|
Bản dịch này thuộc quyền sở hữu của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Mọi hành vi sao chép, đăng tải lại mà không có sự đồng ý của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là vi phạm pháp luật về Sở hữu trí tuệ.
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT has the copyright on this translation. Copying or reposting it without the consent of
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT is a violation against the Law on Intellectual Property.
X
CÁC NỘI DUNG ĐƯỢC SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Các nội dung của VB này được VB khác thay đổi, hướng dẫn sẽ được làm nổi bật bằng
các màu sắc:
: Sửa đổi, thay thế,
hủy bỏ
Click vào phần bôi vàng để xem chi tiết.
|
|
|
Đang tải văn bản...
Số hiệu:
|
238/QĐ-UBND
|
|
Loại văn bản:
|
Quyết định
|
Nơi ban hành:
|
Tỉnh Kon Tum
|
|
Người ký:
|
Nguyễn Hữu Tháp
|
Ngày ban hành:
|
02/05/2024
|
|
Ngày hiệu lực:
|
Đã biết
|
Ngày công báo:
|
Đang cập nhật
|
|
Số công báo:
|
Đang cập nhật
|
|
Tình trạng:
|
Đã biết
|
ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH
KON TUM
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 238/QĐ-UBND
|
Kon
Tum, ngày 02
tháng
5 năm 2024
|
QUYẾT
ĐỊNH
PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN KINH TẾ -
XÃ HỘI TẠI XÃ MƯỜNG HOONG VÀ XÃ NGỌC LINH, HUYỆN ĐĂK GLEI, TỈNH KON TUM ĐẾN NĂM
2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
ỦY BAN
NHÂN DÂN TỈNH KON TUM
Căn cứ Luật Tổ chức
chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số
Điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm
2019;
Căn cứ Kết luận số
1770-KL/TU ngày 20 tháng 3 năm 2024 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về Đề án Hỗ trợ
phát triển kinh tế - xã hội tại xã Mường Hoong, Ngọc Linh, huyện Đăk Glei, tỉnh
Kon Tum đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;
Theo đề nghị của Sở
Kế hoạch và Đầu tư tại Công văn số 1216/SKHĐT-KT ngày 23 tháng 4 năm
2024.
QUYẾT
ĐỊNH:
Điều 1. Phê
duyệt Đề án Hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội tại xã Mường Hoong và xã Ngọc
Linh, huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum đến năm 2025, định hướng đến năm 2030(1) (có Đề án của từng xã
kèm theo).
Điều 2. Tổ
chức thực hiện
1. Ủy ban nhân dân
huyện Đăk Glei chịu trách nhiệm chính, toàn diện trong tổ chức triển khai thực
hiện Đề án; tính chính xác của các thông tin, số liệu rà soát, cập nhật tại Đề
án; tổ chức nghiên cứu, cụ thể hóa và phê duyệt kế hoạch tổ chức thực hiện Đề
án (yêu cầu xác định rõ mục tiêu, chỉ tiêu, giải pháp thực hiện hàng năm;
phân công, phân nhiệm cụ thể cho từng cơ quan, đơn vị, các xã Mường Hoong, Ngọc
Linh và thời gian hoàn thành; công tác kiểm tra, giám sát;...); thực hiện
chế độ báo cáo định kỳ 06 tháng, hằng năm và sơ kết, tổng kết việc thực hiện Đề
án qua Sở Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.
2. Thủ trưởng các sở,
ban ngành, đơn vị có liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, chủ động
phối hợp với Ủy ban nhân dân huyện Đăk Glei tổ chức triển khai thực hiện hiệu
quả Đề án; thực hiện chế độ báo cáo định kỳ 06 tháng, hằng năm và sơ kết, tổng
kết việc thực hiện Đề án qua Sở Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp, báo cáo Ủy ban
nhân dân tỉnh.
3. Sở Kế hoạch và Đầu
tư là cơ quan đầu mối theo dõi, kiểm tra, đôn đốc, tổng hợp kết quả thực hiện
Đề án; định kỳ 06 tháng, hằng năm tổng hợp, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh trình
Ban cán sự đảng Ủy ban nhân dân tỉnh báo cáo kết quả thực hiện Đề án về Ban
Thường vụ Tỉnh ủy; đồng thời tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh sơ kết, tổng kết
việc thực hiện Đề án theo quy định.
Điều 3. Thủ
trưởng các sở, ban ngành, đơn vị có liên quan; Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện
Đăk Glei; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã: Mường Hoong, Ngọc Linh (huyện Đăk
Glei) và các tổ chức, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết
định này.
Quyết định này có
hiệu lực kể từ ngày ký, ban hành./.
Nơi nhận:
-
Như Điều 3 (t/h);
- Thường trực Tỉnh ủy (b/c);
- Thường trực HĐND tỉnh (b/c);
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh (đ/b);
- Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh (đ/b);
- Các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội tỉnh (đ/b);
- Các sở, ban ngành, đơn vị thuộc tỉnh (t/h);
- Huyện ủy Đăk Glei (đ/b);
- Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh (t/h);
- Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh (t/h);
- Chi nhánh Xăng dầu Kon Tum (t/h);
- Công ty Điện lực Kon Tum (t/h);
- Hội Doanh nhân trẻ (t/h);
- VP UBND tỉnh: CVP, các PCVP (đ/b);
- Lưu: VT, KTTH.TK.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
KT.
CHỦ TỊCH
PHÓ
CHỦ TỊCH
Nguyễn
Hữu Tháp
|
ĐỀ
ÁN
HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
XÃ MƯỜNG HOONG, HUYỆN ĐĂK GLEI, TỈNH KON TUM
ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
MỞ ĐẦU
1.
Sự cần thiết phải xây dựng Đề án
Xã Mường Hoong, huyện
Đăk Glei là một trong những xã đặc biệt khó khăn của tỉnh Kon Tum. Kinh tế có
phát triển nhưng còn chậm, phương thức sản xuất có mặt còn lạc hậu, quy mô kinh
tế nhỏ, tỷ lệ nghèo ở mức cao. Văn hóa, xã hội ổn định, nhưng một số hủ tục lạc
hậu chưa được xóa bỏ, trong khi một số tập tục truyền thống chưa được quan tâm
đúng mức trong việc bảo tồn, gìn giữ.
Việc phát triển kinh
tế - xã hội xã Mường Hoong là yêu cầu cấp thiết, nhưng xã hiện chưa có văn bản
mang tính kế hoạch cơ bản, toàn diện cùng với lộ trình phù hợp. Việc xây dựng Đề
án là bước cụ thể hóa các chủ trương, định hướng của Tỉnh ủy Kon Tum trong hỗ
trợ phát triển kinh tế - xã hội xã Mường Hoong, huyện Đăk Glei.
2.
Cơ sở xây dựng Đề án
- Thông báo số
333-TB/VPTU ngày 26 tháng 4 năm 2023 về ý kiến của đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Chủ
tịch Hội đồng nhân dân tỉnh tại buổi làm việc với Tổ công tác 262 của Ban
Thường vụ Tỉnh ủy năm 2023.
- Công văn số
1346/UBND-KTTH ngày 12 tháng 5 năm 2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc thực
hiện ý kiến của Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh tại buổi làm
việc với Tổ công tác 262.
- Công văn số
1529/UBND-KTTH ngày 26 tháng 5 năm 2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc Đề
cương Đề án hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội 02 xã Mường Hoong và Ngọc Linh,
huyện Đăk Glei.
- Công văn số
1204-CV/TU ngày 26 tháng 01 năm 2024 của Tỉnh ủy về việc hoàn thiện Đề án Hỗ
trợ phát triển kinh tế - xã hội tại xã Mường Hoong và xã Ngọc Linh, huyện Đăk
Glei.
- Công văn số
370/UBND-KTTH ngày 30 tháng 01 năm 2024 về việc hoàn thiện Đề án hỗ trợ phát
triển kinh tế - xã hội tại xã Mường Hoong và Ngọc Linh, huyện Đăk Glei, tỉnh
Kon Tum.
- Kết luận số
1770-KL/TU ngày 20 tháng 3 năm 2024 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về Đề án Hỗ trợ
phát triển kinh tế - xã hội tại xã Mường Hoong, Ngọc Linh, huyện Đăk Glei, tỉnh
Kon Tum đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
- Thông báo số
128/TB-UBND ngày 09 tháng 4 năm 2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh về kết quả Phiên
họp trực tuyến Ủy ban nhân dân tỉnh với các địa phương tháng 3 năm 2024.
3.
Mục tiêu xây dựng Đề án
Đánh giá, làm rõ thực
trạng, xác định cụ thể các nguyên nhân của các hạn chế, bất cập trong phát
triển kinh tế - xã hội; đề xuất các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp,
trong đó trọng tâm là cải thiện sinh kế nâng cao thu nhập cho người dân, giảm
nhanh tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo, gắn với phát triển kinh tế - xã hội xã Mường
Hoong theo hướng đạt mức bình quân của huyện Đăk Glei, đời sống người dân
cải thiện từ vật chất đến tinh thần.
4. Đối tượng nghiên
cứu của Đề án
Thực trạng phát triển
kinh tế - xã hội tại xã Mường Hoong, huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum.
5. Phạm vi xây dựng
của Đề án
- Phạm vi không gian:
Xã Mường Hoong, huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum.
- Phạm vi thời gian: Đề
án phân tích thực trạng phát triển kinh tế - xã hội xã Mường Hoong, huyện Đăk
Glei, tỉnh Kon Tum; đề xuất mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đến năm
2025, định hướng đến năm 2030.
- Phạm vi nội dung:
Các mặt kinh tế - xã hội của xã Mường Hoong, huyện Đăk Glei, tỉnh Kon
Tum.
6. Phương pháp xây
dựng Đề án
Sử dụng cả hai phương
pháp là định tính và định lượng (bao gồm phương pháp SWOT) để đánh giá
thực trạng; đề xuất mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đến năm 2025, định
hướng đến năm 2030.
Số liệu được thu thập
bằng phương pháp thứ cấp, từ các văn bản, báo cáo, đề án, kế hoạch của các
cấp, các ngành qua các năm.
7. Kết cấu của Đề án
Ngoài phần Mở đầu, Đề
án có kết cấu 03 phần, gồm:
- Phần I: Điều kiện
tự nhiên và tình hình kinh tế - xã hội.
- Phần II: Phương
hướng phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
- Phần III: Tổ chức
thực hiện.
Phần I
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ
HỘI XÃ MƯỜNG HOONG, HUYỆN ĐĂK GLEI, TỈNH KON TUM
I.
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
1. Vị trí địa lý
Xã Mường Hoong nằm ở
phía Đông Bắc huyện Đăk Glei, cách trung tâm huyện 50 km. Phía Bắc của xã giáp
với huyện Phước Sơn (tỉnh Quảng Nam), phía Nam giáp với xã Ngọc Linh (huyện
Đăk Glei), phía Tây giáp với xã Đắk Choong (huyện Đăk Glei), phía Đông
giáp với xã Trà Linh,
huyện
Nam Trà My (tỉnh Quảng Nam). Xã có tổng diện tích tự nhiên 10.507,11 ha1,
phân bố trên trên 10 thôn.
2. Địa hình, địa mạo
Xã có địa hình đồi
núi cao với độ cao từ 1.500 - 2.218 m, các dãy núi chạy theo hướng Bắc Nam, cao
ở đỉnh rồi thoải về phía Tây Nam. Địa hình chia cắt hiểm trở và có xu hướng
thấp dần từ Bắc xuống Nam. Ở phía Đông có 02 đỉnh núi cao, Ngọk Pí (2.218m) và
Ngọk Ri (1.894m).
3. Khí hậu, thủy văn
Nhiệt độ trung bình năm
khoảng 200C. Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất đạt 32,50C
(tháng 4), nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất đạt 70C (tháng
1), chênh lệch nhiệt độ giữa ngày đêm từ 7 - 16,50C. Do đặc điểm
địa hình nên ở những nơi thung lũng hẹp khuất gió nhiệt độ tăng cao về ban ngày
và thấp về ban đêm.
Lượng mưa trung bình năm
đạt 2.100 - 2.600 mm. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm trên 90% tổng lượng mưa cả
năm; mưa đạt cực đại từ tháng 7
- 9 và thường gây lũ lớn ở các khu địa hình dốc và ngập lụt ở các thung lũng.
Mùa khô từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau. Mùa khô mưa ít, lượng mưa
chiếm khoảng 10% lượng mưa cả năm. Thời gian này có gió mùa Đông Bắc thịnh hành
làm tăng thêm sự khô hạn và gây thiếu nước, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp.
Độ ẩm không khí trung
bình năm 89%. Lượng bốc hơi trung bình khoảng 1.000 mm/năm.
Gió thịnh hành chủ
yếu theo hai hướng chính là Đông Bắc và Tây Nam. Gió Đông Bắc xuất hiện khoảng
từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, tốc độ gió từ 3,5 - 5,4 m/s. Gió Tây và Tây Nam xuất hiện
từ tháng 5 đến tháng 11, tốc độ gió từ 1,2 - 2,5 m/s.
Xã có hệ thống sông Đăk
Mek, bắt nguồn từ phía đông núi Ngọc Linh (xã Ngọc Linh)2, giữ
vai trò là nguồn nước cung cấp tưới, sinh hoạt cho xã và 03 xã phía Đông Bắc
huyện Đăk Glei, gồm Đăk Choong, Ngọc Linh và Xốp.
4. Tài nguyên thiên
nhiên
4.1. Tài nguyên đất
Tổng diện tích tự
nhiên 10.507,10 ha. Việc sử dụng 03 loại đất trên địa bàn từ năm 2020 đến năm
2023 cơ bản ổn định, không có sự thay đổi lớn. Nhóm đất nông nghiệp, duy trì ổn
định với diện tích 10.247,02 ha từ năm 2020 - 2022 giảm còn 10.217,22 ha vào năm
2023. Đất phi nông nghiệp, tăng từ 226,75 ha giai đoạn 2020-2022 lên 282,08 ha năm
2023. Đất chưa sử dụng có sự chuyển biến mạnh, giảm từ 33,33 ha giai đoạn
2020-2022 xuống còn 7,80 ha vào năm 2023 (chi tiết tại Phụ lục 1 kèm theo).
4.2. Tài nguyên rừng
Tổng diện tích rừng năm
2023 khoảng 8.220,58 ha, với 02 loại rừng, rừng đặc dụng 6.051,15 ha, rừng sản
xuất 2.169,43 ha (100% rừng tự nhiên); giảm 61 ha sản xuất (rừng tự
nhiên) so với giai đoạn 2020 - 2022.
Hệ thực vật rừng
phong phú, đa dạng. Một số loài cây gỗ quý hiếm có tính khoa học và giá trị
kinh tế cao (Trắc mật, Cẩm lai, Dáng hương, Muồng đen); một số loại phục
vụ cho nhu cầu xây dựng, gia dụng (Giổi đỏ, Giổi xanh, Đinh hương);
trong khi một số loại đáp ứng nhu cầu làm nguyên liệu giấy (Thông 3 lá,
Thông 2 lá), điêu khắc nghệ thuật (Thông nàng, Cẩm lai, Trắc) hoặc
khai thác phục vụ chế biến công nghiệp (nhựa Thông 2 lá3).
Với kiểu rừng đặc
trưng, rừng trên địa bàn xã là nơi sở hữu nhiều loài cây dược liệu quý hiếm (Mã
tiền, Vàng đắng, Hoàng đắng, Ngũ gia bì, Hà thủ ô, Quế, Củ ram), đặc biệt
là các loại cây dược liệu quý như Sâm Ngọc Linh và Sa nhân4 (chi tiết tại Phụ lục
1 kèm theo).
4.3. Tài nguyên nước
4.3.1. Nguồn nước
mặt: Bao
gồm nước mưa và nước từ hệ thống sông suối. Với lượng mưa trung bình hằng năm
lớn (2.100 - 2.600 mm), nên nguồn nước mặt của xã khá lớn. Tuy nhiên, do
hệ thống sông suối nhỏ hẹp, ngắn, sườn có độ dốc lớn (trung bình các lưu vực
5 - 6%) nên thời gian giữ nước rất hạn chế.
4.3.2. Nguồn nước
ngầm:
Nguồn nước ngầm tương đối dồi dào về trữ lượng, chất lượng nước ngầm tốt do
thảm thực vật, độ che phủ cao, mực nước ngầm cao (mạch nước ngầm nông) phục
vụ tốt cho sinh hoạt và tưới tiêu của nhân dân.
4.4. Tài nguyên
khoáng sản
Chủ yếu là nhóm
khoáng sản vật liệu xây dựng, gồm đá, cát và sỏi, nhưng được phân bố rải rác,
trữ lượng nhỏ.
4.5. Tài nguyên du
lịch
Xã nằm trong vùng Khu
Bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh, một quần thể núi đồi rộng lớn trên diện tích
36.148,37 ha. Quần thể núi đồi Ngọc Linh cao 2.596 m có vai trò rất lớn trong
điều hành hệ sinh thái cho khu vực Tây Nguyên và Duyên hải Miền Trung, ý nghĩa cao trong nghiên cứu
khoa học.
Đặc điểm phức tạp của
địa hình đã tạo ra hệ thống các sông, hồ, thác, núi có cảnh quan thiên nhiên
đẹp, đặc trưng. Hiện khối núi Ngọc Linh được chuyển thành rừng đặc dụng để bảo
vệ, chăm sóc các nguồn gen động thực vật quý hiếm.
Ngoài ra, với đặc
trưng trên 95% dân số là người dân tộc thiểu số Xê Đăng, Mường Hoong có một nền
văn hóa cổ truyền đặc sắc (như kiến trúc nhà Rông và các ruộng bậc thang).
Theo Đề án Phát triển
du lịch cộng đồng, du lịch nông thôn gắn với công tác xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh
Kon Tum giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến năm 20305, ngoài
một số di sản văn hóa phi vật thể của người Xê Đăng, xã Mường Hoong không có di
tích lịch sử cách mạng, văn hóa, danh lam - thắng cảnh, điểm du lịch được xếp
hạng.
5. Đánh giá về điều
kiện tự nhiên xã Mường Hoong
5.1. Thế mạnh
Xã Mường Hoong có
mạng lưới giao thông tương đối thuận lợi, ngoài kết nối với trung tâm huyện,
còn có tuyến đường giao thông kết nối trực tiếp đến huyện Tu Mơ Rông.
Hệ thống tài nguyên
trên địa bàn xã phù hợp cho phát triển nông nghiệp, kinh tế rừng và du lịch
sinh thái; là tiền đề làm cơ sở thu hút đầu tư.
5.2. Hạn chế
Thời tiết khắc nghiệt
cùng địa hình phức tạp, là thách thức lớn trong sản xuất nông nghiệp, nhất là
việc hình thành các vùng sản xuất tập trung chuyên canh quy mô lớn, ứng dụng
công nghệ cao. Các loại tài nguyên khoáng sản còn hạn chế, không đủ điều kiện
để phát triển ngành xây dựng. Quỹ đất để xây dựng phân tán và manh mún, chưa
thuận lợi trong thu hút đầu tư.
II.
TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI
1.
Hiện trạng phát triển kinh tế năm 2023
1.1. Thực trạng phát
triển các hoạt động kinh tế
1.1.1. Nông, lâm
nghiệp và thủy sản
a. Trồng trọt
Cây trồng chủ yếu là
lúa nước ruộng bậc thang và các loại dược liệu như Sâm Ngọc Linh, Sâm
dây, Đương quy.
Tổng diện tích gieo
trồng các loại cây trồng chính đạt 1.055,96/1.067 ha (99% kế hoạch); tổng sản lượng
lương thực có hạt 1.826/1.885 tấn (96,9% kế hoạch)6.
- Diện tích trồng cây
lúa cả năm vụ đông xuân 2022 - 2023 là 70 ha, lúa vụ mùa 2023 đạt 390/395 ha (98,2%
kế hoạch); sản lượng lương thực có hạt đạt khoảng 1.885,4/1.855 tấn, đạt
100% kế hoạch.
- Ngô vụ mùa 02 ha (100%
kế hoạch), sản lượng khoảng 08,4/8,4 tấn (100% kế hoạch); sắn vụ mùa
5/5 ha (100% kế hoạch); rau các loại 8,6/8,6 ha (100% kế hoạch).
- Các loại dược liệu7 và Sâm Ngọc Linh được
chú trọng phát triển. Sâm Ngọc Linh có 7,73/7,73 ha, đạt 100% so với kế hoạch;
Diện tích Đảng sâm (sâm dây) diện tích lũy kế đạt 350 ha.
- Cây trồng lâu năm
cơ bản phát triển. Diện tích cà phê hiện có là 134,5 ha (100% kế hoạch);
trong đó, diện tích đã cho thu hoạch 112,7 ha (diện tích sinh trưởng, phát
triển tốt 77,7 ha; diện tích có khả năng cải tạo để phục hồi 30 ha; diện tích
không có khả năng phục hồi 05 ha), diện tích chưa cho thu hoạch 21,8 ha. Năng
suất bình quân đạt 8,2 tạ tươi/ha; sản lượng 92,41 tấn/năm8. Cây ăn
quả là 12,6/12,6 ha (100% kế hoạch), Diện tích cây Mắc ca là 28,5/28,5
ha (100% so với kế hoạch) trong đó trồng mới 2,9/2 ha, đạt 145% kế
hoạch.
So với một số chỉ
tiêu được đề ra tại Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã lần thứ XIX, nhiệm kỳ
2020-2025 (Nghị quyết số 01-NQ/ĐH ngày 12 tháng 6 năm 2020), một số chỉ tiêu ước
thực hiện năm 2023 gần đạt với mục tiêu đến năm 2025, gồm có: diện tích gieo trồng cây hằng năm
đạt 87,19%, diện tích lúa ruộng 92%, cây rau đậu 90,53%; các chỉ tiêu vượt mức,
gồm: cây cà phê
105,91%, cây ăn quả
300%, cây dược liệu 417,98% (trong đó: Sâm Ngọc Linh 309,2%, Sâm dây
437,5%, Đương quy 160%); các chỉ tiêu đạt từ thấp đến rất thấp, gồm: Ngô 9,01%,
cây bời lời 0% (chi tiết tại Phụ lục 2 kèm theo).
b. Chăn nuôi
Công tác vận động
nhân dân trên địa bàn xã phát triển Chăn nuôi, bán lấy tiền để đầu tư phát
triển kinh tế, không để tình trạng người dân Chăn nuôi gia súc chỉ để giết thịt,
phục vụ chủ yếu cho lễ hội được tăng cường; chuyển từ chăn thả tự nhiên sang
nuôi nhốt chuồng; thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch bệnh động tiêm phòng
thực hiện đầy đủ theo định kỳ. Năm 2023, tổng đàn gia súc 1.589/1.585 con, đạt
tỷ lệ 100,3% so với kế hoạch. Trong đó: Đàn trâu: 155 con, đạt 100%; đàn bò:
614/614 con, đạt 100%; đàn lợn 820/816 con, đạt 104%; đàn gia cầm: 4.490 con9.
c. Thủy sản
Do điều kiện tự
nhiên, việc phát triển thủy sản trên địa bàn còn nhiều hạn chế. Diện tích nuôi
ao, hồ nhỏ chỉ đạt khoảng 0,5/1,2 ha, đạt 41,7% kế hoạch10.
d. Lâm nghiệp
Công tác kiểm tra,
giám sát và tuần tra bảo vệ rừng của các cộng đồng thôn được khoán bảo vệ rừng
được duy trì thường xuyên. Tăng cường công tác quản lý, bảo vệ và phát triển
rừng: Trên địa bàn đang tích cực triển khai rà soát, vận động người dân tham
gia trồng rừng nhằm phấn đấu đạt chỉ tiêu, kế hoạch giao11, giai
đoạn 2021-2023 đã trồng mới 68,53 ha/36 ha (đạt 190,4% so với kế hoạch);
tiếp tục khoán quản lý bảo vệ rừng với diện tích 3.314,62 ha nhằm quản lý, bảo
vệ tốt diện tích rừng trên địa bàn.
1.1.2. Công nghiệp và
xây dựng
Hoạt động kinh tế
trong lĩnh vực công nghiệp, xây dựng chưa có điều kiện phát triển do tài nguyên
khoáng sản không đáng kể, công trình xây dựng chưa được hình thành. Nội dung
thu từ khu vực công thương nghiệp - ngoài quốc doanh (trong chỉ tiêu thu
ngân sách trên địa bàn) không phản ánh mức thu.
1.1.3. Thương mại và
Dịch vụ
Hoạt động thương mại,
dịch vụ trên địa bàn xã mang tính nhỏ lẻ. Sản phẩm hàng hóa được trao đổi, mua
bán chủ yếu là các loại hàng hóa thiết yếu và các sản phẩm nông nghiệp được
hình thành trên địa bàn (nông sản, Sâm dây, mật ong rừng). Mục tiêu đăng
ký 4 sản phẩm OCOP (Sâm Ngọc Linh, Hồng Đẳng Sâm, Mật ong, Gạo nếp đỏ) cho
năm 2025 đến nay chưa hoàn thành.
1.2. Thu, chi ngân
sách; hoạt động tín dụng
1.2.1. Thu ngân sách
Nguồn thu ngân sách
của xã từ ngân sách Nhà nước cấp trên bổ sung do không phát sinh các hoạt động
kinh tế. Các khoản thu trên địa bàn chủ yếu tập trung vào 04 dòng thuế: Thuế
thu nhập cá nhân, thuế lệ trước bạ, phí và lệ phí, thu khác; không phát sinh
các khoản thu từ nhà đất. Thu ngân sách năm 2021, 2022 đạt ở mức rất thấp, lần lượt là 10,29 và
20,69 triệu đồng. Tổng thu NSNN năm
2023 là 23 triệu đồng.
1.2.2. Chi ngân sách
Chi ngân sách trên
địa bàn xã đạt 5.341,4 triệu đồng năm 2021 và 6.242,7 triệu đồng vào năm
2022. Năm 2023 chi khoảng 12.000 triệu đồng cho cả năm.
1.2.3. Đầu tư phát
triển
Chi đầu tư phát triển
với đối tượng chính là hình thành cơ sở hạ tầng thiết yếu trên địa bàn đáp ứng
nhu cầu cho sinh hoạt, sản xuất. Tổng vốn đạt 13.047,6 triệu đồng vào năm 2022
và khoảng 11.274 triệu đồng năm 2023. Vốn đầu tư phát triển trên địa bàn được
cân đối, bố trí từ ngân sách Nhà nước, chưa huy động được vốn đầu tư từ xã hội.
Giai đoạn 2021-2025,
trên địa bàn xã tập trung 02 công trình thiết yếu sử dụng vốn đầu tư phát
triển nguồn cân đối ngân sách địa phương. Tổng vốn đã bố trí đến hết năm 2023 (đã
bố trí đủ kế hoạch trung hạn) đạt 1.696 triệu đồng.
Bảng
1. Vốn đầu tư phát triển giai đoạn 2021-2025 nguồn cân đối NSĐP
TT
|
Danh
mục công trình
|
Thông
tin cơ bản của công trình
|
KH 2021- 2025
|
Đã
bố trí đến hết năm
2023
|
Dự
kiến giải ngân đến hết 2023
|
Tổng
cộng
|
1.700
|
1.696
|
1.696
|
1
|
Trường tiểu học
Mường Hoong (điểm trường chính)
|
Sửa
chữa nhà học 02 tầng với 06 phòng học; xây mới 02 phòng ở và nhà bếp bán trú
|
1.500
|
1.500
|
1.500
|
2
|
Đường GTNT từ nhà A
Đĩa đến nhà A Tiếp thôn Đak Bể xã Mường Hoong
|
Đường
GTNT loại C, miền núi; chiều dài 61,04m
|
200
|
196
|
196
|
(Nguồn:
Ủy ban nhân dân huyện Đăk Glei)
1.2.4. Hoạt động tín
dụng
Ngân hàng chính sách
xã hội đang triển khai thực hiện cho vay 12 chương trình tín dụng chính sách
trên địa bàn. Trong 6 tháng đầu năm 2023, đã giải ngân cho 102 hộ nghèo và các
đối tượng chính sách khác với số tiền 5.600 triệu đồng, nâng tổng số nợ các
chương trình tín dụng chính sách toàn xã đạt 23.466 triệu đồng với 562 hộ còn
dư nợ12.
Về vốn vay qua kênh
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chi nhánh huyện Đăk Glei, trong 6
tháng đầu năm 2023 đã cho vay mới trên 03 tỷ đồng với 01 tổ vay vốn là Hội Phụ
nữ xã Mường Hoong với 28 hội viên vay vốn; mục tiêu vay là Chăn nuôi gia súc. Đến
nay dư nợ xã Mường Hoong đạt gần 7 tỷ đồng với 89 khách hàng vay vốn13.
1.3. Thu hút đầu tư
xã hội: Hiện
trên địa bàn chưa thu hút được các dự án đầu tư có vốn đầu tư từ xã hội.
1.4. Kết cấu hạ tầng
kinh tế xã hội thiết yếu
1.4.1. Giao thông
Đường giao thông trên
địa bàn xã có thiết kế theo tiêu chuẩn đường giao thông nông thôn loại C14,
kết cấu là bê tông xi măng. Hiện đã đầu tư khoảng 13 tuyến đường với tổng chiều
dài khoảng 18 km, phục vụ cho đi lại và đến khu sản xuất, có kết nối từ trung
tâm xã đi các thôn, và giữa các thôn với nhau. Còn khoảng 20 tuyến đường với
tổng chiều dài hơn 21 km chưa được đầu tư, hiện trạng là đường đất.
Hiện nay, một số hoạt
động liên quan đến hệ thống giao thông tại khu vực các xã Mường Hoong, Ngọc
Linh đang được Sở Giao thông Vận tải tổ chức thực hiện thông qua công tác sửa
chữa, duy tu nhằm đảm bảo
các tuyến đường15 được kết nối thông suốt.
Về cơ bản, hệ thống
giao thông trên địa bàn xã còn hạn chế, chưa đáp ứng nhu cầu trong sinh hoạt và
sản xuất. Tỷ lệ đường ngõ xóm được cứng hóa đạt 57,14%; tỷ lệ đường trục chính
nội đồng đảm bảo vận chuyển hàng hóa thuận tiện quanh năm đạt 50,76%.
1.4.2. Thủy lợi
Trên địa bàn quy
hoạch 37 công trình là thủy lợi, đập và cấp nước sinh hoạt16. Đã
đầu tư hoàn thành, đưa vào khai thác sử dụng 07 công trình thủy lợi, 08 đập.
1.4.3. Điện
Hệ thống điện chiếu
sáng được đầu tư. Hiện trạng nguồn điện, lưới điện: Có lưới điện 22 KV chạy dọc
theo đường Tỉnh lộ 673 và một số đoạn đường liên thôn, đường dây 0,4KV dọc
đường liên thôn cấp điện sinh hoạt cho các khu dân cư.
1.4.4. Cấp, thoát
nước và thu gom xử lý chất thải rắn
Người dân trên địa
bàn sử dụng nước tự chảy, giếng khơi. Hiện đã đầu tư và đưa vào sử dụng 02 công
trình cấp nước sinh hoạt quy mô nhỏ; tỷ lệ hộ sử dụng nước hợp vệ sinh năm 2023
ước đạt 100%17.
Hệ thống thoát nước
và thu gom, xử lý chất thải rắn và vệ sinh môi trường của xã chưa được đầu tư
bài bản. Nước thải sinh hoạt hầu hết thấm tự nhiên xuống mặt đất hoặc được dẫn
chảy vào hệ thống thoát nước mặt hai bên đường rồi chảy ra sông suối, ao hồ
theo hướng dốc của địa hình. Việc thu gom, xử lý chất thải rắn được thực hiện
bởi phương pháp giản đơn thông qua xây hố rác (hộ gia đình hoặc cụm dân cư) và
đốt tiêu hủy. Hiện đang tăng cường kêu gọi tài trợ kinh phí để làm nhà vệ sinh
và nhà tắm cho 65 hộ tại thôn Làng Mới.
Hiện tỷ lệ sử dụng
công trình cấp nước tập trung còn thấp; số lượng hộ có nhà tiêu, nhà tắm, thiết
bị chứa nước sinh hoạt hợp vệ sinh và đảm bảo 3 sạch còn thấp, chỉ đạt 30%.
1.5. Phát triển kinh
tế tập thể
Duy trì hoạt động 01
hợp tác xã18 (đạt mục tiêu Đại hội) và 28 tổ hợp tác với
hơn 419 thành viên. Kinh phí hoạt động của hợp tác xã khoảng 380 triệu đồng/năm,
từ các nguồn vốn vay và huy động từ các thành viên. Đối với 28 tổ hợp tác, kinh
phí giao động từ 180 - 200 triệu đồng/tổ hợp tác.
Về phát triển kinh tế
hộ gia đình, đa số các hộ dân đã trồng Sâm dây, phát triển nhiều nhóm hộ liên
kết trồng Sâm Ngọc Linh, có khoảng trên 11 nhóm hộ, diện tích các mô hình còn
nhỏ do các hộ dân còn thiếu vốn. Nhìn chung tình hình phát triển kinh tế có sự
chuyển biến tích cực hơn so cùng kỳ; tuy nhiên còn có những khó khăn về giá bán
ra của một số nông sản chưa ổn định, đầu ra phụ thuộc vào thị trường thương lái
tự do trên địa bàn xã.
Mô hình Tổ Liên kết “Phụ
nữ trồng Sâm dây” tại thôn Làng Mới, thôn Mô Po xã Mường Hoong19 gắn với luân chuyển
vốn hỗ trợ cho các hộ mới được duy trì và không ngừng nâng cao chất lượng hoạt
động. Trong 6 tháng đầu năm đã luân chuyển vốn cho 13 hộ với số tiền 65 triệu đồng,
nâng tổng số thành viên tham gia mô hình Tổ liên kết lên 56 hộ.
Hiện có 01 hợp tác xã20 được chứng nhận đủ
điều kiện an toàn thực phẩm đối với sản phẩm Sâm dây (tươi, khô) và Đương
quy. Tổ khuyến nông cộng đồng bước đầu đã thành lập.
1.6. Tình hình thực
hiện quản lý tài nguyên; bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu
Công tác quản lý nhà
nước về đất, tài nguyên, khoáng sản và rừng được đảm bảo, không phát sinh các
vụ việc vi phạm trong khai thác các loại tài nguyên và rừng. Công tác phòng chống
thiên tai bão lũ trên địa bàn xã được chỉ đạo tổ chức thực hiện kịp thời, góp
phần hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra.
Duy trì thực hiện
thường xuyên công tác tuyên truyền cho người dân trong giữ gìn vệ sinh môi
trường, xây dựng nhà vệ sinh, đổ rác tập trung và xử lý đốt các loại rác khó
phân hủy (như chai nhựa, ni long), vệ sinh nhà cửa, làng xóm; thực hiện ăn
chín uống sôi, tắm rửa thường xuyên để bảo vệ sức khỏe phòng tránh dịch bệnh;
hình thành các hố rác tập trung tại các thôn. Công tác bảo vệ và phát triển
rừng được tổ chức thực hiện có hiệu quả, độ che phủ rừng ước thực hiện năm 2023
khoảng 81,65%.
2.
Hiện trạng văn hóa - xã hội (chi tiết tại Phụ lục 2 kèm theo)
2.1. Giáo dục và đào
tạo, phát triển nguồn nhân lực
Đã thực hiện tốt công
tác rà soát, sắp xếp mạng lưới trường lớp phù hợp với điều kiện thực tiễn, trên
cơ sở đảm bảo chất lượng giáo dục, đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình, sách
giáo khoa. Tháng 9 năm 2022, hình thành trường PTDTBT TH-THCS xã Mường Hoong
trên cơ sở sáp nhập trường Tiểu học xã Mường Hoong với trường PTDTBT THCS xã
Mường Hoong. Cơ sở vật chất được đầu tư xây dựng kiên cố, đảm bảo đủ mỗi lớp
học có 01 phòng học riêng biệt, nhưng trang thiết bị dạy học còn thiếu, chưa có
phòng học bộ môn.
Công tác tuyên truyền
vận động các em học sinh đến trường, đến lớp được duy trì thường xuyên. Việc
thực hiện Đề án nâng cao chất lượng giáo dục đối với học sinh dân tộc thiểu số
cơ bản đảm bảo21. Công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ
cơ bản đạt22. Công tác phổ cập đối với trẻ 5 tuổi
đã hoàn thành; phổ cập giáo dục tiểu học và THCS đúng độ tuổi. Tỉ lệ huy động
học sinh ra lớp hàng năm đều đạt tỉ lệ 100%.
Năm học 2022-202323,
toàn xã có 42 lớp học với 1.068 học sinh24, 61 cán bộ quản lý,
giáo viên, nhân viên25. Năm học 2021-2022, đã huy động
267/264 trẻ cấp mầm non, đạt 100,1%; riêng trẻ 5 tuổi huy động đến lớp 91/91 em
(đạt 100%). Đối với cấp tiểu học, số học sinh được đánh giá hoàn thành
chương trình lớp học 418/431 (đạt 97%). Đối với cấp THCS, số học sinh có
hạnh kiểm từ trung bình trở lên 244/244 (đạt 100%), học sinh có học lực
từ trung bình trở lên 214/244 (đạt 87,7%). Tuy nhiên, vẫn còn diễn ra
tình trạng một số học sinh ở các thôn xa trung tâm xã vắng học, bỏ học nửa
chừng; cả hai trường đều chưa đạt chuẩn quốc gia mức độ 1.
2.2. Dân số và y tế,
chăm sóc sức khỏe nhân dân
2.2.1. Dân số
Toàn xã có 3.332
người với 864 hộ được phân bổ trên 10 thôn, đông nhất ở thôn Ngọc Lâng với 543
người, thấp nhất ở thôn Mô Po với 137 người. Dân tộc thiểu số 3.234 người,
chiếm trên 97%. Theo giới tính, xã có 1.810 nam (54,3%), 1.522 nữ (45,7%).
2.2.2. Y tế, chăm sóc
sức khỏe nhân dân
Công tác truyền
thông, tuyên truyền phòng, chống các loại dịch bệnh26 được tăng cường,
không có dịch bệnh nghiêm trọng xảy ra trên người. Đã thực hiện tốt công tác
khám chữa bệnh, tiêm phòng và triển khai thực hiện đầy đủ các chương trình mục
tiêu y tế - dân số. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể thấp còi (chiều
cao theo tuổi) còn cao, nhưng đã có chuyển biến tích cực, giảm từ 59% năm
2021 xuống còn 56,8% năm 2022 (giảm 2,2%). Năm 2023, tỷ lệ bao phủ bảo
hiểm y tế đạt 100%, tỷ lệ bao phủ bảo hiểm xã hội đạt 6,98%.
2.3. Văn hóa, thể
thao và thông tin truyền thông
Văn hóa truyền thống
của người dân tộc thiểu số tại chỗ có các lễ hội điển hình như: Mừng lúa mới,
Mừng lúa về kho, Lễ cúng máng nước (Tết nước), văn hóa cồng chiêng, múa
xoang,...
Hoạt động văn hóa - văn
nghệ, thể dục - thể thao được tổ chức và diễn ra sôi nổi nhân các ngày lễ lớn
của đất nước, địa phương. Hệ thống loa đài của xã đã được đầu tư đồng bộ, công
tác tuyên truyền được thực hiện thường xuyên, nhất là triển khai Cuộc vận động “Làm
thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào dân tộc thiểu số, làm cho đồng bào dân
tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo bền vững”, phong trào “Toàn dân đoàn
kết xây dựng đời sống văn hóa” và cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây
dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”. Việc bảo tồn, phát huy bản sắc văn
hóa dân tộc được chú trọng, lồng ghép với các hoạt động văn hóa, văn nghệ27.
Hiện xã có 525 chiếc cồng chiêng của cá nhân, hộ gia đình.
2.4. Lao động, việc
làm, đời sống nhân dân và các vấn đề xã hội
2.4.1. Lao động, việc
làm
Đã tổ chức rà soát và
xác định được nhu cầu học nghề từ 70 học viên đối với 02 nghề là nông nghiệp và
phi nông nghiệp. Việc khảo sát nhu cầu tìm kiếm việc làm của người lao động
trên địa bàn cũng được tổ chức đồng thời. Các hoạt động tập huấn nhằm nâng cao
kỹ năng bán hàng, năng lực quản lý các tổ hợp tác, kỹ thuật canh tác, nuôi
trồng và đào tạo nghề được tổ chức thường xuyên, liên tục. Cuối năm 2023, tỷ lệ
lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ trên địa bàn đạt 19,75%28.
2.4.2. An sinh xã hội
và giảm nghèo
Chính sách đối với
người có công, người cao tuổi và các đối tượng bảo trợ xã hội được thực hiện
kịp thời, thường xuyên. Công tác đền ơn đáp nghĩa, thăm hỏi ốm đau hay nhân dịp
tết nguyên đán được duy trì. Việc phê duyệt danh sách đối tượng vay ưu đãi, cho
các tổ chức hội vay vốn tại Ngân hàng chính sách để có vốn làm ăn, giải quyết
việc làm và các chính sách khác về hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo, cấp phát, hỗ
trợ cây, con giống, cấp thẻ bảo hiểm y tế cho đối tượng hộ nghèo, cận nghèo,
trẻ em dưới 06 tuổi trên địa bàn được tổ chức đúng đối tượng, đạt hiệu quả cao.
Thu nhập bình quân
đầu người năm 2023 là 28 triệu đồng/người/năm29. Đến cuối năm 2023, xã
Mường Hoong có 223 hộ nghèo (chiếm 25,49% số hộ), hộ cận nghèo 126 hộ (chiếm
14,46%). Trong số hộ nghèo, tỷ lệ hộ nghèo có mức cao nhất ở làng Ngọc Lâng
với 47,4%, thấp nhất ở Làng Mới với 7,5%.
Về nhà ở, xã có 789 căn
nhà kiên cố (89,25%), 95 căn nhà tạm, dột nát (10,75%)30.
2.4.3. Dân tộc, tôn
giáo
Dân tộc thiểu số trên
địa bàn xã 3.234 người, chiếm trên 97% và không có tín đồ và tôn giáo nào hoạt
động.
3.
Quốc phòng - an ninh và trật tự an toàn xã hội
3.1. Quốc phòng
Đã tổ chức thực hiện
tốt các nhiệm vụ quân sự, quốc phòng qua các năm về công tác huấn luyện dân
quân tự vệ, tuyển quân31. Xây dựng kế hoạch và chuẩn bị các
điều kiện cần thiết để thực hiện nhiệm vụ diễn tập chiến đấu, phòng thủ. Định
kỳ tổ chức mở lớp bồi dưỡng kiến thức quốc phòng đối tượng 3, 4. Công tác phối
hợp giữa lực lượng công an xã và kiểm lâm trong tuần tra công tác quản lý bảo
vệ rừng và trực cơ quan được thực hiện thường xuyên.
3.2. An ninh
Công tác tuyên truyền
giáo dục về pháp luật, quản lý hành chính phòng chống tội phạm, vận động giao
nộp vũ khí32 được thực hiện thường xuyên và đạt hiệu quả
cao. Tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được nắm chắc. Công
tác quản lý cư trú, tạm trú, tạm vắng chặt chẽ. Trật tự an toàn giao thông được
đảm bảo. An ninh, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn xã được giữ vững, ổn
định, không phát sinh các vụ, việc nổi cộm.
4.
Quản lý nhà nước
Công tác tiếp công
dân được tổ chức thực hiện theo quy định33; việc tiếp nhận, giải
quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân kịp thời. Thực hiện tốt công tác
quy chế dân chủ cơ sở. Công tác tư pháp về hộ tịch được quan tâm chỉ đạo tổ
chức thực hiện nhưng vẫn còn tình trạng đăng ký khai sinh quá hạn, tảo hôn và
hôn nhân cận huyết thống còn xảy ra. Công tác quản lý nhà nước về đất, rừng, khoáng
sản và tài nguyên được chú trọng, không phát sinh các vụ việc vi phạm. Công tác
quản lý hoạt động xây dựng chặt chẽ, theo quy hoạch. Việc lập thủ tục sang
nhượng đất được thực hiện tốt, đảm bảo theo quy định. Công tác cải cách hành
chính tiếp tục được đẩy mạnh thực hiện đồng bộ đi đôi với nâng cao kỷ luật, kỷ
cương hành chính. Đội ngũ cán bộ được chú trọng bồi dưỡng trên nhiều mặt nhằm
nâng cao trình độ, trách nhiệm của người đứng đầu nhằm đáp ứng yêu cầu hiện đại
hóa nền hành chính.
Tuy nhiên, việc cải
cách hành chính chậm thay đổi. Năng lực, vai trò, trách nhiệm của một số cán
bộ, công chức còn hạn chế, chưa đáp ứng theo yêu cầu. Việc giải quyết thủ tục
hành chính vẫn được thực hiện bằng hình thức truyền thống, chưa thực hiện bằng
hình thức trực tuyến.
5.
Thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia
Tổng vốn thực hiện 03
chương trình mục tiêu quốc gia của xã giai đoạn 2021-2025 dự kiến là 52.434
triệu đồng (đã bố trí đến năm 2023 là 36.805 triệu đồng, giai đoạn 2024-2025
là 15.629 triệu đồng); bao gồm: Chi đầu tư phát triển là 45.085 triệu đồng,
chi sự nghiệp là 7.349 triệu đồng.
Trong đó: Chương
trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới là 1.889 triệu đồng (chiếm
3,6%); Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững là 1.980 triệu
đồng (chiếm 3,8%); Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế -
xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi là 48.565 triệu đồng (chiếm
92,6%).
Lũy kế đến năm 2023,
tổng kế hoạch vốn đã bố trí là 36.805 triệu đồng, tương đương 70,2% kế hoạch
giai đoạn 2021-2025 (trong đó, vốn đầu tư phát triển 31.254 triệu đồng; vốn
sự nghiệp 5.551 triệu đồng). Dự kiến đến cuối năm 2023, giải ngân đạt 100%
kế hoạch vốn bố trí.
Bảng
2. Tình hình bố trí vốn thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn
2021-2025
Công
trình, hoạt động
|
Tổng
vốn đầu tư DA
|
Vốn
đã bố trí
21-25
|
Trong
đó
|
Vốn
đã bố trí đến hết 2023
|
Trong
đó
|
Kế
hoạch
2024-2025
|
Trong
đó
|
ĐTPT
|
SN
|
ĐTPT
|
SN
|
ĐTPT
|
SN
|
|
57.089
|
52.434
|
45.085
|
7.349
|
36.805
|
31.254
|
5.551
|
15.629
|
13.831
|
1.798
|
CTMTQG phát triển
ktxh vùng ĐB
DTTS và miền núi
|
53.220
|
48.565
|
43.379
|
5.186
|
33.926
|
29.548
|
4.378
|
14.639
|
13.831
|
808
|
CTMTQG giảm nghèo
bền vững
|
1.980
|
1.980
|
|
1.980
|
990
|
|
990
|
990
|
|
990
|
CTMTQG xây dựng
nông thôn mới
|
1.889
|
1.889
|
1.706
|
183
|
1.889
|
1.706
|
183
|
|
|
|
III.
ĐÁNH GIÁ CHUNG
1. Kết quả đạt được
Hiệu lực, hiệu quả
hoạt động của chính quyền được nâng lên. Việc thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch
hằng năm cơ bản đạt, năm sau cao hơn năm trước. Kinh tế có bước phát triển. Đời
sống của người dân không ngừng được nâng cao, từ vật chất đến tinh thần. Hệ
thống trường lớp tiếp tục được đầu tư hoàn thiện, chất lượng giáo dục và đào
tạo được nâng cao. Công tác khám chữa bệnh, phòng chống dịch được tổ chức thực
hiện tốt, đạt hiệu quả cao. Chính sách an sinh xã hội được thực hiện kịp thời,
đúng đối tượng, góp phần đáng kể trong giảm nhẹ những khó khăn cho các đối
tượng thụ hưởng. Hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao ở cơ sở được tổ chức
thường xuyên trong các ngày lễ trong năm, góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa, dân
tộc và phong phú đời sống tinh thần. Quốc phòng, an ninh được củng cố, tăng
cường; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ổn định, giữ vững.
2. Tồn tại, hạn chế;
nguyên nhân
2.1. Tồn tại, hạn chế
Một số chỉ tiêu kế
hoạch không đạt, chậm được cải thiện qua hàng năm34, đặc
biệt tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi trẻ em dưới 5 tuổi ở mức cao35.
Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” chưa thật sự đi
vào chiều sâu. Một số tệ nạn xã hội còn xảy ra (trộm cắp, nghiện rượu; bia,
bạo lực gia đình…), tác động nhất định đến trật tự xã hội. Vệ sinh môi
trường nông thôn chưa đảm bảo vệ sinh. Việc áp dụng các thành tựu khoa học,
công nghệ vào sản xuất nông nghiệp còn hạn chế, năng xuất một số loại cây trồng
chưa cao. Hệ thống đường giao thông và kết cấu hạ tầng thiết yếu chưa được đầu
tư toàn diện, đồng bộ36. Một số phong tục, tập quán lạc hậu
vẫn còn tồn tại.
2.2. Nguyên nhân
Xã có điều kiện tự
nhiên không thuận lợi37, địa hình phức tạp trong khi có vị trí
cách xa với trung tâm huyện. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là mạng
lưới giao thông từ xã đến huyện và mạng lưới giao thông liên thôn còn hạn chế,
không đồng bộ, chậm được cải thiện; suất đầu tư cao, nhu cầu đầu tư lớn trong
khi khả năng cân đối38 có hạn, số lượng các chương trình, dự án đầu
tư trên địa bàn có quy mô nhỏ, chưa đáp ứng nhu cầu. Quy mô kinh tế của xã quá
nhỏ, phương thức sản xuất lạc hậu, có mặt kém phát triển; quan hệ sản xuất lỏng
lẻo, được thiết lập chủ yếu bởi hình thức kinh tế hộ với quy mô nhỏ lẻ. Nông
nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế nhưng có hiệu suất và hiệu quả
thấp, chưa có sản phẩm đặc trưng. Trình độ dân trí thấp, lực lượng lao động qua
đào tạo còn hạn chế trong khi ngành nghề đào tạo chủ yếu là giản đơn; tập quán
sinh sống và sản xuất của người dân còn tồn tại một số hủ tục; phương thức canh
tác, sản xuất lạc hậu, có mặt kém phát triển. Công tác thông tin, tuyên truyền
chưa đi vào chiều sâu với phương thức chưa đa dạng. Một bộ phận cán bộ, nhân
dân còn có tâm lý ỷ lại, trông chờ vào sự hỗ trợ từ nhà nước. Năng lực, trách
nhiệm của một phận cán bộ chưa đáp ứng yêu cầu, một số vụ việc được xử lý có
hiệu quả chưa cao, mất nhiều thời gian. Cải cách hành chính, công vụ chưa được
quan tâm, thiếu kiên quyết.
3. Bài học kinh
nghiệm
- Xác định đúng đắn
các lợi thế, tiềm năng, kết hợp thực hiện tốt có hiệu quả công tác thông tin,
tuyên truyền. Qua đó, quán triệt đầy đủ các mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng
trong phát triển kinh tế - xã hội đến các cấp, các ngành, chủ thể có liên quan
nhằm tạo sự thống nhất về tư tưởng, hành động của xã hội.
- Tăng cường thể chế
hóa các mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ trong phát triển kinh tế - xã hội trong các
quy hoạch, kế hoạch, đề án phát triển.
- Tăng cường hơn nữa
trong việc đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính.
- Phát huy vai trò
chủ động, sáng tạo, tự lực, tự cường của đảng viên, cán bộ và nhân dân trong
xã.
- Đất, rừng và phát
triển kinh tế nông nghiệp theo hướng hàng hóa, gắn với thị trường là thành tố
quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của xã.
Phần II
PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
I.
BỐI CẢNH, TÌNH HÌNH
1. Tỉnh Kon Tum
1.1. Thuận lợi
- Tình hình chính trị
- xã hội tiếp tục được giữ vững ổn định; quan hệ hợp tác, đối ngoại với các
tỉnh của các nước Thái Lan, Lào, Campuchia được mở rộng; hợp tác phát triển
giữa tỉnh Kon Tum với các tỉnh, thành phố trong khu vực và cả nước được thúc
đẩy và mở rộng, nhiều nhà đầu tư lớn, có tiềm lực đang triển khai các dự án
trên địa bàn tỉnh; một số công trình giao thông quan trọng đã hoàn thành và đưa
vào sử dụng. Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã có các nghị quyết chuyên đề để
khai thác tiềm năng, lợi thế của tỉnh như: Nghị quyết về phát triển nông nghiệp
ứng dụng công nghệ cao gắn với chế biến trên địa bàn tỉnh, nghị quyết về đầu
tư, phát triển và chế biến dược liệu trên địa bàn tỉnh... là cơ sở quan trọng
để các cấp, các ngành tập trung triển khai thực hiện.
- Trung ương Đảng,
Quốc hội, Chính phủ tiếp tục có những cơ chế, chính sách phù hợp thiết thực,
tạo điều kiện thuận lợi cho Tây Nguyên nói chung và tỉnh Kon Tum nói riêng phát
triển nhanh và bền vững.
1.2. Khó khăn
- Kon Tum là tỉnh
miền núi, biên giới, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm trên 53% dân số, địa hình
rộng, chia cắt, dân cư thưa; hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội còn
nhiều yếu kém, chưa đồng bộ; quy mô kinh tế còn nhỏ, sức cạnh tranh của doanh
nghiệp và sản phẩm trên địa bàn tỉnh còn yếu, tăng trưởng thấp. Giá một số mặt
hàng nông sản chủ lực của tỉnh không ổn định. Chất lượng nguồn nhân lực của
tỉnh còn thấp, năng suất lao động chưa cao.
- Tình hình chính trị
và kinh tế trên thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, các thế lực thù địch tăng
cường chống phá nước ta ngày càng quyết liệt, trực diện hơn. An ninh chính trị,
nhất là an ninh nông thôn, an ninh tôn giáo, an ninh biên giới còn tiềm ẩn yếu
tố gây mất ổn định. Biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh trên người và cây
trồng, vật nuôi tiếp tục có nguy cơ xảy ra, ảnh hưởng đến sản xuất, đời sống
của Nhân dân. Đại dịch Covid-19 trên toàn cầu, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển
kinh tế - xã hội của những năm đầu thực hiện kế hoạch và làm chậm đà phát
triển, ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội...
- Nhận thức của một
số bộ phận người dân về giảm nghèo còn nặng tâm lý trông chờ, ỷ lại; một số chế
tài trong thời gian qua vẫn chưa đủ mạnh nên tình trạng khai thác, vận chuyển
lâm sản trái phép, phá rừng làm nương rẫy; tình trạng thanh thiếu niên hư, vi
phạm pháp luật,... vẫn tiếp tục diễn ra.
- Năng lực thực tiễn
và đạo đức công vụ của một bộ phận cán bộ, công chức còn hạn chế, đây là một
trong những trở ngại trong việc cải thiện môi trường đầu tư và nâng cao chỉ số
năng lực cạnh tranh của tỉnh.
1.3. Quan điểm phát
triển
- Phát huy nội lực
kết hợp với huy động các nguồn lực bên ngoài để phát triển kinh tế - xã hội
tỉnh Kon Tum nhanh và bền vững.
- Kết hợp chặt chẽ tăng
trưởng hài hòa và tăng trưởng xanh, phát triển bền vững gắn với tiến bộ và công
bằng xã hội, an sinh xã hội; bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu.
- Chú trọng phát
triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao; bảo tồn và phát
huy giá trị bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số; nắm bắt cơ hội, tận dụng tối
đa thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 để phát triển kinh tế -
xã hội.
- Gắn phát triển kinh
tế - xã hội với đảm bảo quốc phòng, an ninh, ổn định chính trị, trật tự an toàn
xã hội, tích cực, chủ động hội nhập quốc tế.
1.4. Mục tiêu tổng
quát
Huy động, khai thác
và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, tiềm năng, lợi thế của tỉnh; tập trung
phát triển dược liệu, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; đầu tư phát triển đô
thị, du lịch, dịch vụ và tăng cường cải cách hành chính; bảo đảm duy trì tốc độ
tăng trưởng kinh tế ở mức cao. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và mức sống
của Nhân dân; bảo tồn và phát huy giá trị bản sắc văn hóa truyền thống của các
dân tộc thiểu số trên địa bàn; tăng cường ứng dụng khoa học, công nghệ và đẩy
mạnh đổi mới sáng tạo. Giữ vững ổn định quốc phòng, an ninh trong mọi tình
huống, không để bị động bất ngờ. Đưa tỉnh Kon Tum phát triển nhanh và bền vững.
1.4.1. Về kinh tế
Tăng trưởng GRDP bình
quân giai đoạn 2021-2025 phấn đấu đạt khoảng trên 10%/năm; giai đoạn 2026-2030
đạt trên 9,5%/năm; Cơ cấu ngành kinh tế ở giai đoạn 2021-2025 dự kiến với các
ngành Công nghiệp - Xây dựng, Dịch vụ và Nông - Lâm - Thủy sản lần lượt là
32-33%, 42-43% và 19-20%; giai đoạn 2026-2030 lần lượt là 33-35%, 43-45% và
17-18%; GRDP bình quân đầu người đến năm 2030 đạt khoảng trên 110 triệu
đồng/người; Tỷ trọng kinh tế số đạt khoảng trên 25% GRDP vào năm 2030; Đóng góp
của năng suất các nhân tố tổng hợp vào tăng trưởng đến năm 2030 đạt khoảng trên
45%; Tốc độ tăng năng suất lao động xã hội bình quân trên 6,5%/năm; Tỉ lệ đô
thị hóa đến năm 2030 khoảng 52,3%. Trên 85% số xã đạt chuẩn nông thôn mới,
trong đó 50% số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.
1.4.2. Về văn hóa -
xã hội
Chỉ số phát triển con
người (HDI) năm 2030 đạt khoảng 0,7; Tuổi thọ bình quân đạt 75 tuổi; Tỷ
lệ đất giao thông trên đất xây dựng đô thị đạt trên 16%. Diện tích cây xanh
bình quân trên mỗi người dân đô thị đạt khoảng 8-10m2. Diện tích sàn
nhà ở bình quân đầu người tại khu vực đô thị đạt 30m2. Tỷ lệ lao
động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đạt trên 52% vào năm 2030; đạt 40
giường bệnh và 12 bác sĩ trên 1 vạn dân; tỷ lệ giường bệnh tư nhân đạt 10%.
1.4.3. Về môi trường
Đến năm 2030, tỷ lệ
che phủ rừng đạt 64%; tỷ lệ hộ gia đình sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh khu
vực đô thị đạt 99,0%, ở nông thôn đạt 97,0 trở lên; tỷ lệ rác thải rắn sinh
hoạt đô thị được thu gom và xử lý theo quy định đạt 95%.
1.4.3. Về quốc phòng,
an ninh
Bảo vệ vững chắc độc
lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ; gắn kết chặt chẽ, hài hòa giữa
phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội với củng cố quốc phòng, an ninh; giữ vững
môi trường hòa bình, ổn định chính trị, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.
1.5. Nhiệm vụ trọng
tâm và lĩnh vực đột phá
- 05 nhiệm vụ trọng
tâm, gồm: (1) Tiếp tục tái cơ cấu đồng bộ kinh tế của tỉnh theo hướng nâng cao
năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh; (2) Thực hiện đầy đủ, đồng
bộ 3 chương trình mục tiêu quốc gia; (3) Tập trung bảo tồn và phát huy giá trị
bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số trên địa bàn; (4) Đẩy mạnh cải cách hành
chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao chỉ số năng lực cạnh
tranh cấp tỉnh; (5) Tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh; đảm bảo an ninh
chính trị, an ninh biên giới, trật tự an toàn xã hội.
- 03 lĩnh vực đột
phá, gồm: (1) Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, gắn với công
nghiệp chế biến; (2) Đẩy mạnh phát triển du lịch với nhiều loại hình; (3) Tập
trung đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng (đô thị, các khu, cụm công nghiệp -
đô thị - dịch vụ).
2. Huyện Đăk Glei
2.1. Thuận lợi
Do yếu tố địa lý đặc
thù, huyện Đăk Glei có lợi thế lớn39 để giao lưu thương mại khi nằm trên tuyến
Quốc lộ 14 (đường Hồ Chí Minh) và có 02 cặp cửa khẩu phụ (Đăk Long -
Văn Tắt; Đăk Plô - Đăk Ba). Đồng thời, với thế mạnh về đất và rừng, là cơ
sở để phát triển các loại cây công nghiệp, cây dược liệu và chăn nuôi gia súc,
thủy điện, khoáng sản, du lịch sinh thái. Bên cạnh đó, là địa bàn tiếp tục được
thụ hưởng nhiều chính sách đặc thù trong phát triển kinh tế - xã hội, nhất là
03 chương trình mục tiêu quốc gia.
2.2. Khó khăn
Là huyện miền núi,
biên giới, trên 90% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, dân cư phân bổ phân
tán, trình độ dân trí và chất lượng nguồn nhân lực thấp, tập quán sinh sống và
sản xuất có mặt còn lạc hậu. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội thiết yếu chưa
được đầu tư hoàn chỉnh, thông suốt. Kinh tế chậm phát triển, thiếu động lực
chính; kinh tế nông nghiệp giữ tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế, chủ thể kinh
thể tập thể chưa được xác lập.
2.3. Mục tiêu phát
triển đến năm 202540
2.3.1. Về kinh tế
Tốc độ tăng trưởng
bình quân GTSX các ngành (giá so sánh 2010) đạt 16,45%; giá trị sản xuất
(giá hiện hành) đạt 5.176 tỷ đồng; cơ cấu giá sản xuất theo ngành: Nông
- lâm - thủy sản 39%, Công nghiệp - xây dựng 26,5%, Thương mại - dịch vụ 34,5%;
giữ ổn định độ che phủ của rừng 72%; Thu ngân sách nhà nước tại địa bàn đạt
trên 52 tỷ đồng; Thu nhập bình quân đầu người đạt trên 48 triệu đồng; Có trên
380 ha dược liệu, trong đó có trên 350 ha Đảng sâm và trên 15 ha Sâm Ngọc Linh
và 15 ha dược liệu khác; tổng diện tích cây trồng hàng năm đạt 6.980 ha; diện
tích cây lâu năm đạt 3.592 ha. Đàn gia súc đạt 35.475 con. Tỷ lệ thu gom, xử lý
rác thải sinh hoạt, chất thải rắn đạt từ 75% trở lên.
2.3.2. Về văn hóa -
xã hội
Dân số trung bình đạt
53.210 người; Tỷ lệ học sinh được phân luồng sau THCS đạt trên 70%; tỷ lệ tham
gia BHYT đạt trên 98%, BHXH đạt 18,6%; Có 06 xã đạt chuẩn nông thôn mới; Tỷ lệ
hộ nghèo giảm còn dưới 11,75%; bình quân mỗi năm giảm 6%; 100% thôn, làng có
nhà rông hoặc hội trường thôn; 90% thôn đạt danh hiệu thôn, làng văn hóa; 70%
hộ gia đình đạt danh hiệu gia đình văn hóa.
II.
QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI XÃ MƯỜNG HOONG
1. Quan điểm
- Phát huy nội lực,
đi đôi với nâng cao tính chủ động cùng với tinh thần đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ,
dám làm, quyết liệt trong hành động của xã nhằm tạo sự chuyển biến tích cực, rõ
nét trên mọi lĩnh vực41.
- Kết hợp chặt chẽ và
hài hòa giữa phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường, nhất là tài
nguyên rừng; phát triển kinh tế bền vững gắn với công bằng xã hội, giải quyết
tốt, có hiệu quả các chính sách an sinh xã hội, đảm bảo không có ai bị bỏ lại
phía sau.
- Phát triển nguồn
nhân lực. Bảo tồn và phát huy các giá trị bản sắc văn hóa của các dân tộc thiểu
số.
- Gắn phát triển kinh
tế - xã hội với đảm bảo quốc phòng, an ninh, ổn định chính trị, trật tự an toàn
xã hội.
2. Mục tiêu tổng quát
Huy động tối đa và sử
dụng có hiệu quả các nguồn lực, nhất là từ các chương trình mục tiêu quốc gia
trong phát triển kinh tế - xã hội. Sớm đầu tư hoàn thiện kết cấu hạ tầng kinh
tế - xã hội thiết yếu, nhất là đường bê tông và công trình thủy lợi, thực hiện
đa mục tiêu về đáp ứng nhu cầu đời sống, sản xuất và Chương trình mục tiêu quốc
gia xây dựng nông thôn mới.
Phát huy tiềm năng,
lợi thế về tài nguyên của xã vào phát triển kinh tế rừng, Sâm Ngọc Linh và dược
liệu, Cà phê xứ lạnh, Chăn nuôi. Duy trì, thúc đẩy phát triển kinh tế tập thể;
hình thành các sản phẩm đặc trưng, gắn với thị trường tiêu thụ.
Nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực. Từng bước cải thiện tập quán sinh sống và phương thức canh tác
theo hướng hiện đại góp phần giảm nghèo nhanh và bền vững. Bảo tồn các giá trị văn
hóa đậm đà bản sắc dân tộc. Hỗ trợ nguồn lực đi đôi với chuyển giao kiến thức
và các mô hình kinh tế phù hợp, sớm cải thiện mức sống của Nhân dân, thực hiện
tốt việc giảm nghèo nhanh và bền vững, thu hẹp dần khoảng cách về mức sống, thu
nhập so với bình quân chung của cả huyện.
Đẩy mạnh cải cách
hành chính; nâng cao hiệu lực, hiệu quả của tổ chức bộ máy. Giữ vững ổn định
quốc phòng, an ninh. Đưa xã phát triển nhanh, bền vững, sớm thoát khỏi xã đặc
biệt khó khăn, tiến đến đạt chuẩn xã nông thôn mới.
3. Mục tiêu, chỉ tiêu
cụ thể
3.1. Đến năm 2025
- Phấn đấu giảm tỷ lệ
hộ nghèo mỗi năm từ 10% trở lên theo tiêu chí mới.
- Thu nhập bình quân
đầu người tăng ít nhất 05 triệu đồng/người/năm so với năm liền kề42.
- Phấn đấu xóa bỏ
hoàn toàn hủ tục lạc hậu trên địa bàn xã.
- 100% hộ dân tộc
thiểu số có đất ở, đất sản xuất; 100% hộ dân đủ điều kiện được tiếp cận các
chính sách tín dụng cải thiện sinh kế, phát triển sản xuất.
- Củng cố, kiện toàn
nâng cao chất lượng hoạt động hợp tác xã, tổ hợp tác, phấn đấu có ít nhất 02
hợp tác xã, mỗi thôn có ít nhất 01 tổ hợp tác; có từ 2 - 3 sản phẩm OCOP; phấn
đấu đến năm 2025 có 01 điểm bán sản phẩm OCOP và các sản phẩm đặc trưng của xã.
- Duy trì mở rộng
diện tích lúa nước 2 vụ theo điều kiện thực tế gắn với nâng cao năng suất, sản
lượng.
- Nghiên cứu tận dụng
quỹ đất chưa khai thác và chuyển đổi một số diện tích cây trồng kém hiệu quả để
mở rộng diện tích sang các loại cây có giá trị kinh tế cao như: Cây ăn quả, cây
Mắc ca, cây Cà phê, Sâm Ngọc Linh và dược liệu khác,... Trong đó, mở rộng diện
tích đảm bảo đạt tối thiểu 18 ha đối với cây ăn quả; 28,5 ha cây Mắc ca; 165 ha
(trồng mới khoảng 15 ha/năm) cây Cà phê; 11 ha Sâm Ngọc Linh và 355 ha
cây dược liệu khác; Đồng thời, duy trì và phát triển một số loại cây, rau màu
hiện có.
- Duy trì, tăng tỷ lệ
che phủ rừng hàng năm từ 83% trở lên; thực hiện có hiệu quả các chính sách hỗ
trợ quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn xã, trong đó duy trì và
phát triển 3.314,62 ha rừng đang thực hiện giao khoán quản lý bảo vệ rừng.
- Tiếp tục nâng tổng
đàn gia súc theo hướng hàng hóa, đảm bảo trung bình mỗi gia đình có từ 02-03
con gia súc. Tổng đàn gia súc tối thiểu đạt 2.239 con (trong đó: trâu 200
con, bò 770 con, heo 1.214 con, dê 55 con); gia cầm khoảng 5.000 con43.
- Tỷ lệ thôn, làng
đạt danh hiệu văn hóa đạt 100%; tỷ lệ hộ gia đình văn hóa đạt 90%; 100% thôn
vùng đồng bào dân tộc thiểu số có nhà rông truyền thống, 100% thôn làng có đội
cồng chiêng.
- Phấn đấu xóa 95 căn
nhà tạm bợ, dột nát.
- Hàng năm tổ chức:
Tối thiểu 04 lớp đào tạo nghề và tối thiểu 02 đợt tập huấn nâng cao năng lực,
kỹ thuật, mô hình phát triển sản xuất, chăm sóc cây trồng, vật nuôi; tối thiểu
02 mô hình phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm
nghèo; tối thiểu 02 mô hình hỗ trợ khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh, thực hiện Đề
án phục hồi cây cà phê xứ lạnh.
- Thực hiện luân
chuyển, điều động/biệt phái cán bộ trẻ có trình độ, năng lực, nhiệt huyết, đảm
bảo các điều kiện, tiêu chuẩn về xã để giữ các chức danh chủ chốt.
3.2. Đến năm 2030
Phấn đấu đến năm
2030, xã Mường Hoong ra khỏi địa bàn đặc biệt khó khăn, đạt chuẩn xã nông thôn
mới theo Bộ tiêu chí xã nông thôn mới giai đoạn 2026-2030; kinh tế - xã hội
phát triển trên mức bình quân của huyện Đăk Glei, đời sống của Nhân dân được
nâng cao về mọi mặt; giá trị bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số được bảo tồn
và phát huy; hệ thống chính trị vững mạnh; trật tự an toàn xã hội được giữ
vững, ổn định.
III.
PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP
1.
Phát triển kinh tế
Hoàn thiện các quy
hoạch xã trên cơ sở đáp ứng nhu cầu ổn định đời sống và sản xuất của Nhân dân.
Ưu tiên quỹ đất theo hạn mức của tỉnh để bố trí đủ đất ở, đất sản xuất cho các
hộ gia đình. Cân đối, bố trí các nguồn lực đến mức tối đa cho xã theo quy
định, nhất là các nguồn vốn từ chương trình mục tiêu quốc gia và các nguồn vốn
đầu tư theo mục tiêu của tỉnh. Tập trung đầu tư hoàn thành hệ thống cơ sở hạ
tầng thiết yếu trên địa bàn xã. Xác định danh mục dự án phù hợp với tiềm năng,
lợi thế của địa phương để thu hút nguồn lực xã hội đầu tư vào địa bàn.
Tổ chức thực hiện tốt
việc giao nhận khoán, cho thuê và phát triển kinh tế rừng, gắn với sử dụng có
hiệu quả, bền vững tài nguyên rừng; trong đó, phát triển mô hình trồng dược
liệu dưới tán rừng, tổ chức thí điểm trồng sâm Ngọc Linh dưới tán rừng đặc dụng
khi đủ điều kiện. Tổ chức thực hiện có hiệu quả Dự án Quản lý rừng bền vững
trên địa bàn tỉnh Kon Tum, Đề án giao đất, giao rừng cho cộng đồng gắn với hỗ
trợ sinh kế và phát triển kinh tế rừng trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025, Đề
án phát triển lâm nghiệp bền vững đến năm 2025, định hướng đến 2030 trên địa
bàn tỉnh Kon Tum44.
Đẩy mạnh phát triển
kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa đối với các sản phẩm thế mạnh
của địa phương, gắn với thị trường tiêu thụ. Rà soát điều kiện thực tiễn, tổ
chức thực hiện có hiệu quả Đề án phát triển nông nghiệp hàng hóa đi vào chiều
sâu, ứng dụng công nghệ cao gắn với công nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ
đến năm 2025 và định hướng đến năm 203045.
Nghiên cứu triển khai
các loại cây ăn quả phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu; rà soát, thống
kê diện tích, thực hiện cải tạo vườn tạp tại các thôn, làng gắn với thực hiện
đồng bộ các giải pháp và bố trí nguồn lực để hỗ trợ việc chuyển đổi từ cây
trồng có hiệu suất thấp, kém hiệu quả sang cây trồng mang lại hiệu suất và giá
trị kinh tế cao hơn. Tập trung phát triển nhanh và bền vững các loài cây dược
liệu, nhất là Sâm Ngọc Linh, Đương quy và Đảng sâm; thực hiện tốt Đề án đầu tư,
phát triển và chế biến dược liệu trên địa bàn tỉnh Kon Tum đến năm 2025, định
hướng đến năm 203046. Rà soát, đánh giá cụ thể diện tích Cà
phê chè để cải tạo, phục hồi bằng các biện pháp kỹ thuật tiên tiến, bền vững;
sử dụng giống Cà phê chè có năng suất, chất lượng cao để trồng mới; phát triển
diện tích Cà phê xứ lạnh. Triển khai thí điểm mô hình nuôi cá tầm và các loại
cá nước lạnh khác phù hợp. Hỗ trợ Chăn nuôi nông hộ đối với heo, bò, trâu từng
bước chuyển dịch trong chăn thả, lựa chọn giống, thức ăn, điều kiện Chăn nuôi,
trang thiết bị chuồng trại, công tác vệ sinh thú ý nhằm nâng cao chất lượng, năng
suất, mang lại giá trị kinh tế cao.
Hỗ trợ nguồn lực và
các điều kiện cần thiết để xây dựng sản phẩm đặc trưng theo các tiêu chuẩn của
quốc gia47 gắn với định vị thị trường, sản phẩm. Triển
khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) gắn mục tiêu hình thành sản
phẩm tham gia vào chuỗi giá trị các sản phẩm quốc gia.
Hỗ trợ mọi điều kiện
cần thiết để nâng cao năng lực của các chủ thể kinh tế tập thể là hợp tác xã và
tổ hợp tác trong cung ứng các sản phẩm đầu vào (như giống, vật tư, phân
bón,...), sản xuất và đưa vào lưu thông các sản phẩm đầu ra; thành lập thêm
hợp tác xã trồng, chế biến dược liệu, nuôi ong rừng lấy mật. Lấy hợp tác xã và
các tổ hợp tác làm nòng cốt trong thực hiện chức năng cung ứng, trao đổi mua
bán sản phẩm, hàng hóa thiết yếu trên địa bàn. Quản lý, sử dụng hiệu quả, đúng
mục đích nguồn vốn đầu tư ngân sách tỉnh đã bố trí hỗ trợ phát triển kinh tế
tập thể, hợp tác xã giai đoạn 2021-2025 (theo Quyết định số 421/QĐ-UBND ngày
01 tháng 8 năm 2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh). Theo đó, hỗ trợ cho các Hợp
tác xã trên địa bàn 02 xã Mường Hoong và xã Ngọc Linh là 1.500 triệu đồng.
Đẩy mạnh phát triển
các hoạt động sản xuất nông nghiệp về nuôi ong lấy mật, trồng và chế biến sâm
Ngọc Linh thông qua triển khai hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi
giá trị và hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng nhằm nâng cao năng lực sản
xuất, tiêu thụ sản phẩm, cung ứng dịch vụ kinh doanh, tiến đến thúc đẩy phát
triển kinh tế nông thôn, đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo, tạo
thu nhập ổn định và nâng cao thu nhập cho người dân.
Nghiên cứu, hình
thành một số loại hình du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng trên cơ sở kết hợp
tài nguyên du lịch cảnh quan với bản sắc văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số
tại chỗ. Rà soát, hỗ trợ kinh phí đầu tư cơ sở vật chất phục vụ lưu trú và các
nhu cầu thiết yếu cơ bản khác phục vụ du lịch.
2.
Văn hóa - xã hội và môi trường
Tiếp tục đẩy mạnh đầu
tư hướng đến hoàn thiện cơ sở vật chất và trang thiết bị trường học theo hướng
đồng bộ, phù hợp lộ trình xây dựng nông thôn mới theo Đề án bảo đảm cơ sở vật
chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh
Kon Tum giai đoạn 2021-202548. Tăng cường nâng cao chất lượng dạy và
học, xây dựng đội ngũ giáo viên đảm bảo về số lượng lẫn chất lượng; tiếp tục cụ
thể hóa và thực hiện tốt Đề án nâng cao chất lượng giáo dục đối với học sinh
dân tộc thiểu số tính đến năm 2025, định hướng đến năm 203049.
Củng cố, nâng cao
chất lượng mạng lưới y tế cơ sở. Thực hiện đồng bộ công tác y tế dự phòng, bảo
vệ, chăm sóc sức khỏe và chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình. Đẩy mạnh
công tác truyền thông, kịp thời phát hiện, khống chế các loại dịch bệnh phát
sinh và đẩy mạnh công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Thực hiện có hiệu
quả các chính sách về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
Quyết liệt triển khai
các nhiệm vụ, giải pháp giảm nghèo bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới;
nhân rộng các mô hình giảm nghèo hiệu quả, khuyến khích, động viên, tạo điều
kiện cho các hộ gia đình thoát nghèo vươn lên làm giàu. Thực hiện đầy đủ, kịp
thời các chính sách an sinh xã hội và các chế độ, chính sách đối với người có
công, gia đình chính sách; giải quyết việc thiếu đất ở, đất sản xuất và tạo
sinh kế, việc làm, nâng cao thu nhập, đời sống cho hộ gia đình50.
Tiếp tục khôi phục,
bảo tồn, phát huy giá trị bản sắc văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số. Đầu
tư, sửa chữa, hoàn thiện cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động văn hóa, thể thao
và thông tin truyền thông. Thường xuyên tổ chức các phong trào, hoạt động văn
hóa văn nghệ, thể dục thể thao nhằm nâng cao thể chất, tinh thần cho người dân,
nhất là các hoạt động mang tính cộng đồng. Xây dựng các quy ước, hương ước,
thiết chế văn hóa; xây dựng nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, tổ
chức lễ hội.
Hoàn thiện công trình
cấp nước tập trung phục vụ nhu cầu tiếp cận bền vững về nước sạch đạt quy chuẩn;
tiếp tục hình thành các hố rác tập trung tại các thôn, triển khai việc thu gom
và xử lý chất thải bằng các biện pháp phù hợp; thực hiện tốt Kế hoạch triển
khai thực hiện Chương trình tăng cường bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm và
cấp nước sạch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Kon Tum
giai đoạn 2021-202551.
Tiếp tục đầu tư kiên
cố hóa hệ thống trường, lớp học và các trang thiết bị phục vụ việc giảng dạy,
học tập theo hướng đồng bộ, hoàn chỉnh; đến năm 2030, hoàn thành việc đầu tư và
đưa vào sử dụng 03 công trình về giáo dục52.
Đẩy mạnh công tác đào
tạo nghề gắn với giải quyết việc làm. Chú trọng dạy nghề và giải quyết việc làm
cho nông dân, thanh niên nông thôn, con em gia đình chính sách…; khuyến khích
các doanh nghiệp thu hút, đào tạo và sử dụng lao động là người tại chỗ.
Tăng cường công tác
quản lý Nhà nước về tôn giáo, kiên quyết không để các tà đạo xâm nhập vào địa
bàn và lợi dụng tôn giáo vi phạm pháp luật.
3.
Bảo đảm quốc phòng, an ninh
Thực hiện tốt công
tác đảm bảo quốc phòng, an ninh; phát huy vai trò của công an xã chính quy
trong bảo đảm an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn. Tăng
cường công tác thông tin truyền cùng các giải pháp đồng bộ nhằm ngăn chặn và
đẩy lùi các loại tội phạm, tệ nạn xã hội bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an
toàn xã hội ở địa bàn theo Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình nâng cao
chất lượng, hiệu quả thực hiện tiêu chí an ninh, trật tự trong xây dựng nông
thôn mới giai đoạn 2021 - 202553. Củng cố, nâng cao chất lượng Tổ hòa
giải ở cơ sở.
Rà soát các cá nhân,
hộ gia đình gặp vướng mắc về hộ khẩu và Chứng minh nhân dân, báo cáo cơ quan
chức năng đề sớm giải quyết cho người dân.
4.
Thông tin tuyên truyền
Đa dạng hóa công tác
thông tin, tuyên truyền các đường lối và chủ trương Đảng, chính sách và pháp
luật của Nhà nước bằng các hình thức thích hợp, hướng đến tạo sự đồng thuận,
thống nhất trong nhân dân về các phương hướng, mục tiêu, nhiệm và giải pháp
nhằm xây dựng xã Mường Hoong sớm thoát nghèo, nâng cao đời sống.
Tiếp tục đẩy mạnh
triển khai nâng cao chất lượng, hiệu quả phong trào thi đua “Cả nước chung
tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau”, “Cả nước chung tay
xây dựng nông thôn mới” và các cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ,
cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số để từng bước vươn lên thoát nghèo bền
vững”, “toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”.
Thực hiện thiết thực có hiệu quả phương châm “Dân cần, dân biết, dân bàn,
dân đóng góp, dân làm, dân kiểm tra, dân hưởng thụ”.
Triển khai xây dựng
và nhân rộng các mô hình hay, việc làm hiệu quả từ các chương trình mục tiêu
quốc gia nhằm tạo sự lan tỏa trong cộng đồng về xây dựng nông thôn mới, giảm
nghèo bền vững, phát triển kinh tế - xã hội.
5.
Quy hoạch, kế hoạch; huy động, lồng ghép các nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng
thiết yếu
Hoàn thiện các quy
hoạch xã trên cơ sở đáp ứng nhu cầu ổn định đời sống và sản xuất, gắn với thực
hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Điều tra, khảo sát
làm rõ thực trạng các đặc điểm về đất, kinh tế - xã hội phục vụ cho việc di dời
các hộ dân của thôn Đăk Rế tới vùng định cư mới; ưu tiên dành quỹ đất theo hạn
mức của tỉnh để bố trí đất ở, đất sản xuất cho các hộ gia đình thiếu đất trong
khuôn khổ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng
bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Tổ chức rà soát, đánh
giá xác định nhu cầu hỗ trợ nguồn lực đầu tư phát triển trên địa bàn. Trong đó,
làm rõ thứ tự ưu tiên đầu tư dựa trên tính cấp thiết; khả năng cân đối, huy
động của từng dự án đối với từng nguồn vốn; việc lồng ghép giữa các chương
trình mục tiêu quốc gia, giữa các chương trình mục tiêu quốc gia với các nguồn
vốn khác.
Ưu tiên cân đối bố
trí mọi nguồn lực đến mức tối đa cho xã theo quy định, nhất là các nguồn vốn từ
chương trình mục tiêu quốc gia và các nguồn vốn đầu tư theo mục tiêu của tỉnh.
Thường xuyên đánh giá
lợi thế, tiềm năng làm cơ sở xác định danh mục dự án để thu hút nguồn lực đầu
tư xã hội đầu tư vào địa bàn.
Tập trung đầu tư hoàn
thành hệ thống cơ sở hạ tầng thiết yếu trên địa bàn xã đáp ứng cho yêu cầu sản
xuất. Trong đó, ưu tiên nguồn lực đầu tư tuyến đường Đường Ngọc Hoàng - Măng
Bút - Tu Mơ Rông - Ngọc Linh (nhánh 2) từ Măng Ri đi Ngọc Linh đảm bảo
giao thông thông suốt, an toàn54.
6.
Xây dựng nguồn nhân lực
Tập trung đào tạo,
bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức trong hệ thống chính trị đạt chuẩn theo quy
định. Thực hiện thí điểm đưa cán bộ trẻ, có năng lực về xã đảm nhận các chức
danh chủ chốt, như: Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân
xã, Phó Bí thư Đảng ủy xã, trưởng các tổ chức chính trị xã hội (Đoàn Thanh
niên, Hội Liên hiệp phụ nữ, Hội Nông dân). Đồng thời, chú trọng tuyển chọn,
đào tạo cán bộ trẻ dự nguồn bổ sung cho cán bộ lãnh đạo, quản lý và chuyên môn
hóa sâu cho cả trước mắt và lâu dài.
IV.
DỰ KIẾN NGUỒN VỐN THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
1.
Tổng nhu cầu đầu tư
Tổng nhu cầu đầu tư
hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2030 trên địa bàn xã
Mường Hoong khoảng 132.925 triệu đồng (trong đó vốn đầu tư phát triển
112.296 triệu đồng; vốn sự nghiệp 20.629 triệu đồng), cụ thể:
1.1. Giai đoạn 2021 -
2025: Tổng
nhu cầu đầu tư hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2025 trên địa
bàn xã khoảng 64.560 triệu đồng (trong đó vốn đầu tư phát triển 53.631
triệu đồng; vốn sự nghiệp 10.929 triệu đồng), cụ thể:
a) Các nguồn lực đã
cân đối, bố trí trong giai đoạn 2021 - 2025: 54.130 triệu đồng (trong
đó vốn đầu tư phát triển 46.781 triệu đồng; vốn sự nghiệp 7.349 triệu đồng), cụ
thể:
- Kế hoạch vốn đầu tư
phát triển ngân sách tỉnh, huyện đã bố trí trong kế hoạch đầu tư công trung hạn
giai đoạn 2021 - 2025 là 1.696 triệu đồng.
- Kế hoạch vốn ngân
sách Trung ương bố trí thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn
2021 - 2025 là 52.434 triệu đồng (trong đó vốn đầu tư phát triển 45.085
triệu đồng; vốn sự nghiệp 7.349 triệu đồng).
b) Nhu cầu bổ sung
nguồn lực thực hiện giai đoạn 2024 - 2025: Khoảng 10.430 triệu
đồng (trong đó vốn đầu tư phát triển 6.850 triệu đồng; vốn sự nghiệp 3.580
triệu đồng) để tập trung xóa toàn bộ nhà tạm, nhà dột nát, đầu tư tuyến
đường giao thông nông thôn thiết yếu và triển khai các hoạt động đào tạo nghề,
hỗ trợ phát triển sản xuất, cải thiện sinh kế, nâng cao thu nhập người dân, cụ
thể:
Định hướng các nguồn
lực bổ sung thực hiện giai đoạn 2024 - 2025:
- Ngân sách tỉnh 5.480
triệu đồng, trong đó:
+ Vốn đầu tư phát
triển 2.100 triệu đồng: Rà soát, bố trí từ nguồn tăng thu, tiết kiệm chi
hàng năm và rà soát, điều chuyển từ các dự án, hoạt động không có khả năng giải
ngân hoặc chậm giải ngân theo quy định;
+ Vốn sự nghiệp 3.380
triệu đồng: Rà soát, bố trí bổ sung từ nguồn vốn sự nghiệp ngân sách tỉnh
hỗ trợ địa phương triển khai thực hiện theo quy định.
- Ngân sách huyện Đăk
Glei 150 triệu đồng: Ủy ban nhân dân huyện Đăk Glei rà soát, bố trí bổ
sung từ nguồn vốn sự nghiệp ngân sách huyện hỗ trợ địa phương triển khai thực
hiện.
- Vốn huy động khác 4.275
triệu đồng (tập trung thực hiện xóa nhà tạm): Huy động, vận động
nguồn lực hỗ trợ, tài trợ của các tổ chức, cá nhân, các Ngân hàng (Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn, TMCP Ngoại thương Việt Nam, TMCP Công thương
Việt Nam,...); Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức chính trị - xã
hội vận động hỗ trợ, giúp đỡ hộ nghèo, hộ cận nghèo xây mới hoặc sửa chữa nhà
ở; hỗ trợ các hộ gia đình đủ điều kiện vay vốn Ngân hàng Chính sách xã hội để
xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở;...
- Nhân dân đóng góp 525
triệu đồng: Bằng tiền, hiện vật, ngày công lao động.
1.2. Giai đoạn 2026 -
2030: Dự
kiến nhu cầu kinh phí hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội, trong đó trọng tâm là
thực hiện hiện mục tiêu tăng cao thu nhập, giảm nhanh và bền vững hộ nghèo, cận
nghèo, hoàn thiện cơ bản cơ sở hạ tầng thiết yếu khoảng 68.365 triệu
đồng (trong đó vốn đầu tư phát triển 58.665 triệu đồng; vốn sự nghiệp 9.700
triệu đồng).
Trên cơ sở sơ kết,
đánh giá kết quả thực hiện giai đoạn 2021-2025 và rà soát, đề xuất nhu cầu
nguồn lực theo các quy định về chuẩn nghèo và Bộ tiêu chí xã nông thôn mới giai
đoạn 2026-2030, nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2026 - 2030 của
địa phương, Ủy ban nhân dân tỉnh sẽ tiếp tục tổng hợp, cân đối và đề xuất cấp
có thẩm quyền xem xét, bố trí các nguồn lực triển khai thực hiện phù hợp theo
quy định.
Bảng
3. Nhu cầu đầu tư giai đoạn 2021 - 2030 xã Mường Hoong
ĐVT:
Triệu đồng.
T
T
|
Nội
dung đầu tư
|
Tổng
nhu cầu giai đoạn
2024-2030
|
Nguồn
vốn giai đoạn
2024-2025
|
Trong
đó
|
Nhu
cầu vốn giai đoạn 2026- 2030
|
Trong
đó
|
Ngân
sách tỉnh
|
Ngân
sách huyện, xã
|
Vốn
huy động khác
|
Nhân
dân đóng góp
|
Ngân
sách tỉnh
|
Ngân
sách huyện, xã
|
Vốn
huy động khác
|
Nhân
dân đóng góp
|
TỔNG
SỐ
|
78.795
|
10.430
|
5.480
|
150
|
4.275
|
525
|
68.365
|
44.580
|
17.960
|
1.208
|
4.618
|
I
|
Đầu tư cơ sở hạ
tầng thiết yếu
|
65.515
|
6.850
|
2.100
|
|
4.275
|
475
|
58.665
|
35.930
|
17.060
|
1.208
|
4.468
|
1
|
Kinh phí xóa nhà
tạm (95 căn)
|
4.750
|
4.750
|
|
|
4.275
|
475
|
|
|
|
|
|
2
|
Sửa chữa Đường giao
thông từ thôn Làng Mới đi thôn Ngọc Nang xã Mường Hoong
|
2.100
|
2.100
|
2.100
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3
|
Đầu tư hạ tầng
thiết yếu khác (giao thông, nước sinh hoạt, thủy lợi, trường học)
|
58.665
|
|
|
|
|
|
58.665
|
35.930
|
17.060
|
1.208
|
4.468
|
II
|
Hỗ trợ phát triển
sản xuất, cải
thiện sinh kế, nâng cao thu nhập người dân
|
13.280
|
3.580
|
3.380
|
150
|
|
50
|
9.700
|
8.650
|
900
|
|
150
|
1
|
Đào tạo nghề nông
nghiệp
|
2.100
|
600
|
600
|
|
|
|
1.500
|
1.500
|
|
|
|
2
|
Đào tạo nghề phi
nông nghiệp
|
1.540
|
440
|
440
|
|
|
|
1.100
|
1.100
|
|
|
|
3
|
Tổ chức các đợt tập
huấn nâng cao năng lực, kỹ thuật sản xuất, chăm sóc cây trồng, vật nuôi
|
1.540
|
440
|
440
|
|
|
|
1.100
|
1.100
|
|
|
|
4
|
Triển khai các mô
hình phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế, mô hình giảm nghèo
|
3.900
|
900
|
700
|
150
|
|
50
|
3.000
|
1.950
|
900
|
|
150
|
5
|
Hỗ trợ xây dựng mô
hình khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh, thực hiện Đề án phục hồi cây cà phê xứ
lạnh
|
4.200
|
1.200
|
1200
|
|
|
|
3.000
|
3.000
|
|
|
|
2.
Nguồn lực thực hiện
Huy động đa dạng
nguồn vốn và sử dụng hiệu quả các nguồn lực để triển khai thực hiện, bao gồm:
+ Nguồn ngân sách nhà
nước cấp hàng năm (chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên) theo phân
cấp ngân sách nhà nước hiện hành, bảo đảm đúng quy định.
+ Kinh phí lồng ghép
trong các chương trình, đề án, dự án đầu tư công giai đoạn 2021 - 2030 bảo đảm
đúng quy định.
+ Kinh phí vận động,
huy động từ các nhà tài trợ, các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong, ngoài
nước.
+ Nguồn kinh phí hợp
pháp khác theo quy định pháp luật.
Phần III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
I.
CÁC CƠ QUAN CẤP TỈNH55
1.
Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Chủ trì đề xuất các
giải pháp, biện pháp thực hiện các cơ chế, chính sách trong lĩnh vực kế hoạch
và đầu tư; phối hợp Ủy ban nhân dân huyện Đăk Glei và các cơ quan có liên quan
tổng hợp, cân đối nguồn vốn hỗ trợ có mục tiêu trong kế hoạch trung hạn và hàng
năm, tham mưu cấp có thẩm quyền bố trí thực hiện Đề án theo quy định của pháp
luật về đầu tư công và phù hợp với khả năng cân đối ngân sách tỉnh.
- Hướng dẫn chính
quyền xã trong việc lập và thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đảm
bảo thực hiện tốt các mục tiêu đề ra.
- Tập trung thu hút,
mời gọi, kết nối với các doanh nghiệp, nhà đầu tư có nguồn lực, có kinh nghiệm
hợp tác khai thác tiềm năng, lợi thế, hỗ trợ, chia sẻ lợi ích với địa phương và
người dân; đồng thời, thường xuyên lồng ghép, xây dựng các chương trình, kế
hoạch trợ giúp phát triển hợp tác xã, doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn xã.
- Phối hợp Ủy ban
nhân dân huyện Đăk Glei tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh đề nghị Thành phố Hồ Chí
Minh hỗ trợ kết nối 01 Quận của Thành phố Hồ Chí Minh kết nghĩa, hỗ trợ huyện Đăk
Glei, tỉnh Kon Tum phát triển kinh tế - xã hội xã Mường Hoong và xã Ngọc Linh
trong giai đoạn 2024-2025 trong khuôn khổ thỏa thuận hợp tác phát triển kinh tế
- xã hội giữa Thành phố Hồ Chí Minh với các tỉnh vùng Tây Nguyên.
2.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Chủ trì đề xuất các
giải pháp, biện pháp thực hiện các cơ chế, chính sách trong lĩnh vực nông
nghiệp và phát triển nông thôn. Chủ trì, phối hợp với Liên minh Hợp tác xã
tỉnh, Sở Y tế và các đơn vị có liên quan thôn hỗ trợ và giúp đỡ xây dựng hợp
tác xã kiểu mới trong lĩnh vực trồng, chế biến dược liệu; chủ trì, phối hợp với
các đơn vị có liên quan hỗ trợ xã Mường Hoong, huyện Đăk Glei hình thành các
vườn ươm, phát triển dược liệu, liên kết hợp tác xã với doanh nghiệp và người
dân; việc xây dựng, ban hành, tổ chức thực hiện và theo dõi quá trình thực hiện
của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã.
- Tham mưu, đề xuất
cân đối kinh phí sự nghiệp thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông
thôn mới và các nguồn vốn thuộc phạm vi theo dõi, đề xuất của ngành để giao Ủy
ban nhân dân huyện Đăk Glei triển khai các hoạt động hỗ trợ sản xuất (ưu
tiên các loại cây dược liệu, cây Mắc ca, Cà phê xứ lạnh và gia súc).
- Tổ chức tập huấn
nâng cao năng lực công tác quản lý, điều hành của hợp tác xã; theo dõi việc duy
trì sản xuất, chế biến Sâm dây an toàn của hợp tác xã Nông nghiệp và dược liệu
Mường Hoong, hướng dẫn sản xuất an toàn thực phẩm theo quy định.
- Tập huấn, hướng dẫn
người dân nuôi, quản lý đàn vật nuôi, thực hiện tốt công các phòng, chống dịch
bệnh, kỹ thuật Chăn nuôi, vệ sinh chuồng trại, hướng dẫn thực hiện làm chuồng
trại, dự trữ thức ăn để nuôi nhốt gia súc trong mùa mưa rét; huy động các nguồn
lực để hỗ trợ con giống cho người dân, tăng cường công tác khuyến nông; ứng
dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào sản xuất nông - lâm nghiệp; phát triển
ngành nghề theo thế mạnh tại địa phương.
- Nghiên cứu hỗ trợ
nguồn lực, điều kiện để xây dựng sản phẩm đặc trưng theo các tiêu chuẩn của
quốc gia56 gắn với định vị thị trường, sản phẩm. Triển
khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) gắn mục tiêu hình thành sản
phẩm tham gia vào chuỗi giá trị các sản phẩm quốc gia.
- Hướng dẫn việc giao
nhận khoán, cho thuê và phát triển kinh tế rừng, gắn với sử dụng có hiệu quả,
bền vững tài nguyên rừng; hướng dẫn trồng dược liệu, trồng rừng, trồng cây phân
tán, trồng cây cảnh quan, quản lý bảo vệ rừng, nghiên cứu hướng dẫn mô hình
trồng dược liệu dưới tán rừng, tổ chức thí điểm trồng sâm Ngọc Linh dưới tán
rừng đặc dụng khi đủ điều kiện. Đồng thời, tiếp tục phối hợp với Ủy ban nhân
dân huyện Đăk Glei làm việc với Công ty Cổ phần Sâm Ngọc Linh Kon Tum và Công
ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đăk Tô để tiếp tục hỗ trợ cây giống Sâm Ngọc Linh cho
Nhân dân trên địa bàn xã Mường Hoong phục vụ xây dựng vườn giống và hỗ trợ Nhân
dân tham gia trồng Sâm Ngọc Linh; thực hiện có hiệu quả Dự án Quản lý rừng bền
vững trên địa bàn tỉnh Kon Tum, Đề án giao đất, giao rừng cho cộng đồng gắn với
hỗ trợ sinh kế và phát triển kinh tế rừng trên địa bàn tỉnh giai đoạn
2021-2025, Đề án phát triển lâm nghiệp bền vững đến năm 2025, định hướng đến
2030 trên địa bàn tỉnh Kon Tum57.
- Hỗ trợ cây giống
trồng cây phân tán, trồng cây cảnh quan trên địa bàn xã.
- Tiếp tục hướng dẫn
xã công tác xử lý và trữ nước an toàn hộ gia đình và công tác quản lý, vận
hành các công trình cấp nước tập trung nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động công
trình, từng bước nâng cao tỷ lệ số hộ dân trên địa bàn biết, áp dụng các biện
pháp xử lý và trữ nước an toàn quy mô hộ gia đình.
- Chủ trì, phối hợp
với Hội Nông dân tỉnh, Ủy ban nhân dân huyện Đăk Glei tiếp tục thực hiện hỗ trợ
triển khai và đánh giá kết quả mô hình nuôi ong lấy mật trong rừng để có giải
pháp triển khai thực hiện trong các vụ tiếp theo.
- Nghiên cứu, phối
hợp với Ủy ban nhân huyện Đăk Glei để tu sửa các công trình thủy lợi bị hư hỏng
nặng trên địa bàn xã; nghiên cứu bố trí nguồn Nông thôn mới giai đoạn 2026 -
2030 đầu tư các tuyến đường giao thông nông thôn hiện trạng là đường đất tại
xã.
- Phối hợp với địa
phương nghiên cứu triển khai các loại cây dược liệu, cây ăn quả phù hợp với
điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu; hướng dẫn thực hiện cải tạo vườn tạp tại các
thôn, làng gắn với hỗ trợ việc chuyển đổi từ cây trồng có hiệu suất thấp, kém
hiệu quả sang cây trồng mang lại hiệu suất và giá trị kinh tế cao hơn.
- Thường xuyên theo
dõi, phối hợp với Ủy ban nhân dân huyện Đăk Glei đánh giá kết quả thực hiện đối
với các nội dung về phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới tại xã Mường
Hoong.
3.
Sở Giao thông vận tải
- Chủ trì đề xuất các
giải pháp, biện pháp thực hiện các cơ chế, chính sách trong lĩnh vực giao thông
vận tải, đảm bảo giao thông thông suốt đối với các tuyến đường.
- Tổ chức triển khai
dự án Sửa chữa nền, mặt đường, công trình thoát nước, an toàn giao thông đoạn
từ Km0 - Km39+500, Tỉnh lộ 673; đồng thời đề xuất cấp có thẩm quyền sửa chữa,
nâng cấp tuyến đường Ngọc Hoàng - Măng Bút - Tu Mơ Rông - Ngọc Linh (nhánh
2) đoạn từ xã Măng Ri (huyện Tu Mơ Rông) đi xã Ngọc Linh (huyện Đăk
Glei), sớm thực hiện và hoàn thành các dự án trong thời gian sớm nhất.
- Phối hợp tiến hành
rà soát, đánh giá, hướng dẫn Ủy ban nhân dân huyện Đăk Glei tiếp tục xây dựng
và hoàn thiện hệ thống đường giao thông nông thôn tại xã (trong đó, tập
trung sửa chữa, chỉnh trang, mở rộng và đầu tư mới đường liên thôn; đường giao
thông nội đồng;…).
4.
Sở Giáo dục và Đào tạo
- Chủ trì đề xuất các
giải pháp, biện pháp thực hiện các cơ chế, chính sách trong lĩnh vực giáo dục
và đào tạo.
- Chủ trì, định kỳ
kiểm tra, hướng dẫn huyện, xã và đề xuất tỉnh chỉ đạo tăng cường triển khai các
hoạt động để đạt chuẩn và tiếp tục duy trì các tiêu chí nông thôn mới thuộc lĩnh
vực giáo dục và đào tạo. Rà soát tình hình cơ sở vật chất tại các Trường học
theo hướng đồng bộ, phù hợp lộ trình xây dựng nông thôn mới theo Đề án bảo đảm
cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông trên địa
bàn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2021-2025. Tăng cường nâng cao chất lượng dạy và
học, xây dựng đội ngũ giáo viên đảm bảo về số lượng lẫn chất lượng; tiếp tục cụ
thể hóa và thực hiện tốt Đề án nâng cao chất lượng giáo dục đối với học sinh
dân tộc thiểu số tính đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
- Phối hợp Sở Y tế
triển khai các hoạt động hỗ trợ giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em. Trước mắt, rà
soát, đề xuất lồng ghép, vận động các nguồn lực triển khai Chương trình Sữa học
đường từ năm học 2023-2024.
- Nghiên cứu, cân đối
các nguồn vốn thuộc phạm vi quản lý, theo dõi của ngành, triển khai các hoạt
động hỗ trợ cơ sở vật chất cho các đơn vị trường học.
5.
Sở Y tế
- Đề xuất giải pháp,
biện pháp thực hiện các cơ chế, chính sách trong lĩnh vực y tế. Phối hợp với Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong hỗ trợ và giúp đỡ xây dựng hợp tác xã
kiểu mới trong lĩnh vực trồng, chế biến dược liệu.
- Phối hợp, củng cố
tổ chức, mạng lưới y tế cơ sở, hoàn thiện và nâng cao các dịch vụ y tế phục vụ
chăm sóc sức khỏe ban đầu và khám chữa bệnh; thực hiện tốt chính sách bảo hiểm
y tế. Triển khai các giải pháp nhằm giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh
dưỡng thể thấp còi theo mục tiêu đã đề ra. Hướng dẫn, tổ chức triển khai các
giải pháp nâng cao các tiêu chí nông thôn mới trong lĩnh vực y tế như: Tỷ lệ hộ
có nhà tiêu, nhà tắm, thiết bị chứa nước sinh hoạt hợp vệ sinh và đảm bảo 3
sạch, tỷ lệ hộ gia đình và cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm tuân thủ các
quy định về đảm bảo an toàn thực phẩm,… Phối hợp, đẩy mạnh công tác truyền
thông, kịp thời phát hiện, khống chế các loại dịch bệnh phát sinh và đẩy mạnh
công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
6.
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
- Đề xuất các giải
pháp, biện pháp thực hiện các cơ chế, chính sách trong lĩnh vực văn hóa, thể
thao và du lịch; tổ chức nghiên cứu đánh giá tiềm năng về tài nguyên du lịch
tiến đến xây dựng, đưa sản phẩm du lịch vào khai thác; tổ chức kiểm kê di sản văn
hoá, tái hiện, phục dựng một không gian văn hóa cồng chiêng, lễ hội truyền
thống tốt đẹp; đề xuất xây dựng nhà văn hóa - thể thao xã, sửa chữa, nâng cấp
nhà rông truyền thống các thôn, trang thiết bị sinh hoạt văn hoá, thể dục thể
thao đáp ứng tiêu chí xây dựng nông thôn mới.
- Phối hợp, tiếp tục
triển khai sâu rộng và có hiệu quả cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ,
cách làm của đồng bào dân tộc thiểu số, làm cho đồng bào dân tộc thiểu số vươn
lên thoát nghèo bền vững”, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông
thôn mới, đô thị văn minh”, Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời
sống văn hóa”. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân xóa bỏ các
hủ tục, phong tục lạc hậu, tập quán không còn phù hợp, phấn đấu xóa bỏ hoàn
toàn hủ tục.
- Nâng cao ý thức bảo
tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống; tăng cường công tác thu thập,
bảo tồn và lưu giữ những tư liệu về giá trị truyền thống, các sản phẩm từ nghề
truyền thống (dệt thổ cẩm, đan lát, chế tác nhạc cụ, rượu cần…), nhằm
bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số tại
chỗ. Mở các lớp truyền dạy về cồng chiêng, dệt thổ cẩm, phục dựng một số lễ
nghi truyền thống tiêu biểu.
- Nghiên cứu, phối
hợp với Ủy ban nhân dân huyện Đăk Glei tổ chức ngày hội văn hóa, thể thao dân
tộc Xơ đăng trên địa bàn tỉnh; phục dựng 01 số lễ hội như tết máng nước, mừng
nhà rông mới, lễ cưới của người dân tộc thiểu số Xơ đăng để góp phần khôi phục,
bảo tồn bản sắc văn hóa.
- Nghiên cứu các quy
định của pháp luật và tình hình thực tiễn trên địa bàn xã Mường Hoong, trên cơ
sở đó hướng dẫn cấp ủy, chính quyền và người dân, cộng đồng dân cư từng bước
phát triển du lịch cộng đồng. Trường hợp gặp vướng mắc về cơ chế, chính sách,
tham mưu cấp có thẩm quyền xem xét, giải quyết.
- Nghiên cứu, phối
hợp với Ủy ban nhân dân huyện Đăk Glei vận động, hướng dẫn người dân khi thực
hiện công tác xóa nhà tạm (sửa chữa hoặc xây dựng mới) theo hướng gìn
giữ nét đặc trưng của các công trình bản địa.
- Theo dõi, đồng thời
phối hợp rà soát, đề nghị Ủy ban nhân dân huyện Đăk Glei hoặc cấp có thẩm quyền
đầu tư hoàn thành các mục tiêu về văn hóa trên địa bàn xã theo kế hoạch đề ra;
trong đó, nghiên cứu hỗ trợ trang thiết bị cho nhà văn hóa các thôn; trang bị
cồng chiêng, trống cho các thôn đồng bào dân tộc thiểu số chưa có cồng chiêng,
trống; đầu tư khu thể thao... từ các nguồn vốn phù hợp.
7.
Liên minh Hợp tác xã tỉnh
- Đề xuất giải pháp,
biện pháp thực hiện các chủ trương, cơ chế, chính sách trong lĩnh vực kinh tế
hợp tác, xây dựng hợp tác xã, tổ hợp tác. Phối hợp với Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn hỗ trợ và giúp đỡ xây dựng hợp tác xã kiểu mới trong lĩnh
vực trồng, chế biến dược liệu.
- Tập trung nghiên
cứu các giải pháp hỗ trợ đầu ra sản phẩm cho hợp tác xã và của bà con nhân dân
trên địa bàn xã. Khuyến khích áp dụng các mô hình thương mại điện tử, B2C.
- Tiếp tục phối hợp
hướng dẫn củng cố, kiện toàn hợp tác xã hiện có; thu hút thành viên tham gia
trong xây dựng, hình thành, phát triển sản phẩm OCOP theo các sản phẩm có thế
mạnh của địa phương.
- Huy động các nguồn
lực hợp pháp, hướng dẫn các các tổ hợp tác liên kết với các doanh nghiệp (có
nhu cầu) đầu tư cơ sở vật chất, nhà xưởng, máy móc thiết bị để phát triển
sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm.
8. Ban Dân tộc tỉnh
- Đề xuất giải pháp,
biện pháp thực hiện các chủ trương, cơ chế, chính sách trong công tác dân tộc;
việc xây dựng, ban hành, tổ chức thực hiện và theo dõi quá trình thực hiện của
Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân
tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn xã.
- Cân đối nguồn vốn
từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân
tộc thiểu số và miền núi triển khai dự án hỗ trợ bồn nước sinh hoạt phân tán
cho các hộ dân tại xã.
- Chủ trì, phối hợp
với các Sở ngành, đơn vị có liên quan huy động nguồn lực, hướng dẫn, kiểm tra,
đôn đốc triển khai có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh
tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030;
giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025; tập trung triển khai thực hiện một số
nội dung như hỗ trợ đất ở, đất sản xuất; tuyên truyền, tập huấn, bồi dưỡng nâng
cao năng lực cộng đồng, người có uy tín, cán bộ cơ sở,…; nghiên cứu lồng ghép
các nguồn kinh phí để hỗ trợ xóa nhà tạm, xây dựng nhà tiêu, nhà tắm; thực hiện
tốt các chính sách an sinh xã hội, chính sách hỗ trợ đối với vùng đồng bào dân
tộc thiểu số để phát triển kinh tế - xã hội tại xã.
9. Bộ Chỉ huy Quân sự
tỉnh, Công an tỉnh
- Đề xuất giải pháp,
biện pháp thực hiện công tác bảo đảm an toàn, an ninh tại khu vực trọng điểm về
an ninh - quốc phòng.
- Chỉ đạo, hỗ trợ
kinh phí, nhân lực hỗ trợ công tác xóa nhà tạm, xây dựng nhà tắm, nhà tiêu và
triển khai thực hiện công tác dân vận, các hoạt động an sinh - xã hội tại xã.
- Xây dựng, duy trì
và nhân rộng các mô hình hay, hiệu quả về giữ gìn an ninh trật tự; phát huy vai
trò của già làng, người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số, lực lượng
công an xã, vai trò tự quản, tính tích cực của Nhân dân tham gia đấu tranh; xử
lý những vấn đề nhạy cảm phát sinh.
- Ngăn chặn và đẩy
lùi các tệ nạn xã hội, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự xã hội trên địa bàn.
Thực hiện tốt công tác xây dựng lực lượng dân quân vững mạnh, rộng khắp, tích
cực xây dựng địa bàn nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số vững mạnh toàn
diện, bảo đảm giữ vững tiêu chí quân sự, quốc phòng.
10.
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
- Đề xuất giải pháp,
biện pháp thực hiện các chủ trương, cơ chế, chính sách trong lĩnh vực lao động,
thương binh và xã hội; việc xây dựng, ban hành, tổ chức thực hiện và theo dõi
quá trình thực hiện của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên
địa bàn xã.
- Phối hợp, hướng dẫn
triển khai thực hiện các giải pháp giảm nghèo bền vững (trong đó, hỗ trợ
công tác rà soát kỹ hộ nghèo, hộ cận nghèo, xác định hộ làm nông nghiệp, lâm
nghiệp, ngư nghiệp có mức sống trung bình, xây dựng kế hoạch hỗ trợ, lộ trình
giảm nghèo phù hợp với thực tế và đảm bảo tính bền vững); huy động và sử
dụng tốt các nguồn lực từ Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững,
đảm bảo mục tiêu giảm nghèo đề ra.
- Hướng dẫn, đôn đốc
triển khai thực hiện công tác đào tạo nghề nhất là cho lực lượng lao động trẻ,
phù hợp yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương, phù hợp với nhu cầu
của người lao động, gắn với hiệu quả giải quyết việc làm sau học nghề và có thu
nhập cao hơn sau học nghề; hỗ trợ tư vấn giới thiệu việc làm và đi làm việc ở
nước ngoài theo hợp đồng cho người lao động có nhu cầu tìm kiếm việc làm (nếu
có).
11.
Sở Công Thương
- Đề xuất các giải
pháp, biện pháp thực hiện các chủ trương, cơ chế, chính sách trong lĩnh vực
công thương; hỗ trợ xây dựng, phát triển thương hiệu, nhãn hiệu sản phẩm có thế
mạnh.
- Chủ trì, phối hợp
hỗ trợ duy trì, xây dựng, từng bước hình thành, phát triển thương hiệu, nhãn
hiệu sản phẩm có thế mạnh (như Sâm Ngọc Linh, Đảng sâm, Đương quy và một số
loài dược liệu khác,…); hỗ trợ công tác quảng bá sản phẩm (tham gia các
chương trình hội chợ, triển lãm trong và ngoài tỉnh, đẩy mạnh các hoạt động xúc
tiến thương mại gắn với từng sản phẩm hàng hóa cụ thể); hỗ trợ truy xuất
nguồn gốc, xây dựng website quảng bá sản phẩm của Hợp tác xã; hỗ trợ công tác
liên kết tiêu thụ sản phẩm.
- Phấn đấu hỗ trợ
hình thành và phát triển thương hiệu đối với 01 sản phẩm của hợp tác xã Mường
Hoong đạt tiêu chuẩn tham gia các hội nghị, hội chợ, hỗ trợ xây dựng thương
hiệu, hỗ trợ quảng bá thông qua kênh thương mại điện tử.
12.
Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh, Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn tỉnh
- Tổ chức triển khai
hiệu quả các giải pháp về công tác tín dụng chính sách hộ nghèo và các đối
tượng chính sách khác, để đáp ứng nhu cầu vay vốn kịp thời cho người dân phục
vụ đời sống, sản xuất; triển khai một số hoạt động an sinh xã hội.
- Thường xuyên nắm
nhu cầu, hướng dẫn triển khai các nguồn vốn vay để hộ nghèo và các đối tượng
chính sách tiếp cận nguồn vốn, phấn đấu 100% đối tượng có nhu cầu vay vốn được
vay vốn để hỗ trợ phát triển sản xuất, Chăn nuôi (gia súc, gia cầm), vay
hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất. Đồng thời thường xuyên phối hợp với chính
quyền địa phương (cấp huyện, xã) hướng dẫn, hỗ trợ cho các hộ gia đình
trong thủ tục vay vốn, biết cách lập kế hoạch chi tiêu để sử dụng vốn vay hiệu
quả, tiết kiệm, đầu tư vào nuôi trồng, sản xuất kinh doanh, phát triển các mô
hình sinh kế phù hợp.
- Hỗ trợ công tác xóa
nhà tạm, xây dựng nhà tắm, nhà tiêu và triển khai các hoạt động an sinh - xã
hội tại xã.
13.
Sở Nội vụ
Tham mưu, đề xuất
triển khai các nhiệm vụ tập trung xây dựng nguồn nhân lực theo Đề án này.
Tham mưu đề xuất Ban
Thường vụ Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện thí điểm đưa cán bộ trẻ, giỏi
tuyến tỉnh về xã đảm nhận các chức danh chủ chốt cấp phòng, cấp xã như: Bí thư,
Phó Bí thư Đảng ủy xã, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, Trưởng các tổ
chức chính trị - xã hội (Đoàn Thanh niên, Hội Liên hiệp phụ nữ, Hội Nông
dân). Trong đó, ưu tiên thí điểm đối với công chức, viên chức thuộc các
ngành quy hoạch, xây dựng, nông nghiệp.
14.
Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh
Phối hợp với các cơ
quan trong việc đôn đốc tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ Đề án và kịp
thời báo cáo, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh đối với những vấn đề phát sinh.
15.
Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các tổ chức chính trị xã hội
tỉnh
- Thường xuyên cử cán
bộ xuống giúp xã triển khai tuyên truyền, hướng dẫn Cuộc vận động “Làm thay
đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào dân tộc thiểu số, làm cho đồng bào dân tộc
thiểu số vươn lên thoát nghèo bền vững”, phong trào “Toàn dân đoàn kết
xây dựng đời sống văn hóa” và cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng
nông thôn mới, đô thị văn minh”. Tạo sự chuyển biến và rõ rệt trong tư duy,
nhận thức của bà con nhân dân.
- Đẩy mạnh triển khai
các hoạt động dân vận, các đợt ra quân tuyên truyền, hướng dẫn “cầm tay chỉ
việc”, hỗ trợ bà con nhân dân trong lập kế hoạch kinh tế, kế hoạch chi
tiêu, quản lý tài chính và các hoạt động sản xuất.
- Vận động, hỗ trợ,
giúp đỡ hội viên, đoàn viên, thanh niên tiếp cận, ứng dụng khoa học kỹ thuật,
chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, sử dụng nguồn vốn vay hiệu quả, cách làm ăn
mới, từng bước áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, kinh doanh, phát huy được
tiềm năng, lợi thế về điều kiện tự nhiên, nâng cao năng suất, chất lượng cây
trồng, vật nuôi; hỗ trợ cải tạo vườn tạp, hàng rào xung quanh nhà; nâng cao năng
suất lao động, góp phần phát triển kinh tế - xã hội.
- Tham gia, huy động
các nguồn lực để hỗ trợ công tác xóa nhà tạm, xây dựng nhà tắm, nhà tiêu và
thường xuyên triển khai các hoạt động an sinh - xã hội tại xã.
16.
Chi nhánh Xăng dầu Kon Tum, Công ty Điện lực Kon Tum
- Đảm bảo nguồn cung
xăng dầu; thường xuyên bảo dưỡng, nâng cấp các công trình đảm bảo cung cấp điện
phục vụ sinh hoạt và sản xuất, dịch vụ thương mại trên địa bàn xã.
- Hỗ trợ công tác xóa
nhà tạm, xây dựng nhà tắm, nhà tiêu và tham gia triển khai các hoạt động an
sinh - xã hội tại xã.
17.
Hội Doanh nhân trẻ
- Vận động hội viên
đầu tư (vốn, nhà xưởng, máy móc, thiết bị,…), liên kết với người dân và
hợp tác xã từ khâu sản xuất, chế biến, tiêu thụ đối với các sản phẩm, hàng hóa;
phối hợp, hỗ trợ xây dựng và hình thành kênh bán hàng tại xã.
- Hỗ trợ công tác xóa
nhà tạm, xây dựng nhà tắm, nhà tiêu và triển khai các hoạt động an sinh - xã
hội tại xã.
II.
HUYỆN ĐĂK GLEI
1. Chịu trách nhiệm
chính, toàn diện trước Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh trong triển
khai thực hiện Đề án. Kịp thời đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo các sở,
ngành cấp tỉnh có liên quan trong công tác phối hợp với huyện, xã.
2. Tập trung chỉ đạo
triển khai thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế -
xã hội; kịp thời đề xuất các biện pháp giải quyết nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng
mắc nảy sinh trong quá trình thực hiện. Chủ động bố trí nguồn vốn từ ngân sách
địa phương, kết hợp lồng ghép nguồn vốn của các chương trình, dự án và nguồn
vốn hợp pháp khác trên địa bàn để triển khai thực hiện Đề án.
3. Tổ chức xây dựng
và phê duyệt kế hoạch thực hiện Đề án; xây dựng, xác định danh mục các dự án
đầu tư và các hoạt động hỗ trợ sản xuất đến năm 2030 theo từng năm. Phân công,
phân nhiệm cụ thể đến từng cá nhân, tổ chức trong tổ chức thực hiện và giám sát
chặt chẽ quá trình thực hiện. Chỉ đạo các phòng, ban và chính quyền các cấp
phối hợp chặt chẽ với các tổ chức đoàn thể, quần chúng tích cực tham gia thực
hiện Đề án; tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, giám sát; phổ biến nhân rộng
các mô hình giảm nghèo hiệu quả, khuyến khích, động viên, tạo điều kiện cho các
hộ gia đình thoát nghèo vươn lên làm giàu.
4. Tuân thủ đầy đủ hệ
thống các quan điểm, mục tiêu của Đề án trong triển khai Đề án; tổ chức thực
hiện đồng bộ, có hiệu quả các phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp của Đề án.
5. Thực hiện chế độ
báo cáo kết quả thực hiện Đề án định kỳ 06 tháng và hằng năm và theo yêu cầu,
gửi Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.
6. Cân đối ngân sách
huyện và vận động các nguồn lực thực hiện các nhiệm vụ:
Xây dựng Quy hoạch
chung nông thôn mới, Quy hoạch chi tiết nông thôn mới và Quy hoạch trung tâm
cụm xã. Trong đó, khuyến khích việc lấy ý kiến các sở, ngành tỉnh về Quy hoạch
trung tâm cụm xã để thực hiện nhiệm vụ chỉnh trang, thay đổi diện mạo nông thôn
vừa hiện đại vừa giữ vững bản sắc văn hóa dân tộc.
Hỗ trợ kinh phí, vận
động nguồn lực, hỗ trợ xây dựng cơ bản cơ sở hạ tầng thiết yếu, hỗ trợ xóa nhà
tạm,... Quản lý, sử dụng hiệu quả, đúng mục đích nguồn vốn đầu tư ngân sách
tỉnh đã bố trí hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã giai đoạn
2021-2025 (theo Quyết định số 421/QĐ-UBND ngày 01 tháng 8 năm 2023 của Ủy
ban nhân dân tỉnh).
Tổ chức các lớp đào
tạo nghề cho lao động nông thôn, các đợt tập huấn nâng cao năng lực, kỹ thuật
sản xuất, chăm sóc cây trồng, vật nuôi; giao chỉ tiêu hàng năm và hỗ trợ, hướng
dẫn địa phương thực hiện cải tạo vườn tạp tại các thôn, làng gắn với chuyển đổi
hợp lý cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Đẩy mạnh công tác đào tạo nghề gắn với giải
quyết việc làm; kết nối, khuyến khích các doanh nghiệp thu hút, đào tạo và sử
dụng lao động là người tại chỗ.
Kịp thời rà soát, đề
xuất các nội dung cần hỗ trợ xã (tập trung đề xuất các nội dung về đầu tư,
nâng cấp, sửa chữa cơ sở hạ tầng nông thôn thiết, các hoạt động phát triển sản
xuất, sinh kế, hỗ trợ bảo tồn văn hóa, an sinh xã hội), phối hợp với Sở Kế
hoạch và Đầu tư tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh đề nghị Thành phố Hồ Chí Minh hỗ
trợ kết nối 01 Quận của Thành phố kết nghĩa, hỗ trợ huyện Đăk Glei, tỉnh Kon
Tum phát triển kinh tế - xã hội xã Mường Hoong và xã Ngọc Linh trong giai đoạn
2024-2025 trong khuôn khổ thỏa thuận hợp tác phát triển kinh tế - xã hội giữa
Thành phố Hồ Chí Minh với các tỉnh vùng Tây Nguyên.
7. Tuyên truyền khôi
phục, bảo tồn, phát huy giá trị bản sắc văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu
số. Thường xuyên tổ chức các phong trào, hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục
thể thao nhằm nâng cao thể chất, tinh thần cho người dân, nhất là các hoạt động
mang tính cộng đồng.
8. Nghiên cứu Đề án
đầu tư, phát triển và chế biến dược liệu trên địa bàn tỉnh Kon Tum đến năm
2025, định hướng đến năm 2030 và Đề án phát triển nông nghiệp hàng hóa đi vào
chiều sâu, ứng dụng công nghệ cao gắn với công nghiệp chế biến và thị trường
tiêu thụ đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030 để áp dụng, vận dụng hiệu quả.
9. Nghiên cứu, chỉ
đạo và đảm bảo điều kiện tăng số lượng cấp phó của các tổ chức chính trị - xã
hội cấp xã thành 02 người để đảm bảo triển khai mạnh mẽ các hoạt động dân vận.
Có cơ chế tăng cường/lựa chọn/tham mưu cấp có thẩm quyền bố trí cán bộ có năng
lực, nhiệt huyết, có kinh nghiệm tham gia hỗ trợ phát triển kinh tế xã.
10. Chịu trách nhiệm
toàn diện về sự phù hợp, tính chính xác của các thông tin, số liệu rà soát, cập
nhật tại Đề án cũng như tiến độ trình phê duyệt, tổ chức triển khai thực hiện Đề
án.
III.
XÃ MƯỜNG HOONG
1. Tổ chức tuyên
truyền, phổ biến sâu rộng bằng nhiều hình thức phù hợp đến đội ngũ cán bộ, công
chức, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về ý nghĩa, mục đích và sự cần thiết
của Đề án, vai trò của từng chủ thể, nhất là các đối tượng chính của Đề án
biết; hướng đến tạo sự đồng thuận, hưởng ứng của cộng đồng về chủ trương, chính
sách thực hiện của Đề án, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
Phát huy nội lực, tự
lực, tự cường, tính chủ động, sáng tạo, khắc phục tư tưởng trông chờ, ỷ lại từ
cấp trên, bên ngoài.
2. Xây dựng, trình
cấp có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch tổ chức thực hiện Đề án. Phân công, phân
nhiệm cụ thể đến từng bộ phận, cá nhân trong tổ chức thực hiện và đánh giá việc
tổ chức thực hiện Đề án.
3. Vận động, cân đối
nguồn lực triển khai xây dựng khu thu gom rác thải tại các trường học theo quy
định; kêu gọi đóng góp, vận động người dân chung tay xây dựng, xóa bỏ nhà tạm,
dột nát. Phối hợp, tăng cường việc giao nhận khoán, cho thuê và phát triển kinh
tế rừng, gắn với sử dụng có hiệu quả, bền vững tài nguyên rừng; triển khai giải
pháp giảm nghèo bền vững, các chế độ chính sách an sinh xã hội; Xây dựng các
quy ước, hương ước, thiết chế văn hóa; xây dựng nếp sống văn minh trong việc
cưới, việc tang, tổ chức lễ hội.
4. Phối hợp nghiên
cứu triển khai các loại cây trồng, vật nuôi, các mô hình sinh kế phù hợp với
điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu; thực hiện cải tạo vườn tạp tại các thôn, làng
gắn với chuyển đổi hợp lý cơ cấu cây trồng, vật nuôi; Tập trung phát triển
nhanh và bền vững các loài cây dược liệu, nhất là Sâm Ngọc Linh, Đương quy và Đảng
sâm.
5. Triển khai mạnh
mẽ, quyết liệt Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào
dân tộc thiểu số, làm cho đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo bền
vững”, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” và
cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”.
Tạo sự chuyển biến và rõ rệt trong tư duy, nhận thức của bà con nhân dân để
không trông chờ ỷ lại vào Nhà nước, phải tự phấn đấu, vươn lên và trở thành nét
đặc sắc văn hóa trong tâm hồn, lối sống của người dân Mường Hoong.
6. Rà soát, đánh giá,
đề xuất và tổ chức thực hiện theo thẩm quyền các nhiệm vụ, giải pháp nhằm thúc
đẩy phát triển kinh tế - xã hội của xã. Cân đối, bố trí nguồn lực theo phân
cấp; đề xuất cơ quan có thẩm quyền trong huy động các nguồn lực khác ngoài ngân
sách. Tổ chức thực hiện có hiệu quả các nguồn lực theo phân cấp./.
(1)
Ủy ban nhân dân tỉnh thống nhất tại cuộc họp ngày 02 tháng 5 năm 2024
1
Theo Văn bản số 633/UBND-TCKH ngày 28 tháng 3 năm 2024 của Ủy ban nhân dân
huyện.
2
Nơi bắt nguồn của sông Tranh, sông Cái chảy về phía Đông Bắc vào hệ thống sông
Thu Bồn là thượng nguồn của sông Thu Bồn tỉnh Quảng Nam.
3
Phân bố nhiều nơi trên địa bàn huyện.
4
Phân bố ở ven khe sông suối trong kiểu rừng kín lá rộng thường xanh.
5
Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 757/QĐ-UBND ngày 22 tháng 11
năm 2022.
6
Văn bản số 720/UBND-TCKH ngày 06 tháng 4
năm 2024 của Ủy ban nhân dân huyện Đăk Glei.
7
Sâm dây, Đương quy, Đinh lăng, Nghệ rừng, Sơn trà.
8
Báo cáo số 14-BC/TCT262 ngày 28/7/2023 của Tổ Công tác 262.
9
Theo Văn bản số 720/UBND-TCKH ngày 06 tháng 4 năm 2024 của Ủy ban nhân dân
huyện Đăk Glei.
10
Theo Văn bản số 720/UBND-TCKH ngày 06 tháng 4 năm 2024 của Ủy ban nhân dân
huyện Đăk Glei.
11
Chỉ tiêu trồng rừng năm 2021 trên địa bàn xã là 12,0 ha; năm 2022 là 12,0 ha;
năm 2023 là 12,0 ha.
12 Tăng
12.121 triệu đồng so với khi thành lập Tổ công tác của Ban Thường vụ Tỉnh ủy
theo Quyết định số 262-QĐ/TU ngày 02 tháng 11 năm 2021 của Ban Thường vụ Tỉnh
ủy Kon Tum.
13
Báo cáo số 14-BC/TCT262.
14
Nền đường 5m, mặt đường 3,5m.
15
Dự án: Sửa chữa nền, mặt đường, công trình thoát nước, an toàn giao thông đoạn
từ Km0 - Km39+500, Tỉnh lộ 673: khởi công ngày 06/4/2023, Hoàn thành ngày
26/3/2025, Hiện tại đang triển khai thi công phần nền đường, cống thoát nước…
giá trị sản lượng đạt 15/85 tỷ, đạt 17,64% giá trị hợp đồng. Đường Ngọc Hoàng
-Măng Bút - Tu Mơ Rông - Ngọc Linh (nhánh 2): Do ảnh hưởng của mưa bão năm
2021, tuyến đường đã bị hư
hỏng nặng, Sở Giao thông
Vận tải đã dùng kinh phí sửa chữa thường xuyên khắc phục tạm thời để thông xe.
Hiện chưa có kinh phí để khắc phục triệt để.
16
Trong đó: 29 công trình thủy lợi; 08 đập.
17
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Văn bản số 3197/SNN-KH ngày 20 tháng
9 năm 2023.
18
Hợp tác xã nông lâm nghiệp và dược liệu Mường Hoong.
19
Cùng với các thôn Tân Rát, Kung Ran, Kon Tua, xã Ngọc Linh.
20
Hợp tác xã Nông nghiệp và Dược liệu Mường Hoong.
21
Chỉ tiêu Hạnh kiểm HS DTTS cấp THCS đạt; chỉ tiêu Học lực HS DTTS cấp THCS chưa
đạt.
22
Phổ cập MN đạt 100%, phổ cập TH 98,34%, mức độ 3; phổ cập THCS 80,2%, đạt mức
độ 2. Tỷ lệ huy động HS ra lớp 100%.
23
Báo cáo Huyện ủy Đăk Glei.
24
Trong đó Mầm non, nhà trẻ 13 lớp, 270 học sinh; Tiểu học 21 lớp, 452 học sinh;
THCS 8 lớp, 346 học sinh.
25
Cấp mầm non: tổng số CBQL, Giáo viên, Nhân viên: 17, Trong đó: CBQL: 02, Giáo
viên: 15, Nhân viên: 0. Cấp tiểu học: Tổng số CBQL, Giáo viên, Nhân viên 27,
trong đó: CBQL: 01, Giáo viên: 26, Nhân viên: 0. CấpTHCS: Tổng số CBQL, Giáo
viên, Nhân viên: 17, trong đó: CBQL: 02. Giáo viên: 13, Nhân viên: 2.
26
Như: Covid - 19, sốt xuất huyết, thủy đậu...
27
như: việc giảm thiểu các lễ cúng không cần thiết trong canh tác nông nghiệp;
vận động cam kết thực hiện tiết kiệm, đơn giản hóa mâm cỗ, vật chất và nghi
thức trong đình đám, lễ hội; thực hiện tốt hương ước, quy ước của cộng đồng;
thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội chú trọng đến
việc chấn chỉnh, loại bỏ dần các phong tục, tập quán lạc hậu;...
28
Theo Văn bản số 720/UBND-TCKH ngày 06 tháng 4 năm 2024 của Ủy ban nhân dân
huyện Đăk Glei
29
Theo Văn bản số 720/UBND-TCKH ngày 06 tháng 4 năm 2024 của Ủy ban nhân dân
huyện Đăk Glei; Thấp hơn mức bình quân chung của huyện 39 triệu đồng năm 2022
30
Theo Văn bản số 863/UBND-TCKH ngày 22 tháng 4 năm 2024 của Ủy ban nhân dân
huyện Đăk Glei.
31
Năm 2022, công tác huấn luyện dân quân tự vệ đạt loại khá, công tác tuyển quân
năm 2022 đạt chỉ tiêu huyện giao 6/6 công dân.
32
Năm 2022 đã giao nộp 02 súng tự chế.
33
Trong năm 2022 và 06 tháng đầu năm 2023 không tiếp nhận đơn thư khiếu nại về
đất và các vụ kiện tụng khác.
35
Tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi trẻ em dưới 5 tuổi (năm 2022 56,8%) là
địa phương có tỷ lệ suy dinh dưỡng cao nhất tỉnh Kon Tum, cao nhất khu vực Tây
Nguyên, đòi hỏi cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc, tập trung nguồn lực nhiều
hơn cho công tác phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em.
36
Hệ thống giao thông liên thôn, nội thôn, đường đi khu sản xuất chưa được đầu tư
đồng bộ.
37
Thời tiết mưa nhiều, lạnh, lượng mưa phân bố không đều, địa hình phức tạp.
38
Từ ngân sách cấp trên.
39
So với thành phố Kon Tum và các huyện khác của tỉnh.
40
Theo Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm giai đoạn 2021-2025 huyện Đăk
Glei được Ủy ban nhân dân huyện Đăk Glei ban hành tại Quyết định số
02/2020/QĐ-UBND ngày 30 tháng 12 năm 2020.
41
Theo tinh thần Thông báo số 571-TB/VPTU ngày 03 tháng 7 năm 2020 của Văn phòng
Tỉnh ủy.
42
Thu nhập bình quân năm 2023 của xã là 28 triệu đồng/người/năm.
43
Đảm bảo theo Kế hoạch 08-KH/TCT262 ngày 28 tháng 6 năm 2024 của Tổ Công tác
262.
44
Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt lần lượt tại Quyết định số 1528/QĐ-UBND ngày 31
tháng 12 năm 2019, 1276/QĐ-UBND ngày 31 ngày 12 tháng 2021 và Quyết định số
144/QĐ-UBND ngày 28 tháng 3 năm 2022.
45
Quyết định số 46/QĐ-UBND ngày 27 tháng 2 năm 2023.
47
Viet Gap hoặc tương đương.
49
Quyết định số 720/QĐ-UBND ngày 6 tháng 8 năm 2021.
50
Theo Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào
dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021
đến năm 2025 (Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14 tháng 10 năm 2021) và
Chương trình Bố trí dân cư các vùng: Thiên tai, đặc biệt khó khăn, biên giới,
hải đảo, di cư tự do, khu rừng đặc dụng giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến
năm 2030 (Quyết định 590/QĐ-TTg ngày 18 tháng 5 năm 2022).
51
Kế hoạch số 2342/KH-UBND ngày 23 tháng 7 năm 2023.
52
Gồm: (1) Phòng học trường TH và THCS (1 dãy 2 tầng kiên cố, gồm 4 phòng học);
(2) Nhà văn hóa dân tộc (khoảng 200m2); (3) Công trình vệ
sinh cho giáo viên (khoảng 30m2).
54
Phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế kinh tế - xã hội
của 02 xã Mường Hoong, Ngọc Linh.
55
Các cơ quan có chức năng quản lý nhà nước theo Thông báo số 04-TB/TCT262 ngày
07 tháng 02 năm 2022 của Tổ Công tác 262.
56
Viet Gap hoặc tương đương.
57
Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt lần lượt tại Quyết định số 1528/QĐ-UBND ngày 31
tháng 12 năm 2019, 1276/QĐ-UBND ngày 31 ngày 12 tháng 2021 và Quyết định số
144/QĐ-UBND ngày 28 tháng 3 năm 2022.
Quyết định 238/QĐ-UBND năm 2024 phê duyệt Đề án Hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội tại xã Mường Hoong và xã Ngọc Linh, huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum đến năm 2025, định hướng đến năm 2030
Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh
Quyết định 238/QĐ-UBND ngày 02/05/2024 phê duyệt Đề án Hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội tại xã Mường Hoong và xã Ngọc Linh, huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum đến năm 2025, định hướng đến năm 2030
323
|
NỘI DUNG SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Văn bản bị thay thế
Văn bản thay thế
Chú thích
Chú thích:
Rà chuột vào nội dụng văn bản để sử dụng.
<Nội dung> = Nội dung hai
văn bản đều có;
<Nội dung> =
Nội dung văn bản cũ có, văn bản mới không có;
<Nội dung> = Nội dung văn
bản cũ không có, văn bản mới có;
<Nội dung> = Nội dung được sửa đổi, bổ
sung.
Click trái để xem cụ thể từng nội dung cần so sánh
và cố định bảng so sánh.
Click phải để xem những nội dung sửa đổi, bổ sung.
Double click để xem tất cả nội dung không có thay
thế tương ứng.
Tắt so sánh [X] để
trở về trạng thái rà chuột ban đầu.
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
FILE ATTACHED TO DOCUMENT
|
|
|
Địa chỉ:
|
17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
|
Điện thoại:
|
(028) 3930 3279 (06 lines)
|
E-mail:
|
info@ThuVienPhapLuat.vn
|
Mã số thuế:
|
0315459414
|
|
|
TP. HCM, ngày 31/05/2021
Thưa Quý khách,
Đúng 14 tháng trước, ngày 31/3/2020, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT đã bật Thông báo này, và nay 31/5/2021 xin bật lại.
Hơn 1 năm qua, dù nhiều khó khăn, chúng ta cũng đã đánh thắng Covid 19 trong 3 trận đầu. Trận 4 này, với chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, chắc chắn chúng ta lại thắng.
Là sản phẩm online, nên 250 nhân sự chúng tôi vừa làm việc tại trụ sở, vừa làm việc từ xa qua Internet ngay từ đầu tháng 5/2021.
Sứ mệnh của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là:
sử dụng công nghệ cao để tổ chức lại hệ thống văn bản pháp luật,
và kết nối cộng đồng Dân Luật Việt Nam,
nhằm:
Giúp công chúng “…loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu…”,
và cùng công chúng xây dựng, thụ hưởng một xã hội pháp quyền trong tương lai gần;
Chúng tôi cam kết dịch vụ sẽ được cung ứng bình thường trong mọi tình huống.
THÔNG BÁO
về Lưu trữ, Sử dụng Thông tin Khách hàng
Kính gửi: Quý Thành viên,
Nghị định 13/2023/NĐ-CP về Bảo vệ dữ liệu cá nhân (hiệu lực từ ngày 01/07/2023) yêu cầu xác nhận sự đồng ý của thành viên khi thu thập, lưu trữ, sử dụng thông tin mà quý khách đã cung cấp trong quá trình đăng ký, sử dụng sản phẩm, dịch vụ của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Quý Thành viên xác nhận giúp THƯ VIỆN PHÁP LUẬT được tiếp tục lưu trữ, sử dụng những thông tin mà Quý Thành viên đã, đang và sẽ cung cấp khi tiếp tục sử dụng dịch vụ.
Thực hiện Nghị định 13/2023/NĐ-CP, chúng tôi cập nhật Quy chế và Thỏa thuận Bảo về Dữ liệu cá nhân bên dưới.
Trân trọng cảm ơn Quý Thành viên.
Tôi đã đọc và đồng ý Quy chế và Thỏa thuận Bảo vệ Dữ liệu cá nhân
Tiếp tục sử dụng
Cảm ơn đã dùng ThuVienPhapLuat.vn
- Bạn vừa bị Đăng xuất khỏi Tài khoản .
-
Hiện tại có đủ người dùng cùng lúc,
nên khi người thứ vào thì bạn bị Đăng xuất.
- Có phải do Tài khoản của bạn bị lộ mật khẩu
nên nhiều người khác vào dùng?
- Hỗ trợ: (028) 3930.3279 _ 0906.229966
- Xin lỗi Quý khách vì sự bất tiện này!
Tài khoản hiện đã đủ người
dùng cùng thời điểm.
Quý khách Đăng nhập vào thì sẽ
có 1 người khác bị Đăng xuất.
Tài khoản của Quý Khách đẵ đăng nhập quá nhiều lần trên nhiều thiết bị khác nhau, Quý Khách có thể vào đây để xem chi tiết lịch sử đăng nhập
Có thể tài khoản của bạn đã bị rò rỉ mật khẩu và mất bảo mật, xin vui lòng đổi mật khẩu tại đây để tiếp tục sử dụng
|
|