NGHỊ QUYẾT
BAN
HÀNH CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CỦA CHÍNH PHỦ THỰC HIỆN QUY ĐỊNH SỐ 178-QĐ/TW NGÀY
27 THÁNG 6 NĂM 2024 CỦA BỘ CHÍNH TRỊ VỀ KIỂM SOÁT QUYỀN LỰC, PHÒNG, CHỐNG THAM
NHŨNG, TIÊU CỰC TRONG CÔNG TÁC XÂY DỰNG PHÁP LUẬT
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6
năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật
Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Quy định số 178-QĐ/TW ngày 27 tháng 6 năm
2024 của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực
trong công tác xây dựng pháp luật;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp;
Trên cơ sở ý kiến biểu quyết của các Thành viên
Chính phủ.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Ban hành kèm theo
Nghị quyết này Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Quy định số 178-QĐ/TW
ngày 27 tháng 6 năm 2024 của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực, phòng, chống
tham nhũng, tiêu cực trong công tác xây dựng pháp luật.
Điều 2. Nghị quyết này có
hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ
trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban
nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan, tổ chức, cá nhân
có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị quyết này.
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Quốc hội;
- Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý, Thư ký của TTg, các PTTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ,
Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: VT, PL (2b).
|
TM. CHÍNH PHỦ
KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG
Lê Thành Long
|
CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CỦA CHÍNH PHỦ
THỰC
HIỆN QUY ĐỊNH SỐ 178-QĐ/TW NGÀY 27 THÁNG 6 NĂM 2024 CỦA BỘ CHÍNH TRỊ VỀ KIỂM
SOÁT QUYỀN LỰC, PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG, TIÊU CỰC TRONG CÔNG TÁC XÂY DỰNG PHÁP
LUẬT
(Kèm theo Nghị quyết số 10/NQ-CP ngày 13 tháng 01 năm 2025 của Chính phủ)
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
a) Kịp thời quán triệt sâu sắc và thực hiện nghiêm
túc, đầy đủ, hiệu quả các nội dung Quy định số 178-QĐ/TW nhằm nâng cao nhận thức,
trách nhiệm của cấp ủy, người đứng đầu cơ quan, đảng viên, cán bộ, công chức,
viên chức trong công tác xây dựng pháp luật.
b) Nâng cao nhận thức của các cấp ủy, tổ chức đảng,
lãnh đạo các cơ quan, đơn vị về tầm quan trọng của công tác xây dựng pháp luật;
nâng cao ý thức trách nhiệm của đội ngũ đảng viên, cán bộ, công chức làm công
tác xây dựng pháp luật trong việc kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng,
tiêu cực trong công tác xây dựng pháp luật.
c) Thể chế hóa kịp thời, đúng đắn và đầy đủ chủ
trương, yêu cầu về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong
công tác xây dựng pháp luật theo Quy định số 178-QĐ/TW.
d) Gắn việc triển khai thực hiện nhiệm vụ, chương
trình, kế hoạch công tác với trách nhiệm của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ
trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ theo Quy định số 178-QĐ/TW.
đ) Tăng cường kỷ luật, kỷ cương thực hiện kiểm soát
quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác xây dựng pháp luật.
2. Yêu cầu
a) Các nhiệm vụ triển khai thực hiện bám sát nội
dung Quy định số 178-QĐ/TW, các chủ trương, quy định có liên quan của Đảng, bảo
đảm thiết thực, khả thi, hiệu quả.
b) Xác định rõ trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức
chủ trì, phối hợp, thời gian, tiến độ hoàn thành các nhiệm vụ được giao theo
Chương trình hành động này.
c) Xác định rõ trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức đảng,
người đứng đầu cơ quan, đơn vị, đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức thực hiện
kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác xây dựng
pháp luật. Thường xuyên kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc lãnh đạo, chỉ đạo và tổ
chức thực hiện Quy định số 178-QĐ/TW.
II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
1. Đẩy mạnh quán triệt, phổ biến Quy định số
178-QĐ/TW; nâng cao nhận thức, trách nhiệm về kiểm soát quyền lực, phòng, chống
tham nhũng, tiêu cực trong công tác xây dựng pháp luật
- Quán triệt, phổ biến đúng, đầy đủ mục đích, ý
nghĩa và nội dung của Quy định số 178-QĐ/TW, nhất là nguyên tắc, nội dung,
phương thức, trách nhiệm kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực
trong công tác xây dựng pháp luật; các hành vi tham nhũng, tiêu cực; trách nhiệm
của người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền;
xử lý hành vi vi phạm nhằm kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực
trong công tác xây dựng pháp luật; lồng ghép quán triệt, phổ biến trong các hội
nghị, tập huấn về công tác xây dựng pháp luật của bộ, ngành, địa phương.
- Nâng cao nhận thức, trách nhiệm về kiểm soát quyền
lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác xây dựng pháp luật.
2. Phát huy vai trò của Chính phủ trong việc xây dựng
các văn bản, đề án bảo đảm kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực
trong xây dựng pháp luật
a) Xây dựng Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật
(sửa đổi) và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan
Rà soát, xây dựng Luật Ban hành văn bản quy phạm
pháp luật (sửa đổi) và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan bảo đảm phù
hợp, đồng bộ, thống nhất với Quy định số 178-QĐ/TW. Trong đó, tập trung rà
soát, nghiên cứu, đề xuất hoàn thiện các quy định về trách nhiệm của cơ quan, tổ
chức, cá nhân; đổi mới quy trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật
chuyên nghiệp, khoa học, kịp thời, khả thi, hiệu quả; hoàn thiện các quy định về
cơ chế bảo đảm nguồn lực cho công tác xây dựng pháp luật.
b) Xây dựng “Định hướng xây dựng pháp luật của
Chính phủ theo nhiệm kỳ Quốc hội khóa XVI”
Rà soát, nghiên cứu, xây dựng Báo cáo đề xuất định
hướng xây dựng pháp luật của Chính phủ; báo cáo, đề xuất tổng hợp xây dựng Đề
án của Đảng đoàn Quốc hội về định hướng xây dựng pháp luật của Quốc hội nhiệm kỳ
khóa XVI.
c) Tăng cường trách nhiệm xin ý kiến các cơ quan có
thẩm quyền của Đảng về nội dung văn bản quy phạm pháp luật
Nghiên cứu, xây dựng văn bản hướng dẫn về trách nhiệm,
quy trình các cơ quan có thẩm quyền của Đảng trong Chính phủ lãnh đạo, chỉ đạo
việc xây dựng pháp luật theo Quy định 178-QĐ/TW; trách nhiệm, quy trình xin ý
kiến các cơ quan có thẩm quyền của Đảng về nội dung văn bản quy phạm pháp luật.
d) Tiếp tục xây dựng Đề án “Bảo đảm và tăng cường
nguồn lực đầu tư, đổi mới cơ chế phân bổ, sử dụng hiệu quả kinh phí xây dựng và
thi hành pháp luật”
Tiếp tục xây dựng Đề án “Bảo đảm và tăng cường nguồn
lực đầu tư, đổi mới cơ chế phân bổ, sử dụng hiệu quả kinh phí xây dựng và thi
hành pháp luật” theo Nghị quyết số 77/NQ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2023 về Chương
trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 09 tháng 11
năm 2022 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp
tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong
giai đoạn mới.
đ) Tiếp tục xây dựng Đề án “Nâng cao chất lượng đội
ngũ cán bộ, công chức, viên chức theo yêu cầu của Nghị quyết số 27-NQ/TW”
Tiếp tục xây dựng Đề án “Nâng cao chất lượng đội
ngũ cán bộ, công chức, viên chức theo yêu cầu của Nghị quyết số 27-NQ/TW” theo
Nghị quyết số 77/NQ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2023 về Chương trình hành động của
Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 09 tháng 11 năm 2022 của Hội
nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục xây dựng
và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới.
e) Thực hiện Đề án “Phát triển nguồn nhân lực làm
công tác tham mưu xây dựng pháp luật đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đến năm 2030”
Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp được xác
định trong Đề án “Phát triển nguồn nhân lực làm công tác tham mưu xây dựng pháp
luật đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đến năm 2030” được phê duyệt theo Quyết định số
916/QĐ-TTg ngày 27 tháng 8 năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ.
3. Thực hiện kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham
nhũng, tiêu cực trong công tác xây dựng pháp luật của Chính phủ
Lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc
phạm vi quản lý, trên cơ sở chức năng nhiệm vụ, quyền hạn thực hiện nghiêm túc,
đầy đủ trách nhiệm kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong
công tác xây dựng pháp luật được quy định tại các Điều 7, 8, 9,
10 và Điều 11 của Quy định số 178-QĐ/TW và các quy định liên
quan.
4. Lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, kỷ luật
trong công tác xây dựng pháp luật
Giám sát, kiểm tra công tác xây dựng pháp luật nhằm
phòng ngừa, phát hiện, xử lý hành vi tham nhũng, tiêu cực trong công tác xây dựng
pháp luật và kịp thời sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật. Căn cứ tính
chất, mức độ vi phạm để xử lý hành vi tham nhũng, tiêu cực bằng các biện pháp,
hình thức kỷ luật đảng, kỷ luật hành chính, xử lý vi phạm hành chính, xử lý
hình sự theo quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
5. Sơ kết, tổng kết đánh giá việc thực hiện Quy định
số 178-QĐ/TW và Chương trình hành động của Chính phủ
- Tổ chức sơ kết, tổng kết, báo cáo cơ quan có thẩm
quyền về việc thực hiện Quy định số 178-QĐ/TW và Chương trình hành động của
Chính phủ.
- Kịp thời hướng dẫn giải quyết các khó khăn, vướng
mắc trong quá trình triển khai thực hiện Quy định số 178-QĐ/TW và Chương trình
hành động của Chính phủ.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ
quan thuộc Chính phủ và các tổ chức, đơn vị có liên quan:
a) Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao
và các nhiệm vụ chủ yếu được xác định trong Chương trình hành động này xây dựng,
ban hành Kế hoạch công tác phù hợp với tình hình thực tế của bộ, ngành mình.
b) Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của
bộ, ngành chủ động rà soát, sửa đổi, bổ sung hoặc đề xuất sửa đổi, bổ sung các
văn bản quy phạm pháp luật có liên quan, bảo đảm đồng bộ, thống nhất, tạo cơ sở
pháp lý thực hiện nhiệm vụ kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực
trong công tác xây dựng pháp luật.
c) Chủ động triển khai thực hiện các nhiệm vụ được
giao trong Phụ lục kèm theo Nghị quyết này.
d) Tăng cường kiểm tra, đôn đốc, giám sát việc triển
khai thực hiện Chương trình hành động này của Chính phủ; định kỳ hằng năm đánh
giá tình hình, kết quả thực hiện, báo cáo Thủ tướng Chính phủ, đồng gửi Bộ Tư
pháp để theo dõi và tổng hợp theo quy định.
2. Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan
ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các tổ chức, đơn vị có liên quan:
a) Theo dõi, đôn đốc việc triển khai thực hiện, định
kỳ báo cáo và kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các biện pháp cần thiết
để bảo đảm thực hiện đồng bộ và có hiệu quả Chương trình hành động này.
b) Tham mưu giúp Chính phủ đẩy mạnh phổ biến, giáo
dục, nâng cao nhận thức về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác xây
dựng pháp luật.
c) Tham mưu giúp Chính phủ tiếp tục hoàn thiện hệ
thống pháp luật về ban hành văn bản quy phạm pháp luật, đổi mới, hoàn thiện quy
trình xây dựng pháp luật theo hướng chuyên nghiệp, khoa học, kịp thời, khả thi,
hiệu quả và cơ chế kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong
công tác xây dựng pháp luật.
3. Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ theo Chương
trình hành động này do ngân sách nhà nước bảo đảm theo quy định của Luật Ngân sách
nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành.
4. Chính phủ trân trọng đề nghị các cơ quan của Đảng,
Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp, các cơ quan tư
pháp, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên, các tổ chức chính trị
- xã hội, đoàn thể nhân dân tăng cường giám sát, phối hợp chặt chẽ với các cơ
quan trong hệ thống hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương trong tổ
chức triển khai thực hiện Chương trình hành động này của Chính phủ và Chương
trình hành động, Kế hoạch của các bộ, ngành, địa phương.
5. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương:
a) Chỉ đạo việc thực hiện phổ biến, giáo dục, nâng
cao nhận thức về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác xây dựng pháp
luật.
b) Căn cứ vào Chương trình hành động của Chính phủ,
xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch hành động của địa phương; định kỳ sơ kết,
đánh giá tình hình thực hiện gửi về Bộ Tư pháp để tổng hợp báo cáo Chính phủ.
6. Trong quá trình thực hiện Chương trình hành động
này, nếu cần sửa đổi, bổ sung những nội dung cụ thể của Chương trình, các bộ,
ngành, địa phương chủ động đề xuất, gửi Bộ Tư pháp để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng
Chính phủ xem xét, quyết định.
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC NHIỆM VỤ, ĐỀ ÁN TRIỂN KHAI TRONG CHƯƠNG
TRÌNH HÀNH ĐỘNG CỦA CHÍNH PHỦ THỰC HIỆN QUY ĐỊNH SỐ 178-QĐ/TW NGÀY 27 THÁNG 6
NĂM 2024 CỦA BỘ CHÍNH TRỊ VỀ KIỂM SOÁT QUYỀN LỰC, PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG, TIÊU
CỰC TRONG CÔNG TÁC XÂY DỰNG PHÁP LUẬT
(Kèm theo Chương trình hành động của Chính phủ tại Nghị quyết số 10/NQ-CP
ngày 13 tháng 01 năm 2025 của Chính phủ)
STT
|
Tên nhiệm vụ, đề
án
|
Cơ quan chủ trì
thực hiện
|
Cơ quan phối hợp
thực hiện
|
Cấp trình
|
Sản phẩm
|
Thời gian hoàn
thành
|
1.
|
Quán triệt, phổ biến Quy định số 178-QĐ/TW
|
Bộ, cơ quan ngang
bộ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
|
Các cơ quan, tổ chức
có liên quan
|
|
Hội nghị, Tọa đàm
và các hình thức phù hợp khác
|
2024
|
2.
|
Nâng cao nhận thức, trách nhiệm về kiểm soát quyền
lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác xây dựng pháp luật
|
Bộ, cơ quan ngang
bộ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
|
Các cơ quan, tổ chức
có liên quan
|
|
Hội nghị, Tọa đàm
và các hình thức phù hợp khác
|
Thường xuyên
|
3.
|
Xây dựng Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật
(sửa đổi) và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan
|
Bộ Tư pháp
|
Bộ, cơ quan ngang
bộ, các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
|
Quốc hội
|
Hồ sơ dự án Luật
|
2025
|
4.
|
Xây dựng “Định hướng xây dựng pháp luật của Chính
phủ theo nhiệm kỳ Quốc hội khóa XVI”
|
Bộ Tư pháp
|
Bộ, cơ quan ngang
bộ
|
Chính phủ
|
Báo cáo về định hướng
xây dựng pháp luật của Chính phủ theo nhiệm kỳ Quốc hội khóa XVI
|
2025
|
5.
|
Nghiên cứu, xây dựng văn bản hướng dẫn trách nhiệm,
quy trình xin ý kiến các cơ quan có thẩm quyền của Đảng về nội dung văn bản
quy phạm pháp luật
|
Bộ Tư pháp
|
Văn phòng Chính phủ,
các bộ, ngành liên quan
|
Thủ tướng Chính phủ
|
Văn bản hướng dẫn
|
2025
|
6.
|
Tiếp tục xây dựng Đề án “Bảo đảm và tăng cường
nguồn lực đầu tư, đổi mới cơ chế phân bổ, sử dụng hiệu quả kinh phí xây dựng
và thi hành pháp luật”
|
Bộ Tài chính
|
Bộ Tư pháp, Bộ Kế
hoạch và Đầu tư, các bộ, ngành có liên quan
|
Chính phủ
|
Báo cáo
|
2025
|
7.
|
Tiếp tục xây dựng Đề án “Nâng cao chất lượng đội
ngũ cán bộ, công chức, viên chức theo yêu cầu của Nghị quyết số 27-NQ/TW”
|
Bộ Nội vụ
|
Các bộ, ngành liên
quan
|
Chính phủ
|
Báo cáo
|
2025
|
8.
|
Xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện Đề án
“Phát triển nguồn nhân lực làm công tác tham mưu xây dựng pháp luật đáp ứng
yêu cầu, nhiệm vụ đến năm 2030”
|
Bộ Tư pháp, Bộ Nội
vụ, Bộ Tài chính, Bộ Thông tin và Truyền thông
|
Các bộ, ngành liên
quan
|
Chính phủ
|
Kết quả thực hiện
các nhiệm vụ và giải pháp được xác định trong Quyết định số 916/QĐ-TTg ngày
27/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ
|
2025
|
9.
|
Thực hiện kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham
nhũng, tiêu cực trong công tác xây dựng pháp luật của Chính phủ
|
Bộ, cơ quan ngang
bộ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
|
Các bộ, ngành liên
quan
|
|
|
Thường xuyên
|
10.
|
Kiểm tra, giám sát, kỷ luật trong công tác xây dựng
pháp luật
|
Bộ, cơ quan ngang
bộ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
|
Các cơ quan, tổ chức
liên quan
|
|
|
Thường xuyên
|
11.
|
Sơ kết, tổng kết đánh giá việc thực hiện Quy định
số 178-QĐ/TW và Chương trình hành động của Chính phủ
|
Bộ Tư pháp
|
Văn phòng Chính phủ,
Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ, Thanh tra Chính phủ, Các bộ cơ quan ngang bộ, UBND
các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
|
Thủ tướng Chính phủ
|
Báo cáo
|
Hằng năm hoặc theo
yêu cầu đột xuất
|