Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Văn bản hợp nhất 08/VBHN-BCT 2023 Nghị định hướng dẫn Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Số hiệu: 08/VBHN-BCT Loại văn bản: Văn bản hợp nhất
Nơi ban hành: Bộ Công thương Người ký: Nguyễn Sinh Nhật Tân
Ngày ban hành: 07/04/2023 Ngày hợp nhất: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BỘ CÔNG THƯƠNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 08/VBHN-BCT

Hà Nội, ngày 07 tháng 04 năm 2023

NGHỊ ĐỊNH

QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG

Nghị định số 99/2011/NĐ-CP ngày 27 tháng 10 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 12 năm 2011, được sửa đổi, bổ sung bởi:

Nghị định số 03/2023/NĐ-CP ngày 10 tháng 02 năm 2023 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 4 năm 2023.

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật số 59/2010/QH12 về Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ngày 17 tháng 11 năm 2010;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương,[1]

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định về bảo vệ người tiêu dùng trong giao dịch với cá nhân hoạt động thương mại độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh; hợp đồng giao kết với người tiêu dùng và điều kiện giao dịch chung; giải quyết yêu cầu bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; tổ chức xã hội tham gia hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; tổ chức hòa giải các tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh và quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Nghị định này áp dụng đối với người tiêu dùng; tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ; cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên lãnh thổ Việt Nam.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Hợp đồng giao kết từ xa là hợp đồng được ký kết giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thông qua phương tiện điện tử hoặc điện thoại.

2. Hợp đồng cung cấp dịch vụ liên tục là hợp đồng cung cấp dịch vụ có thời hạn từ ba (03) tháng trở lên hoặc hợp đồng cung cấp dịch vụ không xác định thời hạn.

3. Bán hàng tận cửa là trường hợp tổ chức, cá nhân kinh doanh thực hiện việc bán hàng hóa tại nơi ở, nơi làm việc của người tiêu dùng.

Chương II

BẢO VỆ NGƯỜI TIÊU DÙNG TRONG GIAO DỊCH VỚI CÁ NHÂN HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI ĐỘC LẬP, THƯỜNG XUYÊN KHÔNG PHẢI ĐĂNG KÝ KINH DOANH

Điều 4. Trách nhiệm của cá nhân hoạt động thương mại độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh

1. Bảo đảm chất lượng, số lượng, công dụng, an toàn thực phẩm của hàng hóa, dịch vụ mà mình cung cấp cho người tiêu dùng theo quy định của pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng, pháp luật về thương mại và các pháp luật khác có liên quan.

2. Không được cung cấp cho người tiêu dùng các loại hàng hóa, dịch vụ quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định số 39/2007/NĐ-CP ngày 16 tháng 3 năm 2007 của Chính phủ về cá nhân hoạt động thương mại độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh.

3. Cung cấp đúng, đầy đủ thông tin về hàng hóa, dịch vụ mà mình cung cấp cho người tiêu dùng theo quy định của pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng, pháp luật về thương mại và pháp luật khác có liên quan.

4. Đổi hàng hóa hoặc trả lại tiền và nhận lại hàng hóa cho người tiêu dùng trong trường hợp hàng hóa do mình cung cấp không đảm bảo chất lượng, số lượng, công dụng như thông tin mà mình cung cấp.

5. Chấp hành quyết định thu hồi hàng hóa trong trường hợp hàng hóa do mình cung cấp thuộc diện phải thu hồi và chịu chi phí để tiêu hủy hàng hóa trong trường hợp hàng hóa phải tiêu hủy theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

6. Ngoài các quy định tại các khoản 1,2, 3, 4 và 5 Điều này, cá nhân hoạt động thương mại độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh hoạt động trong phạm vi chợ, trung tâm thương mại phải thực hiện đầy đủ các quy định về bảo vệ người tiêu dùng theo nội quy do Ban Quản lý chợ, thương nhân kinh doanh chợ, trung tâm thương mại ban hành và được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Điều 5. Trách nhiệm của Ban quản lý chợ, thương nhân kinh doanh chợ, trung tâm thương mại

1. Ban hành nội quy theo quy định của pháp luật trong đó phải có các nội dung cơ bản về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, bao gồm:

a) Quyền và trách nhiệm của người tiêu dùng;

b) Quyền và trách nhiệm của người bán hàng;

c) Người có trách nhiệm tiếp nhận, giải quyết yêu cầu, phản ánh của người tiêu dùng;

d) Biện pháp xử lý vi phạm.

2. Hòa giải tranh chấp giữa người tiêu dùng và người bán hàng trong phạm vi chợ, trung tâm thương mại khi được yêu cầu.

3. Đặt và duy trì hoạt động của cân đối chứng, thiết bị đo lường tại các chợ, trung tâm thương mại để người tiêu dùng tự kiểm tra về số lượng, khối lượng hàng hóa.

4. Thường xuyên giám sát chất lượng, số lượng của hàng hóa trong khu vực chợ, trung tâm thương mại.

5. Thiết lập, niêm yết công khai đường dây nóng để tiếp nhận, giải quyết các yêu cầu của người tiêu dùng phù hợp với cấp độ chợ, trung tâm thương mại đã được phân loại theo quy định của pháp luật.

6. Định kỳ sáu (06) tháng một lần thông báo, phối hợp với các cơ quan chức năng về thương mại, quản lý thị trường, an toàn thực phẩm, tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng trong việc kiểm soát chất lượng, số lượng, nguồn gốc, an toàn thực phẩm đối với hàng hóa, dịch vụ trong phạm vi chợ, trung tâm thương mại do mình quản lý.

7. Báo cáo cơ quan có thẩm quyền trong trường hợp phát hiện hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và quy định của pháp luật có liên quan khác.

8. Xử lý vi phạm theo nội quy đã được phê duyệt.

Điều 6. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã

1. Kiểm tra, giám sát hoạt động của các Ban quản lý chợ, thương nhân kinh doanh chợ, trung tâm thương mại trên địa bàn trong việc thực hiện nội quy đã được phê duyệt. Trong trường hợp không có Ban quản lý chợ, thương nhân kinh doanh chợ, trung tâm thương mại thì Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm thực hiện các biện pháp để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong phạm vi chợ, trung tâm thương mại.

2. Quản lý, kiểm tra hoạt động của các cá nhân hoạt động thương mại độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh hoạt động trên địa bàn xã ngoài phạm vi chợ, trung tâm thương mại để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

3. Phối hợp với các cơ quan chức năng cấp huyện, tỉnh về thương mại, quản lý thị trường, an toàn thực phẩm, tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng trong việc quản lý, kiểm tra hoạt động kinh doanh của các cá nhân hoạt động thương mại trên địa bàn.

4. Xử lý các vi phạm về bảo vệ người tiêu dùng theo thẩm quyền và theo quy định của pháp luật.

5. Tuyên truyền, khuyến khích các cá nhân không hoạt động thương mại ngoài phạm vi chợ, trung tâm thương mại; tạo điều kiện để các cá nhân hoạt động kinh doanh trong phạm vi chợ, trung tâm thương mại.

Chương III

HỢP ĐỒNG GIAO KẾT VỚI NGƯỜI TIÊU DÙNG VÀ ĐIỀU KIỆN GIAO DỊCH CHUNG

Mục 1. KIỂM SOÁT HỢP ĐỒNG THEO MẪU VÀ ĐIỀU KIỆN GIAO DỊCH CHUNG

Điều 7. Yêu cầu chung đối với hợp đồng theo mẫu và điều kiện giao dịch chung

Hợp đồng theo mẫu và điều kiện giao dịch chung phải được lập thành văn bản và phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:

1. Ngôn ngữ sử dụng bằng tiếng Việt, nội dung phải rõ ràng, dễ hiểu; cỡ chữ ít nhất là 12.

2. Nền giấy và màu mực thể hiện nội dung hợp đồng theo mẫu và điều kiện giao dịch chung phải tương phản nhau.

Điều 8. Trách nhiệm đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung

1. Trước khi áp dụng hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ phải đăng ký theo quy định của Thủ tướng Chính phủ, tổ chức, cá nhân kinh doanh phải thực hiện việc đăng ký theo quy định của Nghị định này.

2. Hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung chỉ được áp dụng đối với người tiêu dùng khi việc đăng ký được hoàn thành theo quy định tại Điều 14 Nghị định này.

Điều 9. Thẩm quyền tiếp nhận đăng ký

1. Bộ Công Thương chịu trách nhiệm tiếp nhận đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung trong trường hợp hợp đồng theo mẫu và điều kiện giao dịch chung áp dụng trên phạm vi cả nước hoặc áp dụng trên phạm vi từ hai tỉnh trở lên.

2. Sở Công Thương chịu trách nhiệm tiếp nhận đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung trong trường hợp hợp đồng theo mẫu và điều kiện giao dịch chung áp dụng trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Điều 10. Hồ sơ và hình thức đăng ký

1. Hồ sơ đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung bao gồm các tài liệu sau:

a) Đơn đăng ký nêu rõ địa chỉ, ngành nghề kinh doanh của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ. Bộ Công Thương hướng dẫn mẫu đơn đăng ký;

b) Dự thảo hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung.

2. Hồ sơ đăng ký có thể gửi trực tiếp, gửi bằng bưu điện hoặc gửi bàng phương tiện điện tử với số lượng một (01) bộ cho cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 9 Nghị định này.

3. Trường hợp hồ sơ đăng ký được gửi trực tiếp, cán bộ tiếp nhận hồ sơ phải lập biên bản tiếp nhận, ngày tiếp nhận hồ sơ là ngày ghi trong biên bản tiếp nhận đó. Trong trường hợp hồ sơ đăng ký gửi bằng đường bưu điện, ngày tiếp nhận hồ sơ được tính theo dấu của bưu điện. Trường hợp hồ sơ gửi bằng phương tiện điện tử, thời điểm tiếp nhận hồ sơ được tính từ thời điểm xác nhận bằng thông điệp điện tử của cơ quan có thẩm quyền đăng ký được gửi đi.

Điều 11. Yêu cầu bổ sung hồ sơ

1. Trường hợp hồ sơ đăng ký không đầy đủ theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Nghị định này, trong thời hạn năm (05) ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận, cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận đăng ký có quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân kinh doanh bổ sung hồ sơ, tài liệu.

2. Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bổ sung hồ sơ, tài liệu trong thời hạn ba (03) ngày làm việc kề từ ngày nhận được yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.

Điều 12. Xem xét hồ sơ đăng ký

1. Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận đăng ký tiến hành xem xét hồ sơ đăng ký kể từ thời điểm nhận được hồ sơ hợp lệ theo quy định tại Điều 10 và 11 Nghị định này.

2. Trong quá trình xem xét hồ sơ đăng ký, cơ quan có thẩm quyền đăng ký có quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân kinh doanh giải trình các vấn đề liên quan đến nội dung hợp đồng theo mẫu và điều kiện giao dịch chung.

3. Trong quá trình xem xét hồ sơ đăng ký hợp đồng theo mẫu và điều kiện giao dịch chung cơ quan có thẩm quyền đăng ký có quyền tham vấn ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

Điều 13. Phạm vi xem xét nội dung hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung

Cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 9 Nghị định này xem xét hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung đối với các nội dung sau:

1. Nội dung không có hiệu lực quy định tại Điều 16 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

2. Các quy định tại Điều 7 Nghị định này.

3. Sự phù hợp với quy định của pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và nguyên tắc chung về giao kết hợp đồng.

Điều 14. Hoàn thành việc đăng ký

1. Chậm nhất hai mươi (20) ngày làm việc kê từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền đăng ký có trách nhiệm ra thông báo về việc chấp nhận đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung và gửi cho tổ chức, cá nhân kinh doanh. Trong trường hợp không chấp nhận đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải gửi văn bản trả lời cho tổ chức, cá nhân kinh doanh trong đó nói rõ lý do không chấp nhận.

2. Sau khi hoàn thành thủ tục đăng ký, hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung được công bố công khai và lưu trữ trên trang thông tin điện tử của cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận đăng ký.

3. Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận đăng ký phải thường xuyên kiểm tra, theo dõi việc lưu hành các hợp đồng theo mẫu và điều kiện giao dịch chung đã đăng ký.

Điều 15. Đăng ký lại hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung

1. Tổ chức, cá nhân kinh doanh phải đăng ký lại hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung trong trường họp sau:

a) Khi pháp luật thay đổi làm thay đổi nội dung của hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung;

b) Tổ chức, cá nhân kinh doanh thay đổi nội dung hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung.

2. Thủ tục đăng ký lại hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung thực hiện như đăng ký lần đầu theo quy định của Nghị định này.

3. Tổ chức, cá nhân kinh doanh phải thông báo cho người tiêu dùng về việc thay đổi hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung sau khi hoàn thành việc đăng ký lại.

Điều 16. Kiểm soát hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung không thuộc phạm vi phải đăng ký.

1. Trường hợp nội dung của hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng hoặc trái với nguyên tắc chung về giao kết hợp đồng, cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 9 Nghị định này có quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân kinh doanh phải sửa đổi, hủy bỏ nội dung vi phạm đó.

2. Trường hợp nội dung trong hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung không rõ hoặc có nhiều cách hiểu khác nhau, cơ quan có thẩm quyền có quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân kinh doanh giải trình làm rõ các nội dung trong hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung đó.

3. Trong thời hạn mười (10) ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền, tổ chức, cá nhân kinh doanh phải sửa đổi, hủy bỏ nội dung vi phạm và thông báo cho người tiêu dùng đã giao kết hợp đồng. Trường hợp việc sửa đổi, hủy bỏ nội dung vi phạm dẫn đến điều khoản của hợp đồng giao kết với người tiêu dùng, điều kiện giao dịch chung không có hiệu lực và phát sinh thiệt hại đối với người tiêu dùng thì xử lý theo quy định của pháp luật dân sự.

Mục 2. MỘT SỐ HỢP ĐỒNG ĐẶC THÙ GIAO KẾT VỚI NGƯỜI TIÊU DÙNG

Điều 17. Hợp đồng giao kết từ xa

1. Khi giao kết hợp đồng từ xa, tổ chức, cá nhân kinh doanh phải cung cấp cho người tiêu dùng những thông tin sau:

a) Tên của tổ chức, cá nhân kinh doanh, số điện thoại liên lạc, địa chỉ, trụ sở, địa chỉ cơ sở chịu trách nhiệm về đề nghị giao kết hợp đồng (nếu có);

b) Chất lượng của hàng hóa, dịch vụ;

c) Chi phí giao hàng (nếu có);

d) Phương thức thanh toán, phương thức giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ;

đ) Thời gian có hiệu lực của đề nghị giao kết và mức giá đề nghị giao kết;

e) Chi phí sử dụng phương tiện thông tin liên lạc cho việc giao kết hợp đồng nếu chi phí này chưa được tính vào giá của hàng hóa, dịch vụ;

g) Chi tiết về tính năng, công dụng, cách thức sử dụng của hàng hóa, dịch vụ là đối tượng hợp đồng.

2. Trường hợp việc đề nghị giao kết hợp đồng được thực hiện thông qua điện thoại, tổ chức, cá nhân kinh doanh cần phải nói rõ ngay từ đầu về tên, địa chỉ của mình và mục đích của cuộc đàm thoại.

3. Trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác, trong trường hợp tổ chức, cá nhân kinh doanh cung cấp không đúng, không đầy đủ thông tin quy định tại khoản 1 Điều này thì trong thời hạn mười (10) ngày kể từ ngày giao kết hợp đồng người tiêu dùng có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng đã giao kết và thông báo cho tổ chức, cá nhân kinh doanh. Người tiêu dùng không phải trả bất kỳ chi phí nào liên quan đến việc chấm dứt đó và chi phải trả chi phí đối với phần hàng hóa, dịch vụ đã sử dụng.

4. Trường hợp người tiêu dùng đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng theo quy định tại khoản 3 Điều này, tổ chức; cá nhân kinh doanh phải trả lại tiên cho người tiêu dùng chậm nhất là ba mươi (30) ngày kể từ ngày người tiêu dùng tuyên bố đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng. Quá thời hạn này, tổ chức, cá nhân kinh doanh phải trả lãi đối với số tiền chậm trả theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời gian chậm trả tại thời điểm thanh toán. Việc hoàn trả được thực hiện theo phương thức mà người tiêu dùng đã thanh toán, trừ trường hợp người tiêu dùng đồng ý thanh toán bằng phương thức khác.

Trường hợp việc chấm dứt hợp đồng gây thiệt hại cho người tiêu dùng thì tổ chức, cá nhân kinh doanh phải bồi thường theo quy định của pháp luật dân sự.

Điều 18. Hợp đồng cung cấp dịch vụ liên tục

1. Hợp đồng cung cấp dịch vụ liên tục phải có những nội dung sau:

a) Tên, địa chỉ liên lạc của tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ;

b) Mô tả dịch vụ được cung cấp;

c) Chất lượng dịch vụ;

d) Thời điểm và thời hạn cung cấp dịch vụ;

đ) Cách thức tính phí, giá dịch vụ;

e) Phương thức cung cấp dịch vụ và phương thức thanh toán.

2. Hợp đồng cung cấp dịch vụ liên tục phải được lập thành văn bản và phải giao cho người tiêu dùng một (01) bản.

3. Trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác, người tiêu dùng có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ liên tục tại bất kỳ thời điểm nào và thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ. Trong trường hợp người tiêu dùng đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng, người tiêu dùng chỉ phải thanh toán phí, giá cho phần dịch vụ mà mình đã sử dụng.

4. Tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ có nghĩa vụ sau:

a) Trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác, không được yêu cầu người tiêu dùng thanh toán bất kỳ khoản tiền nào trước khi dịch vụ được cung cấp đến người tiêu dùng;

b) Không được đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng, ngừng cung cấp dịch vụ mà không có lý do chính đáng. Trường hợp cần sửa chữa, bảo trì hoặc vì lý do nào khác bắt buộc phải ngừng cung cấp dịch vụ, tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ phải thông báo trước cho người tiêu dùng chậm nhất là ba (03) ngày làm việc trước ngày dừng cung cấp dịch vụ;

c) Tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ phải thường xuyên kiểm tra chất lượng dịch vụ mà mình cung cấp, đảm bảo chất lượng dịch vụ như đã cam kết với người tiêu dùng;

d) Trường hợp người tiêu dùng thông báo sự cố hoặc khiếu nại về chất lượng dịch vụ, tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ phải kịp thời kiểm tra, giải quyết.

Điều 19. Hợp đồng bán hàng tận cửa

1. Người bán hàng tận cửa là người của tổ chức, cá nhân kinh doanh. Khi thực hiện việc bán hàng tận cửa người bán hàng tận cửa có nghĩa vụ sau đây:

a) Giới thiệu tên, số điện thoại liên lạc, địa chỉ, trụ sở của tổ chức, cá nhân kinh doanh, chịu trách nhiệm về đề nghị giao kết hợp đồng;

b) Không được tiếp tục đề nghị giao kết hợp đồng khi người tiêu dùng đã từ chối;

c) Giải thích cho người tiêu dùng về điều kiện của hợp đồng, thông tin khác mà người tiêu dùng quan tâm liên quan đến hàng hóa, dịch vụ.

2. Trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác, hợp đồng bán hàng tận cửa phải được lập thành văn bản và giao cho người tiêu dùng một bản.

3. Trong thời hạn ba (03) ngày làm việc kể từ ngày giao kết hợp đồng, người tiêu dùng có quyền yêu cầu đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng đã giao kết và thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân kinh doanh. Trước khi hết thời hạn này, người bán hàng tận cửa không được phép yêu cầu người tiêu dùng thanh toán hoặc thực hiện các nội dung hợp đồng, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

4. Trường hợp hợp đồng bán hàng tận cửa được lập thành văn bản, khi ký kết hợp đồng bán hàng tận cửa, người tiêu dùng phải tự ghi ngày, tháng giao kết hợp đồng.

5. Tổ chức, cá nhân kinh doanh phải chịu trách nhiệm đối với mọi hoạt động của người bán hàng tận cửa.

Chương IV

GIẢI QUYẾT YÊU CẦU BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG

Điều 20. Hình thức, nội dung của yêu cầu bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

1. Người tiêu dùng, tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có quyền yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo quy định tại Điều 25 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Việc yêu cầu có thể được thực hiện bằng văn bản hoặc yêu cầu trực tiếp.

2. Yêu cầu bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng phải có các nội dung sau:

a) Thông tin về tổ chức, cá nhân kinh doanh vi phạm;

b) Thông tin về tổ chức xã hội hoặc người tiêu dùng yêu cầu;

c) Nội dung vụ việc;

d) Yêu cầu cụ thể của người tiêu dùng, tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;

đ) Tài liệu, chứng cứ kèm theo.

Điều 21. Thủ tục tiếp nhận yêu cầu

1. Trường hợp yêu cầu bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được lập bằng văn bản, cán bộ phụ trách tiếp nhận có trách nhiệm xem xét và tiếp nhận yêu cầu.

Trường hợp yêu cầu bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được trình bày trực tiếp, cán bộ phụ trách tiếp nhận phải lập thành văn bản và yêu cầu người tiêu dùng hoặc người đại diện của tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ký tên hoặc điểm chỉ xác nhận vào văn bản đó.

2. Trường hợp yêu cầu bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thiếu các nội dung quy định tại Điều 20 Nghị định này, cơ quan có thẩm quyền yêu cầu người tiêu dùng, tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng bổ sung. Việc bổ sung phải được thực hiện trong thời hạn năm (05) ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.

Điều 22. Giải quyết yêu cầu bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

1. Sau khi tiếp nhận yêu cầu bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, cơ quan có thẩm quyền tiến hành giải quyết yêu cầu. Trường hợp cần thiết, cơ quan có thẩm quyền có quyền yêu cầu các bên giải trình, cung cấp thêm thông tin, tài liệu phục vụ cho việc giải quyết yêu cầu bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

2. Trong thời hạn mười lăm (15) ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận yêu cầu bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền phải trả lời theo quy định tại Điều 26 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Trường hợp vụ việc phức tạp, thời hạn trả lời có thể được gia hạn nhưng không quá mười lăm (15) ngày làm việc.

3. Trong quá trình giải quyết yêu cầu bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, nếu cơ quan có thẩm quyền xác định vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật về xử lý vi phạm hành chính hoặc vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan khác thì chuyển hồ sơ vụ việc cho cơ quan đó giải quyết và nêu rõ trong văn bản trả lời người tiêu dùng.

Điều 23. Công bố công khai danh sách tổ chức, cá nhân kinh doanh vi phạm quyền lợi người tiêu dùng

1. Cơ quan bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cấp huyện có trách nhiệm lập và công khai danh sách tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ vi phạm quyền lợi người tiêu dùng theo quy định tại khoản 4 Điều 26 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Trường hợp vụ việc vi phạm liên quan từ hai huyện trở lên thì Sở Công Thương có trách nhiệm công bố danh sách tổ chức, cá nhân kinh doanh vi phạm. Trường hợp vụ việc liên quan đến từ hai tỉnh trở lên, Bộ Công thương có trách nhiệm công bố danh sách tổ chức, cá nhân kinh doanh vi phạm.

2. Danh sách tổ chức, cá nhân kinh doanh vi phạm được công bố công khai trên phương tiện thông tin đại chúng, niêm yết tại trụ sở và đăng tải trên trang thông tin điện tử của cơ quan bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Nội dung công bố công khai gồm:

a) Tên, địa chỉ tổ chức, cá nhân vi phạm;

b) Hành vi, địa bàn vi phạm;

c) Cơ quan ban hành, số, ngày, tháng, năm quyết định xử lý vi phạm.

Thời hạn công bố tổ chức, cá nhân kinh doanh vi phạm là ba mươi (30) ngày kể từ ngày công bố.

3. Ban quản lý chợ, thương nhân kinh doanh chợ, trung tâm thương mại công bố công khai danh sách tổ chức, cá nhân kinh doanh trong phạm vi chợ, trung tâm thương mại vi phạm quyền lợi người tiêu dùng tại chợ, trung tâm thương mại do mình quản lý.

Chương V

TỔ CHỨC XÃ HỘI THAM GIA HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG

Mục 1. KHỞI KIỆN VỤ ÁN BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG

Điều 24. Điều kiện của tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được quyền tự mình khởi kiện vụ án bảo vệ người tiêu dùng vì lợi ích công cộng

Tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng dược quyền tự mình khởi kiện vụ án bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng vì lợi ích công cộng khi có đủ các điều kiện sau đây:

1. Được thành lập hợp pháp theo quy định của pháp luật.

2. Có tôn chỉ, mục đích hoạt động vì quyền lợi của người tiêu dùng hoặc vì lợi ích công cộng liên quan đến quyền lợi người tiêu dùng.

3. Có thời gian hoạt động tối thiểu là ba (03) năm tính từ ngày tổ chức xã hội được thành lập đến ngày tổ chức xã hội thực hiện quyền tự khởi kiện.

4. Có phạm vi hoạt động từ cấp tỉnh trở lên.

Điều 25. Nghĩa vụ của tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng khi tự mình khởi kiện vụ án bảo vệ người tiêu dùng vì lợi ích công cộng

Khi tự mình khởi kiện vụ án bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng vì lợi ích công cộng, tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có nghĩa vụ sau:

1. Thông báo thông tin về nội dung vụ án theo quy định tại Điều 44 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

2. Đảm bảo quyền tham gia vụ án của những người tiêu dùng có liên quan đến vụ án.

3. Chịu các chi phí phát sinh trong quá trình khởi kiện.

Điều 26. Các tổ chức xã hội tham gia quá trình khởi kiện

Trường hợp tổ chức xã hội đã thực hiện việc khởi kiện vụ án bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, các tổ chức xã hội liên quan có quyền và nghĩa vụ phối hợp với tổ chức xã hội đã khởi kiện để thu thập chứng cứ, cung cấp thông tin và các hoạt động khác liên quan đến quá trình tố tụng.

Mục 2. THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ GẮN VỚI NHIỆM VỤ CỦA NHÀ NƯỚC

Điều 27. Điều kiện để tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được thực hiện các nhiệm vụ gắn với nhiệm vụ của Nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được thực hiện các nhiệm vụ gắn với nhiệm vụ của Nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng khi có đủ các điều kiện sau đây:

1. Được thành lập theo quy định của pháp luật.

2. Có tôn chỉ, mục đích hoạt động vì bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

3. Có thời gian hoạt động tối thiểu là một (01) năm.

4. Có phạm vi hoạt động từ cấp tỉnh trở lên.

Điều 28. Nhiệm vụ Nhà nước giao cho tổ chức xã hội thực hiện

Tổ chức xã hội đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại Điều 27 Nghị định này được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giao thực hiện một trong những nhiệm vụ sau:

1. Tuyên truyền, phổ biến giáo dục về quyền và nghĩa vụ của người tiêu dùng.

2. Hướng dẫn, đào tạo nâng cao nhận thức cho người tiêu dùng.

3. Tư vấn, hỗ trợ cho người tiêu dùng.

4. Thực hiện các nghiên cứu, khảo sát thực tế, tập hợp ý kiến, phản ánh nhu cầu của người tiêu dùng.

Điều 29. Thẩm quyền giao nhiệm vụ bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cho tổ chức xã hội

1. Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định giao nhiệm vụ gắn với nhiệm vụ của Nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cho tổ chức xã hội có đủ điều kiện hoạt động trên phạm vi toàn quốc hoặc hoạt động trên phạm vi từ hai tỉnh trở lên.

2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định giao nhiệm vụ gắn với nhiệm vụ của Nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cho tổ chức xã hội có đủ điều kiện hoạt động trên phạm vi tỉnh mình.

Điều 30. Hỗ trợ kinh phí đối với các hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng do Nhà nước giao

Khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao thực hiện nhiệm vụ gắn với nhiệm vụ của Nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, tổ chức xã hội được Nhà nước hỗ trợ kinh phí theo quy định của pháp luật.

Chương VI

TỔ CHỨC HÒA GIẢI CÁC TRANH CHẤP GIỮA NGƯỜI TIÊU DÙNG VÀ TỔ CHỨC, CÁ NHÂN KINH DOANH

Điều 31. Thẩm quyền thành lập, giải thể tổ chức hòa giải

Các cơ quan, tổ chức sau đây có thẩm quyền thành lập, giải thể tổ chức hòa giải:

1. Cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

2. Tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Điều 32. Hòa giải viên

1. Công dân Việt Nam có đủ các điều kiện sau đây có thể làm Hòa giải viên:

a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

b) Có phẩm chất đạo đức tốt, trung thực;

c) Có ít nhất năm (05) năm kinh nghiệm công tác.

2. Người đang bị quản chế hành chính, đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đã bị kết án mà chưa được xóa án tích không được làm Hòa giải viên.

Điều 33. Trách nhiệm, quyền hạn của tổ chức hòa giải

Trong quá trình hoạt động, tổ chức hòa giải có trách nhiệm sau:

1. Thực hiện đúng quy định của pháp luật.

2. Tôn trọng sự thỏa thuận của các bên; không dược đe dọa, cưỡng ép các bên trong quá trình hòa giải.

3. Đảm bảo bí mật thông tin liên quan đến nội dung hòa giải và các thông tin khác của các bên tham gia hòa giải, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

4. Không được lợi dụng việc hòa giải để gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia hòa giải.

5. Không được hòa giải trong trường hợp tranh chấp gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích của nhiều người tiêu dùng, lợi ích công cộng hoặc có dấu hiệu cấu thành tội phạm.

Chương VII

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG

Điều 34. Cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

1. Bộ Công Thương là cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở trung ương.

Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia[2] là cơ quan giúp Bộ trưởng Bộ Công Thương thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tại địa phương là cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở địa phương.

Sở Công Thương là cơ quan giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại địa phương.

3. Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định đơn vị giúp Ủy ban nhân dân thực hiện chức năng quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên địa bàn huyện mình.

Điều 35. Trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại địa phương

1. Sở Công Thương có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện các nhiệm vụ sau:

a) Thực hiện việc kiểm soát hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung theo quy định của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Nghị định này và quy định của pháp luật có liên quan;

b) Thẩm định các đề án, kế hoạch hoạt động của tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định giao thực hiện nhiệm vụ gắn với nhiệm vụ của Nhà nước;

c) Giám sát việc thực hiện các nhiệm vụ khi giao cho tổ chức xã hội bảo vệ người tiêu dùng thực hiện;

d) Kiểm tra, giám sát hoạt động hòa giải của tổ chức hòa giải tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh;

đ) Tạo điều kiện để tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng hoạt động;

e) Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ để cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ người tiêu dùng cấp huyện thực hiện các nội dung liên quan đến bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

g) Công bố công khai danh sách tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ vi phạm quyền lợi người tiêu dùng theo quy định tại khoản 4 Điều 26 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và Điều 23 Nghị định này;

h) Báo cáo kết quả thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh theo định kỳ hoặc theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền cấp trên;

i) Kiểm tra, xử lý hành vi vi phạm quyền lợi người tiêu dùng theo quy định của pháp luật;

k) Các trách nhiệm khác quy định tại Điều 49 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

2. Đơn vị giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ sau:

a) Thực hiện việc giải quyết yêu cầu bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo quy định của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Nghị định này và các quy định của pháp luật có liên quan;

b) Kiểm tra, giám sát hoạt động của tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng hoạt động trên địa bàn huyện mình quản lý;

c) Giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý theo thẩm quyền đối với các chợ, trung tâm thương mại trên địa bàn để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng khi mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ tại các địa điểm này;

d) Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ để Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện các biện pháp cần thiết để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng khi mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ của các cá nhân hoạt động thương mại ngoài phạm vi chợ, trung tâm thương mại;

đ) Công bố công khai danh sách tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ vi phạm quyền lợi người tiêu dùng theo quy định tại khoản 4 Điều 26 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và Điều 23 Nghị định này;

e) Báo cáo kết quả thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên địa bàn huyện theo định kỳ hoặc theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền cấp trên;

g) Các trách nhiệm khác quy định tại Điều 49 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Chương VIII

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH [3]

Điều 36. Hiệu lực thi hành

Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 12 năm 2011.

Điều 37. Trách nhiệm thi hành

1. Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hướng dẫn thực hiện việc quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại địa phương.

2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.


Nơi nhận:
- VPCP (để đăng công bảo);
- Bộ Tư pháp (để theo dõi);
- Văn phòng Bộ (để đăng tin);
- Vụ Pháp chế (để đăng tải CSDLQG về VBQPPL);
- Lưu: VT, CT.

XÁC THỰC VĂN BẢN HỢP NHẤT

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Sinh Nhật Tân



[1] Nghị định số 03/2023/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có phần căn cứ ban hành như sau:

"Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Cạnh tranh ngày 12 tháng 6 năm 2018;

Căn cứ Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ngày 17 tháng 11 năm 2010;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương;

Chính phủ ban hành Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia."

[2] Cụm từ “Cục Quản lý cạnh tranh” được thay thế bởi cụm từ “Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia” theo quy định tại khoản 4 Điều 6 của Nghị định số 03/2023/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 4 năm 2023.

[3] Điều 6 và Điều 7 của Nghị định số 03/2023/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 4 năm 2023 quy định như sau:

“Điều 6. Hiệu lực thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 04 năm 2023.

2. Kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, các văn bản sau hết hiệu lực:

a) Nghị định số 07/2015/NĐ-CP ngày 16 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Hội đồng Cạnh tranh;

b) Quyết định số 24/2015/QĐ-TTg ngày 30 tháng 6 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng Cạnh tranh.

3. Nghị định này sửa đổi cụm từ “Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng” thành “Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia” tại khoản 2 Điều 54 và Phụ lục kèm theo Nghị định 40/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp.

4. Nghị định này sửa đổi cụm từ “Cục Quản lý cạnh tranh” thành “Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia” tại khoản 1 Điều 34 Nghị định 99/2011/NĐ-CP ngày 27 tháng 10 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

5. Nghị định này sửa đổi cụm từ “Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng” thành “Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia” tại khoản 1 Điều 1 Nghị định 54/2020/NĐ-CP ngày 18 tháng 5 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 127/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2015 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động thanh tra ngành Công Thương.

Điều 7. Trách nhiệm thi hành

1. Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về cạnh tranh, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp.

2. Bộ Nội vụ chịu trách nhiệm hướng dẫn chế độ phụ cấp chức danh của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia và người giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý các đơn vị trực thuộc Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia.

3. Bộ trưởng Bộ Công Thương, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.”

MINISTRY OF INDUSTRY AND TRADE OF VIETNAM
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence – Freedom – Happiness
---------------

No. 08/VBHN-BCT

Hanoi, April 7, 2023

 

DECREE

ELABORATING AND GUIDING A NUMBER OF ARTICLES OF THE LAW ON PROTECTION OF CONSUMER RIGHTS

Decree No. 99/2011/ND-CP dated October 27, 2011 of the Government of Vietnam elaborating and guiding a number of Articles of the Law on Protection of Consumer Rights, effective as of December 15, 2011, amended by:

Decree No. 03/2023/ND-CP dated February 10, 2023 of the Government of Vietnam on functions, tasks, entitlements, and organizational structure of Vietnam Competition Commission, effective as of April 1, 2023.

Pursuant to the Law on Government Organization of Vietnam dated December 25, 2001;  

Pursuant to Law No. 59/2010/QH12 on Protection of Consumer Rights dated November 17, 2010;

At the request of the Minister of Industry and Trade of Vietnam,[1]

Chapter I

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 1. Scope

This Decree provides the protection of consumers in transactions with persons engaged in independent and regular commercial activities not subject to business registration; contracts with consumers and general transaction conditions; settlement of protection of consumer rights requests; social organizations engaged in protection of consumer rights; mediation of disputes between consumers and institutional or individual traders and state management of protection of consumer rights.

Article 2. Regulated entities

This Decree applies to consumers; goods and service traders; and agencies, organizations and persons involved in protection of consumer rights in the territory of Vietnam.

Article 3. Interpretation of terms

For the purpose of this Decree, the following terms shall be construed as follows:

1. Distance contract means a contract concluded between a consumer and a goods or service trader via an electronic device or by telephone.

2. Continuous service contract means a contract on service provision with an indefinite term or a term of 3 months or more.

3. Door-to-door sale means the sale by a trader to a consumer at the latter's home or office.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



PROTECTION OF CONSUMERS IN TRANSACTIONS WITH PERSONS ENGAGED IN INDEPENDENT AND REGULAR COMMERCIAL ACTIVITIES NOT SUBJECT TO BUSINESS REGISTRATION

Article 4. Responsibilities of a person engaged in independent and regular commercial activities not subject to business registration

1. To guarantee the quality, quantity, use and food safety of his/her goods or services provided to consumers under the law on consumer protection, the commercial law and other related laws.

2. To not supply consumers with the goods and services provided in Clause 1, Article 5 of the Government's Decree No. 39/2007/ND-CP dated March 16, 2007, on persons engaged in independent and regular commercial activities not subject to business registration.

3. To truthfully and fully provide information on his/her goods or services provided to consumers under the law on consumer protection, the commercial law and other related laws.

4. To change goods for or take back goods from and refund a consumer when his/her goods fail to meet requirements on quality, quantity or use as earlier informed to the consumer.

5. To comply with decisions on goods recall when his/her goods are subject to recall and bear expenses for goods destruction when his/her goods are subject to destruction under decisions of competent agencies.

6. In addition to Clauses 1, 2, 3, 4, and 5 of this Article, persons engaged in independent and regular commercial activities not subject to business registration operating in markets or trade centers shall fully comply with internal regulations on consumer protection set by management boards of markets, market merchants, and trade centers and approved by competent agencies.

Article 5. Responsibilities of management boards of markets, market merchants, and trade centers

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) Rights and responsibilities of consumers;

b) Rights and responsibilities of sellers;

c) Persons responsible for receiving and settling requests and feedback of consumers;

d) Measures to handle violations.

2. To mediate disputes between consumers and sellers within the market or trade center when requested.

3. To place, and maintain operation of, scales or measuring devices in the market or trade center for consumers to check the quantity and quality of goods.

4. To regularly supervise the quality and quantity of goods in the market or trade center.

5. To set up and publicly post up the number of a telephone hotline for receiving and settling consumer requests suitable to the grade of the market or trade center as classified under law.

6. To submit reports every 6 months and cooperate with functional agencies in charge of trade, market control, food safety, standards, measurement, and quality in controlling the quality, quantity, origin, and food safety of goods and services within its market or trade center.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



8. To handle violations under its approved rules.

Article 6. Responsibilities of commune-level People's Committees

1. To inspect and supervise management boards of markets, market merchants, and trade centers in their areas in implementing approved internal regulations. When there are no management boards of markets, market merchants, and trade centers, adopt measures to protect consumer rights within markets or trade centers.

2. To manage and inspect activities of persons engaged in independent and regular commercial activities not subject to business registration in their communes who operate outside markets and trade centers in order to protect consumer rights.

3. To cooperate with district-level and provincial functional agencies in charge of trade, market control, food safety, standards, measurement, and quality in managing and inspecting activities of individual traders in their communes.

4. To handle violations of regulations on consumer protection according to their competence and law.

5. To disseminate and encourage individuals to carry out commercial activities in markets and trade centers; to facilitate individuals to carry out business activities within markets and trade centers.

Chapter III

CONTRACTS WITH CONSUMERS AND GENERAL TRANSACTION CONDITIONS

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 7. General requirements on model contracts and general transaction conditions

Model contracts and general transaction conditions shall be made in writing and fully meet the following conditions:

1. The language is Vietnamese. The contents are clear and understandable. The font size of the text is at least 12.

2. The paper background and ink color used in model contracts and general transaction conditions must contrast.

Article 8. Responsibilities for registration of model contracts and general transaction conditions

1. Before applying a model contract or general transaction conditions for a goods or service which must be registered under the regulations of the Prime Minister of Vietnam, a trader shall register such contract or conditions under this Decree.

2. A model contract or general transaction conditions may only be applied to consumers when the registration is completed under Article 14 of this Decree.

Article 9. Competence to receive registration dossiers

1. The Ministry of Industry and Trade of Vietnam shall receive registration dossiers of model contracts and general transaction conditions which are applied nationwide or in two or more provinces.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 10. Dossiers and form of registration

1. A registration dossier of a model contract or general transaction conditions comprises:

a) An application, made according to the form provided by the Ministry of Industry and Trade of Vietnam, specifying the address and business line of the goods or service trader;

b) The draft model contract or general transaction conditions.

2. 1 set of a registration dossier may be submitted directly, by post or electronically to a competent agency provided in Article 9 of this Decree.

3. For a dossier submitted directly, the recipient of the dossier shall make a receipt record the date of which is the date of dossier receipt. For a dossier submitted by post, the date of dossier receipt is based on the postmark. For a dossier submitted electronically, the date of dossier receipt is counted from the time a competent registry's electronic receipt acknowledgement message is sent.

Article 11. Request for dossier supplementation

1.  Within 5 working days after receiving an incomplete registration dossier under Clause 1, Article 10 of this Decree, a competent registry shall request the applicant to supplement such dossier.

2. An applicant shall supplement the dossier within 3 working days after receiving a competent agency's request.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. A competent registry shall consider a registration dossier after receiving it under Articles 10 and 11 of this Decree.

2. When considering a registration dossier, a competent registry may request the applicant to explain issues related to the model contract or general transaction conditions.

3. When considering a registration dossier of a model contract or general transaction conditions, a competent registry may consult involved agencies, organizations and persons.

Article 13. Scope of consideration for model contracts and general transaction conditions

A competent agency provided in Article 9 of this Decree shall consider a model contract or general transaction conditions regarding:

1. Invalid contents under Article 16 of the Law on Protection of Consumer Rights.

2. Requirements under Article 7 of this Decree.

3. Compliance with laws on protection of consumer rights and general principles for contract conclusion.

Article 14. Completion of registration

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. After completing registration procedures, model contracts and general transaction conditions shall be published and stored on the websites of competent registries.

3. Competent registries shall regularly inspect and monitor the circulation of registered model contracts and general transaction conditions.

Article 15. Re-registration of model contracts and general transaction conditions

1. A trader shall re-register its model contract or general transaction conditions when:

a) There is a change in law which results in a change in the contents of the model contract or general transaction conditions;

b) It changes the contents of the model contract or general transaction conditions.

2. Procedures for re-registration of model contracts and general transaction conditions are the same as the registration procedures under this Decree.

3. A trader shall notify consumers of changes in its model contract or general transaction conditions after completing the re-registration.

Article 16. Control of model contracts and general transaction conditions not subject to registration

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. When the contents of a model contract or general transaction conditions are unclear or may be understood in different ways, a competent agency may request the trader to explain and clarify those contents.

3. Within 10 working days after receiving a competent agency's request, a trader shall modify or cancel violating contents of the contract and notify such to consumers having signed that contract. In case the modification or cancellation of violating contents results in the invalidity of contracts signed with consumers or general transaction conditions, causing damage to consumers, the trader shall pay damages to those consumers under the civil law.

Section 2. SPECIFIC CONTRACTS CONCLUDED WITH CONSUMERS

Article 17. Distance contracts

1. When concluding a distance contract, a trader shall provide a consumer with the following information:

a) Name of the trader, telephone number, address, head office and address of the establishment responsible for the contract conclusion offer (if any);

b) Quality of the goods or service;

c) Goods delivery cost (if any);

d) Modes of payment and goods delivery or service provision;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



e) Costs for use of communication devices for contract conclusion, if these costs are not included in the goods or service price;

g) Details on specifications, use and use method of the goods or service provided under the contract.

2. When a contract conclusion offer is made by telephone, a trader should clearly state its name and address and purpose of the call right from the beginning.

3. Unless otherwise agreed by involved parties, when a trader fails to properly or fully provide the information stated in Clause 1 of this Article, within 10 days after concluding the contract, a consumer may unilaterally terminate the contract and notify such to the trader. The consumer is not obliged to pay any costs related to that termination and shall only pay for the goods or service he/she has used.

4. In case a consumer unilaterally terminates a contract under Clause 3 of this Article, a trader shall refund the paid money to the consumer within 30 days after the consumer announces to unilaterally terminate the contract. Past this time limit, the trader shall pay interests for the delayed payment corresponding to the lime of delayed payment at the prime interest rate announced by the State Bank of Vietnam at the time of payment. The refund shall be made by the mode of payment used by the consumer, unless the consumer agrees to the refund by another mode.

In case the contract termination causes damage to a consumer, a trader shall pay damages under the civil law.

Article 18. Continuous service contracts

1. A continuous service contract must contain:

a) Name and contact address of the service provider;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) Service quality;

d) Time and duration of service provision;

dd) Method of calculation of service charge and price;

e) Modes of service provision and payment.

2. A continuous service contract shall be made in writing and 1 copy shall be given to the consumer.

3. Unless otherwise agreed by involved parties, a consumer may unilaterally terminate a continuous service contract at any time and notify such in writing to the service provider. When a consumer unilaterally terminates a contract, he/she shall only pay the charge or price for the service he/she has used.

4. A service provider has the following obligations:

a) To not request a consumer to make any payments before the service is provided to the consumer, unless otherwise agreed by involved parties;

b) To not unilaterally terminate a contract and stop providing a service without a plausible reason. When repair or maintenance is required, or there is another reason forcing it to stop the service, notify consumers at least 3 working days in advance before stopping the service;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



d) To promptly inspect and settle an incident or complaint about service quality upon a consumer's notification of such incident or complaint.

Article 19. Door-to-door sale contracts

1. A door-to-door salesperson is the staff of a trader and has the following obligations when selling door-to-door:

a) To introduce the name, contact telephone number, address and head office of the trader responsible for the contract conclusion offer;

b) To not insist on contract conclusion after being refused by a consumer;

c) To explain to a consumer about contract conditions and other information related to a goods or service that consumer is interested in.

2. Unless otherwise agreed by involved parties, a door-to-door sale contract shall be made in writing and 1 copy shall be given to the consumer.

3. Within 3 working days after concluding a contract, a consumer may request to unilaterally terminate that contract and notify such in writing to the trader. Before this time limit expires, a door-to-door salesperson may not request a consumer to make any payments or perform the contract, unless otherwise provided by law.

4. When a door-to-door sale contract is made in writing, a consumer shall fill in the date of the contract when concluding such contract by himself/herself.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Chapter IV

SETTLEMENT OF PROTECTION OF CONSUMER RIGHTS REQUESTS

Article 20. Forms and contents of protection of consumer rights requests

1. A consumer or a social organization engaged in protection of consumer rights may request a state management agency of protection of consumer rights provided in Article 25 of the Law on Protection of Consumer Rights. Such request may be made in writing or verbally.

2. A protection of consumer rights request must contain:

a) Information on the violating trader;

b) Information on the requesting social organization or consumer;

c) Details of the case;

d) Specific requests of the consumer or social organization engaged in protection of consumer rights;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 21. Procedures for receiving requests

1. For a written request for protection of consumer rights, a person in charge shall consider and receive such request.

For a protection of consumer rights request made verbally, a person in charge shall record such request in writing and request the consumer or the representative of the social organization engaged in protection of consumer rights to sign or press his/her finger-print on that document.

2. When a protection of consumer rights request lacks any of the contents stated in Article 20 of this Decree, a competent agency shall request a consumer or social organization engaged in protection of consumer rights to supplement that request. The supplementation shall be made within 5 working days after receiving a competent agency's request.

Article 22. Settlement of protection of consumer rights requests

1. After receiving a protection of consumer rights request, a competent agency shall settle such request. When necessary, the competent agency may request involved parties to give explanations and additionally provide information and documents for settlement of the request.

2. Within 15 working days after receiving a valid protection of consumer rights request, a competent agency shall issue a reply under Article 26 of the Law on Protection of Consumer Rights. For a complicated case, the time limit for issuing a reply may be extended for not more than another 15 working days.

3. During the settlement of a protection of consumer rights request, if a competent agency finds that the case shows signs of violation of the law on handling of administrative violations or it must be settled by another authority, it shall forward the case dossier to that authority and provide notifications for the consumer in its written reply.

Article 23. Disclosure of the list of traders infringing upon consumer rights

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. Lists of violating traders shall be disclosed on mass media, posted up at the head offices, and published on websites of protection of consumer rights agencies, covering:

a) Names and addresses of violators;

b) Acts and places of violation:

c) Agencies issuing violation handling decisions and numbers and dates of these decisions.

The duration for disclosure of violators is 30 days from the date of disclosure.

3. Management boards of markets, market merchants, and trade centers shall disclose lists of traders that infringe upon consumer rights in markets or trade centers under their management.

Chapter V

SOCIAL ORGANIZATIONS ENGAGED IN PROTECTION OF CONSUMER RIGHTS

Section 1. INITIATION OF LAWSUITS ON PROTECTION OF CONSUMER RIGHTS

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



A social organization engaged in protection of consumer rights may initiate a lawsuit itself on protection of consumer rights for public interest when fully meeting the following conditions:

1. To be established legally.

2. To have operation guidelines and objectives for consumer rights or for public interest related to consumer rights.

3. To have operated for at least 3 years from the date of its establishment to the date of its lawsuit initiation.

4. To operate at the province level or higher.

Article 25. Obligations of social organizations engaged in protection of consumer rights when initiating lawsuits on protection of consumer rights for public interest

When initiating a lawsuit itself on protection of consumer rights for public interest, a social organization engaged in protection of consumer rights has the following obligations:

1. To provide notifications of information on the case under Article 44 of the Law on Protection of Consumer Rights.

2. To ensure involved consumers' right to participate in the case.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 26. Social organizations participating in lawsuit initiation

When a social organization has initiated a lawsuit on protection of consumer rights, other relevant social organizations have the right and obligation to cooperate with such a social organization in collecting evidence, providing information, and carrying out other activities related to judicial proceedings.

Section 2. PERFORMANCE OF STATE-ASSIGNED TASKS

Article 27. Conditions for social organizations engaged in protection of consumer rights to perform state-assigned tasks on protection of consumer rights

A social organization engaged in protection of consumer rights may perform state-assigned tasks on protection of consumer rights when fully meeting the following conditions:

1. To be established legally.

2. To have operation guidelines and objectives for protection of consumer rights.

3. To have operated for at least 1 year.

4. To operate at the province level or higher.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



A social organization fully meeting the conditions provided in Article 27 of this Decree may be assigned by a competent state agency to perform one of the following tasks:

1. Disseminating information and educating about the rights and obligations of consumers.

2. Providing guidance and training to raise awareness for consumers.

3. Counseling and assisting consumers.

4. Conducting researches and field surveys and collecting opinions and feedback on the needs of consumers.

Article 29. Competence to assign tasks on protection of consumer rights to social organizations

1. The Minister of Industry and Trade of Vietnam shall assign state-assigned tasks on protection of consumer rights to eligible social organizations operating nationwide or within two or more provinces.

2. Presidents of provincial People's Committees shall assign state-assigned tasks on protection of consumer rights to eligible social organizations operating in their areas.

Article 30. Financial support for activities of protection of consumer rights assigned by the State

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Chapter VI

MEDIATION OF DISPUTES BETWEEN CONSUMERS AND TRADERS

Article 31. Competence to establish and dissolve mediation organizations

The following agencies and organizations may establish and dissolve mediation organizations:

1. State management agencies of protection of consumer rights.

2. Social organizations engaged in protection of consumer rights.

Article 32. Mediators

1. A Vietnamese citizen may be a mediator when fully meeting the following conditions:

a) To have full legal capacity;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) To have at least 5 years of experience.

2. A person who is being kept under administrative probation, criminally prosecuted, or has unspent conviction may not be a mediator.

Article 33. Responsibilities and entitlements of mediation organizations

In the course of operation, a mediation organization shall:

1. Comply with the law.

2. Respect agreements of parties; neither intimidate nor coerce parties in the course of mediation.

3. Ensure the confidentiality of information on the mediation and other information of involved parties, unless otherwise agreed by parties or provided by law.

4. Not take advantage of the mediation to harm the rights and legitimate interests of involved parties.

5. Not mediate a dispute which harms the interests of the State or many consumers or public interests or shows signs of crimes.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



STATE MANAGEMENT OF PROTECTION OF CONSUMER RIGHTS

Article 34. State management agencies of protection of consumer rights

1. The Ministry of Industry and Trade of Vietnam is the central state management agency of protection of consumer rights.

Vietnam Competition Commission[2] is the agency assisting the Minister of Industry and Trade of Vietnam in performing the state management of protection of consumer rights.

2. Provincial People's Committees are local state management agencies of protection of consumer rights.

Departments of Industry and Trade are agencies assisting presidents of provincial People's Committees in performing the state management of protection of consumer rights in their areas.

3. People’s Committees of districts shall decide on units to assist them in performing the state management of protection of consumer rights in their areas.

Article 35. Responsibilities of local state management agencies of protection of consumer rights

1. Departments of Industry and Trade shall assist provincial People's Committees in performing the following tasks:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) Appraising schemes and plans for the operation of social organizations engaged in protection of consumer rights and submitting them to presidents of provincial People’s Committees for decision and assignment of state-assigned tasks;

c) Supervising social organizations engaged in protection of consumer rights in performing tasks assigned to them;

d) Inspecting and supervising mediation activities of organizations mediating disputes between consumers and traders;

dd) Enabling the operation of social organizations engaged in protection of consumer rights;

e) Providing technical and professional guidance for district-level state management agencies of protection of consumer rights to carry out activities related to protection of consumer rights;

g) Disclosing lists of goods and service traders infringing upon consumer rights under Clause 4, Article 26 of the Law on Protection of Consumer Rights and Article 23 of this Decree;

h) Reporting on the state management of protection of consumer rights in their areas regularly or at the request of superior authorities;

i) Inspecting and handling violations against regulations on consumer rights under law;

k) Performing other responsibilities provided in Article 49 of the Law on Protection of Consumer Rights.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) Settle requests for protection of consumer rights under the Law on Protection of Consumer Rights, this Decree and related laws;

b) Inspect and supervise the operation of social organizations engaged in protection of consumer rights in their areas under their management;

c) Assist district-level People's Committees in managing according to their entitlements for markets and trade centers in their areas to protect the rights of consumers when purchasing goods or services in these markets and trade centers;

d) Provide technical and professional guidance for commune-level People's Committees to adopt necessary measures to protect the rights of consumers when purchasing goods or services from persons engaged in commercial activities outside markets and trade centers;

dd) Disclose lists of goods and service traders infringing upon consumer rights under Clause 4, Article 26 of the Law on Protection of Consumer Rights and Article 23 of this Decree;

e) Report on the state management of protection of consumer rights in their districts regularly or at the request of superior authorities;

g) Perform other responsibilities under Article 49 of the Law on Protection of Consumer Rights.

Chapter VIII

IMPLEMENTATION PROVISIONS [3]

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



This Decree comes into force as of December 15, 2011. 

Article 37. Implementation responsibilities

1. The Ministry of Industry and Trade of Vietnam shall take charge and cooperate with the Ministry of Home Affairs of Vietnam and provincial People's Committees in guiding the state management of local protection of consumer rights.

2. Ministers, Directors of ministerial agencies, Directors of governmental agencies, Presidents of People’s Committees of provinces, centrally affiliated cities, and relevant organizations, individuals shall implement this Decree./.

 

 

VERIFICATION OF CONSOLIDATED DOCUMENT

PP. MINISTER
DEPUTY MINISTER




Nguyen Sinh Nhat Tan

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



[1] Decree No. 03/2023/ND-CP on functions, tasks, entitlements, and organizational structure of Vietnam Competition Commission has the following promulgation grounds:

“Pursuant to the Law on Organization of the Government of Vietnam dated June 19, 2015; the Law on Amendments to the Law on Organization of the Government of Vietnam and the Law on Organization of the Local Government of Vietnam dated November 22, 2019;

Pursuant to the Competition Law dated June 12, 2018;

Pursuant to the Law on Consumer Protection dated November 17, 2010;

At the request of the Minister of Industry and Trade of Vietnam;

The Government of Vietnam promulgates a Decree defining the functions, tasks, entitlements and organizational structure of Vietnam Competition Commission.”

[2] The phrase “Cục Quản lý cạnh tranh” (“Vietnam Competition Authority”) is replaced with the phrase “Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia” (“Vietnam Competition Commission”) according to Clause 4 Article 6 of Decree No. 03/2023/ND-CP on functions, tasks, entitlements, and organizational structure of Vietnam Competition Commission, effective as of April 1, 2023.

[3] Article 6 and Article 7 of Decree No. 03/2023/ND-CP on functions, tasks, entitlements, and organizational structure of Vietnam Competition Commission, effective as of April 1, 2023, are as follows:

“Article 6. Entry into force

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. The following Decrees cease to have effect from the effective date of this Decree, including:

a) Decree No. 07/2015/ND-CP dated January 16, 2015 of the Government of Vietnam on functions, tasks, entitlements and organizational structure of Vietnam Competition Council;

b) Decision No. 24/2015/QD-TTg dated June 30, 2015 of the Prime Minister of Vietnam promulgating regulations on organization and operation of Vietnam Competition Council.

3. The phrase “Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng” (“Vietnam Competition and Consumer Authority”) is replaced with the phrase “Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia” (“Vietnam Competition Commission”) in Clause 2 Article 54 and the Appendix enclosed with the Government’s Decree No. 40/2018/ND-CP dated March 12, 2018 on regulatory framework for multi-level marketing.

4. The phrase “Cục Quản lý cạnh tranh” (“Vietnam Competition Authority”) is replaced with the phrase “Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia” (“Vietnam Competition Commission”) in Clause 1 Article 34 of the Government’s Decree No. 99/2011/ND-CP dated October 27, 2011 providing guidelines for implementation of the Law on Protection of Consumer Rights.

5. The phrase “Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng” (“Vietnam Competition and Consumer Authority”) is replaced with the phrase “Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia” (“Viet Nam Competition Commission”) in Clause 1 Article 1 of the Government’s Decree No. 54/2020/ND-CP dated May 18, 2020 providing amendments to the Government’s Decree No. 127/2015/ND-CP dated December 14, 2015 prescribing organization and operation of inspectorates in industry and trade.

Article 7. Implementation responsibilities

1. The Minister of Industry and Trade of Vietnam shall stipulate functions, tasks, entitlements and organizational structure of VCC for performing the tasks of state management of competition, protection of consumer rights, and multi-level marketing operations.

2. The Ministry of Home Affairs of Vietnam shall provide guidelines on allowances of position holders of VCC and holders of managerial positions of VCC’s affiliated units.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Văn bản hợp nhất 08/VBHN-BCT ngày 07/04/2023 hợp nhất Nghị định hướng dẫn Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng do Bộ Công Thương ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


4.464

DMCA.com Protection Status
IP: 3.129.25.104
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!