|
Bản dịch này thuộc quyền sở hữu của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Mọi hành vi sao chép, đăng tải lại mà không có sự đồng ý của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là vi phạm pháp luật về Sở hữu trí tuệ.
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT has the copyright on this translation. Copying or reposting it without the consent of
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT is a violation against the Law on Intellectual Property.
X
CÁC NỘI DUNG ĐƯỢC SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Các nội dung của VB này được VB khác thay đổi, hướng dẫn sẽ được làm nổi bật bằng
các màu sắc:
: Sửa đổi, thay thế,
hủy bỏ
Click vào phần bôi vàng để xem chi tiết.
|
|
|
Đang tải văn bản...
Số hiệu:
|
979/QĐ-TTg
|
|
Loại văn bản:
|
Quyết định
|
Nơi ban hành:
|
Thủ tướng Chính phủ
|
|
Người ký:
|
Trần Hồng Hà
|
Ngày ban hành:
|
22/08/2023
|
|
Ngày hiệu lực:
|
Đã biết
|
Ngày công báo:
|
Đã biết
|
|
Số công báo:
|
Đã biết
|
|
Tình trạng:
|
Đã biết
|
Quy hoạch phát triển hệ thống cảng cạn thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050
Ngày 22/8/2023, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 979/QĐ-TTg phê duyệt quy hoạch phát triển hệ thống cảng cạn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.Quan điểm phát triển quy hoạch phát triển hệ thống cảng cạn thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050
- Cảng cạn là một bộ phận thuộc kết cấu hạ tầng giao thông vận tải, là đầu mối tổ chức vận tải gắn liền với hoạt động của cảng biển, cảng hàng không, cảng thủy nội địa, ga đường sắt, cửa khẩu đường bộ. Phát triển cảng cạn phải phù hợp với quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển, các quy hoạch phát triển mạng lưới giao thông, đồng thời đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng của các vùng và địa phương.
- Phát triển hệ thống cảng cạn để tối ưu hóa vận tải hàng hóa xuất, nhập khẩu của từng khu vực và các hành lang kinh tế; kết hợp vừa phát triển cảng cạn gần cảng biển để hỗ trợ trực tiếp vừa phát triển cảng cạn xa cảng biển gắn liền với các trung tâm phân phối tiêu thụ hàng hóa, các cửa khẩu đường bộ, đường sắt để tổ chức tốt mạng lưới vận tải, thúc đẩy vận tải đa phương thức, giảm chi phí dịch vụ vận tải và logistics.
- Ưu tiên hình thành và phát triển: Các cảng cạn gắn với phương thức vận tải khối lượng lớn (đường thủy nội địa, đường sắt); các cảng cạn gắn với khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, trung tâm logistics và các cửa khẩu đường bộ, đường sắt quốc tế có nhu cầu vận tải với khối lượng lớn.
- Đảm bảo tính kế thừa trong quá trình phát triển, phát huy tối đa công suất của các cảng cạn hiện hữu, kết hợp rà soát điều chỉnh để phù hợp với nhu cầu thực tế; phát triển các vị trí mới kết hợp với việc di dời một số cảng cạn để hình thành hệ thống cảng cạn đồng bộ, hiện đại, bền vững, đảm bảo an toàn giao thông và bảo vệ môi trường. - Huy động mọi nguồn lực, sử dụng tối đa nguồn lực xã hội hóa để đầu tư phát triển cảng cạn theo quy hoạch
Mục tiêu phát triển quy hoạch phát triển hệ thống cảng cạn thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050
- Mục tiêu tổng quát:
+ Từng bước hình thành và phát triển hệ thống cảng cạn trên phạm vi cả nước nhằm đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa xuất, nhập khẩu, tăng năng lực thông qua hàng hóa của các cảng biển;
+ Tổ chức vận tải container một cách hợp lý nhằm giảm chi phí vận chuyển và thời gian lưu hàng tại cảng biển, đảm bảo an toàn hàng hóa;
+ Góp phần giảm ùn tắc giao thông và bảo vệ môi 3 trường, đặc biệt ở các đô thị lớn và khu vực có cảng biển lớn. Phát triển hệ thống cảng cạn trở thành các đầu mối tổ chức vận tải, trung chuyển, phân phối hàng hóa, kết hợp với cung cấp các dịch vụ logistics.
- Mục tiêu cụ thể:
+ Đến năm 2030: Phát triển hệ thống cảng cạn có khả năng thông qua khoảng từ 25% đến 35% nhu cầu hàng hóa vận tải container xuất nhập khẩu theo các hành lang vận tải. Hình thành các cảng cạn, cụm cảng cạn với tổng công suất khoảng từ 11,9 triệu TEU/năm đến 17,1 triệu TEU/năm.
Trong đó, khu vực phía Bắc gồm các cảng cạn, cụm cảng cạn với công suất khoảng từ4,29 triệu TEU/năm đến 6,2 triệu Teu/năm; khu vực miền Trung - Tây Nguyên có các cảng cạn, cụm cảng cạn với công suất khoảng từ 0,9 triệu TEU/năm đến 1,4 triệu TEU/năm; khu vực phía Nam có các cảng cạn, cụm cảng cạn với công suất khoảng từ 6,8 triệu TEU/năm đến 9,5 triệu Teu/năm.
+ Định hướng đến năm 2050: Phát triển hệ thống cảng cạn trở thành các đầu mối tổ chức vận tải, trung chuyển, phân phối hàng hóa, kết hợp với cung cấp các dịch vụ logistics, có khả năng thông qua khoảng 30% - 35% nhu cầu hàng hóa vận tải container xuất nhập khẩu theo các hành lang vận tải, đồng thời đáp ứng nhu cầu dịch vụ logistics tại các địa phương.
Xem thêm tại Quyết định 979/QĐ-TTg ngày 22/8/2023.
THỦ TƯỚNG CHÍNH
PHỦ
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 979/QĐ-TTg
|
Hà Nội, ngày 22
tháng 8 năm 2023
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG CẢNG CẠN THỜI KỲ 2021
- 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính
phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ
chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Bộ luật Hàng hải Việt
Nam ngày 25 tháng 11 năm 2015;
Căn cứ Luật Quy hoạch ngày
24 tháng 11 năm 2017;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung
một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch ngày 20 tháng 11 năm 2018;
Căn cứ Nghị quyết số 61/2022/QH15
ngày 16 tháng 6 năm 2022 của Quốc hội về việc Tiếp tục tăng cường hiệu lực,
hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về quy hoạch và một số giải pháp tháo
gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ lập và nâng cao chất lượng quy hoạch
thời kỳ 2021 - 2030;
Căn cứ Nghị quyết số 81/2023/QH15
ngày 09 tháng 01 năm 2023 của Quốc hội về việc Quy hoạch tổng thể quốc gia thời
kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Căn cứ Nghị định số 37/2019/NĐ-CP
ngày 07 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật
Quy hoạch;
Căn cứ Nghị định số
56/2019/NĐ-CP ngày 24 tháng 6 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành
một số điều liên quan đến lĩnh vực giao thông vận tải trong Luật sửa đổi, bổ
sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch;
Căn cứ Nghị định số 38/2017/NĐ-CP
ngày 04 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ về đầu tư xây dựng, quản lý khai thác
cảng cạn;
Căn cứ Quyết định số 1579/QĐ-TTg
ngày 22 tháng 9 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch tổng
thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến
năm 2050;
Theo đề nghị của Bộ Giao thông
vận tải tại Tờ trình số 8244/TTr-BGTVT ngày 31 tháng 7 năm 2023 và Báo cáo thẩm
định số 7233a/BGTVT-KHĐT ngày 10 tháng 7 năm 2023 của Hội đồng thẩm định Quy
hoạch phát triển hệ thống cảng cạn thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Phê duyệt Quy hoạch phát triển hệ thống cảng cạn thời kỳ 2021
- 2030, tầm nhìn đến năm 2050 với những nội dung sau:
I. QUAN ĐIỂM,
MỤC TIÊU
1. Quan điểm phát triển
- Cảng cạn là một bộ phận thuộc
kết cấu hạ tầng giao thông vận tải, là đầu mối tổ chức vận tải gắn liền với
hoạt động của cảng biển, cảng hàng không, cảng thủy nội địa, ga đường sắt, cửa
khẩu đường bộ. Phát triển cảng cạn phải phù hợp với quy hoạch phát triển hệ
thống cảng biển, các quy hoạch phát triển mạng lưới giao thông, đồng thời đáp
ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng của các
vùng và địa phương.
- Phát triển hệ thống cảng cạn để
tối ưu hóa vận tải hàng hóa xuất, nhập khẩu của từng khu vực và các hành lang
kinh tế; kết hợp vừa phát triển cảng cạn gần cảng biển để hỗ trợ trực tiếp vừa
phát triển cảng cạn xa cảng biển gắn liền với các trung tâm phân phối tiêu thụ
hàng hóa, các cửa khẩu đường bộ, đường sắt để tổ chức tốt mạng lưới vận tải, thúc
đẩy vận tải đa phương thức, giảm chi phí dịch vụ vận tải và logistics.
- Ưu tiên hình thành và phát triển:
Các cảng cạn gắn với phương thức vận tải khối lượng lớn (đường thủy nội địa,
đường sắt); các cảng cạn gắn với khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, trung
tâm logistics và các cửa khẩu đường bộ, đường sắt quốc tế có nhu cầu vận tải
với khối lượng lớn.
- Đảm bảo tính kế thừa trong quá
trình phát triển, phát huy tối đa công suất của các cảng cạn hiện hữu, kết hợp
rà soát điều chỉnh để phù hợp với nhu cầu thực tế; phát triển các vị trí mới kết
hợp với việc di dời một số cảng cạn để hình thành hệ thống cảng cạn đồng bộ, hiện
đại, bền vững, đảm bảo an toàn giao thông và bảo vệ môi trường.
- Huy động mọi nguồn lực, sử
dụng tối đa nguồn lực xã hội hóa để đầu tư phát triển cảng cạn theo quy hoạch.
2. Mục tiêu phát triển
a) Mục tiêu tổng quát:
Từng bước hình thành và phát triển
hệ thống cảng cạn trên phạm vi cả nước nhằm đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa
xuất, nhập khẩu, tăng năng lực thông qua hàng hóa của các cảng biển; tổ chức
vận tải container một cách hợp lý nhằm giảm chi phí vận chuyển và thời gian lưu
hàng tại cảng biển, đảm bảo an toàn hàng hóa; góp phần giảm ùn tắc giao thông
và bảo vệ môi trường, đặc biệt ở các đô thị lớn và khu vực có cảng biển lớn.
Phát triển hệ thống cảng cạn trở thành các đầu mối tổ chức vận tải, trung
chuyển, phân phối hàng hóa, kết hợp với cung cấp các dịch vụ logistics.
b) Mục tiêu cụ thể:
- Đến năm 2030: Phát triển hệ thống
cảng cạn có khả năng thông qua khoảng từ 25% đến 35% nhu cầu hàng hóa vận tải
container xuất nhập khẩu theo các hành lang vận tải. Hình thành các cảng cạn, cụm
cảng cạn với tổng công suất khoảng từ 11,9 triệu TEU/năm đến 17,1 triệu TEU/năm.
Trong đó, khu vực phía Bắc gồm các cảng cạn, cụm cảng cạn với công suất khoảng
từ 4,29 triệu TEU/năm đến 6,2 triệu Teu/năm; khu vực miền Trung - Tây Nguyên có
các cảng cạn, cụm cảng cạn với công suất khoảng từ 0,9 triệu TEU/năm đến 1,4
triệu TEU/năm; khu vực phía Nam có các cảng cạn, cụm cảng cạn với công suất
khoảng từ 6,8 triệu TEU/năm đến 9,5 triệu Teu/năm.
- Định hướng đến năm 2050: Phát
triển hệ thống cảng cạn trở thành các đầu mối tổ chức vận tải, trung chuyển, phân
phối hàng hóa, kết hợp với cung cấp các dịch vụ logistics, có khả năng thông
qua khoảng 30% - 35% nhu cầu hàng hóa vận tải container xuất nhập khẩu theo các
hành lang vận tải, đồng thời đáp ứng nhu cầu dịch vụ logistics tại các địa
phương.
II. NỘI DUNG
QUY HOẠCH
1. Khu vực phía Bắc
a) Hành lang vận tải Hà Nội -
Hải Phòng
- Phạm vi quy hoạch gồm các
tỉnh và thành phố: Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng.
- Năng lực thông qua cảng cạn trên
hành lang: đến năm 2030 khoảng từ 2,14 triệu TEU/năm đến 3,17 triệu TEU/năm.
- Tổng diện tích quy hoạch cảng
cạn: đến 2030 khoảng từ 223 ha đến 331 ha.
b) Hành lang vận tải Lạng Sơn -
Hà Nội - Hải Phòng
- Phạm vi quy hoạch gồm các
tỉnh và thành phố: Hà Nội, Bắc Ninh, Bắc Giang, Lạng Sơn.
- Năng lực thông qua cảng cạn trên
hành lang: đến năm 2030 khoảng từ 460 nghìn TEU/năm đến 580 nghìn TEU/năm.
- Tổng diện tích quy hoạch cảng
cạn: đến 2030 khoảng từ 46 ha đến 58 ha.
c) Hành lang vận tải Cao Bằng -
Hà Nội - Hải Phòng
- Phạm vi quy hoạch gồm các
tỉnh và thành phố: Hà Nội, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Cao Bằng.
- Năng lực thông qua cảng cạn trên
hành lang: đến năm 2030 khoảng từ 200 nghìn TEU/năm đến 250 nghìn TEU/năm.
- Tổng diện tích quy hoạch cảng
cạn: đến năm 2030 khoảng từ 20 ha đến 25 ha.
d) Hành lang vận tải Lào Cai - Hà
Nội - Hải Phòng
- Phạm vi quy hoạch gồm các
tỉnh và thành phố: Hà Nội, Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai, Tuyên Quang, Hà Giang.
- Năng lực thông qua cảng cạn trên
hành lang: đến năm 2030 khoảng từ 585 nghìn TEU/năm đến 900 nghìn TEU/năm.
- Tổng diện tích quy hoạch cảng
cạn: đến 2030 khoảng từ 60 ha đến 95 ha.
đ) Hành lang vận tải ven biển phía
Bắc (QL 1 và QL10)
- Phạm vi quy hoạch gồm các
tỉnh và thành phố: Thanh Hóa, Ninh Bình, Nam Định, Hà Nam, Thái Bình, Hải
Phòng, Quảng Ninh.
- Năng lực thông qua cảng cạn trên
hành lang: đến năm 2030 khoảng từ 913 nghìn TEU/năm đến 1.313 nghìn TEU/năm.
- Tổng diện tích quy hoạch cảng
cạn: đến năm khoảng từ 91 ha đến 131 ha.
e) Hành lang vận tải Điện Biên -
Hà Nội - Hải Phòng
- Do lưu lượng trên hành lang này
đến năm 2030 còn thấp nên chưa quy hoạch cảng cạn.
2. Khu vực miền Trung - Tây
Nguyên
a) Hành lang vận tải quốc lộ 8
- Phạm vi quy hoạch gồm các
tỉnh và thành phố: Nghệ An, Hà Tĩnh.
- Năng lực thông qua cảng cạn trên
hành lang: đến năm 2030 khoảng từ 200 nghìn TEU/năm đến 250 nghìn TEU/năm.
- Tổng diện tích quy hoạch cảng
cạn: đến năm 2030 khoảng từ 20 ha đến 25 ha.
b) Hành lang vận tải quốc lộ
12A
- Phạm vi quy hoạch gồm tỉnh
Quảng Bình.
- Năng lực thông qua cảng cạn trên
hành lang: đến năm 2030 khoảng 50 nghìn TEU/năm.
- Tổng diện tích quy hoạch cảng
cạn: đến năm đến 2030 khoảng 5 ha.
c) Hành lang vận tải quốc lộ 9
- Phạm vi quy hoạch gồm các
tỉnh và thành phố: Quảng Bình, Quảng Trị.
- Năng lực thông qua cảng cạn trên
hành lang: đến năm 2030 khoảng từ 100 nghìn TEU/năm đến 200 nghìn TEU/năm.
- Tổng diện tích quy hoạch cảng
cạn: đến năm đến 2030 khoảng từ 10 ha đến 20ha.
d) Khu vực kinh tế Đà Nẵng,
Huế, Quảng Nam
- Phạm vi quy hoạch gồm các
tỉnh và thành phố: Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam.
- Năng lực thông qua cảng cạn trên
hành lang: đến năm 2030 khoảng từ 210 nghìn TEU/năm đến 350 nghìn TEU/năm.
- Tổng diện tích quy hoạch cảng
cạn: đến 2030 khoảng từ 21 ha đến 35 ha.
đ) Hành lang vận tải quốc lộ 19
- Phạm vi quy hoạch gồm các
tỉnh và thành phố: Quảng Ngãi, Bình Định, Kon Tum, Gia Lai.
- Năng lực thông qua cảng cạn trên
hành lang: đến năm 2030 khoảng từ 200 nghìn TEU/năm đến 330 nghìn TEU/năm.
- Tổng diện tích quy hoạch cảng
cạn: đến 2030 khoảng từ 20 ha đến 33 ha.
e) Hành lang vận tải quốc lộ 29
- Phạm vi quy hoạch gồm các
tỉnh và thành phố: Phú Yên, Đắk Lắk, Khánh Hòa.
- Năng lực thông qua cảng cạn trên
hành lang đến năm 2030 khoảng từ 150 nghìn TEU/năm đến 220 nghìn TEU/năm.
- Tổng diện tích quy hoạch cảng
cạn: đến năm 2030 khoảng từ 15 ha đến 22 ha.
3. Khu vực phía Nam
Quy hoạch phát triển cảng cạn trên
các hành lang vận tải như sau:
a) Khu vực kinh tế Thành phố Hồ
Chí Minh (trong vành đai 4):
- Phạm vi quy hoạch gồm các
tỉnh và thành phố: Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Long An.
- Năng lực thông qua cảng cạn
trên hành lang: đến năm 2030 khoảng từ 3,2 triệu TEU/năm đến 4,24 triệu
TEU/năm.
- Tổng diện tích quy hoạch cảng
cạn: đến năm 2030 khoảng từ 309 ha đến 400 ha.
b) Hành lang vận tải Đắk Nông -
Bình Phước - Thành phố Hồ Chí Minh:
- Phạm vi quy hoạch gồm các
tỉnh và thành phố: Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bình Phước, Đắk Nông.
- Năng lực thông qua cảng cạn
trên hành lang: đến năm 2030 khoảng từ 1,86 triệu TEU/năm đến 2,65 triệu
TEU/năm.
- Tổng diện tích quy hoạch cảng
cạn: đến năm 2030 khoảng từ 186 ha đến 265 ha.
c) Hành lang vận tải Tây Ninh -
Thành phố Hồ Chí Minh:
- Phạm vi quy hoạch gồm các
tỉnh và thành phố: Thành phố Hồ Chí Minh, Long An, Tây Ninh.
- Năng lực thông qua cảng cạn trên
hành lang: đến năm 2030 khoảng từ 350 nghìn TEU/năm đến 600 nghìn TEU/năm.
- Tổng diện tích quy hoạch cảng
cạn: đến năm 2030 khoảng từ 35 ha đến 60 ha.
d) Hành lang vận tải Cà Mau -
Cần Thơ - Thành phố Hồ Chí Minh:
- Phạm vi quy hoạch gồm các
tỉnh và thành phố: Thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu
Long.
- Năng lực thông qua cảng cạn
trên hành lang: đến năm 2030 khoảng từ 530 nghìn TEU/năm đến 780 nghìn TEU/năm.
- Tổng diện tích quy hoạch cảng
cạn: đến năm 2030 khoảng từ 53 ha đến 78 ha.
đ) Hành lang vận tải Thành phố Hồ
Chí Minh - Vũng Tàu:
- Phạm vi quy hoạch gồm các
tỉnh và thành phố: Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu.
- Năng lực thông qua cảng cạn trên
hành lang: đến năm 2030 khoảng từ 530 nghìn TEU/năm đến 750 nghìn TEU/năm.
- Tổng diện tích quy hoạch cảng
cạn: đến năm 2030 khoảng từ 53 ha đến 75 ha.
e) Hành lang vận tải quốc lộ 1
- Phạm vi quy hoạch gồm các
tỉnh và thành phố: Ninh Thuận - Bình Thuận - Đồng Nai - Thành phố Hồ Chí Minh.
- Năng lực thông qua cảng cạn trên
hành lang: đến năm 2030 khoảng từ 260 nghìn TEU/năm đến 390 nghìn TEU/năm.
- Tổng diện tích quy hoạch cảng
cạn: đến năm 2030 khoảng từ 26 ha đến 39 ha.
g) Hành lang vận tải quốc lộ 20
- Phạm vi quy hoạch gồm các
tỉnh và thành phố: Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Lâm Đồng.
- Năng lực thông qua cảng cạn trên
hành lang: đến năm 2030 khoảng từ 50 nghìn TEU/năm đến 100 nghìn TEU/năm.
- Tổng diện tích quy hoạch cảng
cạn: đến năm 2030 khoảng từ 5 ha đến 10 ha.
(Chi tiết các cảng cạn, cụm
cảng cạn tại Phụ lục I kèm theo).
III. NHU CẦU
SỬ DỤNG ĐẤT
Tổng nhu cầu sử dụng đất phát triển
cảng cạn theo quy hoạch đến năm 2030 khoảng từ 1.199 ha đến 1.707 ha, trong đó
diện tích đất cần bổ sung thêm khoảng từ 784 đến 1.211 ha.
IV. NHU CẦU VỐN
ĐẦU TƯ GIAI ĐOẠN ĐẾN 2030
Nhu cầu vốn đầu tư hệ thống
cảng cạn đến năm 2030 khoảng từ 27,4 đến 42,38 nghìn tỷ đồng.
V. CÁC DỰ ÁN
ƯU TIÊN ĐẦU TƯ GIAI ĐOẠN ĐẾN 2030
Ưu tiên tập trung đầu tư một số
cảng cạn trên các hành lang vận tải kết nối với các cửa khẩu cảng biển lớn ở khu
vực phía Bắc (cảng biển Hải Phòng) và khu vực phía Nam (cảng biển Thành phố Hồ
Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu).
(Chi tiết các cảng cạn ưu tiên đầu
tư như Phụ lục II kèm theo).
VI. MỘT SỐ GIẢI
PHÁP VÀ CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH CHỦ YẾU
1. Giải pháp về cơ chế, chính
sách
- Hoàn thiện các cơ chế, chính sách
về cảng cạn nhằm khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp thuộc
các thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng và quản lý khai thác cảng cạn
bằng nhiều hình thức theo quy định của pháp luật.
- Ban hành các quy định về
thống kê cảng cạn bao gồm các chỉ tiêu thống kê, chế độ thống kê liên quan đến
đầu tư xây dựng và quản lý khai thác cảng cạn kết hợp với xây dựng hệ thống cơ
sở dữ liệu về cảng cạn đảm bảo tính khoa học, thống nhất, phục vụ kịp thời cho
công tác quản lý nhà nước chuyên ngành, đáp ứng nhu cầu sử dụng thông tin của
các tổ chức, cá nhân theo quy định và yêu cầu hội nhập quốc tế.
- Hoàn thiện các quy định của pháp
luật có liên quan để tạo thuận lợi cho vận tải hàng hóa đa phương thức đến, rời
cảng cạn.
- Rà soát, điều chỉnh các quy
định liên quan của pháp luật về đê điều nhằm tận dụng tối đa việc sử dụng tài
nguyên đường bờ, bãi sông để phát triển kết cấu hạ tầng cảng cạn gắn với đường
thủy nội địa kết nối đến các cảng biển, giảm tải cho hệ thống giao thông vận
tải đường bộ.
2. Giải pháp về huy động vốn
đầu tư
Mở rộng và đa dạng hóa các hình
thức đầu tư theo hướng đẩy mạnh xã hội hóa; khuyến khích và tạo điều kiện thuận
lợi cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng và
khai thác cảng cạn bằng các hình thức theo quy định của pháp luật; thực hiện các
chính sách hỗ trợ, ưu đãi hiện hành phù hợp với điều kiện cụ thể về kinh tế -
xã hội của từng địa phương về tín dụng, thuế, giá, phí, lệ phí, chuyển giao công
nghệ, nhượng quyền khai thác.
3. Giải pháp về hợp tác quốc
tế, khoa học - công nghệ và môi trường
- Tăng cường xúc tiến đầu tư trong
và ngoài nước thông qua các chính sách ưu đãi, tạo thuận lợi cho hoạt động đầu
tư, kinh doanh.
- Thực hiện các điều ước, thỏa thuận
khu vực và quốc tế về cảng cạn mà Việt Nam là thành viên. Tiếp tục thực hiện có
hiệu quả Hiệp định liên Chính phủ về cảng cạn UNESCAP, thúc đẩy sự công nhận
quốc tế về cảng cạn, tạo thuận lợi cho đầu tư cơ sở hạ tầng cảng cạn, cải thiện
hiệu quả hoạt động và nâng cao tính bền vững về môi trường trong giao nhận vận
tải, thúc đẩy sự phát triển của hành lang vận tải đa phương thức quốc tế. Tiếp
tục thực hiện Quyết định số 604/QĐ-TTg ngày 08 tháng 5 năm 2015 của Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt Đề án “Tăng cường kết nối giao thông vận tải trong ASEAN đến năm
2020, định hướng đến năm 2030”.
- Tăng cường hợp tác, tranh thủ
sự hỗ trợ của các đối tác, các tổ chức quốc tế nhằm phát triển nguồn nhân lực, bảo
vệ môi trường, phòng chống thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu.
- Đẩy mạnh chuyển giao, ứng
dụng khoa học, công nghệ, kỹ thuật hiện đại; ứng dụng công nghệ số và chuyển
đổi số trong xây dựng, quản lý, khai thác hệ thống cảng cạn phù hợp với xu
hướng cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
- Triển khai các nền tảng số,
kết nối và chia sẻ dữ liệu trong hệ thống kết nối đến các bên liên quan trong
chuỗi cung ứng, bao gồm chủ hàng, công ty giao nhận, vận tải nội địa, cảng,
hãng tàu, cơ quan hải quan...
4. Giải pháp về phát triển
nguồn nhân lực
Đào tạo, thu hút nguồn nhân lực
chất lượng cao, đặc biệt trong công tác quản lý, khai thác hạ tầng cảng cạn; nghiên
cứu thực hiện cơ chế đặt hàng đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực ở các lĩnh vực
liên quan đến quản lý và khai thác cảng cạn.
5. Giải pháp về tổ chức thực
hiện quy hoạch
Tăng cường công tác phối hợp, kiểm
tra, giám sát tổ chức thực hiện quy hoạch bảo đảm các cảng cạn được đầu tư,
khai thác theo đúng công năng, quy mô, lộ trình quy hoạch được duyệt; bảo đảm đồng
bộ giữa cảng cạn và các hạ tầng liên quan. Tổ chức hội nghị tiếp xúc doanh nghiệp
để giải quyết các vấn đề liên quan đến đầu tư phát triển, quản lý, khai thác
cảng cạn.
- Phối hợp chặt chẽ giữa các
bộ, ngành, địa phương trong việc quy hoạch, bố trí quỹ đất phù hợp để phát
triển hệ thống cảng cạn; các địa phương chủ động trong việc thực hiện các chính
sách đất đai để hỗ trợ cho xây dựng các cảng cạn; gắn kết quy hoạch về trung
tâm logistics, cảng cạn, kho ngoại quan trong một tổng thể thống nhất.
- Tăng cường kết nối hệ thống
cảng cạn với mạng lưới giao thông vận tải đường sắt, đường thủy nội địa thông
qua việc quy hoạch lồng ghép các ga hàng hóa, cảng, bến thủy nội địa phù hợp
với cảng cạn; tạo điều kiện thuận lợi cho việc kết nối đường sắt từ cảng cạn
vào mạng lưới đường sắt quốc gia theo quy định; xóa bỏ các nút thắt về tĩnh
không các cầu vượt sông đối với vận tải container bằng đường thuỷ nội địa.
Điều 2. Tổ chức
thực hiện
1. Bộ Giao thông vận tải
a) Chủ trì, phối hợp với các
bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương liên quan
quản lý và tổ chức triển khai thực hiện Quy hoạch. Công bố quy hoạch theo Luật
Quy hoạch. Định kỳ hàng năm, năm năm hoặc đột xuất tổ chức đánh giá, rà soát,
đề xuất điều chỉnh quy hoạch phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội
theo quy định.
b) Cung cấp thông tin về quy
hoạch để cập nhật vào hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu quốc gia về quy hoạch
theo quy định.
c) Triển khai xây dựng kế
hoạch, đề xuất các giải pháp cần thiết để triển khai quy hoạch đồng bộ, khả
thi, hiệu quả.
d) Phối hợp chặt chẽ với Bộ
Quốc phòng và các bộ, ngành, địa phương trong quá trình triển khai thực hiện
quy hoạch để đảm bảo không ảnh hưởng đến an ninh, quốc phòng.
đ) Phối hợp với các địa phương quản
lý chặt chẽ các cảng cạn tiềm năng trên các hành lang vận tải đã quy hoạch và
các cảng cạn định hướng quy hoạch sau năm 2030.
e) Phối hợp với các địa phương quản
lý, điều tiết tiến trình, quy mô đầu tư các cảng cạn trong cụm cảng cạn, đảm bảo
tổng công suất cụm cảng cạn theo quy hoạch.
g) Chịu trách nhiệm toàn diện
về tính chính xác của các nội dung, thông tin, số liệu, tài liệu, hệ thống bản
đồ, cơ sở dữ liệu trong hồ sơ Quy hoạch phát triển hệ thống cảng cạn thời kỳ
2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
2. Các bộ, ngành theo chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Giao thông vận tải
và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố bố trí nguồn lực, đề xuất các cơ chế chính
sách để thực hiện khả thi, hiệu quả các mục tiêu của quy hoạch, bảo đảm tính
thống nhất với quy hoạch, kế hoạch phát triển từng ngành và địa phương.
3. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương
a) Ủy ban nhân dân các cấp trong
phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình tổ chức thực hiện quản lý nhà nước về cảng
cạn theo quy định của pháp luật có liên quan trong phạm vi địa phương; đảm bảo
quỹ đất phục vụ quy hoạch và quản lý chặt chẽ quỹ đất thực hiện quy hoạch.
b) Rà soát, xây dựng, điều
chỉnh các quy hoạch, các dự án trên địa bàn địa phương bảo đảm tính thống nhất,
đồng bộ với quy hoạch này. Cập nhật nội dung quy hoạch tỉnh bảo đảm tuân thủ
các định hướng phát triển giao thông địa phương theo quy hoạch này, đáp ứng yêu
cầu phát triển bền vững, bảo vệ môi trường.
c) Chịu trách nhiệm đầu tư cơ
sở hạ tầng giao thông kết nối từ cảng cạn đến tuyến giao thông trục chính (quốc
lộ, cao tốc, đường thủy nội địa, đường sắt).
Điều 3.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban
hành.
Điều 4.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ
quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương và các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Quốc hội;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, Công báo;
- Lưu: VT, CN (2b)
|
KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG
Trần Hồng Hà
|
PHỤ LỤC I
TỔNG
HỢP QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG CẢNG CẢN THỜI KỲ 2021-2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM
2050
(Kèm theo Quyết định 979/QĐ-TTg ngày 22 tháng 8 năm 2023 của Thủ tướng Chính
phủ)
TT
|
Tên cảng cạn
|
Địa điểm
|
Kết nối hạ tầng GTVT
|
Kết nối cảng biển/ cửa khẩu
|
Hiện trạng 2023
|
Giai đoạn đến 2030
|
Giai đoạn đến 2050
|
Diện tích (ha)
|
Năng lực thông qua (Teu/năm)
|
Diện tích quy hoạch (ha)
|
Năng lực thông qua (Teu/năm)
|
Diện tích dự kiến (ha)
|
A
|
Khu
vực phía Bắc
|
|
|
|
|
|
441 - 640
|
4.295.000 - 6.218.000
|
1.871
|
I
|
Hành
lang vận tải Hà Nội - Hải Phòng
|
|
|
|
|
|
223 - 331
|
2.137.000 - 3.175.000
|
964
|
1
|
Cụm
cảng cạn Tây Bắc Hà Nội
|
|
|
|
|
|
38 - 55
|
382.000 - 550.000
|
169
|
-
|
Cảng
cạn Hoài Đức
|
Huyện
Hoài Đức - TP. Hà Nội
|
Đường
bộ: QL 32; vành đai III Hà Nội; cao tốc Hà Nội - Hải Phòng hoặc QL 5.
|
Cảng
biển: Hải Phòng, Quảng Ninh, Cửa khẩu: Lạng Sơn
|
|
|
18 - 20
|
182.000 - 200.000
|
23
|
-
|
Cảng
cạn Đan Phượng
|
Huyện
Đan Phượng - TP. Hà Nội
|
Đường
bộ: QL 32; vành đai IV Hà Nội (QH); QL32.
ĐTNĐ:
Sông Hồng.
|
Cảng
biển: Hải Phòng, Quảng Ninh, Cửa khẩu: Lạng Sơn
|
|
|
5 - 10
|
50.000 - 100.000
|
15
|
-
|
Cảng
cạn Sóc Sơn
|
Huyện
Sóc Sơn - TP. Hà Nội
|
Đường
bộ: cao tốc Hà Nội - Lào Cai; QL2 kéo dài; QL18; cao tốc Hà Nội - Hải Phòng.
Hàng không: Cảng HK Nội Bài.
|
Cảng
biển: Hải Phòng, Quảng Ninh, Cửa khẩu: Lạng Sơn
|
|
|
5 - 10
|
50.000 - 100.000
|
10
|
-
|
Cảng
cạn Đông Anh
|
Huyện
Đông Anh - TP. Hà Nội
|
Đường
bộ: Đường Võ Văn Kiệt, VDD3, cao tốc Nội Bài - Lào Cai, QL5 kéo dài, QL18.
Hàng không: Cảng HK Nội Bài.
|
Cảng
biển: Hải Phòng, Quảng Ninh, Cửa khẩu: Lạng Sơn
|
|
|
10 - 15
|
100.000 - 150.000
|
29
|
2
|
Cụm
cảng cạn Đông Nam Hà Nội
|
|
|
|
|
|
34 - 47
|
335.000 - 485.000
|
92
|
-
|
Cảng
cạn Cổ Bi
|
Huyện
Gia Lâm - TP. Hà Nội
|
Đường
bộ: vành đai III Hà Nội; cao tốc Hà Nội - Hải Phòng hoặc QL 5.
ĐTNĐ:
Tuyến Hải Phòng - Hà Nội (sông Đuống)
|
Cảng
biển: Hải Phòng, Quảng Ninh; Cửa khẩu: Lạng Sơn
|
|
|
22 - 271
|
235.000 - 285.0002
|
62
|
-
|
Cảng
cạn Phù Đổng
|
Huyện
Gia Lâm - TP. Hà Nội
|
Đường
bộ: vành đai III Hà Nội; cao tốc Hà Nội - Hải Phòng hoặc QL 5.
ĐTNĐ:
Tuyến Hải Phòng - Hà Nội (sông Đuống)
|
Cảng
biển: Hải Phòng, Quảng Ninh; Cửa khẩu: Lạng Sơn
|
|
|
-
|
Cảng
cạn Long Biên
|
Quận
Long Biên - TP. Hà Nội
|
Đường
bộ: Quốc lộ 5; cao tốc Hà Nội - Hải Phòng.
|
Cảng
biển: Hải Phòng, Quảng Ninh; Cửa khẩu: Lạng Sơn
|
12
|
135.000
|
-
|
Cảng
cạn Giang Biên
|
Quận
Long Biên - TP. Hà Nội
|
Đường
bộ: Quốc lộ 5; cao tốc Hà Nội - Hải Phòng.
ĐTNĐ:
Tuyến Hải Phòng - Hà Nội (sông Đuống)
|
Cảng
biển: Hải Phòng, Quảng Ninh; Cửa khẩu: Lạng Sơn
|
|
|
5 - 10
|
50.000 - 100.000
|
20
|
-
|
Cảng
cạn Hồng Vân
|
Huyện
Thường Tín - TP Hà Nội
|
Đường
bộ: CT.01, QL1A. ĐTNĐ: Tuyến sông Hồng
|
Cảng
biển: Hải Phòng, Quảng Ninh; Cửa khẩu: Lạng Sơn
|
|
|
5 - 10
|
50.000 - 100.000
|
10
|
3
|
Cảng
cạn Văn Lâm
|
Huyện
Văn Lâm, TX Mỹ Hào - Tỉnh Hưng Yên
|
Đường
bộ: QL39, QL5, cao tốc Hà Nội - Hải Phòng.
|
Cảng
biển: Hải Phòng, Quảng Ninh
|
|
|
10 - 15
|
100.000 - 150.000
|
68
|
4
|
Cảng
cạn Yên Mỹ
|
Huyện
Khoái Châu, Yên Mỹ - Tỉnh Hưng Yên
|
Đường
bộ: cao tốc Hà Nội - Hải Phòng.
|
Cảng
biển: Hải Phòng, Quảng Ninh
|
|
|
6 - 10
|
60.000 - 100.000
|
83
|
5
|
Cảng
cạn Minh Châu
|
Huyện
Yên Mỹ - Tỉnh Hưng Yên
|
Đường
bộ: cao tốc Hà Nội - Hải Phòng.
|
Cảng
biển: Hải Phòng, Quảng Ninh
|
|
|
9 - 10
|
90.000 - 100.000
|
50
|
6
|
Cảng
cạn Tân Lập
|
Huyện
Yên Mỹ - Tỉnh Hưng Yên
|
Đường
bộ: cao tốc Hà Nội - Hải Phòng.
|
Cảng
biển: Hải Phòng, Quảng Ninh
|
|
|
10 - 15
|
100.000 - 150.000
|
20
|
7
|
Cảng
cạn Hải Dương
|
TP Hải
Dương - Tỉnh Hải Dương
|
Đường
bộ: QL5, cao tốc Hà Nội - Hải Phòng
|
Cảng
biển: Hải Phòng, Quảng Ninh
|
|
|
18
|
130.000 - 180.000
|
18
|
8
|
Cảng
cạn Gia Lộc
|
Huyện
Gia Lộc - Tỉnh Hải Dương
|
Đường
bộ: QL5, cao tốc Hà Nội - Hải Phòng.
|
Cảng
biển: Hải Phòng, Quảng Ninh
|
|
|
5 - 8
|
50.000 - 80.000
|
10
|
9
|
Cụm
cảng cạn Đình Vũ
|
|
|
|
|
|
30 - 53
|
300.000 - 550.000
|
73
|
-
|
Cảng
cạn Tân Cảng Hải Phòng
|
Quận
Hải An - TP. Hải Phòng
|
Đường
bộ: cao tốc Hà Nội - Hải Phòng.
|
Cảng
biển: Hải Phòng, Quảng Ninh
|
8
|
120.000
|
10 - 15
|
100.000 - 150.000
|
15
|
-
|
Cảng
cạn Đình Vũ - Quảng Bình
|
Quận
Hải An - TP. Hải Phòng
|
Đường
bộ: cao tốc Hà Nội - Hải Phòng.
|
Cảng
biển: Hải Phòng, Quảng Ninh
|
6
|
150.000
|
10 - 20
|
100.000 - 200.000
|
25
|
-
|
Cảng
cạn Hoàng Thành
|
Quận
Hải An - TP. Hải Phòng
|
Đường
bộ: cao tốc Hà Nội - Hải Phòng.
|
Cảng
biển: Hải Phòng, Quảng Ninh
|
13
|
150.000
|
13
|
150.000
|
13
|
-
|
Cảng
cạn Nam Đình Vũ
|
Quận
Hải An - TP. Hải Phòng
|
Đường
bộ: cao tốc Hà Nội - Hải Phòng.
|
Cảng
biển: Hải Phòng, Quảng Ninh
|
|
|
5
|
50.000
|
20
|
10
|
Cảng
cạn Kiến Thụy
|
Huyện
Kiến Thụy - TP. Hải Phòng
|
Đường
bộ: cao tốc Hà Nội - Hải Phòng.
|
Cảng
biển: Hải Phòng, Quảng Ninh
|
|
|
10 - 15
|
100.000 - 150.000
|
25
|
11
|
Cảng
cạn Tiên Sơn
|
Huyện
Tiên Du - Tỉnh Bắc Ninh
|
Đường
bộ: QL 1A cao tốc Hà Nội - Lạng Sơn, QL5, cao tốc Hà Nội - Hải Phòng
|
Cảng
biển: Hải Phòng, Quảng Ninh; Cửa khẩu: Lạng Sơn
|
|
|
12
|
120.000
|
12
|
12
|
Cảng
cạn Tân Chi
|
Huyện
Tiên Du - Tỉnh Bắc Ninh
|
Đường
bộ: QL 38, QL1A, QL5, cao tốc Hà Nội - Hải Phòng; ĐTNĐ: Sông Đuống
|
Cảng
biển: Hải Phòng, Quảng Ninh; Cửa khẩu: Lạng Sơn
|
|
|
12 - 16
|
120.000 - 160.000
|
16
|
13
|
Cảng
cạn Quế Võ
|
Huyện
Quế Võ - Tỉnh Bắc Ninh
|
Đường
bộ: QL18; ĐTNĐ: Sông Đuống
|
Cảng
biển: Hải Phòng, Quảng Ninh; Cửa khẩu: Lạng Sơn
|
10
|
105.000
|
15 - 25
|
150.000 - 250.000
|
25
|
14
|
Cảng
cạn Yên Phong
|
Huyện
Yên Phong - Tỉnh Bắc Ninh
|
Đường
bộ: QL18
|
Cảng
biển: Hải Phòng, Quảng Ninh; Cửa khẩu: Lạng Sơn
|
|
|
10 - 15
|
100.000 - 150.000
|
20
|
II
|
Hành
lang vận tải Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng
|
|
|
|
|
|
46 - 58
|
460.000 - 580.000
|
263
|
15
|
Cảng
cạn Hương Sơn
|
Huyện
Lạng Giang - Tỉnh Bắc Giang
|
Đường
bộ: cao tốc Hà Nội - Lạng Sơn;
Đường
sắt: Hà Nội - Lạng Sơn - Hạ Long
|
Cảng
biển: Hải Phòng, Quảng Ninh; Cửa khẩu: Lạng Sơn
|
|
|
8 - 9
|
80.000 - 90.000
|
43
|
16
|
Cảng
cạn Đồng Sơn
|
TP
Bắc Giang - Tỉnh Bắc Giang
|
Đường
bộ: cao tốc Hà Nội - Lạng Sơn; QL 17; QL37, QL18; ĐTNĐ: Sông Thương
|
Cảng
biển: Hải Phòng, Quảng Ninh; Cửa khẩu: Lạng Sơn
|
|
|
8 - 9
|
80.000 - 90.000
|
20
|
17
|
Cảng
cạn Sen Hồ
|
Huyện
Việt Yên - Tỉnh Bắc Giang
|
Đường
bộ: cao tốc Hà Nội - Lạng Sơn; QL 17; QL 37, QL18
|
Cảng
biển: Hải Phòng, Quảng Ninh; Cửa khẩu: Lạng Sơn
|
|
|
10 - 15
|
100.000 - 150.000
|
20
|
18
|
Cảng
cạn Yên Trạch
|
Huyện
Cao Lộc - Tỉnh Lạng Sơn
|
Đường
bộ: QL1.
Đường
sắt: Hà Nội - Lạng Sơn.
|
Cửa
khẩu: Lạng Sơn
|
|
|
5
|
50.000
|
85
|
19
|
Cảng
cạn Tân Thanh
|
Huyện
Văn Lãng - Tỉnh Lạng Sơn
|
Đường
bộ: QL1.
Đường
sắt: Hà Nội - Lạng Sơn.
|
Cửa
khẩu: Lạng Sơn
|
|
|
15 - 20
|
150.000 - 200.000
|
50
|
20
|
Cảng
cạn Na Dương
|
Huyện
Lộc Bình - Tỉnh Lạng Sơn
|
Đường
bộ: QL 4B, cao tốc Lạng Sơn - Trà Lĩnh.
|
Cảng
biển: Quảng Ninh; Cửa khẩu: Lạng Sơn.
|
|
|
|
|
45
|
III
|
Hành
lang vận tải Cao Bằng - Hà Nội - Hải Phòng
|
|
|
|
|
|
20 - 25
|
200.000 - 250.000
|
55
|
21
|
Cụm
cảng cạn Thái Nguyên
|
|
|
|
|
|
15 - 20
|
150.000 - 200.000
|
40
|
-
|
Cảng
cạn Tiên Phong
|
TP
Phổ Yên - Tỉnh Thái Nguyên
|
Đường
bộ: cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên, QL3.
Đường
sắt: Hà Nội - Thái Nguyên
|
Cảng
biển: Hải Phòng, Quảng Ninh; Cửa khẩu: Lạng Sơn
|
|
|
10 - 15
|
100.000 - 150.000
|
25
|
-
|
Cảng
cạn Điềm Thụy
|
Huyện
Phú Bình - Tỉnh Thái Nguyên
|
Đường
bộ: đường tỉnh 261, cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên, QL3.
|
Cảng
biển: Hải Phòng, Quảng Ninh; Cửa khẩu: Lạng Sơn
|
|
|
5
|
50.000
|
15
|
22
|
Cảng
cạn Trà Lĩnh
|
Huyện
Trùng Khánh - Tỉnh Cao Bằng
|
Đường
bộ: cao tốc Đồng Đăng (tỉnh Lạng Sơn) - Trà Lĩnh (tỉnh Cao Bằng), QL 3, QL4A,
cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên
|
Cửa
khẩu Trà Lĩnh
|
|
|
5
|
50.000
|
15
|
IV
|
Hành
lang vận tải Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng
|
|
|
|
|
|
60 - 95
|
585.000 - 900.000
|
328
|
23
|
Cảng
cạn Hương Canh
|
Huyện
Bình Xuyên - Tỉnh Vĩnh Phúc
|
Đường
bộ: cao tốc Hà Nội - Lào Cai, cao tốc Hà Nội Hải Phòng. Đường sắt: Hà Nội -
Lào Cai.
|
Cảng
biển: Hải Phòng, Quảng Ninh; Cửa khẩu: Lào Cai; Lạng Sơn
|
|
|
20 - 30
|
200.000 - 300.000
|
83
|
24
|
Cảng
cạn Lập Thạch
|
Huyện
Lập Thạch - Tỉnh Vĩnh Phúc
|
Đường
bộ: cao tốc Hà Nội - Lào Cai, cao tốc Hà Nội Hải Phòng.
|
Cảng
biển: Hải Phòng, Quảng Ninh; Cửa khẩu: Lào Cai; Lạng Sơn
|
|
|
|
|
50
|
25
|
Cảng
cạn Cam Giá
|
Huyện
Vĩnh Tường - Tỉnh Vĩnh Phúc
|
Đường
bộ: QL2C, QL32, cao tốc Hà Nội - Lào Cai, cao tốc Hà Nội Hải Phòng.
ĐTNĐ:
sông Hồng.
|
Cảng
biển: Hải Phòng, Quảng Ninh; Cửa khẩu: Lào Cai; Lạng Sơn
|
|
|
|
|
30
|
26
|
Cụm
cảng cạn Việt Trì
|
TP
Việt Trì - Tỉnh Phú Thọ
|
|
|
|
|
10
|
115.000
|
15
|
-
|
Cảng
cạn Hải Linh
|
TP
Việt Trì-Tỉnh Phú Thọ
|
Đường
bộ: QL 2, cao tốc Nội Bài - Lào Cai.
ĐTNĐ:
sông Lô, sông Hồng, sông Đuống.
Đường
sắt: Tuyến Hà Nội - LC.
|
Cảng
biển: Hải Phòng, Quảng Ninh; Cửa khẩu: Lào Cai.
|
5
|
65.000
|
5
|
65.000
|
5
|
-
|
Cảng
cạn Thụy Vân
|
TP
Việt Trì - Tỉnh Phú Thọ
|
Đường
bộ: QL 2, cao tốc Nội Bài - Lào Cai.
ĐTNĐ:
sông Lô, sông Hồng, sông Đuống.
Đường
sắt: Tuyến Hà Nội - Lào Cai.
|
Cảng
biển: Hải Phòng, Quảng Ninh; Cửa khẩu: Lào Cai
|
|
|
5
|
50.000
|
10
|
27
|
Cảng
cạn Tuyên Quang
|
TP
Tuyên Quang - Tỉnh Tuyên Quang
|
Đường
bộ Quốc lộ 2. cao tốc Tuyên Quang - Phú Thọ - Nội Bài - Lào Cai.
ĐTNĐ:
sông Lô.
|
Cảng
biển: Hải Phòng, Quảng Ninh; Cửa khẩu: Lào Cai
|
|
|
5 - 10
|
20.000 - 35.000
|
20
|
28
|
Cụm
cảng cạn Lào Cai
|
|
|
|
|
|
15 - 20
|
165.000 - 215.000
|
65
|
-
|
Cảng
cạn Đông phố mới
|
Phường
Phố Mới - TP Lào Cai - Tỉnh Lào Cai
|
Đường
bộ: cao tốc Nội Bài - Lào Cai.
Đường
sắt: Hải Phòng - Hà Nội - Lào Cai.
|
Cảng
biển: Hải Phòng, Quảng Ninh; Cửa khẩu: Lào Cai
|
|
|
5
|
65.000
|
15
|
-
|
Cảng
cạn Kim Thành
|
TP
Lào Cai - Tỉnh Lào Cai
|
Đường
bộ: cao tốc Nội Bài - Lào Cai.
|
Cảng
biển: Hải Phòng, Quảng Ninh; Cửa khẩu: Lào Cai
|
|
|
10 - 15
|
100.000 - 150.000
|
50
|
29
|
Các
vị trí tiềm năng khác trên hành lang vận tải Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng
|
|
|
|
|
|
10 - 25
|
85.000 - 235.000
|
65
|
V
|
Hành
lang vận tải ven biển phía Bắc
|
|
|
|
|
|
91 - 131
|
913.000 - 1.313.000
|
261
|
30
|
Cảng
cạn Nghi Sơn
|
TX
Nghi Sơn - Tỉnh Thanh Hóa
|
Đường
bộ: QL1, cao tốc CT.01 Đường sắt: Bắc - Nam
|
Cảng
biển: Hải Phòng, Quảng Ninh, Thanh Hóa. Cửa khẩu: Na Mèo.
|
|
|
12 - 15
|
120.000 - 150.000
|
15
|
31
|
Cảng
cạn Sao Vàng
|
Huyện
Thọ Xuân - Tỉnh Thanh Hóa
|
Đường
bộ: QL47, đường HCM Hàng không: Cảng HK Thọ Xuân
|
Cảng
biển: Hải Phòng, Quảng Ninh.
Cửa
khẩu: Na Mèo.
|
|
|
|
|
20
|
32
|
Cảng
cạn Phúc Lộc
|
TP
Ninh Bình - Tỉnh Ninh Bình
|
Đường
bộ: QL10, QL1, cao tốc Bắc Nam.
ĐTNĐ:
sông Đáy (tuyến Quảng Ninh - Ninh Bình, Ninh Bình - Cửa Đáy, tuyến TNĐ ven
biển.
|
Cảng
biển: Hải Phòng, Quảng Ninh.
|
10
|
100.000
|
10 - 13
|
100.000 - 130.000
|
35
|
33
|
Cảng
cạn Ninh Vân
|
Huyện
Hoa Lư - Tỉnh Ninh Bình
|
Đường
bộ: QL10, QL1, CT.01.
|
Cảng
biển: Hải Phòng, Quảng Ninh.
|
|
|
10 - 15
|
100.000 - 150.000
|
25
|
34
|
Cảng
cạn Tân cảng Hà Nam (cảng cạn Duy Tiên)
|
Thị
xã Duy Tiên - Tỉnh Hà Nam
|
Đường
bộ: QL10, QL1, CT.01.
|
Cảng
biển: Hải Phòng, Quảng Ninh.
|
11
|
50.000
|
11-16
|
110.000 - 160.000
|
16
|
35
|
Cảng
cạn Yên Lệnh
|
Thị
xã Duy Tiên - Tỉnh Hà Nam
|
Đường
bộ: QL38B, QL1, CT.01.
ĐTNĐ:
Sông Hồng.
|
Cảng
biển: Hải Phòng, Quảng Ninh.
|
|
|
|
|
10
|
36
|
Cảng
cạn Nghĩa Hưng
|
Huyện
Nghĩa Hưng - Tỉnh Nam Định
|
Đường
bộ: QL10, QL1, CT.01.
ĐTNĐ:
sông Đáy và sông Ninh Cơ (cảng biển Hải Thịnh); tuyến ven biển.
|
Cảng
biển: Hải Phòng, Quảng Ninh.
|
|
|
7 - 10
|
70.000 - 100.000
|
13
|
37
|
Cụm
cảng cạn Đông Thái Bình
|
|
|
|
|
|
10 - 16
|
100.000 - 160.000
|
46
|
-
|
Cảng
cạn Tiền Hải
|
Huyện
Tiền Hải - Tỉnh Thái Bình
|
Đường
bộ: QL37B, QL10.
ĐTNĐ:
Tuyến ven biển.
|
Cảng
biển: Hải Phòng, Quảng Ninh.
|
|
|
5 - 10
|
50.000 - 100.000
|
10
|
-
|
Cảng
cạn Tân Trường
|
Huyện
Thái Thụy - Tỉnh Thái Bình
|
Đường
bộ: QL37B, QL10.
ĐTNĐ:
Tuyến ven biển.
|
Cảng
biển: Hải Phòng, Quảng Ninh.
|
|
|
5 - 6
|
50.000 - 60.000
|
36
|
38
|
Cụm
cảng cạn Tây Thái Bình
|
|
|
|
|
|
15 - 25
|
150.000 - 250.000
|
35
|
-
|
Cảng
cạn Hưng Hà
|
Huyện
Hưng Hà - Tỉnh Thái Bình
|
Đường
bộ: Cao tốc Hưng Yên - Thái Bình, QL10, đường Thái Bình-Hà Nam, VĐ5 HN
|
Cảng
biển: Hải Phòng, Quảng Ninh.
|
|
|
10 - 15
|
100.000 - 150.000
|
25
|
-
|
Cảng
cạn Quỳnh Côi
|
Huyện
Quỳnh Phụ - Tỉnh Thái Bình
|
Đường
bộ: Cao tốc Hưng Yên - Thái Bình, QL10, đường Thái Bình - Hà Nam, VĐ5 HN
|
Cảng
biển: Hải Phòng, Quảng Ninh.
|
|
|
5 - 10
|
50.000 - 100.000
|
10
|
39
|
Cảng
cạn Móng Cái
|
TP
Móng Cái - Tỉnh Quảng Ninh
|
Đường
bộ: QL18, QL10, cao tốc Hải Phòng - Hạ Long - Vân Đồn - Móng Cái.
ĐTNĐ:
Cảng TNĐ Thành Đạt; Tuyến ven biển.
|
Cảng
biển: Hải Phòng, Quảng Ninh; Cửa khẩu: Móng Cái
|
11
|
113.000
|
11
|
113.000
|
11
|
40
|
Cảng
cạn Hạ Long
|
TP
Hạ Long - Tỉnh Quảng Ninh
|
Đường
bộ: QL 18, QL 10, cao tốc Hải Phòng - Hạ Long - Vân Đồn - Móng Cái.
ĐTNĐ:
Tuyến ven biển.
|
Cảng
biển: Hải Phòng, Quảng Ninh; Cửa khẩu: Móng Cái
|
|
|
5 - 10
|
50.000 - 100.000
|
25
|
41
|
Cảng
cạn Quảng Yên
|
Thị
xã Quảng Yên - tỉnh Quảng Ninh
|
Đường
bộ: QL 18, QL 10, cao tốc Hải Phòng - Hạ Long - Vân Đồn - Móng Cái.
ĐTNĐ:
Tuyến ven biển.
|
Cảng
biển: Hải Phòng, Quảng Ninh; Cửa khẩu: Móng Cái
|
|
|
|
|
10
|
B
|
Khu
vực miền Trung - Tây Nguyên
|
|
|
|
|
|
91 - 140
|
910.000 - 1.400.000
|
597
|
I
|
Hành
lang vận tải quốc lộ 8
|
|
|
|
|
|
20 - 25
|
200.000 - 250.000
|
240
|
42
|
Cảng
cạn Nghi Lộc
|
Huyện
Nghi Lộc - Tỉnh Nghệ An
|
Đường
bộ: QL1A, CT.01
|
Cảng
biển: Vũng Áng, Cửa Lò
|
|
|
10 - 15
|
100.000 - 150.000
|
40
|
43
|
Cảng
cạn Thanh Thủy
|
Huyện
Thanh Chương - Tỉnh Nghệ An
|
Đường
bộ: Cao tốc Hà Nội - Viêng Chăn (QH)
|
Cảng
biển: Vũng Áng, Cửa Lò
|
|
|
|
|
20
|
44
|
Cảng
cạn Cầu Treo
|
Huyện
Hương Sơn - Tỉnh Hà Tĩnh
|
Đường
bộ: QL8
|
Cảng
biển: Vũng Áng, Cửa Lò; Cửa khẩu: Cầu Treo
|
|
|
5
|
50.000
|
50
|
45
|
Cảng
cạn Vũng Áng
|
TX
Kỳ Anh - Tỉnh Hà Tĩnh
|
Đường
bộ: QL8
|
Cảng
biển: Vũng Áng, Cửa Lò; Cửa khẩu: Cầu Treo
|
|
|
5
|
50.000
|
130
|
II
|
Hành
lang vận tải quốc lộ 12A
|
|
|
|
|
|
5
|
50.000
|
10
|
46
|
Cảng
cạn Cha Lo
|
Huyện
Minh Hóa - Tỉnh Quảng Bình
|
Đường
bộ: QL12A.
|
Cảng
biển: Vũng Áng, Hòn La; Cửa khẩu: Cha Lo
|
|
|
5
|
50.000
|
10
|
III
|
Hành
lang vận tải quốc lộ 9
|
|
|
|
|
|
10 - 20
|
100.000 - 200.000
|
30
|
47
|
Cảng
cạn Lao Bảo
|
Huyện
Hướng Hóa - Tỉnh Quảng Trị
|
Đường
bộ: QL9.
|
Cảng
biển: Hòn La, Chân Mây; Mỹ Thủy; Cửa khẩu: Lao Bảo
|
|
|
5 - 10
|
50.000 - 100.000
|
10
|
48
|
Cảng
cạn Mỹ Thủy
|
Huyện
Hải Lăng - Tỉnh Quảng Trị
|
Đường
bộ: QL9.
|
Cảng
biển: Hòn La, Chân Mây; Mỹ Thủy; Cửa khẩu: Lao Bảo
|
|
|
5 - 10
|
50.000 - 100.000
|
20
|
IV
|
Khu
vực kinh tế Đà Nẵng, Huế, Quảng Nam
|
|
|
|
|
|
21 - 35
|
210.000 - 350.000
|
175
|
49
|
Cụm
cảng cạn Chân Mây
|
|
|
|
|
|
15 - 20
|
150.000 - 200.000
|
150
|
-
|
Cảng
cạn Chân Mây
|
Huyện
Phú Lộc - Tỉnh Thừa Thiên Huế
|
Đường
bộ: QL1A, CT.01
|
Cảng
biển: Đà Nẵng, Hòn La, Chân Mây
|
|
|
5
|
50.000
|
120
|
-
|
Cảng
cạn Phú Lộc
|
Huyện
Phú Lộc - Tỉnh Thừa Thiên Huế
|
Đường
bộ: QL1A, CT.01
|
Cảng
biển: Đà Nẵng, Hòn La, Chân Mây
|
|
|
10 - 15
|
100.000 - 150.000
|
30
|
50
|
Cảng
cạn Hòa Nhơn
|
Huyện
Hòa Vang - TP. Đà Nẵng
|
Đường
bộ: QL14B; Đường sắt: Bắc Nam.
|
Cảng
biển: Đà Nẵng, Hòn La, Chân Mây
|
|
|
6 - 15
|
60.000 - 150.000
|
25
|
V
|
Hành
lang vận tải quốc lộ 19
|
|
|
|
|
|
20 - 33
|
200.000 - 330.000
|
65
|
51
|
Cảng
cạn nam Pleiku
|
TP
Pleiku - Tỉnh Gia Lai
|
Đường
bộ: QL19.
|
Cảng
biển: Quy Nhơn, Dung Quất, Khánh Hòa; Cửa khẩu: Lệ Thanh
|
|
|
5
|
50.000
|
10
|
52
|
Cảng
cạn Lệ Thanh
|
Huyện
Đức Cơ - Tỉnh Gia Lai
|
Đường
bộ: QL19.
|
Cảng
biển: Quy Nhơn, Dung Quất, Khánh Hòa; Cửa khẩu: Lệ Thanh
|
|
|
|
|
10
|
53
|
Cụm
cảng cạn Tuy Phước
|
Huyện
Tuy Phước - Tỉnh Bình Định
|
Đường
bộ: QL19.
Đường
sắt: Bắc Nam.
|
Cảng
biển: Quy Nhơn, Dung Quất, Ba Ngoài
|
|
|
15 - 28
|
150.000 - 280.000
|
45
|
-
|
Cảng
cạn Thị Nại
|
Huyện
Tuy Phước - Tỉnh Bình Định
|
Đường
bộ: QL19.
Đường
sắt: Bắc Nam.
|
Cảng
biển: Quy Nhơn, Dung Quất, Ba Ngoài
|
|
|
10 - 18
|
100.000 - 180.000
|
25
|
-
|
Cảng
cạn Quy Nhơn
|
Huyện
Tuy Phước - Tỉnh Bình Định
|
Đường
bộ: QL19.
Đường
sắt: Bắc Nam.
|
Cảng
biển: Quy Nhơn, Dung Quất, Ba Ngoài
|
|
|
5 - 10
|
50.000 - 100.000
|
20
|
VI
|
Hành
lang vận tải quốc lộ 29
|
|
|
|
|
|
15 - 22
|
150.000 - 220.000
|
42
|
54
|
Cảng
cạn Đắk Lắk
|
Huyện
Krông Buk - Tỉnh Đắk Lắk
|
Đường
bộ: Đường HCM, QL19, QL 26.
|
Cảng
biển: Quy Nhơn, Dung Quất, Ba Ngoài
|
|
|
10 - 12
|
100.000 - 120.000
|
12
|
55
|
Cảng
cạn Cam Ranh
|
TP
Cam Ranh - Tỉnh Khánh Hòa
|
Đường
bộ: QL 1A; QL19.
|
Cảng
biển: Khánh Hòa
|
|
|
5 - 10
|
50.000 - 100.000
|
10
|
56
|
Cảng
cạn Vân Phong
|
Huyện
Vạn Ninh và thị xã Ninh Hòa - Tỉnh Khánh Hòa
|
Đường
bộ: QL 1A; QL26, CT.01.
|
Cảng
biển: Khánh Hòa
|
|
|
|
|
10
|
57
|
Cảng
cạn Đông Hòa
|
Thị
xã Đông Hòa - Tỉnh Phú Yên
|
Đường
bộ: QL 29, QL 25, QL 1A, QL 19C
|
Phú
Yên, Quy Nhơn, Khánh Hòa
|
|
|
|
|
10
|
C
|
Khu
vực phía Nam
|
|
|
|
|
|
668 - 927
|
6.775.000 - 9.510.000
|
1.726
|
I
|
Khu
vực kinh tế TP. Hồ Chí Minh (trong vành đai 4)
|
|
|
|
|
|
309 - 400
|
3.193.000 - 4.240.000
|
572
|
58
|
Cảng
cạn Long Bình
|
Quận
9 - TP. Hồ Chí Minh
|
Đường
bộ: vành đai II, vành đai III TP HCM.
ĐTNĐ:
Sông Đồng Nai.
|
Cảng
biển: TP HCM, Vũng Tàu
|
|
|
90 - 100
|
1.000.000 - 1.200.000
|
100
|
59
|
Cảng
cạn ngã ba đèn đỏ
|
Quận
2 - TP Hồ Chí Minh
|
Đường
bộ: Đường đô thị.
ĐTNĐ:
sông Đồng Nai.
|
Cảng
biển: TP HCM, Vũng Tàu
|
|
|
15 - 20
|
150.000 - 200.000
|
20
|
60
|
Cảng
cạn Khu công nghệ cao
|
Quận
9 - TP. Hồ Chí Minh
|
Đường
bộ: Đường nội bộ, QL1. vành đai I, II TP.Hồ Chí Minh, CT.01.
|
Cảng
biển: TP HCM, Vũng Tàu
|
|
|
6
|
60.000
|
6
|
61
|
Cảng
cạn Linh Trung
|
TP
Thủ Đức - TP Hồ Chí Minh
|
Đường
bộ: Đường nội bộ, QL1, CT.01.
|
Cảng
biển: TP HCM, Vũng Tàu
|
|
|
9
|
90.000
|
9
|
62
|
Cảng
cạn Củ Chi
|
Huyện
Củ Chi - TP Hồ Chí Minh
|
Đường
bộ: Đường nội bộ, QL22, CT.01.
|
Cảng
biển: TP HCM, Vũng Tàu
|
|
|
15 - 20
|
150.000 - 240.000
|
20
|
63
|
Cảng
cạn Tân Kiên
|
Huyện
Bình Chánh - TP Hồ Chí Minh
|
Đường
bộ: Đường nội bộ, QL1, CT.01.
Đường
sắt: Bắc Nam.
|
Cảng
biển: TP HCM, Vũng Tàu
|
|
|
|
|
20
|
64
|
Cảng
cạn Hóc Môn
|
Huyện
Hóc Môn - TP Hồ Chí Minh
|
Đường
bộ: Đường nội bộ, QL1A, QL22.
|
Cảng
biển: TP HCM, Vũng Tàu
|
|
|
10 - 20
|
100.000 - 200.000
|
20
|
65
|
Cảng
cạn Tân cảng Long Bình
|
TP
Biên Hòa - Tỉnh Đồng Nai
|
Đường
bộ: QL51.
|
Cảng
biển: TP HCM, Vũng Tàu
|
35
|
350.000
|
45 - 50
|
450.000 - 500.000
|
50
|
66
|
Cảng
cạn Phú Thạnh (Tân cảng Nhơn Trạch)
|
Huyện
Nhơn Trạch - Tỉnh Đồng Nai
|
Đường
bộ: ĐT 769, QL 51, xa lộ Hà Nội.
ĐTNĐ:
Cảng thủy nội địa Tân cảng Nhơn Trạch.
|
Cảng
biển: TP HCM, Vũng Tàu
|
11
|
200.000
|
15 - 20
|
150.000 - 200.000
|
35
|
67
|
Cảng
cạn Tam Phước (cảng cạn Đồng Nai)
|
TP
Biên Hòa - Tỉnh Đồng Nai
|
Đường
bộ: QL1A, QL51, CT Biên Hòa - Vũng Tàu.
|
Cảng
biển: TP HCM, Vũng Tàu
|
|
|
14 - 15
|
143.000 - 150.000
|
18
|
68
|
Cảng
cạn Long Thành
|
Huyện
Long Thành - Tỉnh Đồng Nai
|
Đường
bộ: QL 51; CT TP Hồ Chí Minh - Long Thành.
|
Cảng
biển: TP HCM, Vũng Tàu
|
|
|
10 - 15
|
100.000 - 150.000
|
50
|
69
|
Cảng
cạn Trảng Bom
|
Huyện
Trảng Bom - Tỉnh Đồng Nai
|
Đường
bộ: QL 1A, QL 51, CT Biên Hòa - Vũng Tàu.
|
Cảng
biển: TP HCM, Vũng Tàu
|
|
|
10 - 15
|
100.000 - 150.000
|
45
|
70
|
Cảng
cạn Phước An
|
Huyện
Nhơn Trạch - Tỉnh Đồng Nai
|
Đường
bộ: QL 1A, QL 51, CT Biên Hòa - Vũng Tàu.
ĐTNĐ:
Cảng TNĐ Tín Nghĩa tại bờ trái sông Đồng Nai.
|
Cảng
biển: TP HCM, Vũng Tàu
|
|
|
10 - 15
|
100.000 - 150.000
|
30
|
71
|
Cảng
cạn Tân Vạn
|
TP
Biên Hòa - Tỉnh Đồng Nai
|
Đường
bộ: QL 1A, QL 51, CT Biên Hòa - Vũng Tàu.
|
Cảng
biển: TP HCM, Vũng Tàu
|
|
|
10 - 15
|
100.000 150.000
|
28
|
72
|
Cảng
cạn Long Khánh
|
TX
Long Khánh - Tỉnh Đồng Nai
|
Đường
bộ: QL1A, CT.01, CT Dầu Giây - Đà Lạt.
|
Cảng
biển: TP HCM, Vũng Tàu
|
|
|
5 - 10
|
50.000 - 100.000
|
11
|
73
|
Cảng
cạn Xuân Quế
|
Huyện
Cẩm Mỹ - Tỉnh Đồng Nai
|
Đường
bộ: QL1A, CT.01, CT Dầu Giây - Đà Lạt.
|
Cảng
biển: TP HCM, Vũng Tàu
|
|
|
5 - 10
|
50.000 - 100.000
|
50
|
74
|
Các
vị trí tiềm năng khác Khu vực kinh tế TP. Hồ Chí Minh (trong vành đai 4)
|
|
|
|
|
|
40 - 60
|
400.000 - 600.000
|
60
|
II
|
Hành
lang vận tải Đắk Nông - Bình Phước - TP. Hồ Chí Minh
|
|
|
|
|
|
186 - 265
|
1.862.000 - 2.650.000
|
609
|
75
|
Cảng
cạn An Sơn
|
TP
Thuận An - Tỉnh Bình Dương
|
Đường
bộ: QL 13. vành đai III TP.Hồ Chí Minh.
ĐTNĐ:
Cảng thủy nội địa An Sơn tại bờ phải sông Sài Gòn.
|
Cảng
biển: Đồng Nai, Vũng Tàu, TP HCM
|
|
|
33 - 35
|
332.000 - 350.000
|
35
|
76
|
Cảng
cạn Bình Hòa (Tân cảng Sóng Thần)
|
TP
Thuận An - Tỉnh Bình Dương
|
Đường
bộ: ĐT 743, QL13.
|
Cảng
biển: Đồng Nai, Vũng Tàu, TP HCM
|
50
|
500.000
|
50
|
300.000 - 500.000
|
50
|
77
|
Cảng
cạn TBS Tân Vạn Dĩ An
|
TP
Dĩ An - Tỉnh Bình Dương
|
QL
1, QL 51, ĐT 743 , ĐL Bình Dương, vành đai 3
|
Cảng
biển: Đồng Nai, Vũng Tàu, TP HCM
|
12
|
120.000
|
23 - 25
|
230.000 - 250.000
|
73
|
78
|
Cảng
cạn Thái Hòa
|
TX
Tân Uyên - Tỉnh Bình Dương
|
Đường
bộ: ĐT747, QL1A, vành đai II, vành đai III TP.Hồ Chí Minh.
ĐTNĐ:
Tuyến Sài Gòn - Hiếu Liêm (sông Đồng Nai).
|
Cảng
biển: Đồng Nai, Vũng Tàu, TP HCM
|
|
|
12 - 20
|
120.000 - 200.000
|
120
|
79
|
Cảng
cạn Thạnh Phước
|
TX
Tân Uyên - Tỉnh Bình Dương
|
Đường
bộ: Đường tỉnh 747A, QL 13.
ĐTNĐ:
sông Đồng Nai.
|
Cảng
biển: Đồng Nai, Vũng Tàu, TP HCM
|
|
|
10 - 17
|
100.000 - 170.000
|
53
|
80
|
Cảng
cạn Tân Uyên
|
TX
Tân Uyên - Tỉnh Bình Dương
|
ĐB:
Vành đai 2, vành đai 3 TP.Hồ Chí Minh.
|
Cảng
biển: Đồng Nai, Vũng Tàu, TP HCM
|
|
|
15 - 20
|
150.000 - 200.000
|
20
|
81
|
Cụm
cảng cạn Bến Cát
|
|
|
|
|
|
33 - 48
|
330.000 - 480.000
|
138
|
-
|
Cảng
cạn An Điền
|
TX
Bến Cát - Tỉnh Bình Dương
|
ĐT
744, đường vành đai 3, ĐL Bình Dương
|
Cảng
biển: Đồng Nai, Vũng Tàu, TP HCM
|
|
|
8
|
80.000
|
8
|
-
|
Cảng
cạn An Tây
|
TX Bến
Cát - Tỉnh Bình Dương
|
Đường
bộ: ĐT 744 đường vành đai 3, ĐL Bình Dương. ĐTNĐ: Sông Sài Gòn.
|
Cảng
biển: Đồng Nai, Vũng Tàu, TP HCM
|
|
|
10 - 20
|
100.000 - 200.000
|
100
|
-
|
Cảng
cạn Rạch Bắp
|
TX
Bến Cát - Tỉnh Bình Dương
|
Đường
bộ: ĐT 744 đường vành đai 3, ĐL Bình Dương. ĐTNĐ: Sông Sài Gòn.
|
Cảng
biển: Đồng Nai, Vũng Tàu, TP HCM
|
|
|
15 - 20
|
150.000 - 200.000
|
30
|
82
|
Cảng
cạn Thanh An
|
Huyện
Dầu Tiếng - Tỉnh Bình Dương
|
ĐT
744, đường vành đai 3, ĐL Bình Dương.
ĐTNĐ:
Sông Sài Gòn.
|
Cảng
biển: Đồng Nai, Vũng Tàu, TP HCM
|
|
|
5 - 10
|
50.000 - 100.000
|
10
|
83
|
Cảng
cạn Chơn Thành
|
Huyện
Chơn Thành - Tỉnh Bình Phước
|
Đường
bộ: QL13.
|
Cảng
biển: Đồng Nai, Vũng Tàu, TP HCM
|
|
|
10 - 15
|
100.000 - 150.000
|
45
|
84
|
Cảng
cạn Hoa Lư
|
Huyện
Lộc Ninh - Tỉnh Bình Phước
|
Đường
bộ: QL13.
Đường
sắt: Tuyến TP.Hồ Chí Minh - Lộc Ninh.
|
Cảng
biển: Đồng Nai, Vũng Tàu, TP HCM
|
|
|
15 - 25
|
150.000 - 250.000
|
35
|
III
|
Hành
lang vận tải Tây Ninh - TP. Hồ Chí Minh
|
|
|
|
|
|
35 - 60
|
350.000 - 600.000
|
166
|
85
|
Cảng
cạn Thanh Phước
|
Huyện
Gò Dầu - Tỉnh Tây Ninh
|
Đường
bộ: Tuyến nội bộ nối cảng TNĐ Thanh Phước - Quốc lộ 22 - cảng Cát Lái.
ĐTNĐ:
Cảng Thanh Phước tại bờ trái sông Vàm Cỏ Đông.
|
Cảng
biển: TP HCM, Vũng Tàu; Cửa khẩu: Mộc Bài
|
|
|
10 - 15
|
100.000 - 150.000
|
20
|
86
|
Cảng
cạn Mộc Bài (Tân cảng Tây Ninh)
|
Huyện
Bến cầu - Tỉnh Tây Ninh
|
Đường
bộ: QL22.
|
Cảng
biển: TP HCM, Vũng Tàu; Cửa khẩu: Mộc Bài
|
|
|
10 - 15
|
100.000 - 150.000
|
17
|
87
|
Cảng
cạn Hưng Thuận
|
TX
Trảng Bàng - Tỉnh Tây Ninh
|
Đường
bộ: QL22, đường HCM phía Tây.
|
Cảng
biển: TP HCM, Vũng Tàu; Cửa khẩu: Mộc Bài
|
|
|
10 - 20
|
100.000 - 200.000
|
49
|
88
|
Cảng
cạn Xa Mát
|
Huyện
Tân Biên - Tỉnh Tây Ninh
|
Đường
bộ: QL.22B, QT.14C, cao tốc Gò Dầu - Xa Mát (QH).
ĐTNĐ:
Tuyến Sài Gòn - Bến Kéo - Vàm Trảng Trâu (sông Vàm Cỏ Đông)
|
Cảng
biển: TP HCM, Vũng Tàu; Cửa khẩu: Xa Mát.
|
|
|
5 - 10
|
50.000 - 100.000
|
50
|
89
|
Cảng
cạn Chàng Riệc
|
Huyện
Tân Biên - Tỉnh Tây Ninh
|
Đường
bộ: QL.22B, QT. 14C, cao tốc Gò Dầu - Xa Mát (QH).
|
Cảng
biển: TP HCM, Vũng Tàu; Cửa khẩu: Chàng Riệc.
|
|
|
|
|
30
|
IV
|
Hành
lang vận tải Cà Mau-Cần Thơ-TP. Hồ Chí Minh
|
|
-
|
-
|
|
|
53 - 78
|
530.000 - 780.000
|
106
|
90
|
Cảng
cạn Bến Lức
|
Huyện
Bến Lức - Tỉnh Long An
|
Đường
bộ: QL1A.
ĐTNĐ:
Sông Vàm Cỏ Đông, tuyến Sài Gòn - Mộc Hóa, Sài Gòn Bến Kéo; tuyến Sài Gòn - Mộc
Hóa (sông Vàm Cỏ Tây).
|
Cảng
biển: TP HCM, Vũng Tàu
|
|
|
10 - 15
|
100.000 - 150.000
|
15
|
91
|
Cảng
cạn Tân Lập
|
Huyện
Thủ Thừa - Tỉnh Long An
|
Đường
bộ: QL1A.
|
Cảng
biển: TP HCM, Vũng Tàu
|
|
|
10 - 15
|
100.000 - 150.000
|
15
|
92
|
Cảng
cạn Châu Thành
|
Huyện
Châu Thành - Tỉnh Hậu Giang
|
Đường
bộ: QL1A, cao tốc CT.01
ĐTNĐ:
Tuyến TP.Hồ Chí Minh - Cần Thơ.
|
Cảng
biển: Hậu Giang, Cần Thơ, TP HCM, Vũng Tàu
|
|
|
5
|
50.000
|
33
|
93
|
Cảng
cạn An Bình
|
Huyện
Cao Lãnh - Tỉnh Đồng Tháp
|
Đường
bộ: Cao tốc An Hữu - Cao Lãnh và Mỹ An - Cao Lãnh.
ĐTNĐ:
Tuyến sông Tiền.
|
Cảng
biển: TP HCM, Vũng Tàu
|
|
|
8
|
80.000
|
8
|
94
|
Cảng
cạn Hà Tiên
|
TP
Hà Tiên - Tỉnh Kiên Giang
|
Đường
bộ: QL80. QLN1
ĐTNĐ:
Vận tải ven biển.
|
Cần
Thơ, TP HCM, Vũng Tàu
|
|
|
5 - 10
|
50.000 - 100.000
|
10
|
95
|
Cảng
cạn Tắc Cậu
|
Huyện
Châu Thành - Tỉnh Kiên Giang
|
Đường
bộ: Cao tốc CT.02, QL80T
ĐTNĐ:
Vận tải ven biển, sông Cái Lớn.
|
Cần
Thơ, TP HCM, Vũng Tàu
|
|
|
5 - 10
|
50.000 - 100.000
|
10
|
96
|
Các
vị trí tiềm năng khác trên hành lang vận tải Cà Mau - Cần Thơ - TP Hồ Chí
Minh
|
|
|
|
|
|
10 - 15
|
100.000 - 150.000
|
15
|
V
|
Hành
lang vận tải TP. Hồ Chí Minh - Vũng Tàu
|
|
|
|
|
|
53 - 75
|
530.000 - 750.000
|
155
|
97
|
Cụm
cảng cạn Mỹ Xuân
|
TX
Phú Mỹ - Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
|
Đường
bộ: Đường liên cảng Cái Mép Thị Vải, cầu Phước An, đường liên cảng Thị Vải Mỹ
Xuân và các đường trong khu công nghiệp Mỹ Xuân A1, A2 ra Quốc lộ 51.
|
Cảng
biển: TP HCM, Vũng Tàu
|
|
|
8 - 15
|
80.000 - 150.000
|
15
|
98
|
Cụm
cảng Phú Mỹ - Phước Hòa
|
TX
Phú Mỹ - Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
|
|
|
|
|
45 - 60
|
450.000 - 600.000
|
140
|
-
|
Cảng
cạn Phú Mỹ (KCN Phú Mỹ III)
|
TX
Phú Mỹ - Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
|
Đường
bộ: Đường khu công nghiệp, đường liên cảng Cái Mép - Thị Vải.
|
Cảng
biển: TP HCM, Vũng Tàu
|
|
|
30 - 40
|
300.000 - 400.000
|
40
|
-
|
Cảng
cạn Phước Hòa (cảng cạn Cái Mép)
|
TX
Phú Mỹ - Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
|
Đường
bộ: Đường liên cảng Cái Mép Thị Vải
ĐTNĐ:
Rạch Ông, luồng hàng hải Vũng Tàu - Thị Vải. Đường sắt: Ga cuối đường sắt khu
vực Cái Mép (quy hoạch).
|
Cảng
biển: TP HCM, Vũng Tàu
|
|
|
15 - 20
|
150.000 - 200.000
|
100
|
VI
|
Hành
lang vận tải ven biển phía Nam (QL 1)
|
|
|
|
|
|
26 - 39
|
260.000 - 390.000
|
103
|
99
|
Cảng
cạn Lợi Hải
|
Huyện
Thuận Bắc - Tỉnh Ninh Thuận
|
Đường
bộ: QL1A.
|
Cảng
biển: TP HCM, Vũng Tàu
|
|
|
5 - 7
|
50.000 - 70.000
|
20
|
100
|
Cảng
cạn Cà Ná
|
Huyện
Thuận Nam - tỉnh Ninh Thuận
|
Đường
bộ: QL1A, cao tốc CT.01.
Đường
sắt: Đường sắt Bắc - Nam (Ga Cà Ná).
|
Cảng
biển: Cà Ná, TP HCM, Vũng Tàu
|
|
|
15 - 20
|
150.000 - 200.000
|
63
|
101
|
Cảng
cạn Hàm Thuận Nam
|
Huyện
Hàm Thuận Nam - Tỉnh Bình Thuận
|
Đường
bộ: QL1A.
|
Cảng
biển: TP HCM, Vũng Tàu
|
|
|
6 - 12
|
60.000 - 120.000
|
20
|
VII
|
Hành
lang vận tải quốc lộ 20
|
|
|
|
|
|
5 - 10
|
50.000 - 100.000
|
15
|
102
|
Cảng
cạn Bảo Lộc
|
TP
Bảo Lộc - Tỉnh Lâm Đồng
|
Đường
bộ: QL 20, cao tốc TP Hồ Chí Minh - Liên Khương.
|
Cảng
biển: TP HCM, Vũng Tàu
|
|
|
|
|
5
|
103
|
Cảng
cạn Đức Trọng
|
Huyện
Đức Trọng - Tỉnh Lâm Đồng
|
Đường
bộ: QL 20, cao tốc TP Hồ Chí Minh - Liên Khương.
|
Cảng
biển: TP HCM, Vũng Tàu
|
|
|
5 - 10
|
50.000 - 100.000
|
10
|
D
|
Cả
nước
|
|
|
|
|
|
1.199 - 1.707
|
11.980.000 - 17.128.000
|
4.194
|
Ghi chú: Các cảng cạn đã được công
bố, khai thác khi có nhu cầu và khả năng mở rộng được sử dụng diện tích và năng
lực thông qua dự phòng từ các vị trí cảng cạn tiềm năng trên từng hành lang vận
tải để mở rộng.
PHỤ LỤC II
DANH
MỤC CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ
(Kèm theo Quyết định số 979/QĐ-TTg ngày 22 tháng 8 năm 2023 của Thủ tướng
Chính phủ)
TT
|
Tên cảng cạn
|
Địa điểm
|
Kết nối hạ tầng GTVT
|
Kết nối cảng biển/cửa khẩu
|
Giai đoạn đến 2030
|
Diện tích quy hoạch (ha)
|
Nhu cầu vốn đầu tư (tỷ Đồng)
|
Năng lực thông qua (Teu/năm)
|
1
|
Cảng cạn Phù Đổng
|
Huyện
Gia Lâm - TP. Hà Nội
|
Đường
bộ: vành đai III Hà Nội; cao tốc Hà Nội - Hải Phòng hoặc Quốc lộ 5.
ĐTNĐ:
Tuyến Hải Phòng - Hà Nội (sông Đuống)
|
Cảng
biển: Hải Phòng, Quảng Ninh; Cửa khẩu: Lạng Sơn
|
|
|
|
2
|
Cảng cạn Văn Lâm
|
Huyện
Văn Lâm, TX Mỹ Hào - Tỉnh Hưng Yên
|
Đường
bộ: QL39, QL5, cao tốc Hà Nội - Hải Phòng.
|
Cảng
biển: Hải Phòng, Quảng Ninh
|
10 - 15
|
350 - 525
|
100.000 - 150.000
|
3
|
Cảng cạn Tân Lập
|
Huyện
Yên Mỹ - Tỉnh Hưng Yên
|
Đường
bộ: cao tốc Hà Nội - Hải Phòng.
|
Cảng
biển: Hải Phòng, Quảng Ninh
|
10 - 15
|
350 - 525
|
100.000 - 150.000
|
4
|
Cảng cạn Sen Hồ
|
Huyện
Việt Yên - Tỉnh Bắc Giang
|
Đường
bộ: cao tốc Hà Nội - Lạng Sơn; QL 17; QL 37, QL18
|
Cảng
biển: Hải Phòng, Quảng Ninh; Cửa khẩu: Lạng Sơn
|
10 - 15
|
350 - 525
|
100.000 - 150.000
|
5
|
Cảng cạn Tân Thanh
|
Huyện
Văn Lãng - Tỉnh Lạng Sơn
|
Đường
bộ: QL1.
Đường
sắt: Hà Nội - Lạng Sơn.
|
Cửa
khẩu: Lạng Sơn
|
15 - 20
|
525 - 700
|
150.000 - 200.000
|
6
|
Cảng cạn Long Bình
|
Quận
9 - TP. Hồ Chí Minh
|
Đường
bộ: vành đai II, vành đai III TP HCM.
ĐTNĐ:
Sông Đồng Nai.
|
Cảng
biển: TP HCM, Vũng Tàu
|
90 - 100
|
1.400 - 1.750
|
1.000.000 - 1.200.000
|
7
|
Cảng cạn An Sơn
|
TP
Thuận An - Tỉnh Bình Dương
|
Đường
bộ: QL 13. vành đai III TP.Hồ Chí Minh.
ĐTNĐ:
Cảng thủy nội địa An Sơn tại bờ phải sông Sài Gòn.
|
Cảng
biển: Đồng Nai, Vũng tàu, TP HCM
|
33 - 35
|
63
|
332.000 - 350.000
|
8
|
Cảng cạn Thái Hòa
|
TX
Tân Uyên - Tỉnh Bình Dương
|
Đường
bộ: ĐT747, QL1A, vành đai II, vành đai III TP.Hồ Chí Minh.
ĐTNĐ:
Tuyến Sài Gòn - Hiếu Liêm (sông Đồng Nai).
|
Cảng
biển: Đồng Nai, Vũng tàu, TP HCM
|
12 - 20
|
420 - 700
|
120.000 - 200.000
|
9
|
Cảng cạn Mộc Bài (Tân cảng Tây Ninh)
|
Huyện
Bến Cầu - Tỉnh Tây Ninh
|
Đường
bộ: QL22.
|
Cảng
biển: TP HCM, Vũng Tàu; Cửa khẩu: Mộc Bài
|
10 - 15
|
- - -
|
100.000 - 150.000
|
10
|
Cụm cảng Phú Mỹ - Phước Hòa
|
TX
Phú Mỹ - Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
|
|
|
|
|
|
-
|
Cảng cạn Phú Mỹ (KCN Phú Mỹ III)
|
TX
Phú Mỹ - Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
|
Đường
bộ: Đường khu công nghiệp, đường liên cảng Cái Mép - Thị Vải.
|
Cảng
biển: TP HCM, Vũng Tàu
|
30 - 40
|
1.050 - 1.400
|
300.000 - 400.000
|
-
|
Cảng cạn Phước Hòa (cảng cạn Cái Mép)
|
TX
Phú Mỹ - Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
|
Đường
bộ: Đường liên cảng Cái Mép Thị Vải
ĐTNĐ:
Rạch Ông, luồng hàng hải Vũng Tàu - Thị Vải.
Đường
sắt: Ga cuối đường sắt khu vực Cái Mép (quy hoạch).
|
Cảng
biển: TP HCM, Vũng Tàu
|
15 - 20
|
525 - 700
|
150.000 - 200.000
|
1 2 Quy mô các cảng cạn Cổ Bi,
Phù Đổng được xác định cụ thể ở bước lập dự án, tổng năng lực thông qua và
diện tích không vượt quá 27 ha và 285.000 TEU/năm; Cảng cạn Long Biên hoạt động
đến năm 2025 hoặc phù hợp với lộ trình đầu tư khai thác cảng cạn Phù Đổng, Cổ Bi
theo quy hoạch.
Quyết định 979/QĐ-TTg năm 2023 phê duyệt Quy hoạch phát triển hệ thống cảng cạn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
THE PRIME
MINISTER OF VIETNAM
---------
|
THE SOCIALIST
REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------
|
No.: 979/QD-TTg
|
Hanoi, August 22,
2023
|
DECISION APPROVING PLANNING
FOR DEVELOPMENT OF DRY PORT SYSTEM IN 2021 - 2030 PERIOD WITH A VISION BY 2050 THE PRIME MINISTER OF VIETNAM Pursuant to the Law on Government Organization
dated June 19, 2015; the Law on Amendments to the Law on Government
Organization and the Law on Local Government Organization dated November 22,
2019; Pursuant to the Maritime Code of Vietnam dated
November 25, 2015; Pursuant to the Law on Planning dated November
24, 2017; Pursuant to the Law on amendments to some
articles concerning planning of 37 laws dated November 20, 2018; Pursuant to the National Assembly’s Resolution
No. 61/2022/QH15 dated June 16, 2022 on increase of efficiency and validity of
policies and laws on planning and certain solutions for dealing with
difficulties to accelerate the formulation process and improve quality of
plannings for the 2021-2030 period; ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. Pursuant to the Government’s Decree No.
37/2019/ND-CP dated May 07, 2019 on elaboration of the Law on planning; Pursuant to the Government’s Decree No.
56/2019/ND-CP dated June 24, 2019 elaborating some Articles concerning
transport in the Law on Amendments to some Articles concerning Planning of 37
Laws; Pursuant to the Government’s Decree No.
38/2017/ND-CP dated April 04, 2017 on construction and operational management
of dry ports; Pursuant to the Prime Minister’s Decision No.
1579/QD-TTg dated September 22, 2021 approving the master planning for
development of Vietnam’s seaport system in 2021 - 2030 period, with a vision by
2050; At the request of the Ministry of Transport of
Vietnam at the Statement No. 8244/TTr-BGTVT dated July 31, 2023 and the
Appraisal Report No. 7233a/BGTVT-KHDT dated July 10, 2023 of the Appraisal
Council of the planning for development of dry port system in 2021 - 2030
period, with a vision by 2050. HEREIN DECIDES: Article 1. The planning for development of
the dry port system in the 2021 - 2030 period, with a vision by 2050, is herein
given approval. The planning has the following contents: I. VIEWPOINT AND OBJECTIVES 1. Viewpoints ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. - Develop the dry port system in order to optimize
the transport of imports and exports for each region and economic corridors;
combine the development of dry ports located near seaports for direct support
purpose and the development of dry ports located far away from seaports but
connected with goods distribution and consumption centers, land border
checkpoints and railway border checkpoints for the purposes of well organizing
transport system, promoting multimodal transport and reducing transport and
logistics service costs. - Prioritize the establishment and development of
dry ports associated with high-capacity transport modes such as inland waterway
transport and rail transport; dry ports connected with economic zones,
industrial parks, export-processing zones, logistics centers and international
land border checkpoints and railway border checkpoints with high transport
demands. - Ensure the inheritance during development of
existing dry ports, maximize their capacity, carry out reviews and make
appropriate modifications to meet actual demands; combine the construction of
new dry ports and relocation of some existing dry ports to establish a
synchronous, modern and sustainable dry port system that ensures traffic safety
and environmental protection. - Mobilize all resources and make the best use of
private sector resources for investing in development of dry ports under the
planning. 2. Objectives a) General objectives: Gradually establish and develop the system of dry
ports nationwide with the aims of meeting demands for transport of imports and
exports, and increasing the capacity of seaports for movement of goods;
organize container transport services in a reasonable manner so as to reduce
transport costs and time of storage of goods at seaports, and ensure safety of
goods; make contribution to reduction of traffic congestion and environmental
protection, especially in large cities and areas where large-scale seaports are
located. Develop dry ports into focal points for transport, transshipment and
distribution of goods associated with provision of logistics services. b) Specific objectives: - Objectives by 2030: develop the dry port system
capable of meeting 25% - 35% of demands for movement of containerized imports
and exports along transport corridors; establish dry ports and dry port
clusters with total capacity of about 11,9 - 17,1 million TEU/year. In which,
the capacity of dry ports and dry port clusters in the Northern region is
expected to reach 4,29 - 6,2 million TEU/year; the capacity of dry ports and
dry port clusters in the Central - Central Highlands of Vietnam is expected to
reach 0,9 - 1,4 million TEU/year; and the capacity of dry ports and dry port
clusters in the Southern region is expected to reach 6,8 - 9,5 million
TEU/year. ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. II. PLANNING CONTENTS 1. Northern region a) Hanoi - Hai Phong transport corridor - Planning scope: the following provinces and
cities, including Hanoi, Hung Yen, Hai Duong, and Hai Phong. - Expected capacity of movement of dry ports on the
corridor by 2030: about 2,14 - 3,17 million TEU/year. - Total planning area for dry ports by 2030: about
223 - 331 ha. b) Lang Son - Hanoi - Hai Phong transport corridor - Planning scope: the following provinces and
cities, including Hanoi, Bac Ninh, Bac Giang, and Lang Son. - Expected capacity of movement of dry ports on the
corridor by 2030: about 460 - 580 thousand TEU/year. ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. c) Cao Bang - Hanoi - Hai Phong transport corridor - Planning scope: the following provinces and
cities, including Hanoi, Thai Nguyen, Bac Kan, and Cao Bang. - Expected capacity of movement of dry ports on the
corridor by 2030: about 200 - 250 thousand TEU/year. - Total planning area for dry ports by 2030: about
20 - 25 ha. d) Lao Cai - Hanoi - Hai Phong transport corridor - Planning scope: the following provinces and
cities, including Hanoi, Phu Tho, Yen Bai, Lao Cai, Tuyen Quang, and Ha Giang. - Expected capacity of movement of dry ports on the
corridor by 2030: about 585 - 900 thousand TEU/year. - Total planning area for dry ports by 2030: about
60 - 95 ha. dd) Northern coastal transport corridor (National
Highway 1 and National Highway 10) ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. - Expected capacity of movement of dry ports on the
corridor by 2030: about 913 - 1.313 thousand TEU/year. - Total planning area for dry ports by …..: about
91 - 131 ha. e) Dien Bien - Hanoi - Hai Phong transport corridor - Because the movement on this corridor by 2030 is
still low, planning for development of dry ports thereon is not yet made. 2. Central - Central Highlands of Vietnam a) National highway 8 transport corridor - Planning scope: the following provinces and
cities, including Nghe An and Ha Tinh. - Expected capacity of movement of dry ports on the
corridor by 2030: about 200 - 250 thousand TEU/year. - Total planning area for dry ports by 2030: about
20 - 25 ha. ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. - Planning scope: Quang Binh province. - Expected capacity of movement of dry ports on the
corridor by 2030: about 50 thousand TEU/year. - Total planning area for dry ports by 2030: about
5 ha. c) National highway 9 transport corridor - Planning scope: the following province and city,
including Quang Binh and Quang Tri. - Expected capacity of movement of dry ports on the
corridor by 2030: about 100 - 200 thousand TEU/year. - Total planning area for dry ports by 2030: about
10 - 20 ha. d) Economic zone of Da Nang, Hue and Quang Nam - Planning scope: the following provinces and
cities, including Hue, Da Nang, and Quang Nam. ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. - Total planning area for dry ports by 2030: about
21 - 35 ha. dd) National highway 19 transport corridor - Planning scope: the following provinces and
cities, including Quang Ngai, Binh Dinh, Kon Tum, and Gia Lai. - Expected capacity of movement of dry ports on the
corridor by 2030: about 200 - 330 thousand TEU/year. - Total planning area for dry ports by 2030: about
20 - 33 ha. e) National highway 29 transport corridor - Planning scope: the following provinces and
cities, including Phu Yen, Dak Lak, and Khanh Hoa. - Expected capacity of movement of dry ports on the
corridor by 2030: about 150 - 220 thousand TEU/year. - Total planning area for dry ports by 2030: about
15 - 22 ha. ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. Dry ports on transport corridors are developed as
follows: a) Ho Chi Minh City economic zone (within the Belt
Road No. 4): - Planning scope: the following provinces and
cities, including Ho Chi Minh City, Dong Nai, Binh Duong, and Long An. - Expected capacity of movement of dry ports on the
corridor by 2030: about 3,2 - 4,24 million TEU/year. - Total planning area for dry ports by 2030: about
309 - 400 ha. b) Dak Nong - Binh Phuoc - Ho Chi Minh City
transport corridor: - Planning scope: the following provinces and
cities, including Ho Chi Minh City, Binh Duong, Binh Phuoc, and Dak Nong. - Expected capacity of movement of dry ports on the
corridor by 2030: about 1,86 - 2,65 million TEU/year. - Total planning area for dry ports by 2030: about
186 - 265 ha. ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. - Planning scope: the following provinces and
cities, including Ho Chi Minh City, Long An, and Tay Ninh. - Expected capacity of movement of dry ports on the
corridor by 2030: about 350 - 600 thousand TEU/year. - Total planning area for dry ports by 2030: about
35 - 60 ha. d) Ca Mau - Can Tho - Ho Chi Minh City transport
corridor: - Planning scope: the following provinces and
cities, including Ho Chi Minh City, and provinces of Mekong Delta. - Expected capacity of movement of dry ports on the
corridor by 2030: about 530 - 780 thousand TEU/year. - Total planning area for dry ports by 2030: about
53 - 78 ha. dd) Ho Chi Minh City - Vung Tau transport corridor: - Planning scope: the following provinces and
cities, including Ho Chi Minh City, Dong Nai, and Ba Ria - Vung Tau. ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. - Total planning area for dry ports by 2030: about
53 - 75 ha. e) National highway 1 transport corridor - Planning scope: the following provinces and
cities, including Ninh Thuan, Binh Thuan, Dong Nai, and Ho Chi Minh City. - Expected capacity of movement of dry ports on the
corridor by 2030: about 260 - 390 thousand TEU/year. - Total planning area for dry ports by 2030: about
26 - 39 ha. g) National highway 20 transport corridor - Planning scope: the following provinces and
cities, including Ho Chi Minh City, Dong Nai, and Lam Dong. - Expected capacity of movement of dry ports on the
corridor by 2030: about 50 - 100 thousand TEU/year. - Total planning area for dry ports by 2030: about
5 - 10 ha. ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. III. LAND USE DEMAND Total land area to be used for developing dry ports
under the planning by 2030 is about 1.199 - 1.707 ha, of which the land area to
be additionally allocated is about 784 - 1.211 ha. IV. DEMAND FOR
INVETSMENT FUNDING BY 2030 Total investment funding for development of dry
ports by 2030 is about VND 27,4 - 42,38 thousand billion. V. INVESTMENT PROJECTS GIVEN PRIORITY BY 2030 Investment in some dry ports on transport corridors
connected with large-scale seaports in Northern region (such as Hai Phong
seaport) and in Southern region (such as Ho Chi Minh City and Ba Ria - Vung Tau
seaports) is given priority. (Details of priority dry ports are available in
Appendix II enclosed herewith). VI. PRIMARY SOLUTIONS,
MECHANISMS AND POLICIES 1. Mechanisms and policies ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. - Promulgate regulations on statistical reports on
dry ports, including statistical indicators and policies for making investments
in construction and operational management of dry ports in combination with the
establishment of dry port databases in a scientific and uniform manner with the
aims of promptly serving performance of specialized state management tasks and
meeting demands for information of organizations and individuals in accordance
with regulations of law in force and international integration requirements. - Perfect relevant law provisions to facilitate the
multimodal transport of goods to and from dry ports. - Review and revise relevant law provisions on
flood control systems so as to make the best use of coastlines and river
terraces for developing dry port infrastructure associated with inland
waterways connected to seaports, thereby relieving the burden on road transport
systems. 2. Raising investment capital Expand and diversify investment forms towards
improvement of private sector involvement; encourage and enable enterprises of
different business types to invest in construction and operation of dry ports
in different forms as prescribed by laws; provide assistance and incentives in
terms of credit extension, taxes, prices, fees, charges, technology transfer
and transfer of rights to operate inaldn ports in conformity with specific
social - economic conditions of each local area. 3. International cooperation, science, technology
and environment - Intensify domestic and foreign investment
promotion by means of incentive policies, thereby facilitating business and
investment activities. - Implement regional and international agreements
and treaties on dry ports to which Vietnam is a signatory; Continue efficiently
implementing the Intergovernmental Agreement on Dry Ports of UNESCAP, promote
international recognition of dry ports, facilitate investment in dry port
infrastructure, improve operational efficiency and environmental sustainability
in transport sector, and promoting the development of international multimodal
transport corridors; Continue implementing the Decision No. 604/QD-TTg dated
May 08, 2015 of the Prime Minister of Vietnam approving the “ASEAN transport
connectivity enhancement by 2020 with orientations by 2030” scheme. - Intensify cooperation and take advantage of
support from partners and international organizations for developing human
resources and fulfilling environmental protection, disaster preparedness and
control, and climate change adaptation tasks. ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. - Develop digital platforms, connections and data
sharing within the system connecting related parties of the supply chain,
including cargo owners, freight forwarders, domestic transport service
providers, ports, shipping lines, customs authorities, etc. 4. Human resource development Provide training for and attract high-quality human
resources, especially human resources in charge of managing and operating dry
port infrastructure; do research on implementation of mechanisms for ordering
of training programs for human resources in fields/sectors related to
management and operation of dry ports. 5. Organizing implementation of the planning Intensify cooperation, inspection and supervision
of organization of planning implementation tasks so as to ensure that dry ports
will be invested in and operated according to their functions, scale and
roadmap specified in the approved planning; ensure the consistency between dry
ports and relevant infrastructure facilities. Organize business conferences to
consider issues concerning development, management and operation of dry ports. - Promote close cooperation between ministries,
central-government authorities and local governments in implementing the
planning and allocating land areas for developing dry ports; encourage local
governments to proactively adopt land policies to give support in construction
of dry ports; combine plannings for logistics centers, dry ports and bonded
warehouses to establish a consistent master plan. - Intensify the connection of dry ports with rail
transport and inland waterway transport by means of combined planning for
commodity stations, ports and inland landing stages which should be suitable
for dry ports; facilitate the connection of railway routes from dry ports to
the national railway network as prescribed; eliminate bottlenecks relating
clearance of river crossing bridges in inland waterway transport of containers. Article 2. Implementation organization 1. The Ministry of Transport of Vietnam shall: ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. b) Provide information about the planning for being
input into the national database and information system on planning as
prescribed. c) Formulate plans and provide necessary solutions
for implementing the planning in a consistent, feasible and efficient manner. d) Closely cooperate with the Ministry of National
Defence of Vietnam and relevant ministries, central-government authorities and
local governments during the implementation of the planning with the aim of
ensuring its satisfaction of national defense and security requirements. dd) Cooperate with local governments in properly
managing potential dry ports on transport corridors specified in the planning
and inland ports to be developed after 2030. e) Cooperate with local governments in managing and
regulating the process and scale of investment in dry ports within dry port
clusters, ensuring total capacity of dry port clusters defined in this
planning. g) Assume the full responsibility for the accuracy
of contents, information, data, figures, maps and database included in the
dossier of the planning for development of dry port system in the 2021 - 2030
period, with vision by 2050. 2. Within the ambit of their assigned functions,
tasks and powers, ministries and central-government authorities shall cooperate
with the Ministry of Transport of Vietnam and provincial People’s Committees in
allocating resources and proposing appropriate mechanisms and policies for
pursuing objectives of this planning in a feasible and efficient manner, and
ensuring the consistency between this planning and sectoral and local
development plans or plannings. 3. Responsibilities of Provincial People’s
Committees: a) People's Committees at all levels shall, within
the ambit of their assigned tasks and powers, organize state management of
local dry ports in accordance with regulations of law; sufficiently provide and
properly manage land areas serving the planning implementation. ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. c) Assume responsibility to invest in transport
infrastructure facilities connecting dry ports to major arterial roads (such as
national highways, expressways, inland waterways, and railways). Article 3. This Decision comes into force
from the date on which it is signed. Article 4. Ministers, heads of ministerial
agencies, heads of Governmental agencies, Chairpersons of Provincial People’s
Committees and relevant agencies shall implement this Decision. PP. PRIME
MINISTER
DEPUTY PRIME MINISTER
Tran Hong Ha ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.
Quyết định 979/QĐ-TTg ngày 22/08/2023 phê duyệt Quy hoạch phát triển hệ thống cảng cạn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
11.461
|
NỘI DUNG SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Văn bản bị thay thế
Văn bản thay thế
Chú thích
Chú thích:
Rà chuột vào nội dụng văn bản để sử dụng.
<Nội dung> = Nội dung hai
văn bản đều có;
<Nội dung> =
Nội dung văn bản cũ có, văn bản mới không có;
<Nội dung> = Nội dung văn
bản cũ không có, văn bản mới có;
<Nội dung> = Nội dung được sửa đổi, bổ
sung.
Click trái để xem cụ thể từng nội dung cần so sánh
và cố định bảng so sánh.
Click phải để xem những nội dung sửa đổi, bổ sung.
Double click để xem tất cả nội dung không có thay
thế tương ứng.
Tắt so sánh [X] để
trở về trạng thái rà chuột ban đầu.
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
FILE ATTACHED TO DOCUMENT
|
|
|
Địa chỉ:
|
17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
|
Điện thoại:
|
(028) 3930 3279 (06 lines)
|
E-mail:
|
info@ThuVienPhapLuat.vn
|
Mã số thuế:
|
0315459414
|
|
|
TP. HCM, ngày 31/05/2021
Thưa Quý khách,
Đúng 14 tháng trước, ngày 31/3/2020, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT đã bật Thông báo này, và nay 31/5/2021 xin bật lại.
Hơn 1 năm qua, dù nhiều khó khăn, chúng ta cũng đã đánh thắng Covid 19 trong 3 trận đầu. Trận 4 này, với chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, chắc chắn chúng ta lại thắng.
Là sản phẩm online, nên 250 nhân sự chúng tôi vừa làm việc tại trụ sở, vừa làm việc từ xa qua Internet ngay từ đầu tháng 5/2021.
Sứ mệnh của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là:
sử dụng công nghệ cao để tổ chức lại hệ thống văn bản pháp luật,
và kết nối cộng đồng Dân Luật Việt Nam,
nhằm:
Giúp công chúng “…loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu…”,
và cùng công chúng xây dựng, thụ hưởng một xã hội pháp quyền trong tương lai gần;
Chúng tôi cam kết dịch vụ sẽ được cung ứng bình thường trong mọi tình huống.
THÔNG BÁO
về Lưu trữ, Sử dụng Thông tin Khách hàng
Kính gửi: Quý Thành viên,
Nghị định 13/2023/NĐ-CP về Bảo vệ dữ liệu cá nhân (hiệu lực từ ngày 01/07/2023) yêu cầu xác nhận sự đồng ý của thành viên khi thu thập, lưu trữ, sử dụng thông tin mà quý khách đã cung cấp trong quá trình đăng ký, sử dụng sản phẩm, dịch vụ của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Quý Thành viên xác nhận giúp THƯ VIỆN PHÁP LUẬT được tiếp tục lưu trữ, sử dụng những thông tin mà Quý Thành viên đã, đang và sẽ cung cấp khi tiếp tục sử dụng dịch vụ.
Thực hiện Nghị định 13/2023/NĐ-CP, chúng tôi cập nhật Quy chế và Thỏa thuận Bảo về Dữ liệu cá nhân bên dưới.
Trân trọng cảm ơn Quý Thành viên.
Tôi đã đọc và đồng ý Quy chế và Thỏa thuận Bảo vệ Dữ liệu cá nhân
Tiếp tục sử dụng
Cảm ơn đã dùng ThuVienPhapLuat.vn
- Bạn vừa bị Đăng xuất khỏi Tài khoản .
-
Hiện tại có đủ người dùng cùng lúc,
nên khi người thứ vào thì bạn bị Đăng xuất.
- Có phải do Tài khoản của bạn bị lộ mật khẩu
nên nhiều người khác vào dùng?
- Hỗ trợ: (028) 3930.3279 _ 0906.229966
- Xin lỗi Quý khách vì sự bất tiện này!
Tài khoản hiện đã đủ người
dùng cùng thời điểm.
Quý khách Đăng nhập vào thì sẽ
có 1 người khác bị Đăng xuất.
Tài khoản của Quý Khách đẵ đăng nhập quá nhiều lần trên nhiều thiết bị khác nhau, Quý Khách có thể vào đây để xem chi tiết lịch sử đăng nhập
Có thể tài khoản của bạn đã bị rò rỉ mật khẩu và mất bảo mật, xin vui lòng đổi mật khẩu tại đây để tiếp tục sử dụng
|
|