Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 2142/QĐ-UBND 2021 phê duyệt Đề án nâng cao giá trị sản xuất muối tỉnh Khánh Hòa

Số hiệu: 2142/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Khánh Hòa Người ký: Đinh Văn Thiệu
Ngày ban hành: 26/07/2021 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KHÁNH HÒA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2142/QĐ-UBND

Khánh Hòa, ngày 26 tháng 7 năm 2021

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN NÂNG CAO GIÁ TRỊ SẢN XUẤT VÀ CHẾ BIẾN MUỐI GIAI ĐOẠN 2021-2030 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KHÁNH HÒA

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KHÁNH HÒA

Căn cứ Luật tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;

Căn cứ Nghị định số 40/2017/NĐ-CP ngày 05/4/2017 của Chính phủ về quản lý sản xuất, kinh doanh muối;

Căn cứ Nghị định số 52/2018/NĐ-CP ngày 12/4/2018 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn;

Căn cứ Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05/7/2018 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp;

Căn cứ Nghị định số 83/2018/NĐ-CP ngày 24/5/2018 của Chính phủ về khuyến nông;

Căn cứ Quyết định số 1325/QĐ-TTg ngày 31/8/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Phát triển ngành muối giai đoạn 2021-2030;

Căn cứ Quyết định số 225/QĐ-TTg ngày 25/02/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2025;

Căn cứ Quyết định số 766/QĐ-BNN-KTHT ngày 24/02/2021 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 1325/QĐ-TTg ngày 31/8/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển ngành muối giai đoạn 2021 - 2030;

Căn cứ công văn số 2517/BNN-KTHT ngày 05/5/2021 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc xây dựng Đề án nâng cao giá trị sản xuất và chế biến muối giai đoạn 2021-2030;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 2247/TTr-SNN ngày 13/7/2021.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Đề án nâng cao giá trị sản xuất và chế biến muối giai đoạn 2021-2030 trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.

Điều 2. Tổ chức thực hiện:

- Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố: Cam Ranh, Ninh Hòa, Vạn Ninh tổ chức triển khai thực hiện Đề án này; chịu trách nhiệm kiểm tra, hướng dẫn, đôn đốc các ngành, địa phương thực hiện và định kỳ hàng năm, tổng hợp tình hình, báo cáo UBND tỉnh và các Bộ, ngành Trung ương có liên quan việc triển khai thực hiện Đề án này.

- Các sở, ngành, địa phương có liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai thực hiện Đề án này.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 4. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Công Thương, Du lịch, Khoa học và Công nghệ; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh Khánh Hòa; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố: Cam Ranh, Ninh Hòa, Vạn Ninh và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như điều 4;
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (báo cáo);
- TT Tỉnh ủy, TT HĐND tỉnh (báo cáo);
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Ban Pháp chế HĐND tỉnh;
- Cổng Thông tin điện tử tỉnh;
- Trung tâm Công báo t
nh;
- Lưu: VP, TL
, TLe.
NN-7
.20

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Đinh Văn Thiệu

 

ĐỀ ÁN

NÂNG CAO GIÁ TRỊ SẢN XUẤT VÀ CHẾ BIẾN MUỐI GIAI ĐOẠN 2021-2030 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KHÁNH HÒA
(Kèm theo Quyết định số 2142/QĐ-UBND ngày 26/7/2021 của UBND tỉnh Khánh Hòa)

Phần I

THÔNG TIN CHUNG

I. SỰ CẦN THIẾT, CƠ SỞ PHÁP LÝ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

1. Sự cần thiết

Khánh Hòa với bờ biển dài 385 km với nhiều cửa lạch, đầm, vịnh, nhiều đảo và vùng biển rộng lớn, dân số hơn 1.2 triệu người với trên 100.000 ha diện tích đất nông nghiệp. Khánh Hòa có khí hậu vừa chịu sự chi phối của khí hậu nhiệt đới gió mùa, vừa mang tính chất của khí hậu đại dương nên tương đối ôn hòa. Diện tích đất sản xuất muối hiện nay là 984 ha, được phân bổ tại 03 địa phương là huyện Vạn Ninh, thị xã Ninh Hòa và thành phố Cam Ranh; với số hộ trực tiếp tham gia trên 250 hộ, với gần 1.000 lao động trực tiếp. Hiện nay, sản xuất muối tập trung tại vùng Hòn Khói, thị xã Ninh Hòa đây là vùng sản xuất muối đã hình thành từ rất lâu; diêm dân qua nhiều đời gắn bó với nghề đã tạo ra truyền thống và kinh nghiệm sản xuất. Sản lượng muối sản xuất được tiêu thụ chủ yếu cho nhu cầu dân sinh trong tỉnh và cho chế biến các loại muối thực phẩm chất lượng cao và sản xuất nước mắm.

Trên địa bàn tỉnh hiện nay đa số diêm dân sản xuất muối theo phương pháp phơi nước phân tán trên nền đất cát và phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết. Chất lượng sản phẩm muối tạo ra không cao, lẫn tạp chất. Hiện tại, các vùng muối chưa có đủ kho bãi đạt tiêu chuẩn để lưu giữ muối, diêm dân thường phải tập kết muối ngay tại ruộng sau đó dùng bạt nhựa phủ lên để tránh mưa nắng. Vì vậy, lượng muối thất thoát sau thu hoạch khoảng 22 - 25 % sản lượng muối.

Cơ sở hạ tầng cho sản xuất muối chưa được quan tâm đầu tư đúng mức. Kênh mương cấp thoát nước chủ yếu theo kênh rạch tự nhiên lấy nước theo con triều, chưa chủ động trong sản xuất. Các ô ruộng muối nhỏ lẻ, nằm gần các ao nuôi tôm, cạnh khu dân cư nên chưa đảm bảo chất lượng và năng suất. Hệ thống đường giao thông nội đồng chưa được xây dựng hoàn thiện. Vì vậy, gây rất nhiều khó khăn cho diêm dân trong việc sản xuất và tiêu thụ.

Do vậy, việc xây dựng Đề án nâng cao giá trị sản xuất và chế biến muối giai đoạn 2021-2030 trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa là rất cần thiết nhằm để cải tạo nâng cấp hạ tầng các cánh đồng muối, giữ được nghề sản xuất muối truyền thống, ổn định và nâng cao đời sống cho diêm dân, tạo ra sản phẩm muối có được năng suất và chất lượng tốt, nổi tiếng trong và ngoài tỉnh.

2. Thực trạng sản xuất, tiêu thụ, chế biến muối

a. Tình hình sản xuất muối

- Đến ngày 31/12/2020, diện tích sản xuất muối trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa là 1.042 ha, sản lượng 92.978 tấn. Tham gia sản xuất muối gồm các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hp tác, cá nhân và hộ diêm dân (đơn vị sản xuất muối); các đơn vị sản xuất muối đều áp dụng phương pháp phơi nước tập trung và phân tán được bốc hơi mặt bằng nhờ năng lượng bức xạ mặt trời với 02 quá trình sản xuất muối gồm quá trình sản xuất muối thủ công và quy mô công nghiệp.

- Đối với quá trình sản xuất muối thủ công: trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa có 240 hộ diêm dân trực tiếp sản xuất tại các xã Vạn Khánh, Vạn Hưng (huyện Vạn Ninh); xã Ninh Thọ, Ninh Hải, Ninh Thủy (thị xã Ninh Hòa); xã Cam Thịnh Đông (thành Phố Cam Ranh) và 03 hợp tác xã (Hợp tác xã sản xuất muối 1/5 Ninh Diêm, Hp tác xã sản xuất muối Ninh Thủy và Hợp tác xã sản xuất muối Cam Nghĩa) với diện tích 405 ha, chiếm 39%/tổng diện tích sản xuất muối cả tỉnh; năng suất bình quân từ 60-62 tấn/ha/năm, thời vụ sản xuất chính trong năm từ tháng 01 đến tháng 8 hàng năm. Đây là hình thức sản xuất truyền thống, bằng phương pháp phơi nước phân tán nên không áp dụng được công nghệ kết tinh phân đoạn, không tận thu được thạch cao, nước ót; giá thành sản xuất từ 300 đồng - 400 đồng/kg, giá bán bình quân từ 500 đồng - 700 đồng/kg. Giai đoạn 2015 - 2020, có 60% đơn vị cá nhân áp dụng mô hình trải bạt ô kết tinh để rút ngắn chu kỳ thu hoạch muối thô từ 12-15 ngày còn 5-7 ngày; sản lượng muối tăng từ 15-20%/ha; chất lượng muối trắng, sáng, ít lẫn tạp chất, dễ tiêu thụ với giá bán tăng từ 15-20%/kg.

- Đối với quá trình sản xuất muối quy mô công nghiệp: trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa gồm 02 tổ chức (Công ty Cổ phần muối Khánh Hòa và Công ty Cổ phần muối Cam Ranh) với diện tích 637 ha chiếm 61%/tổng diện tích sản xuất muối cả tỉnh; năng xuất bình quân 100 tấn - 120 tấn/ha/năm, thời vụ sản xuất chính từ tháng 01 đến tháng 8 hàng năm. Đây là hình thức sản xuất muối tập trung (01 tổ chức/cánh đồng), kết tinh phân đoạn gồm 03 khu: Khu chế chạt, khu kết tinh thạch cao, khu kết tinh muối riêng biệt và thu được 03 sản phẩm là muối, thạch cao và nước ót. Với điều kiện sản xuất tập trung, áp dụng công nghệ kết tinh phân đoạn và cơ giới hóa một số khâu trong sản xuất nên năng xuất lao động cao (bình quân 150 tấn/lao động/năm) chất lượng muối đạt 95 - 97% NaCl, giá thành sản xuất khoảng 500 đồng - 600 đồng/kg, giá bán bình quân từ 1.000 đồng - 1.200 đồng/kg. Các tổ chức sản xuất muối công nghiệp đã đầu tư ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ như: phbạt che mưa ô kết tinh nhằm giảm thiểu sự ảnh hưởng của thời tiết, thực hiện kết tinh muối dài ngày nước chạt sâu, trải bạt ô kết tinh, đầu tư cơ giới hóa khâu thu hoạch và nhà máy chế biến để nâng cao năng suất, chất lượng muối.

b. Tình hình tiêu thụ và chế biến muối

- Đối với tiêu thụ: Sản lượng muối của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa được phân phối tại thị trường các tỉnh phía bắc chiếm 50%/tổng sản lượng, tây nguyên 20% và miền nam 20%/tổng sản lượng. Do tính đặc thù của ngành hàng muối sản xuất theo thời vụ, nhưng tiêu dùng quanh năm nên khối lượng muối tồn hàng năm chờ tiêu thụ chiếm tỉ lệ 10%; giá muối thường xuyên biến động, nhất là những năm được mùa, giá muối thấp, đời sng diêm dân gặp nhiều khó khăn.

- Đối với chế biến: Toàn tỉnh có 04 tổ chức (Xí nghiệp chế biến muối Hòn Khói, Doanh nghiệp tư Nhân Định Tâm, Công ty Cổ phần tập đoàn muối Miền Nam và Công ty TNHH Sơn Phát..) hoạt động chế biến muối tinh, muối trộn iốt... với công suất 4.000 tấn/năm tại xã Ninh Diêm, thị xã Ninh Hòa. Công nghệ chế biến muối chủ yếu theo công nghệ nghiền rửa muối trong nước muối bão hòa và thực hiện tuần hoàn nước rửa nên ít ảnh hưởng đến môi trường; cơ sở vật chất đồng bộ, đảm bảo các điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm. Tuy nhiên, hoạt động sản xuất chế biến của các cơ sở hầu hết là doanh nghiệp nhỏ có vốn hoạt động dưới 10 tỷ đồng, hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu là vốn vay nên không đủ năng lực tài chính đầu tư liên kết với diêm dân trong sản xuất để chủ động được nguồn nguyên liệu muối sạch cho sản xuất chế biến muối tinh chất lượng cao.

c. Thuận lợi, khó khăn trong sản xuất và chế biến muối

- Thuận lợi:

+ Công tác quản lý, chỉ đạo sản xuất, tiêu thụ, chế biến muối được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND tỉnh thường xuyên chỉ đạo UBND các huyện, thị xã, thành phố có sản xuất muối tạo điều kiện cho các đơn vị sản xuất muối được hưởng các chính sách về đất đai, tín dụng, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, thuế và chính sách tiêu thụ muối. Năm 2015, UBND tỉnh Khánh Hòa có giải pháp hỗ trợ tháo gỡ khó khăn trong khâu tiêu thụ muối cho diêm dân (hỗ trợ lãi suất vốn vay cho doanh nghiệp thực hiện mua tạm trữ 8.000 tấn muối cho diêm dân trên địa bàn tỉnh) và hỗ trợ lãi suất vốn vay cho hộ diêm dân, hợp tác xã diêm nghiệp theo Quyết định số 1609/QĐ-UBND ngày 07/6/2018 cùa UBND tỉnh Khánh Hòa về chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp và dịch vụ nông thôn giai đoạn 2017-2020.

+ Đã quy hoạch vùng sản xuất muối công nghiệp tại Hòn Khói, thị xã Ninh Hòa theo Quyết định số 4513/QĐ-BNN-CB ngày 21/10/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển sản xuất muối đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 là vùng sản xuất muối nguyên liệu có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển các đồng muối có quy mô công nghiệp, năng suất cao và có tiềm năng phát triển du lịch gắn với nghề muối truyền thống lâu đời.

+ Sản phẩm muối thủ công, công nghiệp của tỉnh Khánh Hòa đã đáp ứng được nhu cầu cho các ngành công nghiệp hóa chất, thực phẩm và tiêu dùng trực tiếp đối với hộ gia đình; ngoài ra, các doanh nghiệp chế biến đã sản xuất đa dạng và phong phú các sản phẩm muối đáp ứng tốt cho nhu cầu của người tiêu dùng.

- Khó khăn:

+ Đối vi sản xuất: Ngành muối chịu ảnh hưng rất nhiều từ thời tiết, có những năm nắng hạn kéo dài (năm 2015), sản lượng muối đạt rất cao (113.000 tấn/năm) nhưng giá bán muối thấp (bình quân 600 đồng/kg); có những năm mưa nhiều trải đều trong năm hoặc mưa trái vụ nhiều (2017: 17.194 tấn/năm và 2018: 37.609 tấn/năm) thì sản lượng muối sụt giảm, giá muối tăng 1,5 lần (bình quân 1.000 đồng/kg) đời sống người làm muối gặp nhiều khó khăn; chưa kể đến sản xuất muối trên địa bàn tỉnh hiện nay chủ yếu vẫn theo phương pháp thủ công, qui mô sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, phân tán theo hộ diêm dân và cơ sở hạ tầng đồng muối thủ công, cũng như công nghiệp đang xuống cấp nhưng chưa được đầu tư cải tạo, nâng cấp.

+ Đối với chế biến: Hầu hết các đơn vị chế biến muối là doanh nghiệp nhỏ, có vốn hoạt động thấp, công nghệ sản xuất lạc hậu, chất lượng muối chế biến phụ thuộc vào chất lượng muối nguyên liệu và tỷ lệ thu hồi muối trong chế biến chưa cao (khoảng 80%). Hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu là vốn vay nên chưa đủ năng lực tài chính đầu tư liên kết với diêm dân trong sản xuất để chủ động được nguồn nguyên liệu muối sạch cho sản xuất chế biến muối tinh.

+ Đối với tiêu thụ: Chủ yếu là thị trường trong nước, việc mua, bán muối chưa có sự liên kết sản xuất giữa tổ chức, cá nhân. Sự hợp tác của cá nhân trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ muối còn mang nặng tính manh mún, tự phát và cạnh tranh không lành mạnh giữa các tổ chức, cá nhân khác nhau đến nay vẫn chưa kiểm soát được, nên khâu tiêu thụ muối của cá nhân thường bị các chủ thể phân phối ép giá. Thị trường muối chưa được quảng bá về các thương hiệu lớn, do giá trị hàng hóa đối với sản phẩm muối thấp, đóng góp cho ngân sách chưa cao, nên chưa tạo ra vị thế kinh tế so với các sản phẩm của ngành, lĩnh vực khác. Vì vậy, chưa được quan tâm nhiều để hỗ trợ nguồn lực cho phát triển sản xuất muối.

3. Cơ sở pháp lý để xây dựng đề án

- Nghị định số 40/2017/NĐ-CP ngày 05/4/2017 của Chính phủ về Quản lý sản xuất, kinh doanh muối;

- Nghị định số 52/2018/NĐ-CP ngày 12/4/2018 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn;

- Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05/72018 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp;

- Nghị định số 83/2018/NĐ-CP ngày 25/4/2018 của Chính phủ về Khuyến nông;

- Quyết định số 225/QĐ-TTg ngày 25/02/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2025;

- Quyết định số 1325/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển ngành muối giai đoạn 2021-2030.

- Quyết định số 766/QĐ-BNN-KTHT ngày 24/02/2021 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 1325/QĐ-TTg ngày 31/8/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển ngành muối giai đoạn 2021-2030.

II. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU CỦA ĐỀ ÁN

1. Quan điểm

- Muối là mặt hàng thiết yếu, có vai trò quan trọng trong bảo đảm an ninh lương thực quốc gia. Phát triển sản xuất, chế biến, tiêu thụ muối, đa dạng hóa sản phẩm muối đáp ứng nhu cầu sử dụng muối trong nước, cung cấp cho ngành chế biến thực phẩm, y tế, công nghiệp hóa chất và hướng tới xuất khẩu các sản phm muối biển tự nhiên.

- Phát triển ngành muối phải phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội chung của cả tỉnh. Đầu tư phát triển sản xuất muối theo hướng tập trung, quy mô lớn, hình thành vùng sản xuất muối công nghiệp với công nghệ hiện đại, gắn sản xuất với chế biến, thu hồi các sản phẩm sau muối, phát triển các ngành kinh tế khác.

- Phát triển ngành muối phải thực hiện đầu tư, htrợ đng bộ sản xut, chế biến, bảo quản và tiêu thụ muối. Thực hiện đa dạng hóa sản phẩm muối với đổi mới công nghệ, đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng đồng muối để nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả, đảm bảo sinh kế, nâng cao thu nhập cho diêm dân, hướng tới làm giàu bng nghề muối.

2. Mục tiêu của đề án

a. Mục tiêu chung

Phát triển ngành muối theo hướng hiệu quả, bền vững trên cơ sở tận dụng tối đa lợi thế của các địa phương có truyền thống sản xuất muối để nâng cao năng suất, chất lượng và đa dạng hóa các loại sản phẩm về muối nhằm đáp ứng nhu cầu muối trong nước, hướng đến xuất khẩu muối và tạo việc làm, nâng cao thu nhập, ổn định đời sống của người dân làm muối.

b. Mục tiêu cụ thể

- Tổng diện tích sản xuất muối duy trì đến năm 2030 là 710 ha; trong đó, diện tích sản xuất quy mô công nghiệp 587 ha và diện tích sản xuất thủ công thủ 123 ha. Sản lượng bình quân đạt 112.000 tấn/năm; trong đó sản lượng muối sản xuất quy mô công nghiệp đạt 95.000 tấn/năm và sản lượng muối sản xuất thủ công đạt 17.000 tấn/năm.

- Hỗ trợ đầu tư nâng cấp, cải tạo cơ sở hạ tầng vùng sản xuất muối thủ công và công nghiệp; nghiên cứu hoàn thiện quy trình sản xuất muối theo hướng cơ giới hóa, hiện đại hóa, đồng bộ các khâu từ cung cấp nước biển đến thu hoạch;

- Hỗ trợ đầu tư các mô hình liên kết sản xuất muối theo chuỗi giá trị từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ; hỗ trợ khoa học và công nghệ; tín dụng đầu tư vào sản xuất, kinh doanh muối.

- Củng cố, kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước về nghề muối các cấp để tăng cường nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành muối.

3. Hiệu quả, kinh tế xã hội của đề án

- Phát triển sản xuất chế biến muối phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh gắn chuyển dịch cơ cấu sản xuất, chế biến với đổi mới công nghệ, đầu tư mới và cải tạo hạ tầng đồng muối để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả trong sản xuất, chế biến, từng bước nâng cao thu nhập cho những người lao động trong ngành muối.

- Bảo tồn và phát triển nghề sản xuất muối truyền thống, từng bước giải quyết vấn đề lao động, nâng cao đời sống cho diêm dân, đồng thời phát triển kinh tế xã hội ở địa phương theo hướng gắn việc sản xuất muối với du lịch và giữ vững an ninh quốc phòng.

- Tạo động lực khuyến khích thúc đẩy các doanh nghiệp, Hợp tác xã đầu tư nâng cấp máy móc, trang thiết bị kỹ thuật để nâng cao năng lực chế biến, tiêu thụ sản phẩm.

- Nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm muối, cung cấp cho các ngành công nghiệp thực phẩm yêu cầu chất lượng muối có nhiều vi chất dinh dưỡng góp phần bảo vệ sức khỏe cho nhân dân.

Phần II

NỘI DUNG CHÍNH CỦA ĐỀ ÁN

I. DỰ ÁN NÂNG CẤP, CẢI TẠO CƠ SỞ HẠ TẦNG ĐỒNG MUỐI HÒN KHỐI, THỊ XÃ NINH HÒA.

1. Sự cần thiết đầu tư, các điều kiện để thực hiện đầu tư, đánh giá về sự phù hợp với quy hoạch có liên quan

a. Sự cần thiết đầu tư

Hiện trạng vùng sản xuất muối Hòn Khói được cung cấp và tiêu thoát nước qua hệ thống kênh Cầu Treo dài khoảng 7,7 km, chiều rộng bình quân 30m, là kênh được đào từ thời Pháp. Tại thời điểm hiện tại kênh nhiều đoạn đã bị bồi lấp, mực nước khi triều lên chỉ còn độ sâu hơn 1m, nhiều nơi cạn, hệ thống đê bao mặc dù hàng năm được người dân tu bổ nhưng không đáng kể, nay hệ thống đê hai bên kênh bị sụt lở nghiêm trọng, chỉ sử dụng một số đoạn đê nhất định. Hiện trạng mặt đê có bề rộng trung bình từ 5m đến 7m, chiều cao đê so với mặt nước lúc cạn là 1.0m đến 1.5m, do vậy vào mùa mưa bão nước tràn bờ phá hỏng nhiều đoạn đê làm thiệt hại rất lớn tại vùng sản xuất muối Hòn Khói; cụ thể năm 2010, do mưa nhiều gây lũ lụt làm tan trong nước 19.115 tấn muối hạt đang trên bờ và đang cất trữ tại kho, đồng thời làm sạt lờ đê biển nước tràn vào cuốn trôi hàng chục nghìn mét vuông bạt nhựa ô kết tinh ruộng muối và làm ngập úng cả vùng sản xuất muối. Qua khảo sát thực tế tại hiện trường tuyến đê bao có chiều dài L=8.700m với mục đích ngăn bảo vệ các công trình hạ tầng trong đồng muối khi thủy triều dâng và ngăn lũ tiểu mãn. Hiện trạng mái đê và thân đê là kênh đất có nhiều đoạn xuống cấp trầm trọng, không đảm bảo cao trình, ảnh hưởng đến hoạt đng giao thông đi lại trong vùng và phục vụ sản xuất. Do một thời gian dài không được đầu tư sửa chữa gia c, nên đã bị lũ hàng năm phá hỏng, có đoạn bị trôi hoàn toàn, có đoạn bị xói đứt một phần. Đây là hệ thống kênh chính của vùng sản xuất và cũng là đê bao kết hợp hệ thống giao thông.

Bênh cạnh kênh chính Cầu Treo, vùng sản xuất Hòn Khói còn có hệ thống kênh dẫn nước từ kênh Cầu Treo vào ruộng muối. Toàn bộ hệ thống có 12 kênh nhánh đều được đắp bằng đất, hiện đã xuống cấp không đảm bảo dẫn nước phục vụ cho sản xuất muối có hiệu quả, đáy kênh bị bồi lấp chiều rộng từ 5-7m. Bờ kênh gần như không có chỉ bờ đất nhỏ làm đường mòn đi lại, Hàng năm bị bồi lấp, gây tắc dòng chảy không đáp ứng tiêu thoát cho khu vực và phục vụ sản xuất muối làm tăng chi phí giá thành sản xuất và giảm năng suất muối bình quân của cả vùng (từ 2001 trở về trước đạt từ 80 tấn/ha đến 100 tấn/ha, từ năm 2001 đến nay đạt bình quân 50 tấn/ha).

Kênh và cống trên nhiều năm không nạo vét, sa chữa nên khả năng dẫn và trữ nước rất kém. Sau một thời gian dài do không được đầu tư cải tạo, cho đến nay cơ sở hạ tầng hầu hết đều xuống cấp nghiêm trọng hoặc không thể sử dụng. Cũng vì thế cho đến nay nguồn vốn cung cấp muối từ địa phương đều do người dân tự sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, sử dụng lao động thủ công là chủ yếu. Dn đến năng suất thấp, chất lượng giảm và tính bền vững chưa cao, đời sống người dân vùng muối gặp nhiều khó khăn. Mặc dù chính quyền và nhân dân địa phương đã có nhiều cố gắng trong công tác cải tạo, nâng cấp nhỏ và đã đáp ứng được một phần nào cho sản xuất của địa phương. Tuy nhiên với hiện trạng cơ sở hạ tầng như đã nêu trên cho thấy hạ tầng địa phương chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế trong vùng.

b. Sự phù hợp với quy hoạch

- Sự phù hợp với quy hoạch ngành:

+ Phù hợp với Quyết định số 4513/QĐ-BNN-CB ngày 21/10/2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt quy hoạch phát triển sản xuất muối đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.

+ Phù hợp với Quyết định số 1325/QĐ-TTg ngày 31/08/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển ngành muối giai đoạn 2021-2030.

+ Phù hợp với Quyết định số 766/QĐ-BNN-KTHT ngày 24/02/2021 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 1325/QĐ-TTg ngày 31/8/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển ngành muối giai đoạn 2021-2030.

- Sự phù hợp với kế hoạch đầu tư:

+ Phù hợp với Quyết định số 766/QĐ-BNN-KTHT ngày 24/02/2021 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 1325/QĐ-TTg ngày 31/8/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển ngành muối giai đoạn 2021-2030.

+ Phù hợp với Quyết định số 3277/QĐ-UBND ngày 09/12/2020 của UBND tỉnh Khánh Hòa về Quy hoạch chi tiết xây dựng (1/500) Khu dân cư Ninh Thủy, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa.

c. Trách nhiệm của từng đơn vị tham gia dự án

- Trách nhiệm của cơ quan quản lý:

+ Tăng cường đầu tư hạ tầng kỹ thuật, nhất là hệ thống thủy lợi, đảm bảo phục vụ tốt sản xuất muối tập trung

+ Tập trung chỉ đạo và hỗ trợ diêm dân tăng cường nâng cấp, cải tạo hệ thống thủy lợi đồng muối. Mở rộng diện tích sản xuất muối sạch, áp dụng cơ giới hóa và các công nghệ mới trong sản xuất, chế biến; từng bước nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất muối.

+ Chủ động nắm bắt diễn biến thời tiết để thông báo và hướng dẫn diêm dân làm đúng quy trình sản xuất.

- Trách nhiệm của doanh nghiệp:

+ Doanh nghiệp cam kết đứng ra bao tiêu thu mua muối của diêm dân tại đồng muối, đảm bảo đầu ra cho diêm dân.

+ Tạo dựng thương hiệu, đa dạng hóa sản phẩm và gia tăng giá trị sản phẩm

- Trách nhiệm của hợp tác xã:

+ Hợp tác xã cùng với các cơ quan quản lý hướng dẫn diêm dân áp dụng các kỹ thuật mới vào sản xuất.

+ Thường xuyên duy tu sửa chữa hệ thống thủy lợi đảm bảo nguồn nước phục vụ cho sản xuất.

+ Thực hiện các dịch vụ cung cấp vật tư đầu vào hỗ trợ diêm dân quảng bá, tiêu thụ sản phẩm.

2. Nội dung của dự án:

a. Mục tiêu, quy mô, địa điểm và phạm vi đầu tư

- Mục tiêu đầu tư:

+ Đầu tư cải tạo, nâng cấp những đoạn xung yếu tuyến kênh chính Cầu Treo đảm bảo cấp nước phục vụ sản xuất muối kết hợp giao thông; Nạo vét, gia cố kênh nhánh cấp nước vào ruộng muối; Làm mới các cầu qua kênh và các cống dẫn nước đảm bảo vận chuyển muối và đi lại của người dân làm muối.

+ Mở rộng, nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông; xây mới một số kho bảo quản muối để nâng cao chất lượng, hiệu quả trong sản xuất.

+ Cải tạo nền ô kết tinh để thực hiện cơ giới hóa đồng bộ các khâu từ cung cấp nước biển đến thu hoạch, rửa và đánh đống bảo quản muối.

- Quy mô đầu tư

+ Loại công trình và nhóm dự án: Công trình Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nhóm C.

+ Cấp công trình: Công trình cấp IV.

+ Địa điểm đầu tư: Các xã, phường thuộc thị xã Ninh Hòa (xã Ninh Thọ; các phường: Ninh Diêm, Ninh Thủy, Ninh Hải)

b. Dự kiến tổng mức đầu tư và cơ cấu nguồn vồn đầu tư, khả năng cân đối nguồn vốn đầu tư công và việc huy động các nguồn vồn, nguồn lực khác để thực hiện dự án:

- Tổng mức đầu tư dự kiến: Tổng mức đầu tư theo phương án chọn là: 60.000.000.000 đồng (Bằng chữ: Sáu mươi tỷ đồng)

Trong đó:

TT

HẠNG MỤC

THÀNH TIỀN

(đồng)

1

Chi phí hỗ trợ GPMB

2.000.000.000

2

Chi phí xây dựng

45.611.302.000

3

Chi phí quản lý dự án

1.115.879.000

4

Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng

4.308.781.996

5

Chi phí khác

1.773.337.000

6

Chi phí dự phòng

5.190.700.000

 

TỔNG CỘNG (LÀM TRÒN)

60.000.000.000

(có bảng tổng mức đầu tư dự kiến đóng tại phụ lục của báo cáo, đính kèm)

c. Dự kiến tiến độ triển khai thực hiện đầu tư, dự kiến kế hoạch bố trí vốn:

- Dự kiến tiến độ triển khai thực hiện đầu tư dự án như sau:

TT

Thời gian

Nội dung đầu tư

1

Năm 2021

Công việc thực hiện chính:

+ Công tác lập thẩm định phê duyệt chủ trương đầu tư;

+ Công tác khảo sát, lập dự án và phê duyệt dự án đầu tư xây dựng;

2

Năm 2022

+ Đấu thầu, chọn lựa đơn vị Tư vấn khảo sát, lập hồ sơ TK BVTC và DT;

+ Thẩm định và phê duyệt hồ sơ TK BVTC và DT;

+ Đấu thầu, chọn lựa nhà thầu xây lắp;

+ Tổ chức thực hiện công tác đền bù, GPMB (nếu có);

+ Đấu thầu và chọn lựa đơn vị thi công xây lắp.

3

Năm 2023

+ Nạo vét kênh chính cầu Treo;

+ Thi công hoàn thành kênh nhánh KN0, KN0A, KNBS, KN1

4

Năm 2024

+ Thi công hoàn thành các kênh nhánh còn lại KN2 -:- KN8B; công trình trên kênh; đường nội đồng

+ Thi công các kho bảo quản muối

+ Cải tạo nền ô kết tinh

- Dự kiến kế hoạch bố trí vốn

TT

Năm

Nội dung đầu tư

Kinh phí dự kiến (tỷ đồng)

1

Năm 2021

Công việc thực hiện chính:

+ Công tác lập thẩm định phê duyệt chủ trương đầu tư;

+ Công tác khảo sát, lập dự án và phê duyệt dự án đầu tư xây dựng;

2,0

2

Năm 2022

+ Đấu thầu, chọn lựa đơn vị Tư vấn khảo sát, lập hồ sơ TK BVTC và DT;

+ Thẩm định và phê duyệt hồ sơ TK BVTC và DT;

+ Đấu thầu, chọn lựa nhà thầu xây lắp;

+ Tổ chức thực hiện công tác đền bù, GPMB;

+ Đấu thầu và chọn lựa đơn vị thi công xây lắp.

10,0

3

Năm 2023

+ Nạo vét kênh chính cầu Treo;

+ Thi công hoàn thành kênh nhánh KN0, KN0A, KNBS, KN1

30,0

4

Năm 2024

+ Thi công hoàn thành các kênh nhánh còn lại KN2 -:- KN8B; công trình trên kênh; đường nội đồng

+ Thi công các kho bảo quản muối

+ Cải tạo nền ô kết tinh

18,0

Cộng:

 

60,0

d. Xác định sơ bộ chi phí liên quan:

- Chi phí liên quan trong quá trình thực hiện: chi tiết các chi phí liên quan tại bảng khái toán tổng mức đầu tư kèm theo.

- Chi phí vận hành dự án sau khi hoàn thành: Trong công tác quản lý vận hành dự án sau khi hoàn thành đưa vào sử dụng gồm:

+ Chi phí tiền lương cho cán bộ, nhân viên, công nhân quản lý vận hành;

+ Chi phí mua sắm vật tư trang thiết bị phục vụ công tác quản lý vận hành;

+ Chi phí sửa chữa thường xuyên tài sản cố định và chi phí khác;

+ Chi phí thay thế thiết bị.

+ Giá trị chi phí vận hành sau khi dự án hoàn thành được xác định dựa trên quy định của UBND tỉnh Khánh Hòa về việc ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật trong công tác quản lý và khai thác công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.

d. Đánh giá sơ bộ tác động về môi trường, xã hội của dự án; sơ bộ đánh giá hiệu quả đầu tư của dự án:

- Hiện trạng môi trường trước khi xây dựng công trình: Khu vực xây dựng công trình thuộc thị xã Ninh Hòa, với phạm vi xây dựng công trình, có diện tích sử dụng đất tạm thời khoảng 0,2 ha, diện tích sử dụng đất vĩnh viễn 14,38ha. Chủ yếu bao gồm đất nằm ven bờ kênh (đường đi lại, bãi tập kết vật liệu, lán trại...), sau khi xây dựng xong sẽ hoàn trả lại đất.

- Tác động về kinh tế: Việc xây dựng công trình có tác động đến đời sống kinh tế của một số hộ dân trong vùng nhưng không đáng kể. Đó là việc giảm thu nhập của 0,2 ha đất sử dụng tạm thời.

- Tác động về xã hội: Việc xây dựng công trình sẽ làm ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt và sản xuất của một bộ phận nhân dân trong vùng như: Một số hộ tạm thời phải tìm kiếm việc làm thay thế do đồng ruộng nằm trong khu vực xây dựng công trình không thể canh tác; Nhu cầu tập trung lượng nhân lực để xây dng công trình trong khu vực dễ phát sinh các tệ nạn xã hội gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh hoạt và an ninh trật tự - an toàn xã hội tại địa phương; Việc xây dựng công trình cũng sẽ tạo ra công ăn việc làm cho lao động nhàn rỗi tại địa phương.

- Tác động về môi trường - sinh thái: Việc thi công xây dựng công trình sẽ có tác động đến môi trường- sinh thái; đó là:

+ Xói mòn đất: Việc thi công công trình phải tiến hành đào đắp một lượng đất khá lớn, điều này sẽ làm thay đổi bề mặt của một số vùng và làm vỡ kết cấu đất, tạo điều kiện thuận lợi cho việc xói mòn đất. Nhất là tại các bãi khai thác vật liệu đất để đắp.

+ Ô Nhiễm môi trường sống: Khi thi công công trình đòi hỏi phải có một lượng nhân lực lao động tập trung cùng với nhiều trang thiết bị máy móc. Việc tập trung này sẽ làm cho việc giải quyết chất thải sinh hoạt, cũng như chất thải của các thiết bị hoạt động trở nên khó khăn và gây ra ô nhiễm môi trường, các dịch bệnh dễ phát sinh và lây lan. Ngoài ra trong quá trình thi công thì việc gây ra tiếng ồn và bụi là điều không thể tránh khỏi, sẽ làm ảnh hưng rất lớn đến môi trường sống của nhân dân trong vùng.

+ Tóm lại trong thời gian xây dựng công trình sẽ có tác động tiêu cực đến môi trường kinh tế - xã hội và môi trường sinh thái trong vùng. Tuy các tác động tiêu cực này mang tính chất tạm thời, khách quan, nhưng cũng phải có những biện pháp để hạn chế - khắc phục

- Tác động đến môi trường sau khi thực hiện: Dự án sau khi xây dựng hoàn thành công trình đi vào giai đoạn vận hành - khai thác sẽ có những tác động đến kinh tế - xã hội khu vực như sau:

+ Nâng cấp cải tạo để hoàn thiện cơ sở hạ tầng thủy lợi, giao thông nhằm đảm bảo chủ động cấp nước mặn cho 355 ha đồng muối và tiêu cho khoảng 625 ha đất; cải thiện điều kiện sản xuất; nâng cao năng suất, chất lượng muối; giảm giá thành để tăng lợi nhuận và thu nhập cho người dân làm muối.

+ Phát triển ngành muối theo hướng hiệu quả, bền vững trên cơ stận dụng tối đa lợi thế của các địa phương có truyền thống sản xuất muối để nâng cao năng suất, chất lượng và đa dạng hóa các loại sản phẩm về muối nhằm đáp ứng nhu cầu muối trong nước, hướng đến xuất khẩu muối và tạo việc làm, nâng cao thu nhập, ổn định đời sống của người dân làm muối.

+ Hệ thống kênh được xây dựng kiên cố - đồng bộ, tạo độ bền vững lâu dài; không những hạn chế quá trình xói lở - bồi lấp, giảm nhẹ chi phí quản lý, chi phí tu sửa, nạo vét hằng năm mà còn tạo điều kiện để công tác quản lý thủy nông thuận lợi, phân phối nước kịp thời, hợp lý, tiết kiệm và giảm được nhu cầu nước đối với đầu nguồn.

+ Hệ thống kênh được xây dựng kiên cố, bờ kênh gắn liền với đường giao thông nông thôn thuận tiện cho việc đi lại, phục vụ sản xuất - sinh hoạt cho nhân dân địa phương; Đồng thời còn góp phần tạo nên cảnh quan, dáng vẻ cho vùng nông thôn mới.

+ Tóm lại; Dự án trong giai đoạn vận hành - khai thác không những có tác động tốt đến môi trường kinh tế - xã hội, góp phần thúc đẩy nâng cao đời sống nhân dân tại địa phương và kinh tế gia đình nông dân ngày càng phát triển mà còn có tác động tích cực đến môi trường tự nhiên.

- Hiệu quả đầu tư về kinh tế - xã hội: Dự án hoàn thiện sẽ đảm bảo việc cấp nước theo nhiệm vụ công trình, giảm chi phí sản xuất, tiết kiệm nước. Ngoài các lợi ích về cấp nước, dự án còn mang lại rất nhiều các lợi ích về kinh tế, xã hội khác như tạo sự ổn định đời sống cho dân cư, tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động, giảm bớt chi phí quản lý vận hành hằng năm..., tuy nhiên những lợi ích này mang tính định tính là chủ yếu, nên không đưa vào tính toán hiệu ích của dự án.

e. Tổ chức thực hiện:

- Tổ chức quản lý dự án

+ Cấp quyết định đầu tư: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

+ Chủ đầu tư: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Khánh Hòa.

+ Hình thức đầu tư: Nâng cấp, cải tạo.

+ Hình thức quản lý dự án: Chủ đầu tư quản lý trực tiếp hoặc thuê Ban quản lý dự án quản lý trực tiếp theo quy định.

+ Số bước thiết kế xây dựng: 2 bước.

+ Thời gian thực hiện dự án: 2021-2024

- Tổ chức trong quá trình thực hiện dự án: Sau khi dự án được phê duyệt Chủ trương đầu tư, Chủ đầu tư thực hiện các bước tiếp theo theo quy định của Luật Đầu tư công, Luật Xây dựng:

+ Tổ chức lập dự án đầu tư trình Bộ Nông nghiệp và PTNT phê duyệt.

+ Chủ đầu tư tổ chức lập, phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công và dự toán xây dựng công trình và báo cáo Bộ Nông nghiệp và PTNT.

+ Tổ chức lựa chọn các Nhà thầu thi công, Tư vấn giám sát thi công để triển khai thi công công trình.

+ Tổ chức lựa chọn Tư vấn giám sát thi công để thay mặt Chủ đầu tư giám sát chất lượng công trình (nếu cần).

+ Cử cán bộ của Chủ đầu tư trực tiếp theo dõi, kiểm tra thực hiện dự án.

+ Định kỳ báo cáo các cơ quan chức năng về tiến độ thực hiện dự án.

+ Tổ chức nghiệm thu hoàn thành công trình để đưa vào bàn giao sử dụng theo quy định.

+ Quyết toán hoàn thành dự án.

II. DỰ ÁN TỔ CHỨC LẠI SẢN XUẤT, QUY HOẠCH LẠI ĐỒNG MUỐI, NÂNG CAO NĂNG LỰC SẢN XUẤT, CHẾ BIẾN MUỐI THÔNG QUA ĐẨY MẠNH CƠ GIỚI HÓA, CHUYỂN GIAO ỨNG DỰNG, TIẾN BỘ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ TRONG SẢN XUẤT VÀ CHẾ BIẾN MUỐI

1. Sự cần thiết

Do ảnh hưởng của thiên tai bão lũ, nước biển dâng hạ tầng đồng muối xuống cấp nghiêm trọng, nhiều năm không được đầu tư sửa chữa hoặc mức đầu tư cơ sở hạ tầng cho sản xuất còn quá thấp so với nhu cầu của ngành muối. Hệ thống ô, chạt, kết tinh đã xuống cấp song mới chỉ được sửa chữa tạm thời, chắp vá. Việc huy động các nguồn lực khoa học công nghệ và đầu tư cơ sở vật chất ngành muối còn nhiều hạn chế. Sản lượng muối do người diêm dân sản xuất ra luôn bị mất giá (dao động từ 600 - 800 đồng/kg), cùng với sản xuất muối theo phương pháp thủ công sử dụng quá nhiều lao động nên giá thành cao. Cơ sở hạ tầng đồng muối xuống cấp dẫn tới năng suất, chất lượng không cao; việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất chưa được quan tâm nhiều, ngày công sản xuất của người diêm dân thấp so với người lao động một số ngành nghề khác và không đảm bảo được mức tối thiểu của cuộc sống.

Hoạt động sản xuất, kinh doanh HTX diêm nghiệp hiệu quả không cao, không đồng đều, do đó chưa hỗ trợ được nhiều cho kinh tế hộ phát triển. Các HTX diêm nghiệp không đủ năng lực cạnh tranh với tư thương trong hoạt động kinh doanh muối. Việc liên kết giữa các HTX diêm nghiệp với doanh nghiệp còn rời rạc, chưa tạo nên liên kết ngành hàng để tạo thế mạnh cạnh tranh.

Vì vậy để bảo tồn và phát huy nghề làm muối truyền thống rất cần hỗ trợ đầu tư đồng bộ cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng vùng sản xuất muối gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm muối; vận động để dồn điền, đổi thửa để xây dựng đồng muối theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung. Đặc biệt là sự vào cuộc của các cấp, ngành trong việc tái cơ cấu lại ngành muối, quy hoạch lại vùng sản xuất, nâng cao năng lực sản xuất và chế biến muối thông qua đẩy mạnh cơ giới hóa, chuyển giao ứng dụng, tiến bộ khoa học công nghệ trong sản xuất và chế biến muối giúp diêm dân nâng cao thu nhập, tạo công ăn việc làm, cải thiện đời sng cho diêm dân.

2. Mục đích yêu cầu

a. Mục tiêu chung

- Giữ quy hoạch đồng muối, đầu tư xây dựng cải tạo lại hạ tầng vùng sản xuất muối thích ứng với biến đổi khí hậu; ứng dụng tiến bộ kỹ thuật để nâng cao chất lượng muối.

- Đào tạo nâng cao năng lực quản lý và sản xuất muối cho HTX diêm nghiệp, tổ hợp tác và diêm dân.

b. Mục tiêu cụ thể

- Giai đoạn 2021 - 2030, duy trì 710 ha đất sản xuất muối; ngoài Dự án nâng cấp, cải tạo đồng muối Hòn Khói nâng cấp cải tạo lại đồng bộ hạ tầng vùng sản xuất còn lại của diêm dân, HTX diêm nghiệp;

- Duy trì và nâng cao chất lượng hoạt động của 03 HTX diêm nghiệp hiện có;

- Phấn đấu giai đoạn 2021 - 2030 có từ 40 - 50 ha sản xuất muối sạch, chất lượng cao;

3. Nội dung của dự án

a. Quy hoạch lại đồng muối

Tổng diện tích đất muối đến hết năm 2020 là 984 ha; Dự kiến đất sản xuất muối quy hoạch đến năm 2030 là 710 ha.

b. Thiết kế, đầu tư, cải tạo nâng cấp đồng bộ hạ tầng đồng muối, nâng cao năng lực sản xuất muối

Đối với sản xuất muối thủ công của hộ gia đình, cá nhân, hợp tác xã, tổ hợp tác: Ngân sách nhà nước hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng vùng sản xuất muối, bao gồm: Đê bao, trạm bơm, hệ thống cống, kênh mương cấp nước biển; hồ, bể chứa điều tiết nước mặn phục vụ sản xuất muối; hệ thống cống, kênh mương thoát lũ; công trình giao thông, điện hạ thế và nước sinh hoạt phục vụ người dân vùng sản xuất muối 123 ha trong quy hoạch như: xã Vạn Hưng (huyện Vạn Ninh), Ninh Thọ, Ninh Diêm, Ninh Thủy, Ninh Hải (thị xã Ninh Hòa) nhằm nâng cao giá trị gia tăng sản xuất muối tại các địa phương theo quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều 11 Nghị định số 40/NĐ-CP ngày 05/4/2017 của Chính phủ về quản lý sản xuất, kinh doanh muối.

c. Giải pháp thiết kế, đầu tư cải tạo lại hạ tầng đồng muối

Đầu tư xây dựng lại ô, chạt, kết tinh do hạ tầng xuống cấp hoàn toàn đtriển khai sản xuất muối chất lượng cao và sản xuất muối sạch.

d. Tổ chức lại sản xuất, phát triển Hợp tác xã diêm nghiệp; đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực sản xuất muối.

- Tiếp tục củng cố để nâng cao hiệu quả hoạt động của 03 Hợp tác xã diêm nghiệp, thực hiện chính sách hỗ trợ để phát triển các dịch vụ cung cấp vật tư, tiêu thụ sản phẩm và các nhu cầu cần thiết yếu khác của diêm dân.

- Khuyến khích và tạo điều kiện cho các HTX diêm nghiệp, doanh nghiệp ký hợp đồng mua muối của diêm dân để chế biến và phục vụ tiêu dùng, đảm bảo tiêu thụ kịp thời muối cho diêm dân với giá cả hai bên cùng có lợi.

- Triển khai các chính sách hỗ trợ, chính sách khuyến diêm và tạo điều kiện cho Diêm dân vay vốn sản xuất, cải tạo đồng muối, mua sắm trang thiết bị.

- Tổ chức lớp đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về sản xuất chế biến tiêu thụ muối cho cán bộ quản lý nghề muối các cấp và diêm dân. Nội dung đào tạo tập trung phổ biến các quy định của pháp luật về quản lý sản xuất, chế biến kinh doanh muối, đảm bảo an toàn thực phẩm, quy trình sản xuất muối theo phương pháp truyền thống, quy trình sản xuất muối sạch chất lượng cao, kiến thức về thị trường, phát triển hợp tác xã, quản lý thương hiệu, nhãn hiệu, tiêu thụ sản phẩm...

d. Chuyển giao ứng dụng, tiến bộ khoa học công nghệ trong sản xuất, chế biến muối nhằm nâng cao giá trị sản xuất và chế biến muối

Hỗ trợ các nghiên cứu đề tài, dự án khoa học hoàn thiện quy trình sản xuất muối theo hướng cơ giới hóa, đồng bộ các khâu từ cung cấp nước biển đến thu hoạch, vận chuyển, làm sạch và đánh đống bảo quản muối tại vùng sản xuất muối quy mô tập trung.

e. Dự toán kinh phí thực hiện dự án và đề xuất nguồn kinh phí

- Tổng kinh phí: 19.233.720.000 đồng, trong đó:

+ Vốn hỗ trợ từ ngân sách: 10.924.037.000 đồng

+ Vốn xã hội hóa: 8.309.683.000 đồng

III. DỰ ÁN PHÁT TRIỂN LIÊN KẾT TRONG SẢN XUẤT, CHẾ BIẾN MUỐI GIỮA HTX VỚI DOANH NGHIỆP, XÂY DỰNG MÔ HÌNH BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN NGHỀ SẢN XUẤT MUỐI TRUYỀN THỐNG GẮN VỚI DU LỊCH.

1. Sự cần thiết:

Hầu hết các doanh nghiệp chế biến muối trên địa bàn tỉnh hiện nay đều có quy mô vừa và nhỏ, quy trình chế biến và hệ thống hạ tầng phục vụ sản xuất như nhà xưởng, kho, hệ thống rửa muối, máy, nghiền máy trộn i ốt, đóng gói... chưa được trang bị đồng bộ. Các HTX diêm nghiệp hiện chủ yếu bán tư thương và tiêu thụ cho nhu cầu dân sinh, bán cho các cơ sở sản xuất nước mắm. Doanh nghiệp sản xuất chế biến muối trên địa bàn tỉnh không mặn mà trong việc liên kết tiêu thụ, bao tiêu sản phẩm cho các HTX diêm nghiệp và diêm dân sản xuất muối do hiện nay tất cả cơ sở vật chất phục vụ sản xuất muối của diêm dân đều đã xuống cấp, dẫn đến năng suất và chất lượng muối không cao

Chính vì vậy, nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, xây dựng các chuỗi giá trị hàng hóa theo hướng bền vững của các thành phần tham gia liên kết, thúc đẩy diêm dân yên tâm bám ruộng, yên tâm sản xuất và tạo cơ hội, động lực khuyến khích các HTX diêm nghiệp tăng cường mối liên kết bao tiêu sản phẩm cho diêm dân gắn với phát huy và bảo tồn nghề sản xuất muối, bảo tồn văn hóa truyền thống là rất cần thiết.

2. Mục đích yêu cầu của dự án

a. Mục tiêu chung

- Bảo tồn, phát triển nghề sản xuất muối truyền thống là giải quyết vấn đề lao động, nâng cao đời sống cho diêm dân, đồng thời phát triển kinh tế xã hội ở địa phương theo hướng gắn với du lịch và giữ vững an ninh quốc phòng. Kết hợp sản xuất, chế biến kinh doanh muối với hoạt động du lịch sinh thái, chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn, phát triển làng nghề truyền thống ở nông thôn.

- Tổ chức chuyển đổi phương thức sản xuất muối theo hướng hiệu quả và bền vững; đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đáp ứng nhu cầu muối của người tiêu dùng và nguyên liệu cho các ngành công nghiệp. Nâng cao chất lượng giá trị muối, đa dạng các sản phẩm muối gắn xây dựng thương hiệu chỉ dẫn địa lý, sản phẩm muối của Khánh Hòa.

b. Mục tiêu cụ thể

- Xây dựng chuỗi liên kết giá trị trong sản xuất, chế biến muối.

- Xây dựng chỉ dẫn địa lý cánh đồng muối Hòn Khói - thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa.

- Gắn kết hoạt động du lịch tuyến biển Dốc Lết với du lịch trải nghiệm sản xuất chế biến các sản phẩm về muối và hoạt động quảng bá giới thiệu, nghề sản xuất muối truyền thống, sản phẩm muối chất lượng cao sử dụng đa mục đích thực phẩm, làm đẹp, chữa bệnh...tại vùng muối Hòn Khói, thị xã Ninh Hòa.

3. Nội dung của dự án

a. Xây dựng chuỗi liên kết.

- Hỗ trợ Tư vấn xây dựng chuỗi: Tư vấn lựa chọn đơn vị chủ trì các chuỗi, ký kết hợp tác hình thành chuỗi liên kết giữa doanh nghiệp với 03 HTX diêm nghiệp, Diêm dân cùng nhau hợp tác thu mua nguyên liệu đầu vào, chế biến, tạo dựng nhãn hiệu, quảng bá tiêu thụ sản phẩm

- Hỗ trợ hạ tầng phục vụ liên kết bao gồm: Đối với doanh nghiệp, HTX gồm đổi mới, nâng cấp quy trình công nghệ chế biến, bảo quản các sản phm về muối, kho chứa nguyên liệu, phương tiện vận chuyển, bốc dỡ.... Đối với diêm dân là các kho tạm trữ muối, hạ tầng đồng muối để sản xuất muối sạch, muối chất lượng cao.

- Triển khai các chương trình xúc tiến thương mại, quảng bá thương hiệu; xây dựng các chương trình truyền thông, tuyên truyền các sản phẩm chế biến từ muối của tỉnh trên các kênh truyền thông sâu rộng đến người tiêu dùng.

b. Gắt kết hoạt động du lịch biển với du lịch trải nghiệm sản xuất chế biến muối, quảng bá, giới thiệu các sản phẩm về muối.

- Phát triển các hoạt động du lịch nghỉ dưỡng biển Dốc Lết, kết hợp các hoạt động du lịch biển Dốc Lết với du lịch trải nghiệm sản xuất muối sạch tại vùng muối Hòn Khói và các dây truyền, công nghệ chế biến các sn phẩm về muối tại doanh nghiệp chế biến muối trên địa bàn thị xã Ninh Hòa.

- Phát triển các hoạt động du lịch nghỉ dưỡng bãi biển Dốc Lết, tham quan các nghề truyền thống chế tác đá, trồng hoa cúc, dệt chiếu cói; tham quan vùng nuôi tôm, nuôi trai lấy ngọc trên vùng đầm Nha Phu.

- Xây dựng hạ tầng phát triển du lịch và sản phẩm du lịch (Khách sạn, nhà hàng, sản phẩm du lịch, phương tiện vận chuyển du khách, đường giao thông...) bằng nguồn xã hội hóa của các doanh nghiệp đầu tư du lịch.

- Đào tạo lực lượng hướng dẫn viên hoạt động du lịch trải nghiệm. Quảng bá, giới thiệu xúc tiến thương mại các sản phẩm về muối.

c. Xây dựng chỉ dẫn địa lý vùng sản xuất và thương hiệu sản phẩm muối đặc trưng của tỉnh Khánh Hòa

- Lựa chọn cánh đồng sản xuất muối tập trung tại vùng Hòn Khói, thị xã Ninh Hòa và một số sản phẩm muối chế biến chất lượng cao từ nguồn nguyên liệu muối biển sạch sản xuất theo phương pháp truyền thống để xây dựng thương hiệu muối đặc trưng của tỉnh Khánh Hòa và triển khai quy trình xây dựng chỉ dẫn địa lý.

- Nội dung xây dựng chỉ dẫn địa lý và thương hiệu sản phẩm, nhãn hiệu tập thể về muối thực hiện theo quy định của Bộ khoa học và Công nghệ, Cục sở hữu trí tuệ.

d. Xây dựng chương trình xúc tiến thương mại cho các sản phẩm muối

- Xây dựng các ấn phẩm truyền thông, chương trình thông tin tuyên truyền, clips, phóng sự, hội nghị, hội thảo, quảng bá giới thiệu kết nối tiêu thụ sản phẩm....

- Hỗ trợ các doanh nghiệp, HTX diêm nghiệp, Diêm dân thiết kế mẫu mã sản phẩm, bao bì đóng gói; truy xuất nguồn gốc, bảo hộ shữu thương hiệu cho sản phẩm muối tham gia chương trình OCOP của tỉnh. Thực hiện các chương trình kết nối, quảng bá tiêu thụ sản phẩm, tham gia cá hội chợ trong nước và quốc tế để đẩy mạnh quảng bá và tiêu thụ sản phẩm về muối.

Đ. Dự toán kinh phí thực hiện dự án và đề xuất nguồn kinh phí

- Tổng kinh phí: 16.100.000.000 đồng, trong đó:

+ Vốn hỗ trợ từ ngân sách: 7.000.000.000 đồng

+ Vốn xã hội hóa: 9.100.000.000 đồng

Phần III

KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

Kinh phí triển khai Kế hoạch này được thực hiện đa dạng hóa bao gồm nguồn vốn ngân sách trung ương, nguồn vốn ngân sách địa phương bố trí trong dự toán chi và lồng ghép trong các chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, chương trình khuyến nông, khuyến công, chương trình khoa học và công nghệ và các chương trình và dự án khác thuộc các hoạt động thường xuyên trong kế hoạch xây dựng dự toán hàng năm của các cơ quan, đơn vị, địa phương. Đồng thời, tăng cường công tác xã hội hóa, huy động từ doanh nghiệp, hợp tác xã và các nguồn huy động hợp pháp khác để thực hiện hiệu quả kế hoạch đề ra. Tổng nguồn vốn thực hiện Đề án đến năm 2030 dự kiến cần 95.333.000.000 đồng. Nguồn kinh phí đề xuất cụ thể như sau:

- Ngân sách Trung ương: 60.000.000.000 đồng

- Ngân sách tỉnh: 17.924.000.000 đồng

- Xã hội hóa: 17.409.000.000 đồng

Phân theo dự án cụ thể:

1. Dự án 1: Kinh phí 60.000.000.000 đồng.

Đề xuất hỗ trợ từ nguồn vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

2. Dự án 2: Tổng kinh phí 19.233.720.000 đồng trong đó:

- Vốn hỗ trợ từ ngân sách: 10.924.037.000 đồng

- Vốn xã hội hóa: 8.309.683.000 đồng

3. Dự án 3: Tổng kinh phí 16.100.000.000 đồng trong đó:

- Vốn hỗ trợ từ ngân sách: 7.000.000.000 đồng

- Vốn xã hội hóa: 9.100.000.000 đồng

Phần IV

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan hỗ trợ, hướng dẫn Ủy ban nhân dân các địa phương có sản xuất muối thực hiện có hiệu quả quy hoạch phát triển sản xuất muối đến năm 2025, tầm nhìn 2030; hướng dẫn xây dựng và triển khai các dự án đầu tư phát triển sản xuất, chế biến và tiêu thụ muối theo quy hoạch;

- Phối hợp với Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư và các sở, ngành liên quan nghiên cứu tham mưu xây dựng các nội dung hỗ trợ và mức hỗ trợ ngành muối của Tỉnh trình HĐND tỉnh phê duyệt để có cơ sở triển khai thực hiện; đề xuất chính sách khuyến khích hỗ trợ để thu hút các nguồn lực đầu tư vào lĩnh vực phát triển sản xuất, tiêu thụ muối; Thẩm định và đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh các chương trình, dự án chi tiết cụ thể để phát triển sản xuất và tiêu thụ muối, hỗ trợ diêm dân ổn định sản xuất và đời sống, nâng cao hiệu quả của nghề sản xuất muối truyền thống và ngành công nghiệp chế biến muối phát huy hiệu quả đồng vốn đầu tư của nhà nước.

- Xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật nghề muối, diêm nghiệp tại địa phương

- Tổng hợp, đánh giá tình hình thực hiện hàng năm, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và các sở, ngành liên quan, đề xuất những giải pháp tháo gkhó khăn trong quá trình thực hiện Đề án hoặc sửa đổi bổ sung Đề án nếu cần thiết.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Tích hợp vùng sản xuất muối gắn với du lịch trong quy hoạch chung của tỉnh giai đoạn 2021-2030 tầm nhìn đến năm 2050, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Tham mưu xây dựng các cơ chế, chính sách khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào việc phát triển làng nghề muối gắn với du lịch.

3. Sở Tài chính

Phối hợp với các sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Khoa học và Công nghệ, Công thương, Kế hoạch và Đầu tư phân bổ nguồn vốn các chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, chương trình khuyến nông, khuyến công, chương trình khoa học và công nghệ để tham mưu trình cấp thẩm quyền bố trí kinh phí thực hiện Kế hoạch đối với nhiệm vụ thuộc phạm vi chi thường xuyên do ngân sách địa phương đảm bảo theo đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

4. Sở Du lịch

Phối hợp chặt chẽ với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hiệp hội Du lịch Nha Trang - Khánh Hòa, các địa phương và đơn vị có muối, đưa vào Chương trình tour nhằm tuyên truyền quảng bá sản phẩm của địa phương, phục vụ nhu cầu tham quan của khách du lịch.

5. Sở Khoa học và Công nghệ

- Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các sở, ngành liên quan rà soát lại các đề tài nghiên cứu khoa học, tập trung đầu tư cho nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng các tiến bộ khoa học hỗ trợ ngành nông nghiệp thực hiện Đề án;

- Rà soát, bổ sung, đề xuất một số chính sách hỗ trợ nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ phục vụ phát triển nghề sản xuất muối.

6. Sở Công Thương

- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nghiên cứu đề xuất các chính sách thương mại, tạo thuận lợi thúc đẩy phát triển sản xuất muối.

- Hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm chất lượng cao và đặc trưng của tỉnh. Tìm kiếm mở rộng thị trường tiêu thụ; tổ chức các hội nghị xúc tiến thương mại và liên kết sản xuất - tiêu thụ sản phẩm.

7. Sở Tài nguyên và Môi trường

Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, địa phương rà soát kiểm tra chặt chẽ quy hoạch và quản lý, thực hiện quy hoạch sử dụng đất diên nghiệp và đề xuất các chính sách liên quan đến đất đai, tài nguyên, bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học theo hướng phát triển nghề muối bền vững.

8. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Chi nhánh Khánh Hòa

Chỉ đạo các Ngân hàng Thương mại trên địa bàn đẩy mạnh cho vay đối với tổ chức, cá nhân; đổi mới quy trình cho vay, đơn giản hóa thủ tục vay vốn, đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng phù hợp với tổ chức, cá nhân nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho đối tượng vay tiếp cận nguồn vốn phục vụ sản xuất kinh doanh nhưng vẫn đảm bảo an toàn vốn vay.

9. UBND cấp huyện nơi có sản xuất muối

- Chỉ đạo phòng chuyên môn, UBND cấp xã nơi có sản xuất muối tăng cường công tác quản lý nhà nước về ngành muối tại địa phương; lập sổ theo dõi hộ diêm dân, hợp tác xã, tổ hợp tác, doanh nghiệp sản xuất, tiêu thụ, chế biến muối trên địa bàn; thực hiện đúng kế hoạch sử dụng đất hàng năm đối với diện tích sản xuất muối; các quy định tại Nghị định số 40/2017/NĐ-CP ngày 05/4/2017 của Chính phủ về quản lý sản xuất, kinh doanh muối và các nhiệm vụ tại Kế hoạch này.

- Căn cứ chức năng nhiệm vụ giao: Rà soát cơ sở hạ tầng đồng muối tại các xã có sản xuất muối; các tổ chức, cá nhân có nhu cầu liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ muối; các hộ diêm dân, hợp tác xã được hỗ trợ lãi suất theo chính sách phát triển sản xuất để tổng hợp dự toán kinh phí vào dự toán ngân sách hàng năm của địa phương, trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật.

- Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân theo quy định của pháp luật về đất đai.

- Báo cáo tình hình sản xuất, tiêu thụ, chế biến muối tại địa phương theo định kỳ ngày 12 hàng tháng và định kỳ tháng 6 hàng năm báo cáo về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tình hình thực hiện Kế hoạch này./.

 

PHỤ LỤC 1.

DIỆN TÍCH MUỐI TỈNH KHÁNH HÒA

STT

Địa phương

Diện tích sản xuất muối (ha)

Tổng

Muối thủ công

Muối công nghiệp

I

Thị xã Ninh Hòa

735

355

380

1

Phường Ninh Thủy

15

15

 

 

Hợp tác xã Ninh Thủy

15

15

 

2

Xã Ninh Thọ

200

200

 

 

Hộ Diêm dân

200

200

 

3

Phường Ninh Hải

20

20

 

 

Hộ Diêm dân

20

20

 

4

Phường Ninh Diêm

500

120

380

 

Doanh nghiệp muối Hòn khói

380

 

380

 

Hợp tác xã 1/5

90

90

 

 

Hộ diêm dân

30

30

 

II

Huyện Vạn Ninh

70

70

 

1

Xã Vạn Hưng

70

70

 

III

TP. Cam Ranh

179

40

139

1

Doanh nghiệp

139

 

139

 

Công ty Cổ phần muối Cam Nghĩa

22

 

22

 

Xí nghiệp muối Cam Ranh

117

 

117

2

Phường Cam nghĩa

27

27

 

 

HTX Muối Cam Nghĩa

14

14

 

 

Hộ Diêm dân

13

13

 

3

Xã Cam Thịnh Đông

13

13

 

 

Hộ Diêm dân

13

13

 

Tổng cộng

984

465

519

 

PHỤ LỤC 2

DANH MỤC CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ VÀ KHÁI TOÁN NGUỒN LỰC THỰC HIỆN GIAI ĐOẠN 2021-2030

Đơn vị tính: triệu đồng.

Stt

Dự án

Địa điểm

Quy mô (ha)

Vốn đầu tư

Nguồn vốn

NSTW

NSĐP

Vốn khác

I

Dự án ưu tiên đầu tư hỗ trợ từ NSTW theo Quyết định số 1325/QĐ-TTg

 

 

60.000

60.000

 

 

 

Cải tạo, nâng cấp cơ sở sở hạ tầng, kiên cố hóa hệ thống thủy lợi đồng muối diêm dân tại Hòn Khói

Đồng muối tại các xã (phường) Ninh Thọ, Ninh Diêm, Ninh Thủy và Ninh Hải (thị xã Ninh Hòa)

355

60.000

60.000

 

 

II

Chương trình dự án thực hiện đề án

Trên địa bàn tỉnh

 

35.333

 

17.924

17.409

1

Xây dựng chuỗi liên kết

 

 

9.300

 

 

 

 

Tư vấn xây dựng chuỗi liên kết

 

 

300

 

300

 

 

Hỗ trợ hạ tầng phục vụ liên kết

 

 

7.000

 

2.100

4.900

 

Hỗ trợ các chương trình xúc tiến thương mại, quảng bá

 

 

2.000

 

2.000

 

2

Gắn kết hoạt động du lịch với sản xuất muối

 

 

6.300

 

2.100

4.200

3

Xây dựng chỉ dẫn địa

 

 

500

 

500

 

4

Cải tạo nâng cấp đồng muối

 

132

14.838

 

6.529

8.309

5

Chuyển giao ứng dụng, tiến bộ khoa học công nghệ

 

 

2.000

 

2.000

 

6

Hỗ trợ đào tạo

 

 

750

 

750

 

7

Hỗ trợ vốn vay

 

 

1.645

 

1.645

 

a

- Vốn vay đầu tư máy móc thiết bị, sản xuất muối theo Nghị định số 40/2017/NĐ-CP ngày 05/4/2017 (Dự kiến vốn vay của các tổ chức, cá nhân vay của tổ chức tín dụng để đầu tư máy móc, thiết bị cơ giới thực hiện Dự án sản xuất muối giai đoạn 2021-2025 khoảng 10 tỷ đồng)

 

DA/PA

10.000

 

 

10.000

- Hỗ trợ lãi suất vốn vay để đầu tư máy móc, thiết bị sản xuất muối theo Nghị định số 40/2017/NĐ-CP ngày 05/4/2017 (Dự kiến mức hỗ trợ lãi suất vốn vay ngắn hạn 7%/năm; 2 tỷ đồng*5 năm * 7%/năm = 700 trđ)

 

DA/PA

700

 

700

 

b

Vốn vay để đầu tư sản xuất muối

(Dự kiến vốn vay theo diện tích của hộ diêm dân: (240ha * 50 trđ/ha] + [03 HTX * 500 trđ/HTX]*1 năm = 13.500 trđ)

 

DA/PA

13.500

 

 

13.500

Hỗ trợ lãi suất vốn vay để đầu tư phát triển sản xuất muối

(Dự kiến mức hỗ trợ lãi suất vốn vay ngắn hạn 7%/năm; 13.500 trđồng * 7%*1 năm = 945 trđ)

 

Hộ/HTX

945

 

945

 

 

Tổng kinh phí

 

 

95.333

60.000

17.924

17.409

 

PHỤ LỤC 3.

DANH MỤC CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ VÀ PHÂN KỲ ĐẦU TƯ

 Đơn vị tính: Triệu đồng

TT

Dự án

Nhu cầu vốn đầu tư đến năm 2030

Phân kỳ đầu tư

Vốn đầu tư

Giai đoạn 2021-2025

Vốn đầu tư

Giai đoạn 2026-2030

NSTW

NSĐP

Vốn khác

NSTW

NSĐP

Vốn khác

1

Cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng, kiên cố hóa hệ thống thủy lợi đồng muối diêm dân tại Hòn Khói

60.000

60.000

60.000

 

 

 

 

 

 

2

Xây dựng chuỗi liên kết

9.300

9.300

 

4.400

4.900

 

 

 

 

3

Gắn kết hoạt động du lịch với sản xuất muối

6.300

2.300

 

1.100

1.200

4.000

 

1.000

3.000

4

Xây dựng chỉ dẫn địa lý

500

500

 

500

 

 

 

 

 

5

Cải tạo nâng cấp đồng muối

14.838

7.000

 

3.000

4.000

7.838

 

3.529

4.309

6

Chuyển giao ứng dụng, tiến bộ khoa học công nghệ

2.000

1.000

 

1.000

 

1.000

 

1.000

 

7

Hỗ trợ đào tạo

750

450

 

450

 

300

 

300

 

8

Htrợ vốn vay

1.645

845

 

845

 

800

 

800

 

 

Tổng

95.333

27.395

60.000

7.695

10.100

13.983

 

6.629

7.309

 

PHỤ LỤC 4

DỰ TOÁN KINH PHÍ THỰC HIỆN DỰ ÁN: TỔ CHỨC LẠI SẢN XUẤT, QUY HOẠCH LẠI ĐỒNG MUỐI, NÂNG CAO NĂNG LỰC SẢN XUẤT, CHẾ BIẾN MUỐI THÔNG QUA ĐẨY MẠNH CƠ GIỚI HÓA, CHUYỂN GIAO ỨNG DỤNG, TIẾN BỘ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ TRONG SẢN XUẤT VÀ CHẾ BIẾN MUỐI

Đơn vị tính: triệu đồng.

TT

Nội dung định mức

Đơn vị

Định mức (1ha)

Đơn giá

Giá trị

A

DTOÁN KINH PHÍ THỰC HIỆN DỰ ÁN

19,233.72

1

Dự toán cải tạo nâng cấp cho 1 ha/đồng muối

120.64

 

Bạt nhựa PE

cây

18

3.50

63.00

 

Ống nhựa PV phi 21mm

m

210

0.02

3.36

 

Đắp bờ, làm mặt bằng

công

100

0.25

25.00

 

Bọng bi phi 200mm

cái

4

0.15

0.60

 

Bọng bi phi 300mm

cái

10

0.20

2.00

 

Lưới lọc

m

15

0.01

0.18

 

Đắp mặt bng ô kết tinh

m3

50

0.25

12.50

 

Máy bơm

máy

1

14.00

14.00

 

Dự toán kinh phí cải tạo cho 123ha muối

14,838.72

2

Chuyển giao ứng dụng, tiến bộ khoa học công nghệ

2,000.00

3

Hỗ trợ đào tạo cán bộ quản lý và lao động nghề muối

750.00

 

Đào tạo cán bộ quản lý

năm

5

50.00

250.00

 

Đào tạo lao động nghề muối

năm

5

100.00

500.00

4

Hỗ trợ vốn vay

1,645.00

 

Hỗ trợ lãi suất vốn vay để đầu tư máy móc, thiết bị sản xuất muối theo Nghị định số 40/2017/NĐ-CP ngày 05/4/2017 (Dự kiến mức hỗ trợ lãi suất vốn vay ngắn hạn 7%/năm; 2 tỷ đồng*5 năm * 7%/năm = 700 trđ)

 

 

 

700.00

 

Hỗ trợ lãi suất vốn vay để đầu tư phát triển sản xuất muối (Dự kiến mức hỗ trợ lãi suất vốn vay ngắn hạn 7%/năm; 13.500 trđồng * 7%*1 năm = 945 trđ)

 

 

 

945.00

B

TỔNG HỢP NGUN KINH PHÍ

 

 

 

19,233.72

 

Nguồn kinh phí hỗ trợ từ các chương trình mục tiêu

đồng

 

 

10,924.04

 

Nguồn xã hội hóa

đồng

 

 

8,309.68

 

PHỤ LỤC 5

DỰ TOÁN KINH PHÍ TRIỂN KHAI DỰ ÁN PHÁT TRIỂN LIÊN KẾT TRONG SẢN XUẤT, CHẾ BIẾN MUỐI GIỮA HTX VỚI DOANH NGHIỆP, XÂY DỰNG MÔ HÌNH BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN NGHỀ SẢN XUẤT MUỐI TRUYỀN THỐNG GẮN VỚI DU LỊCH THỰC HIỆN GIAI ĐOẠN 2021 - 2025

Đơn vị tính: triệu đồng

TT

Nội dung

ĐVT

Số lượng

Định mức

Thành tiền

A

DỰ TOÁN KINH PHÍ TRIỂN KHAI DỰ ÁN

16,100.00

I

Xây dựng chuỗi liên kết

9,300.00

1

Tư vấn xây dng liên kết chuỗi

chuỗi

1

300.00

300.00

2

Hỗ trợ hạ tầng phục vụ liên kết

 

 

 

7,000.00

 

Hỗ trợ kho chứa nguyên liệu, máy, thiết bị nâng cấp đổi mới công nghệ cho doanh nghiệp

Doanh nghiệp

2

3,000.00

6,000.00

 

Kho tạm trữ muối cho HTX diêm nghiệp tại đồng muối

kho

20

50.00

1,000.00

3

Hỗ trợ các chương trình xúc tiến thương mại, quảng bá tiêu thụ sản phẩm theo các chuỗi liên kết

2,000.00

 

Hỗ trợ cho các doanh nghiệp, HTX thực hiện quảng bá, giới thiệu xúc tiến thương mại ước khoảng 200 triệu/chuỗi/năm x 5 năm

chuỗi

2

1,000.00

2,000.00

II

Gắn kết hoạt động du lịch biển với sản xuất chế biến muối

6,300.00

2

Hỗ trợ giao thông, thủy lợi nội đồng phát triển du lịch trải nghiệm tại vùng muối Hòn Khói

Khu

2

3,000.00

6,000.00

4

Đào tạo lao động kết hợp sản xuất và hướng dẫn du lịch (30 triệu/năm x 5 năm)

khu

2

150.00

300.00

III

Xây dựng chỉ dẫn địa lý vùng sản xuất và thương hiệu sản phm muối đặc trưng của tỉnh Nam Định

500.00

 

Xây dựng chỉ dẫn địa lý vùng sản xuất và thương hiệu sản phẩm muối đặc trưng

vùng

1

500.00

500.00

B

DKIẾN ĐỀ XUẤT NGUỒN KINH PHÍ TRIỂN KHAI DỰ ÁN

16,100.00

I

Nguồn kinh phí các chương trình mục tiêu, khoa học kỹ thuật, khuyến nông và các nguồn kinh phí hợp pháp khác để hỗ trợ

7,000,000

1

Tư vấn xây dựng chuỗi hỗ trợ 100%

chuỗi

1

300.00

300.00

2

Xây dựng hạ tầng phục vụ liên kết (30%)

 

 

 

2,100.00

3

Hỗ trợ hạ tầng nội đồng phát triển du lịch trải nghiệm

1000 đ

 

 

1,800.00

4

Đào tạo lao động kết hợp sn xuất và hướng dẫn du lịch trải nghiệm hỗ trợ 100%

1000 đ

 

 

300.00

5

Xây dựng chdẫn địa lý hỗ trợ 100%

1000 đ

 

 

500.00

6

Chương trình xúc tiến thương mại, quảng bá tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi hỗ trợ 100%

1000 đ

 

 

2,000.00

II

Nguồn vốn xã hội hóa đóng góp của doanh nghiệp, HTX, Diêm dân

9,100.00

 

Hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng nâng cấp hạ tầng

Doanh nghiệp

2

 

4,900.00

 

Hỗ trợ hạ tầng nội đồng phát triển du lịch trải nghiệm

khu

2

 

4,200.00

 

 

 

 

 

 

 

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 2142/QĐ-UBND ngày 26/07/2021 phê duyệt Đề án nâng cao giá trị sản xuất và chế biến muối giai đoạn 2021-2030 trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


801

DMCA.com Protection Status
IP: 18.220.97.161
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!