ỦY BAN
NHÂN DÂN
TỈNH LAI CHÂU
-------
|
CỘNG HÒA
XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 463/QĐ-UBND
|
Lai
Châu, ngày 21 tháng 4 năm 2016
|
QUYẾT
ĐỊNH
PHÊ
DUYỆT KẾ HOẠCH PHÒNG, CHỐNG BỆNH LỞ MỒM LONG MÓNG GIA SÚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LAI
CHÂU GIAI ĐOẠN 2016-2020
CHỦ TỊCH
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LAI CHÂU
Căn cứ Luật Tổ chức
HĐND và UBND ngày 26/11/2003; Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày
19/6/2015;
Căn cứ Luật Thú y
ngày 19/6/2015; Pháp lệnh Thú y năm 2004, Nghị định số 33/2005/NĐ-CP ngày
15/3/2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh
Thú y;
Căn cứ Quyết định số
476/QĐ-BNN-TY ngày 17/02/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT phê duyệt
chương trình quốc gia khống chế bệnh Lở mồm long móng giai đoạn 2016 -2020;
Công văn số 1395/BNN-TY ngày 25/02/2016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc bố
trí và tổ chức triển khai Chương trình Quốc gia phòng chống bệnh LMLM giai đoạn
2016 - 2020;
Căn cứ Quyết định số
29/2013/QĐ-UBND ngày 29/10/2013 của UBND tỉnh Lai Châu ban hành quy định về
thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh
Lai Châu giai đoạn 2014 - 2016;
Xét đề nghị của Giám
đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tại Tờ trình số 254 /TTr-SNN ngày 15/4/2016,
QUYẾT
ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Kế hoạch phòng, chống bệnh
Lở mồm long móng (LMLM) gia súc trên địa bàn tỉnh Lai Châu giai đoạn 2016-2020.
Điều
2.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Chánh
Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và PTNT, Tài chính, Kế hoạch
và Đầu tư; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh
và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định
này./.
Nơi nhận:
-
Như Điều 2;
-
Bộ Nông nghiệp và PTNT;
- TT. Tỉnh ủy, HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, PCT. UBND tỉnh (PTK);
- Lưu: VT, NLN.
|
KT. CHỦ
TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lê
Trọng Quảng
|
KẾ
HOẠCH
PHÒNG,
CHỐNG BỆNH LỞ MỒM LONG MÓNG GIA SÚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LAI CHÂU GIAI ĐOẠN 2016 -
2020
(Ban
hành Kèm theo Quyết định số: 463/QĐ-UBND ngày 21/4/2016 của Chủ
tịch UBND tỉnh Lai Châu)
I. MỤC
ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
Chủ động triển khai
công tác phòng, chống bệnh Lở mồm long móng (LMLM) gia súc trên địa bàn tỉnh
Lai Châu theo “Chương trình Quốc gia phòng, chống bệnh Lở mồm long móng giai
đoạn 2016-2020”, trong đó tập trung vào công tác tiêm vắc xin phòng
bệnh LMLM, lấy mẫu giám sát nhằm duy trì bảo hộ miễn dịch cho vật nuôi; kịp
thời phát hiện, ngăn chặn dịch bệnh tái phát lây lan; khống chế và đẩy
lùi, tiến tới thanh toán dịch bệnh, bảo vệ đàn gia súc, sức khỏe người dân và
giữ gìn môi trường sinh thái.
2. Yêu cầu
Công tác phòng, chống dịch bệnh LMLM
gia súc phải được coi là nhiệm vụ thường xuyên của các cấp ủy Đảng, Chính quyền
và trách nhiệm của toàn dân. Công tác tiêm phòng vắc xin được Nhà nước hỗ trợ,
cùng với việc huy động nguồn lực, nhân lực của các địa phương tham gia. Tập trung
chỉ đạo nhanh gọn, kiên quyết đúng thời gian, đúng đối tượng,
đúng kỹ thuật đảm
bảo an toàn và đạt kết quả cao.
Lấy mẫu giám sát phát
hiện bệnh, giám sát chủ động phát hiện và xác định tỷ lệ lưu hành vi rút LMLM,
giám sát huyết thanh học sau tiêm phòng kịp thời, nhanh chóng để có điều chỉnh
vắc xin, công tác tiêm phòng phù hợp.
Đảm bảo an toàn cho
những người trực tiếp tham gia tiêm phòng, những người có liên quan phục vụ tiêm
phòng; chủ động các phương án xử lý khi có dịch xảy ra.
II. NỘI DUNG
1. Công tác tiêm
phòng vắc xin
a) Đối tượng và phạm
vi tiêm phòng
-
Đối tượng: Trâu, bò, bê, nghé (từ 2 tuần tuổi trở lên).
-
Phạm vi tiêm phòng: 108/108 xã, phường, thị trấn của 8/8 huyện, thành phố trong
tỉnh, trong đó:
+
Vùng khống chế: 84 xã, phường, thị trấn của 05 huyện (Mường Tè, Nậm Nhùn, Phong
Thổ, Sìn Hồ, Than Uyên) và thành phố Lai Châu.
+
Vùng đệm: 24 xã, thị trấn của huyện Tam Đường và Tân Uyên.
b)
Số lượng gia súc phải tiêm và nhu cầu vắc xin
-
Tổng đàn gia súc (trâu, bò) năm 2016 là 116.040 con (vùng khống chế: 83.727
con; vùng đệm: 32.313 con); đến năm 2020 ước khoảng 127.700 con (vùng khống
chế: 93.610 con; vùng đệm: 34.090 con).
-
Tổng nhu cầu vắc xin trong giai đoạn 2016 - 2020 dự kiến khoảng 1.085.000 liều
(số lượng thực tế thực hiện theo số liệu thống kê đàn trâu, bò của hàng năm).
Số lượng gia súc được tiêm đạt trên 80%/tổng đàn, tỷ lệ hao hụt vắc xin ≤
5%/tổng vắc xin cấp.
(Chi
tiết tại Phụ lục kèm theo)
c) Loại vắc xin sử
dụng và quy trình tiêm phòng
Căn cứ kết quả giám sát lưu hành vi
rút LMLM trên địa bàn tỉnh và các tỉnh lân cận; hướng dẫn chủng loại vắc xin sử
dụng tiêm phòng trong Chương trình của Cục Thú y, Bộ Nông nghiệp và PTNT sử
dụng loại vắc xin cho phù hợp.
Quy trình tiêm phòng thực hiện theo
hướng dẫn của Cục Thú y, Bộ Nông nghiệp và PTNT và hướng dẫn của nhà sản xuất.
Riêng năm 2016, thực hiện tiêm phòng vắc xin LMLM đơn giá tyb O.
d) Thời gian tiêm
phòng
Bảo đảm 02 lần tiêm phòng trong năm,
mỗi lần cách nhau 6 tháng, cụ thể:
- Đợt 1: Tháng 3 - 4.
- Đợt 2: Tháng 9 - 10.
(riêng năm 2016 thực
hiện sau khi có Kế hoạch được UBND tỉnh phê duyệt).
đ) Lực lượng tham gia
tiêm phòng
Huy động mọi lực
lượng từ nhân viên Thú y xã, thú y viên thôn, bản, trưởng thôn, bản, cán bộ thú
y cơ sở đến cán bộ kỹ thuật Trạm Thú y; người trực tiếp tham gia tiêm phòng
phải khỏe mạnh, không mắc bệnh truyền nhiễm, phải được tập huấn, được trang bị
bảo hộ lao động cần thiết.
e) Các công tác khác
phục vụ cho công tác tiêm vắc xin
Đảm bảo thực hiện
nghiêm ngặt quy trình bảo quản, vận chuyển, sử dụng vắc xin từ đơn vị cung ứng
tới khi tiêm phòng cho đàn gia súc.
2. Giám sát dịch bệnh
và lưu hành vi rút
- Thực hiện giám sát
lâm sàng phát hiện dịch bệnh và giám sát chủ động phát hiện, xác định tỷ lệ lưu
hành vi rút LMLM; riêng năm 2016, thực hiện giám sát theo Kế hoạch số 1440/KH-UBND
ngày 21/9/2015 của UBND tỉnh Lai Châu về việc phòng, chống dịch bệnh động vật
trên địa bàn tỉnh Lai Châu năm 2016.
- Thực hiện giám sát
huyết thanh học sau tiêm phòng theo Quyết định số 476/QĐ-BNN-TY ngày 17/02/2016
của Bộ Nông nghiệp và PTNT và hướng dẫn của Cục Thú y.
3. Thông tin, tuyên
truyền, tập huấn
Tăng cường công tác
thông tin, tuyên truyền nâng cao nhận thức cho Nhân dân về sự nguy hiểm, những
biện pháp phòng, chống dịch LMLM.
Tổ chức tập huấn nâng
cao trình độ đội ngũ thú y viên cơ sở, người trực tiếp tham gia tiêm phòng khi
triển khai Kế hoạch và khi có sự thay đổi về chủng vi rút gây bệnh mới, chủng
loại vắc xin tiêm phòng, lực lượng tham gia tiêm phòng.
Tăng cường nắm bắt và
triển khai đồng bộ các biện pháp phòng, chống bệnh LMLM khu vực biên giới.
4. Công tác
chống dịch bệnh (nếu xảy ra)
Khi phát hiện ổ dịch bệnh LMLM xảy ra
phải kịp thời bao vây, khống chế, dập tắt ổ dịch ngay trong diện hẹp theo các
quy định của pháp luật, hướng dẫn của Cục Thú y - Bộ Nông nghiệp và PTNT và Chỉ
đạo của UBND tỉnh.
III. KINH PHÍ
VÀ NGUỒN KINH PHÍ
1. Kinh phí thực hiện
- Đối với kinh phí mua vắc xin từ
nguồn ngân sách Trung ương đảm bảo: Thực hiện theo ngân sách Trung ương bố trí
hàng năm.
- Đối với các nội dung còn lại: Hàng
năm trên cơ sở nguồn kinh phí ngân sách Trung ương bố trí, tình hình dịch bệnh,
số lượng trâu, bò trong diện tiêm phòng và các nội dung chi khác có liên quan,
Sở Nông nghiệp & PTNT chủ trì xây dựng dự toán chi tiết gửi Sở Tài chính
thẩm định, báo cáo UBND tỉnh xem xét cân đối bố trí.
- Đối với kinh phí phục vụ công tác
giám sát dịch bệnh và lưu hành vi rút; kinh phí thực hiện thông tin, tuyên
truyền và tập huấn thực hiện theo Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh động vật trên
địa bàn tỉnh hằng năm được UBND tỉnh phê duyệt.
- Đối với kinh phí chống dịch (nếu
có): Kinh phí hỗ trợ tiêu hủy gia súc mắc bệnh, gia súc chết do bệnh hoặc do
phản ứng sau khi tiêm phòng vắc xin thực hiện theo Quyết định số
719/2008/QĐ-TTg ngày 05/6/2008 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ
phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm; Quyết định số 1442/QĐ-TTg ngày
23/8/2011 của Thủ tướng Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết
định số 719/2008/QĐ-TTg ngày 05/6/2008 về chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch
bệnh gia súc, gia cầm; Thông tư số 80/2008/TT-BTC ngày 18/9/2008 của Bộ Tài
chính hướng dẫn chế độ tài chính để phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và
các quy định hiện hành của pháp luật hoặc các văn bản sửa đổi, bổ sung.
2. Nguồn kinh phí
a) Nguồn kinh phí Trung ương: Ngân
sách Trung ương hỗ trợ địa phương mua vắc xin LMLM để tiêm phòng đối với đàn
trâu, bò trong vùng khống chế (gồm Thành phố Lai Châu, 05 huyện: Mường Tè, Nậm
Nhùn, Sìn Hồ, Phong Thổ và Than Uyên).
b) Nguồn kinh phí địa phương: Ngân
sách tỉnh bảo đảm hỗ trợ kinh phí mua vắc xin LMLM để tiêm phòng đối với đàn
trâu, bò trong vùng đệm (gồm 02 huyện: Tam Đường, Tân Uyên); trả công tiêm
phòng vắc xin trên địa bàn toàn tỉnh (cả vùng khống chế và vùng đệm); kinh phí
tổ chức triển khai thực hiện tiêm phòng vắc xin; vật tư, trang thiết bị phục vụ
công tác tiêm phòng, lấy mẫu giám sát; kinh phí xét nghiệm mẫu giám sát; kinh
phí tập huấn cho lực lượng tham gia tiêm vắc xin.
IV. TỔ CHỨC
THỰC HIỆN
1. Sở Nông nghiệp và
PTNT
- Hàng năm, chủ động thống kê số
lượng gia súc của tỉnh thuộc diện tiêm phòng theo Kế hoạch; tổng hợp
nhu cầu hàng năm của tỉnh về số lượng, chủng loại vắc xin sử dụng
trong Kế hoạch (trường hợp có thay đổi tyb vi rút gây bệnh LMLM hoặc thay
đổi về số lượng trâu, bò thì tổng hợp nhu cầu đột xuất về số lượng và chủng
loại vắc xin), gửi Cục Thú y - Bộ Nông nghiệp & PTNT.
- Căn cứ Kế hoạch này, hàng năm xây
dựng dự toán chi tiết gửi Sở Tài chính thẩm định, báo cáo UBND tỉnh cân đối, bố
trí để triển khai thực hiện.
- Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc
triển khai Kế hoạch, đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật và tiến độ đề ra, kịp thời
giải quyết phát sinh liên quan đến chuyên môn, kỹ thuật để tiêm phòng đạt kết
quả cao.
- Tổ chức mua vắc xin đúng chủng loại,
yêu cầu kỹ thuật theo hướng dẫn của Cục Thú y và các quy định hiện hành; phân
bổ vắc xin cho các huyện, thành phố theo kế hoạch.
- Tổng hợp báo cáo kết quả phòng,
chống dịch bệnh LMLM về UBND tỉnh và Bộ Nông nghiệp & PTNT.
2. Sở Tài
chính
Trên cơ sở Kế hoạch này và dự toán do
Sở Nông nghiệp & PTNT xây dựng hàng năm, chủ trì tham mưu UBND tỉnh cân
đối,
bố trí đảm bảo kinh phí triển khai thực hiện Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh
LMLM trên địa bàn tỉnh Lai Châu giai đoạn 2016 - 2020.
3. UBND các
huyện, thành phố
Chỉ đạo Phòng Nông nghiệp và PTNT
(Phòng Kinh tế), Trạm Thú y, UBND các xã, phường, thị trấn tổ chức tuyên
truyền, phổ biến và triển khai thực hiện kế hoạch phòng, chống bệnh LMLM trên
địa theo Kế hoạch và hướng dẫn của Sở Nông nghiệp & PTNT; chịu trách nhiệm
về kết quả tiêm phòng vắc xin LMLM tại địa phương.
Trên đây là Kế hoạch phòng, chống dịch
bệnh LMLM gia súc trên địa bàn tỉnh Lai Châu giai đoạn 2016 - 2020; trong quá
trình triển khai thực hiện, nếu có vướng mắc yêu cầu báo cáo bằng văn bản về Sở
Nông nghiệp và PTNT (qua Chi cục Thú y) để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh xem xét
và giải quyết./.