ỦY BAN NHÂN
DÂN
TỈNH BÌNH DƯƠNG
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
3453/QĐ-UBND
|
Bình Dương,
ngày 11 tháng 12 năm 2012
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI
KHÍ HẬU CỦA TỈNH BÌNH DƯƠNG GIAI ĐOẠN 2013 - 2015, 2016 - 2020, 2021 - 2030
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy
ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Quyết định số 158/2008/QĐ-TTg ngày 02
tháng 12 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình mục
tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu;
Căn cứ Quyết định số 135/2009/QĐ-TTg ngày 04
tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế quản lý, điều hành
thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia;
Căn cứ Quyết định số 1781/QĐ-TTg ngày 24
tháng 9 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ sung kinh phí năm 2010 cho
các Bộ, địa phương để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến
đổi khí hậu;
Căn cứ Quyết định số 2139/QĐ-TTg ngày
05/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược quốc gia về biến
đổi khí hậu;
Căn cứ Quyết định số 1183/QĐ-TTg ngày
30/8/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc
gia ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2012 - 2015;
Căn cứ Quyết định số 1474/QĐ-TTg ngày
05/10/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch hành động quốc gia
về biến đổi khí hậu giai đoạn 2012 - 2020;
Căn cứ Công văn số 3815/BTNMT-KTTVBĐKH ngày
13 tháng 10 năm 2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn xây dựng
kế hoạch hành động ứng phó với với biến đổi khí hậu;
Căn cứ Công văn số 3761/BTNMT-KTTVBĐKH ngày
05/10/2012 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn xây dựng kế hoạch thực
hiện Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2013
- 2015
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi
trường tại Tờ trình số 535/TTr-STNMT ngày 30/11/2012,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Phê duyệt Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí
hậu của tỉnh Bình Dương giai đoạn 2012 - 2030 (sau đây gọi tắt là Kế hoạch), với
những nội dung chủ yếu sau đây:
1. Tên và
cơ quan quản lý Kế hoạch:
a) Tên Kế hoạch: Kế hoạch
hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của tỉnh Bình Dương giai đoạn 2013 -
2015, 2016 - 2020, 2021 - 2030 (sau đây gọi tắt là Kế hoạch).
b) Cơ quan quản lý Kế hoạch:
Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Dương.
2. Mục
tiêu của Kế hoạch:
a) Mục tiêu chung:
- Mục tiêu chiến lược của Kế
hoạch là đánh giá được mức độ tác động của biến đổi khí hậu đối với các lĩnh vực,
ngành ở tỉnh Bình Dương trong từng giai đoạn và xây dựng được kế hoạch hành động
có tính khả thi để ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu cho từng giai đoạn ngắn
hạn và dài hạn.
- Phát huy năng lực của toàn
tỉnh, tiến hành đồng thời các giải pháp thích ứng với tác động của biến đổi khí
hậu và giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, bảo đảm an toàn tính mạng người dân và
tài sản, nhằm mục tiêu phát triển bền vững.
- Tăng cường năng lực thích ứng
với biến đổi khí hậu của con người và các hệ thống tự nhiên, phát triển ngành
kinh tế các-bon thấp nhằm bảo vệ và nâng cao chất lượng cuộc sống, bảo đảm an
ninh và phát triển bền vững trong bối cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu; tích cực
cùng cộng đồng nhân dân địa phương và trong nước giảm nhẹ những tác động lên bầu
khí quyển gây biến đổi khí hậu.
b) Mục tiêu cụ thể:
- Nâng cao năng lực quản lý
của cán bộ các cấp về các vấn đề liên quan đến biến đổi khí hậu bằng các buổi tập
huấn, hội thảo, các tài liệu. Nâng cao nhận thức, các biện pháp ứng phó biến đổi
khí hậu, từ đó người dân có thêm kiến thức về phòng chống lụt bão và ý thức hơn
trong bảo vệ môi trường.
- Điều chỉnh, bổ sung kế hoạch
hành động phù hợp với tình hình của địa bàn tỉnh Bình Dương.
- Đưa ra được khu vực cần
nâng cấp, khu vực nào cần đầu tư hệ thống đê bao, xác định sông, kênh mương, suối
trên địa bàn tỉnh cần nạo vét, khai thông dòng chảy giảm nhẹ, xử lý triệt để
các khu vực ngập cục bộ do thoát nước kém nhằm ứng phó với tình trạng ngập lụt
do biến đổi khí hậu.
- Đề xuất các giải pháp quản
lý, bảo vệ tài nguyên rừng.
- Nâng cao khả năng cứu hộ,
cứu nạn, phòng chống thiên tai.
- Nâng cao nhận thức người
dân trong việc sử dụng tiết kiệm các nguồn năng lượng. Giảm thiểu phát thải khí
CO2 trong sinh hoạt đô thị.
- Quy hoạch cao độ nền và
thoát nước mặt đô thị cho tỉnh Bình Dương.
- Xây dựng hoàn chỉnh hệ thống
đê bao ngăn mặn, chống ngập cho các địa phương có nguy cơ nhiễm mặn và ngập lụt
cao do biến đổi khí hậu. Giảm thiểu, khắc phục tình trạng ngập lụt bằng công
tác nạo vét, khai thông dòng chảy sông suối, kênh mương trên địa bàn tỉnh Bình
Dương.
- Quản lý, khai thác sử dụng
và bảo vệ tài nguyên nước tỉnh Bình Dương.
- Quy hoạch vùng sản xuất
nông nghiệp, thủy sản và giống cây trồng thích ứng biến đổi khí hậu.
- Đánh giá tác động của biến
đổi khí hậu đến hạn hán. Đánh giá ảnh hưởng của hạn hán đến kinh tế xã hội.
- Sử dụng hợp lý nguồn tài
nguyên không tái tạo. Tăng cường sử dụng các nguồn nguyên liệu thay thế giảm
thiểu phát thải khí nhà kính.
- Xây dựng đô thị mới theo
hướng đô thị xanh thân thiện với môi trường. Giảm thiểu ô nhiễm môi trường và
phát thải khí nhà kính.
- Quy hoạch lại tình hình sử
dụng đất trong điều kiện biến đổi khí hậu. Tăng cường khả năng phòng chống
thiên tai dựa vào mục đích sử dụng đất.
- Đánh giá tác động của biến
đổi khí hậu đến ngành du lịch tỉnh Bình Dương. Đề xuất các giải pháp ứng phó.
- Nâng cao khả năng cảnh báo
thiên tai bằng việc đầu tư trang thiết bị hiện đại.
- Thiết kế mô hình mẫu chuẩn
cho hệ thống biến đổi năng lượng mặt trời áp dụng cho hộ gia đình với công suất
đến 2.5kW, bao gồm hệ thống pin mặt trời và hệ thống bộ biến đổi kết hợp hệ thống
điều khiển đóng ngắt tối ưu.
- Thiết kế, thi công lắp đặt
mô hình mẫu chuẩn cho hệ thống biến đổi năng lượng mặt trời áp dụng cho Sở Công
Thương tỉnh Bình Dương, bao gồm hệ thống pin mặt trời và hệ thống bộ biến đổi kết
hợp hệ thống điều khiển đóng ngắt tối ưu với công suất đến 15kW.
- Cung cấp nguồn nước sạch
phục vụ sinh hoạt, đời sống cho người dân khu vực nguồn nước bị nhiễm mặn hoặc
khan hiếm nguồn nước.
- Đưa ra các chính sách ứng
phó với biến đổi khí hậu liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp. Hỗ trợ người dân
vay vốn, học nghề, chuyển đổi nghề nghiệp trong nông nghiệp.
- Đánh giá tác động của biến
đổi khí hậu đến các công trình hồ chứa trên địa bàn tỉnh. Đề xuất các biện pháp
thích ứng.
- Phát triển các hệ thống
thiết bị sử dụng năng lượng mặt trời. Đưa vào ứng dụng phổ biến trong doanh
nghiệp và đời sống nhân dân.
- Rà soát, đánh giá hiệu quả
các dự án ưu tiên đã thực hiện trong Kế hoạch hành động ứng phó biến đổi khí hậu
của tỉnh. Đề xuất dự án ưu tiên trong giai đoạn tiếp theo.
- Nâng cấp một số hồ chứa nước
phục vụ sinh hoạt và công tác sản xuất nông nghiệp của nhân dân.
3. Đối tượng
và phạm vi địa bàn thực hiện Kế hoạch:
Kế hoạch được triển khai thực
hiện tại các sở, ngành và cấp huyện, cấp xã trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
4. Thời
gian thực hiện: Từ năm 2013 đến hết năm 2030, được chia làm 03
giai đoạn: 2013 - 2015, 2016 - 2020, 2021 - 2030
5. Nội
dung, nhiệm vụ chủ yếu của Kế hoạch:
Tổ chức thực hiện các dự án
ưu tiên phi công trình và công trình nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu các giai
đoạn 2013 - 2015, 2016 - 2020, 2021 - 2030, như sau:
a) Giai đoạn 2013 - 2015:
- Xây dựng chương trình, tài
liệu, tổ chức các lớp tập huấn, các tác động của biến đổi khí hậu, các giải
pháp ứng phó với biến đổi khí hậu của tỉnh cho cán bộ các sở ban ngành, huyện,
thị, thành phố, xã phường, thị trấn.
- Thiết lập hệ thống thông
tin nhằm cung cấp thông tin, dự báo, giải đáp các vấn đề về biến đổi khí hậu
vào trang Web của Sở Tài nguyên và Môi trường.
- Tuyên truyền để người dân
nhận thức được những tác động bất lợi của biến đổi khí hậu tới các ngành kinh tế.
- Tổ chức các lớp tập huấn,
hoạt động truyền thông nhằm nâng cao năng lực cộng đồng phòng chống thiên tai,
thích ứng biến đổi khí hậu.
- Cập nhật kịch bản biến đổi
khí hậu và nước biển dâng theo các kết quả nghiên cứu mới nhất.
- Nghiên cứu, bổ sung, điều
chỉnh kế hoạch hành động phù hợp cho giai đoạn sắp tới.
- Xác định những khu vực
chưa có đê bao hoặc đã có nhưng bị hư hỏng cần tiến hành sửa chữa, nâng cấp
trong thời gian tới; xác định sông, kênh mương, suối, khu vực cần nạo vét và tần
suất nạo vét, khu vực có dòng chảy chậm gây ngập lụt cục bộ trên địa bàn tỉnh cần
nạo vét, khai thông dòng chảy.
- Xây dựng giải pháp bảo vệ
hệ sinh thái.
- Tập huấn về phòng chống
thiên tai cho cộng đồng.
- Nghiên cứu các giải pháp
tiết kiệm năng lượng trong sinh hoạt đô thị nhằm giảm thiểu phát thải CO2; triển
khai thí điểm cuộc vận động xây dựng mô hình sử dụng năng lượng tiết kiệm trong
mỗi hộ gia đình.
- Phân tích tổng hợp đánh
giá địa hình, địa chất công trình, xác định cốt xây dựng khống chế của từng khu
vực xây dựng cụ thể và các đường chính cấp đô thị tỉnh Bình Dương trước sự tác
động của biến đổi khí hậu.
- Nâng cấp, sửa chữa đê bao
hiện có, xây dựng mới hệ thống đê bao nhằm chống ngập, ngăn mặn: Dự án nâng cấp
đê bao Rạch Miễu - Vĩnh Bình, thị xã Thuận An.
- Đầu tư nạo vét, mở rộng
gia cố các trục tiêu thoát nước như: Suối Cái huyện Tân Uyên, Chòm Sao Suối Đờn,
Suối Giữa…. .
- Nạo vét khai thông rạch
Sơn, rạch Cầu Đình trên địa bàn thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương.
- Nạo vét khai thông suối
Xuy - Nô, Suối Bà Và, Suối Dứa trên địa bàn huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương
b) Giai đoạn 2016 - 2020:
- Quy hoạch tài nguyên nước
tỉnh Bình Dương đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030 dưới tác động của biến đổi khí
hậu.
- Quy hoạch các vùng sản xuất
nông nghiệp, thủy sản và giống cây trồng thích ứng với biến đổi khí hậu. Đưa ra
các chỉ tiêu, giải pháp phát triển ngành dưới tác động của biến đổi khí hậu.
- Tập huấn về phòng chống
thiên tai cho cộng đồng.
- Khảo sát các khu vực hạn
hán trên địa bàn tỉnh. Đánh giá ảnh hưởng của hạn hán đến kinh tế xã hội. Đề xuất
giải pháp ứng phó trong điều kiện biến đổi khí hậu.
- Nghiên cứu các giải pháp
tiết kiệm năng lượng trong sinh hoạt đô thị nhằm giảm thiểu phát thải CO2; triển
khai thí điểm cuộc vận động xây dựng mô hình sử dụng năng lượng tiết kiệm trong
mỗi hộ gia đình.
- Mở rộng ứng dụng và sử dụng
các nguồn nhiên liệu như: Xăng sinh học, các nguồn nguyên liệu thay thế cho các
lĩnh vực kinh tế xã hội.
- Lập đề án quy hoạch đô thị,
nông thôn mới theo hướng đô thị xanh thân thiện với môi trường tỉnh Bình Dương
đến 2030.
- Nghiên cứu quy hoạch sử dụng
đất hợp lý giúp phòng chống thiên tai và nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp,
quy hoạch đô thị, bảo vệ rừng phòng hộ.
- Xác định những ảnh hưởng
tiềm tàng của biến đổi khí hậu đến hạ tầng kỹ thuật du lịch; phát triển du lịch
những khu vực trọng điểm.
- Nâng cấp 7 trạm đo mưa
thành trạm đo tự động.
- Xây dựng mới thêm 01 trạm
đo mực nước, lưu lượng tại sông Thị Tính đoạn qua xã Phú An, huyện Bến Cát và
phường Hiệp An, thành phố Thủ Dầu Một.
- Nghiên cứu các giải thuật
tìm kiếm điểm công suất cực đại của pin mặt trời, thiết kế tối ưu cấu hình các
bộ chuyển đổi để nâng cao hiệu suất của hệ thống biến đổi năng lượng mặt trời.
Nghiên cứu, khảo sát, đánh giá tiềm năng sử dụng năng lượng mặt trời ở tỉnh, đồng
thời đề xuất chiến lược và kế hoạch phát triển nguồn năng lượng này trong những
năm tới cho tỉnh.
- Đầu tư mở rộng nâng công
suất công trình đã có và xây dựng mới các công trình cấp nước sạch cho các khu
vực nông thôn có nguồn nước khan hiếm.
c) Giai đoạn 2021 - 2030:
- Soạn thảo, cập nhật chính
sách mới giúp người dân có cơ hội chuyển đổi nghề nghiệp trong nông nghiệp.
- Nghiên cứu, khảo sát các
công trình đập, hồ chứa hiện nay trên địa bàn tỉnh. Đánh giá tác động của biến
đổi khí hậu đến các công trình thủy lợi, hồ chứa tỉnh. Đề xuất biện pháp thích ứng.
- Tập huấn về phòng chống
thiên tai cho cộng đồng
- Nghiên cứu các giải pháp
tiết kiệm năng lượng trong sinh hoạt đô thị nhằm giảm thiểu phát thải CO2; Triển
khai thí điểm cuộc vận động xây dựng mô hình sử dụng năng lượng tiết kiệm trong
mỗi hộ gia đình.
- Phát triển các thiết bị sử
dụng năng lượng mặt trời trong sản xuất, đời sống trên địa bàn tỉnh. Đưa ra cơ
chế chính sách hỗ trợ các đơn vị nghiên cứu phát triển nguồn năng lượng này.
- Đánh giá hiệu quả các dự
án ưu tiên đã thực hiện. Cập nhật, thêm mới các dự án ưu tiên trong giai đoạn
2020 - 2040.
- Đầu tư mở rộng nâng công
suất công trình đã có và xây dựng mới các công trình cấp nước sạch cho các khu
vực nông thôn có nguồn nước khan hiếm.
- Nâng cấp và sửa chữa các hồ
chứa nội tỉnh đã có để nâng cao khả năng thích ứng trong điều kiện biến đổi khí
hậu.
6. Tổng
kinh phí thực hiện Kế hoạch:
Tổng kinh phí dự kiến thực
hiện Kế hoạch: 1.958,076 tỷ đồng (Một ngàn chín trăm năm mươi tám tỷ, không
trăm bảy mươi sáu triệu đồng), trong đó:
- Giai đoạn 2013 - 2015: Kinh
phí thực hiện là 1.676,976 tỷ đồng; trong đó: Ngân sách Trung ương 3 tỷ đồng và
ngân sách tỉnh 1.673,976 tỷ đồng (trong đó: Dự án số 8 đã được Ủy ban nhân
dân tỉnh phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật tại Quyết định số 2581/QĐ-UBND ngày
09/9/2011 và theo Kế hoạch bảo vệ môi trường tỉnh Bình Dương giai đoạn
2011-2015 đã được Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành tại Quyết định số 181/QĐ-UBND
ngày 17/01/2011, với tổng kinh phí 1.652,776 tỷ đồng).
- Giai đoạn 2016 - 2020:
Kinh phí thực hiện là 126,6 tỷ đồng; nguồn vốn: Ngân sách tỉnh + Ngân sách
Trung ương Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu.
- Giai đoạn 2021 - 2030:
kinh phí thực hiện là 154,5 tỷ đồng; nguồn vốn: Ngân sách tỉnh + Ngân sách
trung ương Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu.
7. Các dự
án ưu tiên phi công trình và công trình thuộc Kế hoạch:
Đính kèm theo Kế hoạch Danh
mục các dự án ưu tiên ứng phó với biến đổi khí hậu tỉnh Bình Dương, giai đoạn
2013 - 2015, 2016 - 2020, 2021 - 2030.
8. Nguồn
lực tài chính:
a) Nguồn lực tài chính:
- Ngân sách nhà nước cấp
hàng năm cho Chương trình mục tiêu quốc gia;
- Nhà nước tạo cơ sở pháp lý
khuyến khích sự tham gia của các thành phần kinh tế, các tổ chức trong và ngoài
nước đầu tư cho việc ứng phó với biến đổi khí hậu, đồng thời huy động sự đóng
góp của cộng đồng trong và ngoài nước;
- Phối hợp lồng ghép với các
chương trình, dự án khác để thu hút thêm nguồn vốn đầu tư;
- Các dự án và các hoạt động
đầu tư thuộc Kế hoạch sẽ được xem xét, miễn giảm thuế theo các quy định của pháp
luật.
b) Cơ chế tài chính:
Trình tự lập kế hoạch và dự
toán ngân sách hàng năm để thực hiện Kế hoạch, giao và phân bổ chi tiết kế hoạch,
quản lý, thanh toán, quyết toán vốn thực hiện theo quy định hiện hành về quản
lý, điều hành thực hiện các chương trình mục tiêu Quốc gia.
9. Các giải
pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch:
a) Thông tin - Giáo dục -
truyền thông:
- Truyền thông trực tiếp:
Thông qua các hình thức như hội thảo, hội nghị, tập huấn, các khóa tập huấn;
các cuộc thi theo chủ đề; Giờ trái đất ….
- Truyền thông gián tiếp:
Thông qua các hình thức như truyền hình, phát thanh, báo, tạp chí, Website,
panô, áp phích, tờ rơi...
- Nâng cao trách nhiệm của
chính quyền, ban ngành, đoàn thể các cấp trong tổ chức thực hiện Kế hoạch.
b) Phát triển nguồn nhân lực:
Tập trung công tác đào tào
và phát triển nguồn nhân lực, trong đó chú trọng đến đào tạo nâng cao năng lực
cho cán bộ công chức quản lý nhà nước các cấp.
c) Giám sát, đánh giá:
- Mục đích giám sát, đánh
giá:
+ Giám sát và đánh giá đúng
tình hình, kết quả thực hiện các mục tiêu của Kế hoạch và những tồn tại, khó
khăn cùng các nguyên nhân trong quá trình thực hiện để có biện pháp điều chỉnh
thích hợp;
+ Kiến nghị các giải pháp nhằm
phát huy những mặt tích cực, khắc phục những mặt tồn tại, giúp các cơ quan hoạch
định chính sách phát triển có đủ thông tin thực tế để hoàn thiện và điều chỉnh
chính sách, cơ chế thúc đẩy các hoạt động của Kế hoạch cho từng thời kỳ;
+ Cung cấp thông tin về tiến
độ và kết quả thực hiện các chỉ tiêu của Kế hoạch, giúp hoàn thiện nguồn thông
tin và hệ thống số liệu thống kê về Kế hoạch.
- Nội dung giám sát, đánh
giá:
+ Giám sát, đánh giá việc
huy động và phân bổ các nguồn lực cho các mục tiêu của Kế hoạch (đầu vào): Kết
quả và hiệu quả sử dụng các nguồn lực;
+ Giám sát, đánh giá việc thực
hiện các chỉ tiêu của Kế hoạch (đầu ra): Kết quả và mức độ thực hiện;
+ Giám sát, đánh giá việc
xây dựng và thực hiện cơ chế, chính sách của Kế hoạch: Sự tuân thủ và tác động của
các chính sách, cơ chế đối với việc thực hiện các mục tiêu và chỉ tiêu của Kế
hoạch;
+ Giám sát, đánh giá việc thực
hiện các mục tiêu của Kế hoạch của các đơn vị, lĩnh vực, địa phương: Kết quả và
mức độ thực hiện;
+ Phát hiện những mặt mạnh,
mặt yếu, những thiếu sót và những thách thức cũng như các cơ hội trong thực hiện
các mục tiêu và chỉ tiêu của Kế hoạch. Theo đó, chỉ ra những nguyên nhân và kiến
nghị cách thức, phương hướng khắc phục hoặc phát huy;
+ Hàng năm, các cơ quan, đơn
vị tham gia thực hiện Kế hoạch phải đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ năm trước
và đề xuất kế hoạch, chương trình thực hiện năm tiếp theo và gửi về thường trực
Ban Chỉ đạo để tổng hợp báo cáo Ban Chỉ đạo xem xét, quyết định.
- Quy định cụ thể về giám
sát, đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch:
Việc giám sát, đánh giá kết
quả thực hiện các mục tiêu của Kế hoạch được thực hiện như sau:
Cấp tỉnh:
+ Các sở, ban, ngành có
trách nhiệm báo cáo tình hình triển khai thực hiện Kế hoạch định kỳ hàng năm với
Ban Chỉ đạo thông qua thường trực Ban Chỉ đạo;
+ Sở Tài nguyên và Môi trường
- Thường trực Ban Chỉ đạo có trách nhiệm quản lý, lưu giữ thông tin do Ủy ban
nhân dân cấp huyện (huyện, thị, thành phố), các sở, ban, ngành báo cáo;
kiểm tra, hướng dẫn các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện gửi báo cáo
theo đúng định kỳ; kiểm tra nguồn số liệu và độ tin cậy của các số liệu; chuẩn
bị các báo cáo định kỳ gửi Ban Chỉ đạo để trình Ủy ban nhân dân tỉnh.
Cấp huyện:
+ Phòng Tài nguyên và Môi
trường là đơn vị thường trực của Ủy ban nhân dân cấp huyện; chịu trách nhiệm quản
lý, lưu giữ những số liệu, thông tin liên quan; kiểm tra, hướng dẫn các phòng,
ban, đơn vị có liên quan cấp huyện gửi báo cáo đúng định kỳ. Tổng hợp thông
tin, xây dựng báo cáo định kỳ hàng năm để gửi đến Ủy ban nhân dân cấp huyện;
+ Ủy ban nhân dân cấp huyện
phê duyệt và gửi báo cáo định kỳ về cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo.
10. Tổ
chức thực hiện:
a) Điều hành quản lý, thực
hiện Kế hoạch:
- Ban chỉ đạo thực hiện Kế
hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu tỉnh Bình Dương thành lập theo Quyết
định số 1938/QĐ-UBND ngày 06/7/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm chỉ
đạo, triển khai thực hiện những nhiệm vụ có liên quan đến ứng phó với biến đổi
khí hậu tỉnh Bình Dương.
- Tổ chuyên viên giúp việc
Ban chỉ đạo thành lập theo Quyết định số: 463/QĐ- BCĐ.BĐKH ngày 28 tháng 7 năm
2011 của Trưởng ban chỉ đạo có trách nhiệm giúp cho Ban chỉ đạo thực hiện Kế hoạch
hành động ứng phó với biến đổi khí hậu tỉnh Bình Dương, triển khai thực hiện những
nhiệm vụ có liên quan đến ứng phó với biến đổi khí hậu tỉnh Bình Dương.
b) Trách nhiệm của Sở Tài
nguyên và Môi trường:
- Là cơ quan quản lý Kế hoạch;
phối hợp với các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện, xã quản lý và thực
hiện Kế hoạch;
- Chủ trì, hướng dẫn và phối
hợp với các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện, xã tổ chức triển khai thực
hiện Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu tỉnh Bình Dương giai đoạn
2013 - 2015, 2016 - 2020, 2021 - 2030.
- Tổng hợp, xây dựng kế hoạch
và dự toán ngân sách hàng năm của Kế hoạch, gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài
chính để tổng hợp chung theo quy định của Luật Ngân sách; định kỳ hàng năm tổng
hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Trưởng ban chỉ đạo thực hiện Kế hoạch hành
động ứng phó với biến đổi khí hậu tỉnh Bình Dương, đề xuất giải quyết những
phát sinh trong quá trình thực hiện.
c) Trách nhiệm của các sở,
ban, ngành:
- Thực hiện quản lý nhà nước
theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
- Triển khai thực hiện các nội
dung, nhiệm vụ của các dự án theo Danh mục các dự án ưu tiên ứng phó với biến đổi
khí hậu tỉnh Bình Dương, giai đoạn 2013 - 2015, 2016 - 2020, 2021 - 2030.
- Các sở, ban, ngành liên
quan đến việc thực hiện Kế hoạch chịu trách nhiệm rà soát, xây dựng, hướng dẫn
thực hiện cơ chế, chính sách để đảm bảo mục tiêu ứng phó với biến đổi khí hậu,
đồng thời chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch đúng mục tiêu, hiệu
quả.
- Tiếp thu ý kiến các sở,
ban, ngành liên quan khẩn trương hoàn thiện, thẩm định, phê duyệt và tổ chức
triển khai thực hiện các dự án phân công chủ trì theo quy định.
d) Ủy ban nhân dân cấp huyện:
Tổ chức triển khai thực hiện
các nội dung của Kế hoạch thuộc phạm vi quản lý của địa phương, chủ động huy động
thêm các nguồn lực để thực hiện; báo cáo định kỳ về tình hình triển khai thực
hiện Kế hoạch; chịu trách nhiệm về việc sử dụng các nguồn vốn đúng mục tiêu đảm
bảo hiệu quả và tránh thất thoát.
Điều 2.
Cơ chế quản lý điều hành Kế hoạch
Cơ chế quản lý và điều hành
Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu tỉnh Bình Dương giai đoạn 2013 -
2015, 2016 - 2020, 2021 - 2030 thực hiện theo Quyết đinh số 135/2009/QĐ-TTg
ngày 04/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế quản lý, điều hành thực
hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia; Quyết định số: 1938/QĐ-UBND ngày
06/7/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc thành lập Ban chỉ đạo thực hiện Kế
hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu tỉnh Bình Dương và các quy định hiện
hành khác có liên quan.
Điều 3.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các sở,
ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị, thành phố; Thành viên Ban
chỉ đạo thực hiện Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu tỉnh Bình
Dương; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách
nhiệm thi hành Quyết định này, kể từ ngày ký./.
|
TM. ỦY BAN
NHÂN DÂN
KT.CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Trần Văn Nam
|