BỘ
CÔNG THƯƠNG
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 3248A/QĐ-BCT
|
Hà
Nội, ngày 07 tháng 9 năm 2018
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH TRONG LĨNH VỰC QUẢN LÝ
AN TOÀN ĐẬP, HỒ CHỨA THỦY ĐIỆN THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA BỘ
CÔNG THƯƠNG
BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG
Căn cứ Nghị định số 98/2017/NĐ-CP ngày 18 tháng
08 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ
chức của Bộ Công Thương;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng
6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số
48/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2013 và Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07
tháng 8 năm 2017 của Chính phủ quy định sửa đổi, bổ sung một số Điều của các
Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Nghị định số 114/2018/NĐ-CP ngày 04 tháng
9 năm 2018 của Chính phủ quy định về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước;
Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Kỹ thuật an toàn
và Môi trường công nghiệp,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố kèm theo
Quyết định này Danh mục thủ tục hành chính mới ban hành trong lĩnh vực quản lý
an toàn đập, hồ chứa thủy điện thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Công
Thương.
Điều 2. Quyết định này có
hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ,
Cục trưởng Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp và Thủ trưởng các cơ
quan, đơn vị thuộc Bộ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ trưởng (để b/c);
- Văn phòng Chính phủ (Cục KSTTHC);
- Lưu: VT (THHC), ATMT.
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Hoàng Quốc Vượng
|
PHỤ LỤC
DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH TRONG LĨNH VỰC
QUẢN LÝ AN TOÀN ĐẬP, HỒ CHỨA THỦY ĐIỆN THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA BỘ
CÔNG THƯƠNG
(Kèm theo Quyết định số: 3248A/QĐ-BCT ngày 07 tháng 9 năm 2018
của Bộ trưởng Bộ Công Thương)
Phần I
DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
STT
|
Tên thủ tục
hành chính mới ban hành
|
Lĩnh vực
|
Cơ quan thực hiện
|
I
|
Thủ tục hành chính cấp trung ương
|
1
|
Cấp giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo
vệ đập, hồ chứa thủy điện quan trọng đặc biệt thuộc thẩm quyền của Bộ Công
Thương (trừ hoạt động quy định tại điểm d khoản 1 Điều 22 Nghị định số
114/2018/NĐ-CP)
|
An toàn đập, hồ chứa thủy điện
|
Bộ Công Thương
|
2
|
Cấp lại giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi
bảo vệ đập, hồ chứa thủy điện quan trọng đặc biệt thuộc thẩm quyền của Bộ
Công Thương (trừ hoạt động quy định tại điểm d khoản 1 Điều 22 Nghị định số
114/2018/NĐ-CP)
|
An toàn đập, hồ chứa thủy điện
|
Bộ Công Thương
|
3
|
Cấp gia hạn, điều chỉnh giấy phép cho các hoạt động
trong phạm vi bảo vệ đập, hồ chứa thủy điện quan trọng đặc biệt thuộc thẩm
quyền của Bộ Công Thương (trừ hoạt động quy định tại điểm d khoản 1 Điều 22
Nghị định số 114/2018/NĐ-CP)
|
An toàn đập, hồ chứa thủy điện
|
Bộ Công Thương
|
4
|
Thẩm định, phê duyệt quy trình vận hành hồ chứa
thủy điện quan trọng đặc biệt và hồ chứa thủy điện được xây dựng trên địa bàn
02 tỉnh trở lên thuộc thẩm quyền phê duyệt của Bộ Công Thương
|
An toàn đập, hồ chứa thủy điện
|
Bộ Công Thương
|
5
|
Điều chỉnh quy trình vận hành hồ chứa thủy điện
thuộc thẩm quyền phê duyệt của Bộ Công Thương
|
An toàn đập, hồ chứa thủy điện
|
Bộ Công Thương
|
II
|
Thủ tục hành chính cấp tỉnh
|
|
|
1
|
Cấp giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo
vệ đập, hồ chứa thủy điện trên địa bàn thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh (trừ đập, hồ chứa thủy điện quy định tại điểm a khoản 3 Điều
22 Nghị định số 114/2018/NĐ-CP)
|
An toàn đập, hồ chứa thủy điện
|
Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương
|
2
|
Cấp lại giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi
bảo vệ đập, hồ chứa thủy điện trên địa bàn thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh (trừ đập, hồ chứa thủy điện quy định tại điểm a khoản 3
Điều 22 Nghị định số 114/2018/NĐ-CP)
|
An toàn đập, hồ chứa thủy điện
|
Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương
|
3
|
Cấp gia hạn, điều chỉnh giấy phép cho các hoạt động
trong phạm vi bảo vệ đập, hồ chứa thủy điện trên địa bàn thuộc thẩm quyền cấp
phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (trừ đập, hồ chứa thủy điện quy định tại điểm
a khoản 3 Điều 22 Nghị định số 114/2018/NĐ-CP)
|
An toàn đập, hồ chứa thủy điện
|
Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương
|
4
|
Thẩm định, phê duyệt quy trình vận hành hồ chứa
thủy điện thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
|
An toàn đập, hồ chứa thủy điện
|
Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương
|
5
|
Điều chỉnh quy trình vận hành hồ chứa thủy điện thuộc
thẩm quyền phê duyệt của của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
|
An toàn đập, hồ chứa thủy điện
|
Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương
|
6
|
Thẩm định, phê duyệt phương án ứng phó thiên tai
cho công trình vùng hạ du đập thủy điện thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh
|
An toàn đập, hồ chứa thủy điện
|
Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương
|
7
|
Thẩm định, phê duyệt phương án ứng phó với tình
huống khẩn cấp hồ chứa thủy điện thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân
cấp tỉnh
|
An toàn đập, hồ chứa thủy điện
|
Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương
|
8
|
Phê duyệt phương án cắm mốc chỉ giới xác định phạm
vi bảo vệ đập thủy điện
|
An toàn đập, hồ chứa thủy điện
|
Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương
|
III
|
Thủ tục hành chính cấp huyện
|
|
|
1
|
Thẩm định, phê duyệt phương án ứng phó thiên tai
cho công trình vùng hạ du đập thủy điện thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban
nhân dân cấp huyện
|
An toàn đập, hồ chứa thủy điện
|
Cơ quan chuyên môn quản lý nhà nước về thủy
điện thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện
|
2
|
Thẩm định, phê duyệt phương án ứng phó với tình
huống khẩn cấp hồ chứa thủy điện thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân
dân cấp huyện
|
An toàn đập, hồ chứa thủy điện
|
Cơ quan chuyên môn quản lý nhà nước về thủy điện
thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện
|
IV
|
Thủ tục hành chính cấp xã
|
|
|
1
|
Thẩm định, phê duyệt phương án ứng phó thiên tai
cho công trình vùng hạ du đập thủy điện thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban
nhân dân cấp xã
|
An toàn đập, hồ chứa thủy điện
|
Ủy ban nhân dân cấp xã
|
2
|
Thẩm định, phê duyệt phương án ứng phó với tình
huống khẩn cấp hồ chứa thủy điện thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân
dân cấp xã
|
An toàn đập, hồ chứa thủy điện
|
Ủy ban nhân dân cấp xã
|
Phần
II
NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA TỪNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH
VỰC QUẢN LÝ AN TOÀN ĐẬP, HỒ CHỨA THỦY ĐIỆN THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA
BỘ CÔNG THƯƠNG
I. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP
TRUNG ƯƠNG
1. Cấp giấy phép cho các hoạt
động trong phạm vi bảo vệ đập, hồ chứa thủy điện quan trọng đặc biệt thuộc thẩm
quyền của Bộ Công Thương (trừ hoạt động quy định tại điểm d khoản 1 Điều 22 Nghị
định số 114/2018/NĐ-CP)
a) Trình tự thực hiện
* Bước 1: Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy
phép đến Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp - Bộ Công Thương.
* Bước 2: Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ
ngày nhận hồ sơ, Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp tiến hành xem
xét, kiểm tra hồ sơ; trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ: cơ quan tiếp nhận thông báo
cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.
b) Cách thức thực hiện:
- Gửi hồ sơ qua bưu điện;
- Nộp hồ sơ trực tiếp tại Cục Kỹ thuật
an toàn và Môi trường công nghiệp.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ
* Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép đối với các hoạt động:
(i) Xây dựng công trình mới; (ii) Lập bến, bãi tập kết nguyên liệu, nhiên liệu,
vật liệu, vật tư, phương tiện; (iii) Khoan, đào khảo sát địa chất; thăm dò,
khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng, khai thác nước dưới đất; (iv) Nuôi trồng
thủy sản; (v) Xây dựng công trình ngầm bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép theo mẫu quy định tại
Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 67/2018/NĐ-CP ;
- Bản vẽ thiết kế thi công đối với các hoạt động:
(i) Xây dựng công trình mới; (ii) Lập bến, bãi tập kết nguyên liệu, nhiên liệu,
vật liệu, vật tư, phương tiện; (iii) Khoan, đào khảo sát địa chất; thăm dò,
khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng, khai thác nước dưới đất; (iv) Xây dựng
công trình ngầm;
- Sơ họa vị trí khu vực tiến hành các hoạt động đề
nghị cấp phép;
- Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động đến việc vận
hành và an toàn công trình thủy điện;
- Văn bản thỏa thuận của tổ chức, cá nhân khai thác
công trình thủy điện;
- Văn bản thỏa thuận về sử dụng đất lâu dài hoặc có
thời hạn với chủ sử dụng đất hợp pháp.
Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
* Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép đối với hoạt động
trồng cây lâu năm bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép theo mẫu quy định tại
Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 67/2018/NĐ-CP ;
- Sơ họa vị trí khu vực tiến hành các hoạt động đề
nghị cấp phép;
- Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động đến việc vận
hành và an toàn công trình thủy điện;
- Văn bản thỏa thuận của tổ chức, cá nhân khai thác
công trình thủy điện.
Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
* Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép đối với hoạt động
du lịch, thể thao, nghiên cứu khoa học, kinh doanh, dịch vụ bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép theo mẫu quy định tại
Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 67/2018/NĐ-CP ;
- Dự án đầu tư được phê duyệt;
- Sơ họa vị trí khu vực tiến hành các hoạt động đề
nghị cấp phép;
- Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động đến việc vận
hành và an toàn công trình thủy điện;
- Văn bản thỏa thuận của tổ chức, cá nhân khai thác
công trình thủy điện.
Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
* Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép đối với hoạt động
của phương tiện thủy nội địa, phương tiện cơ giới, trừ xe mô tô, xe gắn máy,
phương tiện thủy nội địa thô sơ bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép theo mẫu quy định tại
Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 67/2018/NĐ-CP ;
- Bản sao giấy chứng nhận đăng ký phương tiện cơ giới
đường bộ; phương tiện đường thủy nội địa;
- Sơ họa vị trí khu vực tiến hành các hoạt động đề
nghị cấp phép;
- Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động đến việc vận
hành và an toàn công trình thủy điện;
- Văn bản thỏa thuận của tổ chức, cá nhân khai thác
công trình thủy điện.
Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
* Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép đối với hoạt động
nổ mìn và các hoạt động gây nổ khác bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép theo mẫu quy định tại Phụ
lục III ban hành kèm theo Nghị định số 67/2018/NĐ-CP ;
- Bản sao hộ chiếu nổ mìn;
- Sơ họa vị trí khu vực tiến hành các hoạt động đề
nghị cấp phép;
- Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động đến việc vận
hành và an toàn công trình thủy điện;
- Văn bản thỏa thuận của tổ chức, cá nhân khai thác
công trình thủy điện.
Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
d) Thời hạn giải quyết:
- Đối với các hoạt động: (i) Xây dựng công trình mới;
(ii) Lập bến, bãi tập kết nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, vật tư, phương tiện;
(iii) Khoan, đào khảo sát địa chất; thăm dò, khai thác khoáng sản, vật liệu xây
dựng, khai thác nước dưới đất; (iv) Xây dựng công trình ngầm: Trong thời hạn 25
ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy
phép tổ chức thẩm định hồ sơ, nếu đủ Điều kiện thì cấp giấy phép; trường hợp
không đủ Điều kiện thì thông báo lý do không cấp giấy phép.
- Đối với hoạt động trồng cây lâu năm: Trong thời hạn
10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy
phép tổ chức thẩm định hồ sơ, nếu đủ Điều kiện thì cấp giấy phép; trường hợp
không đủ Điều kiện thì thông báo lý do không cấp giấy phép.
- Đối với hoạt động: (i) Du lịch, thể thao, nghiên
cứu khoa học, kinh doanh, dịch vụ; (ii) Nuôi trồng thủy sản; (iii) Nổ mìn và
các hoạt động gây nổ khác: Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ
hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép tổ chức thẩm định hồ sơ, nếu
đủ Điều kiện thì cấp giấy phép; trường hợp không đủ Điều kiện thì thông báo lý
do không cấp giấy phép.
- Đối với hoạt động của phương tiện thủy nội địa,
phương tiện cơ giới, trừ xe mô tô, xe gắn máy, phương tiện thủy nội địa thô sơ:
Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm
quyền cấp giấy phép tổ chức thẩm định hồ sơ, nếu đủ Điều kiện thì cấp giấy
phép; trường hợp không đủ Điều kiện thì thông báo lý do không cấp giấy phép.
* Thời hạn của giấy phép:
- Giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ
công trình thủy điện có thời hạn tối đa là 05 năm và được xem xét gia hạn nhiều
lần, mỗi lần gia hạn tối đa là 03 năm.
- Cơ quan cấp giấy phép quyết định việc thay đổi thời
hạn của giấy phép trong trường hợp công trình thủy điện có nguy cơ mất an toàn;
hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình ảnh hưởng đến vận hành công trình;
công trình thủy điện không còn khả năng tiếp nhận nước thải.
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ
chức, cá nhân.
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Cục
Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp - Bộ Công Thương.
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy
phép.
h) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Mẫu số 01 Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định
số 67/2018/NĐ-CP: Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động trong phạm vi bảo vệ công
trình thủy điện.
k) Phí, lệ phí: Không.
l) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành
chính: Không.
m) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Thủy lợi ngày 19 tháng 6 năm 2017;
- Nghị định số 67/2018/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm
2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi;
- Nghị định số 114/2018/NĐ-CP ngày 04 tháng 9 năm
2018 của Chính phủ về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước.
2. Cấp lại giấy phép cho các
hoạt động trong phạm vi bảo vệ đập, hồ chứa thủy điện quan trọng đặc biệt thuộc
thẩm quyền của Bộ Công Thương (trừ hoạt động quy định tại điểm d khoản 1 Điều
22 Nghị định số 114/2018/NĐ-CP)
a) Trình tự thực hiện
* Bước 1: Nộp hồ sơ:
a) Trường hợp giấy phép bị mất, bị rách, hư hỏng: Tổ
chức, cá nhân nộp đơn đề nghị cấp lại giấy phép đến Cục Kỹ thuật an toàn và Môi
trường công nghiệp - Bộ Công Thương.
b) Trường hợp tên của chủ giấy phép đã được cấp bị
thay đổi do chuyển nhượng, sáp nhập, chia tách, cơ cấu lại tổ chức: Tổ chức, cá
nhân nộp đơn đề nghị và tài liệu chứng minh việc thay đổi tên chủ giấy phép đến
đến Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp - Bộ Công Thương.
* Bước 2: Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ
ngày nhận được đơn đề nghị, Bộ Công Thương tổ chức thẩm định hồ sơ, nếu đủ điều
kiện thì cấp lại giấy phép; trường hợp không đủ điều kiện để cấp giấy phép thì
thông báo lý do không cấp lại giấy phép.
b) Cách thức thực hiện:
- Gửi hồ sơ qua bưu điện;
- Nộp hồ sơ trực tiếp tại Cục
Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp - Bộ Công Thương.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ
Thành phần hồ sơ:
* Trường hợp giấy phép bị mất, bị rách, hư hỏng, hồ
sơ bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp lại giấy phép.
* Trường hợp tên của chủ giấy phép đã được cấp bị
thay đổi do chuyển nhượng, sáp nhập, chia tách, cơ cấu lại tổ chức, hồ sơ bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp lại Giấy phép.
- Tài liệu chứng minh việc thay đổi tên chủ Giấy
phép trực tiếp.
Số lượng hồ sơ: Không quy định.
d) Thời hạn giải quyết:
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được
đơn đề nghị, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép tổ chức thẩm định hồ sơ, nếu đủ
Điều kiện thì cấp lại giấy phép; trường hợp không đủ Điều kiện để cấp giấy phép
thì thông báo lý do không cấp lại giấy phép.
* Thời hạn của giấy phép: Thời hạn ghi trong
giấy phép cấp lại là thời hạn còn lại của giấy phép đã cấp.
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ
chức, cá nhân.
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Cục
Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp - Bộ Công Thương.
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy
phép.
h) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.
k) Phí, lệ phí: Không.
l) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành
chính: Có
- Trường hợp giấy phép bị mất, bị rách, hư hỏng;
- Tên của chủ giấy phép đã được cấp bị thay đổi do
chuyển nhượng, sáp nhập, chia tách, cơ cấu lại tổ chức.
m) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Thủy lợi ngày 19 tháng 6 năm 2017;
- Nghị định số 67/2018/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm
2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi;
- Nghị định số 114/2018/NĐ-CP ngày 04 tháng 9 năm
2018 của Chính phủ về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước.
3. Cấp gia hạn, điều chỉnh giấy
phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ đập, hồ chứa thủy điện quan trọng đặc
biệt thuộc thẩm quyền của Bộ Công Thương (trừ hoạt động quy định tại điểm d khoản
1 Điều 22 Nghị định số 114/2018/NĐ-CP)
a) Trình tự thực hiện
* Bước 1: Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đề nghị
gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép đến Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công
nghiệp - Bộ Công Thương. Trường hợp đề nghị gia hạn giấy phép phải nộp hồ sơ
trước thời điểm giấy phép hết hiệu lực ít nhất 45 ngày.
* Bước 2: Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ
ngày nhận hồ sơ, Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp - Bộ Công
Thương tiến hành xem xét, kiểm tra hồ sơ; trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ
quan tiếp nhận hồ sơ thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép hoàn chỉnh
hồ sơ theo quy định.
b) Cách thức thực hiện:
- Gửi hồ sơ qua bưu điện;
- Nộp hồ sơ trực tiếp tại Cục
Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp - Bộ Công Thương.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ
Thành phần hồ sơ:
- Đơn đề nghị gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy
phép theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số
67/2018/NĐ-CP ;
- Bản vẽ thiết kế thi công bổ sung hoặc Dự án đầu
tư bổ sung đối với trường hợp đề nghị Điều chỉnh nội dung giấy phép quy định tại
Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4, Khoản 6 và Khoản 10 Điều 13 Nghị định số
67/2018/NĐ-CP ; báo cáo phân tích chất lượng nước thải đối với trường hợp đề nghị
Điều chỉnh nội dung giấy phép quy định tại Khoản 4 Điều 13 Nghị định số
67/2018/NĐ-CP .
- Báo cáo tình hình thực hiện giấy phép được cấp;
- Văn bản thỏa thuận của tổ chức, cá nhân khai thác
công trình thủy điện.
Số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ.
d) Thời hạn giải quyết:
- Đối với hoạt động: (i) Xây dựng công trình mới;
(ii) Lập bến, bãi tập kết nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, vật tư, phương tiện;
(iii) Khoan, đào khảo sát địa chất; thăm dò, khai thác khoáng sản, vật liệu xây
dựng, khai thác nước dưới đất; (iv) Xây dựng công trình ngầm: Trong thời hạn 15
ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy
phép tổ chức thẩm định hồ sơ, nếu đủ Điều kiện thì cấp giấy phép gia hạn, Điều
chỉnh nội dung; trường hợp không đủ Điều kiện thì thông báo lý do không cấp giấy
phép.
- Đối với hoạt động: (i) Trồng cây lâu năm; (ii) Hoạt
động của phương tiện thủy nội địa, phương tiện cơ giới: Trong thời hạn 05 ngày
làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép
tổ chức thẩm định hồ sơ, nếu đủ Điều kiện thì cấp giấy phép gia hạn, Điều chỉnh
nội dung; trường hợp không đủ Điều kiện thì thông báo lý do không cấp giấy
phép.
- Đối với hoạt động: (i) Du lịch, thể thao, nghiên
cứu khoa học, kinh doanh, dịch vụ; (ii) Nuôi trồng thủy sản; (iii) Nổ mìn và
các hoạt động gây nổ khác: Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ
hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép tổ chức thẩm định hồ sơ, nếu
đủ Điều kiện thì cấp giấy phép gia hạn, Điều chỉnh nội dung; trường hợp không đủ
Điều kiện thì thông báo lý do không cấp giấy phép.
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ
chức, cá nhân.
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Cục
Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp - Bộ Công Thương.
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy
phép.
h) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Có
- Mẫu số 02 Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định
số 67/2018/NĐ-CP: Đơn đề nghị gia hạn (hoặc Điều chỉnh nội dung) giấy phép hoạt
động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy điện.
k) Phí, lệ phí: Không.
l) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành
chính: Có
- Trường hợp cấp điều chỉnh: Nội dung giấy phép có
sự thay đổi cần điều chỉnh;
- Đối với trường hợp gia hạn: phải nộp hồ sơ trước
thời điểm giấy phép hết hiệu lực ít nhất 45 ngày.
m) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Thủy lợi ngày 19 tháng 6 năm 2017;
- Nghị định số 67/2018/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm
2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi;
- Nghị định số 114/2018/NĐ-CP ngày 04 tháng 9 năm
2018 của Chính phủ về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước.
4. Thẩm định, phê duyệt quy
trình vận hành hồ chứa thủy điện quan trọng đặc biệt và hồ chứa thủy điện được
xây dựng trên địa bàn 02 tỉnh trở lên thuộc thẩm quyền phê duyệt của Bộ Công
Thương.
a) Trình tự thực hiện
- Bước 1: Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ đến Cục Kỹ thuật
an toàn và Môi trường công nghiệp - Bộ Công Thương.
- Bước 2: Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ
ngày nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận xem xét, kiểm tra; trường hợp hồ sơ không hợp
lệ, cơ quan tiếp nhận thông báo bằng văn bản cho tổ chức đề nghị phê duyệt quy
trình vận hành để hoàn chỉnh theo quy định.
- Bước 3: Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ
ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận tổ chức thẩm định và trình cấp có
thẩm quyền xem xét phê duyệt. Trường hợp không đủ điều kiện phê duyệt, cơ quan
tiếp nhận thông báo bằng văn bản cho tổ chức đề nghị phê duyệt để bổ sung, hoàn
thiện hồ sơ.
b) Cách thức thực hiện
- Gửi hồ sơ qua bưu điện;
- Nộp hồ sơ trực tiếp tại Cục Kỹ thuật
an toàn và Môi trường công nghiệp.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ
* Thành phần hồ sơ gồm:
- Tờ trình đề nghị phê duyệt;
- Dự thảo quy trình;
- Báo cáo thuyết minh kết quả tính toán kỹ thuật;
- Bản đồ hiện trạng công trình;
- Văn bản góp ý kiến của các cơ quan, đơn vị liên
quan;
- Các tài liệu liên quan khác kèm theo (nếu có).
* Số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ.
d) Thời hạn giải quyết:
Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ
hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận tổ chức thẩm định và trình cấp có thẩm quyền
xem xét phê duyệt. Trường hợp không đủ điều kiện phê duyệt, cơ quan tiếp nhận
thông báo bằng văn bản cho tổ chức đề nghị phê duyệt để bổ sung, hoàn thiện hồ
sơ.
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ
chức, cá nhân.
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Cục
Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp - Bộ Công Thương.
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết
định.
h) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.
k) Phí, lệ phí: Không.
l) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành
chính: Không.
m) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Thủy lợi ngày 19 tháng 6 năm 2017;
- Nghị định số 114/2018/NĐ-CP ngày 04 tháng 9 năm
2018 của Chính phủ về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước.
5. Điều chỉnh quy trình vận
hành hồ chứa thủy điện thuộc thẩm quyền phê duyệt của Bộ Công Thương.
a) Trình tự thực hiện
- Bước 1: Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ đến Cục Kỹ thuật
an toàn và Môi trường công nghiệp - Bộ Công Thương.
- Bước 2: Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ
ngày nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận xem xét, kiểm tra; trường hợp hồ sơ không hợp
lệ, cơ quan tiếp nhận thông báo bằng văn bản cho tổ chức đề nghị điều chỉnh quy
trình vận hành để hoàn chỉnh theo quy định.
- Bước 3: Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ
ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận tổ chức thẩm định và trình cấp có
thẩm quyền xem xét phê duyệt. Trường hợp không đủ điều kiện phê duyệt, cơ quan
tiếp nhận thông báo bằng văn bản cho tổ chức đề nghị điều chỉnh để bổ sung,
hoàn thiện hồ sơ.
b) Cách thức thực hiện
- Gửi hồ sơ qua bưu điện;
- Nộp hồ sơ trực tiếp tại Cục Kỹ thuật
an toàn và Môi trường công nghiệp.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ
* Thành phần hồ sơ gồm:
- Tờ trình đề nghị điều chỉnh;
- Dự thảo quy trình;
- Báo cáo thuyết minh kết quả tính toán kỹ thuật;
- Bản đồ hiện trạng công trình;
- Văn bản góp ý kiến của các cơ quan, đơn vị liên
quan;
- Các tài liệu liên quan khác kèm theo (nếu có).
* Số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ.
d) Thời hạn giải quyết:
Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ
hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận tổ chức thẩm định và trình cấp có thẩm quyền
xem xét phê duyệt. Trường hợp không đủ điều kiện phê duyệt, cơ quan tiếp nhận
thông báo bằng văn bản cho tổ chức đề nghị phê duyệt để bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ
chức, cá nhân.
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Cục
Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp - Bộ Công Thương.
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết
định.
h) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.
k) Phí, lệ phí: Không.
l) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành
chính: Có
- Khi nhu cầu dùng nước hoặc nguồn nước, quy mô,
nhiệm vụ công trình thay đổi hoặc quy trình vận hành không còn phù hợp thì phải
điều chỉnh quy trình vận hành.
m) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Thủy lợi ngày 19 tháng 6 năm 2017;
- Nghị định số 114/2018/NĐ-CP ngày 04 tháng 9 năm
2018 của Chính phủ về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước.
II. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH
1. Cấp giấy phép cho các hoạt
động trong phạm vi bảo vệ đập, hồ chứa thủy điện trên địa bàn thuộc thẩm quyền
cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (trừ đập, hồ chứa thủy điện quy định tại
điểm a khoản 3 Điều 22 Nghị định số 114/2018/NĐ-CP)
a) Trình tự thực hiện
* Bước 1: Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy
phép đến Sở Công Thương.
* Bước 2: Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ
ngày nhận hồ sơ, Sở Công Thương tiến hành xem xét, kiểm tra hồ sơ; trường hợp hồ
sơ chưa hợp lệ: cơ quan tiếp nhận thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy
phép hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.
b) Cách thức thực hiện:
- Gửi hồ sơ qua bưu điện;
- Nộp hồ sơ trực tiếp tại Sở
Công Thương.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ
* Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép đối với các hoạt động:
(i) Xây dựng công trình mới; (ii) Lập bến, bãi tập kết nguyên liệu, nhiên liệu,
vật liệu, vật tư, phương tiện; (iii) Khoan, đào khảo sát địa chất; thăm dò,
khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng, khai thác nước dưới đất; (iv) Nuôi trồng
thủy sản; (v) Xây dựng công trình ngầm bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép theo mẫu quy định tại
Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 67/2018/NĐ-CP ;
- Bản vẽ thiết kế thi công đối với các hoạt động:
(i) Xây dựng công trình mới; (ii) Lập bến, bãi tập kết nguyên liệu, nhiên liệu,
vật liệu, vật tư, phương tiện; (iii) Khoan, đào khảo sát địa chất; thăm dò,
khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng, khai thác nước dưới đất; (iv) Xây dựng
công trình ngầm;
- Sơ họa vị trí khu vực tiến hành các hoạt động đề
nghị cấp phép;
- Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động đến việc vận
hành và an toàn công trình thủy điện;
- Văn bản thỏa thuận của tổ chức, cá nhân khai thác
công trình thủy điện;
- Văn bản thỏa thuận về sử dụng đất lâu dài hoặc có
thời hạn với chủ sử dụng đất hợp pháp.
Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
* Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép đối với hoạt động
xả nước thải vào công trình thủy điện bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép theo mẫu quy định tại
Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 67/2018/NĐ-CP ;
- Bản đồ tỷ lệ 1/5.000 khu vực xử lý nước thải, vị
trí xả nước thải vào hệ thống công trình thủy điện;
- Văn bản thỏa thuận của tổ chức, cá nhân khai thác
công trình thủy điện;
- Bản vẽ thiết kế thi công, quy trình vận hành hệ
thống xử lý nước thải;
- Kết quả phân tích chất lượng nước của công trình
thủy điện tại vị trí xả nước thải; kết quả phân tích chất lượng nước thải trước
và sau khi xử lý đối với trường hợp đang xả nước thải vào công trình thủy điện;
- Đề án xả nước thải vào công trình thủy điện đối với
trường hợp chưa xả nước thải; báo cáo hiện trạng xả nước thải đối với trường hợp
đang xả nước thải vào công trình thủy điện;
- Bản sao giấy tờ quyền sử dụng đất khu vực đặt hệ
thống xử lý nước thải.
Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
* Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép đối với hoạt động
trồng cây lâu năm bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép theo mẫu quy định tại
Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 67/2018/NĐ-CP ;
- Sơ họa vị trí khu vực tiến hành các hoạt động đề
nghị cấp phép;
- Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động đến việc vận hành
và an toàn công trình thủy điện;
- Văn bản thỏa thuận của tổ chức, cá nhân khai thác
công trình thủy điện.
Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
* Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép đối với hoạt động
du lịch, thể thao, nghiên cứu khoa học, kinh doanh, dịch vụ bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép theo mẫu quy định tại
Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 67/2018/NĐ-CP ;
- Dự án đầu tư được phê duyệt;
- Sơ họa vị trí khu vực tiến hành các hoạt động đề
nghị cấp phép;
- Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động đến việc vận
hành và an toàn công trình thủy điện;
- Văn bản thỏa thuận của tổ chức, cá nhân khai thác
công trình thủy điện.
Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
* Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép đối với hoạt động
của phương tiện thủy nội địa, phương tiện cơ giới, trừ xe mô tô, xe gắn máy,
phương tiện thủy nội địa thô sơ bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép theo mẫu quy định tại
Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 67/2018/NĐ-CP ;
- Bản sao giấy chứng nhận đăng ký phương tiện cơ giới
đường bộ; phương tiện đường thủy nội địa;
- Sơ họa vị trí khu vực tiến hành các hoạt động đề
nghị cấp phép;
- Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động đến việc vận
hành và an toàn công trình thủy điện;
- Văn bản thỏa thuận của tổ chức, cá nhân khai thác
công trình thủy điện.
Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
* Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép đối với hoạt động
nổ mìn và các hoạt động gây nổ khác bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép theo mẫu quy định tại
Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 67/2018/NĐ-CP ;
- Bản sao hộ chiếu nổ mìn;
- Sơ họa vị trí khu vực tiến hành các hoạt động đề
nghị cấp phép;
- Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động đến việc vận
hành và an toàn công trình thủy điện;
- Văn bản thỏa thuận của tổ chức, cá nhân khai thác
công trình thủy điện.
Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
d) Thời hạn giải quyết:
- Đối với các hoạt động: (i) Xây dựng công trình mới;
(ii) Lập bến, bãi tập kết nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, vật tư, phương tiện;
(iii) Khoan, đào khảo sát địa chất; thăm dò, khai thác khoáng sản, vật liệu xây
dựng, khai thác nước dưới đất; (iv) Xây dựng công trình ngầm: Trong thời hạn 25
ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy
phép tổ chức thẩm định hồ sơ, nếu đủ Điều kiện thì cấp giấy phép; trường hợp
không đủ Điều kiện thì thông báo lý do không cấp giấy phép.
- Đối với hoạt động xả nước thải vào công trình thủy
điện: Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan
có thẩm quyền cấp giấy phép tổ chức thẩm định hồ sơ, nếu đủ Điều kiện thì cấp
giấy phép; trường hợp không đủ Điều kiện thì thông báo lý do không cấp giấy phép.
- Đối với hoạt động trồng cây lâu năm: Trong thời hạn
10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy
phép tổ chức thẩm định hồ sơ, nếu đủ Điều kiện thì cấp giấy phép; trường hợp
không đủ Điều kiện thì thông báo lý do không cấp giấy phép.
- Đối với hoạt động: (i) Du lịch, thể thao, nghiên
cứu khoa học, kinh doanh, dịch vụ; (ii) Nuôi trồng thủy sản; (iii) Nổ mìn và
các hoạt động gây nổ khác: Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ
hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép tổ chức thẩm định hồ sơ, nếu
đủ Điều kiện thì cấp giấy phép; trường hợp không đủ Điều kiện thì thông báo lý
do không cấp giấy phép.
- Đối với hoạt động của phương tiện thủy nội địa, phương
tiện cơ giới, trừ xe mô tô, xe gắn máy, phương tiện thủy nội địa thô sơ: Trong
thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền
cấp giấy phép tổ chức thẩm định hồ sơ, nếu đủ Điều kiện thì cấp giấy phép; trường
hợp không đủ Điều kiện thì thông báo lý do không cấp giấy phép.
* Thời hạn của giấy phép:
- Giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ
công trình thủy điện có thời hạn tối đa là 05 năm và được xem xét gia hạn nhiều
lần, mỗi lần gia hạn tối đa là 03 năm.
- Cơ quan cấp giấy phép quyết định việc thay đổi thời
hạn của giấy phép trong trường hợp công trình thủy điện có nguy cơ mất an toàn;
hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình ảnh hưởng đến vận hành công trình;
công trình thủy điện không còn khả năng tiếp nhận nước thải.
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ
chức, cá nhân.
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở
Công Thương.
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy
phép.
h) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Mẫu số 01 Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định
số 67/2018/NĐ-CP: Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động trong phạm vi bảo vệ công
trình thủy điện.
k) Phí, lệ phí: Không.
l) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành
chính: Không.
m) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Thủy lợi ngày 19 tháng 6 năm 2017;
- Nghị định số 67/2018/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm
2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi;
- Nghị định số 114/2018/NĐ-CP ngày 04 tháng 9 năm
2018 của Chính phủ về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước.
2. Cấp lại giấy phép cho các
hoạt động trong phạm vi bảo vệ đập, hồ chứa thủy điện trên địa bàn thuộc thẩm
quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (trừ đập, hồ chứa thủy điện quy định
tại điểm a khoản 3 Điều 22 Nghị định số 114/2018/NĐ-CP)
a) Trình tự thực hiện
* Bước 1: Nộp hồ sơ:
a) Trường hợp giấy phép bị mất, bị rách, hư hỏng: Tổ
chức, cá nhân nộp đơn đề nghị cấp lại giấy phép đến Sở Công Thương.
b) Trường hợp tên của chủ giấy phép đã được cấp bị
thay đổi do chuyển nhượng, sáp nhập, chia tách, cơ cấu lại tổ chức: Tổ chức, cá
nhân nộp đơn đề nghị và tài liệu chứng minh việc thay đổi tên chủ giấy phép đến
đến Sở Công Thương.
* Bước 2: Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ
ngày nhận được đơn đề nghị, Bộ Công Thương tổ chức thẩm định hồ sơ, nếu đủ điều
kiện thì cấp lại giấy phép; trường hợp không đủ điều kiện để cấp giấy phép thì
thông báo lý do không cấp lại giấy phép.
b) Cách thức thực hiện:
- Gửi hồ sơ qua bưu điện;
- Nộp hồ sơ trực tiếp tại Sở
Công Thương.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ
Thành phần hồ sơ:
* Trường hợp giấy phép bị mất, bị rách, hư hỏng, hồ
sơ bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp lại giấy phép.
* Trường hợp tên của chủ giấy phép đã được cấp bị
thay đổi do chuyển nhượng, sáp nhập, chia tách, cơ cấu lại tổ chức, hồ sơ bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp lại Giấy phép.
- Tài liệu chứng minh việc thay đổi tên chủ Giấy
phép trực tiếp.
Số lượng hồ sơ: Không quy định.
d) Thời hạn giải quyết:
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được
đơn đề nghị, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép tổ chức thẩm định hồ sơ, nếu đủ
Điều kiện thì cấp lại giấy phép; trường hợp không đủ Điều kiện để cấp giấy phép
thì thông báo lý do không cấp lại giấy phép.
* Thời hạn của giấy phép: Thời hạn ghi trong
giấy phép cấp lại là thời hạn còn lại của giấy phép đã cấp.
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ
chức, cá nhân.
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở
Công Thương.
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy
phép.
h) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.
k) Phí, lệ phí: Không.
l) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành
chính: Có
- Trường hợp giấy phép bị mất, bị rách, hư hỏng;
- Tên của chủ giấy phép đã được cấp bị thay đổi do
chuyển nhượng, sáp nhập, chia tách, cơ cấu lại tổ chức.
m) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Thủy lợi ngày 19 tháng 6 năm 2017;
- Nghị định số 67/2018/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm
2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi;
- Nghị định số 114/2018/NĐ-CP ngày 04 tháng 9 năm
2018 của Chính phủ về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước.
3. Cấp gia hạn, điều chỉnh giấy
phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ đập, hồ chứa thủy điện trên địa bàn
thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (trừ đập, hồ chứa thủy
điện quy định tại điểm a khoản 3 Điều 22 Nghị định số
114/2018/NĐ-CP)
a) Trình tự thực hiện
* Bước 1: Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đề nghị
gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép đến Sở Công Thương. Trường hợp đề nghị
gia hạn giấy phép phải nộp hồ sơ trước thời điểm giấy phép hết hiệu lực ít nhất
45 ngày.
* Bước 2: Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ
ngày nhận hồ sơ, Sở Công Thương tiến hành xem xét, kiểm tra hồ sơ; trường hợp hồ
sơ không hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị
cấp phép hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.
b) Cách thức thực hiện:
- Gửi hồ sơ qua bưu điện;
- Nộp hồ sơ trực tiếp tại Sở
Công Thương.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ
Thành phần hồ sơ:
- Đơn đề nghị gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy
phép theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số
67/2018/NĐ-CP ;
- Bản vẽ thiết kế thi công bổ sung hoặc Dự án đầu
tư bổ sung đối với trường hợp đề nghị Điều chỉnh nội dung giấy phép quy định tại
Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4, Khoản 6 và Khoản 10 Điều 13 Nghị định số
67/2018/NĐ-CP ; báo cáo phân tích chất lượng nước thải đối với trường hợp đề nghị
Điều chỉnh nội dung giấy phép quy định tại Khoản 4 Điều 13 Nghị định số
67/2018/NĐ-CP .
- Báo cáo tình hình thực hiện giấy phép được cấp;
- Văn bản thỏa thuận của tổ chức, cá nhân khai thác
công trình thủy điện.
Số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ.
d) Thời hạn giải quyết:
- Đối với hoạt động: (i) Xây dựng công trình mới;
(ii) Lập bến, bãi tập kết nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, vật tư, phương tiện;
(iii) Khoan, đào khảo sát địa chất; thăm dò, khai thác khoáng sản, vật liệu xây
dựng, khai thác nước dưới đất; (iv) Xả nước thải vào công trình thủy điện, trừ
xả nước thải với quy mô nhỏ và không chứa chất độc hại, chất phóng xạ; (v) Xây
dựng công trình ngầm: Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ
hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép tổ chức thẩm định hồ sơ, nếu đủ Điều
kiện thì cấp giấy phép gia hạn, Điều chỉnh nội dung; trường hợp không đủ Điều
kiện thì thông báo lý do không cấp giấy phép.
- Đối với hoạt động: (i) Trồng cây lâu năm; (ii) Hoạt
động của phương tiện thủy nội địa, phương tiện cơ giới: Trong thời hạn 05 ngày
làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép
tổ chức thẩm định hồ sơ, nếu đủ Điều kiện thì cấp giấy phép gia hạn, Điều chỉnh
nội dung; trường hợp không đủ Điều kiện thì thông báo lý do không cấp giấy
phép.
- Đối với hoạt động: (i) Du lịch, thể thao, nghiên
cứu khoa học, kinh doanh, dịch vụ; (ii) Nuôi trồng thủy sản; (iii) Nổ mìn và
các hoạt động gây nổ khác: Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ
hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép tổ chức thẩm định hồ sơ, nếu
đủ Điều kiện thì cấp giấy phép gia hạn, Điều chỉnh nội dung; trường hợp không đủ
Điều kiện thì thông báo lý do không cấp giấy phép.
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ
chức, cá nhân.
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở
Công Thương.
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy
phép.
h) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Có
- Mẫu số 02 Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định
số 67/2018/NĐ-CP: Đơn đề nghị gia hạn (hoặc Điều chỉnh nội dung) giấy phép hoạt
động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy điện.
k) Phí, lệ phí: Không.
l) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành
chính: Có
- Trường hợp cấp điều chỉnh: Nội dung giấy phép có
sự thay đổi cần điều chỉnh;
- Đối với trường hợp gia hạn: phải nộp hồ sơ trước
thời điểm giấy phép hết hiệu lực ít nhất 45 ngày.
m) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Thủy lợi ngày 19 tháng 6 năm 2017;
- Nghị định số 67/2018/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm
2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi;
- Nghị định số 114/2018/NĐ-CP ngày 04 tháng 9 năm
2018 của Chính phủ về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước.
4. Thẩm định, phê duyệt quy
trình vận hành hồ chứa thủy điện thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân
cấp tỉnh
a) Trình tự thực hiện
- Bước 1: Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ đến Sở Công
Thương.
- Bước 2: Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ
ngày nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận xem xét, kiểm tra; trường hợp hồ sơ không hợp
lệ, cơ quan tiếp nhận thông báo bằng văn bản cho tổ chức đề nghị phê duyệt quy
trình vận hành để hoàn chỉnh theo quy định.
- Bước 3: Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ
ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận tổ chức thẩm định và trình cấp có
thẩm quyền xem xét phê duyệt. Trường hợp không đủ điều kiện phê duyệt, cơ quan
tiếp nhận thông báo bằng văn bản cho tổ chức đề nghị phê duyệt để bổ sung, hoàn
thiện hồ sơ.
b) Cách thức thực hiện
- Gửi hồ sơ qua bưu điện;
- Nộp hồ sơ trực tiếp tại Sở Công
Thương.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ
* Thành phần hồ sơ gồm:
- Tờ trình đề nghị phê duyệt;
- Dự thảo quy trình;
- Báo cáo thuyết minh kết quả tính toán kỹ thuật;
- Bản đồ hiện trạng công trình;
- Văn bản góp ý kiến của các cơ quan, đơn vị liên
quan;
- Các tài liệu liên quan khác kèm theo (nếu có).
* Số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ.
d) Thời hạn giải quyết:
Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ
hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận tổ chức thẩm định và trình cấp có thẩm quyền
xem xét phê duyệt. Trường hợp không đủ điều kiện phê duyệt, cơ quan tiếp nhận
thông báo bằng văn bản cho tổ chức đề nghị phê duyệt để bổ sung, hoàn thiện hồ
sơ.
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ
chức, cá nhân.
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở
Công Thương.
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết
định.
h) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.
k) Phí, lệ phí: Không.
l) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành
chính: Không.
m) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Thủy lợi ngày 19 tháng 6 năm 2017;
- Nghị định số 114/2018/NĐ-CP ngày 04 tháng 9 năm
2018 của Chính phủ về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước.
5. Điều chỉnh quy trình vận
hành hồ chứa thủy điện thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
a) Trình tự thực hiện
- Bước 1: Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ đến Sở Công
Thương.
- Bước 2: Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ
ngày nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận xem xét, kiểm tra; trường hợp hồ sơ không hợp
lệ, cơ quan tiếp nhận thông báo bằng văn bản cho tổ chức đề nghị điều chỉnh quy
trình vận hành để hoàn chỉnh theo quy định.
- Bước 3: Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ
ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận tổ chức thẩm định và trình cấp có
thẩm quyền xem xét phê duyệt. Trường hợp không đủ điều kiện phê duyệt, cơ quan
tiếp nhận thông báo bằng văn bản cho tổ chức đề nghị phê duyệt để bổ sung, hoàn
thiện hồ sơ.
b) Cách thức thực hiện
- Gửi hồ sơ qua bưu điện;
- Nộp hồ sơ trực tiếp tại Sở Công
Thương.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ
* Thành phần hồ sơ gồm:
- Tờ trình đề nghị điều chỉnh;
- Dự thảo quy trình;
- Báo cáo thuyết minh kết quả tính toán kỹ thuật;
- Bản đồ hiện trạng công trình;
- Văn bản góp ý kiến của các cơ quan, đơn vị liên
quan;
- Các tài liệu liên quan khác kèm theo (nếu có).
* Số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ.
d) Thời hạn giải quyết:
Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ
hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận tổ chức thẩm định và trình cấp có thẩm quyền
xem xét phê duyệt. Trường hợp không đủ điều kiện phê duyệt, cơ quan tiếp nhận
thông báo bằng văn bản cho tổ chức đề nghị phê duyệt để bổ sung, hoàn thiện hồ
sơ.
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ
chức, cá nhân.
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở
Công Thương.
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết
định.
h) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.
k) Phí, lệ phí: Không.
l) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành
chính: Có
- Khi nhu cầu dùng nước hoặc nguồn nước, quy mô,
nhiệm vụ công trình thay đổi hoặc quy trình vận hành không còn phù hợp thì phải
điều chỉnh quy trình vận hành.
m) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Thủy lợi ngày 19 tháng 6 năm 2017;
- Nghị định số 114/2018/NĐ-CP ngày 04 tháng 9 năm
2018 của Chính phủ về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước.
6. Thẩm định, phê duyệt phương
án ứng phó thiên tai cho công trình vùng hạ du đập thủy điện thuộc thẩm quyền
phê duyệt của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
a) Trình tự thực hiện
- Bước 1: Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ đến Sở Công
Thương;
- Bước 2: Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ
ngày nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm xem xét, kiểm tra hồ
sơ; trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo bằng văn bản
cho tổ chức, cá nhân đề nghị phê duyệt phương án để hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định;
- Bước 3: Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ
ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm thẩm định
hồ sơ, kiểm tra thực tế hiện trường khi cần thiết, trình cấp có thẩm quyền xem
xét phê duyệt; trường hợp không đủ điều kiện phê duyệt, cơ quan tiếp nhận trả lại
hồ sơ cho tổ chức, cá nhân đề nghị phê duyệt và thông báo lý do bằng văn bản.
b) Cách thức thực hiện
- Gửi hồ sơ qua bưu điện;
- Nộp hồ sơ trực tiếp tại Sở Công
Thương.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ
* Thành phần hồ sơ gồm:
- Tờ trình đề nghị phê duyệt phương án;
- Dự thảo phương án;
- Báo cáo kết quả tính toán kỹ thuật;
- Văn bản góp ý kiến của các cơ quan, đơn vị liên
quan;
- Các tài liệu khác liên quan kèm theo (nếu có).
* Số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ.
d) Thời hạn giải quyết:
Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đầy
đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm thẩm định hồ sơ, kiểm
tra thực tế hiện trường khi cần thiết, trình cấp có thẩm quyền xem xét phê duyệt.
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ
chức, cá nhân.
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở
Công Thương.
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết
định.
h) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.
k) Phí, lệ phí: Không.
l) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành
chính: Không.
m) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Thủy lợi ngày 19 tháng 6 năm 2017;
- Nghị định số 114/2018/NĐ-CP ngày 04 tháng 9 năm
2018 của Chính phủ về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước.
7. Thẩm định, phê duyệt phương
án ứng phó với tình huống khẩn cấp hồ chứa thủy điện thuộc thẩm quyền phê duyệt
của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
a) Trình tự thực hiện
- Bước 1: Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ đến Sở Công
Thương;
- Bước 2: Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ
ngày nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm xem xét, kiểm tra hồ
sơ; trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo bằng văn bản
cho tổ chức, cá nhân đề nghị phê duyệt phương án để hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.
- Bước 3: Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ
ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm thẩm định hồ
sơ, trường hợp đủ điều kiện, trình cấp có thẩm quyền xem xét phê duyệt; trường
hợp không đủ điều kiện phê duyệt, cơ quan tiếp nhận trả lại hồ sơ cho tổ chức,
cá nhân đề nghị phê duyệt và thông báo lý do bằng văn bản.
b) Cách thức thực hiện
- Gửi hồ sơ qua bưu điện;
- Nộp hồ sơ trực tiếp tại Sở Công
Thương.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ
* Thành phần hồ sơ gồm:
- Tờ trình đề nghị phê duyệt;
- Dự thảo phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp;
- Báo cáo kết quả tính toán kỹ thuật;
- Văn bản góp ý kiến của các cơ quan, đơn vị liên
quan;
- Các tài liệu liên quan khác kèm theo (nếu có).
* Số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ.
d) Thời hạn giải quyết:
- Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận
đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm thẩm định hồ sơ, trường
hợp đủ điều kiện, trình cấp có thẩm quyền xem xét phê duyệt.
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ
chức, cá nhân.
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở
Công Thương
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết
định.
h) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.
k) Phí, lệ phí: Không.
l) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành
chính: Không.
m) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Thủy lợi ngày 19 tháng 6 năm 2017;
- Nghị định số 114/2018/NĐ-CP ngày 04 tháng 9 năm
2018 của Chính phủ về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước.
8. Phê duyệt phương án cắm mốc
chỉ giới xác định phạm vi bảo vệ đập thủy điện
a) Trình tự thực hiện
- Bước 1: Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ đến Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh;
- Bước 2: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ
ngày nhận hồ sơ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm xem xét, kiểm tra hồ
sơ; trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thông báo bằng văn bản
cho chủ sở hữu đập, hồ chứa thủy điện để hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.
- Bước 3: Trong thời hạn 25 ngày làm việc, kể từ
ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức thẩm
định:
Trường hợp nội dung phương án cắm mốc chỉ giới phù
hợp với quy định của pháp luật hiện hành và đặc điểm nơi xây dựng đập, trong thời
hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày tổ chức thẩm định, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có
trách nhiệm phê duyệt.
Trường hợp nội dung phương án cắm mốc chỉ giới
không phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành hoặc không phù hợp với đặc
điểm nơi xây dựng đập, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày tổ chức thẩm
định, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm ban hành văn bản yêu cầu chủ sở hữu
đập, hồ chứa thủy điện điều chỉnh, bổ sung phương án cắm mốc chỉ giới.
b) Cách thức thực hiện
- Gửi hồ sơ qua bưu điện;
- Nộp hồ sơ trực tiếp tại Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ
* Thành phần hồ sơ gồm:
- Văn bản đề nghị phê duyệt;
- Phương án cắm mốc chỉ giới;
* Số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ.
d) Thời hạn giải quyết:
- Trong thời hạn 25 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ
hồ sơ hợp lệ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức thẩm định:
Trường hợp nội dung phương án cắm mốc chỉ giới phù
hợp với quy định của pháp luật hiện hành và đặc điểm nơi xây dựng đập, trong thời
hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày tổ chức thẩm định, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có
trách nhiệm phê duyệt.
Trường hợp nội dung phương án cắm mốc chỉ giới
không phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành hoặc không phù hợp với đặc
điểm nơi xây dựng đập, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày tổ chức thẩm
định, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm ban hành văn bản yêu cầu chủ sở hữu
đập, hồ chứa thủy điện điều chỉnh, bổ sung phương án cắm mốc chỉ giới.
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ
chức, cá nhân.
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh.
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết
định.
h) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.
k) Phí, lệ phí: Không.
l) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành
chính: Có
Các trường hợp phải cắm mốc chỉ giới:
- Đập của hồ chứa thủy điện có dung tích từ 500.000
m3 trở lên;
- Đập có chiều cao từ 15 m trở lên.
m) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Nghị định số 114/2018/NĐ-CP ngày 04 tháng 9 năm
2018 của Chính phủ về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước.
III. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP HUYỆN
1. Thẩm định, phê duyệt
phương án ứng phó thiên tai cho công trình vùng hạ du đập thủy điện thuộc thẩm
quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân cấp huyện
a) Trình tự thực hiện
- Bước 1: Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ đến cơ quan
chuyên môn quản lý nhà nước về thủy điện thuộc UBND cấp huyện;
- Bước 2: Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ
ngày nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm xem xét, kiểm tra hồ
sơ; trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo bằng văn bản
cho tổ chức, cá nhân đề nghị phê duyệt phương án để hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định;
- Bước 3: Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ
ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm thẩm định
hồ sơ, kiểm tra thực tế hiện trường khi cần thiết, trình cấp có thẩm quyền xem
xét phê duyệt; trường hợp không đủ điều kiện phê duyệt, cơ quan tiếp nhận trả lại
hồ sơ cho tổ chức, cá nhân đề nghị phê duyệt và thông báo lý do bằng văn bản.
b) Cách thức thực hiện
- Gửi hồ sơ qua bưu điện;
- Nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ
quan chuyên môn quản lý nhà nước về thủy điện thuộc UBND cấp huyện.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ
* Thành phần hồ sơ gồm:
- Tờ trình đề nghị phê duyệt phương án;
- Dự thảo phương án;
- Báo cáo kết quả tính toán kỹ thuật;
- Văn bản góp ý kiến của các cơ quan, đơn vị liên
quan;
- Các tài liệu khác liên quan kèm theo (nếu có).
* Số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ.
d) Thời hạn giải quyết:
Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đầy
đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm thẩm định hồ sơ, kiểm
tra thực tế hiện trường khi cần thiết, trình cấp có thẩm quyền xem xét phê duyệt.
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ
chức, cá nhân.
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: cơ
quan chuyên môn quản lý nhà nước về thủy điện thuộc UBND cấp huyện.
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết
định.
h) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.
k) Phí, lệ phí: Không.
l) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành
chính: Không.
m) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Thủy lợi ngày 19 tháng 6 năm 2017;
- Nghị định số 114/2018/NĐ-CP ngày 04 tháng 9 năm
2018 của Chính phủ về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước.
2. Thẩm định, phê duyệt
phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp hồ chứa thủy điện thuộc thẩm quyền
phê duyệt của Ủy ban nhân dân cấp huyện
a) Trình tự thực hiện
- Bước 1: Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ đến cơ quan
chuyên môn quản lý nhà nước về thủy điện thuộc UBND cấp huyện;
- Bước 2: Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ
ngày nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm xem xét, kiểm tra hồ
sơ; trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo bằng văn bản
cho tổ chức, cá nhân đề nghị phê duyệt phương án để hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.
- Bước 3: Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ
ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm thẩm định hồ
sơ, trường hợp đủ điều kiện, trình cấp có thẩm quyền xem xét phê duyệt; trường
hợp không đủ điều kiện phê duyệt, cơ quan tiếp nhận trả lại hồ sơ cho tổ chức,
cá nhân đề nghị phê duyệt và thông báo lý do bằng văn bản.
b) Cách thức thực hiện
- Gửi hồ sơ qua bưu điện;
- Nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ
quan chuyên môn quản lý nhà nước về thủy điện thuộc UBND cấp huyện.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ
* Thành phần hồ sơ gồm:
- Tờ trình đề nghị phê duyệt;
- Dự thảo phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp;
- Báo cáo kết quả tính toán kỹ thuật;
- Văn bản góp ý kiến của các cơ quan, đơn vị liên
quan;
- Các tài liệu liên quan khác kèm theo (nếu có).
* Số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ.
d) Thời hạn giải quyết:
- Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận
đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm thẩm định hồ sơ, trường
hợp đủ điều kiện, trình cấp có thẩm quyền xem xét phê duyệt.
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ
chức, cá nhân.
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: cơ
quan chuyên môn quản lý nhà nước về thủy điện thuộc UBND cấp huyện.
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết
định.
h) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.
k) Phí, lệ phí: Không.
l) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành
chính: Không.
m) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Thủy lợi ngày 19 tháng 6 năm 2017;
- Nghị định số 114/2018/NĐ-CP ngày 04 tháng 9 năm
2018 của Chính phủ về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước.
IV. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP XÃ
1. Thẩm định, phê duyệt
phương án ứng phó thiên tai cho công trình vùng hạ du đập thủy điện thuộc thẩm
quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân cấp xã
a) Trình tự thực hiện
- Bước 1: Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ đến Ủy ban
nhân dân cấp xã;
- Bước 2: Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ
ngày nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm xem xét, kiểm tra hồ
sơ; trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo bằng văn bản
cho tổ chức, cá nhân đề nghị phê duyệt phương án để hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định;
- Bước 3: Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ
ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm thẩm định
hồ sơ, kiểm tra thực tế hiện trường khi cần thiết, trình cấp có thẩm quyền xem
xét phê duyệt; trường hợp không đủ điều kiện phê duyệt, cơ quan tiếp nhận trả lại
hồ sơ cho tổ chức, cá nhân đề nghị phê duyệt và thông báo lý do bằng văn bản.
b) Cách thức thực hiện
- Gửi hồ sơ qua bưu điện;
- Nộp hồ sơ trực tiếp tại Ủy
ban nhân dân cấp xã.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ
* Thành phần hồ sơ gồm:
- Tờ trình đề nghị phê duyệt phương án;
- Dự thảo phương án;
- Báo cáo kết quả tính toán kỹ thuật;
- Văn bản góp ý kiến của các cơ quan, đơn vị liên
quan;
- Các tài liệu khác liên quan kèm theo (nếu có).
* Số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ.
d) Thời hạn giải quyết:
Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đầy
đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm thẩm định hồ sơ, kiểm
tra thực tế hiện trường khi cần thiết, trình cấp có thẩm quyền xem xét phê duyệt.
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ
chức, cá nhân.
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Ủy
ban nhân dân cấp xã.
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết
định.
h) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.
k) Phí, lệ phí: Không.
l) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành
chính: Không.
m) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Thủy lợi ngày 19 tháng 6 năm 2017;
- Nghị định số 114/2018/NĐ-CP ngày 04 tháng 9 năm
2018 của Chính phủ về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước.
2. Thẩm định, phê duyệt
phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp hồ chứa thủy điện thuộc thẩm quyền
phê duyệt của Ủy ban nhân dân cấp xã
a) Trình tự thực hiện
- Bước 1: Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ đến Ủy ban
nhân dân cấp xã;
- Bước 2: Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ
ngày nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm xem xét, kiểm tra hồ
sơ; trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo bằng văn bản
cho tổ chức, cá nhân đề nghị phê duyệt phương án để hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.
- Bước 3: Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ
ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm thẩm định hồ
sơ, trường hợp đủ điều kiện, trình cấp có thẩm quyền xem xét phê duyệt; trường
hợp không đủ điều kiện phê duyệt, cơ quan tiếp nhận trả lại hồ sơ cho tổ chức,
cá nhân đề nghị phê duyệt và thông báo lý do bằng văn bản.
b) Cách thức thực hiện
- Gửi hồ sơ qua bưu điện;
- Nộp hồ sơ trực tiếp tại Ủy
ban nhân dân cấp xã.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ
* Thành phần hồ sơ gồm:
- Tờ trình đề nghị phê duyệt;
- Dự thảo phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp;
- Báo cáo kết quả tính toán kỹ thuật;
- Văn bản góp ý kiến của các cơ quan, đơn vị liên
quan;
- Các tài liệu liên quan khác kèm theo (nếu có).
* Số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ.
d) Thời hạn giải quyết:
- Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận
đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm thẩm định hồ sơ, trường
hợp đủ điều kiện, trình cấp có thẩm quyền xem xét phê duyệt.
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ
chức, cá nhân.
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Ủy
ban nhân dân cấp xã.
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết
định.
h) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.
k) Phí, lệ phí: Không.
l) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành
chính: Không.
m) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Thủy lợi ngày 19 tháng 6 năm 2017;
- Nghị định số 114/2018/NĐ-CP ngày 04 tháng 9 năm
2018 của Chính phủ về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước.
PHỤ LỤC II
MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP PHÉP, GIA HẠN, ĐIỀU CHỈNH GIẤY PHÉP
CHO CÁC PHẠM VI BẢO VỆ CÔNG TRÌNH THỦY ĐIỆN
(Kèm theo Nghị định số 67/2018/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ)
Mẫu số 01
|
Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động trong phạm vi
bảo vệ công trình thủy điện.
|
Mẫu số 02
|
Đơn đề nghị gia hạn/Điều chỉnh nội dung giấy phép
hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy điện
|
Mẫu số 01. Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động
trong phạm vi bảo vệ công trình thủy điện
TÊN TỔ CHỨC
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
|
……, ngày …tháng
…năm….
|
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
CẤP GIẤY PHÉP HOẠT
ĐỘNG TRONG PHẠM VI BẢO VỆ CÔNG TRÌNH THỦY ĐIỆN
Kính gửi: Bộ
Công Thương /Ủy ban nhân dân tỉnh...
Tên tổ chức, cá nhân xin cấp giấy phép:
....................................................…...
Địa chỉ:
..............................................................................................................
Số điện thoại: ………………...… Số Fax:
.......................................................
Đề nghị được cấp giấy phép cho các hoạt động trong
phạm vi bảo vệ của công trình thủy điện (tên công trình thủy điện) do (tên tổ
chức, cá nhân đang quản lý khai thác công trình thủy điện) quản lý với các nội
dung sau:
- Tên các hoạt động:
..........................................................................................
- Nội
dung:................................................................................................
…….
- Vị trí của các hoạt động...................................................................................
- Thời hạn đề nghị cấp phép…...; từ... ngày...
tháng năm... đến ngày....tháng... năm ………
Đề nghị Bộ Công Thương/Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét
và cấp phép cho (tên tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép) thực hiện các hoạt động
trên. Chúng tôi cam kết hoạt động đúng phạm vi được phép và tuân thủ các quy định
của giấy phép.
|
TỔ CHỨC, CÁ
NHÂN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP
(Ký tên, đóng dấu, ký và ghi rõ họ tên)
|
Mẫu số 02. Đơn đề nghị gia hạn/điều chỉnh nội
dung giấy phép hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy điện
TÊN TỔ CHỨC
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
|
……., ngày … tháng
… năm…
|
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
GIA HẠN/ĐIỀU CHỈNH
NỘI DUNG GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG TRONG PHẠM VI BẢO VỆ CÔNG TRÌNH THỦY ĐIỆN
Kính gửi: Bộ
Công Thương /Ủy ban nhân dân tỉnh...
Tên tổ chức, cá nhân đề nghị gia hạn/ điều chỉnh nội
dung giấy phép:.............
Địa chỉ:
.......................................................................................................
…..
Số điện thoại: .................................. Số
Fax: ....................................................
Đang tiến hành các hoạt động ……trong phạm vi bảo vệ
công trình thủy điện tại vị trí theo giấy phép số.... ngày... tháng... năm...
do (Tên cơ quan cấp phép); thời hạn sử dụng giấy phép từ……… đến ……….
Đề nghị Bộ Công Thương /Ủy ban nhân dân tỉnh xem
xét và cấp giấy phép cho (tên tổ chức, cá nhân đề nghị gia hạn, hoặc điều chỉnh
nội dung giấy phép) được tiếp tục hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy
điện với những nội dung sau:
- Tên các hoạt động đề nghị gia hạn hoặc điều chỉnh
nội dung: ......................
- Vị trí của các hoạt động
..................................................................................
- Nội dung:
........................................................................................................
- Thời hạn đề nghị gia hạn...; từ.... ngày...
tháng... năm... đến ngày... tháng... năm....
Đề nghị Bộ Công Thương /Ủy ban nhân dân tỉnh xem
xét và cấp giấy phép cho (tên tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép) gia hạn (hoặc
điều chỉnh) thực hiện các hoạt động trên. Chúng tôi cam kết hoạt động đúng phạm
vi được phép và tuân thủ các quy định của giấy phép.
|
TỔ CHỨC, CÁ
NHÂN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP
(Ký tên, đóng dấu, ký và ghi rõ họ tên)
|