ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH TÂY NINH
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 684/QĐ-UBND
|
Tây Ninh, ngày 21
tháng 3 năm 2019
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ
DUYỆT KẾ HOẠCH ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG CƠ QUAN NHÀ NƯỚC TỈNH
TÂY NINH NĂM 2019
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày
19/6/2015;
Căn cứ Luật Công
nghệ thông tin ngày 29 tháng 6 năm
2006;
Căn cứ Nghị định
số 64/2007/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về ứng dụng
công nghệ thông tin trong hoạt động
của cơ quan nhà nước;
Căn cứ Quyết định số 1819/QĐ-TTg ngày 26/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ
Phê duyệt Chương trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động
của cơ quan nhà nước giai đoạn 2016 - 2020;
Căn cứ Nghị quyết số 36a/NQ-CP
ngày 14/10/2016 của Chính phủ về Chính phủ điện tử;
Căn cứ Quyết định số
49/2012/QĐ-UBND ngày 26/02/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt Quy
hoạch phát triển công nghệ thông tin tỉnh Tây Ninh đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 3379/QĐ-UBND
ngày 30/12/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch ứng dụng công nghệ
thông tin trong hoạt động cơ quan nhà nước tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2016-2020;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Thông
tin và Truyền thông tại Tờ trình số 09/TTr-STTTT ngày 21 tháng 02 năm 2019,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết
định này Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động cơ quan nhà nước
tỉnh Tây Ninh năm 2019.
Điều 2. Sở Thông tin và Truyền
thông có trách nhiệm triển khai, theo dõi tiến độ thực hiện kế hoạch đã được
phê duyệt theo đúng quy định.
Điều 3. Chánh Văn phòng Đoàn
ĐBQH, HĐND và UBND tỉnh, Thủ trưởng các sở, ban, ngành có liên quan, Chủ tịch Ủy
ban nhân dân các huyện, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này kể từ
ngày ký./.
KẾ HOẠCH
ỨNG
DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG CƠ QUAN NHÀ NƯỚC TỈNH TÂY NINH NĂM
2019
(Ban hành kèm theo Quyết định số 684/QĐ-UBND ngày 21/03/2019 của Chủ tịch Ủy
ban nhân dân tỉnh)
I. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ỨNG DỤNG
CNTT NĂM 2018
1. Ứng dụng CNTT để công bố,
công khai thông tin, kết quả giải quyết thủ tục hành chính
Cổng thông tin điện tử và các cổng thành phần của
các sở, ngành, UBND cấp huyện cung cấp thông tin đúng theo quy định tại Nghị định
số 43/2011/NĐ-CP ngày 13/6/2011 của Chính phủ về cung cấp thông tin và dịch vụ
công trực tuyến.
2. Cung cấp dịch vụ công trực
tuyến
- Số lượng dịch vụ công (DVC) trực tuyến đã triển khai
cung cấp đạt mức 3, mức 4 so với tổng số DVC của tỉnh: 1010/1884, đạt 53,6%.
- Số lượng hồ sơ tiếp nhận, giải quyết qua môi trường
mạng của từng DVC trực tuyến so với tổng số hồ sơ đã tiếp nhận, giải quyết
trong năm 2018 đạt 29,4%.
- Địa chỉ cung cấp DVC trực tuyến là:
https://dichvucong.tayninh.gov.vn/
- Các DVC trực tuyến được cung cấp đảm bảo có tối
thiểu theo danh mục các DVC cần ưu tiên triển khai theo Quyết định số
1819/QĐ-TTg ; Quyết định số 846/QĐ-TTg ; Văn bản 2779/VPCP-KGVX của Văn phòng
Chính phủ.
- Việc triển khai thực Quyết định số 45/2016/QĐ-TTg
ngày 19/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện gửi, nhận và trả kết
quả giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) qua dịch vụ bưu chính công ích: tỉnh
ban hành nhiều văn bản chỉ đạo thực hiện nội dung này; Bưu điện ký kết hợp tác
với các đơn vị; các đơn vị tổ chức hướng dẫn cho nhân viên bưu điện về việc tiếp
nhận hồ sơ và trả kết quả. Tổ chức triển khai nội dung này đến cấp huyện và cấp
xã.
Trong năm 2018, tỉnh đã thực hiện một số giải pháp
để khuyến khích người dân tiếp cận, sử dụng dịch vụ công trực tuyến như xây dựng
đoạn âm thanh quảng bá về dịch vụ công trực tuyến và dịch vụ bưu chính công ích
để các Đài truyền thanh cấp huyện, cấp xã trên địa bàn tỉnh thực hiện phát sóng
mỗi ngày; Xây dựng phim hoạt hình Animation 2D giới thiệu về dịch vụ công trực
tuyến và dịch vụ bưu chính công ích để trình chiếu tại các Trung tâm hành chính
công, bộ phận một cửa và có thể công bố trên mạng; thực hiện phát tờ rơi tuyên
truyền giới thiệu và hướng dẫn sử dụng các ứng dụng công nghệ thông tin và các
dịch vụ công trực tuyến cho người dân và doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc người
dân và doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3,4 còn hạn chế do
quen gửi hồ sơ theo cách truyền thống, mặt khác tâm lý còn e ngại, chưa thật sự
an tâm với việc thực hiện dịch vụ công trực tuyến. Một số cơ quan, đơn vị còn
chưa chú trọng đến việc hướng dẫn, khuyến khích người dân sử dụng dịch vụ công
trực tuyến mà chủ yếu là tiếp nhận trực tiếp.
3. Ứng dụng CNTT tại Bộ phận
một cửa trong việc tiếp nhận, giải quyết TTHC
- Số cơ quan, đơn vị đã ứng dụng CNTT tại bộ phận một
cửa là 19 đơn vị cấp tỉnh; 09 huyện/thành phố (100%); 95 xã, phường, thị trấn
(100%).
- Hệ thống một cửa điện tử được kết nối liên thông trực
tiếp với hệ thống dịch vụ công trực tuyến của tỉnh nhằm trao đổi thông tin hồ
sơ nộp trực tuyến.
- Về tiếp nhận và xử lý: Hồ sơ tiếp nhận trực tuyến
được liên thông tới hệ thống một cửa điện tử để cơ quan chuyên môn xử lý. Hiện
có 2 cách theo dõi hồ sơ đã tiếp nhận gồm hệ thống dịch vụ công trực tuyến hỗ
trợ người dân hoặc cán bộ tiếp nhận theo dõi tình hình, kết quả xử lý hồ sơ trực
tuyến.
- Về trả kết quả: Người dân đến nhận kết quả tại bộ
phận một cửa hoặc đăng ký trả kết quả tận nơi thông qua các dịch vụ bưu chính
công ích.
- Việc luân chuyển hồ sơ: Hồ sơ luân chuyển gồm
quét (scan, chụp ảnh...). Kết quả giải quyết TTHC được scan và nhập vào hệ thống.
Đối với các bộ TTHC có thành phần hồ sơ phức tạp (ví dụ Bản vẽ xây dựng, hồ sơ
thẩm định chuyên ngành có số lượng trang lớn, hồ sơ sử dụng loại giấy A3 trở
lên) không scan đính kèm chung với các thành phần hồ sơ cơ bản (CMND, hộ khẩu,
đơn, tờ trình…). Các nội dung này được nhập trích yếu thông tin của hồ sơ.
- Việc triển khai ứng dụng CNTT tại Trung tâm Hành chính công:
ngay khi Trung tâm Hành chính công được đưa vào
sử dụng, cùng với các quầy thực hiện thủ tục hành chính của các sở, ngành, Bưu
điện tỉnh được giao nhiệm vụ tiếp nhận và chuyển phát kết quả đến tay công dân
theo địa chỉ yêu cầu.
4. Ứng dụng CNTT trong hoạt động
nội bộ
- Số lượng cơ quan, đơn vị đã triển khai hệ thống
phần mềm quản lý văn bản và điều hành: 100% cơ quan, đơn vị cấp tỉnh, UBND cấp
huyện và cấp xã.
- Hệ thống phần mềm quản lý văn bản được triển khai
theo mô hình tập trung, các văn bản điện tử được trao đổi và xử lý trên môi trường
mạng được liên thông từ cấp tỉnh đến cấp huyện, xã, đảm bảo thông tin chỉ đạo kịp
thời, chính xác, nâng cao hiệu quả công tác quản lý văn bản và điều hành trong
các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh.
- Kết quả văn bản luân chuyển trên mạng, cụ thể như
sau:
+ Tỉ lệ văn bản đi/đến được chuyển hoàn toàn trên
môi trường mạng (hoàn toàn không dùng văn bản giấy) so với tổng số văn bản đi/đến
giữa các cơ quan, đơn vị trong nội bộ tỉnh đạt 100%;
+ Tỉ lệ văn bản đi/đến được chuyển hoàn toàn trên
môi trường mạng (hoàn toàn không dùng văn bản giấy) trên tổng số văn bản đi/đến
giữa tỉnh với các cơ quan bên ngoài đạt 85%;
Hiện tại, Tây Ninh đã tích
hợp chữ ký số trên hệ thống văn phòng điện tử, đang thực hiện ký số cho ít nhất
7 loại văn bản thông thường với 02 chữ ký số cho 01 văn bản: chữ ký của lãnh đạo
và chữ ký chứng thực của cơ quan, đơn vị.
Với sự quan tâm chỉ đạo, sát sao
của Lãnh đạo UBND tỉnh đã tạo chuyển biến tích cực trong nhận thức và hành động
của chính quyền các cấp, góp phần triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ cải cách
hành chính. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý đã mang lại
kết quả tích cực, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan hành
chính nhà nước.
5. Kết quả triển khai các hệ thống
thông tin, cơ sở dữ liệu
Triển khai thực hiện Quyết định số 1123/QĐ-UBND
ngày 22/5/2017 của UBND tỉnh phê duyệt Kiến trúc chính quyền điện tử tỉnh Tây
Ninh, tỉnh xây dựng Cổng thông tin điện tử dịch vụ công trực tuyến để phục vụ
người dân và doanh nghiệp. Xây dựng hệ thống thông tin dùng chung trên địa bàn
tỉnh như hệ thống văn phòng điện tử tập trung (eoffice); Hệ thống một cửa điện
tử tập trung; Hệ thống thông tin kinh tế xã hội,… đã tạo nền tảng xây dựng
Chính quyền điện tử trong thời gian tới.
Ngoài ra, tỉnh cũng đã triển khai hệ
thống thông tin kinh tế - xã hội của tỉnh phục vụ công tác quản lý điều hành của
lãnh đạo, đáp ứng nhu cầu khai thác thông tin của các cơ quan quản lý hành
chính Nhà nước. Đến nay, hệ thống đã đưa vào vận hành, sử dụng cho các cơ quan
quản lý hành chính cấp tỉnh và cấp huyện trên Web và ứng dụng tra cứu số liệu
trên thiết bị di động.
Phần mềm Họp không giấy được triển
khai cho tất cả các cơ quan nhà nước trong tỉnh được thực hiện trên giao diện
Web và có tính năng nhắn tin qua SMS. Trong năm 2018, có 3050 cuộc họp với tài
liệu họp điện tử kèm theo được thông báo và cung cấp thông qua phần mềm “Họp
không giấy” đã góp phần tiết kiệm chi phí cho các cơ quan nhà nước.
6. Hạ tầng kỹ thuật
Hạ tầng CNTT tại các cơ quan chuyên
môn cấp tỉnh và cấp huyện đã được đầu tư trang bị tương đối đầy đủ. Hiện có khoảng
100% CBCC cơ quan nhà nước từ cấp huyện trở lên được trang bị máy tính để làm
việc. 80% CBCC cấp xã được trang bị máy tính làm việc. Tất cả các máy tính làm
việc đều được kết nối mạng.
Trung tâm tích hợp dữ liệu của tỉnh
được nâng cấp, bổ sung thiết bị CNTT nhằm: Tăng cường khả năng phục vụ triển
khai các hệ thống phần mềm; đảm bảo an toàn, an ninh thông tin; đảm bảo băng
thông truyền tải dữ liệu.
Hệ thống hội nghị truyền hình trực
tuyến được trang bị tại UBND tỉnh và 09/09 UBND huyện/thành phố và Sở Thông tin
và Truyền thông nhằm đáp ứng nhu cầu tham gia các cuộc họp của các sở, ban,
ngành tỉnh. Việc sử dụng hình thức họp trực tuyến thay cho hình thức họp tập
trung trực tiếp giúp tiết kiệm chi phí, giảm thời gian đi lại, nâng cao chất lượng
cuộc họp.
Xây dựng thí điểm trung tâm Giám sát
điều hành (giai đoạn 1) nhằm tích hợp số liệu từ các nguồn cơ sở dữ liệu như mẫu
thống kê báo cáo KTXH, Y tế, Giáo dục, Quan trắc Môi trường, ATTT và hệ thống
camera giám sát bộ phận một cửa của cấp xã...
Năm 2018, xây dựng mạng diện rộng
(WAN) của tỉnh từ cấp tỉnh xuống tới cấp xã, sử dụng đường truyền mạng truyền số
liệu chuyên dùng nhằm bảo đảm an toàn thông tin cho các hệ thống thông tin của
tỉnh. Đồng thời với việc xây dựng mạng diện rộng của tỉnh giúp nâng tốc độ truy
cập các hệ thống thông tin của tỉnh do không phải đi vòng ra internet mà đi trực
tiếp vào trung tâm tích hợp dữ liệu qua đường truyền số liệu chuyên dùng. Việc
xây dựng mạng WAN cũng giúp quản trị được toàn bộ hệ thống các máy tính từ tỉnh
xuống tới cấp xã, hạn chế CBCC sử dụng máy tính công vụ truy cập các website, mạng
xã hội trong giờ làm việc.
Năm 2018, tỉnh cũng đã triển khai xây
dựng hệ thống phòng chống mã độc tập trung cho tất cả các máy tính (để bàn và
xách tay) của CBCC từ cấp tỉnh tới cấp huyện theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính
phủ tại Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 25/05/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc
nâng cao năng lực phòng, chống phần mềm độc hại. Năm 2019 tiếp tục triển khai đến
cấp xã.
Hiện tại, tỉnh đã xây dựng các App ứng
dụng cho di động các hệ thống thống thông tin của tỉnh như: họp không giấy
(trên App Store và CH play tìm Hop Khong Giay); Văn phòng điện tử Egov (trên
App Store và CH play tìm Bkav Egov),…
7. Nguồn nhân lực
ứng dụng CNTT
Hiện nay, nhân lực CNTT tại các cơ
quan nhà nước đang trong tình trạng thiếu, đa số nhân sự CNTT trong các cơ quan
nhà nước là cán bộ văn phòng kiêm nhiệm thực hiện nhiệm vụ. Vì vậy công tác
tham mưu triển khai và ứng dụng CNTT tại cơ quan, địa phương chưa sâu, chưa đáp
ứng yêu cầu về quản trị và xử lý sự cố hệ thống thông tin triển khai tại đơn vị.
Hàng năm, tỉnh tổ
chức đào tạo, tập huấn các lớp kỹ
năng ứng dụng CNTT và các lớp chuyên sâu nâng cao kỹ năng
quản trị, vận hành các hệ thống CNTT nhằm hỗ trợ kỹ thuật
cho CBCC ứng dụng các hệ thống thông tin dùng chung trên địa bàn tỉnh, phát triển
nâng cao trình độ CNTT đáp ứng nhu cầu đảm bảo an toàn thông tin mạng trong
tình hình mới.
8. Môi trường
pháp lý
Hàng năm, UBND tỉnh đều thực hiện kiện
toàn Ban Chỉ đạo về ứng dụng CNTT của tỉnh và ban hành Kế hoạch phát triển và ứng
dụng công nghệ thông tin trong hoạt động cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh.
Bên cạnh đó, UBND tỉnh cũng đã rà soát, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật
và văn bản chỉ đạo điều hành về lĩnh vực ứng dụng và phát triển CNTT phục vụ cải
cách hành chính trên địa bàn tỉnh.
Quyết định xác định cấp độ về ATTT
cho hệ thống thông tin của tỉnh và Ban hành Kế hoạch ứng phó sự cố an toàn
thông tin mạng cho tỉnh Tây Ninh theo Quyết định số 05/2017/QĐ-TTg , ngày
16/3/2017 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành quy định về phương án ứng cứu khẩn
cấp an toàn thông tin mạng quốc gia.
9. Kết quả thực
hiện mục tiêu, nhiệm vụ theo Kế hoạch năm 2018, Kế hoạch 5 năm
a) Kế hoạch năm 2018
Nội dung Kế hoạch ứng dụng công nghệ
thông tin trong các cơ quan nhà nước năm 2018 đã được triển khai đúng tiến độ
và đạt mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.
b) Kế hoạch giai đoạn năm
2016-2020
Cơ bản đã hoàn thành các mục tiêu,
nhiệm vụ trong Kế hoạch: 100% văn bản (trừ văn bản mật) trình UBND tỉnh dưới dạng
điện tử; 80% văn bản trao đổi giữa các cơ quan nhà nước từ cấp tỉnh đến cấp xã
dưới dạng điện tử được trao đổi trên môi trường mạng; 100% văn bản điện tử theo
quy định được chứng thực chữ ký số khi trao đổi giữa các cơ quan nhà nước cấp tỉnh.
Nâng cấp, hoàn thiện hạ tầng CNTT tại các cơ quan hành chính nhà nước từ cấp tỉnh
đến cấp xã đáp ứng nhu cầu sử dụng máy tính, Internet của CBCC trong việc ứng dụng
các hệ thống thông tin của tỉnh nhằm phục vụ tốt công tác cải cách hành chính,
phát triển theo mô hình chính quyền điện tử.
Tiếp tục thực hiện lộ trình triển
khai ứng dụng, phát triển CNTT và xây dựng hoàn chỉnh mô hình hệ thống Chính
quyền điện tử cấp tỉnh theo Khung Kiến trúc chính quyền điện tử.
II. NHỮNG VƯỚNG MẮC,
TỒN TẠI, NGUYÊN NHÂN
Việc ứng dụng công nghệ thông tin tại
các cơ quan, đơn vị đã có nhiều chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, vẫn còn một số
hạn chế như sau:
- Kinh phí dành cho ứng dụng CNTT ở
các cơ quan, đơn vị còn hạn chế, chủ yếu trông chờ vào việc cấp thiết bị, máy
tính, máy in từ tỉnh nên việc trang bị thiết bị, máy tính,… không đồng bộ.
- Hạ tầng công nghệ thông tin của cơ
quan, đơn vị không đồng bộ dẫn đến sự kết nối liên thông khó khăn giữa các cơ
quan, đơn vị.
- Nhân sự có chuyên môn nghiệp vụ về
CNTT tuy đã được sự quan tâm đào tạo, tập huấn hàng năm nhưng nhìn chung vẫn
chưa đáp ứng được yêu cầu, đội ngũ cán bộ chuyên trách về CNTT còn thiếu nên việc
tham mưu và triển khai các chương trình công nghệ thông tin còn nhiều hạn chế.
- Vẫn còn một số cơ quan chưa thật sự
quan tâm đến việc ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ xây dựng Chính quyền điện
tử và CCHC nên việc triển khai các kế hoạch, chương trình, đề án về CNTT của tỉnh
còn chậm và có nơi là chưa quyết liệt.
III. ĐỀ XUẤT, KIẾN
NGHỊ
- Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp
với Bộ Tài chính có hướng dẫn các địa phương xây dựng chế độ đãi ngộ, hỗ trợ đội
ngũ chuyên trách về CNTT và an toàn thông tin mạng của tỉnh;
- Bộ Thông tin và Truyền thông nên
xây dựng Khung kiến trúc Chính phủ điện tử 2.0 theo hướng đảm bảo khi Khung Kiến
trúc được ban hành các địa phương căn cứ vào đó thực hiện không cần xây dựng lại,
nhằm tiết kiệm chi phí cũng như đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất chung cho cả nước;
- Bộ Thông tin và Truyền thông nên
nghiên cứu xây dựng sớm các chuẩn dữ liệu dùng chung cho Chính phủ điện tử để đảm
bảo liên thông được dữ liệu từ Trung ương tới địa phương;
- Bộ Thông tin và Truyền thông sớm ban
hành khung kiến trúc ICT cho đô thị thông minh để các địa phương có cơ sở triển
khai đồng bộ.
IV. KẾ HOẠCH ỨNG DỤNG
CNTT TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN NHÀ NƯỚC NĂM 2019
1. Căn cứ lập kế
hoạch
- Quyết định số 1819/QĐ-TTg ngày
26/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình quốc gia về ứng dụng
CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2016-2020;
- Quyết định số 28/2018/QĐ-TTg ngày
12/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc gửi, nhận văn bản điện tử giữa các cơ
quan trong hệ thống hành chính nhà nước;
- Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày
23/4/2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong
giải quyết TTHC;
- Quyết định số 877/QĐ-TTg ngày
18/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ ban hành danh mục dịch vụ công trực tuyến mức
độ 3, 4 triển khai tại các Bộ, ngành, địa phương năm 2018-2019;
- Quyết định 846/QĐ-TTg của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt danh mục dịch vụ công trực tuyến mức 3, mức 4 các bộ,
ngành, địa phương triển khai năm 2017;
- Quyết định số 339/QĐ-UBND ngày
04/02/2016 của UBND tỉnh về việc ban hành kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết
36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 của Chính phủ về Chính phủ điện tử tại tỉnh Tây Ninh;
- Quyết định số 1123/QĐ-UBND ngày 22/5/2017
của UBND tỉnh về việc phê duyệt Kiến trúc Chính quyền điện tử Tây Ninh;
- Quyết định số 3379/QĐ-UBND ngày
30/12/2016 của UBND tỉnh về việc ban hành Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin
trong hoạt động cơ quan nhà nước tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2016-2020;
- Công văn số 3405/BTTTT-THH ngày
08/10/2018 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc Hướng dẫn xây dựng Kế hoạch
ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước năm 2019.
2. Mục tiêu ứng
dụng công nghệ thông tin năm 2019
2.1 Mục tiêu tổng quát
- Phát triển hạ tầng, hệ thống thông
tin theo nền tảng Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Tây Ninh 1.0 và 2.0 từ cấp
tỉnh đến cấp xã.
- Đẩy mạnh
các ứng dụng nhằm tăng cường trao đổi văn bản điện tử, tạo
môi trường làm việc điện tử rộng khắp giữa các cơ quan nhà nước trong tỉnh. Tiến
tới xây dựng cơ sở để triển khai Chính quyền số cho tỉnh Tây Ninh.
- Tăng cường nhiều giải pháp đồng bộ
phục vụ việc cung cấp các dịch vụ công cơ bản trực tuyến mức độ 3 và 4, bưu
chính công ích trong việc tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả, phát triển các ứng dụng phục vụ người dân và doanh nghiệp.
- Đẩy mạnh thực hiện xây dựng
Chính quyền điện tử, Chính quyền số, xây dựng thành phố Tây Ninh thành thành phố
thông minh, nâng cao năng lực của các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh tiếp cận
công nghiệp 4.0, trong đó tập trung vào một số lĩnh vực: y tế, giáo dục, du lịch,
nông nghiệp, giao thông vận tải, hành chính công, xây dựng và nông nghiệp.
2.2 Mục tiêu cụ thể
- Hoàn thiện hạ tầng CNTT tại các cơ quan từ cấp tỉnh đến cấp xã:
Hoàn thiện mạng diện rộng WAN của tỉnh; triển khai phần mềm phòng chống mã độc
đến cấp xã; 100% cán bộ công chức cấp tỉnh, cấp huyện và nâng tỉ lệ cán bộ công
chức cấp xã có máy tính để làm việc là 95%. Đảm bảo cho đường truyền mạng ổn định,
chất lượng tại bộ phận một cửa và văn phòng đăng ký QSDĐ của cấp huyện, cấp xã
và Trung tâm phục vụ HCC tỉnh.
- Đẩy mạnh trao đổi văn bản điện
tử, nâng tỉ lệ các loại văn bản điện tử được trao đổi trên môi trường mạng theo
quy định từ cấp tỉnh đến cấp huyện là 100% và tỉ lệ chung của toàn tỉnh là 90%.
- Đảm bảo duy trì 100% đơn vị từ
cấp tỉnh đến cấp xã được trang cấp chứng thư số và mở rộng đối tượng là lãnh đạo
phòng ban chuyên môn cấp huyện và lãnh đạo cấp xã được trang cấp thiết bị chữ
ký số là 100%.
- Ứng dụng hiệu quả hệ thống một
cửa điện tử, đảm bảo 100% sở, ban, ngành tỉnh và UBND huyện, thành phố đã được
triển khai hệ thống sẽ tổ chức vận hành và khai thác dữ liệu trên hệ thống một
cửa điện tử một cách hiệu quả.
- Tăng số lượng dịch vụ công trực
tuyến cung cấp đạt mức 3, mức 4 so với tổng số DVC của tỉnh là 70% (năm 2018 là
53,6%).
- Tăng tỷ lệ nộp hồ sơ gián tiếp
đến các cơ quan nhà nước giải quyết thủ tục hành chính bằng các hình thức nộp hồ
sơ trực tuyến hoặc thông qua dịch vụ bưu chính công ích. Theo đó, tăng tỷ lệ dịch
vụ công trực tuyến mức độ 3,4 hoặc thông qua dịch vụ bưu chính công ích lên 60%
trên tổng số hồ sơ thủ tục hành chính được nộp (năm 2018 là 29,4%).
- Duy trì tỉ lệ 100% cơ quan hành
chính nhà nước có cổng/trang thông tin điện tử cung cấp đầy đủ thông tin theo
quy định.
- Nghiên cứu sử dụng nền tảng mạng
xã hội như Zalo, Facebook,... để tạo thêm kênh giao tiếp giữa người dân và
Chính quyền tỉnh.
- Thí điểm vận hành trung tâm
giám sát điều hành tập trung của tỉnh; Xây dựng thí điểm trục liên thông tích hợp
dữ liệu chung cho tỉnh và thí điểm nghiên cứu xây dựng kho dữ liệu dùng chung
cho tỉnh.
- Thí điểm thuê một số dịch vụ về
công nghệ thông tin như thuê hạ tầng camera giám sát an ninh trật tự, thuê đường
truyền tốc độ cao và một số dịch khác khi có điều kiện,...
3. Nội dung
kế hoạch
Triển khai
thực hiện kế hoạch bảo đảm việc xây dựng, kết nối và khai thác triệt để hạ tầng
kỹ thuật, các hệ thống thông tin đáp ứng nhu cầu, đồng thời có khả năng mở rộng
kết nối, liên thông giữa các hệ thống thông tin các cấp trong tương lai, đảm bảo tuân thủ Khung Kiến trúc Chính quyền điện tử của tỉnh.
Quan tâm đẩy mạnh việc triển khai hạ tầng và phần mềm ứng dụng phục vụ cải cách
hành chính trên địa bàn tỉnh, trong đó tập trung một số nội
dung cơ bản như sau:
3.1 Ứng dụng CNTT trong nội bộ cơ
quan nhà nước
- Tiếp tục triển khai, nâng cấp, bổ
sung tiện ích tích hợp vào các hệ thống thông tin dùng chung của tỉnh nhằm tăng
cường hiệu quả trong quản lý điều hành, giảm thiểu sử dụng tài liệu, văn bản giấy.
- Bổ sung, điều chỉnh hệ thống cơ sở
dữ liệu các chỉ tiêu thống kê kinh tế xã hội, cung cấp kịp thời các thông tin cần
thiết về lĩnh vực kinh tế, xã hội phục vụ công tác quản lý điều hành.
- Triển khai phần mềm quản lý camera
giám sát ANTT do trường ĐHBK TP.HCM chuyển giao cho tỉnh (giai đoạn 1).
- Tiếp tục triển khai chữ ký số cho
cá nhân lãnh đạo và các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh, đảm bảo điều kiện ứng
dụng chữ ký số liên thông văn bản điện tử, xác thực các tài liệu điện tử, thí
điểm sử dụng ký số trên thiết bị di động khi Ban Cơ yếu Chính phủ triển khai.
- Các đơn vị,
địa phương tiếp tục sử dụng hiệu quả phần mềm chuyên ngành đã triển khai; tăng
cường nghiên cứu, xây dựng các phần mềm ứng dụng phục vụ cho công tác nhằm đẩy
mạnh ứng dụng CNTT trong công tác, nâng cao năng suất làm việc, hiện đại hóa nền
hành chính.
- Xây dựng khung kiến trúc Chính
quyền điện tử 2.0.
- Xây dựng đề án về tổ chức, nhân
sự và quy chế quản lý trung tâm giám sát điều hành của tỉnh theo hướng tinh gọn,
kiêm nhiệm, hiệu lực, hiệu quả.
- Ban hành tiêu chí đánh giá, xếp
hạng mức độ ứng dụng công nghệ thông tin của UBND cấp xã và thí điểm cho một số
cơ quan ngành dọc và đơn vị sự nghiệp.
3.2 Ứng dụng CNTT phục vụ người dân và
doanh nghiệp
- Đẩy mạnh ứng dụng hiệu quả hệ thống “một cửa điện tử, một cửa điện
tử liên thông”, đảm bảo tính liên thông giữa các đơn vị trong quá trình giải
quyết thủ tục hành chính, đảm bảo tin học hóa các hoạt động trong quy trình thủ
tục hành chính theo quy định của Chính phủ.
- Tiếp tục triển khai các giải
pháp nhằm tăng cường phương thức giao tiếp thông tin giữa công dân, doanh nghiệp
và cơ quan nhà nước thông qua các hệ thống thông tin phục vụ xử lý thủ tục hành
chính như một cửa điện tử, dịch vụ công trực tuyến, tiếp dân, hỏi đáp trực tuyến,...
- Duy trì hoạt động các cổng/trang
thông tin điện tử, phục vụ khai thác tra cứu thông tin của người dân và doanh
nghiệp.
- Bổ sung Trang thông tin điện tử
và Cổng thành phần cho các đơn vị nhằm tăng cường cung cấp thông tin cho người
dân và doanh nghiệp, cán bộ, công chức, đơn vị liên quan.
- Bổ sung tính năng cho phần mềm
một cửa điện tử, phần mềm dịch vụ công trực tuyến đáp ứng yêu cầu theo Nghị định
61/2018/NĐ-CP.
- Nâng cao hiệu quả, chất lượng hệ
thống cung cấp thông tin, dịch vụ công trực tuyến; đẩy mạnh cung cấp dịch vụ
công trực tuyến mức độ cao (mức độ 3, 4) phục vụ người dân và doanh nghiệp,
tăng cường tiếp nhận, xử lý hồ sơ trên môi trường mạng, đơn giản hóa hồ sơ, giấy
tờ giải quyết thủ tục hành chính của người dân, doanh nghiệp.
- Thực hiện tiếp nhận hồ sơ, trả
kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích, kết nối mạng
thông tin phục vụ công việc này theo quy định tại Thông tư số 17/2017/TT-BTTTT .
3.3 Xây dựng, hoàn thiện các
HTTT, CSDL chuyên ngành; HTTT, CSDL quốc gia tạo nền tảng phát triển CPĐT
- Xây dựng khung kiến trúc Chính
quyền điện tử phiên bản 2.0 và phát triển thành khung kiến trúc cho đô thị
thông minh cho tỉnh Tây Ninh theo chỉ đạo của Chính phủ và BCĐ các giải pháp đột
phá của tỉnh.
- Xây dựng trục liên thông dữ liệu
của tỉnh để làm nền tảng cho xây dựng Chính quyền điện tử, chính quyền số, đô
thị thông minh; vận hành hiệu quả Trung tâm điều hành kinh tế xã hội của tỉnh
theo tinh thần tiết kiệm, hiệu quả, theo hướng thuê dịch vụ.
- Xây dựng hệ thống tích hợp dữ
liệu từ Zalo với hệ thống một cửa điện tử của tỉnh và tiếp nhận một số TTHC qua
mạng Zalo phục vụ người dân và doanh nghiệp.
3.4 Phát triển nguồn nhân lực
- Tiếp tục tổ chức, cử nhân sự
tham gia các khóa đào tạo, tập huấn cho cán bộ chuyên trách về CNTT các nội
dung chuyên sâu về quản trị mạng, quản trị hệ thống; an toàn, an ninh thông
tin;...
- Bồi dưỡng CBCC kỹ năng ứng dụng
hệ thống thông tin trên địa bàn tỉnh, tập trung tập huấn kỹ năng hỗ trợ hoạt động
của cơ quan quản lý nhà nước thực hiện cải cách hành chính; Xây dựng kế hoạch
đào tạo chuyên sâu cho nhân sự chuyên trách CNTT trong các cơ quan nhà nước nhằm
đáp ứng yêu cầu phục vụ đảm bảo hệ thống hoạt động thông suốt và an toàn.
3.5 Phát triển hạ tầng kỹ thuật
- Trang bị thiết bị phục vụ liên
thông dữ liệu giữa vĩnh vực tài nguyên và thuế trên hệ thống một cửa điện tử phục
vụ cho các trung tâm hành chính công của tỉnh, huyện.
- Trang bị thiết bị chuyên dùng
phân tích dữ liệu Camera giám sát cho trung tâm giám sát điều hành.
- Hoàn thành, đưa vào sử dụng mạng
WAN của tỉnh và triển khai giám sát mã độc cho người dùng qua hệ thống giám sát
mã độc tập trung của tỉnh.
3.6 Bảo đảm an toàn thông tin
- Nâng cấp, bảo trì hệ thống lưu trữ, hệ thống
giám sát an toàn thông tin, hệ thống máy chủ nhằm duy trì hoạt động thường xuyên
của trung tâm tích hợp dữ liệu tỉnh; đảm bảo an toàn thông tin mạng.
- Sửa đổi, bổ sung các quy định, quy chế vận hành
hoạt động và triển khai ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ
chức thực hiện đồng bộ, đúng quy định đảm bảo an toàn, an ninh thông tin.
- Nâng cao nhận thức về an toàn an ninh thông tin
cho các cán bộ phụ trách CNTT, CBCCVC theo Quyết định 893/QĐ-TTg phê duyệt Đề
án tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức và trách nhiệm về an toàn thông
tin (ATTT) đến năm 2020.
- Nâng cao kỹ năng và hiệu quả hoạt động của đội ứng
cứu sự cố an toàn thông tin mạng, tập trung phòng, chống, phát hiện xâm nhập
trái phép và tấn công từ chối dịch vụ. Tổ chức diễn tập đảm bảo an toàn thông
tin mạng, phòng chống tấn công mạng vào các hệ thống thông tin của tỉnh Tây
Ninh.
- Định kỳ hàng năm thực hiện kiểm tra, đánh giá mức
độ an toàn, an ninh thông tin trong các cơ quan nhà nước trong tỉnh; nghiên cứu
đề xuất nhiều giải pháp tăng cường bảo đảm an toàn, an ninh thông tin cho các hạ
tầng và hệ thống thông tin triển khai ứng dụng tại tỉnh.
4. Các giải pháp
4.1 Giải pháp môi trường chính sách
- Cập nhật kịp thời các văn bản quy phạm
pháp luật về CNTT và xây dựng Chính quyền điện tử của Chính phủ và Bộ, ngành, từ
đó cụ thể hóa thành văn bản chỉ đạo điều hành phù hợp tình hình địa phương.
- Rà soát, hiệu chỉnh các quy chế, quy định đã ban
hành cho phù hợp với quy định và tình hình mới.
4.2 Giải pháp tài chính
- Đẩy mạnh thuê dịch vụ hoặc đầu tư theo
hình thức PPP trong việc xây dựng Chính quyền điện tử, Chính quyền số và đô thị
thông minh.
- Bố trí các nguồn vốn xây dựng cơ bản, sự nghiệp
khoa học công nghệ, vốn đầu tư khác để thực hiện các dự án ứng dụng và phát triển
CNTT trên địa bàn tỉnh theo kế hoạch trung hạn và nguồn phân bổ hàng năm.
4.3 Giải pháp gắn ứng dụng CNTT với cải cách
hành chính
- Thực hiện Chương trình phối hợp thúc đẩy gắn kết ứng
dụng CNTT với cải cách hành chính giai đoạn 2017-2020 (Văn bản số
3035/CTPH-BTTTT-BNV ngày 22/8/2017 của Bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ Nội vụ).
- Thực hiện chuẩn hóa quy trình, thủ tục hành
chính; áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO
9001:2008 theo Quyết định số 19/2014/QĐ-TTg ngày 05/3/2014 của Thủ tướng Chính
phủ.
- Hoàn thiện quy định, quy chế về thẩm định và xếp
hạng ứng dụng CNTT (ICT index) cho các cơ quan hành chính của tỉnh, đơn vị sự
nghiệp và thí điểm mở rộng xếp hạng cho một số cơ quan ngành dọc trên địa bàn tỉnh.
- Ban hành bảng điểm chấm điểm ứng dụng CNTT cho cấp
xã theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông.
4.4 Giải pháp tổ chức, triển khai
- Sở Thông tin và Truyền thông là cơ quan
thường trực tham mưu, hướng dẫn thực hiện triển khai các ứng dụng CNTT trong tỉnh.
- Văn phòng HĐND và UBND cấp huyện là đơn vị chủ trì
thực hiện công tác triển khai ứng dụng CNTT phục vụ cải cách hành chính tại địa
phương.
- Các sở, ban, ngành và UBND các huyện/thành phố phải
bố trí ít nhất một nhân sự phụ trách triển khai ứng dụng CNTT tại đơn vị. Các
UBND cấp huyện phải chú trọng quan tâm đến công tác an toàn, an ninh và vận
hành có hiệu quả hệ thống được triển khai.
- Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị là người gương mẫu,
đi đầu trong việc ứng dụng CNTT trong công tác quản lý, điều hành; Chỉ đạo cán
bộ, công chức, viên chức đảm bảo ứng dụng triệt để, hiệu quả. Đưa kết quả ứng dụng
CNTT vào đánh giá cán bộ công chức của đơn vị.
- Tổ chức đánh giá, xếp hạng mức độ ứng dụng CNTT
trong các cơ quan nhà nước hàng năm theo chỉ tiêu đánh giá của UBND tỉnh phê
duyệt. Xem xét đưa tiêu chí triển khai, ứng dụng hiệu quả CNTT vào quản lý, điều
hành vào các phong trào thi đua và bình xét khen thưởng.
4.5 Các giải pháp khác
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến sâu rộng đến người dân, doanh nghiệp tính
hiệu quả của dịch vụ công trực tuyến và dịch vụ Bưu chính công ích để người dân
và doanh nghiệp an tâm tham gia.
- Có các chính sách ưu tiên giải quyết
trước đối với các hồ sơ nộp trực tuyến và qua dịch vụ Bưu chính công ích để
khuyến khích người dân, doanh nghiệp tham gia sử dụng dịch vụ.
- Tư vấn, hướng dẫn tận tình, hỗ trợ
người dân, doanh nghiệp trong việc sử dụng các phần mềm (bước đầu có thể làm
thay người dân, doanh nghiệp để nộp hồ sơ trực tuyến), đồng thời hướng người
dân, doanh nghiệp nên nộp hồ sơ trực tuyến để tiết kiệm thời gian, chi phí.
- Tổ chức thí điểm các điểm hỗ trợ
người dân, doanh nghiệp nộp hồ sơ trực tuyến tại các xã, phường, thị trấn trên
địa bàn tỉnh; hỗ trợ máy móc, trang thiết bị và nhân sự để người dân, doanh
nghiệp dễ dàng sử dụng dịch vụ công trực tuyến.
- Nâng
cao nhận thức, tầm quan trọng việc ứng dụng CNTT trong công tác quản lý, điều
hành tại các cơ quan nhà nước, từ đó tăng cường phát triển và đẩy mạnh ứng dụng
CNTT đáp ứng yêu cầu phát triển trong tình hình mới.
- Tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt
động ứng dụng CNTT trong hoạt động cơ quan nhà nước. Đôn đốc, nhắc nhở, thường
xuyên rà soát, đánh giá ứng dụng CNTT trong các cơ quan nhà nước để có giải
pháp điều chỉnh, thúc đẩy kịp thời.
5. KINH PHÍ TRIỂN KHAI TRONG
NĂM 2019
Nguồn kinh phí sự nghiệp KHCN,
chi cho CNTT: 10.500.000.000 đồng (Kế hoạch kinh phí tại
Phụ lục 1);
6. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
6.1 Các Sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành
phố
- Căn cứ Kế hoạch trên và tình hình thực tế của đơn vị, địa phương, phối hợp Sở Thông tin và Truyền thông xây dựng, triển
khai kế hoạch này trong hoạt động của đơn vị, địa phương phù hợp với mục tiêu chung của tỉnh.
Tổ chức sử dụng có hiệu quả các hạ tầng thiết bị, hệ
thống thông tin đã triển khai tại cơ quan, đơn vị.
6.2 Sở Thông tin và Truyền
thông
Hướng dẫn, theo dõi, tổng hợp tình
hình triển khai thực hiện Kế hoạch này, định hướng chọn lựa triển khai phần mềm
ứng dụng và đầu tư ứng dụng CNTT trong hoạt động cơ quan nhà nước nhằm đảm bảo
tính liên thông tích hợp với các hệ thống đã triển khai, đảm bảo an toàn thông
tin. Định kỳ báo cáo UBND tỉnh, tham mưu UBND tỉnh báo cáo Bộ Thông tin và Truyền
thông và Chính phủ theo quy định.
Tổ chức thực hiện công tác hỗ trợ kỹ
thuật cho các đơn vị, địa phương trong quá trình triển khai, vận hành, sử dụng,
ứng dụng CNTT.
Thẩm định, cho ý kiến về các hạng mục,
dự án liên quan lĩnh vực CNTT trên địa bàn tỉnh, đảm bảo kiến trúc chính quyền
điện tử của tỉnh đã phê duyệt.
Phối hợp Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở
Tài chính xây dựng dự án thực hiện các chương trình, dự án phát triển CNTT tỉnh,
trình UBND tỉnh xem xét, phê duyệt.
Phối hợp các ngành liên quan tham mưu
cho UBND tỉnh về kế hoạch phát triển đô thị thông minh, tiếp cận công nghiệp
4.0 trình UBND tỉnh phê duyệt.
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan
liên quan tham mưu điều chỉnh, bổ sung quy định, bảng điểm xếp hạng ứng dụng
CNTT (ICT index) cho các cơ quan hành chính của tỉnh, đơn vị sự nghiệp và thí
điểm mở rộng xếp hạng cho các đơn vị ngành dọc trên địa bàn tỉnh.
6.3 Sở Tài chính
Cân đối ngân sách đảm bảo kinh phí thực
hiện kế hoạch, các dự án phát triển và ứng dụng CNTT trên địa bàn tỉnh.
Phối hợp Sở Thông tin và Truyền thông
xây dựng cơ chế, chính sách nhằm thúc đẩy phát triển ứng dụng CNTT trên địa bàn
tỉnh.
6.4 Sở Kế hoạch và Đầu tư
Chủ trì, phối hợp Sở Thông tin và Truyền
thông, các đơn vị liên quan bố trí kinh phí đầu tư hàng năm cho dự án phát triển
CNTT của tỉnh.
6.5 Văn phòng Đoàn ĐBQH, HĐND và
UBND tỉnh
Chủ trì, phối hợp Sở Thông tin và
Truyền thông xây dựng kế hoạch đẩy mạnh chương trình cải cách hành chính trên
cơ sở phát triển ứng dụng CNTT trong hoạt động quản lý và điều hành của các cơ
quan nhà nước.
6.6 Sở Nội vụ
Chủ trì, phối hợp Sở Thông tin và
Truyền thông tham mưu UBND tỉnh bổ sung kết quả ứng dụng CNTT là một trong những
tiêu chí xét thi đua, khen thưởng hàng năm của các cá nhân, đơn vị trên địa bàn
tỉnh.
Phối hợp Sở Thông tin và Truyền thông
xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ lãnh đạo, đội ngũ CBCC các cấp
trong tỉnh về ứng dụng CNTT trong hoạt động các cơ quan nhà nước.
Trong quá trình thực hiện, có khó
khăn, vướng mắc các cơ quan, đơn vị phản ánh về Sở Thông tin và Truyền thông tổng
hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét.
Trên đây là kế hoạch ứng dụng công
nghệ thông tin trong hoạt động các cơ quan nhà nước năm 2019, Ủy ban nhân dân tỉnh
yêu cầu các Sở, ban, ngành, tỉnh và UBND huyện, thành phố căn cứ nội dung Kế hoạch,
triển khai thực hiện.