng thời, doanh nghiệp, người dân của các ĐVHC thực hiện sắp xếp phải điều chỉnh lại các thông tin có liên quan đến một số loại giấy tờ nên sẽ mất thời gian của doanh nghiệp và người dân.

Sau khi sáp nhập sẽ có số lượng lớn cán bộ, công chức, người hoạt động không chuyên trách cấp xã dôi dư, phải giải quyết chế độ, chính sách, do đó, địa phương cần phải có giải pháp hỗ trợ đối với những trường hợp này để đảm bảo ổn định cuộc sống.

2. Tác động về kinh tế - xã hội

2.1. Tác động tích cực

Việc sắp xếp ĐVHC góp phần tập trung nguồn lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, tạo ra động lực, môi trường và điều kiện cho sự phát triển kinh tế, xã hội của địa phương. Diện tích tự nhiên lớn, dân số đông hơn, nguồn lao động dồi dào sẽ thuận lợi công tác lập kế hoạch, quy hoạch trung hạn, dài hạn, định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi cho việc gắn kết cộng đồng ở cơ sở; hệ thống cơ sở hạ tầng như giao thông, điện, thông tin liên lạc và các thiết chế văn hóa, giáo dục, y tế được đầu tư, góp phần tạo điều kiện thuận lợi để nâng cao đời sống vật chất - tinh thần của người dân.

2.2. Tác động tiêu cực

Hoạt động sản xuất, kinh doanh, sinh hoạt của người dân và doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng, xáo trộn do thay đổi các loại giấy tờ của người dân, doanh nghiệp.

Cơ sở giáo dục, y tế sẽ có các cơ sở chính và phụ nên ít nhiều ảnh hưởng đến tâm lý của người dân, đặc biệt là người dân phải đến cơ sở y tế xa hơn so với cơ sở y tế cũ.

3. Tác động về quốc phòng, an ninh, chính trị, trật tự, an toàn xã hội

3.1. Tác động tích cực

Các xã, phường được nhập lại sẽ thúc đẩy việc phát triển nhanh về kinh tế - xã hội gắn với việc đảm bảo quốc phòng, an ninh. Công tác bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội tiếp tục được giữ vững nhờ việc bố trí lại lực lượng công an, quân sự, lực lượng bảo đảm an ninh trật tự cấp xã theo hướng tinh nhuệ, chất lượng làm nòng cốt. Bên cạnh đó, địa phương có quy mô lớn hơn (nhiều ấp, khu phố hơn) sẽ huy động được lực lượng tham gia đảm bảo quốc phòng, an ninh tốt hơn.

3.2. Tác động tiêu cực

Địa bàn quản lý tại ĐVHC mới sẽ lớn và phức tạp hơn trước đây nên việc nắm tình hình sẽ khó khăn hơn vào thời gian đầu. Bước đầu chính quyền địa phương cấp xã sẽ gặp khó khăn, do đó, cần có giải pháp sắp xếp, bố trí lực lượng phù hợp với địa bàn mới, để đảm bảo tốt công tác đảm bảo an ninh, trật tự tại địa phương.

4. Tác động về cải cách thủ tục hành chính và cung cấp dịch vụ công

4.1. Tác động tích cực

Bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả gắn với nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, hướng đến nền hành chính ngày càng chuyên nghiệp sẽ đáp ứng và phục vụ tốt hơn nhu cầu của người dân, góp phần nâng cao mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp về giải quyết thủ tục hành chính và cung cấp dịch vụ công.

4.2. Tác động tiêu cực

Một số người dân, doanh nghiệp đến cơ quan hành chính nhà nước cấp xã để thực hiện thủ tục hành chính sẽ mất nhiều thời gian hơn do địa điểm xa hơn và khác so với trước đây nên phần nào sẽ ảnh hưởng đến tâm lý người dân.

5. Tác động khi nhập ĐVHC cấp xã đang hưởng các chính sách đặc thù khác nhau liên quan đến ĐVHC

5.1. Tác động tích cực

Việc nhập ĐVHC cấp xã đã được công nhận xã An toàn khu sắp xếp với ĐVHC cấp xã chưa được công nhận là xã An toàn khu sẽ làm lăng quy mô dân số thường trú ở các xã An toàn khu cách mạng trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ khi được công nhận trên phạm vi toàn ĐVHC cấp xã mới. Từ đó, người dân thường trú ở các ĐVHC thực hiện việc sắp xếp chưa được công nhận xã An toàn khu có thể được hưởng chính sách bảo hiểm y tế theo quy định tại Nghị định số 75/2023/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế khi Ủy ban nhân dân tình lập hồ đề nghị cơ quan có thẩm quyền quyết định, công nhận việc hưởng các chế độ, chính sách đặc thù đối với ĐVHC hình thành sau sắp xếp.

5.2. Tác động tiêu cực

Ngân sách nhà nước có thể tăng chi do chi thực hiện chính sách đối với xã an toàn khu tại các ĐVHC cấp xã hình thành sau sắp xếp khi được công nhận trên phạm vi toàn ĐVHC cấp xã mới. Việc thực hiện chính sách đặc thù đối với ĐVHC cấp xã hình thành sau sắp xếp thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 14 Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15.

Nhân dân ở các xã được trao tặng danh hiệu xã Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động có tâm lý mong muốn giữ lại tên xã cũ vì đó là niềm tự hào của Nhân dân ở địa phương.

II. NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN, VƯỚNG MẮC VÀ GIẢI PHÁP KHI THỰC HIỆN SẮP XẾP CÁC ĐVHC CẤP XÃ

1. Những thuận lợi

Được sự lãnh chỉ đạo sâu sát của Trung ương, 'Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tình đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, quán triệt và triển khai thực hiện đồng bộ các chủ trương, nghị quyết của Trung ương, của tỉnh; chủ động xây dựng các phương án sắp xếp ĐVHC cũng như chính sách giải quyết dôi dư đối với đội ngũ cán bộ, công chức và những người hoạt động không chuyên trách cấp xã sau khi sáp nhập. Qua nắm bắt tình hình nhận thấy, đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, người lao động và Nhân dân cơ bản hiểu được quan điểm, chủ trương, kế hoạch sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã. Đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức có nhận thức đúng đắn về sự cần thiết về việc sắp xếp ĐVHC cấp xã; xác định rõ trách nhiệm trong việc quán triệt, tuyên truyền, lãnh đạo, chỉ đạo và gương mẫu tham gia tổ chức thực hiện. Đa số các tầng lớp Nhân dân đồng thuận và tin tưởng với chủ trương, nghị quyết về thực hiện sắp xếp ĐVHC cấp xã.

2. Những khó khăn, vướng mắc

Bên cạnh những thuận lợi, việc sắp xếp ĐVHC gặp những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện về phương án bố trí, phân công nhiệm vụ và giải quyết chế độ, chính sách cho cán bộ, công chức, người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã; việc xử lý trụ sở, tài sản công; kinh phí thực hiện sắp xếp ĐVHC, cụ thể:

- Công tác sắp xếp, bố trí cán bộ, công chức, người lao động là vấn đề trọng tâm, là mối quan tâm hàng đầu của cán bộ, công chức, người lao động và Nhân dân trong quá trình thực hiện chủ trương, đề án sắp xếp. Sau khi sắp xếp ĐVHC, cán bộ, công chức, người hoạt động không chuyên trách cấp xã sẽ dôi dư, cần được giải quyết là rất nhiều.

- Một số trụ sở công dôi dư sau sắp xếp ĐVHC cấp xã chưa có phương án xử lý hiệu quả.

- Khó khăn trong xác định nhiệm vụ chi và định mức chi về việc sắp xếp ĐVHC giai đoạn 2023 - 2025 để trình Hội đồng nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.

3. Nguyên nhân của những khó khăn, vướng mắc (bao gồm các nguyên nhân khách quan, nguyên nhân chủ quan)

- Số lượng cán bộ, công chức, người hoạt động không chuyên trách cấp xã dôi dư khá lớn (trong đó có 03 trường hợp thực hiện sắp xếp nhập 03 ĐVHC cấp xã), nhất là ờ huyện Châu Thành (giảm 05 ĐVHC cấp xã, dôi dư 102 người) nên cần có thời gian để giải quyết công tác cán bộ.

- Số lượng trụ sở công dôi dư nhiều, trong đó có các trụ sở công vừa mới xây dựng trong các năm gần đây.

- Nội dung văn bản quy phạm pháp luật quy định về kinh phí thực hiện sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã được quy định ở nhiều văn bản khác nhau, chưa cụ thể, rõ ràng, đầy đủ về nhiệm vụ chi và mức chi về việc sắp xếp ĐVHC để làm căn cứ xây dựng Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định về nhiệm vụ chi và mức chi về việc sắp xếp ĐVHC trên địa bàn tỉnh.

4. Giải pháp khi thực hiện sắp xếp ĐVHC cấp xã

- Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, vận động sâu rộng trong cán bộ, dáng viên, công chức, viên chức, người hoạt động không chuyên trách và Nhân dân về mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của việc sắp xếp ĐVHC; chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, người hoạt động không chuyên trách cấp xã khi thực hiện sắp xếp ĐVHC cấp xã, nhằm tạo sự đồng thuận, ủng hộ, thống nhất cao trong cán bộ, đảng viên và Nhân dân đối với chủ trương sắp xếp ĐVHC cấp xã của tỉnh.

- Chỉ đạo rà soát, xây dựng phương án và lộ trình sắp xếp, xử lý trụ sở, tài sản công sau sắp xếp ĐVHC cấp xã, đồng thời kiểm tra tiến độ, kết quả thực hiện theo nội dung phương án và lộ trình đã xác định.

- Rà soát kỹ các văn bản quy phạm pháp có liên quan của trung ương và địa phương, khả năng ngân sách địa phương đảm bảo kinh phí thực hiện sắp xếp ĐVHC; kịp thời kiến nghị, đề xuất các cơ quan Trung ương tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện để đảm bảo thực hiện tốt việc sắp xếp ĐVHC cấp xã trên địa bàn tỉnh.

III. KẾ HOẠCH, LỘ TRÌNH VÀ KINH PHÍ THỰC HIỆN VIỆC SẮP XẾP ĐVHC CẤP XÃ

1. Kế hoạch và lộ trình thực hiện

a) Năm 2024

- Tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp ĐVHC cấp xã của tỉnh Bến Tre và triển khai các công việc sau sắp xếp theo Kế hoạch số 5143/KH-UBND ngày 22/8/2023 về thực hiện sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã trên địa bàn tỉnh Bến Tre giai đoạn 2023 - 2025.

- Hoàn thiện hồ sơ công nhận đô thị loại V đối với thị trấn mở rộng để gửi Bộ Nội vụ nhằm hoàn thiện hồ sơ sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã của tỉnh Bến Tre giai đoạn 2023-2025.

b) Năm 2025

- Tiếp tục sắp xếp, bố trí, thực hiện chế độ, chính sách đối với đội ngũ cán bộ, công chức và người hoạt động không chuyên trách cấp xã tại những ĐVHC sau sắp xếp (thực hiện hằng năm trong thời hạn quy định tại Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15), gắn với việc tổ chức Đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 - 2030.

- Tiếp tục thực hiện việc sắp xếp lại, xử lý trụ sở, tài sản công của cơ quan, tổ chức, đơn vị tại ĐVHC thực hiện sắp xếp giai đoạn 2023 - 2025.

- Tiếp tục triển khai thực hiện các chế độ, chính sách đặc thù tại các ĐVHC hình thành sau sắp xếp giai đoạn 2023 - 2025.

- Sơ kết việc thực hiện sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025 (theo hướng dẫn của Trung ương).

2. Dự kiến kinh phí triển khai thực hiện

- Theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành và các nguồn kinh phí hợp pháp khác (nếu có). Dự kiến kinh phí triển khai thực hiện sắp xếp ĐVHC giai đoạn 2023-2025 khoảng 80 tỷ đồng.

- Ủy ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết quy định cụ thể các nhiệm vụ chi và mức chi thực hiện sắp xếp ĐVHC trên địa bàn tỉnh, đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế của địa phương và các quy định của pháp luật.

IV. PHƯƠNG ÁN SẮP XẾP TỔ CHỨC BỘ MÁY, BỐ TRÍ ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC, NGƯỜI LAO ĐỘNG VÀ GIẢI QUYẾT CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH KHI THỰC HIỆN SẮP XẾP ĐVHC CẤP XÃ

1. Phương án và lộ trình sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy cơ quan, tổ chức sau sắp xếp ĐVHC

- Khi hình thành ĐVHC mới, các địa phương sẽ bố trí đầy đủ các tổ chức trong hệ thống chính trị, gồm: Đảng ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội.

- Đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã sẽ tiếp tục sinh hoạt tại Hội đồng nhân dân cấp xã mới theo Điều 134 Luật Tổ chức chính quyền địa phương.

- Khi nhập các ĐVHC cấp xã để hình thành một ĐVHC cùng cấp mới thì tổ chức chính quyền địa phương và hoạt động của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân của ĐVHC mới thực hiện theo quy định tại Điều 134 của Luật Tổ chức chính quyền địa phương.

- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã thực hiện theo quy định tại Thông tri số 08/TT-MTTW-BTT ngày 28/7/2020 của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hướng dẫn thực hiện một số điều của Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khóa IX, nhiệm kỳ 2019 - 2024. Các tổ chức chính trị - xã hội cấp xã: Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh được thực hiện theo hướng dẫn thi hành Điều lệ của tổ chức.

- Việc sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy cơ quan đảng, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội cấp xã thực hiện theo Hướng dẫn số 26-HD/BTCTW ngày 30/11/2023 của Ban Tổ chức Trung ương về việc thực hiện sắp xếp tổ chức, cán bộ, công chức, viên chức cơ quan đảng, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội ở những địa phương thực hiện sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2030 và văn bản hướng dẫn của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh.

- Thực hiện sắp xếp các tổ chức Hội quần chúng ở các ĐVHC sau sắp xếp theo quy định.

2. Phương án và lộ trình bố trí, sắp xếp cán bộ, công chức, viên chức, người lao động sau sắp xếp ĐVHC

2.1. Phương án hồ trí, sắp xếp cán bộ, công chức, viên chức, người lao động sau sắp xếp ĐVHC

Tổng số cán bộ, công chức cấp xã tại các ĐVHC cấp xã thực hiện sắp xếp là 275 người; tổng số lượng người hoạt động không chuyên trách cấp xã là 133 người. Sau khi sắp xếp ĐVHC, dự kiến bố trí số lượng cán bộ, công chức cấp xã tại ĐVHC mới là 140 người (bố trí số lượng theo ĐVHC loại I và số lượng tăng thêm theo quy mô dân số theo quy định); số lượng người hoạt động không chuyên trách là 90 người (bố trí số lượng theo ĐVHC loại I và số lượng tăng thêm theo quy mô dân số theo quy định). Cán bộ, công chức cấp xã dôi dư dự kiến là 135 người, sẽ được điều chuyển sang các ĐVHC cấp xã khác (còn thiếu), tuyển dụng thành công chức cấp huyện, cấp tỉnh (nếu đủ điều kiện), chuyển thành người hoạt động không chuyên trách cấp xã hoặc thực hiện tinh giản biên chế theo quy định; Số lượng người hoạt động không chuyên trách cấp xã dôi dư dự kiến là 43 người, sẽ được điều chuyển sang các ĐVHC cấp xã khác (còn thiếu), giải quyết tinh giản biên chế theo quy định, cụ thể như sau:

a) Đối với cán bộ, công chức cấp xã

- Bố trí số lượng cán bộ, công chức cấp xã theo số lượng quy định tại Nghị định số 33/2023/NĐ-CP ngày 10/6/2023 của Chính phủ và các văn bản cụ thể hóa của Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức tại ĐVHC mới.

- Đối với số lượng cán bộ dôi dư, thực hiện việc điều chuyển công tác hoặc bố trí thành công chức các cấp nếu đáp ứng đủ điều kiện theo quy định hoặc chuyển sang cấp phó (đối với Đảng ủy, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội). Đối với số lượng công chức dôi dư, thực hiện việc điều chuyển đến các cơ quan, đơn vị khác trong hệ thống chính trị theo yêu cầu nhiệm vụ.

- Bố trí số lượng công chức cấp xã ở ĐVHC mới hợp lý, nhằm giải quyết số lượng cán bộ, công chức cấp xã dôi dư (bố trí nhiều hơn số lượng quy định trong thời gian tối đa 05 năm).

- Thực hiện chế độ, chính sách tinh giản biên chế đối với cán bộ, công chức dôi dư theo quy định.

b) Đối với những người hoạt động không chuyên trách cấp xã

- Bố trí số lượng phù hợp với chức danh theo Nghị quyết số 28/2023/NQ-HĐND ngày 07/12/2023 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc quy định chức danh, chế độ, chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở ấp, khu phố và lực lượng phụ trách an ninh trật tự, quốc phòng ở cấp xã, ở ấp, khu phố trên địa bàn tỉnh Bến Tre và Hướng dẫn số 305/HD-UBND ngày 17/01/2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh.

- Thực hiện chế độ, chính sách tinh giản biên chế đối với người hoạt động không chuyên trách cấp xã dôi dư theo quy định.

c) Đối với lực lượng công an cấp xã

Công an tỉnh xây dựng phương cụ thể để bố trí lực lượng công an chính quy tại cấp xã theo quy định.

d) Đối với viên chức tại các Trạm Y tế

Điều chuyển viên chức, người lao động về Trung tâm y tế huyện, thành phố, phòng khám đa khoa khu vực hoặc các Trạm Y tế lân cận.

2.2. Lộ trình bố trí, sắp xếp cán bộ, công chức, viên chức, người lao động sau sắp xếp ĐVHC

Việc bố trí, sắp xếp cán bộ, công chức, viên chức, người lao động sau sắp xếp ĐVHC thực hiện đảm bảo theo thời hạn quy định tại khoản 3 Điều 11 Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15.

(Đính kèm Phụ lục 3, Phụ lục 4 kèm theo Đề án)

3. Phương án và lộ trình giải quyết chế độ, chính sách sau sắp xếp ĐVHC

- Việc giải quyết chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, người hoạt động không chuyên trách cấp xã được thực hiện ngay sau khi Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp ĐVHC có hiệu lực.

- Định kỳ 06 tháng/lần, các địa phương rà soát số lượng cán bộ, công chức, người hoạt động không chuyên trách cấp xã dôi dư và nguyện vọng của cán bộ, công chức, người hoạt động không chuyên trách cấp xã để đề xuất thực hiện chế độ, chính sách theo quy định tại Điều 12 Nghị quyết số 35/2023/UBTVQ 15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Nghị định số 29/2023/NĐ-CP ngày 03/6/2023 của Chính phủ quy định về tinh giản biên chế và văn bản hướng dẫn của Ủy ban nhân dân tỉnh.

V. PHƯƠNG ÁN VÀ LỘ TRÌNH SẮP XẾP, XỬ LÝ TRỤ SỞ, TÀI SẢN CÔNG SAU SẮP XẾP ĐVHC CẤP XÃ

Tại thời điểm xây dựng Đề án, tổng số trụ sở tại các ĐVHC thực hiện sắp xếp giai đoạn 2023 - 2025 là 38 trụ sở; tổng số tài sản công (xe ô tô) là không có, các tài sản công khác (máy vi tính, bàn, ghế, tủ,...) sẽ được thống kê đầy đủ để có phương án xử lý phù hợp.

Trên cơ sở rà soát số lượng trụ sở, tài sản công của cơ quan, tổ chức, đơn vị ở các ĐVHC cấp xã thực hiện sắp xếp của các địa phương, Ủy ban nhân dân cấp huyện trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt phương án xử lý trụ sở, tài sản công cụ các địa phương thực hiện, cụ thể:

- Trụ sở làm việc của Đảng ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội, Công an, Quân sự, Trạm y tế của xã An Hiệp hiện hữu sẽ được bố trí làm trụ sở làm việc của xã Tường Đa (mới).

- Trụ sở làm việc của Đảng ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội, Công an, Quân sự, Trạm y tế của xã An Phước, huyện Châu Thành hiện hữu sẽ được bố trí làm trụ sở làm việc của xã An Phước (mới).

- Trụ sở làm việc của Đảng ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội, Công an, Quân sự, Trạm y tế của xã Lộc Thuận, huyện Bình Đại hiện hữu sẽ được bố trí làm trụ sở làm việc của xã Lộc Thuận (mới).

- Trụ sở làm việc của Đảng ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội, Công an, Quân sự, Trạm y tế của xã Mỹ Hòa, huyện Ba Tri hiện hữu sẽ được bố trí làm trụ sở làm việc của xã Mỹ Hòa (mới).

- Trụ sở làm việc của Đảng ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội, Công an, Quân sự, Trạm y tế của phường An Hội, thành phố Bến Tre hiện hữu sẽ được bố trí làm trụ sở làm việc của phường An Hội (mới).

- Trụ sở làm việc của Đảng ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội, Công an, Quân sự, Trạm y tế của xã An Khánh hiện hữu sẽ được bố trí làm trụ sở làm việc của thị trấn Châu Thành (mới).

- Trụ sở làm việc của các xã còn lại sẽ được chuyển đổi công năng sử dụng phù hợp với nhu cầu của địa phương hoặc tổ chức thanh lý tài sản công theo quy định.

Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tổ chức thực hiện việc sắp xếp, xử lý trụ sở, tài sản công của cơ quan, tổ chức, đơn vị dôi dư do sắp xếp ĐVHC của địa phương theo phương án được Ủy ban nhân dân tỉnh phc duyệt. Thời hạn hoàn thành sắp xếp, xử lý trụ sở, tài sản công theo quy định tại khoản 2 Điều 13 Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15.

(Đính kèm Phụ lục 5 kèm theo Đề án)

VI. PHƯƠNG ÁN VÀ LỘ TRÌNH THỰC HIỆN CÁC CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH ĐẶC THÙ ĐỐI VỚI ĐVHC CẤP XÃ HÌNH THÀNH SAU SẮP XẾP

Ủy ban nhân dân cấp huyện lập hồ sơ, đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét công nhận ĐVHC cấp xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu; ĐVHC cấp xã là xã an toàn khu; ĐVHC cấp xã được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân, Anh hùng Lao động theo lộ trình và quy định tại Điều 16, Điều 17, Điều 18 và Điều 19 Nghị quyết số 35/2023/UBTVQ 15. Danh sách các ĐVHC cấp xã hiện đang hưởng chế độ, chính sách đặc thù (Phụ lục 6 kèm theo Đề án).

VII. TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC, ĐƠN VỊ TRONG VIỆC SẮP XẾP ĐVHC CẤP XÃ

1. Sở Nội vụ:

- Là cơ quan đầu mối giúp Ủy ban nhân dân tỉnh tiếp nhận, tổng hợp, xử lý các vấn đề liên quan đến sắp xếp ĐVHC giai đoạn 2023 - 2025;

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan kịp thời hướng dẫn, giải đáp nhằm tháo gỡ vướng mắc, khó khăn của các địa phương khi thực hiện sắp xếp ĐVHC;

- Trực tiếp thực hiện các nội dung của đề án và đôn đốc các huyện, thành phố nghiêm túc triển khai Đề án đảm bảo chất lượng và tiến bộ của Đề án.

- Phối hợp Sở Tài chính, lập dự toán và thanh quyết toán kinh phí thực hiện Đề án, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt theo quy định.

- Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp huyện có ĐVHC cấp xã thực hiện sắp xếp, bố trí cán bộ, công chức cấp xã dôi dư.

- Theo dõi việc sắp xếp tổ chức bộ máy, bố trí, sắp xếp đội ngũ lãnh đạo, quản lý, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động; thực hiện tinh giản biên chế; giải quyết chế độ, chính sách đối với những trường hợp dôi dư do sắp xếp ĐVHC.

2. Sở Tài chính

- Thẩm định dự toán kinh phí thực hiện Đề án của Sở Nội vụ; tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt và cấp kinh phí thực hiện Đề án đảm bảo kịp tiến độ thực hiện Đề án; hướng dẫn các đơn vị sử dụng kinh phí theo quy định của pháp luật.

- Hướng dẫn, cấp phát kinh phí giải quyết chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, người hoạt động không chuyên trách cấp xã dôi dư.

- Tham mưu giúp Ủy ban nhân dân tỉnh rà soát, thẩm định, phê duyệt phương án xử lý trụ sở, tài sản công tại các địa phương; theo dõi, hướng dẫn, hỗ trợ các địa phương thực hiện việc sắp xếp, xử lý trụ sở, tài sản công tại các địa phương.

3. Số Kế hoạch và Đầu tư

Rà soát, cân đối phân bổ nguồn vốn đầu tư xây dựng trụ sở hành chính mới cho các địa phương thực hiện nhập xã, phường (ưu tiên các địa phương có trụ sở xuống cấp không đảm bảo cho hoạt động) phù hợp với khả năng cân đối vốn của tỉnh.

4. Sở Xây dựng

Hướng dẫn, đôn đốc địa phương thực hiện việc phân loại đô thị đối với thị trấn hình thành sau sắp xếp khi thực hiện sắp xếp ĐVHC theo quy định trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, đảm bảo hoàn thành trong năm 2024 để hoàn thành hồ sơ đề án sắp xếp ĐVHC cấp xã giai đoạn 2023 - 2025 của tỉnh.

5. Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới

Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tổ chức triển khai thực hiện tốt các nội dung hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Công văn số 267/BNN-VPĐP ngày 09 tháng 01 năm 2024.

6. Sở Thông tin và Truyền thông

Tiếp tục tuyên truyền sâu rộng Nghị quyết số 37-NQ/TW ngày 24/12/2018 của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 35/2023/UBTVQ 15, Nghị quyết số 117/NQ-CP ngày 30/7/2023 của Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch thực hiện sắp xếp các ĐVHC cấp huyện, cấp xã trong giai đoạn 2023 - 2025, Phương án tổng thể của Ủy ban nhân dân tỉnh về sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025 của tỉnh Bến Tre, Đề án này và các văn bản chỉ đạo có liên quan đến việc thực hiện sắp xếp ĐVHC trên địa bàn tỉnh để góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm và tạo sự đồng thuận của cán bộ, đảng viên và Nhân dân trong quá trình thực hiện sắp xếp các ĐVHC.

7. Sở Tài nguyên và Môi trường

Hướng dẫn các địa phương xây dựng đề án quy hoạch khai thác và sử dụng quỹ đất đảm bảo hiệu quả, tiết kiệm vừa đáp ứng được yêu cầu phát triển trước mắt vừa đảm bảo quá trình phát triển lâu dài, bền vững trong tương lai đối với các ĐVHC sau sắp xếp.

Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc Sở, Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chỉnh lý hồ sơ địa chính theo đúng quy định.

8. Sở Tư pháp

Hướng dẫn Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chỉ đạo các xã, phường, thị trấn thực hiện bàn giao hồ sơ, giấy tờ về công tác hộ tịch, chứng thực và các hồ sơ, tài liệu có liên quan.

9. Sở Y tế

Sắp xếp các Trạm Y tế và viên chức, người lao động ở các Trạm Y tế dôi dư do sắp xếp ĐVHC để đảm bảo chức năng cung cấp, thực hiện các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu cho Nhân dân theo quy định.

10. Công an tỉnh

- Đảm bảo an ninh, trật tự trong quá trình chuẩn bị, triển khai thực hiện việc sắp xếp ĐVHC, nhất là trên địa bàn các xã, huyện có ĐVHC thuộc diện sắp xếp.

- Xây dựng phương án cụ thể để bố trí lực lượng Công an, lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở theo quy định, đảm bảo công tác giữ gìn an ninh, trật tự trên địa bàn các đơn vị trước và sau khi sắp xếp ĐVHC cấp xã.

11. Các sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị có liên quan

- Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động tạo sự thống nhất về nhận thức và thực hiện trong đội ngũ cán bộ, công chức các cấp và nhân dân ở địa phương về chủ trương sắp xếp các ĐVHC cấp xã.

- Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của đơn vị mình, các đơn vị chủ động hỗ trợ Sở Nội vụ khi có yêu cầu trong quá trình triển khai thực hiện Đề án, cũng như thực hiện quy trình, thủ tục liên quan đến Đề án.

- Thực hiện việc chuyển đổi các loại giấy tờ cho cá nhân, tổ chức do thay đổi địa giới ĐVHC theo thẩm quyền; hướng dẫn Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố thực hiện việc chuyển đổi các loại giấy tờ cho cá nhân, tổ chức do thay đổi địa giới ĐVHC theo quy định.

12. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố có ĐVHC cấp xã thực hiện sắp xếp giai đoạn 2023 - 2025

- Chủ động phối với Sở Nội vụ tiến hành các quy trình, thủ tục thực hiện sắp xếp ĐVHC cấp xã trên địa bàn.

- Xây dựng phương án sắp xếp tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ, công chức và những người hưởng phụ cấp từ ngân sách nhà nước khi thực hiện việc sắp xếp các ĐVHC cấp xã; Chú trọng công tác đánh giá, phân loại cán bộ, công chức khi tiến hành rà soát, sắp xếp nhân sự, bố trí đội ngũ cán bộ, công chức tại những đơn vị nhập và được nhận, bảo đảm lựa chọn những người có phẩm chất, năng lực nổi trội để đảm nhận những vị trí công việc tại các ĐVHC mới. Trong thời gian thực hiện sắp xếp thì số lượng cấp phó của các cơ quan, đơn vị do sáp nhập có thể cao hơn quy định, nhưng khi có cấp phó nghỉ hưu hoặc chuyển công tác thì không bổ sung. Trường hợp điều chuyển giữ chức vụ thấp hơn thì được bảo lưu phụ cấp chức vụ đến hết thời hạn bổ nhiệm (hoặc thực hiện theo các quy định và hướng dẫn hiện hành).

- Xây dựng phương án cụ thể giải quyết chế độ đội ngũ cán bộ, công chức và những người hưởng phụ cấp từ ngân sách nhà nước dôi dư.

- Khi sắp xếp các ĐVHC cấp xã thì số lượng biên chế công chức của các đơn vị mới sau khi nhập, hợp nhất có thể cao hơn quy định. Nhưng cẩn có giải pháp thực hiện đúng lộ trình tinh giản biên chế, chậm nhất là 05 năm sau khi nhập xã, thì số lượng biên chế công chức của các ĐVHC mới, phải đảm bảo đúng quy định.

- Rà soát trụ sở, tài sản công trên địa bàn các ĐVHC sắp xếp, phối hợp với các ngành chức năng của trình xây dựng phương án xử lý trụ sở, tài sản công lại địa phương theo quy định, đảm bảo hoàn thành việc sắp xếp, xử lý trụ sở, tài sản công của cơ quan, đơn vị tại ĐVHC sau sắp xếp trong thời gian 03 năm kể từ ngày nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp ĐVHC trên địa bàn tỉnh có hiệu lực thi hành.

- Hỗ trợ thực hiện việc chỉnh lý hồ sơ địa chính và thực hiện việc quản lý, bảo quản hồ sơ địa chính sau khi chỉnh lý theo đúng quy định.

- Thực hiện việc chuyển đổi các loại giấy tờ cho cá nhân, tổ chức do thay đổi địa giới ĐVHC theo quy định.

- Ủy ban nhân dân huyện Châu Thành khẩn trương hoàn thành hồ sơ, trình Ủy ban nhân dân tình công nhận đô thị loại V đối với thị trấn Châu Thành mở rộng trong năm 2024.

13. Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện sắp xếp giai đoạn 2023 - 2025

- Chủ động phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội cùng cấp thực hiện tốt công tác tuyên truyền nhằm tạo sự đồng thuận của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và Nhân dân ở địa phương trong việc thực hiện sắp xcp ĐVHC trên địa bàn tỉnh.

- Phối hợp tốt với ngành chức năng của cấp huyện trong việc triển khai thực hiện Đề án.

VIII. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Đề án sắp xếp ĐVHC cấp xã giai đoạn 2023 - 2025 của tỉnh Bến Tre là cơ sở quan trọng, tạo tiền đề cho quá trình sắp xếp ĐVHC của tỉnh Bến Tre. Việc xây dựng, hoàn thiện Đề án sắp xếp ĐVHC cấp xã giai đoạn 2023 - 2025 của tỉnh Bến Tre dựa trên căn cứ Phương án tổng thể sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025 của tỉnh đồng thời dựa trên sự nghiên cứu kỹ lưỡng theo trên các phương diện gồm chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội, lịch sử của từng ĐVHC ở địa phương; và sự đồng thuận của Nhân dân (sau khi lấy ý kiến cử tri). Việc sắp xếp ĐVHC là rất cần thiết, góp phần tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế đồng thời tạo điều kiện giảm chi ngân sách nhà nước để tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội mới và tạo sự đồng thuận trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Do vậy, Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre kính mong Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, sớm thông qua Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2023-2025 của tỉnh Bến Tre.

Trên đây là Đề án sắp xếp ĐVHC cấp xã của tỉnh Bến Tre giai đoạn 2023 - 2025, Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre kính trình Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định./.


Nơi nhận:
- Chính phủ (kính trình);
- Bộ Nội vụ:
- TT TU, TT HĐND tỉnh;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Chánh, các Phó CVP UBND tỉnh;
- UBMTTQVN và các tổ chức CT-XH tỉnh;
- Các Ban đảng, UBKT Tỉnh ủy;
- Các sở, ban, ngành tỉnh;
- Các cơ quan Trung trong đóng trên địa bàn tỉnh;
- Các Huyện ủy, Thành ủy;
- HĐND, UBND các huyện, thành phố;
- Phòng: TH. KGVX, NC, TCĐT, KT, KSTTHC, BTCD, NgV;
- Cổng TTĐT tỉnh;
- Lưu: VT, TN.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Trần Ngọc Tam



[1] Số liệu về diện tích tự nhiên của các ĐVHC trên địa bàn tỉnh Bến Tre theo đúng số liệu thống kê đất đai năm 2022 do Sở Tài nguyên và Môi trường cung cấp tại Công văn số 166/STNMT-QLĐĐ ngày 11/01/2024 về việc cung cấp số liệu về diện tích tự nhiên của các ĐVHC trên địa bàn tỉnh Bến Tre.

[2] Số liệu về quy mô dân số do Công an tỉnh cung cấp tính đến ngày 31/12/2022 theo Công văn số 1361/CAT-CSQLHC ngày 24/7/2024 về việc cung cấp số liệu phục vụ sắp xếp ĐVHC trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2023 - 2030.

[3] Báo cáo s 740/BC-UBND ngày 31/12/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh tình hình phát triển kinh tế - xã hội năm 2022 và nhiệm vụ, giải pháp thực hiện năm 2023.

[4] Xã Phú Vang có diện tích là 10,2959 km2 (làm tròn là 10,30 km2), xã Lộc Thuận có diện tích là 11,7568 km2 (làm tròn là 11,76 km2). Do đó, tổng diện tích của 2 xã sau sáp nhập là 22,0527 (làm tròn là 22,05 km2).

[5] Xã Mỹ Thạnh An có diện tích tự nhiên là 10,29 km2, quy mô dân số 12.972 người.

[6] ĐVHC cấp xã thuộc diện sắp xếp nhưng có yếu tố đặc thù sau đây thì không bắt buộc thực hiện sắp xếp: “ĐVHC nông thôn thuộc điệu sắp xếp đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch phát triển thành ĐVHC đô thị trong giai đoạn 2023 - 2030, có diện tích tự nhiên và quy mô dân số đạt tiêu chuẩn của ĐVHC đô thị theo quy định tại Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn của ĐVHC và phân loại ĐVHC.”.

[7] ĐVHC cấp xã thuộc diện sắp xếp nhưng có yếu tố đặc thù sau đây thì không bắt buộc thực hiện sắp xếp: “Có vị trí biệt lập và khó tổ chức giao thông kết nối thuận lợi với các ĐVHC liền kề;”.

[8] Các xã: Vang Quới Đông, Vang Quới Tây và Thới Lai trước đây là xã Vinh Thới. Năm 1979, xã Vinh Thới được tách ra thành 02 xã (Thới Lai và xã Vang Quới) theo Quyết định số 141-CP ngày 03/4/1979 của hội đồng Chính phủ. Tiếp đến, năm 1984, xã Vang Quới được tách ra thành 02 xã (Vang Quới Đông và Vang Quới Tây) theo Quyết định số 41-HĐBT ngày 14/3/1984 của Hội đồng Bộ trưởng.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Đề án 6139/ĐA-UBND ngày 18/09/2024 sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2023-2025 của tỉnh Bến Tre

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


512

DMCA.com Protection Status
IP: 3.135.209.107
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!