ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NAM
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 2501/QĐ-UBND
|
Quảng Nam, ngày
22 tháng 10 năm 2024
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH NỘI BỘ TRONG HỆ THỐNG HÀNH
CHÍNH NHÀ NƯỚC THUỘC PHẠM VI QUẢN LÝ CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM
Căn cứ Luật Tổ chức chính
quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ
chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Quyết định số
1085/QĐ-TTg ngày 15/9/2022 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch rà soát,
đơn giản hóa thủ tục hành chính nội bộ trong hệ thống hành chính nhà nước giai
đoạn 2022-2025;
Căn cứ Kế hoạch số 8067/KH-UBND
ngày 02/12/2022 của UBND tỉnh ban hành Kế hoạch rà soát, đơn giản hóa thủ tục
hành chính nội bộ của các cơ quan hành chính nhà nước tỉnh Quảng Nam giai đoạn
2022 - 2025;
Theo đề nghị Giám đốc Trung
tâm Phục vụ hành chính công Quảng Nam tại Tờ trình số 103/TTr-TTPVHCC ngày
15/10/2024.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công
bố kèm theo Quyết định này 57 thủ tục hành chính nội bộ trong hệ thống
hành chính nhà nước thuộc phạm vi quản lý của UBND tỉnh Quảng Nam (Chi tiết
tại Phụ lục I, II, III đính kèm).
Điều 2. Quyết
định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh
Văn phòng UBND tỉnh, Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, Ban Quản
lý Khu kinh tế và Khu công nghiệp tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố;
Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn và các đơn vị, cá nhân có liên quan chịu
trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- VPCP (Cục KSTTHC);
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Trung tâm QTI;
- CPVP;
- Lưu: VT, KGVX, KTN, TTPVHCC, NCKS.
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Hồ Quang Bửu
|
PHỤ LỤC I
DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH NỘI BỘ LĨNH VỰC XÂY DỰNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số /QĐ-UBND
ngày /10/2024 của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam)
PHẦN I. DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH NỘI BỘ
STT
|
Tên thủ tục hành chính
|
Lĩnh vực
|
Cơ quan thực hiện
|
01
|
Phê duyệt Chương trình phát
triển nhà ở của địa phương
|
Nhà ở
|
Sở Xây dựng
|
02
|
Phê duyệt Kế hoạch phát triển
nhà ở của địa phương
|
Nhà ở
|
Sở Xây dựng
|
03
|
Điều chỉnh Chương trình, Kế hoạch
phát triển nhà ở của địa phương
|
Nhà ở
|
Sở Xây dựng
|
04
|
Phê duyệt Đề án Hỗ trợ nhà ở
cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các huyện nghèo
|
Nhà ở
|
Sở Xây dựng
|
05
|
Thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ,
nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch xây dựng, quy hoạch chung đô thị thuộc thẩm quyền
của UBND cấp tỉnh
|
Quy hoạch xây dựng, kiến trúc
|
Sở Xây dựng
|
06
|
Thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ,
nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch phân khu
|
Quy hoạch xây dựng, kiến trúc
|
Sở Xây dựng
|
07
|
Thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ,
nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch chi tiết đô thị
|
Quy hoạch xây dựng, kiến trúc
|
Sở Xây dựng
|
08
|
Thẩm định, phê duyệt đồ án, đồ
án điều chỉnh quy hoạch chung thành phố, thị xã, đô thị loại IV trở lên chưa
công nhận là thành phố, thị xã; đô thị mới dự kiến là thành phố, thị xã thuộc
tỉnh
|
Quy hoạch xây dựng, kiến trúc
|
Sở Xây dựng
|
09
|
Thẩm định, phê duyệt đồ án
quy hoạch chung thị trấn, đô thị loại V chưa công nhận là thị trấn và đô thị
mới loại V
|
Quy hoạch xây dựng, kiến trúc
|
Sở Xây dựng
|
10
|
Thẩm định, phê duyệt đồ án, đồ
án điều chỉnh quy hoạch phân khu đô thị
|
Quy hoạch xây dựng, kiến trúc
|
Sở Xây dựng
|
11
|
Thẩm định, phê duyệt đồ án, đồ
án điều chỉnh quy hoạch chi tiết đô thị
|
Quy hoạch xây dựng, kiến trúc
|
Sở Xây dựng
|
12
|
Thẩm định nhiệm vụ, nhiệm vụ điều
chỉnh quy hoạch chi tiết của dự án đầu tư xây dựng công trình không theo hình
thức kinh doanh thuộc thẩm quyền phê duyệt của UBND cấp tỉnh
|
Quy hoạch xây dựng, kiến trúc
|
Sở Xây dựng
|
13
|
Thẩm định đồ án, đồ án điều
chỉnh quy hoạch chi tiết của dự án đầu tư xây dựng công trình không theo hình
thức kinh doanh thuộc thẩm quyền phê duyệt của UBND cấp tỉnh
|
Quy hoạch xây dựng, kiến trúc
|
Sở Xây dựng
|
14
|
Thẩm định nhiệm vụ thiết kế
đô thị riêng thuộc thẩm quyền phê duyệt của UBND cấp tỉnh
|
Phát triển đô thị
|
Sở Xây dựng
|
15
|
Thẩm định đồ án thiết kế đô
thị riêng thuộc thẩm quyền phê duyệt của UBND cấp tỉnh.
|
Phát triển đô thị
|
Sở Xây dựng
|
16
|
Thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ,
nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch chi tiết đô thị thuộc thẩm quyền của UBND cấp
huyện
|
Quy hoạch xây dựng, kiến trúc
|
Sở Xây dựng
|
17
|
Thẩm định, phê duyệt đồ án, đồ
án điều chỉnh quy hoạch chi tiết đô thị thuộc thẩm quyền của UBND cấp huyện
|
Quy hoạch xây dựng, kiến trúc
|
Sở Xây dựng
|
18
|
Thẩm định Báo cáo kinh tế - kỹ
thuật đầu tư xây dựng công trình do Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định đầu tư
|
Hoạt động xây dựng
|
Sở Xây dựng
|
19
|
Điều chỉnh Báo cáo kinh tế -
kỹ thuật đầu tư xây dựng công trình do Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định đầu
tư
|
Hoạt động xây dựng
|
Sở Xây dựng
|
20
|
Thẩm định nhiệm vụ, nhiệm vụ
điều chỉnh quy hoạch chi tiết của dự án đầu tư xây dựng công trình không theo
hình thức kinh doanh thuộc thẩm quyền phê duyệt của UBND cấp huyện
|
Hoạt động xây dựng
|
Sở Xây dựng
|
21
|
Thẩm định đồ án, đồ án điều chỉnh
quy hoạch chi tiết của dự án đầu tư xây dựng công trình không theo hình thức
kinh doanh thuộc thẩm quyền phê duyệt của UBND cấp huyện
|
Hoạt động xây dựng
|
Sở Xây dựng
|
22
|
Thẩm định Báo cáo kinh tế - kỹ
thuật đầu tư xây dựng công trình do Chủ tịch UBND cấp xã quyết định đầu tư
|
Hoạt động xây dựng
|
Sở Xây dựng
|
23
|
Điều chỉnh Báo cáo kinh tế -
kỹ thuật kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng công trình do Chủ tịch UBND cấp
xã quyết định đầu tư
|
Hoạt động xây dựng
|
Sở Xây dựng
|
PHẦN II
NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH NỘI BỘ
* Lĩnh vực
nhà ở
1. Phê
duyệt chương trình phát triển nhà ở của địa phương
Trình tự thực hiện:
- Sở Xây dựng thực hiện đề xuất
xây dựng chương trình phát triển nhà ở gửi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét phê
duyệt bao gồm đề cương chi tiết, dự toán kinh phí xây dựng chương trình phát
triển nhà ở, tiến độ và phương thức tự thực hiện hoặc thuê đơn vị tư vấn có
kinh nghiệm về việc xây dựng chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở để thực hiện;
- Trong thời hạn tối đa 45
ngày, kể từ ngày nhận được tờ trình của Sở Xây dựng, Ủy ban nhân dân tỉnh có
trách nhiệm xem xét, phê duyệt đề xuất xây dựng chương trình phát triển nhà ở.
- Căn cứ nội dung phê duyệt của
Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Xây dựng trực tiếp thực hiện thì phải tổ chức triển
khai xây dựng chương trình phát triển nhà ở theo tiến độ đã được phê duyệt; trường
hợp thuê đơn vị tư vấn thực hiện thì Sở Xây dựng tổ chức đấu thầu lựa chọn đơn
vị tư vấn theo quy định của pháp luật về đấu thầu.
Trong quá trình xây dựng chương
trình phát triển nhà ở, Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và
các cơ quan có liên quan của địa phương có trách nhiệm phối hợp với Sở Xây dựng,
đơn vị tư vấn để tổ chức khảo sát; tổng hợp, cung cấp số liệu; xây dựng chương
trình phát triển nhà ở;
- Sau khi hoàn thành xây dựng dự
thảo chương trình phát triển nhà ở, Sở Xây dựng phải gửi văn bản lấy ý kiến của
Ủy ban nhân dân cấp huyện, các cơ quan chức năng và tổ chức có liên quan của địa
phương.
- Trong thời hạn tối đa 15
ngày, kể từ ngày nhận được văn bản lấy ý kiến của Sở Xây dựng, các cơ quan, tổ
chức được lấy ý kiến phải gửi văn bản trả lời Sở Xây dựng;
- Trong thời hạn tối đa 45
ngày, kể từ ngày gửi văn bản góp ý, Sở Xây dựng có trách nhiệm hoàn thiện, chỉnh
sửa nội dung dự thảo chương trình phát triển nhà ở; lập tờ trình gửi Ủy ban
nhân dân tỉnh xem xét cho ý kiến để trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua.
Nội dung trình Hội đồng nhân
dân thông qua bao gồm: mục tiêu, chỉ tiêu phát triển nhà ở; nhu cầu về nguồn vốn
để phát triển nhà ở; dự kiến diện tích đất để phát triển nhà ở xã hội, nhà ở
cho lực lượng vũ trang, nhà ở phục vụ tái định cư, nhà ở công vụ, cải tạo, xây
dựng lại nhà chung cư (nếu có) và các giải pháp để thực hiện chương trình phát
triển nhà ở;
- Sau khi Hội đồng nhân dân tỉnh
thông qua chương trình phát triển nhà ở, trong thời gian tối đa 15 ngày, Ủy ban
nhân dân tỉnh phải ban hành quyết định phê duyệt chương trình phát triển nhà ở
cấp tỉnh và đăng tải chương trình này trên Cổng thông tin điện tử của Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh, đồng thời gửi cho Sở Xây dựng để đăng tải trên Cổng thông
tin điện tử của cơ quan này và gửi chương trình về Bộ Xây dựng để theo dõi việc
thực hiện.
Cách thức thực hiện: Trực tiếp
Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ trình Ủy ban
nhân dân tỉnh bao gồm: tờ trình của Sở Xây dựng, dự thảo chương trình phát triển
nhà ở, báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến của các cơ quan, tổ chức, dự thảo tờ
trình của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua và dự
thảo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh về việc phê duyệt chương trình
phát triển nhà ở.
- Số lượng hồ sơ: 03 bộ (trình
UBND tỉnh; lưu văn thư; lưu phòng chuyên môn).
Thời hạn giải quyết:
- Thời gian xin ý kiến về đề
cương nhiệm vụ: 45 ngày.
- Thời gian lấy ý kiến các
ngành, địa phương về dự thảo chương trình: 15 ngày.
- Thời gian tổng hợp trình UBND
tỉnh: 45 ngày.
- Thời gian tỉnh phê duyệt: 15
ngày.
(Không bao gồm thời gian xây
dựng chương trình; thời gian HĐND tỉnh cho ý kiến thông qua; thời gian thực hiện
theo pháp luật đấu thầu khi thuê tư vấn thực hiện).
Đối tượng thực hiện: Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh
Cơ quan giải quyết:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định:
Ủy ban nhân dân tỉnh
- Cơ quan thực hiện: Sở Xây dựng
- Cơ quan phối hợp: Các Sở,
ban, ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố.
Kết quả thực hiện:
Quyết định phê duyệt của UBND cấp
tỉnh kèm theo thuyết minh Chương trình phát triển nhà ở của địa phương.
Phí, lệ phí: Không
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không
Yêu cầu, điều kiện thực hiện
TTHC: Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia; Quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch
xây dựng, quy hoạch đô thị; Điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa
phương; kết quả thực hiện chương trình phát triển nhà ở cấp tỉnh kỳ trước; hiện
trạng nhà ở; nhu cầu về nhà ở trong giai đoạn xây dựng chương trình phát triển
nhà ở cấp tỉnh (Điều 26 Luật Nhà ở 2023).
Căn cứ pháp lý:
- Khoản 1 Điều 10 Nghị định số
95/2024/NĐ-CP ngày 24/7/2024 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi
hành một số điều của Luật Nhà ở.
* Lĩnh vực
quy hoạch xây dựng, kiến trúc
2. Phê
duyệt kế hoạch phát triển nhà ở của địa phương
Trình tự thực hiện:
- Sở Xây dựng lập tờ trình gửi Ủy
ban nhân dân tỉnh xem xét phê duyệt bao gồm các nội dung: đề cương chi tiết, dự
toán kinh phí xây dựng kế hoạch phát triển nhà ở, tiến độ và phương thức tự thực
hiện hoặc thuê đơn vị tư vấn có kinh nghiệm về việc xây dựng chương trình, kế
hoạch phát triển nhà ở để thực hiện.
Đối với việc xây dựng kế hoạch
phát triển nhà ở cho 05 năm của đầu kỳ chương trình phát triển nhà ở thì trong
thời hạn tối đa 15 ngày, kể từ ngày Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt chương trình
phát triển nhà ở, Sở Xây dựng phải lập báo cáo đề xuất quy định tại điểm này gửi
Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, phê duyệt.
Đối với việc xây dựng kế hoạch
phát triển nhà ở 05 năm tiếp theo của kỳ chương trình phát triển nhà ở thì Sở
Xây dựng phải lập đề xuất gửi Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, phê duyệt trước
ngày 30 tháng 6 của năm cuối kỳ kế hoạch trước đó;
- Trong thời hạn tối đa 30
ngày, kể từ ngày nhận được tờ trình của Sở Xây dựng, Ủy ban nhân dân tỉnh xem
xét, phê duyệt đề xuất xây dựng kế hoạch phát triển nhà ở;
- Căn cứ phê duyệt của Ủy ban
nhân dân tỉnh, trường hợp Sở Xây dựng trực tiếp thực hiện thì phải tổ chức triển
khai xây dựng kế hoạch phát triển nhà ở theo tiến độ đã được phê duyệt; trường
hợp thuê đơn vị tư vấn thực hiện thì Sở Xây dựng tổ chức đấu thầu lựa chọn đơn
vị tư vấn theo quy định của pháp luật về đấu thầu.
Trong quá trình xây dựng kế hoạch
phát triển nhà ở, Ủy ban nhân dân cấp huyện và các cơ quan có liên quan của địa
phương có trách nhiệm phối hợp với Sở Xây dựng, đơn vị tư vấn để tổ chức khảo
sát; tổng hợp, cung cấp số liệu; xây dựng kế hoạch phát triển nhà ở; trường hợp
trong kế hoạch có sử dụng vốn đầu tư công để thực hiện các dự án đầu tư xây dựng
nhà ở thì trong nội dung phải nêu cụ thể danh mục dự án có sử dụng vốn, số vốn
cần bố trí, giai đoạn giải ngân trong kỳ kế hoạch để lấy ý kiến của Sở Kế hoạch
và Đầu tư.
- Sau khi hoàn thành xây dựng dự
thảo kế hoạch phát triển nhà ở, Sở Xây dựng phải gửi văn bản lấy ý kiến của các
Sở, ban, ngành, địa phương.
Trong thời hạn tối đa 15 ngày,
kể từ ngày nhận được văn bản lấy ý kiến của Sở Xây dựng, các Sở, ban, ngành, địa
phương phải gửi văn bản trả lời Sở Xây dựng;
- Trong thời hạn tối đa 30
ngày, kể từ ngày nhận được văn bản góp ý, Sở Xây dựng phối hợp cùng đơn vị tư vấn
(nếu có) hoàn thiện nội dung dự thảo kế hoạch phát triển nhà ở, lập tờ trình gửi
Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét phê duyệt;
Trong thời hạn tối đa 15 ngày,
kể từ ngày nhận được tờ trình của Sở Xây dựng, Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét,
phê duyệt kế hoạch phát triển nhà ở.
Trong thời hạn tối đa 05 ngày
làm việc, kể từ ngày ban hành quyết định phê duyệt, Ủy ban nhân dân tỉnh phải
đăng tải công khai kế hoạch phát triển nhà ở trên Cổng thông tin điện tử của Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh, đồng thời gửi cho Sở Xây dựng để đăng tải công khai trên
trên Cổng thông tin điện tử của cơ quan này và gửi về Bộ Xây dựng để theo dõi
việc thực hiện;
Trước ngày 31 tháng 12 của năm
cuối kỳ kế hoạch, Ủy ban nhân dân tỉnh phải tổ chức xây dựng, phê duyệt kế hoạch
phát triển nhà ở cho kỳ tiếp theo.
Cách thức thực hiện: Trực tiếp
Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ: Tờ
trình Sở Xây dựng; thuyết minh kế hoạch; tổng hợp ý kiến; dự thảo quyết định.
- Số lượng hồ sơ: 03 bộ (01 bộ
gửi UBND tỉnh; 01 bộ lưu văn thư; 01 bộ lưu phòng chuyên môn).
Thời hạn giải quyết:
- Thời gian xin ý kiến về đề
cương nhiệm vụ: 45 ngày.
- Thời gian lấy ý kiến các
ngành, địa phương về dự thảo chương trình: 15 ngày.
- Thời gian tổng hợp trình UBND
tỉnh: 45 ngày.
- Thời gian tỉnh phê duyệt: 15
ngày.
(Không bao gồm thời gian xây dựng
đề cương, xây dựng nội dung kế hoạch; thời gian thực hiện kế hoạch theo pháp luật
đấu thầu khi thuê tư vấn thực hiện).
Cơ quan có thẩm quyền quyết định:
Ủy ban nhân dân tỉnh
Cơ quan thực hiện: Sở Xây dựng
Cơ quan phối hợp: Các Sở, ban,
ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố.
Phí, lệ phí: Không
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không
Yêu cầu, điều kiện thực hiện
TTHC: Chương trình phát triển nhà ở cấp tỉnh; Kế hoạch phát triển kinh tế - xã
hội của địa phương; Kết quả thực hiện kế hoạch phát triển nhà ở cấp tỉnh kỳ trước;
hiện trạng nhà ở; nhu cầu về nhà ở trong giai đoạn xây dựng kế hoạch phát triển
nhà ở cấp tỉnh (khoản 2 Điều 26 Luật Nhà ở 2023).
Căn cứ pháp lý: Khoản 1 Điều 11
Nghị định số 95/2024/NĐ-CP ngày 24/7/2024 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng
dẫn thi hành một số điều của Luật Nhà ở.
3. Điều
chỉnh chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở của địa phương
3.1. Điều chỉnh chương trình
phát triển nhà ở
Trình tự thực hiện:
- Căn cứ quy định tại khoản 1
Điều 28 của Luật Nhà ở, Sở Xây dựng lập tờ trình đề xuất điều chỉnh chương
trình phát triển nhà ở gửi Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, phê duyệt bao gồm các
nội dung: đề cương chi tiết, dự toán kinh phí điều chỉnh chương trình phát triển
nhà ở, tiến độ và dự kiến đơn vị, cơ quan xây dựng chương trình điều chỉnh;
Trình tự điều chỉnh chương
trình phát triển nhà ở cấp tỉnh được thực hiện theo quy định tại mục 1 nêu
trên;
Thời gian xây dựng, phê duyệt
điều chỉnh chương trình phát triển nhà ở tối đa là 12 tháng, kể từ khi có một
trong các căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 28 của Luật Nhà ở.
Cách thức thực hiện: Trực tiếp
Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ: Thành phần
hồ sơ trình Ủy ban nhân dân tỉnh bao gồm: tờ trình của Sở Xây dựng, dự thảo
chương trình phát triển nhà ở, báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến của các cơ
quan, tổ chức, dự thảo tờ trình của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng
nhân dân tỉnh thông qua và dự thảo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh về
việc phê duyệt chương trình phát triển nhà ở.
- Số lượng hồ sơ: 03 bộ (01 bộ
gửi UBND tỉnh; 01 bộ lưu văn thư; 01 bộ lưu phòng chuyên môn).
Thời hạn giải quyết: tối đa là
12 tháng, kể từ khi có một trong các căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 28 của Luật
Nhà ở. Trước ngày 30 tháng 6 của năm cuối kỳ chương trình, Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh phải tổ chức xây dựng, phê duyệt chương trình phát triển nhà ở kỳ tiếp
theo
Đối tượng thực hiện: Cá nhân, tổ
chức liên quan đến phát triển nhà ở.
Cơ quan giải quyết:
Cơ quan có thẩm quyền quyết định:
UBND cấp tỉnh
- Cơ quan thực hiện: Sở Xây dựng
- Cơ quan phối hợp: Các Sở,
banh, ngành, địa phương được UBND tỉnh giao.
Kết quả thực hiện: Quyết định của
UBND cấp tỉnh phê duyệt điều chỉnh kèm theo thuyết minh chương trình điều chỉnh.
Phí, lệ phí: Không.
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Không.
Yêu cầu, điều kiện thực hiện
TTHC: Do thay đổi nội dung Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia hoặc thay đổi
quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương hoặc phải điều chỉnh nội
dung chương trình phát triển nhà ở cho phù hợp với tình hình thực tế của địa
phương.
Căn cứ pháp lý: Khoản 2 Điều 10
Nghị định số 95/2024/NĐ-CP ngày 24/7/2024 của Chính phủ.
3.2. Điều chỉnh Kế hoạch
phát triển nhà ở
Trình tự thực hiện
- Sau khi có một trong các căn
cứ quy định tại khoản 3 Điều 28 của Luật Nhà ở, Sở Xây dựng lập đề xuất gửi Ủy
ban nhân dân tỉnh xem xét, phê duyệt bao gồm các nội dung: kế hoạch thực hiện,
đề cương chi tiết, dự toán kinh phí điều chỉnh kế hoạch phát triển nhà ở; trong
đó nêu rõ sự cần thiết phải điều chỉnh kế hoạch phát triển nhà ở;
- Sau khi Ủy ban nhân dân tỉnh
phê duyệt đề xuất thì trình tự, thủ tục điều chỉnh kế hoạch phát triển nhà ở được
thực hiện theo quy định tại Mục 2 nêu trên;
Cách thức thực hiện: Trực tiếp
Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ: Tờ trình Sở
Xây dựng; thuyết minh kế hoạch; tổng hợp ý kiến; dự thảo quyết định.
- Số lượng hồ sơ: 03 bộ (01 bộ
gửi UBND tỉnh; 01 bộ lưu văn thư; 01 bộ lưu phòng chuyên môn).
Thời hạn giải quyết:
- Thời gian xây dựng, phê duyệt
điều chỉnh kế hoạch phát triển nhà ở cấp tỉnh tối đa là 06 tháng, kể từ khi có
một trong các căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 28 của Luật Nhà ở. Trường hợp
trong nội dung kế hoạch phát triển nhà ở điều chỉnh có điều chỉnh tăng vốn đầu
tư công để phát triển nhà ở thì Ủy ban nhân dân tỉnh phải báo cáo Hội đồng nhân
dân tỉnh xem xét, quyết định điều chỉnh vốn theo quy định của pháp luật về đầu
tư công trước khi điều chỉnh kế hoạch.
Cơ quan có thẩm quyền quyết định:
Ủy ban nhân dân tỉnh
Cơ quan giải quyết:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định:
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
- Cơ quan thực hiện: Sở Xây dựng
- Cơ quan phối hợp: Các Sở,
Ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố được UBND tỉnh giao.
. Kết quả thực hiện:
Quyết định phê duyệt của UBND cấp
tỉnh kèm theo thuyết minh Kế hoạch phát triển nhà ở của địa phương.
Phí, lệ phí: Không
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không
Yêu cầu, điều kiện thực hiện
TTHC: Chương trình phát triển nhà ở cấp tỉnh; Kế hoạch phát triển kinh tế
- xã hội của địa phương; Kết quả thực hiện kế hoạch phát triển nhà ở cấp tỉnh kỳ
trước; hiện trạng nhà ở; nhu cầu về nhà ở trong giai đoạn xây dựng kế hoạch
phát triển nhà ở cấp tỉnh (khoản 2 Điều 26 Luật Nhà ở 2023).
Căn cứ pháp lý:
- Khoản 2 Điều 11 Nghị định số
95/2024/NĐ-CP ngày 24/7/2024 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi
hành một số điều của Luật Nhà ở.
4. Phê duyệt
đề án nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các huyện nghèo
Trình tự xây dựng:
Tại cấp thôn và tương đương (viết
tắt là cấp thôn)
- Công chức được giao nhiệm vụ
làm công tác giảm nghèo cấp xã phối hợp Trưởng thôn tổ chức họp để phổ biến nội
dung chính sách hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo theo quy định tại
Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 18/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 và Thông
tư số 01/2022/TT-BXD ngày 30/6/2022 của Bộ Xây dựng hướng dẫn thực hiện hỗ trợ
nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các huyện nghèo thuộc Chương
trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 đến các hộ dân; lập danh
sách hộ nghèo, hộ cận nghèo có nhu cầu hỗ trợ xây mới hoặc sửa chữa nhà ở;
- Trên cơ sở danh sách hộ
nghèo, hộ cận nghèo có nhu cầu hỗ trợ xây mới hoặc sửa chữa nhà ở, tổ chức bình
xét, đề xuất danh sách các hộ nghèo, hộ cận nghèo được hỗ trợ về nhà ở (theo mẫu
tại Phụ lục I kèm theo Thông tư số
01/2022/TT-BXD) gửi về Ủy ban nhân dân cấp xã để xem xét, rà soát. Cuộc họp bao
gồm Ban chỉ đạo rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo cấp xã, công chức được giao nhiệm
vụ làm công tác giảm nghèo cấp xã, Trưởng thôn (chủ trì họp), Bí thư Chi bộ
thôn, Hội Liên hiệp phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên Cộng
sản Hồ Chí Minh và đại diện của các hộ nghèo, hộ cận nghèo trong thôn; mời đại
diện Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã giám sát;
- Hộ được đưa vào danh sách đề
nghị hỗ trợ phải được trên 50% số người tham dự cuộc hợp đồng ý (theo hình thức
biểu quyết giơ tay hoặc bỏ phiếu kín).
Tại cấp xã
- Ủy ban nhân dân cấp xã niêm yết
công khai danh sách các hộ nghèo, hộ cận nghèo được đề xuất hỗ trợ xây mới hoặc
sửa chữa nhà ở tại nhà văn hóa hoặc nhà sinh hoạt cộng đồng thôn và trụ sở Ủy
ban nhân dân cấp xã; thông báo qua đài truyền thanh cấp xã (nếu có) trong thời
gian 03 ngày;
- Hết thời hạn niêm yết công
khai, Ủy ban nhân dân cấp xã rà soát, thẩm định, tổng hợp và gửi về Ủy ban nhân
dân cấp huyện danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo thuộc diện được hỗ trợ xây mới
hoặc sửa chữa nhà ở.
Sau 03 ngày làm việc kể từ thời
điểm nhận được báo cáo của Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban nhân dân cấp huyện tổng
hợp và phê duyệt danh sách báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Trường hợp phải điều
chỉnh lại danh sách thì phải phê duyệt lại và báo cáo ngay cho Ủy ban nhân dân
tỉnh.
Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức lập
và phê duyệt Đề án hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn
(theo mẫu tại Phụ lục VII kèm theo
Thông tư số 01/2022/TT-BXD); gửi Đề án về Bộ Xây dựng, Bộ Lao động - Thương
binh và Xã hội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính để tổng hợp báo cáo Thủ tướng
Chính phủ.
Trường hợp phát sinh khiếu nại,
tố cáo trong quá trình phê duyệt danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo được hỗ trợ về
nhà ở thì việc khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo thực hiện theo
quy định của Luật khiếu nại, Luật tố cáo.
Cách thức thực hiện:
Lập danh sách, bình xét, phê
duyệt danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo. Thành phần hồ sơ, số lượng hồ sơ
- Thành phần hồ sơ: Tờ trình Sở
Xây dựng; thuyết minh đề án; tổng hợp ý kiến; dự thảo quyết định.
- Số lượng hồ sơ: 03 bộ (01 bộ
gửi UBND tỉnh; 01 bộ lưu văn thư; 01 bộ lưu phòng chuyên môn).
Thời hạn giải quyết: 3 tháng.
Đối tượng thực hiện: Công chức
được giao nhiệm vụ, Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban
nhân dân tỉnh.
Cơ quan thực hiện thủ tục hành
chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định:
UBND tỉnh
- Cơ quan thực hiện: Sở Xây dựng
chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các sở, ban, ngành
liên quan.
Kết quả thực hiện: Đề án được
phê duyệt
Phí, lệ phí: Không.
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.
Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC:
- Đối tượng hộ nghèo, hộ cận
nghèo trên địa bàn các huyện nghèo được phê duyệt tại Quyết định số 353/QĐ-TTg
ngày 15/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh sách huyện nghèo, xã đặc
biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo giai đoạn 2021-2025.
- Hộ nghèo, hộ cận nghèo được hỗ
trợ nhà ở thuộc một trong các trường hợp sau:
+ Hộ nghèo, hộ cận nghèo chưa
có nhà ở hoặc nhà ở thuộc loại không bền chắc (trong ba kết cấu chính là nền -
móng, khung - tường, mái thì có ít nhất hai kết cấu được làm bằng vật liệu
không bền chắc).
+ Diện tích nhà ở bình quân đầu
người của hộ nghèo, hộ cận nghèo nhỏ hơn 8m2.
+ Chưa được hỗ trợ nhà ở từ các
chương trình, đề án, chính sách hỗ trợ của Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã
hội hoặc tổ chức xã hội khác.
Căn cứ pháp lý:
- Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày
18/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm
nghèo bền vững giai đoạn 2021- 2025;
- Thông tư số 01/2022/TT-BXD
ngày 30/6/2022 của Bộ Xây dựng hướng dẫn thực hiện hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ
cận nghèo trên địa bàn các huyện nghèo thuộc Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững
giai đoạn 2021-2025.
5. Thẩm định,
phê duyệt nhiệm vụ, nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch xây dựng, quy hoạch chung đô
thị thuộc thẩm quyền của UBND cấp tỉnh.
Trình tự thực hiện:
- UBND huyện, các Ban Quản lý tổ
chức lập nhiệm vụ, nhiệm vụ điều chỉnh; tổ chức lấy ý kiến theo quy định; thông
qua Hội đồng nhân nhân dân cùng cấp trước khi gửi đến cơ quan thẩm định;
- Hồ sơ được Hội đồng tổ chức
thẩm định, Sở Xây dựng là cơ quan thường thực, thực hiện tổng hợp, báo cáo kết
quả thẩm định hồ sơ nhiệm vụ, nhiệm vụ điều chỉnh;
- Kết quả thẩm định chuyển gửi
cho chủ đầu tư thực hiện việc tiếp thu, điều chỉnh (nếu có); trình UBND tỉnh
phê duyệt.
Cách thức thực hiện: Trực tiếp,
trực tuyến.
Thành phần hồ sơ, số lượng hồ
sơ
a) Đối với nhiệm vụ:
- Tờ trình đề nghị thẩm định,
phê duyệt;
- Thuyết minh nội dung nhiệm vụ
kèm theo các bản vẽ in màu A3;
- Dự thảo Quyết định phê duyệt
nhiệm vụ;
- Các văn bản pháp lý có liên
quan; văn bản tiếp thu giải trình ý kiến của các cơ quan, tổ chức và cộng đồng
dân cư về nội dung nhiệm vụ quy hoạch;
- Hồ sơ pháp nhân và hồ sơ năng
lực của tổ chức tư vấn lập nhiệm vụ quy hoạch;
b) Đối với nhiệm vụ điều chỉnh:
Ngoài các thành phần hồ sơ được
quy định tại mục a; bổ sung Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ đã được phê duyệt;
trong đó đó nêu rõ các vấn đề tồn tại, các kiến nghị thực hiện điều chỉnh.
Thời hạn giải quyết:
- Công tác thẩm định: Không quá
20 ngày (chưa bao gồm thời gian Chủ đầu tư thực hiện báo cáo tiếp thu, giải
trình ý kiến thành viên Hội đồng thẩm định);
- Phê duyệt nhiệm vụ, nhiệm vụ
điều chỉnh: Không quá 15 ngày.
Đối tượng thực hiện:
- UBND cấp huyện; Các Ban quản
lý.
Cơ quan giải quyết:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định:
UBND tỉnh;
- Cơ quan thực hiện: Sở Xây dựng
và Hội đồng thẩm định.
Kết quả thực hiện:
- Báo cáo thẩm định;
- Quyết định phê duyệt.
Phí, lệ phí: Mức thu theo hướng
dẫn của Bộ Tài chính
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không
quy định
Yêu cầu, điều kiện thực hiện
TTHC: không quy định
Căn cứ pháp lý:
- Luật Xây dựng số 50/2014/QH13
ngày 18/6/2014;
- Luật Quy hoạch đô thị số
30/2009/QH12 ngày 17/6/2009;
- Luật số 35/2018/QH14 ngày
20/11/2018 sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch.
6. Thẩm định,
phê duyệt nhiệm vụ, nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch phân khu
Trình tự thực hiện:
- UBND huyện, các Ban Quản lý,
các chủ đầu tư (được giao tổ chức lập quy hoạch) tổ chức lập nhiệm vụ, nhiệm vụ
điều chỉnh; tổ chức lấy ý kiến theo quy định; thông qua Hội đồng nhân nhân dân
cùng cấp (đối với quy hoạch phân khu xây dựng) trước khi gửi đến cơ quan thẩm định;
- Hồ sơ được Hội đồng tổ chức
thẩm định, Sở Xây dựng là cơ quan thường thực, thực hiện tổng hợp, báo cáo kết
quả thẩm định hồ sơ nhiệm vụ, nhiệm vụ điều chỉnh;
- Kết quả thẩm định chuyển gửi
cho chủ đầu tư thực hiện việc tiếp thu, điều chỉnh (nếu có); trình UBND tỉnh
phê duyệt.
Cách thức thực hiện: Trực tiếp,
trực tuyến.
Thành phần hồ sơ, số lượng hồ
sơ
a) Đối với nhiệm vụ:
- Tờ trình đề nghị thẩm định,
phê duyệt;
- Thuyết minh nội dung nhiệm vụ
kèm theo các bản vẽ in màu A3;
- Dự thảo Quyết định phê duyệt
nhiệm vụ;
- Các văn bản pháp lý có liên
quan; văn bản tiếp thu giải trình ý kiến của các cơ quan, tổ chức và cộng đồng
dân cư về nội dung nhiệm vụ quy hoạch;
- Hồ sơ pháp nhân và hồ sơ năng
lực của tổ chức tư vấn lập nhiệm vụ quy hoạch;
b) Đối với nhiệm vụ điều chỉnh:
Ngoài các thành phần hồ sơ được
quy định tại mục a; bổ sung Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ đã được phê duyệt;
trong đó đó nêu rõ các vấn đề tồn tại, các kiến nghị thực hiện điều chỉnh nhiệm
vụ.
Thời hạn giải quyết:
- Công tác thẩm định:
+ Đối với quy hoạch phân khu đô
thị: Không quá 20 ngày (chưa bao gồm thời gian Chủ đầu tư thực hiện báo cáo tiếp
thu, giải trình ý kiến thành viên Hội đồng thẩm định);
+ Đối với quy hoạch phân khu
xây dựng: Không quá 15 ngày (chưa bao gồm thời gian Chủ đầu tư thực hiện báo
cáo tiếp thu, giải trình ý kiến thành viên Hội đồng thẩm định).
- Phê duyệt nhiệm vụ, nhiệm vụ
điều chỉnh:
+ Đối với quy hoạch phân khu đô
thị: Không quá 15 ngày;
+ Đối với quy hoạch phân khu
xây dựng: Không quá 10 ngày.
Đối tượng thực hiện:
- UBND cấp huyện;
- Các Ban quản lý;
- Các chủ đầu tư được giao tổ
chức lập quy hoạch
Cơ quan thực hiện thủ tục hành
chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định:
UBND tỉnh
- Cơ quan thực hiện: Sở Xây dựng,
Hội đồng thẩm định
Kết quả thực hiện:
- Báo cáo thẩm định
- Quyết định phê duyệt
Phí, lệ phí: Mức thu theo hướng
dẫn của Bộ Tài chính.
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không
quy định.
Yêu cầu, điều kiện thực hiện
TTHC: Không quy định.
Căn cứ pháp lý:
- Luật Xây dựng số 50/2014/QH13
ngày 18/6/2014;
- Luật Quy hoạch đô thị số
30/2009/QH12 ngày 17/6/2009;
- Luật số 35/2018/QH14 ngày
20/11/2018 sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch.
7. Thẩm định,
phê duyệt nhiệm vụ, nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch chi tiết đô thị.
Trình tự thực hiện:
- Đơn vị được giao chủ đầu tư tổ
chức lập nhiệm vụ, nhiệm vụ điều chỉnh; tổ chức lấy ý kiến theo quy định; trước
khi gửi đến cơ quan thẩm định;
- Hồ sơ được Hội đồng tổ chức
thẩm định, Sở Xây dựng là cơ quan thường thực, thực hiện tổng hợp, báo cáo kết
quả thẩm định hồ sơ nhiệm vụ, nhiệm vụ điều chỉnh;
- Kết quả thẩm định chuyển gửi
cho chủ đầu tư thực hiện việc tiếp thu, điều chỉnh (nếu có); trình UBND tỉnh
phê duyệt.
Cách thức thực hiện: Trực tiếp,
trực tuyến.
Thành phần hồ sơ, số lượng hồ
sơ
a) Đối với nhiệm vụ:
- Tờ trình đề nghị thẩm định,
phê duyệt;
- Thuyết minh nội dung nhiệm vụ
kèm theo các bản vẽ in màu A3;
- Dự thảo Quyết định phê duyệt
nhiệm vụ;
- Các văn bản pháp lý có liên
quan; văn bản tiếp thu giải trình ý kiến của các cơ quan, tổ chức và cộng đồng
dân cư về nội dung nhiệm vụ quy hoạch;
- Hồ sơ pháp nhân và hồ sơ năng
lực của tổ chức tư vấn lập nhiệm vụ quy hoạch;
b) Đối với nhiệm vụ điều chỉnh:
Ngoài các thành phần hồ sơ được
quy định tại mục a; bổ sung Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ đã được phê duyệt;
trong đó đó nêu rõ các vấn đề tồn tại, các kiến nghị thực hiện điều chỉnh nhiệm
vụ.
Thời hạn giải quyết:
- Công tác thẩm định: Không quá
20 ngày (chưa bao gồm thời gian Chủ đầu tư thực hiện báo cáo tiếp thu, giải
trình ý kiến thành viên Hội đồng thẩm định);
- Phê duyệt nhiệm vụ, nhiệm vụ
điều chỉnh: Không quá 15 ngày.
Đối tượng thực hiện:
- Đơn vị được giao chủ đầu tư
theo quy định.
Cơ quan thực hiện thủ tục hành
chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định:
UBND tỉnh;
- Cơ quan thực hiện: Sở Xây dựng,
Hội đồng thẩm định
Kết quả thực hiện:
- Báo cáo thẩm định;
- Quyết định phê duyệt
Phí, lệ phí: Mức thu theo hướng
dẫn của Bộ Tài chính
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không
quy định
Yêu cầu, điều kiện thực hiện
TTHC: Không quy định
Căn cứ pháp lý:
- Luật Quy hoạch đô thị số
30/2009/QH12 ngày 17/6/2009;
- Luật số 35/2018/QH14 ngày 20/11/2018
sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch.
8. Thẩm định,
phê duyệt đồ án, đồ án điều chỉnh quy hoạch chung thành phố, thị xã, đô thị loại
IV trở lên chưa công nhận là thành phố, thị xã; đô thị mới dự kiến là thành phố,
thị xã thuộc tỉnh.
Trình tự thực hiện:
- UBND thành phố, thị xã, huyện
dự kiến thành thị xã tổ chức lập đồ án; tổ chức lấy ý kiến theo quy định; thông
qua Hội đồng nhân nhân dân cùng cấp trước khi gửi đến cơ quan thẩm định;
- Hồ sơ được Hội đồng tổ chức
thẩm định, Sở Xây dựng là cơ quan thường thực, thực hiện tổng hợp, báo cáo kết
quả thẩm định hồ sơ đồ án, đồ án điều chỉnh;
- Kết quả thẩm định chuyển gửi
cho chủ đầu tư thực hiện việc tiếp thu, điều chỉnh (nếu có); trình UBND tỉnh
phê duyệt.
Cách thức thực hiện: Trực tiếp,
trực tuyến.
Thành phần hồ sơ, số lượng hồ
sơ
- Tờ trình đề nghị thẩm định,
phê duyệt đồ án;
- Bản vẽ in màu đúng tỷ lệ theo
quy định;
- Thuyết minh tổng hợp bao gồm
các bản vẽ in màu A3;
- Dự thảo Quyết định phê duyệt
đồ án; quy định quản lý theo đồ án quy hoạch;
- Các văn bản pháp lý có liên
quan; văn bản tiếp thu giải trình ý kiến của các cơ quan, tổ chức và cộng đồng
dân cư về nội dung đồ án quy hoạch; đối với đô thị…
- Hồ sơ pháp nhân và hồ sơ năng
lực của tổ chức, cá nhân tư vấn lập quy hoạch;
- Đĩa CD sao lưu toàn bộ nội
dung hồ sơ đồ án.
Thời hạn giải quyết:
- Công tác thẩm định: Không quá
25 ngày (chưa bao gồm thời gian Chủ đầu tư thực hiện báo cáo tiếp thu, giải
trình ý kiến thành viên Hội đồng thẩm định);
- Phê duyệt đồ án, đồ án điều
chỉnh: Không quá 15 ngày.
Đối tượng thực hiện:
Ủy ban nhân dân thành phố, thị
xã, huyện dự kiến thành thị xã.
Cơ quan thực hiện thủ tục hành
chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định:
UBND tỉnh;
- Cơ quan thực hiện: Sở Xây dựng,
Hội đồng thẩm định.
Kết quả thực hiện:
- Báo cáo thẩm định;
- Quyết định phê duyệt.
Phí, lệ phí: Mức thu theo hướng
dẫn của Bộ Tài chính
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không
quy định
Yêu cầu, điều kiện thực hiện
TTHC: Không quy định
Căn cứ pháp lý:
- Luật Quy hoạch đô thị số
30/2009/QH12 ngày 17/6/2009;
- Luật số 35/2018/QH14 ngày
20/11/2018 sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch.
9. Thẩm định,
phê duyệt đồ án quy hoạch chung thị trấn, đô thị loại V chưa công nhận là thị
trấn và đô thị mới loại V
Trình tự thực hiện:
- UBND huyện tổ chức lập đồ án;
tổ chức lấy ý kiến theo quy định; thông qua Hội đồng nhân nhân dân cùng cấp trước
khi gửi đến cơ quan thẩm định;
- Hồ sơ được Hội đồng tổ chức
thẩm định, Sở Xây dựng là cơ quan thường thực, thực hiện tổng hợp, báo cáo kết
quả thẩm định hồ sơ đồ án, đồ án điều chỉnh;
- Kết quả thẩm định chuyển gửi
cho chủ đầu tư thực hiện việc tiếp thu, điều chỉnh (nếu có); trình UBND tỉnh
phê duyệt.
Cách thức thực hiện: Trực tiếp,
trực tuyến.
Thành phần hồ sơ, số lượng hồ
sơ
- Tờ trình đề nghị thẩm định,
phê duyệt đồ án;
- Bản vẽ in màu đúng tỷ lệ theo
quy định;
- Thuyết minh tổng hợp bao gồm
các bản vẽ in màu A3;
- Dự thảo Quyết định phê duyệt
đồ án; quy định quản lý theo đồ án quy hoạch;
- Các văn bản pháp lý có liên
quan; văn bản tiếp thu giải trình ý kiến của các cơ quan, tổ chức và cộng đồng
dân cư về nội dung đồ án quy hoạch;
- Hồ sơ pháp nhân và hồ sơ năng
lực của tổ chức, cá nhân tư vấn lập quy hoạch;
- Đĩa CD sao lưu toàn bộ nội
dung hồ sơ đồ án.
Thời hạn giải quyết:
- Công tác thẩm định: Không quá
25 ngày (chưa bao gồm thời gian Chủ đầu tư thực hiện báo cáo tiếp thu, giải
trình ý kiến thành viên Hội đồng thẩm định)
- Phê duyệt đồ án, đồ án điều
chỉnh: Không quá 15 ngày.
Đối tượng thực hiện:
- UBND huyện.
Cơ quan thực hiện thủ tục hành
chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định:
UBND tỉnh
- Cơ quan thực hiện: Sở Xây dựng,
Hội đồng thẩm định
Kết quả thực hiện:
- Báo cáo thẩm định;
- Quyết định phê duyệt.
Phí, lệ phí: Mức thu theo hướng
dẫn của Bộ Tài chính
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không
quy định
Yêu cầu, điều kiện thực hiện
TTHC: Không quy định
Căn cứ pháp lý:
- Luật Quy hoạch đô thị số
30/2009/QH12 ngày 17/6/2009;
- Luật số 35/2018/QH14 ngày
20/11/2018 sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch.
10. Thẩm định,
phê duyệt đồ án, đồ án điều chỉnh quy hoạch phân khu đô thị
Trình tự thực hiện:
- UBND huyện tổ chức lập đồ án;
tổ chức lấy ý kiến theo quy định trước khi gửi đến cơ quan thẩm định;
- Hồ sơ được Hội đồng tổ chức
thẩm định, Sở Xây dựng là cơ quan thường thực, thực hiện tổng hợp, báo cáo kết
quả thẩm định hồ sơ đồ án, đồ án điều chỉnh;
- Kết quả thẩm định chuyển gửi
cho chủ đầu tư thực hiện việc tiếp thu, điều chỉnh (nếu có); trình UBND tỉnh
phê duyệt.
Cách thức thực hiện: Trực tiếp,
trực tuyến.
Thành phần hồ sơ, số lượng hồ
sơ
- Tờ trình đề nghị thẩm định,
phê duyệt đồ án;
- Bản vẽ in màu đúng tỷ lệ theo
quy định;
- Thuyết minh tổng hợp bao gồm
các bản vẽ in màu A3;
- Dự thảo Quyết định phê duyệt đồ
án; quy định quản lý theo đồ án quy hoạch;
- Các văn bản pháp lý có liên
quan; văn bản tiếp thu giải trình ý kiến của các cơ quan, tổ chức và cộng đồng
dân cư về nội dung đồ án quy hoạch;
- Hồ sơ pháp nhân và hồ sơ năng
lực của tổ chức, cá nhân tư vấn lập quy hoạch;
- Đĩa CD sao lưu toàn bộ nội
dung hồ sơ đồ án.
Thời hạn giải quyết:
- Công tác thẩm định: Không quá
25 ngày (chưa bao gồm thời gian Chủ đầu tư thực hiện báo cáo tiếp thu, giải
trình ý kiến thành viên Hội đồng thẩm định)
- Phê duyệt đồ án, đồ án điều
chỉnh: Không quá 15 ngày.
Đối tượng thực hiện:
- UBND huyện, các Ban Quản lý.
Cơ quan thực hiện thủ tục hành
chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định:
UBND tỉnh
- Cơ quan thực hiện: Sở Xây dựng,
Hội đồng thẩm định.
Kết quả thực hiện:
- Báo cáo thẩm định;
- Quyết định phê duyệt
Phí, lệ phí: Mức thu theo hướng
dẫn của Bộ Tài chính
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không
quy định
Yêu cầu, điều kiện thực hiện
TTHC: Không quy định
Căn cứ pháp lý:
- Luật Quy hoạch đô thị số
30/2009/QH12 ngày 17/6/2009;
- Luật số 35/2018/QH14 ngày
20/11/2018 sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch.
11. Thẩm định,
phê duyệt đồ án, đồ án điều chỉnh quy hoạch chi tiết đô thị
Trình tự thực hiện:
- Đơn vị được giao chủ đầu tư tổ
chức lập đồ án, đồ án điều chỉnh; tổ chức lấy ý kiến theo quy định trước khi gửi
đến cơ quan thẩm định;
- Hồ sơ được Hội đồng tổ chức
thẩm định, Sở Xây dựng là cơ quan thường thực, thực hiện tổng hợp, báo cáo kết
quả thẩm định hồ sơ đồ án, đồ án điều chỉnh;
- Kết quả thẩm định chuyển gửi
cho chủ đầu tư thực hiện việc tiếp thu, điều chỉnh (nếu có); trình UBND tỉnh
phê duyệt.
Cách thức thực hiện: trực tiếp,
trực tuyến.
Thành phần hồ sơ, số lượng hồ
sơ
- Tờ trình đề nghị thẩm định,
phê duyệt đồ án;
- Bản vẽ in màu đúng tỷ lệ theo
quy định;
- Thuyết minh tổng hợp bao gồm
các bản vẽ in màu A3;
- Dự thảo Quyết định phê duyệt
đồ án; quy định quản lý theo đồ án quy hoạch;
- Các văn bản pháp lý có liên
quan; văn bản tiếp thu giải trình ý kiến của các cơ quan, tổ chức và cộng đồng
dân cư về nội dung đồ án quy hoạch;
- Hồ sơ pháp nhân và hồ sơ năng
lực của tổ chức, cá nhân tư vấn lập quy hoạch;
- Đĩa CD sao lưu toàn bộ nội
dung hồ sơ đồ án.
Thời hạn giải quyết:
- Công tác thẩm định: Không quá
25 ngày (chưa bao gồm thời gian Chủ đầu tư thực hiện báo cáo tiếp thu, giải
trình ý kiến thành viên Hội đồng thẩm định)
- Phê duyệt đồ án, đồ án điều
chỉnh: Không quá 15 ngày.
Đối tượng thực hiện:
- Đơn vị được giao chủ đầu tư
theo quy định.
Cơ quan thực hiện thủ tục hành
chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định:
UBND tỉnh;
- Cơ quan thực hiện: Sở Xây dựng,
Hội đồng thẩm định.
Kết quả thực hiện:
- Báo cáo thẩm định;
- Quyết định phê duyệt
Phí, lệ phí: Mức thu theo hướng
dẫn của Bộ Tài chính
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không
quy định.
Yêu cầu, điều kiện thực hiện
TTHC: Không quy định.
Căn cứ pháp lý:
- Luật Quy hoạch đô thị số
30/2009/QH12 ngày 17/6/2009;
- Luật số 35/2018/QH14 ngày
20/11/2018 sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch.
12. Thẩm định
nhiệm vụ, nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch chi tiết của dự án đầu tư xây dựng công
trình không theo hình thức kinh doanh thuộc thẩm quyền phê duyệt của UBND cấp tỉnh.
Trình tự thực hiện:
- Đơn vị được giao chủ đầu tư tổ
chức lập nhiệm vụ, nhiệm vụ điều chỉnh; tổ chức lấy ý kiến theo quy định; thông
qua Hội đồng nhân nhân dân cùng cấp trước khi gửi đến cơ quan thẩm định;
- Hồ sơ được Hội đồng tổ chức
thẩm định , Sở Xây dựng là cơ quan thường thực, thực hiện tổng hợp, báo cáo kết
quả thẩm định hồ sơ nhiệm vụ, nhiệm vụ điều chỉnh;
- Kết quả thẩm định chuyển gửi
cho chủ đầu tư thực hiện việc tiếp thu, điều chỉnh (nếu có); trình UBND tỉnh
phê duyệt.
Cách thức thực hiện: Trực tiếp,
trực tuyến hoặc qua dịch vụ công ích.
Thành phần hồ sơ, số lượng hồ
sơ
a) Đối với nhiệm vụ:
- Tờ trình đề nghị thẩm định,
phê duyệt;
- Thuyết minh nội dung nhiệm vụ
kèm theo các bản vẽ in màu A3;
- Dự thảo Quyết định phê duyệt
nhiệm vụ;
- Các văn bản pháp lý có liên
quan; văn bản tiếp thu giải trình ý kiến của các cơ quan, tổ chức và cộng đồng
dân cư về nội dung nhiệm vụ quy hoạch;
- Hồ sơ pháp nhân và hồ sơ năng
lực của tổ chức tư vấn lập nhiệm vụ quy hoạch.
b) Đối với nhiệm vụ điều chỉnh:
Ngoài các thành phần hồ sơ được
quy định tại mục a; bổ sung Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ đã được phê duyệt;
trong đó đó nêu rõ các vấn đề tồn tại, các kiến nghị thực hiện điều chỉnh nhiệm
vụ.
Thời hạn giải quyết:
- Công tác thẩm định: Không quá
15 ngày (chưa bao gồm thời gian Chủ đầu tư thực hiện báo cáo tiếp thu, giải
trình ý kiến thành viên Hội đồng thẩm định);
- Phê duyệt đồ án, đồ án điều
chỉnh: Không quá 10 ngày.
Đối tượng thực hiện: Đơn vị được
giao chủ đầu tư theo quy định.
Cơ quan thực hiện thủ tục hành
chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định:
- Cơ quan thực hiện: Kết quả thực
hiện:
- Báo cáo thẩm định;
- Quyết định phê duyệt
Phí, lệ phí: Mức thu theo hướng
dẫn của Bộ Tài chính.
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không
quy định.
Yêu cầu, điều kiện thực hiện
TTHC: Không quy định.
Căn cứ pháp lý:
- Luật Xây dựng số 50/2014/QH13
ngày 18/6/2014;
- Luật số 35/2018/QH14 ngày
20/11/2018 sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch.
13. Thẩm định
đồ án, đồ án điều chỉnh quy hoạch chi tiết của dự án đầu tư xây dựng công trình
không theo hình thức kinh doanh thuộc thẩm quyền phê duyệt của UBND cấp tỉnh
Trình tự thực hiện:
- Đơn vị được giao chủ đầu tư tổ
chức lập đồ án, đồ án điều chỉnh; tổ chức lấy ý kiến theo quy định; thông qua Hội
đồng nhân nhân dân cùng cấp trước khi gửi đến cơ quan thẩm định;
- Hồ sơ được Hội đồng tổ chức
thẩm định, Sở Xây dựng là cơ quan thường thực, thực hiện tổng hợp, báo cáo kết
quả thẩm định hồ sơ đồ án, đồ án điều chỉnh;
- Kết quả thẩm định chuyển gửi
cho chủ đầu tư thực hiện việc tiếp thu, điều chỉnh (nếu có); trình UBND tỉnh
phê duyệt.
Cách thức thực hiện: Trực tiếp,
trực tuyến hoặc qua dịch vụ công ích.
Thành phần hồ sơ, số lượng hồ
sơ
- Tờ trình đề nghị thẩm định,
phê duyệt đồ án;
- Bản vẽ in màu đúng tỷ lệ theo
quy định;
- Thuyết minh tổng hợp bao gồm
các bản vẽ in màu A3;
- Dự thảo Quyết định phê duyệt
đồ án; quy định quản lý theo đồ án quy hoạch;
- Các văn bản pháp lý có liên
quan; văn bản tiếp thu giải trình ý kiến của các cơ quan, tổ chức và cộng đồng
dân cư về nội dung đồ án quy hoạch;
- Hồ sơ pháp nhân và hồ sơ năng
lực của tổ chức, cá nhân tư vấn lập quy hoạch;
- Đĩa CD sao lưu toàn bộ nội
dung hồ sơ đồ án.
Thời hạn giải quyết:
- Công tác thẩm định: Không quá
25 ngày (chưa bao gồm thời gian Chủ đầu tư thực hiện báo cáo tiếp thu, giải
trình ý kiến thành viên Hội đồng thẩm định)
- Phê duyệt đồ án, đồ án điều
chỉnh: Không quá 15 ngày.
Đối tượng thực hiện:
- Đơn vị được giao chủ đầu tư
theo quy định.
Cơ quan thực hiện thủ tục hành
chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định:
UBND tỉnh
- Cơ quan thực hiện: Sở Xây dựng,
Hội đồng thẩm định.
Kết quả thực hiện:
- Báo cáo thẩm định;
- Quyết định phê duyệt
Phí, lệ phí: Mức thu theo hướng
dẫn của Bộ Tài chính
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không
quy định.
Yêu cầu, điều kiện thực hiện
TTHC: Không quy định.
Căn cứ pháp lý:
- Luật Xây dựng số 50/2014/QH13
ngày 18/6/2014;
- Luật số 35/2018/QH14 ngày
20/11/2018 sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch.
14. Thẩm định
nhiệm vụ thiết kế đô thị riêng thuộc thẩm quyền phê duyệt của UBND cấp tỉnh.
Trình tự thực hiện:
- Cơ quan tổ chức được giao thực
hiện lập nhiệm vụ thiết kế đô thị riêng, thực hiện công tác lấy ý kiến, gửi hồ
sơ về Sở Xây dựng.
- Hồ sơ được Hội đồng tổ chức
thẩm định, Sở Xây dựng là cơ quan thường thực, thực hiện tổng hợp, báo cáo kết
quả thẩm định nhiệm vụ thiết kế đô thị riêng;
- Kết quả thẩm định chuyển gửi
cho chủ đầu tư thực hiện việc tiếp thu, điều chỉnh (nếu có); trình UBND tỉnh
phê duyệt.
Cách thức thực hiện: Trực tiếp,
trực tuyến hoặc qua dịch vụ công ích.
Thành phần hồ sơ, số lượng hồ
sơ
- Tờ trình đề nghị thẩm định
nhiệm vụ thiết kế đô thị riêng.
- Chủ trương của cấp có thẩm
quyền về việc lập thiết kế đô thị riêng.
- Thuyết minh nhiệm vụ thiết kế
đô thị riêng.
- Thành phần bản vẽ nhiệm vụ
thiết kế đô thị riêng gồm:
+ Sơ đồ vị trí khu vực thiết kế
đô thị trích từ quy hoạch chi tiết hoặc quy hoạch phân khu hoặc quy hoạch chung
đô thị;
+ Bản đồ ranh giới nghiên cứu,
phạm vi khu vực lập thiết kế đô thị riêng.
- Dự thảo quyết định phê duyệt
nhiệm vụ thiết kế đô thị riêng.
- Hồ sơ pháp nhân và hồ sơ năng
lực của tổ chức, cá nhân tư vấn lập nhiệm vụ thiết kế đô thị riêng.
- Đĩa CD sao lưu toàn bộ nội
dung hồ sơ nhiệm vụ thiết kế đô thị riêng.
Thời hạn giải quyết:
- Công tác thẩm định: Không quá
15 ngày (chưa bao gồm thời gian Chủ đầu tư thực hiện báo cáo tiếp thu, giải
trình ý kiến thành viên Hội đồng thẩm định);
- Phê duyệt nhiệm vụ: Không quá
10 ngày.
Đối tượng thực hiện: Cơ quan, tổ
chức được giao nhiệm vụ.
Cơ quan thực hiện thủ tục hành
chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định:
UBND tỉnh
- Cơ quan thực hiện: Sở Xây dựng
tỉnh Quảng Nam.
Kết quả thực hiện:
- Báo cáo thẩm định;
- Quyết định phê duyệt.
Phí, lệ phí: Mức thu theo hướng
dẫn của Bộ Tài chính.
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không
quy định.
Yêu cầu, điều kiện thực hiện
TTHC: Không quy định.
Căn cứ pháp lý:
- Luật Quy hoạch đô thị số
30/2009/QH12 ngày 17/6/2009;
- Luật số 35/2018/QH14 ngày
20/11/2018 sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch.
- Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ,
ngày 07/4/2010 của Chính phủ về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch
đô thị;
- Thông tư số 06/2013/TT-BXD ,
ngày 13/5/2013 của Bộ Xây dựng hướng dẫn về nội dung Thiết kế đô thị;
- Thông tư số 16/2013/TT-BXD
ngày 16/10/2013 của Bộ Xây dựng về bổ sung sửa đổi một số điều của Thông tư số
06/2013/TT-BXD ngày 13/5/2013 của Bộ Xây dựng.
15. Thẩm định
nhiệm vụ thiết kế đô thị riêng thuộc thẩm quyền phê duyệt của UBND cấp tỉnh.
Trình tự thực hiện:
- Cơ quan tổ chức được giao thực
hiện lập đồ án thiết kế đô thị riêng, thực hiện công tác lấy ý kiến, gửi hồ sơ
về Sở Xây dựng.
- Hồ sơ được Hội đồng tổ chức
thẩm định, Sở Xây dựng là cơ quan thường thực, thực hiện tổng hợp, báo cáo kết
quả thẩm định đồ án thiết kế đô thị riêng;
- Kết quả thẩm định chuyển gửi
cho chủ đầu tư thực hiện việc tiếp thu, điều chỉnh (nếu có); trình UBND tỉnh
phê duyệt.
Cách thức thực hiện: trực tiếp,
trực tuyến hoặc qua BCCI.
Thành phần hồ sơ, số lượng hồ
sơ
- Tờ trình đề nghị thẩm định đồ
án thiết kế đô thị riêng.
- Quyết định phê duyệt nhiệm vụ
thiết kế đô thị riêng.
- Biên bản lấy ý kiến thông qua
đồ án thiết kế đô thị riêng.
- Hồ sơ về điều kiện năng lực của
đơn vị tư vấn lập thiết kế đô thị riêng.
- chủ trương của cấp có thẩm
quyền về việc lập thiết kế đô thị riêng; các văn bản pháp lý có liên quan.
- Thuyết minh đồ án thiết kế đô
thị riêng phù hợp với các bản vẽ:
+ Thuyết minh phải có bảng biểu
thống kê, phụ lục tính toán, hình ảnh minh họa và hệ thống sơ đồ, bản vẽ thu nhỏ
khổ A3 với ký hiệu và ghi chú rõ ràng, được sắp xếp kèm theo nội dung cho từng
phần của thuyết minh liên quan;
+ Phụ lục kèm theo thuyết minh
(các giải trình, giải thích, luận cứ bổ sung cho thuyết minh; bản vẽ minh họa;
các số liệu tính toán).
- Thành phần bản vẽ đồ án thiết
kế đô thị riêng gồm:
+ Sơ đồ vị trí, mối liên hệ khu
vực thiết kế với đô thị (trong đó xác định vị trí ranh giới khu vực thiết kế và
giới hạn các vùng ảnh hưởng đến kiến trúc cảnh quan khu vực).
+ Các bản vẽ mặt bằng hiện trạng
(có phân tích đánh giá) thể hiện theo tỷ lệ 1/500 - 1/200 dựa trên cơ sở bản đồ
địa hình có tỷ lệ tương ứng.
+ Các bản vẽ chi tiết (mặt bằng
tổng thể, mặt đứng, phối cảnh minh họa) tỷ lệ 1/500 - 1/200. Trong trường hợp cần
làm rõ kiến trúc một số công trình tiêu biểu, đặc trưng, điểm nhấn tại những
khu vực cụ thể thì tỷ lệ bản vẽ 1/200 - 1/100.
+ Bản vẽ quy định về kỹ thuật hạ
tầng (mặt cắt cốt đường, cốt xây dựng nền đường, cốt xây dựng vỉa hè, các,
trang thiết bị đường phố và các công trình tiện ích khác trong đô thị) thể hiện
tỷ lệ 1/500.
- Phần mô hình: mô hình thực hiện
với tỷ lệ 1/500, vật liệu làm mô hình phù hợp ý tưởng Thiết kế đô thị. Trường hợp
cần thiết phải làm rõ những khu vực có công trình, điểm nhấn, ý tưởng chính của
đồ án thì mô hình thực hiện với tỷ lệ 1/200.
- Quy định quản lý theo đồ án
thiết kế đô thị riêng: nội dung theo quy định tại Điều 16 Thông tư số
06/2013/TT-BXD ngày 13/5/2013.
- Dự thảo quyết định phê duyệt
đồ án thiết kế đô thị riêng.
- Đĩa CD lưu toàn bộ hồ sơ đồ
án thiết kế đô thị riêng.
Thời hạn giải quyết:
- Công tác thẩm định: Không quá
25 ngày (chưa bao gồm thời gian Chủ đầu tư thực hiện báo cáo tiếp thu, giải
trình ý kiến thành viên Hội đồng thẩm định)
- Phê duyệt đồ án: Không quá 15
ngày.
Đối tượng thực hiện: Cơ quan, tổ
chức được giao nhiệm vụ.
Cơ quan thực hiện thủ tục hành
chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định:
UBND tỉnh
- Cơ quan thực hiện: Sở Xây dựng
tỉnh Quảng Nam.
Kết quả thực hiện:
- Báo cáo thẩm định;
- Quyết định phê duyệt.
Phí, lệ phí: Mức thu theo hướng
dẫn của Bộ Tài chính.
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không
Yêu cầu, điều kiện thực hiện
TTHC: Không
Căn cứ pháp lý:
- Luật Quy hoạch đô thị số
30/2009/QH12 ngày 17/6/2009;
- Luật số 35/2018/QH14 ngày
20/11/2018 sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch.
- Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ,
ngày 07/4/2010 của Chính phủ về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch
đô thị;
- Thông tư số 06/2013/TT-BXD ,
ngày 13/5/2013 của Bộ Xây dựng hướng dẫn về nội dung Thiết kế đô thị;
- Thông tư số 16/2013/TT-BXD
ngày 16/10/2013 của Bộ Xây dựng về bổ sung sửa đổi một số điều của Thông tư số
06/2013/TT-BXD ngày 13/5/2013 của Bộ Xây dựng.
16. Thẩm định,
phê duyệt nhiệm vụ, nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch chi tiết đô thị thuộc thẩm
quyền của UBND cấp huyện.
Trình tự thực hiện:
- Đơn vị được giao chủ đầu tư tổ
chức lập nhiệm vụ, nhiệm vụ điều chỉnh; tổ chức lấy ý kiến theo quy định; trước
khi gửi đến cơ quan thẩm định;
- Hồ sơ được Hội đồng tổ chức
thẩm định, phòng Quản lý Đô thị (đối với UBND thành phố, thị xã) hoặc phòng
Kinh tế và Hạ tầng (đối với UBND huyện) là cơ quan thường thực, thực hiện tổng
hợp, báo cáo kết quả thẩm định hồ sơ nhiệm vụ, nhiệm vụ điều chỉnh;
- Kết quả thẩm định chuyển gửi
cho chủ đầu tư thực hiện việc tiếp thu, điều chỉnh (nếu có); trình UBND cấp huyện
phê duyệt.
Cách thức thực hiện: Trực tiếp,
trực tuyến.
Thành phần hồ sơ, số lượng hồ
sơ
a) Đối với nhiệm vụ:
- Tờ trình đề nghị thẩm định,
phê duyệt;
- Thuyết minh nội dung nhiệm vụ
kèm theo các bản vẽ in màu A3;
- Dự thảo Quyết định phê duyệt
nhiệm vụ;
- Các văn bản pháp lý có liên
quan; văn bản tiếp thu giải trình ý kiến của các cơ quan, tổ chức và cộng đồng
dân cư về nội dung nhiệm vụ quy hoạch;
- Hồ sơ pháp nhân và hồ sơ năng
lực của tổ chức tư vấn lập nhiệm vụ quy hoạch.
b) Đối với nhiệm vụ điều chỉnh:
Ngoài các thành phần hồ sơ được
quy định tại mục a; bổ sung Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ đã được phê duyệt;
trong đó đó nêu rõ các vấn đề tồn tại, các kiến nghị thực hiện điều chỉnh nhiệm
vụ.
Thời hạn giải quyết:
- Công tác thẩm định: Không quá
20 ngày (chưa bao gồm thời gian Chủ đầu tư thực hiện báo cáo tiếp thu, giải
trình ý kiến thành viên Hội đồng thẩm định);
- Phê duyệt nhiệm vụ, nhiệm vụ
điều chỉnh: Không quá 15 ngày.
Đối tượng thực hiện:
- Đơn vị được giao chủ đầu tư
theo quy định.
Cơ quan thực hiện thủ tục hành
chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định:
UBND huyện, thành phố, thị xã;
- Cơ quan thực hiện: Phòng Quản
lý Đô thị (đối với UBND thành phố, thị xã), phòng Kinh tế và Hạ tầng (đối với
UBND huyện); Hội đồng thẩm định cấp huyện, thị xã, thành phố.
Kết quả thực hiện:
- Báo cáo thẩm định;
- Quyết định phê duyệt.
Phí, lệ phí: Mức thu theo hướng
dẫn của Bộ Tài chính.
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không
quy định.
Yêu cầu, điều kiện thực hiện
TTHC: Không quy định.
Căn cứ pháp lý:
- Luật Quy hoạch đô thị số
30/2009/QH12 ngày 17/6/2009;
- Luật số 35/2018/QH14 ngày
20/11/2018 sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch.
17. Thẩm định,
phê duyệt nhiệm vụ, nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch chi tiết đô thị thuộc thẩm
quyền của UBND cấp huyện.
Trình tự thực hiện:
- Đơn vị được giao chủ đầu tư tổ
chức lập đồ án, đồ án điều chỉnh; tổ chức lấy ý kiến theo quy định trước khi gửi
đến cơ quan thẩm định;
- Hồ sơ được Hội đồng tổ chức
thẩm định, phòng Quản lý Đô thị (đối với UBND thành phố, thị xã) hoặc phòng
Kinh tế và Hạ tầng (đối với UBND huyện) là cơ quan thường thực, thực hiện tổng
hợp, báo cáo kết quả thẩm định hồ sơ đồ án, đồ án điều chỉnh;
- Kết quả thẩm định chuyển gửi
cho chủ đầu tư thực hiện việc tiếp thu, điều chỉnh (nếu có); trình UBND cấp huyện
phê duyệt.
Cách thức thực hiện: Trực tiếp,
trực tuyến.
Thành phần hồ sơ, số lượng hồ
sơ
- Tờ trình đề nghị thẩm định,
phê duyệt đồ án;
- Bản vẽ in màu đúng tỷ lệ theo
quy định;
- Thuyết minh tổng hợp bao gồm
các bản vẽ in màu A3;
- Dự thảo Quyết định phê duyệt
đồ án; quy định quản lý theo đồ án quy hoạch;
- Các văn bản pháp lý có liên
quan; văn bản tiếp thu giải trình ý kiến của các cơ quan, tổ chức và cộng đồng
dân cư về nội dung đồ án quy hoạch;
- Hồ sơ pháp nhân và hồ sơ năng
lực của tổ chức, cá nhân tư vấn lập quy hoạch;
- Đĩa CD sao lưu toàn bộ nội
dung hồ sơ đồ án.
Thời hạn giải quyết:
- Công tác thẩm định: Không quá
25 ngày (chưa bao gồm thời gian Chủ đầu tư thực hiện báo cáo tiếp thu, giải
trình ý kiến thành viên Hội đồng thẩm định)
- Phê duyệt đồ án, đồ án điều
chỉnh: Không quá 15 ngày.
Đối tượng thực hiện:
- Đơn vị được giao chủ đầu tư
theo quy định.
Cơ quan thực hiện thủ tục hành
chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định:
UBND huyện, thành phố, thị xã;
- Cơ quan thực hiện: Phòng Quản
lý Đô thị (đối với UBND thành phố, thị xã), phòng Kinh tế và Hạ tầng (đối với
UBND huyện); Hội đồng thẩm định cấp huyện, thị xã, thành phố.
Kết quả thực hiện:
- Báo cáo thẩm định;
- Quyết định phê duyệt.
Phí, lệ phí: Mức thu theo hướng
dẫn của Bộ Tài chính.
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không
quy định.
Yêu cầu, điều kiện thực hiện
TTHC: Không quy định.
Căn cứ pháp lý:
- Luật Quy hoạch đô thị số
30/2009/QH12 ngày 17/6/2009;
- Luật số 35/2018/QH14 ngày 20/11/2018
sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch.
Lĩnh vực Hoạt
động xây dựng
18. Thẩm định
Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng công trình do Chủ tịch UBND cấp huyện
quyết định đầu tư.
Trình tự thực hiện:
- Người đề nghị thẩm định nộp
trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc trực tuyến 01 bộ hồ sơ đề nghị thẩm định
Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết TTHC
của Cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc UBND cấp huyện.
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc
sau khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan chuyên môn về xây dựng có trách nhiệm:
+ Gửi văn bản yêu cầu bổ sung hồ
sơ.
+ Trả lại hồ sơ thẩm định và có
văn bản nêu rõ lý do từ chối thực hiện thẩm định trong các trường hợp: Không
đúng với thẩm quyền của cơ quan chuyên môn về xây dựng hoặc người đề nghị thẩm
định không đúng thẩm quyền theo quy định tại Nghị định số 15/2021/NĐ-CP được sửa
đổi, sung tại Nghị định số 35/2023/NĐ-CP ; Không thuộc đối tượng phải thẩm định
tại cơ quan chuyên môn về xây dựng; Hồ sơ trình thẩm định không bảo đảm về tính
pháp lý hoặc không hợp lệ.
+ Gửi văn bản đến các cơ quan
có thẩm quyền về phòng cháy chữa cháy để thực hiện thủ tục về giải pháp phòng
cháy, chữa cháy của thiết kế xây dựng (trường hợp chủ đầu tư có yêu cầu).
- Trong thời hạn 20 ngày kể từ
ngày nhận được yêu cầu của cơ quan chuyên môn về xây dựng, nếu người đề nghị thẩm
định không thực hiện việc bổ sung hồ sơ thì cơ quan chuyên môn về xây dựng dừng
việc thẩm định, người đề nghị thẩm định trình thẩm định lại khi có yêu cầu.
- Trong quá trình thẩm định, cơ
quan chuyên môn về xây dựng có quyền tạm dừng thẩm định (không quá 01 lần) và
thông báo kịp thời bằng văn bản đến người đề nghị thẩm định các lỗi, sai sót về
thông tin, số liệu trong nội dung hồ sơ dẫn đến không thể đưa ra kết luận thẩm
định. Trường hợp các lỗi, sai sót nêu trên không thể khắc phục được trong thời
hạn 20 ngày thì cơ quan chuyên môn về xây dựng dừng việc thẩm định, người đề
nghị thẩm định trình thẩm định lại khi có yêu cầu.
- Trong thời hạn không quá 15 ngày
(đối với dự án nhóm C) kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan chuyên môn về
xây dựng ra văn bản thông báo kết quả thẩm định kèm theo hồ sơ bản vẽ được đóng
dấu.
Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ
trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc trực tuyến
Thành phần hồ sơ, số lượng hồ
sơ
a) Thành phần hồ sơ:
- Từ trình thẩm định Báo cáo
kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng theo Mẫu số 01 Phụ lục I Nghị định số
15/2021/NĐ-CP .
- Văn bản về chủ trương đầu tư
xây dựng công trình theo quy định pháp luật về đầu tư, đầu tư công, đầu tư theo
phương thức đối tác công tư.
- Quyết định lựa chọn phương án
thiết kế kiến trúc thông qua thi tuyển theo quy định và phương án thiết kế được
lựa chọn kèm theo (nếu có yêu cầu).
- Văn bản/quyết định phê duyệt
và bản vẽ kèm theo (nếu có) của một trong các loại quy hoạch sau đây: Quy hoạch
chi tiết xây dựng được cấp có thẩm quyền phê duyệt; quy hoạch có tính chất kỹ
thuật chuyên ngành khác theo quy định của pháp luật về quy hoạch; phương án tuyến
công trình, vị trí công trình được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận;
quy hoạch phân khu xây dựng đối với trường hợp không có yêu cầu lập quy hoạch
chi tiết xây dựng.
- Văn bản thẩm duyệt về giải
pháp phòng cháy và chữa cháy của thiết kế xây dựng; văn bản kết quả thực hiện
thủ tục về đánh giá tác động môi trường hoặc giấy phép môi trường theo quy định
của pháp luật về bảo vệ môi trường (nếu có yêu cầu theo quy định của pháp luật
về phòng cháy và chữa cháy, bảo vệ môi trường).
Các thủ tục về phòng cháy và
chữa cháy, bảo vệ môi trường được thực hiện theo nguyên tắc đồng thời, không
yêu cầu bắt buộc xuất trình các văn bản này tại thời điểm trình hồ sơ thẩm định,
nhưng phải có kết quả gửi cơ quan chuyên môn về xây dựng trước thời hạn thông
báo kết quả thẩm định 05 ngày làm việc. Trường hợp chủ đầu tư có yêu cầu thực
hiện thủ tục về giải pháp phòng cháy và chữa cháy của thiết kế xây dựng theo cơ
chế một cửa liên thông khi thẩm định Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư
xây dựng tại cơ quan chuyên môn về xây dựng thì chủ đầu tư nộp bổ sung 01 bộ hồ
sơ theo quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy.
- Các văn bản thỏa thuận, xác
nhận về đấu nối hạ tầng kỹ thuật của dự án; văn bản chấp thuận độ cao công
trình theo quy định của Chính phủ về quản lý độ cao chướng ngại vật hàng
không và các trận địa quản lý, bảo vệ vùng trời tại Việt Nam (trường hợp dự án
không thuộc khu vực hoặc đối tượng có yêu cầu lấy ý kiến thống nhất về bề mặt
quản lý độ cao công trình tại giai đoạn phê duyệt quy hoạch xây dựng) (nếu có).
- Các văn bản pháp lý khác có
liên quan (nếu có).
- Hồ sơ khảo sát xây dựng được
phê duyệt; thuyết minh Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng; thiết kế xây
dựng hoặc thiết kế khác theo thông lệ quốc tế phục vụ lập Báo cáo kinh tế - kỹ
thuật đầu tư xây dựng (gồm bản vẽ và thuyết minh); danh mục tiêu chuẩn chủ yếu
áp dụng cho dự án.
- Danh sách các nhà thầu kèm
theo mã số chứng chỉ năng lực của nhà thầu khảo sát, nhà thầu lập thiết kế xây
dựng, nhà thầu thẩm tra (nếu có); mã số chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng
của các chức danh chủ nhiệm khảo sát xây dựng; chủ nhiệm, chủ trì các bộ môn
thiết kế, lập tổng mức đầu tư, dự toán xây dựng; chủ nhiệm, chủ trì thẩm tra.
- Đối với dự án sử dụng vốn đầu
tư công, vốn nhà nước ngoài đầu tư công có yêu cầu xem xét tổng mức đầu tư và dự
toán xây dựng, hồ sơ trình thẩm định còn phải có các nội dung sau: tổng mức đầu
tư và dự toán xây dựng; các thông tin, số liệu về giá, định mức có liên quan;
báo giá, kết quả thẩm định giá (nếu có).
b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)
Thời hạn giải quyết:
- Không quá 15 ngày kể từ ngày
nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Đối tượng thực hiện:
Chủ đầu tư hoặc tổ chức/cá nhân
được người quyết định đầu tư/cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao chuẩn bị dự án
gọi chung là Người đề nghị thẩm định.
Cơ quan thực hiện thủ tục hành
chính:
Cơ quan thực hiện: Cơ quan
chuyên môn về xây dựng thuộc UBND cấp huyện
Kết quả thực hiện:
Văn bản thông báo kết quả thẩm
định Báo cáo kinh tế - kỹ thuật kèm theo hồ sơ thiết kế trình thẩm định có đóng
dấu thẩm định của cơ quan chuyên môn về xây dựng.
Phí, lệ phí:
Theo quy định tại Thông tư của
Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Tờ trình thẩm định Báo cáo kinh
tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng theo Mẫu
số 01 Phụ lục 1 Nghị định số 15/2021/NĐ-CP .
Yêu cầu, điều kiện thực hiện
TTHC:
Hồ sơ trình thẩm định phải bảo
đảm tính pháp lý, hợp lệ, phù hợp với nội dung đề nghị thẩm định. Hồ sơ trình
thẩm định được xem là đúng quy cách, được trình bày với ngôn ngữ chính là tiếng
Việt và được người đề nghị thẩm định kiểm tra, xác nhận.
Phần hồ sơ thiết kế kiến trúc
trong hồ sơ thiết kế xây dựng (nếu có) cần tuân thủ quy định theo pháp luật về
kiến trúc.
Căn cứ pháp lý:
- Luật Xây dựng;
- Nghị định số 15/2021/NĐ-CP
ngày 03/3/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án
đầu tư xây dựng;
- Nghị định số 35/2023/NĐ-CP
ngày 20/6/2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định thuộc
lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng;
- Quyết định số 33/2022/QĐ-UBND
ngày 31/10/2022 của UBND tỉnh Ban hành Quy định thẩm quyền thẩm định, phê duyệt
dự án và thiết kế xây dựng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam;
- Quyết định số 16/2023/QĐ-UBND
ngày 31/8/2023 của UBND tỉnh Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 5 và điểm a khoản 1
Điều 8 của Quy định thẩm quyền thẩm định, phê duyệt dự án và thiết kế xây dựng
trên địa bàn tỉnh Quảng Nam ban hành kèm theo Quyết định số 33/2022/QĐ-UBND
ngày 31/10/2022 của UBND tỉnh.
19. Điều
chỉnh Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng công trình do Chủ tịch UBND cấp
huyện quyết định đầu tư.
Trình tự thực hiện:
- Người đề nghị thẩm định nộp
trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc trực tuyến 01 bộ hồ sơ đề nghị thẩm định
Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết TTHC
của Cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc UBND cấp huyện.
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc
sau khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan chuyên môn về xây dựng có trách nhiệm:
+ Gửi văn bản yêu cầu bổ sung hồ
sơ.
+ Trả lại hồ sơ thẩm định và có
văn bản nêu rõ lý do từ chối thực hiện thẩm định trong các trường hợp: Không đúng
với thẩm quyền của cơ quan chuyên môn về xây dựng hoặc người đề nghị thẩm định
không đúng thẩm quyền theo quy định tại Nghị định số 15/2021/NĐ-CP được sửa đổi,
sung tại Nghị định số 35/2023/NĐ-CP ; Không thuộc đối tượng phải thẩm định tại
cơ quan chuyên môn về xây dựng; Hồ sơ trình thẩm định không bảo đảm về tính
pháp lý hoặc không hợp lệ.
+ Gửi văn bản đến các cơ quan
có thẩm quyền về phòng cháy chữa cháy để thực hiện thủ tục về giải pháp phòng
cháy, chữa cháy của thiết kế xây dựng (trường hợp chủ đầu tư có yêu cầu).
- Trong thời hạn 20 ngày kể từ
ngày nhận được yêu cầu của cơ quan chuyên môn về xây dựng, nếu người đề nghị thẩm
định không thực hiện việc bổ sung hồ sơ thì cơ quan chuyên môn về xây dựng dừng
việc thẩm định, người đề nghị thẩm định trình thẩm định lại khi có yêu cầu.
- Trong quá trình thẩm định, cơ
quan chuyên môn về xây dựng có quyền tạm dừng thẩm định (không quá 01 lần) và
thông báo kịp thời bằng văn bản đến người đề nghị thẩm định các lỗi, sai sót về
thông tin, số liệu trong nội dung hồ sơ dẫn đến không thể đưa ra kết luận thẩm
định. Trường hợp các lỗi, sai sót nêu trên không thể khắc phục được trong thời
hạn 20 ngày thì cơ quan chuyên môn về xây dựng dừng việc thẩm định, người đề
nghị thẩm định trình thẩm định lại khi có yêu cầu.
- Trong thời hạn không quá 15
ngày (đối với dự án nhóm C) kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan chuyên môn
về xây dựng ra văn bản thông báo kết quả thẩm định kèm theo hồ sơ bản vẽ được
đóng dấu.
Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ
trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc trực tuyến
Thành phần hồ sơ, số lượng hồ
sơ
a) Thành phần hồ sơ:
- Từ trình thẩm định Báo cáo
kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng theo Mẫu số 01 Phụ lục I Nghị định số
15/2021/NĐ-CP .
- Văn bản về chủ trương đầu tư
xây dựng công trình theo quy định pháp luật về đầu tư, đầu tư công, đầu tư theo
phương thức đối tác công tư.
- Quyết định lựa chọn phương án
thiết kế kiến trúc thông qua thi tuyển theo quy định và phương án thiết kế được
lựa chọn kèm theo (nếu có yêu cầu).
- Văn bản/quyết định phê duyệt
và bản vẽ kèm theo (nếu có) của một trong các loại quy hoạch sau đây: Quy hoạch
chi tiết xây dựng được cấp có thẩm quyền phê duyệt; quy hoạch có tính chất kỹ
thuật chuyên ngành khác theo quy định của pháp luật về quy hoạch; phương án tuyến
công trình, vị trí công trình được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận;
quy hoạch phân khu xây dựng đối với trường hợp không có yêu cầu lập quy hoạch
chi tiết xây dựng.
- Văn bản thẩm duyệt về giải
pháp phòng cháy và chữa cháy của thiết kế xây dựng; văn bản kết quả thực hiện
thủ tục về đánh giá tác động môi trường hoặc giấy phép môi trường theo quy định
của pháp luật về bảo vệ môi trường (nếu có yêu cầu theo quy định của pháp luật
về phòng cháy và chữa cháy, bảo vệ môi trường).
Các thủ tục về phòng cháy và chữa
cháy, bảo vệ môi trường được thực hiện theo nguyên tắc đồng thời, không yêu cầu
bắt buộc xuất trình các văn bản này tại thời điểm trình hồ sơ thẩm định, nhưng
phải có kết quả gửi cơ quan chuyên môn về xây dựng trước thời hạn thông báo kết
quả thẩm định 05 ngày làm việc. Trường hợp chủ đầu tư có yêu cầu thực hiện thủ
tục về giải pháp phòng cháy và chữa cháy của thiết kế xây dựng theo cơ chế một
cửa liên thông khi thẩm định Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng tại cơ
quan chuyên môn về xây dựng thì chủ đầu tư nộp bổ sung 01 bộ hồ sơ theo quy định
của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy.
- Các văn bản thỏa thuận, xác
nhận về đấu nối hạ tầng kỹ thuật của dự án; văn bản chấp thuận độ cao công
trình theo quy định của Chính phủ về quản lý độ cao chướng ngại vật hàng không
và các trận địa quản lý, bảo vệ vùng trời tại Việt Nam (trường hợp dự án không
thuộc khu vực hoặc đối tượng có yêu cầu lấy ý kiến thống nhất về bề mặt quản lý
độ cao công trình tại giai đoạn phê duyệt quy hoạch xây dựng) (nếu có).
- Các văn bản pháp lý khác có
liên quan (nếu có).
- Hồ sơ khảo sát xây dựng được
phê duyệt; thuyết minh Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng; thiết kế xây
dựng hoặc thiết kế khác theo thông lệ quốc tế phục vụ lập Báo cáo kinh tế - kỹ
thuật đầu tư xây dựng (gồm bản vẽ và thuyết minh); danh mục tiêu chuẩn chủ yếu
áp dụng cho dự án.
- Danh sách các nhà thầu kèm
theo mã số chứng chỉ năng lực của nhà thầu khảo sát, nhà thầu lập thiết kế xây
dựng, nhà thầu thẩm tra (nếu có); mã số chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng
của các chức danh chủ nhiệm khảo sát xây dựng; chủ nhiệm, chủ trì các bộ môn
thiết kế, lập tổng mức đầu tư, dự toán xây dựng; chủ nhiệm, chủ trì thẩm tra.
- Đối với dự án sử dụng vốn đầu
tư công, vốn nhà nước ngoài đầu tư công có yêu cầu xem xét tổng mức đầu tư và dự
toán xây dựng, hồ sơ trình thẩm định còn phải có các nội dung sau: tổng mức đầu
tư và dự toán xây dựng; các thông tin, số liệu về giá, định mức có liên quan;
báo giá, kết quả thẩm định giá (nếu có).
b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)
Thời hạn giải quyết:
- Không quá 15 ngày kể từ ngày
nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Đối tượng thực hiện:
Chủ đầu tư hoặc tổ chức/cá nhân
được người quyết định đầu tư/cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao chuẩn bị dự án
gọi chung là Người đề nghị thẩm định.
Cơ quan thực hiện thủ tục hành
chính:
Cơ quan thực hiện: Cơ quan
chuyên môn về xây dựng thuộc UBND cấp huyện
Kết quả thực hiện:
Văn bản thông báo kết quả thẩm
định Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng điều chỉnh kèm theo hồ sơ thiết
kế trình thẩm định có đóng dấu thẩm định của cơ quan chuyên môn về xây dựng.
Phí, lệ phí:
Theo quy định tại Thông tư của
Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Tờ trình thẩm định Báo cáo kinh
tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng điều chỉnh theo Mẫu số 01 Phụ lục 1 Nghị định số
15/2021/NĐ-CP .
Yêu cầu, điều kiện thực hiện
TTHC:
Hồ sơ trình thẩm định phải bảo
đảm tính pháp lý, hợp lệ, phù hợp với nội dung đề nghị thẩm định. Hồ sơ trình
thẩm định được xem là đúng quy cách, được trình bày với ngôn ngữ chính là tiếng
Việt và được người đề nghị thẩm định kiểm tra, xác nhận. Phần hồ sơ thiết kế kiến
trúc trong hồ sơ thiết kế xây dựng (nếu có) cần tuân thủ quy định theo pháp luật
về kiến trúc.
Căn cứ pháp lý:
- Luật Xây dựng;
- Nghị định số 15/2021/NĐ-CP
ngày 03/3/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án
đầu tư xây dựng;
- Nghị định số 35/2023/NĐ-CP
ngày 20/6/2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định thuộc
lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng;
- Quyết định số 33/2022/QĐ-UBND
ngày 31/10/2022 của UBND tỉnh Ban hành Quy định thẩm quyền thẩm định, phê duyệt
dự án và thiết kế xây dựng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam;
- Quyết định số 16/2023/QĐ-UBND
ngày 31/8/2023 của UBND tỉnh Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 5 và điểm a khoản 1
Điều 8 của Quy định thẩm quyền thẩm định, phê duyệt dự án và thiết kế xây dựng
trên địa bàn tỉnh Quảng Nam ban hành kèm theo Quyết định số 33/2022/QĐ-UBND
ngày 31/10/2022 của UBND tỉnh.
20. Thẩm định
nhiệm vụ, nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch chi tiết của dự án đầu tư xây dựng công
trình không theo hình thức kinh doanh thuộc thẩm quyền phê duyệt của UBND cấp
huyện.
Trình tự thực hiện:
- Đơn vị được giao chủ đầu tư tổ
chức lập nhiệm vụ, nhiệm vụ điều chỉnh; tổ chức lấy ý kiến theo quy định; thông
qua Hội đồng nhân nhân dân cùng cấp trước khi gửi đến cơ quan thẩm định;
- Hồ sơ được Hội đồng tổ chức
thẩm định, phòng Quản lý đô thị (đối với UBND thành phố, thị xã) hoặc phòng
Kinh tế và Hạ tầng (đối với UBND huyện) là cơ quan thường thực, thực hiện tổng
hợp, báo cáo kết quả thẩm định hồ sơ nhiệm vụ, nhiệm vụ điều chỉnh;
- Kết quả thẩm định chuyển gửi
cho chủ đầu tư thực hiện việc tiếp thu, điều chỉnh (nếu có); trình UBND cấp huyện
phê duyệt.
Cách thức thực hiện: Trực tiếp,
trực tuyến hoặc dịch vụ công ích.
Thành phần hồ sơ, số lượng hồ
sơ
a) Đối với nhiệm vụ:
- Tờ trình đề nghị thẩm định,
phê duyệt;
- Thuyết minh nội dung nhiệm vụ
kèm theo các bản vẽ in màu A3;
- Dự thảo Quyết định phê duyệt
nhiệm vụ;
- Các văn bản pháp lý có liên
quan; văn bản tiếp thu giải trình ý kiến của các cơ quan, tổ chức và cộng đồng
dân cư về nội dung nhiệm vụ quy hoạch;
- Hồ sơ pháp nhân và hồ sơ năng
lực của tổ chức tư vấn lập nhiệm vụ quy hoạch.
b) Đối với nhiệm vụ điều chỉnh:
Ngoài các thành phần hồ sơ được
quy định tại mục a; bổ sung Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ đã được phê duyệt;
trong đó đó nêu rõ các vấn đề tồn tại, các kiến nghị thực hiện điều chỉnh nhiệm
vụ.
Thời hạn giải quyết:
- Công tác thẩm định: Không quá
15 ngày (chưa bao gồm thời gian Chủ đầu tư thực hiện báo cáo tiếp thu, giải
trình ý kiến thành viên Hội đồng thẩm định);
- Phê duyệt đồ án, đồ án điều
chỉnh: Không quá 10 ngày.
Đối tượng thực hiện: Đơn vị được
giao chủ đầu tư theo quy định.
Cơ quan thực hiện thủ tục hành
chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định:
UBND huyện, thị xã, thành phố;
- Cơ quan thực hiện: Phòng Quản
lý đô thị (đối với UBND thành phố, thị xã) hoặc phòng Kinh tế và Hạ tầng (đối với
UBND huyện); Hội đồng thẩm định cấp huyện, thị xã, thành phố.
Kết quả thực hiện:
- Báo cáo thẩm định;
- Quyết định phê duyệt.
Phí, lệ phí: Mức thu theo hướng
dẫn của Bộ Tài chính.
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không
quy định.
Yêu cầu, điều kiện thực hiện
TTHC: Không quy định.
Căn cứ pháp lý:
- Luật Xây dựng số 50/2014/QH13
ngày 18/6/2014;
- Luật số 35/2018/QH14 ngày
20/11/2018 sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch.
21. Thẩm định
đồ án, đồ án điều chỉnh quy hoạch chi tiết của dự án đầu tư xây dựng công trình
không theo hình thức kinh doanh thuộc thẩm quyền phê duyệt của UBND cấp huyện.
Trình tự thực hiện:
- Đơn vị được giao chủ đầu tư tổ
chức lập đồ án, đồ án điều chỉnh; tổ chức lấy ý kiến theo quy định; thông qua Hội
đồng nhân nhân dân cùng cấp trước khi gửi đến cơ quan thẩm định;
- Hồ sơ được Hội đồng tổ chức
thẩm định , phòng Quản lý đô thị (đối với UBND thành phố, thị xã) hoặc phòng
Kinh tế và Hạ tầng (đối với UBND huyện) là cơ quan thường thực, thực hiện tổng
hợp, báo cáo kết quả thẩm định hồ sơ nhiệm vụ, nhiệm vụ điều chỉnh;
- Kết quả thẩm định chuyển gửi
cho chủ đầu tư thực hiện việc tiếp thu, điều chỉnh (nếu có); trình UBND cấp huyện
phê duyệt.
Cách thức thực hiện: Trực tiếp,
trực tuyến hoặc dịch vụ công ích.
Thành phần hồ sơ, số lượng hồ
sơ
- Tờ trình đề nghị thẩm định,
phê duyệt đồ án;
- Bản vẽ in màu đúng tỷ lệ theo
quy định;
- Thuyết minh tổng hợp bao gồm
các bản vẽ in màu A3;
- Dự thảo Quyết định phê duyệt
đồ án; quy định quản lý theo đồ án quy hoạch;
- Các văn bản pháp lý có liên
quan; văn bản tiếp thu giải trình ý kiến của các cơ quan, tổ chức và cộng đồng
dân cư về nội dung đồ án quy hoạch;
- Hồ sơ pháp nhân và hồ sơ năng
lực của tổ chức, cá nhân tư vấn lập quy hoạch;
- Đĩa CD sao lưu toàn bộ nội
dung hồ sơ đồ án.
Thời hạn giải quyết:
- Công tác thẩm định: Không quá
25 ngày (chưa bao gồm thời gian Chủ đầu tư thực hiện báo cáo tiếp thu, giải
trình ý kiến thành viên Hội đồng thẩm định)
- Phê duyệt đồ án, đồ án điều
chỉnh: Không quá 15 ngày.
Đối tượng thực hiện:
- Đơn vị được giao chủ đầu tư
theo quy định.
Cơ quan thực hiện thủ tục hành
chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định:
UBND huyện, thị xã, thành phố;
- Cơ quan thực hiện: Phòng Quản
lý đô thị (đối với UBND thành phố, thị xã) hoặc phòng Kinh tế và Hạ tầng (đối với
UBND huyện); Hội đồng thẩm định cấp huyện, thị xã, thành phố.
Kết quả thực hiện:
- Báo cáo thẩm định;
- Quyết định phê duyệt
Phí, lệ phí: Mức thu theo hướng
dẫn của Bộ Tài chính.
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không
quy định.
Yêu cầu, điều kiện thực hiện
TTHC: Không quy định.
Căn cứ pháp lý:
- Luật Xây dựng số 50/2014/QH13
ngày 18/6/2014;
- Luật số 35/2018/QH14 ngày
20/11/2018 sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch.
22. Thẩm định
Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng công trình do Chủ tịch UBND cấp xã
quyết định đầu tư.
Trình tự thực hiện:
- Người đề nghị thẩm định nộp
trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc trực tuyến 01 bộ hồ sơ đề nghị thẩm định
Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết TTHC
của Cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc UBND cấp huyện.
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc
sau khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan chuyên môn về xây dựng có trách nhiệm:
+ Gửi văn bản yêu cầu bổ sung hồ
sơ.
+ Trả lại hồ sơ thẩm định và có
văn bản nêu rõ lý do từ chối thực hiện thẩm định trong các trường hợp: Không
đúng với thẩm quyền của cơ quan chuyên môn về xây dựng hoặc người đề nghị thẩm
định không đúng thẩm quyền theo quy định tại Nghị định số 15/2021/NĐ-CP được sửa
đổi, sung tại Nghị định số 35/2023/NĐ-CP ; Không thuộc đối tượng phải thẩm định
tại cơ quan chuyên môn về xây dựng; Hồ sơ trình thẩm định không bảo đảm về tính
pháp lý hoặc không hợp lệ.
+ Gửi văn bản đến các cơ quan
có thẩm quyền về phòng cháy chữa cháy để thực hiện thủ tục về giải pháp phòng
cháy, chữa cháy của thiết kế xây dựng (trường hợp chủ đầu tư có yêu cầu).
- Trong thời hạn 20 ngày kể từ
ngày nhận được yêu cầu của cơ quan chuyên môn về xây dựng, nếu người đề nghị thẩm
định không thực hiện việc bổ sung hồ sơ thì cơ quan chuyên môn về xây dựng dừng
việc thẩm định, người đề nghị thẩm định trình thẩm định lại khi có yêu cầu.
- Trong quá trình thẩm định, cơ
quan chuyên môn về xây dựng có quyền tạm dừng thẩm định (không quá 01 lần) và
thông báo kịp thời bằng văn bản đến người đề nghị thẩm định các lỗi, sai sót về
thông tin, số liệu trong nội dung hồ sơ dẫn đến không thể đưa ra kết luận thẩm
định. Trường hợp các lỗi, sai sót nêu trên không thể khắc phục được trong thời
hạn 20 ngày thì cơ quan chuyên môn về xây dựng dừng việc thẩm định, người đề
nghị thẩm định trình thẩm định lại khi có yêu cầu.
- Trong thời hạn không quá 15
ngày (đối với dự án nhóm C) kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan chuyên môn
về xây dựng ra văn bản thông báo kết quả thẩm định kèm theo hồ sơ bản vẽ được
đóng dấu.
Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ
trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc trực tuyến
Thành phần hồ sơ, số lượng hồ
sơ
a) Thành phần hồ sơ:
- Từ trình thẩm định Báo cáo
kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng theo Mẫu số 01 Phụ lục I Nghị định số
15/2021/NĐ-CP .
- Văn bản về chủ trương đầu tư
xây dựng công trình theo quy định pháp luật về đầu tư, đầu tư công, đầu tư theo
phương thức đối tác công tư.
- Quyết định lựa chọn phương án
thiết kế kiến trúc thông qua thi tuyển theo quy định và phương án thiết kế được
lựa chọn kèm theo (nếu có yêu cầu).
- Văn bản/quyết định phê duyệt
và bản vẽ kèm theo (nếu có) của một trong các loại quy hoạch sau đây: Quy hoạch
chi tiết xây dựng được cấp có thẩm quyền phê duyệt; quy hoạch có tính chất kỹ
thuật chuyên ngành khác theo quy định của pháp luật về quy hoạch; phương án tuyến
công trình, vị trí công trình được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận;
quy hoạch phân khu xây dựng đối với trường hợp không có yêu cầu lập quy hoạch
chi tiết xây dựng.
- Văn bản thẩm duyệt về giải
pháp phòng cháy và chữa cháy của thiết kế xây dựng; văn bản kết quả thực hiện
thủ tục về đánh giá tác động môi trường hoặc giấy phép môi trường theo quy định
của pháp luật về bảo vệ môi trường (nếu có yêu cầu theo quy định của pháp luật
về phòng cháy và chữa cháy, bảo vệ môi trường).
Các thủ tục về phòng cháy và chữa
cháy, bảo vệ môi trường được thực hiện theo nguyên tắc đồng thời, không yêu cầu
bắt buộc xuất trình các văn bản này tại thời điểm trình hồ sơ thẩm định, nhưng
phải có kết quả gửi cơ quan chuyên môn về xây dựng trước thời hạn thông báo kết
quả thẩm định 05 ngày làm việc. Trường hợp chủ đầu tư có yêu cầu thực hiện thủ
tục về giải pháp phòng cháy và chữa cháy của thiết kế xây dựng theo cơ chế một
cửa liên thông khi thẩm định Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng tại cơ
quan chuyên môn về xây dựng thì chủ đầu tư nộp bổ sung 01 bộ hồ sơ theo quy định
của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy.
- Các văn bản thỏa thuận, xác
nhận về đấu nối hạ tầng kỹ thuật của dự án; văn bản chấp thuận độ cao công
trình theo quy định của Chính phủ về quản lý độ cao chướng ngại vật hàng không
và các trận địa quản lý, bảo vệ vùng trời tại Việt Nam (trường hợp dự án không
thuộc khu vực hoặc đối tượng có yêu cầu lấy ý kiến thống nhất về bề mặt quản lý
độ cao công trình tại giai đoạn phê duyệt quy hoạch xây dựng) (nếu có).
- Các văn bản pháp lý khác có
liên quan (nếu có).
- Hồ sơ khảo sát xây dựng được
phê duyệt; thuyết minh Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng; thiết kế xây
dựng hoặc thiết kế khác theo thông lệ quốc tế phục vụ lập Báo cáo kinh tế - kỹ
thuật đầu tư xây dựng (gồm bản vẽ và thuyết minh); danh mục tiêu chuẩn chủ yếu
áp dụng cho dự án.
- Danh sách các nhà thầu kèm
theo mã số chứng chỉ năng lực của nhà thầu khảo sát, nhà thầu lập thiết kế xây
dựng, nhà thầu thẩm tra (nếu có); mã số chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng
của các chức danh chủ nhiệm khảo sát xây dựng; chủ nhiệm, chủ trì các bộ môn thiết
kế, lập tổng mức đầu tư, dự toán xây dựng; chủ nhiệm, chủ trì thẩm tra.
- Đối với dự án sử dụng vốn đầu
tư công, vốn nhà nước ngoài đầu tư công có yêu cầu xem xét tổng mức đầu tư và dự
toán xây dựng, hồ sơ trình thẩm định còn phải có các nội dung sau: tổng mức đầu
tư và dự toán xây dựng; các thông tin, số liệu về giá, định mức có liên quan;
báo giá, kết quả thẩm định giá (nếu có).
b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ) Thời
hạn giải quyết:
- Không quá 15 ngày kể từ ngày
nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Đối tượng thực hiện:
Chủ đầu tư hoặc tổ chức/cá nhân
được người quyết định đầu tư/cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao chuẩn bị dự án
gọi chung là Người đề nghị thẩm định.
Cơ quan thực hiện thủ tục hành
chính:
Cơ quan thực hiện: Cơ quan
chuyên môn về xây dựng thuộc UBND cấp huyện
Kết quả thực hiện:
Văn bản thông báo kết quả thẩm
định Báo cáo kinh tế - kỹ thuật kèm theo hồ sơ thiết kế trình thẩm định có đóng
dấu thẩm định của cơ quan chuyên môn về xây dựng.
Phí, lệ phí:
Theo quy định tại Thông tư của
Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Tờ trình thẩm định Báo cáo kinh
tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng theo Mẫu
số 01 Phụ lục 1 Nghị định số 15/2021/NĐ-CP .
Yêu cầu, điều kiện thực hiện
TTHC:
Hồ sơ trình thẩm định phải bảo
đảm tính pháp lý, hợp lệ, phù hợp với nội dung đề nghị thẩm định. Hồ sơ trình
thẩm định được xem là đúng quy cách, được trình bày với ngôn ngữ chính là tiếng
Việt và được người đề nghị thẩm định kiểm tra, xác nhận. Phần hồ sơ thiết kế kiến
trúc trong hồ sơ thiết kế xây dựng (nếu có) cần tuân thủ quy định theo pháp luật
về kiến trúc.
Căn cứ pháp lý:
- Luật Xây dựng;
- Nghị định số 15/2021/NĐ-CP
ngày 03/3/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án
đầu tư xây dựng;
- Nghị định số 35/2023/NĐ-CP
ngày 20/6/2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định thuộc
lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng;
- Quyết định số 33/2022/QĐ-UBND
ngày 31/10/2022 của UBND tỉnh Ban hành Quy định thẩm quyền thẩm định, phê duyệt
dự án và thiết kế xây dựng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam;
- Quyết định số 16/2023/QĐ-UBND
ngày 31/8/2023 của UBND tỉnh Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 5 và điểm a khoản 1
Điều 8 của Quy định thẩm quyền thẩm định, phê duyệt dự án và thiết kế xây dựng
trên địa bàn tỉnh Quảng Nam ban hành kèm theo Quyết định số 33/2022/QĐ-UBND
ngày 31/10/2022 của UBND tỉnh.
23. Điều
chỉnh Báo cáo kinh tế - kỹ thuật kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng công trình
do Chủ tịch UBND cấp xã quyết định đầu tư.
Trình tự thực hiện:
- Người đề nghị thẩm định nộp
trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc trực tuyến 01 bộ hồ sơ đề nghị thẩm định
Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết TTHC
của Cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc UBND cấp huyện.
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc
sau khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan chuyên môn về xây dựng có trách nhiệm:
+ Gửi văn bản yêu cầu bổ sung hồ
sơ.
+ Trả lại hồ sơ thẩm định và có
văn bản nêu rõ lý do từ chối thực hiện thẩm định trong các trường hợp: Không
đúng với thẩm quyền của cơ quan chuyên môn về xây dựng hoặc người đề nghị thẩm
định không đúng thẩm quyền theo quy định tại Nghị định số 15/2021/NĐ-CP được sửa
đổi, sung tại Nghị định số 35/2023/NĐ-CP ; Không thuộc đối tượng phải thẩm định
tại cơ quan chuyên môn về xây dựng; Hồ sơ trình thẩm định không bảo đảm về tính
pháp lý hoặc không hợp lệ.
+ Gửi văn bản đến các cơ quan
có thẩm quyền về phòng cháy chữa cháy để thực hiện thủ tục về giải pháp phòng
cháy, chữa cháy của thiết kế xây dựng (trường hợp chủ đầu tư có yêu cầu).
- Trong thời hạn 20 ngày kể từ
ngày nhận được yêu cầu của cơ quan chuyên môn về xây dựng, nếu người đề nghị thẩm
định không thực hiện việc bổ sung hồ sơ thì cơ quan chuyên môn về xây dựng dừng
việc thẩm định, người đề nghị thẩm định trình thẩm định lại khi có yêu cầu.
- Trong quá trình thẩm định, cơ
quan chuyên môn về xây dựng có quyền tạm dừng thẩm định (không quá 01 lần) và
thông báo kịp thời bằng văn bản đến người đề nghị thẩm định các lỗi, sai sót về
thông tin, số liệu trong nội dung hồ sơ dẫn đến không thể đưa ra kết luận thẩm định.
Trường hợp các lỗi, sai sót nêu trên không thể khắc phục được trong thời hạn 20
ngày thì cơ quan chuyên môn về xây dựng dừng việc thẩm định, người đề nghị thẩm
định trình thẩm định lại khi có yêu cầu.
- Trong thời hạn không quá 15
ngày (đối với dự án nhóm C) kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan chuyên môn
về xây dựng ra văn bản thông báo kết quả thẩm định kèm theo hồ sơ bản vẽ được
đóng dấu.
Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ
trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc trực tuyến
Thành phần hồ sơ, số lượng hồ
sơ
a) Thành phần hồ sơ:
- Từ trình thẩm định Báo cáo
kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng theo Mẫu số 01 Phụ lục I Nghị định số
15/2021/NĐ-CP .
- Văn bản về chủ trương đầu tư
xây dựng công trình theo quy định pháp luật về đầu tư, đầu tư công, đầu tư theo
phương thức đối tác công tư.
- Quyết định lựa chọn phương án
thiết kế kiến trúc thông qua thi tuyển theo quy định và phương án thiết kế được
lựa chọn kèm theo (nếu có yêu cầu).
- Văn bản/quyết định phê duyệt
và bản vẽ kèm theo (nếu có) của một trong các loại quy hoạch sau đây: Quy hoạch
chi tiết xây dựng được cấp có thẩm quyền phê duyệt; quy hoạch có tính chất kỹ
thuật chuyên ngành khác theo quy định của pháp luật về quy hoạch; phương án tuyến
công trình, vị trí công trình được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận;
quy hoạch phân khu xây dựng đối với trường hợp không có yêu cầu lập quy hoạch
chi tiết xây dựng.
- Văn bản thẩm duyệt về giải
pháp phòng cháy và chữa cháy của thiết kế xây dựng; văn bản kết quả thực hiện
thủ tục về đánh giá tác động môi trường hoặc giấy phép môi trường theo quy định
của pháp luật về bảo vệ môi trường (nếu có yêu cầu theo quy định của pháp luật
về phòng cháy và chữa cháy, bảo vệ môi trường).
Các thủ tục về phòng cháy và chữa
cháy, bảo vệ môi trường được thực hiện theo nguyên tắc đồng thời, không yêu cầu
bắt buộc xuất trình các văn bản này tại thời điểm trình hồ sơ thẩm định, nhưng
phải có kết quả gửi cơ quan chuyên môn về xây dựng trước thời hạn thông báo kết
quả thẩm định 05 ngày làm việc. Trường hợp chủ đầu tư có yêu cầu thực hiện thủ
tục về giải pháp phòng cháy và chữa cháy của thiết kế xây dựng theo cơ chế một
cửa liên thông khi thẩm định Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng tại cơ
quan chuyên môn về xây dựng thì chủ đầu tư nộp bổ sung 01 bộ hồ sơ theo quy định
của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy.
- Các văn bản thỏa thuận, xác
nhận về đấu nối hạ tầng kỹ thuật của dự án; văn bản chấp thuận độ cao công
trình theo quy định của Chính phủ về quản lý độ cao chướng ngại vật hàng không
và các trận địa quản lý, bảo vệ vùng trời tại Việt Nam (trường hợp dự án không
thuộc khu vực hoặc đối tượng có yêu cầu lấy ý kiến thống nhất về bề mặt quản lý
độ cao công trình tại giai đoạn phê duyệt quy hoạch xây dựng) (nếu có).
- Các văn bản pháp lý khác có
liên quan (nếu có).
- Hồ sơ khảo sát xây dựng được
phê duyệt; thuyết minh Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng; thiết kế xây
dựng hoặc thiết kế khác theo thông lệ quốc tế phục vụ lập Báo cáo kinh tế - kỹ
thuật đầu tư xây dựng (gồm bản vẽ và thuyết minh); danh mục tiêu chuẩn chủ yếu
áp dụng cho dự án.
- Danh sách các nhà thầu kèm
theo mã số chứng chỉ năng lực của nhà thầu khảo sát, nhà thầu lập thiết kế xây
dựng, nhà thầu thẩm tra (nếu có); mã số chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng
của các chức danh chủ nhiệm khảo sát xây dựng; chủ nhiệm, chủ trì các bộ môn
thiết kế, lập tổng mức đầu tư, dự toán xây dựng; chủ nhiệm, chủ trì thẩm tra.
- Đối với dự án sử dụng vốn đầu
tư công, vốn nhà nước ngoài đầu tư công có yêu cầu xem xét tổng mức đầu tư và dự
toán xây dựng, hồ sơ trình thẩm định còn phải có các nội dung sau: tổng mức đầu
tư và dự toán xây dựng; các thông tin, số liệu về giá, định mức có liên quan;
báo giá, kết quả thẩm định giá (nếu có).
b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ) Thời
hạn giải quyết:
- Không quá 15 ngày kể từ ngày
nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Đối tượng thực hiện: Chủ đầu tư
hoặc tổ chức/cá nhân được người quyết định đầu tư/cơ quan nhà nước có thẩm quyền
giao chuẩn bị dự án gọi chung là Người đề nghị thẩm định.
Cơ quan thực hiện: Cơ quan
chuyên môn về xây dựng thuộc UBND cấp huyện
Kết quả thực hiện:
Văn bản thông báo kết quả thẩm
định Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng điều chỉnh kèm theo hồ sơ thiết
kế trình thẩm định có đóng dấu thẩm định của cơ quan chuyên môn về xây dựng.
Phí, lệ phí:
Theo quy định tại Thông tư của
Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Tờ trình thẩm định Báo cáo kinh
tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng điều chỉnh theo Mẫu số 01 Phụ lục 1 Nghị định số
15/2021/NĐ-CP .
Yêu cầu, điều kiện thực hiện
TTHC:
Hồ sơ trình thẩm định phải bảo
đảm tính pháp lý, hợp lệ, phù hợp với nội dung đề nghị thẩm định. Hồ sơ trình
thẩm định được xem là đúng quy cách, được trình bày với ngôn ngữ chính là tiếng
Việt và được người đề nghị thẩm định kiểm tra, xác nhận. Phần hồ sơ thiết kế kiến
trúc trong hồ sơ thiết kế xây dựng (nếu có) cần tuân thủ quy định theo pháp luật
về kiến trúc.
Căn cứ pháp lý:
- Luật Xây dựng;
- Nghị định số 15/2021/NĐ-CP
ngày 03/3/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án
đầu tư xây dựng;
- Nghị định số 35/2023/NĐ-CP
ngày 20/6/2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định thuộc
lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng;
- Quyết định số 33/2022/QĐ-UBND
ngày 31/10/2022 của UBND tỉnh Ban hành Quy định thẩm quyền thẩm định, phê duyệt
dự án và thiết kế xây dựng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam;
- Quyết định số 16/2023/QĐ-UBND
ngày 31/8/2023 của UBND tỉnh Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 5 và điểm a khoản 1
Điều 8 của Quy định thẩm quyền thẩm định, phê duyệt dự án và thiết kế xây dựng
trên địa bàn tỉnh Quảng Nam ban hành kèm theo Quyết định số 33/2022/QĐ-UBND
ngày 31/10/2022 của UBND tỉnh.
PHỤ LỤC II
DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH NỘI BỘ LĨNH VỰC THANH TRA
(Ban hành kèm theo Quyết định số /QĐ-UBND
ngày /10/2024 của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam)
PHẦN A. DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH NỘI BỘ
STT
|
Tên thủ tục hành chính
|
Lĩnh vực
|
Cơ quan thực hiện
|
01
|
Ban hành Kế hoạch đánh giá
công tác phòng, chống tham nhũng.
|
Phòng chống tham nhũng
|
Chủ tịch UBND tỉnh
|
02
|
Báo cáo, nộp lại quà tặng.
|
Phòng chống tham nhũng
|
Ủy ban nhân dân tỉnh
|
03
|
Xử lý quà tặng đối với quà tặng
bằng tiền, giấy tờ có giá; hiện vật; dịch vụ; động, thực vật.
|
Phòng chống tham nhũng
|
Chủ tịch UBND cấp tỉnh, cấp
huyện, cấp xã; người đứng đầu cơ quan chuyên môn, cơ quan thuộc UBND cấp tỉnh
|
04
|
Quyết định áp dụng biện pháp
giám sát việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ được giao của người có xung đột lợi
ích.
|
Phòng chống tham nhũng
|
Chủ tịch UBND cấp tỉnh, cấp
huyện, cấp xã; người đứng đầu cơ quan chuyên môn, cơ quan thuộc UBND cấp tỉnh
|
05
|
Quyết định áp dụng biện pháp
tạm đình chỉ việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ được giao của người có xung đột
lợi ích; tạm thời chuyển người có xung đột lợi ích sang vị trí công tác khác.
|
Phòng chống tham nhũng
|
Chủ tịch UBND cấp tỉnh, cấp
huyện, cấp xã; người đứng đầu cơ quan chuyên môn, cơ quan thuộc UBND cấp tỉnh
|
06
|
Quyết định áp dụng biện pháp
đình chỉ việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ được giao của người có xung đột lợi
ích.
|
Phòng chống tham nhũng
|
Chủ tịch UBND cấp tỉnh, cấp
huyện, cấp xã; người đứng đầu cơ quan chuyên môn, cơ quan thuộc UBND cấp tỉnh
|
07
|
Ra quyết định tạm đình chỉ
công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác đối với người có chức vụ, quyền
hạn có hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến tham nhũng.
|
Phòng chống tham nhũng
|
Chủ tịch UBND cấp tỉnh, cấp
huyện, cấp xã; người đứng đầu cơ quan chuyên môn, cơ quan thuộc UBND cấp tỉnh.
|
08
|
Quyết định hủy bỏ quyết định
tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác và công khai quyết
định hủy bỏ việc tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác.
|
Phòng chống tham nhũng
|
Chủ tịch UBND cấp tỉnh, cấp
huyện, cấp xã; người đứng đầu cơ quan chuyên môn, cơ quan thuộc UBND cấp tỉnh.
|
09
|
Ban hành kế hoạch xác minh
tài sản, thu nhập hằng năm (sau khi được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt nội
dung kế hoạch).
|
Phòng chống tham nhũng
|
Thanh tra tỉnh
|
10
|
Cung cấp thông tin về tài sản,
thu nhập.
|
Phòng chống tham nhũng
|
Cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc
UBND cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã; cán bộ, công chức được yêu cầu cung cấp
thông tin.
|
11
|
Ban hành Kết luận xác minh
tài sản, thu nhập theo Quyết định xác minh tài sản, thu nhập của Cơ quan kiểm
soát tài sản, thu nhập; công khai Kết luận xác minh.
|
Phòng chống tham nhũng
|
Thanh tra tỉnh
|
12
|
Cung cấp thông tin cơ sở dữ
liệu về kiểm soát tài sản, thu nhập (theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, đơn vị
phụ trách công tác tổ chức cán bộ, kiểm tra có thẩm quyền của Đảng, Quốc hội,
cơ quan trung ương của các tổ chức chính trị - xã hội; Cơ quan thanh tra, Kiểm
toán Nhà nước, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân.)
|
Phòng chống tham nhũng
|
Thanh tra tỉnh
|
13
|
Tiếp nhận yêu cầu giải trình.
|
Phòng chống tham nhũng
|
Theo phân cấp của Chủ tịch UBND cấp tỉnh
|
14
|
Thực hiện việc giải trình.
|
Phòng chống tham nhũng
|
Theo phân cấp của Chủ tịch UBND cấp tỉnh
|
15
|
Ban hành và công khai kế hoạch
chuyển đổi vị trí công tác đối với người có chức vụ, quyền hạn
|
Phòng chống tham nhũng
|
Người đứng đầu cơ quan, tổ chức,
đơn vị ở cấp tỉnh, cấp huyện, theo thẩm quyền quản lý cán bộ
|
16
|
Cấp mới, cấp đổi Thẻ thanh
tra
|
Thanh tra
|
Chủ tịch UBND tỉnh
|
17
|
Cấp lại Thẻ thanh tra
|
Thanh tra
|
Chủ tịch UBND tỉnh
|
18
|
Miễn nhiệm đối với thanh tra
viên
|
Thanh tra
|
Chủ tịch UBND tỉnh
|
PHẦN B. NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH NỘI BỘ
* Lĩnh vực
phòng chống tham nhũng
1. Thủ tục:
Ban hành Kế hoạch đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng
a) Trình tự thực hiện
Hằng năm, căn cứ vào kế hoạch về
việc đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng đối với các tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương, Quyết định về ban hành “Bộ Chỉ số đánh giá và tài liệu hướng
dẫn đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng cấp tỉnh” của Thanh tra Chính phủ,
UBND tỉnh ban hành Kế hoạch về triển khai đánh giá công tác phòng, chống tham
nhũng cấp tỉnh trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
b) Cách thức thực hiện
Bước 1: Căn cứ vào kế hoạch về
việc đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng đối với các tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương, Quyết định về ban hành “Bộ Chỉ số đánh giá và tài liệu hướng
dẫn đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng cấp tỉnh” của Thanh tra Chính phủ,
Phòng Thanh tra, phòng, chống tham nhũng thuộc Thanh tra tỉnh xây dựng dự thảo
Kế hoạch về triển khai đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng cấp tỉnh trên
địa bàn tỉnh Quảng Nam trình Chánh Thanh tra tỉnh văn bản đề nghị Chủ tịch UBND
tỉnh ban hành.
Bước 2: Căn cứ hồ sơ và văn bản
đề nghị của Thanh tra tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh xem xét ban hành Kế hoạch về triển
khai đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng cấp tỉnh trên địa bàn tỉnh Quảng
Nam.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Văn bản đề nghị Chủ tịch UBND
tỉnh ban hành Kế hoạch về triển khai đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng
cấp tỉnh trên địa bàn tỉnh Quảng Nam;
- Dự thảo Kế hoạch về triển
khai đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng cấp tỉnh trên địa bàn tỉnh Quảng
Nam.
d) Thời hạn giải quyết: Không
quy định.
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục
hành chính: Thanh tra tỉnh.
e) Cơ quan giải quyết thủ tục
hành chính: Chủ tịch UBND tỉnh.
g) Kết quả thực hiện thủ tục
hành chính: Kế hoạch đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng.
h) Phí, lệ phí: Không.
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Không quy định.
k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện
thủ tục hành chính: Không quy định.
l) Căn cứ pháp lý của thủ tục
hành chính: Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018; Điều 21 Nghị định số
59/2019/NĐ-CP ngày 01/7/2019 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều và biện
pháp thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng.
2. Thủ tục:
Báo cáo, nộp lại quà tặng
a) Trình tự thực hiện
- Cơ quan, tổ chức, đơn vị khi
nhận được quà tặng không đúng quy định thì phải từ chối; trường hợp không từ chối
được thì phải giao lại quà tặng cho bộ phận chịu trách nhiệm quản lý quà tặng của
cơ quan, đơn vị đó để xử lý theo quy định tại Điều 27 của Nghị định số 59/2019/NĐ-CP
ngày 01/7/2019 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi
hành Luật Phòng, chống tham nhũng.
- Người có chức vụ, quyền hạn
khi nhận được quà tặng không đúng quy định thì phải từ chối; trường hợp không từ
chối được thì phải báo cáo Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị mình hoặc Thủ
trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp trên trực tiếp và nộp lại quà tặng để xử lý
theo quy định tại Điều 27 của Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 01/7/2019 của
Chính phủ Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng, chống
tham nhũng trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quà tặng.
b) Cách thức thực hiện: Tại cơ
quan, đơn vị.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
Không quy định.
d) Thời hạn giải quyết: 05 ngày
làm việc, kể từ ngày nhận được quà tặng.
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục
hành chính: Cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước, bao gồm: UBND cấp tỉnh,
UBND cấp huyện, UBND cấp xã, các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, đơn vị sự
nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước, công ty cổ phần có vốn nhà nước; người
có chức vụ, quyền hạn công tác tại cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước và
cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan trong phòng, chống tham nhũng trên
địa bàn tỉnh Quảng Nam.
e) Cơ quan giải quyết thủ tục
hành chính: Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước, bao gồm: UBND
cấp tỉnh, UBND cấp huyện, UBND cấp xã, các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh,
đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước, công ty cổ phần có vốn nhà nước;
người có chức vụ, quyền hạn công tác tại cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà
nước và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan trong phòng, chống tham
nhũng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
g) Kết quả thực hiện thủ tục
hành chính: Văn bản Báo cáo.
h) Phí, lệ phí: Không.
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Không quy định.
k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện
thủ tục hành chính:
Báo cáo được thể hiện bằng văn
bản và có đầy đủ các nội dung: Họ, tên, chức vụ, cơ quan, địa chỉ của người tặng
quà; loại và giá trị của quà tặng; thời gian, địa điểm và hoàn cảnh cụ thể khi
nhận quà tặng; mối quan hệ với người tặng quà.
l) Căn cứ pháp lý của thủ tục
hành chính: Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018; Điều 26 Nghị định số
59/2019/NĐ-CP ngày 01/7/2019 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều và biện
pháp thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng.
3. Thủ tục:
Xử lý quà tặng đối với quà tặng bằng tiền, giấy tờ có giá; hiện vật; dịch vụ; động,
thực vật
a) Trình tự thực hiện:
- Bước 1:
+ Đối với quà tặng bằng tiền,
giấy tờ có giá thì Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị tổ chức tiếp nhận, bảo
quản và làm thủ tục nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.
+ Đối với quà tặng bằng hiện vật,
Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị tiếp nhận, bảo quản và xử lý như sau:
Xác định giá trị của quà tặng
trên cơ sở giá của quà tặng do cơ quan, đơn vị, cá nhân tặng quà cung cấp (nếu
có) hoặc giá trị của quà tặng tương tự được bán trên thị trường. Trong trường hợp
không xác định được giá trị của quà tặng bằng hiện vật thì có thể đề nghị cơ
quan có chức năng xác định giá;
Quyết định bán quà tặng và tổ
chức công khai bán quà tặng theo quy định của pháp luật;
Nộp vào ngân sách nhà nước số
tiền thu được sau khi trừ đi chi phí liên quan đến việc xử lý quà tặng trong thời
hạn 30 ngày, kể từ ngày bán quà tặng.
+ Đối với quà tặng là dịch vụ
thăm quan, du lịch, y tế, giáo dục - đào tạo, thực tập, bồi dưỡng trong nước hoặc
ngoài nước, dịch vụ khác thì Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị phải thông báo
đến cơ quan, tổ chức, đơn vị cung cấp dịch vụ về việc không sử dụng dịch vụ đó.
+ Đối với quà tặng là động vật,
thực vật, thực phẩm tươi, sống và hiện vật khác khó bảo quản thì Thủ trưởng cơ
quan, tổ chức, đơn vị căn cứ tình hình cụ thể và quy định của pháp luật về xử
lý tang vật trong các vụ việc vi phạm hành chính để quyết định xử lý theo thẩm
quyền hoặc báo cáo Cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định xử lý.
- Bước 2: Trong thời hạn 05
ngày làm việc, kể từ ngày xử lý quà tặng, cơ quan, tổ chức, đơn vị xử lý quà tặng
có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý người
tặng quà hoặc Cấp trên trực tiếp của cơ quan, tổ chức, đơn vị đã tặng quà để
xem xét, xử lý theo thẩm quyền.
b) Cách thức thực hiện: Tại cơ
quan, đơn vị.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
Không quy định.
d) Thời hạn giải quyết: 05 ngày
làm việc.
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục
hành chính: Cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước, bao gồm: UBND cấp tỉnh,
UBND cấp huyện, UBND cấp xã, các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, đơn vị sự
nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước, công ty cổ phần có vốn nhà nước; người
có chức vụ, quyền hạn công tác tại cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước và
cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan trong phòng, chống tham nhũng trên
địa bàn tỉnh Quảng Nam.
e) Cơ quan giải quyết thủ tục
hành chính: Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước, bao gồm: UBND
cấp tỉnh, UBND cấp huyện, UBND cấp xã, các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh,
đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước, công ty cổ phần có vốn nhà nước;
người có chức vụ, quyền hạn công tác tại cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà
nước và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan trong phòng, chống tham
nhũng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
g) Kết quả thực hiện thủ tục
hành chính: Văn bản thông báo.
h) Phí, lệ phí: Không.
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Không quy định.
k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện
thủ tục hành chính: Không quy định.
l) Căn cứ pháp lý của thủ tục
hành chính: Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 01/7/2019 của Chính phủ Quy
định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật PCTN
4. Thủ tục:
Quyết định áp dụng biện pháp giám sát việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ được
giao của người có xung đột lợi ích
a) Trình tự thực hiện:
- Việc quyết định giám sát thực
hiện nhiệm vụ, công vụ của người có xung đột lợi ích được thực hiện khi có căn
cứ cho rằng người đó không bảo đảm tính đúng đắn, khách quan, trung thực trong
việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ mà chưa cần thiết phải áp dụng biện pháp đình
chỉ, tạm đình chỉ công tác hoặc tạm thời chuyên người có xung đột lợi ích sang
vị trí công tác khác.
- Người trực tiếp quản lý, sử dụng
người có xung đột lợi ích căn cứ vào phạm vi, quy mô, tính chất và nội dung của
nhiệm vụ, công vụ, quyết định tự giám sát hoặc giao cho công chức thuộc thẩm
quyền quản lý của mình thực hiện việc giám sát.
- Nội dung giám sát bao gồm:
+ Việc thực hiện nhiệm vụ, công
vụ được giao có xung đột lợi ích bao gồm tiến độ và kết quả đã đạt được;
+ Khó khăn, vướng mắc phát sinh
trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ;
+ Các nội dung khác có liên
quan đến việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của người có xung đột lợi ích.
- Người được giao giám sát có
trách nhiệm sau đây:
+ Yêu cầu người có xung đột lợi
ích thực hiện chế độ thông tin, báo cáo, giải trình và cung cấp thông tin, tài
liệu có liên quan đến nội dung giám sát;
+ Làm việc trực tiếp với người
có xung đột lợi ích khi xét thấy cần thiết nhằm phục vụ cho mục đích giám sát;
+ Báo cáo trực tiếp hoặc bằng
văn bản với người giao giám sát về khó khăn, vướng mắc hoặc hành vi vi phạm
pháp luật của người có xung đột lợi ích để có các biện pháp khắc phục, xử lý kịp
thời;
+ Báo cáo với người giao giám
sát khi có căn cứ cho rằng việc giám sát không phù hợp với xung đột lợi ích hoặc
khi xung đột lợi ích không còn.
b) Cách thức thực hiện: Tại cơ
quan, đơn vị.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
Không quy định.
d) Thời hạn giải quyết: Không
quy định.
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục
hành chính: Cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước, bao gồm: UBND cấp tỉnh,
UBND cấp huyện, UBND cấp xã, các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, đơn vị sự
nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước, công ty cổ phần có vốn nhà nước; người
có chức vụ, quyền hạn công tác tại cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước và
cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan trong phòng, chống tham nhũng trên
địa bàn tỉnh Quảng Nam.
e) Cơ quan giải quyết thủ tục
hành chính: Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước, bao gồm: UBND
cấp tỉnh, UBND cấp huyện, UBND cấp xã, các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh,
đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước, công ty cổ phần có vốn nhà nước;
người có chức vụ, quyền hạn công tác tại cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà
nước và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan trong phòng, chống tham
nhũng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
g) Kết quả thực hiện thủ tục
hành chính: Quyết định áp dụng biện pháp giám sát việc thực hiện nhiệm vụ, công
vụ được giao của người có xung đột lợi ích.
h) Phí, lệ phí: Không.
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Không quy định.
k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện
thủ tục hành chính:
Người có chức vụ, quyền hạn được
xác định là có xung đột lợi ích khi có dấu hiệu rõ ràng cho rằng người đó thuộc
hoặc sẽ thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Nhận tiền, tài sản hoặc lợi
ích khác của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân liên quan đến công việc do mình
giải quyết hoặc thuộc phạm vi quản lý của mình;
- Thành lập, tham gia quản lý,
điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần,
công ty hợp danh, hợp tác xã, trừ trường hợp luật có quy định khác;
- Tư vấn cho doanh nghiệp, tổ
chức, cá nhân khác ở trong nước và nước ngoài về công việc có liên quan đến bí
mật nhà nước, bí mật công tác, công việc thuộc thẩm quyền giải quyết hoặc tham
gia giải quyết;
- Sử dụng những thông tin có được
nhờ chức vụ, quyền hạn của mình để vụ lợi hoặc để phục vụ lợi ích của tổ chức
hoặc cá nhân khác;
- Bố trí vợ hoặc chồng, bố, mẹ,
con, anh, chị, em ruột của mình giữ chức vụ quản lý về tổ chức nhân sự, kế
toán, làm thủ quỹ, thủ kho trong cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc giao dịch, mua
bán hàng hóa, dịch vụ, ký kết hợp đồng cho cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình là
người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu;
- Góp vốn vào doanh nghiệp hoạt
động trong phạm vi ngành, nghề do mình trực tiếp thực hiện việc quản lý nhà nước
hoặc để vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con kinh doanh trong phạm vi ngành, nghề do mình
trực tiếp thực hiện việc quản lý nhà nước;
- Ký kết hợp đồng với doanh
nghiệp thuộc sở hữu của vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột hoặc để
doanh nghiệp thuộc sở hữu của vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột
tham dự các gói thầu của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình khi được giao thực hiện
các giao dịch, mua bán hàng hóa, dịch vụ, ký kết hợp đồng cho cơ quan, tổ chức,
đơn vị đó;
- Có vợ hoặc chồng, bố, mẹ,
con, anh, chị, em ruột là người có quyền, lợi ích trực tiếp liên quan đến việc
thực hiện nhiệm vụ, công vụ của mình;
- Can thiệp hoặc tác động không
đúng đến hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền vì vụ lợi.
l) Căn cứ pháp lý của thủ tục
hành chính: Điều 31, 32 Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 01/7/2019 của Chính phủ
Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng, chống tham
nhũng.
5. Thủ tục:
Quyết định áp dụng biện pháp tạm đình chỉ việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ được
giao của người có xung đột lợi ích; tạm thời chuyển người có xung đột lợi ích
sang vị trí công tác khác
a) Trình tự thực hiện
- Việc tạm đình chỉ thực hiện
nhiệm vụ, công vụ của người có xung đột lợi ích; việc tạm thời chuyển người có
xung đột lợi ích sang vị trí công tác khác được thực hiện khi có căn cứ cho rằng
nếu để người đó thực hiện nhiệm vụ, công vụ hoặc tiếp tục giữ vị trí công tác
đó sẽ không đảm bảo tính khách quan, minh bạch trong hoạt động của cơ quan, tổ
chức, đơn vị.
- Việc tạm đình chỉ việc thực
hiện nhiệm vụ, công vụ và tạm thời chuyển người có xung đột lợi ích sang vị trí
công tác khác được thực hiện theo quy định tại Mục 3 Chương VI của Nghị định số
59/2019/NĐ-CP và những quy định khác của pháp luật về cán bộ, công chức, viên
chức và pháp luật về lao động.
b) Cách thức thực hiện: Không
quy định.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
Không quy định.
d) Thời hạn giải quyết: Không
quy định.
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục
hành chính: Cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước, bao gồm: UBND cấp tỉnh,
UBND cấp huyện, UBND cấp xã, các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, đơn vị sự
nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước, công ty cổ phần có vốn nhà nước; người
có chức vụ, quyền hạn công tác tại cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước và
cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan trong phòng, chống tham nhũng trên
địa bàn tỉnh Quảng Nam.
e) Cơ quan giải quyết thủ tục
hành chính: Thủ trưởng Cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước, bao gồm: UBND
cấp tỉnh, UBND cấp huyện, UBND cấp xã, các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh,
đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước, công ty cổ phần có vốn nhà nước;
người có chức vụ, quyền hạn công tác tại cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà
nước và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan trong phòng, chống tham
nhũng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
g) Kết quả thực hiện thủ tục
hành chính: Quyết định tạm đình chỉ việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ được giao
của người có xung đột lợi ích; tạm thời chuyển người có xung đột lợi ích sang vị
trí công tác khác.
h) Phí, lệ phí: Không quy định.
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Không quy định.
k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện
thủ tục hành chính:
Người có chức vụ, quyền hạn được
xác định là có xung đột lợi ích khi có dấu hiệu rõ ràng cho rằng người đó thuộc
hoặc sẽ thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích
khác của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân liên quan đến công việc do mình giải
quyết hoặc thuộc phạm vi quản lý của mình;
- Thành lập, tham gia quản lý,
điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần,
công ty hợp danh, hợp tác xã, trừ trường hợp luật có quy định khác;
- Tư vấn cho doanh nghiệp, tổ
chức, cá nhân khác ở trong nước và nước ngoài về công việc có liên quan đến bí
mật nhà nước, bí mật công tác, công việc thuộc thẩm quyền giải quyết hoặc tham
gia giải quyết;
- Sử dụng những thông tin có được
nhờ chức vụ, quyền hạn của mình để vụ lợi hoặc để phục vụ lợi ích của tổ chức
hoặc cá nhân khác;
- Bố trí vợ hoặc chồng, bố, mẹ,
con, anh, chị, em ruột của mình giữ chức vụ quản lý về tổ chức nhân sự, kế
toán, làm thủ quỹ, thủ kho trong cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc giao dịch, mua
bán hàng hóa, dịch vụ, ký kết hợp đồng cho cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình là
người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu;
- Góp vốn vào doanh nghiệp hoạt
động trong phạm vi ngành, nghề do mình trực tiếp thực hiện việc quản lý nhà nước
hoặc để vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con kinh doanh trong phạm vi ngành, nghề do mình
trực tiếp thực hiện việc quản lý nhà nước;
- Ký kết hợp đồng với doanh
nghiệp thuộc sở hữu của vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột hoặc để
doanh nghiệp thuộc sở hữu của vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột
tham dự các gói thầu của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình khi được giao thực hiện
các giao dịch, mua bán hàng hóa, dịch vụ, ký kết hợp đồng cho cơ quan, tổ chức,
đơn vị đó;
- Có vợ hoặc chồng, bố, mẹ,
con, anh, chị, em ruột là người có quyền, lợi ích trực tiếp liên quan đến việc
thực hiện nhiệm vụ, công vụ của mình;
- Can thiệp hoặc tác động không
đúng đến hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền vì vụ lợi.
l) Căn cứ pháp lý của thủ tục
hành chính: Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 01/7/2019 của Chính phủ Quy định
chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng; Nghị định
số 134/2021/NĐ-CP ngày 30/12/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của
Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 01/7/2019.
6. Thủ tục:
Quyết định áp dụng biện pháp đình chỉ việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ được
giao của người có xung đột lợi ích
a) Trình tự thực hiện:
- Việc đình chỉ thực hiện nhiệm
vụ, công vụ của người có xung đột lợi ích được thực hiện khi có căn cứ rõ ràng
về việc người đó có hành vi vi phạm pháp luật hoặc có tác động không đúng đắn,
gây khó khăn, cản trở đến hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Trong thời hạn 05 ngày, kể từ
ngày có căn cứ được quy định trên thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị
quyết định hoặc đề nghị người có thẩm quyền quản lý người có chức vụ, quyền hạn
quyết định đình chỉ việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ đối với người có chức vụ,
quyền hạn.
- Quyết định đình chỉ việc thực
hiện nhiệm vụ, công vụ phải ghi rõ họ và tên của người có chức vụ, quyền hạn;
thời gian đình chỉ; lý do đình chỉ; quyền và nghĩa vụ của người có chức vụ, quyền
hạn bị đình chỉ; hiệu lực thi hành.
- Quyết định đình chỉ việc thực
hiện nhiệm vụ, công vụ phải được gửi cho người bị đình chỉ và cơ quan, tổ chức,
đơn vị, cá nhân có thông tin, báo cáo về xung đột lợi ích.
b) Cách thức thực hiện: Không
quy định.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
Không quy định.
d) Thời hạn giải quyết: 05 ngày
làm việc kể từ ngày có căn cứ rõ ràng về việc người đó có hành vi vi phạm pháp
luật hoặc có tác động không đúng đắn, gây khó khăn, cản trở đến hoạt động của
cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục
hành chính: Cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước, bao gồm: UBND cấp tỉnh,
UBND cấp huyện, UBND cấp xã, các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, đơn vị sự
nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước, công ty cổ phần có vốn nhà nước; người
có chức vụ, quyền hạn công tác tại cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước và
cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan trong phòng, chống tham nhũng trên
địa bàn tỉnh Quảng Nam.
e) Cơ quan giải quyết thủ tục
hành chính: Thủ trưởng Cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước, bao gồm: UBND
cấp tỉnh, UBND cấp huyện, UBND cấp xã, các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh,
đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước, công ty cổ phần có vốn nhà nước;
người có chức vụ, quyền hạn công tác tại cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà
nước và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan trong phòng, chống tham
nhũng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
g) Kết quả thực hiện thủ tục
hành chính: Quyết định đình chỉ việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ được giao của
người có xung đột lợi ích.
h) Phí, lệ phí: Không quy định.
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Không quy định.
k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện
thủ tục hành chính:
Người có chức vụ, quyền hạn được
xác định là có xung đột lợi ích khi có dấu hiệu rõ ràng cho rằng người đó thuộc
hoặc sẽ thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Nhận tiền, tài sản hoặc lợi
ích khác của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân liên quan đến công việc do mình
giải quyết hoặc thuộc phạm vi quản lý của mình;
- Thành lập, tham gia quản lý,
điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần,
công ty hợp danh, hợp tác xã, trừ trường hợp luật có quy định khác;
- Tư vấn cho doanh nghiệp, tổ
chức, cá nhân khác ở trong nước và nước ngoài về công việc có liên quan đến bí
mật nhà nước, bí mật công tác, công việc thuộc thẩm quyền giải quyết hoặc tham
gia giải quyết;
- Sử dụng những thông tin có được
nhờ chức vụ, quyền hạn của mình để vụ lợi hoặc để phục vụ lợi ích của tổ chức
hoặc cá nhân khác;
- Bố trí vợ hoặc chồng, bố, mẹ,
con, anh, chị, em ruột của mình giữ chức vụ quản lý về tổ chức nhân sự, kế
toán, làm thủ quỹ, thủ kho trong cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc giao dịch, mua
bán hàng hóa, dịch vụ, ký kết hợp đồng cho cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình là
người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu;
- Góp vốn vào doanh nghiệp hoạt
động trong phạm vi ngành, nghề do mình trực tiếp thực hiện việc quản lý nhà nước
hoặc để vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con kinh doanh trong phạm vi ngành, nghề do mình
trực tiếp thực hiện việc quản lý nhà nước;
- Ký kết hợp đồng với doanh
nghiệp thuộc sở hữu của vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột hoặc để
doanh nghiệp thuộc sở hữu của vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột
tham dự các gói thầu của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình khi được giao thực hiện
các giao dịch, mua bán hàng hóa, dịch vụ, ký kết hợp đồng cho cơ quan, tổ chức,
đơn vị đó;
- Có vợ hoặc chồng, bố, mẹ,
con, anh, chị, em ruột là người có quyền, lợi ích trực tiếp liên quan đến việc
thực hiện nhiệm vụ, công vụ của mình;
- Can thiệp hoặc tác động không
đúng đến hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền vì vụ lợi.
l) Căn cứ pháp lý của thủ tục
hành chính: Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 01/7/2019 của Chính phủ Quy định
chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng; Nghị định
số 134/2021/NĐ-CP ngày 30/12/2021 của Chính phủ Sửa đổi, bổ sung một số điều của
Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 01/7/2019.
7. Thủ tục:
Ra quyết định tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác đối với
người có chức vụ, quyền hạn có hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến tham
nhũng
a) Trình tự thực hiện:
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc,
kể từ ngày có căn cứ được quy định tại Điều 43 của Nghị định số 59/2019/NĐ-CP
thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị quyết định hoặc đề nghị người có thẩm
quyền quản lý người có chức vụ, quyền hạn quyết định tạm đình chỉ công tác, tạm
thời chuyển vị trí công tác khác đối với người có chức vụ, quyền hạn.
- Việc lựa chọn áp dụng biện
pháp tạm đình chỉ công tác hoặc tạm thời chuyển vị trí công tác đối với người
có chức vụ, quyền hạn do người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc người có
thẩm quyền quản lý cán bộ, công chức, viên chức quyết định căn cứ vào tính chất,
mức độ của từng vụ việc cụ thể và yêu cầu bố trí, sử dụng cán bộ, công chức,
viên chức trong cơ quan, tổ chức, đơn vị đó.
- Quyết định tạm đình chỉ công
tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác phải ghi rõ họ và tên của người có chức
vụ, quyền hạn; thời gian tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác
khác; lý do tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác; quyền
và nghĩa vụ của người có chức vụ, quyền hạn bị tạm đình chỉ công tác, tạm thời
chuyển vị trí công tác khác; hiệu lực thi hành.
- Quyết định tạm đình chỉ công
tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác đối với người có chức vụ, quyền hạn
phải được gửi cho người bị tạm đình chỉ , người bị tạm thời chuyển vị trí công
tác khác, cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi người đó dang công tác và nơi tiếp nhận
người tạm thời chuyển vị trí công tác đến làm việc.
- Trong trường hợp pháp luật
khác có quy định về trình tự, thủ tục tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị
trí công tác khác thi áp dụng quy định của pháp luật đó.
b) Cách thức thực hiện: Không
quy định.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
Không quy định.
d) Thời hạn giải quyết: 05 ngày
làm việc kể từ ngày có căn cứ được quy định tại Điều 43 của Nghị định số
59/2019/NĐ-CP .
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục
hành chính: Cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước, bao gồm: UBND cấp tỉnh,
UBND cấp huyện, UBND cấp xã, các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, đơn vị sự
nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước, công ty cổ phần có vốn nhà nước; người
có chức vụ, quyền hạn công tác tại cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước và
cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan trong phòng, chống tham nhũng trên
địa bàn tỉnh Quảng Nam.
e) Cơ quan giải quyết thủ tục
hành chính: Thủ trưởng Cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước, bao gồm: UBND
cấp tỉnh, UBND cấp huyện, UBND cấp xã, các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh,
đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước, công ty cổ phần có vốn nhà nước;
người có chức vụ, quyền hạn công tác tại cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà
nước và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan trong phòng, chống tham
nhũng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
g) Kết quả thực hiện thủ tục
hành chính: Quyết định tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác
khác.
h) Phí, lệ phí: Không quy định.
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Không quy định.
k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện
thủ tục hành chính:
Căn cứ ra quyết định tạm đình
chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác:
- Việc quyết định tạm đình chỉ
công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác đối với người có chức vụ, quyền
hạn chỉ được thực hiện khi có căn cứ cho rằng người đó có hành vi vi phạm pháp
luật liên quan đến tham nhũng và có thể gây khó khăn cho việc xem xét, xử lý nếu
vẫn tiếp tục làm việc.
- Căn cứ cho rằng người có chức
vụ, quyền hạn có hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến tham nhũng khi thuộc một
trong các trường hợp sau đây:
+ Có văn bản yêu cầu của Cơ
quan thanh tra, Kiểm toán nhà nước, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân,
Tòa án nhân dân;
+ Qua xác minh, làm rõ nội dung
theo đơn tố cáo phát hiện người có chức vụ, quyền hạn thực hiện hành vi có dấu
hiệu tham nhũng;
+ Qua công tác tự kiểm tra
trong cơ quan, tổ chức, đơn vị phát hiện người có chức vụ, quyền hạn thực hiện
hành vi có dấu hiệu tham nhũng;
+ Qua công tác quản lý, chỉ đạo,
điều hành phát hiện người có chức vụ, quyền hạn thực hiện hành vi vi phạm pháp
luật liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ, quản lý, sử dụng tài chính
công, tài sản công.
+ Người có chức vụ, quyền hạn
được coi là có thể gây khó khăn cho việc xem xét, xử lý của cơ quan nhà nước có
thẩm quyền khi người đó có một trong các hành vi sau đây:
+ Từ chối cung cấp thông tin,
tài liệu hoặc cung cấp thông tin, tài liệu không đầy đủ, sai sự thật;
+ Cố ý trì hoãn, trốn tránh
không thực hiện yêu cầu của người có thẩm quyền trong quá trình xác minh, làm
rõ hành vi tham nhũng;
+ Tự ý tháo gỡ niêm phong tài
liệu, tiêu hủy thông tin, tài liệu, chứng cứ; tẩu tán tài sản có liên quan đến
hành vi vi phạm pháp luật;
+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, ảnh
hưởng của mình, của người khác hoặc dùng hình thức khác để che giấu hành vi vi
phạm pháp luật, gây khó khăn cho việc xác minh, làm rõ.
l) Căn cứ pháp lý của thủ tục
hành chính: Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 01/7/2019 của Chính phủ Quy định
chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng; Nghị định
số 134/2021/NĐ-CP ngày 30/12/2021 của Chính phủ Sửa đổi, bổ sung một số điều của
Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 01/7/2019.
8. Thủ tục:
Quyết định hủy bỏ quyết định tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công
tác khác và công khai quyết định hủy bỏ việc tạm đình chỉ công tác, tạm thời
chuyển vị trí công tác khác
a) Trình tự thực hiện:
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc,
kể từ ngày cơ quan, tổ chức có thẩm quyền kết luận người có chức vụ, quyền hạn
không có hành vi tham nhũng thì người đã ra quyết định phải hủy bỏ quyết định tạm
đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác đối với người có chức vụ,
quyền hạn. Quyết định hủy bỏ việc tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí
công tác khác được gửi cho người có chức vụ, quyền hạn bị tạm đình chỉ công
tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác, cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi người
đó đang công tác và nơi tiếp nhận người tạm thời chuyển vị trí công tác đến làm
việc.
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc,
kể từ ngày ban hành quyết định hủy bỏ việc tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển
vị trí công tác khác, người ra quyết định có trách nhiệm công khai bằng một
trong các hình thức sau đây: Công bố tại cuộc họp toàn thể của cơ quan, tổ chức,
đơn vị nơi người bị tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác
làm việc; Niêm yết tại trụ sở làm việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi người bị
tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác đó làm việc trong
thời hạn 15 ngày liên tục, kể từ ngày niêm yết.
b) Cách thức thực hiện: Không
quy định.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
Không quy định.
d) Thời hạn giải quyết: 10 ngày
làm việc.
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục
hành chính: Cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước, bao gồm: UBND cấp tỉnh,
UBND cấp huyện, UBND cấp xã, các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, đơn vị sự
nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước, công ty cổ phần có vốn nhà nước; người
có chức vụ, quyền hạn công tác tại cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước và
cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan trong phòng, chống tham nhũng trên
địa bàn tỉnh Quảng Nam.
e) Cơ quan giải quyết thủ tục
hành chính: Thủ trưởng Cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước, bao gồm: UBND
cấp tỉnh, UBND cấp huyện, UBND cấp xã, các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh,
đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước, công ty cổ phần có vốn nhà nước;
người có chức vụ, quyền hạn công tác tại cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà
nước và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan trong phòng, chống tham
nhũng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
g) Kết quả thực hiện thủ tục
hành chính: Quyết định hủy bỏ quyết định tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển
vị trí công tác khác; văn bản Công khai quyết định tạm đình chỉ công tác, tạm
thời chuyển vị trí công tác khác.
h) Phí, lệ phí: Không quy định.
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Không quy định.
k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện
thủ tục hành chính: Không quy định.
l) Căn cứ pháp lý của thủ tục
hành chính: Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 01/7/2019 của Chính phủ Quy định
chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng; Nghị định
số 134/2021/NĐ-CP ngày 30/12/2021 của Chính phủ Sửa đổi, bổ sung một số điều của
Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 01/7/2019.
9. Thủ tục:
Ban hành kế hoạch xác minh tài sản, thu nhập hằng năm (sau khi được Chủ tịch
UBND tỉnh phê duyệt nội dung kế hoạch)
a) Trình tự thực hiện:
Hằng năm, căn cứ tình hình tham
nhũng và công tác phòng, chống tham nhũng ở địa phương; các yêu cầu, chỉ đạo của
cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trong công tác phòng, chống tham nhũng; định hướng
xây dựng kế hoạch xác minh do Thanh tra Chính phủ; khả năng, điều kiện thực hiện
các mục tiêu xác minh quy định tại Điều 15 của Nghị định số 130/2020/NĐ-CP ngày
30/10/2020 của Chính phủ về kiểm soát tài sản, thu nhập và kế hoạch xác minh hằng
năm do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt, Chánh thanh tra tỉnh ban hành kế
hoạch xác minh tài sản, thu nhập hằng năm.
b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp
tại Thanh tra tỉnh.
c) Thành phần số lượng hồ sơ:
Không quy định.
d) Thời hạn giải quyết: Trước
ngày 31 tháng 01 hằng năm.
đ) Đối tượng thực hiện: Thanh
tra tỉnh.
e) Cơ quan giải quyết thủ tục
hành chính: Chánh Thanh tra tỉnh.
g) Kết quả thực hiện thủ tục
hành chính: Kế hoạch xác minh tài sản, thu nhập.
h) Phí, lệ phí: Không quy định.
i) Tên mẫu đơn, tờ khai: Không
quy định.
k) Yêu cầu điều kiện thực hiện
thủ tục hành chính:
- Kế hoạch xác minh phải có các
nội dung sau: Mục đích, yêu cầu của kế hoạch xác minh; Số lượng và tên cơ quan,
đơn vị được xác minh; Tổng số người được xác minh, số lượng người được xác minh
phân bổ theo cơ quan, tổ chức, đơn vị trực thuộc; Việc tổ chức thực hiện kế hoạch
xác minh, người được phân công chỉ đạo việc thực hiện, đơn vị được phân công tiến
hành xác minh, nguồn lực để thực hiện xác minh.
- Kế hoạch xác minh hằng năm phải
bảo đảm số cơ quan, tổ chức, đơn vị được tiến hành xác minh tối thiểu bằng 20%
số cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc thẩm quyền kiểm soát của mình.
- Trong thời hạn 10 ngày kể từ
ngày kế hoạch xác minh được ban hành, Thanh tra tỉnh tổ chức lựa chọn ngẫu
nhiên người được xác minh. Việc lựa chọn được thực hiện công khai bằng hình thức
bốc thăm hoặc sử dụng phần mềm máy tính; mời đại diện Ủy ban kiểm tra Tỉnh ủy
và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh cùng cấp dự và chứng kiến việc lựa chọn
ngẫu nhiên người được xác minh. Số lượng người được lựa chọn để xác minh ngẫu
nhiên phải bảo đảm tối thiểu 10% số người có nghĩa vụ kê khai hằng năm tại mỗi
cơ quan, tổ chức, đơn vị được xác minh, trong đó có ít nhất 01 người là người đứng
đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị.
l) Căn cứ pháp lý của thủ tục
hành chính: Luật Phòng chống tham nhũng 2018; Nghị định số 130/2020/NĐ-CP ngày
30/10/2020 về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong
cơ quan, tổ chức, đơn vị; Quy chế phối hợp ban hành kèm theo Quyết định số
56-QĐ/TW ngày 08/02/2022 của Bộ Chính trị.
10. Thủ
tục: Cung cấp thông tin về tài sản, thu nhập
a) Trình tự thực hiện
- Chánh Thanh tra tỉnh, Phó
Chánh Thanh tra tỉnh, Tổ trưởng Tổ xác minh tài sản, thu nhập (sau đây gọi là
người yêu cầu) ban hành văn bản yêu cầu cung cấp thông tin để phục vụ việc theo
dõi biến động tài sản, thu nhập, xây dựng kế hoạch xác minh và xác minh tài sản,
thu nhập, nội dung văn bản yêu cầu gồm có: Mục đích, căn cứ yêu cầu cung cấp
thông tin; những thông tin cần được cung cấp; thời hạn cung cấp thông tin; hướng
dẫn việc cung cấp thông tin bằng văn bản, thông điệp dữ liệu; yêu cầu khác (nếu
có).
- Khi nhận được yêu cầu cung cấp
thông tin của người yêu cầu; các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân được yêu cầu
cung cấp thông tin (sau đây gọi là người được yêu cầu) có trách nhiệm cung cấp
đầy đủ, trung thực, kịp thời thông tin theo yêu cầu của người yêu cầu và chịu
trách nhiệm về thông tin do mình cung cấp.
b) Cách thức thực hiện: Không
quy định.
c) Thành phần số lượng hồ sơ:
Không quy định.
d) Thời hạn giải quyết: Trong
thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu; trường hợp thông tin được
yêu cầu cung cấp là thông tin phức tạp, không có sẵn thì thời hạn cung cấp
thông tin là 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu.
đ) Đối tượng thực hiện: Kho bạc
nhà nước, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam, cơ
quan công an, quản lý thuế, hải quan, quản lý về đất đai, đăng ký tài sản và cơ
quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân khác có liên quan.
e) Cơ quan giải quyết thủ tục
hành chính: Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu Thanh tra tỉnh; Tổ trưởng
Tổ xác minh tài sản, thu nhập.
g) Kết quả thực hiện thủ tục
hành chính: Văn bản đề nghị cung cấp thông tin về tài sản, thu nhập.
h) Phí, lệ phí: Không quy định.
i) Tên mẫu đơn, tờ khai: Không
quy định
k) Yêu cầu điều kiện thực hiện
thủ tục hành chính:
Cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá
nhân được yêu cầu cung cấp thông tin có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, trung thực,
kịp thời thông tin theo yêu cầu của người yêu cầu và chịu trách nhiệm về thông
tin do mình cung cấp.
l) Căn cứ pháp lý của thủ tục
hành chính: Luật Phòng chống tham nhũng 2018; Điều 5, 6, 7 Nghị định số
130/2020/NĐ-CP ngày 30/10/2020 về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức
vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.
11. Thủ
tục: Ban hành Kết luận xác minh tài sản, thu nhập theo Quyết định xác minh tài
sản, thu nhập của Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập; công khai Kết luận xác
minh.
a) Trình tự thực hiện
- Trong thời hạn 10 ngày kể từ
ngày nhận được Báo cáo kết quả xác minh tài sản, thu nhập, người ra quyết định
xác minh phải ban hành Kết luận xác minh tài sản, thu nhập; trường hợp phức tạp
thì thời hạn có thể kéo dài nhưng không quá 20 ngày. Kết luận xác minh tài sản,
thu nhập bao gồm các nội dung sau đây: Tính trung thực, đầy đủ, rõ ràng của việc
kê khai tài sản, thu nhập; tính trung thực trong việc giải trình về nguồn gốc của
tài sản, thu nhập tăng thêm; kiến nghị người có thẩm quyền xử lý vi phạm quy định
của pháp luật về kiểm soát tài sản, thu nhập. Người ban hành Kết luận xác minh
tài sản, thu nhập phải chịu trách nhiệm về tính khách quan, trung thực của Kết
luận xác minh. Kết luận xác minh tài sản, thu nhập phải được gửi cho người được
xác minh và cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân yêu cầu, kiến nghị xác minh quy định
tại Điều 42 của Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018. Người được xác minh có
quyền khiếu nại Kết luận xác minh tài sản, thu nhập theo quy định của pháp luật
về khiếu nại.
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc
kể từ ngày ban hành Kết luận xác minh tài sản, thu nhập, người ra quyết định
xác minh tài sản, thu nhập có trách nhiệm công khai Kết luận xác minh. Việc
công khai Kết luận xác minh tài sản, thu nhập được thực hiện như việc công khai
bản kê khai quy định tại Điều 39 của Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018.
b) Cách thức thực hiện: Tại
Thanh tra tỉnh.
c) Thành phần số lượng hồ sơ:
Không quy định.
d) Thời hạn giải quyết: Không
quá 25 ngày làm việc.
đ) Đối tượng thực hiện: Thanh
tra tỉnh.
e) Cơ quan giải quyết thủ tục
hành chính: Chánh Thanh tra tỉnh.
g) Kết quả thực hiện thủ tục
hành chính: Kết luận xác minh tài sản, thu nhập; Quyết định công khai kết luận
xác minh tài sản, thu nhập.
h) Phí, lệ phí: Không quy định.
i) Tên mẫu đơn, tờ khai: Không
quy định.
k) Yêu cầu điều kiện thực hiện
thủ tục hành chính: Không quy định.
l) Căn cứ pháp lý của thủ tục
hành chính: Luật Phòng chống tham nhũng 2018.
12. Thủ
tục: Cung cấp thông tin cơ sở dữ liệu về kiểm soát tài sản, thu nhập (theo yêu
cầu của cơ quan, tổ chức, đơn vị phụ trách công tác tổ chức cán bộ, kiểm tra có
thẩm quyền của Đảng, Quốc hội, cơ quan trung ương của các tổ chức chính trị -
xã hội; Cơ quan thanh tra, Kiểm toán Nhà nước, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát
nhân dân, Tòa án nhân dân.)
a) Trình tự thực hiện
Khi nhận được yêu cầu của cơ
quan, tổ chức, đơn vị phụ trách công tác tổ chức cán bộ, kiểm tra có thẩm quyền
của Đảng, Quốc hội, cơ quan trung ương của các tổ chức chính trị - xã hội; Cơ
quan thanh tra, Kiểm toán Nhà nước, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân,
Tòa án nhân dân, Thanh tra tỉnh có trách nhiệm cung cấp bản kê khai, thông tin,
dữ liệu về kiểm soát tài sản, thu nhập.
b) Cách thức thực hiện: Tại
Thanh tra tỉnh.
c) Thành phần số lượng hồ sơ:
Không quy định.
d) Thời hạn giải quyết: Không
quy định.
đ) Đối tượng thực hiện: Thanh
tra tỉnh.
e) Cơ quan giải quyết thủ tục
hành chính: Chánh Thanh tra tỉnh.
g) Kết quả thực hiện thủ tục
hành chính: Văn bản cung cấp thông tin cơ sở dữ liệu về kiểm soát tài sản, thu
nhập.
h) Phí, lệ phí: Không quy định.
i) Tên mẫu đơn, tờ khai: Không
quy định.
k) Yêu cầu điều kiện thực hiện
thủ tục hành chính: Không quy định.
l) Căn cứ pháp lý của thủ tục
hành chính: Nghị định số 130/2020/NĐ-CP ngày 30/10/2020 về kiểm soát tài sản,
thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.
13. Thủ
tục: Tiếp nhận yêu cầu giải trình
a) Trình tự thực hiện
- Cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá
nhân có trách nhiệm giải trình tiếp nhận yêu cầu giải trình khi đáp ứng các điều
kiện tiếp nhận và không thuộc những trường hợp từ chối yêu cầu giải trình lần
lượt quy định tại Điều 4 và Điều 5 của Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày
01/7/2019 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật
Phòng, chống tham nhũng. Trường hợp yêu cầu giải trình không thuộc trách nhiệm
thì người tiếp nhận hướng dẫn người yêu cầu đến cơ quan có thẩm quyền theo quy
định của pháp luật.
- Trường hợp văn bản yêu cầu giải
trình không đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 10 của Nghị định số
59/2019/NĐ-CP ngày 01/7/2019 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều và biện
pháp thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng thì người tiếp nhận có trách nhiệm
hướng dẫn người yêu cầu giải trình bổ sung thông tin, tài liệu.
- Trường hợp nội dung yêu cầu
giải trình đã được giải trình cho người khác trước đó thì cung cấp bản sao văn
bản giải trình cho người yêu cấu giải trình.
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc,
kể từ ngày tiếp nhận yêu cầu, người giải trình phải thông báo bằng văn bản cho
người yêu cầu giải trình về việc giải quyết hoặc không giải quyết và nêu rõ lý
do.
b) Cách thức thực hiện: Tại cơ
quan, đơn vị.
c) Thành phần số lượng hồ sơ:
Không quy định.
d) Thời hạn giải quyết: 05 ngày
làm việc.
đ) Đối tượng thực hiện: Cơ
quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước, bao gồm: UBND cấp tỉnh, UBND cấp huyện,
UBND cấp xã, các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, đơn vị sự nghiệp công lập,
doanh nghiệp nhà nước, công ty cổ phần có vốn nhà nước; người có chức vụ, quyền
hạn công tác tại cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước và cơ quan, tổ chức,
cá nhân khác có liên quan trong phòng, chống tham nhũng trên địa bàn tỉnh Quảng
Nam.
e) Cơ quan giải quyết thủ tục
hành chính: Thủ trưởng Cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước, bao gồm: UBND
cấp tỉnh, UBND cấp huyện, UBND cấp xã, các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh,
đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước, công ty cổ phần có vốn nhà nước;
người có chức vụ, quyền hạn công tác tại cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà
nước và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan trong phòng, chống tham
nhũng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
g) Kết quả thực hiện thủ tục
hành chính: Văn bản thông báo.
h) Phí, lệ phí: Không quy định.
i) Tên mẫu đơn, tờ khai: Không
quy định.
k) Yêu cầu điều kiện thực hiện
thủ tục hành chính: Không quy định.
l) Căn cứ pháp lý của thủ tục
hành chính: Luật Phòng, chống tham nhũng; Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày
01/7/2019 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật
Phòng, chống tham nhũng.
14. Thủ
tục: Thực hiện việc giải trình
a) Trình tự thực hiện
- Trong trường hợp yêu cầu giải
trình trực tiếp, có nội dung đơn giản, thì việc giải trình có thể thực hiện bằng
hình thức trực tiếp. Việc giải trình trực tiếp phải được lập thành biên bản có
chữ ký hoặc điểm chỉ của các bên.
- Trong những trường hợp còn lại
thì việc giải trình được thực hiện như sau: Thu thập, xác minh thông tin có
liên quan; làm việc trực tiếp với người yêu cầu giải trình để làm rõ những nội
dung có liên quan khi thấy cần thiết, nội dung làm việc được lập thành biên bản
có chữ ký hoặc điểm chỉ của các bên; ban hành văn bản giải trình (với các nội
dung sau đây: Họ tên, địa chỉ người yêu cầu giải trình; nội dung yêu cầu giải
trình; Kết quả làm việc trực tiếp với tổ chức, cá nhân (nếu có); căn cứ pháp lý
thực hiện việc giải trình; Nội dung giải trình cụ thể); gửi văn bản giải trình
đến người yêu cầu giải trình.
b) Cách thức thực hiện: Tại cơ
quan, đơn vị.
c) Thành phần số lượng hồ sơ:
Không quy định.
d) Thời hạn giải quyết: Thời hạn
thực hiện việc giải trình không quá 15 ngày, kể từ ngày ra thông báo tiếp nhận
yêu cầu giải trình; trường hợp có nội dung phức tạp thì có thể gia hạn 01 lần;
thời gian gia hạn không quá 15 ngày và phải thông báo bằng văn bản đến người
yêu cầu giải trình.
đ) Đối tượng thực hiện: Cơ
quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước, bao gồm: UBND cấp tỉnh, UBND cấp huyện,
UBND cấp xã, các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, đơn vị sự nghiệp công lập,
doanh nghiệp nhà nước, công ty cổ phần có vốn nhà nước; người có chức vụ, quyền
hạn công tác tại cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước và cơ quan, tổ chức,
cá nhân khác có liên quan trong phòng, chống tham nhũng trên địa bàn tỉnh Quảng
Nam.
e) Cơ quan giải quyết thủ tục
hành chính: Thủ trưởng Cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước, bao gồm: UBND
cấp tỉnh, UBND cấp huyện, UBND cấp xã, các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh,
đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước, công ty cổ phần có vốn nhà nước;
người có chức vụ, quyền hạn công tác tại cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà
nước và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan trong phòng, chống tham
nhũng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
g) Kết quả thực hiện thủ tục
hành chính: Văn bản giải trình.
h) Phí, lệ phí: Không quy định.
i) Tên mẫu đơn, tờ khai: Không
quy định.
k) Yêu cầu điều kiện thực hiện
thủ tục hành chính:
- Những nội dung sau không thuộc
phạm vi giải trình (theo quy định tại Điều 6 Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày
01/7/2019):
+ Nội dung thuộc bí mật nhà nước;
bí mật đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật kinh doanh theo quy định của
pháp luật.
+ Nội dung chỉ đạo, tổ chức thực
hiện nhiệm vụ, công vụ trong nội bộ cơ quan, tổ chức, đơn vị mà chưa ban hành,
chưa thực hiện hoặc nội dung chỉ đạo, điều hành của cơ quan cấp trên với cơ
quan cấp dưới.
- Tạm đình chỉ, đình chỉ việc
giải trình trong các trường hợp sau (theo quy định tại Điều 14 Nghị định số
59/2019/NĐ-CP ngày 01/7/2019):
+ Người yêu cầu giải trình là
cá nhân đã chết mà chưa xác định được người thừa kế quyền, nghĩa vụ; cơ quan, tổ
chức bị chia tách, sáp nhập, giải thể mà chưa có cá nhân, tổ chức kế thừa quyền,
nghĩa vụ trong việc yêu cầu giải trình;
+ Người yêu cầu giải trình là
cá nhân mất năng lực hành vi dân sự mà chưa xác định được người đại diện theo
pháp luật;
+ Cá nhân yêu cầu giải trình bị
ốm đau hoặc vì lý do khách quan khác mà người thực hiện giải trình chưa thể thực
hiện được việc giải trình;
+ Người yêu cầu giải trình là
cá nhân đã chết mà không có người thừa kế quyền, nghĩa vụ; cơ quan, tổ chức bị
chia tách, sáp nhập, giải thể mà không có cá nhân, tổ chức kế thừa quyền, nghĩa
vụ trong việc yêu cầu giải trình;
+ Người yêu cầu giải trình là
cá nhân mất năng lực hành vi dân sự mà không có người đại diện theo pháp luật;
+ Người yêu cầu giải trình rút
toàn bộ yêu cầu giải trình.
l) Căn cứ pháp lý của thủ tục
hành chính: Luật Phòng, chống tham nhũng; Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày
01/7/2019 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật
Phòng, chống tham nhũng.
15. Ban
hành và công khai kế hoạch chuyển đổi vị trí công tác đối với người có chức vụ,
quyền hạn
a) Trình tự thực hiện
- Bước 1: Định kỳ hằng
năm, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị ban hành kế hoạch chuyển đổi vị
trí công tác đối với người có chức vụ, quyền hạn theo thẩm quyền quản lý cán bộ.
- Bước 2: Thực hiện công
khai kế hoạch theo các hình thức được quy định tại Điều 11 Luật Phòng, chống
tham nhũng năm 2018.
b) Cách thức thực hiện: trực tiếp
tại các cơ quan, đơn vị.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
không quy định.
d) Thời hạn giải quyết: không
quy định.
đ) Đối tượng thực hiện: Thủ trưởng
cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước, bao gồm: cơ quan nhà nước, tổ chức
chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp
công lập, doanh nghiệp nhà nước và tổ chức, đơn vị khác do Nhà nước thành lập,
đầu tư cơ sở vật chất, cấp phát toàn bộ hoặc một phần kinh phí hoạt động, do
Nhà nước trực tiếp quản lý hoặc tham gia quản lý.
e) Cơ quan giải quyết: Cơ quan,
tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước, bao gồm: cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị,
tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập,
doanh nghiệp nhà nước và tổ chức, đơn vị khác do Nhà nước thành lập, đầu tư cơ
sở vật chất, cấp phát toàn bộ hoặc một phần kinh phí hoạt động, do Nhà nước trực
tiếp quản lý hoặc tham gia quản lý.
g) Kết quả thực hiện: kế hoạch
chuyển đổi vị trí công tác đối với người có chức vụ, quyền hạn được ban hành.
h) Phí, lệ phí: không quy định.
i) Tên mẫu đơn, tờ khai: không
quy định.
k) Yêu cầu, điều kiện
Kế hoạch chuyển đổi vị trí công
tác phải nêu rõ mục đích, yêu cầu, trường hợp cụ thể phải chuyển đổi vị trí
công tác, thời gian thực hiện chuyển đổi, quyền, nghĩa vụ của người phải chuyển
đổi vị trí công tác và biện pháp tổ chức thực hiện.
l) Căn cứ pháp lý
- Luật Phòng, chống tham nhũng
ngày 20/11/2018.
- Nghị định số 59/2019/NĐ-CP
ngày 01/7/2019 của Chính phủ về Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi
hành Luật Phòng, chống tham nhũng.
Lĩnh vực
Thanh tra
16. Cấp
mới, cấp đổi Thẻ thanh tra
a) Trình tự thực hiện
- Bước 1: Chánh Thanh
tra sở, Chánh Thanh huyện, thị xã, thành phố có văn bản đề nghị cấp mới, cấp đổi
Thẻ thanh tra gửi Chánh Thanh tra tỉnh.
- Bước 2: Chánh Thanh
tra tỉnh xem xét, tổng hợp danh sách, gửi văn bản đề nghị Chủ tịch UBND cấp tỉnh
cấp mới, cấp lại, cấp đổi Thẻ thanh tra.
- Bước 3: Căn cứ hồ sơ
và văn bản đề nghị, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, xem xét, ra quyết định cấp mới,
cấp đổi Thẻ thanh tra và chỉ đạo việc in, cấp mới, cấp đổi Thẻ thanh tra.
b) Cách thức thực hiện: trực tiếp
hoặc qua dịch vụ bưu chính.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
01 bộ.
Hồ sơ cấp mới, cấp đổi Thẻ
thanh tra gồm:
- Công văn đề nghị cấp mới, cấp
đổi Thẻ thanh tra;
- Danh sách đề nghị cấp mới, cấp
đổi Thẻ thanh tra được thực hiện theo Mẫu
số 01 và Mẫu số 02 (kèm theo
Thông tư số 05/2024/TT-TTCP ngày 26/4/2024 của Thanh tra Chính phủ quy định về mẫu
Thẻ thanh tra và việc cấp, quản lý, sử dụng Thẻ thanh tra);
- Quyết định hoặc bản sao quyết
định bổ nhiệm vào ngạch Thanh tra viên;
- 02 ảnh màu chân dung cá nhân
mặc trang phục ngành Thanh tra cỡ 20 mm x 30 mm, ghi rõ họ tên, đơn vị phía sau
ảnh;
- Thẻ thanh tra cũ đã cắt góc
(đối với trường hợp cấp đổi Thẻ thanh tra).
d) Thời hạn giải quyết: 30 ngày
kể từ ngày tiếp nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền xem xét việc cấp Thẻ thanh
tra theo quy định.
đ) Đối tượng thực hiện: Cá
nhân.
e) Cơ quan giải quyết: Chủ tịch
UBND tỉnh.
g) Kết quả thực hiện: Quyết định
cấp mới, cấp đổi Thẻ Thanh tra.
h) Phí, lệ phí: không quy định.
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Mẫu số 01 và Mẫu số 02 (kèm theo Thông tư số 05/2024/TT-TTCP
ngày 26/4/2024 của Thanh tra Chính phủ quy định về mẫu Thẻ thanh tra và việc cấp,
quản lý, sử dụng Thẻ thanh tra).
k) Yêu cầu, điều kiện
* Cấp mới Thẻ thanh tra:
- Thanh tra viên được cấp có thẩm
quyền xem xét, đề nghị cấp Thẻ thanh tra sau khi có quyết định bổ nhiệm vào ngạch
Thanh tra viên. Chưa xem xét cấp thẻ đối với người trong thời gian tạm giam,
thi hành kỷ luật hoặc có thông báo về việc xem xét kỷ luật liên quan đến tham
nhũng, tiêu cực, đạo đức công vụ của cơ quan có thẩm quyền. Đối với người không
còn đủ thời gian công tác 05 năm thì chỉ cấp Thẻ thanh tra có thời hạn sử dụng
đến thời điểm nghỉ hưu.
- Người đủ điều kiện lập hồ sơ
để bổ nhiệm vào ngạch Thanh tra viên lần đầu thì đồng thời lập hồ sơ đề nghị cấp
Thẻ thanh tra.
* Cấp đổi Thẻ thanh tra
trong trường hợp sau:
- Thanh tra viên được bổ nhiệm
lên ngạch Thanh tra viên cao hơn;
- Thẻ thanh tra đã hết thời hạn
sử dụng;
- Do thay đổi mã số thẻ, họ,
tên, cơ quan công tác hoặc lý do khác dẫn đến phải thay đổi thông tin của người
được cấp Thẻ thanh tra.
Chưa xem xét cấp thẻ đối với
người trong thời gian tạm giam, thi hành kỷ luật hoặc có thông báo về việc xem
xét kỷ luật liên quan đến tham nhũng, tiêu cực, đạo đức công vụ của cơ quan có
thẩm quyền. Đối với người không còn đủ thời gian công tác 05 năm thì chỉ cấp Thẻ
thanh tra có thời hạn sử dụng đến thời điểm nghỉ hưu.
l) Căn cứ pháp lý: Thông tư số
05/2024/TT-TTCP ngày 26/4/2024 của Thanh tra Chính phủ quy định về mẫu Thẻ
thanh tra và việc cấp, quản lý, sử dụng Thẻ thanh tra.
Mẫu
số 01. Danh sách đề nghị cấp mới Thẻ thanh tra
CƠ QUAN CHỦ QUẢN
CƠ QUAN QUẢN LÝ
TRỰC TIẾP
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
|
……., ngày…tháng
.... năm…
|
DANH
SÁCH ĐỀ NGHỊ CẤP MỚI THẺ THANH TRA
(Kèm
theo Công văn số: ngày... tháng... năm...)
TT
|
Họ và tên
|
Ngày sinh/nam, nữ
|
Chức vụ
|
Đơn vị công tác
|
QĐ bổ nhiệm ngạch: Số, ngày
|
Cơ quan bổ nhiệm
|
Mã ngạch công chức
|
Mã Thẻ thanh tra đề nghị cấp
|
Ghi chú
|
Nam
|
Nữ
|
(01)
|
(02)
|
(03)
|
(04)
|
(05)
|
(06)
|
(07)
|
(08)
|
(09)
|
(10)
|
(11)
|
1
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
THỦ TRƯỞNG CƠ
QUAN
(Ký tên, đóng dấu)
|
Mẫu
số 02. Danh sách đề nghị cấp đổi Thẻ thanh tra
CƠ QUAN CHỦ QUẢN
CƠ QUAN QUẢN LÝ
TRỰC TIẾP
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
|
……., ngày…tháng
.... năm…
|
DANH
SÁCH ĐỀ NGHỊ CẤP ĐỔI THẺ THANH TRA
(Kèm
theo Công văn số: ngày... tháng... năm...)
TT
|
Họ và tên
|
Ngày sinh/nam, nữ
|
Chức vụ
|
Đơn vị công tác
|
QĐ bổ nhiệm ngạch: Số, ngày
|
Mã Thẻ TT cũ
|
Mã Thẻ thanh tra đề nghị cấp
|
Lý do đổi thẻ
|
Ghi chú
|
Nam
|
Nữ
|
(01)
|
(02)
|
(03)
|
(04)
|
(05)
|
(06)
|
(07)
|
(08)
|
(09)
|
(10)
|
(11)
|
1
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
THỦ TRƯỞNG CƠ
QUAN
(Ký tên, đóng dấu)
|
17. Cấp
lại Thẻ thanh tra
a) Trình tự thực hiện
- Bước 1: Thanh tra viên
có đơn xin cấp lại Thẻ thanh tra, trong đó báo cáo, giải trình rõ lý do mất, hỏng
Thẻ thanh tra và đề nghị cấp lại Thẻ thanh tra.
- Bước 2: Chánh Thanh
tra sở, Chánh Thanh tra huyện, thị xã, thành phố xem xét, xác nhận lý do mất, hỏng
Thẻ thanh tra và đề xuất với Chánh Thanh tra tỉnh việc cấp lại Thẻ thanh tra.
- Bước 3: Chánh Thanh
tra tỉnh xem xét, tổng hợp danh sách, gửi văn bản đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh
xem xét, ra quyết định cấp lại Thẻ thanh tra.
- Bước 4: Căn cứ hồ sơ
và văn bản đề nghị, Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, ra quyết định cấp lại Thẻ thanh
tra.
b) Cách thức thực hiện: trực tiếp
hoặc qua dịch vụ bưu chính.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
01 bộ.
Hồ sơ cấp lại Thẻ thanh tra gồm:
- Đơn xin cấp lại Thẻ thanh
tra;
- Công văn đề nghị cấp lại Thẻ
thanh tra;
- Danh sách đề nghị cấp lại Thẻ
thanh tra được thực hiện theo Mẫu số 03
(kèm theo Thông tư số 05/2024/TT-TTCP ngày 26/4/2024 của Thanh tra Chính phủ
quy định về mẫu Thẻ thanh tra và việc cấp, quản lý, sử dụng Thẻ thanh tra);
- 02 ảnh màu chân dung cá nhân
mặc trang phục ngành Thanh tra, cỡ 20 mm x 30 mm, ghi rõ họ tên, đơn vị phía
sau ảnh.
d) Thời hạn giải quyết: 30 ngày
kể từ ngày tiếp nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền xem xét việc cấp Thẻ thanh
tra theo quy định.
đ) Đối tượng thực hiện: cá
nhân.
e) Cơ quan giải quyết: Chủ tịch
UBND tỉnh.
g) Kết quả thực hiện: Quyết định
cấp lại Thẻ Thanh tra.
h) Phí, lệ phí: không quy định.
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Mẫu số 03 (kèm theo Thông tư số
05/2024/TT-TTCP ngày 26/4/2024 của Thanh tra Chính phủ quy định về mẫu Thẻ
thanh tra và việc cấp, quản lý, sử dụng Thẻ thanh tra).
k) Yêu cầu, điều kiện
- Thanh tra viên được xem xét,
cấp lại Thẻ thanh tra đã bị mất hoặc bị hỏng do nguyên nhân khách quan.
- Chưa xem xét cấp thẻ đối với
người trong thời gian tạm giam, thi hành kỷ luật hoặc có thông báo về việc xem
xét kỷ luật liên quan đến tham nhũng, tiêu cực, đạo đức công vụ của cơ quan có
thẩm quyền. Đối với người không còn đủ thời gian công tác 05 năm thì chỉ cấp Thẻ
thanh tra có thời hạn sử dụng đến thời điểm nghỉ hưu.
i) Căn cứ pháp lý: Thông tư số
05/2024/TT-TTCP ngày 26/4/2024 của Thanh tra Chính phủ quy định về mẫu Thẻ
thanh tra và việc cấp, quản lý, sử dụng Thẻ thanh tra.
Mẫu
số 03. Danh sách đề nghị cấp lại Thẻ thanh tra
CƠ QUAN CHỦ QUẢN
CƠ QUAN QUẢN LÝ
TRỰC TIẾP
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
|
……., ngày…tháng
.... năm…
|
DANH
SÁCH ĐỀ NGHỊ CẤP LẠI THẺ THANH TRA
(Kèm
theo Công văn số: ngày... tháng... năm...)
TT
|
Họ và tên
|
Ngày sinh/nam,
|
Chức vụ
|
Đơn vị công tác
|
QĐ Bổ nhiệm ngạch: Số, ngày
|
Mã ngạch công chức
|
Mã Thẻ TT cũ
|
Mã Thẻ thanh tra đề nghị cấp
|
Lý do mất Thẻ thanh
|
Ghi chú
|
Nam
|
Nữ
|
(01)
|
(02)
|
(03)
|
(04)
|
(05)
|
(06)
|
(07)
|
(08)
|
(09)
|
(10)
|
(11)
|
(12)
|
1
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
4
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
5
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
THỦ TRƯỞNG CƠ
QUAN
(Ký tên, đóng dấu)
|
18. Miễn
nhiệm đối với thanh tra viên
a) Trình tự thực hiện
- Bước 1: Giám đốc các sở,
Chủ tịch UBND huyện, thị xã, thành phố có đề nghị bằng văn bản về việc miễn nhiệm
Thanh tra viên gửi Thanh tra tỉnh.
- Bước 2: Thanh tra tỉnh
tiếp nhận văn bản đề nghị và thu thập các tài liệu liên quan; Thanh tra tỉnh phối
hợp, Sở Nội vụ chủ trì thu thập các tài liệu liên quan khác (nếu có) và
tham mưu dự thảo quyết định miễn nhiệm, trình Chủ tịch UBND tỉnh ra quyết định
miễn nhiệm.
- Bước 3: Thanh tra tỉnh
thông báo quyết định miễn nhiệm, thu hồi thẻ thanh tra và các trang thiết bị
khác phục vụ cho công tác thanh tra (nếu có).
b) Cách thức thực hiện: trực tiếp
hoặc qua dịch vụ bưu chính.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
01 bộ.
Hồ sơ miễn nhiệm đối với thanh
tra viên gồm:
- Văn bản đề nghị về việc miễn
nhiệm Thanh tra viên;
- Quyết định của Chủ tịch UBND
tỉnh về việc bổ nhiệm các ngạch thanh tra.
- Các văn bản, hồ sơ, tài liệu
liên quan chứng minh thuộc trường hợp miễn nhiệm Thanh tra viên quy định tại
khoản 1 Điều 42 Luật Thanh tra năm 2022.
- Các văn bản, hồ sơ, tài liệu
liên quan cần thiết khác (nếu có).
d) Thời hạn giải quyết: không
quy định.
đ) Đối tượng thực hiện: cá
nhân.
e) Cơ quan giải quyết: Chủ tịch
UBND tỉnh.
g) Kết quả thực hiện: Quyết định
của Chủ tịch UBND tỉnh về việc miễn nhiệm thanh tra viên.
h) Phí, lệ phí: không quy định.
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
không quy định.
k) Yêu cầu, điều kiện Theo quy
định tại khoản 1 Điều 42 Luật Thanh tra năm 2022, việc miễn nhiệm Thanh tra
viên được thực hiện trong trường hợp sau đây:
- Nghỉ hưu, thôi việc, chuyển
ngành;
- Vì lý do sức khỏe, hoàn cảnh
gia đình hoặc vì lý do khác mà không thể hoàn thành nhiệm vụ được giao;
- Bị Tòa án kết án và bản án,
quyết định đã có hiệu lực pháp luật;
- Thực hiện hành vi bị nghiêm cấm
được quy định tại Điều 8 của Luật này;
- Không hoàn thành nhiệm vụ 01
năm ở ngạch được bổ nhiệm;
- Người được bổ nhiệm vào ngạch
có hành vi gian lận trong kỳ thi nâng ngạch hoặc kê khai không trung thực trong
hồ sơ bổ nhiệm vào ngạch;
- Trường hợp khác theo quy định
của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức.
i) Căn cứ pháp lý
- Luật Thanh tra ngày
14/11/2022.
- Nghị định số 43/2023/NĐ-CP
ngày 30/6/2023 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thanh
tra.
PHỤ LỤC III
DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH NỘI BỘ LĨNH VỰC VĂN HOÁ, THỂ
THAO VÀ DU LỊCH
(Ban hành kèm theo Quyết định số /QĐ-UBND
ngày /10/2024 của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam)
PHẦN A. DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH NỘI BỘ
STT
|
Tên thủ tục hành chính
|
Lĩnh vực
|
Cơ quan thực hiện
|
I
|
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH
|
01
|
Kiểm kê di tích
|
Văn hóa
|
Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch
|
02
|
Phê duyệt Quy hoạch khảo cổ ở
địa phương.
|
Văn hóa
|
Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch
|
03
|
Điều chỉnh Quy hoạch khảo cổ ở
địa phương.
|
Văn hóa
|
Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch
|
04
|
Phê duyệt Danh mục Ngân hàng
tên đường và công trình công cộng.
|
Văn hóa
|
Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch
|
05
|
Thủ tục phê duyệt quy hoạch
tượng đài, tranh hoành tráng cấp tỉnh
|
Văn hóa
|
Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch
|
06
|
Thủ tục điều chỉnh quy hoạch
tượng đài, tranh hoành tráng cấp tỉnh
|
Văn hóa
|
Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch
|
07
|
Thông báo thành lập thư viện
chuyên ngành ở cấp tỉnh, thư viện đại học là thư viện công lập; thư viện cấp
huyện.
|
Thư viện
|
Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch
|
08
|
Thông báo sáp nhập, hợp nhất,
chia, tách thư viện chuyên ngành ở cấp tỉnh, thư viện đại học là thư viện
công lập; thư viện cấp huyện.
|
Thư viện
|
Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch
|
09
|
Thông báo giải thể thư viện
chuyên ngành ở cấp tỉnh, thư viện đại học là thư viện công lập; thư viện cấp
huyện.
|
Thư viện
|
Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch
|
10
|
Xét công nhận quận, thị xã,
thành phố thuộc cấp tỉnh đạt chuẩn đô thị văn minh.
|
Văn hóa cơ sở
|
Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch
|
11
|
Xét công nhận lại quận, thị
xã, thành phố thuộc cấp tỉnh đạt chuẩn đô thị văn minh.
|
Văn hóa cơ sở
|
Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch
|
12
|
Xét tặng danh hiệu “Xã, phường,
thị trấn tiêu biểu”.
|
Văn hóa cơ sở
|
Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch
|
II
|
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP HUYỆN
|
13
|
Xét công nhận “Phường, Thị trấn
đạt chuẩn đô thị văn minh”. (Cấp huyện)
|
Văn hóa cơ sở
|
UBND cấp huyện
|
14
|
Xét công nhận lại “Phường, Thị
trấn đạt chuẩn đô thị văn minh”. (Cấp huyện)
|
Văn hóa cơ sở
|
UBND cấp huyện
|
15
|
Thủ tục xét tặng danh hiệu
“Thôn, tổ dân phố văn hóa” (Cấp huyện)
|
Văn hóa cơ sở
|
UBND cấp huyện
|
III
|
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP XÃ
|
16
|
Thủ tục xét tặng danh hiệu
“Gia đình văn hóa” (Cấp xã)
|
Văn hóa cơ sở
|
UBND cấp xã
|
PHẦN B. NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH NỘI BỘ
I. THỦ TỤC
HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH
* Lĩnh vực
Văn hóa
1. Kiểm
kê di tích
- Trình tự thực hiện:
Bước 1: Sở Văn hóa, Thể thao và
Du lịch tham mưu trình Chủ tịch UBND tỉnh tổ chức kiểm kê di tích.
Bước 2: Tổ chức kiểm kê toàn bộ
hệ thống di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh.
Bước 3: Thực hiện khảo sát, điền
dã, ghi chép, chụp ảnh, ghi âm, ghi hình để thu thập thông tin và tư liệu hóa
di tích; Sử dụng phương pháp phân tích, đối chiếu, so sánh, đánh giá, tổng hợp
các tư liệu liên quan đến di tích được kiểm kê.
- Cách thức thực hiện: Trực tuyến
qua Hệ thống Quản lý văn bản và điều hành của UBND tỉnh Quảng Nam.
- Thành phần hồ sơ: Tờ trình;
báo cáo kết quả kiểm kê, phiếu kiểm kê, danh mục kiểm kê.
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
- Thời hạn giải quyết: Không
quy định
- Đối tượng thực hiện thủ tục
hành chính: UBND các huyện, thị xã, thành phố; UBND các xã, phường, thị trấn; Sở
Văn hoá, Thể thao và Du lịch; cơ quan, đơn vị có liên quan; UBND tỉnh.
- Cơ quan giải quyết thủ tục
hành chính:
+ Cơ quan trực tiếp thực hiện:
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
+ Cơ quan phối hợp: UBND các
huyện, thành phố; UBND các xã, phường, thị trấn.
+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định:
UBND tỉnh Quảng Nam.
- Kết quả thực hiện thủ tục
hành chính: Quyết định phê duyệt danh mục Di tích bảo vệ trên địa bàn tỉnh Quảng
Nam.
- Phí, lệ phí: Không quy định.
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Không quy định.
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện
thủ tục hành chính: Không quy định.
- Căn cứ pháp lý của của thủ tục
hành chính:
+ Luật Di sản văn hóa 2001; Luật
sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản Văn hóa 2009;
+ Nghị định số 98/2010/NĐ-CP
ngày 21/9/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Di
sản văn hóa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản Văn hóa.
+ Quyết định số 08/2019/QĐ-UBND
ngày 02/5/2019 của UBND tỉnh về ban hành quy chế về quản lý, bảo vệ và phát huy
giá trị di tích lịch sử-văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Quảng
Nam.
2. Phê
duyệt Quy hoạch khảo cổ ở địa phương.
- Trình tự thực hiện:
Bước 1: Sở Văn hóa, Thể thao và
Du lịch lập, thẩm định, trình Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch.
Bước 2: Sở Văn hoá, Thể thao và
Du lịch tổ chức xây dựng Quy hoạch.
Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch:
Lựa chọn đơn vị tư vấn lập quy hoạch; chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành và
UBND các huyện, thị xã, thành phố liên quan nghiên cứu, xây dựng quy hoạch; sưu
tầm thông tin, tài liệu, thực hiện khảo sát, đánh giá các địa điểm khảo cổ
trong lòng đất và dưới nước, là nơi đã phát hiện di tích, di vật hoặc có dấu hiệu
là nơi lưu giữ di tích, di vật có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học để làm cơ
sở lập quy hoạch; hoàn thiện quy hoạch và gửi lấy ý kiến các Sở, ngành, địa
phương liên quan; tiếp thu, giải trình ý kiến góp ý và hoàn thiện quy hoạch
trình Hội đồng thẩm định quy hoạch của UBND tỉnh; hoàn thiện quy hoạch; trình Bộ
trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch cho ý kiến về hồ sơ quy hoạch.
Bước 3: Sở Văn hoá, Thể thao và
Du lịch trình chủ tịch UBND tỉnh quyết định phê duyệt quy hoạch.
- Cách thức thực hiện: Trực tuyến
qua Hệ thống Quản lý văn bản và điều hành của UBND tỉnh Quảng Nam.
- Thành phần hồ sơ: Tờ trình; hồ
sơ đề nghị phê duyệt quy hoạch khảo cổ (báo cáo thuyết minh quy hoạch khảo cổ;
sơ đồ/bản đồ phân bố các địa điểm khảo cổ; Danh mục di tích, địa điểm khảo cổ
được quy hoạch); dự thảo quyết định phê duyệt Quy hoạch khảo cổ.
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
- Thời hạn giải quyết: Không
quy định
- Đối tượng thực hiện thủ tục
hành chính: UBND các huyện, thị xã, thành phố; UBND các xã, phường, thị trấn; Sở
Văn hoá, Thể thao và Du lịch; cơ quan, đơn vị có liên quan; UBND tỉnh.
- Cơ quan giải quyết thủ tục
hành chính:
+ Cơ quan trực tiếp thực hiện:
Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch
+ Cơ quan phối hợp thực hiện:
UBND tỉnh; cơ quan, đơn vị có liên quan; UBND các huyện, thị xã, thành phố;
UBND các xã, phường, thị trấn.
+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định:
UBND tỉnh Quảng Nam.
- Kết quả thực hiện thủ tục
hành chính: Quyết định phê duyệt quy hoạch khảo cổ trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
- Phí, lệ phí: Không quy định.
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Không quy định.
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện
thủ tục hành chính: Không quy định.
- Căn cứ pháp lý của của thủ tục
hành chính:
+ Luật Di sản văn hóa 2001; Luật
sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản Văn hóa 2009;
+ Nghị định số 98/2010/NĐ-CP
ngày 21/9/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Di
sản văn hóa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản Văn hóa.
+ Quyết định 86/2008/QĐ-BVHTTDL
ngày 30/12/2008 về quy chế thăm dò, khai quật khảo cổ do Bộ trưởng Bộ Văn hóa -
Thể thao và Du lịch ban hành.
3. Điều
chỉnh Quy hoạch khảo cổ ở địa phương.
- Trình tự thực hiện:
Bước 1: Sở Văn hóa, Thể thao và
Du lịch lập, thẩm định, trình Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt nhiệm vụ điều chỉnh
quy hoạch khảo cổ.
Bước 2: Sở Văn hoá, Thể thao và
Du lịch tổ chức thực hiện xây dựng hồ sơ điều chỉnh quy hoạch khảo cổ.
Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch:
Lựa chọn tổ chức tư vấn lập quy hoạch điều chỉnh, bổ sung; chủ trì, phối hợp với
các Sở, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố liên quan nghiên cứu, xây dựng
quy hoạch; sưu tầm thông tin, tài liệu, thực hiện khảo sát, đánh giá bổ sung
các địa điểm khảo cổ trong lòng đất và dưới nước, là nơi đã phát hiện di tích,
di vật hoặc có dấu hiệu là nơi lưu giữ di tích, di vật có giá trị lịch sử, văn
hóa, khoa học để làm cơ sở lập quy hoạch điều chỉnh, bổ sung;hoàn thiện quy hoạch
điều chỉnh, bổ sung và gửi lấy ý kiến các sở, ngành, địa phương liên quan; tiếp
thu, giải trình ý kiến góp ý và hoàn thiện quy hoạch trình Hội đồng thẩm định
quy hoạch của UBND tỉnh điều chỉnh, bổ sung; hoàn thiện quy hoạch điều chỉnh, bổ
sung; trình Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch cho ý kiến về hồ sơ quy
hoạch điều chỉnh, bổ sung.
Bước 3: Sở Văn hoá, Thể thao và
Du lịch trình chủ tịch UBND tỉnh quyết định phê duyệt quy hoạch điều chỉnh, bổ
sung.
- Cách thức thực hiện: Trực tuyến
qua Hệ thống Quản lý văn bản và điều hành của UBND tỉnh Quảng Nam.
- Thành phần hồ sơ: Tờ trình; hồ
sơ đề nghị phê duyệt quy hoạch khảo cổ điều chỉnh, bổ sung (báo cáo thuyết minh
quy hoạch điều chỉnh, bổ sung; sơ đồ/bản đồ phân bố các địa điểm khảo cổ; danh
mục di tích, địa điểm khảo cổ điều chỉnh, bổ sung); dự thảo quyết định phê duyệt.
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
- Thời hạn giải quyết: Không
quy định
- Đối tượng thực hiện thủ tục
hành chính: UBND các huyện, thị xã, thành phố; UBND các xã, phường, thị trấn; Sở
Văn hoá, Thể thao và Du lịch; cơ quan, đơn vị có liên quan; UBND tỉnh.
- Cơ quan giải quyết thủ tục
hành chính:
+ Cơ quan trực tiếp thực hiện:
Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch
+ Cơ quan phối hợp thực hiện:
UBND tỉnh; cơ quan, đơn vị có liên quan; UBND các huyện, thị xã, thành phố;
UBND các xã, phường, thị trấn.
+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định:
UBND tỉnh Quảng Nam.
- Kết quả thực hiện thủ tục
hành chính: Quyết định phê duyệt điều chỉnh quy hoạch khảo cổ trên địa bàn tỉnh
Quảng Nam.
- Phí, lệ phí: Không quy định.
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Không quy định.
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện
thủ tục hành chính: Không quy định.
- Căn cứ pháp lý của của thủ tục
hành chính:
+ Luật Di sản văn hóa 2001; Luật
sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản Văn hóa 2009;
+ Nghị định số 98/2010/NĐ-CP
ngày 21/9/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Di
sản văn hóa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản Văn hóa.
+ Quyết định 86/2008/QĐ-BVHTTDL
ngày 30/12/2008 về quy chế thăm dò, khai quật khảo cổ do Bộ trưởng Bộ Văn hóa -
Thể thao và Du lịch ban hành.
4. Phê
duyệt Danh mục Ngân hàng tên đường và công trình công cộng.
- Trình tự thực hiện:
Bước 1: UBND các huyện, thị xã,
thành phố (sau đây gọi chung là cấp huyện) tổ chức rà soát, đề xuất Danh mục bổ
sung vào Ngân hàng tên đường, công trình công cộng.
Bước 2: UBND cấp huyện hoàn thiện
hồ sơ, gửi Cơ quan thường trực Hội đồng tư vấn.
Bước 3: Cơ quan thường trực Hội
đồng tư vấn tiếp nhận hồ sơ, xem xét phê duyệt Danh mục Ngân hàng tên đường,
công trình công cộng; tổ chức cuộc họp xin ý kiến thẩm định của các thành viên
trong Hội đồng tư vấn; lấy ý kiến góp ý của Sở, ngành liên quan; công bố công
khai phê duyệt danh mục Ngân hàng tên đường và công trình công cộng trên các
phương tiện thông tin đại chúng của tỉnh để Nhân dân tham gia ý kiến trong thời
hạn 15 ngày làm việc; lấy ý kiến thành viên UBND tỉnh trước khi trình Uỷ ban
nhân dân tỉnh.
Bước 5: Cơ quan thường trực Hội
đồng tư vấn tỉnh hoàn thiện hồ sơ trình UBND tỉnh theo quy định.
Bước 6: UBND tỉnh họp xem xét
phê duyệt danh mục tên Ngân hàng đường và công trình công cộng tỉnh.
- Thành phần hồ sơ:
+ Hồ sơ UBND cấp huyện gửi Cơ
quan thường trực Hội đồng tư vấn tỉnh gồm: Tờ trình của UBND cấp huyện; Hồ sơ
Danh mục Ngân hàng tên đường và công trình công cộng:
+ Hồ sơ Cơ quan thường trực Hội
đồng tư vấn tỉnh trình UBND tỉnh gồm: Hồ sơ UBND cấp huyện gửi Hội đồng tư vấn
tỉnh; Tờ trình; Danh mục Ngân hàng tên đường, công trình công cộng.
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
- Thời hạn giải quyết: Không
quy định.
- Đối tượng thực hiện thủ tục
hành chính: UBND tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố; Sở Văn hoá, Thể thao
và Du lịch; cơ quan, đơn vị có liên quan.
- Cơ quan giải quyết thủ tục
hành chính:
+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định:
UBND tỉnh.
+ Cơ quan trực tiếp thực hiện
TTHC: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
- Kết quả thực hiện thủ tục
hành chính: Quyết định phê duyệt danh mục Ngân hàng tên đường và công trình
công cộng trên địa bàn tỉnh.
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Không quy định.
- Căn cứ pháp lý của thủ tục
hành chính:
+ Nghị định số 91/2005/NĐ-CP
ngày 11/7/2005 của Chính phủ về quy định về việc về ban hành quy chế đặt tên, đổi
tên đường, phố và công trình công;
+ Thông tư số 36/2006/TT-BVHTT
ngày 20/3/2006 của Bộ Văn hoá Thông tin về Hướng dẫn thực hiện một số điều của
quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng ban hành kèm theo
Nghị định số 91/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 của Chính phủ.
+ Quyết định số 02/2021/QĐ-UBND
ngày 03/3/2021 của UBND tỉnh về việc ban hành quy chế đặt, đổi tên đường và
công trình công cộng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
5. Phê
duyệt quy hoạch tượng đài, tranh hoành tráng cấp tỉnh
- Trình tự thực hiện:
Bước 1: Sở Văn hóa, Thể thao và
Du lịch xây dựng, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt quy hoạch tượng đài,
tranh hoành tráng cấp tỉnh.
Bước 2: Trong thời hạn 15 ngày
kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt quy hoạch.
Trường hợp đặc biệt phải kéo dài thời gian phê duyệt quy hoạch thì trong thời hạn
tối đa 30 ngày, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt quy hoạch.
- Cách thức thực hiện: Trực tuyến
qua Hệ thống Quản lý văn bản và điều hành của UBND tỉnh Quảng Nam.
- Thành phần hồ sơ:
+ Tờ trình
+ Thuyết minh nội dung quy hoạch
và dự thảo Quyết định phê duyệt quy hoạch.
+ Bản sao ý kiến đồng ý của Bộ
Văn hóa, Thể thao và Du lịch đối với quy hoạch tượng đài, tranh hoành tráng cấp
tỉnh (Quy hoạch có nội dung cơ bản: Sự cần thiết lập quy hoạch; Căn cứ lập quy
hoạch; Quan điểm và nguyên tắc; Mục tiêu quy hoạch; Các tiêu chí nội dung, nghệ
thuật, kỹ thuật, kiến trúc, quy mô quy hoạch; Giải pháp thực hiện quy hoạch; Tổ
chức thực hiện quy hoạch).
- Số lượng hồ sơ: Không quy định.
- Thời hạn giải quyết
+ Trong thời hạn 15 ngày kể từ
ngày nhận hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt quy hoạch.
+ Trường hợp đặc biệt phải kéo
dài thời gian phê duyệt quy hoạch thì trong thời hạn tối đa 30 ngày, Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh phê duyệt quy hoạch.
- Đối tượng thực hiện thủ tục
hành chính: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; cơ quan, đơn vị có liên quan; UBND
tỉnh Quảng Nam.
- Cơ quan giải quyết thủ tục
hành chính:
+ Cơ quan trực tiếp thực hiện:
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Nam.
+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định:
UBND tỉnh Quảng Nam.
- Kết quả thực hiện thủ tục
hành chính: Văn bản phê duyệt quy hoạch của Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Phí, lệ phí (nếu có): Không
quy định
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Không quy định.
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện
thủ tục hành chính (nếu có): Không quy định
- Căn cứ pháp lý của thủ tục
hành chính: Nghị định số 113/2013/NĐ-CP ngày 02 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ
về hoạt động mỹ thuật. Có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 12 năm 2013.
6. Điều
chỉnh quy hoạch tượng đài, tranh hoành tráng cấp tỉnh.
- Trình tự thực hiện:
Bước 1: Sở Văn hóa, Thể thao và
Du lịch xây dựng, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt điều chỉnh quy hoạch
tượng đài, tranh hoành tráng cấp tỉnh.
Bước 2: Trong thời hạn 15 ngày
kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt điều
chỉnh quy hoạch. Trường hợp đặc biệt phải kéo dài thời gian phê duyệt điều chỉnh
quy hoạch thì trong thời hạn tối đa 30 ngày, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt
điều chỉnh quy hoạch.
- Cách thức thực hiện: Không
quy định.
- Thành phần hồ sơ:
+ Tờ trình;
+ Đề cương đề án công trình bao
gồm: Sự cần thiết phải điều chỉnh quy hoạch, nội dung tượng đài, tranh hoành
tráng, địa điểm xây dựng, dự kiến quy mô, chất liệu, hình thức đầu tư, dự kiến
tổng mức đầu tư, nguồn vốn và thời gian thực hiện.
- Số lượng hồ sơ: Không quy định.
- Thời hạn giải quyết:
+ Trong thời hạn 15 ngày kể từ
ngày nhận hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt điều chỉnh
quy hoạch.
+ Trường hợp đặc biệt phải kéo
dài thời gian phê duyệt điều chỉnh quy hoạch thì trong thời hạn tối đa 30 ngày,
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt điều chỉnh quy hoạch.
- Đối tượng thực hiện thủ tục
hành chính: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; cơ quan, đơn vị có liên quan; UBND
tỉnh Quảng Nam.
- Cơ quan giải quyết thủ tục
hành chính:
+ Cơ quan trực tiếp thực hiện:
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Nam.
+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định:
UBND tỉnh Quảng Nam.
- Kết quả thực hiện thủ tục
hành chính: Văn bản phê duyệt điều chỉnh quy hoạch của Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Phí, lệ phí (nếu có): Không
quy định
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Không quy định.
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện
thủ tục hành chính (nếu có): Không quy định.
- Căn cứ pháp lý của thủ tục
hành chính: Nghị định số 113/2013/NĐ-CP ngày 02 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ
về hoạt động mỹ thuật. Có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 12 năm 2013.
* Lĩnh vực
thư viện
07. Thông
báo thành lập thư viện chuyên ngành ở cấp tỉnh, thư viện đại học là thư viện
công lập; thư viện cấp huyện.
- Trình tự thực hiện:
Bước 1: Trong thời hạn 30 ngày,
kể từ ngày ban hành Quyết định thành lập thư viện, cơ quan, tổ chức thành lập
thư viện phải gửi thông báo đến Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch nơi thư viện đặt
trụ sở.
Bước 2: Trong thời hạn 15 ngày,
kể từ ngày nhận đủ hồ sơ thông báo hợp lệ, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp tỉnh
phải trả lời bằng văn bản; trường hợp không đồng ý phải nêu rõ lý do. Trong thời
hạn 10 ngày, kể từ ngày tiếp nhận thông báo, nếu hồ sơ thông báo không đủ tài
liệu theo quy định, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp tỉnh có trách nhiệm gửi
văn bản yêu cầu bổ sung hoặc điều chỉnh hồ sơ.
- Cách thức thực hiện: Gửi trực
tiếp, trực tuyến hoặc qua đường Bưu điện đến Bộ phận văn thư Sở Văn hóa, Thể
thao và Du lịch (02B Trần Phú, thành phố Tam Kỳ).
- Thành phần hồ sơ: Bản
sao Quyết định của cơ quan có thẩm quyền hoặc Thông báo thành lập thư viện
(dành cho thư viện của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cơ sở giáo dục) (theo Mẫu số 03 quy định tại Phụ lục VIII
ban hành kèm theo Thông tư số 13/2023/TT-BVHTTDL ngày 30 tháng 10 năm 2023 của
Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sửa đổi, bổ sung quy định liên quan đến
giấy tờ công dân tại một số Thông tư do Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch
ban hành).
- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).
- Thời hạn giải quyết: 15 ngày,
kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành
chính: Cơ quan thành lập thư viện; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Sở Văn hoá, Thể
thao và Du lịch; cơ quan đơn vị có liên quan.
- Cơ quan giải quyết thủ tục
hành chính:
+ Cơ quan trực tiếp thực hiện:
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Nam.
+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định:
UBND tỉnh Quảng Nam.
- Kết quả thực hiện TTHC: Văn bản
trả lời.
- Phí, lệ phí: Không quy định.
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (đối
với trường hợp sử dụng hình thức thông báo bằng văn bản)
Thông báo thành lập thư viện
(dành cho Thư viện của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cơ sở giáo dục) (theo Mẫu số 03 quy định tại Phụ lục
VIII ban hành kèm theo Thông tư số 13/2023/TT-BVHTTDL ngày 30 tháng 10 năm
2023 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sửa đổi, bổ sung quy định
liên quan đến giấy tờ công dân tại một số Thông tư do Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể
thao và Du lịch ban hành).
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện
thủ tục hành chính: Không quy định
- Căn cứ pháp lý của thủ tục
hành chính:
+ Luật Thư viện số
46/2019/QH14 ngày 21 tháng 11 năm 2019.
+ Nghị định số
93/2020/NĐ-CP ngày 18 tháng 8 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số
điều của Luật Thư viện.
+ Thông tư số
01/2020/TT-BVHTTDL ngày 22 tháng 5 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao
và Du lịch quy định các mẫu văn bản thông báo thành lập, sáp nhập, hợp nhất,
chia, tách, giải thể, chấm dứt hoạt động thư viện.
+ Thông tư số
13/2023/TT-BVHTTDL ngày 30 tháng 10 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao
và Du lịch sửa đổi, bổ sung quy định liên quan đến giấy tờ công dân tại một số
Thông tư do Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch ban hành.
Mẫu
số 03
CƠ QUAN CHỦ QUẢN
(nếu có)
……1……
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
|
........, ngày
....... tháng ....... năm .......
|
THÔNG
BÁO THÀNH LẬP THƯ VIỆN
(Dành
cho Thư viện của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cơ sở giáo dục)
Kính gửi………………………2…………………
Ngày tháng năm…..,.………………3
đã ban hành Quyết định số…………về việc thành lập thư viện…………../thành lập……4….............
trong đó có thư viện…………5(có Quyết định kèm theo).
Thông tin về thư viện được
thành lập như sau:
1. Thư viện
Tên thư viện (ghi bằng chữ
in hoa):………………………………
Tên tiếng nước ngoài (nếu
có):
Tên viết tắt (nếu có)……………………………………………………
Địa chỉ: ……………………………………………...
Số điện thoại:……………….; Fax:…………
E-mail (nếu có):………………………….
Website (nếu có):…
Tên cơ quan, tổ chức trực tiếp
quản lý thư viện (nếu có)…
2. Đối tượng phục vụ ………………..……………..…………………
3. Tài nguyên thông tin và
tiện ích thư viện ban đầu của thư viện
- Tổng số bản sách: ………………….……………………
Số đầu sách:
- Tổng số đầu báo, tạp
chí:…………………………………………...…..
- Tổng số đầu tài liệu số (nếu
có)………………………………………
- Máy tính, cơ sở dữ liệu hoặc
trang thiết bị khác:……………………
(Có Danh mục tài nguyên
thông tin, thiết bị thư viện kèm theo)
4. Diện tích thư viện……………………………..m2
Trong đó, diện tích dành cho bạn
đọc:…………………….m2
5. Thông tin nhân sự của thư
viện
- Giám đốc/người trực tiếp
phụ trách thư viện:
+ Họ và tên:
……………………………………..……………………………………
+ Số định danh cá nhân/Chứng
minh nhân dân:.............................................................
+ Ngày tháng năm
sinh:...................................................................................................
+ Địa chỉ:..........................................................................................................................
+ Số điện thoại: ………………….……
E-mail:…………………..........
- Tổng số người làm công tác
thư viện:
6. Ngày bắt đầu hoạt động: Ngày…..
tháng……năm…………...
Theo quy định của Luật Thư viện,
…………..1 trân trọng thông báo./.
|
QUYỀN HẠN, CHỨC
VỤ CỦA NGƯỜI KÝ
(Ký, ghi rõ tên, đóng dấu)
|
________________________
1 Tên cơ quan, tổ chức,
đơn vị thành lập thư viện; cơ sở giáo dục quản lý thư viện
2 Ghi tên cơ quan có
thẩm quyền tiếp nhận thông báo theo quy định tại Điều 23 Luật Thư viện.
3 Người/tổ chức có
thẩm quyền ban hành Quyết định thành lập thư viện.
4 Đơn vị mà thư viện
là một bộ phận trong đó (Áp dụng trong trường hợp thư viện không phải là đơn vị
độc lập).
5 Tên thư viện.
8. Thông
báo sáp nhập, hợp nhất, chia, tách thư viện chuyên ngành ở cấp tỉnh, thư viện đại
học là thư viện công lập; thư viện cấp huyện.
- Trình tự thực hiện:
Bước 1: Trong thời hạn 30 ngày,
kể từ ngày ban hành Quyết định sáp nhập, hợp nhất, chia, tách thư viện, cơ
quan, tổ chức thành lập thư viện phải gửi thông báo đến Sở Văn hóa, Thể thao và
Du lịch nơi thư viện đặt trụ sở.
Bước 2: Trong thời hạn 15 ngày,
kể từ ngày nhận đủ hồ sơ thông báo hợp lệ, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp tỉnh
phải trả lời bằng văn bản; trường hợp không đồng ý phải nêu rõ lý do. Trong thời
hạn 10 ngày, kể từ ngày tiếp nhận thông báo, nếu hồ sơ thông báo không đủ tài
liệu theo quy định, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp tỉnh có trách nhiệm gửi
văn bản yêu cầu bổ sung hoặc điều chỉnh hồ sơ.
- Cách thức thực hiện: Gửi trực
tiếp hoặc qua đường Bưu điện đến Bộ phận văn thư Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
(02B Trần Phú, thành phố Tam Kỳ).
- Thành phần hồ sơ: Bản
sao Quyết định của cơ quan có thẩm quyền hoặc Thông báo sáp nhập/hợp nhất/chia/tách
thư viện (theo Mẫu số 04 quy định
tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Thông tư số 13/2023/TT-BVHTTDL ngày 30
tháng 10 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sửa đổi, bổ
sung quy định liên quan đến giấy tờ công dân tại một số Thông tư do Bộ trưởng Bộ
Văn hoá, Thể thao và Du lịch ban hành).
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
- Thời hạn giải quyết: 15 ngày,
kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
- Đối tượng thực hiện thủ tục
hành chính:
Cơ quan thành lập thư viện; Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh; Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch; cơ quan đơn vị có liên
quan.
- Cơ quan giải quyết thủ tục
hành chính:
+ Cơ quan trực tiếp thực hiện:
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Kạn.
+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định:
UBND tỉnh Quảng Nam.
- Kết quả thực hiện thủ tục
hành chính: Văn bản trả lời.
- Phí, lệ phí: Không quy định.
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (đối
với trường hợp sử dụng hình thức thông báo bằng văn bản): Thông báo sáp nhập/hợp
nhất/chia/tách thư viện (theo Mẫu
số 04 quy định tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Thông tư số
13/2023/TT-BVHTTDL ngày 30 tháng 10 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao
và Du lịch sửa đổi, bổ sung quy định liên quan đến giấy tờ công dân tại một số
Thông tư do Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch ban hành).
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện
thủ tục hành chính: Không quy định.
- Căn cứ pháp lý của thủ tục
hành chính:
+ Luật Thư viện số
46/2019/QH14 ngày 21 tháng 11 năm 2019.
+ Nghị định số 93/2020/NĐ-CP
ngày 18 tháng 8 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật
Thư viện.
+ Thông tư số
01/2020/TT-BVHTTDL ngày 22 tháng 5 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao
và Du lịch quy định các mẫu văn bản thông báo thành lập, sáp nhập, hợp nhất,
chia, tách, giải thể, chấm dứt hoạt động thư viện.
+ Thông tư số
13/2023/TT-BVHTTDL ngày 30 tháng 10 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao
và Du lịch sửa đổi, bổ sung quy định liên quan đến giấy tờ công dân tại một số
Thông tư do Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch ban hành.
Mẫu
số 04
CƠ QUAN CHỦ QUẢN
(nếu có)
……1……
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
|
........, ngày
....... tháng ....... năm .......
|
THÔNG
BÁO SÁP NHẬP/HỢP NHẤT/CHIA/TÁCH THƯ VIỆN
Kính
gửi: …………………………2………………………………
Triển khai văn bản số
.......... ngày............... của............./thỏa thuận của các bên liên
quan3, …………1……………………………….thực hiện sáp nhập/hợp nhất/chia/tách4
thư viện cụ thể như sau:
1. Thông tin về thư viện trước
sáp nhập/hợp nhất/chia/tách:
a) Tên thư viện: .
...............................................................................................
- Địa chỉ:
...........................................................................................................
- Thành lập theo Quyết định số........................../Văn
bản thông báo số3 của
….........................................................................................................................
(Trường hợp nhiều thư viện
ghi đầy đủ thông tin của từng thư viện bị sáp nhập, hợp nhất, chia, tách).
b) Phương án bảo toàn tài
nguyên thông tin của thư viện 5và trao trả tài nguyên thông tin được tiếp nhận
luân chuyển từ thư viện công lập (nếu có) (có phương án kèm theo).
2. Thông tin về thư viện sau
sáp nhập/hợp nhất/chia/tách:
a) Tên thư viện (ghi bằng chữ
in hoa): ............................................................
Tên tiếng nước ngoài (nếu
có):
........................................................................
Tên viết tắt (nếu có):
.........................................................................................
Địa chỉ:……………………………………………………………..........…..
(ghi rõ: số nhà; thôn/làng/ấp/bản/buôn/bon/phum/sóc/tổ
dân phố/khu phố/khối phố và tương đương; xã/phường/thị trấn; quận/huyện/thị
xã/thành phố thuộc tỉnh/thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương; tỉnh/thành
phố trực thuộc trung ương).
Số điện thoại:……………….;
Fax:…………………………………..........
E-mail (nếu có):………………………
Website (nếu có):……............…
Tên cơ quan, tổ chức trực tiếp
quản lý thư viện (nếu có)…............................
b) Đối tượng phục vụ (đối với
cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục chỉ phải kê khai nếu có đối tượng phục vụ
ngoài tổ chức): ………………..……………….
c) Tài nguyên thông tin
và tiện ích thư viện của thư viện:
- Tổng số bản sách: ………………….…………………………………….
- Tổng số đầu báo, tạp
chí:…………………………………………………
- Tổng số đầu tài liệu số
(nếu có)……………………………………..........
Máy tính, cơ sở dữ liệu hoặc
trang thiết bị khác:………………………......
(Có Danh mục tài nguyên
thông tin, thiết bị thư viện kèm theo).
d) Diện tích thư viện:…………………………m2
Trong đó, diện tích dành cho bạn
đọc: ………m2
đ) Thông tin nhân sự của thư viện
- Giám đốc/người trực tiếp phụ
trách thư viện:
+ Họ và tên:
………………………………………………………...............
+ Số định danh cá nhân/Chứng
minh nhân dân: ..............................................
+ Ngày tháng năm sinh:
....................................................................................
+ Địa chỉ:
..........................................................................................................
+ Số điện thoại: ………………….…
E-mail: ………………..............….
- Tổng số người làm công tác
thư viện: …………………………………
e) Bắt đầu hoạt động từ
ngày……tháng…… năm …..
3. Thông tin về thư viện chấm
dứt hoạt động sau sáp nhập/hợp nhất/chia/tách
Tên thư viện (ghi bằng chữ
in hoa) …sẽ chấm dứt hoạt động từ ngày… tháng… năm… Theo quy định của Luật
Thư viện, ...........1trân trọng thông báo đến ………………2…………./.
CƠ
QUAN/TỔ CHỨC/CÁ NHÂN THÀNH LẬP THƯ VIỆN
(Ký, ghi rõ họ tên đóng dấu)
_________________
1 Tên cơ quan thành
lập thư viện
2 Ghi tên cơ quan có
thẩm quyền tiếp nhận thông báo theo quy định tại Điều 23 Luật Thư viện
3 Đối với thư viện
tư nhân, thư viện cộng đồng, thư viện của tổ chức, cá nhân nước ngoài có phục vụ
người Việt Nam.
4 Chỉ ghi nội dung
sáp nhập hoặc hợp nhất hoặc chia hoặc tách thư viện.
5 Đối với thư viện
công lập.
9. Thông
báo giải thể thư viện chuyên ngành ở cấp tỉnh, thư viện đại học là thư viện
công lập; thư viện cấp huyện.
- Trình tự thực hiện:
Bước 1: Trong thời hạn 30 ngày,
kể từ ngày ban hành Quyết định giải thể thư viện, cơ quan, tổ chức thành lập
thư viện phải gửi thông báo đến Bộ phận văn thư Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
nơi thư viện đặt trụ sở.
Bước 2: Trong thời hạn 15 ngày,
kể từ ngày nhận đủ hồ sơ thông báo hợp lệ, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp tỉnh
phải trả lời bằng văn bản; trường hợp không đồng ý phải nêu rõ lý do. Trong thời
hạn 10 ngày, kể từ ngày tiếp nhận thông báo, nếu hồ sơ thông báo không đủ tài
liệu theo quy định, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp tỉnh có trách nhiệm gửi
văn bản yêu cầu bổ sung hoặc điều chỉnh hồ sơ.
- Cách thức thực hiện: Gửi trực
tiếp qua đường Bưu điện đến Bộ phận văn thư Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng
Nam (02B Trần Phú, thành phố Tam Kỳ).
- Thành phần hồ sơ: Bản sao Quyết
định của cơ quan có thẩm quyền hoặc Thông báo giải thể/chấm dứt hoạt động thư
viện (theo Mẫu M03 quy định tại
khoản 5 Điều 3 Thông tư số 01/2020/TT-BVHTTDL ngày 22 tháng 5 năm 2020 của Bộ
trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch).
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
- Thời hạn giải quyết: 15 ngày,
kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
- Đối tượng thực hiện thủ tục
hành chính:
Cơ quan thành lập thư viện; Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh; Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch; cơ quan đơn vị có liên
quan.
- Cơ quan giải quyết thủ tục
hành chính:
+ Cơ quan trực tiếp thực hiện:
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Nam.
+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định:
UBND tỉnh Quảng Nam.
- Kết quả thực hiện thủ tục
hành chính: Văn bản trả lời.
- Phí, lệ phí: Không quy định.
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (đối
với trường hợp sử dụng hình thức thông báo bằng văn bản): Thông báo giải thể/chấm
dứt hoạt động thư viện (theo Mẫu
M03 quy định tại khoản 5 Điều 3 Thông tư số 01/2020/TT-BVHTTDL ngày 22
tháng 5 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch).
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện
thủ tục hành chính: Không quy định.
- Căn cứ pháp lý của thủ tục
hành chính:
+ Luật Thư viện số 46/2019/QH14
ngày 21 tháng 11 năm 2019.
+ Nghị định số 93/2020/NĐ-CP
ngày 18 tháng 8 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật
Thư viện.
+ Thông tư số
01/2020/TT-BVHTTDL ngày 22 tháng 5 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao
và Du lịch quy định các mẫu văn bản thông báo thành lập, sáp nhập, hợp nhất,
chia, tách, giải thể, chấm dứt hoạt động thư viện.
Mẫu
M03
CƠ QUAN CHỦ QUẢN
(nếu có)
1
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: ………/TB-TV
|
… …, ngày… …
tháng…… năm ……
|
THÔNG
BÁO
Về
việc giải thể2/chấm dứt hoạt động của thư viện3
Kính gửi: ………………4………………..………….
……………..5 ……………….trân
trọng thông báo:
Tên thư viện (viết chữ in
hoa): .......................................................
Địa chỉ:
.........................................................................................
(ghi rõ: số nhà; thôn/làng/ấp/bản/buôn/bon/phum/sóc/tổ
dân phố/khu phố/khối phố và tương đương; xã/phường/thị trấn; quận/huyện/thị
xã/thành phố thuộc tỉnh/thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương; tỉnh/thành
phố trực thuộc trung ương)
Hoạt động từ ngày ….. tháng
.….. năm..... theo Quyết định số……. 6/ Thông báo hoạt động
thư viện ngày…………và Văn bản trả lời số…………….7 ngày…. tháng….
năm…… của...................................
sẽ chấm dứt hoạt động từ
ngày……tháng…… năm…..
Lý do chấm dứt hoạt động:
.........................................................................
Hồ sơ kèm theo:
1. Quyết định/Thông báo thành lập
thư viện.
2. Quyết định giải thể thư viện
(đối với thư viện công lập);
3. Phương án bảo toàn tài
nguyên thông tin thư viện theo phương án được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt6/Hồ
sơ chuyển giao tài nguyên thông tin7.
Theo quy định của Luật Thư viện,
............5…………….trân trọng thông báo./.
CƠ
QUAN THÀNH LẬP THƯ VIỆN/
NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA THƯ VIỆN
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
__________________
1 Tên cơ quan, tổ chức
thành lập thư viện; cơ sở giáo dục có thư viện.
2 Áp dụng đối với
các trường hợp giải thể thư viện công lập.
3 Áp dụng đối với
các trường hợp tự chấm dứt hoạt động của thư viện cộng đồng, thư viện tư nhân
có phục vụ cộng đồng, thư viện của tổ chức, cá nhân nước ngoài có phục vụ người
Việt Nam; chấm dứt hoạt động của thư viện của tổ chức khác.
4 Cơ quan có thẩm
quyền tiếp nhận thông báo quy định tại Điều 23 Luật Thư viện.
5 Cơ quan, tổ chức,
cá nhân thành lập thư viện.
6 Đối với thư viện của
cơ quan, đơn vị, tổ chức, cơ sở giáo dục.
7 Đối với thư viện cộng
đồng, thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng, thư viện của tổ chức, cá nhân nước
ngoài có phục vụ người Việt Nam.
* Lĩnh vực
Văn hóa cơ sở
10. Xét
công nhận thị xã, thành phố thuộc cấp tỉnh đạt chuẩn đô thị văn minh.
- Trình tự thực hiện:
Bước 1: Ủy ban nhân dân thị xã,
thành phố thuộc cấp tỉnh tổ chức tự đánh giá kết quả thực hiện các tiêu chí đạt
chuẩn đô thị văn minh. Lập Báo cáo kết quả xây dựng đô thị văn minh và gửi Ủy
ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thị xã, thành phố để tham gia ý kiến.
Bước 2: Ủy ban nhân dân thị xã,
thành phố thuộc cấp tỉnh lập hồ sơ theo quy định tại Điều 12 Quy định ban hành
kèm theo Quyết định số 04/2022/QĐTTg trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
thông qua cơ quan thường trực là Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Bước 3: Trong thời hạn 05 ngày
làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan thường trực là Sở Văn hóa,
Thể thao và Du lịch tham mưu Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập Hội đồng
thẩm định xét, công nhận thị xã, thành phố thuộc cấp tỉnh đạt chuẩn đô thị văn
minh (gọi tắt là Hội đồng).
Bước 4: Trong thời hạn 05 ngày
làm việc, kể từ ngày thành lập, Hội đồng tổ chức họp, thảo luận, bỏ phiếu xét,
công nhận thị xã, thành phố thuộc cấp tỉnh đạt chuẩn đô thị văn minh.
+ Cuộc họp chỉ được tiến hành
khi có từ 70% trở lên số thành viên Hội đồng có mặt.
+ Cơ quan thường trực Hội đồng
thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoàn thiện hồ sơ đề nghị xét, công nhận khi kết
quả ý kiến nhất trí của các thành viên Hội đồng dự họp đạt từ 90% trở lên,
trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định.
Bước 5: Trong thời hạn 05 ngày
làm việc, kể từ ngày có kết quả thẩm định, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
ban hành quyết định công nhận thị xã, thành phố thuộc cấp tỉnh đạt chuẩn đô thị
văn minh. Trường hợp không công nhận phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
- Giấy công nhận thị xã, thành
phố thuộc cấp tỉnh đạt chuẩn đô thị văn minh thực hiện theo mẫu tại Phụ lục IV kèm theo Quy định ban hành
kèm theo Quyết định số 04/2022/QĐ-TTg .
- Cách thức thực hiện: Trực tuyến
qua Hệ thống Quản lý văn bản và điều hành của UBND tỉnh Quảng Nam.
- Thành phần hồ sơ:
+ Tờ trình đề nghị công nhận đạt chuẩn đô
thị văn minh.
+ Báo cáo kết quả xây dựng đô
thị văn minh.
+ Báo cáo của Ủy ban Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam thị xã, thành phố thuộc cấp tỉnh về kết quả lấy ý kiến hài lòng và
đồng ý đề nghị công nhận đạt chuẩn đô thị văn minh của người dân.
+ Báo cáo của Ủy ban Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam thị xã, thành phố thuộc cấp tỉnh và các tổ chức chính trị - xã hội
về kết quả tham gia xây dựng đô thị văn minh.
+ Báo cáo giải trình, tiếp thu
ý kiến thẩm định.
- Số lượng hồ sơ: Không quy định.
- Thời hạn giải quyết: 15 ngày
làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trường hợp không công nhận phải có
văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
- Đối tượng thực hiện thủ tục
hành chính: UBND thị xã, thành phố.
- Cơ quan giải quyết thủ tục
hành chính:
+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định:
Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam.
+ Cơ quan trực tiếp thực hiện
TTHC: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
- Kết quả thực hiện thủ tục
hành chính: Quyết định và Giấy công nhận thị xã, thành phố thuộc cấp tỉnh đạt
chuẩn đô thị văn minh.
- Phí, lệ phí (nếu có): Không
quy định.
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Không quy định.
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện
thủ tục hành chính:
+ Có đăng ký thành phố đạt chuẩn
đô thị văn minh với Ủy ban nhân dân tỉnh.
+ Đạt các tiêu chí tại khoản 1
Điều 10 (nội dung đánh giá theo quy định tại Phụ lục II kèm theo Quy định tại Quyết
định số 04/2022/QĐ-TTg).
+ Thời gian đăng ký: 02 năm, đối
với công nhận lần đầu.
+ Có 100% phường, thị trấn được
công nhận đạt chuẩn đô thị văn minh.
+ Có 100% xã trực thuộc (nếu
có) được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới.
- Căn cứ pháp lý của thủ tục
hành chính:
Quyết định số 04/2022/QĐ-TTg
ngày 18 tháng 02 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy định
tiêu chí, trình tự, thủ tục xét công nhận đạt chuẩn đô thị văn minh.
11. Xét
công nhận lại thị xã, thành phố thuộc cấp tỉnh đạt chuẩn đô thị văn minh.
- Trình tự thực hiện:
Bước 1: Ủy ban nhân dân thị xã,
thành phố thuộc cấp tỉnh tổ chức tự đánh giá kết quả thực hiện các tiêu chí đạt
chuẩn đô thị văn minh. Lập Báo cáo kết quả xây dựng đô thị văn minh và gửi Ủy
ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh để tham gia ý kiến.
Bước 2: Ủy ban nhân dân thị xã,
thành phố thuộc cấp tỉnh lập hồ sơ theo quy định tại Điều 12 Quy định ban hành
kèm theo Quyết định số 04/2022/QĐTTg trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
thông qua cơ quan thường trực là Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Bước 3: Trong thời hạn 05 ngày
làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan thường trực là Sở Văn hóa,
Thể thao và Du lịch tham mưu Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập Hội đồng
thẩm định xét, công nhận lại thị xã, thành phố thuộc cấp tỉnh đạt chuẩn đô thị
văn minh (gọi tắt là Hội đồng).
Bước 4: Trong thời hạn 05 ngày
làm việc, kể từ ngày thành lập, Hội đồng tổ chức họp, thảo luận, bỏ phiếu xét,
công nhận lại thị xã, thành phố thuộc cấp tỉnh đạt chuẩn đô thị văn minh.
- Cuộc họp chỉ được tiến hành
khi có từ 70% trở lên số thành viên Hội đồng có mặt.
- Cơ quan thường trực Hội đồng
thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoàn thiện hồ sơ đề nghị xét, công nhận lại khi
kết quả ý kiến nhất trí của các thành viên Hội đồng dự họp đạt từ 90% trở lên,
trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định.
Bước 5: Trong thời hạn 05 ngày
làm việc, kể từ ngày có kết quả thẩm định, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
ban hành quyết định công nhận lại thị xã, thành phố thuộc cấp tỉnh đạt chuẩn đô
thị văn minh. Trường hợp không công nhận lại phải có văn bản trả lời và nêu rõ
lý do.
- Giấy công nhận lại thị xã,
thành phố thuộc cấp tỉnh đạt chuẩn đô thị văn minh thực hiện theo mẫu tại Phụ lục IV kèm theo Quy định ban hành
kèm theo Quyết định số 04/2022/QĐ-TTg .
- Cách thức thực hiện: Trực tuyến
qua Hệ thống Quản lý văn bản và điều hành của UBND tỉnh Quảng Nam.
- Thành phần hồ sơ:
+ Tờ trình đề nghị công nhận lại đạt chuẩn
đô thị văn minh.
+ Báo cáo kết quả xây dựng đô
thị văn minh.
+ Báo cáo của Ủy ban Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam thị xã, thành phố thuộc về kết quả lấy ý kiến hài lòng và đồng ý
đề nghị công nhận lại đạt chuẩn đô thị văn minh của người dân.
+ Báo cáo của Ủy ban Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam thị xã, thành phố và các tổ chức chính trị - xã hội về kết quả
tham gia xây dựng đô thị văn minh.
+ Báo cáo giải trình, tiếp thu
ý kiến thẩm định.
- Số lượng hồ sơ: Không quy định.
- Thời hạn giải quyết: 15 ngày
làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trường hợp không công nhận lại phải
có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
- Đối tượng thực hiện thủ tục
hành chính: Ủy ban nhân dân thị xã, thành phố.
- Cơ quan giải quyết thủ tục
hành chính:
+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định:
Ủy ban nhân dân tỉnh.
+ Cơ quan trực tiếp thực hiện
TTHC: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
- Kết quả thực hiện thủ
tục hành chính: Quyết định và Giấy công nhận lại quận, thị xã, thành phố thuộc
cấp tỉnh đạt chuẩn đô thị văn minh.
- Phí, lệ phí (nếu có): Không
quy định.
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Không quy định.
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện
thủ tục hành chính:
Điều kiện xét công nhận lại thị
xã, thành phố thuộc cấp tỉnh đạt chuẩn đô thị văn minh:
+ Có đăng ký thị xã, thành phố
thuộc cấp tỉnh đạt chuẩn đô thị văn minh với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
+ Đạt các tiêu chí tại khoản 1
Điều 10 (nội dung đánh giá theo quy định tại Phụ lục II kèm theo Quy định tại Quyết
định số 04/2022/QĐ-TTg).
+ Thời gian đăng ký: 05 năm, đối
với công nhận lại.
+ Có 100% phường, thị trấn trực
thuộc được công nhận lại đạt chuẩn đô thị văn minh.
+ Có 100% xã trực thuộc (nếu
có) được công nhận lại đạt chuẩn nông thôn mới.
- Căn cứ pháp lý của thủ tục
hành chính:
Quyết định số 04/2022/QĐ-TTg
ngày 18 tháng 02 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy định
tiêu chí, trình tự, thủ tục xét công nhận đạt chuẩn đô thị văn minh. Có hiệu lực
thi hành từ ngày 15 tháng 4 năm 2022.
12. Xét
tặng danh hiệu “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu”.
- Trình tự thực hiện:
Bước 1: Ủy ban nhân dân cấp xã
gửi Báo cáo thành tích đề nghị xét tặng danh hiệu “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu”
đến Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Bước 2: Ủy ban nhân dân cấp huyện
tổ chức họp Hội đồng thi đua - khen thưởng cùng cấp để đánh giá, quyết định
danh sách xã, phường, thị trấn đủ điều kiện đề nghị xét tặng danh hiệu “Xã, phường,
thị trấn tiêu biểu”; công khai trên trang thông tin điện tử của đơn vị hoặc các
hình thức khác (nếu có) để lấy ý kiến người dân trong thời hạn 10 ngày.
Bước 3: Ủy ban nhân dân cấp huyện
lập hồ sơ theo quy định tại khoản 3 Điều 7 Nghị định số 86/2023/NĐ-CP trình Chủ
tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định.
Bước 4: Trong thời hạn 10 ngày
kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết
định tặng danh hiệu (Mẫu số 12 của Phụ
lục IV kèm theo Nghị định số 86/2023/NĐ-CP) và bằng chứng nhận “Xã, phường,
thị trấn tiêu biểu”.
- Cách thức thực hiện: Trực tuyến
qua Hệ thống Quản lý văn bản và điều hành của UBND tỉnh Quảng Nam.
- Thành phần hồ sơ:
+ Ủy ban nhân dân cấp
huyện lập hồ sơ bao gồm:
+ Tờ trình đề nghị xét tặng danh hiệu
“Xã, phường, thị trấn tiêu biểu”.
+ Báo cáo thành tích đề nghị xét tặng
danh hiệu “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu”.
+ Biên bản họp bình xét danh hiệu “Xã,
phường, thị trấn tiêu biểu”.
- Số lượng hồ sơ: Không quy định
- Thời hạn giải quyết: 10 ngày
kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
- Đối tượng thực hiện thủ tục
hành chính: Ủy ban nhân dân cấp huyện.
- Cơ quan giải quyết thủ tục
hành chính: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
- Kết quả thực hiện thủ tục
hành chính: Quyết định tặng danh hiệu và bằng chứng nhận “Xã, phường, thị trấn
tiêu biểu”.
- Phí, lệ phí: Không quy định.
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
+ Tờ trình đề nghị xét tặng
danh hiệu “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu”(theo Mẫu số 07 tại Phụ lục IV ban hành
kèm theo Nghị định số 86/2023/NĐ-CP ngày 07 tháng 12 năm 2023 của Chính phủ).
+ Báo cáo thành tích đề
nghị xét tặng danh hiệu “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu” (theo Mẫu số 08 tại Phụ lục IV ban hành
kèm theo Nghị định số 86/2023/NĐ-CP ngày 07 tháng 12 năm 2023 của Chính phủ).
+ Biên bản họp bình xét
danh hiệu “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu” (theo Mẫu số 09 tại Phụ lục IV ban hành
kèm theo Nghị định số 86/2023/NĐ-CP ngày 07 tháng 12 năm 2023 của Chính phủ)
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện
thủ tục hành chính: Không quy định
- Căn cứ pháp lý của thủ tục
hành chính: Nghị định số 86/2023/NĐ-CP ngày 07 tháng 12 năm 2023 của Chính phủ
quy định khung tiêu chuẩn và trình tự, thủ tục, hồ sơ xét tặng danh hiệu “Gia
đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn hóa”, “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu”
Mẫu
số 07
ỦY BAN NHÂN DÂN
QUẬN/HUYỆN/THỊ XÃ
……….
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
/TTr-UBND
|
……….(1)…., ngày
…. tháng …. năm ……
|
TỜ
TRÌNH
Về
việc đề nghị xét tặng danh hiệu
“Xã, phường, thị trấn tiêu biểu” năm ….(2)….
Kính
gửi: Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố …..(5)…….
Căn cứ Luật Thi đua, khen thưởng
ngày 15 tháng 6 năm 2022;
Căn cứ Nghị định số
…./2023/NĐ-CP ngày …. tháng ….. năm 2023 của Chính phủ quy định về khung tiêu
chuẩn và trình tự, thủ tục, hồ sơ xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn,
tổ dân phố văn hóa”, “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu”;
Căn cứ Quyết định số … . /
QĐ-UBND ngày ... tháng ... năm 20… của Ủy ban nhân dân tỉnh …(5)… quy định chi
tiết tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn
hóa”, “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu” trên địa bàn tỉnh/thành phố…(5)……;
Xét thành tích của xã/phường/thị
trấn ….(3)….. và Biên bản họp xét tặng danh hiệu “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu”
năm …(2).. ngày … tháng … năm … của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng quận/huyện/thị
xã/thành phố thuộc tỉnh……..(4) ………,
Kính đề nghị Chủ tịch Ủy ban
nhân dân tỉnh/thành phố …(5)… xét tặng danh hiệu “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu”
năm … (2) cho các đơn vị có tên sau đây:
STT
|
Tên xã/phường/thị trấn
|
Thành tích
|
|
|
|
|
|
|
(Kèm theo Tờ trình: Biên bản
họp Hội đồng Thi đua - Khen thưởng và kết quả bỏ phiếu của đơn vị trình khen;
báo cáo thành tích).
Nơi nhận:
- UBND …;
- Ban TĐKT …;
- Lưu: VT, …(..).
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN HUYỆN …(4)…
CHỦ TỊCH
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
|
Ghi chú:
(1) Địa danh nơi đơn vị trình
khen đóng trụ sở chính.
(2) Năm đề nghị tặng danh hiệu
“Xã, phường, thị trấn tiêu biểu”.
(3) Tên xã/phường/thị trấn được
xét tặng danh hiệu văn hóa.
(4) Tên quận/huyện/thị xã/thành
phố thuộc tỉnh đề nghị.
(5) Tên tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương ban hành quyết định tặng danh hiệu văn hóa.
Mẫu
số 08
ỦY BAN NHÂN DÂN
XÃ/PHƯỜNG/THỊ TRẤN
…(3)…
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
/BC-UBND
|
…(1)…., ngày ….
tháng …. năm ……
|
BÁO
CÁO THÀNH TÍCH
Đạt
danh hiệu “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu” năm ….(2)….
Kính gửi: Ủy ban nhân dân quận/huyện/thị
xã/thành phố …(4)…
Căn cứ Luật Thi đua, khen thưởng
ngày 15 tháng 6 năm 2022;
Căn cứ Nghị định số ...
/2023/NĐ-CP ngày ... tháng ... năm 2023 của Chính phủ quy định về khung tiêu
chuẩn và trình tự, thủ tục, hồ sơ xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn,
tổ dân phố văn hóa”, “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu”;
Căn cứ Quyết định số /QĐ-UBND
ngày ... tháng ... năm 20… của Ủy ban nhân dân tỉnh …(5)… quy định chi tiết
tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn hóa”,
“Xã, phường, thị trấn tiêu biểu” trên địa bàn tỉnh/thành phố…(5)……;
Xã/Phường/Thị trấn ….(3)…. báo
cáo những thành tích đã đạt được trong năm …(2)…, cụ thể như sau:
I. SƠ LƯỢC ĐẶC ĐIỂM, TÌNH
HÌNH
Nêu rõ đặc điểm, tình hình, thuận
lợi, khó khăn của xã/phường/thị trấn …(3)… đề nghị xét tặng danh hiệu “Xã, phường,
thị trấn tiêu biểu” năm …(2) …
II. THÀNH TÍCH ĐẠT ĐƯỢC
Nêu rõ những thành tích xã/phường/thị
trấn …(3)… đạt được trong năm …(2)… theo các tiêu chuẩn của danh hiệu “Xã, phường,
thị trấn tiêu biểu”.
Nơi nhận:
- UBND …;
- HĐ TĐKT …;
- Lưu: VT, …
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN XÃ/PHƯỜNG/THỊ TRẤN …. (4) …
CHỦ TỊCH
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
|
Ghi chú:
(1) Địa danh nơi đơn vị trình
khen đóng trụ sở chính.
(2) Năm đề nghị tặng danh hiệu
“Xã, phường, thị trấn tiêu biểu”.
(3) Tên xã/phường/thị trấn được
xét tặng danh hiệu “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu”.
(4) Tên quận/huyện/thị xã/thành
phố thuộc tỉnh đề nghị.
(5) Tên tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương.
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
….(1)….,
ngày …. tháng …. năm ……
BIÊN
BẢN HỌP
Hội
đồng thi đua huyện/thị xã/thành phố ………….
bình xét danh hiệu “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu” năm ... (2) ….
Thời gian: ………… giờ ………. phút,
ngày .... tháng .... năm ………
Địa điểm:
…………(5)……………………………………………………
Hội đồng Thi đua, khen thưởng
huyện/thị xã/thành phố ….(3)….. tiến hành họp bình xét, đề nghị tặng danh hiệu
“Xã, phường, thị trấn tiêu biểu” năm …(2)….
Chủ trì cuộc họp:
…………………………………………………………
Thư ký cuộc họp:
…………………………………………………………
Các thành viên tham dự (vắng
…….), gồm:
1. ……………………………………… Chức vụ: …………………….;
Sau khi nghe Chủ tịch Hội đồng
Thi đua, khen thưởng huyện/thị xã …(3)…phổ biến tiêu chuẩn, điều kiện và tóm tắt
thành tích của các xã, phường, thị trấn đủ điều kiện xét tặng danh hiệu “Xã,
phường, thị trấn tiêu biểu” năm …(2); các thành viên tham dự họp thảo luận, biểu
quyết (hoặc bỏ phiếu kín). Thông báo kết quả đăng tải công khai trên trang
thông tin điện tử của đơn vị hoặc các hình thức khác (nếu có) của huyện/thị
xã/thành phố ….(3)…. Có ..(6)… ý kiến của người dân về Danh sách nêu trên (nêu
rõ ý kiến - nếu có).
Kết quả: …% thành viên dự họp
nhất trí đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện/thị xã/thành phố ….(3) … trình
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh … (4)… ban hành quyết định tặng danh hiệu “Xã,
phường, thị trấn tiêu biểu” năm ..(2) cho các các đơn vị có tên sau:
STT
|
Xã, phường, thị trấn
|
Thành tích
|
|
|
|
Cuộc họp kết thúc vào hồi ………giờ
....phút, ngày ... tháng năm…
THƯ KÝ
(Ký, ghi rõ họ tên)
|
CHỦ TRÌ
(Ký, ghi rõ họ tên)
|
Ghi chú:
(1) Địa danh nơi đơn vị trình
khen đóng trụ sở chính.
(2) Năm đề nghị tặng danh hiệu
“Xã, phường, thị trấn tiêu biểu”.
(3) Tên quận/huyện/thị xã/thành
phố đề nghị.
(4) Tên tỉnh/thành phố ban hành
quyết định tặng danh hiệu “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu”.
(5) Địa điểm diễn ra cuộc họp.
(6) Số lượng ý kiến người dân.
II. THỦ TỤC
HÀNH CHÍNH CẤP HUYỆN
1. Thủ tục:
Xét công nhận “Phường, Thị trấn đạt chuẩn đô thị văn minh”.
- Trình tự thực hiện:
Bước 1: Ủy ban nhân dân phường,
thị trấn lập hồ sơ theo quy định tại Điều 6 Quy định ban hành kèm theo Quyết định
số 04/2022/QĐ-TTg trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện gửi cơ quan thường
trực là Phòng Văn hóa và Thông tin cấp huyện.
Bước 2: Trong thời hạn 03 ngày
làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Phòng Văn hóa và Thông tin cấp huyện
tham mưu Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện thành lập Hội đồng thẩm định xét, công
nhận phường, thị trấn đạt chuẩn đô thị văn minh (gọi tắt là Hội đồng).
Bước 3: Trong thời hạn 05 ngày
làm việc, kể từ ngày thành lập, Hội đồng tổ chức họp, thảo luận, bỏ phiếu xét,
công nhận phường, thị trấn đạt chuẩn đô thị văn minh.
- Cuộc họp chỉ được tiến hành
khi có từ 70% trở lên số thành viên Hội đồng có mặt.
- Cơ quan thường trực Hội đồng
thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện hoàn thiện hồ sơ đề nghị xét, công nhận khi kết
quả ý kiến nhất trí của các thành viên Hội đồng dự họp đạt từ 90% trở lên,
trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định.
Bước 4: Trong thời hạn 05 ngày
làm việc, kể từ ngày có kết quả thẩm định, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện
ban hành quyết định công nhận phường, thị trấn đạt chuẩn đô thị văn minh. Trường
hợp không công nhận phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
- Giấy công nhận phường, thị trấn
đạt chuẩn đô thị văn minh thực hiện theo mẫu tại Phụ lục III kèm theo Quy định ban hành
kèm theo Quyết định số 04/2022/QĐ-TTg .
- Cách thức thực hiện: Trực tuyến
qua Hệ thống Quản lý văn bản và điều hành của UBND tỉnh Quảng Nam.
- Thành phần hồ sơ:
Phường hoặc thị trấn nơi đề nghị
công nhận đạt chuẩn đô thị văn minh lập hồ sơ bao gồm:
+ Tờ trình đề nghị công nhận đạt chuẩn đô
thị văn minh.
+ Báo cáo kết quả xây dựng đô
thị văn minh.
+ Bản tổng hợp của Ủy ban Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam phường, thị trấn về kết quả lấy ý kiến hài lòng và đồng ý
đề nghị công nhận đạt chuẩn đô thị văn minh của người dân.
+ Báo cáo của Ủy ban Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam phường, thị trấn và các tổ chức chính trị - xã hội về kết quả
tham gia xây dựng đô thị văn minh.
- Số lượng hồ sơ: Không quy định.
- Thời hạn giải quyết: 13 ngày
làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trường hợp không công nhận lại phải
có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
- Đối tượng thực hiện TTHC: Ủy
ban nhân dân cấp xã.
- Cơ quan giải quyết TTHC:
+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định:
Ủy ban nhân dân cấp huyện.
+ Cơ quan trực tiếp thực hiện
TTHC: Phòng Văn hóa và Thông tin cấp huyện.
- Kết quả thực hiện TTHC: Quyết
định và Giấy công nhận phường, thị trấn đạt chuẩn đô thị văn minh.
- Phí, lệ phí: Không quy định
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Không quy định.
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện
TTHC:
Điều kiện xét công nhận phường,
thị trấn đạt chuẩn đô thị văn minh:
+ Có đăng ký phường, thị trấn đạt
chuẩn đô thị văn minh với Ủy ban nhân dân cấp huyện;
+ Đạt các tiêu chí tại quy định
tại khoản 1 Điều 5 Chương II (nội dung đánh giá theo quy định tại Phụ lục I kèm theo Quy định ban hành
kèm theo Quyết định số 04/2022/QĐ-TTg);
+ Thời gian đăng ký: 02 năm, đối
với công nhận lần đầu.
+ Có từ 90% trở lên người dân
hài lòng và đồng ý đề nghị công nhận phường, thị trấn đạt chuẩn đô thị văn
minh.
- Căn cứ pháp lý của TTHC: Quyết
định số 04/2022/QĐ-TTg ngày 18 tháng 02 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc
ban hành quy định tiêu chí, trình tự, thủ tục xét công nhận đạt chuẩn đô thị
văn minh. Có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 04 năm 2022.
2. Xét,
công nhận lại phường, thị trấn đạt chuẩn đô thị văn minh.
- Trình tự thực hiện:
Bước 1: Ủy ban nhân dân cấp phường,
thị trấn lập hồ sơ theo quy định tại Điều 6 Quy định ban hành kèm theo Quyết định
số 04/2022/QĐ-TTg trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện gửi cơ quan thường
trực là Phòng Văn hóa và Thông tin cấp huyện.
Bước 2: Trong thời hạn 03 ngày
làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Phòng Văn hóa và Thông tin cấp huyện
tham mưu Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện thành lập Hội đồng thẩm định xét,
công nhận lại phường, thị trấn đạt chuẩn đô thị văn minh (gọi tắt là Hội đồng).
Bước 3: Trong thời hạn 05 ngày
làm việc, kể từ ngày thành lập, Hội đồng tổ chức họp, thảo luận, bỏ phiếu xét,
công nhận lại phường, thị trấn đạt chuẩn đô thị văn minh.
- Cuộc họp chỉ được tiến hành
khi có từ 70% trở lên số thành viên Hội đồng có mặt.
- Cơ quan thường trực Hội đồng
thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện hoàn thiện hồ sơ đề nghị xét, công nhận lại khi
kết quả ý kiến nhất trí của các thành viên Hội đồng dự họp đạt từ 90% trở lên,
trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định.
Bước 4: Trong thời hạn 05 ngày
làm việc, kể từ ngày có kết quả thẩm định, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện
ban hành quyết định công nhận lại phường, thị trấn đạt chuẩn đô thị văn minh.
Trường hợp không công nhận lại phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
- Giấy công nhận lại phường, thị
trấn đạt chuẩn đô thị văn minh thực hiện theo mẫu tại Phụ lục III kèm theo Quy định ban
hành kèm theo Quyết định số 04/2022/QĐ-TTg .
- Cách thức thực hiện: Trực tuyến
qua Hệ thống Quản lý văn bản và điều hành của UBND tỉnh Quảng Nam.
- Thành phần hồ sơ:
Phường hoặc thị trấn nơi đề nghị
công nhận lại đạt chuẩn đô thị văn minh lập hồ sơ bao gồm:
+ Tờ trình đề nghị công nhận lại đạt chuẩn
đô thị văn minh.
+ Báo cáo kết quả xây dựng đô
thị văn minh.
+ Bản tổng hợp của Ủy ban Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam phường, thị trấn về kết quả lấy ý kiến hài lòng và đồng ý
đề nghị công nhận lại đạt chuẩn đô thị văn minh của người dân.
+ Báo cáo của Ủy ban Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam phường, thị trấn và các tổ chức chính trị - xã hội về kết quả
tham gia xây dựng đô thị văn minh.
- Số lượng hồ sơ: Không quy định.
- Thời hạn giải quyết:13 ngày
làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trường hợp không công nhận lại phải
có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
- Đối tượng thực hiện TTHC: Ủy
ban nhân dân cấp phường, thị trấn.
- Cơ quan giải quyết TTHC:
+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định:
Ủy ban nhân dân cấp huyện.
+ Cơ quan trực tiếp thực hiện
TTHC: Phòng Văn hóa và Thông tin cấp huyện.
- Kết quả thực hiện TTHC: Quyết
định và Giấy công nhận lại phường, thị trấn đạt chuẩn đô thị văn minh.
- Phí, lệ phí: Không quy định
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Không quy định.
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện
TTHC:
Điều kiện xét công nhận lại phường,
thị trấn đạt chuẩn đô thị văn minh:
(1) Có đăng ký phường, thị trấn
đạt chuẩn đô thị văn minh với Ủy ban nhân dân cấp huyện;
(2) Đạt các tiêu chí tại quy định
tại khoản 1 Điều 5 Chương II (nội dung đánh giá theo quy định tại Phụ lục I kèm theo Quy định ban hành
kèm theo Quyết định số 04/2022/QĐ-TTg);
(3) Thời gian đăng ký: 05 năm,
đối với công nhận lại.
(4) Có từ 90% trở lên người dân
hài lòng và đồng ý đề nghị công nhận lại phường, thị trấn đạt chuẩn đô thị văn
minh.
- Căn cứ pháp lý của TTHC: Quyết
định số 04/2022/QĐ-TTg ngày 18 tháng 02 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc
ban hành quy định tiêu chí, trình tự, thủ tục xét công nhận đạt chuẩn đô thị
văn minh. Có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 04 năm 2022.
3. Xét tặng
danh hiệu “Thôn, tổ dân phố văn hóa”.
- Trình tự thực hiện:
Bước 1: Trưởng thôn, Tổ trưởng
tổ dân phố gửi Báo cáo thành tích đề nghị xét tặng danh hiệu thi đua đến Ủy ban
nhân dân cấp xã.
Bước 2: Ủy ban nhân dân cấp xã
tổ chức họp Hội đồng thi đua - khen thưởng cùng cấp để đánh giá, quyết định
danh sách thôn, tổ dân phố đủ điều kiện đề nghị xét tặng danh hiệu “Thôn, tổ
dân phố văn hóa”; công khai trên trang thông tin điện tử của đơn vị hoặc các
hình thức khác (nếu có) để lấy ý kiến người dân trong thời hạn 10 ngày;
Bước 3: Ủy ban nhân dân cấp xã
lập hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định số 86/2023/NĐ-CP , trình Chủ
tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định.
Trong thời hạn 10 ngày kể từ
ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định
tặng danh hiệu (Mẫu số 11 của Phụ lục
IV kèm theo Nghị định này) và bằng chứng nhận “Thôn, tổ dân phố văn hóa”.
- Cách thức thực hiện: Trực tuyến
qua Hệ thống Quản lý văn bản và điều hành của UBND tỉnh Quảng Nam.
- Thành phần hồ sơ:
Ủy ban nhân dân cấp xã lập hồ sơ
bao gồm:
+ Tờ trình đề nghị xét tặng danh hiệu
“Thôn, tổ dân phố văn hóa”.
+ Báo cáo thành tích đề nghị xét tặng danh
hiệu “Thôn, tổ dân phố văn hóa
+ Biên bản họp bình xét danh hiệu “Thôn, tổ
dân phố văn hóa”.
- Số lượng hồ sơ: Không quy định
- Thời hạn giải quyết: 10 ngày
kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định
- Đối tượng thực hiện TTHC: Ủy
ban nhân dân cấp xã.
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định:
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.
- Kết quả thực hiện TTHC:
Quyết định và bằng chứng nhận
“Thôn, tổ dân phố văn hóa”.
- Phí, lệ phí: Không quy định.
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Tờ trình đề nghị xét tặng danh
hiệu “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu” (theo Mẫu số 07 tại Phụ lục IV ban hành
kèm theo Nghị định số 86/2023/NĐ-CP ngày 07 tháng 12 năm 2023 của Chính phủ).
Báo cáo thành tích đề nghị xét
tặng danh hiệu “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu” (theo Mẫu số 08 tại Phụ lục IV ban hành
kèm theo Nghị định số 86/2023/NĐ-CP ngày 07 tháng 12 năm 2023 của Chính phủ).
Biên bản họp bình xét danh hiệu
“Xã, phường, thị trấn tiêu biểu” (theo Mẫu số 09 tại Phụ lục IV ban hành
kèm theo Nghị định số 86/2023/NĐ-CP ngày 07 tháng 12 năm 2023 của Chính phủ)
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện
thủ tục hành chính: Không quy định
- Căn cứ pháp lý của thủ tục
hành chính: Nghị định số 86/2023/NĐ-CP ngày 07 tháng 12 năm 2023 của Chính phủ
quy định khung tiêu chuẩn và trình tự, thủ tục, hồ sơ xét tặng danh hiệu “Gia
đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn hóa”, “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu”.
Mẫu
số 05
ỦY BAN NHÂN DÂN
XÃ/PHƯỜNG/THỊ TRẤN
…(4)…..
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
/TTr-UBND
|
….(1)…., ngày ….
tháng …. năm …
|
TỜ
TRÌNH
Về
việc đề nghị xét tặng danh hiệu
“Thôn, tổ dân phố văn hóa” năm ….(2)….
Căn cứ Luật Thi đua, khen thưởng
ngày 15 tháng 6 năm 2022;
Căn cứ Nghị định số ...
/2023/NĐ-CP ngày ... tháng ... năm 2023 của Chính phủ quy định về khung tiêu
chuẩn và trình tự, thủ tục, hồ sơ xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn,
tổ dân phố văn hóa”, “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu”;
Căn cứ Quyết định số /QĐ-UBND
ngày ... tháng ... năm 20… của Ủy ban nhân dân tỉnh …(6)… quy định chi tiết
tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn hóa”,
“Xã, phường, thị trấn tiêu biểu” trên địa bàn tỉnh/thành phố…(6)……;
Xét thành tích của Thôn/Tổ dân
phố ….(3)….. và Biên bản họp xét tặng danh hiệu “Thôn, tổ dân phố văn hóa” năm
…(2).. ngày … tháng … năm … của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Xã/Phường/Thị trấn……..(4)
………,
Kính đề nghị Chủ tịch Ủy ban
nhân dân Huyện/Thị xã/thành phố thuộc tỉnh ……(5)…. xét tặng danh hiệu “Thôn, tổ
dân phố văn hóa” năm … (2)... cho các đơn vị có tên sau đây:
STT
|
Tên thôn/tổ dân phố
|
Thành tích
|
|
|
|
|
|
|
(Kèm theo Tờ trình: Biên bản
họp Hội đồng Thi đua - Khen thưởng và kết quả bỏ phiếu của đơn vị trình
khen;báo cáo thành tích).
Nơi nhận:
- UBND …;
- Ban TDKT …;
- Lưu: VT, …(..).
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
XÃ/PHƯỜNG/THỊ TRẤN …
CHỦ TỊCH
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
|
Ghi chú:
(1) Địa danh nơi đơn vị trình
khen đóng trụ sở chính.
(2) Năm đề nghị tặng danh hiệu
“Thôn, tổ dân phố văn hóa”.
(3) Tên thôn/tổ dân phố được tặng
danh hiệu văn hóa.
(4) Tên xã/phường/thị trấn đề
nghị.
(5) Tên quận/huyện/thị xã/thành
phố thuộc tỉnh ban hành quyết định tặng danh hiệu văn hóa.
(6) Tên tỉnh/thành phố trực thuộc
trung ương.
ỦY BAN NHÂN DÂN
XÃ/PHƯỜNG/THỊ TRẤN
…(4)…..
THÔN, TỔ DÂN PHỐ …(3)..
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
|
….(1)…., ngày ….
tháng …. năm ……
|
BÁO
CÁO THÀNH TÍCH
Đạt
danh hiệu “Thôn, tổ dân phố văn hóa” năm ….(2)….
Kính gửi: Ủy ban nhân dân
xã/phường/thị trấn …(4)…
Căn cứ Luật Thi đua, khen thưởng
ngày 15 tháng 6 năm 2022;
Căn cứ Nghị định số ...
/2023/NĐ-CP ngày ... tháng ... năm 2023 của Chính phủ quy định về khung tiêu
chuẩn và trình tự, thủ tục, hồ sơ xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn,
tổ dân phố văn hóa”, “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu”;
Căn cứ Quyết định số /QĐ-UBND
ngày ... tháng ... năm 20… của Ủy ban nhân dân tỉnh …(5)… quy định chi tiết
tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn hóa”,
“Xã, phường, thị trấn tiêu biểu” trên địa bàn tỉnh/thành phố…(5)……;
Thôn/Tổ dân phố ….(3)…. báo cáo
những thành tích đã đạt được trong năm …(2)…, cụ thể như sau:
I. SƠ LƯỢC ĐẶC ĐIỂM, TÌNH
HÌNH
Nêu rõ đặc điểm, tình hình của
thôn/tổ dân phố …(3)… đề nghị xét tặng danh hiệu “Thôn, tổ dân phố văn hóa” năm
…(2) …
II. THÀNH TÍCH ĐẠT ĐƯỢC
Nêu rõ những thành tích thôn/tổ
dân phố …(3)… đạt được trong năm …(2)… theo các tiêu chuẩn của danh hiệu “Thôn,
tổ dân phố văn hóa”.
TRƯỞNG
THÔN/TỔ TRƯỞNG TỔ DÂN PHỐ …(3)…
(Ký, ghi rõ họ tên)
XÁC
NHẬN CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ/PHƯỜNG/THỊ TRẤN …(4)….
CHỦ TỊCH
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
Ghi chú:
(1) Địa danh nơi đơn vị trình
khen đóng trụ sở chính.
(2) Năm đề nghị tặng danh hiệu
“Thôn, tổ dân phố văn hóa”.
(3) Tên thôn/tổ dân phố được
xét tặng danh hiệu “Thôn, tổ dân phố văn hóa”. xã/phường/thị trấn đề nghị.
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
……….(1)….,
ngày …. tháng …. năm ……
BIÊN
BẢN HỌP
Hội
đồng Thi đua, khen thưởng xã/phường/thị trấn ….(3)……….
bình xét danh hiệu “Thôn/Tổ dân phố văn hóa”
Năm
...(2)…
Thời gian: ……… giờ ………. phút,
ngày ....... tháng ....... năm …………
Địa điểm:
…………(5)………………………………………………………
Hội đồng Thi đua, khen thưởng
xã/phường/thị trấn ….(3)…….. tiến hành họp bình xét danh hiệu “Thôn, tổ dân phố
văn hóa” năm …(2)….
Chủ trì cuộc họp:
……………………………………………………………
Thư ký cuộc họp:
………………………………………………………….
Các thành viên tham dự (vắng
……..), gồm:
1. ……………… Chức vụ:
........................................................................................
Sau khi nghe Chủ tịch Hội đồng
Thi đua, khen thưởng xã/phường/thị trấn ….(3)…………. phổ biến tiêu chuẩn, điều kiện
và tóm tắt thành tích của thôn/tổ dân phố đủ điều kiện xét tặng danh hiệu
“Thôn, tổ dân phố văn hóa” năm …(2); Thông báo kết quả đăng tải công khai trên
trang thông tin điện tử của đơn vị hoặc các hình thức khác (nếu có) của xã, phường,
thị trấn …(3) …. Có …(6)…. ý kiến của người dân về Danh sách nêu trên (nêu rõ ý
kiến - nếu có). Các thành viên tham dự họp thảo luận, biểu quyết (hoặc bỏ phiếu
kín).
Kết quả: …% thành viên dự họp nhất
trí đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã/phường/thị trấn ….(3)………. trình Chủ tịch
Ủy ban nhân dân huyện/thị xã/thành phố…(4)…… ban hành Quyết định tặng danh hiệu
“Thôn, tổ dân phố văn hóa” năm ..(2) cho các các đơn vị có tên sau:
STT
|
Tên thôn/tổ dân phố
|
Thành tích
|
|
|
|
Cuộc họp kết thúc vào hồi ………giờ
....phút, ngày ... tháng .....................năm…
THƯ KÝ
(Ký, ghi rõ họ tên)
|
CHỦ TRÌ
(Ký, ghi rõ họ tên)
|
Ghi chú:
(1) Địa danh nơi đơn vị trình
khen đóng trụ sở chính.
(2) Năm đề nghị tặng danh hiệu “Thôn,
tổ dân phố văn hóa”.
(3) Tên xã/phường/thị trấn đề
nghị.
(4) Tên huyện/thị xã ban hành
quyết định tặng danh hiệu “Thôn, tổ dân phố văn hóa”.
(5) Địa điểm diễn ra cuộc họp.
(6) Só lượng ý kiến người dân.
III. THỦ TỤC
HÀNH CHÍNH CẤP XÃ
1. Xét tặng
danh hiệu “Gia đình văn hóa”
- Trình tự thực hiện:
Bước 1: Trưởng thôn, Tổ trưởng
tổ dân phố chủ trì, phối hợp với Trưởng ban Ban Công tác Mặt trận, các tổ chức
đoàn thể cùng cấp tổ chức họp, đánh giá mức độ đạt các tiêu chuẩn của từng hộ
gia đình trong phạm vi quản lý.
Bước 2: Trưởng thôn, Tổ trưởng
tổ dân phố tổng hợp danh sách các hộ gia đình đủ điều kiện đề nghị xét tặng và
thông báo công khai trên bảng tin công cộng hoặc các hình thức khác (nếu có) để
lấy ý kiến người dân trong thời hạn 10 ngày.
Bước 3: Hết thời hạn lấy ý kiến,
lập hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định số 86/2023/NĐ-CP , trình Chủ
tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định.
Bước 4: Trong thời hạn 10 ngày
kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định
tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa” (Mẫu
số 10 của Phụ lục IV kèm theo Nghị định số 86/2023/NĐ-CP).
- Cách thức thực hiện: Trực tuyến
qua Hệ thống Quản lý văn bản và điều hành của UBND tỉnh Quảng Nam.
- Thành phần hồ sơ:
Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố
lập hồ sơ bao gồm:
+ Văn bản đề nghị xét tặng danh hiệu
“Gia đình văn hóa”.
+ Bảng tổng hợp danh sách hộ gia đình đạt
tiêu chuẩn và kết quả lấy ý kiến người dân.
+ Biên bản họp bình xét danh hiệu “Gia
đình văn hóa”.
- Số lượng hồ sơ: Không
quy định.
- Thời hạn giải quyết: 10 ngày
kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
- Đối tượng thực hiện TTHC: Trưởng
thôn, Tổ trưởng tổ dân phố.
- Cơ quan giải quyết TTHC: Ủy
ban nhân dân cấp xã.
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định:
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện
TTHC: Ủy ban nhân dân cấp xã.
- Cơ quan phối hợp thực hiện
TTHC: không quy định.
- Kết quả thực hiện TTHC: Quyết
định tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”.
- Phí, lệ phí: Không quy định.
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Văn bản đề nghị xét tặng danh
hiệu “Gia đình văn hóa” (theo Mẫu số
01 tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định số 86/2023/NĐ-CP ngày 07
tháng 12 năm 2023 của Chính phủ).
Bảng tổng hợp danh sách hộ gia
đình đạt tiêu chuẩn và kết quả lấy ý kiến người dân (theo Mẫu số 02 tại Phụ lục IV ban hành
kèm theo Nghị định số 86/2023/NĐ-CP ngày 07 tháng 12 năm 2023 của Chính phủ).
Biên bản họp bình xét danh hiệu
“Gia đình văn hóa” (theo Mẫu số 03 tại
Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định số 86/2023/NĐ-CP ngày 07 tháng 12
năm 2023 của Chính phủ).
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện
TTHC: Không quy định
- Căn cứ pháp lý của thủ tục
hành chính:
Nghị định số 86/2023/NĐ-CP ngày
07 tháng 12 năm 2023 của Chính phủ quy định khung tiêu chuẩn và trình tự, thủ tục,
hồ sơ xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn hóa”, “Xã,
phường, thị trấn tiêu biểu”.
Mẫu
số 01
ỦY BAN NHÂN DÂN
XÃ/PHƯỜNG/THỊ TRẤN ...(4)
THÔN, TỔ DÂN PHỐ ...(3)..
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
|
…..(1)...., ngày
.... tháng .... năm…….
|
ĐỀ
NGHỊ
Xét
tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa” năm ...(2)...
Kính gửi: Chủ tịch Ủy ban nhân
dân xã/phường/thị trấn .. .(4)...
Căn cứ Luật Thi đua, khen thưởng
ngày 15 tháng 6 năm 2022;
Căn cứ Nghị định số 86/2023/NĐ-CP
ngày 07 tháng 12 năm 2023 của Chính phủ quy định về khung tiêu chuẩn và trình tự,
thủ tục, hồ sơ xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn
hóa”, “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu”;
Căn cứ Quyết định số …/QĐ-UBND
ngày ... tháng ... năm 20... của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam quy định chi tiết
tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn hóa”,
“Xã, phường, thị trấn tiêu biểu” trên địa bàn tỉnh Quảng Nam;
Căn cứ Biên bản họp bình xét
danh hiệu “Gia đình văn hóa” của thôn, tổ dân phố… (3)...., Trưởng thôn/Tổ trưởng
tổ dân phố ....(3)... đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã/phường/thị trấn
….(4)… tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa” cho các hộ gia đình có tên sau đây:
STT
|
Tên hộ gia đình
|
Địa chỉ
|
|
|
|
Kính đề nghị Chủ tịch Ủy ban
nhân dân xã/phường/thị trấn ....(4)…….xem xét quyết định.
|
QUYỀN HẠN, CHỨC
VỤ NGƯỜI KÝ
(Ký, ghi rõ họ tên)
|
Ghi chú:
(1) Địa danh nơi đơn vị trình
khen đóng trụ sở chính.
(2) Năm đề nghị tặng danh hiệu
“Gia đình văn hóa”.
(3) Tên thôn/tổ dân phố.
(4) Tên xã/phường/thị trấn.
Mẫu
số 02
ỦY BAN NHÂN DÂN
XÃ/PHƯỜNG/THỊ TRẤN ...(4)
THÔN, TỔ DÂN PHỐ ...(3)..
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
|
…..(1)...., ngày
.... tháng .... năm…….
|
BẢNG
TỔNG HỢP DANH SÁCH
Hộ
gia đình xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa” năm ...(2)...
và kết quả lấy ý kiến người dân tại thôn/tổ dân phố ....(3)
Căn cứ Nghị định số 86/2023/NĐ-CP
ngày 07 tháng 12 năm 2023 của Chính phủ quy định về khung tiêu chuẩn và trình tự,
thủ tục, hồ sơ xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn
hóa”, “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu”;
Căn cứ Quyết định số /QĐ-UBND
ngày ... tháng ... năm 20... của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam quy định chi tiết
tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn hóa”,
“Xã, phường, thị trấn tiêu biểu” trên địa bàn tỉnh Quảng Nam;
Căn cứ Biên bản họp bình xét
danh hiệu “Gia đình văn hóa” của thôn, tổ dân phố …….(3)...., Trưởng thôn/Tổ
trưởng tổ dân phố ....(3)……… đã đăng tải Danh sách hộ gia đình đề nghị xét tặng
danh hiệu “Gia đình văn hóa" năm ...(2).
STT
|
Tên hộ gia đình
|
Địa chỉ
|
|
|
|
|
|
|
Sau thời gian đăng tải công
khai tại bảng tin của thôn/tổ dân phố ...(3)....Có ...(5)... ý kiến của người
dân về Danh sách nêu trên (nêu rõ ý kiến - nếu có).
|
QUYỀN HẠN, CHỨC
VỤ NGƯỜI KÝ
(Ký, ghi rõ họ tên)
|
Ghi chú:
(1) Địa danh nơi đơn vị trình
khen đóng trụ sở chính.
(2) Năm đề nghị tặng danh hiệu
“Gia đình văn hóa”.
(3) Tên thôn/tổ dân phố.
(4) Tên xã/phường/thị trấn.
(5) Số lượng ý kiến người dân.
Mẫu
số 03
ỦY BAN NHÂN DÂN
XÃ/PHƯỜNG/THỊ TRẤN ...(4)
THÔN, TỔ DÂN PHỐ ...(3)..
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
|
…..(1)...., ngày
.... tháng .... năm…….
|
BIÊN
BẢN HỌP
Thôn/Tổ
dân phố ...(3)... bình xét danh hiệu
“Gia đình văn hóa” - Năm ...(2)...
Thời gian: …giờ…phút, ngày ....
tháng .... năm…
Địa điểm:
…..(5)……………………………………………………….
Thôn/Tổ dân phố ....(3).... tiến
hành họp bình xét danh hiệu “Gia đình văn hóa” năm ...(2)....
Chủ trì cuộc họp:……………………………………………………….
Thư ký cuộc họp:……………………………………………………….
Các thành viên tham dự (vắng…),
gồm:
1………………………………Chức vụ:…………………………………
2………………………………Chức vụ:…………………………………
Sau khi nghe Trưởng thôn/Tổ trưởng
tổ dân phố ....(3)…………. phổ biến tiêu chuẩn, điều kiện và tóm tắt thành tích của
hộ gia đình đủ điều kiện xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa” năm ...(2); các
thành viên tham dự họp thảo luận, biểu quyết.
Kết quả: ...% thành viên dự họp
nhất trí đề nghị Trưởng thôn/Tổ trưởng tổ dân phố ...(3)... trình Chủ tịch Ủy
ban nhân dân xã/phường/thị trấn .. .(4) ban hành Quyết định tặng danh hiệu “Gia
đình văn hóa” năm ...(2) cho các hộ gia đình có tên sau:
STT
|
Tên hộ gia đình
|
Địa chỉ
|
|
|
|
|
|
|
Cuộc họp kết thúc vào hồi …. giờ
....phút, ngày ... tháng .... năm...
THƯ KÝ
(Ký, ghi rõ họ tên)
|
CHỦ TRÌ
(Ký, ghi rõ họ tên)
|
Ghi chú:
(1) Địa danh nơi đơn vị trình khen
đóng trụ sở chính.
(2) Năm đề nghị tặng danh hiệu
“Gia đình văn hóa”.
(3) Tên thôn/tổ dân phố.
(4) Tên xã/phường/thị trấn.
(5) Địa điểm diễn ra cuộc họp.