HỘI ĐỒNG NHÂN
DÂN
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 156/NQ-HĐND
|
Đà Nẵng, ngày 12
tháng 07 năm 2018
|
NGHỊ QUYẾT
VỀ
VIỆC THÔNG QUA CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG GIAI ĐOẠN 2018
- 2030
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
KHÓA IX, NHIỆM KỲ 2016-2020, KỲ HỌP THỨ 7
Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày
19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Quy hoạch đô thị ngày 17 tháng 6 năm
2009;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13 ngày 25
tháng 5 năm 2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về Phân loại đô thị;
Căn cứ Nghị định số 11/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng
01 năm 2013 của Chính phủ về quản lý đầu tư phát triển đô thị;
Căn cứ Nghị định số 42/2009/NĐ-CP ngày 07 tháng
5 năm 2009 của Chính phủ về phân loại đô thị;
Căn cứ Nghị định số 144/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng
11 năm 2016 của Chính phủ về việc quy định một số cơ chế đặc thù về đầu tư, tài
chính, ngân sách và phân cấp quản lý đối với thành phố Đà Nẵng;
Căn cứ Quyết định số 445/QĐ-TTg ngày 07 tháng 4
năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh định hướng quy hoạch
tổng thể phát triển hệ thống đô thị Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm
2050;
Căn cứ Quyết định số 1659/QĐ-TTg ngày 07 tháng
11 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình phát triển
đô thị Quốc gia giai đoạn 2012-2020;
Căn cứ Thông tư số 12/2014/TT-BXD ngày 25 tháng 8
năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về hướng dẫn lập, thẩm định và phê duyệt
Chương trình phát triển đô thị;
Căn cứ Quyết định số 2357/QĐ-TTg ngày 04 tháng
12 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch
chung thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050;
Căn cứ Quyết định số 1393/QĐ-TTg ngày 25 tháng 9
năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng
trưởng xanh thời kỳ 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2050;
Căn cứ Quyết định số 432/QĐ-TTg ngày 12 tháng 3
năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược Phát triển bền vững
Việt Nam giai đoạn 2011-2020;
Căn cứ Quyết định số 1866/QĐ-TTg ngày 08 tháng
10 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh bổ sung quy hoạch
tổng thể phát triển kinh tế xã hội thành phố Đà Nẵng đến năm 2020;
Căn cứ Nghị quyết số 135/2015/NQ-HĐND ngày 10
tháng 12 năm 2015 của Hội đồng nhân dân thành phố Đà Nẵng khóa VIII về Kế hoạch
phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020;
Xét Tờ trình số 5109/TTr-UBND ngày 04 tháng 7
năm 2018 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc đề nghị thông qua Chương trình
phát triển đô thị thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2018 - 2030; Báo cáo thẩm tra của
Ban Đô thị Hội đồng nhân dân thành phố và ý kiến của các vị đại biểu Hội đồng
nhân dân thành phố tại kỳ họp,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Thông qua Chương trình
phát triển đô thị thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2018 - 2030, với những nội dung
chính như sau:
1. Quan điểm và mục tiêu phát
triển đô thị
- Chương trình phát triển đô thị phải phù hợp với
Chương trình phát triển đô thị Quốc gia, mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế
- xã hội và khả năng huy động nguồn lực của địa phương;
- Việc xây dựng chương trình phải bám sát chủ
trương, đường lối của Đảng, quán triệt quan điểm phát triển đô thị trong thời kỳ
đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế; cụ thể hóa
được các yêu cầu nhiệm vụ về phát triển đô thị đã được Chính phủ phê duyệt;
- Sắp xếp, hình thành và phát triển hạ tầng đô thị
đồng bộ theo định hướng quy hoạch chung đô thị được duyệt, đảm bảo nhu cầu phát
triển kinh tế - xã hội, gìn giữ cảnh quan môi trường, bảo vệ an ninh quốc phòng
và phát triển hạ tầng;
- Đảm bảo tính đồng bộ thống nhất và thừa kế về xây
dựng và triển khai thực hiện Chương trình. Nâng cao nhận thức về quản lý xây dựng
và phát triển đô thị đối với chính quyền đô thị, các cơ quan chuyên môn cũng
như đối với cộng đồng dân cư, đẩy mạnh quản lý khai thác, sử dụng một cách hiệu
quả, bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường đô thị, phù
hợp với các nội dung định hướng chiến lược phát triển đô thị bền vững của thành
phố và quốc gia;
- Phối hợp lồng ghép có hiệu quả với các quy hoạch
ngành, chương trình, kế hoạch, dự án, đang thực hiện hoặc đã được phê duyệt
liên quan đến phát triển đô thị. Các chương trình kế hoạch phát triển đô thị phải
được tích hợp các yêu cầu về phát triển bền vững, phát triển đô thị xanh, tiết
kiệm năng lượng, ứng phó với biến đổi khí hậu.
- Đối với các khu vực chưa tiến hành đầu tư trong
giai đoạn của Chương trình, cần kiểm soát chặt chẽ quy hoạch, quản lý đất đai,
chuẩn bị đầy đủ nguồn lực đầu tư phát triển đô thị theo khu vực phát triển đô
thị, phù hợp với điều chỉnh quy hoạch chung đô thị được duyệt để tiến hành đầu
tư khi đủ điều kiện.
2. Các chỉ tiêu chính về phát triển
đô thị của thành phố
a. Giai đoạn 2018-2025
- Tỷ lệ đô thị hóa là 87-90%.
- Chỉ tiêu đất giao thông đô thị: 19-21 m2/
người.
- Vận tải hành khách công cộng đáp ứng 40%.
- Chỉ tiêu cấp nước: Tổng nhu cầu cấp nước đô thị
và nông thôn liền kề khoảng 462.000 m3/ngày.
- Tỷ lệ dân cư được cấp nước sạch: Đạt 97÷100% cho
nội thành (150 lít/người/ngày) và 95% cho ngoại thành (150 lít/người/ngày).
- Chỉ tiêu thoát nước và vệ sinh môi trường: Nước
thải được thu gom và xử lý đạt tiêu chuẩn trước khi thải ra môi trường đạt
60÷70% (nội thành đạt 85%).
- Chỉ tiêu nghĩa trang nhân dân: Dự kiến đất nghĩa
trang toàn thành phố đến năm 2020 là 394 ha,
- Chỉ tiêu cấp điện sinh hoạt : Phụ tải dân dụng
700W/người, phụ tải công cộng: 40% phụ tải dân dụng.
- Chỉ tiêu cấp điện công nghiệp: Từ 160÷200KW/ha
theo tính chất các khu công nghiệp; cho kho tầng 50KW/ha.
- Chỉ tiêu thu gom và xử lý chất thải rắn: 1,2
kg/người/ngày với tỷ lệ 97,5% (huyện Hòa Vang: 0,75 kg/người/ngày với tỷ lệ
90%).
- Chỉ tiêu chiếu sáng đô thị: 80% các công trình
giao thông, không gian công cộng, quảng cáo hiện có.
- Tỷ lệ các cơ sở sản xuất mới áp dụng công nghệ sạch
hoặc trang bị các thiết bị giảm ô nhiễm đạt 100%; tỷ lệ các cơ sở gây ô nhiễm
môi trường nghiêm trọng được xử lý đạt 95%.
- Chỉ tiêu đất cây xanh sử dụng công cộng đô thị:
6-8 m2/người.
- Chỉ tiêu diện tích nhà ở bình quân đầu người toàn
thành phố đến năm 2020 đạt trên 28 m2/người, trong đó tại khu vực đô
thị đạt 29 m2/người và tại khu vực nông thôn đạt 27 m2/người.
- Tỷ lệ nhà kiên cố trên 51%.
- Tỷ lệ nhà chung cư trong các dự án nhà ở đạt trên
60%.
* Trong đó các năm từ 2018 đến 2020
- Quy mô dân số: Dự báo dân số thành phố đến năm
2020 khoảng 1,6 triệu người (cả quy đổi), trong đó dân số chính thức khoảng 1,3
triệu người.
- Quy mô đất đai: Đất xây dựng đô thị đến năm 2020
khoảng 20.010 ha, trong đó đất dân dụng khoảng 8.600 ha.
- Duy trì tỷ lệ tăng dân số tự nhiên ở mức dưới 1%,
tăng cơ học từ 3-5%, tạo việc làm cho lực lượng lao động mới hàng năm khoảng
trên 3,0 vạn người. Phấn đấu đến năm 2020 không còn trẻ suy dinh dưỡng, không
còn hộ nghèo.
- Tập trung phát triển cơ sở hạ tầng kết hợp với việc
nâng cao chất lượng các dịch vụ công ích đô thị như giao thông, cấp thoát nước,
xử lý nước thải, vệ sinh môi trường, cây xanh, công viên, điện chiếu sáng, vận
tải công cộng... tạo cảnh quan không gian đô thị, cải thiện điều kiện môi trường.
- Bảo đảm 60% nước thải của các khu công nghiệp,
khu chế xuất và nước thải sinh hoạt của tất cả các quận nội thành được thu gom,
xử lý, đạt tiêu chuẩn môi trường.
- Tỷ lệ dân số sử dụng nước sạch 95 - 97%;
- Chỉ tiêu thu gom và xử lý chất thải rắn: 1,2
kg/người/ngày với tỷ lệ 95,0% (huyện Hòa Vang: 0,6 kg/người/ngày với tỷ lệ
80%).
- Phát triển không gian xanh đô thị (cây xanh công
viên, cây xanh vườn hoa, cây xanh đường phố, cây xanh công sở, trường học), bố
trí hợp lý về tỷ lệ, chủng loại cây và giải pháp phối kết hợp cây xanh.
b. Giai đoạn 2025-2030
- Quy mô dân số: Dự báo dân số thành phố khoảng 2,5
triệu người (cả quy đổi), trong đó dân số chính thức khoảng 2,3 triệu người.
- Quy mô đất đai: Đất xây dựng đô thị khoảng 37.500
ha, trong đó đất dân dụng là 15.500 ha.
- Tỷ lệ đô thị hóa tại thành phố khoảng 90-93%.
- Chỉ tiêu đất giao thông đô thị: 19 - 21m2/người.
- Vận tải hành khách công cộng đáp ứng 50% sau năm
2030.
- Chỉ tiêu cấp nước: Tổng nhu cầu cấp nước đô thị
và nông thôn liền kề khoảng 832.000 m3/ngày.
- Tỷ lệ dân cư được cấp nước sạch: Đạt 100% cho nội
thành (180 lít/người/ngày) và 100% cho ngoại thành (150 lít/người/ngày).
- Chỉ tiêu thoát nước và vệ sinh môi trường: Nước
thải được thu gom và xử lý đạt tiêu chuẩn trước khi thải ra môi trường đạt 80%
(khu vực nội thành đạt 90%).
- Chỉ tiêu nghĩa trang nhân dân: Dự kiến đất nghĩa
trang toàn thành phố đến năm 2030 là 546 ha.
- Chỉ tiêu cấp điện sinh hoạt: Phụ tải dân dụng
700W/người, phụ tải công cộng: 40% phụ tải dân dụng.
- Chỉ tiêu cấp điện công nghiệp: Từ 160÷200KW/ha
theo tính chất các khu công nghiệp; cho kho tàng 50KW/ha.
- Chỉ tiêu thu gom và xử lý chất thải rắn: 1,5
kg/người/ngày với tỷ lệ 100% (đối với huyện Hòa Vang: 0,9 kg/người/ngày với tỷ
lệ 100%).
- Chỉ tiêu chiếu sáng đô thị: 80% các công trình
giao thông, không gian công cộng, quảng cáo hiện có.
- Tỷ lệ các cơ sở sản xuất mới áp dụng công nghệ sạch
hoặc trang bị các thiết bị giảm ô nhiễm đạt 100%; Tỷ lệ các cơ sở gây ô nhiễm
môi trường nghiêm trọng được xử lý đạt 95%.
- Chỉ tiêu đất cây xanh sử dụng công cộng đô thị:
6-8 m2/người.
- Chỉ tiêu diện tích nhà ở bình quân đầu người toàn
thành phố đến năm 2030 đạt trên 31 m2/người, trong đó tại khu vực đô
thị đạt 31,5 m2/người và tại khu vực nông thôn đạt 29 m2/người.
- Tỷ lệ nhà kiên cố trên 60%.
- Tỷ lệ nhà chung cư trong các dự án nhà ở đạt trên
70%.
3. Danh mục và nguồn vốn thực hiện
các dự án ưu tiên đầu tư
a. Danh mục các dự án ưu tiên đầu tư
Theo phụ lục đính kèm
b. Tổng hợp nguồn vốn cho các dự án ưu tiên đầu tư
- Vốn ngân sách đầu tư xây dựng:
+ Giai đoạn 2018-2020 khoảng 18.848 tỷ đồng (bao gồm
vốn ngân sách đã bố trí trong kế hoạch trung hạn 2016-2020 khoảng 8.704 tỷ đồng).
+ Giai đoạn 2021-2025 khoảng 10.535 tỷ đồng.
- Các nguồn vốn đầu tư xây dựng khác khoảng 38.125
tỷ đồng.
Điều 2. Hiệu lực thi hành
Nghị quyết này có hiệu lực kể từ ngày được Hội đồng
nhân dân thành phố biểu quyết thông qua.
Điều 3. Tổ chức thực hiện
1. Ủy ban nhân dân thành phố tổ chức triển khai thực
hiện Nghị quyết này theo đúng quy định pháp luật.
2. Thường trực Hội đồng nhân dân, các ban của Hội đồng
nhân dân, các tổ đại biểu và các vị đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố Đà Nẵng
giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân thành phố
Đà Nẵng khoá IX, nhiệm kỳ 2016 - 2021, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 12 tháng 7
năm 2018./.
Nơi nhận:
- UBTVQH, Chính phủ, VP Chủ tịch nước;
- Bộ Xây dựng;
- BTV Thành ủy, cơ quan tham mưu, giúp việc Thành ủy;
- ĐB HĐND thành phố; Đoàn ĐBQH thành phố;
- UBND, UBMTTQVN thành phố;
- VP Đoàn ĐBQH, HĐND, UBND thành phố;
- Các sở, ngành, đoàn thể thành phố;
- Quận, huyện ủy; HĐND, UBND, UBMTTQVN các quận, huyện, HĐND, UBND các phường,
xã;
- Báo ĐN, Báo CATP ĐN, Đài PTTH ĐN, Trung tâm TTVN (VTV8), Cổng TTĐT thành phố;
- Lưu: VT, TH.
|
CHỦ TỊCH
Nguyễn Nho Trung
|
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ
(Ban hành kèm theo ghị quyết số 156/NQ-HĐND ngày 12 tháng 7 năm 2018 của
Hội đồng nhân dân thành phố Đà Nẵng)
1. Triển khai trong giai đoạn
2018-2020
Giao thông
- Cảng Liên Chiểu (bao gồm đầu tư xây dựng tuyến đường
kết nối từ cảng Liên Chiểu đến đường Hồ Chí Minh; đường vành đai phía Bắc).
- Di dời ga đường sắt và tái phát triển đô thị[1].
- Khơi thông sông Cổ Cò, nạo vét lòng sông, kè gia
cố dọc sông, cải tạo cảnh quan các tuyến đường ven sông, nâng cấp cầu Biện.
- Tuyến đường vành đai phía Tây đoạn từ Quốc lộ 14B
đến đường Hồ Chí Minh.
- Dự án cải thiện hạ tầng giao thông thành phố Đà Nẵng
- OFID (đường vành đai phía Tây 2, đường và cầu qua sông Cổ Cò).
- Tuyến đường trục I Tây Bắc (đoạn còn lại từ Hồ
Tùng Mậu đến nút giao đường trục I Tây Bắc với quốc lộ 1A) và tuyến đường Nguyễn
An Ninh (đoạn còn lại).
- Đường ven sông Tuyên Sơn - Túy Loan (đoạn
Km5+226,59-KM10+501 - từ Cầu Đỏ - QL14B).
- Mở rộng các lối xuống biển và tuyến đường đi bộ
ven biển.
- Các dự án đường bộ kết nối các tuyến cao tốc Đà Nẵng
- Quảng Ngãi, cao tốc Túy Loan - Cam Lộ,...
- Mở rộng hầm đường bộ qua đèo Hải Vân.
- Tuyến đường Hành lang Kinh tế Đông Tây 2 (Quốc lộ
14B).
- Nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 14G.
- Đầu tư tuyến kết nối giao thông sân bay về phía Tây
và nâng cấp cơ sở hạ tầng để nâng cao khả năng khai thác của Cảng hàng không quốc
tế Đà Nẵng.
- Nâng cấp cải tạo đường ĐT 601.
- Nâng cấp cải tạo các tuyến đường liên xã Hòa Phú
- Hòa Ninh.
- Dự án cải tạo, nâng cấp một số nút giao thông trọng
điểm trên địa bàn thành phố nhằm khắc phục tình trạng ùn tắc giao thông.
- Đầu tư các đoạn của Tuyến đường 45m (đoạn phía
Nam đường Nguyễn Công Trứ, từ đường Hồ Ngọc Lãm đến đường Trương Định, từ đường
Lê Hữu Trác đến đường Nguyễn Văn Thoại, từ đường Ngô Thì Sỹ đến Phan Tứ).
- Đầu tư các bãi đỗ xe trên địa bàn thành phố.
- Đường ĐH2 (Hòa Nhơn - Hòa Sơn).
- Nút giao thông phía Tây cầu Rồng.
- Cụm nút giao thông phía Tây cầu Trần Thị Lý.
- Đầu tư hạ tầng phục vụ phát triển đề án xe buýt
BRT.
Các hạng mục tiếp tục triển khai thuộc dự án
phát triển bền vững:
- Hệ thống thu gom nước thải riêng (lưu vực Mỹ Khê,
Mỹ An).
- Xây dựng tuyến ống nước thải dọc kênh Đa Cô từ hồ
Hòa Phú ra kênh Hòa Minh.
- Xây dựng tuyến ống thu gom nước thải dọc kênh Đa
Cô từ hồ đường Hoàng Văn Thái đến hồ Hòa Phú.
- Xây dựng tuyến ống thu gom nước thải dọc đường
2/9 (từ đường Phan Thành Tài đến đường Thăng Long).
- Trạm xử lý nước thải Hòa Xuân (giai đoạn 3).
- Trạm xử lý nước thải Liên Chiểu (giai đoạn 1).
Giáo dục
- Dự án Khu đô thị Đại học Đà Nẵng.
- Khu ký túc xá tập trung phục vụ cho học sinh,
sinh viên các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề
trên địa bàn thành phố.
- Trường Cao đẳng Nghề Đà Nẵng.
- Trường Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật.
Y tế
- Trung tâm Phẫu thuật thần kinh, chấn thương và bỏng
tạo hình, Bệnh viện Đà Nẵng.
- Trung tâm ghép tạng và cấy ghép tế bào gốc tại Bệnh
viện Đà Nẵng.
- Đầu tư nâng cấp, cải tạo Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng.
- Trung tâm tim mạch Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng
(giai đoạn 2).
- Nâng cấp, mở rộng Bệnh viện Phụ sản nhi Đà Nẵng.
- Bệnh viện quốc tế Đà Nẵng
Thương mại, du lịch
- Chợ đầu mối nông sản Hòa Phước.
- Trung tâm thương mại chợ Cồn.
- Khu du lịch Làng Vân.
- Công viên Đại Dương.
- Khu du lịch Sơn Trà
Văn hóa - Thể thao
- Công viên văn hóa lịch sử Ngũ Hành Sơn.
- Khu tổ hợp công trình phục vụ lễ hội pháo hoa quốc
tế Đà Nẵng.
- Thu hồi các dự án chậm triển khai kéo dài tại khu
vực trung tâm thành phố.
- Cải tạo Trung tâm Hội chợ triển lãm kết hợp Trung
tâm Văn hóa thành phố.
- Tu bổ, phục hồi và tôn tạo Di tích Thành Điện Hải
(giai đoạn 2) và cải tạo tòa nhà 42 Bạch Đằng làm Bảo tàng Đà Nẵng.
- Xây dựng mới Trụ sở HĐND thành phố.
- Tu bổ, tôn tạo di tích Hải Vân Quan (di tích cấp
Quốc gia).
- Công viên 02 đầu cầu và cầu đi bộ Nguyễn Văn Trỗi.
- Mở rộng công viên APEC
- Quảng trường trung tâm hành chính, văn hóa lịch sử
thành phố.
Xã hội
Xây dựng cơ sở 2 Trung tâm cai nghiện ma túy và quản
lý sau cai nghiện tập trung tại xã Hòa Phú.
Thủy sản nông lâm
- Xây dựng hạ tầng khu, vùng nông nghiệp công nghệ
cao (giai đoạn 1).
- Nâng cấp mở rộng cảng cá Thọ Quang.
- Đê, kè biển Liên Chiểu (đoạn từ Xuân Thiều đến
Nam Ô).
- Dự án Đê, kè Mân Quang - Ứng phó biến đổi khí hậu.
- Kè chống sạt lở tả ngạn sông Cu Đê trên địa bàn
quận Liên Chiểu.
- Kè chống sạt lở sông Yên (đoạn từ hạ lưu đập An
Trạch - cầu Sông Yên - ngã ba sông Câm Lệ).
- Trung tâm giết mổ tập trung gia súc, gia cầm.
Khoa học, môi trường
- Mở rộng, nâng cấp Trung tâm Công nghệ sinh học Đà
Nẵng phục vụ nghiên cứu và phát triển vùng Nam Trung Bộ.
- Dự án Cải thiện môi trường nước khu vực phía Đông
quận Sơn Trà (kể cả Nâng công suất Trạm xử lý nước thải Sơn Trà từ 25.500m3/ngày-đêm
lên 65.500m3/ngày-đêm).
- Nâng cấp, cải tạo Trạm xử lý nước thải Phú Lộc
(giai đoạn 2).
- Nâng cấp, cải tạo Trạm xử lý nước thải Ngũ Hành
Sơn.
- Nâng cấp Trạm xử lý nước rỉ rác Bãi rác Khánh Sơn
giai đoạn 2.
- Bổ sung và nâng cấp các trạm trung chuyển rác.
- Chuyển đổi công năng Nhà máy Công ty cổ phần Dana
Úc và Công ty cổ phần Dana Ý đảm bảo môi trường.
- Dự án nâng công suất bãi rác Khánh Sơn.
- Dự án đầu tư các Trạm quan trắc môi trường tự động
trên địa bàn thành phố.
- Khu liên hợp xử lý chất thải rắn và Hạ tầng kỹ
thuật Khu liên hiệp xử lý chất thải rắn.
- Dự án xử lý phân bùn bể phốt và sản xuất phân hữu
cơ giai đoạn 2.
Công nghệ, thông tin
- Khu công nghệ thông tin tập trung tại Hòa Liên
(giai đoạn 1).
- Khu công nghệ thông tin tập trung tại Hòa Liên
(giai đoạn 2).
- Mở rộng Khu công viên phần mềm số 1.
- Khu công viên phần mềm số 2 (phường Thuận Phước).
- Xây dựng thành phố thông minh tại Đà Nẵng.
Các khu công nghiệp, cụm công nghiệp
- Khu Công nghệ cao thành phố Đà Nẵng.
- Khu phụ trợ phục vụ Khu Công nghệ cao.
- Cụm công nghiệp Cẩm Lệ.
- Cụm công nghiệp Hòa Nhơn.
- Cụm công nghiệp Hòa Khánh Nam.
- Cụm công nghiệp Hòa Hiệp Bắc.
- Khu công nghiệp Hòa Cầm - giai đoạn 2.
Khu đô thị
- Khu Đô thị An Đồn.
- Khu Đô thị FPT Đà Nẵng.
- Khu Đô thị Đại học Pegasus.
- Khu Đô thị sinh thái và biệt thự nhà vườn Hoàng Văn
Thái.
Cấp nước
Dự án mở rộng hệ thống cấp nước thành phố Đà Nắng
giai đoạn 2012-2018 và các dự án nâng cấp nhà máy nước Cầu Đỏ, đầu tư mới nhà
máy nước Hòa Trung, nhà máy nước Hòa Liên giai đoạn 1.
- Xây dựng đập ngăn mặn trên sông Cầu Đỏ.
2. Triển khai trong giai đoạn
2021-2025
Giao thông
- Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng trung tâm logistics
theo quy hoạch (như trung tâm logistics cảng Liên Chiểu, trung tâm logistics
khu công nghệ cao, trung tâm logistic Hòa Nhơn).
- Nâng cấp cải tạo các Cảng trên sông Hàn (Thuận
Phước, Sông Hàn, Sông Thu) phục vụ giao thông và du lịch.
- Dự án đường hầm qua sân bay Đà Nẵng.
- Đầu tư xây dựng hệ thống giao thông công cộng khối
lượng lớn như: hệ thống tàu điện ngầm, hệ thống xe điện bánh sắt tramway, đường
sắt đô thị kết nối Đà Nẵng - Hội An.
- Khu đô thị cảng biển Liên Chiểu và phát triển khu
vực Vịnh Đà Nẵng.
- Công trình vượt sông Hàn.
- Cải tạo nâng cấp ga hàng hóa Lệ Trạch và các tuyến
đường từ ga đến Khu công nghiệp Hòa Cầm, Hòa Khánh; đường gom dọc đường sắt, dọc
đường cao tốc.
- Xây dựng Bến xe liên tỉnh phía Bắc (hàng hóa và
hành khách).
- Đầu tư cải tạo, nâng cấp, chuyển đổi cảng Tiên Sa
thành cảng du lịch (sau khi xây dựng cảng Liên Chiểu).
- Các tuyến đường ngang nối quốc lộ 14B và các xã
thuộc huyện Hòa Vang.
- Dự án ứng dụng hệ thống giao thông thông minh
(ITS) trong quản lý, điều hành giao thông (hệ thống biển báo, biển quang báo).
- Tuyến đường nối từ đường Trần Cao Vân đến đường
Nguyễn Tất Thành (điểm đầu tuyến từ đường Nguyễn Đức Trung - K112 Trần Cao
Vân).
- Ngầm hóa, cải tạo hệ thống hạ tầng.
Giáo dục
Đầu tư hoàn thiện mạng lưới trường học đến năm
2020, tầm nhìn đến 2030, bao gồm giáo dục thể chất.
Y tế
- Bệnh viện Phụ sản nhi giai đoạn 2.
- Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng cơ sở 2.
- Bệnh viện quốc tế Đà Nẵng.
- Các bệnh viện vệ tinh.
Văn hóa - Thể thao
- Khu liên hợp thể dục thể thao Hòa Xuân.
- Tổ hợp sân tennis và các công trình phụ trợ.
- Cải tạo cảnh quan hai bên bờ sông Hàn và cải tạo
cảnh quan cây xanh khu vực Trung tâm thành phố.
- Nhà hát lớn thành phố.
Thương mại du lịch
- Quảng trường trung tâm thành phố và phố đi bộ
(bao gồm dự án cải tạo chợ Hàn).
- Công viên Bách thú Safari.
- Thảo Cầm Viên.
Thủy sản nông sản
- Xây dựng hạ tầng khu, vùng nông nghiệp ứng dụng công
nghệ cao (giai đoạn 2).
- Cải tạo, nâng cấp và xử lý các vấn đề môi trường
của cảng cá Thọ Quang.
Công nghệ, thông tin
- Thành lập Trung tâm tích hợp kiểm soát khả năng
phục hồi đô thị xanh và thông minh tại Đà Nẵng (viết tắt Trung tâm ENSURE Đà Nẵng).
- Tiếp tục triển khai xây dựng thành phổ thông minh
tại Đà Nẵng.
Các khu công nghiệp, cụm công nghiệp
- Khu công nghiệp Hòa Ninh.
- Khu công nghiệp Hòa Nhơn.
Khu đô thị
- Khu đô thị nén để chỉnh trang các khu dân cư có
cơ sở hạ tầng xuống cấp trên địa bàn các quận Hải Châu, Thanh Khê, Sơn Trà.
- Khu đô thị Tây Nam Hòa Quý.
Khoa học, môi trường
- Phần còn lại của Dự án Cải thiện môi trường nước
thành phố Đà Nẵng (bao gồm tuyến thu gom nước thải dọc đường Nguyễn Tất Thành
và nâng cấp trạm xử lý nước thải Phú Lộc giai đoạn 3).
Cấp nước
- Nhà máy nước Hòa Liên giai đoạn 2.
- Xây dựng đập tại cửa sông Bắc tạo hồ trữ nước để
đảm bảo công suất nhà máy nước Hòa Liên./.
[1] UBND thành phố đã có văn bản gửi Bộ
Giao thông Vận tải