Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 2770/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Hà Tĩnh Người ký: Nguyễn Hồng Lĩnh
Ngày ban hành: 26/10/2023 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ TĨNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2770/QĐ-UBND

Hà Tĩnh, ngày 26 tháng 10 năm 2023

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN THU GOM, VẬN CHUYỂN, XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẾN NĂM 2025 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;

Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 17/11/2020;

Căn cứ Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;

Căn cứ Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 07/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050;

Căn cứ Nghị quyết số 05/NQ-TU ngày 08/12/2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với một số lĩnh vực bảo vệ môi trường đến năm 2025 và những năm tiếp theo;

Căn cứ Quyết định số 4222/QĐ-UBND ngày 27/12/2019 của UBND tỉnh về việc phê duyệt đề cương nhiệm vụ và dự toán kinh phí lập Đề án thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh đến năm 2025 và những năm tiếp theo;

Thực hiện Văn bản số 1268-TB/TU ngày 21/5/2020 của Tỉnh ủy về việc thông báo kết luận của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về Đề án thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh đến năm 2025 và những năm tiếp theo; Thông báo số 619/TB-TU ngày 05/9/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Văn bản số 7349/BTNMT-TCMT ngày 05/11/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc điều chỉnh tiến độ đầu tư nhà máy xử lý rác tập trung; Kết luận số 94-KL/TU ngày 20/9/2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy tại Hội nghị ngày 19/9/2023;

Xét đề nghị của Sở Tài nguyên và Môi trường tại Văn bản số 1463/STNMT-MT ngày 18/4/2023, Văn bản số 2478/STNMT-MT ngày 20/6/2023; Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Văn bản số 1860/SKHĐT-DNĐT ngày 27/6/2023; thực hiện Kết luận phiên họp UBND tỉnh ngày 16/5/2023 (Thông báo số 179/TB-UBND ngày 17/5/2023 của UBND tỉnh) và Phiên họp ngày 28/8/2023 (Thông báo số 371/TB-UBND ngày 31/8/2023 của UBND tỉnh).

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh đến năm 2025 và những năm tiếp theo (có Đề án kèm theo).

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ban hành.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các sở, ngành: Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Xây dựng, Công Thương, Giao thông vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thông tin và Truyền thông, Khoa học và Công nghệ, Công an tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã; Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.


Nơi nhận:
- Như Điều 2;
- TTr: Tỉnh ủy, HĐND tỉnh;
- UBMTTQ và các đoàn thể cấp tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Các Huyện ủy, Thành ủy, Thị ủy;
- Phó VP/UB phụ trách NN;
- Trung tâm Công báo-Tin học Tỉnh;
- Lưu: VT, NL.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Hồng Lĩnh

ĐỀ ÁN

THU GOM, VẬN CHUYỂN, XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẾN NĂM 2025 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2770/QĐ-UBND ngày 26/10/2023 của Uỷ ban nhân dân tỉnh)

PHẦN MỞ ĐẦU

I. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

Kinh tế - xã hội phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng lên, theo đó lượng chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) phát sinh ngày càng nhiều với thành phần phức tạp, gây ảnh hưởng môi trường. Để giải quyết vấn đề về CTRSH, thời gian qua, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã ban hành nhiều chủ trương, cơ chế, chính sách hỗ trợ hoạt động thu gom, vận chuyển, xử lý CTRSH trên địa bàn, cụ thể: Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Nghị quyết 05/NQ-TU ngày 08/12/2017 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với một số lĩnh vực bảo vệ môi trường đến năm 2025 và những năm tiếp theo; HĐND tỉnh ban hành một số Nghị quyết về chính sách hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường giai đoạn 2018-2020 và giai đoạn 2023-2025; UBND tỉnh ban hành nhiều văn bản chỉ đạo triển khai thực hiện công tác bảo vệ môi trường nói chung và quản lý hoạt động xử lý CTRSH nói riêng. Qua đó, nhận thức và ý thức của người dân về bảo vệ môi trường, phân loại CTRSH tại nguồn từng bước được nâng lên; mạng lưới thu gom, vận chuyển CTRSH được nhân rộng, tỷ lệ CTRSH được thu gom, xử lý ngày càng tăng; việc thực hiện thu giá dịch vụ dần đi vào nề nếp, góp phần tạo việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động tại các công ty, HTX môi trường. Tuy vậy, công tác thu gom, vận chuyển, xử lý CTRSH vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế: công nghệ xử lý còn lạc hậu, vẫn còn công nghệ chôn lấp; phương tiện, thiết bị thu gom, vận chuyển còn thiếu và chưa đồng bộ; việc kêu gọi xã hội hóa đầu tư về hoạt động thu gom, xử lý CTRSH còn khó khăn, chưa thu hút được doanh nghiệp đầu tư xử lý CTRSH bằng công nghệ tiên tiến. Nhiều địa phương vẫn chưa có khu xử lý CTRSH hoặc có nhưng không đáp ứng nhu cầu xử lý CTRSH phát sinh trên địa bàn (như Đức Thọ, Hương Sơn, Hương Khê,...); tình trạng ô nhiễm môi trường do vứt rác bừa bãi, đốt hoặc chôn lấp rác tại các điểm tập kết, trung chuyển… tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, tác động xấu đến cảnh quan, đến đời sống sinh hoạt của người dân, làm phát sinh đơn thư khiếu kiện, ảnh hưởng đến an ninh trật tự tại địa phương.

Từ tình hình thực tế nêu trên, việc xây dựng Đề án thu gom, vận chuyển, xử lý CTRSH là hết sức cần thiết nhằm hạn chế tối đa tình trạng ô nhiễm môi trường do CTRSH gây ra, hình thành được các khu xử lý chất thải rắn sinh hoạt bằng công nghệ hiện đại; giảm dần và tiến tới loại bỏ các công nghệ xử lý lạc hậu; đưa hoạt động thu gom, vận chuyển, xử lý CTRSH đi vào nề nếp; góp phần thực hiện mục tiêu xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2025.

II. CĂN CỨ PHÁP LÝ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

- Luật Bảo vệ môi trường ngày 17/11/2020;

- Nghị định số 08/2022 ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;

- Chỉ thị số 41/CT-TTg ngày 01/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ về một số giải pháp cấp bách tăng cường quản lý chất thải rắn;

- Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 07/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050;

- Quyết định số 2114/QĐ-TTg ngày 16/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Thí điểm xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn nông thôn mới, giai đoạn 2021-2025”;

- Quyết định số 1363/QĐ-TTg ngày 08/11/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tỉnh Hà Tĩnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050;

- Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020-2025;

- Nghị quyết số 05/NQ-TU ngày 08/12/2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với một số lĩnh vực bảo vệ môi trường đến năm 2025 và những năm tiếp theo;

- Nghị quyết số 97/2022/NQ-HĐND ngày 16/12/2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh về một số chính sách hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường giai đoạn 2023-2025;

- Quyết định số 33/2017/QĐ-UBND ngày 30/6/2017 của UBND tỉnh quy định mức giá tối đa đối với dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh; Quyết định số 14/2021/QĐ-UBND ngày 25/3/2021 của UBND tỉnh về sửa đổi, bổ sung Điều 1 và Phụ lục 01, Phụ lục 02 kèm theo Quyết định số 33/2017/QĐ-UBND ngày 30/6/2017 của UBND tỉnh;

- Quyết định số 15/2023/QĐ-UBND ngày 01/3/2023 của UBND tỉnh về ban hành quy định quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh.

Phần thứ nhất

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THU GOM, VẬN CHUYỂN, XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

1. Thực trạng phát sinh và quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh

Theo số liệu thống kê từ các địa phương năm 2022 lượng chất thải rắn sinh hoạt (sau đây viết tắt là CTRSH) phát sinh trên địa bàn tỉnh khoảng 262.096 tấn (tương đương 718 tấn/ngày, khu vực đô thị 200 tấn/ngày chiếm 27,9%, nông thôn 517,9 tấn/ngày chiếm 72,1%), trong đó:

- Lượng CTRSH được thu gom, vận chuyển để xử lý khoảng 478 tấn/ngày đạt tỷ lệ 66,6% lượng phát sinh (tỷ lệ CTRSH nông thôn được thu gom, vận chuyển đạt 61,7%; tỷ lệ CTRSH đô thị được thu gom, vận chuyển đạt 79% lượng CTRSH phát sinh). Trong số 478 tấn CTRSH được thu gom, vận chuyển xử lý mỗi ngày thì có khoảng 427,6 tấn được vận chuyển, xử lý theo quy định (khoảng 407,3 tấn được xử lý trong địa bàn tỉnh; khoảng 20,3 tấn xử lý ngoài tỉnh) bằng 59,6% lượng CTRSH phát sinh; có 50,3 tấn thu gom nhưng xử lý không đúng quy định (đốt hoặc chôn lấp tại các điểm trung chuyển, hoặc tập kết lâu ngày tại các khu xử lý), chiếm 7% lượng CTRSH phát sinh như Hương Sơn, Hương Khê, Vũ Quang, Kỳ Anh, Đức Thọ, Nghi Xuân.

- Lượng CTRSH giảm do thực hiện phân loại, tự xử lý tại nguồn khoảng 189,7 tấn/ngày bằng 26,4% lượng CTRSH phát sinh (khu vực nông thôn giảm 30,0%, khu vực đô thị giảm 17,1% so với lượng CTRSH phát sinh).

- Có khoảng 50,4 tấn CTRSH/ngày chưa được thu gom, xử lý theo quy định (chiếm 6,7% lượng CTRSH phát sinh) (khu vực nông thôn chiếm 7,7%; khu vực đô thị chiếm 4,1%).

Về thành phần CTRSH phát sinh: Theo Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia năm 2019- Chuyên đề Quản lý chất thải rắn sinh hoạt và kết quả điều tra, khảo sát hiện trạng CTRSH trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh năm 2020 của Viện nghiên cứu Biển và hải đảo cho thấy thành phần CTRSH gồm: chất thải hữu cơ chiếm khoảng 50,2-68,9%, chất thải nhựa 3,4-10,6%, giấy, bìa 3,3-6,6%, kim loại, thủy tinh, sành sứ, chất trơ khoảng 16,8-28,2%, cao su và da: 0-2,5%, xác động thực vật: 1,5-2,5%; chất thải nguy hại: 0-1%.

Bảng 1: Số liệu về tình hình CTRSH phát sinh và quản lý trên địa bàn tỉnh

TT

Địa phương

Hiện trạng năm 2022 (khối lượng: Tấn/ngày; tỷ lệ: %)

Lượng CTRSH phát sinh

Lượng CTRSH chưa được thu gom

Lượng CTR hữu cơ được phân loại và tự xử lý tại hộ gia đình

Tỷ lệ CTRSH giảm do phân loại tại nguồn

Lượng CTRSH sau phân loại được thu gom, vận chuyển

Lượng CTRSH sau thu gom được vận chuyển, xử lý tại các khu xử lý

Lượng CTR được thu gom nhưng chưa xử lý hoặc xử lý không đúng quy định

Tỷ lệ thu gom, vận chuyển, xử lý đúng quy định

1

Kỳ Anh

59,6

7,6

20,2

34%

31,8

30,3

1,5

85%

2

TX Kỳ Anh

53,57

1,9

11,9

22%

39,7

39,73

0,0

96%

3

Cẩm Xuyên

58,0

0,9

22,8

39%

34,3

34,3

0,00

98%

4

TP Hà Tĩnh

110,0

2,1

12,0

11%

95,9

95,85

0,05

98%

5

Thạch Hà

71,3

2,9

21,4

30%

47,0

43,0

4,0

90%

6

Lộc Hà

45,0

6,8

6,0

13%

32,2

32,2

0,0

85%

7

Can Lộc

68,0

4,8

27,2

40%

36,0

36,0

0,0

93%

8

TX Hồng Lĩnh

35,0

0,5

0,5

1%

34,0

34,0

0,0

99%

9

Nghi Xuân

39,6

-

3,96

10%

35,6

27,2

8,4

79%

10

Đức Thọ

50,0

6,8

18,5

37%

24,7

13,0

11,7

63%

11

Hương Sơn

58,0

7,0

14,5

25%

36,5

27,0

9,5

72%

12

Hương Khê

51,5

7,5

25,0

49%

19,0

13,0

6,0

74%

13

Vũ Quang

18,5

1,6

5,8

31%

11,1

2,0

9,1

42%

Tổng cộng (tấn/ngày)

718,1

50,4

189,7

26,4%

477,9

427,6

50,3

86,0%

Cả năm (tấn/năm)

262.095

18.396

69.251

26,4%

174.437

156.081

18.356

86,0%

Lượng CTRSH đô thị

200,2

7,8

34,2

17,1%

158,2

151,8

6,4

25,9%

Lượng CTRSH nông thôn

517,9

42,6

155,5

30,0%

319,8

275,8

43,9

60,1%

Tỷ lệ toàn tỉnh

100,0%

7,0%

26,4%

26,4%

66,6%

59,6%

7,0%

86,0%

2. Thực trạng phân loại, thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt

2.1. Việc phân loại CTRSH tại nguồn

Thực hiện chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy tại Nghị quyết 05/NQ-TU ngày 08/12/2017 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với một số lĩnh vực bảo vệ môi trường đến năm 2025 và những năm tiếp theo và Nghị quyết số 04- NQ/TU ngày 15/7/2021 về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Đề án “Thí điểm xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn nông thôn mới, giai đoạn 2021 - 2025”, toàn tỉnh đang tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức, ý thức về phân loại CTRSH tại nguồn gắn với việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh đến tận cán bộ, Nhân dân trên địa bàn. Giai đoạn 2018-2020, tại 3 đơn vị (thành phố Hà Tĩnh, thị xã Kỳ Anh, thị xã Hồng Lĩnh) tỉnh đã triển khai tập huấn, hướng dẫn, tuyên truyền về phân loại CTRSH tại nguồn và chính sách hỗ trợ thùng đựng CTRSH phục vụ phân loại CTRSH tại nguồn theo Nghị quyết 79/2017/NQ-HĐND ngày 13/12/2017 của HĐND tỉnh, trong đó: thành phố Hà Tĩnh đã thí điểm công tác phân loại CTRSH tại 04 phường nội thị và triển khai các mô hình phân loại CTRSH tại các xã; thị xã Kỳ Anh đã triển khai ở 2/3 số xã, phường; thị xã Hồng Lĩnh đã thực hiện thí điểm các phường Bắc Hồng và Nam Hồng. Sau khi thực hiện chủ trương phân loại CTRSH tại nguồn (ở hộ gia đình), tỷ lệ CTRSH phải đưa đi xử lý có giảm, tuy nhiên do phương tiện vận chuyển chưa đầy đủ, khu xử lý thiếu đồng bộ nên quá trình thu gom, vận chuyển ở một số nơi đã nhập chung với CTRSH đã phân loại, dẫn đến không đạt mục tiêu đề ra của việc phân loại. Riêng khu vực nông thôn, trong thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, nhiều địa phương đã chủ động triển khai tuyên truyền, nâng cao nhận thức, ý thức về phân loại CTRSH tại nguồn và cấp phát thùng đựng CTRSH cho các hộ dân để phân loại CTRSH tại nguồn (Thạch Hà, Đức Thọ, Nghi Xuân, Vũ Quang, Cẩm Xuyên, Hương Sơn, Kỳ Anh).

Nhìn chung kết quả triển khai phân loại CTRSH tại nguồn đã đạt được một số kết quả nhất định, giảm đáng kể lượng CTRSH phải đưa đi xử lý. Thông qua công tác phân loại CTRSH tại nguồn, năm 2022 đã giảm 189,7 tấn/ngày (khoảng 26,4% lượng CTRSH phát sinh); riêng các huyện Cẩm Xuyên, Hương Khê, Thạch Hà, Can Lộc, Vũ Quang, Kỳ Anh, Đức Thọ giảm trên 30% lượng CTRSH phát sinh.

Ngày 16/12/2022, Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết số 97/2022/NQ-HĐND về một số chính sách hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh, theo đó cũng đã khuyến khích việc phân loại CTRSH tại nguồn; khuyến khích xây dựng mô hình ủ rác hữu cơ tập trung nhằm giảm lượng CTRSH phải vận chuyển đi xử lý.

2.2. Phương tiện thu gom, vận chuyển

Toàn tỉnh hiện có 212 đơn vị thực hiện thu gom, vận chuyển CTRSH (gồm: 05 Công ty môi trường và 01 Trung tâm dịch vụ hạ tầng, 164 HTX môi trường, 43 tổ/đội vệ sinh môi trường); với 2.187 lao động, 1.869 xe đẩy tay, 125 xe tải các loại (chủ yếu là xe Julong), 45 xe chuyên dụng, 30 xe điện và một số phương tiện thu gom rác tự chế (xe máy kéo theo thùng rác); tần suất thu gom trung bình 2 lần/tuần; một số địa phương khu vực đô thị tần suất thu gom thường xuyên hơn, khoảng 2 ngày 1 lần; riêng tại các phường nội thành ở thành phố, thị xã được thu gom hằng ngày; tuy nhiên vẫn còn nhiều địa phương, đặc biệt ở vùng nông thôn, miền núi tần suất thu gom chỉ khoảng 3-4 lần/tháng1. Hiện nay, trung bình mỗi xã, phường có 1 đơn vị thu gom (HTX hoặc tổ/đội vệ sinh môi trường, riêng các phường, xã của thành phố Hà Tĩnh có Công ty môi trường đô thị đảm nhận thực hiện hằng ngày).

Giai đoạn 2018-2020, thực hiện Nghị quyết số 79/2017/NQ-HĐND ngày 13/12/2017 và Nghị quyết số 190/2019/NQ-HĐND ngày 15/12/2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh, nhiều hợp tác xã, tổ, đội vệ sinh môi trường được hỗ trợ phương tiện, trang thiết bị thu gom, vận chuyển CTRSH, cụ thể:

- Hỗ trợ 17 HTX môi trường tại 06 huyện (Kỳ Anh, Cẩm Xuyên, Thạch Hà, Can Lộc, Nghi Xuân, Hương Sơn) mua xe chuyên dùng vận chuyển CTRSH, với kinh phí 13.003,5 triệu đồng.

- Hỗ trợ 124 HTX môi trường và 06 tổ/đội vệ sinh môi trường trên địa bàn 12 huyện, thành phố, thị xã (trừ huyện Can Lộc) mua xe thu gom CTRSH, thùng đựng CTRSH, với kinh phí 3.103,664 triệu đồng.

Thực trạng cho thấy các xe chuyên dùng của các công ty môi trường đô thị và một số hợp tác xã được hỗ trợ đều đáp ứng khả năng vận chuyển và đảm bảo vệ sinh môi trường; còn lại các HTX khác đang sử dụng xe tải, xe thô sơ, xe kéo không đảm bảo điều kiện để vận chuyển CTRSH.

Hiện nay, tỉnh đang tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết số 97/2022/NQ-HĐND ngày 16/12/2022 về một số chính sách hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường giai đoạn 2023-2025, theo đó sẽ tiếp tục hỗ trợ các hợp tác xã, tổ đội vệ sinh môi trường mua sắm bổ sung phương tiện, trang thiết bị thu gom, vận chuyển CTRSH. Năm 2023 đã có 5 địa phương đăng ký nhu cầu hỗ trợ các hợp tác xã, tổ đội vệ sinh môi trường mua thùng chuyên dụng gom rác và mua chế phẩm khử mùi tại điểm tập kết/trạm trung chuyển rác; 5 hợp tác xã ở các địa phương đăng ký nhu cầu hỗ trợ mua 7 xe cuốn ép rác phục vụ thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt.

2.3. Điểm tập kết, trung chuyển

Toàn tỉnh đã xây dựng 302/505 điểm tập kết, trung chuyển CTRSH theo quy hoạch và có 107 điểm tự phát xây dựng không đúng quy hoạch. Hiện tượng tập kết rác lâu ngày, để ngổn ngang, đốt thủ công hoặc chôn lấp; vừa đốt vừa chôn lấp rác tại các điểm trung chuyển vẫn xảy ra ở nhiều địa phương (Đức Thọ, Hương Sơn, Vũ Quang, Hương Khê, Kỳ Anh...). Lượng rác đốt và chôn lấp tại các điểm tập kết/trung chuyển hoặc tập kết không đúng quy định tại khu xử lý trong năm 2022 khoảng 50,3 tấn/ngày, chiếm khoảng 7% lượng rác phát sinh đang gây phát sinh, tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến cảnh quan và sức khỏe của Nhân dân.

3. Thực trạng công tác xử lý chất thải rắn sinh hoạt

3.1. Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch.

Theo quy hoạch các khu xử lý chất thải rắn đô thị trên địa bàn tỉnh được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 3531/QĐ-UBND ngày 09/12/2008; điều chỉnh, bổ sung tại Quyết định số 418/QĐ-UBND ngày 04/02/2013 (gọi tắt là Quy hoạch 418) và Văn bản số 4367/UBND-XD2 ngày 31/8/2016 (bổ sung nhà máy xử lý CTRSH thị trấn Nghèn - huyện Can Lộc), cho thấy: đến năm 2020 dự kiến xây dựng 10 khu xử lý CTRSH2; đến năm 2030 dự kiến có 7 khu xử lý CTRSH3. Kết quả thực hiện quy hoạch cụ thể như sau:

Đến năm 2022 có 3/5 nhà máy xử lý và 3/5 bãi chôn lấp được xây dựng theo quy hoạch được duyệt, gồm: 3 nhà máy (Cẩm Quan- huyện Cẩm Xuyên, Kỳ Tân- huyện Kỳ Anh, thị trấn Nghèn - huyện Can Lộc); 03 bãi chôn lấp (Phường Nam Hồng- thị xã Hồng Lĩnh, Thị trấn Phố Châu và Thị trấn Tây Sơn- huyện Hương Sơn); 02 lò đốt (Hương Thủy- huyện Hương Khê, xã Đức Hương, huyện Vũ Quang). Đối với bãi chôn lấp CTRSH tại thị trấn Phố Châu đã dừng xử lý theo hình thức chôn lấp, chuyển sang xử lý theo công nghệ đốt từ năm 2016.

Theo quy hoạch: Nhà máy tại xã Hồng Lộc- huyện Lộc Hà (công nghệ đốt rác phát điện), đến nay chưa xây dựng nhà máy xử lý, hiện đang xử lý theo hình thức chôn lấp; Bãi chôn lấp tại xã Đức Long- huyện Đức Thọ do không đảm bảo điều kiện về khoảng cách đến nay chuyển thành trạm trung chuyển.

3.2. Hiện trạng các khu xử lý CTRSH trên địa bàn

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh hiện có 12 khu xử lý CTRSH đang hoạt động theo 3 loại hình công nghệ xử lý, cụ thể:

- Xử lý bằng công nghệ đốt và chế biến phân hữu cơ tại 03 nhà máy: Ở xã Cẩm Quan, huyện Cẩm Xuyên; Xã Kỳ Tân, huyện Kỳ Anh và Thị trấn Nghèn, huyện Can Lộc;

- Xử lý bằng công nghệ đốt tại 05 lò đốt độc lập: Ở xã Việt Tiến và xã Thạch Lạc- Thạch Trị, huyện Thạch Hà; xã Cương Gián và xã Xuân Thành, huyện Nghi Xuân; thị trấn Phố Châu- huyện Hương Sơn; xã Đức Hương, huyện Vũ Quang; xã Hương Thủy, huyện Hương Khê.

- Xử lý chôn lấp tại 04 bãi chôn lấp (BCL): Ở xã Hồng Lộc, huyện Lộc Hà; phường Nam Hồng, thị xã Hồng Lĩnh; thị trấn Tây Sơn, huyện Hương Sơn và ở thị trấn Vũ Quang, huyện Vũ Quang.

Tổng công suất thiết kế của các khu xử lý trên địa bàn tỉnh khoảng 670 tấn/ngày, tuy nhiên công suất xử lý thực tế chỉ đạt khoảng 372 tấn/ngày; chủ yếu là công nghệ đốt. Đánh giá thực trạng hoạt động với nhu cầu xử lý và quy hoạch được duyệt từng khu xử lý cho thấy:

a) Xử lý tại nhà máy: 3 nhà máy có tổng công suất thiết kế 480 tấn/ngày, tuy nhiên, khối lượng CTRSH tiếp nhận và xử lý thực tế hiện tại chỉ khoảng 240-260 tấn/ngày, trong đó:

- Nhà máy chế biến rác sinh hoạt Hoành Sơn tại xã Kỳ Tân, huyện Kỳ Anh (gọi tắt là Nhà máy xử lý CTRSH Kỳ Tân):

Được UBND tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư dự án tại Quyết định số 2626/QĐ-UBND ngày 12/9/2014 và điều chỉnh chủ trương đầu tư tại Quyết định số 2142/QĐ-UBND ngày 09/7/2020. Thời hạn hoạt động của dự án 50 năm, tổng mức đầu tư 424.900 triệu đồng, công suất thiết kế là 500 tấn/ngày. Nhà máy đi vào hoạt động từ tháng 12/2015. Phương pháp xử lý kết hợp cả phương pháp chế biến phân vi sinh và đốt (có 2 lò đốt nhưng chỉ hoạt động lò đốt 7 tấn/giờ, còn lò đốt 5 tấn/giờ đang hỏng chưa sửa chữa)4. Hiện tại nhà máy đang tiếp nhận và xử lý CTRSH cho địa bàn thị xã Kỳ Anh và huyện Kỳ Anh, lượng rác thực tế xử lý khoảng 70-80 tấn/ngày, đạt khoảng 50% công suất thiết kế của lò 7 tấn/giờ đang hoạt động. Nếu cả 2 lò đều vận hành 20 giờ/ngày (công suất xử lý đạt 240 tấn/ngày) thì nhà máy còn có khả năng xử lý thêm khoảng 160 tấn/ngày, nên có thể tiếp nhận xử lý CTRSH từ các địa phương khác (Đức Thọ, Thạch Hà...).

- Nhà máy chế biến phân hữu cơ từ CTRSH tại xã Cẩm Quan, huyện Cẩm Xuyên (gọi tắt là Nhà máy xử lý CTRSH Cẩm Quan):

Được UBND tỉnh chấp thuận đầu tư dự án tại Quyết định số 2585/QĐ- UBND ngày 05/8/2011; thời hạn hoạt động của dự án 50 năm, tổng mức đầu tư 177,452 tỷ đồng5, công suất xử lý theo thiết kế là 200 tấn/ngày; công nghệ xử lý theo dây chuyền của Bỉ có cải tiến: chế biến phân hữu cơ, lò đốt và sản xuất gạch block. Nhà máy đi vào hoạt động từ năm 2012, đã lắp đặt 02 lò đốt công suất 120 tấn/ngày(01 lò 48 tấn/ngày và 01 lò 72 tấn/ngày) và một phần rác hữu cơ sau phân loại được chế biến phân hữu cơ, công suất chế biến phân hữu cơ khoảng 10-20 tấn/ngày, Theo Quy hoạch 418, giai đoạn đến năm 2020 công suất của nhà máy là 200 tấn/ngày, đến năm 2030 quy hoạch là Nhà máy sản xuất chế biến phân hữu cơ và chôn lấp, công suất 290 tấn/ngày, xử lý CTRSH cho địa bàn thành phố Hà Tĩnh và huyện Cẩm Xuyên. Hiện nay, công suất của nhà máy thực tế mới chỉ đạt 130-140 tấn/ngày, lượng CTRSH thực tế vận chuyển về nhà máy là 130,2 tấn/ngày. Lượng CTRSH phát sinh đang gia tăng và sẽ vượt công suất xử lý của Nhà máy do đó Nhà máy phải xây dựng lộ trình nâng công suất đảm bảo thiết kế đã được chấp thuận đầu tư dự án, đồng thời có giải pháp chuyển đổi công nghệ hiện đại đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường.

- Nhà máy xử lý CTRSH tại thị trấn Nghèn - Can Lộc (gọi tắt là Nhà máy xử lý CTRSH Can Lộc):

Theo Quy hoạch 418, đến năm 2030 toàn bộ CTRSH phát sinh của huyện Can Lộc được xử lý tại Nhà máy chế biến phân hữu cơ và chôn lấp ở xã Hồng Lộc - huyện Lộc Hà. Tuy nhiên, ngày 31/8/2016, UBND tỉnh có Văn bản số

4367/UBND-XD2 về việc bổ sung Nhà máy xử lý CTRSH tại thị trấn Nghèn vào quy hoạch và chấp thuận đầu tư dự án Nhà máy xử lý CTRSH tại thị trấn Nghèn (tại Quyết định số 432/QĐ-UBND ngày 07/02/2017), với thời hạn hoạt động của dự án 50 năm, tổng mức đầu tư 45 tỷ đồng, công suất 40 tấn/ngày, công nghệ xử lý gồm: sản xuất phân vi sinh 70%, đốt 15%, chôn lấp 10%, tái chế 5% lượng CTRSH. Đến tháng 10/2019, Nhà máy hoàn thành chạy thử và hiện tại đang tiếp nhận xử lý CTRSH trên địa bàn huyện Can Lộc với khối lượng cần xử lý khoảng 36 tấn/ngày (không tính lượng CTRSH đã phân loại, xử lý tại hộ gia đình). Vị trí Nhà máy hiện nay nằm bên bờ sông Nghèn (quy hoạch nguồn nước sinh hoạt), về lâu dài cần tính đến phương án phải xử lý tại Nhà máy xử lý CTRSH (Nhà máy điện rác) quy hoạch tại xã Hồng Lộc - huyện Lộc Hà.

b) Xử lý bằng công nghệ chôn lấp: 04 BCL đang hoạt động, theo thiết kế có sức chứa khoảng 413.300m3, quá trình xử lý một số BCL có cải tạo, nâng cấp (BCL phường Nam Hồng), theo tính toán sức chứa còn lại đến nay của 4 BCL khoảng 307.600m3, cụ thể:

- BCL tại phường Nam Hồng-TX Hồng Lĩnh (gọi tắt là bãi rác Nam Hồng):

Được đầu tư xây dựng từ năm 1998, tổng mức đầu tư 35,789 tỷ đồng do UBND thị xã Hồng Lĩnh làm chủ đầu tư; đưa vào hoạt động từ năm 1999. Vị trí phù hợp với Quy hoạch 418 đến năm 2020, tuy nhiên theo quy hoạch đến năm 2030 CTRSH thị xã Hồng Lĩnh được xử lý tại Nhà máy xử lý CTRSH (Nhà máy điện rác) xã Hồng Lộc - Lộc Hà. Bãi rác Nam Hồng có diện tích 4,2 ha, theo tính toán thì đến hết năm 2023 phải đóng cửa, cải tạo phục hồi môi trường.

- BCL tại xã Hồng Lộc, huyện Lộc Hà (gọi tắt là bãi rác Hồng Lộc):

+ Được đầu tư xây dựng từ năm 2012, vận hành từ quý I/2015, tổng mức đầu tư 52,369 tỷ đồng do UBND huyện Lộc Hà làm chủ đầu tư, với diện tích 4,875ha, thể tích chứa rác khoảng 130.000 m3, thời hạn sử dụng 10 năm. Từ năm 2015 đến năm 2022, chỉ tiếp nhận CTRSH của huyện Lộc Hà6. Năm 2022, khối lượng CTRSH đưa vào xử lý bình quân 32,2 tấn/ngày; theo tính toán thì bãi rác Hồng Lộc còn có thể hoạt động đến giữa năm 2024 sẽ hết sức chứa.

+ Theo Quy hoạch 418, đến năm 2020 vị trí bãi rác Hồng Lộc là Nhà máy chế biến phân hữu cơ và chôn lấp với công suất 240 tấn/ngày, với diện tích 15ha, xử lý rác cho địa bàn các huyện (Lộc Hà, Thạch Hà và Nghi Xuân); đến năm 2030 nâng công suất lên 480 tấn/ngày, xử lý rác cho địa bàn các huyện (Lộc Hà, Thạch Hà, Can Lộc, Nghi Xuân, thị xã Hồng Lĩnh). Năm 2015, UBND tỉnh chấp thuận đầu tư thực hiện Dự án nhà máy xử lý chất thải công suất 200 tấn/ngày7. Hiện nay, Chủ dự án đang lập hồ sơ xin điều chỉnh chủ trương đầu tư xây dựng Nhà máy xử lý chất thải gắn với lò đốt phát điện Hồng Lộc (gọi tắt là Nhà máy điện rác Hồng Lộc) với công suất xử lý tăng lên 950 tấn/ngày, trong đó CTRSH 700 tấn/ngày8 và đang xin bổ sung dự án vào quy hoạch phát triển điện lực quốc gia.

- Bãi chôn lấp tại thị trấn Tây Sơn, huyện Hương Sơn (gọi tắt là bãi rác Tây Sơn):

Được đầu tư xây dựng, bắt đầu vận hành từ năm 20079; tiếp nhận xử lý CTRSH sinh hoạt cho 04 xã/thị trấn (Tây Sơn, Sơn Tây, Sơn Kim 1, Sơn Kim 2). Vị trí này phù hợp với Quy hoạch 418 đến năm 2020, đến 2030 không quy hoạch khu xử lý CTRSH tại vị trí này. Theo báo cáo của địa phương, từ trước năm 2018 lượng CTRSH tiếp nhận về bãi được xử lý bằng cách đốt, do đó lượng rác tồn đọng tại bãi không nhiều. Từ năm 2018 đến nay, huyện Hương Sơn đã chỉ đạo chấm dứt việc đốt tại BCL, CTRSH tiếp nhận được xử lý chôn lấp tại bãi rác Tây Sơn. Do đó sức chứa còn lại của bãi Tây Sơn còn nhiều, khả năng còn có thể tiếp nhận đến năm 2028. Tuy nhiên BCL này, khoảng cách an toàn về môi trường đến khu dân cư không đảm bảo (<500m) nên địa phương đang kiến nghị đóng cửa và quy hoạch vị trí khác đủ điều kiện và xử lý theo công nghệ lò đốt.

- Bãi chôn lấp tại thị trấn Vũ Quang (gọi tắt là bãi rác thị trấn Vũ Quang):

Được đầu tư xây dựng (di dời từ tháng 11/2016 khi triển khai dự án Ngàn Trươi - Cẩm Trang), tổng mức đầu tư 3,7 tỷ đồng do UBND huyện Vũ Quang làm chủ đầu tư. Vị trí này không nằm trong quy hoạch 418, tuy nhiên đã được UBND tỉnh cho phép bổ sung vào quy hoạch tại Văn bản số 4435/UBND-NL ngày 22/11/2013. Tổng diện tích đất 5.290m2. Có sức chứa theo thiết kế khoảng 17.500m3. Từ tháng 4/2017 đến nay đã tiếp nhận xử lý CTRSH sinh hoạt cho thị trấn Vũ Quang và một số thôn của xã Thọ Điền. Do vận hành không đúng quy trình, rác đổ ngổn ngang, nên sức chứa của bãi rác đã giảm, đến nay đã gần hết khả năng chứa. Huyện Vũ Quang đã triển khai lò đốt CTRSH tại xã Đức Hương công suất 700kg/giờ sắp đi vào vận hành; khi đó sẽ đóng cửa bãi rác thị trấn Vũ Quang, cải tạo phục hồi môi trường.

c) Xử lý bằng lò đốt độc lập:

Hiện có 5 lò đốt đang hoạt động (công suất từ 300-1000 kg/giờ, tuổi thọ tối đa 10 năm)10, tổng công suất theo thiết kế của 5 lò đốt là 86,4 tấn/ngày, tuy nhiên thực tế chỉ vận hành 15-18 giờ/ngày, công suất khoảng 57,7 tấn/ngày:

- Lò đốt tại thị trấn Phố Châu, huyện Hương Sơn (gọi tắt là lò đốt rác Phố Châu): Được UBND huyện Hương Sơn phê duyệt chủ trương đầu tư dự án tại Quyết định 5978/QĐ-UBND ngày 20/12/2017 và UBND tỉnh chấp thuận tại Văn bản số 448/UBND-XD1, thời hạn hoạt động của dự án 30 năm11. Hiện lò đốt đang tiếp nhận xử lý CTRSH của thị trấn Phố Châu và một phần CTRSH của các hộ dọc QL 8A thuộc xã Sơn Trung, Sơn Phú, Sơn Giang, với khối lượng xử lý khoảng 7,5 tấn/ngày. Vị trí này cơ bản phù hợp với quy hoạch 41812, tuy nhiên thực trạng cho thấy lò đốt nằm trong địa bàn thị trấn, gần khu dân cư (không đảm bảo quy định an toàn môi trường), nếu nâng công suất, hoạt động sẽ không đảm bảo vệ sinh môi trường.

- Lò đốt tại xã Việt Tiến, huyện Thạch Hà (gọi tắt là lò đốt rác Việt Tiến): do UBND xã Phù Việt (nay là xã Việt Tiến) làm chủ đầu tư13, vận hành từ tháng 10/201514; có công suất 300kg/h (tương đương 7,2 tấn/ngày). Thời gian qua đã tiếp nhận xử lý CTRSH cho 05 xã phía Bắc huyện Thạch Hà xử lý CTRSH khoảng 7-8 tấn/ngày, đến nay lò đã xuống cấp, công suất xử lý chỉ đạt khoảng 5 tấn/ngày, nguy cơ cao gây ô nhiễm môi trường.

+ Theo Quy hoạch 418, tại xã Phù Việt, huyện Thạch Hà không nằm trong quy hoạch xử lý chất thải rắn, đến năm 2020 toàn bộ lượng CTRSH của huyện Thạch Hà vận chuyển, xử lý tại Nhà máy điện rác Hồng Lộc - huyện Lộc Hà. Hiện nay, vị trí khu xử lý CTRSH Phù Việt đang dự kiến quy hoạch khu công nghiệp và theo ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh tại Văn bản số 23/UBND- NL2 ngày 05/01/2022 thì di dời khu xử lý rác Phù Việt.

- Lò đốt tại xã Thạch Lạc và Thạch Trị - huyện Thạch Hà (gọi tắt là lò đốt rác Lạc Trị):

Năm 2018, UBND tỉnh đã chấp thuận chủ trương đầu tư dự án khu xử lý CTRSH tại các xã Thạch Trị, Thạch Lạc15 với công nghệ đốt, loại lò Sankyo RS-1000-GFC, công suất thiết kế 01 tấn/giờ. Lò đốt rác Lạc Trị hoạt động từ tháng 10/2020, tiếp nhận và xử lý CTRSH cho 18 xã trên địa bàn huyện Thạch Hà, với lượng CTRSH xử lý khoảng 16-18 tấn/ngày.

- Lò đốt tại xã Xuân Thành, huyện Nghi Xuân (gọi tắt là lò đốt Xuân Thành):

+ Khu vực này trước đây là bãi CTRSH của khu du lịch Xuân Thành (gọi là bãi rác Xuân Thành), đi vào hoạt động từ năm 2007. Ngày 07/01/2014 UBND tỉnh có Quyết định số 66/QĐ-UBND chấp thuận chủ trương thực hiện Dự án: thu gom, vận chuyển và xử lý đốt rác sinh hoạt khu du lịch Xuân Thành và một số xã phụ cận trên địa bàn huyện Nghi Xuân16. Lò đi vào hoạt động từ 19/5/2016, thu gom, xử lý CTRSH cho địa bàn Khu du lịch Xuân Thành và một số xã trên địa bàn huyện Nghi Xuân, gồm: Xuân Thành, Cổ Đạm, Xuân Phổ, Xuân Đan, Xuân Trường, Xuân Hội. Năm 2018-2022, lò đốt đã tiếp nhận xử lý cho 11/17 xã, thị trấn với công suất thực tế khoảng 16 tấn/ngày, so với tổng lượng CTRSH phát sinh, thu gom, vận chuyển về xử lý (20,1 tấn/ngày) thì còn khoảng 4,1 tấn/ngày tiếp nhận nhưng chưa được xử lý đảm bảo đúng quy định tại khu xử lý.

- Lò đốt tại xã Cương Gián, huyện Nghi Xuân (gọi tắt là lò đốt Cương Gián):

Được UBND tỉnh chấp thuận đầu tư dự án tại Quyết định số 1383/QĐ-UBND ngày 02/6/2016, thời hạn hoạt động của dự án 50 năm, tổng mức đầu tư 5,5 tỷ đồng. Công nghệ lò đốt CTRSH nhãn hiệu Loshiho sản xuất trong nước (Nam Định), công suất 700kg/h; tiếp nhận xử lý CTRSH cho 6/17 xã thuộc huyện Nghi Xuân với lượng CTRSH khoảng 15,5 tấn/ngày; thực tế khả năng đốt tối đa khoảng 11,2 tấn/ngày, còn 4,3 tấn rác tiếp nhận nhưng chưa được xử lý đảm bảo đúng quy định tại khu xử lý.

Như vậy: Vị trí bãi rác, lò đốt Xuân Thành và lò đốt Cương Gián đều không có trong Quy hoạch 418; theo quy hoạch sau năm 2020 toàn bộ CTRSH phát sinh tại huyện Nghi Xuân được xử lý tại Nhà máy điện rác Hồng Lộc - Lộc Hà. Hiện trạng bãi rác và hoạt động của 02 lò đốt (lò đốt Xuân Thành và lò đốt Cương Gián) nêu trên chưa đáp ứng nhu cầu xử lý CTRSH cho địa bàn cũng như công tác bảo vệ môi trường trong thời gian tới trên địa bàn huyện Nghi Xuân.

3.3. Thực trạng xử lý CTRSH tại các địa phương chưa có khu vực xử lý CTRSH:

- Huyện Đức Thọ: Theo Quy hoạch 418, tại Phượng Thành, xã Đức Long quy hoạch là bãi chôn lấp hợp vệ sinh quy mô 5ha (công suất 67 tấn/ngày) xử lý CTRSH cho toàn huyện; thời gian qua chưa thực hiện đầu tư nhưng ở đây đã hình thành bãi rác lộ thiên (tập kết, đốt thủ công). Năm 2018, tại vị trí này huyện lắp đặt vận hành 1 lò đốt SANKYO công suất 1 tấn/giờ; tuy nhiên, quá trình hoạt động do khoảng cách từ lò đốt đến khu dân cư chưa đảm bảo trên 500m theo QCVN 01:2019/BXD, người dân gần khu vực đã phản đối không cho vận hành nên lò đốt phải tạm ngừng hoạt động (từ ngày 29/6/2018). Bãi rác Phượng Thành hiện tại đang tạm thời tiếp nhận CTRSH cho các xã Tùng Ảnh, Tân Dân, Hòa Lạc và thị trấn Đức Thọ trước khi vận chuyển đi xử lý tại Nhà máy xử lý CTRSH Kỳ Tân; Theo thống kê lượng CTRSH phát sinh, thu gom, vận chuyển xử lý trên địa bàn huyện thì hiện tại lượng CTRSH tồn đọng tại bãi rác Phượng Thành khoảng 5.000 tấn; ngoài ra ở hầu hết các điểm tập kết của các xã đều xảy ra tình trạng đốt, nguy cơ gây ô nhiễm môi trường và phát sinh khiếu kiện.

- Huyện Hương Khê: Theo Quy hoạch 418, tại xã Hương Thủy quy hoạch nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt, công nghệ chế biến phân hữu cơ và chôn lấp, giai đoạn đến năm 2020 công suất 65 tấn/ngày, đến năm 2030 công suất 85 tấn/ngày. Hiện tại huyện đang đầu tư Khu xử lý CTRSH theo quy hoạch tại xã Hương Thủy17 với công nghệ xử lý là lò đốt18; phạm vi xử lý cho địa bàn thị trấn Hương Khê và 8 xã phụ cận (Phú Phong, Hương Xuân, Hương Vĩnh, Phú Gia, Hương Long, Hương Bình, Gia Phố, Hương Thủy) đến nay mới xây dựng hoàn thành, chuẩn bị đưa vào hoạt động.

Theo báo cáo của địa phương thì mỗi ngày lượng CTRSH phát sinh (51,5 tấn) sau khi trừ đi lượng CTRSH đã phân loại tại nguồn (25 tấn) thì một phần (13 tấn) được hợp đồng vận chuyển, xử lý tại các Nhà máy xử lý CTRSH ngoại tỉnh (Quảng Bình, Nghệ An), tuy nhiên phương án này tốn kém kinh phí lớn (khoảng 1,4 triệu đồng/tấn rác) và chỉ giải quyết được một phần nhỏ lượng CTRSH phát sinh hàng ngày của thị trấn; số còn lại (khoảng 6 tấn/ngày) đang tự xử lý bằng đốt thủ công tại điểm trung chuyển; lượng CTRSH phát sinh chưa được thu gom (khoảng 7,5 tấn/ngày) đang đổ bừa bãi tại các tuyến đường và khu vực đồi núi, sông suối... gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến cảnh quan.

3.4. Thực trạng tồn đọng rác tại các bãi rác hết công suất, chưa đóng cửa

Toàn tỉnh hiện có một số điểm (4 điểm lớn và 4 điểm nhỏ) đang tồn đọng khối lượng CTRSH khoảng 51.310 tấn có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cần tiếp tục xử lý, cụ thể:

- Tại huyện Nghi Xuân:Bãi rác cũ Xuân Thành19, có tổng diện tích 1,2ha trong đó diện tích khu vực chôn lấp là 1 ha. Hiện tại khối lượng rác tồn đọng trên bề mặt BCL rất lớn, ước tính khoảng 7.560 tấn, lượng rác cao hơn mặt bằng BCL khoảng 2-3m. Xung quanh BCL không có hệ thống thoát và ngăn nước mặt cũng như bãi, kho chứa chất phủ bề mặt; hệ thống thu gom, xử lý nước rỉ rác theo thiết kế và một phần hồ sinh học đã bị rác vùi lấp. Vị trí BCL thường bị ngập nước khi mưa lụt, nước rỉ rác từ BCL chảy tràn ra xung quanh và chảy xuống ruộng sản xuất nông nghiệp xung quanh.

- Tại huyện Đức Thọ: Bãi rác Phượng Thành, nằm trên địa bàn 2 xã (Đức Long và Tùng Ảnh) được UBND huyện Đức Thọ đầu tư, xây dựng và đi vào hoạt động từ năm 1999, ban đầu là điểm chứa rác; được quy hoạch làm khu xử lý chất thải rắn sinh hoạt của huyện (theo Quyết định 418), tuy nhiên do không đảm bảo khoảng cách đến khu dân cư nên việc triển khai khu xử lý tại đây không được sự đồng thuận của người dân. Hiện tại, bãi rác trở thành điểm tập kết trung chuyển CTRSH trước khi vận chuyển đi xử lý. Tuy nhiên, do vướng mắc trong việc hợp đồng với nhà máy xử lý rác nên hiện nay đang tồn đọng tại bãi rác khoảng 5.000 tấn, lượng rác này đã được phun chế phẩm và đang phủ bạt để tại chỗ.

- Tại huyện Thạch Hà:

+ Bãi rác ở thị trấn Thạch Hà hình thành từ năm 2000 có diện tích khoảng 2,5 ha nằm trên địa bàn thị trấn, cách khu dân cư gần nhất (xã Thạch Thanh cũ) khoảng 300m; là bãi rác tự phát, không được thiết kế theo đúng quy trình kỹ thuật20. Lượng rác tồn đọng tại bãi rác thị trấn Thạch Hà ước tính có khoảng 800 tấn, hiện tại vẫn có hiện tượng đốt rác tại BCL.

+ Bãi tập kết tạm tại thôn Kỳ Phong, xã Thạch Đài được xây dựng từ năm 2015, tiếp nhận rác từ năm 2016 đến nay, diện tích 5.000m2, hiện đang tồn đọng khoảng 1.000 tấn và tại khu xử lý CTRSH tại thôn Bùi Xá, xã Việt Tiến được xây dựng từ năm 2015, tiếp nhận rác từ năm 2016, diện tích 8.700m2, hiện đang tồn đọng khoảng 150 tấn.

- Tại huyện Cẩm Xuyên:

+ Bãi rác thị trấn Thiên Cầm, xây dựng và đi vào hoạt động từ năm 2005, được giao cho Hợp tác xã Dịch vụ sinh thái biển Thiên Cầm quản lý vận hành. BCL có tổng diện tích 4 ha21. BCL đã ngừng tiếp nhận rác từ tháng 11/2015 do hết khả năng lưu chứa. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa hoàn thành thủ tục đóng cửa, lượng rác đang tồn đọng tại bãi rác ước tính khoảng 11.700 tấn.

+ Bãi tập kết tại thôn Trung Sơn, xã Cẩm Sơn, huyện Cẩm Xuyên với diện tích 0,15 ha. Hoạt động từ năm 2018, hiện tại có một lượng rác trước đây chôn lấp và tàn dư sau đốt với khối lượng khoảng 100 tấn. Hiện bãi này chỉ sử dụng để tập kết rác sau đó vận chuyển về Nhà máy xử lý CTRSH Cẩm Quan để xử lý.

- Tại thị xã Hồng Lĩnh: BCL rác phường Nam Hồng đi vào hoạt động từ năm 1999 với tổng diện tích 4,2 ha, trong đó diện tích khu vực chôn lấp là 3,2ha22, tiếp nhận và xử lý rác cho thị xã Hồng Lĩnh, đến nay lượng rác tồn đọng khoảng 25.000 tấn. Theo quy hoạch thì đến năm 2020 BCL phường Nam Hồng đóng cửa, tuy nhiên đến nay vẫn chưa có giải pháp xử lý CTRSH của địa phương, do đó địa phương đang đầm nén, mở rộng bãi chôn lấp để kéo dài thời gian tiếp nhận rác. Theo Quyết định số 58/2008/QĐ-TTg ngày 29/4/2008 của Chính phủ, bãi rác này nằm trong danh sách các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng phải xử lý triệt để. Năm 2013 được bố trí kinh phí cải tạo xử lý nhưng do việc triển khai dự án chậm; quá trình triển khai gặp khó khăn, vướng mắc nên đến nay đã điều chuyển kinh phí.

4. Đánh giá hiện trạng xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn

Từ thực trạng trên có thể thấy rằng: việc thu gom, xử lý CTRSH trên địa bàn tỉnh đang còn nhiều bất cập, khó khăn:

Toàn bộ CTRSH ở huyện Hương Khê, Đức Thọ và phần lớn CTRSH từ các huyện Thạch Hà, Hương Sơn chưa có nơi xử lý; một phần CTRSH ở các địa phương đang hợp đồng vận chuyển xử lý ngoại tỉnh, một phần hợp đồng với Nhà máy xử lý rác Hoành Sơn - Kỳ Tân để xử lý với quảng đường vận chuyển khá xa, chi phí vận chuyển lớn; lượng CTRSH còn lại đang tập kết để đốt hoặc chôn lấp tại các điểm trung chuyển tương đối nhiều, thậm chí ở một số địa phương đã có khu xử lý như Can Lộc, Kỳ Anh vẫn có tình trạng đốt hoặc chôn lấp tại các điểm trung chuyển.

Việc tiếp nhận xử lý CTRSH tại các nhà máy và một số bãi rác đang có nhiều bất cập: Nhà máy xử lý CTRSH ở Kỳ Tân - Kỳ Anh và ở Cẩm Quan - Cẩm Xuyên chưa hoạt động hết công suất theo thiết kế; BCL CTRSH thị trấn Tây Sơn đang còn sức chứa nhưng chỉ xử lý cho một số xã, thị trấn của Hương Sơn; một số BCL (Hồng Lộc, thị xã Hồng Lĩnh) chỉ xử lý rác của địa phương, chưa tiếp nhận xử lý rác cho các địa phương khác...

Một số bãi chôn lấp CTRSH sẽ hết công suất (hết năm 2023), nhiều lò đốt nhỏ lẻ hết niên hạn (hết năm 2025), đòi hỏi phải có phương án xử lý.

5. Công tác đầu tư, thu và sử dụng giá dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt

5.1. Ngân sách nhà nước đầu tư cho hoạt động thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt

Hàng năm, UBND tỉnh đã phân bổ kinh phí sự nghiệp môi trường để thực hiện các nhiệm vụ về bảo vệ môi trường, trong đó có hỗ trợ công tác vận chuyển, xử lý CTRSH. Việc phân bổ kinh phí trong thời kỳ ổn định ngân sách; theo đó trong giai đoạn 2017-2020, hàng năm ngân sách tỉnh đã hỗ trợ các địa phương kinh phí vận chuyển, xử lý CTRSH (cho đối tượng hộ gia đình không kinh doanh) với mức từ 870 triệu đồng đến 10 tỷ đồng/đơn vị cấp huyện bằng nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường và bổ sung kinh phí xử lý CTRSH từ 1 tỷ đến 10 tỷ đồng; giai đoạn 2022-2025 hàng năm ngân sách tỉnh đã hỗ trợ kinh phí sự nghiệp môi trường cho địa phương (bao gồm hỗ trợ vận chuyển, xử lý CTRSH) với mức từ 2,5 đến 12 tỷ đồng/đơn vị cấp huyện; 50 đến 70 triệu đồng/đơn vị cấp xã23.

Số liệu kinh phí sự nghiệp môi trường đã bố trí từ năm 2017 đến 2022,

trung bình khoảng 105,8 tỷ đồng/năm, cụ thể:

+ Năm 2017: 58.160 triệu đồng, trong đó 30.000 triệu đồng hỗ trợ xử lý rác.

+ Năm 2018: 67.810 triệu đồng, trong đó 30.000 triệu đồng hỗ trợ xử lý rác.

+ Năm 2019: 79.441 triệu đồng, trong đó 40.000 triệu đồng hỗ trợ xử lý rác.

+ Năm 2020: 158.066 triệu đồng, trong đó 40.000 triệu đồng hỗ trợ xử lý rác.

+ Năm 2021: 152.000 triệu đồng, trong đó 40.000 triệu đồng hỗ trợ xử lý rác.

+ Năm 2022: 119.490 triệu đồng, trong đó 55.000 triệu đồng hỗ trợ xử lý rác.

Mặt khác, thời gian qua ngân sách tỉnh đã đầu tư: Nhà máy xử lý CTRSH tại xã Cẩm Quan 177,452 tỷ đồng24; xây dựng các bãi rác khoảng 91,858 tỷ đồng; hỗ trợ cho các mô hình lò đốt CTRSH, mua sắm xe chuyên dùng vận chuyển CTRSH, phương tiện, trang thiết bị thu gom vận chuyển CTRSH, chế phẩm sinh học… theo các Nghị quyết của HĐND tỉnh.

Trong số 07 lò đốt đã đầu tư xây dựng thì có 05 lò đốt được hỗ trợ25 (theo Nghị quyết số 90/2014/NQ-HĐND , mức hỗ trợ 50% tổng giá trị công trình, tối đa 1.500 triệu đồng/công trình; theo Nghị quyết số 32/2016/NQ-HĐND , mức hỗ trợ 70% tổng giá trị công trình, tối đa 2.000 triệu đồng/công trình). Riêng năm 2018-2020, ngân sách tỉnh đã cấp kinh phí hỗ trợ thực hiện chính sách bảo vệ môi trường theo Nghị quyết 79/2017/NQ-HĐND ngày 13/12/2017 và Nghị quyết 190/2019/NQ-HĐND ngày 15/12/2020 với số tiền 26.123,88 triệu đồng26, trong đó: hỗ trợ trực tiếp 17 HTX để mua 17 xe chuyên dùng với tổng số tiền 13.003,5 triệu đồng; cấp kinh phí cho UBND các huyện, thành phố, thị xã số tiền 12.111,79 triệu đồng27 để thực hiện hỗ trợ cho các đối tượng; cấp 938,6 triệu để tổ chức tập huấn phân loại CTRSH tại nguồn; 230 triệu để hỗ trợ cho hoạt động phúc tra của đoàn liên ngành. Ngoài ra, ngân sách cấp huyện, xã đã hỗ trợ thực hiện thu gom, vận chuyển, xử lý CTRSH hoặc hỗ trợ một phần kinh phí để thành lập và hỗ trợ mua sắm trang thiết bị ban đầu tạo cho các đơn vị dịch vụ thu gom, vận chuyển CTRSH.

5.2. Kinh phí cho hoạt động thu gom, vận chuyển, xử lý CTRSH

a) Về thu giá dịch vụ

Ngày 30/6/2017, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 33/2017/QĐ-UBND quy định mức giá tối đa đối với dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH trên địa bàn tỉnh (gọi tắt là Quyết định 33), được sửa đổi, bổ sung tại Quyết định số 14/2021/QĐ-UBND ngày 25/3/2021. Theo đó, các địa phương đã ban hành quyết định quy định mức giá dịch vụ áp dụng trên địa bàn.

* Hình thức thu và đơn vị thu giá dịch vụ:

Các địa phương thu giá theo định kỳ hàng tháng (kết hợp với thu tiền điện), hoặc thu theo quý, 6 tháng thu 1 lần (kết hợp với thu thuế vụ mùa), với 03 hình thức:

(1) HTX, tổ đội vệ sinh môi trường, thôn trưởng thu và nộp cho UBND xã để cân đối thu chi và thanh quyết toán28.

(2) Thôn trưởng thu hoặc xã thu và bàn giao, trích cho đơn vị thu gom, vận chuyển tự chi trả kinh phí thu gom, vận chuyển, các chế độ lương, bảo hiểm cho xã viên hoặc công nhân HTX, tổ đội thu gom đó29.

(3) HTX trực tiếp cử thành viên đến thu từng đối tượng, tự chi cho hoạt động thu gom30: hình thức này đang áp dụng ở hầu hết các địa phương.

Kết quả thu giá dịch vụ: Nhìn chung việc triển khai thu giá dịch vụ ở hầu hết các địa phương hiệu quả không cao, kết quả thu thực tế so với chỉ tiêu đề ra đạt tỷ lệ thấp, khoảng 73,6%, nhiều nơi đạt tỷ lệ dưới 60% như Đức Thọ, Hương Khê, Can Lộc... Nguyên nhân là do một số địa phương chỉ thu các đối tượng ở đô thị (như Can Lộc, Thạch Hà, Đức Thọ, Hương Sơn); một số xã mức thu thực tế thấp hơn mức giá huyện ban hành (như Vũ Quang, Hương Khê).

Tổng hợp báo cáo kết quả từ các địa phương vào tháng 8/2021 cho thấy, tổng kinh phí thu được để thực hiện nhiệm vụ thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH năm 2020: 119.812 triệu đồng, trong đó: Kinh phí thu được từ giá dịch vụ là 51.652 triệu đồng (từ hộ không kinh doanh 37.946 triệu đồng; từ hộ kinh doanh và đối tượng khác 13.706 triệu đồng); kinh phí được cấp hỗ trợ từ các nguồn ngân sách là 68.160 triệu đồng.

Như vậy ngân sách nhà nước đang phải chi trả phần lớn kinh phí cho hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt.

b) Về huy động nguồn lực xã hội hóa

Việc thu hút đầu tư bằng nguồn ngoài ngân sách, tính đến nay trên địa bàn tỉnh mới có 02 nhà máy xử lý CTR sinh hoạt (Nhà máy xử lý CTRSH Hoành Sơn và Nhà máy xử lý rác tại thị trấn Nghèn) đã đầu tư xây dựng và 01 nhà máy điện rác Hồng Lộc chưa đầu tư xây dựng. Tổng kinh phí đầu tư 3 dự án khoảng 691.096 triệu đồng31; 4 lò đốt đã đầu tư lắp đặt (ngoài kinh phí ngân sách hỗ trợ theo chính sách) 27.869 triệu đồng32.

6. Đánh giá chung

6.1. Những kết quả đạt được

Trong thời gian qua, được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền, sự tham gia tích cực của MTTQ, các đoàn thể và Nhân dân, công tác thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH đã đạt được một số kết quả nhất định, cụ thể:

- Các địa phương đã chủ động ban hành và tổ chức thực hiện đề án thu gom, vận chuyển, xử lý CTRSH theo địa bàn.

- Việc phân loại CTRSH nhất là ở các khu vực nông thôn bước đầu đã góp phần giảm thiểu lượng CTRSH đưa đi xử lý; tình trạng CTRSH vứt bừa bãi, không đúng nơi quy định trên địa bàn đã giảm đáng kể, công tác quản lý CTRSH dần đi vào nề nếp.

- Mạng lưới các HTX, tổ, đội vệ sinh môi trường hoạt động khá hiệu quả, góp phần tăng tỷ lệ CTRSH được thu gom, xử lý đảm bảo vệ sinh môi trường, giải quyết việc làm tạo thu nhập cho xã viên hợp tác xã, tổ đội vệ sinh môi trường, công nhân đơn vị cung ứng dịch vụ vệ sinh môi trường.

- Việc ban hành các chính sách hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường đã khuyến khích, tạo điều kiện cho các đối tượng thụ hưởng tích cực đầu tư, hoạt động phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý CTRSH, góp phần bảo vệ môi trường.

6.2. Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân:

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, hiện nay việc thu gom, vận chuyển, xử lý CTRSH trên địa bàn tỉnh vẫn còn một số tồn tại, hạn chế cần được quan tâm giải quyết:

- CTRSH nhiều nơi vẫn chưa được phân loại tại nguồn; tình trạng vứt rác bừa bãi không đúng nơi quy định vẫn đang diễn ra ở một số nơi. Nguyên nhân là do công tác tuyên truyền về phân loại, thu gom, xử lý CTRSH và bảo vệ môi trường chưa thực sự sâu rộng, chưa tạo được chuyển biến từ ý thức thành hành động; chưa gắn trách nhiệm của cộng đồng và người dân về bảo vệ môi trường trong sinh hoạt cộng đồng; ý thức của một bộ phận người dân, tổ chức, đơn vị về công tác thu gom, vận chuyển, xử lý CTRSH còn hạn chế.

- Phương tiện, trang thiết bị thu gom, vận chuyển còn thiếu và chưa đồng bộ, chưa đáp ứng yêu cầu: phương tiện và thiết bị thu gom không đồng bộ với phương tiện vận chuyển nên phát sinh chi phí cho việc bốc dỡ từ điểm tập kết/trung chuyển lên xe vận chuyển rác; thiếu phương tiện thu gom dẫn đến thu gom chung CTRSH đã phân loại, không đạt được mục tiêu của việc phân loại; nhiều địa phương đang phải sử dụng xe điện ba bánh để thu gom rác, tuy nhiên loại phương tiện này thuộc đối tượng không được phép tham gia giao thông đường bộ, không được đăng ký, đăng kiểm (theo Nghị quyết 05/2008/NQ-CP ngày 04/02/2008 của Chính phủ).

- Mạng lưới thu gom, vận chuyển CTRSH cách thức hoạt động chưa thống nhất, chưa có đơn vị đầu mối trong thu gom, vận chuyển do đó khó khăn trong quản lý, điều hành, dẫn đến hiệu quả chưa đáp ứng được theo nhu cầu thực tế.

- Một số địa phương không có khu xử lý, mạng lưới thu gom, vận chuyển còn ít, ý thức người dân còn hạn chế, công tác kiểm tra, giám sát xử lý các hành vi vi phạm chưa thường xuyên, chưa chặt chẽ nên người dân tập kết rác bừa bãi, hình thành điểm tập kết tự phát; việc xử lý đốt thủ công hoặc chôn lấp hoặc vừa đốt vừa chôn lấp rác tại các điểm trung chuyển đang xảy ra ở nhiều địa phương.

- Các khu xử lý chưa đáp ứng khối lượng CTRSH phát sinh trên địa bàn tỉnh; một số huyện (Đức Thọ, Hương Khê, Hương Sơn, Thạch Hà) chưa có điểm xử lý hoặc có nhưng chưa đảm bảo xử lý hết lượng CTRSH phát sinh nên tình trạng rác vứt bừa bãi, gây ô nhiễm, mất cảnh quan trên nhiều tuyến đường, bờ sông, các khu vực công cộng... gây bức xúc trong dư luận, quần chúng nhân dân.

- Công nghệ xử lý CTRSH nhìn chung còn lạc hậu; vẫn còn xử lý bằng hình thức chôn lấp (Lộc Hà, Vũ Quang, Hương Sơn, Hồng Lĩnh). Hầu hết các BCL chưa đảm bảo quy trình vận hành, nhiều bãi đang gây ô nhiễm thứ cấp. Một số BCL đã ngừng tiếp nhận nhưng chưa thực hiện đóng cửa theo đúng quy trình kỹ thuật; một số bãi rác, khu xử lý không đáp ứng các tiêu chuẩn theo quy định nhưng vẫn đang vận hành gây ô nhiễm môi trường, bức xúc trong Nhân dân.

- Một số địa phương đầu tư lò đốt CTRSH công suất nhỏ, hiệu quả không cao (Thạch Hà, Hương Sơn, Nghi Xuân); thậm chí một số lò đốt mới đi vào hoạt động nhưng hiệu quả xử lý chưa đáp ứng yêu cầu (lò đốt rác Lạc Trị).

- Xã hội hóa dịch vụ môi trường còn chậm, hình thức hợp tác công - tư trong đầu tư các khu xử lý chất thải rắn chậm được triển khai; cơ chế xã hội hóa chưa tạo động lực thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào xử lý CTRSH, chưa huy động sự tham gia của cộng đồng trong quản lý chất thải rắn...;

- Kinh phí đầu tư từ nguồn ngân sách các cấp cho công tác thu gom, xử lý CTRSH còn hạn chế, chưa đáp ứng nhu cầu.

Phần thứ hai

MỤC TIÊU, PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU GIAI ĐOẠN 2021-2025 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO

I. DỰ BÁO TÌNH HÌNH

1. Bối cảnh chung

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX nhiệm kỳ 2020-2025 đã đưa ra mục tiêu tổng quát “Xây dựng Hà Tĩnh trở thành tỉnh có công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ phát triển, hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, văn hóa phát triển, xã hội tiến bộ, quốc phòng - an ninh đảm bảo, trở thành một trong những cực phát triển của vùng Bắc Trung Bộ; cải thiện toàn diện đời sống Nhân dân; đến năm 2025 tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới”; Quy hoạch tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 với quan điểm phát huy tối đa tiềm năng lợi thế; tập trung nguồn lực để phát triển các ngành kinh tế trọng điểm, vùng kinh tế động lực, phát triển mạnh kinh tế biển và ven biển, tạo chuyển biến căn bản, đột phá về chất lượng tăng trưởng gắn với thực hiện đổi mới mô hình tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp, dịch vụ và nông nghiệp; từng bước xây dựng Hà Tĩnh trở thành một trong những trung tâm công nghiệp lớn của đất nước. Quá trình thực hiện các mục tiêu Nghị quyết, quy hoạch phát triển kinh tế xã hội đặc biệt là quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn tỉnh sẽ hình thành các khu, cụm công nghiệp, làng nghề, khu dịch vụ du lịch,…; cùng với tiến trình đô thị hóa ngày càng nhanh sẽ dẫn đến phát sinh lượng chất thải ngày càng lớn và đa dạng về nguồn gốc, thành phần.

2. Dự báo khối lượng CTRSH phát sinh

- Về số liệu cơ sở: Việc tính toán, dự báo lượng CTRSH phát sinh trên địa bàn đưa vào trong Đề án dựa vào các cơ sở sau:

+ Căn cứ số liệu khảo sát đánh giá kết quả thực hiện Đề án thu gom, vận chuyển, xử lý CTRSH của năm 2018 tại các địa phương; số liệu khảo sát thực trạng thu gom, vận chuyển, xử lý CTRSH hằng năm từ năm 2019 đến 2022.

+ Lượng CTRSH phát sinh phụ thuộc vào quy mô dân số, điều kiện phát triển kinh tế- xã hội, tỷ lệ đô thị hóa và thực trạng phát sinh của từng địa phương.

Từ các cơ sở nêu trên, Đề án đã đưa ra số liệu tính toán lượng CTRSH phát sinh lấy trên số liệu báo cáo của các địa phương, có đối chiếu với số liệu tính toán dựa trên quy mô dân số và mức độ phát sinh CTRSH tương ứng ở đô thị là 1-1,17 kg/người/ngày và ở nông thôn là khoảng 0,45 - 0,51kg/người/ngày (tùy thuộc vào điều kiện từng địa phương).

- Về số liệu dự báo:

+ Theo nghiên cứu của Ngân hàng thế giới (WB) thì “lượng CTRSH phát sinh theo đầu người ở đô thị 1,28kg/người/ngày; ở nông thôn 0,64kg/người/ngày, tính bình quân chung 1,1kg/người/ngày”.

+ Theo tài liệu Báo cáo Hiện trạng môi trường quốc gia năm 2019- Chuyên đề chất thải rắn sinh hoạt thì mức phát sinh CTRSH sinh hoạt theo đầu người ở đô thị là 1,17 kg/người/ngày; ở nông thôn: 0,51kg/người/ngày”.

Theo tính toán và khuyến nghị của Ngân hàng thế giới (WB) thì lượng CTRSH hàng năm tăng trung bình 5%. Tuy nhiên, theo điều kiện phát triển kinh tế- xã hội thực tế của tỉnh Hà Tĩnh và căn cứ tỷ lệ gia tăng dân số tỉnh bình quân trong 5 năm gần nhất (2017-2022) là 4,2%/năm.

Ngoài ra Đề án cũng đã căn cứ tỷ lệ dân cư đô thị và nông thôn ở từng địa phương33 căn cứ vào tốc độ đô thị hóa (3,23%/năm)34 để dự báo lượng CTRSH được phân loại, xử lý tại hộ gia đình theo vùng đô thị hay nông thôn...

Với số liệu cơ sở đã điều tra, cách tính toán dự báo và mục tiêu đề ra như trên, Đề án dự báo khối lượng CTRSH phát sinh đến năm 2025 khoảng 901 tấn/ngày (khu vực đô thị là 271 tấn/ngày, nông thôn là 630 tấn/ngày); đến năm 2032 khoảng 1.153 tấn/ngày (khu vực đô thị là 447 tấn/ngày, khu vực nông thôn là 706 tấn/ngày) và đến năm 2035 khoảng 1.304 tấn/ngày (khu vực đô thị là 506 tấn/ngày, khu vực nông thôn là 798 tấn/ngày).

Chi tiết tại biểu sau:


TT

Địa phương

Dự báo năm 2025 (khối lượng: Tấn/ngày; tỷ lệ: %)

Dự báo năm 2032 (khối lượng: Tấn/ngày; tỷ lệ: %)

Dự báo năm 2035
(khối lượng: Tấn/ngày; tỷ lệ: %)

Lượng CTRSH phát sinh

Lượng CTRSH được phân loại và tự xử lý tại hộ gia đình

Tỷ lệ CTRSH giảm do phân loại tại nguồn

Lượng CTRSH sau phân loại được thu gom, vận chuyển

Lượng CTRSH sau thu gom cần vận chuyển, xử lý tại các khu xử lý

Tỷ lệ CTRSH được thu gom, vận chuyển, xử lý đúng quy định

Lượng CTRSH phát sinh

Lượng CTRSH được phân loại và tự xử lý tại hộ gia đình

Tỷ lệ CTRSH giảm do phân loại tại nguồn

Lượng CTRSH sau phân loại được thu gom, vận chuyển

Lượng CTRSH sau thu gom cần vận chuyển, xử lý tại các khu xử lý

Tỷ lệ CTRSH được thu gom, vận chuyển, xử lý đúng quy định

Lượng CTRSH phát sinh

Tỷ lệ CTRSH giảm do phân loại tại nguồn

Lượng CTRSH sau phân loại được thu gom, xử lý

1

Kỳ Anh

69,7

25,8

37%

41,8

41,8

97%

89,3

33,0

37%

56,2

56,2

100%

101,0

37%

63,6

2

TX Kỳ Anh

81,0

20,2

25%

58,3

58,3

97%

103,7

31,1

30%

72,6

72,6

100%

117,3

30%

82,1

3

Cẩm Xuyên

94,8

37,9

40%

55,9

55,9

99%

121,3

48,5

40%

72,8

72,8

100%

137,3

40%

82,4

4

TP Hà Tĩnh

120,6

14,5

12%

104,9

104,9

99%

154,4

18,5

12%

135,8

135,8

100%

174,6

12%

153,7

5

Thạch Hà

90,3

31,6

35%

56,0

56,0

97%

115,6

40,5

35%

75,1

75,1

100%

130,8

35%

85,0

6

Lộc Hà

52,0

10,4

20%

39,0

39,0

95%

66,5

16,6

25%

49,9

49,9

100%

75,3

25%

56,5

7

Can Lộc

81,8

32,7

40%

45,0

45,0

95%

104,7

41,9

40%

62,8

62,8

100%

118,4

40%

71,1

8

TX Hồng Lĩnh

43,1

1,7

4%

40,9

40,9

99%

55,1

4,4

8%

50,7

50,7

100%

62,4

8%

57,4

9

Nghi Xuân

63,7

15,9

25%

47,8

47,8

100%

81,6

16,3

20%

65,3

65,3

100%

92,3

25%

69,2

10

Đức Thọ

59,3

22,0

37%

34,4

34,4

95%

75,9

28,9

38%

47,1

47,1

100%

85,9

38%

53,3

11

Hương Sơn

66,2

19,9

30%

43,0

40,0

90%

84,8

27,1

32%

57,6

57,6

100%

95,9

32%

65,2

12

Hương Khê

57,8

23,1

40%

31,8

25,0

83%

74,0

29,6

40%

44,4

44,4

100%

83,7

40%

50,2

13

Vũ Quang

20,6

6,2

30%

13,4

13,0

93%

26,4

9,2

35%

17,1

17,1

100%

29,8

40%

17,9

Tổng cộng

901,0

261,9

29,1%

612,3

602,1

95,9%

1153,2

345,7

30,0%

807,5

807,5

100,0%

1304,7

30,4%

907,5

Cả năm (tấn/năm)

328.848

95.607

29,1%

223.496

219.759

95,9%

420.923

126.175

30,0%

294.748

294.748

100,0%

476.218

30,4%

331.239

Lượng rác thải đô thị

271,0

57,0

21,0%

216,7

215,3

100,5%

447,3

98,5

22,0%

348,8

348,8

100,0%

506,1

22,3%

393,3

Lượng rác thải nông thôn

629,97

204,96

32,5%

395,62

386,73

93,9%

705,91

247,17

35,0%

458,74

458,74

100,0%

798,64

35,6%

514,24

Tỷ lệ rác toàn tỉnh

100,0%

29,1%

29,1%

68,0%

66,8%

95,9%

100,0%

30,0%

30,0%

70,0%

70,0%

100,0%

100,0%

30,4%

69,6%

II. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU

1. Quan điểm chung

- Công tác quản lý, thu gom, xử lý CTRSH là một trong những nhiệm vụ quan trọng của chính quyền các cấp; đòi hỏi phải có sự tập trung trong lãnh đạo, chỉ đạo, huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự tham gia của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh và trách nhiệm của toàn xã hội.

- Triển khai xây dựng đồng bộ hệ thống quản lý, thu gom, vận chuyển, xử lý CTRSH trên địa bàn tỉnh nhằm kiểm soát ô nhiễm, bảo vệ môi trường, cảnh quan sinh thái, bảo vệ sức khỏe người dân, góp phần thực hiện tốt mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội bền vững.

- Quản lý CTRSH phải thực hiện đảm bảo các nguyên tắc: “Cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân được hưởng lợi từ môi trường có nghĩa vụ đóng góp tài chính cho hoạt động bảo vệ môi trường; gây ô nhiễm, sự cố và suy thoái môi trường phải chi trả, bồi thường thiệt hại, khắc phục, xử lý và chịu trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật”; “Tổ chức, cá nhân có phát sinh chất thải có trách nhiệm áp dụng giải pháp tiết kiệm tài nguyên, năng lượng; sử dụng nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu thân thiện môi trường, năng lượng tái tạo; áp dụng công nghệ, chương trình sản xuất sạch hơn, kiểm soát môi trường và các biện pháp khác để giảm thiểu phát sinh chất thải”.

2. Mục tiêu

2.1. Mục tiêu tổng quát

CTRSH trên địa bàn tỉnh được phân loại theo quy định, tận dụng khả năng tái chế, tái sử dụng, giảm tối đa lượng phát sinh phải xử lý; thu gom, vận chuyển đồng bộ, triệt để, không để phát sinh ô nhiễm từ quá trình vận chuyển và tại điểm tập kết/trung chuyển; phát huy tối đa khả năng xử lý CTRSH của các khu xử lý CTRSH hiện trạng trên địa bàn tỉnh; hình thành khu xử lý CTRSH tập trung, công nghệ hiện đại, thu hồi năng lượng; giảm dần và tiến tới loại bỏ các khu xử lý nhỏ lẻ, công suất thấp, công nghệ lạc hậu.

2.2. Mục tiêu cụ thể

Căn cứ xác định mục tiêu cụ thể:

- Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 07/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050 đưa ra các mục tiêu đến năm 2025: 90% tổng lượng CTRSH phát sinh tại các đô thị và 80% tổng lượng CTRSH phát sinh tại khu dân cư nông thôn tập trung được thu gom, vận chuyển, tự xử lý, xử lý đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường; 100% các bãi chôn lấp chất thải tự phát không thuộc quy hoạch phải được xử lý đảm bảo yêu cầu bảo vệ môi trường; đầu tư xây dựng mới cơ sở xử lý CTRSH đảm bảo tỷ lệ chôn lấp sau xử lý không quá 20%.

- Kế hoạch số 265/KH-UBND ngày 10/8/2018 của UBND tỉnh về việc thực hiện Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh đưa ra mục tiêu đến năm 2025: “100% CTRSH đô thị và 90% CTRSH nông thôn được phân loại tại nguồn và thu gom, lưu giữ, vận chuyển, xử lý đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường trên cơ sở tối đa hóa khả năng tái chế, tái sử dụng, xử lý kết hợp thu hồi năng lượng”.

- Luật Bảo vệ môi trường (khoản 1 Điều 75 và khoản 7 Điều 79) quy định: Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ hộ gia đình, cá nhân phải được phân loại, thời gian thực hiện chậm nhất là ngày 31/12/2024.

- Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX nhiệm kỳ 2020-2025 đã đưa ra mục tiêu đến năm 2025: tỷ lệ chất thải rắn được phân loại, thu gom, xử lý đạt tiêu chuẩn từ 80% trở lên.

- Quyết định số 2114/QĐ-TTg ngày 16/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Thí điểm xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn nông thôn mới, giai đoạn 2021-2025” đưa ra mục tiêu đến năm 2025 có 95% lượng chất thải rắn phát sinh trên địa bàn tỉnh được phân loại, thu gom, xử lý đúng quy định.

Trên cơ sở mục tiêu mà Đảng, Nhà nước ở cấp Trung ương, cấp tỉnh đã đề ra, căn cứ quy định pháp luật và tình hình thực tiễn ở địa phương, Đề án đưa ra mục tiêu cụ thể như sau:

Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trên địa bàn được phân loại, thu gom, xử lý đúng quy định tăng dần và đạt tỷ lệ tối thiểu 95% vào năm 2025 và đến năm 2032 đạt tỷ lệ 100%.

Để đạt được mục tiêu này cần đề ra mục tiêu cụ thể cho từng nội dung:

a) Về phân loại:

- Đến năm 2025: 90% CTRSH đô thị và 100% CTRSH nông thôn được phân loại tại nguồn; lượng CTRSH giảm sau phân loại tại nguồn đạt 29%.

- Đến năm 2032: 100% CTRSH ở cả khu vực đô thị và nông thôn được phân loại tại nguồn; lượng CTRSH giảm sau phân loại tại nguồn đạt 30%.

b) Về thu gom, vận chuyển:

- Mạng lưới dịch vụ thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt được hoàn thiện theo hướng mỗi huyện, thành phố, thị xã có một đơn vị đầu mối thực hiện thu gom, vận chuyển và quản lý toàn bộ các đơn vị, hợp tác xã, tổ đội vệ sinh môi trường ở các xã, phường, thị trấn trên địa bàn cấp huyện.

- Trang thiết bị, phương tiện thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt được đầu tư đủ, đồng bộ; hoàn thiện hệ thống các điểm trung chuyển/điểm tập kết đảm bảo đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về môi trường.

c) Về xử lý:

- Giảm dần tiến tới chấm dứt tình trạng đốt, chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt tại các điểm trung chuyển/điểm tập kết vào năm 2025; thực hiện chuyển đổi phù hợp các khu xử lý đã đóng cửa thành điểm tập kết, trung chuyển chất thải rắn sinh hoạt.

- Đến năm 2025, đóng cửa các bãi chôn lấp hết công suất; đến năm 2032 chấm dứt xử lý CTRSH bằng công nghệ chôn lấp trực tiếp.

- Hình thành các khu xử lý tập trung quy mô liên huyện, với công nghệ tiên tiến, hiện đại, thân thiện với môi trường, đáp ứng khả năng xử lý CTRSH có đặc tính khác nhau; đảm bảo tỷ lệ chôn lấp sau xử lý không quá 10% công suất xử lý; dây chuyền xử lý chất thải đảm bảo đồng bộ, tuần hoàn khép kín, thu hồi năng lượng sau xử lý, không để phát sinh mùi hôi, khí thải, nước thải gây ô nhiễm môi trường.

3. Yêu cầu

3.1. Yêu cầu đối với điểm tập kết, trạm trung chuyển chất thải rắn sinh hoạt

- Phải đảm bảo kết nối hiệu quả giữa công tác thu gom, vận chuyển và xử lý; bán kính phục vụ thu gom tại hộ gia đình, tổ chức, cá nhân và khoảng cách an toàn môi trường thực hiện theo quy định tại QCVN 01:2021/BXD - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng và các quy định pháp luật khác có liên quan.

- Phải đáp ứng yêu cầu kỹ thuật quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 26 Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường và khoản 2 Điều 7, khoản 3 Điều 8 quy định quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh ban hành kèm theo Quyết định số 15/2023/QĐ-UBND ngày 01/3/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh.

3.2. Các tiêu chí lựa chọn công nghệ xử lý CTRSH

Công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt đầu tư mới phải đáp ứng tiêu chí theo quy định tại Điều 28 Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường và Điều 11 Quy định ban hành kèm theo Quyết định số 15/2023/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh, cụ thể:

a) Về công nghệ:

- Có khả năng tiếp nhận, phân loại chất thải, xử lý mùi, nước rỉ rác, khí thải, linh hoạt trong kết hợp các công nghệ khác, xử lý các loại chất thải rắn khác nhau; có khả năng mở rộng công suất, thu hồi năng lượng, xử lý các chất thải thứ cấp; mức độ phù hợp về quy mô xử lý.

- Mức độ tự động hóa, nội địa hóa của dây chuyền thiết bị; tỷ lệ xử lý, tái sử dụng, tái chế, chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt; mức độ tiên tiến của công nghệ xử lý; độ bền của thiết bị, dây chuyền công nghệ; xuất xứ của các trang thiết bị; tính đồng bộ của thiết bị trong dây chuyền công nghệ, khả năng sử dụng, thay thế các loại linh kiện, phụ tùng trong nước, tỷ lệ nội địa hóa của hệ thống công nghệ, thiết bị; mức độ đơn giản trong việc vận hành hoạt động của công nghệ xử lý, tuổi thọ, độ bền của công nghệ, thiết bị.

- Ưu tiên công nghệ đã được ứng dụng thành công, đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường về thiết bị xử lý, tái chế chất thải và phù hợp với điều kiện Việt Nam và được cơ quan có thẩm quyền đánh giá, thẩm định theo quy định của pháp luật về khoa học và công nghệ, pháp luật về chuyển giao công nghệ; công nghệ thuộc Danh mục công nghệ khuyến khích chuyển giao theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ.

b) Về môi trường và xã hội:

- Bảo đảm các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về môi trường đối với khí thải, nước thải phát sinh trong quá trình xử lý chất thải rắn sinh hoạt;

- Tiết kiệm diện tích sử dụng đất;

- Tiết kiệm năng lượng, khả năng thu hồi năng lượng, thu hồi các thành phần có giá trị từ chất thải trong quá trình xử lý;

- Khả năng đào tạo nhân lực địa phương tham gia quản lý, vận hành thiết bị, bảo dưỡng và bảo trì thiết bị;

- Mức độ ảnh hưởng đến môi trường, hệ sinh thái, con người trong quá trình vận hành hoạt động của công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt và sản phẩm sau khi xử lý;

- Mức độ rủi ro đối với môi trường và khả năng phòng ngừa, khắc phục khi xảy ra sự cố kỹ thuật.

c) Về kinh tế:

- Chi phí xử lý phù hợp với khả năng chi trả của địa phương hoặc không vượt quá mức chi phí xử lý được cơ quan có thẩm quyền công bố;

- Khả năng tiêu thụ sản phẩm từ hoạt động tái chế chất thải;

- Tiềm năng và giá trị kinh tế mang lại từ việc tái sử dụng chất thải, năng lượng và các sản phẩm có ích được tạo ra sau xử lý;

- Nhu cầu thị trường; tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm sau khi xử lý được áp dụng;

- Tính phù hợp trong chi phí xây dựng và lắp đặt thiết bị; chi phí vận hành; chi phí bảo dưỡng, sửa chữa.

4. Định hướng

4.1. Định hướng về thu gom, vận chuyển, xử lý

- Chất thải rắn sinh hoạt phải được phân loại tại nguồn theo quy định; chất thải thực phẩm khu vực nông thôn phải được tận dụng tối đa để làm phân bón hoặc thức ăn chăn nuôi; chất thải có thể tái chế, tái sử dụng phải được tái sử dụng hoặc chuyển cho các cơ sở tái chế.

- Rà soát các điểm trung chuyển/điểm tập kết chất thải rắn trên địa bàn tỉnh; sắp xếp lại mô hình thu gom, vận chuyển chất thải rắn trên địa bàn theo hướng mỗi huyện 1-2 Công ty môi trường quản lý chung mạng lưới Hợp tác xã dịch vụ thu gom, vận chuyển CTRSH trên địa bàn huyện.

- Đầu tư xây dựng nhà máy có công nghệ mới nhất, tiên tiến, hiện đại, thân thiện với môi trường, có tính chiến lược lâu dài, phù hợp với điều kiện ở Việt Nam, đáp ứng khả năng xử lý CTRSH có đặc tính khác nhau. Dây chuyền xử lý chất thải phải đồng bộ, tuần hoàn khép kín, thu hồi năng lượng sau xử lý rác, không để phát sinh mùi hôi, khí thải, nước thải gây ô nhiễm môi trường.

Giữ nguyên quy mô, công suất, phát huy tối đa khả năng xử lý CTRSH của các khu xử lý CTRSH hiện trạng trên địa bàn tỉnh; các địa phương chưa có khu xử lý CTRSH hoặc đã có khu xử lý CTRSH nhưng không đáp ứng xử lý hết lượng CTRSH phát sinh sẽ thu gom, vận chuyển toàn bộ CTRSH phát sinh chưa được xử lý về Khu xử lý chất thải rắn tập trung tại xã Hồng Lộc để xử lý.

4.2. Phương án xử lý CTRSH theo lộ trình từng giai đoạn

Từ thực trạng và dự báo lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh như đã đánh giá; hiện trạng và dự báo tình hình hoạt động của các khu xử lý đang hoạt động trên địa bàn và định hướng mục tiêu cần đạt được như đã phân tích ở trên, Đề án xác định phương án xử lý CTRSH theo lộ trình từng giai đoạn cụ thể như sau:

a) Giai đoạn từ năm 2023 đến năm 2025

Lượng CTRSH phát sinh giai đoạn này dự báo khoảng 901 tấn, lượng thu gom được khoảng 874 tấn, trong đó lượng CTRSH tự phân loại xử lý tại nguồn là 262 tấn, lượng còn lại cần đưa đi xử lý dự báo khoảng 612 tấn/ngày.

Giai đoạn này các khu xử lý hiện trạng đang được duy trì gồm: 3 nhà máy (tại xã Kỳ Tân - Kỳ Anh, xã Cẩm Quan - Cẩm Xuyên và Thị trấn Nghèn - Can Lộc), 5 lò đốt (tại các xã Việt Tiến và Thạch Lạc, Thạch Trị- huyện Thạch Hà; các xã Xuân Thành và Cương Gián- huyện Nghi Xuân; xã Phố Châu- huyện Hương Sơn), 3 bãi chôn lấp (Hồng Lộc - Lộc Hà, Nam Hồng - Hồng Lĩnh, Tây Sơn - Hương Sơn) 02 lò đốt mới bổ sung (tại xã Đức Hương- Vũ Quang và Hương Thuỷ- Hương Khê); tổng công suất các khu xử lý này có thể đáp ứng xử lý 520 tấn/ngày (riêng nhà máy Kỳ Tân đang tính công suất của 1 lò đốt hiện tại 7 tấn/giờ tương đương khoảng 140 tấn/ngày), tuy nhiên đến năm 2024, khả năng bãi chôn lấp Hồng Lộc- Lộc Hà và Nam Hồng- Hồng Lĩnh hết sức chứa), do đó công suất của các khu xử lý còn lại chỉ có thể đáp ứng xử lý 440 tấn/ngày. Như vậy, với lượng CTRSH phát sinh cần xử lý là 612 tấn/ngày thì còn khoảng 172 tấn/ngày chưa được xử lý. Do đó phương án đề xuất giai đoạn này các địa phương chưa xử lý hết lượng CTRSH phát sinh cần tăng cường phân loại tại nguồn để giảm lượng CTRSH cần đưa đi xử lý, đồng thời yêu cầu Nhà máy Kỳ Tân trước mắt cần sửa chữa lò đốt 5 tấn/giờ và vận hành công suất tối đa (của cả 2 lò đốt, thời gian vận hành 20 giờ/ngày) tương đương 240 tấn/ngày để tiếp nhận và xử lý CTRSH cho các địa phương có nhu cầu).

Phương án cụ thể giai đoạn này như sau:

- Nhà máy xử lý CTRSH Kỳ Tân: cải tạo, nâng cấp đảm bảo công suất xử lý theo thiết kế (tối thiểu 240 tấn/ngày) để đáp ứng xử lý CTRSH cho huyện Kỳ Anh và thị xã Kỳ Anh, đồng thời xử lý một phần CTRSH của các địa phương có nhu cầu trên địa bàn tỉnh (Cẩm Xuyên, Đức Thọ, Thạch Hà, Hương Khê, Nghi Xuân, Lộc Hà, Hồng Lĩnh).

- Nhà máy xử lý CTRSH Cẩm Quan: Tiếp tục hoạt động với quy mô công suất thực tế hiện tại 120 tấn/ngày (công suất thiết kế theo dự án đầu tư được phê duyệt là 200 tấn/ngày) để xử lý CTRSH cho thành phố Hà Tĩnh và một phần CTRSH của huyện Cẩm Xuyên.

- Lò đốt rác Thạch Lạc- Thạch Trị và lò đốt rác Việt Tiến xử lý một phần CTRSH của huyện Thạch Hà; phần còn lại địa phương chủ động biện pháp tăng cường phân loại giảm lượng CTRSH cần xử lý, đồng thời kết hợp liên hệ hợp đồng để vận chuyển về xử lý tại Nhà máy xử lý CTRSH Kỳ Tân.

- Bãi rác Hồng Lộc tiếp tục tiếp nhận và xử lý CTRSH của huyện Lộc Hà. Sau khi bãi rác Hồng Lộc hết sức chứa, huyện Lộc Hà chủ động biện pháp tăng cường phân loại giảm lượng CTRSH cần xử lý, đồng thời kết hợp liên hệ hợp đồng để vận chuyển về xử lý tại Nhà máy xử lý CTRSH Kỳ Tân.

- Nhà máy xử lý CTRSH Can Lộc (công suất 40 tấn/ngày): tiếp nhận và xử lý CTRSH của huyện Can Lộc, gắn với việc địa phương tập trung tăng cường phân loại xử lý tại nguồn để đảm bảo xử lý CTRSH trên địa bàn.

- Bãi rác Nam Hồng: tiếp tục xử lý CTRSH của thị xã Hồng Lĩnh. Sau khi bãi rác Nam Hồng hết sức chứa, thị xã Hồng Lĩnh chủ động biện pháp tăng cường phân loại xử lý tại nguồn, đồng thời kết hợp liên hệ hợp đồng để vận chuyển về xử lý tại Nhà máy xử lý CTRSH Kỳ Tân.

- Lò đốt rác Xuân Thành và lò đốt rác Cương Gián: tiếp tục xử lý CTRSH của huyện Nghi Xuân trong khả năng, phần còn lại địa phương chủ động biện pháp tăng cường phân loại xử lý tại nguồn, đồng thời kết hợp liên hệ hợp đồng để vận chuyển về xử lý tại Nhà máy xử lý CTRSH Kỳ Tân.

- CTRSH của huyện Đức Thọ, địa phương chủ động biện pháp tăng cường phân loại xử lý tại nguồn, đồng thời kết hợp liên hệ hợp đồng để vận chuyển về xử lý tại Nhà máy xử lý CTRSH Kỳ Tân.

- Lò đốt rác Phố Châu và bãi rác Tây Sơn: chủ động tiếp nhận, xử lý toàn bộ CTRSH của huyện Hương Sơn.

- Lò đốt rác Hương Thủy: sau khi hoàn thành đi vào hoạt động sẽ tiếp nhận và xử lý một phần CTRSH của huyện Hương Khê trong khả năng công suất cho phép, phần còn lại địa phương chủ động biện pháp tăng cường phân loại xử lý tại nguồn, đồng thời kết hợp liên hệ hợp đồng để vận chuyển về xử lý tại Nhà máy xử lý CTRSH Kỳ Tân.

- CTRSH của huyện Vũ Quang: địa phương chủ động biện pháp tăng cường phân loại xử lý tại nguồn, kết hợp vận chuyển xử lý tại bãi rác Vũ Quang và lò đốt rác Đức Hương (sau khi hoàn thành đi vào hoạt động).

* Nhiệm vụ trong giai đoạn này: tập trung chỉ đạo thực hiện việc thu hút đầu tư, xây dựng khu xử lý CTRSH tập trung, quy mô liên huyện, công nghệ tiên tiến, thu hồi năng lượng theo mục tiêu đề ra; yêu cầu chủ đầu tư các khu xử lý hiện trạng cải tạo, sửa chữa đáp ứng công suất xử lý theo yêu cầu; đồng thời chuẩn bị chấm dứt hoạt động, đóng cửa hoặc chuyển đổi mô hình hoạt động cho một số khu xử lý đã hết tuổi thọ sang xây dựng trạm trung chuyển CTRSH cho địa phương, dự kiến:

- Thu hút kêu gọi nhà đầu tư có năng lực để đầu tư nhà máy xử lý CTRSH công nghệ hiện đại, tiên tiến, thu hồi năng lượng tại xã Hồng Lộc, huyện Lộc Hà với công suất xử lý CTRSH giai đoạn 1 tối thiểu 450 tấn/ngày và nâng công suất vào giai đoạn tiếp theo tuỳ theo nhu cầu xử lý rác thải trên địa bàn.

- Đẩy nhanh tiến độ đầu tư và đưa vào vận hành lò đốt rác Đức Hương - Vũ Quang và lò đốt rác Hương Thủy- Hương Khê.

- Yêu cầu Nhà máy Kỳ Tân sửa chữa lò đốt (5 tấn/giờ) đang hư hỏng để tiếp nhận và xử lý rác thải cho các địa phương có nhu cầu.

- Chuẩn bị đóng cửa 03 bãi chôn lấp CTRSH khi hết công suất (bãi rác Hồng Lộc, bãi rác Nam Hồng, bãi rác Vũ Quang) và 04 lò đốt hết niên hạn (lò đốt Phù Việt cũ - Thạch Hà, lò đốt Xuân Thành và lò đốt Cương Gián - Nghi Xuân, lò đốt Phố Châu - Hương Sơn); định hướng chuyển đổi các khu xử lý này (trừ bãi rác Hồng Lộc) sang mô hình trạm trung chuyển chất thải rắn sinh hoạt cho địa phương.

- Rà soát xử lý dứt điểm lượng rác tồn đọng tại các bãi chôn lấp cũ và tại các điểm tập kết, trung chuyển rác tại các địa phương với phương án đào, bóc tách phân loại, vận chuyển về xử lý tại Nhà máy điện rác Hồng Lộc (sau khi nhà máy đi vào hoạt động).

b) Giai đoạn từ năm 2026 đến năm 2032

Lượng CTRSH được thu gom giai đoạn này cần đưa đi xử lý dự báo khoảng 807,5 tấn/ngày.

Giai đoạn này Nhà máy điện rác Hồng Lộc đã đi vào hoạt động giai đoạn 1 với công suất 450 tấn/ngày. Như vậy trên địa bàn có 4 nhà máy (Nhà máy Kỳ Tân, Nhà máy Cẩm Quan, Nhà máy Can Lộc, Nhà máy Hồng Lộc); 3 lò đốt (lò đốt rác Lạc Trị - huyện Thạch Hà, lò đốt Đức Hương - huyện Vũ Quang, lò đốt Hương Thủy - huyện Hương Khê) và 01 bãi rác thị trấn Tây Sơn đang hoạt động (dự kiến đến 2028). Tổng công suất của các khu xử lý này khoảng 900 tấn/ngày, đáp ứng xử lý hết lượng CTRSH phát sinh cần xử lý giai đoạn này (807,5 tấn/ngày).

Phương án xử lý cụ thể giai đoạn này như sau:

- Nhà máy xử lý CTRSH Kỳ Tân sẽ tiếp nhận và xử lý CTRSH của huyện Kỳ Anh, thị xã Kỳ Anh.

- Nhà máy xử lý CTRSH Cẩm Quan sẽ xử lý CTRSH của huyện Cẩm Xuyên và một phần CTRSH thành phố Hà Tĩnh đảm bảo trong công suất 120 tấn/ngày; phần còn lại của rác thành phố Hà Tĩnh vận chuyển về Nhà máy điện rác Hồng Lộc.

- Nhà máy xử lý CTRSH Can Lộc sẽ xử lý CTRSH của huyện Can Lộc theo công suất thiết kế (40 tấn/ngày), phần còn lại được vận chuyển về Nhà máy điện rác Hồng Lộc để xử lý.

- Lò đốt rác Lạc Trị xử lý một phần CTRSH của huyện Thạch Hà theo công suất (16-18 tấn/ngày); phần CTRSH còn lại của huyện Thạch Hà vận chuyển về Nhà máy điện rác Hồng Lộc để xử lý.

- Lò đốt rác Hương Thuỷ xử lý một phần CTRSH của huyện Hương Khê; phần còn lại được vận chuyển về Nhà máy điện rác Hồng Lộc để xử lý.

- Lò đốt rác Đức Hương xử lý một phần CTRSH phát sinh của huyện Vũ Quang; phần còn lại được vận chuyển về xử lý tại Nhà máy điện rác Hồng Lộc.

- Bãi rác Tây Sơn sẽ xử lý một phần CTRSH phát sinh tại huyện Hương Sơn đến khi hết sức chứa (khoảng đến 2028). Lượng CTRSH còn lại trên địa bàn huyện được vận chuyển về Nhà máy điện rác để xử lý.

- Nhà máy điện rác Hồng Lộc (giai đoạn 1 công suất xử lý CTRSH 450 tấn/ngày) sẽ đảm bảo việc tiếp nhận xử lý CTRSH cho các địa phương phía Bắc, bao gồm: huyện Lộc Hà, huyện Đức Thọ, thị xã Hồng Lĩnh, Nghi Xuân, một phần CTRSH của thành phố Hà Tĩnh và các huyện Can Lộc, Thạch Hà, Hương Sơn, Hương Khê, Vũ Quang.

* Nhiệm vụ trong giai đoạn này: chuẩn bị cho giai đoạn tiếp theo, cụ thể xem xét việc triển khai đầu tư giai đoạn 2 cho Nhà máy điện rác Hồng Lộc (nâng công suất đảm bảo đáp ứng xử lý lượng rác thải phát sinh trong hiện tại và tương lai); các khu xử lý còn lại (Nhà máy xử lý CTRSH Kỳ Tân, Nhà máy xử lý CTRSH Cẩm Quan, Nhà máy xử lý CTRSH Can Lộc) yêu cầu chủ đầu tư cải tạo, sửa chữa đáp ứng yêu cầu xử lý rác thải giai đoạn mới; đồng thời chuẩn bị chấm dứt hoạt động, đóng cửa hoặc chuyển đổi mô hình hoạt động cho một số khu xử lý đã hết tuổi thọ (4 lò đốt CTRSH Lạc Trị, Đức Hương, Hương Thủy, Sơn Tây) sang mô hình xây dựng trạm trung chuyển CTRSH cho địa phương:

c) Giai đoạn từ sau năm 2032 trở đi

Đóng cửa 4 lò đốt CTRSH (lò Lạc Trị, lò Đức Hương, lò Hương Thủy, lò Sơn Tây) đã hết niên hạn sử dụng và 1 bãi rác (bãi rác thị trấn Tây Sơn) hết sức chứa; trên địa bàn tỉnh còn 04 nhà máy xử lý rác (Nhà máy xử lý CTRSH Kỳ Tân, Nhà máy xử lý CTRSH Cẩm Quan, Nhà máy xử lý CTRSH Can Lộc, Nhà máy điện rác Hồng Lộc) sẽ xử lý toàn bộ CTRSH trên địa bàn tỉnh khoảng trên 900 tấn/ngày theo phương án, cụ thể:

- Nhà máy xử lý CTRSH Kỳ Tân sẽ xử lý CTRSH cho các địa bàn huyện Kỳ Anh và thị xã Kỳ Anh.

- Nhà máy xử lý CTRSH Cẩm Quan sẽ xử lý CTRSH của huyện Cẩm Xuyên và một phần CTRSH phía Nam thành phố Hà Tĩnh đủ trong công suất của Nhà máy (120 tấn/ngày), phần CTRSH còn lại của thành phố Hà Tĩnh sẽ vận chuyển về Nhà máy điện rác Hồng Lộc để xử lý.

- Nhà máy xử lý CTRSH Can Lộc sẽ xử lý CTRSH của huyện Can Lộc theo công suất thiết kế (40 tấn/ngày), phần còn lại được vận chuyển về Nhà máy điện rác để xử lý.

- Nhà máy điện rác Hồng Lộc sẽ xử lý hết lượng CTRSH còn lại trên địa bàn tỉnh, bao gồm: các huyện (Lộc Hà, Nghi Xuân, Đức Thọ, Thạch Hà, Hương Sơn, Hương Khê, Vũ Quang), thị xã Hồng Lĩnh, một phần phía Bắc của thành phố Hà Tĩnh và huyện Can Lộc.

4.3. Kinh phí thực hiện Đề án

ĐVT: triệu đồng

STT

Tên dự án, nhiệm vụ

Kinh phí thực hiện

1

Triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường theo Nghị quyết 97/2022/NQ-HĐND (hỗ trợ hoạt động tuyên truyền, hỗ trợ mô hình ủ rác hữu cơ tập trung; mua sắm trang thiết bị, phương tiện thu gom, vận chuyển CTRSH; hỗ trợ chế phẩm khử mùi tại các điểm tập kết; hỗ trợ đầu tư ngoài hàng rào các cơ sở xử lý)

903.320

2

Tham mưu xây dựng đơn giá dịch vụ (thay thế đơn giá dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại Quyết định số 33/2017/QĐ-UBND ngày 30/6/2017 của UBND tỉnh)

400

3

Rà soát, quy hoạch, cải tạo các điểm trung chuyển, điểm tập kết chất thải rắn sinh hoạt

6.000

4

Rà soát, xử lý các điểm tồn đọng CTRSH trên địa bàn, lập dự án đóng cửa các bãi chôn lấp CTRSH

92.118

5

Đầu tư Nhà máy điện rác Hồng Lộc

1.000.332

Tổng cộng

1.208.170

Tổng kinh phí thực hiện đề án: 1.208.170 triệu đồng. Trong đó: - Nguồn vốn ngân sách: 207.838 triệu đồng;

- Nguồn vốn xã hội hoá: 1.000.332 triệu đồng.

Kinh phí này chưa bao gồm kinh phí thu gom, vận chuyển, xử lý CTRSH hằng năm.

Kinh phí thu gom, vận chuyển, xử lý CTRSH hằng năm (chưa tính đến yếu tố trượt giá qua các năm).

ĐVT: 1.000 đồng/năm

Giai đoạn

Thu gom

Vận chuyển

Xử lý

Tổng cộng

Giai đoạn 2023- 2025

98.304.000

67.016.000

74.398.000

239.718.000

Giai đoạn 2026- 2032

125.112.000

64.604.000

125.265.000

314.981.000

Sau năm 2032

126.144.000

71.948.000

132.183.000

330.275.000

Kinh phí này do hộ gia đình, cá nhân, tổ chức chi trả theo giá dịch vụ do Ủy ban nhân dân tỉnh quy định (được tính theo nguyên tắc có sự bù đắp thông qua ngân sách địa phương). Trong thời gian chưa xây dựng đơn giá dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt; ngân sách nhà nước các cấp sẽ hỗ trợ chi trả kinh phí vận chuyển, xử lý CTRSH trên địa bàn.

IV. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP

1. Xây dựng hoàn thiện các quy định của pháp luật liên quan về chất thải rắn sinh hoạt

- Xây dựng hoàn thiện hướng dẫn về phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh, cụ thể: hướng dẫn về phân loại chất thải rắn sinh hoạt; hướng dẫn tập kết và chuyển giao chất thải rắn sinh hoạt theo quy định;

- Xây dựng giá dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý CTRSH theo hướng không thu giá dịch vụ đối với chất thải rắn sinh hoạt có khả năng tái chế, tái sử dụng và chất thải sinh hoạt nguy hại đã được phân loại tại nguồn (hộ gia đình); chất thải thực phẩm có mức giá dịch vụ thấp hơn chất thải rắn sinh hoạt khác.

- Xây dựng quy định về hình thức và mức kinh phí hộ gia đình, cá nhân phải chi trả cho công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt dựa trên khối lượng hoặc thể tích chất thải đã được phân loại.

2. Công tác chỉ đạo, tuyên truyền, nâng cao vai trò trách nhiệm của hệ thống chính trị

- Nâng cao vai trò, trách nhiệm của cấp ủy đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị, chính trị xã hội các cấp theo thẩm quyền tổ chức, chỉ đạo thực hiện và vận động, giám sát việc thực hiện phân loại, thu gom, vận chuyển xử lý chất thải rắn sinh hoạt; xử lý các tồn tại, vi phạm trong hoạt động thu gom, vận chuyển, xử lý CTRSH trên địa bàn.

- Tuyên truyền và tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết số 97/2022/NQ- HĐND ngày 16/12/2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh về một số chính sách hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường giai đoạn 2023-2025; Quyết định số 15/2023/QĐ- UBND ngày 01/3/2023 của Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành quy định quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, thường xuyên phổ biến, hướng dẫn về công tác phân loại, thu gom xử lý CTRSH trên các phương tiện thông tin đại chúng tạo ra những thay đổi trong nhận thức và hành động của người dân; từng bước nâng cao nhận thức, trách nhiệm trong việc thu gom, phân loại, tái sử dụng, tái chế chất thải. Áp dụng chế tài xử lý nghiêm đối với các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân không thực hiện tốt công tác phân loại tại nguồn, thu gom, xử lý CTRSH.

3. Quy hoạch điểm tập kết, trạm trung chuyển và khu xử lý chất thải rắn sinh hoạt phù hợp với từng giai đoạn

- Quy hoạch, bố trí mặt bằng điểm tập kết, trạm trung chuyển chất thải rắn sinh hoạt đáp ứng yêu cầu kỹ thuật về bảo vệ môi trường.

- Quy hoạch, bố trí quỹ đất cho khu xử lý chất thải rắn sinh hoạt, các công trình hạ tầng ngoài hàng rào đảm bảo tính kết nối khu xử lý.

- Rà soát, cải tạo, xây dựng bổ sung các điểm trung chuyển, tập kết CTRSH tại các địa phương theo quy hoạch và đáp ứng yêu cầu kỹ thuật về môi trường, đảm bảo mỗi xã/phường/thị trấn chỉ có 01 điểm trung chuyển, tập kết hoặc xây dựng điểm tập kết chung cho 2-3 xã đảm bảo yêu cầu kỹ thuật. Xóa bỏ các điểm tập kết rác công cộng không đảm bảo điều kiện vệ sinh môi trường, chấm dứt tình trạng vứt rác bừa bãi ra môi trường.

- Khuyến khích mô hình ủ rác hữu cơ tập trung cho các địa phương khu vực nông thôn có quỹ đất rộng và cho các khu vực chợ nông thôn.

4. Hoàn thiện mạng lưới thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt

- Kiện toàn tổ chức, duy trì và phát triển mạng lưới thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt theo phương thức tổ chức đấu thầu lựa chọn đơn vị đầu mối, trường hợp không thể lựa chọn thông qua đấu thầu thì thực hiện theo hình thức đặt hàng hoặc giao nhiệm vụ, cụ thể như sau:

+ Mỗi xã/phường/thị trấn sẽ có 01 tổ đội vệ sinh môi trường hoặc hợp tác xã môi trường chịu trách nhiệm thu gom CTRSH từ các hộ gia đình trên địa bàn xã/ phường/ thị trấn đó đến điểm tập kết chung/điểm trung chuyển của xã.

+ Mỗi huyện/thành phố/thị xã hoặc cụm liên huyện thành lập một Công ty hoạt động dịch vụ vệ sinh môi trường đứng ra quản lý chung hoạt động của toàn bộ các tổ đội, hợp tác xã môi trường trên địa bàn huyện; làm nhiệm vụ vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt từ các điểm tập kết về khu xử lý.

- Rà soát, đầu tư bổ sung phương tiện thu gom, vận chuyển CTRSH đầy đủ và phù hợp cho việc thu gom, vận chuyển CTRSH đã phân loại nhưng phải đảm bảo đúng quy định (có phương án thay thế xe điện ba bánh là đối tượng không được phép tham gia giao thông).

5. Tiếp tục đầu tư xây dựng, cải tạo nâng cấp các công trình xử lý chất thải rắn sinh hoạt, dừng hoạt động các công trình đã hết niên hạn.

- Lựa chọn cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt thông qua hình thức đấu thầu, trường hợp không thực hiện được qua đấu thầu thì thực hiện theo hình thức đặt hàng hoặc giao nhiệm vụ. Tổ chức thực hiện đầu tư khu xử lý chất thải rắn sinh hoạt theo lộ trình đã xác định.

- Có cơ chế, chính sách thu hút đầu tư, khuyến khích xã hội hóa công tác thu gom, vận chuyển xử lý chất thải rắn sinh hoạt, nhất là thu hút doanh nghiệp đầu tư khu xử lý chất thải rắn sinh hoạt tập trung.

- Tổ chức rà soát, đánh giá lại các cơ sở xử lý CTRSH hiện có để đưa ra giải pháp xử lý phù hợp (chấm dứt hoặc chuyển đổi công nghệ hoặc chuyển đổi sang mô hình trạm trung chuyển CTRSH quy mô cấp huyện); đồng thời xây dựng lộ trình chấm dứt hoạt động đối với từng cơ sở nhỏ lẻ để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các Nhà đầu tư quy mô lớn, hiện đại; có chính sách khuyến khích, hỗ trợ phù hợp để chuyển dần các cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt công nghệ chôn lấp hoặc lò đốt độc lập đã hết niên hạn thành các điểm trung chuyển/điểm tập kết chất thải rắn và các đơn vị này trở thành đơn vị vệ tinh trong công tác thu gom, vận chuyển CTRSH theo địa bàn khu vực.

- Xây dựng phương án xử lý tài sản công đối với nhà máy/cơ sở xử lý cũ phải dỡ bỏ khi thực hiện các dự án đầu tư xây dựng nhà máy xử lý chất thải rắn mới trên địa điểm khu xử lý cũ.

6. Tăng cường đôn đốc, kiểm tra, giám sát và nhân rộng mô hình trong thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải sinh hoạt

- Phát huy vai trò trách nhiệm của các cấp, các ngành, các tầng lớp nhân dân và tổ chức trong công tác xã hội hóa về bảo vệ môi trường; đưa công tác thu gom, vận chuyển CTRSH trở thành tiêu chí thi đua của các cấp, các ngành, các địa phương và các hộ gia đình.

- Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động thu gom, vận chuyển thông qua việc thành lập các tổ, đội vệ sinh, hợp tác xã tại xã, thị trấn kết hợp với việc hướng dẫn người dân nâng cao ý thức sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn tài nguyên, giảm thiểu phát thải chất thải.

- Đẩy mạnh công tác đôn đốc, kiểm tra hiệu quả việc triển khai thực hiện các mô hình thu gom, vận chuyển CTRSH trên địa bàn, kịp thời sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm để nhân rộng mô hình.

- Tăng cường kiểm tra, giám sát và xử lý các hành vi vi phạm trong hoạt động thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt theo quy định của pháp luật. Có hình thức tuyên dương, khen thưởng tập thể, cá nhân thực hiện tốt, đồng thời cũng có biện pháp xử lý các tập thể, cá nhân vi phạm trong việc thu gom, xử lý CTRSH.

7. Về khoa học công nghệ

- Đẩy mạnh việc ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong phân loại, tái chế, tái sử dụng, thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH; lựa chọn, tổ chức triển khai mô hình quản lý CTRSH phù hợp, hiệu quả để nhân rộng trên địa bàn.

- Tập trung nghiên cứu, tiếp cận, chuyển giao ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong quản lý CTRSH đối với khu dân cư không tập trung, vùng sâu, vùng xa phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, góp phần bảo vệ môi trường.

8. Về tài chính

- Xây dựng cơ chế bù đắp ngân sách thu gom, vận chuyển, xử lý CTRSH đối với hộ gia đình, cá nhân và đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 58 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 29 Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

- Xây dựng cơ chế hỗ trợ kinh phí cho các địa phương vận chuyển CTRSH đến các khu xử lý khác trên địa bàn trong điều kiện các khu xử lý trên địa bàn không đáp ứng xử lý hết lượng CTRSH phát sinh.

- Bố trí nguồn lực, kinh phí cho việc đầu tư xây dựng, vận hành hệ thống thu gom, lưu giữ, trung chuyển, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt; hệ thống các công trình, biện pháp, thiết bị công cộng phục vụ quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn.

- Bố trí nguồn lực, kinh phí cho việc xử lý, cải tạo môi trường đối với các bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt do Nhà nước quản lý và bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt tự phát trên địa bàn.

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Tài nguyên và Môi trường

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương phổ biến, tuyên truyền pháp luật liên quan về quản lý chất thải rắn; tham mưu tổ chức thực hiện Quy định quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh theo Quyết định số 15/2023/QĐ-UBND ngày 01/3/2023 của UBND tỉnh; hướng dẫn đôn đốc việc triển khai thực hiện, kiểm tra, giám sát và định kỳ hàng năm tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện Đề án.

- Tham mưu quy định mức giá tối đa và hình thức chi trả cho dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh (thay thế Quyết định số 33/2017/QĐ-UBND ngày 30/6/2017 của UBND tỉnh).

2. Sở Xây dựng

Hướng dẫn, thẩm định quy hoạch mặt bằng sử dụng đất và thiết kế dự toán xây dựng các khu xử lý chất thải rắn sinh hoạt theo thẩm quyền phù hợp lộ trình thực hiện Đề án và đảm bảo yêu cầu tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng.

3. Sở Tài chính

- Chủ trì tham mưu UBND tỉnh các nhiệm vụ liên quan đến kinh phí để triển khai thực hiện Đề án; tham mưu xử lý tài sản, phương tiện thiết bị đầu tư công… tại các khu xử lý (bãi rác, lò đốt, nhà máy) trong quá trình thực hiện chuyển đổi, đầu tư nâng cấp, dừng hoạt động hoặc thanh lý theo phương án trong Đề án được duyệt; tham mưu cơ chế hỗ trợ kinh phí vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt cho các địa phương không có khu xử lý hoặc khu xử lý không đáp ứng xử lý hết lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trên địa bàn.

- Cân đối và phân bổ kinh phí thực hiện Đề án, kinh phí quản lý chất thải rắn sinh hoạt hàng năm phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh.

- Thẩm định và trình UBND tỉnh phê duyệt phương án giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh.

- Tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí cho việc xử lý, cải tạo môi trường các bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt do Nhà nước quản lý và bãi chôn lấp tự phát theo lộ trình đề xuất tại Đề án.

4. Sở Kế hoạch và Đầu tư

- Tham mưu UBND tỉnh thu hồi chứng nhận đầu tư/đăng ký đầu tư đối với các dự án xử lý chất thải chậm tiến độ và xử lý những vấn đề có liên quan về thực hiện đầu tư của các cơ sở xử lý chất thải theo quy định; tham mưu điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư cho các khu xử lý chuyển đổi mô hình từ xử lý rác thải sang xây dựng điểm trung chuyển quy mô cấp huyện

- Phối hợp tham mưu cơ chế chính sách trong thu hút đầu tư, bồi thường giải phóng mặt bằng, chính sách hỗ trợ ngoài hàng rào đối với dự án xử lý chất thải rắn sinh hoạt; bồi thường, hỗ trợ theo quy định đối với các doanh nghiệp bị chấm dứt hoạt động hoặc chuyển đổi mô hình hoạt động khi Nhà máy điện rác Hồng Lộc vào hoạt động đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các Nhà đầu tư.

5. Sở Giao thông - vận tải

Chủ trì hướng dẫn về tuyến đường chính, thời gian thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt từ điểm tập kết, trạm trung chuyển đến khu xử lý chất thải rắn; quản lý việc vận hành các phương tiện vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh theo quy định.

6. Sở Khoa học và Công nghệ

Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan hướng dẫn thực hiện và tổ chức đánh giá công nghệ của các khu xử lý chất thải rắn theo quy hoạch do nhà đầu tư đề xuất để tham mưu UBND tỉnh khi xử lý, chấp thuận đầu tư.

Nghiên cứu, tiếp cận, chuyển giao ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong quản lý CTRSH.

7. Sở Thông tin và Truyền thông

- Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan báo chí hoạt động trên địa bàn, hệ thống truyền thông cơ sở đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo vệ môi trường nói chung và quản lý CTRSH nói riêng; tăng thời lượng, tin, bài, thời gian phát sóng, đưa tin về phân loại rác, thu gom, xử lý CTRSH; chú trọng nêu gương những điển hình thực hiện tốt công tác về thu gom, phân loại, vận chuyển, lưu giữ, xử lý CTRSH; thông tin chính xác, kịp thời về những trường hợp vi phạm, những địa phương để xảy ra tình trạng đổ rác thải không đúng nơi quy định gây ô nhiễm môi trường.

- Chỉ đạo, hướng dẫn các Phòng Văn hóa - Thông tin và Trung tâm Văn hóa - Truyền thông cấp huyện thực hiện tuyên truyền các nội dung về bảo vệ môi trường trên hệ thống truyền thanh cơ sở và các phương tiện truyền thông khác của địa phương.

8. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Phối hợp với UBND các huyện, thành phố, thị xã tham mưu đề xuất các biện pháp thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải, các phụ phẩm nông nghiệp khu vực nông thôn nhằm đảm bảo tiêu chí về môi trường trong xây dựng nông thôn mới.

9. Công an tỉnh

Chủ trì, phối hợp với UBND các huyện, thành phố, thị xã tăng cường kiểm tra, kịp thời phát hiện dấu hiệu vi phạm và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt.

10. Đề nghị UBMTTQ tỉnh và các tổ chức chính trị - xã hội:

Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường và chính quyền địa phương thường xuyên tuyền truyền, vận động cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân thực hiện phân loại CTRSH tại nguồn và tăng cường hoạt động giám sát, phản biện xã hội trong quá trình thực hiện Đề án. Cộng đồng dân cư, tổ chức chính trị - xã hội ở cơ sở có trách nhiệm giám sát việc phân loại CTRSH của hộ gia đình, cá nhân.

11. UBND các huyện, thành phố, thị xã

- Tổ chức thực hiện Quy định quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh theo Quyết định số 15/2023/QĐ-UBND ngày 01/3/2023 của UBND tỉnh tại địa phương.

- Rà soát, điều chỉnh Đề án thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải trên địa bàn cấp huyện phù hợp với Đề án này; ban hành và tổ chức thực hiện quy định, chương trình, kế hoạch về quản lý chất thải rắn tại địa phương.

- Tuyên truyền, vận động, tạo sự đồng thuận của người dân trong việc triển khai xây dựng khu xử lý tại địa bàn; phối hợp tốt với các ngành, cơ quan liên quan trong đền bù, giải phóng mặt bằng triển khai xây dựng các khu xử lý theo quy định.

- Tăng cường chỉ đạo thực hiện phân loại, xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn nhằm giảm thiểu lượng chất thải rắn sinh hoạt đưa đi xử lý; xây dựng cơ chế chính sách khuyến khích, động viên, khen thưởng, biểu dương những tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác quản lý chất thải rắn.

- Phối hợp với UBND cấp xã xác định vị trí, thời gian hoạt động và quy mô tiếp nhận chất thải rắn sinh hoạt tại trạm trung chuyển.

- Chủ trì, phối hợp với đơn vị thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt để xác định vị trí, thời gian tập kết, thời gian hoạt động và quy mô tiếp nhận chất thải rắn sinh hoạt tại điểm tập kết.

- Bố trí kinh phí hàng năm đảm bảo đủ bù đắp ngân sách cho công tác thu gom, vận chuyển, lưu giữ, xử lý chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trên địa bàn theo quy định phân cấp quản lý. Tổ chức đấu thầu, lựa chọn, quản lý đơn vị đầu mối trong công tác thu gom, vận chuyển CTRSH trên địa bàn đảm bảo hoạt động hiệu quả.

12. UBND các xã, phường, thị trấn

- Xây dựng kế hoạch, phương án thực hiện quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn.

- Hướng dẫn hộ gia đình, cá nhân chuyển giao chất thải rắn sinh hoạt cho cơ sở thu gom, vận chuyển hoặc đến điểm tập kết đúng quy định; hướng dẫn cộng đồng dân cư giám sát việc thực hiện và công khai trường hợp không tuân thủ quy định về phân loại, thu gom chất thải rắn sinh hoạt; xem xét, giải quyết kiến nghị, phản ánh của tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân có liên quan đến việc phân loại, thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt.

- Lựa chọn địa điểm phù hợp xây dựng mô hình hố ủ rác hữu cơ tập trung nhằm giảm lượng CTRSH vận chuyển xử lý.

- Chủ trì, phối hợp với cơ sở thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt, cộng đồng dân cư, tổ chức chính trị - xã hội ở cơ sở để xác định thời gian, địa điểm, tần suất và tuyến thu gom chất thải rắn sinh hoạt.

- Chủ trì rà soát, xóa bỏ các điểm tập kết chất thải rắn sinh hoạt không đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường, chấm dứt tình trạng đốt hoặc chôn lấp CTRSH tại các điểm trung chuyển và tình trạng xả CTRSH bừa bãi trên địa bàn.

- Phối hợp với UBND cấp huyện khảo sát, bố trí mặt bằng điểm tập kết, trạm trung chuyển đáp ứng yêu cầu kỹ thuật về bảo vệ môi trường.

13. Các Sở, ngành, đơn vị khác: Theo chức năng, nhiệm vụ tổ chức thực hiện nội dung Đề án được phê duyệt.

14. Các đơn vị xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn

- Thực hiện các biện pháp đảm bảo việc tiếp nhận, xử lý chất thải rắn sinh hoạt theo đúng nội dung Đề án được phê duyệt và đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường.

- Lập, trình Sở Tài chính thẩm định và trình UBND tỉnh phê duyệt phương án giá dịch vụ xử lý chất thải rắn sinh hoạt theo quy định của pháp luật về giá.

Trong quá trình tổ chức thực hiện Đề án nếu thấy cần sửa đổi, bổ sung những nội dung cụ thể, các sở, ngành, địa phương, các cơ quan liên quan phản ánh về Sở Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh xem xét, quyết định./.



1 Như ở một số xã như Kỳ Trung, Kỳ Hải- huyện Kỳ Anh, Tùng Ảnh- Đức Thọ; Sơn Thọ, Đức Lĩnh, Đức Bồng- huyện Vũ Quang…

2 gồm: 05 nhà máy xử lý: ở xã Cẩm Quan, huyện Cẩm Xuyên; Xã Kỳ Tân, huyện Kỳ Anh; Xã Hồng Lộc, huyện Lộc Hà; Xã Hương Thủy, huyện Hương Khê; Thị trấn Nghèn, huyện Can Lộc và 05 BCL CTRSH hợp vệ sinh gồm Phường Nam Hồng, thị xã Hồng Lĩnh; Xã Đức Long, huyện Đức Thọ; Xã Đức Bồng, huyện Vũ Quang (nay điều chỉnh sang xã Đức Hương theo Văn bản số 602/UBND -XD1 ngày 17/9/2018 của UBND tỉnh); Thị trấn Phố Châu, huyện Hương Sơn; Thị trấn Tây Sơn, huyện Hương Sơn.

3 gồm: 06 nhà máy xử lý gồm ở xã Cẩm Quan, huyện Cẩm Xuyên; xã Kỳ Tân, huyện Kỳ Anh; xã Hồng Lộc, huyện Lộc Hà; xã Hương Thủy, huyện Hương Khê; thị trấn Phố Châu- huyện Hương Sơn; Thị trấn Nghèn, huyện Can Lộc và 01 BCL hợp vệ sinh tại xã Đức Bồng - huyện Vũ Quang, nay điều chỉnh sang xã Đức Hương, huyện Vũ Quang.

4 cụ thể: 2 dây chuyền phân loại rác, 2 lò đốt rác: 01 lò công suất 5 tấn/giờ (tạm thời đang bị hỏng); 01 lò đốt công suất 7 tấn/giờ, tương đương 140 tấn/ngày/20 giờ); 01 dây chuyền chế biến phân vi sinh và 01 hố chôn chất thải trơ có thể tích 10.000m3

5 155,067 tỷ đồng từ nguồn vốn Ngân sách Nhà nước và nguồn vốn ODA để lắp đặt lò số 1; 22,385 tỷ đồng trong đó có 07 tỷ đồng vay từ Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam để lắp đặt lò đốt số 2.

6 Theo báo cáo của UBND huyện Lộc Hà tại Văn bản số 1105 ngày 19/7/2019: năm 2016 là 6.498 tấn/năm, 2017 là 7.148 tấn/năm, 2018 là 7.863 tấn/năm, 2019 là 10.950 tấn/ngày; năm 2015 là 6.188 tấn/năm (số liệu theo dõi).

7 Theo Quyết định số 4150/QĐ-UBND ngày 28/10/2015 và Quyết định số 1815/QĐ-UBND ngày 30/6/2016 về chấp thuận/điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án nhà máy xử lý chất thải (bao gồm cả diện tích bãi chôn lấp rác hiện nay), thời hạn 50 năm, công suất xử lý rác sinh hoạt 200 tấn/ngày (trong đó giai đoạn 1 là 100 tấn/ngày; sau năm 2020 nâng lên 200 tấn/ngày), rác công nghiệp 250 tấn/ngày; Dự án đã được Bộ TN và MT phê duyệt báo cáo ĐTM tại Quyết định số 2129/QĐ-BTNMT ngày 21/8/2019

8 chia làm 2 giai đoạn, trong đó: giai đoạn 1 (từ 2025-2032) công suất xử lý chất thải rắn sinh hoạt 450 tấn/ngày và chất thải rắn công nghiệp 50 tấn/ngày; giai đoạn 2 (từ năm 2032 trở đi) công suất xử lý chất thải rắn sinh hoạt 700 tấn/ngày và chất thải rắn công nghiệp 250 tấn/ngày)

9 với diện tích 21.000 m2, ước tính sức chứa có thể tích khoảng 280.000 m3;

10 Công suất thực tế/công suất thiết kế tương ứng của các lò đốt: Lò đốt tại thị trấn Phố Châu 7,5/16,8 tấn/ngày; xã Phù Việt 5/7,2 tấn/ngày; xã Xuân Thành 16/24 tấn/ngày; xã Cương Gián 11,2/16,8 tấn/ngày; xã Thạch Trị: 18/24 tấn/ngày.

11 loại lò T-Tech Việt Nam Model CNC600 không sử dụng vật liệu đốt, sản xuất trong nước, công suất 600kg/h

12 Theo Quy hoạch 418, giai đoạn đến năm 2020 vị trí này quy hoạch BCL hợp vệ sinh với diện tích 5ha, công suất 38 tấn/ngày, xử lý rác cho thị trấn Phố Châu, đến năm 2030 khu vực này quy hoạch Nhà máy xử lý công nghệ chế biến phân hữu cơ và chôn lấp, công suất 240 tấn/ngày.

13 được UBND tỉnh cho phép khảo sát địa điểm quy hoạch xây dựng khu xử lý CTRSH tập trung theo Quyết định số 2165/QĐ-UBND ngày 01/8/2014 và phê duyệt mặt bằng sử dụng đất ngày 25/8/2014 với diện tích 8.700 m2,

14 Tại vị trí này, năm 2018 UBND tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư (Quyết định số 1419/QĐ-UBND ngày 14/5/2018) cho đầu tư lò đốt SANKYO GF 1.500, công suất 24 tấn/ngày đêm để xử lý rác cho thị trấn Thạch Hà và 5 xã phụ cận, nhưng Chủ đầu tư không triển khai dự án. Sở Kế hoạch và Đầu tư đã có Thông báo số 230/TB- SKHĐT ngày 29/5/2020 về việc chấm dứt hoạt động dự án.

15 tại Quyết định số 3723/QĐ-UBND ngày 07/12/2018 và được điều chỉnh tại Quyết định số 911/QĐ-UBND ngày 28/3/2019

16 Công nghệ lò đốt, loại lò Sankyo, công suất 500kg/h, thời hạn hoạt động của dự án 15 năm; Quyết định thuê đất tại Quyết định số 1229/QĐ-UBND ngày 19/5/2016 với diện tích đất 12.903,6m2, thời hạn 50 năm; ngày 16/4/2018 UBND tỉnh cho điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án tại Quyết định số 1127/QĐ-UBND , loại lò đốt nhãn hiệu SANKYO GF 1.500 công nghệ Nhật Bản, công suất 24 tấn/ngày đêm,

17 được UBND tỉnh đồng ý chủ trương tại Quyết định số 1174/QĐ-UBND ngày 17/5/2016; phê duyệt/điều chỉnh dự án, vị trí thực hiện tại Quyết định số 1764/QĐ-UBND ngày 12/6/2018) và phê duyệt báo cáo ĐTM tại Quyết định số 2971/QĐ-UBND ngày 23/8/2021, phê duyệt điều chỉnh nội dung báo cáo ĐTM tại Quyết định số 3994/QĐ-UBND ngày 09/12/2021

18 sử dụng lò đốt DCI công nghệ Khí hóa áp suất âm công suất 1,0 tấn/giờ (tương đương 16-18 tấn/ngày, ước tính mỗi ngày hoạt động 16-18 giờ)

19 là BCL hợp vệ sinh do UBND huyện đầu tư xây dựng và quản lý; bãi rác đi vào hoạt động từ năm 2007 và đến năm 2015 bắt đầu bàn giao lại cho Chủ đầu tư lò đốt rác Xuân Thành quản lý. Khoảng cách từ BCL đến hộ dân gần nhất là 500m, cách trang trại chăn nuôi khoảng 200m, cách cụm dân cư gần nhất là 650m, cách đường Tỉnh lộ 22 khoảng 1km.

20 không có các ô chôn lấp được lót bạt chống thấm, không có hệ thống thu gom, xử lý nước rỉ rác, nước thải BCL chảy tràn ra ruộng xung quanh khu vực BCL

21 Diện tích khu vực chôn lấp là 2 ha, gồm 2 ô chôn lấp; đã đầu tư, xây dựng 01 ô. Khoảng cách từ BCL đến hộ dân gần nhất là 300m, cách đường giao thông chính khoảng 100m, cách trường học khoảng 500m. Xung quanh BCL có hàng rào bảo vệ và hệ thống cây xanh, hố chứa nước rỉ rác bằng bê tông hiện đã xuống cấp, hư hỏng

22 Khoảng cách từ hàng rào BCL đến khu dân cư gần nhất là 800m, cách đường giao thông 1.500m và cách công trình khác (khu giết mổ gia cầm của hộ dân) khoảng 30m. Xung quanh BCL có hàng rào xây bằng gạch và hệ thống cây xanh; hệ thống thu gom, thoát nước mặt bằng mương dẫn đã được đầu tư, xây dựng.

23 Nghị quyết 41/2021/NQ-HĐND ngày 16/12/2021: Điều 25 “TP Hà Tĩnh: 12 tỷ, TX Kỳ Anh: 8 tỷ; TX Hồng Lĩnh: 6 tỷ; các huyện: Cẩm Xuyên, Đức Thọ, Nghi Xuân, Can Lộc: 3,5 tỷ/huyện; các huyện còn lại: 2,5 tỷ/huyện”; Điều 35: “các phường, thị trấn: 70 triệu đồng/phường, thị trấn/năm; các xã: 50 triệu đồng/xã/năm”

24 (155,067 tỷ đồng từ nguồn vốn Ngân sách Nhà nước và nguồn vốn ODA để lắp đặt lò số 1; 22,385 tỷ đồng trong đó có 07 tỷ đồng vay từ Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam để lắp đặt lò đốt số 2)

25 Lò đốt tại xã Kỳ Tân - huyện Kỳ Anh; xã Thạch Bằng - huyện Lộc Hà; thị trấn Phố Châu - huyện Hương Sơn; Cương Gián và Xuân Thành - huyện Nghi Xuân.

26 Năm 2018: 11.078,2 triệu đồng; năm 2019: 8.973,1 triệu đồng; năm 2020: 6.072,6 triệu đồng

27 Năm 2018: 5.478,69 triệu đồng; năm 2019: 2.958,5 triệu đồng; năm 2020: 3.674,6 triệu đồng.

28 Huyện Nghi Xuân, một số phường xã tại thị xã Hồng Lĩnh.

29 Các huyện như Lộc Hà, Can Lộc, Cẩm Xuyên.

30 Các huyện như Thạch Hà, thị xã Kỳ Anh, Vũ Quang, Hương Khê; một số xã thuộc các huyện như Hương Sơn, Cẩm Xuyên, thị xã Hồng Lĩnh, Lộc Hà, thị xã Kỳ Anh, thành phố Hà Tĩnh.

31 Chưa tính đến phần kinh phí đầu tư Nhà máy xử lý CTRSH tại xã Cẩm Quan, huyện Cẩm Xuyên.

32 Kinh phí đầu tư xây dựng 4 lò đốt hiện đang hoạt động (theo Quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư).

33 Theo tài liệu Kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019 tỉnh Hà Tĩnh (Chương II, mục 2.2. Quy mô dân số)

34 Theo tài liệu Kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019 tỉnh Hà Tĩnh (Chương 4. Mục 4.2.1. Tốc độ đô thị hóa)

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 2770/QĐ-UBND ngày 26/10/2023 phê duyệt Đề án thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2025 và những năm tiếp theo

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.475

DMCA.com Protection Status
IP: 18.116.85.204
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!