ỦY
BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1708/QĐ-UBND
|
Đà
Nẵng, ngày 24 tháng 6 năm 2022
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT HÌNH THÀNH MỘT SỐ CHỢ ĐIỂM
PHỤC VỤ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa
phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ
chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm
2019;
Căn cứ Nghị Quyết số 43-NQ/TW ngày
24 tháng 01 năm 2019 của Bộ Chính trị về việc xây dựng và phát triển thành phố
Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;
Căn cứ Nghị định số 02/2003/NĐ-CP
ngày 14 tháng 01 năm 2003 của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ và Nghị định
số 144/2009 ngày 23 tháng 12 năm 2009 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định
số 02/2003/NĐ-CP ;
Căn cứ Quyết định số 393/QĐ-TTg
ngày 18 tháng 3 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch
tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Đà Nẵng đến năm 2020, tầm nhìn đến
năm 2030; Quyết định số 359/QĐ-TTg ngày 15 tháng 3 năm 2021 phê duyệt điều chỉnh
Quy hoạch chung của thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;
Căn cứ Quyết định số
14/2012/QĐ-UBND ngày 29 tháng 3 năm 2012 của UBND thành phố Đà Nẵng ban hành
Quy định về đấu thầu kinh doanh khai thác và quản lý chợ trên địa bàn thành phố
Đà Nẵng;
Căn cứ Quyết định số 8105/QĐ-UBND
ngày 24 tháng 11 năm 2016 của UBND thành phố Đà Nẵng ban hành Đề án “Phát triển
mạnh các ngành dịch vụ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đến năm 2020, định hướng
đến năm 2035”;
Căn cứ Quyết định số 3613/QĐ-UBND
ngày 28 tháng 9 năm 2020 của UBND thành phố Đà Nẵng ban hành Đề án phát triển
kinh tế ban đêm tại thành phố Đà Nẵng;
Theo Quyết định số 2419/QĐ-UBND
ngày 13 tháng 7 năm 2021 của Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng phê duyệt đề cương
và dự toán kinh phí xây dựng Đề án Nghiên cứu đề xuất hình thành một số chợ điểm
phục vụ du lịch trên địa bàn thành phố Đà Nẵng;
Theo đề nghị của Sở Công Thương
thành phố Đà Nẵng tại Tờ trình số 1222/TTr-SCT ngày 30 tháng 5 năm 2022.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án Nghiên cứu đề xuất hình thành một
số chợ điểm phục vụ du lịch trên địa bàn thành phố Đà Nẵng với những nội dung
chủ yếu như sau:
I. QUAN ĐIỂM, MỤC
TIÊU PHÁT TRIỂN CHỢ ĐIỂM PHỤC VỤ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
1. Quan điểm
- Phát triển chợ điểm phục vụ du lịch
phải phù hợp với định hướng phát triển ngành thương mại và du lịch trên địa bàn
thành phố Đà Nẵng; bảo đảm tính liên kết, đồng bộ với các quy hoạch liên quan,
đặc biệt là quy hoạch thành phố Đà Nẵng đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050;
- Phát triển chợ điểm phục vụ du lịch
phải bảo đảm đáp ứng yêu cầu thực tế, phù hợp với xu hướng phát triển kinh tế -
xã hội và mục tiêu xây dựng thành phố Đà Nẵng trở thành trung tâm thương mại,
du lịch của Việt Nam và trong khu vực ASEAN;
- Mật độ và quy mô của các chợ điểm
phục vụ du lịch được xác định phù hợp với đặc điểm, điều kiện phát triển từng
khu vực và các điểm du lịch trên địa bàn thành phố Đà Nẵng theo quy chuẩn và
tiêu chuẩn thống nhất;
- Phát triển chợ điểm phục vụ du lịch
gắn với định hướng phát triển du lịch và dịch vụ chất lượng cao; tạo sự khác biệt
về tính sáng tạo, hấp dẫn và chất lượng sản phẩm dịch vụ phục vụ cho điểm đến
du lịch Đà Nẵng;
- Phát triển chợ điểm phục vụ du lịch
gắn với các ngành kinh tế khác, lan tỏa trong nhiều lĩnh vực và tạo động lực
thúc đẩy phát triển kinh tế đô thị Đà Nẵng;
- Phát triển chợ điểm phục vụ du lịch
gắn với hình ảnh “thành phố đáng sống”, năng động, văn minh và thành phố lễ hội,
sự kiện; đồng thời, bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống, gìn giữ cảnh quan, bảo
vệ môi trường và đảm bảo quốc phòng - an ninh. Phát huy vai trò hạt nhân và cửa
ngõ du lịch vùng kinh tế động lực, trọng điểm miền Trung.
2. Mục tiêu phát triển
a) Mục tiêu tổng quát
- Đến năm 2030 hình thành hệ thống chợ
điểm phục vụ du lịch hiện đại mang bản sắc riêng của đô thị phát triển ở Việt
Nam, bảo đảm cung cấp hàng hóa dịch vụ dân sinh và sản phẩm du lịch đặc thù;
đóng góp để Đà Nẵng trở thành một trong những trung tâm thương mại, du lịch của
đất nước; góp phần thúc đẩy thương mại và nhất là du lịch thực sự trở thành
ngành mũi nhọn có đóng góp cao trong cơ cấu GRDP của thành phố;
- Đến năm 2050, xây dựng hệ thống chợ
điểm phục vụ du lịch đẳng cấp hiện đại nhưng vẫn mang bản sắc riêng đặc thù của
đô thị phát triển ở Việt Nam; hoàn thành sứ mệnh cung cấp hàng hóa dịch vụ cho
người dân và sản phẩm du lịch đặc thù; để Đà Nẵng trở thành trung tâm thương mại,
dịch vụ có sức cạnh tranh cao; điểm đến hàng đầu dành cho du khách với dịch vụ
du lịch cao cấp, có bản sắc riêng, thân thiện với môi trường, là trung tâm du lịch
của Châu Á và trung tâm tổ chức hội nghị, sự kiện, lễ hội mang tầm khu vực và
quốc tế.
b) Mục tiêu cụ thể
- Đến năm 2030 hình thành hệ thống chợ
điểm phục vụ du lịch với 11 chợ được lựa chọn nhưng tập trung chủ yếu là khu vực
ven sông Hàn và bờ Đông (ven biển Sơn Trà - Ngũ Hành Sơn): chợ Hàn, chợ Cồn, chợ
Bắc Mỹ An và chợ An Hải Bắc,... bảo đảm thỏa mãn các tiêu chí của chợ điểm phục
vụ du lịch; thực hiện chức năng chợ dân sinh và điểm phục vụ du lịch theo hướng
hiện đại. Trong đó:
+ Hoàn thành cải tạo hay nâng cấp 07
chợ điểm phục vụ du lịch;
+ Hoàn thành xây dựng mới 05 chợ;
+ Hoàn thành việc xây dựng thương hiệu
cho 05 chợ vào năm 2025 và 06 chợ còn lại vào năm 2030;
+ Xây dựng chiến lược sản phẩm cho 07
chợ vào năm 2025 và 04 chợ còn lại vào năm 2030;
+ Phát triển nguồn nhân lực theo hướng
chuyên nghiệp cho 05 chợ vào năm 2025 và 06 chợ còn lại vào năm 2030;
- Đến năm 2050 hình thành thêm 02 chợ
điểm phục vụ du lịch (chợ Nại Hiên, chợ hải sản), trong đó tập trung nâng cấp,
xây dựng, sửa chữa, xây dựng chiến lược sản phẩm và phát triển nguồn nhân lực
cho 02 chợ này, nâng tổng hệ thống chợ điểm phục vụ du lịch với 13 chợ. Tất cả
được nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới và hoạt động trong một hệ thống bảo đảm thỏa
mãn các tiêu chí chợ điểm phục vụ du lịch và cung cấp sản phẩm cho các tour du
lịch trong nước và quốc tế.
II. MÔ HÌNH VÀ LỘ
TRÌNH PHÁT TRIỂN CÁC CHỢ ĐIỂM PHỤC VỤ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
1. Xây dựng mô hình chợ điểm phục
vụ du lịch
a) Chợ điểm phục vụ du lịch có những
đặc điểm sau:
+ Chợ truyền thống thuộc hệ thống chợ
của thành phố;
+ Chợ truyền thống có vị trí trong
không gian phát triển du lịch của thành phố;
+ Một số chợ đã có danh tiếng chỉ dẫn
địa lý dần tạo thương hiệu nổi tiếng với du khách và người dân trong khu vực,
Việt Nam và thế giới;
+ Chợ truyền thống cung cấp hàng hóa
và dịch vụ cho người dân và sản phẩm du lịch cho du khách;
+ Nơi người dân và du khách có thể
giao lưu, trải nghiệm cuộc sống, hoạt động sản xuất và thương mại của người dân
bản địa;
+ Chợ truyền thống có hạ tầng được kết
nối gắn với hạ tầng các khu phố hay trung tâm thương mại và điểm du lịch.
b) Mô hình chợ điểm là một hệ thống từ
trong các chợ truyền thống của thành phố Đà Nẵng; nằm trong không gian phát triển
du lịch theo quy hoạch của thành phố nhằm tạo ra một hệ thống vừa đảm nhiệm chức
năng phục vụ hoạt động thương mại cho cư dân, vừa tạo ra các sản phẩm du lịch
cho dịch vụ của thành phố. Trong hệ thống này, mỗi chợ điểm phục vụ du lịch sẽ
là đại diện và quy tụ các các sản phẩm phục vụ du lịch đặc thù của các quận,
huyện.
2. Xác định tiêu chí chọn vị trí
xây dựng chợ điểm phục vụ du lịch
a) Vị trí, khu vực và thực trạng, định
hướng phát triển du lịch: thỏa mãn hai điều kiện
- Vị trí của chợ truyền thống trong hệ
thống hạ tầng thương mại của thành phố;
- Các chợ này nằm trong không gian
phát triển du lịch của thành phố theo hướng:
+ Lấy trọng tâm ven sông Hàn nhất là
bờ Đông; Phát triển theo hướng bán đảo Sơn Trà, đèo Hải Vân và phía Tây thành
phố theo hướng du lịch sinh thái; Phát triển theo hướng biển với trọng tâm là Vịnh
Đà Nẵng và các khu vực biển Thọ Quang, Mỹ Khê, Non Nước;
+ Lấy sông Cu Đê ở phía Bắc và sông
Túy Loan ở phía Nam là ranh giới cho bán kính phát triển, kết nối với trung tâm
thương mại và du lịch phía Nam (Điện Bàn, Hội An) qua sông Cổ Cò.
b) Tiêu chí về thương hiệu
- Gắn với các địa danh và chỉ dẫn địa
lý của chợ: chợ truyền thống với bề dày lịch sử lâu dài, thường có danh tiếng
khá lớn, nhiều tên chợ gắn với địa danh và đi vào ca dao, văn thơ dân gian. Những
điểm này tạo điều kiện để người dân và du khách định hình vị trí của chợ điểm
phục vụ du lịch;
- Duy trì và phát triển hình ảnh và
danh tiếng chỉ dẫn địa lý của chợ truyền thông để tạo dựng thương hiệu được du
khách và người dân trong khu vực, Việt Nam và thế giới biết tới ngày càng nhiều;
- Phát huy được danh tiếng của các sản
phẩm cốt lõi và đặc thù của địa phương;
- Mức nổi tiếng của thương hiệu qua mức
quan tâm tìm kiếm trên mạng.
c) Về phát triển hạ tầng
“Bên trong chợ:
+ Phải bảo đảm phân khu theo nhóm
hàng hóa kinh doanh khác nhau vừa thuận lợi trải nghiệm mua sắm và không ảnh hưởng
xấu lẫn nhau, theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9211: 2012 ;
+ Hạ tầng các khu kinh doanh thực phẩm
và ẩm thực phải thỏa mãn Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 11856:2017 .
- Bên ngoài chợ và khu phố kinh
doanh:
+ Nhà phố kinh doanh và điểm kinh
doanh thương mại tại các khu phố chợ lân cận phải đồng bộ và đủ điều kiện kinh
doanh du lịch theo quy định của Thông tư số 06/2017/TT-BVHTTDL ngày 15/12/2017
của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
+ Hạ tầng chợ và khu vực có khả năng
kết nối nhất là giao thông phục vụ du khách;
+ Bãi đỗ xe và nhà vệ sinh.
d) Về văn minh thương mại
Phải đạt các tiêu chí xây dựng “Chợ
văn minh thương mại” theo Quyết định số 6779/QĐ-UBND ngày 05/12/2017 của UBND
thành phố về ban hành Bộ tiêu chuẩn, hồ sơ trình tự thủ tục bình xét và bảng chấm
điểm các mô hình trong Đề án “Xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh đô thị”. Các
tiêu chí bao gồm:
- Tiêu chuẩn về văn minh;
- Tiêu chuẩn về sạch đẹp, vệ sinh;
- Tiêu chuẩn an toàn.
đ) Về sản phẩm, dịch vụ, an toàn thực
phẩm
- Kết hợp trải nghiệm mua sắm, ẩm thực,
văn hóa và vui chơi giải trí trong đó phải có sản phẩm cốt lõi;
- Phải có sản phẩm - hàng hóa hay ẩm thực
có nguồn gốc đặc thù của địa phương. Có thể là hàng hóa được sản xuất chế biến
bởi cơ sở sản xuất ở Đà Nẵng hay Quảng Nam;
Sản phẩm đặc trưng thỏa mãn các tiêu
chí: nguồn nguyên liệu truyền thống, thân thiện với môi trường; quy trình sản
xuất theo truyền thống địa phương, bảo vệ môi trường trong sản xuất; bao bì
hoàn thiện, bảo vệ môi trường và thể hiện tính minh bạch và bản sắc địa phương
của sản phẩm;
- Sản phẩm phải đạt tiêu chuẩn an
toàn theo quy định của Việt Nam về an toàn thực phẩm.
3. Xác định các khu vực hình thành
chợ điểm phục vụ du lịch
Lựa chọn 4 khu vực trên cho việc xác
định các khu vực hình thành chợ điểm phục vụ du lịch với các chợ được ưu tiên lựa
chọn: (1) chợ Hàn, chợ Cồn, chợ Bắc Mỹ An, chợ Nại Hiên; (2) chợ Cẩm Lệ, chợ
Hòa Khánh, chợ Túy Loan, chợ đầu mối Hòa Phước, chợ Hưởng Phước (kết hợp Trung
tâm thương mại); (3) chợ An Hải Bắc, chợ đầu mối thủy sản Thọ Quang; (4) chợ hải
sản và chợ Đông Hải.
III. ĐỊNH HƯỚNG
PHÁT TRIỂN MỘT SỐ CHỢ ĐIỂM PHỤC VỤ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
1. Định hướng tổ chức không gian
chợ điểm phục vụ du lịch
a) Định hướng chung
Phát triển chợ điểm phục vụ du lịch
trên toàn thành phố, phân bổ không gian phát triển chợ điểm phục vụ du lịch
theo hướng du lịch và thương mại.
b) Định hướng cụ thể
- Lấy trọng tâm là ven sông Hàn, nhất
là bờ Đông;
- Phát triển theo khu vực bán đảo Sơn
Trà, đèo Hải Vân và phía Tây thành phố theo hướng du lịch sinh thái;
- Phát triển theo khu vực ven biển với
trọng tâm là Vịnh Đà Nẵng và các khu vực biển Thọ Quang, Mỹ Khê, Non Nước;
- Lấy sông Cu Đê ở Phía Bắc và sông
Túy Loan ở phía Nam là ranh giới cho bán kính phát triển, kết nối với trung tâm
thương mại và du lịch phía Nam (Điện Bàn, Hội An) qua sông Cổ Cò.
Các chợ hiện tại thỏa mãn các điều kiện
vị trí này: chợ Hàn, chợ Cồn, chợ Bắc Mỹ An, chợ Nại Hiên, chợ Cẩm Lệ, chợ Hòa
Khánh, chợ Túy Loan, chợ đầu mối Hòa Phước, chợ Hưởng Phước, chợ An Hải Bắc, chợ
đầu mối thủy sản Thọ Quang, chợ hải sản và chợ Đông Hải.
2. Định hướng chung phát triển sản
phẩm cho chợ điểm phục vụ du lịch
- Các nhóm sản phẩm của chợ điểm phục
vụ du lịch đặc thù: Trải nghiệm lối sống, sinh hoạt và mua sắm sản phẩm đặc thù
địa phương và miền Trung; Các nhóm sản phẩm chính: tham gia và trải nghiệm lối
sống, sinh hoạt thông qua các hoạt động tham quan, giao lưu mua sắm với cư dân
trong chợ; ẩm thực Đà Thành và xứ Quảng, hàng thủ công mỹ nghệ gắn với Đà Nẵng
và miền Trung…;
- Xây dựng sản phẩm, chợ điểm phục vụ
du lịch bám sát mục tiêu bền vững và gắn liền với việc khẳng định và lan tỏa
thương hiệu chung “Thành phố đáng sống” của Đà Nẵng;
- Phát triển các sản phẩm chợ điểm phục
vụ du lịch theo tư duy sáng tạo đổi mới, ứng dụng công nghệ 4.0, có khả năng
thích ứng linh hoạt với điều kiện biến động của thị trường và kết hợp giới thiệu
bán sản phẩm hàng hóa đặc trưng của Đà Nẵng và xứ Quảng với không gian sống và
sản xuất sản phẩm đó;
- Nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản
phẩm bằng nguồn nhân lực, tư duy đột phá, công nghệ số và cơ chế chính sách đổi
mới;
- Mỗi chợ sẽ xây dựng và phát triển
các sản phẩm phục vụ du lịch riêng biệt dựa trên các sản phẩm hiện có, đặc thù
của địa phương,...
3. Định hướng phát triển thị trường
chợ điểm phục vụ du lịch
- Đẩy mạnh phát triển thị trường nội
địa với vai trò là trụ cột trong giai đoạn 2021 - 2025, chú trọng phân đoạn
khách hàng là người dân bản địa và du khách; Quan tâm phát triển thị trường
khách quốc tế cho giai đoạn 2026 - 2030;
- Định hướng theo sự phát triển của
thị trường du lịch thành phố, theo đó thu hút và mở rộng thị trường có khả năng
tăng trưởng nhanh, có nguồn khách lớn, có mức chỉ tiêu cao và lưu trú dài ngày
cả trong nước và quốc tế;
- Cơ cấu lại để thu hút và khai thác
hiệu quả khách du lịch từ các thị trường Đông Bắc Á, Đông Nam Á. Thu hút và mở
rộng khách du lịch từ các thị trường châu Úc, Bắc Mỹ, Tây Âu, Bắc Âu, Đông Âu,
Nga, Ấn Độ. Quan tâm phát triển các thị trường mới, có tiềm năng, có lượng
khách ra nước ngoài hằng năm tăng nhanh: Trung Đông, Nam Âu, Nam Mỹ, Nam Á; đa
dạng hóa thị trường khách du lịch trên cơ sở điều tra, nghiên cứu thị trường,
nhu cầu và thị hiếu của khách du lịch.
Thị trường khách nội địa: Tăng lượng
khách có chi tiêu cao từ các địa phương có đường bay trực tiếp đến Đà Nẵng,
trong đó tập trung khách thị trường Hà Nội, Hải Phòng, các tỉnh Đồng bằng sông
Hồng, Thành phố Hồ Chí Minh, đồng bằng sông Cửu Long và các tỉnh miền Trung -
Tây Nguyên. Đối tượng khách: đi theo nhóm, gia đình, cặp đôi, khách công vụ,
các trường học, học sinh, sinh viên, khách đi du lịch ngắn ngày.
IV. LỘ TRÌNH, KẾ
HOẠCH THỰC HIỆN; DANH MỤC CÁC HẠNG MỤC ĐẦU TƯ, NÂNG CẤP CÁC CHỢ ĐIỂM PHỤC VỤ DU
LỊCH VÀ NGUỒN KINH PHÍ THỰC HIỆN
1. Lộ trình, Kế hoạch thực hiện: theo Phụ lục 01 đính kèm.
2. Danh mục các hạng mục đầu tư, nâng
cấp các chợ điểm phục vụ du lịch với tổng diện tích
383.671 m2 theo Phụ lục 02 đính kèm.
3. Nguồn kinh phí thực hiện
Kinh phí thực hiện nhiệm vụ cụ thể được
sử dụng từ các nguồn: ngân sách nhà nước, huy động từ tiểu thương đóng góp và
các nguồn huy động hợp pháp khác để triển khai Đề án. Việc quản lý và sử dụng
kinh phí phải đảm bảo có hiệu quả, tiết kiệm và thực hiện đúng các quy định hiện
hành.
V. MỘT SỐ GIẢI
PHÁP THỰC HIỆN
1. Giải pháp về
nguồn vốn đầu tư
- Ưu tiên bố trí nguồn vốn từ ngân
sách nhà nước để phân bổ cho phát triển hạ tầng xung quanh hay phố chợ điểm phục
vụ du lịch theo kế hoạch và lộ trình trên;
- Tạo môi trường kinh doanh thuận lợi
thu hút đầu tư tư nhân vào các dự án phát triển chợ điểm phục vụ du lịch, đảm bảo
lợi ích giữa địa phương và nhà đầu tư;
- Bên cạnh nguồn vốn ngân sách nhà nước,
tăng cường huy động nguồn vốn từ các tổ chức và cá nhân trong các chợ điểm phục
vụ du lịch cho hoạt động đầu tư, xúc tiến, quảng bá chợ điểm;
- Rà soát và đề xuất phương án xử lý
kịp thời, hiệu quả các dự án, công trình đầu tư phát triển chợ điểm phục vụ du
lịch chậm triển khai đầu tư.
2. Giải pháp về
cơ chế chính sách thuận lợi cho việc đầu tư hình thành chợ điểm du lịch
- Xây dựng cơ chế minh bạch với những
chính sách cụ thể, ổn định, lâu dài để thu hút bền vững các nguồn vốn đầu tư
vào phát triển chợ điểm phục vụ du lịch. Bên cạnh đó, cần có cam kết của chính
quyền trong việc bảo vệ những lợi ích hợp pháp và chính đáng của các nhà đầu
tư, đặc biệt khi lượng khách sụt giảm mạnh dưới tác động của “khủng hoảng”
ngoài dự báo như thiên tai, dịch bệnh,...;
- Đẩy mạnh đổi mới về thủ tục hành
chính để tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục đầu tư, có được ấn tượng và niềm
tin cho các nhà đầu tư. Bên cạnh đó, cần làm rõ lộ trình đầu tư cơ sở hạ tầng,
cơ sở dịch vụ hỗ trợ cho nhà đầu tư, cùng cam kết về nguồn lực và kế hoạch xúc
tiến, quảng bá, giới thiệu chợ điểm phục, vụ du lịch đến cho các nguồn khách tiềm
năng, hỗ trợ du khách khi đã đến Đà Nẵng muốn thăm quan mua sắm ở các chợ điểm
này;
- Xây dựng chợ điểm phục vụ du lịch
có môi trường an ninh, an toàn, thân thiện, cởi mở cùng với lợi thế về nguồn
nhân lực du lịch chất lượng cao tạo sự hấp dẫn và sự an tâm cho nhà đầu tư;
- Tiếp tục kiến nghị Thủ tướng Chính
phủ, Bộ Công Thương, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch và các Bộ, ngành liên quan
sớm ban hành các cơ chế chính sách đặc thù về đầu tư phát triển cho chợ điểm phục
vụ du lịch: cơ chế chính sách ưu đãi đối với các dự án động lực/trọng điểm thúc
đẩy phát triển chợ điểm phục vụ du lịch du lịch thành phố...;
- Xây dựng, triển khai các chính sách
phát triển sản phẩm chợ điểm phục vụ du lịch, ưu tiên và ưu đãi cho các tour
thu hút đoàn khách đến hệ thống các chợ điểm phục vụ du lịch; chính sách khuyến
công và phát triển sản xuất sản phẩm lưu niệm và đặc sản Đà Nẵng cung cấp cho
các chợ điểm phục vụ du lịch trên địa bàn thành phố,...;
- Nghiên cứu xây dựng cơ chế chính
sách hỗ trợ phát triển sản phẩm của cộng đồng, du lịch sinh thái trên địa bàn
thành phố cung cấp cho các chợ điểm phục vụ du lịch.
3. Giải pháp phát
triển nguồn nhân lực cho chợ điểm phục vụ du lịch
- Lồng ghép nội dung phát triển nguồn
nhân lực chợ điểm phục vụ du lịch vào Kế hoạch phát triển nguồn nhân lực du lịch
thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2021 - 2025, tầm nhìn 2030 và Đề án Phát triển nguồn
nhân lực khu vực tư tại một số ngành, lĩnh vực mũi nhọn của thành phố Đà Nẵng đến
năm 2030;
- Định kỳ 2 năm/lần tổ chức điều tra,
phân loại trình độ nghiệp vụ của lao động hiện đang làm việc tại các chợ điểm
phục vụ du lịch để đưa ra kế hoạch đào tạo cụ thể, cơ chế đào tạo phù hợp thực
tế và trình độ cho đối tượng được đào tạo. Thực hiện cập nhật thông tin dữ liệu
nguồn nhân lực ở các chợ điểm phục vụ du lịch thường xuyên đảm bảo chính xác,
chi tiết đầy đủ.
a) Đối với đội ngũ nhân lực làm công
tác quản lý nhà nước liên quan chợ điểm phục vụ du lịch
- Tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn
nghiệp vụ, chia sẻ kinh nghiệm thực hiện công tác quản lý nhà nước về thương mại
và du lịch, sinh hoạt chuyên đề (quản lý các loại hình thương mại và du lịch mới,
quản trị chiến lược, rủi ro, khả năng dự báo, phân tích số liệu, kỹ năng xử lý
công việc, quản lý hiệu suất công việc, chuyển đổi số,...) cho đội ngũ nhân lực
quản lý nhà nước liên quan tới chợ điểm phục vụ du lịch;
- Nghiên cứu, xây dựng, triển khai
các chương trình hợp tác đào tạo, chia sẻ kinh nghiệm, thực tập tại các quốc
gia, địa phương có nhiều kinh nghiệm trong phát triển chợ điểm phục vụ du lịch
dành cho cán bộ quản lý nhà nước;
- Triển khai thu hút, bồi dưỡng, đào
tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đến năm 2030 theo Chính sách phát triển nguồn
nhân lực chất lượng cao khu vực công.
b) Đối với lao động tại các chợ điểm
du lịch
- Tổ chức tập huấn về các chuyên môn,
kỹ năng mới liên quan chợ điểm phục vụ du lịch; tập huấn nghiệp vụ chuyên ngành
trong thương mại dịch vụ; tập huấn, hội thảo chuyên ngành về các kỹ năng,
chuyên môn cao cấp cho đội ngũ lao động tại các chợ điểm phục vụ du lịch;
- Tăng cường mời các đào tạo viên là
Giám đốc/Quản lý có kinh nghiệm từ các tập đoàn;
- Nghiên cứu xây dựng chương trình phối
hợp giữa Hiệp hội Du lịch, các cơ sở đào tạo về hỗ trợ tự tổ chức đào tạo nguồn
nhân lực tại chợ điểm phục vụ du lịch bằng nguồn kinh phí của Hiệp hội, doanh
nghiệp.
4. Giải pháp phát
triển dịch vụ, du lịch gắn với chợ điểm du lịch
- Lồng ghép nội dung phát triển dịch
vụ, du lịch gắn với chợ điểm du lịch trong quá trình thực hiện triển khai hiệu
quả các Đề án, Kế hoạch tạo sản phẩm du lịch đã được ban hành như Đề án phát
triển kinh tế ban đêm tại Đà Nẵng; Đề án phát triển du lịch MICE Đà Nẵng; Đề án
phát triển du lịch cộng đồng Nam Ô; Đề án phát triển du lịch cộng đồng tại bãi
biển Thọ Quang - Mân Thái, quận Sơn Trà; Đề án phát triển du lịch cộng đồng huyện
Hòa Vang,... Hoàn thành xây dựng và triển khai Đề án quản lý và phát triển du lịch
tại bán đảo Sơn Trà; Đề án phát triển du lịch nông nghiệp và nông thôn, du lịch
cộng đồng du lịch sinh thái trên địa bàn thành phố; Đề án phát triển du lịch thủy
nội địa; Đề án Tổ chức các sự kiện, lễ hội văn hóa đặc sắc hàng năm để thu hút
khách du lịch, thiết lập chuỗi sự kiện xuyên suốt trong năm;
- Xây dựng Kế hoạch đầu tư/kêu gọi đầu
tư/hỗ trợ, khuyến khích đầu tư các dự án theo thứ tự ưu tiên và theo đúng định
hướng phát triển sản phẩm chợ điểm phục vụ du lịch để triển khai thực hiện theo
lộ trình;
- Nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch
vụ và các điều kiện, tiện nghi phục vụ du lịch; đảm bảo an toàn, an ninh, vệ
sinh môi trường cũng như đảm bảo sức hấp dẫn, thu hút thị trường;
- Định hướng, hỗ trợ, tạo điều kiện để
các chợ điểm phục vụ du lịch trên địa bàn thành phố đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng,
bổ sung các hoạt động, dịch vụ mới, đặc biệt là các dịch vụ ẩm, thực, sản phẩm
đặc thù và trải nghiệm đời sống sinh hoạt thương mại dịch vụ của cư dân Đà Nẵng
và xứ Quảng đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của du khách;
- Tăng cường liên kết với các chợ điểm
phục vụ du lịch trong hệ thống của Đà Nẵng để kết nối sản phẩm, tạo các chương
trình du lịch đặc sắc giúp kéo dài thời gian lưu trú cũng như thúc đẩy mức chi
tiêu của du khách.
5. Giải pháp về
phát triển thị trường, quảng bá
a) Về đổi mới nội dung, hình thức quảng
bá, xúc tiến
- Lồng ghép các nội dung marketing
cho chợ điểm phục vụ du lịch khi xây dựng Chiến lược marketing du lịch Đà Nẵng
đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo tinh thần và nội dung chung của Chiến
lược marketing du lịch Việt Nam; đồng thời triển khai các chiến dịch truyền
thông tại các thị trường trọng điểm phù hợp với xu hướng mới của thị trường;
- Đa dạng hóa các phương thức, công cụ
xúc tiến quảng bá, chú trọng triển khai các hoạt động truyền thông online;
- Thông qua Sở Du lịch thực hiện hiệu
quả các cam kết, ghi nhớ, thỏa thuận hợp tác với các đối tác trong nước và quốc
tế. Đồng thời ký kết với các đối tác mới để mở rộng kênh truyền thông cho du lịch
trong đó có nội dung truyền thông cho chợ điểm phục vụ du lịch;
- Tiếp tục liên kết với các địa
phương, doanh nghiệp du lịch tổ chức các chương trình kích cầu du lịch theo chủ
đề để thu hút khách trong đó có nội dung cho chợ điểm phục vụ du lịch;
- Giới thiệu về chợ điểm phục vụ du lịch
thông qua việc tổ chức Hội chợ Du lịch quốc tế thường niên tại Đà Nẵng.
b) Huy động nguồn lực cho công tác
xúc tiến, quảng bá chợ điểm phục vụ du lịch
- Tăng cường ngân sách nhà nước hàng
năm, đồng thời thu hút sự đóng góp từ các đơn vị truyền thông, tổ chức và cá nhân
cho hoạt động xúc tiến, quảng bá của các chợ điểm phục vụ du lịch;
- Tổ chức vận hành hiệu quả Quỹ xúc
tiến phát triển du lịch, đặc biệt là trong triển khai các hoạt động xúc tiến tại
thị trường xa như Mỹ, Tây Âu, Úc, Nga, Ấn Độ...;
- Huy động sự tham gia của du khách
và cộng đồng địa phương trong quảng bá du lịch nói chung và chợ điểm phục vụ du
lịch nói riêng với mục tiêu mỗi du khách là người quảng bá cho du lịch Đà Nẵng
và mỗi người dân là một hướng dẫn viên du lịch cho Đà Nẵng.
c) Xây dựng và phát triển thương hiệu
du lịch chợ điểm phục vụ du lịch
- Xây dựng chương trình phát triển sản
phẩm và thương hiệu cho các chợ điểm phục vụ du lịch; Nghiên cứu thuê tư vấn
thiết kế, xây dựng logo và slogan cho hệ thống chợ điểm phục vụ du lịch của
thành phố để tạo bộ nhận diện phân biệt giữa chợ điểm phục vụ du lịch và các chợ
truyền thống khác. Trên cơ sở bộ nhận diện này, mỗi chợ điểm phục vụ du lịch sẽ
sử dụng kèm những logo riêng của mình;
- Định hướng về thiết kế khi nâng cấp/xây
mới các chợ điểm du lịch, trong đó định hướng thiết kế đặc sắc về truyền thống
văn hóa - kiến trúc Đà Nẵng (đặc biệt tổng quan khu chợ hoặc cổng chào có thể tạo
điểm nhấn cho khách khi chụp ảnh chia sẻ), kết hợp các dịch vụ thuận tiện cho
du khách (quầy thông tin - hỗ trợ, nhà vệ sinh và lối cho người khuyết tật,...);
- Yêu cầu với bộ nhận diện này phải
có sự kế thừa và thể hiện được những nét đặc trưng của Đà Nẵng và chợ truyền thống
Đà Nẵng như sông Hàn và danh thắng Ngũ Hành Sơn;
- Kết hợp bộ nhận diện thương hiệu chợ
điểm phục vụ du lịch cùng bộ nhận diện thương hiệu “Tuyệt vời Đà Nẵng - Danang
FantastiCity” trong các hoạt động xúc tiến, quảng bá và xây dựng, triển khai
chiến dịch quảng bá những thương hiệu liên quan tới chợ điểm phục vụ du lịch
theo từng giai đoạn;
- Triển khai hợp tác với các thương
hiệu nổi tiếng thế giới (tập đoàn quốc tế, kênh truyền hình quốc tế, công ty giải
trí quốc tế...) để xúc tiến, quảng bá du lịch Đà Nẵng nói chung và chợ điểm phục
vụ du lịch nói riêng;
- Việc phát triển thương hiệu chợ điểm
phục vụ du lịch là một quá trình và tùy theo điều kiện của từng chợ. Ngoài việc
quảng bá và xúc tiến qua nhiều kênh thì bản thân hoạt động của từng chợ phải bảo
đảm chất lượng phục vụ và tạo dấu ấn cho du khách khi mua sắm và trải nghiệm có
hiệu quả nhất. Vì vậy cùng với tuyên truyền giáo dục ý thức văn minh trong kinh
doanh thì Ban quản lý các chợ điểm phục vụ du lịch cùng các hộ, cơ sở kinh
doanh cần đồng thuận xây dựng bộ quy tắc ứng xử chung.
Từng chợ điểm phục vụ du lịch cần duy
trì, phát triển hình ảnh và danh tiếng, chỉ dẫn địa lý của chợ truyền thống vốn
có từ trước để tạo dựng thương hiệu được du khách và người dân trong khu vực,
Việt Nam và thế giới biết tới ngày càng nhiều. Cùng với đó phải phát huy được
danh tiếng của các sản phẩm cốt lõi và đặc thù của địa phương.
6. Giải pháp về bảo
vệ môi trường
- Triển khai Quy trình phòng, chống dịch
trong hoạt động du lịch nói chung và chợ điểm phục vụ du lịch đến các doanh
nghiệp, hộ kinh doanh tại các chợ nói riêng;
Tổ chức triển khai Đề án “Xây dựng Đà
Nẵng - Thành phố môi trường” giai đoạn 2021 - 2030 và Kế hoạch hành động ứng
phó biến đổi khí hậu thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm
2050, trong đó:
- Tiếp tục nâng cao nhận thức về tác
động của biến đổi khí hậu và nước biên dâng, phổ biến kinh nghiệm về ứng phó với
biến đổi khí hậu đến các hộ kinh doanh, người dân và du khách tới các chợ điểm
phục vụ du lịch;
- Tất cả các chợ điểm phục vụ du lịch
phải đảm bảo các thủ tục về báo cáo đánh giá tác động môi trường, giấy phép môi
trường hoặc đăng ký môi trường theo tiêu chí về môi trường và các chợ phải thực
hiện đầy đủ các giải pháp bảo vệ môi trường theo Giấy phép môi trường đã cấp. Đặc
biệt lưu ý: phải có hệ thống thu gom và thoát nước mưa, nước thải riêng biệt;
nước thải phải được thu gom và xử lý đảm bảo quy định trước khi đấu nối, xả thải
ra môi trường; có bố trí khu vực lưu giữ chất thải rắn; thực hiện tổ chức phân
loại rác thải tại nguồn theo kế hoạch của chính quyền địa phương;
- Các cơ quan quản lý nhà nước thường
xuyên kiểm tra công tác bảo vệ môi trường theo thẩm quyền quy định;
- Chú trọng tuyên truyền, nâng cao nhận
thức, lồng ghép trong chương trình đào tạo nghề du lịch các nội dung, biện pháp
bảo vệ môi trường tại các chợ điểm phục vụ du lịch trên địa bàn thành phố. Khuyến
khích và khen thưởng các chợ điểm phục vụ du lịch áp dụng các thực hành tốt về
bảo vệ môi trường;
- 100% chợ điểm phục vụ du lịch phải
có phương án phòng, chống dịch (cập nhật hàng năm), phòng chống cháy nổ, thiên
tai, ngập úng và sự cố môi trường.
- Hướng dẫn các tổ chức, cơ sở kinh
doanh, hộ dân, tiểu thương, du khách tham gia bảo vệ môi trường, phân loại rác
thải tại chợ điểm;
- Nghiên cứu xây dựng mô hình bảo vệ
môi trường, tiêu dùng bền vững theo chủ trương của thành phố.
7. Giải pháp về công
tác quản lý nhà nước
- Tăng cường quản lý nhà nước đối với
các chợ điểm phục vụ du lịch trên cơ sở tổ chức triển khai các nội dung quản lý
và phân cấp trách nhiệm quản lý rõ ràng; xây dựng quy chế phối hợp giữa các
ngành, các cấp;
Cần có sự điều chỉnh vai trò và nhiệm
vụ của các Ban quản lý các chợ điểm phục vụ du lịch phù hợp với mô hình chợ điểm
phục vụ du lịch.
- Có kế hoạch đào tạo cán bộ, nhân
viên hiện đang làm việc tại các doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh chợ và các
ban quản lý chợ. Nhà nước quản lý bằng các văn bản hướng dẫn của Bộ Công Thương
và UBND thành phố về chợ, siêu thị, trung tâm thương mại;
- Đơn giản hóa thủ tục hành chính về
đầu tư, xây dựng và công bố quy trình thủ tục hành chính về đầu tư mạng lưới
bán buôn, bán lẻ để thu hút đầu tư;
- Vận động và hỗ trợ các hộ kinh
doanh nhỏ lẻ đầu tư phát triển thành các cửa hàng bán lẻ, cửa hàng tiện lợi như
hỗ trợ thủ tục hành chính, hỗ trợ các vấn đề về thuế cho các hộ kinh doanh chuyển
đổi..
- Kiện toàn mô hình quản lý các chợ
điểm phục vụ du lịch theo hướng doanh nghiệp, hợp tác xã tổ chức quản lý kinh
doanh chợ. Tổ chức tập huấn nâng cao năng lực quản lý chợ cho các doanh nghiệp
quản lý chợ, tư vấn mô hình tinh gọn, giảm bớt nhân lực và áp dụng công nghệ
vào công tác quản lý chợ và hàng hóa tại chợ.
8. Giải pháp về
liên kết vùng
a) Liên kết các địa phương, thành phần
kinh tế
- Triển khai các Biên bản/Ghi nhớ hợp
tác phát triển du lịch với các địa phương liên vùng. Xây dựng quy chế hoạt động
liên kết để đảm bảo hoạt động liên kết hiệu quả giữa hệ thống các chợ điểm phục
vụ du lịch;
- Liên kết hình thành các gói sản phẩm
của chợ điểm phục vụ du lịch liên vùng; xây dựng các sản phẩm du lịch liên vùng
đặc sắc của xứ Quảng và miền Trung.
b) Liên kết với các tổ chức xã hội
nghề nghiệp du lịch, đơn vị trong nước và quốc tế
- Liên kết với Hiệp hội Du lịch tại
các địa phương trên cả nước xây dựng và triển khai các chương trình kích cầu du
lịch nói chung và liên quan tới chợ điểm phục vụ du lịch đến các thị trường trọng
điểm nói riêng;
- Liên kết với những tổ chức quốc tế
về du lịch và các hiệp hội du lịch (lữ hành, khách sạn,...) tại một số quốc gia
là thị trường trọng điểm hoặc tiềm năng của Đà Nẵng để phục vụ công tác nghiên
cứu, đánh giá thị trường, đánh giá tiềm năng phát triển du lịch nói chung và chợ
điểm phục vụ du lịch nói riêng cũng như thiết kế các tour đưa khách tới chợ điểm
phục vụ du lịch;
- Phối hợp với các tổ chức du lịch
trong nước (các hiệp hội du lịch) và quốc tế JATA, MATA, PATA,... kết nối doanh
nghiệp du lịch, hình thành các sản phẩm của chợ điểm phục vụ du lịch mới cho du
khách quốc tế;
- Liên kết, hợp tác với Viettel,
VNPT,... để xây dựng du lịch thông minh tại Đà Nẵng; liên kết, hợp tác với các
doanh nghiệp để thực hiện chuyển đổi số trong công tác khai thác, quản lý hoạt
động du lịch nói chung và chợ điểm phục vụ du lịch nói riêng.
9. Giải pháp khác
a) Về cơ sở hạ tầng giao thông
- Cải tạo bố trí khu vực tiếp cận
giao thông từ chỉ giới đường đỏ trở vào (trong phạm vi chợ) để dừng xe đón, trả
khách, đặc biệt là các loại xe khách du lịch;
- Rà soát, tính toán bố trí đầy đủ diện
tích đỗ xe (xe của người làm việc, buôn bán tại chợ, của khách...); khu vực
giao nhận, tập kết hàng hóa trong phạm vi chợ đảm bảo đáp ứng hoạt động của chợ.
Không sử dụng vỉa hè, lòng đường tại khu vực để đỗ xe phục vụ cho hoạt động của
chợ;
- Lập phương án tổ chức, giao thông nội
bộ; phương án ra, vào bãi đỗ xe của các loại phương tiện; phương án tiếp cận,
hướng lưu thông ra, vào chợ của các loại phương tiện đảm bảo trật tự an toàn
giao thông.
Dựa trên số lượng người khi đưa công
trình chợ vào khai thác; đánh giá khả năng thông hành của các tuyến đường xung
quanh chợ phù hợp khi khai thác nhằm đảm bảo trật tự an toàn giao thông, không
xảy ra ùn tắc, mất an toàn giao thông tại khu vực.
b) Về ứng dụng công nghệ số; công nghệ
thông tin, thương mại điện tử
- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số để cải
tiến xây dựng và tạo sản phẩm mới cho chợ điểm phục vụ du lịch.
+ Sử dụng công nghệ số như phương thức
quan trọng nhất để xây dựng và phát triển sản phẩm của chợ điểm phục vụ du lịch
trên nền sản phẩm và không gian thực với hình ảnh sản phẩm ảo và không gian ảo.
+ Xây dựng các video về (i) lịch sử
hình thành chợ điểm du lịch; (ii) sản phẩm đặc trưng Đà thành và xứ Quảng cùng
quá trình sản xuất chế biến các sản phẩm này; hay (iii) giới thiệu về lối sống,
sinh hoạt và sản xuất của dân cư (thời Pháp; trước 1975; thời bao cấp và đổi mới);
- Xây dựng ứng dụng triển lãm ảo để
nâng cao hình ảnh quảng bá sản phẩm tại chợ điểm phục vụ du lịch và tăng trải
nghiệm cho người dùng; triển khai ứng dụng mô hình quản lý các website thương mại
điện tử, các hoạt động giao dịch thương mại thông qua các trang mạng xã hội
(facebook, zalo,...);
- Phát triển các giải pháp thanh toán
không dùng tiền mặt tại các điểm giao dịch, thúc đẩy các nền tảng phần mềm quản
lý bán hàng (POS) thông minh, QR Code ứng dụng ví điện tử quốc tế Alipay,
Wechat Pay,... tại các chợ điểm phục vụ du lịch;
- Triển khai Hệ thống truy xuất nguồn
gốc thực phẩm thuộc Đề án xây dựng thành phố thông minh, đặc biệt là tại các chợ
điểm phục vụ du lịch, tạo thuận lợi cho việc công khai minh bạch thông tin về
nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm, đồng thời bảo đảm quyền lợi chính đáng của nhà sản
xuất, phân phối và người tiêu dùng.
c) Về công tác phòng cháy chữa cháy
- Xây dựng phương án phòng cháy chữa
cháy cho từng chợ điểm phục vụ du lịch;
- Tuyên truyền, phổ biến đối với các
hộ kinh doanh, tổ chức và cá nhân kinh doanh trong chợ về phương án phòng cháy
chữa cháy;
- Dán các tiêu lệnh phòng cháy chữa
cháy ở các khu vực trọng yếu trong các chợ;
- Nâng cao trách nhiệm của các Ban quản
lý chợ và Tổ bảo vệ kiểm đội phòng cháy chữa cháy cơ sở có đi kiểm tra và nhắc
nhở trực tiếp.
VI. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
1. Sở Công Thương
- Chủ trì và phối hợp với các sở,
ngành, đơn vị liên quan triển khai thực hiện các nội dung của Đề án “Nghiên cứu
đề xuất hình thành một số chợ điểm phục vụ du lịch trên địa bàn thành phố Đà Nẵng”;
xây dựng và tổ chức thực hiện có hiệu quả Kế hoạch triển khai Đề án;
- Chủ trì phối hợp với Sở Xây dựng,
UBND các quận, huyện và các đơn vị liên quan đề xuất UBND thành phố phê duyệt
chủ trương đầu tư xây dựng, nâng cấp, mở rộng, cải tạo các chợ truyền thống và
đầu tư xây dựng mới các chợ điểm phục vụ du lịch trực thuộc Sở Công Thương quản
lý;
- Chủ trì xây dựng chương trình phát
triển sản phẩm và quảng bá thương hiệu cho các chợ điểm phục vụ du lịch, nhất
là xây dựng logo và slogan, triển khai gian hàng trưng bày sản phẩm tại hệ thống
các chợ điểm phục vụ du lịch của thành phố;
- Theo dõi, tổng hợp, báo cáo tình
hình thực hiện Đề án; chủ trì nghiên cứu, đề xuất điều chỉnh bổ sung Đề án cho
phù hợp với tình hình thực tế.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính
tham mưu UBND thành phố bố trí kế hoạch vốn đầu tư công đối với các dự án sử dụng
vốn ngân sách nhà nước để thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư, thực hiện dự án đảm
bảo đúng quy định của pháp luật.
- Phối hợp thực hiện các hoạt động
xúc tiến đầu tư vào các chợ điểm du lịch được xác định trên địa bàn thành phố
Đà Nẵng;
- Phối hợp với các sở, ngành liên
quan xây dựng cơ chế hỗ trợ, chính sách về đầu tư phát triển cho chợ điểm phục
vụ du lịch.
3. Sở Du lịch
- Phối hợp với Sở Công Thương trong
việc rà soát cập nhật quy hoạch các chợ điểm du lịch trên địa bàn thành phố Đà
Nẵng giai đoạn đến;
- Phối hợp với các Hiệp hội Du lịch,
đơn vị lữ hành tăng cường liên kết với các chợ điểm phục vụ du lịch trong hệ thống
của Đà Nẵng để kết nối sản phẩm, tạo các chương trình du lịch đặc sắc giúp kéo
dài thời gian lưu trú và khả năng chi trả đối với du khách;
- Lồng ghép các nội dung marketing
cho chợ điểm phục vụ du lịch khi xây dựng Chiến lược marketing du lịch Đà Nẵng
đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 theo tinh thần và nội dung chung của Chiến
lược marketing du lịch Việt Nam;
- Khảo sát nhu cầu du khách đối với sản
phẩm du lịch trên địa bàn thành phố, trong đó có hoạt động mua sắm sản phẩm đặc
trưng tại các chợ điểm phục vụ du lịch.
4. Sở Xây dựng
- Phối hợp với Sở Công Thương, UBND
các quận, huyện và các đơn vị liên quan đề xuất UBND thành phố phê duyệt chủ
trương đầu tư xây dựng, nâng cấp, mở rộng, cải tạo các chợ truyền thống và đầu
tư xây dựng mới các chợ điểm phục vụ du lịch;
- Thực hiện thẩm định quy hoạch xây dựng,
cấp phép xây dựng các công trình xây dựng, nâng cấp, mở rộng, cải tạo các chợ
truyền thông và đầu tư xây dựng mới các chợ điểm phục vụ du lịch.
5. Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn
- Chủ trì phối hợp với Sở Xây dựng, Sở
Du lịch, UBND quận Sơn Trà và các đơn vị liên quan đề xuất UBND thành phố phê
duyệt chủ trương đầu tư xây dựng, nâng cấp, mở rộng, cải tạo và đầu tư xây dựng
cảng cá, Chợ đầu mối Thủy sản Thọ Quang gắn với điểm phục vụ tham quan du lịch
trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý;
- Triển khai tốt công tác hỗ trợ phát
triển các sản phẩm OCOP của nông nghiệp thành phố; phối hợp với Sở Công Thương
giới thiệu, quảng bá và kết nối đưa các sản phẩm OCOP của thành phố vào kênh
phân phối của các doanh nghiệp và chủ quầy hàng ở các chợ điểm du lịch.
6. Sở Thông tin và Truyền thống
Phối hợp với Sở Công Thương tổ chức
thực hiện số hóa hoạt động và các giải pháp marketing số nhằm xây dựng và phát
triển thương hiệu cho chợ điểm phục vụ du lịch; tổ chức tuyên truyền quảng há
cho chợ điểm phục vụ du lịch trên các phương tiện thông tin truyền thông.
7. Sở Giao thông vận tải
Chủ trì phối hợp với UBND các quận,
huyện xây dựng và tổ chức thực hiện các phương án phân luồng bảo đảm thông suốt
và an toàn giao thông xung quanh khu vực có địa bàn chợ điểm phục vụ du lịch
8. Các Sở, ban, ngành liên quan
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, tích cực,
chủ động phối hợp với Sở Công Thương trong tổ chức thực hiện Đề án.
9. Ban Quản lý An toàn thực phẩm
thành phố Đà Nẵng
Tăng cường công tác kiểm tra, quản lý
an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố nói chung, tại các chợ điểm phục vụ
khách du lịch nói riêng. Đồng thời, phối hợp với các cơ quan, đơn vị triển khai
Hệ thống truy xuất nguồn gốc thực phẩm thuộc Đề án xây dựng thành phố thông
minh đặc biệt là tại các chợ điểm phục vụ du lịch.
10. Cục Quản lý thị trường thành
phố Đà Nẵng
Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm
soát thị trường, thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành theo quy định của
pháp luật; kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp sản xuất, buôn bán
hàng giả, hàng cấm, hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ; hành vi xâm phạm quyền
sở hữu trí tuệ; hành vi vi phạm pháp luật về chất lượng, đo lường, giá, an toàn
thực phẩm; hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và các
hành vi gian lận thương mại theo quy định pháp luật đối với sản phẩm hàng hóa tại
các chợ điểm phục vụ du lịch trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
11. UBND các quận, huyện
- Chủ trì phối hợp với Sở Công
Thương, Sở Xây dựng và các sở, ngành liên quan trong việc: triển khai thực hiện
lộ trình đầu tư, nâng cấp và phát triển các chợ điểm du lịch; giám sát bảo vệ
môi trường các chợ điểm, triển khai Quy trình phòng, chống dịch trong hoạt động
du lịch nói chung và chợ điểm phục vụ du lịch đến các doanh nghiệp và hộ kinh
doanh tại chợ trên địa bàn quận, huyện quản lý;
- Phối hợp với Sở Công Thương trong
việc xây dựng chương trình phát triển sản phẩm và quảng bá thương hiệu cho các
chợ điểm phục vụ du lịch, nhất là xây dựng logo và slogan, triển khai gian hàng
trưng bày sản phẩm tại hệ thống các chợ điểm phục vụ du lịch của thành phố.
Điều 2. Giám đốc Sở Công Thương có trách nhiệm chủ
trì, phối hợp với các Sở, ban ngành, quận huyện và các cơ quan liên quan trên địa
bàn thành phố tổ chức triển khai theo đúng chức năng, nhiệm vụ đã phân công cụ
thể trong Đề án.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 4. Chánh Văn phòng UBND thành phố; Giám đốc các Sở:
Công Thương, Kế hoạch và Đầu tư, Du lịch, Xây dựng, Tài chính, Giao thông vận tải,
Thông tin và Truyền Thông; Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Trưởng Ban Quản
lý An toàn thực phẩm thành phố; Cục trưởng Cục Quản lý thị trường thành phố Đà
Nẵng; Chủ tịch UBND các quận, huyện và Thủ trưởng các đơn vị, tổ chức có liên
quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- TTTU, TT HĐND TP;
- CT, các PCT UBND TP;
- Các sở, ban, ngành;
- Cổng Thông tin điện tử TP;
- Lưu: VT, KT, KGVX, SCT.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Trần Phước Sơn
|
PHỤ LỤC I
LỘ TRÌNH, KẾ HOẠCH THỰC HIỆN VÀ DANH MỤC
CÁC HẠNG MỤC ĐẦU TƯ, NÂNG CẤP CÁC CHỢ ĐIỂM PHỤC VỤ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH
PHỐ ĐÀ NẴNG GIAI ĐOẠN 2021-2050
(Kèm theo Quyết định số 1708/QĐ-UBND ngày 24 tháng 6 năm 2022 của UBND thành
phố Đà Nẵng)
Mục
tiêu
|
Hiện trạng
|
Kế
hoạch và lộ trình thực hiện
|
Tổ
chức thực hiện
|
Giai
đoạn 2021 - 2025
|
Giai
đoạn 2026 - 2030
|
Giai
đoạn 2031 - 2050
|
Cơ
quan chủ trì
|
Cơ
quan phối hợp
|
Nâng cấp sửa chữa
|
Xuống
cấp
|
Chợ
Hàn, chợ An Hải Bắc, chợ Túy Loan, chợ đầu mối thủy sản Thọ Quang
|
Chợ
Bắc Mỹ An, chợ Cẩm Lệ, chợ Hưởng Phước (kết hợp Trung tâm thương mại)
|
Chợ
Hàn, chợ Cẩm Lệ
|
Sở Công Thương, UBND các quận, huyện
|
Các Sở: Du Lịch, Xây dựng, Kế hoạch
và Đầu tư và các đơn vị liên quan
|
Xây dựng mới
|
Xuống
cấp
|
Chợ
Cồn, chợ đầu mối Hòa Phước, chợ đầu mối thủy sản Thọ Quang, chợ Đông Hải
|
Chợ
đầu mối Hòa Phước, chợ Hòa Khánh
|
Chợ
Túy Loan, chợ Hưởng Phước (kết hợp Trung tâm thương mại), chợ Nại Hiên, chợ hải
sản
|
Sở Công Thương, UBND các quận, huyện
|
Các Sở: Du Lịch, Xây dựng, Kế hoạch
và Đầu tư, Giao thông vận tải và các đơn vị liên quan
|
Xây dựng Thương hiệu
|
Mới
hình thành, đơn lẻ và chưa có
|
Chợ
Cồn, chợ Hàn, chợ Bắc Mỹ An, chợ An Hải Bắc, chợ Hòa Khánh
|
Chợ
Cẩm Lệ, chợ Túy Loan, chợ Hưởng Phước, chợ Đông Hải, chợ đầu mối Hòa Phước,
chợ đầu mối thủy sản Quang
|
Chợ
hải sản, chợ Nại Hiên; Nâng cấp và hoàn thiện thương hiệu chung
|
Sở Công Thương, Sở Du Lịch, UBND
các quận, huyện
|
Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Thông
tin và Truyền thông; Hiệp hội doanh nghiệp và các đơn vị liên quan
|
Chiến lược sản phẩm
|
Chưa
có và mới hình thành tự phát
|
Chợ
Cồn, chợ Hàn, chợ Bắc Mỹ An, chợ An Hải Bắc, chợ Hòa Khánh, chợ đầu mối Hòa
Phước, chợ đầu mối thủy sản Thọ Quang
|
Chợ
Cẩm Lệ, chợ Túy Loan, chợ Hưởng Phước, chợ Đông Hải
|
Chợ
hải sản, chợ Nại Hiên; Xây dựng danh mục sản phẩm phong phú và đa dạng phù hợp
với các nhóm thị trường khác nhau
|
Sở Công Thương, Sở Du Lịch, UBND
các quận, huyện
|
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn; Ban Quản lý An toàn thực phẩm thành phố, Cục Quản lý thị trường Đà Nẵng,
Liên minh các Hợp tác xã thành phố; Hiệp hội doanh nghiệp và các đơn vị liên
quan.
|
Phát triển nguồn nhân lực
|
Chất
lượng thấp
|
Tập
trung cho Chợ Cồn, chợ Hàn, chợ Bắc Mỹ An, chợ An Hải Bắc, chợ Hòa Khánh
|
Các
chợ còn lại
|
Nguồn
nhân lực chuyên nghiệp, trình độ cao
|
Sở Công Thương, Sở Du Lịch, UBND
các quận, huyện
|
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
và các đơn vị liên quan
|
PHỤ LỤC II
DANH MỤC CÁC HẠNG MỤC ĐẦU TƯ, NÂNG CẤP
CÁC CHỢ ĐIỂM PHỤC VỤ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG GIAI ĐOẠN 2021-2050
(Kèm theo Quyết định số 1708/QĐ-UBND ngày 24 tháng 6 năm 2022 của UBND thành
phố Đà Nẵng)
STT
|
Tên
chợ
|
|
Dự
kiến danh mục đầu tư
|
Ghi
chú
|
Diện
tích (m2)
|
Giai
đoạn 2021-2025
|
Giai
đoạn 2026-2030
|
Giai
đoạn 2031-2050
|
Hạng
mục nâng cấp, cải tạo
|
Xây
mới
|
Hạng
mục nâng cấp, cải tạo
|
Xây
mới
|
Hạng
mục nâng cấp, cải tạo
|
Xây
mới
|
1
|
Chợ
Hàn
(phường Hải
Châu 1, quận Hải Châu)
|
2952,8
|
- Cải tạo khu hàng cá 1,2;
- Cải tạo sửa chữa hệ thống kios
trong chợ;
- Cải tạo hệ thống điện, hệ thống bơm
PCCC; Cải tạo nền vỉa hè xung quanh chợ;
- Sơn chỉnh trang bên trong, bên
ngoài chợ;
- Cải tạo hệ thống lấy sáng và
thông gió nhà chợ chính;
- Hạ tầng giao thông kết nối với chợ.
|
|
|
|
|
Quy hoạch, giải tỏa nhà dân và chỉnh
trang thành điểm dừng chân khách du lịch
|
|
2
|
Chợ Cồn
(phường Hải
Châu 2, quận Hải Châu)
|
16.681
|
|
x
|
|
|
|
|
|
3
|
Chợ đầu mối thủy sản Thọ Quang
(phường Thọ Quang, quận Sơn Trà)
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3.1
|
Đầu tư chợ kinh doanh thủy sản
|
2.549
|
|
Đầu tư chợ kinh doanh thủy sản của khu
vực với quy mô đầu tư xây mới khối nhà chợ 3 tầng
|
|
|
|
|
|
3.2
|
Xây dựng sửa chữa chợ đầu mối
|
6.800
|
Xây dựng lại hệ móng, khung và mái
che chợ đầu mối, chợ kinh doanh thủy sản.
|
|
|
|
|
|
|
4
|
Chợ Hòa Phước (xã Hòa Phước, huyện Hòa Vang)
|
309.000
|
|
Giai đoạn 1 (Xây dựng Khu kinh doanh thủy hải sản; gia súc, gia
cầm; khu kinh doanh nông sản; các ngành hàng khác theo nhu cầu thị trường; khu kinh doanh trái cây, khu kinh doanh tổng hợp; khu kinh doanh rau hành, lagim, ban
quản lý chợ, ngân hàng, kho hàng, dịch vụ hậu cần, khu trưng bày và giới thiệu
sản phẩm.,..)
|
|
Giai đoạn 2
|
|
|
|
5
|
Chợ Cẩm Lệ (phường Khuê Trung, quận Cẩm Lệ)
|
9.554
|
|
|
|
|
|
|
|
5.1
|
|
|
|
|
Thay mới mái tôn, trụ, xà gồ, vì
kèo lồng chợ phụ
|
|
|
Khu nhà lồng Bông hoa - Trái cây giáp
đường Đặng Văn Ngữ
|
|
5.2
|
|
|
|
|
Cải tạo, nạo vét mương thoát nước,
nền lồng chợ phụ
|
|
Cải tạo nâng cấp lồng chợ chính
|
|
|
5.3
|
|
|
|
|
Thay mới mái che bạt kéo xung quanh
các lối đi chính
|
|
|
|
|
5.4
|
|
|
|
|
Nâng cấp lát gạch vỉa hè xung quanh
chợ
|
|
|
|
|
5.5
|
|
|
|
|
|
Màn hình LED
|
|
|
|
6
|
Chợ Hòa Khánh (phường Hòa Khánh, Bắc, quận Liên Chiểu)
|
14.000
|
|
|
x
|
x
|
|
|
Dự
kiến xây dựng thành Trung tâm Thương mại kết hợp với chợ truyền thống
|
7
|
Chợ Bắc Mỹ An (phường Mỹ An, quận Ngũ Hành Sơn)
|
6.990
|
|
|
- Khối chợ chính: 02 tầng (chợ truyền
thống, 193 điểm KD (khối chợ chính khoảng 3.100m2).
- Đầu tư bãi đỗ xe tại khu vực đất
mở rộng, kết nối với tầng 2 của chợ bằng cầu bê tông và được nối thẳng ra đường
Ngũ Hành Sơn. Diện tích quy hoạch mở rộng chợ là khoảng 2.980m2 làm bãi đỗ xe
|
|
|
|
|
8
|
Chợ An Hải Bắc (phường An Hải Bắc, quận Sơn Trà)
|
5.000
|
- Mở rộng khuôn viên chợ sang Công
an Phường;
- Xây dựng hàng rào nhẹ cho nhà lồng
2 và 3;
- Nơi mái che phần sân xung quanh chợ,
bố trí giữ xe ban ngày và bán vặt ban đêm;
- Cải tạo kiến trúc Công an Phường
làm nhà làm việc BQL và kho dụng cụ ban đêm;
- Hoàn thiện cơ sở vật chất
|
|
|
|
|
|
|
12
|
Chợ hải sản (phường Thanh Khê Đông, quận Thanh Khê)
|
546,0
|
|
|
|
|
|
|
|
13
|
Chợ Nại
Hiên (phường Bình Thuận, quận Hải Châu)
|
590
|
|
|
|
|
|
|
|