TỔNG CỤC THUẾ
CỤC THUẾ TP HÀ NỘI
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 56536/CT-TTHT
V/v xuất
hóa đơn điện tử kèm bảng kê
|
Hà Nội, ngày 18 tháng 7
năm 2019
|
Kính gửi: Công ty TNHH Điện tử MEIKO
Việt Nam
(Địa chỉ: Lô
CN9, KCN Thạch Thất, Quốc Oai, xã Phùng Xá, huyện Thạch Thất, Hà Nội; MST:
0500551830)
Trả lời công văn số 2019-06/MK-CTTPHN ngày 27/06/2019
của Công ty TNHH Điện tử MEIKO Việt Nam hỏi về chính sách thuế, Cục Thuế TP Hà
Nội có ý kiến như sau:
- Căn cứ Thông tư số 32/2011/TT-BTC ngày 14/03/2011 của
Bộ Tài chính hướng dẫn về khởi tạo, phát hành và sử dụng hoá đơn điện tử bán hàng hóa, cung ứng dịch
vụ.
+ Tại Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
“Thông tư này hướng dẫn về việc khởi tạo, phát hành, sử dụng, quản
lý hóa đơn điện tử khi
bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.”
+ Tại Điều 2. Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với:
“- Tổ chức, cá nhân lựa chọn sử dụng hóa đơn điện tử khi mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
- Tổ chức trung gian cung cấp giải pháp hóa đơn điện
tử là tổ chức cung cấp giải pháp hỗ trợ việc khởi tạo, truyền, nhận, lưu trữ, phục hồi thông điệp
dữ liệu của hóa đơn điện tử giữa người bán hàng và người mua hàng.
- Cơ quan quản lý thuế các cấp và các tổ chức, cá
nhân có liên quan đến việc khởi tạo,
phát hành và sử dụng hóa đơn điện tử.”
+ Tại Khoản 1 và Khoản 3 Điều 3 quy định về hóa đơn
điện tử.
1. Hóa đơn điện tử là tập hợp các thông điệp dữ liệu
điện tử về bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ
được khởi tạo, lập, gửi nhận, lưu trữ bằng phương tiện điện tử. Hóa đơn điện tử
phải đáp ứng các nội dung quy định tại Điều 6 Thông tư này.
Hóa đơn điện tử được khởi tạo, lập, xử lý trên hệ thống
máy tính của tổ chức đã được cấp
mã số thuế khi bán hàng hóa, dịch
vụ và được lưu trữ trên máy tính của các bên theo quy định của pháp luật về giao dịch
điện tử.
Hóa đơn điện tử gồm các loại: hóa đơn xuất khẩu; hóa trị giá
trị gia tăng; hóa đơn bán hàng; hóa đơn khác gồm: tem, vé, thẻ, phiếu thu tiền
bảo hiểm…; phiếu thu tiền cước vận chuyển hàng không, chứng từ thu cước phí vận
tải quốc tế, chứng từ thu phí dịch vụ ngân hàng…, hình thức và nội dung được lập
theo thông lệ quốc tế và các quy định của pháp luật có liên quan.
Hóa đơn điện tử đảm bảo nguyên tắc: xác định được số hóa đơn
theo nguyên tắc liên tục và trình tự thời gian, mỗi số hóa đơn đảm bảo chỉ được lập và
sử dụng một lần duy nhất.
…
3. Hóa đơn điện tử có giá trị pháp lý nếu thỏa mãn đồng thời các điều kiện sau:
a) Có sự đảm bảo đủ tin cậy về tính toàn vẹn của thông
tin chứa trong hóa đơn điện tử từ khi thông tin được tạo ra ở dạng cuối cùng là
hóa đơn điện tử:
Tiêu chí đánh giá tính toàn vẹn là thông tin còn đầy đủ và chưa bị thay đổi, ngoài những thay đổi về hình thức phát sinh trong quá trình
trao đổi, lưu trữ hoặc hiển thị hóa
đơn điện tử.
b) Thông tin chứa trong hóa đơn điện tử có thể truy cập, sử dụng được dưới dạng
hoàn chỉnh khi cần thiết.”
+ Tại Điều 9 quy định về xử lý đối với hóa đơn điện tử đã lập
“2. Trường hợp hóa đơn đã lập và gửi cho người mua, đã giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ, người bán và người mua đã kê khai thuế, sau đó phát hiện sai sót thì người
bán và người mua phải lập văn bản thỏa thuận có chữ ký điện tử của cả hai bên ghi rõ sai sót, đồng thời người bán lập hóa đơn điện tử điều chỉnh sai
sót. Hóa đơn điện tử lập sau ghi rõ
điều chỉnh (tăng, giảm) số lượng hàng hóa, giá bán, thuế suất thuế giá
trị gia tăng, tiền thuế giá trị gia tăng cho hóa đơn điện tử số…, ký hiệu… Căn cứ vào hóa đơn điện tử điều chỉnh,
người bán và người mua thực hiện kê khai điều chỉnh theo quy định của pháp luật về quản lý
thuế và hóa đơn hiện hành. Hóa đơn điều chỉnh không được ghi số âm (-).”
- Căn cứ Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014 của
Bộ Tài chính hướng dẫn sửa đổi, bổ sung một số điều của
Thông tư 39/2014/TT-BTC .
+ Tại Điều 5. Sửa đổi, bổ sung Thông tư số
39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số
51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 và Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17/01/2014
của Chính phủ quy định về hóa đơn bán
hàng hóa, cung ứng dịch vụ như sau:
1. Sửa đổi,
bổ sung khoản 2 Điều 3 Thông tư số 39/2014/TT-BTC như sau:
“2. Các loại hóa đơn:
a) Hóa đơn giá trị gia tăng (mẫu số 3.1 Phụ lục 3 và mẫu số 5.1 Phụ
lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này) là loại hóa đơn dành cho các tổ chức
khai, tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ trong các hoạt động sau:
- Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ trong nội địa;
- Hoạt động vận tải quốc tế;
- Xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được
coi như xuất khẩu;
b) Hóa đơn bán hàng dùng cho các đối tượng sau đây:
- Tổ chức, cá nhân khai, tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực
tiếp khi bán hàng hóa,
dịch vụ trong nội địa, xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu (mẫu số
3.2 Phụ lục 3 và mẫu số 5.2 Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này).
- Tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ vào
nội địa và khi bán hàng hóa, cung ứng dịch
vụ giữa các tổ chức, cá nhân mong khu phi thuế quan với nhau, trên hóa đơn ghi rõ “Dành cho tổ chức, cá nhân trong
khu phi thuế quan” (mẫu số 5.3 Phụ
lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này).”
- Thực hiện theo hướng dẫn tại công văn số
820/TCT-DNL ngày 13/3/2017 của Tổng cục Thuế hướng dẫn về hóa đơn điện tử.
Căn cứ các quy định trên, hoá đơn điện tử (viết tắt
HĐĐT) bản chất là tập hợp các thông điệp dữ liệu điện tử về bán hàng hóa, cung ứng
dịch vụ, được khởi tạo, lập, gửi, nhận, lưu trữ và quản lý bằng phương tiện
điện tử, số dòng có thể tăng lên tùy theo số lượng hàng hóa, sản phẩm có trên hóa
đơn. Khi bán hàng hóa bên bán xuất hóa đơn điện tử cho khách hàng thì bên bán
phải lập đầy đủ danh mục hàng hóa, dịch vụ bán ra đảm bảo nguyên tắc thông tin
chứa trong hóa đơn điện tử có thể truy cập, sử dụng được dưới dạng hoàn chỉnh
khi cần thiết theo quy định tại
Khoản 3 Điều 3 Thông tư số 32/2011/TT-BTC ngày 14/03/2011 của Bộ Tài chính. Bên
bán không được lập hóa điện tử không hiển thị đầy đủ danh mục hàng hóa, dịch vụ
bán ra mà lại kèm theo bảng kê bản giấy cho khách hàng trong đó có những hàng
hóa, dịch vụ không được hiển thị trên hóa đơn điện tử.
Trường hợp hóa đơn điện tử đã lập và gửi cho người
mua, đã giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ, người bán và người mua đã kê khai thuế,
sau đó phát hiện sai sót thì Công ty nghiên cứu thực
hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 9 Thông tư số 32/2011/TT-BTC ngày 14/3/2011 của Bộ Tài chính nêu trên.
Đối với vướng mắc của Công ty về việc xử lý các hoá
đơn điện tử đã lập, khai báo với cơ quan hải quan thì đề nghị
Công ty liên hệ với cơ quan Hải quan để được hướng dẫn cụ thể.
Cục Thuế TP Hà Nội thông báo để Công ty TNHH Điện tử
MEIKO Việt Nam biết và thực hiện./.
Nơi nhận:
- Như
trên;
- Phòng TKT2;
- Phòng DTPC;
- Lưu: VT, TTHT(2).
|
CỤC TRƯỞNG
Mai Sơn
|