Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 1643/QĐ-TTg 2022 Chiến lược phát triển ngành Dệt May và Da Giầy Việt Nam đến 2030

Số hiệu: 1643/QĐ-TTg Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Vũ Đức Đam
Ngày ban hành: 29/12/2022 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1643/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 29 tháng 12 năm 2022

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NGÀNH DỆT MAY VÀ DA GIẦY VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2035

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Nghị quyết số 124/NQ-CP ngày 03 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 22 tháng 8 năm 2018 của Bộ Chính trị về định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;

Căn cứ Nghị quyết số 115/NQ-CP ngày 06 tháng 8 năm 2020 của Chính phủ về các giải pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp htrợ;

Căn cứ Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách năm 2021;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt “Chiến lược phát triển ngành Dệt May và Da Giầy Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035” (sau đây gọi tắt là Chiến lược), với các nội dung chủ yếu sau đây:

I. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN

Xuất khẩu tiếp tục là động lực chính, quan trọng cho phát triển và tăng trưởng ngành Dệt May và Da Giầy; tận dụng hiệu qucơ hội từ các Hiệp định thương mại tự do Việt Nam đã ký kết, đa dạng hoá thị trường xuất khẩu và phát triển tối đa thị trường nội địa.

Phát triển khâu thiết kế thời trang, tạo ra các thương hiệu Việt Nam để chiếm lĩnh thị trường trong nước và xuất khẩu; nâng cao tỷ lệ nội địa hóa, nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm thời trang dệt may, da giầy Việt Nam.

Phát triển ngành Dệt May, Da Giầy gắn với bảo vệ môi trường sinh thái; thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm xã hội, đảm bảo phù hợp mục tiêu phát triển bền vững và các cam kết quốc tế.

Phát triển ngành Dệt May và Da Giầy phù hợp với Chiến lược và định hướng phát triển công nghiệp Việt Nam; phù hợp với phát triển các ngành kinh tế có liên quan, đồng thời gắn với hội nhập quốc tế và cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

Phát triển ngành Dệt May và Da Giày là ngành chủ lực về xuất khẩu của nền kinh tế; đẩy mạnh sản xuất sản phẩm có chất lượng, có năng lực cạnh tranh cao trên thị trường quốc tế, đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước; giữ vững vị trí trong nhóm các quốc gia sản xuất và xuất khẩu sản phẩm dệt may, da giầy hàng đầu thế giới.

Đến năm 2035, ngành Dệt May và Da Giầy Việt Nam phát triển hiệu quả, bền vững theo mô hình kinh tế tuần hoàn; hoàn thiện chuỗi giá trị sản xuất trong nước, tham gia hiệu quả vào chuỗi giá trị toàn cầu; phát triển được một số thương hiệu mang tầm khu vực và thế giới.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Giai đoạn 2021 - 2030

Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu dệt may và da giầy cả nước bình quân giai đoạn 2021 - 2030 đạt 6,8% - 7,0%/năm, trong đó giai đoạn 2021 - 2025 đạt 7,2% - 7,7%/năm.

Phấn đấu tổng kim ngạch xuất khẩu dt may và da giầy cả nước năm 2025 đạt 77 - 80 tỷ USD và năm 2030 đạt 106 - 108 tỷ USD.

Đến năm 2025, thu nhập bình quân của lao động trong doanh nghiệp ngành Dệt May và Da Giầy đạt trên 90% mức thu nhập bình quân chung của lao động trong doanh nghiệp cả nước và phấn đấu giảm dần khoảng cách với mức bình quân chung cả nước.

Đến năm 2030, phấn đấu thu nhập của lao động ngành Dệt May và Da Giầy đạt tương đương mức thu nhập của lao động ngành công nghiệp chế biến, chế tạo và giảm dần khoảng cách với mức thu nhập bình quân chung của lao động trong doanh nghiệp cả nước.

- Ngành Dệt May

Tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu giai đoạn 2021 - 2030 đạt 6,8% - 7,2%/năm, trong đó giai đoạn 2021 - 2025 phấn đấu đạt 7,5% - 8,0%/năm.

Phấn đấu kim ngạch xuất khẩu năm 2025 đạt 50 - 52 tỷ USD và năm 2030 đạt 68 - 70 tỷ USD.

Tỷ lệ nội địa hoá ngành Dệt May giai đoạn 2021 - 2025 đạt 51% - 55% và giai đoạn 2026 - 2030 đạt 56% - 60%.

- Ngành Da Giầy

Tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu giai đoạn 2021 - 2030 đạt 6,5% - 7,0%/năm.

Phấn đấu kim ngạch xuất khẩu năm 2025 đạt 27 - 28 tỷ USD và năm 2030 đạt 38 - 39 tỷ USD.

Tỷ lệ nội địa hoá ngành Da Giầy giai đoạn 2021 - 2025 đạt 51% - 55% và giai đoạn 2026 - 2030 đạt 56% - 60%. Riêng các dòng sản phẩm chủ lực đạt tối thiểu 60% và 75% theo từng giai đoạn tương ứng.

Đến năm 2025, có ít nhất 25% lượng hàng xuất khẩu trong các dòng sản phẩm chủ lực được doanh nghiệp trong nước tự phát triển sản phẩm. Đến năm 2030, tỷ lệ này đạt tối thiểu 40%.

b) Tầm nhìn giai đoạn 2031 - 2035

Tiếp tục cải thiện tỷ lệ nội địa hoá trên cơ sở thúc đẩy đầu tư nguyên phụ liệu đáp ứng nhu cầu phát triển và sản xuất các sản phẩm dệt may, da giày trong nước, giảm nhập khẩu.

Phấn đấu thu nhập bình quân của lao động trong doanh nghiệp ngành Dệt May và Da Giầy đạt tương đương và cao hơn thu nhập bình quân chung của lao động trong doanh nghiệp cnước.

Phấn đấu Việt Nam trở thành quốc gia sản xuất, xuất khẩu hàng dệt may, da giầy đáp ứng các yêu cầu về phát triển bền vững; thời trang Việt Nam được ghi danh trên bản đồ thời trang thế giới với các sự kiện về thời trang thu hút được sự quan tâm và tham gia của các hãng thời trang nổi tiếng thế giới.

III. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN

1. Định hướng chung

Phát triển ngành Dệt May, Da Giày theo hướng chuyên môn hoá, hiện đại hóa; cải thiện cơ cấu sản phẩm, tập trung phát triển các sản phẩm có giá trị gia tăng cao; áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn quản lý chất lượng tiên tiến để nâng cao sức cạnh tranh của ngành Dệt May và Da Giầy Việt Nam.

Đẩy mạnh chuyển từ gia công sản xuất sang các hình thức đòi hỏi năng lực cao hơn về quản lý chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị, thiết kế và xây dựng thương hiệu trên cơ sở công nghệ phù hợp đến hiện đại gắn với hệ thống quản lý chất lượng, quản lý lao động và bảo vệ môi trường theo chuẩn mực quốc tế.

Thúc đẩy đầu tư sản xuất nguyên, phụ liệu, công nghiệp hỗ trợ ngành Dệt May, Da Giầy; chú trọng đến sản xuất vải, vải nhân tạo, da thuộc, khuyến khích sản xuất vải từ sợi sản xuất trong nước nhằm giảm nhập khẩu, tác động tích cực đến mối liên kết, hình thành chuỗi giá trị và cung ứng hoàn chnh trong ngành Dệt May, Da Giầy, đáp ứng yêu cầu về quy tắc xuất xứ của các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới cũng như đẩy mạnh quá trình nội địa hóa, cải thiện và giảm nhanh khoảng cách chênh lệch về trình độ và năng suất với các nước có nền kinh tế phát triển cao hơn.

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực (năng lực nghiên cứu, thiết kế, kthuật, công nghệ, quản lý) nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của Cách mạng công nghiệp 4.0.

2. Định hướng phát triển ngành, lĩnh vực

a) Phát triển thời trang dệt may và da giầy

Thúc đẩy và tạo gắn kết, phối hợp giữa các nhà sản xuất, thiết kế phát triển sản phẩm và kinh doanh để định hướng và tạo ra các xu hướng thời trang cho thị trường trong nước; phát triển xây dựng thương hiệu sản phẩm và thương hiệu quốc gia.

Phát triển Trung tâm thời trang tại Thành phố Hồ Chí Minh và Thủ đô Hà Nội; đẩy mạnh phát triển thời trang dệt may và da giầy kết hợp chặt chẽ với chiến lược tiếp thị và chiến lược truyền thông; hướng sản phẩm thời trang dệt may và da giầy phục vụ nhu cầu trong nước, ngoài nước và khách du lịch, gắn với xu thế thế giới về các sản phẩm xanh, sản phẩm tiện lợi.

b) Phát triển ngành Dệt May

- Ngành Dệt (bao gồm xơ sợi, dệt, nhuộm và hoàn tất vải)

Phát triển sản xuất các loại xơ sợi tổng hợp, xơ sợi chức năng, xơ sợi nguyên liệu mới, thân thiện môi trường, sợi chỉ số cao, chất lượng cao,... đáp ứng nhu cầu sản xuất trong nước, giảm dần nhập khẩu. Đầu tư phát triển mạnh các mặt hàng vải dệt kim, vải dệt thoi, vải kỹ thuật.

Xây dựng một số khu công nghiệp tập trung chuyên ngành, tổ hợp chuyên ngành Dệt May, Da Giầy lớn (bao gồm chuỗi xơ sợi, dệt nhuộm, hoàn tất vải; thuộc da); ưu tiên dự án có công suất lớn từ nhà đầu tư có uy tín, sử dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại, có quy trình sản xuất đồng bộ, khép kín và đảm bảo tuân thủ các quy định về môi trường.

Định hưng thu hút đầu tư tại khu vực phía Bắc (các tỉnh Nam Định, Hưng Yên, Thái Bình,...); khu vực miền Trung (Thanh Hoá, Nghệ An, Thừa Thiên Huế, Quảng Ngãi, Bình Định,...) và phía Nam (Bình Phước, Tây Ninh, Long An,…).

- Ngành May

Lựa chọn phát triển những mặt hàng chiến lược có uy tín trên thị trường, tăng dần tỷ trọng các sản phẩm chất lượng cao; dịch chuyển sản xuất về các huyện, thị xã và các khu vực có nguồn lao động và hệ thống hạ tầng thuận lợi.

Tập trung vào đầu tư đổi mới công nghệ ở các khâu quyết định như khâu cắt vải tự động, thiết kế mẫu mới, hoàn thiện chu trình may để tăng năng suất lao động và đa dạng hóa sản phẩm.

c) Phát triển ngành Da Giầy

Chuyển dịch từ sản xuất sản phẩm truyền thống sang sản xuất các sản phẩm trung và cao cấp, các loại giầy da, túi xách thông dụng và thời trang. Đối với các sản phẩm phục vụ nhu cầu nội địa, tập trung mạnh hơn vào phát triển mẫu mốt thời trang, nghiên cứu ứng dụng nguyên liệu mới, quan tâm tới nghiên cứu nhu cầu thị trường.

Phát triển một số tổ hợp chuyên ngành tại 03 miền Bắc, Trung, Nam (kết hợp với ngành Dệt May) và cụm công nghiệp chuyên ngành có vị trí thuận lợi và hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hợp thành mạng lưới chuỗi cung ứng từ nghiên cứu phát triển đến sản xuất nguyên, phụ liệu, sản xuất và phân phi sản phẩm, trong đó ưu tiên thu hút đầu tư tại các vùng kinh tế trọng điểm.

Thu hút đầu tư các dự án thuộc da có công nghệ hiện đại, tiên tiến, thân thiện với môi trường vào các khu công nghiệp, cụm công nghiệp chuyên ngành.

d) Công nghiệp hỗ trợ

Hướng các dự án công nghiệp hỗ trợ, sản xuất nguyên, phụ liệu tập trung phát triển khu vực có mật độ cao các doanh nghiệp dệt may, da giầy tại một số địa phương phía Bắc (Hưng Yên, Nam Định, Thái Bình, Quảng Ninh,...), khu vực miền Trung (Thanh Hoá, Nghệ An, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định,...) và phía Nam (Bình Phước, Tây Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Trà Vinh, Long An,...), để giảm chi phí vận chuyển, hạ giá thành và nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm.

IV. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Giải pháp phát triển thị trường

a) Đối với cơ quan quản lý nhà nước

Tăng cường năng lực dự báo nhu cầu thị trường của cơ quan quản lý nhằm hoạch định chiến lược sản phẩm đúng hướng.

Tạo thuận lợi và hỗ trợ các doanh nghiệp ngành Dệt May, Da Giày tiếp cận trực tiếp với khách hàng tiềm năng thông qua các hoạt động tham gia hội chợ triển lãm, xúc tiến thương mại, đầu tư, phát triển thị trường, tổ chức các lớp huấn luyện về phát triển thương mại điện tử, chuyển đổi số, kết nối kinh doanh.

Đẩy mạnh và đa dạng hóa hoạt động xúc tiến thương mại; cung cấp thông tin thị trường thường xuyên, đầy đủ chính xác và kịp thời, hỗ trợ doanh nghiệp đa dạng hóa và mở rộng thị trường còn nhiều dư địa, tiềm năng. Đa dạng hóa hình thức quảng bá, giới thiệu sản phẩm dệt may, da giầy thông qua các nền tảng giải trí, văn hóa xã hội như phim truyền hình, âm nhạc, sự kiện thời trang.

Xây dựng kế hoạch phát triển các thương hiệu dệt may, da giầy Việt Nam, đưa thương hiệu Việt Nam vào chuỗi bán lẻ toàn cầu; nâng cao năng lực thiết kế, xây dựng thương hiệu và năng lực cạnh tranh; nghiên cứu sở hu các thương hiệu nổi tiếng ở nước ngoài.

Đẩy mạnh, phổ biến và nâng cao nhận thức cho các doanh nghiệp về tác động của các Hiệp định thương mại tự do, giúp các doanh nghiệp hạn chế được những rủi ro, hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp tận dụng tối đa lợi ích mà các Hiệp định thương mại tự do mang lại. Tăng cường công tác tuyên truyền, tư vấn về pháp luật thương mại quốc tế, trong đó chú trọng các nội dung về quy tắc xuất xứ, phòng vệ thương mại; chiến lược phát triển tiền vững ngành Dệt May, Da Giầy tại các thị trường nước ngoài để doanh nghiệp chủ động xây dựng chiến lược kinh doanh tại thị trường mục tiêu và kịp thời có phương án ứng phó với các vụ việc Phòng vệ Thương mại, các quy định mới do nước ngoài tiến hành, thực thi.

- Thị trường xuất khẩu

Đa dạng hoá thị trường xuất khẩu; xác định một số thị trường tiềm năng để định hướng doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu; hỗ trợ doanh nghiệp khai thác thông tin thị trường, chính sách xuất nhập khẩu, thanh toán... giảm phụ thuộc vào các thị trường truyền thống.

Xúc tiến việc xây dựng hàng rào kỹ thuật như áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật về chất lượng đối với sản phẩm nhập khẩu, kiện chống bán phá giá, đánh thuế môi trường... để bảo vệ nền sản xuất trong nước.

- Thị trường trong nước

Đẩy mạnh công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, có chế tài xử lý nghiêm đối với hàng giả, hàng nhái, hàng nhập lậu, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ đbảo vệ người tiêu dùng và nhà sản xuất trong nước, tạo thị trường lành mạnh, đảm bảo sự cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp; có các biện pháp kiểm soát chống gian lận xuất xứ.

Ban hành và triển khai các chính sách bảo vệ người tiêu dùng và thị trường trong nước thông qua việc áp dụng các biện pháp phi thuế phù hợp. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp yên tâm sản xuất và kinh doanh.

Xây dựng kế hoạch khai thác thị trường nội địa, phát triển hình thức thương mại điện tử, tiếp tục triển khai có hiệu quả Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.

b) Đối với doanh nghiệp

Xây dựng chiến lược kinh doanh, phát triển thị trường. Đầu tư, nâng cao năng lực marketing; chủ động, tích cực theo dõi diễn biến thị trường, tiếp cận khách hàng; chú trọng xây dựng các tiêu chuẩn sản phẩm phù hợp với thông lệ quốc tế để chống hàng giả, hàng nhái, hàng nhập lậu, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Tăng cường chuyển đổi số trong quản lý và các hoạt động sản xuất của doanh nghiệp ngành Dệt May và Da Giầy. Tích cực tham gia hội chợ triển lãm trong và ngoài nước để giới thiệu và phát triển sản phẩm; xây dựng và đẩy mạnh việc quảng bá thương hiệu trên thị trường trong nước và quốc tế.

Tổ chức và phát triển mạng lưới bán lẻ trong nước, đổi mới phương thức tiếp thị xuất khẩu. Xây dựng hình ảnh của ngành Dệt May, Da Giầy Việt Nam trên thị trường trong nước và quốc tế. Tích cực tham gia và thực hiện có hiệu quả Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.

2. Thu hút đầu tư và phát triển chuỗi giá trị trong nước

a) Giải pháp thu hút đầu tư

Hoàn chỉnh hệ thống pháp luật, cơ chế chính sách liên quan đến đầu tư theo hướng thông thoáng, hấp dẫn, đảm bảo phù hợp với các cam kết và thông lệ quốc tế.

Tổ chức các hội nghị xúc tiến, kêu gọi đầu tư vào công đoạn có giá trị gia tăng cao. Xây dựng chính sách thu hút và khuyến khích đầu tư các dự án xơ sợi, dệt, nhuộm, hoàn tất và thuộc da có quy mô lớn, công nghệ cao, công nghệ nguồn, đáp ứng các tiêu chuẩn về môi trường.

Thu hút mọi nguồn lực từ các thành phần kinh tế để đầu tư phát trin ngành Dệt May và Da Giầy; chú trọng và từng bước phát triển, thu hút các dự án đầu tư sản xuất các sản phẩm có sức cạnh tranh cao, sản phẩm công nghiệp, hỗ trợ, các nguyên liệu mới có nguồn gốc tự nhiên, thân thiện môi trường.

b) Phát triển chuỗi giá trị trong nước

Đẩy mạnh phát triển thời trang dệt may, da giầy. Khuyến khích thành lập hiệp hội hoặc chi hội về thời trang dệt may, da giầy để tạo môi trường chung cho các nhà thiết kế, các doanh nghiệp dệt may, da giầy; thúc đẩy liên kết thời trang Việt Nam với các hiệp hội thời trang thế giới. Tăng cường hợp tác quốc tế trong phát triển ngành thời trang dệt may, da giầy.

Triển khai và đẩy mạnh các chương trình kết nối giữa doanh nghiệp có vốn nước ngoài với doanh nghiệp trong nước; giữa tập đoàn, doanh nghiệp lớn với các doanh nghiệp vệ tinh,... để tham gia vào chuỗi sản xuất của các hãng dệt may, da giầy toàn cầu, hình thành liên kết xuyên suốt chuỗi giá trị từ sản xuất nguyên, phụ liệu đến sản phẩm cuối cùng. Khuyến khích doanh nghiệp nước ngoài chuyển giao công nghệ, kinh nghiệm quản lý, đào tạo lao động nhằm nâng cao tiềm lực khoa học công nghệ và chất lượng nguồn nhân lực ngành Dệt May, Da Giầy. Khuyến khích các thương hiệu lớn đang có mặt tại Việt Nam tham gia vào quá trình phát triển nguồn cung nguyên, phụ liệu, hình thành chuỗi cung ứng trong nước.

Xây dựng các giải pháp và chính sách nâng cao năng lực doanh nghiệp nhằm chuyển hướng đầu tư từ hình thức gia công sang sản xuất theo nhng hình thức cao hơn.

Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu, chia sẻ thông tin về nguyên, phụ liệu ngành Dệt May và Da Giầy để các doanh nghiệp trao đổi kịp thời về các nguồn cung ứng; tiến tới hình thành sàn giao dịch nguyên, phụ liệu ngành Dệt May, Da Giầy giúp các doanh nghiệp cắt giảm chi phí giao dịch, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

3. Giải pháp phát triển nguồn nguyên, phụ liệu phục vụ sản xuất

a) Ngành Dệt May

Phát triển đầu tư các dự án sản xuất nguyên liệu tổng hợp dẫn xuất từ dầu mỏ; sản xuất xơ sợi chức năng, xơ sợi nguyên liệu mới, thân thiện môi trường, sợi chi số cao, chất lượng cao; sản xuất dệt, nhuộm, hoàn tất và công nghiệp hỗ trợ.

Hình thành một số khu, cụm công nghiệp hỗ trợ ngành tại các địa phương và các vùng kinh tế trọng điểm. Xây dựng cơ chế hỗ trợ kinh phí cho công tác xử lý nước thải, chất thải trong các khu, cụm công nghiệp chuyên ngành đã được quy hoạch.

Tổ chức quảng bá thu hút đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp. Xúc tiến thu hút một số nhà đầu tư, thương hiệu sản xuất nguyên phụ liệu có uy tín trên thế giới, tạo hiệu ứng để các nhà đầu tư khác cùng tham gia đầu tư vào Việt Nam.

Thúc đẩy và khuyến khích hoạt động mua bán sáp nhập doanh nghiệp trong ngành xơ sợi, dệt, nhuộm, hoàn tất để hình thành các tập đoàn có quy mô sản xuất lớn hơn và năng lực cạnh tranh tốt hơn.

b) Ngành Da Giầy

Đầu tư phát triển ngành Da Giầy gắn với hợp tác quốc tế, tranh thủ tối đa sự dịch chuyển sản xuất từ các nước trong khu vực và trên thế giới. Khuyến khích mọi thành phần kinh tế trong nước tham gia đầu tư phát triển ngành.

Ưu tiên, khuyến khích thu hút đầu tư đối với các doanh nghiệp có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực công nghiệp phụ trợ ngành Da Giầy.

Thúc đẩy, khuyến khích doanh nghiệp trong nước liên doanh, liên kết với doanh nghiệp nước ngoài xây dựng các dự án đầu tư sản xuất các mặt hàng nguyên, vật liệu khuyết thiếu trong chuỗi giá trị ngành da (giả da, da nhân tạo...). Ưu tiên thu hút các dự án sản xuất da thuộc sinh thái thân thiện môi trường; các dự án sản xuất giầy da chất lượng cao.

Triển khai các chương trình xúc tiến đầu tư tại các thị trường tập trung đông doanh nghiệp sản xuất nguyên, phụ liệu da giầy.

Xây dựng danh sách các doanh nghiệp chủ sở hữu các thương hiệu sản xuất da thuộc, nguyên liệu mũ da, túi xách lớn của thế giới nhằm tập trung xúc tiến các doanh nghiệp này đầu tư vào Việt Nam; chuẩn bị sẵn sàng thông tin đầu tư, thông tin về các dịch vụ tại địa phương, quỹ đất dành cho các dự án đầu tư nước ngoài vào ngành sản xuất nguyên, phụ liệu da giầy.

4. Giải pháp về tổ chức quản lý

a) Cơ quan quản lý nhà nước

Đơn giản hoá thủ tục hành chính trong các hoạt động đầu tư và sản xuất kinh doanh để cắt giảm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp.

Ưu tiên các doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất xơ sợi, dệt, nhuộm, hoàn tất, thuộc da, sản xuất phụ tùng, phụ kiện, phụ liệu, hoá chất, thuốc nhuộm, chất trợ... Quy hoạch tập trung các nhà máy xơ sợi, dệt, nhuộm, hoàn tất, thuộc da và trung tâm nghiên cứu chuyên ngành để có định hướng phát triển cụ thể và phù hợp với nhu cầu thực tế.

Thúc đẩy hình thành các tổ hợp xơ sợi, dệt, nhuộm, hoàn tất, thuộc da tập trung; khuyến khích và tạo điều kiện cho nhà đầu tư, doanh nghiệp phát triển các dự án đầu tư có công nghệ tiên tiến, không gây tác động xấu đến môi trường và có kết nối với các doanh nghiệp trong nước, hình thành chuỗi liên kết trong chuỗi giá trị.

Xây dựng chính sách cho doanh nghiệp ngành Dệt May, Da Giầy thuộc đối tượng phải di dời vào các khu, cụm công nghiệp như: Thuế, đất đai, thuê hạ tầng cơ sở, tuyển dụng lao động,... trên cơ sở tuân thủ các quy định pháp luật và các quy định về trợ cấp trong khuôn khổ WTO và các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam là thành viên.

Tiếp tục nghiên cứu, xây dựng và ban hành tiêu chuẩn chất lượng, quy chuẩn quản lý chất lượng phù hợp với quốc tế để nâng cao sức cạnh tranh của ngành Dệt May, Da Giầy Việt Nam và làm cơ sở cho việc giám sát, kiểm tra sản phẩm của ngành; cải cách thủ tục hành chính, nhất là thủ tục về đất đai, đầu tư, hỗ trợ di dời, vay vốn tín dụng, đăng ký bảo hộ bản quyền tác giả, kiểu dáng công nghiệp... tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong ngành Dệt May, Da Giầy phát triển ổn định và tạo ra sản phẩm có chất lượng cao.

Tiếp tục hoàn thiện và triển khai Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam.

Nghiên cứu và trình cấp có thẩm quyền điều chỉnh các quy định pháp luật để tạo điều kiện thuận lợi trong triển khai các hoạt động tái sử dụng/tái chế/cộng sinh công nghiệp giữa các doanh nghiệp sản xuất, đặc biệt đối với các loại chất thải nhằm thúc đẩy phát triển mô hình kinh tế tuần hoàn trong ngành Dệt May, Da Giầy.

Tăng cường công tác điều phối phát triển theo vùng, lãnh thổ nhằm nâng cao hiệu quả liên kết vùng, góp phần hình thành các cụm liên kết ngành về dệt may, da giày, các chuỗi giá trị trong nước, nhằm tận dụng lợi thế về tích tụ công nghiệp tại một số địa phương, vùng kinh tế.

Nâng cao hiệu quả khả năng truy xuất thông qua cập nhật định kỳ danh sách cảnh báo sớm các mặt hàng dệt may và da giầy có nguy cơ bị điều tra phòng vệ Thương mại, điều tra lẩn tránh thuế.

b) Hiệp hội, doanh nghiệp

Đẩy mạnh vai trò của các Hiệp hội ngành nghề trong việc tham mưu cho Bộ Công Thương và các bộ ngành liên quan xây dựng chính sách phát triển ngành và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của doanh nghiệp và người tiêu dùng.

Tăng cường vai trò của các Hiệp hội trong các lĩnh vực: Thị trường, xây dựng thương hiệu sản phẩm, xúc tiến đầu tư, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, phát triển nguồn nhân lực,...

Tái cấu trúc các ngành xơ sợi, dệt nhuộm, hoàn tất, may mặc và ngành sản xuất da, sản phẩm giầy dép,... theo hướng kết nối chuỗi giá trị, cân bằng giữa sản xuất nguyên phụ liệu với gia công sản phẩm để tạo giá trị gia tăng cao.

Nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp; đẩy mạnh đầu tư đổi mới thiết bị, công nghệ hiện đại, đng bộ, đúng hướng, có trọng điểm, nhằm tạo ra sự thay đổi căn bản về năng lực sản xuất, chất lượng sản phẩm và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Khuyến khích các doanh nghiệp tạo mối gắn kết chặt chẽ, từng bước liên kết theo chuỗi giá trị từ khâu cung cấp nguyên liệu, sản xuất, đến phân phi và tiêu thụ sản phẩm.

5. Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực ngành Dệt May và Da Giầy giai đoạn đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2035.

Tăng cường công tác đào tạo nguồn nhân lực, xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, nghiên cứu, kỹ thuật, thiết kế và công nhân lành nghề để tạo lợi thế cạnh tranh và đáp ứng yêu cầu phát triển trong hội nhập và cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0. Hiện đại hóa từng bước và nâng cao hiệu quả quản trị doanh nghiệp trong ngành.

Xây dựng và hoàn thiện chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, kỹ thuật viên và công nhân kỹ thuật; đầu tư chiều sâu và mở rộng hệ thống đào tạo trong các trường đào tạo chuyên ngành Dệt May và Da Giầy.

Đẩy mạnh công tác đào tạo nghề theo hướng xã hội hóa. Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp liên kết đào tạo nghề với các cơ sở đào tạo trong cả nước đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp.

Đào tạo kiến thức, kỹ năng về quản trị công nghệ, chuyển giao công nghệ, hấp thụ và phát triển công nghệ; hợp tác với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để đào tạo, chuyển giao công nghệ và nâng cao năng lực sản xuất cho doanh nghiệp trong nước.

Xây dựng các tiêu chuẩn về việc làm bền vững, đáp ứng các yêu cầu của Quy tắc kinh doanh có trách nhiệm, phù hợp với thông lệ quốc tế về chuỗi giá trị có trách nhiệm trong ngành Dệt May và Da Giầy.

a) Ngành Dệt May

Hợp tác với đối tác nước ngoài đào tạo nhân lực cho ngành sản xuất nguyên, phụ liệu dệt may, đặc biệt là nhân lực công đoạn nhuộm, hoàn tất, tạo mẫu thiết kế; đào tạo nâng cao năng lực cho doanh nghiệp dệt may về quản lý sản xuất, quản lý chuỗi giá trị và khách hàng; ứng dụng công nghệ mới nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và năng suất chất lượng.

Xây dựng cơ chế chính sách phù hợp đối với phát triển nguồn nhân lực, trong đó đặc biệt quan tâm đến chính sách tiền lương, môi trường làm việc.

Tăng cường năng lực đào tạo cho các trường đại học, cao đng và dạy nghề để đào tạo đội ngũ kỹ sư về xơ sợi, dệt, nhuộm, hoàn tất, cán bộ quản lý và công nhân kỹ thuật lành nghề, đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao của ngành Dệt May thời gian tới.

b) Ngành Da Giầy

Xây dựng chương trình đào tạo nguồn nhân lực phù hợp với nhu cầu nhân lực của ngành trong các giai đoạn phát triển.

Hoàn thiện hệ thống chính sách đào tạo, phát triển nguồn nhân lực sản xuất nguyên, phụ liệu ngành Da Giy. Đi mới nội dung, chương trình đào tạo theo hướng nâng cao kỹ năng thực hành cho nguồn nhân lực sản xuất nguyên, phụ liệu da giầy.

Xây dựng hoàn chỉnh bộ chương trình nghề theo các phân khúc của chuỗi giá trị gia tăng ngành Da Giầy (thiết kế - sản xuất - bán hàng).

Xây dựng và triển khai hiệu quả các giải pháp hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực, chú trọng các kỹ năng mới như: thiết kế, phát triển sản phẩm,... Kết nối các cơ sở đào tạo trong nước với nước ngoài.

6. Giải pháp đổi mới khoa học, công nghệ và phát triển bền vững, xanh hoá ngành Dệt May, Da Giầy

Xây dựng và ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích nhập khẩu công nghệ nguồn, công nghệ cao, công nghệ sạch trong ngành Dệt May, Da Giầy; ưu đãi, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư máy móc, thiết bị, công nghệ mới nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, giảm tiêu hao năng lượng, giảm lượng nước xả thải, giảm phát thải khí nhà kính; tăng cường tái chế, tái sử dụng nguyên, nhiên vật liệu, chất thải; tập trung ưu tiên vào các khâu tạo giá trị gia tăng cao gắn với các quy trình sản xuất thông minh, tự động hoá, thân thiện với môi trường.

Khuyến khích các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao công nghệ trong sản xuất và phát triển các loại nguyên, phụ liệu trong nước chưa sản xuất được, các sản phẩm dệt may, da giầy chất lượng cao, phù hợp tiêu chuẩn quốc tế, đảm bảo các chỉ tiêu về an toàn, thân thiện môi trường; tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong ngành Dệt May, Da Giầy đầu tư nghiên cứu khoa học và áp dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất.

Tăng cường đầu tư cho hoạt động khoa học công nghệ thông qua các đề tài, dự án phục vụ phát triển sản xuất. Đẩy mạnh sản xuất một số nguyên, phụ liệu, phụ tùng quan trọng trong nước để thay thế nguyên, phụ liệu nhập ngoại. Đầu tư xây dựng các cơ sở phân tích, kiểm tra chất lượng sản phẩm đáp ứng các yêu cầu khắt khe của các nước nhập khẩu.

Tăng cường năng lực nghiên cứu cho các cơ quan nghiên cứu chuyên ngành Dệt May, Da Giầy và các tổ chức, đơn vị có các hoạt động phát triển ngành trong các lĩnh vực khoa học công nghệ, thiết kế, sản xuất thử nghiệm, phát triển sản phẩm, kiểm định chất lượng, chuyển giao công nghệ, đào tạo,...

Xây dựng chính sách đẩy mạnh ứng dụng công nghệ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 (in 3D, vật liệu mới, tự động hoá, robot, số hoá,...), ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến dựa trên nền tảng công nghệ thông tin và trí tuệ nhân tạo để tham gia sâu vào chuỗi giá trị, tạo bước chuyển biến thực chất trong quá trình sản xuất, quản trị doanh nghiệp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp ngành Dệt May, Da Giầy.

Rà soát và tham khảo các tiêu chuẩn, yêu cầu, quy định quốc tế, khu vực để thiết lập và định kỳ cập nhật các tiêu chuẩn, định mức, quy định của ngành về chất thải, tiêu thụ năng lượng, sử dụng nước, sử dụng vật liệu, hóa chất,...

Thúc đẩy các doanh nghiệp dệt may, da giầy trong nước tiếp cận, thực hiện quy hình xanh hóa trong sản xuất và đạt các chứng chỉ về bảo vệ môi trường, về tăng trưng xanh, tăng trưởng bền vững, phù hp với tiêu chuẩn quốc tế và tiêu chuẩn của các thị trường mục tiêu.

Đẩy mạnh các nghiên cứu về vật liệu và hoá chất mới có thể tái tạo hoặc có nguồn gốc tự nhiên để dần thay thế các vật liệu không bền vững trên cơ sở đánh giá vòng đời sản phẩm; khuyến khích doanh nghiệp tái sử dụng nguyên, nhiên liệu, chất thải, ... trong quá trình sản xuất.

Tổ chức các khoá đào tạo, phổ biến thông tin và nâng cao năng lực về quản lý và kiểm soát các vấn đề về môi trường tại doanh nghiệp (kiểm soát hoá chất, tiêu thụ năng lượng, tiêu thụ nước...); nghiên cứu xây dựng chính sách hỗ trợ truy xuất nguồn gốc, chuỗi giá trị minh bạch... phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế.

7. Giải pháp, cơ chế tài chính, thuế và nguồn vốn

Xây dựng chính sách về đầu tư, tín dụng, thuế cho lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ ngành Dệt May và Da Giầy.

Xây dựng và triển khai các chương trình về tín dụng cho các dự án phát triển khu công nghiệp tập trung, xây dựng kết cấu hạ tầng cho các cụm công nghiệp chuyên ngành Dệt May và Da Giầy theo hình thức tổ hợp khép kín từ khâu xơ sợi - dệt - nhuộm - hoàn tất và bảo quản da nguyên liệu - thuộc da.

Xây dựng chính sách hỗ trợ đối với các cơ sở đào tạo nghề xơ sợi, dệt, nhuộm, hoàn tất, thuộc da như miễn, giảm thuế thu nhập, hỗ trợ chi phí thuê mặt bằng, xây dựng trường, xưởng thực hành, miễn thuế nhập khẩu các thiết bị giảng dạy, giáo cụ. Xây dựng chính sách khuyến khích các doanh nghiệp tổ chức đào tạo nhân lực bậc cao bằng các hình thức nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí đào tạo.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Bộ Công Thương

Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan liên quan phổ biến nội dung của Chiến lược; định kỳ đánh giá tình hình thực hiện Chiến lược, báo cáo thủ tướng Chính phủ.

Xây dựng và ban hành cơ chế, chính sách thu hút các nhà đầu tư phát triển sản xuất các nguyên, phụ liệu, phụ tùng, phụ kiện ngành Dệt May và Da Giầy; tăng cường năng lực cho các Trung tâm đào tạo ngành nghề, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành Dệt May và Da Giầy Việt Nam.

Xây dựng Chương trình phát triển bền vững ngành Dệt May, Da Giầy giai đoạn 2021 - 2030 trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Xây dựng và triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư trong và ngoài nước phù hợp với định hướng phát triển của ngành Dệt May, Da Giầy; chú trọng phát triển thị trường mới, tiếp cận trực tiếp với khách hàng tiềm năng và đa dạng hoá sản phẩm Dệt May, Da Giầy.

Tăng cường hợp tác quốc tế để nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp dệt may, da giầy theo hướng hình thành chuỗi giá trị hoàn chỉnh trong nước, phù hợp với các cam kết quốc tế về lao động, môi trường và phát triển bền vững.

Tăng cường hoạt động quản lý thị trường, kiểm soát chống hàng giả, hàng nhái, hàng nhập lậu, gian lận xuất xứ; có chế tài xử lý nghiêm đối với các trường hợp vi phạm; xây dựng các hàng rào kỹ thuật phù hợp với thông lệ quốc tế nhm đảm bảo môi trường kinh doanh lành mạnh, bảo vệ người tiêu dùng và doanh nghiệp sản xuất trong nước.

Hàng năm bố trí nguồn vốn kinh phí khuyến công quốc gia hỗ trợ các tổ chức, doanh nghiệp dệt may, da giầy trong đào tạo nghề, ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến vào sản xuất. Tăng cường tuyên truyền, đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về phòng vệ thương mại cho các doanh nghiệp, hiệp hội ngành Dệt May, Da Giầy nhằm chủ động nắm vững các quy định pháp luật về phòng vệ thương mại để có định hướng kinh doanh phù hợp và bền vững.

Phối hợp với các bộ, ngành liên quan, tăng cường công tác bảo vệ môi trường, hoàn thiện chính sách pháp luật, kiểm tra, giám sát việc thực thi các quy định pháp luật về môi trường liên quan đến ngành Dệt May, Da Giầy, đảm bảo tính minh bạch, khả thi và thuận lợi hoá trong hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và địa phương trong việc thu hút đầu tư nước ngoài vào ngành Dệt May, Da Giầy có xét đến đối tượng và khu vực phù hợp; xây dựng các chương trình xúc tiến đầu tư tại các thị trường mục tiêu nhằm tận dụng tốt cơ hội thị trường từ các Hiệp định thương mại tự do.

Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và địa phương xác định các không gian lãnh thổ, khu công nghiệp có lợi thế và đề xuất địa điểm phù hợp để tập trung phát triển 3 - 5 tổ hợp chuyên ngành Dệt May, Da Giầy góp phần hình thành các chuỗi giá trị và cụm liên kết ngành về Dệt May, Da Giầy.

Phối hợp với Bộ Tài chính xây dựng chính sách thu hút đầu tư phát triển để sớm hình thành tổ hợp chuyên ngành Dệt May, Da Giầy và xây dựng khu công nghiệp dệt may, da giầy có hệ thống xử lý nước thải tập trung phục vụ ngành phát triển, đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường, phát triển bền vững.

3. Bộ Tài chính

Chủ trì xây dựng chính sách về cơ chế tài chính, thuế và nguồn vốn nhằm phát triển ngành Dệt May, Da Giầy.

Bố trí ngân sách thường xuyên theo khả năng cân đi ngân sách cho cơ quan quản lý nhà nước thực hiện các nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước để triển khai Chương trình phát triển bền vững ngành Dệt May, Da Giầy sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

4. Bộ Khoa học và Công nghệ

Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan xây dựng, sửa đổi, bổ sung hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn quốc gia hài hoà với tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, thẩm định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với các sản phẩm dệt may, da giầy; phối hợp xây dựng các hàng rào kỹ thuật để ngăn ngừa hàng giả, hàng nhái, hàng nhập lậu, hàng kém chất lượng, bảo vệ người tiêu dùng và doanh nghiệp sản xuất trong nước, tránh nhập khẩu dây chuyền sản xuất, thiết bị lạc hậu có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, mất an toàn lao động.

Chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ Tài nguyên và Môi trường và các bộ, ngành liên quan phổ biến rộng rãi thông tin về công nghệ mới, thân thiện môi trường trong lĩnh vực dệt may, da giày, xác định công nghệ khuyến khích đầu tư làm cơ sở cho việc phê duyệt, thẩm định các dự án đầu tư vào lĩnh vực dệt may, da giầy, đặc biệt là những dự án nhạy cảm về vấn đề môi trường.

Chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương và các bộ, ngành liên quan tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ nhằm thúc đẩy phát triển ngành Dệt May, Da Giầy, trong đó ưu tiên lĩnh vực nghiên cu, phát triển nguyên, phụ liệu, công nghiệp hỗ trợ.

Phối hợp với Bộ Công Thương xây dựng, triển khai áp dụng truy xuất nguồn gốc, cơ sở dữ liệu sản phẩm, hàng hóa dệt may, da giầy; hỗ trợ các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân kết nối Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa quốc gia.

Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan hỗ trợ các doanh nghiệp dệt may, da giầy trong đầu tư đổi mới công nghệ, nhập khẩu công nghệ, thiết bị tiên tiến, đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ sản xuất mới, công nghệ thân thiện môi trường, công nghệ của Cách mạng công nghiệp 4.0.

5. Bộ Tài nguyên và Môi trường

Nghiên cứu, đánh giá lại mức độ ảnh hưởng về môi trường của công đoạn dệt nhuộm, hoàn tất, thuộc da để điều chỉnh các tiêu chí về môi trưng cho phù hợp với tình hình thực tế và trình độ khoa học công nghệ hiện nay nhằm tạo cơ sở pháp lý cho các địa phương thu hút đầu tư phát triển ngành.

Chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương hướng dẫn Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, bố trí quỹ đất và chính sách về đất đai phù hợp với nhu cầu phát triển ngành Dệt May và Da Giầy.

6. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Tăng cường phát triển mô hình đào tạo, liên kết giữa các cơ sở đào tạo trong nước với nước ngoài, giữa các cơ sở đào tạo với các doanh nghiệp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp, đặc biệt là trong ngành Dệt May và Da Giầy.

Dự báo nhu cầu nhân lực qua đào tạo giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045, trong đó có 02 nhóm ngành Dệt May và Da Giầy.

7. Bộ Giáo dục và Đào tạo

Chủ trì, phối hợp với các bộ ngành liên quan nghiên cứu, khuyến khích, triển khai giáo dục, định hướng nghề nghiệp ngành Dệt May và Da Giầy cho đối tượng học sinh phổ thông.

8. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

Cụ thể hoá Chiến lược phát triển ngành Dệt May, Da Giy Việt Nam trên địa bàn tỉnh, thành phố; phối hp với các bộ, ngành theo dõi, đánh giá và định kỳ báo cáo tình hình thực hiện Chiến lược và các chương trình liên quan để đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất với quy hoạch tỉnh, thành phố và các quy hoạch, kế hoạch của các ngành kinh tế liên quan khác.

Thúc đẩy thu hút đầu tư, tạo điều kiện về quỹ đất, giải quyết các thủ tục về đất đai, giải phóng mặt bằng,... để triển khai nhanh các dự án đầu tư ngành Dệt May và Da Giầy theo định hướng của Chiến lược.

Hằng năm bố trí nguồn vốn kinh phí khuyến công địa phương phục vụ cho phát triển ngành Dệt May và Da Giầy, trong đó tập trung vào đào tạo nghề, ứng dụng thiết bị công nghệ tiên tiến phục vụ sản xuất.

9. Các Hiệp hội ngành nghề có liên quan

Chủ động kết nối với các bộ, ngành, địa phương trong việc triển khai thực hiện Chiến lược; đề xuất với các cơ quan quản lý nhà nước xây dựng và điều chỉnh các cơ chế, chính sách để tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển sản xuất và thúc đẩy ngành Dệt May và Da Giầy phát triển theo mục tiêu và nội dung của Chiến lược.

Xây dựng, tham gia thực hiện các chương trình hỗ trợ đào tạo, chuyển giao công nghệ (của Bộ Công Thương và các bộ, ngành liên quan). Tổ chức các khoá đào tạo, phổ biến thông tin cho các doanh nghiệp dệt may, da giầy trong hoạt động quản lý đầu tư, sản xuất kinh doanh, kiểm soát các vấn đề về môi trường và lao động.

Hỗ trợ các tổ chức và doanh nghiệp đầu tư và phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị. Chủ động xây dựng chương trình hợp tác, liên kết doanh nghiệp dệt may, da giy, sản xuất nguyên, phụ liệu Việt Nam với doanh nghiệp trên thế giới. Thúc đy các diễn đàn hợp tác, chia sẻ, đưa công nghệ sản xuất nguyên, phụ liệu dệt may, da giầy hiện đại, thân thiện với môi trường vào Việt Nam.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.


Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg,

TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục;
- Lưu: VT, CN (2
).

KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG




Vũ Đức Đam

THE PRIME MINISTER
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom – Happiness
---------------

No. 1643/QD-TTg

Hanoi, December 29, 2022

 

DECISION

ON APPROVAL FOR THE STRATEGY FOR DEVELOPMENT OF VIETNAM'S TEXTILES AND CLOTHING, LEATHER AND FOOTWEAR INDUSTRIES TO 2030, VISION TO 2035

THE PRIME MINISTER

Pursuant to the Law on Government Organization dated June 19, 2015; the Law on amendments to the Law on Government Organization and the Law on Organization of Local Government dated November 22, 2019;

Pursuant to Resolution No. 124/NQ-CP dated September 3, 2020 of the Government on the Government's Action Program to implement Resolution No. 23-NQ/TW of August 22, 2018 of the Politburo on the directions for formulating national industrial development policies to 2030, with a vision to 2045;

Pursuant to Resolution No. 115/NQ-CP dated August 6, 2020 of the Government on solutions to promote the development of supporting industries;

Pursuant to Resolution No. 01/NQ-CP dated January 1, 2021 of the Government on the main tasks and solutions to implement the socio-economic development plan and the budget estimate of 2021;

At the proposal of the Minister of Industry and Trade.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 1. Approve the "Strategy for development of Vietnam’s Textiles and Clothing, Leather and Footwear industries to 2030, with a vision to 2035" (hereinafter referred to as the Strategy), with the following main contents:

I. DEVELOPMENT VIEWPOINTS

Export continues to be the main and important driver for the development and growth of the Textiles and Clothing, Leather and Footwear industries (hereinafter referred to as the TCLF industries); effectively take advantage of opportunities from the free trade agreements that Vietnam has signed, diversify export markets and maximize the domestic market.

Develop fashion design, create Vietnamese brands to dominate domestic and export markets; improve the localization rate, increase the added value for Vietnamese TCLF fashion products.

Develop the TCLF industries in association with ecological environment protection; fulfill obligations and social responsibilities, ensure compliance with sustainable development goals and international commitments.

Develop the TCLF industries in accordance with the Strategy and orientation of Vietnam's industrial development; in line with the development of related economic sectors, and also associated with international integration and the Industrial Revolution 4.0.

II. OBJECTIVES

1. Overall objectives

Develop the TCLF industries as the main export industries of the economy; to step up the production of products with high quality and competitiveness in the international market that meet the needs of the domestic market; maintain the position in the group of leading producing and exporting countries of textiles, clothing, leather and footwear products in the world.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. Specific objectives

a) 2021 - 2030 period

The average national growth rate of export turnover of textiles and clothing, leather and footwear in the period of 2021 - 2030 is expected to reach 6.8% - 7.0%/year, of which period 2021 - 2025 is expected to reach 7.2% - 7. 7%/year.

The total export turnover of textiles and apparels and footwear of the whole country in 2025 is expected to reach 77-80 billion USD and in 2030 is expected to reach 106 - 108 billion USD.

By 2025, the average income of workers in enterprises in the TCLF industries is expected to reach over 90% of the average income of workers in enterprises nationwide and strive to gradually reduce the gap with the national average income of workers.

By 2030, the income of workers in the Textiles and Clothing and Footwear industries is expected to be equivalent to that of workers in the processing and manufacturing industries and gradually reduce the gap with the national average income of workers.

- The Textiles and Clothing industries

Export turnover growth in the period 2021 - 2030 is expected to reach 6.8% - 7.2%/year, of which period 2021 - 2025 is expected to reach 7.5% - 8.0%/year.

Export turnover in 2025 is expected to reach 50-52 billion USD and in 2030 is expected to reach 68-70 billion USD.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- The Leather and Footwear industries

Export turnover growth in the period 2021 - 2030 is expected to reach 6.5% - 7.0%/year.

Export turnover in 2025 is expected to reach 27-28 billion USD and in 2030 is expected to reach 38-39 billion USD.

The localization rate of the Leather and Footwear industries in the period of 2021 - 2025 is expected to reach 51% - 55% and in the period 2026 - 2030 is expected to reach 56% - 60%. Particularly, the key product lines are expected to reach at least 60% and 75% in each period respectively.

By 2025, at least 25% of exports in key product lines will be self-developed by domestic enterprises. By 2030, this rate is expected to reach at least 40%.

b) Vision in the period of 2031 - 2035

Continue to improve the localization rate on the basis of promoting investment in raw materials to meet the development and production needs of domestic textile, clothing, leather and footwear products, and reduce imports.

The average income of workers in enterprises in the TCLF industries is expected to be equivalent to and higher than the average income of workers in enterprises nationwide.

Vietnam is expected to become a country that manufactures and exports textiles and clothing, leather and footwear meeting the requirements of sustainable development; Vietnamese fashion is listed on the world fashion map with fashion events that attract the attention and participation of world famous fashion brands.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. General orientation

Develop the TCLF industries in the direction of specialization and modernization; improve product structure, focus on developing products with high added value; apply advanced quality management standards and regulations to improve the competitiveness of Vietnam’s TCLF industries.

Accelerate the shift from manufacturing outsourcing to forms requiring higher competencies in supply chain management, value chain, design and branding on the basis of appropriateness to modern technology associated with the system quality management, labor management and environmental protection according to international standards.

Promote investment in production of raw materials, auxiliary materials, and in supporting industries for the TCLF industries; focus on the production of fabrics, artificial fabrics, leather; encourage the production of fabrics from domestically produced yarns in order to reduce imports, positively affect linkages, and form a complete supply and value chain in the TCLF industries; meet the requirements of rules of origin of new-generation Free Trade Agreements as well as speed up the localization process, and rapidly reduce the gap between capacity and productivity with countries with more developed economies.

Improve the quality of human resources (research, design, engineering, technology, management capabilities) to meet the development requirements of the Industrial Revolution 4.0.

2. Industries and sector development orientations

a) Development of TCLF fashion

Promote and create cohesion, coordination between manufacturers and designer to develop products and business in order to orient and create fashion trends for the domestic market; develop product branding and national brand.

Develop Fashion Centers in Ho Chi Minh City and Hanoi Capital; promote the development of TCLF fashion in close association with marketing and communication strategies; make textile, apparel and leather, footwear fashion products to serve domestic, foreign and tourist needs, in association with the world trend of eco-friendly products and convenient products.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- The Textiles industry (including fibers, weaving, dyeing and finishing fabrics)

Develop production of synthetic fibers, functional fibers, new and eco-friendly raw materials, high-index, high-quality yarns, etc., to meet domestic production needs and gradually reduce import. Strongly develop knit fabrics, woven fabrics, technical fabrics.

Build a number of specialized industrial parks with specialized complexes of the TCLF industries (including yarn chains, textile, dyeing, finishing fabrics; tanning); prioritize projects that have large capacity from reputable investors and use advanced and modern technology, with synchronous and closed production processes and compliance with environmental regulations.

Focus attracting investment in the Northern region (Nam Dinh, Hung Yen, Thai Binh, etc.); the Central region (Thanh Hoa, Nghe An, Thua Thien Hue, Quang Ngai, Binh Dinh, etc.) and the South region (Binh Phuoc, Tay Ninh, Long An, etc.).

- The Clothing industry

Develop prestigious strategic products in the market, gradually increase the proportion of high-quality products; shift production to districts, towns and areas with labor resources and convenient infrastructure systems.

Focus on investing in technological innovation in decisive stages such as automatic fabric cutting, new pattern design, and completion of the sewing cycle to increase labor productivity and diversify products.

c) Development of the Leather and Footwear industries

Shift from the production of traditional products to the production of medium and high-end products, popular and fashionable leather shoes and bags. For products serving domestic demand, focus more strongly on developing modes, researching and applying new materials, paying attention to research on market demand.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Attract investment in tanning projects with modern, advanced and eco-friendly technology in industrial parks and specialized industrial clusters.

d) Supporting industries

Develop projects of supporting industries, production of raw materials and auxiliary materials in areas with high density of textile, clothing and leather, footwear enterprises in some Northern provinces (Hung Yen, Nam Dinh, Thai Binh, Quang Ninh, etc.), the Central provinces (Thanh Hoa, Nghe An, Thua Thien Hue, Quang Nam, Quang Ngai, Binh Dinh, etc.) and the Southern provinces (Binh Phuoc, Tay Ninh, Ba Ria - Vung Tau, Tra Vinh, Long An, etc.), to reduce transportation costs, lower costs and enhance the competitiveness of products.

IV. SOLUTIONS

1. Market development solution

a) As for regulatory agencies

Strengthen the capacity of the management agency to forecast market demand in order to plan the product strategy in the right direction.

Facilitate and support enterprises in the TCLF industries to directly approach potential customers through participation in exhibitions, trade promotion, investment, market development; hold training courses on e-commerce development, digital transformation, business connection.

Promote and diversify trade promotion activities; provide regular, complete and accurate market information in a timely manner; support businesses to diversify and expand markets with fiscal space and potential. Diversify forms of promotion and introduction of textile and footwear products through entertainment, cultural and social platforms such as dramas, music, and fashion events.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Raise enterprises’ awareness of the impact of Free Trade Agreements; help enterprises limit risks; support and encourage enterprises to make the most of the benefits provided by free trade agreements. Strengthen the propagation and consultancy on international trade law, wherein focusing on the content of rules of origin and trade remedies, and strategies for sustainable development of the TCLF industries in foreign markets so that enterprises can actively develop business strategies in the target market and promptly have a plan to respond to trade remedies’ cases, and new regulations implemented and enforced by foreign countries.

- Export market

Diversify export markets; identify a number of potential markets to orient enterprises to boost exports; support enterprises to exploit market information, import and export policies, payment, etc. so as to reduce dependence on traditional markets.

Promote the construction of technical barriers, such as the application of technical standards on quality for imported products, anti-dumping lawsuits, environmental tax, etc. in order to protect domestic production.

- Domestic market

Step up the inspection and control of the market; have strict sanctions against counterfeit goods, smuggled goods, poor quality goods and goods of unknown origin so as to protect consumers and domestic producers, create a healthy market, and ensure equal competition among enterprises; and have safeguards against origin fraud.

Promulgate and implement policies to protect consumers and the domestic market through the application of appropriate non-tax measures. Make it easier for enterprises to feel secured in production and business.

Develop a plan to exploit the domestic market, develop the form of e-commerce, continue to effectively implement the campaign " Vietnamese people prioritize using made-in-Vietnam goods".

b) As for enterprises

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Strengthen digital transformation in management and production activities of enterprises in the TCLF industries. Actively participate in domestic and foreign trade fairs to introduce and develop products; build and accelerate the brand promotion in domestic and international markets.

Organize and develop the domestic retail network, innovate export marketing methods. Build the image of Vietnam’s TCLF industries in the domestic and international markets. Actively participate in and effectively implement the "Vietnamese people prioritize using Vietnamese goods" campaign.

2. Attract investment and develop domestic value chains

a) Solutions to attract investment

Improve the legal system, mechanisms and policies related to investment in an open and attractive direction, ensuring compliance with international commitments and practices.

Organize promotion conferences, call for investment in high value-added stages. Formulate policies to attract and encourage investment in large-scale, high-tech, root technology projects of fiber, textile, dyeing, finishing and tanning that meet environmental standards.

Attract all resources from all economic sectors to invest in developing the TCLF industries; mainly and gradually develop, attract investment projects to produce highly competitive products, industrial and supporting products, and new environment-friendly materials of natural origin.

b) Develop domestic value chains

Develop TCLF fashion Encourage the establishment of association or sub-association of TCLF fashion in order to create a common environment for designers, TCLF enterprises; promote Vietnam’s fashion association with world fashion associations. Strengthen international cooperation in the development of TCLF fashion industry.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Develop solutions and policies to improve enterprise capacity to redirect investment from outsourcing to manufacturing in higher forms.

Build a database and information sharing system on raw materials and auxiliary materials for the TCLF industries so that businesses can exchange information about supply sources in a timely manner; and then establish a trading floor for raw materials and auxiliary materials for the TCLF industries so as to help businesses cut transaction costs, and improve production and business efficiency.

3. Solutions for developing sources of raw materials and auxiliary materials for production

a) The Textiles and Clothing industries

Mainly invest in projects to produce synthetic materials derived from petroleum; manufacture functional fibers; new and eco-friendly raw materials with high-yarn count and high-quality; produce textile, dyeing, finishing and supporting industries.

Form a number of supporting industrial zones and clusters in local areas and key economic regions. Develop a mechanism to support funding for the treatment of wastewater and waste in specialized industrial zones and clusters that have been planned.

Organize promotion to attract investment in industrial zones and clusters. Promote to attract a number of reputable investors and brands of raw materials and auxiliary materials in the world, which makes impact on investment decisions to Vietnam of other investors.

Promote and encourage business mergers and acquisitions in the fiber, textile, dyeing and finishing industries to form corporations with larger production scale and better competitiveness.

b) The Leather and Footwear industries

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Prioritize and encourage investment attraction for enterprises with long-term experience in the field of supporting industries for the Leather and Footwear industries.

Promote and encourage domestic enterprises to enter into joint ventures and association with foreign enterprises to build investment projects for the production of deficient raw materials and materials in the leather industry value chain (leather substitutes, artificial leather, etc.). Priority is given to attracting eco-friendly tanning projects; projects to produce high quality leather footwear.

Initiate investment promotion programs in markets with a large concentration of enterprises producing leather and footwear raw materials and auxiliary materials.

Make a list of businesses that own the world's largest brands of leather, leather hats and handbags in order to promote businesses’ investment in Vietnam; prepare investment information, information on local services, land fund for foreign investment projects in the production of leather and footwear raw materials and auxiliary materials.

4. Solutions on organization and management

a) Regulatory agencies

Simplify administrative procedures in investment and production activities to cut time and costs for enterprises.

Priority shall be given to enterprises investing in fiber production, weaving, dyeing, finishing, tanning, production of spare parts, accessories, auxiliary materials, chemicals, dyes, etc. Gather weaving, dyeing, finishing, tanning factories and specialized research centers in a given place to have specific development orientations and to suit actual needs.

Promote the formation of concentrated fiber combinations, weaving, dyeing, finishing, and tanning; encourage and enable investors and enterprises to develop investment projects with advanced technology, which do not cause adverse impacts on the environment and have connections with domestic enterprises, forming linkage chains in the value chain.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Continue to research, develop and issue quality standards and quality management standards in line with international standards to improve the competitiveness of Vietnam’s TCLF industries and serve as a basis for the supervision and inspection of the TCLF industries' products; reform administrative procedures, especially those related to land, investment, relocation support, credit loans, registration of copyright protection, industrial designs, etc. to enable enterprises in the TCLF industries to develop stably and create high quality products.

Continue to improve and initiate the Action Plan to improve competitiveness and develop logistics services in Vietnam.

Research and request competent authorities to adjust legal regulations to facilitate the initiation of reuse/recycling/industrial symbiosis among manufacturing enterprises, especially for kinds of waste in order to promote the development of a circular economy model in the TCLF industries.

Strengthen the coordination of development by region and territory in order to improve the efficiency of regional linkage, contribute to the formation of TCLF industrial clusters, and domestic value chains, in order to take advantage of industrial agglomeration in a number of local areas and economic regions.

Improve the efficiency of traceability through periodic updating of the early warning list of TCLF products that are at risk of being subject to trade defense investigation and tax evasion investigation.

b) Associations, enterprises

Promote the role of TCLF associations in advising the Ministry of Industry and Trade and related ministries to develop policies on TCLF development and protect the legitimate interests of enterprises and consumers.

Strengthen the role of associations in the following fields: market, product branding, investment promotion, scientific research and technology transfer, human resource development, etc.

Restructure the fiber, textile, dyeing, finishing, clothing industries and leather, footwear industries, etc. in the direction of connecting the value chain, balancing the production of raw and auxiliary materials and the processing of products to create high added value.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



5. Solutions to improve the quality of human resources

Formulate a strategy for human resource development in the TCLF industries for the period to 2030 and a vision to 2035.

Strengthen the training of human resources, build a team of administrators, researchers, technicians, designers and skilled workers to create competitive advantages and meet development requirements in integration and Industrial Revolution 4.0., gradually modernize and improve the efficiency of corporate governance in the TCLF industries.

Develop and improve training and retraining programs for staff, technicians and technical workers; conduct in-depth investment in and expand the training system in specialized training schools of the TCLF industries.

Promote vocational training in the direction of private sector involvement. Encourage and enable enterprises to associate vocational training with training institutions nationwide to meet the needs of the enterprises.

Train knowledge and skills in technology management, technology transfer, and technology absorption and development; cooperate with foreign-invested enterprises to train, transfer technology and improve production capacity for domestic enterprises.

Develop standards for decent work, meet the requirements of the Code of Responsible Business, in line with international practices on value chains in the TCLF industries.

a) The Textiles and Clothing industries

Cooperate with foreign partners to train human resources for the production of textile raw materials and auxiliary materials, especially human resources in the dyeing, finishing and design stages; train the capacity building for textile and clothing enterprises in production management, value chain and customer management; apply new technologies to improve production efficiency and quality productivity.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Strengthen the training capacity for universities, colleges and vocational schools to train engineers in yarns, weaving, dyeing, finishing, managers and skilled technical workers, to meet the demand for high-quality human resources of the Textiles and Clothing industries in the coming time.

b) The Leather and Footwear industries

Develop human resource training programs suitable to the human resource demand of the TCLF industries in the development stages.

Improve the system of policies on training and developing human resources for the production of raw materials and auxiliary materials for the Leather and Footwear industries. Renovate training contents and programs in the direction of improving practical skills for human resources that produce leather and footwear raw materials and auxiliary materials.

Build a complete set of vocational programs according to segments of the value-added chain of the Leather and Footwear industries (design - production - sales).

Build and effectively adopt solutions to support developing human resources, focusing on new skills such as: design, product development, etc. Connect domestic and foreign training institutions.

6. Solutions for innovation in science, technology and sustainable development, greening the TCLF industries

Formulate and promulgate mechanisms and policies to encourage the import of source technology, high technology and clean technology in the TCLF industries; provide incentives for enterprises to invest in new machinery, equipment and technologies in order to improve productivity and product quality, reduce energy consumption, reduce wastewater discharge, and reduce greenhouse gas emissions; increase recycling and reuse of raw materials, fuels and wastes; prioritize the stages of creating high added value associated with intelligent, automated and eco-friendly production processes.

Encourage research, application and transfer of technology in the production and development of raw materials and auxiliary materials that cannot be produced domestically, high-quality textiles and footwear products, and conform to international standards, ensure safety and environmental friendliness; enable enterprises in the TCLF industries to invest in scientific research and apply advanced technology to production.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Strengthen research capacity for specialized research institutions in the TCLF industries and organizations with the TCLF industries development activities in the fields of science and technology, design, trial production, product development, quality control, technology transfer, training, etc.

Develop policies to promote the application of technology of the industrial revolution 4.0 (3D printing, new materials, automation, robotics, digitization, etc.), apply advanced science and technology based on the foundation of information technology and artificial intelligence platform to deeply engage in the value chain, create a substantive change in the process of production and corporate governance in order to improve productivity, quality and competitiveness of enterprises in the TCLF industries.

Review and refer to international and regional standards, requirements and regulations to establish and periodically update the TCLF industries’ standards, norms and regulations on waste, energy consumption, and water use, use of materials, chemicals, etc.

Promote domestic textile, clothing and footwear enterprises to approach and implement the process of greening in production and obtain certificates of environmental protection, green growth, sustainable growth, and compliance with international standards and target markets.

Promote research on new renewable or natural materials and chemicals to gradually replace unsustainable materials on the basis of product life cycle assessment; encourage enterprises to reuse raw materials, fuel, waste, etc. in the production process.

Hold training courses, disseminate information, and improve capacity on management and control of environmental issues at enterprises (chemical control, energy consumption, water consumption, etc.); research and develop policies to support traceability, transparent value chains, etc. in line with international standards.

7. Solutions, financial mechanism, tax and capital sources

Develop policies on investment, credit and tax for the supporting industries of the TCLF industries.

Develop and implement credit programs for projects to develop concentrated industrial zones, build infrastructure for specialized industrial clusters of the TCLF industries in the form of a closed complex from fiber - weaving - dyeing - finishing and preserving raw leather - tanning.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 2. Implementation

1. The Ministry of Industry and Trade

Take charge and cooperate with ministries, central authorities, and the People’s Committees of provinces and central-affiliated cities and relevant agencies in disseminating the contents of the Strategy; periodically evaluating the implementation of the Strategy and then reporting to the Prime Minister.

Formulate and promulgate mechanisms and policies to attract investors to develop the production of raw materials, auxiliary materials, spare parts and accessories for the TCLF industries; strengthen the capacity of vocational training centers, improve the quality of human resources in the TCLF industries in Vietnam.

Develop a program for sustainable development of the TCLF industries in the period of 2021 - 2030 and submit it to the Prime Minister for approval.

Develop and initiate trade promotion and investment promotion activities at home and abroad in accordance with the development direction of the TCLF industries; focus on developing new markets, directly approach potential customers and diversify TCLF products.

Strengthen international cooperation to improve competitiveness for TCLF enterprises in the direction of forming a complete domestic value chain, in line with international commitments on labor, environment and sustainable development.

Strengthen market management activities, control and prevent counterfeit goods, smuggled goods, origin fraud; impose strict sanctions on violations; build technical barriers in line with international practices to ensure a healthy business environment, protect consumers and domestic manufacturing enterprises.

Every year, allocate national industrial promotion budget to support TCLF organizations and enterprises in vocational training, and to apply advanced machinery and equipment to production. Strengthen propagation, training and retraining f knowledge on trade remedies for enterprises and associations of the TCLF industries in order to actively have a solid grasp on regulations trade remedies to have suitable and sustainable business orientations.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. Ministry of Planning and Investment

Cooperate with relevant ministries, central authorities and local governments in attracting foreign investment into the TCLF industries, taking into account appropriate entities and regions; developing investment promotion programs in target markets in order to make good use of market opportunities from free trade agreements.

Cooperate with relevant ministries, central authorities and local governments in identifying advantageous territorial spaces and industrial parks and proposing suitable locations to focus on developing 3-5 specialized TCLF complexes in order to form value chains and TCLF industrial clusters.

Cooperate with the Ministry of Finance in developing investment policies to soon form a TCLF specialized complex and build a TCLF industrial park with a centralized wastewater treatment system to serve the TCLF industries’ development, meeting environmental standards, sustainable development.

3. Ministry of Finance

Take charge for formulating policies on mechanisms of finance, taxes and capital sources to develop the TCLF industries.

Allocate current budget according to budget balancing ability for regulatory agencies to perform expenditure tasks of the state budget to implement the Program of Sustainable Development of the TCLF industries after being approved by the Prime Minister.

4. Ministry of Science and Technology

Cooperate with relevant ministries and central authorities in formulating, amending, and improving a system of national standards in harmony with international and regional standards, and appraising national technical regulations for TCLF products; in building technical barriers to prevent counterfeit goods, smuggled goods, and poor quality goods, protect consumers and domestic manufacturing enterprises, and avoid importing outdated production lines and equipment that pose risks of causing environmental pollution and loss of labor safety.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Take charge and cooperate with the Ministry of Industry and Trade and relevant ministries and central authorities in organizing scientific research and technological development activities in order to promote the development of the TCLF industries, in which priority is given to research, development of raw materials, auxiliary materials and supporting industries.

Coordinate with the Ministry of Industry and Trade in formulating and implementing the application of traceability, a database of TCLF products; supporting enterprises, organizations and individuals to connect to the national product and goods traceability portal.

Take charge and cooperate with relevant ministries and central authorities in supporting TCLF enterprises in investing in technological innovation, importing advanced technology and equipment, and promoting the application of new and eco-friendly production technologies of the Industrial Revolution 4.0.

5. Ministry of Natural Resources and Environment

Research and re-evaluate the level of environmental impact of the textile dyeing, finishing, and tanning stages to adjust the environmental criteria to suit the actual situation and current level of science and technology in order to create a legal foundation for local governments to attract investment in the TCLF industries.

Take charge and cooperate with the Ministry of Industry and Trade in guiding the People's Committees of the provinces and centrally affiliated cities in the work of planning, land use plans, land fund arrangement and land policies appropriate with the demand for development of the TCLF industries.

6. Ministry of Labor - Invalids and Social Affairs

Strengthen the development of training models, link between domestic and foreign training institutions, between training institutions and enterprises in order to improve training quality and meet the needs of enterprises, especially in the TCLF industries.

Forecast the demand for human resources through vocational training in the period of 2021 - 2030, with a vision to 2045, wherein there are 02 groups of TCLF industries.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Take charge and cooperate with relevant ministries and central authorities in researching, encouraging and implementing education and career orientation in the TCLF industries for high school students.

8. People's Committees of provinces and centrally affiliated cities

Concretize the development strategy of Vietnam’s TCLF industries in the provinces and cities; coordinate with ministries and central authorities to monitor, evaluate and periodically report on the performance of the Strategy and related programs to ensure the uniformity and consistency with provincial and city planning and master plans, plans of other related economic sectors.

Promote investment attraction, facilitate land fund, land-related, land clearance procedures, etc. to quickly implement investment projects in the TCLF industries in accordance with the direction of the Strategy.

Every year, allocate local promotion budget to serve the development of the TCLF industries, focusing on vocational training and application of advanced technological equipment for production.

9. Relevant TCLF Associations

Actively connect with ministries, central authorities and local governments in the implementation of the Strategy; propose regulatory agencies to develop and adjust mechanisms and policies to enable enterprises to develop production and promote the development of the TCLF industries according to the objectives and contents of the Strategy.

Develop and participate in the implementation of programs to support training and technology transfer (of the Ministry of Industry and Trade and related ministries and central authorities). Hold training courses, disseminate information to TCLF enterprises in investment management, production and business activities, and control of environmental and labor issues.

Support organizations and enterprises to invest and develop production along the value chain. Actively build programs of cooperation and linking TCLF enterprises in manufacturing raw materials and auxiliary materials in Vietnam with enterprises in the world. Promote forums for cooperation, sharing and bringing modern and eco-friendly production technology of TCLF raw materials and auxiliary materials to Vietnam.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 4. The Ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of the Governmental agencies, the Presidents of the People's Committees of the provinces and centrally-affiliated cities and the relevant organizations and individuals shall implement this Decision./.

 

 

PP. THE PRIME MINISTER
DEPUTY MINISTER




Vu Duc Dam

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 1643/QĐ-TTg ngày 29/12/2022 phê duyệt Chiến lược phát triển ngành Dệt May và Da Giầy Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


11.980

DMCA.com Protection Status
IP: 3.129.63.252
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!