ỦY BAN NHÂN DÂN
QUẬN
PHÚ NHUẬN
-------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 752/QĐ-UBND
|
Phú Nhuận,
ngày 07 tháng 8 năm 2020
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ
DUYỆT ĐỀ ÁN “XÂY DỰNG ĐÔ THỊ THÔNG MINH TẠI QUẬN PHÚ NHUẬN GIAI ĐOẠN 2021-2025”
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN
PHÚ NHUẬN
Căn cứ Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 07
tháng 3 năm 2019 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển
Chính phủ điện tử giai đoạn 2018 - 2020, định hướng đến năm 2025;
Căn cứ Quyết định số 392/QĐ-TTg ngày
27 tháng 03 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc “Phê duyệt chương trình mục
tiêu phát triển ngành công nghiệp công nghệ thông tin đến năm 2020, tầm nhìn đến
năm 2025”;
Căn cứ Quyết định số 1819/QĐ-TTg ngày
26 tháng 10 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc “Phê duyệt Chương trình quốc
gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai
đoạn 2016 - 2020”;
Căn cứ Quyết định số 829/QĐ-BTTTT ngày
31 tháng 5 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông về ban hành
Khung tham chiếu ICT phát triển đô thị thông minh (phiên bản 1.0);
Căn cứ Công văn số 3098/BTTTT-KHCN
ngày 13 tháng 9 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông về công bố
Bộ chỉ số đô thị thông minh Việt Nam giai đoạn đến năm 2025 (phiên bản 1.0);
Căn cứ Quyết định số 6179/QĐ-UBND ngày
23 tháng 11 năm 2017 của Ủy ban nhân dân thành phố về phê duyệt Đề án “Xây dựng
Thành phố Hồ Chí Minh trở thành đô thị thông minh giai đoạn 2017 - 2020, tầm
nhìn đến năm 2025”;
Căn cứ Quyết định số 4250/QĐ-UBND ngày
28 tháng 9 năm 2018 của Ủy ban nhân dân thành phố về phê duyệt Kiến trúc Chính
quyền điện tử thành phố Hồ Chí Minh;
Căn cứ Quyết định số 183/QĐ-UBND ngày
11 tháng 01 năm 2019 của Ủy ban nhân dân thành phố về phê duyệt Đề án Cổng
thông tin tiếp nhận và giải đáp thông tin cho người dân, doanh nghiệp, tổ chức;
Căn cứ Quyết định số 535/QĐ-UBND ngày
18 tháng 6 năm 2018 của Ủy ban nhân dân thành phố về ban hành Quy định kỹ thuật
về quản lý, kết nối và sử dụng đối với các hệ thống thiết bị ghi hình (camera
quan sát) trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh và Công văn số 3288/UBND-KT ngày
08 tháng 8 năm 2019 của Ủy ban nhân dân thành phố về ban hành hướng dẫn tiêu
chuẩn kỹ thuật khuyến nghị đối với các hệ thống camera quan sát trên địa bàn thành
phố;
Căn cứ Kế hoạch số 1008/KH-UBND ngày
14 tháng 3 năm 2018 của Ủy ban nhân dân thành phố về Xây dựng kho dữ liệu dùng
chung và Phát triển hệ sinh thái mở cho Thành phố Hồ Chí Minh;
Căn cứ Kế hoạch số 4804/KH-UBND ngày
24 tháng 10 năm 2018 của Ủy ban nhân dân thành phố về Triển khai xây dựng Kho dữ
liệu dùng chung và phát triển Hệ sinh thái dữ liệu mở của Thành phố Hồ Chí Minh
(giai đoạn 1);
Căn cứ Kế hoạch số 5534/KH-UBND ngày
31 tháng 12 năm 2019 của Ủy ban nhân dân thành phố về Kế hoạch Ứng dụng công
nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước tại Thành phố Hồ Chí Minh năm 2020;
Căn cứ Thông báo số 81/TB-VP ngày
20/02/2020 của Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố về kết luận của Chủ tịch Ủy
ban nhân dân thành phố, Trưởng Ban Điều hành Đề án tại Hội nghị triển khai Đề
án xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh trở thành đô thị thông minh tại 24 quận, huyện;
Căn cứ Kết luận của Ban Thường vụ Quận
ủy về Đề án “Xây dựng đô thị thông minh tại quận Phú Nhuận giai đoạn 2021-2025”
tại cuộc họp ngày 06 tháng 7 năm 2020;
Căn cứ Nghị quyết số 29-NQ/QU ngày 13 tháng
7 năm 2020 của Ban Chấp hành Đảng bộ quận khóa XI tại Hội nghị lần thứ 37;
Căn cứ Nghị quyết số 12/NQ-HĐND ngày
24 tháng 7 năm 2020 của Hội đồng nhân dân quận Phú Nhuận khóa X nhiệm kỳ
2016-2021, kỳ họp thứ mười về thực hiện Đề án “Xây dựng đô thị thông minh tại
quận Phú Nhuận giai đoạn 2021-2025”;
Xét đề nghị của Văn phòng Hội đồng
nhân dân và Ủy ban nhân dân quận tại Tờ trình số 196/TTr-VP ngày 05 tháng 8 năm
2020 về phê duyệt “Đề án Xây dựng đô thị thông minh tại quận Phú Nhuận giai đoạn
2021 - 2025”.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án “Xây dựng đô thị thông minh tại quận Phú Nhuận
giai đoạn 2021 - 2025” (đính kèm Đề án).
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân quận,
Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc quận có liên quan, Chủ tịch Ủy ban nhân
dân 15 phường chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
-
Như
Điều 3;
- Ủy ban nhân dân thành phố;
- Sở Thông tin và Truyền thông;
- Sở Kế hoạch và Đầu tư;
- Thường trực Quận ủy;
- Thường trực HĐND quận;
- Thường trực UBND quận;
- UBMTTQ VN quận và các đoàn thể;
- BCĐ/CCHC quận;
- VP/HĐND và UBND quận (CVP, các PCVP);
- Lưu: VT, N( b).
|
CHỦ TỊCH
Nguyễn Thị Ánh Nguyệt
|
ĐỀ ÁN
XÂY
DỰNG ĐÔ THỊ THÔNG MINH TẠI QUẬN PHÚ NHUẬN GIAI ĐOẠN 2021 -2025
(Ban hành kèm theo Quyết định số 752/QĐ-UBND ngày 07 tháng 8 năm 2020 của Ủy
ban nhân dân quận Phú Nhuận)
DANH
MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT
|
Định nghĩa,
Từ viết tắt
|
Giải thích
|
1.
|
VN
|
Việt Nam
|
2.
|
BTTTT
|
Bộ Thông tin và Truyền thông
|
3.
|
CPĐT
|
Chính phủ điện tử
|
4.
|
CQNN
|
Cơ quan nhà nước
|
5.
|
CNTT-TT
|
Công nghệ thông tin và Truyền thông
|
6.
|
CSDL
|
Cơ sở dữ liệu
|
7.
|
HTTT
|
Hệ thống thông tin
|
8.
|
HĐND
|
Hội đồng nhân dân
|
9.
|
KTXH
|
Kinh tế - Xã hội
|
10.
|
TTĐT
|
Thông tin điện tử
|
11.
|
TTHC
|
Thủ tục hành chính
|
12.
|
UBND
|
Ủy ban nhân dân
|
13.
|
ƯDCNTT
|
Ứng dụng Công nghệ thông tin
|
14.
|
ĐTTM
|
Đô thị thông minh
|
15.
|
TPTM
|
Thành phố thông minh
|
16.
|
CSHT
|
Cơ sở hạ tầng
|
17.
|
TTTT
|
Thông tin và Truyền thông
|
18.
|
GDĐT
|
Giáo dục và Đào tạo
|
19.
|
ICT
|
Công nghệ thông tin và truyền thông
|
ĐỀ ÁN
XÂY
DỰNG ĐÔ THỊ THÔNG MINH TẠI QUẬN PHÚ NHUẬN GIAI ĐOẠN 2021 -2025
(Ban hành kèm theo Quyết định số 752/QĐ-UBND ngày 07 tháng 8 năm 2020 của Chủ
tịch Ủy ban nhân dân quận Phú Nhuận)
I. CƠ SỞ PHÁP LÝ
1. Chủ
trương, kế hoạch:
- Thực hiện Quyết định số 6179/QĐ-UBND
ngày 23 tháng 11 năm 2017 của Ủy ban nhân dân thành phố về phê duyệt Đề án “Xây
dựng Thành phố Hồ Chí Minh trở thành đô thị thông minh giai đoạn 2017 - 2020, tầm
nhìn đến năm 2025”;
- Thực hiện Kế hoạch số 1008/KH-UBND
ngày 14 tháng 3 năm 2018 của Ủy ban nhân dân Thành phố về xây dựng Kho dữ liệu
dùng chung và phát triển Hệ sinh thái dữ liệu mở cho thành phố Hồ Chí Minh;
- Thực hiện Kế hoạch số 1009/KH-UBND
ngày 14 tháng 3 năm 2018 của Ủy ban nhân dân Thành phố về xây dựng Trung tâm điều
hành đô thị thông minh của thành phố Hồ Chí Minh;
- Thực hiện Kế hoạch số 1010/KH-UBND
ngày 14 tháng 3 năm 2018 của Ủy ban nhân dân Thành phố về thành lập Trung tâm
An toàn thông tin thành phố Hồ Chí Minh (SOC);
- Thực hiện Kế hoạch số 1011/KH-UBND
ngày 14 tháng 3 năm 2018 của Ủy ban nhân dân Thành phố về xây dựng Trung tâm
nghiên cứu mô phỏng dự báo xây dựng chiến lược phát triển kinh tế xã hội của thành
phố Hồ Chí Minh;
- Thực hiện Kế hoạch số 1711/KH-UBND
ngày 29 tháng 3 năm 2019 của Ủy ban nhân dân Thành phố về triển khai Đề án “Xây
dựng Thành phố Hồ Chí Minh trở thành đô thị thông minh giai đoạn 2017 - 2020, tầm
nhìn đến năm 2025”;
- Thực hiện Kế hoạch số 5534/KH-UBND
ngày 31 tháng 12 năm 2019 của Ủy ban nhân dân Thành phố về ứng dụng công nghệ
thông tin trong các cơ quan nhà nước tại thành phố Hồ Chí Minh năm 2020;
- Thực hiện Thông báo số 815/TP-VP
ngày 14 tháng 11 năm 2019 của Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố về nội dung kết
luận của Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Trần Vĩnh Tuyến tại buổi họp
Thường trực Ban Điều hành Đề án “Xây dựng thành phố Hồ Chí Minh trở thành đô thị
thông minh giai đoạn 2017 - 2020, tầm nhìn đến năm 2025”;
- Thực hiện Thông báo số 81/TB-VP ngày
20 tháng 02 năm 2020 của Văn phòng UBND Thành phố về nội dung kết luận của Chủ
tịch Ủy ban nhân dân thành phố, Trưởng Ban Điều hành Đề án tại Hội nghị triển
khai Đề án xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh trở thành đô thị thông minh tại 24 quận,
huyện;
- Thực hiện Quyết định số 829/QĐ-BTTTT
ngày 31 tháng 5 năm 2019 của Bộ Thông tin và Truyền thông về ban hành Khung
tham chiếu ICT phát triển đô thị thông minh (phiên bản 1.0);
- Thực hiện Công văn số
3098/BTTTT-KHCN ngày 13 tháng 9 năm 2019 của Bộ Thông tin và Truyền thông về
công bố Bộ chỉ số đô thị thông minh Việt Nam giai đoạn đến năm 2025 (phiên bản
1.0).
2. Cơ sở
chuyên môn:
- Quyết định số 4250/QĐ-UBND ngày 28
tháng 9 năm 2018 của UBND thành phố về phê duyệt Kiến trúc Chính quyền điện tử
thành phố Hồ Chí Minh;
- Công văn số 4152/UBND-KT của Ủy ban
nhân dân Thành phố ngày 11 tháng 9 năm 2018 về phê duyệt Đề cương “Đề án xây dựng
Trung tâm điều hành đô thị thông minh của thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2018
- 2025”;
- Quyết định số 535/QĐ-UBND ngày 18
tháng 6 năm 2018 của UBND thành phố về ban hành Quy định kỹ thuật về quản lý, kết
nối và sử dụng đối với các hệ thống thiết bị ghi hình (camera quan sát) trên địa
bàn thành phố Hồ Chí Minh;
- Quyết định số 183/QĐ-UBND ngày 11
tháng 01 năm 2019 của Ủy ban nhân dân thành phố về phê duyệt Đề án Cổng thông
tin tiếp nhận và giải đáp thông tin cho người dân, doanh nghiệp, tổ chức;
- Quyết định 5086/QĐ-UBND ngày 28
tháng 11 năm 2019 của UBND thành phố về ban hành quy chế tích hợp, quản lý, vận
hành, khai thác kho dữ liệu dùng chung của thành phố;
- Quyết định số 2623/QĐ-UBND ngày 24
tháng 5 năm 2016 của Ủy ban nhân dân thành phố về chương trình đảm bảo ANTT
trong cơ quan nhà nước giai đoạn 2016-2020;
- Công văn 2143/STTTT-CNTT ngày 20
tháng 11 năm 2019 của Sở Thông tin và Truyền thông về hướng dẫn triển khai Đề
án đô thị thông minh;
- Công văn số 1542/STTTT-BCVT ngày 16
tháng 8 năm 2019 của Sở Thông tin và Truyền thông về hướng dẫn phương án triển
khai kết nối dữ liệu hệ thống tiếp nhận và xử lý thông tin phản ánh từ người
dân của các đơn vị đến Cổng thông tin 1022.
II. QUAN ĐIỂM VÀ MỤC
TIÊU TRIỂN KHAI ĐỀ ÁN
1. Quan điểm:
- Xây dựng đô thị thông minh là nhiệm
vụ phải thực hiện phù hợp với chủ trương của Đảng, chỉ đạo của Chính phủ và định
hướng chiến lược phát triển của Thành phố, cần xác định là công việc của toàn Đảng
bộ, Chính quyền, các phòng ban, đơn vị, UBND 15 phường và các tầng lớp xã hội
trên địa bàn Quận.
- Xây dựng đô thị thông minh là một
quá trình, cần phải có lộ trình thích hợp trên cơ sở kế thừa và phát huy thành
tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và kết quả ứng dụng CNTT trong thời
gian qua.
- Xây dựng ĐTTM là sử dụng và ứng dụng
CNTT truyền thông (ICT) và các phương tiện khác góp phần thúc đẩy nâng cao sức
cạnh tranh, đổi mới, sáng tạo, minh bạch, tinh gọn, hiệu lực hiệu quả quản lý của
chính quyền các đô thị, nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai, năng lượng và các
nguồn lực phát triển, cải thiện và nâng cao chất lượng môi trường sống đô thị,
kích thích tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội.
- Xây dựng đô thị thông minh phải lấy
người dân làm trung tâm, các ứng dụng CNTT phải cải thiện và nâng cao tính tiện
lợi hơn cho người dân và doanh nghiệp. Việc xây dựng chính quyền điện tử kết hợp
với xây dựng đô thị thông minh để giúp nâng cao năng lực lãnh đạo của của Quận ủy
và các cấp ủy Đảng quận Phú Nhuận, hỗ trợ cơ quan chính quyền điều hành và quản
trị xã hội tốt hơn, từ đó cũng làm cho các mặt đời sống an sinh xã hội được cải
thiện tốt hơn.
- Đảm bảo tính trung lập về công nghệ,
có khả năng tương thích với nhiều nền tảng, đảm bảo an toàn thông tin mạng, an
ninh mạng và bảo vệ thông tin cá nhân của người dân, đảm bảo sự đồng bộ giữa
các giải pháp công nghệ và phi công nghệ.
- Giai đoạn 2021 - 2025 ưu tiên xây dựng
các nội dung cơ bản bao gồm: Xây dựng hạ tầng CNTT; Xây dựng Trung tâm điều
hành đô thị thông minh quận; Cung cấp các tiện ích đô thị thông minh cho các tổ
chức, cá nhân với cơ sở nền tảng là hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị và hệ thống
hạ tầng ICT.
2. Mục tiêu:
a. Giai đoạn 2021 - 2023:
Phát triển chính quyền điện tử tại quận
Phú Nhuận theo kiến trúc chính quyền điện tử thành phố đã phê duyệt làm nòng cốt
để xây dựng đô thị thông minh, định hướng chính quyền số và tiếp tục đẩy mạnh
triển khai dịch vụ công mức độ 3, 4. Trong đó ưu tiên triển khai dịch vụ công
trên thiết bị di động và mạng xã hội với độ tương tác cao hơn; lấy người dân
làm trọng tâm, rút ngắn khoảng cách giữa người dân với các cơ quan nhà nước
thông qua việc ứng dụng CNTT. Đặt trọng tâm phát triển nền tảng dịch vụ công
dân (Citizen Service Platform) gồm mã số định danh nhằm kết nối toàn bộ các
thông tin dữ liệu, các giao dịch của người dân, doanh nghiệp với chính quyền và
sự tham gia phát triển dịch vụ của cộng đồng sáng tạo;
Xây dựng cơ sở hạ tầng công nghệ thông
tin cho ĐTTM, trong đó trọng tâm là hạ tầng phục vụ trung tâm điều hành đô thị
thông minh của quận. Phát triển các ứng dụng nền tảng tích hợp đảm bảo kết nối
được với các thành phần của ĐTTM; tạo ra công cụ để cung cấp thông tin trực
quan, hỗ trợ cho lãnh đạo ra quyết định; ứng dụng CNTT để cho phép lãnh đạo có
thể nắm bắt thông tin hiện trường, trực tiếp chỉ đạo các đơn vị; Hình thành
CSDL tích hợp kết nối với Kho dữ liệu dùng chung và hệ sinh thái mở của Thành
phố;
Triển khai các ứng dụng thông minh phục
vụ việc kết nối, chia sẻ dữ liệu (thuộc lĩnh vực tài nguyên môi trường, y tế,
giáo dục, giao thông vận tải, ...) trên địa bàn Quận để hướng đến phục vụ người
dân tốt hơn, hỗ trợ công tác lãnh đạo của Quận ủy và các cấp ủy Đảng quận Phú
Nhuận cũng như hỗ trợ các cấp chính quyền quản lý điều hành đô thị thông minh
hiệu quả hơn.
Tăng cường công tác đào tạo nguồn nhân
lực CNTT cho các cơ quan, đơn vị của Quận; Tăng cường công tác truyền thông, quảng
bá để nâng cao nhận thức của cộng đồng về lợi ích của đô thị thông minh và tích
cực tham gia vào các quá trình xây dựng đô thị thông minh.
b. Giai đoạn 2024 - 2025:
Tiếp tục đẩy mạnh triển khai Chính quyền
điện tử hướng tới Chính quyền số; thực hiện mở rộng cung cấp các dịch vụ công
trực tuyến thông minh, giúp tự động hóa, rút ngắn thời gian xử lý trên cơ sở ứng
dụng công nghệ dữ liệu lớn, dữ liệu mở, trí tuệ nhân tạo AI, điện toán đám mây
và tận dụng kênh mạng xã hội để cung cấp các dịch vụ công thông minh cho người
dân và doanh nghiệp. Hỗ trợ công tác lãnh đạo của Quận ủy và các cấp ủy Đảng tại
quận, công tác quản lý điều hành của chính quyền đạt hiệu quả cao trên cơ sở
phân tích dữ liệu lớn, “chỉ đạo điều hành dựa trên dự báo”.
Tiếp tục mở rộng xây dựng một số các ứng
dụng thông minh trên các lĩnh vực (Văn hóa, Lao động thương binh và xã hội, an
toàn vệ sinh thực phẩm, ...) trên địa bàn quận.
Các hệ thống công nghệ thông tin của
các tổ chức ngoài chính quyền như ngân hàng, bệnh viện, trường học,... cũng sẽ
tham gia vào việc cung cấp các gói dịch vụ trên môi trường mạng, cá thể hoá đến
người dân theo đúng yêu cầu.
III. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM
VI ÁP DỤNG ĐỀ ÁN
1. Đối tượng:
- Hệ thống hạ tầng, trang thiết bị
CNTT.
- Hệ thống cơ sở dữ liệu chuyên ngành
và dữ liệu chung.
- Hệ thống các chương trình phần mềm ứng
dụng.
- Hệ thống an ninh mạng, an toàn thông
tin.
- Hệ thống ứng dụng trên thiết bị di động
và thiết bị CNTT.
- Quy chế, chính sách vận hành.
- Đội ngũ nguồn nhân lực.
2. Phạm vi triển khai
- Các cơ quan Đảng các cấp của quận,
trong đó ưu tiên là Quận ủy và Đảng ủy các phường, cũng như cấp ủy các cơ đơn vị
hành chính - sự nghiệp, công an, quân sự tại quận.
- Các cơ quan, đơn vị thuộc hệ thống
chính quyền Quận Phú Nhuận.
- Ủy ban nhân dân 15 phường.
- Các cơ sở y tế, giáo dục - đào tạo
công lập thuộc Quận quản lý.
- Các doanh nghiệp trên địa bàn.
- Cộng đồng dân cư của Quận.
IV. ĐỀ XUẤT XÂY DỰNG
ĐÔ THỊ THÔNG MINH TẠI QUẬN PHÚ NHUẬN:
1. Nguyên tắc
xây dựng đô thị thông minh:
Việc xây dựng đô thị thông minh của quận
Phú Nhuận theo nguyên tắc chung xây dựng ĐTTM của Thành phố Hồ Chí Minh như
sau:
- Lấy người dân làm trung tâm: Việc
xây dựng ĐTTM phải dựa trên nhu cầu thực tế của người dân, tất cả người dân được
hưởng thành quả từ xây dựng ĐTTM. Trong quá trình thiết kế, triển khai các dịch
vụ của ĐTTM, áp dụng các công nghệ mới, thay đổi các quy trình làm việc của cán
bộ, công chức đều hướng đến phục vụ người dân, doanh nghiệp được tốt hơn;
- Đảm bảo năng lực cơ sở hạ tầng thông
tin tạo ra hệ sinh thái số đáp ứng nhu cầu phát triển các ứng dụng, dịch vụ đô
thị thông minh;
- Hỗ trợ nâng cao năng lực lãnh đạo của
các cấp ủy Đảng, hiệu lực hiệu quả quản lý nhà nước của chính quyền tại quận
Phú Nhuận.
- Đảm bảo tính trung lập về công nghệ;
chú trọng áp dụng các công nghệ thông tin và truyền thông phù hợp với đô thị
thông minh như Internet Vạn vật (IoT), điện toán đám mây, phân tích dữ liệu lớn,
trí tuệ nhân tạo.(AI)... và có khả năng tương thích với nhiều nền tảng; tận dụng,
tối ưu cơ sở hạ tầng sẵn có;
- Đảm bảo an toàn, an ninh thông tin,
năng lực ứng cứu, xử lý sự cố mất an toàn thông tin, đặc biệt là hạ tầng thông
tin trọng yếu; bảo vệ thông tin cá nhân, thông tin riêng của tổ chức, cá nhân;
- Căn cứ nhu cầu và điều kiện thực tế
của Quận, xây dựng ĐTTM bám sát chủ trương, định hướng của Thành phố, gắn liền
với các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của Thành phố.
Việc xây dựng đô thị thông minh phải đảm bảo tính kế thừa và phát triển bền vững
các giá trị văn hóa, kinh tế - xã hội, các giá trị vật chất và phi vật chất của
Quận và Thành phố;
- Kiến trúc hoặc các giải pháp công
nghệ thông tin và truyền thông cần được xem xét một cách tổng thể trong các mối
quan hệ với hạ tầng vật lý cũng như quy hoạch của Quận và Thành phố để đảm bảo
tính đồng bộ, bền vững trong phát triển đô thị;
- Tăng cường phát triển nguồn nhân lực
phục vụ xây dựng đô thị thông minh;
- Triển khai Đô thị thông minh phải gắn
kết và hỗ trợ hiệu quả công tác cải cách, sắp xếp, bố trí nhân lực tại quận; hỗ
trợ nâng cao hiệu quả công tác của cán bộ công chức viên chức người lao động
trong các cơ quan của quận.
- Phối hợp, gắn kết chặt chẽ với Đề án
xây dựng đô thị thông minh, chương trình xây dựng chính quyền điện tử/chính quyền
số của thành phố, cũng như các chương trình, kế hoạch ứng dụng công nghệ thông
tin trong cơ quan Đảng của Thành ủy và Quận ủy Quận Phú Nhuận.
- Áp dụng đầy đủ các tiêu chuẩn, quy
chuẩn kỹ thuật, mô hình khung kiến trúc ĐTTM của Nhà nước và Thành phố đã ban
hành.
2. Chọn lựa
các lĩnh vực ưu tiên xây dựng đô thị thông minh tại quận Phú Nhuận:
Xây dựng ĐTTM là một chiến lược lâu
dài, cần chia làm nhiều giai đoạn và sau mỗi giai đoạn phải có những đánh giá
cho phù hợp. Vì vậy cần phải lựa chọn một mô hình phát triển ĐTTM phù hợp. Căn
cứ thực trạng Quận Phú Nhuận, nghiên cứu kết quả triển khai thí điểm tại Quận
1, Quận 12 và các nội dung của Đề án ĐTTM chung của Thành phố, UBND Quận Phú
Nhuận lựa chọn các lĩnh vực ưu tiên để xây dựng ĐTTM như sau:
- Xây dựng hạ tầng CNTT cho phát triển
đô thị thông minh quận;
- Tiếp tục triển khai Chính quyền điện
tử;
- Xây dựng Trung tâm điều hành đô thị
thông minh quận;
- Ứng dụng CNTT trong các lĩnh vực:
Giao thông, an ninh trật tự; Quản lý đô thị; Đất đai và môi trường và Giáo dục,
Y tế.
- Ứng dụng các tiện ích cho các nhóm đối
tượng người dân, du khách và doanh nghiệp.
V. CÁC NHIỆM VỤ VÀ LỘ
TRÌNH XÂY DỰNG ĐÔ THỊ THÔNG MINH TẠI QUẬN PHÚ NHUẬN
1. Nhiệm vụ:
Trong giai đoạn 2021 - 2025, Quận Phú
Nhuận triển khai các nhiệm vụ như sau:
1.1. Xây dựng Chính quyền điện tử tại
quận Phú Nhuận:
- Ứng dụng chính quyền số (chính quyền
điện tử);
- Tiếp tục triển khai, nâng cấp chính
quyền điện tử.
1.2. Triển khai Kho dữ liệu dùng chung
quận Phú Nhuận:
Triển khai tạo lập kho dữ liệu dùng
chung tại quận Phú Nhuận phục vụ phát triển chính quyền điện tử và đô thị thông
minh (theo kế hoạch và hướng dẫn của thành phố), trong đó tập trung xây dựng
kho dữ liệu về dân cư, hộ tịch, thủ tục hành chính, doanh nghiệp, đất đai, xây
dựng, y tế, giáo dục,...
1.3. Xây dựng Trung tâm điều hành đô
thị thông minh quận Phú Nhuận
- Xây dựng Trung tâm điều hành đô thị
thông minh quận Phú Nhuận, bao gồm các giải pháp hạ tầng và phần mềm ứng dụng
phục vụ điều hành thông minh;
- Hệ thống camera an ninh và giao
thông;
- Triển khai các giải pháp an ninh
không gian mạng;
- Nâng cấp cơ sở hạ tầng CNTT Quận.
1.4. Phối hợp với các Sở/Ban/Ngành để
triển khai các hệ thống ứng dụng dùng chung
- Phối hợp triển khai tạo lập cơ sở dữ
liệu dân cư (do Bộ Công an chủ trì và hướng dẫn triển khai).
- Phối hợp triển khai Kho dữ liệu dùng
chung và phát triển Hệ sinh thái dữ liệu mở của thành phố (do Sở Thông tin và
Truyền thông chủ trì và hướng dẫn triển khai);
- Phối hợp triển khai Hệ thống ứng dụng
quản lý y tế thông minh (do Sở Y tế chủ trì và hướng dẫn triển khai);
- Phối hợp triển khai Hệ thống ứng dụng
quản lý giáo dục thông minh (do Sở Giáo dục - đào tạo chủ trì và hướng dẫn);
- Phối hợp triển khai Hệ thống quản lý
hạ tầng kỹ thuật đô thị, hạ tầng xây dựng thông minh (Sở Xây dựng, Sở Quy hoạch
Kiến trúc, Sở Giao thông vận tải, và Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì và hướng
dẫn triển khai);.
- Phối hợp triển khai Hệ thống ứng dụng
quản lý trong lĩnh vực Văn hóa, Lao động - Thương binh và Xã hội (do Sở Lao động
- Thương binh và Xã hội chủ trì và hướng dẫn triển khai);
- Phối hợp triển khai Hệ thống quản lý
tài nguyên môi trường thông minh (do Sở Tài nguyên và Môi trường triển khai).
1.5. Đào tạo nguồn nhân lực CNTT
Công tác đào tạo nguồn nhân lực gắn với
xây dựng đô thị thông minh tại quận Phú Nhuận, đặc biệt là đào tạo nguồn nhân lực
gắn với các nhiệm vụ sau:
- Xây dựng và vận hành kho dữ liệu
dùng chung của quận Phú Nhuận.
- Xây dựng và vận hành Trung tâm điều
hành đô thị thông minh quận Phú Nhuận.
- Triển khai chính quyền điện tử hướng
tới chính quyền số.
- Đảm bảo an toàn, an ninh thông tin.
1.6. Đảm bảo an toàn an ninh thông tin
cho hệ thống thông tin của quận Phú Nhuận
Triển khai các hoạt động tổng kiểm
tra, rà soát, đánh giá bảo đảm an toàn thông tin mạng cho các hệ thống thông
tin, máy chủ, máy trạm, thiết bị mạng, phần cứng, phần mềm hệ thống, phần mềm ứng
dụng nhằm đánh giá tổng thể mức độ an toàn thông tin mạng, kịp thời phát hiện
và xử lý sự cố, lỗ hổng, ngăn chặn, bóc gỡ mã độc tấn công vào hệ thống mạng.
Xây dựng các phương án, giải pháp kỹ thuật bảo đảm an toàn hệ thống thông tin của
quận Phú Nhuận.
2. Liên
thông, kết nối giữa hệ thống đô thị thông minh của quận Phú Nhuận
Trung tâm điều hành đô thị thông minh
Q.Phú Nhuận là thành phần cốt lõi trong xây dựng Đô thị thông minh tại quận.
Thông qua việc tổng hợp các nguồn dữ liệu đa dạng từ các lĩnh vực, cũng như các
công cụ phân tích, dự báo, Trung tâm điều hành đô thị thông minh sẽ hỗ trợ cho
Quận ủy lãnh đạo, chỉ đạo triển khai nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, hỗ trợ
Ủy ban nhân dân và các cấp chính quyền thực hiện công tác quản lý điều hành.
Như vậy, Trung tâm điều hành đô thị
thông minh sẽ là công cụ phục vụ hệ thống Đảng và chính quyền quận Phú Nhuận.
Các cơ quan Đảng của quận Phú Nhuận có thể khai thác, sử dụng các phương tiện của
Trung tâm điều hành đô thị thông minh để hỗ trợ công tác lãnh đạo của Đảng tại
quận Phú Nhuận.
Việc xây dựng đô thị thông minh tại quận
Phú Nhuận phải đảm bảo tính liên thông, kết nối với các hệ thống của thành phố,
cụ thể cần đảm bảo:
+ Liên thông, kết nối giữa Trung tâm
điều hành đô thị thông minh Q.Phú Nhuận với Trung tâm điều hành đô thị thông
minh TP.HCM, trong đó xác định nguyên tắc vận hành như sau:
Trung tâm điều hành đô thị thông minh
thành phố không
vận hành độc lập mà có sự kết nối chặt chẽ với các Trung tâm điều hành đô thị của
các quận huyện và các Trung tâm điều hành chuyên ngành của các Sở Ban Ngành
(trong đó có Phú Nhuận).
Mối quan hệ
giữa TTĐH ĐTTM thành phố (IOC) và TTĐH ĐTTM Q. Phú Nhuận
Trong điều kiện hoạt động bình thường: IOC chỉ đóng
vai trò giám sát, theo dõi các chỉ số được các OC chuyên ngành cung cấp như đề
cập ở trên. Tùy tình hình thực tế, IOC có thể can thiệp một phần, hoặc đưa ra
các chỉ đạo, điều hành cho các TTĐH ĐTTM Quận Phú Nhuận xử lý tình huống phát
sinh trong phạm vi thẩm quyền, hoặc giữ vai trò điều phối phối hợp hoạt động giữa
TTĐH ĐTTM Quận Phú Nhuận với các TTĐH ĐTTM khác.
Trong trường hợp cần thiết đối với các
sự vụ có tính chất khẩn cấp, quan trọng, hoặc vượt thẩm quyền
của TTĐH ĐTTM Q.Phú Nhuận, lãnh đạo Thành phố tại IOC có thể toàn quyền chỉ
huy, đưa ra các mệnh lệnh điều hành đối với TTĐH ĐTTM Quận Phú Nhuận để đảm bảo
công tác chỉ đạo thống nhất của Thành phố.
Các nguyên tắc liên thông kết nối khác
sẽ bao gồm:
+ Liên thông, kết nối giữa hệ thống
camera giám sát Q.Phú Nhuận với Trung tâm Giám sát camera TP.HCM.
+ Liên thông, kết nối giữa Kho dữ liệu
dùng chung Q.Phú Nhuận với Kho dữ liệu mở TP.HCM.
+ Liên thông, kết nối giữa các ứng dụng
Q.Phú Nhuận với hệ thống dùng chung của TP.HCM (Ví dụ: Hệ thống Cổng dịch vụ
công của thành phố; Cổng tiếp nhận và cung cấp thông tin cho người dân, doanh
nghiệp và tổ chức (Cổng 1022),...)
Các vấn đề liên thông, kết nối, tích hợp
giữa hệ thống đô thị thông minh của Q.Phú Nhuận với thành phố sẽ được trình bày
cụ thể, chi tiết trong các tài liệu lập dự án đầu tư khi triển khai các dự án
thành phần (Báo cáo chủ trương đầu tư/Báo cáo tiền khả thi khi xin chủ trương đầu
tư; Tài liệu thuyết minh dự án/hạng mục khi lập và trình thẩm định các dự án/hạng
mục).
VI. KINH PHÍ THỰC HIỆN
ĐỀ ÁN
1. Nguồn kinh phí thực hiện đề án
Huy động tối đa các nguồn kinh phí để
thực hiện đề án, trong đó:
- Sử dụng nguồn vốn đầu tư phát triển,
vốn đầu tư công, vốn sự nghiệp để đầu tư CSHT CNTT; Xây dựng Trung tâm điều
hành; Hệ thống các phần mềm ứng dụng; Đào tạo nguồn nhân lực; Sử dụng vốn đầu
tư công và vốn chi thường xuyên để thuê các dịch vụ công nghệ thông tin (hạ tầng
CNTT và một số dịch vụ như: An ninh mạng, CSDL, đường truyền, ...); Sử dụng nguồn
thu của các đơn vị sự nghiệp có thu để đầu tư trang thiết bị và các phần mềm ứng
dụng chuyên ngành và huy động từ các nguồn khác. Trong đó kinh phí chủ lực để
triển khai đề án từ vốn đầu tư phát triển, vốn đầu tư công và vốn sự nghiệp của
Thành phố.
2. Phân kỳ thực hiện
Đề án sẽ thực hiện 2 giai đoạn:
- Giai đoạn 2021-2023:
Triển khai các dự án nền tảng chung của
ĐTTM Quận và một số lĩnh vực ưu tiên (Hệ thống Chính quyền điện tử, Trung tâm
điều hành ĐTTM Quận, cơ sở hạ tầng CNTT).
- Giai đoạn 2024-2025:
Tiếp tục xây dựng chính quyền điện tử hướng
đến chính quyền số.
Triển khai các dự án xây dựng hệ thống
ứng dụng quản lý thông minh đối với một số lĩnh vực (Quản lý đô thị, Tài nguyên
và Môi trường, Lao động - Thương binh và xã hội...) và mở rộng đến các ngành,
các lĩnh vực khác.
Kết nối với các hệ thống bên ngoài hệ
thống chính quyền (ngân hàng, doanh nghiệp, tổ chức,...) để nâng cao hơn nữa hiệu
quả phục vụ nhân dân.
3. Tổng kinh phí thực hiện
Tổng kinh phí thực hiện đề án là: 200
- 250 tỷ đồng.
Kinh phí nêu trên là tạm tính, sẽ thực
hiện theo quy định của Luật Đấu thầu, Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách và các
nguồn xã hội hóa hợp pháp theo quy định của pháp luật.
VII. GIẢI PHÁP THỰC
HIỆN
1. Tổ chức quản
lý về xây dựng đô thị thông minh
Tăng cường hoạt động của Ban Chỉ đạo Cải
cách hành chính quận Phú Nhuận.
Thành lập Ban Điều hành và Tổ giúp việc
Ban Điều hành thực hiện Đề án “Xây dựng đô thị thông minh tại quận Phú Nhuận
giai đoạn 2021 - 2025”.
Triển khai các hoạt động tìm hiểu thực
tế mô hình ĐTTM tại các đơn vị trong và ngoài Thành phố để học tập kinh nghiệm.
Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền
trên các phương tiện thông tin đại chúng để nâng cao nhận thức cho các cơ quan
nhà nước, các tổ chức, doanh nghiệp, người dân về kế hoạch triển khai thực hiện
Đề án xây dựng ĐTTM tạo sự đồng thuận trong các cấp chính quyền và nhân dân
trong Quận.
Nâng cao văn hóa khai thác và ý thức sử
dụng công nghệ thông tin từ gia đình đến nhà trường, xã hội nhằm hướng tới các ứng
dụng lành mạnh, thiết thực, hiệu quả, góp phần hình thành xã hội thông tin, gắn
kết với bảo đảm an toàn, an ninh thông tin cho mọi người sử dụng công nghệ
thông tin.
Tăng cường quản lý an toàn, an ninh
thông tin trong hoạt động ứng dụng CNTT trong xây dựng ĐTTM.
2. Phát triển
nguồn nhân lực gắn với tổ chức nguồn lực thực hiện đề án, bố trí, sắp xếp lại đội
ngũ cán bộ công chức, người lao động tại quận phù hợp với yêu cầu vận hành đô
thị thông minh
2.1. Tổ chức nguồn lực vận hành Trung
tâm điều hành Đô thị thông minh Q.Phú Nhuận
Ưu tiên bố trí nhân lực vận hành, quản
trị, phân tích dữ liệu cho các trung tâm điều hành đô thị thông minh Quận, các
cơ quan trọng yếu tương thích với yêu cầu nhiệm vụ.
Về công tác tổ chức nguồn lực để vận
hành và đảm bảo vận hành Trung tâm điều hành Đô thị thông minh Q.Phú Nhuận, nhằm
đảo bảo tính hiệu quả, tin cậy, an toàn, và không ảnh hưởng đến cơ cấu tổ chức,
biên chế của bộ máy chính quyền quận, trong giai đoạn 2021 - 2025 có thể áp dụng
mô hình kết hợp cán bộ cơ hữu của quận và “thuê ngoài” nguồn nhân lực để vận
hành và đảm bảo vận hành Trung tâm điều hành Đô thị thông minh Q.Phú Nhuận, cụ
thể:
a. Nhân sự để quản lý Trung tâm điều
hành Đô thị thông minh Q.Phú Nhuận: Nhân sự từ 1 đến 3 cán bộ của quận, chịu
trách nhiệm thay mặt Ủy ban nhân dân quận quản lý, giám sát, điều hành hoạt động
hàng ngày của Trung tâm điều hành Đô thị thông minh Q.Phú Nhuận.
b. Nhân sự trực tiếp vận hành Trung
tâm điều hành Đô thị thông minh Q.Phú Nhuận: Có trách nhiệm trực tiếp thao tác
với trang thiết bị của Trung tâm điều hành Đô thị thông minh, vận hành phần mềm,
xử lý dữ liệu, thực hiện các bảo trì, bảo dưỡng đơn giản và có tính thường
xuyên. Nhân sự này cũng sẽ trực tiếp cùng với cán bộ của quận Phú Nhuận tổ chức
và giám sát công tác sửa chữa, nâng cấp các phần mềm ứng dụng, hạ tầng công nghệ
thông tin (trong các đợt nâng cấp lớn đối với hệ thống).
Nhân sự trực tiếp vận hành Trung tâm
điều hành Đô thị thông minh Q.Phú Nhuận có thể làm việc theo giờ hành chính hoặc
24/24 (chia thành các ca trực). Số lượng nhân sự vận hành từ 02 - 05 người tùy
theo khối lượng công việc. Trong giai đoạn 2021 - 2023 tối thiểu cần 2 nhân sự
trực tiếp vận hành.
Đối với nhân sự trực tiếp vận hành
Trung tâm điều hành Đô thị thông minh Q.Phú Nhuận, do tính chất công việc phải
tiếp xúc với các hệ thống phần mềm và dữ liệu của quận, cần đảm bảo tính tin cậy
đối với các nhân sự này, đề xuất thuê nhân sự của các đơn vị sự nghiệp hay
doanh nghiệp nhà nước có chức năng cung ứng dịch vụ nhân sự quản trị công nghệ
thông tin.
c. Nhân sự bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa
các hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin cho Trung tâm điều hành đô thị thông
minh quận Phú Nhuận:
Đối với công tác bảo trì, bảo dưỡng, sửa
chữa các hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin cho Trung tâm điều hành đô thị
thông minh quận Phú Nhuận, đây là công tác không thường xuyên (chỉ sửa chữa khi
có hư hỏng hay bảo trì theo hàng quý, hàng 6 tháng,..) và không can thiệp vào hệ
thống phần mềm, cơ sở dữ liệu của Trung tâm điều hành đô thị thông minh; Do đó,
đề xuất phương án khi đến các đợt bảo trì bảo dưỡng, hay sửa chữa khi có hư hỏng,
quận sẽ thuê đơn vị có đủ năng lực thực hiện nhiệm vụ này.
Cơ quan phụ trách triển khai Đề án sẽ
xây dựng phương án cụ thể tổ chức nhân sự phục vụ vận hành và đảm bảo vận hành
khi Trung tâm điều hành Đô thị thông minh Q.Phú Nhuận, đảm bảo tính hiệu quả,
tin cậy, an toàn, bảo mật.
2.2. Đào tạo nguồn nhân lực cho công
nghệ thông tin
Phát triển các hình thức đào tạo, nâng
cao chất lượng đội ngũ cán bộ về CNTT. Chú trọng đào tạo chuyên sâu về kỹ năng ứng
dụng, sử dụng và khai thác có hiệu quả hệ thống CNTT. Đẩy mạnh công nghệ giáo dục
thông minh cho việc đào tạo nguồn nhân lực CNTT.
Đào tạo cán bộ công chức: hàng năm có
kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, phổ cập cho cán bộ công chức về kiến thức, kỹ năng
ứng dụng CNTT, an toàn an ninh thông tin để có thể thực hiện các quy trình tin
học hóa về nghiệp vụ và tác nghiệp; kỹ năng sử dụng, khai thác các hệ thống
thông tin tích hợp của ĐTTM.
Đào tạo cán bộ chuyên trách CNTT: Triển
khai các chương trình đào tạo, bồi dưỡng về xây dựng, quản lý và giám sát các dự
án ứng dụng CNTT, an toàn, an ninh thông tin cho cán bộ chuyên trách CNTT; tổ
chức đào tạo chuyên sâu, đào tạo được một số chuyên gia, triển khai ứng dụng
thông minh của các lĩnh vực.
Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng
nâng cao trình độ, năng lực ứng dụng CNTT cho cán bộ, giáo viên các trường học:
Gắn kết chặt chẽ với quá trình đổi mới
giáo dục và đào tạo. Đổi mới cơ bản và toàn diện đào tạo nhân lực CNTT, tạo được
chuyển biến cơ bản về chất lượng đào tạo, đáp ứng yêu cầu phát triển CNTT.
Triển khai các chương trình đào tạo
công dân điện tử phù hợp với từng mức độ, từng địa phương đáp ứng nhu cầu khai
thác, sử dụng các ứng dụng thông minh, dịch vụ công cung cấp cho của người dân
và doanh nghiệp.
Tăng cường đào tạo, nâng cao nhận thức,
phát huy năng lực của thanh niên, lực lượng nòng cốt đi đầu để hình thành công
dân thông minh.
Tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn về ứng
dụng thương mại điện tử cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn Quận.
2.3. Sắp xếp nhân sự, bộ máy phù hợp với
triển khai Đô thị thông minh:
Song song với việc triển khai Đô thị
thông minh, cần sắp xếp, tổ chức lại bộ máy, nhân sự của các cơ quan, đơn vị tại
quận để đáp ứng yêu cầu triển khai Đô thị thông minh, trong đó quan trọng nhất
sắp xếp bộ máy và nhân sự để đáp ứng yêu cầu triển khai chính quyền điện tử và
chính quyền số. Việc sắp xếp, tổ chức lại bộ máy, nhân sự của các cơ quan, đơn
vị tại quận cần phù hợp với chương trình cải cách hành chính, tinh giản biên chế
cũng như Đề án vị trí việc làm của quận.
Cơ quan phụ trách triển khai Đề án sẽ
xây dựng phương án sắp xếp, tổ chức lại bộ máy, nhân sự của các cơ quan, đơn vị
tại quận phục vụ triển khai Đô thị thông minh.
3. Tăng cường
ứng dụng công nghệ thông tin
Tập trung triển khai các ứng dụng công
nghệ thông tin lớn với mục tiêu xây dựng Chính quyền điện tử, nhằm cải tiến quy
trình quản lý điều hành, cung cấp được nhiều dịch vụ công cho người dân, tạo ra
một chính quyền minh bạch, môi trường thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp ứng
dụng công nghệ thông tin. Đồng thời, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin
trong công tác Đảng tại quận Phú Nhuận để hỗ trợ công tác chỉ đạo, lãnh đạo của
các cấp ủy Đảng. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác Đảng cần gắn
chặt với công tác ứng dụng công nghệ thông tin của cơ quan chính quyền, tránh
trùng lắp, chồng chéo.
Thực hiện nguyên tắc:
Các hệ thống thông tin phải được xây dựng
với mục tiêu phục vụ cả công tác của chính quyền và của cấp ủy Đảng. Các hệ thống
ứng dụng CNTT, đặc biệt là dữ liệu phải được liên thông, chia sẻ giữa cơ quan chính
quyền và cơ quan Đảng.
Chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin
theo hướng TĐTM trong tất cả các ngành, các lĩnh vực, đặc biệt là trong giáo dục,
y tế, giao thông, công nghiệp, thông tin truyền thông, an toàn.
4. Giải pháp về tài
chính
Để đảm bảo nguồn vốn đáp ứng cho việc ứng
dụng và phát triển ĐTTM cần huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau. Huy động sử
dụng các nguồn vốn từ ngân sách, thuê dịch vụ để thực hiện các dự án ứng dụng
và phát triển công nghệ thông tin.
Nguồn vốn đầu tư ngân sách, nguyên tắc
sử dụng nguồn vốn đầu tư công và nguồn vốn khác trên cơ sở theo đúng quy định của
luật đầu tư công và các quy định của luật ngân sách. Đề nghị được đưa các dự án
vào danh mục đầu tư công trung hạn và hàng năm, và được bố trí từ ngân sách
thành phố để triển khai.
Nguồn vốn xã hội hóa bao gồm nguồn vốn
doanh nghiệp, nguồn vốn của các nhà đầu tư và các nguồn vốn xã hội hóa hợp pháp
khác.
5. An toàn, an ninh
thông tin
Quản lý chặt chẽ việc sử dụng các thiết
bị, phương tiện kỹ thuật số có tính năng lưu trữ, trao đổi thông tin để phòng
ngừa lộ, lọt thông tin qua mạng. Kiểm tra an ninh và an toàn thông tin các thiết
bị, phần mềm hệ thống, công cụ, phần mềm ứng dụng trước khi đưa vào sử dụng.
Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ kỹ
thuật có trình độ chuyên môn phù hợp để quản lý, vận hành, bảo đảm an toàn, an
ninh thông tin cho hệ thống thông tin mạng của cơ quan, đơn vị trên địa bàn Quận.
Quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng, kỹ thuật; tăng cường sử dụng các phần mềm diệt
virus và thường xuyên bảo trì, bảo dưỡng hệ thống mạng nội bộ, máy tính tại cơ
quan đơn vị. Kịp thời ngăn chặn, phòng chống và khắc phục nhanh các cuộc tấn
công vào hệ thống.
Xây dựng các chương trình, kế hoạch cụ
thể để thường xuyên tuyên truyền phổ biến nâng cao nhận thức về đảm bảo an ninh
và an toàn thông tin mạng cho cán bộ, công chức, viên chức của Quận.
6. Nâng cao nhận thức
về vai trò của công nghệ thông tin trong xây dựng ĐTTM
Nâng cao nhận thức về vai trò động lực
của TPTM hỗ trợ công lãnh đạo, chỉ đạo và quản lý của các cơ quan chính quyền
các cấp. Từ đó có sự chỉ đạo và thực hành quyết liệt của lãnh đạo để hỗ trợ và ủng
hộ các dự án TPTM ở tất cả các cấp, các ngành, các đơn vị và người dân. Tăng cường
tuyên truyền phổ biến về các chủ trương, chính sách, pháp luật, chiến lược liên
quan đến xây dựng TPTM trong quá trình CNH-HĐH.
7. Tuyên truyền, nâng
cao nhận thức người dân
Biên tập, xây dựng các chương trình,
tài liệu qua các kênh thông tin đại chúng tuyên truyền phổ biến cho người dân về
lợi ích trong xây dựng ĐTTM;
Cung cấp đầy đủ và thông tin cho người
dân về các ứng dụng thông minh trong các lĩnh vực để người dân có thể theo dõi
giám sát.
Cung cấp, hướng dẫn người dân cài các
App ứng dụng tiện ích.
VIII. ĐÁNH GIÁ HIỆU
QUẢ VÀ TÍNH KHẢ THI CỦA ĐỀ ÁN
1. Đánh giá
hiệu quả đề án
1.1. Hiệu quả trong lãnh
đạo, quản lý điều hành
Chính quyền điện tử với hạ tầng CNTT
hiện đại trên nền tảng các ứng dụng, hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu và nguồn
nhân lực đủ mạnh để quản lý, vận hành... góp phần thực hiện mục tiêu hiện đại
hóa nền hành chính, nâng cao năng lực quản lý, điều hành và phục vụ công dân,
doanh nghiệp tốt hơn.
Các đơn vị, các cơ sở giáo dục, y tế,
giao thông, văn hóa, quản lý đô thị, tài nguyên môi trường... ứng dụng CNTT xây
dựng các hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quản lý hiện đại, hiệu quả góp phần
nâng cao năng lực trong quản lý, thực hiện tốt nhiệm vụ.
Công tác điều hành quản lý của ĐTTM sẽ
hỗ trợ nâng cao năng lực lãnh đạo của Quận ủy và các cấp ủy Đảng, công tác quản
lý điều hành của chính quyền Quận và một số các mặt sau:
- Cho phép tiếp nhận và xử lý khối lượng
thông tin rất lớn (thông tin hiện tại, thời gian thực, thông tin quá khứ, thông
tin dự báo về các yếu tố đầu vào, nhiều loại thông tin liên quan đến đối tượng)
để hỗ trợ lãnh đạo ra quyết định chính xác và kịp thời.
- Cho phép dự báo dài hạn hơn, toàn diện
hơn, độ chính xác cao hơn (dự báo được tương tác giữa nhiều đầu vào khác nhau
liên quan đến hành vi của đối tượng quản lý, dự báo được kết quả sau nhiều vòng
tương tác). Từ đó đề ra được các giải pháp sử dụng hiệu quả hơn nguồn lực con
người, hạ tầng, vốn ... Công tác dự báo sẽ trực tiếp hỗ trợ cho Quận ủy và các cấp
ủy Đảng tại Quận Phú Nhuận định hướng và lãnh đạo xây dựng các chương trình
phát triển kinh tế xã hội hiệu quả, sát thực tế và có tính đón đầu cao.
- Hệ thống các thông tin của các ngành
cung cấp cho lãnh đạo một cách trực tiếp để có thể đưa ra các quyết định điều
hành kịp thời tại các khu vực.
- Dữ liệu đa dạng, phong phú do các hệ
thống đô thị thông minh thu thập sẽ giúp lãnh đạo Quận ủy, lãnh đạo chính quyền
nắm bắt tình hình dư luận, tâm tư nguyện vọng của quần chúng nhanh chóng, chính
xác, từ đó có hành động kịp thời, hiệu quả.
1.2. Hiệu quả về kinh
tế
Với việc xây dựng các hệ thống thông
tin thông minh cùng với các giải pháp đồng bộ, doanh nghiệp và người dân được
cung cấp môi trường phát triển ngày càng tiện ích, ưu việt; công dân, doanh
nghiệp được sử dụng các dịch vụ trên mạng ở các cấp độ khác nhau và được cung cấp
thông tin một cách minh bạch, thuận lợi, kịp thời... góp phần giảm thiểu thời
gian, công sức trong giao dịch hành chính với chính quyền, từ đó đem lại năng
suất lao động, hiệu quả cao trong hoạt động kinh tế của doanh nghiệp và nhân
dân.
Hệ thống hạ tầng giao thông, đô thị của
Quận được xây dựng, hiện đại hóa và các ứng dụng công nghệ mới trong lĩnh vực y
tế, giáo dục, giao thông, văn hóa, doanh nghiệp... sẽ góp phần giảm thiểu công
sức con người, hướng đến phát triển kinh tế và xã hội. Trong hoạt động kinh tế,
thương mại, việc xây dựng doanh nghiệp điện tử sẽ góp phần nâng cao chất lượng
sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp khi tham gia thị trường
trong nước và quốc tế; đồng thời, việc ứng dụng thương mại điện tử sẽ hỗ trợ
doanh nghiệp nhanh chóng điều chỉnh chiến lược quảng bá, tiếp thị và thực hiện
các giao dịch mua, bán điện tử an toàn, hiệu quả...
Trong ngành công nghiệp CNTT, việc đẩy
mạnh phát triển ngành công nghiệp CNTT thành ngành kinh tế mũi nhọn góp phần
hình thành nền kinh tế tri thức, tạo ra các sản phẩm, dịch vụ có hàm lượng tri
thức cao thúc đẩy phát triển kinh tế tri thức của Quận và Thành phố.
1.3. Hiệu quả về xã hội
Việc ứng dụng các công nghệ mới trong
xã hội ngày càng sâu rộng với xu hướng phát triển chung của thế giới chính là
đáp ứng quy luật cung - cầu. Điều này sẽ giúp hiện đại hóa hạ tầng cơ sở như hệ
thống đường sá, giao thông, cầu cống, lưới điện, cấp thoát nước và trong các
ngành, lĩnh vực... góp phần đưa các ngành trở nên hiện đại hơn, bền vững hơn,
phục vụ con người hiệu quả hơn. Việc ứng dụng CNTT trong các ngành, lĩnh vực đặc
biệt là môi trường sẽ góp phần cung cấp dịch vụ, tuyên truyền nâng cao nhận thức
bảo vệ môi trường, năng lượng xanh cho người dân hướng đến xây dựng kiến trúc
xanh...
Người dân được tiếp cận các dịch vụ,
chất lượng theo công nghệ tiên tiến, hiện đại trong các ngành giáo dục, y tế,
giao thông, văn hóa, xã hội... theo hướng tiện ích, thoải mái mang lại cho người
dân một cuộc sống dễ chịu. Với hạ tầng và các ứng dụng thông minh được áp dụng
vào mọi mặt của đời sống, các cấp chính quyền có hệ thống cơ sở dữ liệu được
phân tích toàn diện trên nền tảng trí tuệ nhân tạo, giúp đưa ra những quyết
sách phù hợp, hiệu quả cho sự phát triển bền vững của địa phương.
2. Đánh giá
tính khả thi và rủi ro của đề án
Đề án hướng tới mục tiêu phát triển hiện
đại, đồng bộ các lĩnh vực trên địa bàn toàn quận, có tác động toàn diện tới hệ
thống chính trị, doanh nghiệp và nhân dân. Đề án được xây dựng phù hợp với chủ
trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, phù hợp với định hướng chiến lược và
yêu cầu phát triển của Quận, các dự án thành phần được xây dựng và triển khai
trên cơ sở kế thừa các nền tảng, cơ sở hạ tầng và nhân lực hiện có của quận và
được ưu tiên, phân kỳ theo điều kiện nguồn lực của Quận nên sẽ có tính khả thi
cao. Tuy nhiên, đề án gồm nhiều dự án thành phần, nhiều giải pháp kỹ thuật, nhiều
cơ chế quản lý, vận hành và sử dụng các nguồn tài chính khác nhau nên việc triển
khai sẽ gặp những khó khăn nhất định, ngoài ra có thể có những rủi ro cần phân
tích khi triển khai đề án như:
- Rủi ro vì công nghệ thông tin có chu
kỳ thay đổi thế hệ công nghệ nhanh chóng. Các công nghệ mới, phần cứng và phần mềm
của các hệ thống có vòng đời ngắn so với các công nghệ của hạ tầng đô thị trước
đây, nên cần nhanh chóng tận dụng lợi ích của các dịch vụ đô thị thông minh
mang lại để tạo ra hiệu quả phát triển kinh tế, chính trị, xã hội, từ đó lại
thúc đẩy sự phát triển của đô thị thông minh. Nếu trì trệ trong việc triển khai
các dự án, sẽ dẫn đến bị lạc hậu về công nghệ, không mang lại hiệu quả, và phải
tiếp tục đầu tư để bắt kịp chu kỳ sau của thế hệ công nghệ mới hơn, dẫn đến
không hiệu quả trong vòng đầu tư trước.
- Rủi ro vì các giải pháp kỹ thuật,
thiết kế kỹ thuật, quy trình vận hành phải tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật, phải
phù hợp với khung kiến trúc tổng thể về Chính phủ điện tử và đô thị thông minh
được ban hành. Việc tuân thủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn mới giúp cho các hệ thống,
dữ liệu và thông tin được liên thông, chia sẻ trong toàn bộ các hệ thống, nhưng
đồng thời cũng có thể dẫn đến phải thay đổi quy trình cũ mà cán bộ, công chức
thường không nhiệt tình ủng hộ.
- Rủi ro do việc ứng dụng CNTT vào mọi
hoạt động của các cơ quan Nhà nước sẽ làm thay đổi nhất định cơ cấu tổ chức của
các đơn vị; thay đổi cách thức xử lý công việc của cán bộ; thay đổi quy trình
làm việc từng lĩnh vực, từng chuyên ngành...
- Rủi ro về tài chính do thiếu nguồn vốn
trong giai đoạn đầu tư và thiếu nguồn chi cho vận hành hệ thống và duy trì hệ
thống. Do các dự án về CNTT ở Việt Nam không tính đầy đủ kinh phí cho việc duy
trì hệ thống, trong đó bao gồm cả việc cập nhật các bản quyền (license) phần mềm,
dẫn đến khi dự án kết thúc, nhiều hệ thống không còn hoạt động như mong muốn.
- Rủi ro về nhân lực trong quá trình
triển khai đề án (kể cả giai đoạn thực hiện đầu tư các dự án với quy mô lớn thuộc
lĩnh vực ứng dụng CNTT và giai đoạn vận hành hệ thống các trang thiết bị, khai
thác các ứng dụng đã được đầu tư để đạt mục tiêu đề ra). Đặc biệt đối với các hệ
thống ICT, đô thị thông minh lớn, luôn cần một số nhân lực có trình độ chuyên
môn cao, có khả năng nắm bắt tổng thể toàn bộ hệ thống để duy trì hệ thống; cần
một số nhân lực có kỹ năng chuyên sâu về an toàn thông tin để giúp hệ thống
không bị tấn công, khai thác các lỗ hổng.
Khi triển khai các nhiệm vụ của đề án,
nếu phân tích kỹ các rủi ro nêu trên để có giải pháp hạn chế, giảm thiểu rủi ro
thì đề án sẽ có tính khả thi cao.
IX. CÁC MẶT HẠN CHẾ CỦA
ĐỀ ÁN
Lượng dữ liệu thu thập rất lớn đặt ra
mối lo ngại về quản lý, bảo mật thông tin. Chẳng hạn hệ thống nhận diện khuôn mặt
có thể bị lạm dụng dẫn tới vi phạm quyền riêng tư.
Chi phí đầu tư cơ sở hạ tầng lớn và cần
sự vận dụng linh hoạt đối với mỗi hạng mục, nếu áp dụng không phù hợp sẽ gây hậu
quả tiêu cực.
X. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Thành lập Ban Điều hành thực hiện Đề
án:
Thành lập Ban Điều hành về xây dựng Đề
án Phát triển đô thị thông minh Quận, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận làm trưởng
ban, Thủ trưởng các đơn vị thuộc quận là thành viên để triển khai đồng bộ.
2. Giao Văn phòng Hội đồng nhân dân và
Ủy ban nhân dân quận:
- Là đơn vị thường trực giúp việc cho Ủy
ban nhân dân quận trong việc theo dõi, giám sát toàn bộ quá trình thực hiện Đề
án. Đề xuất các cơ chế, chính sách cần thiết thúc đẩy thực hiện Đề án.
- Phối hợp với các phòng, ban chuyên
môn thuộc quận và Ủy ban nhân dân 15 phường xây dựng đề án triển khai theo từng
lĩnh vực.
- Chủ trì đề án xây dựng Dịch vụ công
trực tuyến, thống nhất các quy trình thực hiện làm cơ sở triển khai các dịch vụ
tương ứng với từng loại thủ tục, lĩnh vực.
- Chủ trì theo dõi, giám sát tình hình
thực hiện kế hoạch, tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân quận (định kỳ hoặc đột xuất
theo yêu cầu).
Chủ trì tổ chức sơ kết hàng năm để rút
kinh nghiệm trong quá trình thực hiện và đề xuất các giải pháp hiệu chỉnh.
3. Ban Điều hành và Tổ giúp việc Ban
Điều hành thực hiện Đề án:
- Chủ trì đề án Hệ thống điều hành an
toàn thông tin.
- Chịu trách nhiệm vận hành, theo dõi
mọi hoạt động của Trung tâm điều hành đô thị thông minh Quận, có sự phối hợp của
các đơn vị theo lĩnh vực được tích hợp vào Trung tâm điều hành.
- Chủ động nắm bắt các khó khăn, vướng
mắc có khả năng ảnh hưởng đến chất lượng, tiến độ của kế hoạch và phối hợp với
các phòng ban, đơn vị tìm phương án giải quyết.
4. Phòng Nội vụ:
- Tham mưu thành lập Ban Điều hành thực
hiện Đề án và các tổ công tác xây dựng, triển khai đề án của các lĩnh vực.
- Nghiên cứu đề xuất nhân sự tham gia
vận hành hoạt động Trung tâm điều hành đô thị thông minh Quận. Tham mưu xây dựng
kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức tham gia hiệu quả đề án Xây dựng
đô thị thông minh.
- Phối hợp với Ban Điều hành và Tổ
giúp việc Ban Điều hành thực hiện Đề án tham mưu quy chế hoạt động của Trung
tâm điều hành đô thị thông minh và quy chế điều hành an toàn thông tin.
5. Phòng Tư pháp:
- Chủ trì dự án tạo lập cơ sở dữ liệu
về hộ tịch tại quận.
- Nghiên cứu, tham mưu đề xuất, điều
chỉnh các nội dung theo chuyên môn, chức năng nhiệm vụ của đơn vị, liên quan đến
việc triển khai nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người dân.
6. Công an Quận:
- Chủ trì dự án Hệ thống camera an
ninh và giao thông.
- Cử cán bộ tham gia xây dựng đề án và
phối hợp với Ban Điều hành và Tổ giúp việc Ban Điều hành thực hiện Đề án vận
hành Trung tâm điều hành đối với lĩnh vực số hóa dữ liệu dân cư, an ninh trật tự,
PCCC, cứu nạn cứu hộ.
7. Phòng Quản lý Đô thị:
- Chủ trì triển khai các dự án thuộc
nhiệm vụ Quản lý đô thị thông minh do Sở Xây dựng, Sở giao thông vận tải triển
khai.
- Cử cán bộ tham gia xây dựng đề án và
phối hợp với Ban Điều hành và Tổ giúp việc Ban Điều hành thực hiện Đề án vận
hành Trung tâm điều hành đối với lĩnh vực quản lý đô thị.
8. Phòng Y tế:
- Chủ trì nội dung về y tế thông minh
theo Đề án của Sở Y tế triển khai.
- Cử cán bộ tham gia xây dựng đề án và
phối hợp với Ban Điều hành và Tổ giúp việc Ban Điều hành thực hiện Đề án vận
hành Trung tâm điều hành đối với lĩnh vực Y tế.
9. Phòng Giáo dục và Đào tạo:
- Chủ trì triển khai nhiệm vụ về giáo
dục thông minh tại quận theo Đề án của Sở Giáo dục - Đào tạo triển khai.
- Cử cán bộ tham gia xây dựng đề án và
phối hợp với Ban Điều hành và Tổ giúp việc Ban Điều hành thực hiện Đề án vận
hành Trung tâm điều hành đối với lĩnh vực Giáo dục.
10. Phòng Tài chính - Kế hoạch:
Tham mưu Ủy ban nhân dân quận quyết định,
bố trí nguồn kinh phí của quận trong quá trình thực hiện Đề án.
11. Phòng Kinh tế:
- Chủ trì triển khai các nhiệm vụ thuộc
lĩnh vực Du lịch, thương mại thông minh.
- Tuyên truyền, vận động, khuyến
khích, doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ, khai thác khoa học công nghệ, mô
hình kinh doanh mới và có khả năng tăng trưởng nhanh vào hoạt động kinh doanh.
- Cử cán bộ tham gia xây dựng đề án và
phối hợp với Ban Điều hành và Tổ giúp việc Ban Điều hành thực hiện Đề án vận
hành Trung tâm điều hành đối với lĩnh vực Kinh tế.
12. Phòng Văn hóa và Thông tin:
Phòng Văn hóa và Thông tin phối hợp Ủy
ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội Quận tham mưu Ủy
ban nhân dân quận các nội dung tuyên truyền các hạng mục, dự án liên quan đến
người dân, doanh nghiệp cùng tham gia tương tác, góp ý cho chính quyền thực hiện
đề án.
13. Phòng Lao động Thương binh và Xã hội:
- Chủ trì triển khai các nhiệm vụ thuộc
lĩnh vực Lao động thông minh.
- Cử cán bộ tham gia xây dựng đề án và
phối hợp với Ban Điều hành và Tổ giúp việc Ban Điều hành thực hiện Đề án vận
hành Trung tâm điều hành đối với lĩnh vực Lao động.
14. Phòng Tài nguyên và Môi trường:
- Chủ trì triển khai các nhiệm vụ về
công tác Tài nguyên, Môi trường thông minh nêu trong Đề án.
- Cử cán bộ tham gia xây dựng đề án và
phối hợp với Ban Điều hành và Tổ giúp việc Ban Điều hành thực hiện Đề án vận
hành Trung tâm điều hành đối với lĩnh vực Tài nguyên, môi trường.
15. Các cơ quan, đơn vị thuộc quận và Ủy
ban nhân dân 15 phường:
Chủ động nghiên cứu đặc thù của đơn vị,
lựa chọn ít nhất 01-02 lĩnh vực thực hiện hoặc đề xuất Ủy ban nhân dân quận bổ
sung lĩnh vực cần thiết ứng dụng công nghệ thông tin phù hợp với đặc thù đơn vị
mình góp phần xây dựng đô thị thông minh, trong đó đặc biệt quan tâm các ứng dụng
phục vụ, đem lại lợi ích cho người dân.
Ủy ban nhân 15 phường triển khai các
phần mềm tương tác với người dân rộng rãi; đồng thời tuyên truyền, hướng dẫn
cho nhân dân biết, cùng tham gia góp ý cho đề án phù hợp, đạt hiệu quả.