Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 2367/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Ninh Thuận Người ký: Lê Huyền
Ngày ban hành: 21/12/2021 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH THUẬN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2367/QĐ-UBND

Ninh Thuận, ngày 21 tháng 12 năm 2021

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH “ĐỀ ÁN TRIỂN KHAI CHIẾN LƯỢC SỞ HỮU TRÍ TUỆ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH THUẬN ĐẾN NĂM 2030”

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH THUẬN

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương;

Căn cứ Luật Khoa học và Công nghệ ngày 18 tháng 6 năm 2013;

Căn cứ Luật ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Quyết định số 1068/QĐ-TTg ngày 22 tháng 8 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược sở hữu trí tuệ đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 2205/QĐ-TTg ngày 24 tháng 12 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển tài sản trí tuệ đến năm 2030;

Căn cứ Nghị quyết số 74/NQ-HĐND ngày 10 tháng 12 năm 2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2021-2025;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tại Tờ trình số 1598/TTr-SKHCN ngày 17 tháng 12 năm 2021.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Đề án triển khai Chiến lược sở hữu trí tuệ trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận đến năm 2030”.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở, ban, ngành thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Thủ trưởng cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 2;
- Thường trực: Tỉnh ủy, HĐND tỉnh (b/c);
- CT, PCT UBND tỉnh Lê Huyền;
- UBMTTQVN và các đoàn thể tỉnh;
- VPUB: LĐ, KTTH, VXNV, TCDNC;
- Lưu: VT. ĐN

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH





Lê Huyền

 

ĐỀ ÁN

TRIỂN KHAI CHIẾN LƯỢC SỞ HỮU TRÍ TUỆ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH THUẬN ĐẾN NĂM 2030
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2367/QĐ-UBND ngày 21 tháng 12 năm 2021 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận)

Phần I

SỰ CẦN THIẾT VÀ CĂN CỨ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

I. Sự cần thiết

Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra nhanh chóng, tăng trưởng kinh tế của các quốc gia được thúc đẩy chủ yếu bởi tiến bộ công nghệ dựa trên tri thức. Tiến bộ này chỉ có thể đạt được thông qua một hệ thống đổi mới quốc gia trong đó hệ thống sở hữu trí tuệ hiện đại, được vận hành và thực thi có hiệu quả được coi là một trong những yếu tố quan trọng. Ở Việt Nam, trong thời gian qua, nhiều chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế đã được triển khai thực hiện và đạt được những thành quả nhất định. Mô hình tăng trưởng từng bước được chuyển đổi theo hướng kết hợp giữa chiều rộng và chiều sâu; năng suất lao động, năng lực cạnh tranh quốc gia từng bước được cải thiện. Tuy nhiên, sự chuyển đổi này về cơ bản vẫn còn chậm, chủ yếu vẫn dựa vào tăng vốn đầu tư, khai thác tài nguyên và lao động giá rẻ, trong khi đó năng suất lao động chưa cao, việc ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất, kinh doanh còn hạn chế. Một trong những nguyên nhân của tình trạng này là hoạt động đổi mới sáng tạo của Việt Nam còn thiếu hiệu quả và chưa đóng góp nhiều cho tăng trưởng kinh tế. Trong bối cảnh đó, việc đưa hệ thống sở hữu trí tuệ quốc gia tới một bước phát triển mới, bảo đảm tính minh bạch, hiệu quả và độ tin cậy cao là rất cần thiết nhằm góp phần khuyến khích hoạt động nghiên cứu và phát triển, đổi mới sáng tạo cũng như chuyển giao công nghệ, tri thức, thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh.

Nhằm phát huy vai trò quan trọng của sở hữu trí tuệ đối với phát triển kinh tế - xã hội, tạo sự gắn kết chặt chẽ giữa sở hữu trí tuệ với các ngành, lĩnh vực kinh tế - xã hội, các ưu tiên phát triển và nguồn lực của quốc gia, Chính phủ đã ban hành Chiến lược Sở hữu trí tuệ theo Quyết định số 1068/QĐ-TTg ngày 22/8/2019 của Thủ tướng Chính phủ, với các nhiệm vụ, giải pháp mang tính chiến lược, được đặt ra ở cấp độ quốc gia nhằm khuyến khích và tạo thuận lợi cho việc tạo lập, bảo hộ, quản lý và phát triển tài sản trí tuệ một cách hiệu quả. Theo đó, để thực hiện Chiến lược, bên cạnh các Bộ, ngành liên quan thì Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cũng có trách nhiệm "Triển khai thực hiện Chiến lược, đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ với việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương".

Trong những năm qua, với chiến lược cải cách mạnh mẽ dựa trên phát huy tiềm năng, nội lực hướng đến phát triển bền vững, Ninh Thuận đã có những bước tiến lớn về kinh tế, tốc độ tăng trưởng sản phẩm nội tỉnh (GRDP) tăng dần đều. Năm 2019, Ninh Thuận còn lọt vào nhóm 5 tỉnh có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất cả nước (GRDP đạt 13,18%). Với cơ chế, chính sách tập trung vào các nhóm ngành đột phá, trụ cột của tỉnh về phát triển năng lượng tái tạo, tổ hợp điện khí, du lịch, nông nghiệp công nghệ cao... đã thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài, từ đó góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Trong đó, hoạt động khoa học công nghệ nói chung, sở hữu trí tuệ và đổi mới sáng tạo nói riêng nắm giữ vai trò quan trọng trong các chính sách phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Đặc biệt, nhiều cơ chế đặc thù đã được ban hành nhằm phát triển các sản phẩm đặc sản, lợi thế của tỉnh; các sản phẩm đã bước đầu tạo dựng được danh tiếng trên thị trường và mang lại giá trị kinh tế ngày càng cao cho người sản xuất, kinh doanh.

Tuy nhiên, nhìn chung hoạt động tạo dựng, bảo vệ và khai thác tài sản trí tuệ trên địa bàn tỉnh vẫn chưa phát triển đúng mức với tiềm năng cũng như tốc độ và xu thế hội nhập kinh tế của tỉnh; nhận thức của các cấp, các ngành về sở hữu trí tuệ còn chưa thực sự xem và sử dụng sở hữu trí tuệ là một công cụ để phát triển bền vững; hoạt động đăng ký bảo hộ và phát triển quyền sở hữu trí tuệ còn ít; hoạt động khai thác quyền sở hữu trí tuệ chưa được quan tâm; các sản phẩm đặc thù, chủ lực của tỉnh đã bước đầu được tạo dựng quyền sở hữu trí tuệ nhưng chưa được khai thác, phát triển tương xứng với tiềm năng... Vì vậy, việc triển khai một cách có hệ thống và đồng bộ các hoạt động về sở hữu trí tuệ, trong đó có phát triển tài sản trí tuệ cho các sản phẩm, ngành hàng lợi thế của tỉnh nhằm thúc đẩy sản xuất phát triển, gia tăng chuỗi giá trị hàng hóa, góp phần mang lại lợi ích cho doanh nghiệp, người sản xuất và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; đảm bảo sự chủ động hội nhập kinh tế của tỉnh là yêu cầu cấp bách hiện nay.

II. Căn cứ pháp lý

- Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;

- Luật Khoa học và Công nghệ ngày 18/6/2013; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 11 luật có liên quan đến quy hoạch ngày 15/6/2018;

- Luật Sở hữu trí tuệ ngày 29/11/2005; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ ngày 19/6/2009; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật kinh doanh bảo hiểm, Luật Sở hữu trí tuệ ngày 14/6/2019;

- Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa ngày 12/6/2017;

- Nghị định số 80/2021/NĐ-CP ngày 28 tháng 8 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa;

- Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về quyền sở hữu công nghiệp;

- Nghị định số 105/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ;

- Nghị định số 88/2010/NĐ-CP ngày 16/08/2010 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về quyền đối với giống cây trồng;

- Nghị định số 119/2010/NĐ-CP ngày 30/12/2010 của Chính phủ sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 105/2006/NĐ-CP ;

- Nghị định số 122/2010/NĐ-CP ngày 31/12/2010 của Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ;

- Nghị định số 22/2018/NĐ-CP ngày 23/02/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật SHTT năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật SHTT năm 2009 về quyền tác giả, quyền liên quan;

- Quyết định số 1068/QĐ-TTg ngày 22/8/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược SHTT đến năm 2030;

- Quyết định số 2205/QĐ-TTg ngày 24/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển TSTT đến năm 2030;

- Thông tư 01/2021/TT-BKHCN ngày 01 tháng 03 năm 2021 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan chuyên môn về khoa học và công nghệ thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện;

- Nghị quyết số 01-NQ/ĐH ngày 29/10/2020 Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2020-2025;

- Nghị quyết số 74/NQ-HĐND ngày 10/12/2020 về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2021-2025.

- Các văn bản khác liên quan.

Phần II

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SỞ HỮU TRÍ TUỆ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

I. Hoạt động quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ

1. Bộ máy quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ

Trong thời gian qua, công tác quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ trên địa bàn tỉnh do ba cơ quan đảm nhiệm: Sở Khoa học và Công nghệ (lĩnh vực sở hữu công nghiệp), Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (lĩnh vực giống cây trồng) và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (lĩnh vực quyền tác giả, quyền liên quan), trong đó Sở Khoa học và Công nghệ giữ vai trò là cơ quan đầu mối. Về nhân lực, mỗi Sở đều bố trí 02 cán bộ thực hiện công tác sở hữu trí tuệ nhưng đều làm công tác kiêm nhiệm.

Ngoài các Sở nói trên, việc triển khai hoạt động quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ còn có sự tham gia của Sở Thông tin - Truyền thông (quản lý trên môi trường mạng) và hỗ trợ tích cực của Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố (thông qua Phòng Kinh tế Hạ tầng và Hội đồng Khoa học công nghệ/Ban Khoa học công nghệ/Tổ tư vấn về khoa học công nghệ). 100% Phòng Kinh tế Hạ tầng các huyện đều bố trí cán bộ theo dõi công tác khoa học công nghệ (trong đó có sở hữu trí tuệ) và có sự liên hệ, phối hợp chặt chẽ với các Sở quản lý về sở hữu trí tuệ để triển khai các hoạt động liên quan.

2. Hoạt động quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ

Công tác quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ chủ yếu do Sở Khoa học và Công nghệ thực hiện trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp, các nội dung liên quan đến lĩnh vực quyền tác giả, quyền liên quan và giống cây trồng hầu như chưa được triển khai trên thực tế.

Các nội dung quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp đã được triển khai gồm: Tham mưu cho các cấp có thẩm quyền ban hành các chính sách, chiến lược về sở hữu trí tuệ; tổ chức triển khai các chương trình, nhiệm vụ thuộc lĩnh vực sở hữu trí tuệ; hỗ trợ, tư vấn doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ; tuyên truyền, phổ biến kiến thức, chính sách và pháp luật về sở hữu trí tuệ; công tác sáng kiến.

Một số công cụ, biện pháp phục vụ quản lý nhà nước về SHTT:

- Về thủ tục hành chính: Trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, hiện tại chỉ có lĩnh vực sở hữu công nghiệp có 02 thủ tục hành chính liên quan đến sở hữu trí tuệ là thủ tục cấp và thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận tổ chức đủ điều kiện hoạt động giám định sở hữu công nghiệp tại Sở Khoa học và Công nghệ; lĩnh vực giống cây trồng và quyền tác giả, quyền liên quan không có thủ tục hành chính tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Tuy nhiên, hoạt động cấp và cấp lại Giấy chứng nhận tổ chức đủ điều kiện hoạt động giám định sở hữu công nghiệp chưa được triển khai tại Ninh Thuận (do chưa có hồ sơ đơn được nộp).

- Về cơ sở dữ liệu SHTT liên thông và kết nối đồng bộ giữa các cơ quan nhà nước: Hiện nay, tỉnh chưa có cơ sở dữ liệu sở hữu trí tuệ toàn tỉnh, công tác theo dõi tình hình đơn đăng ký, văn bằng bảo hộ sở hữu công nghiệp, giống cây trồng và quyền tác giả, quyền liên quan đều chưa được hệ thống hóa, hiện đại hóa.

3. Đánh giá chung

Về công tác quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ nói chung: Hoạt động quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ đã được quan tâm và đầu tư từ rất sớm; các cơ chế, chính sách nhằm phát triển hoạt động sở hữu trí tuệ trên địa bàn tỉnh được tham mưu ban hành và triển khai phù hợp với các chính sách, pháp luật của nhà nước và các chủ trương phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; hoạt động quản lý sở hữu trí tuệ bước đầu được tổ chức thực hiện bài bản, có hiệu quả.

Về công tác xây dựng và ban hành các văn bản, chính sách, cơ chế: Trong giai đoạn 2011-2020, tỉnh Ninh Thuận đã ban hành các chính sách, cơ chế đặc thù, kịp thời về hỗ trợ phát triển khoa học công nghệ nói chung, sở hữu trí tuệ nói riêng và đã bước đầu mang lại những kết quả tích cực. Tuy nhiên, các chương trình, chính sách nhằm thúc đẩy hoạt động tạo dựng, khai thác và phát triển tài sản trí tuệ chưa được lồng ghép, kết nối chặt chẽ; hiệu quả thúc đẩy các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân nâng cao nhận thức về sở hữu trí tuệ, từ đó khuyến khích đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ, hỗ trợ phát triển, khai thác tài sản trí tuệ vẫn chưa thực sự rõ ràng.

Về hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước: Các cơ quan có chức năng quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ. Công tác quản lý quyền tác giả, quyền liên quan, giống cây trồng mới chưa có được sự đầu tư đúng mức. Tại Ủy ban nhân dân các huyện/thành phố chỉ có cán bộ theo dõi khoa học công nghệ (trong đó có sở hữu trí tuệ) không chuyên trách, không có kiến thức cơ bản về sở hữu trí tuệ, không được đào tạo thường xuyên về sở hữu trí tuệ nên gặp rất nhiều khó khăn trong việc triển khai các hoạt động về sở hữu trí tuệ trên địa bàn huyện/thành phố. Việc hỗ trợ khai thác hiệu quả dịch vụ công trực tuyến, số hóa dữ liệu về sở hữu trí tuệ; tăng cường đầu tư, phát triển hạ tầng, ứng dụng các công nghệ mới trong hoạt động xác lập, khai thác và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ chưa được quan tâm thực hiện, chưa có cơ sở dữ liệu về sở hữu trí tuệ của tỉnh, chưa khai thác hiệu quả cơ sở dữ liệu của quốc gia về sở hữu trí tuệ, chưa có sự kết nối đồng bộ giữa các cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ tại địa phương.

II. Nguồn lực cho hoạt động sở hữu trí tuệ

1. Các chủ thể quyền

a) Tổ chức khoa học công nghệ

Tính đến hết tháng 12/2020, trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận có 21 tổ chức khoa học công nghệ (02 tổ chức do Bộ Khoa học và Công nghệ cấp giấy chứng nhận và 19 tổ chức do Sở Khoa học và Công nghệ cấp giấy chứng nhận). Nhân lực trong các tổ chức khoa học công nghệ có trình độ tương đối cao, tỷ lệ lao động có trình độ đại học và trên đại học chiếm tới 86,3% tổng số lao động. Về hoạt động nghiên cứu, ứng dụng của các tổ chức khoa học công nghệ, trong giai đoạn 2016- 2020, các tổ chức khoa học công nghệ đã thực hiện gần 100 nhiệm vụ khoa học công nghệ các cấp. Tuy nhiên, theo số liệu thống kê về số lượng đơn đăng ký sáng chế/giải pháp hữu ích thì không tổ chức khoa học công nghệ nào đã từng nộp đơn đăng ký; tình trạng trên xảy ra tương tự với đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp.

b) Doanh nghiệp khoa học công nghệ: Bắt đầu từ năm 2015, tỉnh Ninh Thuận đã triển khai hướng dẫn, theo dõi và ươm tạo các doanh nghiệp thành lập doanh nghiệp khoa học công nghệ. Tuy nhiên, tính đến hết năm 2020, tỉnh Ninh Thuận mới chỉ có 01 doanh nghiệp khoa học công nghệ được chứng nhận. Công tác ươm tạo doanh nghiệp khoa học công nghệ tương đối khó khăn do các doanh nghiệp chưa tích cực, chủ động chuẩn bị cho việc chuyển đổi thành doanh nghiệp khoa học công nghệ. Điều này còn xuất phát từ lý do phần lớn các doanh nghiệp ở Ninh Thuận là doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ với tiềm năng về vốn hạn chế, số lượng lao động ít, năng lực khoa học công nghệ và nghiên cứu khoa học công nghệ còn thấp, trình độ công nghệ ở mức thấp đến trung bình…

c) Doanh nghiệp: Đây là nhóm chủ thể tiềm năng tạo ra tài sản trí tuệ có khả năng ứng dụng vào thực tiễn cao do được tạo ra từ nhu cầu giải quyết các vướng mắc, các vấn đề phát sinh trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên, theo thống kê thì trong giai đoạn 2016-2020, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh không tham gia thực hiện nhiệm vụ khoa học công nghệ các cấp nào, điều này cho thấy mức độ quan tâm của các doanh nghiệp đối với lĩnh vực khoa học công nghệ còn thấp, cũng như cơ chế, chính sách khuyến khích các doanh nghiệp tham gia nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ còn nhiều hạn chế.

d) Cá nhân

Vai trò của các cá nhân đối với hoạt động tạo ra tài sản trí tuệ rõ nét nhất là ở lĩnh vực văn hóa nghệ thuật, ở đó, bất kỳ cá nhân nào cũng có thể tạo ra tác phẩm văn học nghệ thuật tùy theo tài năng và ngẫu hứng cá nhân.

Đối với hoạt động nghiên cứu khoa học, hầu hết các cá nhân tham gia nghiên cứu đều thuộc các tổ chức tập thể, trong đó tập trung ở các tổ chức nghiên cứu. Nhân lực làm nghiên cứu trong khu vực doanh nghiệp chiếm tỷ lệ rất thấp.

2. Nguồn lực tài chính

- Nguồn kinh phí cho thực hiện các hoạt động liên quan đến sở hữu trí tuệ gồm kinh phí từ ngân sách và kinh phí đầu tư từ doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân. Về nguồn kinh phí từ ngân sách, bên cạnh việc bố trí ngân sách cho hoạt động thường xuyên thì một phần lớn kinh phí được bố trí thông qua thực hiện các chương trình, đề tài, dự án… Trong thời gian vừa qua, Ninh Thuận đã có sự quan tâm đặc biệt cũng như sự đầu tư rất lớn cho công tác hỗ trợ hoạt động khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chưa kể kinh phí lồng ghép với các chương trình, dự án khác, Chương trình hỗ trợ hoạt động khoa học và công nghệ giai đoạn 2005-2010 chỉ là 288 triệu đồng, cho giai đoạn 2011-2015 là 1,973 tỷ đồng và đến giai đoạn 2016-2020 đã được bố trí là 12,3 tỷ đồng (tăng gấp 53 lần so với giai đoạn 2005-2010 và 6,23 lần so với giai đoạn 2011-2015).

- Ngoài ra, kinh phí cho hoạt động tạo dựng, khai thác và phát triển tài sản trí tuệ trên địa bàn tỉnh còn được bố trí lồng ghép trong các Chương trình liên quan như Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (Chương trình OCOP). Riêng trong năm 2020, tổng kinh phí thực hiện Chương trình OCOP là 8,609 tỷ đồng, trong đó ngân sách Trung ương là 4,8 tỷ đồng, ngân sách địa phương là 3,119 tỷ đồng, nguồn vốn khác là 0,69 tỷ đồng.

3. Đánh giá chung

a) Về nguồn nhân lực

- Hoạt động sở hữu trí tuệ trên địa bàn tỉnh trong thời gian vừa qua chủ yếu do các cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ với đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện, chưa thu hút nhân lực chất lượng cao tham gia vào hoạt động nghiên cứu, phát triển tài sản trí tuệ. Nguồn nhân lực thực hiện công việc liên quan đến sở hữu trí tuệ trong các cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ còn mỏng và đều làm công tác kiêm nhiệm, không thường xuyên được tham gia tập huấn, đào tạo về chuyên môn sở hữu trí tuệ, năng lực của đội ngũ quản lý nhà nước và thực thi quyền sở hữu trí tuệ chưa đồng đều.

- Nguồn nhân lực tham gia vào hoạt động sở hữu trí tuệ, đặc biệt là nguồn nhân lực của các tổ chức khoa học công nghệ cũng chưa được thường xuyên đào tạo, nâng cao năng lực về sở hữu trí tuệ. Phần lớn các doanh nghiệp không có chính sách khuyến khích người lao động tham gia các hoạt động nghiên cứu, sáng kiến; không có chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao.

- Các doanh nghiệp (kể cả doanh nghiệp khoa học công nghệ) đều chưa có sự quan tâm đối với công tác theo dõi hoạt động sở hữu trí tuệ của đơn vị, chưa bố trí cán bộ làm công tác quản trị tài sản trí tuệ tại doanh nghiệp.

b) Về nguồn lực tài chính: Mặc dù những năm gần đây, chính sách của tỉnh đã tăng cường ngân sách nhà nước hỗ trợ cho hoạt động sở hữu trí tuệ nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu. Nguồn lực xã hội (chi đầu tư từ các doanh nghiệp) cho hoạt động sở hữu trí tuệ còn thấp.

III. Hoạt động thúc đẩy tạo dựng, khai thác và phát triển tài sản trí tuệ (TSTT)

1. Hoạt động đăng ký đăng ký xác lập quyền: Hoạt động nộp đơn đăng ký xác lập quyền SHTT có sự biến động mạnh trong giai đoạn 2016-2020 so với giai đoạn 2011-2015, trong khi đơn đăng ký nhãn hiệu đã có sự gia tăng mạnh mẽ (251 đơn so với 130 đơn) thì đơn đăng ký sáng chế, giải pháp hữu ích và kiểu dáng công nghiệp đều sụt giảm.

2. Hoạt động hỗ trợ tạo lập, khai thác và phát triển tài sản trí tuệ cho các sản phẩm đặc sản, sản phẩm chủ lực của địa phương

- Xác định việc tạo dựng, bảo vệ, khai thác quyền SHTT đối với các sản phẩm đặc thù là nhiệm vụ quan trọng, có vai trò quan trọng góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, quảng bá hình ảnh sản phẩm của tỉnh, từ đó nâng cao giá trị sản phẩm, mở rộng thị trường, nâng cao thu nhập cho người dân, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, trong những năm qua Ninh Thuận đã ban hành nhiều chính sách, cơ chế đặc thù nhằm phát triển các sản phẩm đặc sản, chủ lực của tỉnh gắn với việc tăng cường bảo hộ quyền SHTT, trước hết là các chỉ dẫn thương mại, cho các sản phẩm này. Việc đầu tư phát triển các sản phẩm đặc thù của tỉnh được tiến hành bài bản, không dàn trải mà tập trung đi vào chiều sâu, các sản phẩm được hỗ trợ từng bước từ tạo dựng đến khai thác, phát triển theo chuỗi liên kết chứ không chỉ dừng ở bước xác lập quyền.

- Việc lồng ghép các chương trình (Chương trình Mỗi xã một sản phẩm, Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong hoạt động khoa học và công nghệ) bước đầu đã tạo sự lan tỏa mạnh mẽ đến hoạt động sản xuất và kinh doanh sản phẩm nông sản trên địa tỉnh, nhất khu vực nông thôn; đồng thời mang lại hiệu quả cao trong sản xuất các sản phẩm nông nghiệp, xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu cho các sản phẩm đặc sản, hình thành và phát triển liên kết hợp tác trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

3. Hoạt động hỗ trợ xác lập, quản lý và phát triển tài sản trí tuệ trong các nhóm ngành đột phá, trụ cột của tỉnh: Theo Quyết định số 501/QĐ-TTg ngày 10/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch tỉnh Ninh Thuận thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 thì 6 nhóm ngành kinh tế trụ cột của tỉnh Ninh Thuận được xác định là: năng lượng; du lịch, nông - lâm - thủy sản; giáo dục đào tạo; xây dựng và kinh doanh bất động sản. Trong giai đoạn 2016- 2020, ngoài nhóm ngành nông - lâm - thủy sản thì chưa có những hoạt động cụ thể hỗ trợ việc xác lập, quản lý và phát triển tài sản trí tuệ cho các nhóm ngành còn lại,

4. Hoạt động hỗ trợ tạo dựng, đăng ký bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan

- Với đặc thù Ninh Thuận là vùng đất có giao thoa giữa các nền văn hóa khác nhau của người Kinh, người Hoa, người Chăm, Raglai, K'ho… Do đó, rất đa dạng về ngôn ngữ, ẩm thực và tín ngưỡng, phong phú về đời sống văn hóa. Đặc biệt, Ninh Thuận còn gìn giữ được nhiều di sản của nền văn hóa Chăm pa như: chữ viết, dân ca, nghệ thuật múa, trang phục, nghề dệt thổ cẩm, nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc... Mặc dù chưa thể có dữ liệu thống kê đầy đủ về tình hình tạo dựng, đăng ký bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan ở Ninh Thuận cũng như hoạt động đầu tư về cơ sở vật chất, kinh phí, nhân lực cho việc tạo dựng, đăng ký các quyền này nhưng các quyền này là những tài sản trí tuệ tiềm năng cần được quan tâm, lưu giữ và phát triển trong tương lai bởi giá trị to lớn về văn hóa, xã hội mà các tài sản trí tuệ này mang lại cũng như đóng góp thiết thực vào tăng trưởng kinh tế nội tỉnh.

- Đối với việc khai thác, phát huy các tri thức truyền thống, bí quyết kỹ thuật, văn hóa dân gian trên địa bàn tỉnh, trong những năm qua, việc sưu tầm, bảo tồn, gìn giữ các giá trị văn hóa dân gian truyền thống của các dân tộc (nhất là dân tộc Chăm) đã được quan tâm, từng bước tổ chức thực hiện đạt nhiều kết quả tốt như: Thường xuyên tổ chức các triển lãm, trưng bày chuyên đề về văn hóa Chăm; xây dựng hồ sơ công nhận di sản văn hóa phi vật thể đối với một số tập quán tín ngưỡng như "Nghi lễ đầu năm của người Chăm ở làng Bỉnh Nghĩa";…

5. Hoạt động hỗ trợ đăng ký bảo hộ giống cây trồng

Tại Ninh Thuận, tính đến tháng 02/2020 mới chỉ có 12 đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng được nộp. Hoạt động hỗ trợ đăng ký bảo hộ giống cây trồng trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua mới chỉ là bước đầu, chưa có dữ liệu thống kê đầy đủ về nguồn lực đầu tư cho hoạt động tạo dựng và bảo hộ đối với giống cây trồng của tỉnh.

Trong lĩnh vực bảo vệ nguồn gen, Ninh Thuận là tỉnh có nhiều nguồn gen cây trồng vật nuôi đặc hữu có tiềm năng kinh tế, mang tính độc đáo về nguồn gen. Vì vậy, trong khuôn khổ Đề án khung bảo tồn nguồn gen giai đoạn 2014-2020 và các chương trình khác, một số nhiệm vụ về bảo tồn, phát triển, khai thác nguồn gen đã được triển khai mang lại kết quả tích cực.

6. Đánh giá chung

Trong giai đoạn 2016-2020, tỉnh Ninh Thuận đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách đặc thù nhằm phát triển các sản phẩm nông nghiệp, đặc biệt là sản phẩm nông nghiệp đặc thù của tỉnh. Hầu hết các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đều đặt vấn đề phát triển nông nghiệp công nghệ cao, phát triển tài sản trí tuệ đối với các sản phẩm đặc thù làm trọng tâm. Và trong thực tế, công tác tạo dựng, khai thác, phát triển tài sản trí tuệ đối với các sản phẩm đặc thù của tỉnh đã đạt được những kết quả tích cực. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng còn một số hạn chế như:

- Tỉnh chưa có cơ chế khuyến khích các cá nhân tham gia vào quá trình nghiên cứu đổi mới công nghệ, chọn tạo giống cây trồng và sáng tạo văn hóa;

- Chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo cũng như đầu tư nghiên cứu phát triển chưa thu hút được sự tham gia của các doanh nghiệp;

- Các chính sách hỗ trợ tạo dựng, khai thác, phát triển tài sản trí tuệ đối với các nhóm ngành đột phá, trụ cột (trừ nhóm ngành nông - lâm - ngư nghiệp) chưa rõ ràng, chưa có sự quan tâm đúng mức;

- Thị trường tài sản trí tuệ bước đầu được hình thành thông qua sự hỗ trợ, thúc đẩy của Sở Khoa học và Công nghệ và các Sở, ban, ngành. Tuy nhiên, thị trường này còn sơ khai và các trường, viện nghiên cứu và các doanh nghiệp mới chủ yếu là kết nối cung - cầu, ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học đã được tạo ra chứ chưa theo hướng nhằm tạo ra các kết quả nghiên cứu được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ;

- Tỉnh chưa xây dựng và cung cấp các công cụ và dịch vụ thông tin sở hữu trí tuệ cho các viện nghiên cứu, trường đại học, doanh nghiệp để hỗ trợ cho công tác nghiên cứu và định hướng hoạt động khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo của các chủ thể này;

- Hoạt động nghiên cứu, chuyển giao, đổi mới công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp, chế biến, bảo quản sản phẩm nông sản chưa đáp ứng được yêu cầu của sản xuất, kinh doanh sản phẩm; việc ứng dụng công nghệ cao, sản xuất theo hướng hữu cơ trong nông nghiệp còn manh mún, nhỏ lẻ;

- Các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh chưa thực sự quan tâm khai thác các sáng chế, các công nghệ đã hết thời hạn bảo hộ hoặc các sáng chế của nước ngoài không được bảo hộ tại Việt Nam phục vụ cho việc đổi mới công nghệ phục vụ sản xuất của doanh nghiệp;

- Việc khai thác tài sản trí tuệ đối với các sản phẩm đặc thù của tỉnh chưa được thực hiện một cách có hiệu quả, đa phần mới chỉ thực hiện việc xác lập quyền, còn việc bảo vệ và khai thác thì mới ở mức sơ khai. Việc khai thác nguồn gen, tri thức truyền thống, văn hóa dân gian chưa thực sự được quan tâm.

IV. Hoạt động hỗ trợ bảo vệ/thực thi quyền sở hữu trí tuệ

1. Hệ thống các cơ quan bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ: Công tác thực thi quyền SHTT trên địa bàn tỉnh được giao cho Thanh tra Sở Khoa học và Công nghệ, Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thanh tra Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông, Cục Quản lý thị trường Ninh Thuận, Chi cục Hải quan Ninh Thuận (thuộc Cục Hải quan Khánh Hòa), Phòng cảnh sát kinh tế thuộc Công an tỉnh, ngoài ra còn có Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh. Lực lượng nhân sự làm công tác thực thi các vụ việc liên quan đến sở hữu công nghiệp kiêm nhiệm cùng các công tác nghiệp vụ khác. Việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn cho cán bộ làm công tác thực thi quyền sở hữu trí tuệ chưa được chú trọng, các cán bộ không thường xuyên được tham gia các lớp tập huấn, đào tạo chuyên môn về sở hữu trí tuệ.

2. Hoạt động thực thi quyền sở hữu trí tuệ: Tuy hệ thống các cơ quan thực thi quyền sở hữu công nghiệp trên địa bàn tỉnh được bố trí đầy đủ nhưng hiện nay các hoạt động bảo đảm quyền chủ yếu do Cục Quản lý thị trường và Thanh tra Sở Khoa học và Công nghệ thực hiện. Các vụ việc xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ mới chỉ được xử lý bằng biện pháp hành chính, còn về biện pháp dân sự, hình sự hay kiểm soát hàng hóa xuất, nhập khẩu có liên quan đến sở hữu trí tuệ thì theo thống kê từ năm 2011 đến nay chưa xử lý vụ việc nào liên quan đến xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

3. Đánh giá chung

- Về hệ thống các cơ quan bảo đảm thực thi quyền sở hữu trí tuệ: các cơ quan thực thi quyền sở hữu trí tuệ đang ngày càng phát huy vai trò bảo đảm thực thi thông qua số lượng vụ việc xử lý xâm phạm ngày càng tăng cao. Tuy nhiên, các cơ quan thực hiện chức năng bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ còn chưa thực sự chủ động trong công tác phát hiện và xử lý xâm phạm, chủ yếu dựa vào sự phối hợp, cung cấp thông tin của các chủ thể quyền. Các cơ quan hoạt động độc lập, rời rạc, chưa có cơ quan đầu mối về công tác xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên địa bàn.

- Về nhân lực thực thi quyền sở hữu trí tuệ: nguồn nhân lực còn mỏng, không thường xuyên được đào tạo, tập huấn chuyên sâu về sở hữu trí tuệ…

- Về các hoạt động hỗ trợ thực thi quyền sở hữu trí tuệ: chưa có hoạt động bổ trợ tư pháp về sở hữu trí tuệ cũng như đội ngũ giám định viên sở hữu trí tuệ trên địa bàn tỉnh.

V. Hoạt động hỗ trợ về sở hữu trí tuệ

1. Các hoạt động hỗ trợ về sở hữu trí tuệ: Các hoạt động hỗ trợ về sở hữu trí tuệ hiện đang được triển khai trên địa bàn tỉnh chủ yếu gồm các hoạt động sau: Hỗ trợ, hướng dẫn, tư vấn (miễn phí) từ các cơ quan quản lý sở hữu trí tuệ; dịch vụ tư vấn từ các Công ty cung cấp dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp; hỗ trợ từ các tổ chức trung gian (Hội, hiệp hội, tập thể người sản xuất, kinh doanh sản phẩm…) trong việc quản lý và khai thác tài sản trí tuệ.

2. Đánh giá chung

Mặc dù nhu cầu sử dụng các dịch vụ hỗ trợ về sở hữu trí tuệ rất lớn nhưng hiện nay trên địa bàn tỉnh chưa có tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp cũng như tổ chức cung cấp dịch vụ hỗ trợ về sở hữu trí tuệ nào đăng ký hoạt động.

Về phía Sở Khoa học và Công nghệ, do cán bộ làm công tác sở hữu trí tuệ kiêm nhiệm, không được đào tạo bài bản, chuyên sâu về sở hữu trí tuệ; không được thường xuyên tham gia các lớp tập huấn, nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn; nguồn dữ liệu phục vụ tra cứu không đầy đủ, không được cập nhật kịp thời nên việc hỗ trợ đa phần chỉ dừng ở mức tư vấn các thủ tục liên quan, còn các yêu cầu hỗ trợ chuyên sâu như tư vấn tra cứu thông tin phục vụ nghiên cứu, đánh giá khả năng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, khả năng xâm phạm quyền trước khi đưa đối tượng vào sử dụng… hầu như chưa thực hiện được.

Các hiệp hội, các tổ chức trung gian cũng đã từng bước giữ vai trò quan trọng trong việc xác lập, khai thác và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên, phần lớn các hiệp hội ngành nghề, các hợp tác xã trên địa bàn tỉnh hoạt động chưa thực sự hiệu quả trong việc hỗ trợ khai thác, phát triển các tài sản trí tuệ đã được bảo hộ.

VI. Hình thành văn hóa sở hữu trí tuệ trong xã hội

- Việc tuyên truyền, phổ biến kiến thức về sở hữu trí tuệ đã được triển khai thường xuyên, dưới nhiều hình thức. Đến nay, các doanh nghiệp và người dân trên địa bàn tỉnh đã bước đầu có ý thức về việc tôn trọng và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ; nhận thức về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc xác lập, bảo hộ, khai thác quyền sở hữu trí tuệ ngày càng nâng cao. Tuy nhiên, các nội dung tuyên truyền đa phần vẫn hướng tới đối tượng là các doanh nghiệp, tổ chức, chưa có chương trình giáo dục phù hợp cho các cá nhân nhằm hình thành văn hóa sở hữu trí tuệ trong xã hội. Việc vi phạm quyền sở hữu trí tuệ vẫn diễn ra khá phổ biến, người tiêu dùng vẫn ưu tiên lựa chọn các sản phẩm là hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ do giá cả cạnh tranh, gây khó khăn cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có sản phẩm được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong phát triển sản phẩm.

VII. Hợp tác và hội nhập quốc tế về sở hữu trí tuệ

Trong thời gian qua, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh cũng đã bắt đầu có những định hướng tìm hiểu về việc phát triển, mở rộng thị trường xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài. Tuy nhiên, công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở nước ngoài chưa được chú trọng triển khai; tỉnh chưa có sự hỗ trợ hữu hiệu cho việc thúc đẩy, bảo hộ, quảng bá quyền sở hữu trí tuệ ở nước ngoài, do vậy tiềm ẩn nhiều rủi ro do vi phạm quyền sở hữu trí tuệ ở nước ngoài đối với các sản phẩm của các doanh nghiệp của tỉnh.

Công tác bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ về sở hữu trí tuệ chưa tận dụng các lớp, khóa đào tạo trong nước và nước ngoài do cơ quan sở hữu trí tuệ trung ương tổ chức.

Phần III

NỘI DUNG ĐỀ ÁN

I. Quan điểm và mục tiêu xây dựng đề án

1. Quan điểm

- Việc xây dựng và tổ chức thực hiện cần bám sát mục tiêu tại Quyết định số 1068/QĐ-TTg ngày 22/8/2019 của Thủ tướng Chính phủ;

- Sở hữu trí tuệ thực sự trở thành công cụ động lực tăng trưởng, thúc đẩy phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, đặc biệt trong các nhóm ngành trụ cột của tỉnh, bảo đảm hoạt động cạnh tranh lành mạnh, bảo vệ lợi ích hợp pháp của các chủ thể trong xã hội, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh;

- Các cơ chế, chính sách sở hữu trí tuệ là một bộ phận không thể tách rời trong chính sách phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh;

- Phát triển hoạt động sở hữu trí tuệ có trọng tâm, trọng điểm, đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển các nhóm ngành trụ cột, nhất là các lĩnh vực có sản phẩm đặc thù, chủ lực của tỉnh;

- Hoạt động sở hữu trí tuệ cần có sự tham gia tích cực của tất cả các chủ thể trong xã hội, trong đó các tổ chức khoa học công nghệ, doanh nghiệp khoa học công nghệ, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân hoạt động sáng tạo đóng vai trò chủ đạo trong việc tạo dựng, khai thác và phát triển tài sản trí tuệ.

- Phát triển hoạt động sở hữu trí tuệ gắn liền với việc bảo đảm thực thi quyền sở hữu trí tuệ và tập trung nâng cao nhận thức về sở hữu trí tuệ, xây dựng văn hóa sở hữu trí tuệ trong xã hội.

2. Mục tiêu của đề án

2.1. Mục tiêu chung

Phát triển hệ thống sở hữu trí tuệ đồng bộ, hiệu quả ở tất cả các khâu sáng tạo, xác lập, khai thác và bảo vệ, thực thi quyền sở hữu trí tuệ, tạo môi trường khuyến khích đổi mới sáng tạo, xây dựng ý thức tôn trọng và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, tiến tới hình thành văn hóa sở hữu trí tuệ trong xã hội, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế, đưa sở hữu trí tuệ trở thành công cụ thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận. Đồng thời, bảo đảm thống nhất, đồng bộ với việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

2.2. Mục tiêu cụ thể

a) Giai đoạn 2021-2025

- Số lượng đơn đăng ký sáng chế/giải pháp hữu ích mới: Không thấp hơn 8-10 đơn;

- Số lượng đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp mới: Không thấp hơn 13-15 đơn;

- Số lượng đơn đăng ký nhãn hiệu: Tăng trung bình 13-15%/năm;

- Tối thiểu 40% sản phẩm đặc thù, sản phẩm OCOP của tỉnh được hỗ trợ đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu thông thường. Trong đó:

+ Chỉ dẫn địa lý: Đăng ký mới 01-02 đơn (phát triển từ nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận hoặc xây dựng sản phẩm mới), ưu tiên các sản phẩm: Nha đam, Tôm giống, Muối.

+ Nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận: Đăng ký mới 03-05 đơn.

- Hỗ trợ bảo vệ, khai thác, kiểm soát nguồn gốc và chất lượng sau khi được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với sản phẩm đặc thù, sản phẩm OCOP: 12 đối tượng (tập trung vào khai thác, phát triển 20 sản phẩm đã được bảo hộ chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận đã được bảo hộ), xem xét thêm các sản phẩm có tiềm năng phát triển mới.

- Triển khai ít nhất 02 nhiệm vụ liên quan đến tri thức truyền thống, văn hóa dân gian và triển khai các hoạt động để hỗ trợ đăng ký bảo hộ mới 02 giống cây trồng, tiếp tục triển khai 05 nhiệm vụ liên quan đến bảo tồn nguồn gen.

- 100% các trường đại học/phân hiệu đại học, cao đẳng trên địa bàn tỉnh được tuyên truyền, nâng cao nhận thức và hỗ trợ bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho các kết quả nghiên cứu khoa học và đổi mới sáng tạo.

- Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao về sở hữu trí tuệ và đổi mới sáng tạo; tuyên truyền, tập huấn về sở hữu trí tuệ, quản trị tài sản trí tuệ cho tối thiểu 1.000 lượt người tham gia.

- Tăng cường năng lực và hiệu quả thực thi quyền sở hữu trí tuệ; thúc đẩy công tác bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong môi trường công nghệ số.

b) Đến năm 2030

- Tối thiểu 60% sản phẩm đặc thù, sản phẩm OCOP của tỉnh được hỗ trợ đăng ký bảo hộ và phát triển chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu thông thường.

- 100% các sản phẩm đặc thù của tỉnh được hỗ trợ bảo vệ, khai thác, kiểm soát nguồn gốc và chất lượng sản phẩm sau khi được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.

- Triển khai các nhiệm vụ quản lý, bảo tồn nguồn gen, tri thức truyền thống, văn hóa dân gian,…: 8-10 nhiệm vụ.

- Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao về sở hữu trí tuệ và đổi mới sáng tạo; tập huấn về sở hữu trí tuệ, quản trị tài sản trí tuệ cho tối thiểu 3.000 lượt người.

- Tiếp tục tăng cường năng lực và hiệu quả thực thi quyền sở hữu trí tuệ; thúc đẩy công tác bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong môi trường công nghệ số.

II. Nhiệm vụ, giải pháp

1. Rà soát, sửa đổi, bổ sung chính sách về sở hữu trí tuệ và tổ chức triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách về sở hữu trí tuệ

a) Rà soát, sửa đổi, bổ sung, cụ thể hóa các chính sách, pháp luật về sở hữu trí tuệ trên địa bàn tỉnh phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội của tỉnh. Lồng ghép chính sách, giải pháp thúc đẩy sáng tạo, xác lập, khai thác và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong chính sách phát triển khoa học và công nghệ và đổi mới sáng tạo, chính sách phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh và các chương trình, đề án của ngành, lĩnh vực.

b) Tổ chức triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ; rà soát, xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù của tỉnh về hỗ trợ, phát triển tài sản trí tuệ, đặc biệt là các sản phẩm đặc thù và các cơ chế, chính sách hỗ trợ đổi mới công nghệ, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sáng tạo, bảo hộ, khai thác và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, đảm bảo nguyên tắc cân bằng lợi ích giữa các chủ thể trong xã hội, ngăn chặn hiệu quả việc lạm dụng quyền sở hữu trí tuệ.

c) Rà soát, ban hành cơ chế, chính sách ưu đãi nhằm thúc đẩy khai thác tài sản trí tuệ được tạo ra từ hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh.

2. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ

a) Hình thành hệ thống quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ đồng bộ, thông suốt tại địa phương: Bố trí cán bộ quản lý chuyên trách hoặc không chuyên trách tại các Sở, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; đẩy mạnh cơ chế phối hợp liên ngành trong quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ, xây dựng các quy chế phối hợp liên ngành trong việc bảo vệ, khai thác và phát triển tài sản trí tuệ được bảo hộ.

b) Đơn giản hóa, hiện đại hóa, công khai, minh bạch trình tự và thủ tục hành chính về sở hữu trí tuệ. Thường xuyên rà soát, điều chỉnh, bổ sung các thủ tục hành chính trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ thuộc thẩm quyền giải quyết của tỉnh.

c) Hỗ trợ khai thác hiệu quả dịch vụ công trực tuyến, chuyển đổi số trong hoạt động sở hữu trí tuệ thông qua việc số hóa dữ liệu và xây dựng các giải pháp công nghệ quản lý phát triển hoạt động sở hữu trí tuệ; tăng cường đầu tư, phát triển hạ tầng, ứng dụng các công nghệ mới trong hoạt động xác lập, khai thác và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.

d) Xây dựng cơ sở dữ liệu về sở hữu trí tuệ của tỉnh; tập huấn, bồi dưỡng khai thác cơ sở dữ liệu về sở hữu trí tuệ của quốc gia, của tỉnh. Hỗ trợ khai thác hệ thống cơ sở dữ liệu về sở hữu trí tuệ liên thông và kết nối đồng bộ giữa các cơ quan quản lý nhà nước.

đ) Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, nghiệp vụ chuyên sâu về sở hữu trí tuệ cho đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý; thực thi và lực lượng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, ưu tiên tập trung cho lực lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ.

3. Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hoạt động thực thi quyền sở hữu trí tuệ

a) Tăng cường phối hợp giữa các cơ quan hành chính nhà nước với nhau và với các cơ quan tư pháp trong việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Tăng cường công tác phối hợp liên ngành trong việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Phối hợp nghiên cứu về việc tăng cường vai trò của tòa án trong giải quyết các vụ việc về sở hữu trí tuệ.

b) Tăng cường kiểm tra, kiểm soát và xử lý nghiêm các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, đặc biệt là hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trong môi trường kỹ thuật số.

c) Nâng cao hiệu quả thực hiện biện pháp kiểm soát hàng hóa xuất, nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ.

d) Tích cực và chủ động phát hiện, phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm về sở hữu trí tuệ; nâng cao hiệu quả công tác điều tra các vụ án hình sự về sở hữu trí tuệ.

đ) Khuyến khích giải quyết các tranh chấp về sở hữu trí tuệ bằng hình thức trọng tài, hòa giải.

e) Khuyến khích doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân chủ động tự bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của mình. Tập huấn, trang bị kiến thức về sở hữu trí tuệ cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, các tổ chức, cá nhân kinh doanh trên địa bàn tỉnh.

g) Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, nghiệp vụ sở hữu trí tuệ cho đội ngũ cán bộ làm công tác bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.

h) Mở rộng xã hội hóa đi đôi với nâng cao chất lượng hoạt động bổ trợ tư pháp về sở hữu trí tuệ; nghiên cứu, xây dựng đội ngũ giám định viên sở hữu trí tuệ, đội ngũ tư vấn pháp luật về bảo vệ sở hữu trí tuệ trên địa bàn tỉnh.

4. Thúc đẩy các hoạt động tạo ra tài sản trí tuệ

a) Xây dựng cơ sở dữ liệu, cung cấp các công cụ và dịch vụ thông tin sở hữu trí tuệ cho các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân.

b) Hỗ trợ hình thành Không gian hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh, thúc đẩy hình thành các doanh nghiệp khoa học công nghệ nhằm ươm tạo các tài sản trí tuệ từ khâu hình thành ý tưởng, nghiên cứu, phát triển tài sản trí tuệ đến sản xuất thử nghiệm, hình thành doanh nghiệp khởi nghiệp; hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp hoàn thiện công nghệ, tạo ra kết quả nghiên cứu được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, tạo ra sản phẩm, dịch vụ có giá trị gia tăng cao.

c) Đẩy mạnh các hoạt động liên kết, hợp tác, kết nối giữa các doanh nghiệp, cá nhân với các tổ chức nghiên cứu, trường đại học trong việc tham gia các chương trình, nhiệm vụ khoa học và công nghệ theo hướng tạo ra kết quả nghiên cứu được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.

d) Cụ thể hóa và triển khai hiệu quả cơ chế khuyến khích các cá nhân tham gia vào quá trình đổi mới công nghệ, chọn tạo giống cây trồng và sáng tạo văn hóa.

đ) Hướng dẫn doanh nghiệp, hiệp hội, hợp tác xã tạo dựng và khai thác hiệu quả các chỉ dẫn thương mại cho sản phẩm, dịch vụ của mình; hỗ trợ đăng ký bảo hộ các chỉ dẫn địa lý tiềm năng cho các sản phẩm đặc thù; hỗ trợ đăng ký bảo hộ các đối tượng sở hữu trí tuệ (chú trọng tài sản trí tuệ liên quan đến nhóm sản phẩm đặc thù, chủ lực và sản phẩm gắn với Chương trình OCOP, nhóm tổ chức khoa học công nghệ, doanh nghiệp khoa học công nghệ, doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, doanh nghiệp nhỏ và vừa và các nhóm ngành đột phá của tỉnh).

5. Khuyến khích, nâng cao hiệu quả khai thác tài sản trí tuệ

a) Hỗ trợ doanh nghiệp tham gia mạng lưới chuyển giao công nghệ và sở hữu trí tuệ với các viện nghiên cứu, trường đại học trên cả nước nhằm thúc đẩy việc tạo ra và khai thác tài sản trí tuệ.

b) Tích cực hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo trên địa bàn tỉnh, qua đó hỗ trợ doanh nghiệp trong khai thác quyền sở hữu trí tuệ, rút ngắn quá trình ứng dụng kết quả nghiên cứu vào sản xuất, kinh doanh.

c) Cụ thể hóa và triển khai thực hiện cơ chế, chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển sản phẩm, dịch vụ có mức độ sử dụng tài sản trí tuệ cao, tạo ra các sản phẩm, dịch vụ có uy tín và chất lượng, thúc đẩy sản xuất hàng hóa có hàm lượng sở hữu trí tuệ cao.

d) Hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp đẩy mạnh sử dụng công cụ sở hữu trí tuệ trong hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động trong nhóm ngành đột phá của tỉnh; hỗ trợ đăng ký bảo hộ và khai thác quyền sở hữu trí tuệ ở nước ngoài.

đ) Tăng cường khai thác, phân tích thông tin sáng chế phục vụ cho việc lựa chọn và khai thác công nghệ phù hợp; khuyến khích sử dụng các công nghệ đã hết thời hạn bảo hộ hoặc không được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam nhưng phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

e) Tăng cường quản lý, khai thác, phát triển chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận đã được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và sản phẩm đã được chứng nhận OCOP gắn với đăng ký mã số vùng trồng, an toàn thực phẩm, chứng nhận chất lượng và xác thực, truy xuất nguồn gốc sản phẩm được bảo hộ; hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị, quảng bá và triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại nhằm khai thác, phát triển giá trị các tài sản trí tuệ.

g) Tăng cường quản lý, sử dụng hiệu quả nguồn gen, tri thức truyền thống, bí quyết kỹ thuật, văn hóa dân gian nhằm khai thác các tiềm năng của tỉnh.

h) Hỗ trợ các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh khai thác có hiệu quả tài sản trí tuệ. Triển khai hiệu quả các chương trình, kế hoạch hỗ trợ bảo vệ, khai thác tài sản trí tuệ, đặc biệt là đối với các sản phẩm đặc thù và sản phẩm tiềm năng hướng đến sản phẩm đặc thù của tỉnh. Đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ kết nối cung cầu, hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá, giới thiệu sản phẩm tại các hội nghị, triển lãm nhằm quảng bá, tìm kiếm và mở rộng thị trường.

6. Phát triển các hoạt động hỗ trợ về sở hữu trí tuệ

a) Thúc đẩy hoạt động của các tổ chức dịch vụ về sở hữu trí tuệ trên địa bàn tỉnh.

b) Thúc đẩy phát triển các dịch vụ hỗ trợ về sở hữu trí tuệ, nâng cao chất lượng dịch vụ về sở hữu trí tuệ và hỗ trợ các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong việc khai thác cơ sở dữ liệu và các dịch vụ hỗ trợ về sở hữu trí tuệ.

c) Nâng cao hiệu quả hoạt động của các hiệp hội và các chủ thể quản lý, sử dụng chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận trong hỗ trợ và triển khai hoạt động sáng tạo, xác lập, khai thác và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Hỗ trợ các sản phẩm thuộc Chương trình OCOP tỉnh Ninh Thuận thực hiện việc đăng ký chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận.

d) Tăng cường năng lực, đầu tư cơ sở vật chất để nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức quản lý tập thể quyền tác giả, quyền liên quan, đáp ứng kịp thời nhu cầu của xã hội, bảo đảm hài hòa lợi ích của các bên liên quan.

đ) Huy động các nguồn lực xã hội vào việc phát triển hệ thống SHTT để bổ trợ cho nguồn lực của tỉnh.

7. Tăng cường nguồn lực cho hoạt động sở hữu trí tuệ

a) Bố trí và sử dụng hiệu quả ngân sách nhà nước (trung ương và địa phương), huy động các nguồn lực xã hội, tăng cường xã hội hóa nhằm triển khai các hoạt động sở hữu trí tuệ của tỉnh.

b) Thu hút nhân lực chất lượng cao trong và ngoài nước tham gia vào hoạt động sở hữu trí tuệ trên địa bàn tỉnh, bao gồm cả chuyên gia trong nước hoặc chuyên gia nước ngoài trong quá trình tư vấn các chương trình, dự án trong liên quan đến hoạt động sở hữu trí tuệ.

c) Tập trung đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của các cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trên địa bàn tỉnh.

d) Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng phù hợp với từng nhóm đối tượng, trong đó chú trọng đào tạo chuyên gia quản trị tài sản trí tuệ cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân.

8. Hình thành văn hóa sở hữu trí tuệ trong xã hội

a) Tăng cường truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng như: Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh; các cơ quan báo chí địa phương; Cổng thông tin điện tử của tỉnh; Trang Thông tin điện tử của các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh... nhằm nâng cao nhận thức về sở hữu trí tuệ, khuyến khích đổi mới sáng tạo; xây dựng ý thức tôn trọng và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, hình thành văn hóa sở hữu trí tuệ trong xã hội.

b) Xây dựng và triển khai thực hiện các chương trình đào tạo, bồi dưỡng về sở hữu trí tuệ trong các cơ sở giáo dục và đào tạo, nhằm từ đó tuyên truyền, phổ biến kiến thức về chính sách, pháp luật về sở hữu trí tuệ đến cán bộ, nhân viên, giáo viên, học sinh, sinh viên; khuyến khích đội ngũ này tham gia vào các hoạt động liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ và thi hành quy định về quản lý hoạt động sở hữu trí tuệ trong các cơ sở giáo dục.

9. Tích cực, chủ động hợp tác và hội nhập quốc tế về sở hữu trí tuệ

a) Đẩy mạnh hoạt động hợp tác và hội nhập quốc tế về sở hữu trí tuệ, khai thác tối đa sự hỗ trợ về mọi mặt của các cơ quan sở hữu trí tuệ trung ương nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sở hữu trí tuệ trên địa bàn tỉnh. Tuyên truyền, phổ biến các quy định về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại nước ngoài cho các doanh nghiệp, tổ chức trên địa bàn tỉnh...

b) Tích cực và chủ động tham gia vào hoạt động của các tổ chức quốc tế trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ. Cử nhân lực tham gia các khóa đào tạo về sở hữu trí tuệ tại nước ngoài theo các chương trình của Bộ Khoa học và Công nghệ, Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

III. Khái toán kinh phí và nguồn kinh phí

1. Nguồn kinh phí: Kinh phí thực hiện Đề án từ các nguồn: Ngân sách nhà nước ở Trung ương (Chương trình phát triển tài sản trí tuệ đến năm 2030), ngân sách nhà nước ở địa phương (nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học của tỉnh, kinh phí lồng ghép trong các Chương trình, kế hoạch, đề án phát triển của ngành, lĩnh vực của tỉnh), đóng góp của các tổ chức, cá nhân và các nguồn hợp pháp khác.

2. Khái toán kinh phí

a) Ngân sách Trung ương: Đề xuất hỗ trợ từ Ngân sách Trung ương: 11,46 tỷ.

b) Khái toán ngân sách tỉnh:

- Tổng kinh phí hỗ trợ từ ngân sách tỉnh dự kiến cho thực hiện Đề án giai đoạn đến năm 2025 là 27,78 tỷ đồng, trong đó: Chi đầu tư phát triển dự kiến là 5 tỷ đồng; chi từ kinh phí sự nghiệp khoa học là 19 tỷ đồng; chi từ nguồn ngân sách khác là 3,78 tỷ đồng.

- Ngân sách tỉnh dự toán giai đoạn 2026 - 2030 sẽ được khái toán sau khi tổng kết giai đoạn đến năm 2025.

(Chi tiết tại Phụ lục kèm theo).

IV. Tổ chức thực hiện

1. Sở Khoa học và Công nghệ

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức triển khai thực hiện Đề án; triển khai các nhiệm vụ, giải pháp, đề án liên quan đến lĩnh vực sở hữu công nghiệp; làm đầu mối tổng hợp tình hình thực hiện Đề án; tổ chức sơ kết Đề án vào năm 2025, tổng kết Đề án vào năm 2030; đề xuất sửa đổi, bổ sung các nhiệm vụ, giải pháp trên cơ sở ý kiến thống nhất bằng văn bản với các Sở, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện liên quan khi cần thiết; định kỳ hằng năm báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.

- Hàng năm chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng dự toán chi tiết đối với các nhiệm vụ được giao tại Phụ lục Đề án, tổng hợp cùng dự toán chi thường xuyên, gửi Sở Tài chính thẩm định theo quy định; báo cáo, trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng Danh mục dự án cụ thể, trình thẩm định theo quy định hiện hành đối với các nhiệm vụ tại Phụ lục Đề án, báo cáo, trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định. Lồng ghép với các chương trình khoa học và công nghệ: Chương trình hỗ trợ hỗ trợ doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong hoạt động khoa học và công nghệ, hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Ninh Thuận; Chương trình hỗ trợ ứng dụng khoa học và công nghệ phát triển nông thôn miền núi; Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia; Chương trình sản phẩm quốc gia; Chương trình mỗi xã một sản phẩm tỉnh Ninh Thuận…

2. Các Sở, Ban, ngành và UBND các huyện, thành phố

Chủ động phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ đề án theo chức năng, nhiệm vụ được giao, trong đó ưu tiên tập trung một số nhiệm vụ như: Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các ngành trong công tác quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ; rà soát điều chỉnh, bổ sung các thủ tục hành chính trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ thuộc thẩm quyền giải quyết của tỉnh; xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của tỉnh nhằm cụ thể hóa các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ; xây dựng cơ chế chính sách đặc thù của tỉnh về hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ, sau khi có các văn bản quy phạm pháp luật của Trung ương; xây dựng quy chế phối hợp giữa cơ quan quản lý nhà nước và cơ quan thực thi về sở hữu trí tuệ (phối hợp trong công tác kiểm tra, kiểm soát và xử lý nghiêm các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; kiểm soát hàng hóa xuất, nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ... ).

a) Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

- Phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ và các cơ quan, đơn vị liên quan xây dựng và triển khai kế hoạch 5 năm, hằng năm.

- Hằng năm chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng dự toán chi tiết đối với các nhiệm vụ được giao tại Phụ lục Đề án, tổng hợp cùng dự toán chi thường xuyên, gửi Sở Tài chính thẩm định theo quy định; báo cáo, trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định. Lồng ghép với các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội để triển khai các nhiệm vụ, giải pháp, đề án liên quan đến lĩnh vực quyền tác giả, quyền liên quan; văn hóa; sản phẩm, dịch vụ du lịch...

b) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ và các cơ quan, đơn vị liên quan xây dựng và triển khai kế hoạch 5 năm, hằng năm.

- Hằng năm chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng dự toán chi tiết đối với các nhiệm vụ được giao tại Phụ lục Đề án, tổng hợp cùng dự toán chi thường xuyên, gửi Sở Tài chính thẩm định theo quy định; báo cáo, trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định. Lồng ghép với các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình quốc gia, chương trình phát triển kinh tế - xã hội để triển khai các nhiệm vụ, giải pháp, đề án liên quan đến sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực giống cây trồng mới; phối hợp theo dõi, triển khai các nhiệm vụ trong lĩnh vực nông nghiệp, sản phẩm OCOP, sản phẩm hình hành từ nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

- Chủ trì, phối hợp Văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới tỉnh rà soát, thống kê các sản phẩm OCOP trên địa bàn để phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ thực hiện tư vấn, hỗ trợ cho các tổ chức, cá nhân và đơn vị có nhu cầu bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.

c) Sở Giáo dục và Đào tạo

- Phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức triển khai thực hiện Đề án theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

- Tuyên truyền, phổ biến kiến thức về chính sách, pháp luật về sở hữu trí tuệ đến cán bộ, nhân viên, giáo viên, học sinh, sinh viên; khuyến khích cán bộ, nhân viên, giáo viên, học sinh sinh viên tham gia vào các hoạt động về quyền sở hữu trí tuệ và thi hành quy định về quản lý hoạt động sở hữu trí tuệ trong các cơ sở giáo dục; phối hợp tư vấn, hỗ trợ việc xác lập và bảo vệ quyền sở hữu đối với tài sản trí tuệ của các cơ sở giáo dục; phối hợp kiểm tra việc thực hiện quyền sở hữu trí tuệ, thực hiện nghiêm túc hoạt động đánh giá và khai thác tài sản trí tuệ trong các cơ sở giáo dục.

- Hằng năm chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng dự toán chi tiết đối với nhiệm vụ được giao, tổng hợp cùng dự toán chi thường xuyên, gửi Sở Tài chính thẩm định theo quy định; báo cáo, trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.

d) Sở Công Thương: Phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức triển khai thực hiện Đề án theo chức năng, nhiệm vụ được giao; cụ thể hóa nội dung và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp liên quan trong Đề án. Xây dựng kế hoạch, tổ chức các hội chợ, triển lãm thương mại; hoạt động giao thương, kết nối cung - cầu, tuyên truyền quảng bá cho các sản phẩm đặc sản, đặc thù, chủ lực của tỉnh.

đ) Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư: Phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức triển khai thực hiện Đề án theo chức năng, nhiệm vụ được giao. Căn cứ tiến độ triển khai Đề án và khả năng nguồn ngân sách địa phương, hằng năm Sở Tài chính và Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu, trình cấp có thẩm quyền cân đối, bố trí kinh phí thực hiện Đề án.

e) Sở Tư pháp: Phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức triển khai thực hiện Đề án theo chức năng, nhiệm vụ được giao. Hàng năm chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng dự toán chi tiết đối với nhiệm vụ tại Phụ lục, tổng hợp cùng dự toán chi thường xuyên, gửi Sở Tài chính thẩm định theo quy định; báo cáo, trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.

g) Cục Quản lý Thị trường tỉnh Ninh Thuận: Phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức triển khai thực hiện Đề án theo chức năng, nhiệm vụ được giao. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo chức năng nhiệm vụ được giao.

h) Sở Thông tin và Truyền thông

- Triển khai các nhiệm vụ, giải pháp liên quan đến sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực công nghệ thông tin, báo chí, xuất bản.

- Phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ và các cơ quan, đơn vị liên quan chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện công tác thông tin sở hữu trí tuệ trên Cổng Thông tin điện tử, các cơ quan báo chí trên địa bàn tỉnh và Đài truyền thanh cấp huyện, xã triển khai thực hiện công tác thông tin tuyên truyền, phổ biến kiến thức về sở hữu trí tuệ; nội dung, giải pháp, tình hình triển khai và kết quả thực hiện Đề án.

i) UBND các huyện, thành phố

- Phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức triển khai thực hiện Đề án theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

- Xây dựng, phê duyệt và bố trí kinh phí để triển khai các nhiệm vụ trong Đề án trên địa bàn của mình; lồng ghép với các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình phát triển - kinh tế xã hội khác thuộc thẩm quyền quản lý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tạo dựng, bảo vệ và khai thác quyền sở hữu trí tuệ đối với các sản phẩm đặc thù của địa phương.

- Tổ chức triển khai thực hiện Đề án theo quy định, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ với thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

k) Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Ninh Thuận: Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan phát (viết) tin, bài, xây dựng phóng sự truyền hình, các chương trình truyền hình, tọa đàm... về các hoạt động trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ trên địa bàn tỉnh.

l) Hội Doanh nhân trẻ: Phối hợp tuyên truyền, tổ chức các lớp tập huấn, học tập mô hình; huy động kinh phí từ các nguồn hợp pháp; rà soát, củng cố, vận động hội viên tích cực tiếp cận và ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, nghiên cứu đổi mới sáng tạo, sử dụng công cụ sở hữu trí tuệ nhằm phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh; hợp tác thúc đẩy ứng dụng phát triển các hoạt động sở hữu trí tuệ trong doanh nghiệp hội viên./.

 

PHỤ LỤC

DANH MỤC NHIỆM VỤ ƯU TIÊN THỰC HIỆN ĐỀ ÁN TRIỂN KHAI CHIẾN LƯỢC SỞ HỮU TRÍ TUỆ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH THUẬN GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2025
(Kèm theo Quyết định số 2367/QĐ-UBND ngày 21/12/2021 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận)

Đơn vị tính: triệu đồng

STT

Nội dung

Cơ quan chủ trì

Cơ quan phối hợp

Thời gian thực hiện

Kinh phí dự kiến

Ghi chú

NS sự nghiệp khoa học

NS khác của tỉnh

Đề xuất NSTƯ hỗ trợ

I

Nhóm nhiệm vụ liên quan đến xây dựng chính sách về sở hữu trí tuệ

 

 

 

 

 

 

 

1

Xây dựng văn bản; Chương trình, kế hoạch của tỉnh nhằm cụ thể hóa các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ (Chương trình phát triển tài sản trí tuệ, bảo hộ sở hữu trí tuệ các sản phẩm hàng hóa, thương hiệu)

Sở Khoa học và Công nghệ

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Sở Nông nghiệp và PTNT; Các cơ quan có liên quan

Sau khi có các văn bản của Trung ương; địa phương

 

 

 

Hoạt động thường xuyên

2

Xây dựng và ban hành Chương trình phát triển tài sản trí tuệ đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận

Sở Khoa học và Công nghệ

 

2022

 

 

 

Hoạt động thường xuyên

II

Nhóm nhiệm vụ nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về SHTT

 

 

 

 

 

 

 

1

Xây dựng quy chế phối hợp liên ngành giữa các ngành trong quản lý nhà nước về SHTT.

Sở Khoa học và Công nghệ

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Sở Nông nghiệp và PTNT; UBND các huyện, thành phố

2022

 

 

 

Hoạt động thường xuyên

2

Nhiệm vụ : Xây dựng cơ sở dữ liệu và phần mềm quản lý về SHCN của tỉnh Ninh Thuận (Bao gồm: thuê đơn vị tư vấn, chuyên gia, cơ sở vật chất, phần mềm, cập nhật dữ liệu,…).

 

 

 

 

 

 

 

 

- Xây dựng cơ sở dữ liệu về SHCN của tỉnh (thuê chuyên gia, tư vấn, cơ sở vật chất, phần mềm,...).

Sở Khoa học và Công nghệ

Cơ quan chuyên môn liên quan

2022

200

 

 

 

 

- Cập nhật dữ liệu định kỳ.

Sở Khoa học và Công nghệ

Cơ quan chuyên môn liên quan

2022- 2025

200

 

 

 

 

- Phát triển các module bổ sung nhằm tăng cường ứng dụng công nghệ vào hoạt động quản lý nhà nước về SHTT.

Sở Khoa học và Công nghệ

Cơ quan chuyên môn liên quan

2023

100

 

 

 

3

Xây dựng bản đồ số về sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc thù được bảo hộ quyền SHTT của tỉnh dựa trên nền tảng cơ sở dữ liệu và trích xuất thông tin số.

Sở TTTT

Sở Khoa học và Công nghệ

Sở Nông nghiệp và PTNT; UBND các huyện, thành phố

2022- 2023

600

 

 

Nhiệm vụ KHCN

III

Nhóm nhiệm vụ nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thực thi quyền SHTT

 

 

 

 

 

 

 

1

Xây dựng quy chế phối hợp phối hợp liên ngành giữa các cơ quan quản lý nhà nước và cơ quan thực thi quyền SHTT.

Sở Khoa học và Công nghệ

Các cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan liên quan

2022

 

 

 

Hoạt động thường xuyên

2

Nhiệm vụ thực thi quyền SHTT nhằm góp phần bảo vệ các sản phẩm đặc sản, sản phẩm OCOP của tỉnh (trong đó có nội dung xây dựng và ban hành Quy chế phối hợp liên ngành trong việc khai thác, phát triển và bảo vệ TSTT được bảo hộ): 01 nhiệm vụ x 570 triệu đồng/nhiệm vụ.

Sở Khoa học và Công nghệ

Sở Nông nghiệp và PTNT; Các cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan liên quan

2024- 2025

570

 

 

Nhiệm vụ KHCN

IV

Nhóm nhiệm vụ nhằm thúc đẩy hoạt động tạo ra TSTT

 

 

 

 

 

 

 

1

Xây dựng Đề án hình thành mô hình Không gian hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo DNVVN trên địa bàn tỉnh.

Sở Khoa học và Công nghệ

Các Sở, ngành; tổ chức liên quan; Hội Doanh nhân trẻ

2022

500

 

 

Đề án KHCN thực hiện theo hình thức thuê đơn vị tư vấn chuyên môn

2

Triển khai đầu tư dự án: hỗ trợ cơ sở vật chất, trang thiết bị cho Không gian hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo DNVVN trên địa bàn tỉnh.

Sở Khoa học và Công nghệ

Sở Kế hoạch và Đầu tư; các Sở, ngành liên quan

2022- 2025

 

5.000

 

Nguồn đầu tư phát triển; Sự nghiệp khoa học hoặc đề xuất Bộ Khoa học Công nghệ hỗ trợ từ ngân sách Trung ương

3

Khảo sát, đánh giá hiện trạng, đề xuất và thực hiện thí điểm kế hoạch hỗ trợ doanh nghiệp của tỉnh bảo hộ, quản lý, khai thác quyền SHTT.

Sở Khoa học và Công nghệ

Hội Doanh nhân trẻ; cơ quan chuyên môn liên quan.

2022- 2024

2.500

 

 

Nhiệm vụ KHCN

4

Hỗ trợ nghiên cứu, đăng ký bảo hộ 03 sáng chế/ giải pháp hữu ích (theo chỉ tiêu NQ Tỉnh uỷ về KH&CN và ĐMST).

Sở Khoa học và Công nghệ

Cơ quan chuyên môn liên quan.

2022- 2023

150

 

 

Hợp đồng tư vấn chuyên môn

5

Hỗ trợ đăng ký bảo hộ, công nhận giống cây trồng mới (theo chỉ tiêu NQ Tỉnh uỷ về KH&CN và ĐMST): 02 giống cây trồng x 30 triệu đồng/giống cây.

Sở NN&PTNT

Các cơ quan liên quan

2022- 2025

 

60

 

Hoạt động thường xuyên

V

Nhóm nhiệm vụ nhằm khuyến khích, nâng cao hiệu quả khai thác TSTT

 

 

 

 

 

 

 

1

Khai thác, phát triển các sản phẩm đã được bảo hộ SHTT của tỉnh Ninh Thuận.

Sở Khoa học và Công nghệ

Các chủ sở hữu quyền SHCN; cơ quan chuyên môn liên quan.

2023

 

 

3.000

Nhiệm vụ KHCN (Đăng ký đề xuất nguồn vốn CT 68)

2

Xây dựng và trình phê duyệt Kế hoạch hỗ trợ đẩy mạnh sử dụng công cụ SHTT trong hoạt động sản xuất kinh doanh cho một số sản phẩm đặc thù, sản phẩm OCOP có lợi thế cạnh tranh để tập trung nguồn lực hỗ trợ đầu tư thành sản phẩm xuất khẩu.

Sở NNPTNT

Sở Khoa học và Công nghệ; các cơ quan, đơn vị liên quan

2022

 

 

 

Hoạt động thường xuyên

3

Nhiệm vụ Hỗ trợ khai thác, áp dụng sáng chế/giải pháp hữu ích đã hết thời hạn bảo hộ hoặc không được bảo hộ ở Việt Nam phục vụ ứng dụng vào hoạt động sản xuất trên địa bàn tỉnh (01 nhiệm vụ x 1.000 triệu đồng/nhiệm vụ).

Sở Khoa học và Công nghệ

Các cơ quan, đơn vị liên quan

2022- 2025

1.000

 

 

Nhiệm vụ KHCN

4

Hỗ trợ đăng ký bảo hộ, xây dựng và triển khai hệ thống quản lý CDĐL, NHCN, NHTT và sản phẩm thuộc Chương trình OCOP gắn với đăng ký mã số vùng trồng, an toàn thực phẩm, chứng nhận chất lượng và xác thực truy xuất nguồn gốc sản phẩm được bảo hộ - ưu tiên các sản phẩm đã được công nhận là sản phẩm đặc thù của tỉnh.

 

 

 

 

 

 

 

 

- Xây dựng, quản lý và phát triển chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm Nha Đam Ninh Thuận (gắn với kiểm soát chất lượng, nguồn gốc).

Sở Khoa học và Công nghệ; Sở NN&PTNT

cơ quan chuyên môn liên quan.

2022- 2024

 

 

4.300

Đã được Bộ KH&CN phê duyệt danh mục 2022 (vốn Trung ương và đối ứng địa phương)

 

- Bảo hộ, quản lý và phát triển 01 CDĐL theo chuỗi giá trị gắn với kiểm soát chất lượng, nguồn gốc (Muối Ninh Thuận) - Quyết định số 1559/QĐ-UBND ngày 11/8/2021 phê duyệt đề án nâng cao giá trị sản xuất chế biến Muối tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2021-2030.

Sở Khoa học và Công nghệ; Sở NN&PTNT

Các Sở, ngành liên quan

2023- 2025

 

 

4.000

Đề xuất nhiệm vụ thuộc CT 68 và kết hợp đối ứng nguồn SNKH tỉnh (thời gian thực hiện 30-36 tháng)

 

- Quản lý và phát triển CDĐL theo chuỗi giá trị gắn với kiểm soát chất lượng, nguồn gốc cho 01 CDĐL đã được bảo hộ (Thịt Cừu Ninh Thuận).

Sở NN&PTNT Sở Khoa học và Công nghệ

Các Sở, ngành liên quan

2023- 2024

1.500

 

 

Nhiệm vụ KHCN

 

- Khai thác, quản lý và phát triển NHTT, NHCN theo chuỗi giá trị gắn với theo chuỗi giá trị gắn với truy xuất nguồn gốc, an toàn thực phẩm, chứng nhận chất lượng cho 15 NHTT, NHCN (theo chỉ tiêu NQ Tỉnh uỷ về KH&CN và ĐMST).

Sở Khoa học và Công nghệ

Các Sở, ngành liên quan; Các chủ sở hữu; Doanh nghiệp

2022- 2025

4.000

 

 

Nhiệm vụ KHCN

 

- Triển khai hỗ trợ đăng ký bảo hộ quyền SHTT, hệ thống quảng bá, nhận diện, truy xuất nguồn gốc các sản phẩm được chứng nhận OCOP của tỉnh gắn với các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, chứng nhận chất lượng (tối thiểu 30 sản phẩm OCOP): 30 sản phẩm x 100 triệu đồng/sản phẩm.

Sở NNPTNT

Sở Khoa học và Công nghệ; UBND các huyện, thành phố

2022- 2025

3.000

 

 

Nhiệm vụ KHCN

5

Nhiệm vụ quản lý, sử dụng hiệu quả nguồn gen nhằm khai thác tiềm năng thế mạnh của tỉnh: 05 nhiệm vụ x 600 triệu đồng/nhiệm vụ

Sở NNPTNN

Sở Khoa học và Công nghệ

2022- 2025

3.000

 

 

Nhiệm vụ KHCN

6

Nhiệm vụ quản lý, sử dụng hiệu quả tri thức truyền thống, bí quyết kỹ thuật, văn hóa dân gian nhằm khai thác tiềm năng thế mạnh của tỉnh: 02 nhiệm vụ x 600 triệu đồng/nhiệm vụ.

Sở VHTTDL

Sở Khoa học và Công nghệ

2022- 2024

 

1.200

 

Nhiệm vụ KHCN (Ngành văn hoá)

7

Hỗ trợ hoạt động xúc tiến thương mại nhằm quảng bá và tiêu thụ các sản phẩm OCOP của các huyện/thành phố: 30 triệu đồng/01 năm/01 huyện, thành phố x 6 huyện, thành phố x 4 năm.

UBND các huyện, thành phố

Sở Khoa học và Công nghệ

2022- 2023

 

840

 

Nguồn kinh phí phân bổ từ nguồn sự nghiệp kinh tế các huyện/thành phố

VI

Nhóm nhiệm vụ nhằm phát triển các hoạt động hỗ trợ về SHTT

 

 

 

 

 

 

 

1

Thúc đẩy phát triển các dịch vụ hỗ trợ về SHTT, nâng cao chất lượng dịch vụ về SHTT và hỗ trợ các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong việc khai thác các dịch vụ hỗ trợ về SHTT.

Sở Khoa học và Công nghệ

 

2022- 2025

 

 

 

Hoạt động thường xuyên

VII

Nhóm nhiệm vụ tập huấn, bồi dưỡng tăng cường nguồn nhân lực cho hoạt động SHTT và tuyên truyền thúc đẩy hình thành văn hóa SHTT trong xã hội

 

 

 

 

 

 

 

1

Tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, nghiệp vụ về SHTT cho đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý nhà nước (tổ chức hoặc cử đi học); tổ chức tham quan học tập kinh nghiệm: 01 lớp/năm x 40 triệu đồng/lớp x 4 năm; 02 chuyến học tập kinh nghiệm x 100 triệu đồng/chuyến.

Sở Khoa học và Công nghệ

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Sở Nông nghiệp và PTNT; Các cơ quan có liên quan

2022- 2025

360

 

 

Hoạt động thường xuyên

2

Tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, nghiệp vụ về SHTT cho đội ngũ cán bộ làm công tác thực thi quyền SHTT (tổ chức hoặc cử đi học); tổ chức tham quan học tập kinh nghiệm: 01 lớp/năm x 40 triệu đồng/lớp x 4 năm.

Sở Khoa học và Công nghệ

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Sở Nông nghiệp và PTNT; Các cơ quan liên quan

2022- 2025

160

 

 

Hoạt động thường xuyên

3

Bồi dưỡng, tập huấn nhằm xây dựng đội ngũ giám định viên SHTT, đội ngũ tư vấn pháp luật về SHTT trên địa bàn tỉnh 02 lớp x 40 triệu/lớp.

Sở Tư pháp

Sở Khoa học và Công nghệ

2022, 2024

80

 

 

Hoạt động thường xuyên

4

Tập huấn, bồi dưỡng khai thác cơ sở dữ liệu về SHTT của quốc gia, của tỉnh cho cán bộ quản lý, cán bộ thực thi quyền SHTT và các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh: 01 lớp/năm x 40 triệu đồng/lớp x 4 năm.

Sở Khoa học và Công nghệ

Các Sở, ban, ngành; Cơ quan liên quan

2022- 2025

160

 

 

Hoạt động thường xuyên

5

Bồi dưỡng chuyên sâu về SHTT cho đội ngũ cán bộ quản trị TSTT trong các doanh nghiệp, tổ chức KHCN, doanh nghiệp vừa và nhỏ với nội dung phù hợp với từng nhóm đối tượng: 01 lớp/năm x 40 triệu đồng/lớp x 4 năm.

Sở Khoa học và Công nghệ

Hội doanh nhân trẻ; Doanh nghiệp liên quan

2022- 2025

 

 

160

Hoạt động thường xuyên

6

Tập huấn, trang bị kiến thức về bảo hộ SHTT ở trong và ngoài nước cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức, cá nhân, các chủ thể tham gia chương trình OCOP trên địa bàn tỉnh: 02 lớp/huyện, thành phố/năm x 7 huyện/thành phố x 30 triệu đồng/lớp x 4 năm.

UBND huyện, thành phố

Sở Khoa học và Công nghệ; Sở Nông nghiệp và PTNT; Hội doanh nhân trẻ

2022- 2025

 

1.680

 

Hoạt động thường xuyên (nguồn kinh phí cấp huyện, thành phố)

7

Tuyên truyền, phổ biến kiến thức về SHTT trên các phương tiện truyền thông đại chúng.

Sở Khoa học và Công nghệ

Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh

2022- 2025

 

 

 

Hoạt động thường xuyên

8

Tổ chức trưng bày, giới thiệu sản phẩm được bảo hộ quyền SHTT cùng với các sản phẩm xâm phạm quyền SHTT: 02 lần x 50 triệu/lần.

Sở Khoa học và Công nghệ

Các cơ quan có liên quan

2023, 2025

100

 

 

Hoạt động thường xuyên

9

Quảng bá, phát triển thương hiệu cho các sản phẩm đặc thù đã được bảo hộ quyền SHTT (Hội thảo; Lễ công bố; sự kiện quảng bá kết nối).

Sở Khoa học và Công nghệ

Các cơ quan có liên quan

2022- 2025

500

 

 

Hoạt động thường xuyên

10

Tổ chức tuyên truyền, tập huấn cho học sinh, sinh viên trong các trường đại học, cao đẳng, trung học phổ thông, trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh 02 lớp/năm x 40 triệu đồng/lớp x 4 năm.

Sở GDĐT

Sở Khoa học và Công nghệ

2022- 2025

320

 

 

Hoạt động thường xuyên

 

Cộng

 

 

 

19.000

8.780

11.460

 

 

TỔNG CỘNG

39.240

 

(Bằng chữ: Ba mươi chín tỷ, hai trăm bốn mươi triệu đồng chẵn).

Trong đó:

- Nguồn đầu tư phát triển (dự kiến): 5.000 triệu đồng (Năm tỷ đồng).

- Nguồn ngân sách sự nghiệp KHCN: 19.000 triệu đồng (Mười chín tỷ đồng).

- Nguồn ngân sách khác của tỉnh: 3.780 triệu đồng (Ba tỷ, bảy trăm tám mươi triệu đồng).

- Đề xuất hỗ trợ từ Ngân sách Trung ương: 11.460 triệu đồng (Mười một tỷ, bốn trăm sáu mươi triệu đồng).

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 2367/QĐ-UBND ngày 21/12/2021 về "Đề án triển khai Chiến lược sở hữu trí tuệ trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận đến năm 2030"

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


4.884

DMCA.com Protection Status
IP: 3.145.175.50
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!