ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH DƯƠNG
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
3601/KH-UBND
|
Bình
Dương, ngày 30 tháng 7 năm 2021
|
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI TIÊM MỘT TRIỆU LIỀU VẮC XIN PHÒNG COVID-19 CHO NGƯỜI DÂN
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG
I. CĂN CỨ XÂY DỰNG
KẾ HOẠCH
- Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm
số 03/2007/QH12 ngày 21/11/2007;
- Luật Dược số 105/2016/QH13 ngày
06/4/2016;
- Nghị định số 104/2016/NĐ-CP ngày
01/7/2016 của Chính phủ quy định về hoạt động tiêm chủng;
- Nghị quyết số 21/NQ-CP ngày
26/02/2021 của Chính phủ về mua và sử dụng vắc xin phòng COVID-19;
- Nghị quyết số 58/NQ-CP ngày
08/06/2021 của Chính phủ về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5/2021;
- Thông tư số 34/2018/TT-BYT ngày
12/11/2018 của Bộ Y tế quy định chi tiết một số điều của Nghị định
104/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về hoạt động tiêm chủng;
- Quyết định số 3355/QĐ-BYT ngày
08/07/2021 của Bộ Y tế về việc ban hành Kế hoạch triển khai chiến dịch tiêm vắc
xin phòng COVID-19 năm 2021 - 2022.
II. MỤC ĐÍCH, YÊU
CẦU
1. Mục đích
Phòng chống COVID-19 chủ động bằng việc
sử dụng vắc xin phòng COVID-19 để tạo miễn dịch cộng đồng cho người dân trên địa
bàn tỉnh trong thời gian sớm nhất. Đảm bảo an toàn và hiệu
quả khi sử dụng vắc xin phòng COVID-19.
2. Yêu cầu
- Tiếp nhận, bảo quản và sử dụng số
vắc xin phòng COVD-19 được Bộ Y tế cung ứng và các nguồn hợp pháp
khác của tỉnh để tiêm cho người dân đảm bảo theo thứ tự ưu tiên được quy định
trong các văn bản của Chính phủ, Ban Chỉ đạo quốc gia, Bộ
Y tế và phù hợp với tình hình dịch trên địa bàn trong thời gian sớm nhất, an
toàn nhất với yêu cầu thực hiện tối đa 50.000 mũi
tiêm/ngày.
- Đảm bảo an toàn phòng, chống dịch
cho các lực lượng tham gia tiêm chủng và người dân.
- Huy động sự vào cuộc của tất cả các
cấp ủy đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị xã hội, các ban, ngành, đoàn thể,
y tế công lập và tư nhân... tham gia chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng
COVID-19.
III. ĐỐI TƯỢNG, THỜI
GIAN, HÌNH THỨC TRIỂN KHAI
1. Nguyên tắc
- Chiến dịch được triển khai tại tất
cả các xã, phường, thị trấn trên toàn tỉnh và triển khai tiêm lưu động tại các
đơn vị sản xuất trong tỉnh.
- Sử dụng đồng thời tất cả các loại vắc
xin đủ điều kiện từ Bộ Y tế phân bổ.
- Đảm bảo tiêm hết số lượng vắc xin
trước khi hết hạn sử dụng.
- Đảm bảo tỷ lệ bao phủ và tỷ lệ sử dụng
vắc xin cao cho người trong độ tuổi tiêm chủng được tiêm vắc xin phòng COVID-19
(đạt trên 90%).
- Đảm bảo tối đa an toàn, công bằng
trong tiêm chủng.
2. Đối tượng tiêm chủng và phân bổ
số mũi tiêm cần thực hiện/ngày
2.1. Đối tượng tiêm chủng
Toàn bộ người dân trong độ tuổi có chỉ
định sử dụng vắc xin theo khuyến cáo của nhà sản xuất, trong đó ưu tiên cho lực
lượng tuyến đầu phòng chống dịch và lực lượng tuyến đầu trong thúc đẩy, phát
triển kinh tế:
- Người làm việc trong các cơ sở y tế,
ngành y tế (công lập và tư nhân);
- Người đã được tiêm mũi 1 đủ thời
gian theo khuyến cáo của nhà sản xuất;
- Người tham gia phòng chống dịch
(Thành viên Ban chỉ đạo phòng, chống dịch các cấp, người làm việc ở các khu
cách ly, làm nhiệm vụ truy vết, điều tra dịch tễ, tổ Covid dựa vào cộng đồng,
tình nguyện viên, phóng viên...);
- Lực lượng Quân đội;
- Lực lượng Công an;
- Hải quan, cán bộ làm công tác xuất
nhập cảnh;
- Người cung cấp dịch vụ thiết yếu: vận
tải, du lịch; cung cấp dịch vụ điện, nước;
- Giáo viên, người làm việc, học
sinh, sinh viên tại các cơ sở giáo dục, đào tạo; lực lượng bác sỹ trẻ; người
làm việc tại các cơ quan, đơn vị hành chính; các tổ chức hành nghề luật sư,
công chứng, đấu giá... thường xuyên tiếp xúc với nhiều người;
- Người mắc các bệnh mạn tính; Người
trên 65 tuổi;
- Người sinh sống tại các vùng có dịch;
- Người nghèo, các đối tượng chính
sách xã hội;
- Người được cơ quan nhà nước có thẩm
quyền cử đi công tác, học tập, lao động ở nước ngoài hoặc có nhu cầu xuất cảnh
để công tác, học tập và lao động ở nước ngoài; chuyên gia nước ngoài làm việc tại
Việt Nam;
- Các đối tượng là người lao động,
thân nhân người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp (bao gồm cả doanh
nghiệp trong khu công nghiệp, doanh nghiệp kinh doanh vận tải, tín dụng, du lịch...),
cơ sở kinh doanh dịch vụ thiết yếu như các cơ sở lưu trú, ăn uống, ngân hàng,
chăm sóc sức khỏe, dược, vật tư y tế...cơ sở bán lẻ, bán buôn, chợ, công trình
xây dựng, người dân ở vùng, khu du lịch;
- Các chức sắc, chức việc các tôn
giáo;
- Người lao động tự do;
- Các đối tượng khác theo Quyết định của
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và đề xuất của các đơn vị viện trợ vắc xin cho Bộ
Y tế;
Đối tượng tiêm chủng thuộc các cơ
sở, tổ chức, doanh nghiệp nêu trên bao gồm cả nhà nước và tư nhân.
* Nguyên tắc ưu tiên:
+ Ưu tiên cho các lực lượng tuyến đầu
phòng chống dịch;
+ Ưu tiên cho các đối tượng có nguy
cơ cao;
+ Ưu tiên tổ chức tiêm trước cho các
vùng đang có dịch;
+ Ưu tiên các khu vực là đô thị lớn,
có mật độ dân số cao, có nhiều khu công nghiệp, có đầu mối giao thông quan trọng.
2.2. Phân bổ đối tượng và số
mũi tiêm/ngày cho từng huyện, thành phố
Theo số liệu của Cục thống kê tỉnh
Bình Dương, dân số trung bình tỉnh Bình Dương năm 2020 là: 2.673.901, thời điểm
31/12/2020 người trong độ tuổi từ 18-65 tuổi là 2.038.582 người, tỷ lệ người
dân trong độ tuổi từ 18-65 tuổi chiếm 76,24 %,
Thời gian triển khai: Từ tháng 7/2021.
Triển khai chiến dịch ngay khi tiếp
nhận vắc xin đảm bảo đúng tiến độ yêu cầu. Thời gian cụ thể theo các đợt phân bổ
vắc xin phòng Covid-19 của Bộ Y tế và nguồn cung ứng vắc xin (nhập khẩu và sản
xuất trong nước) cho tỉnh Bình Dương.
3. Hình thức tổ chức
3.1. Tổ chức tại các điểm tiêm
chủng cố định
- Tổ chức tại 282 bàn tiêm chủng công
lập và ngoài công lập cố định đã đủ điều kiện tiêm chủng trên địa bàn tiêm vắc
xin phòng COVID-19.
- Mỗi bàn tiêm, tổ chức tiêm không
quá 100 người/1 bàn tiêm/1 buổi tiêm. Như vậy trong một ngày có thể tiêm được
28.000 liều nếu tổ chức một buổi và 56.000 liều nếu tổ chức tiêm 2 buổi/ngày. Số
lượng tiêm có thể tăng khi tuyến huyện, tuyến tỉnh tăng số bàn tiêm/mỗi điểm
tiêm.
3.2. Tổ chức tại các điểm tiêm
lưu động
Thiết lập các điểm tiêm chủng lưu động
để triển khai tiêm chủng với số lượng lớn như: thực hiện tiêm cho công nhân tại
các khu công nghiệp, các cơ quan, doanh nghiệp hoặc ở khu vực thị xã, thành phố
với đối tượng cần tiêm lớn, đông dân cư nhưng các điểm tiêm cố định trên địa
bàn không đảm bảo cho giãn cách với số lượng người đông trong cùng 1 thời điểm.
Điểm tiêm chủng lưu động có thể ở các trường học, cơ quan, doanh nghiệp, nhà
văn hóa... có thể thiết lập nhiều bàn tiêm tại điểm tiêm chủng lưu động.
4. Bố trí nhân lực cho một bàn
tiêm chủng
Để triển khai chiến dịch tiêm chủng đảm
bảo chất lượng, an toàn, kịp tiến độ, phải đảm bảo số lượng nhân lực cần thiết
để triển khai một điểm tiêm chủng như sau:
- Cần ít nhất 03 nhân viên y tế và 03
cán bộ hỗ trợ để thực hiện một điểm tiêm chủng bao gồm:
+ 01 cán bộ thực hiện nhiệm vụ tiếp
đón, hướng dẫn khai báo y tế, kiểm tra thân nhiệt (Đoàn
Thanh niên, sinh viên, lực lượng dân quân, tình nguyện viên...);
+ 01 cán bộ thực hiện đo huyết áp,
nhiệt độ, đếm nhịp thở, hoàn thiện thông tin hành chính;
+ 01 y sỹ/bác sỹ khám sàng lọc, tư vấn,
chỉ định tiêm chủng;
+ 01 cán bộ y tế thực hiện tiêm chủng;
+ 01 cán bộ nhập thông tin đối tượng
vào phần mềm (sinh viên hoặc giáo viên ...);
+ 01 cán bộ y tế theo dõi và xử trí
phản ứng sau tiêm chủng (y sĩ, bác sỹ).
- Cần ít nhất 06 người hỗ trợ vòng
ngoài bao gồm:
+ 01 người chỉ đạo, điều phối chung (nên là đại diện chính quyền, cơ quan quản lý);
+ 02 người thực hiện rà soát đối tượng,
gửi giấy mời, đôn đốc đối tượng đến tại điểm tiêm (trưởng thôn, tổ trưởng tổ
dân phố...);
+ 02 người làm công tác giữ an ninh,
trật tự tại điểm tiêm chủng, hướng dẫn giãn cách và thực hiện các biện pháp
phòng chống dịch tại điểm tiêm chủng (công an, dân quan tự vệ);
+ 01 người phục vụ, hậu cần (Hội phụ
nữ).
5. Phạm vi triển khai: Triển khai trên phạm vi toàn tỉnh Bình Dương.
II. NỘI DUNG HOẠT
ĐỘNG
1. Công tác chỉ đạo
- Thành lập Ban Chỉ đạo triển khai
Chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
- UBND tỉnh xây dựng kế hoạch triển
khai chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19 trên địa bàn tỉnh.
- Căn cứ Kế hoạch này, UBND các huyện,
thị, thành phố xây dựng cụ thể kế hoạch và triển khai chiến dịch tiêm chủng
trên địa bàn đảm bảo chỉ tiêu phân bổ số mũi tiêm cần thực hiện/ngày.
2. Truyền thông về triển khai chiến
dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19
- Xây dựng Kế hoạch truyền thông về
chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 cho toàn dân, truyền thông đa dạng,
phối hợp nhiều hình thức qua phóng sự, tài liệu truyền thông, thông điệp, bài
truyền thông về vắc xin phòng COVID-19 nhằm mục đích để người dân tích cực hưởng
ứng, tham gia.
- Chủ động cung cấp thông tin cho cơ
quan báo chí để truyền thông cho người dân về lợi ích của các loại vắc xin, lịch
tiêm chủng, tính an toàn của các vắc xin, các sự cố bất lợi có thể gặp sau tiêm
chủng; số điện thoại, địa chỉ liên hệ khi cần hỗ trợ.
- Xây dựng các phương án kịp thời ứng
phó với sự cố truyền thông về tiêm chủng (nếu có).
Nội dung truyền thông cần tập trung
vào:
+ Mục đích, ý nghĩa, hiệu quả của việc
tiêm vắc xin phòng COVID-19.
+ Mục tiêu, đối tượng, địa bàn,
phương thức triển khai tiêm vắc xin.
+ Chỉ định, chống chỉ định của vắc
xin, phản ứng có thể gặp phải và hướng dẫn cách thức xử lý các phản ứng không
mong muốn sau tiêm chủng.
3. Công tác tập huấn triển khai
chiến dịch
- Tập huấn về mục đích, nội dung,
cách thức tổ chức, giám sát chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho 100% cán
bộ tham gia công tác chỉ đạo, giám sát.
- Hướng dẫn về công tác xây dựng kế
hoạch chi tiết các buổi tiêm chủng, điều tra lập danh sách đối tượng, thông
báo, mời đối tượng tham gia; tổ chức, chuẩn bị địa điểm tiêm đảm bảo thực hiện
các biện pháp phòng chống dịch tại điểm tiêm chủng theo quy định.
- Tập huấn về công tác tiếp nhận, bảo
quản, sử dụng vắc xin; tổ chức điểm tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 đảm bảo
an toàn; khám sàng lọc; kỹ thuật tiêm; theo dõi và xử trí các sự cố bất lợi sau
tiêm chủng, đặc biệt về xử trí phản ứng phản vệ.
- Tập huấn cấp chứng nhận An toàn
tiêm chủng bổ sung cho các đối tượng cấp mới, cấp lại để đảm bảo đủ nhân lực tổ
chức chiến dịch tiêm chủng.
- Công tác cập nhật phần mềm hồ sơ sức
khỏe, thống kê, báo cáo.
4. Tiếp nhận, bảo quản, cấp phát vắc
xin, vật tư tiêm chủng
4.1. Tiếp nhận, cấp phát vắc
xin, vật tư tiêm chủng
- Trường hợp Bộ
Y tế cấp phát vắc xin với số lượng lớn về Viện Pasteur thành phố Hồ Chí Minh:
Viện Pasteur sẽ chuyển vắc xin về Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh và Trung
tâm Y tế các huyện, thị, thành phố.
- Các điểm tiêm tuyến tỉnh nhận vắc
xin, vật tư y tế tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh.
- Trạm y tế tuyến xã nhận vắc xin, vật tư tiêm chủng tại Trung tâm Y tế huyện, thị xã, thành
phố vào sáng sớm ngày thực hiện tiêm chủng hoặc chiều hôm trước ngày thực hiện tiêm
chủng (đối với các xã ở xa TTYT tuyến huyện).
4.2. Bảo quản vắc xin
- Bảo quản vắc xin: Tất cả các loại vắc
xin khi Bộ Y tế bàn giao cho Viện Pasteur thành phố Hồ Chí Minh đều bảo quản ở
nhiệt độ 2-8 °C. Từ kho của Viện Pasteur thành phố Hồ Chí Minh, Trung tâm Kiểm
soát bệnh tật tỉnh, Trung tâm Y tế các huyện, thị, thành phố đến các điểm tiêm
yêu cầu phải bảo quản ở nhiệt độ 2-8°C.
- Việc tiếp nhận, bảo quản vắc xin, vật
tư tiêm chủng thực hiện theo đúng các quy định tại Nghị định số 104/2016/NĐ-CP
ngày 01/7/2016 của Chính phủ Quy định về hoạt động tiêm chủng và Thông tư số
34/2018/TT-BYT ngày 01/01/2018 của Bộ Y tế Quy định chi tiết một số điều của
Nghị định số 104/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về hoạt động
tiêm chủng.
- Các địa phương rà soát và chủ động
chuẩn bị trang thiết bị trong tiếp nhận, vận chuyển, bảo quản vắc xin tại tất cả
các điểm tiêm chủng bao gồm: tủ lạnh, hòm lạnh, phích vắc xin, nhiệt kế... sẵn
sàng đủ dây chuyền lạnh để tiếp nhận số lượng vắc xin với các đợt cung ứng lớn
của Bộ Y tế.
5. Công tác điều tra đối tượng
Các địa phương tổ chức lập danh sách
toàn bộ đối tượng thuộc độ tuổi từ 18-65 hiện đang cư trú, lưu trú trên địa bàn
chưa được tiêm đủ hai mũi vắc xin phòng COVID-19.
6. Tổ chức buổi tiêm chủng
- Công tác tổ chức tiêm vắc xin phòng
COVID-19 cần thực hiện đúng theo các quy định của Nghị định số 104/2016/NĐ-CP
ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về hoạt động tiêm chủng và các quy định của
Bộ Y tế tại Công văn số 1734/BYT-DP ngày 17/3/2021 về việc hướng dẫn tổ chức buổi
tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19. Bố trí điểm tiêm chủng theo quy tắc 1 chiều.
- Tổ chức các điểm tiêm vắc xin phải
đảm bảo thực hiện nghiêm túc quy định về phòng chống dịch COVID-19 của Bộ Y tế
và của địa phương. Trong đó đặc biệt chú ý đảm bảo giãn cách, đeo khẩu trang và
khử khuẩn.
- Công tác khám sàng lọc trước tiêm
phải tuân thủ nghiêm ngặt theo hướng dẫn của Bộ Y tế tại Quyết định số
3445/QĐ-BYT ngày 15/7/2021 về việc ban hành Hướng dẫn sửa đổi, bổ sung Hướng dẫn
tạm thời khám sàng lọc trước tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19.
- Công tác giám sát, phát hiện và xử
lý phản ứng sau tiêm chủng. Tăng cường 40 tổ cấp cứu được huy động từ các Bệnh
viện chuyên khoa, đa khoa tuyến tỉnh, TTYT huyện, PKĐK, Bệnh viện tư nhân trên
địa bàn thường trực cấp cứu cho các cụm tiêm chủng cố định và lưu động đảm bảo
an toàn tiêm chủng.
- Các cơ sở tiêm chủng, có phương án
thu gom và xử lý bơm kim tiêm, rác thải y tế tại điểm tiêm theo quy định của Bộ
Y tế. Lọ vắc xin sau khi sử dụng phải được hủy bỏ và ghi chép, báo cáo theo quy
định.
7. Hoạt động kiểm tra, giám sát, tổng
hợp báo cáo
- Ban chỉ đạo chiến dịch phối hợp với
Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 các cấp phân công thành viên phụ trách và
trực tiếp đi kiểm tra, giám sát các điểm tiêm.
- Sở Y tế chỉ đạo Trung tâm Kiểm soát
bệnh tật tỉnh, Trung tâm Y tế tuyến huyện, thị, thành phố tổ chức kiểm tra,
giám sát thường xuyên các hoạt động chuyên môn.
Công tác thông tin, báo cáo:
+ UBND các huyện, thị, thành phố báo cáo kết quả tiêm hàng ngày bằng nhập qua Google driver trước 16 giờ
và cập nhật vào phần mềm hồ sơ sức khỏe.
+ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh
giám sát, đôn đốc việc cập nhật vào phần mềm hồ sơ sức khỏe, tổng hợp báo cáo về
Sở Y tế trước 16h30’ hàng ngày.
+ Sở Y tế báo cáo Ban Chỉ đạo Chiến dịch
tỉnh và Bộ Y tế trước 17 giờ hàng ngày.
Sau khi kết thúc mỗi đợt tiêm chủng,
UBND các huyện, thị, thành phố báo cáo bằng văn bản theo mẫu hướng dẫn gửi về
Ban Chỉ đạo Chiến dịch tỉnh (qua Sở Y tế) để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh
và Bộ Y tế.
III. KINH PHÍ THỰC
HIỆN TRIỂN KHAI
1. Ngân sách Trung ương
- Vắc xin, một số vật tư tiêm chủng
như bơm kim tiêm vắc xin, dịch pha vắc xin, hộp an toàn.
- Kinh phí vận chuyển vắc xin đến kho
của Viện Pasteur thành phố Hồ Chí Minh.
- Các hoạt động tập huấn cho tuyến tỉnh.
- Chi phí bồi thường cho một số trường
hợp tử vong theo Nghị định số 104/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ.
2. Ngân sách địa phương
- Chi phí vận chuyển vắc xin từ kho của
Viện Pasteur đến các điểm tiêm; trang thiết bị bảo quản vắc xin theo quy định.
- Chi phí tổ chức chiến dịch tiêm chủng,
bao gồm: Chi bồi dưỡng cho các kíp tiêm chủng, các vật tư tiêu hao (ngoài vật
tư do Bộ Y tế bảo đảm), chi phí về điện, nước, nhiên liệu, xử lý chất thải y tế
và vệ sinh môi trường trực tiếp cho việc thực hiện dịch vụ tiêm chủng ...
- Các hoạt động tập huấn cho Trung
tâm y tế huyện, thị, thành phố.
- Các hoạt động truyền thông tại địa
phương.
- Kinh phí mua vắc xin (đối với các vắc
xin do địa phương tự mua).
(Có dự trù kinh phí theo bảng chi
tiết)
3. Nguồn kinh phí
- Ngân sách Nhà nước (gồm Ngân sách
trung ương và ngân sách địa phương, trong đó Ngân sách Trung ương hỗ trợ ngân
sách địa phương theo quy định tại khoản 1, Điều 3 Nghị quyết số 21/NQ-CP ngày
26/02/2021 của Chính phủ);
- Quỹ vắc xin phòng COVID-19;
- Nguồn viện trợ, tài trợ, hỗ trợ của
các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước, các nguồn vốn hợp pháp khác đối
với Trung ương và địa phương.
IV. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
1. Sở Y tế
- Tham mưu UBND tỉnh xây dựng và triển
khai kế hoạch thực hiện chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19 một triệu liều
trên địa bàn tỉnh.
- Quyết định thành lập các điểm tiêm
lưu động tại khu dân cư, trong các Công ty, Doanh nghiệp nơi có số lượng người
dự kiến tiêm chủng trên 1.000 người.
- Tổ chức tập huấn chuyên môn cho cán
bộ y tế từ tỉnh đến cơ sở để tổ chức tốt chiến dịch tiêm chủng.
- Tiếp nhận và cung cấp tài liệu chuyên
môn cho các cơ quan thông tin đại chúng, các ban ngành, đoàn thể phục vụ cho
công tác truyền thông, tuyên truyền về ý nghĩa, mục đích, lợi ích của chiến dịch.
- Dự trù, tiếp nhận, bảo quản, cấp
phát đủ vắc xin, vật tư, phương tiện tiêm chủng, đáp ứng cho Kế hoạch thực hiện
chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19 một triệu liều trên địa bàn tỉnh.
- Trên cơ sở số lượng vắc xin Bộ Y tế
phân bổ từng đợt, tham mưu cho Ban chỉ đạo Chiến dịch tỉnh ra quyết định phân bổ
số lượng vắc xin cho các địa phương phù hợp, kịp thời.
- Chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị trong
ngành thành lập các đội tiêm chủng, thiết lập các điểm tiêm chủng phù hợp, đảm
bảo cho việc triển khai tiêm vắc xin thuận lợi, đúng quy định và đạt mục tiêu.
- Chỉ đạo các cơ sở y tế thành lập
các đội cấp cứu sẵn sàng cấp cứu, xử lý các tai biến, biến chứng nặng sau tiêm
vắc xin, đảm bảo an toàn cho các đối tượng tiêm chủng.
- Chỉ đạo các cơ sở tiêm chủng xử lý
môi trường khu vực tiêm và chất thải sau tiêm chủng theo quy định.
- Tham mưu cho Ban chỉ đạo chiến dịch
thành lập 05 đoàn kiểm tra, giám sát tại các địa phương (3 đoàn kiểm tra các điểm
tiêm cố định và 02 đoàn kiểm tra giám sát các điểm tiêm lưu động).
- Tổng hợp kết quả hàng ngày, báo cáo
tiến độ về Trưởng Ban chỉ đạo Chiến dịch tỉnh; kết thúc chiến dịch báo cáo,
đánh giá, rút kinh nghiệm và đề xuất khen thưởng cho các tập thể, cá nhân có
thành tích xuất sắc.
2. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh
- Hỗ trợ vận chuyển vắc xin được phân
bổ về Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, Trung tâm Y tế các huyện, thị, thành
phố theo chỉ đạo của Ban chỉ đạo Chiến dịch (khi cần).
- Chỉ đạo các lực lượng quân y của Bộ
chỉ huy Quân sự tỉnh tham gia các hoạt động của chiến dịch tiêm chủng theo đề
nghị của Ban chỉ đạo Chiến dịch.
3. Công an tỉnh
- Cung cấp số liệu công dân ngoại tỉnh
đang học tập, làm việc, sinh sống trên địa bàn tỉnh cho UBND các huyện, thị,
thành phố để rà soát đối tượng tiêm.
- Chỉ đạo lực lượng công an cơ sở phối
hợp đảm bảo công tác an ninh trật tự tại các điểm tiêm chủng; phối hợp với các
lực lượng địa phương rà soát, lập danh sách đối tượng tiêm chủng và đôn đốc hướng
dẫn người dân đi tiêm chủng.
- Thực hiện chỉ đạo của Bộ Công an
trong việc tổ chức tiêm chủng cho cán bộ, chiến sỹ trong lực lượng Công an.
- Chỉ đạo các Bệnh xá Công an tỉnh
tham gia các hoạt động của chiến dịch tiêm chủng theo đề nghị của Ban chỉ đạo
Chiến dịch.
4. Sở Tài chính
- Tham mưu UBND tỉnh cấp đủ kinh phí
cho triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 một triệu liều theo
quy định.
- Hướng dẫn sử dụng, thanh quyết toán
kinh phí theo các quy định hiện hành.
5. Sở Thông tin và Truyền thông
- Chỉ đạo việc thực hiện ứng dụng
công nghệ thông tin quản lý toàn bộ chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng
COVID-19 từ khâu tiếp nhận, vận chuyển, bảo quản, phân bổ đến khi tiêm chủng.
- Chỉ đạo việc ứng dụng công nghệ
thông tin, sử dụng hồ sơ sức khỏe cá nhân cho tiêm chủng; xây dựng hệ thống chứng
nhận tiêm chủng.
- Phối hợp với Sở Y tế, UBND các huyện,
thị, thành phố chỉ đạo tổng hợp dữ liệu về nhu cầu, số lượng, tiến độ vắc xin
phòng COVID-19 cho các điểm tiêm chủng và công khai trên bản đồ số hóa chiến dịch
tiêm chủng.
- Chỉ đạo các cơ quan truyền thông
trên địa bàn và hướng dẫn các đơn vị, địa phương tăng cường tuyên truyền trước
và trong thời gian tổ chức các đợt của chiến dịch tiêm chủng.
- Tăng thời lượng phát sóng, tin bài
tuyên truyền về mục tiêu, lợi ích của việc tiêm vắc xin phòng COVID-19; chỉ định,
chống chỉ định của vắc xin, phản ứng có thể gặp phải và hướng xử lý ban đầu các
phản ứng không mong muốn sau tiêm chủng, số điện thoại và địa chỉ các đầu mối
tiếp nhận thông tin ...
6. Ban Quản lý các khu công nghiệp
tỉnh
- Có trách nhiệm phối hợp với Trung
tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, UBND các huyện, thị, thành phố tổ chức các điểm
tiêm chủng trong các khu công nghiệp đảm bảo theo đúng quy định.
- Chỉ đạo các doanh nghiệp trong khu
công nghiệp bố trí cho công nhân thực hiện tiêm chủng theo phương án của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, UBND các huyện, thị, thành phố.
- Tổ chức các đoàn kiểm tra, giám sát
việc thực hiện tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 của các khu công nghiệp trên địa
bàn.
- Báo cáo tổng hợp việc triển khai thực
hiện về Ban chỉ đạo tỉnh.
7. Tỉnh Đoàn
- Huy động lực lượng thanh niên tình
nguyện tham gia tại các điểm tiêm để hỗ trợ đảm bảo trật tự, đón tiếp, hướng dẫn
người dân thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch (thực hiện giãn cách, đeo
khẩu trang...)
- Tổ chức các hoạt động truyền thông,
vận động, đôn đốc, hướng dẫn người dân đi tiêm chủng.
8. Ủy ban nhân dân các huyện, thị
xã, thành phố
- Xây dựng kế hoạch chiến dịch tiêm vắc
xin phòng COVID-19 cho toàn dân phù hợp với tình hình dịch bệnh của địa phương,
chủ động tiếp nhận vắc xin và tổ chức thực hiện tiêm hết số vắc xin được phân bổ,
đảm bảo an toàn, đúng tiến độ.
- Chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn
tiến hành điều tra, thống kê, lập danh sách tổng thể toàn bộ đối tượng trong độ
tuổi tiêm vắc xin trên bàn theo đơn vị hành chính và nơi cư trú để chuẩn bị sẵn
sàng cho các đợt tiêm chủng theo sự chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Chiến dịch tiêm chủng
tỉnh. Phê duyệt danh sách đối tượng tiêm chủng tại địa phương theo thứ tự ưu
tiên.
- Chỉ đạo, huy động lực lượng giáo
viên tham gia nhập thông tin đối tượng tiêm chủng vào phần mềm quản lý.
- Thường xuyên tổ chức kiểm tra, giám
sát hoạt động tiêm chủng trên địa bàn.
- Bố trí kinh phí cho triển khai chiến
dịch tiêm chủng trên địa bàn.
Trên đây là Kế hoạch triển khai chiến
dịch tiêm một triệu liều vắc xin phòng Covid-19 trên địa bàn tỉnh Bình Dương;
yêu cầu các sở, ban, ngành, đoàn thể, UBND các huyện, thị xã, thành phố xây dựng
kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả./.
Nơi nhận:
- BYT (B/C);
- TT Tỉnh ủy, TT HĐND tỉnh;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- UBMTTQVN tỉnh;
- Các Sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh;
- UBND các huyện/thị/thành phố;
- LĐVP, Tùng, TH;
- Lưu: VT.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
KT.CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Lộc Hà
|
PHỤ LỤC 1.
HƯỚNG DẪN BỐ TRÍ, SẮP XẾP VÀ TỔ CHỨC BUỔI
TIÊM CHỦNG
1. Lập kế hoạch chuẩn bị cho buổi
tiêm chủng
1.1. Lập danh sách đối tượng tiêm
- Đối tượng tiêm vắc xin Covid-19 từ
18 - 65 tuổi.
- Người làm việc trong các cơ sở y tế,
ngành y tế (công lập và tư nhân);
- Người tham gia phòng chống dịch
(Thành viên Ban chỉ đạo phòng, chống dịch các cấp, người làm việc ở các khu
cách ly, làm nhiệm vụ truy vết, điều tra dịch tễ, tổ Covid dựa vào cộng đồng,
tình nguyện viên, phóng viên...);
- Lực lượng Quân đội;
- Lực lượng Công an;
- Hải quan, cán bộ làm công tác xuất
nhập cảnh;
- Người cung cấp dịch vụ thiết yếu: vận
tải, du lịch; cung cấp dịch vụ điện, nước;
- Giáo viên, người làm việc, học sinh,
sinh viên tại các cơ sở giáo dục, đào tạo; lực lượng bác sỹ trẻ; người làm việc
tại các cơ quan, đơn vị hành chính; các tổ chức hành nghề luật sư, công chứng,
đấu giá... thường xuyên tiếp xúc với nhiều người;
- Người mắc các bệnh mạn tính; Người
trên 65 tuổi;
- Người sinh sống tại các vùng có dịch;
- Người nghèo, các đối tượng chính
sách xã hội;
- Người được cơ quan nhà nước có thẩm
quyền cử đi công tác, học tập, lao động ở nước ngoài hoặc có nhu cầu xuất cảnh
để công tác, học tập và lao động ở nước ngoài; chuyên gia nước ngoài làm việc tại
Việt Nam;
- Các đối tượng là người lao động, thân nhân người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp (bao
gồm cả doanh nghiệp trong khu công nghiệp, khu chế xuất, doanh nghiệp kinh
doanh vận tải, tín dụng, du lịch...), cơ sở kinh doanh dịch vụ thiết yếu như
các cơ sở lưu trú, ăn uống, ngân hàng, chăm sóc sức khỏe, dược, vật tư y tế...cơ
sở bán lẻ, bán buôn, chợ, công trình xây dựng, người dân ở vùng, khu du lịch;
- Các chức sắc, chức việc các tôn
giáo;
- Người lao động tự do;
- Các đối tượng khác theo Quyết định
của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và đề xuất của các đơn vị
viện trợ vắc xin cho Bộ Y tế;
- Lập danh sách đối tượng là công nhân, người lao động trong khu công nghiệp theo tổ, phân xưởng/ bộ phận sản
xuất của từng công ty, nhà máy, doanh nghiệp.
- Tổ chức tiêm tại các công ty, nhà
máy, doanh nghiệp trong cụm công nghiệp, khu công nghiệp.
Lưu ý: Không yêu cầu đối tượng
tiêm chủng xét nghiệm Covid-19 trước khi tiêm.
1.2. Xác định số điểm tiêm chủng và
nhân lực
- Bố trí các điểm tiêm cố định
tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, các Bệnh viện (Công lập và ngoài công lập),
Phòng khám đa khoa khu vực, Phòng khám đa khoa tư nhân, Trung tâm Y tế cấp huyện,
các Trạm Y tế.
- Trong khu công nghiệp sẽ có nhiều
đơn vị (công ty, doanh nghiệp, nhà máy) số điểm tiêm sẽ căn cứ vào số đơn vị của
khu công nghiệp, trong thời gian dịch diễn ra trên địa bàn, để giảm thiểu việc
di chuyển giữa các khu, nên tổ chức ít nhất 1 điểm tiêm tại 1 đơn vị. Để đảm bảo
nhân lực y tế nên tổ chức theo hình thức cuống chiếu lần lượt cho từng đơn vị
trong khu công nghiệp.
- Tại địa phương, đơn vị, xí nghiệp
có dịch đang phong tỏa, cách ly y tế hoặc ổ dịch đang hoạt động, điểm nóng về dịch
tễ thì tạm thời chưa tổ chức điểm tiêm vắc xin Covid-19 tại đó cho tới khi dịch
ổn định, đảm bảo an toàn để tránh nguy cơ lây lan thêm trong vùng dịch.
- Không quá 100 đối tượng tiêm chủng/
bàn tiêm/ buổi tiêm chủng. Căn cứ số lượng nhân lực y tế và diện tích để có thể
bố trí nhiều bàn tiêm chủng tại mỗi điểm tiêm chủng nhằm khẩn trương thực hiện
tiêm chủng chống dịch.
- Lập kế hoạch cho các đối tượng đến
tiêm theo khung giờ để đảm bảo không tập trung quá đông trong cùng một thời điểm.
Bố trí thời gian tiêm chủng riêng cho từng bộ phận/ dây chuyền sản xuất để hạn
chế thấp nhất việc tiếp xúc.
- Thông báo cho công nhân/ người lao
động về việc tổ chức tiêm vắc xin phòng Covid-19, địa điểm, khung giờ tiêm vắc
xin và yêu cầu khai báo y tế, đăng ký Hồ sơ sức khỏe điện tử và ăn uống đầy đủ
trước khi tiêm chủng.
- Phát trước cho đối tượng trong diện
tiêm chủng phiếu đồng ý tham gia tiêm chủng, phiếu khám sàng lọc, để xem và điền
trước các thông tin cá nhân nhằm giảm ùn tắc và mất thời gian chờ đợi trước buổi
tiêm chủng.
- Thông báo cho đối tượng tiêm chủng
nếu đi từ vùng dịch về hoặc có dấu hiệu như ốm, sốt, ho, đau họng ... thì KHÔNG
đến điểm tiêm chủng, chủ động liên hệ với cán bộ y tế để được hướng dẫn và lấy
mẫu xét nghiệm.
- Bố trí đủ nhân lực cho từng khâu
trong qui trình tiêm chủng theo qui định. Có tối thiểu 2 nhân viên chuyên ngành
y, trong đó nhân viên trực tiếp thực hiện khám sàng lọc, tư vấn, theo dõi, xử
trí phản ứng sau tiêm chủng, được tập huấn chuyên môn về tiêm chủng và tiêm vắc
xin Covid-19. Nhân viên trực tiếp thực hiện khám sàng lọc, tư vấn, theo dõi, xử
trí phản ứng sau tiêm chủng phải có trình độ chuyên môn từ y sĩ trở lên; nhân
viên thực hành tiêm chủng có trình độ từ điều dưỡng trung học trở lên. Phân
công cụ thể người hỗ trợ cấp cứu, đội cấp cứu lưu động, phương tiện vận chuyển
bệnh nhân khi cần thiết.
+ Hỗ trợ đón tiếp, đo thân nhiệt,
khai báo y tế, hướng dẫn và sắp xếp đối tượng tại điểm tiêm, ghi chép vào danh
sách đối tượng.
+ Khám sàng lọc, tư vấn trước tiêm và
xử lý tai biến nặng sau tiêm chủng.
+ Tiêm chủng vắc xin.
+ Theo dõi sau tiêm chủng.
- Tuyên truyền, phổ biến cho người được
tiêm chủng về ưu và nhược điểm của việc tiêm vắc xin.
- Yêu cầu người được tiêm chủng khai
báo y tế trung thực, đeo khẩu trang y tế khi đến khu vực tiêm chủng.
2. Chuẩn bị điểm tiêm chủng
2.1 Bố trí điểm tiêm
- Tại điểm tiêm nên lựa chọn địa điểm
phù hợp, đủ diện tích, đảm bảo thông thoáng để bố trí điểm tiêm chủng.
- Sắp xếp các vị trí tiêm chủng theo
quy tắc 1 chiều. Có biển chỉ dẫn cho từng vị trí Đón tiếp, hướng dẫn khai báo y
tế → Khu vực chờ trước tiêm chủng → Bàn khám sàng lọc và tư vấn trước tiêm chủng
→ Bàn tiêm chủng, ghi chép, vào sổ tiêm chủng → Khu vực theo dõi và xử trí tai
biến sau tiêm chủng.
- Yêu cầu tổ chức tiêm và di chuyển
các đối tượng tiêm chủng theo từng nhóm/ phân xưởng/ tổ/ đội.
- Đảm bảo phòng chống Covid-19:
+ Bố trí đủ diện tích ở khu vực chờ
tiêm chủng và khu vực ở lại theo dõi sau tiêm chủng để đảm bảo giãn cách giữa
các đối tượng tối thiểu là 2 mét.
+ Bố trí đảm bảo giãn cách giữa các
khu vực/ bàn, giữa người đi tiêm chủng với nhau và với nhân viên y tế.
+ Đảm bảo thông thoáng: Nếu bố trí
tiêm chủng trong phòng thì phải mở cửa, dùng quạt.
+ Hướng ngồi của nhân viên y tế tránh
trực diện với đối tượng tiêm chủng để phòng lây nhiễm SARS-CoV-2.
+ Nhân viên y tế đeo khẩu trang y tế,
kính chắn giọt bắn (nếu ở khu không cách ly)
+ Nhân viên y tế mặc trang bị phòng dịch
tiêu chuẩn (nếu ở khu cách ly)
+ Người đi tiêm bắt buộc đeo khẩu
trang
+ Khử khuẩn điểm tiêm chủng hàng ngày
2.2 Chuẩn bị dụng cụ, trang thiết bị,
biểu mẫu cho buổi tiêm chủng
Tổ chức tiêm lưu động tại các điểm
tiêm trong khu công nghiệp cần được chuẩn bị đầy đủ trang thiết bị như buổi
tiêm chủng cố định. Cụ thể tại từng vị trí như sau:
- Khu vực đón tiếp:
+ Danh sách đối tượng
+ Nhiệt kế đo thân nhiệt
+ Máy đo huyết áp
+ Bút, giấy
+ Bàn, ghế ngồi cho NVYT
+ Ghế ngồi cho người đi tiêm chủng
+ Các tài liệu truyền thông cho công
nhân/ người lao động (nếu có)
- Khu vực khám sàng lọc:
+ Ống nghe
+ Bút, phiếu khám sàng lọc trước tiêm
chủng, phiếu đồng ý tham gia vắc xin tiêm vắc xin phòng COVID-19.
+ Bàn, khăn trải bàn, ghế ngồi cho
CBYT
+ Ghế ngồi cho người đi tiêm chủng
- Khu vực tiêm vắc xin:
+ Bàn, khăn trải bàn
+ Đặt trên bàn bơm kim tiêm,
bông, panh, khay men, bút, giấy xác nhận tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19.
Phích đựng vắc xin ở vị trí thuận tiện cho thao tác của cán bộ y tế.
+ Hộp chống sốc có đầy đủ cơ số thuốc,
BKT còn hạn sử dụng, dụng cụ cần thiết theo Thông tư 51/2017/TT-BYT ngày
29/12/2017 về Hướng dẫn phòng, chẩn đoán, xử trí phản vệ; đặt ở vị trí dễ lấy
trong trường hợp cần sử dụng.
+ Hộp an toàn, thùng đựng rác theo
quy định phân loại đặt phía dưới bàn
+ Ghế ngồi cho nhân viên y tế và ghế
ngồi cho người đi tiêm.
+ Số điện thoại liên hệ trong trường
hợp cần hỗ trợ khẩn cấp.
- Lưu ý:
chuẩn bị đầy đủ xà phòng, nước rửa tay, dung dịch sát khuẩn tay, khẩu trang tại
điểm tiêm chủng.
3. Bảo quản vắc xin
- Sử dụng hòm lạnh/ phích vắc xin để
vận chuyển vắc xin đến điểm tiêm chủng, có nhiệt kế vào theo dõi nhiệt độ trong
quá trình vận chuyển, bảo quản vắc xin để đảm bảo nhiệt độ bảo quản từ 2°-8°C.
- Sử dụng phích vắc xin để bảo quản vắc
xin tại bàn tiêm trong buổi tiêm chủng.
4. Các bước thực hiện tiêm chủng vắc
xin Covid-19
Bước 1 - Đón tiếp
- Yêu cầu người đi tiêm chủng đeo khẩu
trang, sát khuẩn tay
- Đo thân nhiệt, kiểm tra khai báo y
tế
- Đối chiếu thông tin cá nhân ghi
trong giấy mời và danh sách đối tượng.
Bước 2 - Tư vấn trước tiêm chủng
- Đối với những người chưa đăng ký
tiêm chủng, hướng dẫn đối tượng tiêm chủng đăng ký tiêm vắc xin COVID-19 trên ứng
dụng Hồ sơ sức khỏe điện tử (EHR)
- Tư vấn cho đối tượng tiêm chủng, đề
nghị đối tượng tiêm chủng ký vào Phiếu đồng ý tham gia tiêm chủng vắc xin phòng
COVID-19.
- NVYT đo huyết áp, mạch, thân nhiệt
và ghi kết quả trên phiếu khám sàng lọc, đưa phiếu cho người đi tiêm.
Bước 3 - Khám sàng lọc trước tiêm
chủng
- Sử dụng Phiếu khám sàng lọc trước
tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 và chỉ định tiêm vắc xin hoặc tạm hoãn/chống
chỉ định theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
- Lưu ý:
Những đối tượng có tiền sử dị ứng với các dị nguyên, người có bệnh nền, bệnh
mãn tính chưa ổn định cần được khám sàng lọc và tiêm chủng tại bệnh viện.
Bước 4 - Tiêm vắc xin phòng
COVID-19
- Tại bàn tiêm chủng chuẩn bị sẵn 01 bơm
tiêm có chứa dung dịch Adrenalin 1mg/1ml để tại bàn tiêm (rút sẵn 1ml thuốc
Adrenalin 1mg/1ml vào bơm tiêm gắn sẵn kim, đậy kín kim tiêm bằng nắp).
- Kiểm tra lọ vắc xin trước khi sử dụng.
- Sử dụng 1 bơm kim tiêm vô trùng lấy
đúng 0,5ml vắc xin vào bơm kim tiêm
- Lưu ý:
+ KHÔNG lắc lọ vắc xin trước khi sử dụng.
KHÔNG đuổi khí nếu dùng BKT tự khóa
+ Lọ vắc xin đã mở chỉ sử dụng trong
buổi tiêm chủng hoặc trong vòng 6 giờ
+ Không dồn vắc xin từ 2 lọ khác nhau
để tiêm cho 1 đối tượng.
+ Không hút sẵn vắc xin vào bơm kim
tiêm
- Ghi các thông tin (số liều, ngày
tiêm) vào danh sách/phần mềm quản lý đối tượng được tiêm chủng vắc xin phòng
COVID-19. Lưu hồ sơ này để quản lý các mũi tiêm tiếp theo.
- Ghi đầy đủ các thông tin vào Giấy
xác nhận đã tiêm vắc xin phòng COVID-19 trả lại cho đối tượng tiêm chủng, việc
này có thể được CBYT hoàn tất sau buổi tiêm chủng hoặc những
ngày sau để đảm bảo tiến độ tiêm chủng và tránh ùn tắc, tập trung đông người.
- Lưu ý:
Người đã được tiêm vắc xin Covid-19 vẫn cần thực hiện nghiêm các biện pháp
phòng chống dịch (thông điệp 5K)
5. Theo dõi phản ứng sau tiêm
- Tại vị trí theo dõi sau tiêm chủng,
bố trí ghế ngồi giãn cách cho các đối tượng
- Có phương tiện cấp cứu phòng chống
sốc: Giường, hộp thuốc chống sốc, bình oxy...
- Chuẩn bị sẵn 01 bơm tiêm có chứa
dung dịch Adrenalin 1mg/1ml (rút sẵn 1ml thuốc Adrenalin 1mg/1ml vào bơm tiêm gắn
sẵn kim, đậy kín kim tiêm bằng nắp).
- Yêu cầu đối tượng tiêm chủng ở lại
điểm tiêm ít nhất 30 phút để theo dõi sức khỏe
- Thông báo số điện thoại liên hệ khi
có phản ứng sau tiêm và cơ sở y tế cần đến nếu có dấu hiệu phản ứng sau tiêm
nghiêm trọng
- Ghi chép các trường hợp có phản ứng
xuất hiện tại điểm tiêm chủng
Một số việc cần làm ngay nếu có phản
ứng nghiêm trọng sau tiêm:
- Tạm dừng buổi tiêm chủng.
- Xử trí cấp cứu, trường hợp vượt quá
khả năng thì phải chuyển người bị tai biến nặng sau tiêm chủng đến cơ sở khám bệnh,
chữa bệnh gần nhất. Bố trí xe trực cấp cứu tại điểm tiêm hoặc cụm điểm tiêm của
khu công nghiệp.
- Thống kê đầy đủ thông tin liên quan
đến trường hợp tai biến nặng và báo cáo theo quy định.
6. Kết thúc buổi tiêm chủng
- Rà soát số mũi tiêm theo danh sách,
đối chiếu với số phiếu khám sàng lọc và số liều vắc xin đã sử dụng.
- Bảo quản những lọ vắc xin chưa mở
trong hộp riêng trong dây chuyền lạnh ở nhiệt độ từ + 2°C
đến + 8°C, ưu tiên sử dụng trước trong buổi tiêm chủng sau.
- Các lọ vắc xin đã mở không được sử
dụng nữa và để trong túi/hộp đựng rác riêng.
- Bỏ bơm tiêm có chứa dung dịch
Adrenalin 1mg/1ml cuối buổi nếu không sử dụng.
- Quản lý chất thải y tế trong tiêm
phòng vắc xin phòng COVID-19 theo qui định tại Văn bản số 102/MT-YT ngày
04/3/2021 của Cục Quản lý Môi trường Y tế
- Các cơ sở tiêm chủng/điểm tiêm chủng
thống kê, báo cáo hàng ngày kết quả tiêm chủng, số đối tượng đã được tiêm và số
vắc xin sử dụng cho tuyến trên trước 16 giờ.
Thông điệp
a. Tiêm chủng để chủ động phòng
chống dịch, thực hiện mục tiêu kép, khôi phục sản xuất đưa cuộc sống trở lại
bình thường.
b. Ngành y tế chuẩn bị tối đa mọi
điều kiện để tiêm chủng đến đâu đảm bảo an toàn đến đó cho người dân.
c. Mọi người hãy cùng nhau thực
hiện biện pháp 5K + vắc xin để phòng chống dịch COVID-19.
PHỤ LỤC II.
TỔNG HỢP THỰC TRẠNG DÂY CHUYỀN LẠNH TỈNH
BÌNH DƯƠNG
(Kèm theo Kế hoạch số 3601/KH-UBND ngày 30/7/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh
Bình Dương)
TT
|
Kho
vắc xin. Kho vật tư
|
Số
tủ dung tích 240 lít (TCW4000AC)
|
Số
tủ dung tích 150 lít (TCW3000AC)
|
Số
tủ dung tích 150 lít (TCW3000)
|
Số
tủ bảo quản khác 113 lít
|
Tổng
Dung tích các tủ (lít)
|
Số
vắc xin Dự kiến chứa được theo Dung tích các tủ (AstraZeneca
|
1
|
Kho vắc xin CDC Bình Dương
|
6
|
3
|
5
|
0
|
2640
|
220.000
|
2
|
BVĐK tỉnh
|
0
|
0
|
1
|
0
|
150
|
12.500
|
3
|
TTSSSKSS
|
0
|
0
|
1
|
0
|
150
|
12.500
|
4
|
BVĐK Cao su Dầu Tiếng
|
0
|
0
|
1
|
0
|
150
|
12.500
|
5
|
Thủ Dầu Một
|
0
|
1
|
1
|
0
|
300
|
25.000
|
6
|
Thuận An
|
0
|
2
|
1
|
0
|
450
|
37.500
|
7
|
Dĩ An
|
0
|
2
|
1
|
0
|
450
|
37.500
|
8
|
Tân Uyên
|
0
|
1
|
1
|
0
|
300
|
25.000
|
9
|
Bắc Tân Uyên
|
0
|
1
|
0
|
1
|
263
|
25.000
|
10
|
Bến Cát
|
0
|
1
|
1
|
0
|
300
|
25.000
|
11
|
Bàu Bàng
|
0
|
0
|
1
|
1
|
263
|
25.000
|
12
|
Phú Giáo
|
0
|
0
|
2
|
0
|
300
|
25.000
|
13
|
Dầu Tiếng
|
0
|
0
|
1
|
1
|
263
|
25.000
|
Tổng
số
|
6
|
11
|
17
|
3
|
5.979
|
507.500
|
* Tổng hợp hệ thống tủ bảo quản từ
2-8°C tại tuyến tỉnh, huyện:
Stt
|
Thiết
bị dây chuyền lạnh
|
Tỉnh
|
Huyện
|
Tổng
|
1
|
Tủ lạnh TCW.4000AC (dung tích bảo
quản thực 240 lít)
|
6
|
0
|
6
|
2
|
Tủ lạnh TCW.3000AC và TCW.3000 (dung
tích bảo quản thực 150 lít)
|
9
|
20
|
29
|
3
|
Tủ lạnh VLS.200 (dung tích bảo quản
thực 113 lít)
|
0
|
3
|
3
|
Tổng dung tích các tủ (lít)
|
2.790
|
3.339
|
|
Số liều vắc xin được bảo quản theo
tủ
|
232.500
|
275.000
|
|
(Ước tính theo kích thước của vắc xin
AstraZeneca, nhà sản xuất: SKBio)
PHỤ LỤC III:
ĐIỀU TRA ĐỐI TƯỢNG TIÊM VẮC XIN PHÒNG
COVID-19 TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN, THỊ XÃ,THÀNH PHỐ
(Kèm theo Kế hoạch số 3601/KH-UBND ngày 30/7/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh
Bình Dương)
STT
|
Đối
tượng từ 18 - 65 tuổi
|
Số
lượng
|
Đã
tiêm vắc xin phòng COVID-19
|
Chưa
tiêm vắc xin COVID-19
|
Mũi
1
|
Mũi
2
|
|
1
|
Đối tượng ưu tiên theo Nghị quyết
số 21/NQ-CP
|
|
|
|
|
1.1
|
Các lực lượng tuyến đầu,
phòng chống dịch
|
|
|
|
|
|
- Người làm việc trong cơ sở y tế
|
|
|
|
|
- Người tham gia phòng chống dịch
|
|
|
|
|
- Quân đội
|
|
|
|
|
- Công an
|
|
|
|
|
1.2
|
Người cung cấp dịch vụ thiết
yếu
|
|
|
|
|
1.3
|
Giáo viên, người làm việc tại
các cơ sở giáo dục, đào tạo
|
|
|
|
|
1.4
|
Người làm việc tại các cơ quan
nhà nước, đơn vị hành chính, đơn vị sự nghiệp
|
|
|
|
|
1.5
|
Người nghèo, các đối tượng
chính sách xã hội,
|
|
|
|
|
2
|
Công nhân
|
|
|
|
|
|
Trong Khu Công nghiệp
|
|
|
|
|
|
Ngoài Khu Công nghiệp
|
|
|
|
|
3
|
Học sinh, sinh viên
|
|
|
|
|
4
|
Người dân (không trong các đối tượng trên)
|
|
|
|
|
|
Tổng
|
|
|
|
|
PHỤ LỤC IV
TỔNG HỢP ĐỐI TƯỢNG TIÊM VẮC XIN COVID-19
TỈNH BÌNH DƯƠNG
(Kèm theo Kế hoạch số 3601/KH-UBND ngày 30/7/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh
Bình Dương)
STT
|
Huyện,
thành phố
|
Tổng
số người dân đến 01/4/2020 (số liệu Cục thống kê
tỉnh)
|
Số
người trong độ tuổi từ 18-65 tuổi (tỷ lệ 76,24%
dân số theo cục thống kê tỉnh)
|
Tổng
số đối tượng cần tiêm (90% số người trong độ tuổi
từ 18-65)
|
Số
mũi tiêm tối đa/ngày của huyện, thành phố (trong
tổng 50.000 mũi toàn tỉnh)
|
Thời
gian dự kiến (khi trừ những đối tượng đã tiêm 2
mũi)/tốc độ 50.000 mũi/ngày)
|
(1)
|
(2)=
(1)*0.633
|
(3)=(2)*0.9
|
(4)=
(3) tổng đối tượng/ 50.000
|
|
1
|
Thủ Dầu Một
|
354.412
|
256.298
|
230.669
|
6.514
|
35.25
|
2
|
Thuận An
|
657.059
|
499.671
|
449.704
|
12.700
|
35.40
|
3
|
Dĩ An
|
523.049
|
381.125
|
343.013
|
9.687
|
35.40
|
4
|
Tân Uyên
|
408.288
|
310.779
|
279.702
|
7.899
|
35.38
|
5
|
Bắc Tân Uyên
|
72.557
|
49.121
|
44.209
|
1.249
|
35.36
|
6
|
Bến Cát
|
333.660
|
254.706
|
229.236
|
6.474
|
35.39
|
7
|
Bàu Bàng
|
102.102
|
69.486
|
62.538
|
1.767
|
35.29
|
8
|
Phú Giáo
|
98.866
|
65.109
|
58.599
|
1.650
|
35.40
|
9
|
Dầu Tiếng
|
123.908
|
81.042
|
72.938
|
2.060
|
35.36
|
|
Tổng
|
2.673.901
|
1.967.337
|
1.770.604
|
50.000
|
36
|
Ghi chú: Thời gian dự kiến (tổng đối tượng - số đã tiêm mũi 1 và 2 (43.000)/ tốc độ 50.000 mũi/ ngày)
= 1.770.604 - 43.000 /50.000 - 36 ngày → công thức chỉ tính toàn tỉnh, không
đúng với tách lẻ từng huyện