ỦY BAN NHÂN
DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 139/KH-UBND
|
Hà Nội,
ngày 06 tháng 5 năm 2022
|
KẾ HOẠCH
ĐẦU
TƯ XÂY DỰNG, CẢI TẠO TRƯỜNG HỌC CÔNG LẬP ĐỂ ĐỦ ĐIỀU KIỆN ĐẠT CHUẨN QUỐC GIA,
NÂNG CẤP HỆ THỐNG Y TẾ VÀ TU BỔ, TÔN TẠO DI TÍCH TRONG GIAI ĐOẠN 2022-2025 VÀ
CÁC NĂM TIẾP THEO
Thực hiện chủ trương của Nghị quyết Đại
hội Đảng lần thứ XIII: “Phát triển con người toàn diện và xây dựng
nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc để văn hóa thực sự trở
thành sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc; tạo đột phá trong đổi mới căn bản,
toàn diện giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao; chú trọng nâng
cao chất lượng dịch vụ y tế, chất lượng dân số, gắn dân số với phát triển; quan
tâm đến mọi người dân”; Hội nghị văn hóa toàn quốc triển khai thực hiện
Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII của Đảng;
Căn cứ Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày
11/01/2022 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục
hồi và phát triển kinh tế - xã hội, Nghị quyết số 46/2022/QH15 ngày 11/01/2022
của Quốc hội về Kỳ họp bất thường lần thứ nhất, Quốc hội khóa XV; Nghị quyết số
11/NQ-CP ngày 30/01/2022 của Chính phủ về Chương trình phục hồi và phát triển
kinh tế - xã hội;
Thực hiện Nghị quyết của Đại hội Đảng
bộ Thành phố lần
thứ XVII; Nghị quyết số 11-NQ/TU ngày 07/4/2022 của Ban Chấp hành Đảng bộ Thành
phố; Kết luận số 35-KL/TU ngày 06/12/2021 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp
hành Đảng bộ Thành phố khóa XVIII về kinh tế - xã hội, tài chính - ngân sách và đầu
tư công năm 2021-2022; chỉ đạo của đồng chí Bí thư Thành ủy tại Hội nghị về triển
khai Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022 ngày 14/12/2021; kết luận chỉ
đạo tại Hội nghị Thường trực Thành ủy ngày 21/3/2022, Hội nghị Ban Thường vụ
Thành ủy ngày 30/3/2022;
Thực hiện Nghị quyết số 02/NQ-HĐND
ngày 08/4/2022 của HĐND Thành phố về bổ sung Kế hoạch đầu tư công trung hạn 5
năm 2021-2025, phân bổ Kế hoạch vốn năm 2022 thực hiện kế hoạch đầu tư xây dựng,
cải tạo trường học công lập để đủ điều
kiện đạt chuẩn quốc gia, nâng cấp hệ thống y tế và tu bổ, tôn tạo di
tích trong giai đoạn 2022-2025 và các năm tiếp theo và một số dự án xây dựng cơ
bản nhiệm vụ chi cấp Thành phố;
UBND Thành phố ban hành Kế hoạch đầu
tư xây dựng, cải tạo trường học công lập để đủ điều kiện đạt chuẩn quốc gia,
nâng cấp hệ thống y tế và tu bổ, tôn tạo di tích trong giai đoạn 2022-2025 và
các năm tiếp theo (sau đây gọi tắt là Kế hoạch) như sau:
A. MỤC TIÊU, PHẠM VI,
YÊU CẦU CỦA KẾ HOẠCH
I. Mục tiêu
- Kế hoạch đầu tư xây dựng, cải tạo
trường học công lập đạt chuẩn quốc gia, nâng cấp hệ thống y tế và tu bổ, tôn tạo
di tích trong giai đoạn 2022-2025 nhằm: (1) Thực hiện chủ trương của Đảng về
“phát triển con người toàn diện và xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản
sắc dân tộc để văn
hóa thực sự trở thành sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước
và bảo vệ Tổ quốc”; chủ trương của đồng chí Tổng Bí thư về việc “tiếp tục xây dựng,
giữ gìn, chấn hưng và
phát triển nền văn hóa của
dân tộc: quan tâm hơn nữa đến việc bảo tồn, tôn tạo và phát huy các giá trị văn
hóa dân tộc”; (2) Cụ thể hóa các nhiệm vụ, giải pháp để thực hiện Nghị quyết Đại
hội đại biểu Đảng bộ Thành phố lần thứ XVII, các Chương trình công tác của
Thành ủy trong các
lĩnh vực giáo dục, y tế và văn hóa; (3) Khơi dậy mọi tiềm năng, khơi thông mọi nguồn
lực, tạo động lực mới cho sự phát triển của Thủ đô với mục tiêu phát triển bền
vững, hài hòa, đồng đều; (4) Đáp ứng yêu cầu thực tiễn của phát triển Thủ đô,
nhất là trong bối cảnh dịch bệnh Covid diễn biến phức tạp. (5) Không ngừng nâng cao đời
sống cho người dân trong điều kiện, khả năng của Thành phố; phát triển kinh tế
- xã hội cùng với phát triển văn hóa, phát huy giá trị con người; gìn giữ và
phát triển các giá trị văn hóa lịch sử.
- Xác định các nhiệm vụ, phương thức
triển khai, phân công trách nhiệm và tiến độ thời gian trong việc đầu tư xây dựng,
cải tạo trường
học công lập đạt chuẩn quốc gia, nâng cấp hệ thống y tế và tu bổ, tôn tạo di
tích trong giai đoạn 2022- 2025 và các năm tiếp theo trên địa bàn Thành phố.
II. Phạm vi
Đầu tư xây dựng, cải tạo trường học
công lập đạt chuẩn quốc gia; nâng cấp hệ thống y tế; tu bổ, tôn tạo di tích
trên toàn địa bàn Thành phố trong giai đoạn 2022-2025 và các năm tiếp theo.
III. Yêu cầu
- Việc xây dựng Kế hoạch phải căn cứ
theo chỉ đạo của Trung ương, Nghị quyết Đại Hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XVII và yêu
cầu thực tiễn của Thành phố để đề xuất các nhiệm vụ, giải pháp và nguồn lực đầu
tư để hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ và đảm bảo thiết thực, hiệu
quả trong mỗi ngành, lĩnh
vực về việc xây dựng trường học công lập đạt chuẩn quốc gia; về nâng cao
năng lực hoạt động của hệ thống y tế; về tu bổ, tôn tạo các di
tích, phát huy giá trị văn hóa lịch sử.
- Việc đề xuất danh mục đầu tư từng dự
án phải trên cơ sở rà soát kỹ, đánh giá thực trạng, làm rõ: sự cấp thiết phải đầu
tư, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, lộ trình và nguồn lực triển khai (bao gồm cả
nguồn vốn ngân sách Thành phố và ngân sách cấp huyện, nguồn xã hội hóa), đảm bảo
việc đầu tư hiệu quả, tiết kiệm, tuân thủ đúng phân cấp quản lý nhà nước của
Thành phố, phù hợp với quy hoạch, thiết thực với người dân và xã hội.
- Sở Kế hoạch và Đầu tư là đơn vị chủ
trì xây dựng, theo dõi, tổng hợp, tham mưu điều hành Kế hoạch.
- UBND các quận, huyện, thị xã, các sở
chuyên ngành chịu trách nhiệm toàn diện trước UBND Thành phố và Thành ủy về
sự cấp thiết, cần thiết phải đầu tư, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, lộ trình
và dự kiến tổng mức đầu tư của từng dự án, đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả đối với
các nhiệm vụ thuộc trách nhiệm quản lý của cấp huyện.
- Các sở: Giáo dục và Đào tạo, Y tế,
Văn hóa và Thể thao chịu trách nhiệm về việc đánh giá thực trạng, xác định nhiệm
vụ của giai đoạn 2022-2025 và đề xuất nhu cầu đầu tư đối với các lĩnh vực; sự cấp
thiết, cần thiết phải đầu tư, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, lộ trình và dự kiến
tổng mức đầu tư của từng dự án theo mục tiêu, chỉ tiêu, tiêu chuẩn của ngành,
lĩnh vực phụ trách, gồm cả các dự án thuộc nhiệm vụ đầu tư của cấp Thành phố và
các dự án thuộc nhiệm vụ đầu tư của cấp huyện.
- Đầu tư gắn với yêu cầu chuyển đổi số
trong lĩnh vực y tế để phát triển nền tảng hỗ trợ khám, chữa bệnh từ xa để hỗ trợ
người dân được khám, chữa bệnh từ xa, giúp giảm tải các cơ sở y tế, hạn chế tiếp
xúc đông người, giảm nguy cơ lây nhiễm chéo; chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo
dục nhằm phát triển nền tảng hỗ trợ dạy và học từ xa, ứng dụng triệt để công
nghệ số trong công tác quản lý, giảng dạy và học tập; số hóa tài liệu, giáo
trình; xây dựng nền tảng chia sẻ tài nguyên giảng dạy và học tập theo cả hình
thức trực tiếp và trực tuyến; chuyển đổi số trong lĩnh vực di tích để tăng cường
quản lý, khai thác hiệu quả các công trình di tích lịch sử.
- Đầu tư gắn với yêu cầu chuyển đổi số
đồng thời xây dựng cơ sở dữ liệu của ngành y tế kết nối liên thông dữ liệu khám
bệnh, chữa bệnh, bảo hiểm y tế được xây dựng đồng bộ, tập trung, thống nhất,
dùng chung trên phạm vi toàn Thành phố; xây dựng cơ sở dữ liệu ngành giáo dục
Thủ đô về giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên; xây dựng
cơ sở dữ liệu di tích phục vụ công tác lưu trữ, quản lý, nghiên cứu, bảo tồn,
khai thác, quảng bá di sản, thúc đẩy phát triển du lịch bền vững. Cơ sở dữ liệu
từng ngành bảo đảm tuân thủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về ứng dụng công
nghệ thông tin, bảo đảm an ninh, an toàn thông tin và sự tương thích, thông suốt
giữa các hệ thống thông tin đáp ứng hiệu quả dịch vụ cho xã hội, cộng đồng được
đẩy mạnh ở mọi lúc, mọi nơi.
- Triển khai thực hiện kế hoạch với chủ
trương đẩy mạnh phân cấp, ủy quyền cho cấp huyện, đảm bảo hiệu quả đầu tư.
- Cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư;
tăng cường xã hội hóa đầu tư và quản lý sau đầu tư, khai thác trong lĩnh vực
giáo dục, y tế và di tích.
B. CĂN CỨ ĐỂ XÂY DỰNG
KẾ HOẠCH
1. Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa
phương số 77/2015/QH13 ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi một số điều của Luật Tổ chức
Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương số 47/2019/QH14 ngày
22/11/2019.
2. Luật Ngân sách Nhà nước năm 2015.
3. Căn cứ Luật Đầu tư công ngày
13/6/2019 và Nghị định 40/2020/NĐ-CP ngày 06/4/2020 của Chính phủ quy định chi
tiết thi hành một số điều của Luật Đầu tư công.
4. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ
XVII; các Chương trình công tác của Thành ủy, trọng tâm là Chương trình số
06-CTr/TU ngày 17/3/2021 về phát triển văn hóa; nâng cao chất lượng nguồn nhân
lực; xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021-2025, Chương
trình số 08-CTr/TU ngày 17/3/2021 về phát triển hệ thống an sinh xã hội, nâng
cao phúc lợi xã hội, chất lượng cuộc sống của Nhân dân Thủ đô giai đoạn
2021-2025; Chỉ đạo của Thường trực Thành ủy. Kế hoạch số 246/KH-UBND ngày
01/11/2021 và số 309/KH-UBND ngày 27/12/2021 của UBND Thành phố; Công văn số
4688/UBND-KH&ĐT ngày 27/12/2021 về rà soát, đánh giá thực trạng và đề xuất
nhu cầu đầu tư xây dựng, cải tạo trường học công lập đạt chuẩn quốc gia, nâng cấp
hệ thống y tế và tu bổ, tôn tạo di
tích trong giai đoạn 2022-2025.
5. Bám sát định hướng phát triển Thủ đô theo Đề án tổng kết
10 năm thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 06/01/2012 của Bộ Chính trị và dự
thảo Nghị quyết của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà
Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Dự thảo Nhiệm vụ Quy hoạch Thủ đô Hà Nội
giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050 và định hướng điều chỉnh Quy hoạch chung xây
dựng Thủ đô giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050. Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày
20/9/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố về Kế hoạch phát triển kinh tế -
xã hội và Kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2021-2025 của Thành phố; thực tiễn
và xu hướng phát triển của Thủ đô, cả nước trong cuộc cách mạng công nghiệp lần
thứ 4.
6. Lĩnh vực giáo dục:
Luật Giáo dục năm 2019 và các Nghị định
hướng dẫn; Các Thông tư của Bộ Giáo dục và Đào tạo: số 17, 18, 19/2018/TT-BGDĐT
ngày 22/8/2018 quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn
quốc gia đối với các cấp học mầm non, tiểu học, trung học phổ thông; Thông tư số
13/2020/TT-BGDĐT ngày 26/5/2020 quy định tiêu chuẩn cơ sở vật chất các trường mầm
non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều
cấp học; Thông tư số 14/2020/TT-BGDĐT ngày 26/5/2020 quy định phòng học bộ môn
của cơ sở giáo dục phổ thông.
7. Lĩnh vực di tích:
Luật Di sản và các Nghị định hướng dẫn;
Quyết định số 1230/QĐ-TTg ngày 15/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt
Chương trình Bảo tồn và phát huy bền vững giá trị di sản văn hóa Việt Nam, giai
đoạn 2021-2025; Quyết định số 1909/QĐ-TTg ngày 12/11/2021 của Thủ tướng Chính
phủ về Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2030; Chương trình số 06-CTr/TU ngày
17/3/2021 của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn
nhân lực; xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021-2025”; Kế
hoạch số 176/KH-UBND ngày 30/7/2021 của UBND Thành phố về thực hiện Chương
trình 06-CTr/TU ngày
17/3/2021 của Thành ủy Hà Nội; Nghị quyết số 11/2012/NQ-HĐND ngày 13/7/2012 của
HĐND Thành phố về Quy hoạch phát triển văn hóa Hà Nội đến năm 2020, định hướng
đến năm 2030 trên địa bàn thành phố Hà Nội.
8. Lĩnh vực y tế:
Quyết định số 4667/QĐ-BYT ngày
07/11/2014 của Bộ trưởng Bộ Y về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn đến
2020; Thông tư số 28/2020/TT-BYT ngày 31/12/2020 quy định danh mục trang thiết
bị tối thiểu của trạm y tế tuyến xã; Thông tư số 32/2021/TT-BYT ngày 31/12/2021
ban hành hướng dẫn thiết kế cơ bản trạm y tế xã, phường, thị trấn.
9. Về phân cấp:
- Về phân cấp quản lý nhà nước ngành,
lĩnh vực: Nghị quyết số 08/2016/NQ-HĐND ngày 03/8/2016 của HĐND Thành phố; Quyết
định số 14/2020/QĐ-UBND ngày 06/9/2021 của UBND thành phố Hà Nội quy định về
phân cấp quản lý nhà nước một số lĩnh vực hạ tầng, kinh tế-xã hội trên địa bàn
thành phố Hà Nội.
- Về phân cấp ngân sách, đầu tư: Nghị
quyết số 11/2021/NQ-HĐND ngày 08/12/2021 của HĐND Thành phố về phân cấp nguồn
thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách, định mức phân bổ ngân sách của thành
phố Hà Nội; các quy định của Luật Đầu tư công về phân cấp phê duyệt chủ trương
đầu tư, phê duyệt dự án; Quyết định số 15/2022/QĐ-UBND ngày 30/3/2022 của UBND Thành
phố về quy định một số nội dung về quản lý đầu tư các chương trình, dự án đầu
tư công của thành phố Hà Nội; Quyết định số 08/2022/QĐ-UBND ngày 10/02/2022 ban
hành quy định phân công tổ chức giám sát, đánh giá chương trình, dự án đầu tư của
thành phố Hà Nội.
C. XÂY DỰNG KẾ HOẠCH
I. Đánh giá thực trạng,
xác định yêu cầu và nhu cầu đầu tư
1. Đối với lĩnh vực
giáo dục
1.1. Đánh giá
thực trạng trường công lập đến hết năm 2021
- Năm học 2021-2022, toàn Thành phố có
2.835 trường mầm non, phổ thông và 01 trường trung cấp chuyên nghiệp với 70.199
lớp, 2.206.906 học sinh, 138.090 giáo viên, 72.796 phòng học. Trong đó:
+ Tổng số trường công lập đến hết năm
2021 là: 2.237 trường, trong đó: thuộc trách nhiệm quản lý của Thành phố
là: 123 trường; cấp huyện là: 2.114 trường.
+ Tổng số trường công lập đạt chuẩn quốc
gia đến ngày 10/02/2022 là: 1.766 trường (đạt tỷ lệ 79%).
- Các khó khăn, vướng mắc trong việc
thực hiện chỉ tiêu trường công lập đạt chuẩn quốc
gia:
+ Dân số của Thành phố tăng nhanh, đặc
biệt là tốc độ tăng dân số cơ học tại các quận lõi, quận đang phát triển, gây
nên sức ép rất lớn cho các trường học, không đảm bảo yêu cầu quy mô trường, lớp
để đảm bảo đạt chuẩn quốc gia.
+ Hệ thống các văn bản quy định về
đánh giá tiêu chuẩn hệ thống các văn bản quy định về giáo dục và đánh giá trường
đạt chuẩn quốc gia có nhiều thay đổi, cụ thể: (1) Hệ thống các văn bản quy định
về tiêu chuẩn cơ sở vật chất (CSVC) thay đổi theo hướng tăng cao: các Thông tư số
13/2020/TT-BGDĐT ; số 14/2020/TT-BGDĐT
quy định về các điều kiện CSVC trường học, đòi hỏi cần được xây dựng
bổ sung rất lớn về các phòng học bộ môn, phòng hỗ trợ học tập; phòng phụ trợ,
phòng hành chính - quản trị,... Việc ban hành các Thông tư số 13/2020/TT-BGDĐT;
số 14/2020/TT-BGDĐT không quy định chuyển tiếp về chuẩn quốc gia, làm nhiều dự
án mới đầu tư xây dựng khi hoàn thành cũng không đáp ứng quy định chuẩn quốc
gia. Tháng 5/2021, Bộ Xây dựng ban hành Thông tư số 01/2021/TT-BXD ban hành
QCVN 01:2021/BXD quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia về Quy hoạch xây dựng, trong đó quy định về diện tích đất/trẻ
em: cấp học mầm non 12m2/trẻ
em; đối với trường phổ thông: 10m2/học sinh (cao hơn Thông tư số 13/2020/TT-BGDĐT;
số 14/2020/TT-BGDĐT). Đây là một khó khăn rất lớn cho các trường tại Hà Nội.
(2) Luật Giáo dục 2019 mới ban hành yêu cầu thay đổi về trình độ giáo viên mầm
non, tiểu học, THCS. (3) Các Thông tư quy định Điều lệ trường học mới ban hành,
các Thông tư quy định thiết bị tối thiểu cho tất cả các cấp học mới ban hành
ngày 30/12/2021 thay thế các thông tư cũ phục vụ Chương trình giáo dục phổ thông mới,
là một khó khăn cho công tác xây dựng kế hoạch đầu tư của Thành phố.
+ Hiện còn thiếu quỹ đất xây trường mới,
thiếu quỹ đất để mở rộng trường đảm bảo diện tích đáp ứng quy định chuẩn quốc
gia, đặc biệt là ở khu vực các quận. Việc bổ sung, điều chỉnh các dự án để đáp ứng
các thay đổi tiêu chuẩn theo quy định mới của Trung ương còn chậm.
+ Nhiều trường học thuộc trách nhiệm đầu
tư của Thành phố đã được xây dựng từ rất lâu, các hạng mục công trình, phòng học,
phòng phụ trợ,... trang thiết bị hàng năm được bổ sung rất ít ỏi, hầu hết tài sản,
trang thiết bị đã hết khấu hao, không đáp ứng các quy định mới về chuẩn quốc
gia.
+ Tổng số trường công lập của Thành phố
lớn. Hàng năm, bên cạnh xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia mới tăng thêm, số
trường đến thời hạn công nhận lại cũng nhiều. Vì vậy, hàng năm ngân sách cấp
Thành phố và cấp huyện cần bố trí khoản kinh phí lớn cho công tác xây dựng trường
chuẩn quốc gia, trong khi nguồn lực ngân sách của một số huyện, thị xã chưa cân
đối được.
+ Từ cuối năm 2019 đến nay, đại dịch
Covid-19 phát sinh đã làm ảnh hưởng đến tiến độ các dự án đầu tư, ảnh hưởng đến
công tác cải tạo sửa chữa, công tác mua sắm trang thiết bị để đảm bảo cơ sở vật chất cho
các trường đạt chuẩn quốc gia. Các dự án xây dựng đều bị chậm tiến độ, các gói
thầu mua sắm, đầu tư trang thiết bị cho các nhà trường đều bị ảnh hưởng.
1.2. Xác định
yêu cầu để hoàn thành chỉ tiêu số trường công lập đạt chuẩn quốc gia đạt chỉ
tiêu 80-85%
- Dự kiến đến hết năm 2025, tổng số
trường công lập là: 2.400 trường, trong đó: thuộc trách nhiệm quản lý của Thành
phố là: 139 trường; thuộc trách nhiệm quản lý của cấp huyện là: 2.261 trường.
- Dự kiến số trường công lập đạt chuẩn
quốc gia là 2.040 trường. Trong đó, thuộc trách nhiệm quản lý của Thành phố là:
123 trường; thuộc trách nhiệm quản lý của cấp huyện là: 1.917 trường.
- Về việc huy động nguồn lực xã hội hóa
trong lĩnh vực giáo dục:
+ Trường ngoài công lập: 550 trường, gồm:
20.643 lớp, 321.298 học sinh, 42.284 giáo viên, 24.397 phòng học. Các trường ngoài công lập
tập trung chủ yếu ở các quận
nội thành.
+ Ngoài ra, trên địa bàn Thành phố có
13 cơ sở giáo dục liên cấp có vốn đầu tư nước ngoài, với 8.180 học sinh (2.649
học sinh Việt Nam và 5.531 học sinh nước), 21 cơ sở giáo dục mầm non có vốn đầu
tư nước ngoài (ĐTNN) với 1.515 trẻ (1.883 học sinh Việt Nam và 1.506 học sinh
nước); có 09 văn phòng đại diện nước ngoài; có 261 trung tâm ngoại ngữ, tin học
có yếu tố nước ngoài; có 50 trung tâm đào tạo có vốn ĐTNN.
+ Hà Nội hiện có 108 dự án xã hội hóa
với tổng mức đầu tư đăng ký trên 15.250 tỉ đồng, sử dụng 1.926.230 m2
đất; có 72 dự án đã triển khai đầu tư xây dựng, trong đó 38 dự án đã hoàn thành
đưa vào hoạt động như: THCS-THPT Marie Cuirie tại khu đô thị Mỹ Đình - Mễ Trì,
quận Nam Từ Liêm với kinh phí 350 tỷ đồng; Trường Tiểu học, THCS-THPT Vinschool
tại 458 phố Minh Khai, quận Hai Bà Trưng với kinh phí 800 tỷ đồng, THPT Kinh Đô
(huyện Đông Anh), THCS-THPT Lê Quý Đôn (quận Nam Từ Liêm), THCS-THPT TH
School-Hòa Lạc (huyện Thạch Thất), TH-THCS-THPT Vinschool The Harmony (quận
Long Biên) với kinh phí 350 tỷ đồng, Trường quốc tế Parkcity HANOI với kinh phí
300 tỷ đồng, Trường Tiểu học, THCS và THPT Archimedes - Đông Anh với kinh phí
khoảng 250 tỷ đồng... Trung bình hàng năm huy động nguồn lực đầu tư ngoài ngân
sách khoảng 2.800 tỷ đồng xây dựng trường lớp học ngoài công lập.
1.3. Tổng hợp
nhu cầu đầu tư để hoàn thành chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần
thứ XVII (theo báo cáo đề xuất ban đầu của Sở Giáo dục và Đào tạo)
- Đối với các trường thuộc trách nhiệm
quản lý, đầu tư của cấp Thành phố: Số trường cần xây mới, cải tạo, sửa chữa,
đầu tư trang thiết bị để đề nghị công nhận mới và công nhận lại đạt chuẩn Quốc
gia là: 123 trường (Công nhận mới: 40 trường, công nhận lại: 83 trường). Ngoài
ra, xây dựng mới 16 trường (trong đó có 07 trường liên cấp). Tổng mức đầu tư
139 dự án là 8.526 tỷ đồng.
- Đối với các trường thuộc trách nhiệm
quản lý, đầu tư của cấp Huyện: Tổng kinh phí nhu cầu đầu tư cơ sở vật chất,
trang thiết bị của các trường là 50.738 tỷ đồng, để đầu tư 1.431 dự án.
Các huyện, thị xã đề nghị ngân sách Thành phố hỗ trợ cấp huyện là 26.775 tỷ đồng.
- Tổng nhu cầu đầu tư trường học đạt
chuẩn quốc gia của toàn thành phố: 59.265 tỷ đồng để thực hiện 1.570
dự án.
2. Đối với lĩnh vực y
tế
2.1. Thực trạng
hệ thống y tế đến hết năm 2021 và yêu cầu để hoàn thành chỉ tiêu Nghị quyết Đại
hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XVII
- Về hệ thống y tế công lập:
+ Thành phố Hà Nội có 41 bệnh viện trực
thuộc, gồm 13 bệnh viện đa khoa Thành phố, 13 bệnh viện đa khoa huyện, 15 bệnh
viện chuyên khoa. Tổng số giường bệnh đạt: 22.796 giường, đạt 27,5 giường bệnh/1
vạn dân (tính trên dân số: 8,3 triệu
người)1. Thời gian qua, các bệnh viện đã cơ bản
đáp ứng công tác điều trị cho người bệnh, nhiều kỹ thuật chuyên sâu
trong chẩn đoán, điều
trị ngang tầm với các bệnh
viện Trung ương
như sản phụ khoa, tim mạch, ung bướu, phẫu thuật tạo hình,...Tuy nhiên, hiện
nay vẫn còn nhiều khó khăn. Phần lớn các bệnh viện tại các quận nội thành đã
triển khai được dịch vụ kỹ thuật cao nhưng quy mô diện tích nhỏ và thiếu so với
diện tích trung bình theo quy định tại tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4470:2020 (100m2/giường
bệnh) như các bệnh viện: Ung bướu, Tim
Hà Nội, Thận Hà Nội, đa khoa Hòe Nhai... Nhiều bệnh viện ngoại
thành còn gặp khó khăn về cơ sở vật chất do được xây dựng từ rất lâu như: bệnh
viện Bắc Thăng Long, bệnh viện đa khoa các huyện Mỹ Đức, Chương Mỹ, Thạch Thất,
Thanh Oai, Phú Xuyên, Phúc Thọ, Vân Đình, Quốc Oai..., các bệnh viện này chưa triển
khai các dịch vụ kỹ thuật cao. Nhiều khu đô thị mới đã hình thành theo sự phát
triển chung của Thành phố nhưng chưa có các bệnh viện và cơ sở khám chữa bệnh
phát triển tương xứng, đặc biệt là chưa có các bệnh viện đa khoa khu vực nằm tại
các cửa ngõ của Thủ đô để giảm tải cho các bệnh viện trong nội thành và đáp ứng
nhu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân các tỉnh lân cận. Việc kêu gọi xã hội hóa
còn gặp nhiều khó khăn.
+ Về hệ thống y tế cơ sở:
Thành phố hiện có 30 Trung tâm y tế trực
thuộc, trong đó gồm 579 trạm y tế xã/phường/thị trấn, 53 phòng khám đa khoa, 04
nhà hộ sinh và các cơ sở điều trị Methadone. Theo báo cáo của các đơn vị, 100%
trạm y tế trên địa bàn Thành phố đã đạt tiêu chí quốc gia về y tế xã. Tuy
nhiên, hiện nay còn rất nhiều trạm y tế được đầu tư xây dựng từ lâu, đến nay đã xuống
cấp cần được đầu tư xây mới, nâng cấp mở rộng và cải tạo, sửa chữa nâng cấp để
đảm bảo đủ số lượng và chất lượng buồng phòng theo yêu cầu của chuyên môn.
Mặt khác, việc đánh giá trạm y tế đạt
chuẩn quốc gia về y tế xã đến năm 2020 được thực hiện theo Quyết định số
4667/QĐ-BYT ngày 07/11/2014 của Bộ Y tế về việc ban hành bộ tiêu chí quốc gia về
y tế xã giai đoạn đến 2020. Theo đó, có 10 tiêu chí với tổng điểm là 100, trong
đó tiêu chí về cơ sở vật chất chiếm 11/100 điểm và quy định trạm y tế đạt từ
80% điểm trở lên sẽ đạt chuẩn quốc gia về y tế xã. Thời gian qua, toàn Thành phố
có 579 trạm y tế xã, phường, thị trấn đã được khảo sát, chấm điểm và đều đạt
chuẩn quốc gia về y tế xã với mức điểm từ 80% trở lên và với
tiêu chí về cơ sở vật
chất chỉ cần đạt 5,5/11 điểm. Do đó, trên thực tế nhiều trạm y tế xã, phường
mặc dù đạt chuẩn quốc gia nhưng vẫn còn nhiều tồn tại về cơ sở hạ tầng, cơ sở vật
chất, chưa thực sự đảm bảo đáp ứng công tác chuyên môn phục vụ hoạt động, nhất
là trong thời điểm dịch bệnh bùng phát; Rất nhiều trạm y tế được đầu tư xây dựng
từ lâu, đến nay đã xuống cấp cần được đầu tư xây mới, nâng cấp mở rộng và cải tạo,
sửa chữa nâng cấp để đảm bảo đủ số lượng buồng phòng và đảm bảo chất lượng buồng
phòng theo yêu cầu của chuyên môn.
- Về xã hội hóa đầu tư bệnh viện:
Đến nay, trên địa bàn Thành phố có 27
dự án đầu tư xây dựng Bệnh viện nguồn vốn ngoài ngân sách (vốn đầu tư trong nước)
được cấp Giấy chứng nhận đầu tư/Chấp thuận chủ trương đầu tư/Cho phép thỏa thuận
nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất để thực hiện dự án với tổng vốn đầu tư khoảng
24.927 tỷ đồng; Diện tích đất khoảng 129,732ha; Công suất khoảng 8.662 giường bệnh.
Trong đó:
+ 05 Dự án đã hoàn thành xây dựng công
trình, đưa vào khai thác sử dụng.
+ 17 Dự án đang triển khai (trong đó gồm
13 dự án đầu tư xây dựng bệnh viện đa khoa, 04 dự án đầu tư xây dựng bệnh viện
chuyên khoa); Tổng vốn đầu tư khoảng 17.981 tỷ đồng; Diện tích đất khoảng
95,4ha; Quy mô, công suất khoảng 5.492 giường bệnh.
+ 05 Dự án đang thực hiện thủ tục nhận
chuyển nhượng quyền sử dụng đất để thực hiện dự án; tổng vốn đầu tư (dự kiến)
khoảng 4.397 tỷ đồng; diện tích đất khoảng 30,5ha; quy mô công suất khoảng
2.300 giường bệnh.
Số dự án dự kiến hoàn thành trong giai
đoạn 2021-2025 (Theo tiến độ thực hiện dự án được phê duyệt/nhà đầu tư đăng
ký): 13 dự án với tổng số giường bệnh đăng ký đưa vào sử dụng là 3.930 giường bệnh.
2.2. Nhu cầu
đầu tư để hoàn thành chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XVII
về y tế theo báo cáo đề xuất ban đầu của Sở Y tế (cơ bản đồng bộ với dự thảo Đề
án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng hệ thống y tế giai đoạn 2021-2025 đang được
xây dựng)
Nhu cầu đầu tư hệ thống y tế giai đoạn
2021-2025 là: 20.093 tỷ đồng cho 449 dự án. Trong đó, 39 dự án cấp
Thành phố là: 16.596 tỷ đồng, 410 dự án cấp huyện (y tế cơ sở) là: 3.497 tỷ đồng.
UBND các quận, huyện, thị xã đề nghị ngân sách Thành phố hỗ trợ là: 2.448 tỷ đồng.
3. Đối với lĩnh vực
di tích
3.1. Đánh giá
thực trạng về lĩnh vực di tích đến hết năm 2021
- Hà Nội là địa phương đầu tiên hoàn
thành tổng kiểm kê, đánh giá, phân loại và bảo vệ di sản văn hóa với 5.922 di
tích (theo số liệu thống
kê đến ngày 31/12/2015). Đến 24/01/2022, có 21 cụm di tích Quốc gia đặc biệt
(89 di tích đơn lẻ), 1.160 di tích cấp quốc gia, 1.452 di tích cấp thành phố và
3.221 di tích chưa được xếp hạng. Chia theo địa bàn: nhiều nhất là huyện Thường
Tín (440 di tích), Ứng Hòa (433 di tích), Ba Vì (394 di tích), Chương Mỹ (374
di tích); ít nhất là quận Thanh Xuân (29 di tích), Ba Đình (47 di tích), Cầu Giấy
(49 di tích).
- Việc quản lý, sử dụng di tích đã được
Thành phố chỉ đạo triển khai thực hiện và phân cấp cho các quận, huyện, thị xã
và phát huy hiệu quả trong thực tiễn; có tác dụng nâng cao trách nhiệm của các
cấp chính quyền và nhân dân địa phương, tăng tính chủ động trong việc xây dựng,
bảo vệ và phát huy giá trị di tích.
Nhiều không gian văn hóa sáng tạo cộng đồng đã được khai thác hiệu quả, trở
thành sản phẩm văn hóa - du lịch nổi bật của Thủ đô. Hệ thống thiết chế văn hóa cơ sở được
quan tâm đầu tư. Các mô hình làng văn hóa, thôn, tổ dân phố văn hóa, gia đình
văn hóa ngày càng nâng cao chất lượng và đi vào thực chất. Hiện nay, Thành phố
đã cơ bản hoàn thành chỉ tiêu đến năm 2020, “100% các thôn, làng có nhà văn hóa
hoặc điểm sinh hoạt cộng đồng” theo Chương trình 04-CTr/TU ngày
26/4/2016 của Thành ủy (hiện chỉ còn 40 nhà văn hóa còn thiếu là do chưa có địa
điểm để triển khai và các đơn vị chưa có đủ thủ tục để bố trí vốn). Tuy
nhiên, trong giai đoạn 2013-2020, số lượng di tích xuống cấp nhiều nhưng thiếu
nguồn lực, kinh phí bảo quản, tu bổ có 1.125 lượt /1.617 di tích xuống cấp được
tu bổ, tôn tạo, đạt
tỷ lệ 70%).
Nguồn kinh phí đầu tư cho các di tích còn hạn chế (nguồn xã hội hóa huy động được
725 tỷ đồng), nhiều huyện khó khăn không đảm bảo nguồn lực để tu bổ, tôn tạo di
tích trong khi số lượng di tích quản lý của huyện chiếm tỷ trọng lớn.
Các di tích ở ngoài trời, trải qua
thời gian, cùng với nhiều biến động lịch sử,
thiên tai nên nhiều di tích đã xuống cấp, cần đầu tư, tôn tạo khẩn cấp.
- Công tác tu bổ ở một số di tích chưa
được quan tâm quản lý đúng mức, còn hiện tượng nhân dân tự ý đứng ra tu bổ, tự
ý phá di tích cổ để làm mới, nhất là tại các di tích chưa xếp hạng. Công tác quản
lý mặt bằng và không gian di tích còn nhiều hạn chế, phần lớn di tích sau khi xếp
hạng chưa được cắm mốc giới bảo vệ; nhiều di tích chưa có nội quy bảo vệ, nội
dung giới thiệu di tích; công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất các di
tích còn chậm, Việc hoàn thiện các thủ tục hồ sơ xếp hạng di tích cấp Trung
ương và Thành phố ở một số địa phương còn chậm.
- Thời gian thực hiện các thủ tục thỏa
thuận, thẩm định, phê duyệt việc tu bổ di tích ở một số dự án còn kéo dài, quy
trình phức tạp, nhiều điểm còn chồng chéo, gây khó khăn cho công tác tu bổ, tôn
tạo và phát huy giá trị di tích tại địa phương; việc cam kết nguồn vốn đầu tư
trong trường hợp sử dụng nguồn vốn xã hội hóa, cơ cấu nguồn vốn cũng như bảo đảm
tính khả thi của việc huy động nguồn vốn xã hội hóa khiến địa phương gặp lúng
túng trong triển khai thực hiện.
- Nhiều dự án nằm trong khu di sản văn
hóa thế giới và khu di tích quốc gia đặc biệt, quá trình thực hiện phải tuân thủ
Luật Di sản văn hóa, Luật Quy hoạch, Luật Xây dựng và Luật Đầu tư công. Giữa
các Luật, Nghị định còn có sự đan xen, chồng chéo nhau dẫn đến việc triển khai
thực hiện gặp nhiều khó khăn. Mặt khác, hầu hết các dự án đều có tính chất đặc
thù, phức tạp khi triển khai phải xin ý kiến của nhiều cấp, nhiều ngành, Hội đồng
tư vấn khoa học do vậy đã ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện của dự án.
- Kết quả thực hiện còn chưa đồng đều,
còn tồn tại nhiều di tích xuống cấp nặng, có nguy cơ sập đổ. Tình trạng nhiều
di tích xuống cấp, tập trung chủ yếu ở một số huyện như: Ứng Hòa, Ba Vì, Chương
Mỹ, Phúc Thọ, Ứng Hòa, Thường Tín,... Hiện nay, nhiều di tích đã xuống cấp, chưa kịp
thời đầu tư nên tiếp tục xuống cấp nghiêm trọng.
3.2. Chỉ đạo
của Trung ương và định hướng đầu tư của thành phố Hà Nội đối với lĩnh vực di
tích
- Quyết định số 1230/QĐ-TTg ngày
15/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình Bảo tồn và phát huy
bền vững giá trị di sản văn hóa Việt Nam, giai đoạn 2021-2025 khẳng định: Bảo
tồn và phát huy giá trị các di sản, các công trình có giá trị tiêu biểu quốc
gia, có ý nghĩa chính trị, văn hóa, lịch sử, truyền thống đặc sắc, góp phần xây dựng và
phát triển văn hóa, con người Việt Nam vì sự phát triển bền vững đất nước.
- Phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu được
phê duyệt tại Quyết
định số 1909/QĐ-TTg ngày 12/11/2021 của Thủ tướng Chính phủ về Chiến lược phát
triển văn hóa đến năm 2030: Phấn đấu ít nhất 95% di tích quốc gia đặc biệt, khoảng
70% di tích quốc gia được tu bổ, tôn tạo.
- Tại Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày
20/9/2021 của Thành ủy Hà Nội chỉ đạo: (i) cần quan tâm đầu tư hệ thống hạ tầng
kinh tế, đặc biệt là hạ tầng: giao thông, môi trường, văn hóa, y tế, giáo dục
và đào tạo, an sinh xã hội; (ii) Tập trung đầu tư các công trình thiết chế văn
hóa, di tích lịch sử (nhất là Hoàng Thành Thăng Long, Điện Kính Thiên, Cổ Loa,
Đền thờ Ngô Quyền..
- Phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu được
phê duyệt tại Nghị quyết số 11/2012/NQ-HĐND ngày 13/7/2012 của HĐND Thành
phố về Quy hoạch phát triển văn hóa Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm
2030 trên địa bàn thành phố Hà Nội: Hàng năm, có khoảng 20% di tích cấp thành
phố xuống cấp được tu bổ, tôn tạo bằng nguồn ngân sách và xã hội hóa.
3.3. Xác định
nhu cầu đầu tư đối với lĩnh vực di tích (theo báo cáo ban đầu của Sở Văn hóa và
Thể thao)
Tổng số di tích xuống cấp cần tu bổ,
tôn tạo: 1.284 di tích với số kinh phí là: 30.369 tỷ đồng. Trong đó, 55
dự án cấp Thành phố là: 6.280 tỷ đồng, 1.229 dự án cấp huyện là: 24.089 tỷ đồng.
UBND các quận, huyện, thị xã đề nghị ngân sách Thành phố hỗ trợ là: 14.743 tỷ đồng.
4. Xác định tổng nhu
cầu đầu tư 03 lĩnh vực
4.1. Tổng nhu cầu đầu
tư đối với 03 lĩnh vực theo đề xuất ban đầu của 03 Sở và UBND các quận, huyện,
thị xã
- Tổng nhu cầu là: 109.728 tỷ đồng,
3.303 dự án. Trong đó:
+ Các dự án cấp Thành phố là: 233 dự
án, kinh phí là: 31.403 tỷ đồng.
+ Các dự án cấp huyện là: 3.070 dự án,
kinh phí là: 78.324 tỷ đồng. Trong đó, cấp huyện đề nghị ngân sách Thành phố hỗ
trợ: 43.996 tỷ đồng.
4.2. Tổng nhu cầu sau
khi rà soát, chuẩn xác (như loại bỏ dự án trùng lặp ở phần nhu cầu
do các đơn vị đề xuất; bổ sung dự án đã được ngân sách cấp thành phố bố trí vốn
trong năm 2021-2022 nhưng các Sở chuyên ngành chưa tổng hợp,... và xác định nguồn
vốn theo nguyên tắc cân đối các cấp ngân sách; được trình bày chi tiết ở mục II
dưới đây).
a) Tổng nhu cầu 03 lĩnh vực là: 97.495
tỷ đồng, 3.385 dự
án. Trong đó:
- Các dự án cấp Thành phố là: 236 dự
án, kinh phí là: 26.621 tỷ đồng.
- Các dự án cấp huyện là: 3.419 dự án,
kinh phí là: 70.874 tỷ đồng. Trong đó, cấp huyện đề nghị ngân sách Thành phố hỗ
trợ: 33.595 tỷ đồng; ngân sách cấp huyện tự cân đối là: 36.583 tỷ đồng; xã hội
hóa: 695 tỷ đồng.
- Nhu cầu ngân sách cấp Thành phố (gồm nhu cầu
đầu tư các dự án cấp Thành phố và ngân sách thành phố hỗ trợ cấp huyện thực
hiện các dự án cấp huyện) là: 60.216 tỷ đồng.
b) Nhu cầu đầu tư lĩnh vực giáo dục là:
51.294 tỷ đồng,
1.649 dự án.
Trong đó:
- Các dự án cấp Thành phố là: 5.945 tỷ
đồng, 139 dự án.
- Các dự án cấp huyện là: 45.349 tỷ đồng,
1.510 dự án. Trong đó, cấp huyện đề nghị ngân sách Thành phố hỗ trợ: 20.390 tỷ
đồng.
- Nhu cầu ngân sách cấp Thành phố (gồm
nhu cầu đầu tư các dự án cấp Thành phố và ngân sách Thành phố hỗ trợ cấp huyện
thực hiện các dự án cấp huyện) là: 26.335 tỷ đồng.
c) Nhu cầu đầu tư lĩnh vực y tế là:
18.513 tỷ đồng, 449 dự án. Trong đó:
- Các dự án cấp Thành phố là: 15.000 tỷ
đồng, 39 dự án.
- Các dự án cấp huyện là: 3.513 tỷ đồng,
410 dự án. Trong đó, cấp huyện đề nghị ngân sách Thành phố hỗ trợ: 1.403 tỷ đồng.
- Nhu cầu ngân sách cấp Thành phố (gồm
nhu cầu đầu tư các dự án cấp Thành phố và ngân sách Thành phố hỗ trợ cấp huyện
thực hiện các dự án cấp huyện) là: 16.403 tỷ đồng.
d) Nhu cầu đầu tư lĩnh vực di tích là:
27.687 tỷ đồng, 1.287 dự án.
Trong đó:
- Các dự án cấp Thành phố là: 5.676 tỷ
đồng, 58 dự án.
- Các dự án cấp huyện là: 22.010 tỷ đồng,
1.229 dự án. Trong đó, cấp huyện đề nghị ngân sách Thành phố hỗ trợ: 11.802 tỷ
đồng.
- Nhu cầu ngân sách cấp Thành phố (gồm nhu cầu
đầu tư các dự án cấp Thành và ngân sách thành phố hỗ trợ cấp huyện thực hiện
các dự án cấp huyện) là: 17.478 tỷ đồng.
II. Nguyên tắc cân đối
nguồn vốn ngân sách các cấp; nguyên tắc, tiêu chí và định mức đầu tư các dự án
1. Nguyên tắc
về cân đối nguồn vốn ngân sách các cấp
- Xác định nhiệm vụ đầu tư theo đúng
quy định hiện hành về phân cấp quản lý nhà nước và phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ
chi giữa các cấp ngân sách của thành phố Hà Nội.
- Đối với các quận tự cân đối được
ngân sách: sẽ tự cân đối nguồn lực để thực hiện đầu tư 03 lĩnh vực trên để đạt
được mục tiêu, chỉ tiêu của Kế hoạch. Các quận sử dụng nguồn tăng thu, thưởng
vượt thu, nguồn cải cách tiền lương sau khi đảm bảo cải cách tiền lương theo lộ
trình và các nguồn hợp pháp khác theo quy định. Trường hợp sử dụng cải cách tiền
lương còn dư, các quận báo cáo UBND Thành phố trình HĐND Thành phố theo quy định.
Ngân sách cấp Thành phố xem xét hỗ trợ có mục tiêu cho các quận trong một số
trường hợp cụ thể đặc biệt.
- Đối với các huyện, thị xã chưa cân đối được ngân sách và các
huyện có Đề án thành lập quận: các huyện cần phải ưu tiên cân đối nguồn lực
trong khả năng của huyện để đầu tư 03 lĩnh vực, ngân sách cấp Thành phố xem xét
hỗ trợ cấp huyện theo nguyên tắc, tiêu chí, định mức đối với từng lĩnh vực.
2. Nguyên tắc,
tiêu chí, định mức đầu tư
2.1. Nguyên tắc rà
soát, lựa chọn danh mục dự án đầu tư đối với 03 lĩnh vực
(đối với cả dự án thuộc trách nhiệm đầu tư của Thành phố và trách nhiệm đầu tư
của cấp huyện)
(1) Dự án phải đúng mục tiêu của Kế hoạch: Đầu
tư xây dựng trường học công lập đạt chuẩn, nâng cấp hệ thống y tế; tu bổ, tôn tạo
di tích.
(2) Việc đầu tư xây dựng mới, cải tạo,
sửa chữa phải đảm bảo đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn về xây dựng công trình.
(3) Các địa điểm xây dựng mới, mở rộng,
nâng cấp đảm bảo theo quy hoạch ngành và quy hoạch xây dựng.
(4) Lựa chọn danh mục dự án cần tính đến
khả năng cân đối nguồn vốn ngân sách các cấp, trong đó ngân sách cấp huyện phải
đảm bảo khả năng cân đối để hoàn thành các dự án thuộc nhiệm vụ chi ngân sách cấp
huyện, gồm cả phần ngân sách cấp huyện tự đảm bảo và phần ngân sách cấp huyện đối
ứng thực hiện dự án được ngân sách Thành phố hỗ trợ.
(5) Ưu tiên dự án thuộc danh mục công
trình trọng điểm của Thành phố.
2.2. Nguyên tắc, tiêu
chí, định mức,
danh mục dự án ngân sách Thành phố hỗ trợ cấp huyện để đầu tư các dự án đối với
03 lĩnh vực
2.2.1 Nguyên tắc,
tiêu chí, thứ tự ưu
tiên
- Dự án đầu tư theo chương trình phải
đảm bảo đúng phân cấp quản lý (cấp huyện) và phù hợp quy hoạch được duyệt;
- Ngân sách Thành phố ưu tiên hỗ trợ
cho các huyện, thị xã còn khó khăn về nguồn lực, khó có khả năng xã hội hóa đầu
tư trong khi cơ sở vật chất chưa đáp ứng yêu cầu về giảng dạy, y tế cộng đồng
và di tích bị xuống cấp nghiêm trọng, cần phục hồi di tích gốc để phát huy giá trị di tích lịch
sử và phát huy điểm đến.
- Ưu tiên hỗ trợ bổ sung cho các đơn vị
có dự án vùng ảnh hưởng bởi thu hồi đất phục vụ giải phóng mặt bằng các dự án
trọng điểm quốc gia, Thành phố và vùng nhân dân bị ảnh hưởng bởi các dự án xây
dựng bãi rác thải, nghĩa trang tập trung của Thành phố.
- Ưu tiên với các dự án chưa được ngân
sách Thành phố hỗ trợ đầu tư trong giai đoạn 2016-2020 để đủ điều kiện đạt chuẩn.
- Nguyên tắc xác định thứ tự ưu tiên đầu
tư:
+ Lĩnh vực giáo dục: (i) Trường học đạt
chuẩn nằm trong khu vực thiếu trường, thiếu lớp; (ii) Trường xuống cấp nghiêm
trọng, cần cải tạo, sửa
chữa
ngay
để đảm bảo an toàn; (iii) Trường đạt chuẩn để đạt mục tiêu tỷ lệ 80-85% trường
chuẩn theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố;...
+ Lĩnh vực y tế: (i) Trạm y tế xuống cấp
hư hỏng nghiêm trọng, hết khấu hao sử dụng; (ii) Các cơ sở y tế năm trong quy
hoạch phải di dời và đầu tư xây dựng mới sang vị trí khác; (iii) Trạm y tế phải
cải tạo, sửa chữa để đảm bảo yêu cầu
hoạt động chuyên môn, đạt chuẩn theo tiêu chuẩn của ngành y tế,...
+ Lĩnh vực di tích: (i) Di tích đã được
xếp hạng đang xuống cấp nghiêm trọng có nguy cơ sụp đổ, cần bảo vệ khẩn cấp;
(ii) Di tích đã được xếp hạng có giá trị cao đang xuống cấp các hạng mục gốc,
hư hỏng các cấu kiện, kiến trúc; (iii) Di tích cần phát huy điểm đến gắn
với phát triển du lịch, nhằm phát huy giá trị di tích và tăng nguồn thu cho
ngân sách nhà nước.
2.2.2. Định mức
ngân sách Thành phố hỗ
trợ
- Đối với các dự án trùng tu di tích:
ngân sách Thành phố hỗ trợ kinh phí trùng tu hạng mục di tích gốc và kinh phí
xây dựng hạ tầng các khu di tích; ngân sách cấp huyện bố trí kinh phí giải
phóng mặt bằng (nếu có) và phần còn lại (bao gồm chi phí dự phòng) để hoàn thành dự án.
- Các dự án lĩnh vực giáo dục và y tế:
ngân sách Thành phố hỗ trợ kinh phí xây dựng và chi phí thiết bị (nếu có) của dự
án; ngân sách cấp huyện bố trí kinh phí giải phóng mặt bằng và phần còn lại
(bao gồm chi phí dự phòng) để hoàn thành dự án.
- Tổng mức vốn hỗ trợ các huyện, thị
xã được tính toán theo khả năng cân đối của ngân sách Thành phố và khả năng cân
đối ngân sách của từng đơn vị để đối ứng thực hiện hoàn thành dự án, theo nhu cầu,
thực trạng hạ tầng kỹ thuật.
III. Trọng tâm nhiệm
vụ đầu tư phù hợp với khả năng cân đối ngân sách các cấp của thành phố
Trên cơ sở nguyên tắc cân đối ngân
sách các cấp, nguyên tắc, tiêu chí lựa chọn danh mục dự án các cấp, định mức
ngân sách cấp thành phố hỗ trợ cấp huyện như nêu trên và tính toán khả năng cân
đối ngân sách, trong giai đoạn 2021-2025 trọng tâm nghiên cứu, triển khai các
nhiệm vụ:
1. Đối với
ngân sách cấp thành phố
1.1 Nhiệm vụ
nghiên cứu, triển khai các dự án
a) Tổng nhu cầu
ngân sách cấp thành phố đầu tư đối với 03 lĩnh vực giai đoạn 2021-2025 và các
năm tiếp theo là: 49.203,4 tỷ đồng, 1.469 dự án (gồm 236
dự án cấp thành phố: 24.429,9 tỷ đồng, 1.233 dự án ngân sách thành phố hỗ
trợ cấp huyện: 24.773,5 tỷ đồng. Trong đó:
- Giai đoạn 2021-2025 là: 41.105,4
tỷ đồng, 1.310 dự án (gồm 227 dự án cấp thành phố: 19.536,9 tỷ đồng,
1.083 dự án ngân sách Thành phố hỗ trợ cấp huyện: 21.568,5 tỷ đồng. Đã bố
trí vốn năm 2021-2022 là: 8.390,5 tỷ đồng (dự án cấp thành phố: 1.116 tỷ đồng,
ngân sách Thành phố hỗ trợ cấp huyện: 7.274,5 tỷ đồng). Nhu cầu bổ sung giai đoạn
2022-2025 là: 32.714,9 tỷ đồng (dự án cấp thành phố: 18.420,9 tỷ đồng,
ngân sách Thành phố hỗ trợ cấp huyện: 14.294 tỷ đồng)
+ Kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm
2021-2025 đối với 3 lĩnh vực2: 21.759,8 tỷ đồng theo Nghị quyết
số 21/NQ-HĐND ngày 23/9/2022 và Nghị quyết số 28/NQ-HĐND ngày 08/12/2021 của
HĐND Thành phố. Được xác định như sau: (1) Đối với các dự án cấp Thành phố: (i)
Kế hoạch vốn dự kiến cho
lĩnh vực giáo dục (2.017,5 tỷ đồng), y tế (3.001 tỷ đồng), di tích (650,423 tỷ
đồng); (ii) Các dự án di tích, giáo dục trong nhóm dự án “cần đẩy nhanh tiến độ chuẩn bị
đầu tư và bố trí vốn hàng
năm theo tiến độ dự án” và các dự án thuộc công trình trọng điểm sẽ được cân đối
bố trí đủ vốn theo nhu cầu trong giai đoạn 2021-2025: lĩnh vực giáo dục (2.250
tỷ đồng); lĩnh vực di tích (2.640,4 tỷ đồng). (2) Đối với các dự án ngân sách
Thành phố hỗ trợ có mục tiêu cho cấp huyện: (i) Kế hoạch vốn năm 2021 và 2022
đã giao là: 7.274,5 tỷ đồng (lĩnh vực giáo dục là: 6.458,3 tỷ đồng, lĩnh vực y tế: 135,9 tỷ đồng,
lĩnh vực di tích: 680,3 tỷ đồng); (ii)
Kế hoạch vốn cho lĩnh vực giáo dục chưa phân bổ chi tiết: 1.926 tỷ đồng3
và cân đối 2.000 tỷ đồng dự toán năm 2022 của Thành phố cho lĩnh vực y tế cơ sở
và di tích.
+ Số vốn cần bổ sung so với Kế hoạch
trung hạn 2021-2025 đã dự kiến đối với lĩnh vực trên: 19.345,6 tỷ đồng.
- Phân kỳ sang giai đoạn sau năm 2025
là: 8.098 tỷ đồng, gồm: dự án cấp thành phố: 4.893 tỷ đồng, ngân sách
thành phố hỗ trợ cấp huyện: 3.205 tỷ đồng. Tổng số dự án phân kỳ sang giai đoạn
sau năm 2025 là: 159 dự án; số dự án thực hiện trong cả hai kỳ là: 110 dự án.
b) Dự kiến đầu tư với lĩnh vực giáo dục
Tổng nhu cầu ngân sách cấp Thành phố
giai đoạn 2021-2025 là: 20.913,4 tỷ đồng, 653 dự án (gồm 139
dự án cấp thành phố: 5.945,6 tỷ đồng, 514 dự án ngân sách Thành phố hỗ trợ cấp
huyện: 14.967,8 tỷ đồng (thực hiện toàn bộ trong giai đoạn 2021-2025, không
phân kỳ sang giai đoạn sau năm 2025.
- Đã bố trí vốn năm 2021-2022 là:
6.735,3 tỷ đồng (dự án cấp thành phố: 277 tỷ đồng, ngân sách thành phố hỗ trợ cấp
huyện: 6.458,3 tỷ đồng). Nhu cầu giai đoạn T4/2022-2025 là: 14,178,1 tỷ
đồng (dự án cấp Thành phố: 5.668,6 tỷ đồng, ngân sách thành phố hỗ trợ cấp huyện:
8.509,5 tỷ đồng).
- Kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm
2021-2025:
12.651,8 tỷ đồng.
- Số vốn cần bổ sung so với Kế hoạch
trung hạn: 8.261,6 tỷ đồng.
c) Dự hiến đầu tư với lĩnh vực y tế
Tổng nhu cầu ngân sách cấp Thành phố
giai đoạn 2021-2025 và các năm tiếp theo: 14.261 tỷ đồng, 237 dự
án (gồm 39 dự án cấp thành phố: 12.808 tỷ đồng, 198 dự án ngân
sách thành phố hỗ trợ cấp huyện: 1.453 tỷ đồng.
- Giai đoạn 2021-2025: 10.407,5 tỷ đồng,
237 dự án (dự án cấp Thành phố: 8.954,5 tỷ đồng, 39 dự án; ngân sách Thành phố
hỗ trợ cấp huyện: 1.453 tỷ đồng, 198 dự án). Đã bố trí vốn năm
2021-2022 là: 862 tỷ đồng (dự án cấp thành phố: 726 tỷ đồng, ngân sách
Thành phố hỗ trợ cấp huyện: 136 tỷ đồng). Nhu cầu giai đoạn T4/2022-2025 là:
9.545,6 tỷ đồng (dự án cấp thành phố: 8.228,5 tỷ đồng, ngân sách Thành phố hỗ
trợ cấp huyện: 1.317,1 tỷ đồng).
+ Kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm
2021-2025: 4.136,9 tỷ đồng.
+ Số vốn cần bổ sung so với Kế hoạch
trung hạn: 6.270,6 tỷ đồng.
- Phân kỳ sang giai đoạn sau năm 2025
là: 3.853,5 tỷ đồng đối với 22 dự án cấp Thành phố thực hiện trong cả 2 giai đoạn,
giai đoạn 2021-2025 và sau năm 2025.
d) Dự kiến đầu tư với lĩnh vực di tích
Tổng nhu cầu ngân sách cấp Thành phố
giai đoạn 2021-2025: 14.029 tỷ đồng, 579 dự án (gồm 58 dự
án cấp thành phố: 5.676,3 tỷ đồng, 521 dự án ngân sách thành phố hỗ trợ
cấp huyện: 8.352,7 tỷ đồng.
- Giai đoạn 2021-2025: 9.784,5 tỷ đồng,
420 dự án (dự án cấp Thành phố: 4.636,8 tỷ đồng, 49 dự án; ngân sách Thành phố
hỗ trợ cấp huyện: 5.147,7 tỷ đồng, 371 dự án). Đã bố trí vốn năm 2021-2022 là: 793,3
tỷ đồng (dự án cấp thành phố: 113 tỷ đồng, ngân sách Thành phố hỗ trợ cấp huyện:
680 tỷ đồng). Nhu cầu giai đoạn T3/2022-2025 là: 8.991,2 tỷ đồng
(dự án cấp thành phố: 4.523,8 tỷ đồng, ngân sách Thành phố hỗ trợ cấp huyện:
4.467,4 tỷ đồng).
+ Kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm
2021-2025: 4.971,1 tỷ đồng.
+ Số vốn cần bổ sung so với Kế hoạch
trung hạn: 4.813,4 tỷ đồng.
- Phân kỳ sang giai đoạn sau năm 2025
là: 4.244,5 tỷ đồng, gồm dự án cấp Thành phố là: 1.039,5 tỷ đồng, ngân sách
Thành phố hỗ trợ cấp huyện: 3.205 tỷ đồng. Tổng số 159 dự án phân kỳ sang giai
đoạn sau 2025 (dự án cấp thành phố: 9 dự án, dự án hỗ trợ cấp huyện: 150 dự
án), 88 dự án thực hiện trong cả hai giai đoạn (dự án cấp thành phố: 3 dự án, dự
án hỗ trợ cấp huyện: 85 dự án).
(Chi tiết tại
các Phụ lục 02, 3.1, 3.2, 4.1, 4.2, 5.1, 5.2 kèm theo)
1.2. Khả năng
cân đối ngân sách cấp thành phố
Số vốn cần bổ sung so với Kế hoạch đầu
tư công trung hạn 5 năm 2021- 2025 đã dự kiến đối với 3 lĩnh vực trên là
19.345,6 tỷ đồng được bổ sung: Từ nguồn dự phòng Kế hoạch đầu tư công trung hạn
5 năm 2021-2025 (3.000 tỷ đồng); Từ nguồn tăng thu, thưởng vượt thu năm 2021; Từ nguồn
cải cách tiền lương còn
dư của ngân sách cấp Thành phố, hoặc từ tăng thu, thưởng vượt thu dự toán các
năm 2022-2024 hoặc xem xét phát hành trái phiếu xây dựng Thủ đô theo tiến độ thực
tế của dự án (bố trí cho các dự án y tế, di tích, giáo dục có tổng mức đầu tư lớn,
cần nghiên cứu kỹ lưỡng khi đề xuất triển khai).
2. Đối với
ngân sách cấp huyện
Các quận, huyện, thị xã dự kiến sẽ cân
đối ngân sách cấp huyện 36.583 tỷ đồng để thực hiện gồm: 6.045 tỷ
đồng để đối ứng ngân sách cấp Thành phố thực hiện các dự
án sử dụng vốn ngân sách Thành phố hỗ trợ; 30.538 tỷ đồng để thực hiện các dự
án cấp huyện do các quận, huyện, thị xã cân đối vốn 100%.
3. Dự kiến kết
quả thực hiện Kế hoạch
Với phương án nguồn lực ngân sách cấp
Thành phố cân đối cho 3 lĩnh vực trong giai đoạn 2021 -2025 là 41.405,4 tỷ đồng
để thực hiện 1.310 dự án, dự kiến kết quả đầu tư như sau:
- Có 653 dự án xây dựng
trường học công lập được bố trí vốn đầu tư, sau khi hoàn thành, cấp trung học
phổ thông do Thành phố quản lý được công nhận mới chuẩn mức 1 là 40, được công
nhận chuẩn lại mức 2 là 83 trường, cấp trung học cơ sở, tiểu học, mầm non do cấp
huyện quản lý có 222 trường được công nhận chuẩn mới mức độ 1, mức độ 2 và 292
trường được công nhận lại chuẩn mới mức độ 1, mức độ 2, cùng với ngân sách cấp
huyện đầu tư hoàn thành tăng thêm 148 trường đạt chuẩn mới và 818 trường
đạt điều kiện công nhận chuẩn lại. Dự kiến đến hết năm 2025 tổng số trường công
lập của Thành phố được công nhận đạt chuẩn là 2.040, đạt tỷ lệ 85% số trường
công lập đạt chuẩn quốc gia.
- Có 237 dự án lĩnh vực y tế được đầu tư xây
dựng, bao gồm: (1) 39 dự án bệnh viện đa khoa, trung tâm chuyên khoa được đầu
tư nâng cấp, mở rộng, xây mới đáp ứng yêu cầu chuyên môn về quy mô, công năng sử
dụng, công suất hoạt động (gồm 04 bệnh viện tại 04 huyện có Đề án thành lập quận;
07 bệnh viện chuyên khoa; 04 bệnh viện khu vực phía Đông, Tây, Nam, Bắc; 05 bệnh viện
đa khoa tuyến Thành phố, 13 bệnh viện đa khoa tuyến huyện, 03 trung tâm chuyên
khoa và 02 chi cục trực thuộc Sở Y tế, 01 dự án đầu tư hệ thống xử lý nước thải y
tế); (2) 198 trạm y tế,
phòng khám đa khoa cấp huyện được hỗ trợ đầu tư; ngoài ra cùng với ngân sách cấp
huyện sẽ hoàn thành 351 dự án y tế cơ sở, góp phần nâng cao năng lực y tế cộng
đồng phục vụ chăm sóc sức khỏe, chữa bệnh cho nhân dân.
- Cụm di tích Hoàng Thành Thăng Long, Cổ
Loa, di tích quốc gia đặc biệt, di tích cách mạng kháng chiến gồm 49 công trình
do cấp Thành phố quản lý và 371 di tích đã được xếp hạng cấp quốc gia, cấp
thành phố do các huyện, thị xã quản lý được đầu tư tu bổ, tôn tạo phát huy giá
trị di tích lịch sử, phát huy điểm đến.
IV. Nhiệm vụ và giải
pháp trọng tâm tổ chức thực hiện Kế hoạch
Kế hoạch nêu trên được xây dựng gồm
các nội dung, nhiệm vụ, dự án có nhu cầu triển khai mang tính chất tổng quan, định
hướng để thực hiện các yêu cầu, mục tiêu, chỉ tiêu của ba lĩnh vực giáo dục, y
tế, văn hóa. Trong quá trình triển khai thực hiện Kế hoạch, các đơn vị chủ trì
cần tiếp tục rà soát, đánh giá, thẩm định kỹ từng dự án và cần thực hiện các
nhiệm vụ, giải pháp sau:
1. Nhiệm vụ
và giải pháp về nguồn lực và tổ chức thực hiện dự án
- UBND Thành phố quán triệt và tổ chức
triển khai có hiệu quả các mục tiêu, chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng,
Nghị quyết Đại hội XVII của Đảng bộ Thành phố, thành lập Ban Chỉ đạo để xây dựng
và tổ chức thực hiện hiệu quả Kế hoạch.
- Các sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài
chính, Xây dựng, Quy hoạch - Kiến trúc, Tài nguyên và Môi trường căn cứ chức
năng, nhiệm vụ chủ động rà soát, hướng dẫn, tháo gỡ các khó khăn vướng mắc của
các dự án cụ thể và các cơ chế chính sách liên quan đến lĩnh vực phụ trách.
- Các quận, huyện, thị xã triển khai đồng
bộ các nhiệm vụ, giải pháp để thúc đẩy phát triển kinh tế, tăng thu ngân sách,
đảm bảo đủ nguồn lực để thực hiện Kế
hoạch.
- Dự án chính thức được lựa chọn để đầu
tư sẽ tiếp tục được chuẩn xác tại các Đề án, Chương trình, Kế hoạch theo chuyên
đề; tại các Nghị quyết của HĐND Thành phố về cập nhật, điều chỉnh Kế hoạch đầu
tư công trung hạn 5 năm 2021- 2025 của Thành phố và tại bước phê duyệt chủ
trương đầu tư dự án. Các sở chuyên ngành, các đơn vị liên quan khi triển khai
thực hiện, từng dự án phải rà soát kỹ, đánh giá thực trạng, sự cần thiết đầu
tư, quy mô đầu tư, lộ trình đầu tư đảm bảo phù hợp với mục tiêu, chỉ tiêu, tiêu
chuẩn của ngành, lĩnh vực, đảm bảo hiệu quả, tiết kiệm, tránh lãng phí.
- Tập trung ưu tiên, bố trí đủ nguồn lực
đầu tư từ ngân sách Thành phố để thực hiện Kế hoạch theo tiến độ thực hiện các
dự án; rà soát, đánh giá xác định các ưu tiên trong quá trình phân bổ vốn cho
các dự án cụ thể, gắn với quá trình lập, thẩm định, phê duyệt từng dự án, đảm bảo
phù hợp Kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm. Trong quá trình triển khai,
nếu có nguồn vốn bổ sung, Thành phố sẽ ưu tiên hỗ trợ bổ sung cho các huyện, thị
xã để đẩy nhanh tiến độ thực hiện, sớm hoàn thành, đưa công trình vào khai thác,
sử dụng.
- UBND các quận, huyện, thị xã và các
chủ đầu tư chịu trách nhiệm toàn diện về việc rà soát, đánh giá thực trạng, kiểm
định chất lượng công trình đang sử dụng để xác định sự càn thiết đầu tư, đề xuất
đầu tư xây dựng công trình mới, xây dựng công trình bổ sung, nâng cấp, cải tạo,
sửa chữa đảm bảo quy mô đầu tư, lộ trình đầu tư phù hợp với mục tiêu, tiêu chuẩn
của ngành, theo quy hoạch, kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt, đảm bảo
chất lượng, hiệu quả, tiết kiệm, tránh đầu tư dàn trải lãng phí, thất thoát
trong quá trình triển khai thực hiện. Chỉ được phê duyệt chủ trương đầu tư, phê
duyệt dự án đầu tư khi đáp ứng được các yêu cầu trên và tuân thủ theo đúng quy
định của pháp luật.
- UBND các quận trình HĐND cùng cấp chủ
động cân đối nguồn lực để triển khai các dự án thuộc 03 ngành, lĩnh vực để hoàn
thành mục tiêu, chỉ tiêu của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XVII và
mục tiêu của Kế hoạch.
- Chỉ đạo UBND các huyện, thị xã chủ động,
tập trung cân đối bố trí đủ phần vốn ngân sách cấp huyện phải đối ứng cho
các dự án theo Kế hoạch, đảm bảo hoàn thành dự án theo tiến độ, tuyệt đối không
để phát sinh nợ đọng xây dựng cơ bản. Rà soát hoàn thiện thủ tục đầu tư của từng
dự án để phù hợp với nguồn vốn ngân sách Thành phố hỗ trợ; đề xuất bổ sung, điều
chỉnh Kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm của cấp mình, trình HĐND cấp
huyện thông qua theo đúng quy định của Luật Đầu tư công. Chỉ triển khai đầu tư
xây dựng và bố trí vốn ngân sách Thành phố hỗ trợ cho từng dự án cụ thể khi đã
đảm bảo thủ tục và đảm bảo nguồn vốn đối ứng của các huyện, thị xã. Đồng thời, UBND
các huyện, thị xã trình HĐND cùng cấp chủ động cân đối nguồn lực để triển khai
các dự án sử dụng 100% ngân sách cấp huyện từ nguồn phân cấp thuộc 03 lĩnh vực
để hoàn thành mục tiêu, chỉ tiêu của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần
thứ XVII và mục tiêu của Kế hoạch.
- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý
nhà nước trong quản lý đầu tư xây dựng, chống mọi biểu hiện tham nhũng, lãng
phí, tiêu cực. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện
Kế hoạch ở các cấp, các ngành.
2. Nhiệm vụ,
giải pháp về phân cấp, ủy quyền
2.1. Phân cấp
quản lý nhà nước của 03 lĩnh vực
Theo quy định hiện hành của thành phố
Hà Nội (theo Nghị quyết số 08/2016/NQ-HĐND ngày 03/8/2016 của HĐND Thành phố, Quyết
định số
14/2021/QĐ-UBND ngày 06/9/2021 của UBND Thành phố quy định về phân cấp quản lý
nhà nước một số lĩnh vực hạ tầng, kinh tế-xã hội), hiện nay, Thành phố đã phân
cấp cho cấp huyện đối với 03 lĩnh vực cụ thể như sau:
a) Lĩnh vực giáo dục đào tạo:
- Thành phố đầu tư, đồng bộ với quản lý
sau đầu tư: Trường trung
học phổ thông; trường phổ thông có nhiều cấp học,
trong đó có cấp học trung học phổ thông; trường phổ thông dân tộc nội trú có cấp
trung học phổ thông; 05
trường tiểu học, mầm
non, THCS trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo (chiếm 5,5% tổng số trường công lập toàn Thành
phố).
- Cấp huyện đầu tư, đồng bộ với quản
lý sau đầu tư các trường công lập gồm: trường trung
học cơ sở; trường phổ thông có nhiều cấp học trong đó không có cấp học trung học
phổ thông; trường phổ thông dân tộc bán trú; trường phổ thông dân tộc nội trú
không có cấp trung học phổ thông; trường tiểu học; trường mầm non (chiếm
94,5% tổng số trường công lập toàn Thành phố).
b) Lĩnh vực y tế:
- Thành phố đầu tư, đồng bộ với quản
lý sau đầu tư: 41 bệnh viện (bệnh viện đa khoa và chuyên khoa tuyến
Thành phố và tuyến huyện).
- Cấp huyện đầu tư, đồng bộ với quản
lý sau đầu tư: trung tâm y tế cấp huyện (bao gồm cả các phòng khám đa khoa
khu vực, nhà hộ sinh, trạm y tế xã, phường, thị trấn) theo sự hướng dẫn chỉ đạo
về chuyên môn nghiệp vụ của Sở Y tế (gồm 666 cơ sở y tế).
c) Lĩnh vực di tích:
- Thành phố đầu tư tu bổ, bảo tồn,
phát huy giá trị 10 di tích quan trọng do Thành phố trực tiếp quản lý (được kể
tên tại Quyết định 14/2021/QĐ-UBND); di tích quốc gia đặc biệt; di tích cách mạng
kháng chiến.
- Cấp huyện đầu tư tu bổ, bảo tồn và phát huy
giá trị các di tích còn lại trên địa bàn, trừ các di tích Thành phố trực tiếp đầu
tư (trong đó có toàn bộ di tích cấp quốc gia, cấp Thành phố và các di tích chưa
xếp hạng);
- Về quản lý sau đầu tư: ngoài việc
quản lý sau đầu tư đối với tất cả các di tích được phân cấp đầu tư, cấp huyện
còn quản lý sau đầu tư đối cả các di tích cách mạng kháng chiến được Thành phố
đầu tư. Tổng số di tích do cấp huyện quản lý sau đầu tư
là: 5.904/5.922 di tích.
2.2. Về phân
cấp ngân sách; phân cấp, ủy quyền trong đầu tư
a) Cấp Thành phố cân đối ngân sách và
thực hiện thủ tục đầu tư đối với các nhiệm vụ chi
thuộc trách nhiệm đầu tư của cấp Thành phố. Căn cứ năng lực triển khai, Thành
phố có thể giao UBND các quận, huyện, thị xã làm chủ đầu tư các dự án cấp Thành
phố. Ngân sách cấp Thành phố có thể xem xét cân đối hỗ trợ ngân
sách cấp Thành phố để hỗ trợ bổ sung mục tiêu cho cấp
huyện theo quy định của Luật Ngân sách, Luật Đầu tư công.
b) Cấp huyện cân đối ngân sách và
thực hiện thủ tục đầu tư đối với các nhiệm vụ chi thuộc trách
nhiệm đầu tư của cấp
huyện.
2.3. Phân cấp,
ủy quyền trong thực hiện Kế hoạch
- Với phương án nguồn lực ngân sách Thành
phố cân đối cho 3 lĩnh
vực là 49.203,4 tỷ đồng để thực hiện 1.469 dự án. Việc phân cấp, ủy quyền,
giao chủ đầu tư để thực hiện các dự án như sau:
+ Cấp huyện sẽ thực hiện toàn bộ thủ tục
đầu tư các dự án cấp huyện được ngân sách Thành phố hỗ trợ: 1.233 dự án, gồm
các thủ tục từ giao chuẩn bị đầu tư, lập, thẩm định, phê duyệt chủ trương đầu
tư, phê duyệt dự án, đấu thầu, triển khai
thực hiện dự án, bàn giao, đưa vào khai thác, sử dụng, quyết toán công trình.
+ Cấp Thành phố thực hiện 236 dự án.
Căn cứ năng lực triển khai, Thành phố tiếp tục xem xét giao UBND các quận, huyện,
thị xã làm chủ đầu tư các dự án về giáo dục, di tích và một số dự án y tế bệnh
viện đa khoa tuyến huyện.
- Ngoài ra, đối với toàn bộ các dự án
do cấp huyện cân đối vốn 100% để thực hiện: cấp
huyện sẽ chủ động thực hiện toàn bộ trình tự thủ tục đầu tư từ giao chuẩn bị đầu
tư, lập, thẩm định, phê duyệt chủ trương đầu tư, phê duyệt dự án, đấu thầu, triển khai
thực hiện dự án, quyết toán vốn công trình, bàn giao, đưa vào khai thác, sử dụng,
quyết toán công trình.
Trong thời gian tới, tiếp tục rà soát
các quy định hiện hành của Thành phố liên quan đến phân cấp quản lý đầu tư và
quản lý sau đầu tư trong các lĩnh vực giáo dục, y tế, di tích, đảm bảo phù hợp
với yêu cầu triển khai trên thực tế, trình HĐND Thành phố quyết định theo quy định.
2.4. Thành phố
tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện Kế hoạch ở các cấp, các ngành; đặc
biệt là các nhiệm vụ đã được phân cấp, ủy quyền cho cấp huyện thực hiện.
3. Nhiệm vụ
và giải pháp trọng tâm trong lĩnh vực giáo dục
- Tiếp tục rà soát, xây dựng các mục
tiêu, nhiệm vụ, giải pháp mang tính chất đột phá nâng cao chất lượng giáo dục,
để cùng với việc tăng cường đầu tư cơ sở vật chất cho hệ thống giáo dục, giáo dục
Thủ đô có sự chuyển biến mạnh mẽ.
- Xây dựng và thực hiện tốt việc quy
hoạch đảm bảo đủ quỹ đất xây mới, mở rộng các trường học đáp ứng yêu cầu của
phát triển giáo dục, đáp ứng các quy định của Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo
về trường đạt chuẩn quốc gia;
- Bố trí đủ kinh phí để xây dựng các
trường đúng quy định về cơ sở vật chất trường học, đảm bảo đủ trang thiết bị
trường học theo quy định trường đạt chuẩn quốc gia; Đầu tư, rà soát, sắp xếp cơ
sở vật chất đáp ứng quy định được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành tại các Thông
tư: số 13/2020/TT-BGDĐT , số 14/2020/TT-BGDĐT ngày 26/5/2020 và các Thông tư: số
37/2021/TT-BGDĐT ,
38/2021/TT-BGDĐT,
39/2021/TT-BGDĐT ngày 30/12/2021 về việc ban hành danh mục thiết bị dạy học tối
thiểu cho các cấp học và văn bản khác;
- Hàng năm xây dựng kế hoạch chuẩn quốc gia
(công nhận mới, công nhận lại) phải phù hợp sát thực tế, đảm bảo tính khả thi,
đảm bảo thực chất chỉ tiêu tỷ lệ
trường chuẩn quốc gia. Phấn đấu hoàn thành Kế hoạch đã đăng ký và được giao;
- Rà soát lại toàn bộ các trường đã đến
hạn công nhận lại, lập kế hoạch triển khai và quan tâm đầu tư cho các trường để
đủ điều kiện công nhận lại theo các quy định hiện hành. Rà soát, xác định danh
sách trường đạt chuẩn quốc gia đảm bảo tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia một cách
thực chất.
- Tuyển dụng, bổ sung đủ đội ngũ cán bộ
quản lý, giáo viên, nhân viên đủ trình độ đào tạo, năng lực thực hiện tốt
chương trình giáo dục phổ thông (nhất là giáo viên cho các môn học mới của cấp
THPT là âm nhạc, mỹ thuật), đáp ứng các chương trình giáo dục tiên tiến của khu
vực và thế giới.
- Thực hiện chuyển đổi số trong lĩnh vực
giáo dục: Phát triển nền tảng hỗ trợ dạy và học từ xa, ứng dụng triệt để công
nghệ số trong công tác quản lý, giảng dạy và học tập; số hóa tài liệu, giáo
trình; xây dựng nền tảng chia sẻ tài nguyên giảng dạy và học tập theo cả hình
thức trực tiếp và trực tuyến. Phát triển công nghệ phục vụ giáo dục, hướng tới
đào tạo cá thể hóa. 100% các cơ sở giáo dục triển khai công tác dạy và học từ
xa, trong đó thử nghiệm chương trình đào tạo cho phép học sinh, sinh viên học
trực tuyến tối thiểu 20% nội dung chương trình, ứng dụng công nghệ số để giao
bài tập về nhà và kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh trước khi đến lớp học.
- Thực hiện xã hội hóa giáo dục: Cùng
với phát triển giáo dục công lập, xã hội hoá giáo dục cũng cần phải đẩy mạnh,
huy động toàn xã hội làm giáo dục, tăng cường nguồn lực phát triển cơ sở hạ tầng
giáo dục làm cho giáo dục phù hợp với sự phát triển của xã hội, thích ứng với
xã hội, tăng cường chất lượng cũng đồng thời duy trì sự cân bằng giữa hoạt động
giáo dục và xã hội.
- Sở Giáo dục và Đào tạo tham mưu UBND
Thành phố tiếp tục kiến nghị với Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo: Cho phép
thành phố Hà Nội được áp dụng cơ chế đặc thù như: cho phép tính diện tích sàn sử
dụng/học sinh thay thế cho diện tích đất/học sinh; cho phép nâng cao tầng các
khối xây dựng và được phép xây dựng và sử dụng các tầng hầm,....
4. Nhiệm vụ
và giải pháp trọng tâm trong lĩnh vực y tế
- Thực hiện chuyển đổi số trong lĩnh vực
y tế: Phát triển nền tảng hỗ trợ khám, chữa bệnh từ xa để hỗ trợ người dân được
khám, chữa bệnh từ xa, giúp giảm tải các cơ sở y tế, hạn chế tiếp xúc đông người,
giảm nguy cơ lây nhiễm chéo; 100% các cơ sở y tế có bộ phận khám chữa bệnh từ
xa; thúc đẩy chuyển đổi số ngành y tế. Xây dựng và từng bước hình thành hệ thống
chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh dựa trên các công nghệ số; ứng dụng công nghệ số
toàn diện tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh góp phần cải cách hành chính, giảm
tải bệnh viện, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, sử dụng hồ sơ bệnh án điện tử
tiến tới không sử dụng bệnh án giấy, thanh toán viện phí, hình thành các bệnh
viện thông minh; xây dựng nền tảng quản trị y tế thông minh dựa trên công nghệ
số, tích hợp thông tin, dữ liệu, hình
thành cơ sở dữ liệu quốc gia về y tế. Thử nghiệm triển khai sáng kiến “Mỗi người
dân có một bác sĩ riêng” với mục tiêu mỗi người dân có một hồ sơ số về sức khỏe
cá nhân, trên cơ sở đó được bác sĩ tư vấn, chăm sóc cho từng người dân như là
bác sĩ riêng, hình thành hệ thống chăm sóc y tế số hoàn chỉnh từ khâu chăm sóc
sức khỏe ban đầu, dự phòng đến điều trị. Tạo hành lang pháp lý để tạo điều kiện
cho khám chữa bệnh từ xa và đơn thuốc điện tử cho người dân, nhằm bảo đảm người dân có thể
tiếp xúc bác sỹ nhanh, hiệu quả, giảm chi phí và thời gian vận chuyển bệnh nhân.
- Xây dựng đề án đầu tư xây dựng cơ sở
hạ tầng hệ thống y tế gắn với nguồn lực tài chính, nguồn nhân lực y bác sĩ, cán
bộ y tế, tổ chức bộ máy biên chế.
- Xã hội hóa y tế cần xác định là một
giải pháp nhằm đáp ứng nhu cầu thực tiễn của công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe
nhân dân Thủ đô trong khi nguồn ngân sách Nhà nước đầu tư cho hệ thống y tế
công lập còn hạn chế. Việc xã hội hóa y tế thúc đẩy đội ngũ thầy thuốc đổi mới,
nâng cao tay nghề, áp dụng kỹ thuật tiên phong với chi phí đầu tư phù hợp năng lực
và khả năng kêu gọi đầu tư hoặc ứng dụng giải pháp, tạo điều kiện thuận lợi nhất
cho người bệnh tiếp cận với dịch vụ kỹ thuật cao, góp phần nâng cao chất lượng
khám chữa bệnh.
5. Nhiệm vụ và giải
pháp trọng tâm trong lĩnh vực di tích
- Đối với việc triển khai các dự án tu
bổ, tôn tạo di tích: Việc nghiên cứu, phê duyệt dự án, phương án thực hiện phải được cân
nhắc xem xét kỹ lưỡng đối với từng công trình, hạng mục, không thực hiện đại
trà, đảm bảo nguyên tắc giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa của di tích cũng như các hạng mục của
công trình di tích đó.
- Sở Quy hoạch kiến trúc phối hợp với Sở
Văn hóa và Thể thao; UBND các quận, huyện, thị xã trong việc lập quy hoạch di
tích quốc gia đặc biệt, các di tích trọng điểm trên địa bàn Thành phố. Định hướng
tổ chức không gian các hạng mục công trình xây dựng mới, hệ thống công trình hạ
tầng kỹ thuật và tạo lập môi trường cảnh quan thích hợp trong khu vực di tích;
phù hợp với mục
tiêu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và quy hoạch phát
triển các ngành trong phạm vi khu vực quy hoạch đã được phê duyệt; đảm bảo
đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật, hài hòa về cảnh quan và kiến trúc khu vực.
- Sở Tài nguyên và Môi trường: (1) Phối
hợp với Sở Văn
hóa và Thể thao
tiếp
tục rà soát, kiểm tra, bàn giao số liệu đo đạc bản đồ theo Kế hoạch số
78/KH-UBND ngày 24/5/2012 của UBND Thành phố; đẩy nhanh tiến độ thực hiện cấp
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với
đất cho các tổ chức, cá nhân, chủ sở hữu di tích trên địa bàn thành phố; điều
chỉnh khoanh vùng các khu vực bảo vệ di tích phù hợp hiện trạng theo chỉ đạo của
Ủy ban nhân dân Thành phố; (2) Phối hợp Sở Văn hóa và Thể thao; UBND các quận,
huyện, thị xã xác định phương án công khai chỉ giới khoanh vùng, quy hoạch di
tích; kịp thời rà soát các khu vực bảo vệ di tích tại địa phương còn nhiều bất
cập do lịch sử để lại trước thời điểm ban hành Luật Di sản văn hóa; có phương
án điều chỉnh các khu vực bảo vệ các di tích chưa phù hợp với thực tế quản lý tại
địa phương, nhất là đối với các di tích đã xếp hạng từ trước những năm
2010.
- Sở Văn hóa và Thể thao chủ trì, phối
hợp với các đơn vị tham mưu tháo gỡ các khó khăn vướng mắc trong công tác quy
hoạch tổng thể bảo quản phục hồi, tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử kiến trúc nghệ thuật để
có cơ sở tu bổ, phục hồi các yếu tố
gốc của di tích; định hướng tổ chức không gian các hạng mục công trình phụ trợ,
hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật và tạo lập môi trường cảnh quan thích hợp
trong khu vực di tích.
- Sở Văn hóa và Thể thao chủ trì cùng
Sở Du lịch, UBND các quận, huyện, thị xã xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về di
sản văn hóa trên nền tảng công nghệ số thống nhất, phục vụ công tác lưu
trữ, quản lý,
nghiên cứu, bảo tồn, khai thác,
quảng bá di sản,
thúc
đẩy phát triển du lịch
bền vững; xây dựng hệ thống tiêu chí chuyển đổi số cho các thông tin dữ liệu ứng
dụng trên phần mềm lưu trữ, bản đồ số và liên kết khai thác dữ liệu đa chiều
về di sản văn hóa của Thành phố thống nhất, kết
nối với Hệ thống dữ liệu số quốc
gia về di sản văn
hóa, bảo đảm đáp ứng hiệu quả dịch vụ cho xã hội,
cộng đồng được đẩy
mạnh ở mọi lúc, mọi nơi.
- Sở Du lịch phối hợp với Sở Văn
hóa và Thể thao, các
đơn vị liên quan quảng bá giá trị di tích với du khách trong và ngoài nước nhằm
giới thiệu hình ảnh di tích vào các chương trình du lịch với du khách trong và
ngoài nước; xây dựng các tuyến điểm du lịch di tích có giá trị về khảo cổ học,
lịch sử, cách mạng kháng chiến, kiến trúc - nghệ thuật, danh lam thắng cảnh gắn
với làng nghề truyền thống, góp phần nâng cao giá trị di tích.
- UBND các quận, huyện, thị xã chủ trì
phối hợp với Sở Văn
hóa và Thể thao thực hiện công tác kiểm kê, giám định đánh giá phân loại hiện vật
tại di tích. Chủ động rà soát, thực hiện các thủ tục để xếp hạng và nâng cấp xếp
hạng đối với các di tích đủ điều kiện theo quy định. Nghiên cứu xây dựng quy hoạch
tổng thể đối với các di tích có khả năng phát triển thành điểm đến du lịch. Đồng
thời, nghiên cứu xây dựng đề án thu phí thăm quan di tích và phí dịch vụ đối với
các di tích trên địa bàn để đảm bảo hiệu quả sau đầu tư.
- Sở Văn hóa và Thể thao
chủ trì cùng Sở Du lịch, UBND các quận, huyện, thị xã xây dựng đề án về quản
lý, khai thác phát huy giá trị di tích lịch sử. Trong đó cần nghiên cứu,
áp dụng chính sách khuyến khích xã hội hóa để triển khai huy động được sự hưởng
ứng tích cực cả về quản lý, nhân lực cũng như vật chất và tài chính của xã hội
đối với các hoạt động trong lĩnh vực văn hóa, trong sự nghiệp bảo tồn di sản
văn hóa cả về bề rộng lẫn chiều sâu.
6. Sở Tài chính: Chủ trì tham
mưu về quản lý công sản trong triển khai thực hiện Kế hoạch, cân đối đủ nguồn vốn
và ưu tiên hỗ trợ bổ sung từ nguồn tăng thu, thưởng vượt thu ngân sách Thành phố
các năm 2022-2024 để các dự án thuộc Kế hoạch được đẩy nhanh tiến độ thực hiện,
sớm hoàn thành, đưa công trình vào khai thác, sử dụng, phát huy giá trị nguồn vốn
đầu tư.
7. Sở Kế hoạch và Đầu
tư:
Chủ trì theo dõi, tổng hợp, báo cáo tình hình triển khai thực hiện Kế hoạch định
kỳ 6 tháng, hàng năm được lồng ghép trong báo cáo kinh tế - xã hội, báo cáo đầu
tư công 6 tháng và hàng năm và tham mưu điều hành Kế hoạch với UBND Thành phố,
Ban cán sự Đảng UBND Thành phố báo cáo Thường trực Thành ủy, Ban Thường vụ
Thành ủy, HĐND Thành phố.
Chi tiết Bảng
phân công thực hiện Kế hoạch tại Phụ lục 1 kèm theo.
Trên đây là Kế hoạch đầu tư xây dựng,
cải tạo trường học công lập để đủ điều kiện đạt chuẩn quốc gia, nâng cấp hệ thống
y tế và tu bổ, tôn tạo di tích trong giai đoạn 2022-2025 và các năm tiếp theo của
thành phố Hà Nội. UBND Thành phố yêu cầu các ngành, các cấp của Thành phố tích
cực, nghiêm túc triển khai thực hiện, sớm đạt được các mục tiêu, chỉ tiêu của Kế
hoạch./.
Nơi nhận:
-
Thường
trực Thành ủy (để báo cáo);
-
Thường trực HĐND Thành
phố (để báo cáo);
-
Chủ tịch UBND Thành phố;
- Các Phó Chủ tịch UBND TP;
-
Văn
phòng Thành ủy;
- Các sở, ban, ngành;
- Các quận ủy, huyện ủy, thị ủy;
- UBND các quận, huyện, thị xã;
- VPUB: CVP, các PCVP, KT, KGVX, TH, TKBT;
- Lưu: VT, KT.
|
TM. ỦY BAN
NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Chu
Ngọc Anh
|