ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH AN GIANG
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 576/KH-UBND
|
An Giang, ngày 10
tháng 6 năm 2024
|
KẾ HOẠCH
PHÁT TRIỂN LIÊN KẾT SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ NGÀNH HÀNG CÁ TRA ĐẾN
NĂM 2025 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
I. CƠ SỞ
PHÁP LÝ
Căn cứ Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày
05 tháng 07 năm 2018 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp
tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp;
Quyết định số 194/QĐ-TTg ngày 09
tháng 02 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đổi mới phương thức
kinh doanh tiêu thụ nông sản giai đoạn 2021- 2025 định hướng đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 255/QĐ-TTg ngày 25
tháng 02 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch cơ cấu lại
ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2025;
Căn cứ Thông tư số
02/2013/TT-BNNPTNT ngày 05 tháng 01 năm 2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn quy định phân tích nguy cơ và quản lý an toàn thực phẩm theo chuỗi sản
xuất, kinh doanh nông, lâm, thủy sản và muối;
Căn cứ Chương trình hành động số
06-CTr/TU ngày 29 tháng 6 năm 2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về Phát triển
Hợp tác xã, Tổ hợp tác gắn với tổ chức sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị
ngành hàng chủ lực tỉnh An Giang giai đoạn 2021-2025;
Căn cứ Quyết định số
30/2019/QĐ-UBND ngày 22 tháng 07 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban
hành Quy định thực hiện chính sách hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm
nông nghiệp trên địa bàn tỉnh An Giang;
Căn cứ Quyết định số
14/2023/QĐ-UBND ngày 05 tháng 04 năm 2023 của UBND tỉnh An Giang về sửa đổi, bổ
sung một số điều của Quy định thực hiện chính sách hỗ trợ liên kết sản xuất và
tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh An Giang ban hành kèm theo Quyết
định số 30/2019/QĐ-UBND ;
Căn cứ Quyết định số
2824/QĐ-UBND ngày 26 tháng 11 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt
danh mục các sản phẩm nông nghiệp chủ lực tỉnh An Giang giai đoạn 2021 - 2025;
Căn cứ Quyết định số
152/QĐ-UBND ngày 14 tháng 02 năm 2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang về việc
Phê duyệt Đề án “Cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2025, định hướng đến
năm 2030 tỉnh An Giang”.
II. ĐỊNH HƯỚNG
KẾ HOẠCH
- Phát triển ổn định diện tích
nuôi cá tra tập trung đạt 1.500-1.600 ha đến năm 2025 tại các huyện Châu Phú,
Châu Thành, Chợ Mới, thành phố Long Xuyên; phát triển các mô hình nuôi ứng dụng
công nghệ cao, tiên tiến, thân thiện môi trường, thích ứng với Biến đổi khí hậu;
diện tích nuôi có áp dụng các tiêu chuẩn chứng nhận theo yêu cầu của thị trường
đạt 70%; 90% diện tích nuôi cá tra được cấp mã số vùng nuôi.
- Xây dựng An Giang trở thành
trung tâm sản xuất giống cá tra của vùng ĐBSCL trên cơ sở thực hiện “Đề án Liên
kết sản xuất giống cá tra 3 cấp chất lượng cao vùng ĐBSCL tại An Giang”, trong
đó, nghiên cứu củng cố, nâng cấp, mở rộng quy mô Trung tâm Giống Thủy sản để đảm
bảo năng lực cung ứng giống cá tra cấp vùng, đồng thời, chủ động nguồn giống bố
mẹ, xử lý và quản lý tốt nguồn nước, điều kiện môi trường, tăng tỷ lệ sống của
cá bột đảm bảo giá thành cạnh tranh, bên cạnh đó, phát triển các giống thủy sản
tiềm năng khác có giá trị kinh tế cao như tôm càng xanh toàn đực, lươn đồng,...
- Xúc tiến và mở rộng hơn nữa
thị trường sản phẩm ngành hàng cá tra ở các thị trường Mỹ, EU, Trung Quốc và
ASEAN với thị phần chiếm từ 50%-60%. Đồng thời, đẩy mạnh xúc tiến sản phẩm cá
tra tiêu thụ thị trường nội địa, phấn đấu đến năm 2025 đạt 8%-10%.
- Tăng cường thực hiện đào tạo
chuyên nghiệp hóa cho người nuôi về các kỹ thuật tiên tiến theo tiêu chuẩn ngày
càng cao của thị trường cần, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật nhằm giảm
giá thành, tăng chất lượng nguồn cá nguyên liệu, đồng thời, tăng cường năng lực
hỗ trợ của đội ngũ kỹ thuật viên thủy sản hướng dẫn cho các hộ nuôi đạt các chứng
nhận chất lượng theo quy định.
- Xây dựng và triển khai Kế hoạch
“Phát triển chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ ngành hàng cá tra” với Công ty
cổ phần Cá Tra Việt Úc, Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn,...
III. MỤC
TIÊU VÀ YÊU CẦU
1. Mục tiêu
1.1. Mục tiêu chung
- Từng bước hiện đại hóa nông
nghiệp, ứng dụng khoa học công nghệ, cơ giới hóa, áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật
và tiêu chuẩn thị trường quốc tế đối với ngành hàng cá tra đối tượng nuôi chủ lực
của tỉnh An Giang. Cấp mã số ao nuôi, truy xuất nguồn gốc đảm bảo tính trách
nhiệm minh bạch và chất lượng sản phẩm.
- Hình thành tầng lớp nông dân
chuyên nghiệp, biết phát huy hiệu quả nội lực của chính mình và cộng đồng cùng
liên kết và phát triển, có khả năng áp dụng khoa học và công nghệ cao trong sản
xuất và tiêu thụ sản phẩm.
- Phát triển, hỗ trợ các hợp
tác xã, tổ hợp tác cá tra đổi mới sáng tạo; hướng đến phát triển bền vững sản
phẩm đảm bảo an toàn thực phẩm trong và ngoài tỉnh. Tăng cường đào tạo chuyên
nghiệp hóa cho người nuôi về các kỹ thuật tiên tiến theo tiêu chuẩn đáp ứng nhu
cầu các thị trường.
- Đẩy mạnh liên kết sản xuất và
tiêu thụ cá tra giữa người nông dân, doanh nghiệp, hợp tác xã để khắc phục tình
trạng: sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, quản lý chất lượng và tiêu thụ sản phẩm nông
sản khó khăn, nâng cao giá trị sản phẩm, tăng thu nhập cho người dân, góp phần
đạt được mục tiêu tăng trưởng của ngành nông nghiệp.
- Tăng cường công tác xúc tiến
và mở rộng hơn nữa thị trường sản phẩm ngành hàng cá tra ở các thị trường Mỹ,
EU, Trung Quốc, ASEAN và nội địa.
- Tiếp tục triển khai thực hiện
“Đề án Liên kết sản xuất giống cá tra 3 cấp chất lượng cao vùng đồng bằng sông
Cửu Long (ĐBSCL) tại An Giang”. Phát triển chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ
ngành hàng cá tra với Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn, Công ty cổ phần Cá Tra Việt
Úc,…
- Nâng cao tỷ lệ sản phẩm sản
xuất theo chuỗi giá trị, thu mua, chế biến, bảo quản và tiêu thụ nông sản trên
địa bàn tỉnh, đảm bảo quy mô hàng hóa, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao, bền
vững.
1.2. Mục tiêu cụ thể đến
năm 2025
- Phát triển diện tích nuôi cá
tra tập trung đạt 1.500 ha. Tăng diện tích sản xuất liên kết giữa các hộ nuôi với
doanh nghiệp; hợp tác xã, tổ hợp tác với doanh nghiệp đảm bảo lợi nhuận cho người
nuôi.
- Phấn đấu đến năm 2025 thành lập
ít nhất 01 hợp tác xã cá tra.
- Xây dựng 01 chuỗi liên kết cá
tra giống theo hướng chất lượng cao và 01 chuỗi liên kết cá tra thương phẩm
theo hướng đảm bảo an toàn thực phẩm.
- Tiếp tục triển khai thực hiện
“Đề án Liên kết sản xuất giống cá tra 3 cấp chất lượng cao vùng ĐBSCL tại An
Giang”. Phát triển chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ ngành hàng cá tra với
Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn, Công ty cổ phần Cá Tra Việt Úc,…
- Tỷ lệ giá trị sản phẩm cá tra
được sản xuất dưới các hình thức chuỗi liên kết, hợp tác xã, tổ hợp tác từ 30%
trở lên.
- Thủy sản nuôi trồng được cấp
chứng nhận an toàn thực phẩm trên 20%.
- Phát triển chuỗi liên kết, tổ
hợp tác, hợp tác xã cá tra đảm bảo hoạt động có hiệu quả về tổ chức sản xuất, gắn
kết toàn chuỗi sản xuất từ cung ứng vật tư nông nghiệp, sản xuất giống, nuôi
thương phẩm, phát triển thị trường trong và ngoài nước.
1.3. Mục tiêu cụ thể đến
năm 2030:
- Diện tích nuôi thương phẩm cá
tra đạt 1.600 ha, sản lượng cá tra thương phẩm đạt 500.000 tấn, giá trị sản xuất
cá tra thương phẩm đạt trên 10.000 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng
năm 05 - 8%, chiếm 80% giá trị xuất khẩu thủy sản.
- Xúc tiến xây dựng được các
chuỗi liên kết tiêu thụ cá tra xuất khẩu đáp ứng giải quyết khoảng 90% tỷ trọng
cơ cấu diện tích nuôi cá tra chưa tham gia liên kết tương ứng với sản lượng
tiêu thụ được liên kết là 500.000 tấn/năm.
- Phấn đấu đến năm 2030 thành lập
thêm ít nhất 01 hợp tác xã cá tra.
- Củng cố các chuỗi liên kết hiện
có thành các chuỗi giá trị ngành hàng bền vững, thu hút, mời gọi ít nhất 02
doanh nghiệp chế biến cá tra xuất khẩu tham gia đầu tư xây dựng chuỗi liên kết
tiêu thụ cá tra trên địa bàn tỉnh, mục tiêu gắn các hộ nuôi chưa tham gia vào
chuỗi liên kết khép kín từ sản xuất giống → nuôi thương phẩm → chế biến, tiêu
thụ.
- Đảm bảo 90% diện tích nuôi cá
tra được chứng nhận VietGap, GlobalGAP, ASC, BAP hoặc Chứng nhận cơ sở đủ điều
kiện an toàn thực phẩm.
2. Yêu cầu
2.1. Xây dựng vùng nguyên
liệu và liên kết tiêu thụ sản phẩm
- Tổ chức theo hướng hình thành
các vùng sản xuất có sự liên kết giữa các hợp tác xã, tổ hợp tác, doanh nghiệp
và người nuôi; tuyên truyền, chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật cho nông dân về
giống, kỹ thuật nuôi đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Sử dụng con giống giống
chất lượng cao, áp dụng tiến bộ kỹ thuật cao, …giúp giảm chi phí đầu vào nâng
cao hiệu quả sản xuất, giảm thất thoát trong quá trình nuôi.
2.2. Tổ chức sản xuất
- Xây dựng được các vùng nguyên
liệu tập trung, sự liên kết giữa các hợp tác xã, tổ hợp tác, doanh nghiệp và
người dân; tuyên truyền, chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật cho nông dân về giống,
kỹ thuật, trong đó chú ý đến tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm. Sử dụng con
giống đạt chất lượng cao tại địa phương.
- Tổ chức các lớp tập huấn quy
trình kỹ thuật sản xuất cho các hộ nông dân tham gia chuỗi liên kết; ưu tiên
đào tạo, tập huấn cho nông dân ở các vùng sản xuất tập trung, vùng chuyên canh
tham gia liên kết sản xuất cá tra.
- Xây dựng 02 mô hình liên kết
trong sản xuất cá tra bền vững theo chuỗi giá trị sản phẩm, áp dụng cơ giới hóa
trong sản xuất cá tra nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, giảm tổn thất sau
thu hoạch.
- Đẩy mạnh việc ứng dụng tiến bộ
kỹ thuật, nâng cao chất lượng sản phẩm và tăng cường liên kết trong sản xuất.
2.3. Liên kết phát triển
thị trường
- Tổ chức tốt các hoạt động xúc
tiến thương mại, kết nối tiêu thụ sản phẩm cá tra trong và ngoài tỉnh, phát triển
dịch vụ tư vấn thị trường, tiếp thị và phân phối cho các doanh nghiệp sản xuất,
chế biến sản phẩm nhằm chào bán, xâm nhập vào các thị trường trong và ngoài nước.
- Khuyến khích các tổ chức, cá
nhân, đặc biệt doanh nghiệp chế biến là nhân tố chủ đạo, sản xuất - kinh doanh
theo chuỗi giá trị từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ sản phẩm theo hướng bền vững.
IV. NỘI DUNG
KẾ HOẠCH
1. Xây dựng
chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ cá tra tỉnh An Giang giai đoạn 2024 - 2025
1.1. Nâng cấp, mở rộng
các chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ cá tra thương phẩm theo hướng hoàn thiện
liên kết chuỗi giá trị từ con giống, nuôi thương phẩm, chế biến, tiêu thụ.
- Dự kiến diện tích nuôi cá tra
thương phẩm đạt 1.500-1.600 ha đến năm 2025 tại các huyện Châu Phú, Châu Thành,
Chợ Mới, thành phố Long Xuyên...; phát triển các mô hình nuôi ứng dụng công nghệ
cao, tiên tiến, thân thiện môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu; diện
tích nuôi có áp dụng các tiêu chuẩn chứng nhận theo yêu cầu của thị trường đạt
70%; 90% diện tích nuôi cá tra được cấp mã số vùng nuôi.
Xây dựng chuỗi liên kết về sản
xuất cá tra giống đến năm 2025 với các công ty tham gia liên kết sản xuất gồm:
Công ty Cổ phần Cá tra Việt Úc; Công Ty Cổ Phần Vĩnh Hoàn,...
Liên kết chuỗi cá tra giống:
Hiện nay, thành lập được 01 chuỗi liên kết ương dưỡng giống giữa Công ty cổ
phần Vĩnh Hoàn và Chi hội Nghề nuôi thủy sản Phú Thuận, ký kết hợp tác liên kết
tiêu thụ giống cá tra vào ngày 31/07/2023.
Xây dựng chuỗi liên kết về sản
xuất cá tra thương phẩm đến năm 2025 với các doanh nghiệp tham gia liên kết
như: Tập đoàn Sao Mai, Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn, Công ty cổ phần Nam Việt,
Công ty cổ phần Agifish, Công ty cổ phần Biển Đông, Công ty cổ phần CP, Công ty
Việt Thắng, Công ty XNK Nông sản thực phẩm An Giang (Afiex), ... Các hình thức
liên kết gồm: (1) Nuôi đầu tư thức ăn và thu mua cá nguyên liệu: Doanh nghiệp đầu
tư thức ăn và cam kết thu mua lại cá khi đến kỳ thu hoạch, người nuôi đầu tư
các phần chi phí còn lại; (2) Nuôi gia công sản phẩm (theo hợp đồng gia công):
Doanh nghiệp hỗ trợ tiền mua giống, khoán hệ số thức ăn, đến khi thu hoạch công
ty chủ động bắt cá. Đối với các hộ nuôi liên kết, người nuôi ổn định hơn trong
việc tiêu thụ sản phẩm.
Liên kết chuỗi cá tra thương
phẩm: Hiện nay, diện tích liên kết tiêu thụ là 1.072 ha, chiếm 87,6% diện
tích nuôi toàn tỉnh, trong đó: diện tích vùng nuôi doanh nghiệp 778,6 ha, 9 chuỗi
liên kết với 99 cơ sở nuôi liên kết, diện tích 293,8 ha. Doanh nghiệp liên kết
nổi bật như: Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn, Công ty IDI- Tập đoàn Sao Mai, Công ty
cổ phần thực phẩm Hưng Phúc Thịnh... và các liên kết cung cấp thức ăn, nuôi
thương mại. Hình thức liên kết phong phú, đa dạng.
1.2. Kế hoạch sản xuất an
toàn, bền vững theo tiêu chuẩn chứng nhận, đáp ứng yêu cầu của thị trường trong
nước và quốc tế.
Diện tích đã và đang chứng nhận
các tiêu chuẩn nhận Quốc tế ASC, BAP, Global GAP và VietGAP 313,2 ha (trong
đó tiêu chuẩn ASC/BAP và chứng nhận khác 252,1 ha, chứng nhận theo tiêu chuẩn
VietGap đạt 61,1 ha), sản lượng khoảng 200.000 tấn/năm, chiếm 25,6% diện
tích nuôi Cá Tra toàn tỉnh, trong đó:
- Các cơ sở nuôi cá tra thương
phẩm đã và đang chứng nhận tiêu chuẩn Quốc tế ASC/BAP: Công ty cổ phần Vĩnh
Hoàn, Công ty cổ phần thủy sản NTSF, Công ty cổ phần Nam Việt, Tập đoàn Sao
Mai, Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang, Công ty cổ phần thủy sản
Lộc Kim Chi, Công ty cổ phần thực phẩm Hưng Phúc Thịnh, Công ty cổ phần xuất nhập
khẩu thủy sản An Mỹ với diện tích 253,1 ha, sản lượng đạt khoảng 87.000 tấn.
- Các cơ sở sản xuất giống đạt
chứng nhận Quốc tế BAP, Global GAP tăng đáng kể (Vĩnh Hoàn, Nam Việt, Nha
Trang Seafood), với diện tích 60,1 ha, năng lực sản xuất khoảng 4.300 con
giống/ năm.
1.3. Xây dựng chuỗi liên
kết giống cá tra 3 cấp vùng ĐBSCL
Xây dựng An Giang trở thành
trung tâm sản xuất giống cá tra của vùng ĐBSCL trên cơ sở thực hiện “Đề án Liên
kết sản xuất giống cá tra 3 cấp chất lượng cao vùng ĐBSCL tại An Giang”. Trong đó,
nghiên cứu củng cố, nâng cấp, mở rộng quy mô Trung tâm Giống Thủy sản để đảm bảo
năng lực cung ứng giống cá tra cấp vùng, đồng thời, chủ động nguồn giống bố mẹ,
xử lý và quản lý tốt nguồn nước, điều kiện môi trường, tăng tỷ lệ sống của cá bột
đảm bảo giá thành cạnh tranh, bên cạnh đó, phát triển các giống thủy sản tiềm
năng khác có giá trị kinh tế cao như tôm càng xanh toàn đực, lươn đồng,...
- Xây dựng chuỗi liên kết cá
tra giống giữa các hộ ương giống với Công ty Cổ phần Cá tra Việt Úc; Công Ty Cổ
Phần Vĩnh Hoàn,...
1.4. Xúc tiến thương mại
- Xúc tiến và mở rộng hơn nữa
thị trường sản phẩm ngành hàng cá tra ở các thị trường Mỹ, EU, Trung Quốc và
ASEAN với thị phần chiếm từ 50% - 60%. Đồng thời, đẩy mạnh xúc tiến sản phẩm cá
tra tiêu thụ thị trường nội địa, phấn đấu đến năm 2025 đạt 8% - 10%.
- Đầu tư phát triển các hình thức
sản xuất nuôi trồng thủy sản theo liên kết chuỗi giá trị, theo sản xuất thủy sản
kinh tế tuần hoàn gắn với thị trường tiêu thụ. Đồng thời, tăng cường ứng dụng
các công nghệ mới trong quản lý, tổ chức sản xuất thủy sản.
- Khuyến khích tập trung đầu tư
lĩnh vực nghiên cứu khoa học xây dựng công thức thức ăn cho một số loài nuôi mới
có giá trị kinh tế cao; nghiên cứu phát triển men vi sinh, chế phẩm sinh học, sản
phẩm nguồn gốc thảo dược để phục vụ phát triển nghề nuôi trồng thủy sản của tỉnh
và khu vực ĐBCSL.
- Đầu tư ứng dụng công nghệ
thông tin trong quản lý hệ thống cơ sở dữ liệu trong lĩnh vực thủy sản theo hướng
chuyển đổi số, làm cơ sở phục vụ công tác quản lý (bản đồ số hóa về phân bố,
thành phần loài, nguồn lợi thủy sản tự nhiên của tỉnh, bản đồ số hóa vùng nuôi
thủy sản tập trung; bản đồ dịch tễ kiểm soát, phòng chống dịch bệnh thủy sản,
…)
- Kêu gọi đầu tư phát triển
doanh nghiệp chế biến thủy sản với công nghệ tiên tiến, quy mô công nghiệp, tận
dụng tối đa phế phụ phẩm để gia tăng giá trị trong chế biến thủy sản.
- Khuyến khích đầu tư phát triển
công nghệ, thiết bị sơ chế, bảo quản, các kho lạnh, bảo quản ngay tại các vùng
sản xuất chuyên canh thủy sản tập trung nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch và đảm
bảo chất lượng nguyên liệu, đáp ứng tốt các yêu cầu của thị trường tiêu thụ.
- Thu hút đầu tư vào phát triển
và ứng dụng công nghệ vệ tinh, viễn thám, GIS, GPS… vào quản lý, kiểm soát khai
thác, bảo tồn, bảo vệ nguồn lợi và môi trường sống của các loài thủy sinh.
- Thu hút đầu tư các dịch vụ hậu
cần về chế biến thủy sản, cơ sở kiểm nghiệm, kiểm định trong các khu sản xuất
giống, vùng nuôi chuyên canh tập trung.
1.5. Đào tạo
- Tăng cường thực hiện đào tạo
chuyên nghiệp hóa cho người nuôi về các kỹ thuật tiên tiến theo tiêu chuẩn ngày
càng cao của thị trường, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật nhằm giảm giá
thành, tăng chất lượng nguồn cá nguyên liệu. Đồng thời, đào tạo tăng cường năng
lực hỗ trợ của đội ngũ kỹ thuật viên thủy sản hướng dẫn cho các hộ nuôi đạt các
chứng nhận chất lượng theo quy định.
2. Rà soát,
xây dựng các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào chuỗi liên kết sản xuất
và tiêu thụ.
Rà soát, xây dựng và bổ sung
các hướng dẫn cụ thể theo quy định tại Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày
05/7/2018 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết
trong sản xuất tiêu thụ nông sản và thủy sản. Trong đó: các hướng dẫn cụ thể của
địa phương về bố trí kinh phí từ các chương trình, đề án khác thuộc ngành nông
nghiệp để đầu tư trực tiếp thực hiện Đề án, đảm bảo theo đúng quy định.
3. Thu hút
các tập đoàn, doanh nghiệp và các tổ chức tham gia vào chuỗi liên kết sản xuất
và tiêu thụ cá tra
Mời gọi các nhà đầu tư, doanh
nghiệp có uy tín, kinh nghiệm và năng lực tham gia vào chuỗi liên kết sản xuất
và tiêu thụ cá tra của tỉnh. Mỗi doanh nghiệp chế biến cá tra tự hình thành chuỗi
liên kết cho ngành hàng của doanh nghiệp.
V. KINH PHÍ
THỰC HIỆN KẾ HOẠCH
- Khái toán tổng kinh phí thực
hiện 5.363.800.000 đồng.
- Riêng năm 2024, các cơ
quan, đơn vị, địa phương cân đối sắp xếp sử dụng trong phạm vi dự toán đã bố
trí năm 2024 để triển khai thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch này.
VI. GIẢI
PHÁP THỰC HIỆN KẾ HOẠCH
1. Giải
pháp về xây dựng chuỗi liên kết:
- Tiếp tục tổ chức tuyên truyền,
nâng cao nhận thức của người dân về lợi ích, trách nhiệm khi tham gia các hoạt
động liên kết, hợp tác trong sản xuất, chế biến, bảo quản và tiêu thụ nông sản.
- Vận động doanh nghiệp, người
dân tham gia các chuỗi liên kết sản xuất nhằm tạo ra sản phẩm chất lượng, an
toàn và có tính cạnh tranh cao.
- Mở các lớp tập huấn, tuyên
truyền cho người dân các kỹ thuật tiên tiến, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ
thuật giúp nghề nuôi phát triển bền vững. Đồng thời, tăng cường năng lực hỗ trợ
của đội ngũ kỹ thuật viên thủy sản hướng dẫn cho các hộ nuôi đạt các chứng nhận
chất lượng theo quy định.
- Tiếp cận, đầu tư cải tiến, áp
dụng các công nghệ mới, hiệu quả từ khâu sản xuất, sơ chế, chế biến, quản lý chất
lượng đến vận chuyển, tiêu thụ sản phẩm; đặc biệt là tập trung ứng dụng công
nghệ cao, nông nghiệp thông minh 4.0 vào sản xuất, truy xuất nguồn gốc và tiêu
thụ sản phẩm.
- Áp dụng đồng bộ các giải pháp
kỹ thuật trong sản xuất, sơ chế, chế biến. Tăng cường công tác khuyến nông,
chuyển giao kỹ thuật trong canh tác, thu hoạch, bảo quản sau thu hoạch, đảm bảo
tiêu chí sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; chuyển giao về các trình
sản xuất theo chứng nhận (VietGAP, GlobalGAP, HACCP, ...)
- Chú trọng áp dụng công nghệ
thông tin trong quản lý sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, đặc biệt trong quảng bá,
thông tin, giới thiệu sản phẩm, cải tiến phương thức bán hàng qua các sàn
thương mại điện tử.
2. Giải
pháp về thông tin tuyên truyền:
- Tiếp tục tổ chức tuyên truyền,
nâng cao nhận thức đến các tầng lớp nhân dân về lợi ích, trách nhiệm khi tham
gia các hoạt động liên kết, hợp tác trong sản xuất, chế biến, bảo quản và tiêu
thụ ngành hàng cá tra.
- Xây dựng và triển khai thực
hiện kế hoạch thông tin, tuyên truyền, phổ biến về cách thức, điều kiện để đăng
ký thực hiện dự án liên kết và các chính sách hỗ trợ của nhà nước về hình thành
và phát triển liên kết sản xuất - tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.
- Tuyên truyền, vận động nông
dân tham gia làm thành viên hợp tác xã, tổ hợp tác để thực hiện liên kết với
doanh nghiệp theo chuỗi giá trị từ khâu (từ cung ứng vật tư đầu vào đến sản xuất,
thu mua, sơ chế, chế biến và tiêu thụ sản phẩm theo các tiêu chuẩn, quy trình kỹ
thuật) nhằm tạo ra sản phẩm chất lượng, an toàn và có tính cạnh tranh cao.
3. Giải
pháp về chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã đầu tư vào chuỗi liên kết sản
xuất và tiêu thụ
- Bố trí kinh phí từ nguồn ngân
sách Nhà nước cấp theo phân cấp của Luật ngân sách Nhà nước, các chương trình,
đề án khác thuộc ngành nông nghiệp để đầu tư trực thực hiện các chuỗi liên kết,
đảm bảo quy định.
- Huy động nguồn xã hội hóa của
các doanh nghiệp, hợp tác xã, người dân tham gia chuỗi liên kết sản xuất và
tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.
4. Giải
pháp về ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ:
- Tiếp cận, đầu tư cải tiến, áp
dụng các công nghệ mới, hiệu quả từ khâu sản xuất, sơ chế, chế biến, quản lý chất
lượng đến vận chuyển, tiêu thụ sản phẩm; đặc biệt là tập trung ứng dụng công
nghệ cao, nông nghiệp thông minh 4.0…vào sản xuất.
- Áp dụng đồng bộ các giải pháp
kỹ thuật trong sản xuất. Tăng cường công tác khuyến nông, chuyển giao kỹ thuật
trong canh tác, thu hoạch, bảo quản sau thu hoạch đảm bảo tiêu chuẩn của nhà nhập
khẩu.
- Chú trọng áp dụng công nghệ
thông tin trong quản lý sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, đặc biệt trong quảng bá,
thông tin, giới thiệu sản phẩm, cải tiến phương thức bán hàng qua các sàn
thương mại điện tử...
5. Giải
pháp quản lý nhà nước:
- Thực hiện hỗ trợ phát triển sản
xuất theo chuỗi giá trị, khuyến khích phát triển các hình thức hợp tác, liên kết
đa dạng nhất là giữa người nông dân và doanh nghiệp, hợp tác xã hình thành chuỗi
giá trị có khả năng cạnh tranh và mở rộng thị trường tiêu thụ.
- Thu hút, tạo điều kiện cho
các doanh nghiệp có năng lực đầu tư vào phát triển nông nghiệp, liên kết trong
sản xuất, thu mua, chế biến, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm, đặc biệt là xuất khẩu
thông qua triển khai Nghị quyết số 112/2018/NQ-HĐND ngày 13 tháng 12 năm 2018 của
Hội đồng nhân dân tỉnh và Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17 tháng 04 năm 2018
của Chính phủ về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông
nghiệp, nông thôn.
- Thực hiện nghiêm công tác quản
lý nhà nước về: vật tư nông nghiệp (con giống, thức ăn, sản phẩm xử lý môi trường
nuôi trồng thủy sản); vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm tra, kiểm soát, truy xuất
nguồn gốc, chất lượng sản phẩm.
6. Giải
pháp tổ chức sản xuất
- Thành lập các tổ hợp tác về
liên kết phát triển sản xuất ngành hàng cá tra; hằng năm xây dựng kế hoạch sản
xuất nhằm duy trì và phát triển mở rộng vùng nguyên liệu; là đầu mối ký kết hợp
đồng liên kết sản xuất gắn với bảo quản, chế biến tiêu thụ sản phẩm giữa nông
dân, hợp tác xã với doanh nghiệp tiêu thụ.
- Tổ chức các lớp tập huấn chuyển
giao quy trình kỹ thuật sản xuất cá tra cho các hộ nông dân tham gia chuỗi liên
kết, hợp tác xã, tổ hợp tác; ưu tiên đào tạo, tập huấn cho nông dân ở các vùng
sản xuất tập trung tham gia liên kết sản xuất.
- Xây dựng mô hình liên kết
trong sản xuất cá tra bền vững theo chuỗi giá trị sản phẩm, nhằm nâng cao năng
suất, chất lượng, giảm tổn thất trong quá trình nuôi và sau thu hoạch.
- Phối hợp với các địa phương
tuyên truyền vận động, nâng chất phát triển các tổ hợp tác sản xuất giống và cá
tra thương phẩm thành các hợp tác xã.
7. Giải
pháp truy xuất nguồn gốc và kiểm soát chất lượng:
- Tổ chức các lớp tập huấn cho
nông dân về kỹ thuật sản xuất cá tra an toàn cho nông dân trực tiếp tham gia
vào quá trình sản xuất.
- Thực hiện truy xuất nguồn gốc
sản phẩm: cấp mã số vùng nuôi cá tra, cấp chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực
phẩm, đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản.
- Thực hiện kiểm soát chất lượng
và an toàn thực phẩm: hằng năm xây dựng kế hoạch lấy mẫu kiểm soát dư lượng,
trong đó tập trung kiểm tra, lấy mẫu giám sát về an toàn thực phẩm của các chuỗi
tham gia liên kết.
8. Cơ chế hỗ
trợ từ ngân sách nhà nước:
- Ngân sách nhà nước đầu tư thực
hiện hỗ trợ 100% các nội dung: Đào tạo tập huấn và các hoạt động xúc tiến
thương mại và thiết lập kênh thông tin thị trường; truy xuất nguồn gốc và kiểm
soát chất lượng nông sản.
- Xây dựng và nâng cấp các chuỗi
liên kết sản xuất - tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo quy định tại Nghị định số
98/2018/NĐ-CP ngày 5/7/2018 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển
hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ nông sản.
- Thu hút, tạo điều kiện cho
các doanh nghiệp có năng lực đầu tư vào phát triển nông nghiệp, liên kết trong
sản xuất, thu mua, chế biến, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm, đặc biệt là xuất khẩu
thông qua triển khai Nghị quyết số 112/2018/NQ-HĐND ngày 13 tháng 12 năm 2018 của
Hội đồng nhân dân tỉnh và Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17 tháng 04 năm 2018
của Chính phủ về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông
nghiệp, nông thôn.
- Thực hiện nghiêm công tác quản
lý nhà nước về: vật tư nông nghiệp phục vụ sản xuất; an toàn thực phẩm và kiểm
tra, kiểm soát, truy xuất nguồn gốc, chất lượng sản phẩm. Cấp mã số vùng nuôi,
kiểm tra điều kiện sản xuất ương dưỡng giống thủy sản, kiểm tra điều kiện an
toàn thực phẩm đối với các cơ sở nuôi thương phẩm.
VII. TỔ CHỨC
THỰC HIỆN
1. Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn
- Chủ trì, phối hợp với các sở,
ban, ngành có liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển khai
thực hiện chương trình, định kỳ báo cáo sơ kết hàng năm, tổng kết từng giai đoạn
năm 2025 và năm 2030; giúp UBND tỉnh quản lý, theo dõi, đôn đốc các sở, ban,
ngành và địa phương triển khai thực hiện Kế hoạch này.
- Chủ động tham mưu đề xuất,
xây dựng và thực hiện các cơ chế, chính sách, đề án, dự án có liên quan đến
phát triển các liên kết trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nhằm thu
hút các nguồn lực để đầu tư thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển bền vững,
tạo sự chuyển biến mạnh mẽ theo hướng xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp.
- Phối hợp với Sở Công Thương,
Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư tỉnh, UBND cấp huyện tổ chức các hoạt động
xúc tiến thương mại và tiêu thụ cá tra tỉnh An Giang.
2. Sở Công Thương
- Phối hợp Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn nắm bắt thông tin để tổ chức triển khai các văn bản hướng
dẫn, khuyến cáo của Bộ, ngành để tuân thủ nghiêm các quy định về tiêu chuẩn,
quy chuẩn, chất lượng, quy định của thị trường nhập khẩu cho các thương nhân, tổ
hợp tác/hợp tác xã tham gia chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cá tra
của tỉnh để chủ động nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng yêu cầu thị trường.
- Phối hợp với các cơ quan đại
diện Việt Nam ở nước ngoài, các Văn phòng Xúc tiến thương mại, Trung tâm giới
thiệu sản phẩm Việt Nam trong giới thiệu, hỗ trợ thương nhân xuất khẩu cá tra kết
nối thương mại, phối hợp đẩy mạnh hơn nữa cơ hội mở rộng thị trường tiêu thụ cá
tra tỉnh An Giang.
- Hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp
tác xã, tổ hợp tác kết nối cung cầu thị trường thông qua sàn thương mại điện tử,
các kênh tiêu thụ trong và ngoài nước.
3. Sở Tài chính
Hàng năm, căn cứ khả năng cân đối
ngân sách, Sở Tài chính phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
tham mưu UBND tỉnh nguồn kinh phí sự nghiệp thực hiện Kế hoạch theo quy định
phân cấp của Luật Ngân sách nhà nước.
4. Sở Khoa học và Công nghệ
- Triển khai thực hiện công tác
nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, trong đó ưu
tiên triển khai các nhiệm vụ khoa học và công nghệ góp phần vào việc phát triển
ngành hàng cá tra, nhằm làm tăng giá trị và hiệu quả kinh tế của ngành hàng cá
tra trên cơ sở đề xuất hoặc đề xuất đặt hàng của các ngành, đơn vị có liên
quan.
- Hướng dẫn, hỗ trợ các tổ chức,
cá nhân đăng ký sử dụng và phát triển nhãn hiệu chứng nhận An Giang cho các sản
phẩm từ cá tra.
5. Trung tâm Xúc tiến Thương
mại và Đầu tư
- Chủ trì, thực hiện các nội
dung xúc tiến thương mại và hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác quảng
bá, xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường, phát triển thị trường và tiêu thụ
sản phẩm cá tra.
- Chủ trì, phối hợp các đơn vị
liên quan tăng cường mời gọi các doanh nghiệp có đủ năng lực, tiềm năng đầu tư
và hợp tác, liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm cá tra tỉnh An Giang.
6. Đài Phát thanh - Truyền
hình An Giang, Báo An Giang
- Chủ trì, phối hợp với Sở Công
Thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông tin về thị trường, giá cả,
các chính sách hỗ trợ, thúc đẩy xây dựng chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ cá
tra.
- Xây dựng tin, bài, phóng sự,
clip tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu về các sản phẩm ngành hàng cá tra chủ lực
của tỉnh.
7. Liên minh Hợp tác xã tỉnh
- Chủ trì các hoạt động trong
việc hỗ trợ thành lập mới các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã trong chuỗi liên
kết sản xuất và tiêu thụ ngành hàng cá tra.
- Phối hợp Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nâng cao
chất lượng nguồn nhân lực của các hợp tác xã.
8. Hội Nông dân tỉnh
- Chủ trì tổ chức các hoạt động
tuyên truyền, vận động, thành lập các tổ hợp tác nâng cấp, phát triển các tổ hợp
tác lên hợp tác xã.
- Thực hiện nhiệm vụ tập huấn,
bồi dưỡng kiến thức về Nghị định 77/2019/NĐ- CP ngày 10/10/2019 của Chính phủ về
tổ hợp tác; tư vấn, hỗ trợ các tổ hợp tác trong quá trình hoạt động.
- Tuyên truyền, vận động nông
dân tham gia vào các hình thức hợp tác sản xuất để hình thành vùng nguyên liệu
tập trung, tạo điều kiện triển khai và nhân rộng mô hình liên kết sản xuất có
hiệu quả phục vụ sản xuất, liên kết và tiêu thụ sản phẩm.
9. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
chi nhánh An Giang
- Phối hợp, tham mưu Ủy ban
nhân dân tỉnh đề nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có cơ chế ưu tiên hỗ trợ các
hợp tác xã, doanh nghiệp tham gia liên kết sản xuất, ngành hàng cá tra tiếp cận
nguồn vốn vay ưu đãi, đảm bảo theo quy định.
- Chỉ đạo các tổ chức tín dụng
trên địa bàn tư vấn, hướng dẫn các hợp tác xã, doanh nghiệp hoàn chỉnh hồ sơ,
thủ tục vay vốn để mở rộng sản xuất - kinh doanh theo quy định tại Nghị định số
55/2015/NĐ- CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát
triển nông nghiệp, nông thôn và Nghị định số 116/2018/NĐ- CP ngày 07/9/2018 của
Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày
09/6/2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp,
nông thôn.
10. Ủy ban nhân dân các huyện,
thị xã và thành phố.
- Chủ động đề xuất, xây dựng kế
hoạch chi tiết hàng năm dựa trên Kế hoạch này để cụ thể hóa các hoạt động nhằm
đảm bảo thực hiện đạt các mục tiêu đã đề ra.
- Bố trí các nguồn lực để thực
hiện các nội dung Kế hoạch này; phân công cụ thể trách nhiệm của từng cá nhân,
đơn vị trong quá trình triển khai thực hiện kế hoạch, đặc biệt thúc đẩy xây dựng
chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ cá tra và xúc tiến tiêu thụ sản phẩm.
- Chỉ đạo các phòng, ban chuyên
môn và UBND các xã trong chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ cá tra triển khai
các nội dung Kế hoạch.
- Chủ động bố trí kinh phí từ
các nguồn được giao hàng năm theo thẩm quyền, đảm bảo theo quy định để hỗ trợ
xây dựng chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ cá tra.
- Chủ động tìm kiếm doanh nghiệp
để liên kết sản xuất - tiêu thụ sản phẩm cá tra trên địa bàn huyện, thị xã,
thành phố.
- Tổ chức sơ kết, tổng kết, báo
cáo theo Kế hoạch của Chủ tịch UBND tỉnh.
Trên đây là Kế hoạch của Chủ tịch
Ủy ban nhân dân tỉnh về Phát triển liên kết sản xuất và tiêu thụ ngành hàng cá
tra đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030, yêu cầu các Sở, ban, ngành, cơ quan
liên quan thực hiện./.
Nơi nhận:
- Bộ Nông nghiệp và PTNT (để báo cáo);
- TT.TU, TTHĐND tỉnh (để báo cáo);
- Lãnh đạo UBND tỉnh, UBMTTQVN tỉnh;
- Sở: NNPTNT, CT, TC, KHCN, KHĐT;
- Trung tâm Xúc tiến thương mại và Đầu tư tỉnh;
- Liên minh Hợp tác xã tỉnh;
- Hội Nông dân tỉnh;
- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh AG;
- Đài PTTH An Giang, Báo AG;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- LĐ VPUBND tỉnh, P.KTN;
- Lưu: VT, HCTC.
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Thị Minh Thúy
|
PHỤ LỤC 1
PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH GIAI ĐOẠN 2024 -
2025
TT
|
Nội dung công việc
|
Đơn vị chủ trì
|
Đơn vị phối hợp
|
1
|
Phát triển chuỗi liên kết
sản xuất và tiêu thụ ngành hàng cá tra tỉnh An Giang giai đoạn 2024 -
2025
|
a
|
Hỗ trợ phát triển chuỗi
liên kết
|
-
|
Chuỗi liên kết sản xuất cá
tra giống
|
|
|
|
- Cấp giấy chứng nhận đủ điều
kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản.
- Công bố hợp quy sản phẩm
|
Sở NN&PTNT
|
Các cơ quan chuyên môn
|
|
Thúc đẩy hộ sản xuất, ương dưỡng
giống thủy sản tham gia vào chuỗi liên kết sản xuất.
|
UBND các huyện, thị xã, thành
phố
|
Sở NN&PTNT
|
-
|
Chuỗi liên kết sản xuất cá
tra thương phẩm
|
|
|
|
Cấp mã số vùng nuôi
|
Sở NN&PTNT
|
Các cơ quan chuyên môn
|
|
Cấp giấy chứng nhận đủ điều
kiện an toàn thực phẩm
|
Sở NN&PTNT
|
Các cơ quan chuyên môn
|
|
Kiểm soát môi trường nước
|
|
|
|
Máy kiểm tra chất lượng nước
tự động
|
Sở NN&PTNT
|
Các cơ quan chuyên môn
|
b
|
Phát triển tổ chức sản xuất
|
|
|
|
Tuyên truyền, vận động thành
lập mới hợp tác xã.
|
Liên minh HTX tỉnh
|
UBND các huyện, thị xã, thành
phố
|
|
Tuyên truyền, vận động thành
lập tổ hợp tác.
|
Hội Nông dân tỉnh
|
UBND các huyện, thị xã, thành
phố
|
|
Tập huấn nâng cao năng lực,
trình độ chuyên môn cho cán bộ hợp tác xã.
|
Liên minh HTX tỉnh
|
UBND các huyện, thị xã, thành
phố và các cơ quan chuyên môn
|
|
Tập huấn nâng cao năng lực,
trình độ cho tổ hợp tác.
|
Hội Nông dân tỉnh
|
UBND các huyện, thị xã, thành
phố và các cơ quan chuyên môn
|
|
Kiểm tra, giám sát, đánh giá,
phân loại, tư vấn kiểm toán nội bộ hợp tác xã.
|
Liên minh HTX tỉnh
|
UBND các huyện, thị xã, thành
phố
|
|
Thực hiện chính sách đưa cán
bộ có trình độ về làm việc tại hợp tác xã.
|
Sở NN&PTNT
|
UBND các huyện, thị xã, thành
phố và các cơ quan chuyên môn
|
|
Tư vấn, hướng dẫn các hợp tác
xã, tổ hợp tác kỹ năng tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị.
|
Sở NN&PTNT
|
UBND các huyện, thị xã, thành
phố và các cơ quan chuyên môn
|
|
Nâng cao năng lực cho cán bộ quản
lý, cán bộ chuyên môn về hợp tác xã cấp tỉnh, huyện.
|
Sở NN&PTNT
|
Các cơ quan chuyên môn
|
|
Xây dựng mạng lưới tư vấn
phát triển hợp tác xã tại An Giang.
|
Liên minh HTX tỉnh
|
Các cơ quan chuyên môn
|
c
|
Ứng dụng khoa học công nghệ
trong sản xuất
|
|
|
|
Xây dựng mô hình ứng dụng
công nghệ cao trong sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản
|
Sở NN&PTNT
|
Các cơ quan chuyên môn
|
d
|
Thúc đẩy phát triển sản xuất
gắn với tiêu thụ theo chuỗi giá trị
|
|
Triển khai chính sách thúc đẩy
hợp tác, liên kết theo Nghị quyết số 04/2019/NQ- HĐND ngày 12 tháng 07 năm
2019 về việc ban hành quy định chính sách hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ
sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh An Giang.
|
Sở NN&PTNT
|
Sở KH&ĐT, Sở TC
|
|
Hỗ trợ triển khai dự án liên
kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm.
|
Sở NN&PTNT
|
UBND các huyện, thị xã, thành
phố
|
2
|
Xúc tiến, tiêu thụ sản phẩm
cá tra tỉnh An Giang giai đoạn 2024 - 2025
|
|
Thông tin, tuyên truyền.
|
Sở NN&PTNT
|
Sở Thông tin và Truyền thông,
Đài truyền hình tỉnh
|
|
Xây dựng các phóng sự truyền
thông
|
Đài PT-TH tỉnh An Giang
|
Sở NN&PTNT, Sở Công
Thương, Doanh nghiệp, Hợp tác xã
|
|
Xây dựng và phát hành các ấn
phẩm, tờ rơi tuyên truyền, quảng bá về cá tra tỉnh An Giang
|
Trung tâm Xúc tiến TM&ĐT
tỉnh
|
Sở NN&PTNT, Sở Công
thương, Doanh nghiệp, Hợp tác xã
|
|
Hỗ trợ phát triển các sản phẩm
OCOP
|
Sở NN&PTNT
|
UBND các huyện, thị xã, thành
phố Các Sở, ngành có liên quan
|
|
Tập huấn chuyên sâu về ứng dụng
công nghệ thông tin, nền tảng mạng xã hội trong kinh doanh, sàn thương mại điện
tử
|
Trung tâm Xúc tiến TM và ĐT tỉnh
|
UBND các huyện, thị xã, thành
phố, các Sở, ngành có liên quan
|