Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 539/QĐ-BCT Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Bộ Công thương Người ký: Nguyễn Sinh Nhật Tân
Ngày ban hành: 03/03/2023 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BỘ CÔNG THƯƠNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 539/QĐ-BCT

Hà Nội, ngày 03 tháng 3 năm 2023

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG DANH MỤC, NỘI DUNG VÀ DỰ TOÁN KINH PHÍ NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP BỘ THỰC HIỆN TRONG KẾ HOẠCH GIAI ĐOẠN 2023-2025

BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG

Căn cứ Nghị định số 96/2022/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;

Căn cứ Nghị định số 08/2014/NĐ-CP ngày 27 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật khoa học và công nghệ;

Căn cứ Thông tư số 50/2014/TT-BCT ngày 15 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ của Bộ Công Thương và Thông tư số 37/2016/TT-BCT ngày 28 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc sa đi, bổ sung một số điều của Thông tư s50/2014/TT-BCT;

Căn cứ Quyết định số 58/QĐ-BCT ngày 12 tháng 01 năm 2023 về việc phê duyệt danh mục, nội dung và dự toán kinh phí nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ thực hiện trong Kế hoạch giai đoạn 2023-2025;

Căn cứ biên bản đánh giá của Hội đng tư vn tuyn chọn và Tthẩm định kinh phí nhiệm vụ “Nghiên cứu, đề xuất giải pháp xut bn và phát hành xut bản phm điện tử của Nhà xuất bản Công Thương đến năm 2025 tm nhìn 2030;

Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt nội dung và dự toán kinh phí nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ “Nghiên cứu, đề xuất giải pháp xuất bản và phát hành xuất bản phẩm điện tử của Nhà xuất bản Công Thương đến năm 2025 tầm nhìn 2030” do Nhà xuất bản Công Thương chủ trì thực hiện.

Chi tiết tại Phụ lục kèm theo quyết định này.

Điều 2. Bổ sung nhiệm vụ nêu tại Điều 1 vào danh mục tại Phụ lục kèm theo Quyết định số 58/QĐ-BCT ngày 12 tháng 01 năm 2023 về việc phê duyệt danh mục, nội dung và dự toán kinh phí nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ thực hiện trong Kế hoạch giai đoạn 2023-2025.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 4. Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng các Vụ: Khoa học và Công nghệ, Kế hoạch - Tài chính; Thủ trưởng các đơn vị được giao chủ trì nhiệm vụ khoa học và công nghệ nêu tại Điều 1 và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Bộ Tài chính;
- Bộ Khoa học và Công nghệ;
- Lưu: VT, KHCN, Diepdx.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Sinh Nhật Tân

 

PHỤ LỤC.

DANH MỤC, NỘI DUNG VÀ DỰ TOÁN KINH PHÍ NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP BỘ GIAI ĐOẠN 2023-2025
(Kèm theo Quyết định số 539/QĐ-BCT ngày 03 tháng 03 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)

I. Đề tài:

TT

Tên nhiệm vụ

Cơ quan chủ trì

Chủ nhiệm nhiệm vụ

Mục tiêu

Nội dung nghiên cứu chính

Sản phẩm

Thời gian thực hiện

Kinh phí (triệu đồng)

Ghi chú

Tổng

Ngân sách NN

Đối ứng

Tổng

2023

1

Nghiên cứu thiết kế và chế tạo giầy chuyên dụng để bảo vệ bàn chân người lao động các ngành cơ khí, xây dựng và cầu đường

Viện Nghiên cứu Da - Giầy

ThS. Lưu Toàn Năng

- Xây dựng được quy trình thiết kế và chế tạo giầy chuyên dụng đạt tiêu chuẩn quốc tế để bảo vệ bàn chân người lao động khỏi các tác động cơ học như đâm xuyên, va đập ép nén.

- Chế tạo được một số mẫu giầy chuyên dụng đạt tiêu chuẩn EN ISO 20345:2004 để bảo vệ bàn chân người lao động nam và nữ trong các ngành cơ khí, xây dựng và cầu đường.

- Tổng quan về công nghệ sản xuất giầy chuyên dụng và nhu cầu sử dụng trên thế giới và Việt Nam.

- Nghiên cứu đặc điểm nhân trắc bàn chân và xây dựng hệ thống kích thước bàn chân người lao động các ngành cơ khí, xây dựng và cầu đường.

- Nghiên cứu lựa chọn vật liệu để làm giầy chuyên dụng để bảo vệ bàn chân người lao động các ngành cơ khí, xây dựng và cầu đường.

- Xây dựng hệ thống cỡ số phom giầy, thiết kế và chế tạo phom giầy chuyên dụng để bảo vệ bàn chân người lao động các ngành cơ khí, xây dựng và cầu đường.

- Nghiên cứu thiết kế giầy chuyên dụng để bảo vệ bàn chân người lao động các ngành cơ khí, xây dựng, cầu đường.

- Xây dựng quy trình công nghệ sản xuất giầy chuyên dụng, chế tạo giầy mẫu.

- Hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất và đánh giá hiệu quả kinh tế.

- Quy trình công nghệ thiết kế, chế tạo giầy chuyên dụng bảo vệ bàn chân người lao động khỏi tác động các tác động cơ học như đâm xuyên, va đập ép nén.

- Các hệ thống kích thước bàn chân, các hệ thống kích thước phom giầy cho người lao động nam và nữ làm việc trong các ngành cơ khí, xây dựng và cầu đường.

- 02 mẫu giầy bảo vệ cho lao động nam và nữ (mỗi mẫu 20 đôi) đáp ứng các yêu cầu theo tiêu chuẩn EN ISO 20345:2004 - Personal protective equipment - Safety footwear về các tiêu chí chống đâm xuyên, chống va đập, ép nén, chống trơn trượt, độ bền bẻ uốn, chống han gỉ.

+ Giầy vừa chân người lao động nước ta.

+ Đảm bảo các các tiêu chí về vệ sinh, an toàn sinh thái.

+ Giá thành hợp lý trong điều kiện kinh tế xã hội nước ta.

- 02 bộ phom giầy đầy đủ các cỡ đảm bảo thiết kế và chế tạo giầy bảo vệ phù hợp (vừa) với bàn chân người lao động nam và nữ làm việc trong các ngành cơ khí, xây dựng và cầu đường nước ta.

- Hồ sơ thiết kế phom, thiết kế giầy chuyên dụng.

- Sản xuất thử nghiệm và áp dụng cụ thể tại 01 - 02 đơn vị.

- Bài báo khoa học và đăng ký Sở hữu trí tuệ hoặc giải pháp hữu ích.

24 tháng

2370

2050

1050

320

 

2

Nghiên cứu công nghệ sản xuất beta- dicalcium pyrophosphate từ xương động vật làm nguyên liệu sản xuất sứ xương cao cấp

Viện Nghiên cứu Sành sứ Thủy tinh Công nghiệp

KS. Trần Đoàn Trưởng

Xây dựng được quy trình công nghệ sản xuất beta-dicalcium pyrophosphate từ xương động vật làm nguyên liệu sản xuất sứ xương cao cấp với năng suất 150 tấn/năm

- Tổng quan về công nghệ sản xuất beta- dicalcium pyrophosphate và ứng dụng beta-dicalcium pyrophosphate trong thực tiễn.

- Nghiên cứu công nghệ sản xuất tro xương DCP từ nguồn nguyên liệu xương động vật.

- Xây dựng quy trình công nghệ, dây chuyền, thiết bị sản xuất beta-dicalcium pyrophosphate năng suất 150 tấn /năm.

- Sản xuất thử nghiệm và đánh giá sơ bộ hiệu quả về kinh tế, môi trường.

- Bột tro xương DCP: 1000 kg; Độ trắng ≥92%; Thành phần hóa: P2O5 ≥ 45%; CaO ≥ 42%; Fe2O3 ≤ 0,3%; Thành phần khoáng: beta-dicalcium pyrophosphate: ≥ 84%; Cỡ hạt ≤ 45 μm.

- Sản phẩm sứ xương cao cấp sử dụng bột tro xương DCP của đề tài tương đương với sản phẩm sứ xương nhập ngoại: 100 cái bát cơm. Thông số kỹ thuật như sau: P2O5 ≥ 16%; Độ trắng ≥ 80%; Độ thấu quang ≥ 8%; Độ hút nước ≤ 0,05%.

- Quy trình công nghệ sản xuất beta-dicalcium pyrophosphate từ xương động vật làm nguyên liệu sản xuất sứ xương cao cấp.

- Hồ sơ thiết kế dây chuyền thiết bị công nghệ sản xuất beta-dicalcium pyrophosphate từ xương động vật làm nguyên liệu sản xuất sứ xương cao cấp năng suất 150 tấn/năm.

- Bài báo khoa học: 01 bài được chấp nhận đăng trên tạp chí chuyên ngành.

- Đăng ký 01 giải pháp hữu ích (chấp nhận đơn).

24 tháng

1800

1460

730

340

 

3

Nghiên cứu công nghệ sản xuất men vi tinh thể đa oxit cho gạch ốp lát cao cấp

Công ty TNHH MTV Tư vấn và Chuyển giao Công nghệ Bách Khoa

ThS. Phạm Ngọc Trung

Xây dựng được quy trình công nghệ chế tạo frit và men vi tinh thể đa oxit ứng dụng sản xuất gạch ốp lát cao cấp với nhiệt độ nung dưới 1250ºC có bề mặt đạt độ cứng, độ giao thoa ánh sáng cao

- Tổng quan về hệ men vi tinh thể đa oxit và nhu cầu sử dụng tại Việt Nam.

- Nghiên cứu, tính toán và đề xuất bài phối liệu nấu Frit trên cơ sở hệ Alumino Silicate.

- Nghiên cứu, lựa chọn chất tạo mầm tinh thể tối ưu và các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình phát triển vi tinh thể.

- Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất Frit hệ Alumino Silicate và hệ men vi tinh thể dựa trên hệ Frit Alumino Silicate.

- Nghiên cứu thử nghiệm phủ men vi tinh thể.

- Sản xuất thử nghiệm và ứng dụng thử nghiệm thực tế sản xuất.

- Đánh giá sơ bộ hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường.

- 100 kg frit hệ thủy tinh aluminosilicate đa oxit đạt yêu cầu sản xuất men kết tinh cho gạch ốp lát cao cấp

+ Kích thước hạt: < 20 mm

+ Độ bền nước: ≤ Cấp 3

- 100 m2 gạch xương bán sứ phủ men vi tinh thể đã mài bóng

+ Nhiệt độ nung: ≤ 1250ºC

+ Độ cứng: ≥ 5,5 theo thang Mohs

+ Độ bóng: ≥ 95%

+ Kích thước vi tinh thể: ≤ 10 micromet

+ Bề mặt có hiệu ứng giao thoa ánh sáng

- 100 m2 gạch xương granit phủ men vi tinh thể đã mài bóng

+ Nhiệt độ nung: ≤ 1250ºC

+ Độ cứng: ≥ 5,5 theo thang Mohs

+ Độ bóng: ≥ 95%

+ Kích thước vi tinh thể: ≤ 10 micromet

+ Bề mặt có hiệu ứng giao thoa ánh sáng

- 01 quy trình chế tạo frit năng suất 200 kg/mẻ;

- 01 quy trình công nghệ sản xuất men vi tinh thể đa oxit cho gạch ốp lát cao cấp năng suất 500 kg/mẻ;

- 01 quy trình công nghệ sản xuất gạch ốp lát phủ men vi tinh thể đa oxit.

- 02 bài báo khoa học công bố trên tạp chí chuyên ngành;

- 01 giải pháp hữu ích (chấp nhận đơn).

24 tháng

2400

2145

1100

255

 

4

Nghiên cứu giới hạn hàm lượng một số hóa chất độc hại trong sản phẩm sơn, mực in thông dụng và đề xuất biện pháp quản lý

Cục Hóa chất, Bộ Công Thương

ThS. Nguyễn Thanh Loan

Đề xuất giới hạn và các giải pháp để quản lý hàm lượng một số hóa chất độc hại trong sản phẩm sơn và mực in thông dụng nhằm đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng

1. Nghiên cứu tổng quan, khảo sát về chủng loại và nhu cầu thị trường của một số sản phẩm sơn và mực in thông dụng đang được sản xuất, tiêu thụ trong nước

2. Nghiên cứu, khảo sát thực trạng về hàm lượng và biện pháp quản lý một số hóa chất độc hại trong một số sản phẩm sơn và mực in thông dụng của châu Âu và một số nước trong khu vực

3. Nghiên cứu tổng quan về hàm lượng và biện pháp quản lý một số hóa chất độc hại trong một số sản phẩm sơn và mực in thông dụng sản xuất trong nước

4. Nghiên cứu đề xuất giới hạn hàm lượng và giải pháp quản lý một số hóa chất độc hại trong sản phẩm sơn và mực in thông dụng

1. Báo cáo tổng quan về chủng loại và nhu cầu thị trường của một số sản phẩm sơn và mực in thông dụng đang được sản xuất, tiêu thụ trong nước;

2. Báo cáo tổng quan về hàm lượng và biện pháp quản lý một số hóa chất độc hại trong một số sản phẩm sơn và mực in thông dụng sản xuất trong nước;

3. Báo cáo thực trạng về hàm lượng và biện pháp quản lý một số hóa chất độc hại trong một số sản phẩm sơn và mực in thông dụng của châu Âu và một số nước trong khu vực;

4. Báo cáo đánh giá ảnh hưởng của một số hóa chất độc hại trong sản phẩm sơn và mực in thông dụng đối với sức khỏe con người và môi trường;

5. Đề xuất giới hạn hàm lượng và giải pháp quản lý một số hóa chất độc hại trong sản phẩm sơn và mực in thông dụng;

24 tháng

1080

1080

540

0

 

5

Nghiên cứu công nghệ sản xuất vải chống tĩnh điện phục vụ sản xuất quần áo bảo hộ

Công ty CP - Viện Nghiên cứu Dệt may

KS. Nguyễn Văn Huỳnh

Nghiên cứu, tạo ra được dòng sản phẩm vải chống tĩnh điện phục vụ sản xuất quần áo bảo hộ cho một số ngành đặc thù

- Nghiên cứu, lựa chọn nguyên liệu sợi phù hợp để sản xuất vải chống tĩnh điện phục vụ sản xuất quần áo bảo hộ;

- Nghiên cứu, lựa chọn trang phục bảo hộ sử dụng vải chống tĩnh điện trong công nghiệp thực phẩm, điện, điện tử;

- Nghiên cứu quy trình công nghệ sản xuất vải dệt kim chống tĩnh điện;

- Nghiên cứu quy trình công nghệ sản xuất vải dệt thoi chống tĩnh điện;

- Sản xuất thực nghiệm vải dệt kim chống tĩnh điện;

- Sản xuất thực nghiệm vải dệt thoi chống tĩnh điện

- Kiểm tra, phân tích đánh giá các chỉ tiêu chất lượng vải chống tĩnh điện;

- Lựa chọn mẫu và may thử nghiệm sản phẩm quần áo bảo hộ chống tĩnh điện.

- Quy trình công nghệ sản xuất vải dệt kim chống tĩnh điện phù hợp yêu cầu để sản xuất áo bảo vệ chống tĩnh điện;

- Quy trình công nghệ sản xuất vải dệt thoi chống tĩnh điện phù hợp yêu cầu để sản xuất bộ quần áo bảo vệ chống tĩnh điện;

- 100 kg vải dệt kim chống tĩnh điện, có các chỉ tiêu kỹ thuật:

+ Độ bền màu giặt ≥ 4;

+ Độ bền màu ma sát ≥ cấp 3-4;

+ Độ co vải ≤ 5%

+ Điện trở vải: 1.106 - 1.1012 Ω;

- 400 mét vải dệt thoi chống tĩnh điện, có các chỉ tiêu kỹ thuật:

+ Độ bền màu giặt ≥ 3- 4;

+ Độ bền màu ma sát khô ≥ cấp 3-4;

+ Độ co vải ≤ 3%

+ Điện trở vải : 1.106 - 1.1012 Ω;

- 10 bộ quần áo bảo hộ dùng trong công nghiệp thực phẩm (áo bằng vải dệt kim vải dệt kim chống tĩnh điện; quần bằng vải dệt thoi vải dệt kim chống tĩnh điện);

- 10 bộ quần áo bằng vải dệt thoi chống tĩnh điện dùng trong công nghiệp điện, điện tử

24 tháng

1675

1475

740

200

 

6

Nghiên cứu, xây dựng định hướng và đề xuất giải pháp phát triển ngành dệt may bền vững

Công ty CP - Viện Nghiên cứu Dệt may

TS. Nguyễn Văn Thông

- Cung cấp các thông tin về: xu hướng công nghệ mới, công nghệ bền vững, sản phẩm xanh; các quy định quản lý và chính sách phát triển dệt may bền vững trên thế giới;

- Đề xuất được các định hướng, giải pháp giúp phát triển công nghệ dệt may bền vững phù hợp với thực tiễn Việt Nam và hội nhập quốc tế

- Nghiên cứu các quy định, chính sách, các tiêu chuẩn liên quan đến phát triển bền vững ngành công nghiệp dệt may.

- Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng nguyên liệu, công nghệ tại các công đoạn sản xuất chính, tiêu thụ sản phẩm trong chuỗi cung ứng dệt may tới môi trường.

- Nghiên cứu các công nghệ tiên tiến, các công nghệ mới trong sản xuất các sản phẩm dệt may bền vững.

- Nghiên cứu các xu hướng thiết kế, sử dụng nguyên liệu, phát triển và tiêu thụ sản phẩm xanh trong ngành dệt may.

- Nghiên cứu các chính sách phát triển dệt may bền vững, các mô hình quản lý chuỗi cung ứng xanh, bền vững.

- Đề xuất mô hình quản trị chuỗi cung ứng xanh, định hướng, giải pháp phát triển công nghệ dệt may bền vững phù hợp với thực tiễn Việt nam và hội nhập thế giới.

- Báo cáo tổng hợp các quy định, tiêu chuẩn liên quan đến sản xuất và tiêu thụ sản phẩm dệt may bền vững của một số nước, tổ chức, thương hiệu trên thế giới.

- Báo cáo đánh giá các ảnh hưởng của việc sử dụng nguyên liệu, công đoạn sản xuất, tiêu thụ sản phẩm trong chuỗi cung ứng dệt may đến môi trường;

- Báo cáo tổng hợp công nghệ tiên tiến, công nghệ mới trong sản xuất sản phẩm dệt may bền vững;

- Báo cáo xu hướng thiết kế, sử dụng nguyên liệu, phát triển và tiêu thụ sản phẩm xanh trong ngành dệt may;

- Đề xuất mô hình quản trị chuỗi cung ứng xanh;

- Đề xuất định hướng ưu tiên, giải pháp phát triển công nghệ dệt may bền vững phù hợp với thực tiễn Việt Nam và hội nhập quốc tế

24 tháng

1250

1250

630

0

 

7

Nghiên cứu, thiết kế bộ mẫu rập đa năng thời trang nữ

Trường Cao đẳng Công nghiệp Hưng Yên

ThS. Hoàng Yến

Thiết kế, chế tạo được bộ mẫu rập đa năng thời trang nữ để phục vụ công tác giảng dạy

- Nghiên cứu, xây dựng quy trình thiết kế, chế tạo bộ mẫu rập đa năng thời trang nữ;

- Xây dựng hướng dẫn sử dụng bộ mẫu rập đa năng thời trang nữ đã thiết kế, chế tạo;

- Xây dựng tài liệu phục vụ công tác giảng dạy;

- Ứng dụng bộ mẫu rập đa năng để phát triển 02 sản phẩm thời trang nữ: đầm, vest.

- Quy trình thiết kế, chế tạo bộ mẫu rập đa năng thời trang nữ;

- Tài liệu phục vụ công tác giảng dạy và hướng dẫn sử dụng bộ mẫu rập đa năng thời trang nữ;

- 01 bộ mẫu rập đa năng thời trang nữ;

- Ứng dụng bộ mẫu rập đa năng để phát triển 02 sản phẩm thời trang nữ: đầm, vest

18 tháng

500

435

300

65

 

8

Nghiên cứu, xây dựng hệ thống quản trị Digital marketing phù hợp với xu hướng hội nhập quốc tế cho các doanh nghiệp may vừa và nhỏ

Trường Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội

TS. Đậu Xuân Đạt

- Xây dựng được hệ thống quản trị Digital marketing phù hợp với xu hướng hội nhập quốc tế cho các doanh nghiệp may vừa và nhỏ tại Việt Nam;

- Áp dụng mô hình tại một doanh nghiệp may cụ thể

- Khảo sát về hệ thống quản trị Digital marketing tại một số doanh nghiệp may vừa và nhỏ tại Việt Nam;

- Xây dựng hệ thống quản trị Digital marketing phù hợp với xu hướng hội nhập quốc tế áp dụng cho doanh nghiệp may vừa và nhỏ;

- Áp dụng hệ thống quản trị Digital marketing tại 01 doanh nghiệp may;

- Xây dựng báo cáo về khả năng phát triển hệ thống quản trị Digital marketing (nhiệm vụ đã xây dựng) tại doanh nghiệp của Việt Nam; báo cáo về hiệu quả kinh tế- xã hội do nhiệm vụ mang lại.

- Báo cáo đánh giá hiện trạng và nhu cầu ứng dụng hệ thống quản trị Digital marketing của các doanh nghiệp may vừa và nhỏ tại Việt Nam

- Mô hình Digital marketing cho các doanh nghiệp may vừa và nhỏ tại Việt Nam;

- Kết quả áp dụng mô hình tại một doanh nghiệp may cụ thể

24 tháng

475

375

190

100

 

9

Nghiên cứu đề xuất giải pháp thúc đẩy xuất khẩu sang Nhật Bản thông qua kênh thương mại điện tử

Vụ Thị trường châu Á - châu Phi

ThS. Đỗ Quốc Hưng

Thúc đẩy xuất khẩu của Việt nam sang thị trường Nhật bản thông qua kênh thương mại điện tử

1. Làm rõ hiện trạng, tiềm năng và chính sách về quản lý, phát triển thị trường thương mại điện tử của Nhật Bản.

2. Đánh giá, phân tích khả năng tiếp cận thị trường thương mại điện tử của các sản phẩm xuất khẩu Việt Nam sang thị trường Nhật Bản.

3. Kiến nghị các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu của Việt nam sang thị trường Nhật bản thông qua kênh thương mại điện tử

I. Sản phẩm loại II:

1. Báo cáo đánh giá hiện trạng tiềm năng và chính sách đối về quản lý, phát triển thị trường thương mại điện tử của Nhật Bản;

2. Báo cáo khả năng tiếp cận thị trường và kiến nghị các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu của Việt nam sang thị trường Nhật bản thông qua kênh thương mại điện tử

3. Báo cáo tổng kết nhiệm vụ

II. Sản phẩm loại III:

- 01 bài báo đăng trên trang thông tin KH&CN của Bộ hoặc Tạp chí khoa học chuyên ngành.

12 tháng

300

300

300

0

 

10

Nghiên cứu giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo Việt Nam sang châu Phi

Vụ Thị trường châu Á - châu Phi

ThS. Nguyễn Phúc Nam

Thúc đẩy xuất khẩu gạo Việt Nam sang thị trường châu Phi theo hướng bền vững.

1. Làm rõ đặc điểm, tiềm năng thị trường và chính sách, các quy định liên quan đến sản xuất, nhập khẩu gạo của châu Phi.

2. Đánh giá thực trạng sản xuất, xuất khẩu gạo của Việt Nam nói chung và sang châu Phi giai đoạn 2016-2020.

3. Đề xuất định hướng, giải pháp thúc đẩy xuất khẩu gạo Việt Nam sang thị trường châu Phi theo hướng bền vững.

I. Sản phẩm loại II:

1. Báo cáo tổng kết nhiệm vụ.

2. Báo cáo đánh giá thực trạng, tiềm năng thị trường, chính sách và quy định về sản xuất, nhập khẩu gạo của Châu Phi.

3. Báo cáo đề xuất định hướng, giải pháp đẩy xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường châu Phi.

II. Sản phẩm loại III:

- 01 bài báo đăng trên trang thông tin KH&CN của Bộ hoặc Tạp chí khoa học chuyên ngành.

12 tháng

300

300

300

0

 

11

Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường Bắc Âu trong bối cảnh thực thi EVFTA

Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ

ThS. Nguyễn Thảo Hiền

Đề xuất các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường Bắc Âu trong bối cảnh thực thi EVFTA.

1. Phân tích và đánh giá thực trạng xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường Bắc Âu giai đoạn 2017- 2021, trong đó có phân tích, đánh giá tác động của EVFTA;

2. Tổng hợp thông tin, phân tích, đánh giá đánh giá về thị trường Bắc Âu và cơ hội cho hàng xuất khẩu của Việt Nam, bao gồm các nội dung:

3. Đề xuất các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường Bắc Âu trong bối cảnh thực thi EVFTA, trong đó có các giải pháp xúc tiến thương mại hiện đại, phù hợp với đặc điểm của khu vực Bắc Âu;

I. Sản phẩm loại II:

1. Báo cáo phân tích, đánh giá thực trạng xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường Bắc Âu giai đoạn 2017-2021, trong đó có phân tích, đánh giá tác động của EVFTA.

2. Báo cáo tổng hợp, phân tích, đánh giá về thị trường Bắc Âu và cơ hội cho hàng xuất khẩu của Việt Nam.

3. Báo cáo đề xuất các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường Bắc Âu trong bối cảnh thực thi EVFTA, trong đó có các giải pháp xúc tiến thương mại mới.

II. Sản phẩm loại III:

- 01 bài viết trên tạp chí chuyên ngành về kết quả nghiên cứu của đề tài.

12 tháng

330

330

330

0

 

12

Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu các sản phẩm cà phê chế biến sang thị trường EU

Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ

CN. Trần Phương Nga

Thúc đẩy xuất khẩu các sản phẩm cà phê chế biến của Việt Nam sang thị trường một số nước EU, góp phần thực hiện mục tiêu Chiến lược xuất nhập khẩu giai đoạn 2021 - 2030

1. Đánh giá tình hình tiêu thụ, thị hiếu, xu hướng tiêu dùng và các yêu cầu kỹ thuật đối với mặt hàng cà phê chế biến tại thị trường EU.

2. Đánh giá hiện trạng xuất khẩu và năng khả năng đáp ứng yêu cầu, thị hiếu về cà phê chế biến tại thị trường EU của các doanh nghiệp Việt Nam.

3. Đánh giá các cơ hội, lợi thế của mặt hàng cà phê trong bối cảnh thực thi Hiệp định EVFTA.

4. Đề xuất các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu các sản phẩm cà phê chế biến sang thị trường EU trong giai đoạn tới.

I. Sản phẩm loại II:

1. Báo cáo đánh giá tình hình tiêu thụ, thị hiếu, xu hướng tiêu dùng và các yêu cầu kỹ thuật đối với mặt hàng cà phê chế biến tại thị trường EU.

2. Báo cáo hiện trạng xuất khẩu và năng khả năng đáp ứng yêu cầu, thị hiếu về cà phê chế biến tại thị trường EU của các doanh nghiệp Việt Nam.

3. Báo cáo đề xuất các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu các sản phẩm cà phê chế biến sang thị trường EU trong giai đoạn tới.

4. Báo cáo tổng kết nhiệm vụ.

II. Sản phẩm loại III:

- Tối thiểu 01 bài báo đăng trên trang thông tin khoa học và công nghệ của Bộ hoặc tạp chí khoa học và công nghệ chuyên ngành.

12 tháng

320

320

320

0

 

13

Nghiên cứu xây dựng bộ tiêu chí phân loại các loại hình hạ tầng thương mại ở Việt Nam

Vụ Thị trường trong nước

TS. Lê Việt Nga

Đề xuất bộ tiêu chí phân loại một số loại hình hạ tầng thương mại tại Việt Nam.

1. Hệ thống hóa cơ sở lý luận; quy định hiện hành về các loại hình hạ tầng thương mại và phân loại hình hạ tầng thương mại.

2. Đánh giá thực trạng phát triển và việc áp dụng, tính phù hợp của hệ thống tiêu chí phân loại hiện hành.

3. Đề xuất bộ tiêu chí phân loại các loại hình hạ tầng thương mại và kiến nghị các điều kiện, giải pháp để áp dụng, tổ chức thực hiện.

I. Sản phẩm loại II:

1. Báo cáo hiện trạng và đánh giá sự phù hợp của các quy định hiện hành về phân loại các loại hình hạ tầng thương mại.

2. Báo cáo đề xuất bộ tiêu chí phân loại các loại hình hạ tầng thương mại và kiến nghị các điều kiện, giải pháp để áp dụng, tổ chức thực hiện.

3. Báo cáo kết quả việc thử nghiệm phân loại các loại hình hạ tầng thương mại theo bộ tiêu chí được để xuất.

4. Báo cáo tổng kết nhiệm vụ.

II. Sản phẩm loại III:

- 01 bài báo đăng trên trang thông tin khoa học và công nghệ của Bộ hoặc tạp chí khoa học và công nghệ chuyên ngành.

12 tháng

390

390

390

0

 

14

Nghiên cứu phát triển hệ thống các cửa hàng Outlet tại các thành phố lớn của Việt Nam

Vụ Thị trường trong nước

ThS. Trần Diệu Hương

Đề xuất một số giải pháp để phát triển hệ thống cửa hàng Outlet tại các thành phố lớn của Việt Nam trong thời gian tới

1. Hệ thống hóa cơ sở lý luận về phát triển hệ thống các cửa hàng outlet; Nghiên cứu kinh nghiệm phát triển hệ thống cửa hàng outlet tại một số nước trên thế giới để rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.

2. Làm rõ thực trạng phát triển và các quy định hiện hành về phát triển hệ thống cửa hàng outlet tại Việt Nam giai đoạn 2010-2020.

3. Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển hệ thống các cửa hàng Outlet tại một số thành phố lớn của Việt Nam giai đoạn tiếp theo.

I. Sản phẩm loại II:

1. Báo cáo tổng hợp chuyên đề;

2. Báo cáo về kinh nghiệm của một số nước trong việc phát triển hệ thống các cửa hàng Outlet;

3. Báo cáo thực trạng phát triển và các quy định hiện hành về phát triển hệ thống cửa hàng outlet tại Việt Nam giai đoạn 2010 - 2020;

4. Báo cáo đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển hệ thống các cửa hàng Outlet tại một số thành phố lớn của Việt Nam giai đoạn tiếp theo.

II. Sản phẩm loại III:

- 01 bài báo đăng trên trang thông tin khoa học và công nghệ của Bộ hoặc tạp chí khoa học và công nghệ chuyên ngành.

12 tháng

260

260

260

0

 

15

Nghiên cứu, thiết kế và xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ cập nhật và tra cứu trực tuyến dữ liệu một số sản phẩm công nghiệp trên bản đồ Việt Nam và thế giới

Trung tâm Thông tin CN&TM

KS. Lê Ngọc Hoàng

1. Thiết kế hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ việc cập thông tin cập nhật, trực quan về tình hình sản xuất và xuất khẩu các ngành hàng công nghiệp cho công tác quản lý Nhà nước của Bộ Công Thương, hoạt động của các doanh nghiệp đến năm 2030.

2. Xây dựng phần mềm và cập nhật thử nghiệm dữ liệu cho 02 sản phẩm sản xuất công nghiệp.

1. Phân tích nhu cầu thông tin phục vụ việc quản lý nhà nước và thiết kế hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin về tình hình sản xuất và xuất khẩu các ngành hàng công nghiệp.

2. Nghiên cứu, xây dựng phần mềm quản lý, theo dõi, cập nhật, hiển thị trực quan dữ liệu về tình hình sản xuất và xuất khẩu các ngành hàng công nghiệp.

3. Thu thập, cập nhật thử nghiệm dữ liệu đối với 02 sản phẩm công nghiệp.

4. Phương án mở rộng, quản lý, duy trì và khai thác, sử dụng phần mềm và cơ sở dữ liệu.

I. Sản phẩm loại II:

1. Báo cáo thiết kế, cấu trúc cơ sở dữ liệu phục vụ việc thông tin cập nhật, trực quan về tình hình sản xuất và xuất khẩu các ngành hàng công nghiệp phục vụ công tác quản lý Nhà nước của Bộ Công Thương, hoạt động của các doanh nghiệp đến năm 2030.

2. Phần mềm cơ sở dữ liệu và thông tin cập nhật đối 02 sản phẩm công nghiệp:

- Đối với phần mềm:

+ Sử dụng bản đồ để làm nền hiển thị thông tin.

+ Đối với mỗi chỉ tiêu thông tin: thiết lập hình thức thể hiện thông tin đối với dạng (biểu tượng, biểu đồ cột, biểu đồ đường, biểu đồ tròn) và ngưỡng hiển thị, cảnh báo thông tin mầu sắc.

+ Có khả năng: bổ sung thêm các ngành, chi tiêu thông tin liên quan; kết nối tới các CSDL có cấu trúc phù hợp với thiết kế của hệ thống để hiển thị thông tin.

+ Đáp ứng các yêu cầu về CNTT của Việt Nam; thuận tiện cho người sử dụng.

- Đối với thông tin của 02 ngành hàng: đảm bảo cung cấp thông tin đầy đủ, phù hợp với thiết kế và cấu trúc dữ liệu.

3. Các báo cáo, sản phẩm của nhiệm vụ:

- Báo cáo khảo sát, phân tích nhu cầu thông tin phục vụ quản lý nhà nước của Bộ và hoạt động của doanh nghiệp;

- Báo cáo đánh giá yêu cầu thu thập, cập nhật thông tin của hệ thống cơ sở dữ liệu.

- Báo cáo đề xuất phương án mở rộng, quản lý, duy trì và khai thác, sử dụng cơ sở dữ liệu.

- Báo cáo tổng kết nhiệm vụ.

II. Sản phẩm loại III:

- Tối thiểu 01 bài báo đăng trên trang thông tin khoa học và công nghệ của Bộ Công Thương hoặc Tạp chí chuyên ngành.

12 tháng

425

425

425

0

 

16

Nghiên cứu đề xuất giải pháp phát triển hạ tầng thương mại khu vực đảo và hải đảo

Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Công Thương

ThS. Nguyễn Khánh Linh

Phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển hạ tầng thương mại phục vụ mua bán hàng hóa khu vực đảo và hải đảo của Việt Nam giai đoạn đến 2030.

1. Tổng quan cơ sở lý luận về hạ tầng thương mại phục vụ hoạt động mua bán hàng hóa khu vực đảo và hải đảo

2. Tổng hợp kinh nghiệm quốc tế về phát triển hạ tầng thương mại phục vụ mua bán hàng hóa khu vực đảo và hải đảo và bài học rút ra cho Việt Nam.

3. Phân tích, đánh giá thực trạng hạ tầng thương mại phục vụ mua bán hàng hóa khu vực đảo và hải đảo nước ta trong giai đoạn từ 2011 đến 2020.

4. Bối cảnh các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển hạ tầng thương mại phục vụ mua bán hàng hóa khu vực đảo và hải đảo nước ta trong giai đoạn tới.

5. Đề xuất quan điểm, định hướng và giải pháp phát triển hạ tầng thương mại phục vụ mua bán hàng hóa khu vực đảo và hải đảo nước ta trong giai đoạn từ nay đến năm 2030.

I. Sản phẩm loại II:

1. Báo cáo tổng quan cơ sở lý luận và các bài học kinh nghiệm quốc tế rút ra về phát triển hạ tầng thương mại phục vụ mua bán hàng hóa khu vực đảo và hải đảo;

2. Báo cáo đánh giá hiện trạng phát triển hạ tầng thương mại phục vụ mua bán hàng hỏa khu vực đảo và hải đảo nước ta giai đoạn 2011 đến 2020.

3. Báo cáo đề xuất quan điểm, định hướng và giải pháp phát triển hạ tầng thương mại phục vụ mua bán hàng hóa khu vực đảo và hải đảo nước ta trong giai đoạn từ nay đến năm 2030.

4. Báo cáo tổng kết nhiệm vụ.

II. Sản phẩm loại III:

- 01 bài báo đăng trên trang thông tin khoa học và công nghệ của Bộ hoặc tạp chí khoa học và công nghệ chuyên ngành.

12 tháng

600

600

600

0

 

17

Nghiên cứu đề xuất hoàn thiện pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong các giao dịch mua bán hàng hóa thông qua phương thức bán hàng trực tiếp

Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng

ThS. Hoàng Bích Thủy

Phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong các giao dịch mua bán hàng hóa thông qua phương thức bán hàng trực tiếp.

1. Lý luận chung về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, giao dịch mua bán hàng hóa, sản phẩm thông qua phương thức bán hàng trực tiếp;

2. Phân tích kinh nghiệm quốc tế trong việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong các giao dịch mua bán hàng hóa thông qua các phương thức bán hàng trực tiếp;

3. Rà soát các quy định hiện hanh về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong các giao dịch bán hàng trực tiếp;

4. Phân tích thực trạng bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong các giao dịch mua sắm hàng hóa, sản phẩm thông qua phương thức bán hàng trực tiếp;

5. Kiến nghị một số đề xuất hoàn thiện pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật trong các giao dịch mua sắm hàng hóa, sản phẩm thông qua phương thức bán hàng trực tiếp.

I. Sản phẩm loại II:

1. Báo cáo kinh nghiệm quốc tế về điều tra và xử lý các hành vi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ;

2. Đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy công tác điều tra và xử lý hành vi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ theo pháp luật cạnh tranh Việt Nam.

3. Báo cáo tổng kết nhiệm vụ

II. Sản phẩm loại III:

1. 01 bài báo đăng trên trang thông tin điện tử hoặc tạp chí chuyên ngành có liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu.

12 tháng

340

340

340

0

 

18

Điều tra và xử lý hành vi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ vi phạm pháp luật cạnh tranh - Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam

Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng

ThS. Nguyễn Ngọc Thành

Trên cơ sở kinh nghiệm quốc tế và tình hình thực tiễn tại Việt Nam, đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường điều tra và xử lý hành vi bán dưới giá thành toàn bộ theo pháp luật cạnh tranh Việt Nam.

1. Đánh giá lý thuyết và biểu hiện thực tế của hành vi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ theo quy định của pháp luật cạnh tranh và pháp luật chống độc quyền nói chung;

2. Tìm hiểu kinh nghiệm quốc tế trong việc xử lý hành vi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ của một số cơ quan cạnh tranh quốc tế và bài học rút ra;

3. Các quy định của Luật Cạnh tranh 2018 điều chỉnh về hành vi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ và đề xuất giải pháp tăng cường điều tra và xử lý hành vi này theo quy định của Luật Cạnh tranh 2018.

I. Sản phẩm loại II:

1. Báo cáo kinh nghiệm quốc tế về điều tra và xử lý các hành vi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ;

2. Báo cáo các giải pháp được đề xuất nhằm thúc đẩy công tác điều tra và xử lý hành vi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ theo pháp luật cạnh tranh Việt Nam.

3. Báo cáo tổng kết nhiệm vụ

II. Sản phẩm loại III:

1. 01 bài báo đăng trên trang thông tin điện tử hoặc tạp chí chuyên ngành có liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu.

12 tháng

320

320

320

0

 

19

Phân tích về hợp tác quốc tế trong tố tụng cạnh tranh đối với vụ việc cạnh tranh xuyên biên giới - Khuyến nghị cho cơ quan cạnh tranh Việt Nam

Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng

ThS. Phạm Thị Thúy Nga

Tăng cường hợp tác quốc tế nhằm nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật cạnh tranh đặc biệt trong tố tụng cạnh tranh đối với các vụ việc cạnh tranh xuyên biên giới của Việt Nam.

1. Rà soát khung pháp lý cho hợp tác quốc tế trong tố tụng cạnh tranh đối với vụ việc cạnh tranh xuyên biên giới;

2. Nghiên cứu kinh nghiệm của một số quốc gia và tổ chức về hợp tác quốc tế trong tố tụng cạnh tranh đối với vụ việc cạnh tranh xuyên biên giới;

3. Trên cơ sở thực trạng về công tác tố tụng cạnh tranh của Việt Nam đối với vụ việc xuyên biên giới, báo cáo đưa ra khuyến nghị nhằm tăng cường hợp tác quốc tế trong tố tụng cạnh tranh đối với vụ việc cạnh tranh xuyên biên giới.

I. Sản phẩm loại II:

1. Báo cáo kinh nghiệm quốc tế về hợp tác trong tố tụng cạnh tranh đối với vụ việc cạnh tranh xuyên biên giới;

2. Báo cáo thực trạng công tác tố tụng cạnh tranh đối với vụ việc cạnh tranh xuyên biên giới tại Việt Nam;

3. Báo cáo khuyến nghị nhằm tăng cường hợp tác và đề xuất về các bước tiến hành hợp tác quốc tế trong tố tụng cạnh tranh đối với vụ việc cạnh tranh xuyên biên giới

3. Báo cáo tổng kết nhiệm vụ

II. Sản phẩm loại III:

1. 01 bài báo đăng trên trang thông tin điện tử hoặc tạp chí chuyên ngành có liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu.

12 tháng

325

325

325

0

 

20

Nghiên cứu đề xuất giải pháp tăng cường điều tra và xử lý vụ việc thỏa thuận hạn chế cạnh tranh tại Việt Nam

Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng

ThS. Phan Hải Lê

Đề xuất các giải pháp giúp cơ quan cạnh tranh Việt Nam tăng cường điều tra, xử lý vụ việc thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trên cơ sở nghiên cứu, phân tích khuôn khổ pháp luật hiện hành, các điều kiện, xu hướng phát triển của thị trường và kinh nghiệm thực thi của quốc tế.

1. Nghiên cứu cơ sở lý luận và khuôn khổ pháp lý điều chỉnh hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh;

2. Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế trong điều tra, xử lý vụ việc thỏa thuận hạn chế cạnh tranh;

Nghiên cứu và đề xuất giải pháp tăng cường điều tra, xử lý vụ việc thỏa thuận hạn chế cạnh tranh tại Việt Nam.

I. Sản phẩm loại II:

1. Báo cáo tổng quan cơ sở lý luận và khuôn khổ pháp lý điều chỉnh hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh;

2. Báo cáo kinh nghiệm quốc tế trong điều tra, xử lý vụ việc thỏa thuận hạn chế cạnh tranh;

3. Báo cáo đề xuất giải pháp tăng cường điều tra, xử lý vụ việc thỏa thuận hạn chế cạnh tranh tại Việt Nam.

II. Sản phẩm loại III:

- 01 bài báo đăng trên trang thông tin điện tử hoặc tạp chí chuyên ngành có liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu.

12 tháng

350

350

350

0

 

21

Nghiên cứu đề xuất về giải quyết tranh chấp tiêu dùng xuyên biên giới giữa Việt Nam với một số nước ASEAN

Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng

TS. Đoàn Quang Đông

Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng giải quyết tranh chấp tiêu dùng xuyên biên giới, đề tài sẽ đề xuất về giải quyết tranh chấp người tiêu dùng xuyên biên giới giữa Việt Nam với một số nước ASEAN.

1. Nghiên cứu khái quát chung về giải quyết tranh chấp tiêu dùng và giải quyết tranh chấp xuyên biên giới và kinh nghiệm quốc tế

2. Nghiên cứu thực tiễn về giải quyết tranh chấp tiêu dùng xuyên biên giới thời gian qua

3. Đề xuất về giải quyết tranh chấp tiêu dùng xuyên biên giới giữa Việt Nam với một số nước ASEAN.

I. Sản phẩm loại II:

1. Báo cáo đánh giá thực trạng và định hướng giải quyết tranh chấp tiêu dùng xuyên biên giới;

2. Đề xuất về giải quyết tranh chấp tiêu dùng xuyên biên giới giữa Việt Nam với một số nước ASEAN;

3. Báo cáo tổng kết nhiệm vụ.

II. Sản phẩm loại III:

1. 01 bài báo đăng trên trang thông tin điện tử hoặc tạp chí chuyên ngành có liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu.

12 tháng

340

340

340

0

 

22

Nghiên cứu cơ sở lý luận và xây dựng hệ thống thông tin quản lý chất lượng các sản phẩm, hàng hóa

Cục Thương mại Điện tử và Kinh tế số

ThS. Đinh Tuấn Anh

Đề xuất giải pháp đơn giản hóa thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động quản lý chất lượng thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương

- Nghiên cứu tổng quan về công bố hợp quy và quản lý chất lượng các sản phẩm, hàng hóa;

- Khảo sát, thu thập thông tin các tổ chức đánh giá sự phù hợp, sở Công Thương Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh;

- Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý chất lượng sản phẩm KHCN;

- Tiến hành thử nghiệm, thực nghiệm.

1. Sản phẩm dạng II

- Báo cáo hiện trạng công tác quản lý các sản phẩm, hàng hóa thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương và đề xuất các giải pháp đơn giản hóa thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động quản lý chất lượng.

- Bản phân tích, thiết kế hệ thống thông tin các sản phẩm, hàng hóa.

- Hệ thống quản lý thông tin các sản phẩm, hàng hóa thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương:

+ Quản trị hệ thống: Xác thực người sử dụng; Phân quyền người sử dụng; Lưu vết người sử dụng; Thiết lập cấu hình phần mềm.

+ Quản lý hồ sơ các tổ chức hoạt động đánh giá sự phù hợp được chỉ định tại Bộ Công Thương.

+ Quản lý hồ sơ công bố hợp quy của các doanh nghiệp tại các Sở Công Thương.

+ Quản lý nội dung các kết quả (thử nghiệm, chứng nhận) của các tổ chức đánh giá sự phù hợp.

+ Hỗ trợ quản lý, báo cáo xử lý công việc liên quan tới hoạt động chỉ định cho tổ chức đánh giá sự phù hợp.

+ Số hóa, cập nhật dữ liệu về các tổ chức đánh giá sự phù hợp vào CSDL của phần mềm.

+ Báo cáo thống kê: Lập các báo cáo liên quan tới hoạt động của các tổ chức đánh giá sự phù hợp được cấp Quyết định chỉ định; Báo cáo xử lý công việc liên quan tới hoạt động chỉ định cho tổ chức đánh giá sự phù hợp.

+ Phần mềm có thể truy cập, khai thác, sử dụng thông qua mạng Internet. Cán bộ quản lý, tổ chức đánh giá sự phù hợp, doanh nghiệp, sở công thương các tỉnh có thể truy cập phần mềm để quản lý, cập nhật dữ liệu theo phân quyền sử dụng.

- Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện đối với sản phẩm Dệt may và Giấy.

- Bộ tài liệu thiết kế, xây dựng phần mềm.

- Bộ tài liệu hướng dẫn sử dụng phần mềm

18 tháng

2080

2080

1400

0

 

23

Nghiên cứu thiết kế chế tạo hệ thống xử lý nước cứng và thu hồi cáu cặn bằng sóng cao tần ứng dụng trong hệ thống làm mát công nghiệp bằng nước tuần hoàn hở

Trường Cao đẳng Công nghệ và Thương mại

ThS. Phan Văn Tư

- Làm chủ công nghệ xử lý nước cứng và thu hồi cáu cặn bằng sóng cao tần;

- Chế tạo, đưa vào thử nghiệm 01 hệ thống xử lý nước cứng và thu hồi cáu cặn bằng sóng cao tần trong hệ thống làm mát công nghiệp dùng nước tuần hoàn hở tại cơ sở sản xuất.

- Tổng quan về công nghệ xử lý nước cứng và khả năng ứng dụng sóng cao tần trong xử lý nước;

- Nghiên cứu, xây dựng quy trình công nghệ xử lý nước cứng và thu hồi cáu cặn ứng dụng sóng cao tần trong các hệ thống giải nhiệt bằng nước tuần hoàn mở;

- Nghiên cứu thiết kế chế tạo thiết bị xử lý nước cứng và thu hồi cáu cặn ứng dụng sóng cao tần trong các hệ thống giải nhiệt bằng nước tuần hoàn mở;

- Ứng dụng thử nghiệm tại đơn vị cụ thể và hiệu chỉnh quy trình công nghệ;

- Đánh giá sơ bộ về hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường.

I. Sản phẩm dạng I:

01 hệ thống xử lý nước cứng và thu hồi cáu cặn bằng sóng cao tần có các thông số chính như sau:

+ Công suất phát: ~150W;

+ Tần số sóng cao tần: 15Khz - 5Mhz;

+ Lưu lượng dòng nước: ≤ 65m3/h;

+ Chất lượng nước sau xử lý:

* Có độ dẫn điện EC: < 600μS,

* Tổng rắn hòa tan TDS < 1200 ppm.

II. Sản phẩm dạng II:

- Quy trình xử lý nước cứng và thu hồi cáu cặn bằng sóng cao tần;

- Bộ tài liệu thiết kế và hướng dẫn vận hành hệ thống xử lý nước cứng và thu hồi cáu cặn bằng sóng cao tần;

- Báo cáo khảo nghiệm tại hiện trường khi thay đổi các thông số cơ bản của hệ thống: Tần số; công suất; lưu lượng; loại nước cứng xử lý.

III. Sản phẩm dạng III:

- 01 bài báo đăng trên các tạp chí chuyên ngành;

- Đăng ký sở hữu trí tuệ (chấp nhận đơn)./.

12 tháng

730

480

480

250

 

24

Nghiên cứu, xây dựng chương trình ứng dụng, phát triển khoa học và công nghệ cho ngành cơ khí Việt Nam giai đoạn 2021-2030

Vụ Khoa học và Công nghệ

TS. Trần Văn Long

- Cung cấp luận cứ khoa học và thực tiễn phục vụ xây dựng Chương trình khoa học và công nghệ về cơ khí, đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ trong lĩnh vực cơ khí.

- Đề xuất được Kế hoạch, Chương trình khoa học và công nghệ các cấp về cơ khí nhằm đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ trong lĩnh vực cơ khí.

1. Nghiên cứu, đánh giá hiện trạng công nghệ ngành cơ khí Việt Nam (thiết bị toàn bộ, sản xuất lắp ráp ô tô, chế tạo thiết bị cơ khí thủy công, Chế tạo thiết bị cho các nhà máy nhiệt điện, Thiết bị cho ngành xi măng và vật liệu xây dựng, Ngành thiết bị y tế, thiết bị ngành điện, Cơ khí phục vụ nông nghiệp, các ngành sản xuất cơ khí khác).

2. Nghiên cứu đánh giá, phân tích xu hướng phát triển, ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực cơ khí trên thế giới và khả năng ứng dụng, phát triển tại Việt Nam.

3. Nghiên cứu xây dựng lộ trình, chương trình đổi mới công nghệ và kế hoạch ứng dụng và phát triển công nghệ trong lĩnh vực cơ khí tại Việt Nam giai đoạn 2021-2030

4. Đề xuất khung chính sách và các giải pháp để thực hiện

1. Báo cáo đánh giá hiện trạng công nghệ ngành cơ khí Việt Nam.

2. Báo cáo đánh giá, phân tích xu hướng phát triển, ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực cơ khí trên thế giới và khả năng ứng dụng, phát triển tại Việt Nam.

3. Đề xuất kế hoạch, Chương trình khoa học và công nghệ các cấp về cơ khí, đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ trong lĩnh vực cơ khí Việt Nam giai đoạn đến 2030

4. Xây dựng Hồ sơ, nội dung dự thảo văn bản ban hành triển khai thực hiện (Quyết định).

5. Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu.

6. Tối thiểu 02 bài báo khoa học đăng trên tạp chí chuyên ngành hoặc trang thông tin khoa học công nghệ của Bộ Công Thương

18 tháng

1250

1250

850

0

 

25

Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp, cơ chế chính sách nhằm đảm bảo tiến độ giải phóng mặt bằng đối với các dự án lưới điện truyền tải

Văn phòng Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển điện lực

CN. Hoàng Trọng Hiếu

- Cung cấp luận cứ khoa học và cơ sở thực tiễn nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong việc quản lý nhà nước của Bộ Công Thương và địa phương đối với công tác thực hiện bồi thường giải phóng mặt bằng và có xét đến đặc thù của công trình lưới điện truyền tải.

- Nghiên cứu cơ sở thực tiễn về thực trạng, phân tích những khó khăn vướng mắc trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng đối với các dự án lưới điện truyền tải, bao gồm cả vướng mắc khi thực hiện các văn bản pháp luật quy định về bồi thường giải phóng mặt bằng hiện hành.

- Đề xuất các nội dung về cơ chế chính sách, giải pháp kỹ thuật và quản lý nhằm giải quyết các khó khăn vướng mắc trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng phù hợp với đặc thù của công trình lưới điện truyền tải, góp phần đảm bảo tiến độ các dự án lưới điện theo quy hoạch, kế hoạch được cấp thẩm quyền phê duyệt.

- Tổng quan chung về công tác bồi thường giải phóng mặt bằng và khảo sát, thu thập dữ liệu về công tác BTGPMB tại các dự án lưới điện truyền tải

- Nghiên cứu, đánh giá hiện trạng về công tác BTGPMB tại các dự án lưới điện truyền tải ở Việt Nam

- Nghiên cứu, phân tích, đánh giá, tổng kết kinh nghiệm về GPMB trong quá trình triển khai các công trình lưới điện truyền tải

- Nghiên cứu đề xuất các giải pháp, cơ chế chính sách

- Xây dựng Báo cáo tổng hợp

Sản phẩm dạng II, III

- Báo cáo tổng hợp số liệu về công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, với các yêu cầu: đánh giá về đơn giá bồi thường thực tế so với đơn giá quy định, tiến độ thực hiện. So sánh công tác bồi thường giải phóng mặt bằng với một số dự án điện do các nhà đầu tư tư nhân thực hiện.

- Báo cáo đánh giá tác động của hệ thống văn bản pháp luật liên quan, các tồn tại bất cập trong quá trình thực hiện ảnh hưởng đến tiến độ của công tác bồi thường giải phóng mặt bằng lưới điện truyền tải trong giai đoạn vừa qua.

- Dự thảo Báo cáo về đề xuất các giải pháp, cơ chế chính sách nhằm đảm bảo tiến độ công tác bồi thường giải phóng mặt bằng đối với những dự án lưới điện truyền tải.

- 01 bài Báo gửi đăng trên Tạp chí khoa học.

- 01 Báo cáo tổng hợp kết quả nhiệm vụ.

18 tháng

580

580

490

0

 

26

Nghiên cứu nhu cầu lắp đặt nguồn điện mặt trời mái nhà nối lưới đáp ứng nhu cầu phụ tải tại chỗ và cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà ở khu vực Miền Bắc

Văn phòng Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển điện lực

KS. Lã Hồng Kỳ

- Đánh giá về hiện trạng phát triển điện mặt trời mái nhà nối lưới ở Việt Nam và các bài học kinh nghiệm về các vấn đề kỹ thuật và quản lý.

- Nghiên cứu về nhu cầu lắp đặt, sử dụng, nguồn điện mặt trời mái nhà nối lưới điện hạ thế phục vụ cho nhu cầu phụ tải tại chỗ.

- Tổng hợp, đưa ra bộ số liệu chính về thông số kỹ thuật, suất đầu tư của thiết bị điện mặt trời mái nhà nối lưới, dự báo sự phát triển trong tương lai.

- Đề xuất cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển các nguồn điện mặt trời mái nhà nối lưới nhằm đáp ứng nhu cầu phụ tải tại chỗ, góp phần phát triển kinh tế, xã hội, tiết kiệm điện và bảo vệ môi trường.

- Đánh giá về hiện trạng phát triển điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) nối lưới ở Việt Nam và các bài học kinh nghiệm về các vấn đề kỹ thuật và quản lý.

- Nghiên cứu về nhu cầu lắp đặt, sử dụng, nguồn điện mặt trời mái nhà nối lưới điện hạ thế phục vụ cho nhu cầu phụ tải tại chỗ.

- Nghiên cứu, phân tích đánh giá tổng hợp, đưa ra bộ số liệu chính về thông số kỹ thuật, suất đầu tư của thiết bị điện mặt trời mái nhà nối lưới, dự báo sự phát triển trong tương lai.

- Đề xuất cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển các nguồn điện mặt trời mái nhà nối lưới nhằm đáp ứng nhu cầu phụ tải tại chỗ, góp phần phát triển kinh tế, xã hội, tiết kiệm điện và bảo vệ môi trường.

- Xây dựng Báo cáo tổng kết nhiệm vụ

Sản phẩm dạng II, III:

- Báo cáo về đánh giá hiện trạng phát triển điện mặt trời mái nhà nối lưới ở Việt Nam và bài học kinh nghiệm về các vấn đề kỹ thuật, quản lý loại nguồn điện này.

- Báo cáo kết quả điều tra về nhu cầu lắp đặt, sử dụng, nguồn điện mặt trời mái nhà nối lưới phục vụ nhu cầu phụ tải tại chỗ.

- Báo cáo về bộ số/dữ liệu chính về thông số kỹ thuật, suất đầu tư của thiết bị điện mặt trời mái nhà và dự báo sự phát triển trong thời gian tới.

- Báo cáo Dự thảo đề xuất các giải pháp về cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển nguồn điện mặt trời mái nhà nối lưới phục vụ nhu cầu phụ tải tại chỗ ở khu vực Miền Bắc.

- 01 bài Báo gửi đăng trên Tạp chí khoa học.

- 01 Báo cáo tổng hợp kết quả nhiệm vụ.

12 tháng

485

485

485

0

 

27

Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo, tích hợp hệ thống kho tự động năng suất 400 tấn/ngày

Viện Nghiên cứu Cơ khí

ThS. Trần Sĩ Kiên

- Làm chủ công nghệ thiết kế, chế tạo, tích hợp hệ thống kho tự động (Automated Storage and Retreval Systems AS/RS), ứng dụng trong công nghiệp/dịch vụ;

- Thiết kế, chế tạo được một số thiết bị cơ bản, tích hợp vào một hệ thống kho tự động;

- Thử nghiệm thành công hệ thống kho tự động tại một cơ sở sản xuất/dịch vụ.

- Nghiên cứu tổng quan về hệ thống nhà kho tự động;

- Xây dựng giải pháp tổng thể nhà kho tự động ứng dụng vận chuyển và lưu trữ hàng hóa;

- Nghiên cứu, tính toán, thiết kế chi tiết hệ thống robot bốc xếp hàng trong nhà kho tự động;

- Nghiên cứu, tính toán, thiết kế chi tiết hệ thống xe tự hành AGV Sorting trong nhà kho tự động;

- Nghiên cứu, tính toán, thiết kế chi tiết hệ thống xe Pallet Shuttle và xe Shuttle Mover trong nhà kho tự động;

- Nghiên cứu, tính toán, thiết kế chi tiết các hệ thống khác trong nhà kho tự động;

- Nghiên cứu, thiết kế, phát triển giải pháp phần mềm giám sát và điều khiển các thiết bị cho nhà kho tự động (WCS);

- Nghiên cứu, thiết kế, phát triển giải pháp phần quản lý nhà kho tự động (WMS);

- Mô phỏng, kiểm nghiệm hoạt động hệ thống trên phần mềm;

- Lắp đặt, tích hợp hệ thống nhà kho tự động;

- Thử nghiệm, hiệu chỉnh và đánh giá hoạt động hệ thống;

- Xây dựng các bộ tài liệu của hệ thống.

1. Sản phẩm dạng I:

01 Hệ thống kho tự động (AS/RS) có cấu hình và các tính năng kỹ thuật cơ bản như sau:

(1)- Cấu hình chung của hệ thống, gồm: Hệ thống giá kệ; Hệ thống thiết bị nâng chuyển; Trung tâm điều hành; Hệ thống thiết bị phụ trợ.

(2)- Tính năng chung của hệ thống:

- Năng suất nhập, xuất không dưới: 400 tấn/ngày;

- Sức chứa lớn nhất của pallet: 1500 kg;

- Loại hàng hỗn hợp, đựng trong hộp carton kích thước theo yêu cầu thực tế;

- Điều khiển tự động, đồng bộ dùng PLC, PC,

- Chế độ làm việc: Tự động thực hiện các công việc chính: xếp dỡ, sắp xếp, tìm kiếm, tích hợp đơn hàng, vận chuyển hàng hóa trong khu vực nhà kho.

(3) - Hệ thống giá, kệ có thể mua hoặc sử dụng thiết bị sẵn có tại nơi ứng dụng.

(4) - Hệ thống thiết bị nâng chuyển:

- 01 robot bốc xếp tự động với các yêu cầu kỹ thuật cơ bản sau:

+ Chức năng: bốc xếp thùng hàng carton lên pallet;

+ Năng suất bốc xếp cao nhất: 20 kiện/giờ;

+ Tầm với xa nhất: 3195 mm;

+ Tải trọng lớn nhất (cả tay gắp): 180 kg;

+ Chế độ làm việc: Tự động hoàn toàn, đồng bộ trong hệ thống.

- 01 AGV Sorting có mang băng tải với các yêu cầu kỹ thuật cơ bản sau:

+ Chức năng: Vận chuyển kiện hàng pallet từ khu vực bốc xếp đến khu vực kho;

+ Tải trọng lớn nhất: 1500 kg;

+ Tốc độ di chuyển không tải lớn nhất: 1 m/s;

+ Tốc độ di chuyển có tải lớn nhất: 0,8 m/s;

+ Nguồn điện hóa học, thời gian hoạt động sau mỗi lần nạp điện: 8 giờ.

- 01 AGV Pallet Shuttle với các các yêu cầu kỹ thuật cơ bản sau:

+ Chức năng: Lấy và trả pallet hàng đúng vị trí được yêu cầu bằng việc di chuyển trên đường ray ở giá kệ;

+ Tải trọng lớn nhất: 1500 kg;

+ Tốc độ di chuyển không tải lớn nhất: 2 m/s;

+ Tốc độ di chuyển có tải lớn nhất: 1,2 m/s;

+ Nguồn điện hóa học, thời gian hoạt động sau mỗi lần nạp điện: 8 giờ.

- 01 AGV Shuttle Mover với các yêu cầu kỹ thuật cơ bản sau:

+ Chức năng: chở AGV Pallet Shuttle có mang pallet;

+ Tải trọng lớn nhất: 2000 kg;

+ Tốc độ di chuyển không tải lớn nhất: 2 m/s;

+ Tốc độ di chuyển có tải lớn nhất: 1,2 m/s;

+ Nguồn điện hóa học, thời gian hoạt động sau mỗi lần nạp điện: 8 giờ.

(5) - Trung tâm điều hành gồm hệ thống phần cứng có tích hợp các phần mềm quản lý kho (WMS), điều khiển thiết bị (WCS).

(6) - Hệ thống thiết bị phụ trợ:

- 01 máy cấp pallet tự động, khả năng cấp ít nhất 20 pallet/giờ.

- 01 máy quấn màng pallet tự động, sản phẩm lớn nhất: 1200x1200x1800 mm;

- 01 máy dán nhãn tự động;

- 01 hệ thống băng tải kết với hệ thống bốc xếp;

- Các thiết bị đảm bảo an ninh, an toàn, chiếu sáng, âm thanh, thông tin, cảnh báo,... trong khu vực nhà kho (theo nhu cầu thực tế);

- Kết nối và hoạt động đồng bộ với hệ thống các thiết bị cơ bản.

2. Sản phẩm dạng II:

- 01 phần mềm điều hành, quản lý kho (WMS) với các chức năng chính:

+ Hỗ trợ lập kế hoạch xuất/nhập hàng theo nhu cầu sản xuất/dịch vụ;

+ Giám sát, điều hành các hoạt động xuất/nhập kho theo thời gian thực;

+ Thống kê, thông báo, lập báo cáo tình trạng hàng trong kho, tình hình xuất/ nhập, lưu kho;

+ Lưu trữ và bảo mật các thông tin liên quan;

- 01 phần mềm giám sát, điều khiển kho (WCS) với các chức năng chính:

+ Giữ chức năng bộ điều khiển trung tâm, kết nối thông tin, điều phối hoạt động, giám sát và điều khiển toàn bộ thiết bị trong hệ thống;

+ Hoạch định lộ trình di chuyển cho các robot di động, xử lý bài toán điều phối khi xảy ra xung đột giữa các thiết bị;

+ Thông báo, cảnh báo trạng thái kỹ thuật của các thiết bị.

- 01 bộ tài liệu tính toán, thiết kế hệ thống kho tự động và các thiết bị cơ bản;

- 01 bộ tài liệu công nghệ chế tạo, chi tiết, lắp ráp các thiết bị, tích hợp hệ thống kho;

- 01 bộ tài liệu hướng dẫn vận hành, bảo trì hệ thống;

- 01 bộ hồ sơ thử nghiệm, kiểm định hệ thống.

3. Sản phẩm dạng III:

- 01 bài báo đăng tạp chí trong nước;

- 01 hồ sơ đăng ký SHTT được chấp nhận đơn hợp lệ.

24 tháng

23870

5970

3590

17900

 

28

Nghiên cứu, đề xuất giải pháp xuất bản, phát hành xuất bản phẩm điện tử của Nhà xuất bản Công Thương đến năm 2025 tầm nhìn 2030

Nhà xuất bản Công Thương

ThS. Nguyễn Minh Huệ

1. Phân tích đánh giá điều kiện, khả năng thực tế của Nhà xuất bản Công Thương trong việc xuất bản, phát hành xuất bản phẩm điện tử.

2. Đưa ra được các điều kiện, yêu cầu cần có để thực hiện xuất bản, phát hành xuất bản phẩm điện tử

3. Đề xuất lộ trình tiến tới thực hiện xuất bản, phát hành xuất bản phẩm điện tử tại Nhà xuất bản Công Thương.

1. Lý luận về xuất bản và phát hành xuất bản phẩm điện tử.

2. Thực trạng hoạt động xuất bản, phát hành xuất bản phẩm tại Nhà xuất bản Công Thương.

3. Định hướng, giải pháp phát triển xuất bản, phát hành xuất bản phẩm điện tử tại Nhà xuất bản Công Thương đến năm 2030.

4. Báo cáo tổng kết, đánh giá, tổng kết nhiệm vụ

1. Báo cáo nội dung nghiên cứu chung về xuất bản và phát hành xuất bản phẩm điện tử.

2. Báo cáo về các điều kiện, tiêu chuẩn cần có để thực hiện.

3. Báo cáo về khả năng của Nhà xuất bản Công Thương trong thực hiện xuất bản và phát hành xuất bản phẩm điện tử.

4. Báo cáo khảo sát, điều tra.

5. 05 xuất bản phẩm điện tử được xuất bản thử nghiệm.

12 tháng

650

650

650

0

 

II. Dự án Sản xuất thử nghiệm:

TT

Tên dự án SXTN

Đơn vị chủ trì thực hiện/ CNDA

Xuất xứ Dự án/ Mục tiêu / Nội dung chính

Kết quả sản phẩm

Quy mô và khối lượng sản phẩm

Thời gian thực hiện

Kinh phí (Triệu đồng)

Khả năng tiêu thụ sản phẩm

Tổng số

Kinh phí NSNN

Kinh phí đối ứng

Tổng số

Năm 2023

1.

Hoàn thiện công nghệ và sản xuất thử nghiệm da thuộc Pull-up phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu

Đơn vị: Viện Nghiên cứu Da - Giầy

Chủ nhiệm: ThS. Phạm Phú Dũng

1. Xuất xứ dự án:

Kết quả của đề tài nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ (R&D) mã số ĐTKHCN.079/17 “Nghiên cứu xây dựng quy trình công nghệ sản xuất da thuộc Pull-up từ nguyên liệu da bò” đã được Hội đồng khoa học và công nghệ cấp Bộ đánh giá, nghiệm thu và kiến nghị ngày 26 tháng 12 năm 2018.

2. Mục tiêu:

Hoàn thiện quy trình công nghệ và triển khai sản xuất thử nghiệm da thuộc Pull-up đáp ứng nhu cầu sản xuất và đa dạng hóa các sản phẩm thời trang trung cấp từ da bò

3. Nội dung chính:

- Thực trạng và nhu cầu sử dụng da Pull - up trong nước và xuất khẩu.

- Sản xuất thử nghiệm và hiệu chỉnh thông số của quy trình công nghệ sản xuất da thuộc Pull - up.

- Sản xuất thử nghiệm da Pull - up và hiệu chỉnh quy trình công nghệ quy mô 2000 sqft da / lô.

- Đánh giá sơ bộ hiệu quả kinh tế - xã hội, môi trường và phương án phát triển sản phẩm.

- 01 Bộ Quy trình công nghệ hoàn thiện sản xuất da thuộc Pull-up quy mô 2.000 sqft da/lô;

- 10.000 sqft da thuộc Pull-up đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật để sản xuất mũ giầy thời trang đáp ứng tiêu chuẩn TCVN 8839:2011 (ISO/TR 20879:2007);

- 01 Bộ hồ sơ báo cáo kết quả dự án;

- Báo cáo đánh giá hiệu quả kinh tế - kỹ thuật, môi trường và phương án phát triển công nghệ ở quy mô lớn;

- Đăng ký Sở hữu trí tuệ hoặc giải pháp hữu ích (Chấp nhận đơn)

- Quy mô sản xuất thử nghiệm: 2.000 sqft da/lô

- Khối lượng sản phẩm: 10.000 sqft da

24 tháng

4000

1200

600

2800

- Sản phẩm của dự án dự kiến tiêu thụ theo nhu cầu và các đơn đặt hàng của các Công ty sản xuất, chế biến sản phẩm da như Công ty LADODA, Công ty TNHH Hùng Quang,.. và các cơ sở chế biến đồ da.

- Ngoài ra, sản phẩm còn có thể tiêu thụ thông qua các đại lý kinh doanh sản phẩm và hệ thống chuỗi cửa hàng bán và giới thiệu sản phẩm của Viện; các hội chợ ngành da thuộc, v.v..

 

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 539/QĐ-BCT ngày 03/03/2023 về điều chỉnh bổ sung danh mục, nội dung và dự toán kinh phí nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ thực hiện trong kế hoạch giai đoạn 2023-2025 do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


2.095

DMCA.com Protection Status
IP: 18.220.97.161
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!