ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ TĨNH
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 2832/QĐ-UBND
|
Hà
Tĩnh, ngày 28 tháng 8 năm 2020
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ
VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ CƯƠNG NHIỆM VỤ VÀ DỰ TOÁN KINH PHÍ RÀ SOÁT, ĐÁNH GIÁ HIỆN
TRẠNG ĐẬP, HỒ CHỨA NƯỚC; XÂY DỰNG ĐỀ ÁN NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN LÝ AN TOÀN ĐẬP,
HỒ CHỨA NƯỚC THỦY LỢI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ TĨNH
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền
địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước
ngày 25/6/2015; Luật Phòng, chống thiên tai ngày 19/6/2013; Luật Thủy lợi ngày
19/6/2018;
Căn cứ Nghị định số 67/2018/NĐ-CP
ngày 14/5/2018 của Chính phủ về quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy
lợi; Nghị định số 114/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 của Chính phủ về quản lý an
toàn đập, hồ chứa nước;
Căn cứ Thông tư số
05/2018/TT-BNNPTNT ngày 15/5/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về
việc quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi;
Thực hiện Chỉ thị số 22/CT-TTg
ngày 07/8/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường quản lý, đảm bảo an
toàn đập, hồ chứa nước; Văn bản số 6115/BNN-TCTL ngày 10/8/2018 của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tổ chức triển khai thực hiện Chỉ thị số
22/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Văn bản số 1406/TCTL-ATĐ ngày 02/10/2018 của
Tổng cục Thủy lợi về việc xây dựng Đề án Nâng cao năng lực quản lý an toàn đập,
hồ chứa nước thủy lợi;
Theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn tại Văn bản số 1799/SNN-XDCT ngày 25/8/2020 (kèm theo Văn
bản số 797/SNN-XDCT ngày 10/5/2019 và Văn bản số 1058/SNN-XDCT ngày 11/6/2019
của Sở Nông nghiệp và PTNT về thẩm định khối lượng công việc; Văn bản số
1643/STC-HCSN ngày 16/5/2019 và Văn bản số 3494/STC-HCSN ngày 18/9/2019 của Sở
Tài chính thẩm định dự toán kinh phí Rà soát, đánh giá hiện trạng đập hồ chứa
nước; xây dựng Đề án nâng cao năng lực quản lý an toàn đập, hồ chứa nước thủy
lợi).
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê
duyệt Đề cương nhiệm vụ và dự toán kinh phí Rà soát, đánh giá hiện trạng đập,
hồ chứa nước; xây dựng Đề án nâng cao năng lực quản lý an toàn đập, hồ chứa
nước thủy lợi trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, với các nội dung sau:
1. Thông tin chính:
- Tên nhiệm vụ: Rà soát, đánh giá
hiện trạng đập, hồ chứa thủy lợi; xây dựng Đề án nâng cao năng lực quản lý an
toàn đập, hồ chứa nước thủy lợi.
- Phạm vi, đối tượng: Đánh giá hiện
trạng, công tác quản lý công trình hồ, đập; khôi phục các thông số kỹ thuật cơ
bản của 60 công trình đập, hồ chứa.
- Đơn vị chủ quản thực hiện: Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Đơn vị thực hiện: Chi cục Thủy lợi
Hà Tĩnh.
2. Mục đích, yêu cầu nhiệm vụ:
- Mục đích: Đánh giá bằng trực quan
hiện trạng công trình đập, hồ chứa nước thủy lợi; công tác quản lý và xây dựng
Đề án Nâng cao năng lực quản lý an toàn đập, hồ chứa nước trên địa bàn tỉnh Hà
Tĩnh.
- Yêu cầu: Đánh giá được hiện trạng
các đập, hồ chứa thủy lợi, công tác quản lý; xếp loại theo thứ tự ưu tiên để đề
xuất bố trí kinh phí nâng cấp, sửa chữa, nhằm đảm bảo an toàn hồ chứa và nâng
cao hiệu quả phục vụ của công trình, xây dựng Đề án nâng cao năng lực quản lý
an toàn đập, hồ chứa nước trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh phù hợp với tình hình thực
tiễn.
3. Phương pháp thực hiện:
- Rà soát, đánh giá hiện trạng công
trình đập, hồ chứa nước bằng trực quan kết hợp phương pháp kiểm tra, đo đạc
bằng thủ công; nội dung đánh giá theo hướng dẫn tại Phụ lục 1- TCVN 11699:2016
(Tiêu chuẩn Quốc gia - Công trình thủy lợi - Đánh giá an toàn đập).
- Khôi phục thông số kỹ thuật công
trình bằng việc khảo sát xác định Hmax của đập, khảo sát để xác định một số
thông số kỹ thuật chính của công trình đầu mối, như: đập đất, tràn xả lũ, cống
lấy nước (gồm cao trình đỉnh đập, chiều dài, hệ số mái đập, cao trình ngưỡng
tràn, Btràn, Ltràn.., khẩu diện cống, Lcống, kết cấu công trình...).
- Phương pháp đánh giá các tổ chức
quản lý công trình: Sử dụng phương pháp phỏng vấn, thống kê và thông qua kiểm
tra để đánh giá các nội dung: Năng lực, số lượng cán bộ của tổ chức quản lý
công trình; việc chấp hành các quy định hiện hành về công tác quản lý: Cắm mốc,
quy trình vận hành, bảo trì bảo dưỡng…; công tác bảo quản hồ sơ, thông số kỹ
thuật của công trình.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp các
số liệu điều tra, đánh giá, để làm cơ sở cho việc xây dựng Đề án.
4. Nội dung, khối lượng thực hiện
khảo sát, đánh giá: Thống nhất như báo cáo kết quả thẩm định khối lượng công
việc của Sở Nông nghiệp và PTNT tại các Văn bản số 797/SNN-XDCT ngày 10/5/2019
và Văn bản số 1058/SNN-XDCT ngày 11/6/2019.
5. Dự toán kinh phí: 502.262.000 đồng
(như báo cáo kết quả thẩm định dự toán kinh phí của Sở Tài chính tại các Văn
bản số 1643/STC-HCSN ngày 16/5/2019 và Văn bản số 3494/STC-HCSN ngày 18/9/2019)
6. Nguồn vốn:
Nguồn vốn sự nghiệp Nông nghiệp và
PTNT hàng năm (năm 2020 đã được bố trí 200 triệu đồng tại Quyết định số
34/QĐ-SNN ngày 31/01/2020 của Sở Nông nghiệp và PTNT về việc giao dự toán ngân
sách nhà nước năm 2020).
7. Tiến độ thực hiện: Hoàn thành
trong năm 2020.
Điều 2. Tổ
chức thực hiện.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn, Chi cục Thủy lợi phối hợp với các địa phương, đơn vị có liên quan tổ chức
triển khai theo đúng nội dung, yêu cầu của Đề cương nhiệm vụ và dự toán kinh
phí được duyệt.
Điều 3. Quyết
định này có hiệu lực kể từ ngày ban hành.
Chánh Văn phòng Đoàn ĐBQH, HĐND và
UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính; Chủ
tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã; Giám đốc các Công ty TNHH MTV Thủy lợi;
Chi cục Trưởng Chi cục Thủy lợi và Thủ trưởng các cơ quan có liên quan chịu trách
nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Chủ tịch, PCT UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn;
- PVP Nguyễn Duy Nghị;
- Trung tâm TT-CB-TH;
- Lưu: VT, NL1.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Đặng Ngọc Sơn
|