Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 4079/QĐ-UBND 2022 phát triển mô hình cây trồng vật nuôi lợi thế miền núi Thanh Hóa

Số hiệu: 4079/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Thanh Hóa Người ký: Lê Đức Giang
Ngày ban hành: 24/11/2022 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 4079/QĐ-UBND

Thanh Hóa, ngày 24 tháng 11 năm 2022

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “PHÁT TRIỂN CÁC MÔ HÌNH CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI, DƯỢC LIỆU, SẢN PHẨM CÓ LỢI THẾ KHU VỰC MIỀN NÚI TỈNH THANH HÓA, GIAI ĐOẠN 2022 2025”

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;

Căn cứ Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiu svà miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 - 2025;

Căn cứ Kết luận s 2132-KL/TU ngày 14/11/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về Đề án "Phát triển các mô hình cây trồng, vật nuôi, dược liệu, sản phẩm có lợi thế khu vực miền núi tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2021 - 2025”;

Căn cứ Quyết định số 127/QĐ-UBND ngày 07/01/2022 của UBND tỉnh về việc ban hành Chương trình công tác năm 2022 của UBND tỉnh Thanh Hóa;

Căn cứ Quyết định số 2001/QĐ-UBND ngày 11/6/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa về việc phê duyệt đề cương Đề án "Phát triển các mô hình cây trồng, vật nuôi, dược liệu, sản phm có lợi thế khu vực miền núi tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2021 - 2025”;

Theo đề nghị của Trưởng ban Dân tộc tỉnh tại Công văn số 1060/BDT-KHTH ngày 03/11/2022 về việc đề nghị phê duyệt Đề án “Phát triển các mô hình cây trồng, vật nuôi, dược liệu, sản phẩm có lợi thế khu vực miền núi tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2022 - 2025”.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Đề án “Phát triển các mô hình cây trồng, vật nuôi, dược liệu, sản phẩm có lợi thế khu vực miền núi tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2022 - 2025”.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Trưởng ban Dân tộc tỉnh; Giám đốc các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nông nghiệp và PTNT, Tài Nguyên và Môi trường, Lao động - Thương binh và Xã hội, Công Thương, Giao thông Vận tải, Giáo dục và Đào tạo, Y tế, Văn hóa - Thể thao và Du lịch; Chánh Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng Nông thôn mới tỉnh; Chủ tịch UBND 11 huyện miền núi; Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 2 Quyết định;
- Thường trực: Tỉnh ủy, HĐND tỉnh (để b/c);
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;

- Ủy ban MTTQ và các đoàn thcấp tỉnh;
- Lưu: VT, NN, VX.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lê Đức Giang

 

 

ĐỀ ÁN

PHÁT TRIỂN CÁC MÔ HÌNH CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI, DƯỢC LIỆU, SẢN PHẨM CÓ LỢI THẾ KHU VỰC MIỀN NÚI TỈNH THANH HÓA, GIAI ĐOẠN 2022 – 2025
(Ban hành kèm theo Quyết định số 4079 /QĐ-UBND ngày 24 / 11 /2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa)

I. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN

- Phát triển mô hình cần chú trọng dựa trên tiềm năng tri thức bản địa của người dân khu vực miền núi; hỗ trợ phát triển sản xuất có trọng tâm, trọng điểm; ưu tiên hỗ trợ phát triển sản xuất các sản phẩm đặc sản, đặc hữu, có lợi thế so sánh, có giá trị kinh tế cao, có ý nghĩa quan trọng đối với giảm nghèo, phát triển bền vững, bảo vệ môi trường sinh thái, thích ứng với biến đổi khí hậu, quản lý rủi ro thiên tai, thúc đẩy bình đẳng giới, hỗ trợ sản xuất gắn với củng cố quốc phòng an ninh.

- Phát triển các mô hình cây trồng, dược liệu gắn với phát triển du lịch nhằm gia tăng giá trị sản xuất và cung ứng sản phẩm du lịch mới.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

Hỗ trợ xây dựng các mô hình phát triển sản xuất phù hợp với từng vùng, miền theo hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phát huy tính lợi thế của miền núi, mang lại hiệu quả kinh tế cao, tạo việc làm nâng cao thu nhập cho hộ dân, giảm nghèo bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, thu hẹp khoảng cách về mức sống, thu nhập của người dân miền núi so với miền xuôi.

2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2025

- Phát huy được 33 đối tượng mô hình cây trồng, vật nuôi, dược liệu, sản phẩm lợi thế để xây dựng các mô hình phát triển sản xuất phù hợp với từng vùng, miền; khai thác tiềm năng lợi thế của khu vực miền núi.

- Tạo sinh kế, việc làm cho khoảng 3.500 hộ gia đình khu vực miền núi của tỉnh (hộ gia đình làm chủ mô hình và lao động thuộc hộ nghèo làm công thường xuyên từ các mô hình).

III. NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ ÁN

1. Tiêu chí lựa chọn đối tượng mô hình

* Được khảo sát, đánh giá kỹ lưỡng, có sự tham gia của chính quyền địa phương và người dân trên cơ sở:

- Sự phù hợp với điều kiện tự nhiên, tập quán sản xuất của người dân trong khu vực;

- Năng suất, số lượng, chất lượng các loại sản phẩm của mô hình;

- Tình hình tiêu thụ và triển vọng thị trường đối với các loại sản phẩm từ mô hình;

- Hiệu quả kinh tế của mô hình và khả năng giải quyết việc làm cho các lao động trên địa bàn.

2. Các mô hình được lựa chọn

Tổng số 33 đối tượng mô hình (13 đối tượng mô hình cây trồng, 06 đối tượng mô hình vật nuôi, 10 đối tượng mô hình dược liệu và 04 đối tượng sản phẩm đặc sản, lợi thế và chế biến), cụ thể:

* Cây trồng:

(1) Trồng Lúa nếp Cay nọi, quy mô (dự kiến) 50 ha/03 huyện (Mường Lát, Quan Sơn, Thường Xuân).

(2) Trồng Lúa nếp Khẩu cú, quy mô (dự kiến) 5,0 ha/01 huyện (Quan Hóa).

(3) Trồng Lúa nếp Hạt cau, quy mô (dự kiến) 40 ha/02 huyện (Ngọc Lặc, Cẩm Thủy).

(4) Trồng lúa nếp cái hoa vàng: Quy mô (dự kiến) 10 ha/01 huyện (Thạch Thành).

(5) Trồng rau ôn đới (rau trái vụ, gồm: ớt, húng, tía tô, bạc hà, bắp cải, rau cải các loại, cà chua, dưa chuột...): Quy mô (dự kiến) 30 ha/02 huyện (Bá Thước, Thường Xuân).

(6) Trồng Trám xen Hương bài dưới tán rừng gắn với chế biến hương: Quy mô (dự kiến) 5 ha/01 huyện (Như Xuân).

(7) Trồng mía Kim tân: Quy mô (dự kiến) 10 ha/01 huyện (Thạch Thành).

(8) Trồng Dứa theo tiêu chuẩn VietGap: Quy mô (dự kiến) 20 ha/01 huyện (Thạch Thành).

(9) Trồng Khoai mán ruột vàng, khoai sọ: Quy mô (dự kiến) 26,5 ha/05 huyện (Mường Lát, Quan Hóa, Ngọc Lặc, Cẩm Thủy, Thường Xuân).

(10) Trồng Bí phấn: Quy mô (dự kiến) 10 ha/01 huyện (Mường Lát). (11) Trồng Đào: Quy mô (dự kiến) 9 ha/01 huyện (Mường Lát).

(12) Trồng chè sạch theo hướng hữu cơ: Quy mô (dự kiến) 5 ha/01 huyện (Như Xuân).

(13) Trồng tre lấy măng (măng Bum): Quy mô (dự kiến) 10 ha/01 huyện (Bá Thước).

* Vật nuôi:

(14) Nuôi vịt bản địa (vịt bầu): Quy mô (dự kiến) 91.000 con/11 huyện miền núi.

(15) Nuôi gà bản địa (gà H‘Mông, các loại gà ri): Quy mô (dự kiến) 87.500 con/11 huyện miền núi.

(16) Nuôi lợn bản địa (lợn đen, lợi mán, lai lòi...): Quy mô (dự kiến) 25.000 con (trong đó lợn nái khoảng 2.500 con, dự kiến 10%)/11 huyện miền núi.

(17) Nuôi cá Tầm: Quy mô (dự kiến) 5.000 con/01 huyện (Quan Sơn).

(18) Nuôi Dúi: Quy mô (dự kiến) 7.000 con/04 huyện (Lang Chánh, Bá Thước, Như Thanh, Như Xuân).

(19) Nuôi cá (lồng, ao): Quy mô (dự kiến) 220 lồng, ao/02 huyện (Quan Hóa, Bá Thước).

* Dược liệu:

(20) Trồng các loài dược liệu quý (Lan Kim tuyến, một số loài Sâm Việt Nam (Sâm Ngọc Linh, Sâm Lai Châu, Bảy lá 1 hoa, Tam thất,...) dưới tán rừng; Quy mô (dự kiến) 210 ha, tại 03 huyện (Bá Thước, Lang Chánh, Cẩm Thủy).

(21) Trồng Lan Kim tuyến (tập trung): Quy mô (dự kiến) 03 triệu cây, tại 02 huyện (Bá Thước, Cẩm Thủy).

(22) Trồng Sa nhân, Màng tang: Quy mô (dự kiến) 90 ha/03 huyện (Bá Thước, Cẩm Thủy, Thường Xuân).

(23) Trồng An Xoa, Sạ Đen, Ba Kích, Sa nhân tím: Quy mô (dự kiến) 12 ha/01 huyện (Quan Hóa).

(24) Trồng Sâm Bố chính: Quy mô (dự kiến) 10 ha/02 huyện (Cẩm Thủy, Như Xuân).

(25) Trồng Bình vôi: Quy mô (dự kiến) 5 ha/01 huyện (Cẩm Thủy).

(26) Trồng Khôi tía: Quy mô (dự kiến) 5 ha/01 huyện (Như Thanh).

(27) Trồng Nhân trần: Quy mô (dự kiến) 7 ha/01 huyện (Như Xuân).

(28) Trồng Bách bộ xen Mạch môn đông: Quy mô (dự kiến) 5 ha/01 huyện (Thường Xuân).

(29) Trồng Kim Ngân Hoa, Ngải Cứu, Mạch Môn Đông, Thiên Môn Đông, Xuyên Tâm Liên: Quy mô (dự kiến) 50 ha/01 huyện (Lang Chánh).

* Sản phẩm đặc sản, lợi thế và chế biến:

(30) Nuôi trồng nấm dược liệu (nấm linh chi, đông trùng hạ thảo): Quy mô (dự kiến) 11 cơ sở/02 huyện (Thường Xuân, Như Xuân).

(31) Sơ chế dược liệu: Dự kiến 01 cơ sở/01 huyện (Bá Thước).

(32) Chế biến măng sạch: Dự kiến 01 cơ sở/01 huyện (Quan Sơn).

(33) Chế biến lợn bản địa: Dự kiến 01 cơ sở/01 huyện (Quan Hóa).

(Chi tiết theo các phụ lục: Phụ lục số 01, Phụ lục số 01.01 đến Phụ lục số 01.11 đính kèm).

3. Học tập kinh nghiệm

Tổ chức 03 đợt đi học tập kinh nghiệm quản lý dự án chương trình mục tiêu quốc gia, thăm các mô hình (dự kiến tại khu vực miền núi phía bắc, vùng Tây nguyên và tỉnh Lâm đồng). Số người tham gia 30 người/05 ngày/đợt.

IV. DỰ KIẾN VỐN THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

- Cơ sở lập khái toán vốn: Thông tư số 15/2022/TT-BTC ngày 04/3/2022 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025; Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19/4/2022 của Chính phủ về quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia; Quyết định số 652/QĐ-TTg , ngày 28/5/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc giao kế hoạch vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách trung ương giai đoạn 2021-2025 cho các địa phương thực hiện 03 chương trình mục tiêu quốc gia; Quyết định số 653/QĐ-TTg ngày 28/5/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc giao dự toán ngân sách Trung ương năm 2022 thực hiện 03 chương trình mục tiêu quốc gia.

- Đối với mô hình liên kết theo chuỗi: Mức hỗ trợ, phương thức hỗ trợ từ vốn ngân sách Nhà nước được cấp có thẩm quyền phê duyệt thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia tối đa không quá 80% tổng chi phí thực hiện một (01) dự án, kế hoạch liên kết trên địa bàn đặc biệt khó khăn; không quá 70% tổng chi phí thực hiện một (01) dự án, kế hoạch liên kết trên địa bàn khó khăn; không quá 50% tổng chi phí thực hiện một (01) dự án, kế hoạch liên kết trên địa bàn khác thuộc phạm vi đầu tư của các Chương trình mục tiêu Quốc gia. Mức hỗ trợ cụ thể thực hiện một (01) dự án theo hướng dẫn của cơ quan chủ quản Chương trình[1].

- Đối với mô hình phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế cộng đồng: Mức hỗ trợ, phương thức hỗ trợ từ vốn ngân sách Nhà nước được cấp có thẩm quyền phê duyệt thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia thực hiện mô hình phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế cộng đồng tối đa không quá 95% tổng kinh phí thực hiện một (01) dự án trên địa bàn đặc biệt khó khăn; không quá 80% tổng kinh phí thực hiện một (01) dự án trên địa bàn khó khăn; không quá 60% tổng chi phí thực hiện một (01) dự án trên các địa bàn khác thuộc phạm vi đầu tư các Chương trình mục tiêu Quốc gia. Mức hỗ trợ cụ thể thực hiện một (01) dự án theo hướng dẫn của cơ quan chủ quản chương trình[2].

- Số hộ tham gia mô hình, các mục chi phí tại đề án: Là dự kiến, khi xây dựng dự án chi tiết tùy vào điều kiện thực tế của từng địa phương tiến hành lựa chọn quy mô, hộ gia đình cho phù hợp và các mục chi tuân thủ đơn giá, định mức theo quy định của pháp luật hiện hành.

1. Tổng nhu cầu vốn

Tổng nhu cầu vốn thực hiện đề án: 230.046.000.000 đồng (Hai trăm ba mươi tỷ, không trăm bốn mươi sáu triệu đồng), trong đó:

- Nguồn vốn ngân sách Trung ương: 138.240.000.000 đồng[3]

- Nguồn vốn ngân sách địa phương: 13.237.000.000 đồng (huyện miền núi thấp: ngân sách tỉnh hỗ trợ 80% kinh phí, ngân sách huyện hỗ trợ 20% kinh phí; đối với huyện miền núi cao: ngân sách tỉnh hỗ trợ 100% kinh phí)

- Vốn vay tín dụng chính sách (Ngân hàng Chính sách xã hội): 78.569.000.000 đồng.

2. Dự kiến nguồn vốn thực hiện theo các năm

Bảng 2.1: Dự kiến nguồn vốn phân kỳ thực hiện theo năm

TT

Nguồn Vốn

Phân theo tiến độ năm

Cộng

2022

2023

2024

2025

1

NSNN Trung ương

138.240,0

13.600,0

48.577,0

40.485,5

35.577,5

2

NSNN địa phương

13.237,0

 

4.663,0

4.285,0

4.289,0

-

NSNN tỉnh

12.955,0

 

4.569,0

4.191,0

4.195,0

-

NSNN huyện

282,0

 

94,0

94,0

94,0

3

Vốn vay Ngân hàng Chính sách xã hội

78.569,0

 

39.294,0

23.571,0

15.704,0

 

Tổng cộng

230.046,0

13.600,0

92.534,0

68.341,5

55.570,5

(Chi tiết theo phụ lục số 02, 03 đính kèm)

V. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ ÁN

1. Hiệu quả về kinh tế

- Dự kiến đề án thực hiện thành công sẽ tạo sinh kế với giá trị hàng hóa giai đoạn 2022 - 2025 khoảng 500 tỷ đồng, giai đoạn 2025 - 2030 khoảng 1.000 tỷ đồng.

- Góp phần tăng nguồn thu ngân sách của địa phương thông qua thuế.

- Xây dựng thương hiệu và công nhận từ 11 sản phẩm OCOP trở lên; tạo ra các sản phẩm nông nghiệp đặc sản phục vụ du lịch, góp phần thúc đẩy du lịch khu vực miền núi phát triển.

2. Hiệu quả xã hội

- Tạo lan tỏa sâu rộng trên địa bàn 11 huyện miền núi, góp phần thay đổi tư duy sản xuất của người dân từ sản xuất quảng canh sang thâm canh, áp dụng tiến bộ KHKT, áp dụng quy trình sản xuất an toàn.

- Giải quyết công ăn việc làm cho nông dân (khoảng 3.500 người), tăng thu nhập, góp phần đẩy mạnh công tác xóa đói giảm nghèo trên địa bàn.

- Phát triển dược liệu và nguồn nông sản sạch giúp tăng cường sức khỏe cộng đồng.

3. Hiệu quả về khoa học công nghệ

Thông qua triển khai thực hiện các nhiệm vụ khoa học công nghệ thuộc lĩnh vực nông nghiệp nhiều mô hình sản xuất, kỹ thuật tiên tiến đã được chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ vào địa bàn các huyện miền núi, nhất là đưa các tiến bộ kỹ thuật về giống cây trồng, giống vật nuôi trong sản xuất ở các huyện nghèo; góp phần phát huy tiềm năng, thế mạnh của địa phương, đặc biệt các sản phẩm có lợi thế; du nhập và cải tạo các giống con nuôi mới. Từ đó góp phần xóa đói giảm nghèo, tăng thu nhập cho người dân, ổn định đời sống tại các vùng triển khai dự án; tăng cường quốc phòng, an ninh, bảo tồn các giá trị bản sắc văn hóa dân tộc, tạo ra nhiều mô hình phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao nhận thức của người dân trong quá trình xây dựng nông thôn mới; góp phần khai thác phát triển, bảo tồn nguồn gen một số loài cây trồng, vật nuôi, cây dược liệu bản địa của Thanh Hóa.

4. Hiệu quả môi trường

- Các mô hình thực hiện theo hướng sản xuất hữu cơ, an toàn, góp phần thay đổi thói quen và kỹ thuật sản xuất dựa vào hóa chất, qua đó giảm tác động xấu đến môi trường.

- Nhờ kinh tế phát triển, làm giảm áp lực xâm hại tài nguyên rừng từ phía người dân.

VI. GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Giải pháp giống, vật tư

- Tăng cường cường công tác phục tráng, bảo tồn và phát triển một số giống cây trồng, vật nuôi bản địa truyền thống và cây trồng, vật nuôi có lợi thế phát triển trên địa bàn các huyện miền núi.

- Khai thác, phát huy tối đa các nguồn vật tư, thức ăn cung cấp cho mô hình từ nguồn truyền thống tại chỗ, đẩy mạnh các giải pháp chế biến, phối trộn thức ăn đảm bảo dinh dưỡng và chất lượng sản phẩm của các mô hình.

2. Giải pháp về bố trí đất đai

- Tập trung triển khai thực hiện tốt Nghị quyết số 13-NQ/TU ngày 10/01/2019 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về tích tụ tập trung đất đai để phát triển sản xuất nông nghiệp quy mô lớn ứng dụng công nghệ cao đến năm 2025, định hướng đến 2030.

- Khuyến khích doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân thuê, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất để đầu tư xây dựng mô hình.

- Bố trí hợp lý khu vực chăn nuôi xa khu dân cư, dễ cách ly và xử lý môi trường theo quy định của Luật Chăn nuôi và Nghị quyết số 172/2021/NQ- HĐND ngày 11/10/2021 của HĐND tỉnh.

3. Giải pháp về khoa học và công nghệ

- Ứng dụng khoa học công nghệ trong các khâu sản xuất từ khâu giống, vật tư, phân bón, hạ tầng, chuồng trại, biện pháp kỹ thuật trong sản xuất… để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, đảm bảo môi trường sinh thái bền vững.

- Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, truy suất nguồn gốc, quảng bá, giới thiệu sản phẩm. Hỗ trợ đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, nhãn hiệu hóa.

4. Giải pháp về truyền thông, tuyên truyền

Đa dạng hóa các hình thức truyền thông, tuyên truyền; ưu tiên hình thức truyền thông, tuyên truyền có sự tham gia của cộng đồng dân cư sở tại.

5. Giải pháp về chế biến và thị trường tiêu thụ sản phẩm

- Xây dựng một số cơ sở sơ chế, chế biến tại chỗ, xây dựng thương hiệu, xuất xứ hàng hóa, sở hữu trí tuệ và chính sách bảo hộ sở hữu thương hiệu; xây dựng hệ thống thông tin truy suất nguồn gốc, giới thiệu, quảng bá sản phẩm; đăng ký sản phẩm OCOP…Ưu tiên áp dụng các cơ chế chính sách hiện hành cả nhà nước về bao tiêu sản phẩm đối với thương nhân, cơ sở chế biến và giải pháp về cơ chế chính sách khuyến khích đầu tư các dự án vào khu vực miền núi,…

- Đẩy mạnh quảng bá, tìm kiếm thị trường cho đầu ra cho sản phẩm.

6. Giải pháp về tập huấn

Kết hợp với các chương trình, dự án để tổ chức các lớp tập huấn phù hợp với khả năng tiếp thu của các hộ gia đình khu vực miền núi.

7. Giải pháp về vốn

- Nguồn vốn thực hiện đề án từ Quyết định số 652/QĐ-TTg ngày 28/5/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc giao kế hoạch vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách trung ương giai đoạn 2021 - 2025 cho các địa phương thực hiện 03 chương trình mục tiêu quốc gia; vốn đối ứng từ ngân sách địa phương thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia.

- Lồng ghép nguồn vốn trong thực hiện các Chương trình mục tiêu Quốc gia (theo Điều 10, Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19/4/2022 của Chính phủ).

- Huy động và sử dụng nguồn vốn tín dụng thực hiện các Chương trình mục tiêu Quốc gia (theo Điều 11, Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19/4/2022 của Chính phủ).

- Huy động và sử dụng nguồn vốn hợp pháp khác thực hiện các Chương trình mục tiêu Quốc gia (theo điều 12, Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19/4/2022 của Chính phủ);

VII. PHÂN CẤP QUẢN LÝ

1. Hỗ trợ phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị

- UBND cấp huyện làm chủ đầu tư các dự án, kế hoạch liên kết có hoạt động sản xuất trong phạm vi trong huyện. UBND cấp huyện quyết định phê duyệt danh sách chi tiết đối tượng thụ hưởng chính sách hỗ trợ và đăng ký vay vốn tín dụng chính sách phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị do UBND cấp huyện làm chủ đầu tư.

- UBND tỉnh Thanh Hóa giao Ban Dân tộc tỉnh làm chủ đầu tư các dự án, kế hoạch có hoạt động sản xuất trong phạm vi liên huyện. UBND tỉnh Thanh Hóa ủy quyền cho Ban Dân tộc tỉnh phê duyệt danh sách chi tiết đối tượng thụ hưởng chính sách hỗ trợ và đăng ký vay vốn tín dụng chính sách phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị các dự án, kế hoạch liên kết[4].

- Các đơn vị chủ đầu tư dự án, kế hoạch liên kết có trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến rộng rãi nội dung đề án và chính sách, pháp luật có liên quan. Tổ chức thực hiện lựa chọn dự án, kế hoạch liên kết theo trình tự, thủ tục đã được pháp luật quy định.

2. Hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế cộng đồng

- UBND cấp xã làm chủ đầu tư các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế cộng đồng. Trường hợp không đủ năng lực, UBND cấp xã có văn bản đề nghị UBND cấp huyện giao cơ quan chuyên môn trực thuộc làm chủ đầu tư[5].

- UBND cấp huyện và đơn vị chủ đầu tư dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế cộng đồng có trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến rộng rãi về nội dung đề án và chính sách, pháp luật có liên quan. Tổ chức thực hiện lựa chọn dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế cộng đồng theo trình tự, thủ tục đã được pháp luật quy định.

- Căn cứ tình hình thực tế; hằng năm UBND huyện chỉ đạo các xã thuộc vùng đề án rà soát danh mục mô hình, tổng hợp đề xuất cấp có thẩm quyền phê duyệt làm căn cứ thực hiện.

VIII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Ban Dân tộc

- Là cơ quan thường trực thực hiện đề án; tham mưu Lập kế hoạch thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 5 năm; kế hoạch thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia hằng năm của tỉnh trình cấp thẩm quyền phê duyệt để thực hiện.

- Theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền được giao: chỉ đạo, hướng dẫn, xây dựng, thẩm định và phê duyệt các dự án liên kết sản xuất gắn với sản phẩm chủ lực, đặc trưng và dự án, kế hoạch có hoạt động sản xuất trong phạm vi liên huyện; tổ chức thực hiện các dự án đảm bảo phù hợp, và tuân thủ quy định của pháp luật; chịu trách nhiệm trực tiếp, toàn diện về tiến độ, chất lượng, hiệu quả.

- Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ; theo dõi, tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện đề án, đề xuất giải quyết các vướng mắc trong quá trình thực hiện; tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá, sơ kết, tổng kết đề án.

2. Sở Nông nghiệp và PTNT

- Hướng dẫn chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật, đặc biệt là những công nghệ mới phù hợp với điều kiện vùng miền núi. Đào tạo cán bộ kỹ thuật, quản lý; thực hiện tốt công tác khuyến nông, khuyến lâm; tổ chức chuyển giao kỹ thuật, thực hiện công tác tư vấn cho các đối tượng tham gia sản xuất; tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật liên quan.

- Phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ trình UBND tỉnh phê duyệt các đề tài, dự án khoa học công nghệ và dự án đầu tư liên quan đến phát triển cây trồng, vật nuôi cho sản phẩm đặc sản khu vực miền núi từ nguồn ngân sách nhà nước do UBND tỉnh quản lý.

3. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Phối hợp với Sở Tài chính và các sở, ngành có liên quan trong việc tham mưu, trình cấp có thẩm quyền bố trí kinh phí thực hiện các nhiệm vụ của Đề án theo quy định.

4. Sở Tài chính

Chủ trì, phối hợp với các Sở, Ngành liên quan tham mưu phân bổ kinh phí ngân sách nhà nước, cân đối ngân sách địa phương để thực hiện các nội dung đề án; hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc sử dụng kinh phí và thanh quyết toán theo quy định.

5. Sở Khoa học và Công nghệ

Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT và các đơn vị có liên quan hướng dẫn các cơ quan, đơn vị đề xuất và đăng ký thực hiện nhiệm vụ khoa học công nghệ xây dựng và phát triển các mô hình cây trồng, vật nuôi, dược liệu. Hướng dẫn, hỗ trợ xác lập và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm được công nhận là sản phẩm chủ lực, sản phẩm đặc sản, bản địa của địa phương.

6. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Phối hợp với Ban Dân tộc, các sở, ngành có liên quan hướng dẫn các huyện tổ chức đào tạo nghề cho lao động vùng dân tộc và miền núi; ưu tiên lồng ghép đào tạo nghề, tiếp cận thị trường, tạo việc làm liên quan đến thực hiện các mô hình của đề án; lồng ghép thực hiện các mô hình của đề án với các Chương trình mục tiêu Quốc gia, các dự án khác của ngành Lao động - Thương binh và Xã hội.

7. Sở Tài nguyên và Môi trường

Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành có liên quan hướng dẫn thực hiện quy định về sử dụng đất, bảo vệ môi trường để xây dựng mô hình phát triển bền vững.

8. Sở Công Thương

Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan trong hướng dẫn các hàng rào kỹ thuật trong hoạt động xuất, nhập khẩu; hướng dẫn triển khai thực hiện các chính sách thu hút đầu tư phát triển sản xuất; phối hợp tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại; cung cấp thông tin các nhà phân phối, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm của Đề án.

9. Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh

Chủ trì, phối hợp với các địa phương hướng dẫn các hộ sản xuất, tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp phát triển các sản phẩm OCOP gắn với các sản phẩm của các mô hình phát triển sản xuất.

10. Viện Nông nghiệp Thanh Hóa

Nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ, tư vấn chiến lược phát triển và cung cấp dịch vụ trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, góp phần thúc đẩy phát triển các mô hình và sản xuất nông nghiệp của khu vực miền núi.

11. Hội Nông dân tỉnh

Tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên, nông dân hiểu và tích cực đề xuất nhiệm vụ, tham gia thực hiện đề án.

Phối hợp với Ban Dân tộc, chính quyền địa phương xây dựng các dự án theo quy định của pháp luật trình cấp thẩm quyền phê duyệt để tổ chức thực hiện.

12. Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh

- Tuyên truyền nội dung đề án và các chủ trương, chính sách pháp luật có liên quan; vận động phụ nữ, nhất là phụ nữ làm chủ hộ và là lao động duy nhất, trực tiếp nuôi dưỡng người thân không còn khả năng lao động hoặc chưa đến độ tuổi lao động tham gia thực hiện đề án.

- Phối hợp với Ban Dân tộc, chính quyền địa phương xây dựng các dự án theo quy định của pháp luật trình cấp thẩm quyền phê duyệt để tổ chức thực hiện.

13. Liên minh hợp tác xã tỉnh Thanh Hóa

Tuyên truyền, phổ biến đề án, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đến các thành viên. Tập hợp, liên kết, hướng dẫn các thành viên tích cực đề xuất, tham gia thực hiện đề án, phát huy vai trò của hợp tác xã đối với các chuỗi liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị.

14. Các sở, ban, ngành liên quan

Theo chức năng, nhiệm vụ có trách nhiệm phối hợp với các sở, ngành để thực hiện quản lý nhà nước, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, đôn đốc thực hiện nội dung của đề án.

15. UBND các huyện vùng đề án

- Phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh và các sở, ngành có liên quan tổ chức triển khai thực hiện đề án.

- Theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền được giao chỉ đạo, hướng dẫn, xây dựng, thẩm định, phê duyệt các dự án chi tiết và tổ chức thực hiện các dự án: đảm bảo phù hợp, và tuân thủ quy định của pháp luật; chịu trách nhiệm trực tiếp, toàn diện về tiến độ, chất lượng, hiệu quả các dự án.

- Lồng ghép các chương trình (như xây dựng kết cấu, hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp và các mô hình khác trên địa bàn,...) để thực hiện đề án một cách hiệu quả./.

 

PHỤ LỤC SỐ 01

TỔNG HỢP DANH SÁCH CÁC MÔ HÌNH

Phát triển cây trồng, vật nuôi, dược liệu, sản phẩm có lợi thế tại 11 huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2022 - 2025

TT

Tên mô hình

Đơn vị tính

Dự kiến quy mô

Dự kiến số hộ gia đình tham gia (hộ)

Địa điểm thực hiện (huyện)

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

*

Cây trồng

 

 

 

 

1

Trồng Lúa nếp Cay nọi

Ha

50

143

- Mường Lát

- Quan Sơn

- Thường Xuân

2

Trồng Lúa nếp Khẩu cú

Ha

5

10

- Quan Hóa

3

Trồng Lúa nếp Hạt Cau

Ha

40

180

- Ngọc Lặc

- Cẩm Thủy

4

Trồng lúa nếp cái hoa vàng

Ha

10

50

- Thạch Thành

5

Trồng rau ôn đới

Ha

30

90

- Bá Thước

- Thường Xuân

6

Trồng Trám xen Hương Bài dưới tán rừng gắn với chế biến hương

Ha

5

20

- Như Xuân

7

Trồng mía Kim tân

Ha

10

50

- Thạch Thành

8

Trồng Dứa theo tiêu chuẩn VietGap

Ha

20

100

- Thạch Thành

9

Trồng Khoai mán ruột vàng, khoai sọ

Ha

26,5

120

- Mường Lát

- Quan Hóa

- Ngọc Lặc

- Cẩm Thủy

- Thường Xuân

10

Trồng Bí phấn

Ha

10

20

- Mường Lát

11

Trồng Đào

Ha

9

40

- Mường Lát

12

Trồng chè sạch theo hướng hữu cơ

Ha

5

20

- Như Xuân

13

Trồng tre lấy măng (măng Bum)

Ha

10

20

- Bá Thước

*

Vật nuôi

 

 

 

 

14

Nuôi vịt bản địa (vịt bầu)

Con

91.000

600

11 huyện miền núi

15

Nuôi gà bản địa (gà H‘Mông, các loại gà ri)

Con

87500

535

11 huyện miền núi

16

Nuôi lợn bản địa (lợn đen, lợi mán, lai lòi...)

Con

25.000

635

11 huyện miền núi

17

Nuôi cá Tầm

Con

5000

5

- Quan Sơn

18

Nuôi Dúi

Con

7000

62

- Lang Chánh

- Bá Thước

- Như Thanh

- Như Xuân

19

Nuôi cá (Lồng, Ao)

lồng, ao

220

240

- Quan Hóa

- Bá Thước

*

Dược liệu

 

 

 

 

20

Trồng các loài dược liệu quý (Lan Kim tuyến, một số loài Sâm Việt Nam (Sâm Ngọc Linh, Sâm Lai Châu,...), Hồng Sâm, Bảy lá 1 hoa, Tam thất,...) dưới tán rừng

Ha

210

100

- Bá Thước

- Lang Chánh

- Cẩm Thủy

21

Trồng Lan Kim tuyến (tập trung)

Triệu cây

3

30

- Bá Thước

- Cẩm Thủy

22

Trồng Sa nhân, Màng tang

Ha

90

115

- Bá Thước

- Cẩm Thủy

- Thường Xuân

23

Trồng An Xoa, Xạ đen, Ba kích, Sa nhân tím

Ha

12

50

- Quan Hóa

24

Trồng Sâm Bố chính

Ha

10

180

- Cẩm Thủy

- Thạch Thành

- Như Xuân

25

Trồng Bình vôi

Ha

5

10

- Cẩm Thủy

26

Trồng Khôi tía

Ha

5

5

- Như Thanh

27

Trồng Nhân trần

Ha

7

20

- Như Xuân

28

Trồng Bách bộ xen Mạch môn đông

Ha

5

10

- Thường Xuân

29

Trồng Kim Ngân Hoa, Ngải Cứu, Mạch Môn Đông, Thiên Môn Đông, Xuyên Tâm Liên.

Ha

50

100

- Lang Chánh

*

Sản phẩm đặc sản, lợi thế

 

 

 

 

30

Nuôi trồng nấm dược liệu (nấm linh chi, đông trùng hạ thảo)

Cơ sở

11

20

- Thường Xuân

- Như Xuân

31

Sơ chế dược liệu

Cơ sở

1

1

- Bá Thước

32

Chế biến măng sạch

Cơ sở

1

1

- Quan Sơn

33

Chế biến lợn bản địa

Cơ sở

1

1

- Quan Hóa

*

Học tập kinh nghiệm

 

 

 

 

-

03 đợt học tập kinh nghiệm tỉnh ngoài cho cán bộ quản lý dự án cấp tỉnh, huyện, xã

Người/ đợt

30

 

 

 

Tổng cộng

 

 

3635

 

 

PHỤ LỤC SỐ 01.01

DANH SÁCH  MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI, DƯỢC LIỆU, SẢN PHẨM CÓ LỢI THẾ, GIAI ĐOẠN 2022-2025 - HUYỆN MƯỜNG LÁT

TT

Tên mô hình

Quy mô

Số hộ tham gia mô hình (dự kiến)

Ghi chú

Đơn vị tính

Số lượng (dự kiến)

*

Cây trồng

 

 

 

 

1

Trồng lúa nếp Cay Nọi

Ha

30

63

 

2

Trồng Khoai mán ruột vàng

Ha

2

30

 

3

Trồng Bí xanh (Bí Phấn)

Ha

10

30

 

4

Trồng Đào

Ha

9

20

 

*

Vật nuôi

 

 

 

 

5

Nuôi vịt bản địa (vịt bầu)

Con

10000

50

 

6

Nuôi gà bản địa (gà H‘Mông, các loại gà ri)

Con

15000

50

 

7

Nuôi lợn bản địa (lợn đen, lợi mán, lai lòi...)

Con

3000

50

 

 

PHỤ LỤC SỐ: 01.02

DANH SÁCH  MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI, DƯỢC LIỆU, SẢN PHẨM CÓ LỢI THẾ, GIAI ĐOẠN 2022-2025 - HUYỆN QUAN HÓA

TT

Tên mô hình

Quy mô

Số hộ tham gia mô hình (dự kiến)

Ghi chú

Đơn vị tính

Số lượng (dự kiến)

*

Cây trồng

 

 

 

 

1

Trồng lúa nếp Khẩu cú

Ha

5

30

 

2

Trồng khoai mán ruột vàng

Ha

6

30

 

*

Vật nuôi

 

 

 

 

3

Nuôi cá (lồng, ao)

lồng, ao

200

230

 

4

Nuôi vịt bản địa (vịt bầu)

Con

5000

25

 

5

Nuôi gà bản địa (gà H‘Mông, các loại gà ri)

Con

7500

25

 

6

Nuôi lợn bản địa (lợn đen, lợi mán, lai lòi...)

Con

2000

100

 

 

Cây dược liệu

 

 

 

 

7

An Xoa, Sạ Đen, Ba Kích, Sa nhân tím

Ha

12

50

 

*

Sản phẩm đặc sản, lợi thế và chế biến

 

 

 

 

8

Chế biến lợn bản địa

Cơ sở

1

1

 

 

PHỤ LỤC SỐ 01.03

DANH SÁCH  MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI, DƯỢC LIỆU, SẢN PHẨM CÓ LỢI THẾ, GIAI ĐOẠN 2022-2025 - HUYỆN QUAN SƠN

TT

Tên mô hình

Quy mô

Số hộ tham gia mô hình (dự kiến)

Ghi chú

Đơn vị tính

Số lượng (dự kiến)

*

Cây trồng

 

 

 

 

1

Trồng Lúa nếp Cay Nọi

Ha

5

30

 

*

Vật nuôi

 

 

 

 

2

Nuôi cá nước lạnh (Cá Tầm)

Con

5000

5

 

3

Nuôi vịt bản địa (vịt bầu)

Con

9000

50

 

4

Nuôi gà bản địa (gà H‘Mông, các loại gà ri)

Con

5000

50

 

5

Nuôi lợn bản địa (lợn đen, lợi mán, lai lòi...)

Con

1000

50

 

*

Sản phẩm đặc sản, lợi thế và chế biến

 

 

 

 

6

Chế biến măng sạch

Cơ sở

1

1

 

 

PHỤ LỤC SỐ: 01.04

DANH SÁCH  MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI, DƯỢC LIỆU, SẢN PHẨM CÓ LỢI THẾ, GIAI ĐOẠN 2022-2025 - HUYỆN BÁ THƯỚC

TT

Tên mô hình

Quy mô

Số hộ tham gia mô hình (dự kiến)

Ghi chú

Đơn vị tính

Số lượng (dự kiến)

*

Cây trồng

 

 

 

 

1

Trồng rau ôn đới (ớt, húng, tía tô, bạc hà, bắp cải, rau cải các loại, cà chua, dưa chuột...)

Ha

15

70

 

2

Trồng măng Bum

Ha

10

30

 

*

Vật nuôi

 

 

 

 

3

Nuôi cá (lồng, ao)

Lồng, ao (20m3)

20

20

 

4

Nuôi vịt bản địa (vịt bầu)

Con

15.000

100

 

5

Nuôi gà bản địa (các loại gà ri)

Con

10000

100

 

6

Nuôi lợn bản địa (lợn đen, lợi mán, lai lòi...)

Con

6000

100

 

7

Nuôi Dúi

Con

1000

20

 

*

Dược liệu quý

 

 

 

 

8

Trồng các loài dược liệu quý (Lan Kim tuyến, một số loài Sâm Việt Nam (Sâm Ngọc Linh, Sâm Lai Châu,...), Hồng Sâm, Bảy lá 1 hoa, Tam thất,...) dưới tán rừng

Ha

100

150

 

9

Trồng cây Lan Kim tuyến (tập trung)

Triệu cây

2,5

50

 

10

Trồng cây Sa nhân, Màng tang

Ha

20

25

 

*

Sản phẩm đặc sản, lợi thế và chế biến

 

 

 

 

11

Sơ chế, chế biến (sản phẩm dược liệu)

Cơ sở chế biến

1

1

 

 

PHỤ LỤC SỐ: 01.05

DANH SÁCH  MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI, DƯỢC LIỆU, SẢN PHẨM CÓ LỢI THẾ, GIAI ĐOẠN 2022-2025 - HUYỆN THẠCH THÀNH

TT

Tên mô hình

Quy mô

Số hộ tham gia mô hình (dự kiến)

Ghi chú

Đơn vị tính

Số lượng (dự kiến)

*

Cây trồng

 

 

 

 

1

Trồng lúa nếp cái hoa vàng

Ha

10

50

 

2

Trồng mía tím Kim Tân

Ha

10

50

 

3

Sản xuất dứa theo tiêu chuẩn VietGap

Ha

20

100

 

*

Vật nuôi

Ha

10

50

 

4

Nuôi vịt bản địa (vịt bầu)

Con

5000

50

 

5

Nuôi gà bản địa (các loại gà ri)

Con

5000

50

 

6

Nuôi lợn bản địa (lợn đen, lợi mán, lai lòi...)

Con

1000

50

 

 

PHỤ LỤC SỐ: 01.06

DANH SÁCH  MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI, DƯỢC LIỆU, SẢN PHẨM CÓ LỢI THẾ, GIAI ĐOẠN 2022-2025 - HUYỆN CẨM THUỶ

TT

Tên mô hình

Quy mô

Số hộ tham gia mô hình (dự kiến)

Ghi chú

Đơn vị tính

Số lượng (dự kiến)

*

Cây trồng

 

 

 

 

1

Trồng lúa nếp hạt cau

Ha

20

50

 

2

Trồng Khoai mán ruột vàng

Ha

5

30

 

*

Vật nuôi

 

 

 

 

3

Nuôi vịt bản địa (vịt bầu)

Con

5000

50

 

4

Nuôi gà bản địa (các loại gà ri)

Con

5000

50

 

5

Nuôi lợn bản địa (lợn đen, lợi mán, lai lòi...)

Con

1.000

20

 

*

Cây dược liệu

 

 

 

 

6

Trồng các loài dược liệu quý (Lan Kim tuyến, một số loài Sâm Việt Nam (Sâm Ngọc Linh, Sâm Lai Châu,...), Hồng Sâm, Bảy lá 1 hoa, Tam thất,...) dưới tán rừng

Ha

10

20

 

7

Trồng cây Lan Kim tuyến (tập trung)

Triệu cây

0,5

30

 

8

Trồng Sa Nhân tím, Màng tang

Ha

10

20

 

9

Trồng Sâm Bố chính

Ha

5

10

 

10

Trồng Bình vôi

Ha

5

10

 

 

PHỤ LỤC SỐ: 01.07

DANH SÁCH  MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI, DƯỢC LIỆU, SẢN PHẨM CÓ LỢI THẾ, GIAI ĐOẠN 2022-2025 - HUYỆN LANG CHÁNH

TT

Tên mô hình

Quy mô

Số hộ tham gia mô hình (dự kiến)

Ghi chú

Đơn vị tính

Số lượng (dự kiến)

*

Vật nuôi

 

 

 

 

1

Nuôi vịt bản địa (vịt bầu)

Con

15000

50

 

2

Nuôi gà bản địa (các loại gà ri)

Con

5000

50

 

3

Nuôi lợn bản địa (lợn đen, lợi mán, lai lòi...)

Con

1000

50

 

4

Nuôi Dúi

Con

2000

20

 

*

Dược liệu

 

 

 

 

5

Trồng các loài dược liệu quý (Lan Kim tuyến, một số loài Sâm Việt Nam (Sâm Ngọc Linh, Sâm Lai Châu,...), Hồng Sâm, Bảy lá 1 hoa, Tam thất,...) dưới tán rừng

Ha

100

100

 

6

Trồng Kim Ngân Hoa, Ngải Cứu, Mạch Môn Đông, Thiên Môn Đông, Xuyên Tâm Liên.

Ha

50

100

 

 

PHỤ LỤC SỐ: 01.08

DANH SÁCH  MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI, DƯỢC LIỆU, SẢN PHẨM CÓ LỢI THẾ, GIAI ĐOẠN 2022-2025 - HUYỆN NGỌC LẶC

TT

Tên mô hình

Quy mô

Số hộ tham gia mô hình (dự kiến)

Ghi chú

Đơn vị

tính

Số lượng

(dự kiến)

*

Cây trồng

 

 

 

 

1

Trồng lúa nếp Hạt cau

Ha

20

110

 

2

Trồng khoai mán ruột vàng

Ha

8,5

35

 

*

Vật nuôi

 

 

 

 

3

Nuôi vịt bản địa (vịt bầu)

Con

5000

30

 

4

Nuôi gà bản địa (các loại gà ri)

Con

15000

30

 

5

Nuôi lợn bản địa (lợn đen, lợi mán, lai lòi...)

Con

500

25

 

 

PHỤ LỤC SỐ: 01.09

DANH SÁCH  MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI, DƯỢC LIỆU, SẢN PHẨM CÓ LỢI THẾ, GIAI ĐOẠN 2022-2025 - HUYỆN THƯỜNG XUÂN

TT

Tên mô hình

Quy mô

Số hộ tham gia mô hình (dự kiến)

Ghi chú

Đơn vị tính

Số lượng (dự kiến)

*

Cây trồng

 

 

 

 

1

Trồng Lúa nếp Cay Nọi

Ha

15

50

 

2

Trồng rau ôn đới (ớt, húng, tía tô, bạc hà, bắp cải, rau cải các loại, cà chua, dưa chuột...)

Ha

15

20

 

3

Trồng cây khoai sọ

Ha

5

15

 

*

Vật nuôi

 

 

 

 

4

Nuôi vịt bản địa (vịt bầu)

Con

20000

100

 

5

Nuôi gà bản địa (các loại gà ri)

Con

5000

50

 

6

Nuôi lợn bản địa (lợn đen, lợi mán, lai lòi...)

Con

8000

120

 

*

Dược liệu

 

 

 

 

7

Trồng Sa nhân tím, Màng tang

Ha

30

70

 

8

Trồng cây Bách bộ xen Mạch môn đông

Ha

5

10

 

9

Nuôi trồng nấm dược liệu (nấm linh chi, đông trùng hạ thảo)

Cơ sở

10

10

 

 

PHỤ LỤC SỐ: 01.10

DANH SÁCH  MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI, DƯỢC LIỆU, SẢN PHẨM CÓ LỢI THẾ, GIAI ĐOẠN 2022-2025 - HUYỆN NHƯ XUÂN

TT

Tên mô hình

Quy mô

Số hộ tham gia mô hình (dự kiến)

Ghi chú

Đơn vị tính

Số lượng (dự kiến)

*

Cây trồng

 

 

 

 

1

Trồng Trám xen Hương bài dưới tán rừng gắn với chế biến hương

Ha

5

10

 

2

Trồng Chè sạch theo hướng hữu cơ

Ha

5

10

 

*

Vật nuôi

 

 

 

 

3

Nuôi vịt bản địa (vịt bầu)

Con

5000

50

 

4

Nuôi gà bản địa (các loại gà ri)

Con

5000

50

 

5

Nuôi lợn bản địa (lợn đen, lợi mán, lai lòi...)

Con

1000

50

 

6

Nuôi Dúi

Con

2000

2

 

*

Dược liệu

 

 

 

 

7

Trồng Nhân trần (Hoắc hương núi)

Ha

7

20

 

8

Trồng Sâm Bố Chính

Ha

5

10

 

*

Sản phẩm đặc sản, lợi thế và chế biến

 

 

 

 

9

Trồng nấm dược liệu (nấm linh chi)

Cơ sở

1

10

 

 

PHỤ LỤC SỐ: 01.11

DANH SÁCH  MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI, DƯỢC LIỆU, SẢN PHẨM CÓ LỢI THẾ, GIAI ĐOẠN 2022-2025 - HUYỆN NHƯ THANH

TT

Tên mô hình

Quy mô

Số hộ tham gia mô hình (dự kiến)

Ghi chú

Đơn vị tính

Số lượng (dự kiến)

*

Vật nuôi

 

 

 

 

1

Nuôi vịt bản địa (vịt bầu)

Con

2000

20

 

2

Nuôi gà bản địa (các loại gà ri)

Con

10000

30

 

3

Nuôi lợn bản địa (lợn đen, lợi mán, lai lòi...)

Con

500

20

 

 

Nuôi Dúi

Con

2000

20

 

*

Sản phẩm đặc sản, lợi thế và chế biến

 

 

 

 

4

Trồng Khôi tía

Ha

5

20

 

 

PHỤ LỤC SỐ 02

KHÁI TOÁN KINH PHÍ XÂY DỰNG CÁC MÔ HÌNH

Phát triển cây trồng, vật nuôi, dược liệu, sản phẩm có lợi thế khu vực miền núi tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2022 - 2025

TT

Tên mô hình

Đơn vị tính

Quy mô

Khai toán kinh phí thực hiện đề án (Triệu đồng)

Tổng cộng

Nguồn vốn ngân sách (NSTW và NS tỉnh)

Nguồn vốn vay NHCSXH

Cộng

Hỗ trợ đào tạo, tập huấn

Hỗ trợ nguyên liệu, giống cây, con, vật tư kỹ thuật (3)

Hỗ trợ xây dựng, đăng ký thương hiệu, chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm

Quảng bá sản phẩm, xúc tiến thương mại cho sản phẩm, truy suất nguồn gốc…

Xây dựng và quản lý dự án (5%)

Hỗ trợ cán bộ trực tiếp đến tận hộ gia đình hướng dẫn thực hiện dự án cho đến khi có kết quả

Đi thực tế học tập các dự án có hiệu quả giữa các địa phương

Áp dụng quy trình kỹ thuật và quản lý chất lượng đồng bộ theo chuỗi

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

(11)

(12)

(13)

(14)

(15)

*

Cây trồng

 

 

40.402

26.581

390

21.265

1.600

650

1.267

619

542

250

13.821

1

Trồng Lúa nếp Cay nọi

Ha

50

7.693

5.061

30

4.500

240

50

241

 

 

 

2.632

2

Trồng Lúa nếp Khẩu cú

Ha

5

974

641

30

450

80

50

31

 

 

 

333

3

Trồng Lúa nếp Hạt Cau

Ha

40

6.129

4.032

30

3.600

160

50

192

 

 

 

2.097

4

Trồng lúa nếp cái hoa vàng

Ha

10

1.970

1.296

30

900

80

50

62

109

65

 

674

5

Trồng rau ôn đới

Ha

30

12.274

8.075

30

7.200

160

50

385

 

 

250

4.199

6

Trồng Trám xen Hương Bài dưới tán rừng gắn với chế biến hương

Ha

5

734

483

30

300

80

50

23

 

 

 

251

7

Trồng mía Kim tân

Ha

10

1.012

666

30

300

80

50

32

109

65

 

346

8

Trồng Dứa theo tiêu chuẩn VietGap

Ha

20

2.535

1.668

30

1.200

80

50

79

109

120

 

867

9

Trồng Khoai mán ruột vàng, khoai sọ

Ha

26,5

3.026

1.991

30

1.325

240

50

95

109

142

 

1.035

10

Trồng Bí phấn

Ha

10

1.221

803

30

500

80

50

38

73

32

 

418

11

Trồng Đào

Ha

9

1.389

914

30

540

160

50

44

36

54

 

475

12

Trồng chè sạch theo hướng hữu cơ

Ha

5

603

397

30

150

80

50

19

36

32

 

206

13

Trồng tre lấy măng (măng Bum)

Ha

10

842

554

30

300

80

50

26

36

32

 

288

*

Vật nuôi

 

 

87.623

57.647

180

47.725

1.840

300

2.745

2.512

2.345

-

29.976

14

Nuôi vịt bản địa (vịt bầu)

Con

91.000

10.271

6.757

30

4.550

480

50

322

655

670

 

3.514

15

Nuôi gà bản địa (gà H‘Mông, các loại gà ri)

Con

87500

9.749

6.414

30

4.375

400

50

305

655

599

 

3.335

16

Nuôi lợn bản địa (lợn đen, lợi mán, lai lòi...)

Con

25.000

42.970

28.270

30

25.000

480

50

1.346

655

709

 

14.700

17

Nuôi cá Tầm

Con

5000

3.248

2.137

30

1.750

80

50

102

109

16

 

1.111

18

Nuôi Dúi

Con

7000

2.835

1.865

30

1.050

240

50

89

328

78

 

970

19

Nuôi cá (Lồng, Ao)

lồng, ao

220

18.550

12.204

30

11.000

160

50

581

109

274

 

6.346

*

Dược liệu

 

 

96.155

63.260

300

56.180

1.560

500

3.012

291

619

500

32.895

20

Trồng các loài dược liệu quý (Lan Kim tuyến, một số loài Sâm Việt Nam (Sâm Ngọc Linh, Sâm Lai Châu,...), Hồng Sâm, Bảy lá 1 hoa, Tam thất,...) dưới tán rừng

Ha

210

43.284

28.476

30

26.460

300

50

1.356

 

 

250

14.808

21

Trồng Lan Kim tuyến (tập trung)

Triệu cây

3

24.993

16.443

30

15.000

300

50

783

 

 

250

8.550

22

Trồng Sa nhân, Màng tang

Ha

90

12.326

8.109

30

7.200

240

50

386

36

137

 

4.217

23

Trồng An Xoa, Xạ đen

Ha

12

1.997

1.314

30

960

80

50

63

36

65

 

683

24

Trồng Sâm Bố chính

Ha

10

2.225

1.464

30

800

240

50

70

36

208

 

761

25

Trồng Bình vôi

Ha

5

1.032

679

30

400

80

50

32

36

21

 

353

26

Trồng Khôi tía

Ha

5

1.024

674

30

400

80

50

32

36

16

 

350

27

Trồng Nhân trần

Ha

7

1.306

859

30

560

80

50

41

36

32

 

447

28

Trồng Bách bộ xen Mạch môn đông

Ha

5

1.032

679

30

400

80

50

32

36

21

 

353

29

Trồng Kim Ngân Hoa, Ngải Cứu, Mạch Môn Đông, Thiên Môn Đông, Xuyên Tâm Liên.

Ha

50

6.936

4.563

30

4.000

80

50

217

36

120

 

2.373

*

Sản phẩm đặc sản, lợi thế

 

 

5.488

3.611

-

2.700

360

200

163

127

60

-

1.877

30

Nuôi trồng nấm dược liệu

Cơ sở

11

2.199

1.447

 

1.100

160

50

69

36

32

 

752

31

Sơ chế dược liệu

Cơ sở

1

1.880

1.237

 

1.000

80

50

59

36

11

 

643

32

Chế biến măng sạch

Cơ sở

1

763

502

 

300

80

50

24

36

11

 

261

33

Chế biến lợn bản địa

Cơ sở

1

646

425

 

300

40

50

11

18

6

 

221

*

Học tập kinh nghiệm

 

 

-

-

 

 

 

 

 

 

 

 

-

-

03 đợt học tập kinh nghiệm tỉnh ngoài cho cán bộ quản lý dự án cấp tỉnh, huyện, xã

Người/ đợt

30

378

378

 

 

 

 

 

 

378

 

 

 

Tổng cộng

 

 

230.046

151.477

870

127.870

5.360

1.650

7.187

3.549

3.944

750

78.569

 

PHỤ LỤC SỐ 03

KHÁI TOÁN KINH PHÍ THEO NGUỒN VỐN VÀ TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN

Đề án “Phát triển cây trồng, vật nuôi, dược liệu, sản phẩm có lợi thế khu vực miền núi tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2022 - 2025”

TT

Tên mô hình

Khai toán kinh phí thực hiện đề án phân kỳ theo năm thực hiện (Triệu đồng)

Tổng cộng

Ngân sách Trung ương

Ngân sách địa phương

Nguồn vốn vay NHCSXH

Cộng

2022

2023

2024

2025

Cộng

2022

2023

2024

2025

Cộng

2022

2023

2024

2025

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

(11)

(12)

(13)

(14)

(15)

(16)

(17)

(18)

*

Cây trồng

40.402

24.319,0

3.600,0

7.024,0

6.847,5

6.847,5

2.262,0

-

754,0

754,0

754,0

13.821,0

-

6.914,0

4.147,0

2.760,0

1

Trồng Lúa nếp Cay nọi

7.693

4.630

 

1.543

1.543,0

1.544,0

431

 

144

144

143

2.632

 

1.316

790

526

2

Trồng Lúa nếp Khẩu cú

974

586

 

195

195,0

196,0

55

 

18

18

19

333

 

167

100

66

3

Trồng Lúa nếp Hạt Cau

6.129

3.689

 

1.230

1.230,0

1.229,0

343

 

114

114

115

2.097

 

1.049

629

419

4

Trồng lúa nếp cái hoa vàng

1.970

1.186

 

395

395,0

396,0

110

 

37

37

36

674

 

337

202

135

5

Trồng rau ôn đới

12.274

7.388

3.600

1.263

1.263,0

1.262,0

687

 

229

229

229

4.199

 

2.100

1.260

839

6

Trồng Trám xen Hương Bài dưới tán rừng gắn với chế biến

734

442

 

265

88,5

88,5

41

 

14

14

13

251

 

126

75

50

7

Trồng mía Kim tân

1.012

609

 

203

203,0

203,0

57

 

19

19

19

346

 

173

104

69

8

Trồng dứa theo tiêu chuẩn VietGap

2.535

1.526

 

509

509,0

508,0

142

 

47

47

48

867

 

434

260

173

9

Trồng Khoai mán ruột vàng, khoai sọ

3.026

1.822

 

607

607,0

608,0

169

 

56

56

57

1.035

 

518

311

206

10

Trồng Bí phấn

1.221

735

 

245

245,0

245,0

68

 

23

23

22

418

 

209

125

84

11

Trồng Đào

1.389

836

 

279

279,0

278,0

78

 

26

26

26

475

 

238

143

94

12

Trồng chè sạch theo hướng hữu cơ

603

363

 

121

121,0

121,0

34

 

11

11

12

206

 

103

62

41

13

Trồng tre lấy măng (măng Bum)

842

507

 

169

169,0

169,0

47

 

16

16

15

288

 

144

86

58

*

Vật nuôi

87.623

52.740,00

-

17.581,00

17.581,00

17.578,00

4.907,00

-

1.636,00

1.636,00

1.635,00

29.976,00

-

14.989,00

8.993,00

5.994,00

14

Nuôi vịt bản địa (vịt bầu)

10.271

6.182

 

2.061

2.061

2.060

575

 

192

192

191

3.514

 

1.757

1.054

703

15

Nuôi gà bản địa

9.749

5.868

 

1.956

1.956

1.956

546

 

182

182

182

3.335

 

1.668

1.001

666

16

Nuôi lợn bản địa (lợn đen, lợi mán, lai lòi...)

42.970

25.864

 

8.621

8.621

8.622

2.406

 

802

802

802

14.700

 

7.350

4.410

2.940

17

Nuôi cá Tầm

3.248

1.955

 

652

652

651

182

 

61

61

60

1.111

 

556

333

222

18

Nuôi Dúi

2.835

1.706

 

569

569

568

159

 

53

53

53

970

 

485

291

194

19

Nuôi cá (Lồng, Ao)

18.550

11.165

 

3.722

3.722

3.721

1.039

 

346

346

347

6.346

 

3.173

1.904

1.269

*

Dược liệu

96.155

57.877

10.000

21.594

15.594

10.689

5.383

-

1.793

1.793

1.797

32.895

-

16.451

9.868

6.576

20

Trồng các loài dược liệu quý (Lan Kim tuyến, một số loài Sâm Việt Nam (Sâm Lai Châu,...), Hồng Sâm, Bảy lá 1 hoa, Tam thất,...) dưới tán rừng

43.284

26.053

5.000

8.000

8.000

5.053

2.423

 

808

808

807

14.808

 

7.404

4.442

2.962

21

Trồng Lan Kim tuyến (tập trung)

24.993

15.044

5.000

8.000

2.000

44

1.399

 

466

466

467

8.550

 

4.275

2.565

1.710

22

Trồng Sa nhân

12.326

7.419

 

2.473

2.473

2.473

690

 

230

230

230

4.217

 

2.109

1.265

843

23

Trồng An Xoa, Xạ đen

1.997

1.202

 

401

401

400

112

 

37

37

38

683

 

342

205

136

24

Trồng Sâm Bố chính

2.225

1.339

 

446

446

447

125

 

42

42

41

761

 

381

228

152

25

Trồng Bình vôi

1.032

621

 

207

207

207

58

 

19

19

20

353

 

177

106

70

26

Trồng Khôi tía

1.024

617

 

206

206

205

57

 

19

19

19

350

 

175

105

70

27

Trồng Nhân trần

1.306

786

 

262

262

262

73

 

24

24

25

447

 

224

134

89

28

Trồng Bách bộ xen Mạch môn đông

1.032

621

 

207

207

207

58

 

19

19

20

353

 

177

106

70

29

Trồng Kim Ngân Hoa, Ngải Cứu, Mạch Môn Đông, Thiên Môn Đông, Xuyên Tâm Liên.

6.936

4.175

 

1.392

1.392

1.391

388

 

129

129

130

2.373

 

1.187

712

474

*

Sản phẩm đặc sản, lợi thế

5.488

3.304

-

2.378

463

463

307

-

102

102

103

1.877

-

940

563

374

30

Nuôi trồng nấm dược liệu

2.199

1.324

 

794

265

265

123

 

41

41

41

752

 

376

226

150

31

Sơ chế dược liệu

1.880

1.132

 

906

113

113

105

 

35

35

35

643

 

322

193

128

32

Chế biến măng sạch

763

459

 

367

46

46

43

 

14

14

15

261

 

131

78

52

33

Chế biến lợn bản địa

646

389

 

311

39

39

36

 

12

12

12

221

 

111

66

44

*

Học tập kinh nghiệm

378

-

-

-

-

-

378

-

378

-

-

-

-

-

-

-

*

03 đợt học tập kinh nghiệm tỉnh ngoài cho cán bộ quản lý dự án cấp tỉnh, huyện, xã

378

 

 

 

 

 

378

 

378

 

 

 

 

-

-

-

 

Tổng cộng

230.046

138.240,00

13.600,00

48.577,00

40.485,50

35.577,50

13.237,00

-

4.663,00

4.285,00

4.289,00

78.569,00

-

39.294,00

23.571,00

15.704,00

 



[1] Điểm a, khoản 5, điều 21, Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19/4/2022 của Chính phủ

[2] Điểm a, khoản 5, điều 22, Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19/4/2022 của Chính phủ

[3] Nguồn vốn trực tiếp đầu tư cho đề án theo Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ

[4] Điều 19, Thông tư 02/2022/TT-UBDT

[5] Điều 20, Thông tư 02/2022/TT-UBDT

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 4079/QĐ-UBND ngày 24/11/2022 phê duyệt Đề án “Phát triển các mô hình cây trồng, vật nuôi, dược liệu, sản phẩm có lợi thế khu vực miền núi tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2022-2025”

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.795

DMCA.com Protection Status
IP: 3.146.152.147
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!