ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LẠNG SƠN
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 156/KH-UBND
|
Lạng Sơn, ngày 06
tháng 7 năm 2022
|
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI CÁC NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHỈ SỐ HÀI
LÒNG VỀ SỰ PHỤC VỤ HÀNH CHÍNH (SIPAS) VÀ CHỈ SỐ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH (PAR
INDEX) TỈNH LẠNG SƠN NĂM 2022
Năm 2021, Chỉ số hài lòng về sự
phục vụ hành chính (SIPAS) tỉnh Lạng Sơn đạt 87,07%, xếp hạng 31/63 tỉnh, thành
phố, tăng 3,1% và tăng 8 bậc so với năm 2020; Chỉ số cải cách hành chính (PAR
INDEX) tỉnh Lạng Sơn đạt 87,11/100 điểm; chỉ số đạt 87,11%, xếp hạng 23/63 tỉnh,
thành phố, tăng 13 bậc so với năm 2020 và nằm trong nhóm B (nhóm đạt kết quả Chỉ
số PAR INDEX từ trên 80% đến dưới 90%).
Mặc dù được cải thiện về cả điểm
số và thứ hạng, tuy nhiên, qua kết quả công bố Chỉ số PAR INDEX và Chỉ số SIPAS
năm 2021 của tỉnh có những hạn chế; những nội dung, tiêu chí, tiêu chí thành phần
chưa đạt điểm hoặc chưa đạt điểm tối đa. Bên cạnh những hạn chế do tình hình thực
tiễn của tỉnh, còn có những tiêu chí, tiêu chí thành phần chưa đạt điểm do
trách nhiệm của các Sở, Ban, ngành, UBND cấp huyện, cấp xã trong thực hiện các
nhiệm vụ cải cách hành chính (CCHC). Để khắc phục những hạn chế, tiếp tục nâng
cao chất lượng, hiệu quả công tác cải cách hành chính và cung cấp các dịch vụ
công, phục vụ người dân, tổ chức, doanh nghiệp, góp phần cải thiện, nâng cao Chỉ
số PAR INDEX, Chỉ số SIPAS của tỉnh Lạng Sơn trong năm 2022, UBND tỉnh ban hành
kế hoạch như sau:
I. MỤC ĐÍCH,
YÊU CẦU
1. Mục đích
1.1. Tiếp tục duy trì, phát huy
kết quả đã đạt được; khắc phục, nâng cao các chỉ số, chỉ số thành phần chưa có
sự cải thiện, đạt điểm thấp của Chỉ số PAR INDEX và Chỉ số SIPAS.
1.2. Nâng cao trách nhiệm của
người đứng đầu các cơ quan, đơn vị trong chỉ đạo, điều hành; nâng cao tinh thần
trách nhiệm, thái độ phục vụ Nhân dân của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức
trong thực thi nhiệm vụ giải quyết thủ tục hành chính (TTHC); tạo sự chuyển biến
mạnh mẽ trong nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức về cải thiện, nâng cao
Chỉ số PAR INDEX, Chỉ số SIPAS.
2. Yêu cầu
2.1. Xác định rõ nguyên nhân
những tồn tại, hạn chế trong Chỉ số PAR INDEX, Chỉ số SIPAS; thực hiện các biện
pháp, giải pháp khắc phục đồng bộ, khả thi và hiệu quả Chỉ số PAR INDEX, Chỉ số
SIPAS trên địa bàn tỉnh.
2.2. Các cơ quan phải đẩy mạnh
tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong hệ
thống cơ quan hành chính trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là trách nhiệm của người
đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương trong việc thực hiện nhiệm vụ CCHC, phục
vụ người dân, tổ chức nói chung và trong việc xác định Chỉ số PAR INDEX, SIPAS
hàng năm nói riêng.
2.3. Tăng cường sự phối hợp giữa
các sở, ngành và địa phương trong thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp nhằm cải
thiện và nâng cao Chỉ số PAR INDEX, SIPAS; phát huy tinh thần, trách nhiệm của
cán bộ, công chức, viên chức trong thực thi công vụ; huy động sự tham gia vào
cuộc của các tổ chức, cá nhân trong quá trình triển khai xác định chỉ số CCHC,
đo lường mức độ hài lòng đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước.
II. NHIỆM VỤ,
GIẢI PHÁP
1. Các nội
dung: công tác chỉ đạo điều hành CCHC, cải cách tổ chức bộ máy hành chính
và cải cách chế độ công vụ
Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với
các Sở, Ban, ngành, UBND các huyện, thành phố:
- Tham mưu cho UBND tỉnh ban
hành báo cáo định kỳ về CCHC gửi Bộ Nội vụ đảm bảo chất lượng và thời gian
theo yêu cầu; theo dõi, đôn đốc, kiểm tra các cơ quan, đơn vị thực hiện Kế hoạch
CCHC, Kế hoạch tuyên truyền CCHC của tỉnh.
- Rà soát, sắp xếp, tổ chức lại,
kiện toàn tổ chức bộ máy và đội ngũ lãnh đạo cấp trưởng, cấp phó các Sở, Ban,
ngành, đơn vị, địa phương theo Nghị định số 107/2020/ND-CP ngày 14/9/2020 của
Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày
04/4/2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban
nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Nghị định số 108/2020/ND-CP
ngày 14/9/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
37/2014/NĐ-CP ngày 05/5/2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên
môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương.
- Thực hiện rà soát, sắp xếp, tổ
chức lại đơn vị, các tổ chức bên trong đơn vị và kiện toàn đội ngũ cán bộ
lãnh đạo cấp trưởng, cấp phó các đơn vị sự nghiệp công lập theo Nghị định số
120/2020/NĐ-CP ngày 07/10/2020 của Chính phủ quy định về thành lập, tổ chức lại,
giải thể đơn vị sự nghiệp công lập.
- Xây dựng các giải pháp cụ thể
để nâng cao điểm số đối với các tiêu chí, tiêu chí thành phần chưa đạt điểm tối
đa: 1.1; 1.3.2; 4.1.2; 5.3.1; 5.5.2 ; 5.7.2.
- Phối hợp với Bộ Nội vụ và các
cơ quan, đơn vị điều tra xã hội học, đánh giá tác động của cải cách hành chính
đến người dân, tổ chức, doanh nghiệp và khảo sát lãnh đạo, quản lý, Đại biểu Hội
đồng nhân dân tỉnh; kết hợp tuyên truyền những kết quả, nỗ lực của tỉnh trong
thực hiện CCHC, phục vụ người dân, tổ chức, doanh nghiệp.
- Chịu trách nhiệm theo dõi, tổng
hợp, đánh giá kết quả công tác chỉ đạo, điều hành CCHC; công tác cải cách tổ chức
bộ máy; cải cách công vụ của tỉnh.
2. Nội
dung: Xây dựng và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) của tỉnh
Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với
các Sở, Ban, ngành; UBND các huyện thành phố:
- Tham mưu UBND tỉnh báo cáo
công tác theo dõi thi hành pháp luật hằng năm; báo cáo rà soát văn bản QPPL
theo chuyên đề (nếu có).
- Thực hiện các hoạt động về
theo dõi thi hành pháp luật: tổ chức thu thập thông tin, công tác kiểm tra, hoạt
động điều tra, khảo sát tình hình thi hành pháp luật, các kết luận kiểm tra và
báo cáo xử lý hoặc kiến nghị xử lý kết quả kiểm tra.
- Thực hiện kiểm tra, xử lý, rà
soát văn bản QPPL: đảm bảo 100% số văn bản QPPL phải được xử lý theo thẩm quyền
hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý sau rà soát; 100% văn bản phát hiện
sai phạm qua kiểm tra phải được xử lý hoặc kiến nghị xử lý.
- Xây dựng kế hoạch thực hiện
và có các giải pháp cụ thể để duy trì các tiêu chí đã đạt điểm tối đa trong năm
2021 đối với lĩnh vực xây dựng và tổ chức thực hiện văn bản QPPL của tỉnh.
3. Nội
dung: Cải cách thủ tục hành chính (TTHC)
Văn phòng UBND tỉnh chủ trì, phối
hợp với các Sở, Ban, ngành; UBND các huyện, thành phố:
- Tổ chức rà soát, đánh giá
TTHC, xử lý hoặc kiến nghị xử lý 100% các vấn đề vướng mắc, bất cập phát hiện
qua rà soát, đặc biệt trong việc triển khai xây dựng và cung cấp dịch vụ công
trực tuyến mức độ 3,4.
- Kịp thời cập nhật các quy
định về TTHC để trình UBND tỉnh công bố và tổ chức công khai; đảm bảo đầy đủ,
chính xác, kịp thời theo đúng quy định.
- Tổ chức việc tiếp nhận hồ sơ,
trả kết quả các TTHC tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh và Bộ phận một
cửa các cấp theo Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về
thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành
chính. Tăng cường triển khai thực hiện cơ chế “4 tại chỗ”; tiếp tục đưa các
TTHC của các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn ra tiếp nhận hồ sơ tại Bộ phận
một cửa các cấp.
- Niêm yết công khai nội dung
hướng dẫn và tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác tiếp nhận, xử lý phản ánh,
kiến nghị của cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp về TTHC. Tăng cường trách nhiệm
giải trình trong quá trình giải quyết TTHC; nêu rõ lý do bằng mẫu phiếu/văn bản
trong trường hợp yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ, từ chối giải quyết hoặc giải
quyết quá hạn.
- Tuyên truyền, hướng dẫn, hỗ
trợ người dân nộp hồ sơ TTHC qua dịch vụ công trực tuyến, dịch vụ bưu chính
công ích và thực hiện việc đánh giá mức độ hài lòng về kết quả giải quyết TTHC
tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh, cổng dịch vụ công của tỉnh.
- Có các giải pháp cụ thể để
duy trì các tiêu chí đạt điểm tối đa trong năm 2021 đối với lĩnh vực cải cách
TTHC; đồng thời xây dựng các giải pháp cụ thể để nâng cao điểm số đối với các
tiêu chí, tiêu chí thành phần chưa đạt điểm tối đa: 3.4.1; 3.4.2.
- Chủ trì, phối hợp với các Sở,
Ban, ngành; UBND các huyện, thành phố tham mưu tổ chức thực hiện đầy đủ và đúng
tiến độ các nhiệm vụ được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao cho tỉnh trong
năm.
4. Nội
dung: Công tác cải cách Tài chính công
Sở Tài chính chủ trì, phối hợp
với các Sở, Ban, ngành; các đơn vị sự nghiệp công lập; UBND các huyện, thành
phố:
- Tăng cường kiểm tra, kiểm
soát, đôn đốc các cơ quan, đơn vị trên toàn tỉnh đẩy mạnh công tác cải cách
tài chính công; tăng cường hiệu lực, hiệu quả trong quản lý sử dụng ngân sách nhà
nước; tổ chức thực hiện công tác cải cách tài chính công gắn liền với các nội
dung quản lý, sử dụng ngân sách tiết kiệm, hiệu quả, đảm bảo đúng chính sách chế
độ đối với từng cơ quan, đơn vị.
- Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu
tư đôn đốc các chủ đầu tư đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công; đồng thời phối hợp
với Sở Nội vụ trong việc nâng cao hơn nữa vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu
trong việc thực hiện giải ngân vốn đầu tư công năm 2022.
- Tiếp tục triển khai các giải
pháp thực hiện có hiệu quả chế độ tự chủ tài chính đơn vị sự nghiệp công lập
theo Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21/6/2021 của Chính phủ quy định cơ chế
tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập; ban hành danh mục dịch vụ sự
nghiệp công sử dụng ngân sách Nhà nước theo phân cấp thuộc phạm vi quản lý của
địa phương theo quy định (nếu có phát sinh). Ban hành, sửa đổi, bổ sung định
mức kinh tế kỹ thuật, định mức chi phí làm cơ sở ban hành đơn giá, giá dịch vụ
sự nghiệp công sử dụng ngân sách Nhà nước theo quy định của pháp luật để làm
cơ sở giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung ứng dịch vụ sự nghiệp công
theo quy định tại Nghị định số 32/2019/NĐ-CP ngày 10/4/2019 của Chính phủ
quy định giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ
công sử dụng ngân sách Nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên.
- Rà soát, nâng mức độ tự chủ
tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập để có thêm số đơn vị đạt tiêu chí
theo quy định; thực hiện giảm chi hỗ trợ trực tiếp từ ngân sách Nhà nước cho
các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc, giảm chi hỗ trợ trực tiếp từ ngân
sách Nhà nước cho các đơn vị sự nghiệp công lập.
- Tăng cường kiểm tra, giám sát
để đảm bảo thực hiện đúng quy định cơ chế tự chủ về sử dụng kinh phí quản lý
hành chính, không để xảy ra sai phạm về sử dụng kinh phí quản lý hành chính;
theo dõi, đôn đốc các cơ quan, đơn vị tổ chức thực hiện các kiến nghị sau
thanh tra, kiểm tra, kiểm toán Nhà nước về tài chính, ngân sách và báo cáo kết
quả xử lý theo quy định.
- Có giải pháp duy trì các tiêu
chí đạt điểm tối đa và nâng cao điểm số các tiêu chí chưa đạt điểm tối đa đối với
lĩnh vực cải cách tài chính công tại các tiêu chí, tiêu chí thành phần: 6.1.1;
6.1.3; 6.3.1; 6.3.4.
5. Nội
dung: Hiện đại hóa hành chính
5.1. Sở Thông tin và Truyền
thông chủ trì phối hợp với các Sở, Ban, ngành; UBND các huyện, thành phố:
- Tham mưu UBND tỉnh ban hành
các báo cáo định kỳ về kết quả chuyển đổi số, báo cáo kết quả thực hiện Nghị
quyết số 17/NQ-CP ngày 07/3/2019 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng
tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019 - 2020, định hướng đến 2025, gửi
Bộ Thông tin và Truyền thông đảm bảo chất lượng và thời gian theo yêu cầu.
- Hoàn thiện đầy đủ các quy
trình điện tử trong giải quyết TTHC thuộc tất cả các lĩnh vực, các cấp, các
ngành; hướng dẫn, đôn đốc các cơ quan, đơn vị cập nhật đầy đủ hồ sơ giải quyết
TTHC lên Hệ thống thông tin một cửa điện tử, dịch vụ công của tỉnh.
- Tiếp tục triển khai xây dựng
và cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4; đảm bảo hoàn thành sớm các chỉ
tiêu tỷ lệ đề ra tại Nghị quyết số 17/NQ-CP .
- Có giải pháp duy trì các tiêu
chí đạt điểm tối đa và nâng cao điểm số các tiêu chí chưa đạt điểm tối đa đối với
lĩnh vực hiện đại hóa nền hành chính tại các tiêu chí thành phần: 7.1.9; 7.2.1
và lĩnh vực cải cách thủ tục hành chính tại tiêu chí thành phần 3.2.6.
5.2. Sở Khoa học và Công nghệ
chủ trì phối hợp với các Sở, Ban, ngành; UBND các huyện, thành phố:
- Tổ chức kiểm tra, hướng dẫn
các Sở, Ban, ngành, UBND các huyện, thành phố áp dụng, duy trì và cải tiến hệ
thống quản lý chất lượng; đặc biệt là các cơ quan đơn vị chưa thực hiện đúng
việc áp dụng, duy trì và cải tiến Hệ thống quản lý chất lượng (HTQLCL) của đơn
vị theo TCVN ISO 9001 và Quyết định số 19/QĐ-TTg ngày 05/03/2014 của Thủ tướng
Chính phủ về việc áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia
TCVN ISO 9001:2008 vào hoạt động của các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống hành
chính nhà nước.
- Hướng dẫn UBND các huyện,
thành phố chỉ đạo, đôn đốc các xã, phường, thị trấn xây dựng áp dụng HTQLCL
theo TCVN ISO 9001:2015 .
6. Nội
dung: Tác động của CCHC đến người dân, tổ chức và các chỉ tiêu phát triển
kinh tế xã hội của tỉnh
6.1. Điều tra, khảo sát sự hài
lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước
(Chỉ số SIPAS) năm 2021:
- Thủ trưởng các Sở, Ban,
ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố tích cực thực hiện thông tin, tuyên
truyền đầy đủ kịp thời, khách quan về kết quả Chỉ số SIPAS năm 2021 tới người
dân, tổ chức nhằm góp phần nâng cao nhận thức của người dân, tổ chức về quyền lợi
và trách nhiệm trong việc tham gia giám sát, phản hồi ý kiến về chất lượng cung
ứng dịch vụ hành chính công, chất lượng phục vụ người dân tổ chức của cơ quan
hành chính nhà nước.
- Mở rộng các hình thức thông tin
để người dân, tổ chức tiếp cận dịch vụ của các cơ quan tiếp nhận và trả kết quả
giải quyết TTHC một cách dễ dàng, nhanh chóng. Trong đó, tập trung đầu tư đầy đủ
trang thiết bị hiện đại, dễ sử dụng để người dân, tổ chức sử dụng trong quá
trình giải quyết công việc.
- Đăng tải công khai, đầy đủ nội
dung bộ TTHC, cách thức nộp hồ sơ và nhận kết quả, thành phần hồ sơ, quy trình
thực hiện, thời gian thực hiện, phí, lệ phí đối với từng danh mục TTHC tại
Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh, Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của
các cơ quan, đơn vị, Cổng thông tin điện tử của tỉnh, Cổng Dịch vụ công và hệ
thống thông tin một cửa điện tử của tỉnh và Trang thông tin điện tử của các cơ
quan, đơn vị.
- Tiếp tục đơn giản hóa TTHC, cắt
giảm thời gian giải quyết TTHC. Thực hiện nghiêm quy định về giải quyết TTHC
theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông; hướng dẫn các cá nhân, tổ chức kê khai
hồ sơ đầy đủ, chính xác, tuyệt đối không để các cá nhân, tổ chức phải đi lại
quá 1 lần để bổ sung hồ sơ.
- Tăng cường nâng cao năng lực,
trách nhiệm, kỹ năng, nghiệp vụ và tinh thần, thái độ phục vụ của đội ngũ cán bộ,
công chức trực tiếp giải quyết công việc cho người dân và tổ chức. Tăng cường
kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm công chức có hành vi gợi ý nộp thêm tiền ngoài
phí/lệ phí theo quy định.
- Thực hiện nghiêm túc việc
công khai xin lỗi tổ chức, cá nhân khi giải quyết TTHC xảy ra sai sót, quá hạn
đối với kết quả giải quyết hồ sơ TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết.
- Thực hiện tốt việc tiếp nhận,
xử lý ý kiến góp ý, phản ánh, kiến nghị của người dân và tổ chức. Tiếp tục
công khai niêm yết số điện thoại, thư điện tử cơ quan tiếp nhận và phản ánh kiến
nghị theo quy định.
- Các cơ quan, đơn vị liên
quan đến điều tra xã hội học đo lường sự hài lòng phải đảm bảo nghiêm túc, trung
thực, khách quan, đúng quy định trong quá trình chọn mẫu điều tra xã hội học;
phát, thu phiếu điều tra, phúc tra kết quả điều tra.
6.2. Tác động của cải cách hành
chính đến sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh:
6.2.1. Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ
trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tham mưu, đề xuất các giải
pháp nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh; chịu trách
nhiệm theo dõi, tổng hợp, đánh giá kết quả tác động của cải cách đến sự phát
triển kinh tế - xã hội của tỉnh, trong đó trọng tâm:
- Mức độ thu hút đầu tư của tỉnh
năm sau cao hơn năm trước.
- Tỷ lệ doanh nghiệp thành lập
mới trong năm tăng từ 5% trở lên so với năm trước.
- Tỷ lệ tăng tổng sản phẩm trên
địa bàn (GRDP) cao hơn so với năm trước liền kề.
- Hoàn thành đạt và vượt 100%
chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội do HĐND tỉnh giao.
- Có giải pháp duy trì các tiêu
chí đạt điểm tối đa và nâng cao điểm số các tiêu chí chưa đạt điểm tối đa tại
tiêu chí thành phần 8.3.1.
6.2.2. Sở Tài chính chủ trì, phối
hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tham mưu, đề xuất các giải pháp nhằm đẩy
mạnh thu ngân sách của tỉnh; chịu trách nhiệm theo dõi, tổng hợp, đánh giá kết
quả thu ngân sách của tỉnh hàng năm, trong đó trọng tâm.
- Tỷ lệ đóng góp và thu ngân
sách của tỉnh, của khu vực doanh nghiệp.
- Thực hiện thu ngân sách hàng
năm theo kế hoạch được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao.
(Có Phụ lục phân công trách
nhiệm chi tiết kèm theo Kế hoạch này).
III. TỔ CHỨC
THỰC HIỆN
1. Các Sở, Ban, ngành, UBND
các huyện, thành phố
Theo chức năng, nhiệm vụ được
giao, chủ động nghiên cứu, ban hành kế hoạch cụ thể hóa các nhiệm vụ, giải pháp
tại Kế hoạch này để tổ chức triển khai, thực hiện tại cơ quan, đơn vị đạt hiệu
quả, góp phần nâng cao Chỉ số SIPAS, Chỉ số PAR INDEX của tỉnh trong năm 2022
và những năm tiếp theo.
UBND các huyện, thành phố đầu
tư, nâng cấp trụ sở Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả cấp huyện, cấp xã; bố trí
trang thiết bị phục vụ người dân, tổ chức đầy đủ đảm bảo hoạt động tốt; nâng
cao trách nhiệm giải trình với người dân, tuyên truyền, hướng dẫn người dân, tổ
chức thực hiện việc gửi ý kiến góp ý phản ánh, kiến nghị; nghiên cứu, đổi mới
phương pháp tiếp nhận, phản ánh góp ý, phản ánh, kiến nghị của người dân, tổ
chức.
2. Sở Nội vụ
Làm đầu mối theo dõi, hướng dẫn,
đôn đốc, kiểm tra, tổng hợp và báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch này. Báo cáo
UBND tỉnh xem xét, xử lý các cơ quan, đơn vị, địa phương không triển khai thực
hiện hoặc triển khai chậm, hình thức, không hiệu quả các nhiệm vụ trong Kế hoạch
này.
3. Đài Phát thanh và Truyền
hình tỉnh, Báo Lạng Sơn và các cơ quan, đơn vị có liên quan
Chủ trì, phối hợp với các cơ
quan liên quan đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền đến người dân, tổ chức
về mục đích, ý nghĩa, nội dung của Chỉ số PAR INDEX và Chỉ số SIPAS nói chung
và kết quả Chỉ số PAR INDEX, SIPAS của tỉnh năm 2021 để người dân, tổ chức biết
và cùng phối hợp thực hiện.
4. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức đoàn thể tỉnh; các cơ quan thuộc ngành dọc
Trung ương tại tỉnh
Quán triệt, tuyên truyền đến
cán bộ, công chức, viên chức, các tổ chức thành viên về các nội dung của Kế hoạch
nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, các tổ chức, cá
nhân trong việc thực hiện nhiệm vụ CCHC, phục vụ người dân, tổ chức nói chung
và trong việc xác định Chỉ số PAR INDEX, SIPAS hằng năm của tỉnh nói riêng.
UBND tỉnh yêu cầu các cơ quan,
đơn vị nghiêm túc triển khai thực hiện, báo cáo kết quả về UBND tỉnh (qua Sở Nội
vụ tổng hợp) tại báo cáo CCHC định kỳ hàng Quý, 6 tháng và báo cáo năm 2022./.
Nơi nhận:
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Lãnh đạo HĐND tỉnh;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Ủy ban MTTQ Việt Nam và các đoàn thể tỉnh;
- Các Ban Đảng tỉnh;
- Công an tỉnh, Bộ CHQS tỉnh;
- Các Sở, Ban, ngành;
- Các cơ quan thuộc ngành dọc TW tại tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố;
- Đài PTTH tỉnh, Báo Lạng Sơn;
- C, PCVP UBND tỉnh, các Phòng CM, ĐV;
- Lưu: VT, THNC (LTH).
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ
CHỦ TỊCH
Dương Xuân Huyên
|