ỦY BAN NHÂN
DÂN
TỈNH KHÁNH HÒA
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
1727/KH-UBND
|
Khánh Hòa,
ngày 01 tháng 3 năm 2022
|
KẾ HOẠCH
SẢN
XUẤT NÔNG, LÂM VÀ THỦY SẢN TỈNH KHÁNH HÒA NĂM 2022
Thực hiện Nghị quyết số 126/NQ-HĐND ngày
10/12/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội
năm 2022; xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại công văn số
279/SNN-KHĐT ngày 24/01/2022, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch sản xuất
nông, lâm và thủy sản tỉnh Khánh Hòa năm 2022 như sau:
I. MỤC TIÊU, YÊU CẦU
1. Triển khai thực hiện đồng bộ và hiệu quả các
nhiệm vụ, giải pháp, nỗ lực phấn đấu vượt qua khó khăn, thách thức nhằm hoàn
thành mục tiêu phát triển nông nghiệp, nông thôn; tiếp tục thực hiện cơ cấu lại
ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới; trong đó tập trung thực hiện
có hiệu quả đề án chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng hiện đại hóa
và chuyên môn hóa, nâng cao giá trị gia tăng, nâng cao thu nhập cải thiện đời sống
nông dân.
2. Thích ứng an toàn, linh hoạt, phục hồi sản
xuất kinh tế sau dịch bệnh Covid-19 cùng với tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản
xuất, kinh doanh, hỗ trợ hiệu quả người dân và doanh nghiệp trong ngành nông
nghiệp và phát triển nông thôn. Tận dụng các cơ hội để thúc đẩy phục hồi và
phát triển kinh tế - xã hội địa phương trong tình hình mới, nâng cao năng suất,
hiệu quả, sức cạnh tranh và khả năng chống chịu, thích ứng của ngành sản xuất
nông nghiệp và phát triển nông thôn với sự thay đổi của thị trường dưới tác động
của những điều kiện bất lợi do tình hình dịch bệnh gây ra.
3. Các chỉ tiêu phát triển ngành nông nghiệp
năm 2022 như sau:
- Tăng trưởng giá trị GRDP: 3%
- Số xã đạt chuẩn nông thôn mới: 65/92 xã (tỷ lệ
70,7%)
- Tỷ lệ che phủ rừng 47,5% (tương đương 45,7%
sau khi phân định lại địa giới hành chính)
- Tỷ lệ dân số nông thôn được sử dụng nước hợp
vệ sinh đạt 99,7%
- Chi tiêu trồng trọt chính:
+ Sản lượng lúa: 263.977 tấn
+ Sản lượng ngô: 11.751 tấn
+ Sản lượng mía: 509.088 tấn
- Chỉ tiêu chăn nuôi:
+ Trâu: 4.039 con
+ Bò: 75.590 con
+ Heo: 284.261 con
+ Gia cầm: 3.217.200 con
- Chỉ tiêu thủy sản:
+ Sản lượng khai thác: 95.147 tấn
+ Sản lượng nuôi trồng: 18.610 tấn
(Chi tiết theo
phụ lục kèm theo)
II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI
PHÁP THỰC HIỆN
1. Tập trung thích ứng
an toàn, linh hoạt, thực hiện hiệu quả mục tiêu vừa phòng, chống dịch vừa phục
hồi và phát triển ngành nông nghiệp.
- Bám sát tình hình, tận dụng mọi cơ hội để duy
trì, tận dụng các động lực tăng trưởng mới để nâng cao giá trị gia tăng và phát
triển bền vững ngành nông nghiệp.
- Tập trung các nhiệm vụ trọng tâm: (i) Thúc đẩy
sản xuất kinh doanh nông nghiệp hàng hóa tập trung quy mô lớn theo hướng hiện đại,
khuyến khích phát triển nông nghiệp xanh, sạch, sinh thái hữu cơ, thông minh,
thích ứng với biến đổi khí hậu; (ii) Đẩy mạnh thị trường tiêu tiêu thụ, xuất khẩu
nông lâm thủy sản; (iii) Đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công và huy động
nguồn lực để phát triển hạ tầng nông nghiệp, nông thôn.
- Thực hiện các giải pháp đồng bộ hiệu quả để
duy trì, ổn định sản xuất, tiêu thụ nông sản, phối hợp với các đơn vị liên quan
nhằm không để đứt gãy chuỗi cung ứng lương thực, thực phẩm thiết yếu, tránh xảy
ra tình trạng tồn đọng sản phẩm không tiêu thụ được cũng như việc trục lợi,
tăng giá nông sản làm ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân.
2. Thực hiện đồng bộ,
hiệu quả các giải pháp cơ cấu lại ngành gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng
theo chiều sâu, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh dựa
trên nền tảng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo.
- Tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả Kế hoạch
cơ cấu lại ngành nông nghiệp tỉnh Khánh Hòa theo Quyết định số 2880/QĐ-UBND
ngày 20/09/2021, Kế hoạch số 2257/KH-UBND ngày 23/3/2021 của UBND tỉnh về Chuyển
đổi cây trồng tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2021-2025; Quyết định số 4880/QĐ-UBND
ngày 28/12/2021 về việc phê duyệt Chiến lược phát triển chăn nuôi tỉnh Khánh
Hòa đến năm 2030; Kế hoạch 10823/KH-UBND ngày 28/10/2021 về triển khai Chiến lược
phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trên địa bàn tỉnh
Khánh Hòa; Quyết định số 2142/QĐ-UBND ngày 26/07/2021 về việc phê duyệt Đề án
nâng cao giá trị sản xuất và chế biến muối giai đoạn 2021-2030; Theo đó tập
trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, sản phẩm nông nghiệp phù hợp với lợi
thế và nhu cầu thị trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, hướng tới phát triển
nông nghiệp bền vững.
- Đối với trồng trọt, sử dụng linh hoạt, có hiệu
quả diện tích đất trồng lúa, chuyển đổi sang trồng cây hàng năm, cây lâu năm hoặc
trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản có hiệu quả, thu nhập cao hơn. Tăng cường
sử dụng giống tốt, chất lượng cao, thâm canh tốt, ứng dụng khoa học công nghệ,
áp dụng cơ - giới hóa để giảm chi phí sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng,
tăng nhanh giá trị và khả năng cạnh tranh của từng sản phẩm.
- Đối với chăn nuôi, tiếp tục đẩy mạnh phát triển
chăn nuôi theo quy mô trang trại, duy trì chăn nuôi nông hộ nhưng theo hướng hữu
cơ và chuyên môn hóa, mở rộng chăn nuôi áp dụng quy trình thực hành nông nghiệp
tốt VietGAP, đảm bảo an toàn dịch bệnh, an toàn sinh học, thân thiện với môi
trường và hướng tới xuất khẩu. Thường xuyên theo dõi, phát hiện và xử lý dịch bệnh
kịp thời tránh lây lan diện rộng, thực hiện hiệu quả Kế hoạch số 10968/KH-UBND
về việc triển khai Đề án “Tăng cường năng lực hệ thống cơ quan quản lý chuyên
ngành thú y các cấp, giai đoạn 2021-2030, trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.
- Đối với Thủy sản là ngành chiếm tỷ trọng lớn,
và dự kiến sẽ chuyển dịch chiếm đến 60-62% cơ cấu trong ngành nông nghiệp vào
năm 2025. Vì vậy cần tập trung thực hiện các giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển
thủy sản bền vững; tiếp tục đa dạng hóa đối tượng và phương thức nuôi trồng thủy
sản, thúc đẩy nuôi biển; Kiểm soát và khống chế tốt dịch bệnh thủy sản, kịp thời
cảnh báo để hạn chế rủi ro; Giảm dần sản lượng khai thác thủy sản ven bờ, đẩy mạnh
khai thác thủy sản xa bờ gắn liền với bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản;
nâng cao hiệu quả khai thác và giảm tổn thất sau thu hoạch. Thực hiện đồng bộ,
hiệu quả các giải pháp chống khai thác IUU nhằm hướng tới phát triển thủy sản bền
vững, hiệu quả, tuân theo thông lệ quốc tế.
- Đối với Lâm nghiệp: Thực hiện tốt quản lý, bảo
vệ và phát triển rừng, nâng cao chất lượng rừng tự nhiên hiện có, duy trì độ
che phủ rừng nhằm góp phần bảo vệ môi trường, giảm nhẹ thiên tai ứng phó với biến
đổi khí hậu. Triển khai thực hiện Quyết định số 1175/QĐ-UBND ngày 04/05/2021 về
ban hành Phương án phòng, chống các hành vi vi phạm pháp luật về Lâm nghiệp
trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2021-2025; Đề án “Trồng 1 tỷ cây xanh
giai đoạn 2021-2025”;
- Đối với Diêm nghiệp: Nhân rộng các mô hình sản
xuất nâng cao năng suất và giảm thiểu sự ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, gắn với
bảo vệ môi trường; Triển khai thực hiện quyết định số 2142/QĐ-UBND ngày
26/07/2021 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Đề án nâng cao giá trị sản xuất và
chế biến muối giai đoạn 2021-2030 góp phần nâng cao năng suất, chất lượng và
thu nhập cho người dân làm muối.
- Đối với chế biến nông lâm thủy sản: Phát triển
công nghiệp chế biến theo hướng nâng cao tỷ trọng chế biến sâu các mặt hàng có
giá trị kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm nông nghiệp; đa dạng
hóa các sản phẩm chế biến nhằm phù hợp với các thị trường. Tận dụng phế phụ phẩm
trong nông nghiệp tạo sản phẩm có giá trị gia tăng cao, giảm chi phí sản xuất,
nâng cao hiệu quả sản xuất.
- Đối với Thủy lợi và phòng chống thiên tai: tiếp
tục hoàn thiện các hệ thống công trình thủy lợi nhằm cung cấp nước, phục vụ tưới
tiêu ngành nông nghiệp, nâng cao hiệu quả khai thác các công trình thủy lợi; phối
hợp triển khai thực hiện có hiệu quả các phương án, biện pháp ứng phó thiên tai
diễn ra trên địa bàn tỉnh.
- Tăng cường công tác quản lý chất lượng vật tư
nông nghiệp và an toàn thực phẩm, triển khai xây dựng, nhân rộng mô hình kinh
doanh, cung ứng thực phẩm nông lâm thủy sản an toàn theo chuỗi; đẩy mạnh việc
liên kết sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ nông sản theo chuỗi nhằm ổn định tiêu
thụ và nâng cao giá trị, thu nhập. Triển khai quyết định số 1261/QĐ-UBND ngày
13/05/2021 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Đề án phát triển, nhân rộng mô hình
chuỗi liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông, lâm, thủy sản giai đoạn
2021-2025 trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.
3. Phát triển nông thôn
và xây dựng nông thôn mới, gắn kết với phát triển kinh tế nông nghiệp, nâng cao
đời sống người dân nông thôn.
- Xây dựng nông thôn mới: Tổ chức thực hiện
Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025, gắn
với phát triển kinh tế nông thôn; thực hiện hiệu quả, đồng bộ Bộ tiêu chí quốc
gia và các cơ chế, chính sách hỗ trợ xây dựng nông thôn mới được cấp có thẩm
quyền ban hành, quy định, hướng dẫn. Thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn, quá
trình đô thị hóa đi vào chiều sâu, hiệu quả, bền vững. Cải thiện nhanh hơn đời
sống của nông dân, góp phần xóa đói giảm nghèo, bảo vệ môi trường nông thôn.
- Phát triển ngành nghề nông thôn: Hỗ trợ phát
triển sản xuất và dịch vụ nông thôn, theo đó tiếp tục tổ chức triển khai thực
hiện cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông
thôn (Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018 của Chính phủ) và liên kết sản
xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp (Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày
05/7/2018 của Chính phủ); Tổ chức triển khai Nghị quyết về chính sách hỗ trợ
chuyển đổi cây trồng; Quyết định số 1922/QĐ-UBND ngày 09/7/2021 của UBND tỉnh về
việc ban hành Đề án thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm tỉnh Khánh Hòa
giai đoạn 2021 - 2025; Quyết định số 4325/QĐ-UBND ngày 30/11/2021 của UBND tỉnh
về việc phê duyệt Đề án đổi mới, khuyến khích phát triển kinh tế hợp tác trên địa
bàn tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2022-2025; Triển khai công tác phát triển ngành
nghề nông thôn theo Quyết định số 1110/QĐ-UBND ngày 23/4/2021 của UBND tỉnh về
việc ban hành Kế hoạch phát triển ngành nghề nông thôn trên địa bàn tỉnh Khánh
Hòa giai đoạn 2021-2025;
4. Sử dụng hiệu quả các
nguồn lực, đẩy mạnh xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn đồng
bộ, hiện đại, đẩy mạnh kết nối nông - công nghiệp, đô thị.
- Phát triển hệ thống hạ tầng nông nghiệp, nông
thôn, nhất là công trình thủy lợi, cảng cá, trung tâm nghề cá lớn, khu neo đậu
tránh trú bão; dự án hạ tầng phòng, chống thiên tai, chống sạt lở thích ứng biến
đổi khí hậu , sạt lở bờ sông, bờ biển, lũ lụt, hạn hán. Chú trọng đầu tư hạ tầng,
cơ sở vật chất, kho bãi, bố trí địa điểm tập kết hàng hóa, phương tiện khu vực
cửa khẩu biên giới.
- Nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác và chuyển
đổi cơ chế quản lý vận hành theo định hướng thị trường các công trình thủy lợi
Tăng cường công tác quản lý, khai thác và bảo đảm an toàn hồ chứa, công trình
thủy lợi đáp ứng sản xuất và nhu cầu cấp nước sinh hoạt, công nghiệp, dịch vụ.
- Quản lý và sử dụng hiệu quả vốn đầu tư công.
Huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực, thực hiện cơ cấu lại đầu tư công thực
chất hơn, để tập trung vốn đầu tư công cho các nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách phục
vụ cơ cấu lại ngành và phòng chống thiên tai, bảo đảm an toàn hồ, đập. Tổ chức
thực hiện nghiêm, hiệu quả kế hoạch vốn đầu tư công được giao năm 2022. Thu
hút, khuyến khích đầu tư hạ tầng nâng cao năng lực phòng chống và giảm nhẹ
thiên tai, an ninh nguồn nước, an toàn hồ đập.
- Tiếp tục đầu tư, cải tạo, nâng cấp, xây dựng
mới cơ sở hạ tầng thủy sản; ưu tiên các công trình, dự án phục vụ cơ cấu lại
ngành, các dự án cấp bách. Đẩy nhanh tiến độ các dự án kết cấu hạ tầng phục vụ
sản xuất nông lâm nghiệp, các dự án, công trình cung cấp dịch vụ công; tăng cường
năng lực, hiệu lực quản lý, hiệu quả hoạt động lực lượng kiểm lâm, kiểm ngư.
5. Chủ động ứng phó với
biến đổi khí hậu, phòng, chống thiên tai, hạn hán, xâm nhập mặn; tăng cường quản
lý tài nguyên và bảo vệ môi trường
- Củng cố, tăng cường năng lực phòng, chống
thiên tai: Tăng cường đầu tư các trang thiết bị chuyên dùng phù hợp với thực
thi nhiệm vụ trong điều kiện thiên tai; nâng cao năng lực chống chịu của công
trình phòng chống thiên tai, góp phần quan trọng bảo vệ an toàn khi có tình huống
thiên tai xảy ra; đẩy mạnh hợp tác quốc tế, huy động nguồn lực cho công tác ứng
phó khẩn cấp và phòng chống thiên tai; đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ
trong theo dõi, giám sát, dự báo, cảnh báo, phân tích, đánh giá tác động, bản đồ
sạt lở, ngập lụt, xây dựng và hoàn thiện bộ cơ sở dữ liệu phòng chống thiên
tai, đê điều hướng tới xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia, hỗ trợ xây dựng các kịch
bản, phương án chỉ đạo điều hành ứng phó. Nâng cao năng lực cộng đồng, đẩy mạnh
truyền thông; hướng dẫn, tuyên truyền cộng đồng chủ động ứng phó, đặc biệt là
trong các tình huống thiên tai khẩn được nhanh chóng kịp thời, có trọng tâm, trọng
điểm.
- Quản lý bền vững tài nguyên nước, bảo đảm an
ninh nguồn nước; thúc đẩy hợp tác quốc tế trong quản lý, sử dụng nguồn nước
xuyên biên giới. Phối hợp quản lý tốt nguồn nước các lưu vực sông và hệ thống
thủy lợi bảo đảm quá trình khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm, phục vụ hiệu
quả phát triển kinh tế - xã hội trước mắt và lâu dài. Quản lý chặt chẽ, sử dụng
hiệu quả các hồ chứa, chủ động xây dựng, thực hiện phương án phòng chống thiên
tai. Khuyến khích sự tham gia của cộng đồng trong quản lý, khai thác, sử dụng bền
vững nguồn nước, bảo đảm cân bằng sinh thái, giữ gìn đa dạng sinh học các vùng
nước nội địa.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
chủ trì theo dõi, quán triệt, tập trung chỉ đạo triển khai linh hoạt, phối hợp
với các đơn vị liên quan và thực hiện hiệu quả các giải pháp nhiệm vụ, nhằm phấn
đấu đạt được mục tiêu đề ra. Thường xuyên kiểm tra, giám sát tiến độ và kết quả
thực hiện để có giải pháp xử lý kịp thời, phù hợp linh hoạt và kiến nghị tỉnh
các giải pháp điều hành hiệu quả.
Định kỳ ngày 15 của tháng cuối quý, tổng hợp số
liệu, báo cáo kết quả thực hiện về Ủy ban nhân dân tỉnh.
2. Các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện,
thị xã, thành phố phối hợp triển khai Kế hoạch trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ
của đơn vị nhằm phần phát triển ngành nông nghiệp năm 2022 đạt được hiệu quả
cao.
Trong quá trình triển khai thực hiện nếu có khó
khăn, vướng mắc, các đơn vị có báo cáo gửi về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn để tổng hợp, tham mưu, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.
Nơi nhận:
-
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (báo cáo);
- TT. Tỉnh ủy, TT. HĐND tỉnh (báo cáo);
- Chủ tịch UBND tỉnh (báo cáo);
- Cục Thống kê tỉnh;
- Các sở, ban, ngành;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Trung tâm Công báo tỉnh;
- Lưu: VT, TL, TLe.
|
TM. ỦY BAN
NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Đinh Văn Thiệu
|
PHỤ
LỤC I
KẾ
HOẠCH SẢN XUẤT NÔNG, LÂM NGHIỆP, THỦY SẢN NĂM 2022
(Kèm theo Kế hoạch số 1727/KH-UBND ngày 01/3/2022)
STT
|
Chỉ
tiêu
|
ĐVT
|
Kế
hoạch 2022
|
1
|
Năng suất, sản lượng một số
cây trồng chủ yếu trên địa bàn
|
|
|
a
|
Lúa cả năm
|
|
|
|
- Diện tích
|
Ha
|
45.231
|
|
- Năng suất
|
Tạ/ha
|
58,36
|
|
- Sản lượng
|
Tấn
|
263.977
|
b
|
Ngô
|
|
|
|
- Diện tích
|
Ha
|
5.392
|
|
- Năng suất
|
Tạ/ha
|
21,80
|
|
- Sản lượng
|
Tấn
|
11.751
|
c
|
Mía
|
|
|
|
- Diện tích
|
Ha
|
10.397
|
|
- Năng suất
|
Tạ/ha
|
490
|
|
- Sản lượng
|
Tấn
|
509.088
|
2
|
Lâm nghiệp
|
|
|
|
Tỷ lệ che phủ rừng
|
%
|
47,5
|
(Tương đương 45,7% sau khi
phân định lại địa giới hành chính)
|
3
|
Chăn nuôi
|
|
|
|
Trâu
|
Con
|
4.039
|
|
Bò
|
Con
|
75.590
|
|
Heo
|
Con
|
284.261
|
|
Gia cầm
|
Con
|
3.217.200
|
4
|
Thủy sản
|
|
|
|
Sản lượng khai thác
|
Tấn
|
95.147
|
|
Sản lượng nuôi trồng
|
Tấn
|
18.610
|
PHỤ
LỤC II
KẾ
HOẠCH CHI TIẾT SẢN XUẤT NÔNG, LÂM NGHIỆP, THỦY SẢN NĂM 2022
(Kèm theo Kế hoạch số 1727/KH-UBND ngày 01/3/2022)
Chi
tiêu
|
ĐVT
|
Toàn
tỉnh
|
Chia
theo huyện, thị xã, thành phố
|
Nha
Trang
|
Diên
Khánh
|
Cam
Ranh
|
Cam
Lâm
|
Ninh
Hòa
|
Vạn
Ninh
|
Khánh
Vĩnh
|
Khánh
Sơn
|
NÔNG
NGHIỆP
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
A. TRỒNG TRỌT
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Diện tích gieo trồng
|
ha
|
95.161
|
2.160
|
13.209
|
7.679
|
12.930
|
35.299
|
11.044
|
8.157
|
5.048
|
- Cây hàng năm
|
ha
|
70.850
|
1.070
|
9.917
|
5.679
|
5.355
|
31.994
|
9.889
|
5.480
|
1.467
|
- Cây lâu năm
|
ha
|
24.311
|
1.090
|
3.292
|
2.000
|
7.575
|
3.305
|
1.155
|
2.677
|
3.582
|
SLLT cây có hạt
|
tấn
|
275.728
|
5.544
|
53.079
|
13.474
|
20.952
|
121.789
|
52.282
|
5.449
|
3.159
|
- Lúa
|
tấn
|
263.977
|
5.535
|
52.195
|
11.975
|
19.791
|
119.737
|
51.840
|
2.857
|
47
|
- Bắp
|
tấn
|
11.751
|
9
|
884
|
1.499
|
1.161
|
2.052
|
442
|
2.592
|
3.112
|
I. CÂY HÀNG NĂM
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1. Cây lương thực
|
ha
|
50.623
|
769
|
8.290
|
3.220
|
3.460
|
22.308
|
8.920
|
2.475
|
1.181
|
- Lúa cả năm
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Diện tích
|
ha
|
45.231
|
767
|
8.030
|
2.110
|
3.030
|
21.548
|
8750
|
985
|
11
|
Năng suất
|
tạ/ha
|
58,36
|
72,16
|
65,00
|
56,75
|
65,32
|
55,57
|
59,25
|
29,01
|
42,73
|
Sản lượng
|
tấn
|
263.977
|
5.535
|
52.195
|
11.975
|
19.791
|
119.737
|
51.840
|
2.857
|
47
|
+ Lúa Đông xuân
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Diện tích
|
ha
|
19.867
|
404
|
4.158
|
740
|
1.400
|
8.998
|
3.750
|
410
|
7
|
Năng suất
|
tạ/ha
|
65,81
|
75
|
68
|
60
|
68
|
65
|
68
|
35
|
54
|
Sản lượng
|
tấn
|
130.740
|
3.030
|
28.274
|
4.440
|
9.520
|
58.487
|
25.500
|
1.451
|
38
|
+ Lúa Hè thu
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Diện tích
|
ha
|
18.100
|
363
|
3.872
|
700
|
1.400
|
8.250
|
3.200
|
315
|
0
|
Năng suất
|
tạ/ha
|
57,82
|
69
|
62
|
55
|
64
|
56
|
57
|
31
|
0
|
Sản lượng
|
tấn
|
104.653
|
2.505
|
23.921
|
3.850
|
8.960
|
46.200
|
18.240
|
977
|
0
|
+ Lúa vụ mùa
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Diện tích
|
ba
|
7.264
|
0
|
|
670
|
230
|
4
300
|
1
800
|
260
|
4
|
Năng suất
|
tạ/ha
|
39,35
|
0
|
|
55
|
57
|
35
|
45
|
17
|
24
|
Sản lượng
|
tấn
|
28.584
|
0
|
0
|
3.685
|
1.311
|
15.050
|
8.100
|
429
|
9
|
- Bắp
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Diện tích
|
ha
|
5
3Q2
|
2
|
260
|
1.110
|
430
|
760
|
170
|
1.490
|
1.170
|
Năng suất
|
tạ/ha
|
21,80
|
44
|
34
|
14
|
27
|
27
|
26
|
17
|
27
|
Sản lượng
|
tấn
|
11.751
|
9
|
884
|
1.499
|
1.161
|
2.052
|
442
|
2.592
|
3.1121
|
2. Cây chất bột có củ
|
ha
|
3.146
|
0
|
30
|
720
|
690
|
944
|
150
|
610
|
2
|
- Sắn
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Diện tích
|
ha
|
2.840
|
0
|
4,95
|
720
|
600
|
793
|
110
|
610
|
2
|
Năng suất
|
tạ/ha
|
144,2
|
0
|
175
|
55
|
200
|
191
|
140
|
134
|
112
|
Sản lượng
|
tấn
|
40.943
|
0
|
87
|
3.960
|
12.000
|
15.146
|
1.540
|
8.188
|
22
|
- Khoai lang
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Diện tích
|
ha
|
169
|
0
|
5
|
0
|
90
|
39
|
35
|
0
|
|
Năng suất
|
tạ/ha
|
105,3
|
0
|
61
|
0
|
160
|
40
|
44
|
0
|
|
Sản lượng
|
tấn
|
1.780
|
0
|
30
|
0
|
1.440
|
156
|
154
|
0
|
|
Khác
|
ha
|
137
|
|
20
|
|
|
112
|
5
|
|
|
3. Rau, đậu các loại
|
ha
|
5.458
|
260
|
630
|
1.300
|
450
|
1.338
|
390
|
1.000
|
90
|
- Rau các loại
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Diện tích
|
ha
|
4.360
|
260
|
600
|
1.000
|
400
|
1.230
|
365
|
450
|
55
|
Năng suất
|
tạ/ha
|
134,0
|
98
|
150
|
140
|
150
|
95
|
250
|
130
|
36
|
Sản lượng
|
tân
|
58.408
|
2.550
|
9.000
|
14.000
|
6.000
|
11.685
|
9.125
|
5.850
|
198
|
- Đậu các loại
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Diện tích
|
ha
|
1.098
|
0
|
30
|
300
|
50
|
108
|
25
|
550
|
35
|
Năng suất
|
ta
ha
|
15,2
|
0
|
25
|
14
|
100
|
14
|
10
|
9
|
7
|
Sản lượng
|
tấn
|
1.664
|
0
|
75
|
420
|
500
|
151
|
25
|
468
|
25
|
4. Cây CN hàng năm
|
ha
|
11.624
|
40,5
|
968
|
439
|
755
|
7.404
|
429
|
1.395
|
194
|
- Mía
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Diện tích
|
ha
|
10.397
|
|
950
|
439
|
700
|
6
530
|
244
|
1340
|
194
|
Năng suất
|
tạ/ha
|
490
|
|
490
|
490
|
490
|
500
|
440
|
450
|
475
|
Sản lượng
|
tấn
|
509
088
|
0
|
46.550
|
21.511
|
34
300
|
326.500
|
10.736
|
60,300
|
9.191
|
- Lạc
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Diện tích
|
ha
|
451
|
0,5
|
5
|
0
|
55
|
215
|
170
|
5
|
0
|
Năng suất
|
tạ/ha
|
26,3
|
10,3
|
16
|
0
|
26
|
24
|
30
|
16
|
0
|
Sản lượng
|
tấn
|
1.186
|
1,0
|
8
|
0
|
143
|
516
|
510
|
8
|
0
|
- Cây CN hàng năm khác
|
ha
|
777
|
40
|
13
|
|
0
|
659
|
15
|
50
|
0
|
II. CÂY LÂU NĂM
|
ha
|
24.311
|
1.090
|
3.292
|
2.000
|
7.575
|
3.305
|
1.155
|
2.677
|
3.582
|
1. Cây công nghiệp
|
ha
|
5504
|
656
|
347
|
1.300
|
1.075
|
1.080
|
435
|
607
|
369
|
- Dừa
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Diện tích
|
ha
|
1.785
|
218
|
125
|
600
|
155
|
380
|
265
|
42
|
0
|
Sản lượng
|
tấn
|
7.819
|
710
|
1.062
|
2.660
|
1.290
|
944
|
1.131
|
22
|
0
|
- Cà phê
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Diện tích
|
ha
|
334
|
|
|
|
|
|
|
2
|
332
|
Sản lượng
|
tấn
|
608
|
|
|
|
|
|
|
5
|
603
|
- Điều
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Diện tích
|
ha
|
3.369
|
385
|
200
|
700
|
920
|
410
|
170
|
560
|
24
|
Sản lượng
|
tấn
|
2.982
|
210
|
340
|
284
|
1
656
|
260
|
136
|
85
|
11
|
- Tiêu
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Diện tích
|
ha
|
17
|
|
|
|
|
|
|
3
|
14
|
Sản lượng
|
tấn
|
16
|
|
|
|
|
|
|
2
|
14
|
Cây CN khác
|
ha
|
365
|
53
|
22
|
|
|
290
|
|
|
0
|
2. Cây ăn quả
|
ha
|
18.807
|
434
|
2.945
|
700
|
6.500
|
2.225
|
720
|
2.070
|
3.213
|
- Xoài
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Diện tích
|
ha
|
9.495
|
240
|
1
120
|
700
|
6
000
|
950
|
335
|
150
|
0
|
Sản lượng
|
tấn
|
53.642
|
480
|
4
771
|
2
330
|
42
000
|
3
100
|
871
|
90
|
0
|
- Sầu riêng
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Diện tích
|
ha
|
2.041
|
|
|
|
|
|
5
|
130
|
1
906
|
Sản lượng
|
tấn
|
6,429
|
|
|
|
|
|
|
129
|
6
300
|
Chuối
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Diện tích
|
ha
|
3.372
|
109
|
715
|
0
|
500
|
700
|
246
|
300
|
802
|
Sản lượng
|
tấn
|
23.244
|
445
|
5
970
|
0
|
6
750
|
3
300
|
1282
|
3317
|
2
180
|
Bưởi
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Diện tích
|
ha
|
343
|
|
|
|
|
|
|
|
343
|
Sản lượng
|
tấn
|
608
|
|
|
|
|
|
|
|
608
|
- Cây ăn quả khác
|
ha
|
9.312
|
85
|
1.110
|
0
|
0
|
575
|
134
|
1.490
|
162
|
B. CHĂN NUÔI
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Trâu
|
con
|
4.039
|
105
|
330
|
170
|
300
|
762
|
2.000
|
310
|
62
|
- Bò
|
con
|
75.590
|
1.380
|
3.320
|
9.000
|
7.790
|
29.750
|
12.700
|
7.600
|
4.050
|
- Heo
|
con
|
284.261
|
3.300
|
24.500
|
5.000
|
170.000
|
25.960
|
9.000
|
43.500
|
3.001
|
- Gia cầm
|
1000
con
|
3.217
|
125
|
430
|
170
|
963
|
1.146
|
230
|
120,50
|
32,7
|
THỦY
SẢN
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1. Diện tích nuôi
|
ha
|
3.948
|
28
|
|
520
|
250
|
2.400
|
750
|
24
|
-
|
2. Sản lượng thủy sản
|
tấn
|
113.757
|
55.550
|
0
|
18.640
|
2.350
|
24.717
|
12500
|
101
|
0
|
- Khai thác
|
tấn
|
95.147
|
55.000
|
|
14.340
|
1.350
|
15.457
|
9.000
|
6
|
|
- Nuôi trồng
|
tấn
|
18.610
|
550
|
|
4.300
|
1.000
|
9.260
|
3.500
|
95
|
|