Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Nghị quyết 104/2017/NQ-HĐND phát triển nguồn nhân lực tỉnh Kiên Giang

Số hiệu: 104/2017/NQ-HĐND Loại văn bản: Nghị quyết
Nơi ban hành: Tỉnh Kiên Giang Người ký: Đặng Tuyết Em
Ngày ban hành: 20/07/2017 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH KIÊN GIANG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 104/2017/NQ-HĐND

Kiên Giang, ngày 20 tháng 7 năm 2017

 

NGHỊ QUYẾT

BAN HÀNH ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TỈNH KIÊN GIANG ĐẾN NĂM 2020 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH KIÊN GIANG
KHÓA IX, KỲ HỌP THỨ TƯ

Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;

Xét Tờ trình số 129/TTr-UBND ngày 20 tháng 6 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh về dự thảo nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Đề án phát triển nguồn nhân lực tỉnh Kiên Giang đến năm 2020 và những năm tiếp theo; Báo cáo thẩm tra số 45/BC-HĐND ngày 10 tháng 7 năm 2017 của Ban Văn hóa - Xã hội Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tại kỳ họp.

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Ban hành kèm theo Nghị quyết này Đề án phát triển nguồn nhân lực tỉnh Kiên Giang đến năm 2020 và những năm tiếp theo.

Điều 2. Hội đồng nhân dân giao Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh.

Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban Hội đồng nhân dân, các Tổ đại biểu và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Kiên Giang khoá IX, Kỳ họp thứ tư thông qua ngày 19 tháng 7 năm 2017 và có hiệu lực từ ngày 30 tháng 7 năm 2017./.

 

 

CHỦ TỊCH




Đặng Tuyết Em

 

ĐỀ ÁN

PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TỈNH KIÊN GIANG ĐẾN NĂM 2020 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 104/2017/NQ-HĐND ngày 20 tháng 7 năm 2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh)

Thực hiện Chương trình hành động số 06-CTr/TU, ngày 08 tháng 3 năm 2016 của Tỉnh ủy về việc thực hiện Nghị quyết Đại hội X Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2015 -2020, Hội đồng nhân dân tỉnh Kiên Giang xây dựng Đề án Phát triển nguồn nhân lực tỉnh Kiên Giang đến năm 2020 và những năm tiếp theo (sau đây gọi là Đề án), cụ thể như sau:

I. THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC CỦA TỈNH ĐẾN NĂM 2015

1. Về kinh tế, đời sống

Những năm qua kinh tế tỉnh Kiên Giang có tốc độ tăng trưởng khá, GRDP bình quân tăng 10,35%/năm. Năm 2015, thu nhập bình quân đầu người đạt 2.490 USD, gấp 1,85 lần so năm 2010. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, tỷ trọng nông lâm - thủy sản giảm từ 42,57% năm 2010 còn 35,14% năm 2015, dịch vụ tăng từ 33,04% lên 40,44%, công nghiệp - xây dựng giữ mức 24,42% năm 2015. Tỷ lệ lao động đang làm việc trong nền kinh tế quốc dân tăng bình quân giai đoạn 2010 - 2015 là 2,5%; tỷ lệ thất nghiệp giảm từ 3,16% năm 2010 xuống còn 2,44% vào năm 2015: Cơ cấu lao động chuyển dịch theo hướng giảm lao động làm việc trong khu vực nông lâm thủy sản và tăng lao động làm việc trong khu vực công nghiệp và dịch vụ.

Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội thay đổi rõ rệt: 100% tuyến đường từ huyện đến trung tâm xã trong đất liền được nhựa hóa; đường liên ấp, liên xã được nhựa hóa, bê tông hóa đạt trên 64%; số hộ sử dụng điện lưới quốc gia đạt 98%, tỷ lệ dân số nước hợp vệ sinh đạt 87%.

Tuy nhiên, đời sống một bộ phận nhân dân còn nhiều khó khăn, đến năm 2015 toàn tỉnh còn 14 xã và 9 ấp đặc biệt khó khăn; chất lượng nguồn nhân lực chuyển biến chưa nhiều; những hạn chế, yếu kém ở lĩnh vực khoa học và công nghệ, văn hóa, y tế, bảo vệ môi trường còn chậm khắc phục mạng lưới trường lớp còn phân tán, trường đạt chuẩn quốc gia, trường trọng điểm, trường chất lượng cao phát triển chậm; trường ngoài công lập còn ít, hiệu quả hoạt động còn hạn chế. Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy và học còn thiếu; đội ngũ nhà giáo còn thừa, thiếu cục bộ.

2. Về nguồn nhân lực

Dân số tỉnh Kiên Giang 1.762.281 người (năm 2015), lực lượng lao động có hoạt động kinh tế 1.101.380 người, trong đó lao động đang làm việc 1.074.485 người. Nguồn nhân lực trong doanh nghiệp là 63.642 người([1]), cơ cấu lao động có xu hướng giảm dần trong lĩnh vực nông nghiệp, tăng dần trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ; cụ thể lĩnh vực nông nghiệp chiếm 51,37%, giảm 11,74% so với năm 2010. Lĩnh vực công nghiệp chiếm 13,19%, tăng 1,69% và lĩnh vực dịch vụ chiếm 35,44%, tăng 10,05% so với năm 2010. Lao động đang làm việc qua đào tạo đạt 52%, tăng 22%, trong đó qua đào tạo nghề đạt 43%, tăng 20,25% so với năm 2010; lao động đang làm việc biết chữ đạt 95,2% tăng 1% so với năm 2010; lao động có trình độ đại học trở lên chiếm 3,3% trong lao động đang làm việc.

Cơ sở vật chất đào tạo, dạy nghề của tỉnh không ngừng đầu tư xây mới và nâng cấp. Toàn tỉnh hiện có 718 cơ sở ([2]) giáo dục và đào tạo, tăng 20 cơ sở so với năm 2010. Các cơ sở giáo dục và đào tạo, dạy nghề đã góp phần đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực, tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động nâng cao trình độ, tay nghề, góp phần giải quyết việc làm.

Giai đoạn 2011 - 2015 tỉnh đã triển khai đào tạo, bồi dưỡng cho 88.583([3]) lượt cán bộ, công chức, viên chức các cấp. Trong đó đào tạo về chuyên môn là 5.003 lượt người, đào tạo về lý luận chính trị là 5.444 lượt người, bồi dưỡng các loại là 78.136 lượt người. Đến năm 2015, toàn tỉnh có trên 36.000 người có trình độ đào tạo từ đại học trở lên, chiếm khoảng 2,04% dân số([4]); cán bộ có trình độ cao đẳng, đại học là 22.225 người, chiếm 71,22%, trình độ trung cấp là 6.813 người, chiếm 21,83%. Cán bộ cấp xã có trình độ trung cấp trở lên chiếm 75%, tăng 19% so với năm 2010. Ngoài ra, tỉnh còn tổ chức nhiều lớp đào tạo, bồi dưỡng với hàng nghìn lượt cán bộ, công chức, viên chức tham dự các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ, tin học, ngoại ngữ, kiến thức quản lý Nhà nước. Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của tỉnh được nâng lên, phát triển về số lượng, chất lượng và cơ cấu, cơ bản đáp ứng yêu cầu thực thi nhiệm vụ.

Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức ngày càng được chuẩn hóa về trình độ, tiêu chuẩn, nghiệp vụ. Trên 95% cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý các cấp được đào tạo, bồi dưỡng theo chương trình quy định; trên 98% cán bộ, công chức, viên chức cấp phòng đều đảm bảo tiêu chuẩn theo quy định. Trên 80% cán bộ, công chức cấp xã đảm bảo tiêu chuẩn trình độ chuyên môn; 100% được bồi dưỡng kiến thức kỹ năng lãnh đạo quản lý.

Nhân sự ngành giáo dục hiện có 23.568 người (ngoài công lập là 303 người), trong đó cán bộ quản lý: 1.494 người; giáo viên: 18.488 và nhân viên là 3.586 người; so với năm học 2010 - 2011, tăng 2.026 người (cán bộ quản lý 217, giáo viên 1.263, công nhân viên 546). Tỷ lệ cán bộ, giáo viên trẻ được đào tạo chính quy, đào tạo đạt chuẩn, trên chuẩn ngày càng tăng, bình quân mỗi năm tăng hơn 500 cán bộ, giáo viên các cấp, hiện có trên 99% cán bộ, giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn, trong đó có 01 phó giáo sư, 23 tiến sĩ, 536 thạc sĩ, 71 nhà giáo được phong tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú. Đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên ngày càng phát triển cả về chất và về lượng.

Nguồn nhân lực y tế cơ bản đáp ứng yêu cầu khám, chữa bệnh cho nhân dân. Toàn tỉnh có 6.437 cán bộ, nhân viên y tế, trong đó trình độ sau đại học là 568 người, đại học 1.225 người, cao đẳng 391 người, trung học 4.094 người, sơ cấp 159 người. Từ năm 2011 đến năm 2015, đã phối hợp với các trường tổ chức đào tạo cho 457 viên chức (y sĩ, điều dưỡng, dược sĩ) các loại; đào tạo cho 259 công chức, viên chức sau đại học (trong đó có 3 tiến sĩ, 34 thạc sĩ, 19 chuyên khoa cấp II và 202 chuyên khoa cấp I).

Nguồn nhân lực khoa học công nghệ ngày càng tăng cả về số lượng và chất lượng, đến năm 2015 là 27.150 người, trong đó nhân lực khoa học - công nghệ phục vụ cho lĩnh vực khoa học và nhân văn chiếm tỷ trọng khoảng 17,6%; lĩnh vực khoa học tự nhiên là 10,8%; lĩnh vực khoa học nông nghiệp 8,6%; y tế khoảng 41,1% và giáo dục khoảng 21,9%.

Nhân lực ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn có 1.492 người, trong đó có 4 tiến sĩ, 69 thạc sĩ, 577 cử nhân, 76 cao đẳng, 490 trung cấp và sơ cấp các loại 276 người.

Đào tạo nghề có chuyển biến tích cực, tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng dần qua các năm. Đến năm 2015, tỷ lệ lao động được qua đào tạo chung của tỉnh đạt 52%, trong đó đào tạo nghề đạt 43% ([5]).

Mạng lưới dạy nghề trong tỉnh được mở rộng, toàn tỉnh có 31 cơ sở giáo dục nghề nghiệp, đã tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị, đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý; tổng số giảng viên, giáo viên trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp là 995 người (trong đó có trình độ đại học trở lên là 83%), cán bộ quản lý là 281 người (trình độ đại học trở lên là 88%).

Công tác đào tạo nghề đã góp phần nâng cao chất lượng nguồn lao động từng bước nâng cao nhận thức, thói quen canh tác, tác phong làm việc theo hướng tiếp cận với tác phong công nghiệp. Sau học nghề người dân đã biết ứng dụng khoa học kỹ thuật để tăng năng suất, chất lượng hàng hóa và dịch vụ, nâng cao thu nhập, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động của địa phương.

Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, trong những năm qua dù ngân sách còn khó khăn, nhưng tỉnh vẫn cố gắng ưu tiên đầu tư cho công tác đào tạo nguồn nhân lực, nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Từ năm 2011 đến nay đã chi cho đào tạo và bồi dưỡng là 711 tỷ đồng.

Về sử dụng lao động, lực lượng lao động được thu hút vào làm việc trong nền kinh tế khá cao, lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế đến nay 1.074.458 người, chiếm 61% so với dân số, thu hút lao động tăng bình quân khoảng 26.000 người/năm. Lao động đang làm việc trong khu vực nông - lâm - thủy sản 551.999 người (chiếm 51,37%), khu vực công nghiệp - xây dựng là 141.682 người (chiếm 13,19%) và khu vực dịch vụ là 380.804 người (chiếm 35,44%). Những năm gần đây, nhu cầu sử dụng nguồn nhân lực trên địa bàn huyện Phú Quốc tăng, nhất là nguồn nhân lực phục vụ du lịch, dịch vụ.

3. Những khó khăn, hạn chế

Cơ cấu đào tạo ngành nghề còn mất cân đối và thiếu đồng bộ([6]) cao đẳng, đại học, sau đại học tăng, trung học chuyên nghiệp giảm. Cơ sở vật chất cho đào tạo còn thiếu; máy móc, thiết bị nghiên cứu, dạy học thiếu đồng bộ và tính thực tiễn chưa cao, chưa theo kịp yêu cầu phát triển; giáo viên có trình độ chuyên môn, tay nghề cao, giáo viên giỏi ở các khoa, ngành đào tạo còn thiếu. Công tác tư vấn, hướng nghiệp chưa sát với thực tế, hạn chế đến việc phân luồng và định hướng học sinh sau trung học cơ sở và trung học phổ thông. Một bộ phận sinh viên tốt nghiệp chưa có việc làm.

Cán bộ đầu ngành còn thiếu và yếu, tỷ lệ qua đào tạo sau đại học còn ít, trình độ chuyên môn cho các chức danh cần thiết còn thiếu và một số chưa theo đúng ngành nghề; số lượng cán bộ, công chức, viên chức được đào tạo đại học, sau đại học tuy nhiều nhưng phần lớn là đào tạo hệ chuyên tu, vừa làm vừa học nên chất lượng còn hạn chế, chưa phát huy tốt. Đào tạo sau đại học phần lớn chưa đúng chuyên ngành của đối tượng được đào tạo, còn mang tính tự phát; nhân lực sau khi được đào tạo chưa phát huy hết năng lực, sở trường cống hiến.

Một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức còn thiếu tính chuyên nghiệp, thiếu khả năng độc lập, quyết đoán trong giải quyết và xử lý công việc. Một số chưa có khả năng dự báo tình hình để chủ động xây dựng chương trình kế hoạch công tác, thực thi nhiệm vụ chuyên môn được giao, nên hiệu quả công tác chưa cao; khả năng sử dụng ngoại ngữ trong giao tiếp và giải quyết công việc với người nước ngoài còn hạn chế, thiếu kiến thức hội nhập quốc tế trong tình hình mới; tác phong, lề lối làm việc chậm đổi mới; văn hóa công sở, giao tiếp hành chính và thái độ, ứng xử chưa thể hiện tính chuyên nghiệp trong thực thi công vụ.

Đội ngũ cán bộ khoa học - kỹ thuật có trình độ Cao đẳng trở lên phần lớn tập trung ở đô thị, các doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, trên 50% tập trung chủ yếu vào lĩnh vực Giáo dục - Y tế, trong khi đó những ngành nghề tiềm năng, lợi thế của tỉnh thì số cán bộ có trình độ cao còn ít; một số có trình độ nhưng chưa có nơi làm việc, chưa có môi trường tốt để phát huy năng lực. Công tác đào tạo nghề và đào tạo đại học, cao đẳng chưa gắn kết nhiều với nhu cầu của xã hội ; chất lượng tay nghề, kỹ năng lao động sau đào tạo còn thấp.

Một số cơ sở đào tạo, dạy nghề còn chạy theo số lượng chưa thực sự quan tâm đến chất lượng. Việc tuyển dụng lao động cho các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp đóng trên địa bàn huyện Phú Quốc còn gặp nhiều khó khăn do trình độ, kỹ năng của lao động trong tỉnh còn hạn chế, kỷ luật lao động chưa cao. Doanh nghiệp sau khi tuyển dụng phải đào tạo lại.

Nguồn nhân lực y tế một số chỉ số vẫn còn thấp so với bình quân chung cả nước như: Tỷ lệ bác sĩ/vạn dân là 6,07 (cả nước là 7,4), tỷ lệ dược sĩ/vạn dân là 0,92 (cả nước là 1,9), viên chức chuyên ngành điều dưỡng còn rất thiếu so với yêu cầu. Đặc biệt còn thiếu bác sĩ chuyên khoa lao, tâm thần, pháp y, giải phẩu bệnh.

Đối với đề án đào tạo sau đại học ở nước ngoài giai đoạn 2011 - 2015, kết quả thực hiện chỉ đạt 24,17% so với mục tiêu đề ra. Sinh viên tham gia đề án sau khi tốt nghiệp ở nước ngoài về tỉnh thì việc bố trí công tác còn gặp khó khăn do không có biên chế dự phòng. Ngân sách đầu tư cho giáo dục - đào tạo, dạy nghề còn hạn chế, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác giáo dục đào tạo còn thiếu.

Nguyên nhân khó khăn, hạn chế:

- Công tác dự báo chưa theo kịp tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, nên việc quy hoạch đào tạo nguồn nhân lực còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển của địa phương; trong quá trình thực hiện chưa căn cứ vào nhu cầu của xã hội mà dựa theo khả năng của các cơ sở đào tạo; phân luồng để đào tạo chưa hiệu quả; tư vấn tuyển sinh định hướng nghề nghiệp cho người lao động chưa tốt nên xảy ra tình trạng đào tạo thì nhiều nhưng không phù hợp với ngành nghề mà xã hội, doanh nghiệp đang cần.

- Chất lượng một số cơ sở đào tạo chưa đáp ứng yêu cầu, còn thiếu đội ngũ giảng viên có chất lượng cao (mặc dù bằng cấp đạt chuẩn), trang thiết bị chưa đầy đủ; chương trình đào tạo chưa tiếp cận tốt yêu cầu của doanh nghiệp, nhất là các kỹ năng mềm cho người lao động.

- Một số cơ quan, đơn vị, địa phương chưa quan tâm đúng mức đến công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho ngành, địa phương. Việc đào tạo, quản lý và sử dụng nguồn nhân lực còn bất cập và lúng túng, chưa có giải pháp điều hành có hiệu quả.

- Môi trường làm việc cho đội ngũ trí thức, đội ngũ khoa học công nghệ còn thiếu, chưa tạo điều kiện tốt để phát huy lực lượng này. Các chính sách thu hút nguồn nhân lực chưa đủ mạnh, việc trọng dụng nhân tài, đãi ngộ chuyên gia đầu ngành, cán bộ chuyên môn giỏi thiếu đồng bộ, mang tính bình quân, nên chưa tạo được động lực mạnh mẽ, chưa thu hút được nguồn nhân lực chất lượng cao về tỉnh công tác.

- Điều kiện dự tuyển của cán bộ, công chức, viên chức tham gia Đề án đào tạo sau đại học ở nước ngoài giai đoạn 2011 - 2015 phải từ 30 tuổi trở xuống đối đào tạo thạc sĩ, từ 40 tuổi trở xuống đối đào tạo tiến sĩ là chưa phù hợp với tình hình thực tế về dự nguồn ứng viên của tỉnh; cán bộ, công chức, viên chức trong quy hoạch đào tạo đa số hạn chế về trình độ ngoại ngữ, nên nhiều cán bộ, công chức, viên chức không đủ điều kiện cử đi học. Chính sách thu hút của Đề án đối với sinh viên cũng chưa phù hợp như mức đền bù chi phí gấp 05 lần nếu không tốt nghiệp hoặc không làm việc tại tỉnh theo cam kết, hoặc thời gian phục vụ trong tỉnh của các ứng viên ít nhất là 10 năm sau khi tốt nghiệp…là quá dài, chưa khuyến khích ứng viên tham gia Đề án; Đề án cũng chưa có chính sách hỗ trợ sinh viên học ngoại ngữ, vì vậy chưa thu hút được nhiều sinh viên tham gia. Môi trường làm việc chưa phát huy hết hiệu quả đào tạo, nên có trường hợp bỏ việc, bồi thường kinh phí đào tạo.

- Đối với cộng đồng xã hội, nhất là vùng nông thôn vùng sâu, vùng đồng bào dân tộc nhận thức về đào tạo nguồn nhân lực còn hạn chế. Một bộ phận dân cư còn ỷ lại vào sự hỗ trợ của nhà nước, bằng lòng với cuộc sống và trình độ học vấn hiện tại, chưa thực quan tâm, tạo điều kiện cho bản thân và con em mình học tập nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp.

II. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC ĐẾN NĂM 2020 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO

1. Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực là nhiệm vụ trọng tâm và thường xuyên của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các thành phần kinh tế và toàn xã hội. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là một trong những giải pháp lớn có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, là bước thực hiện 1 trong 3 khâu đột phá theo tinh thần tại Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ X, nhiệm kỳ 2015 - 2020.

2. Phát triển nguồn nhân lực phải bao gồm cả về trí lực, thể lực; trong quá trình phát triển gắn kết chặt chẽ giữa các khâu từ nâng cao chất lượng dân số, đảm bảo sức khỏe, giáo dục - đào tạo, giáo dục nghề nghiệp đến tạo việc làm, quản lý và sử dụng nhân lực. Phát triển nhân lực phải gắn kết với nhu cầu vị trí việc làm và nhu cầu của xã hội.

3. Vừa đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực hiện có đúng đối tượng, đúng chuyên ngành, theo vị trí việc làm, vừa thu hút, sử dụng nguồn nhân lực đã qua đào tạo nhưng chưa có việc làm, nhất là ngành hiếm, ngành nghề là thế mạnh của tỉnh; lựa chọn cán bộ, công chức, người có thực tâm, thực tài vào bộ máy Nhà nước.

4. Thực hiện tốt các chính sách giữ chân nhân tài, đầu tư trang thiết bị hiện đại, tạo môi trường bình đẳng, minh bạch, dân chủ, khoa học; tạo điều kiện thuận lợi để nhân tài phát huy hết năng lực sở trường làm việc; gắn khen thưởng và thăng tiến kịp thời.

5. Đẩy mạnh xã hội hóa công tác đào tạo, liên kết đào tạo trong và ngoài nước. Đào tạo, bồi dưỡng phải gắn với quy hoạch, nhu cầu sử dụng, đúng chuyên ngành của người được đào tạo; đào tạo lao động kỹ thuật chất lượng cao làm khâu đột phá trong đào tạo phát triển nguồn nhân lực của tỉnh nhà.

6. Phải làm tốt công tác dự báo, phân luồng định hướng nghề nghiệp, tư vấn và giải quyết việc làm sau đào tạo.

III. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC

1. Mục tiêu tổng quát

Xây dựng nguồn nhân lực tỉnh Kiên Giang có quy mô, cơ cấu, chất lượng đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong điều kiện hội nhập quốc tế; nguồn nhân lực qua đào tạo đạt mức khá trong vùng đồng bằng sông Cửu Long và đạt mức bình quân chung của cả nước([7]). Đào tạo nhân lực có năng lực thực hành tương ứng với trình độ đào tạo, có đạo đức, sức khỏe, có trách nhiệm nghề nghiệp, có khả năng sáng tạo, góp phần tăng năng suất lao động. Phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ trên cả 3 lĩnh vực Khoa học xã hội và nhân văn, Khoa học tự nhiên, Khoa học kỹ thuật và công nghệ. Quản lý tốt cung/cầu lao động, tạo môi trường, cơ hội việc làm, thăng tiến bình đẳng, thực hiện các chính sách thu hút, giữ chân nguồn nhân lực có trình độ cao làm việc ở các ngành nghề khó thu hút, ngành là thế mạnh của tỉnh.

2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2020

- Tỷ lệ lao động qua đào tạo là 67%, trong đó lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ là 50%.

- Đào tạo 30 tiến sĩ và 500 thạc sĩ, trong đó, đào tạo sau đại học ở nước ngoài 50 người (45 thạc sĩ và 5 tiến sĩ; trong đó 70% là sinh viên), tập trung nhóm ngành nghề phù hợp với định hướng phát triển của tỉnh như: Du lịch, nông nghiệp, công nghiệp, thủy sản, chính sách công, quản lý kinh tế, giáo dục, y tế. Đến năm 2020, toàn tỉnh có trên 42.000 người có trình độ đào tạo từ đại học trở lên, chiếm khoảng 2,3% dân số (năm 2015 là 36.000 người, chiếm 2,04% dân số). Đảm bảo yếu tố đầu vào về ngoại ngữ thực hiện đào tạo sau đại học ở nước ngoài của tỉnh.

+ Nhân lực khoa học công nghệ đạt 07 người/vạn dân.

+ Đẩy mạnh đào tạo giáo viên có trình độ sau đại học, tỉ lệ giáo viên THPT có trình độ thạc sĩ từ 16,6% năm 2015 lên 18% vào năm 2020 (đào tạo thêm 243 thạc sĩ, 10 tiến sĩ); hằng năm, tuyển mới và thay thế từ 230 giáo viên mầm non, 150 giáo viên tiểu học, 70 giáo viên trung học phổ thông. Giáo viên có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn từ 99% trở lên.

+ Đào tạo viên chức, công chức ngành y tế, gồm: 05 tiến sĩ, 41 thạc sĩ, 23 bác sĩ chuyên khoa II, 260 bác sĩ chuyên khoa I. Phấn đấu 100% Trạm Y tế có hộ sinh hoặc y sĩ sản - nhi; 100% cơ sở y tế tuyến tỉnh có đủ nhân lực chuyên ngành lao, phong, tâm thần, pháp y, giải phẫu bệnh và 70% cơ sở y tế tuyến huyện có đủ nhân lực chuyên ngành lao, phong, tâm thần. Đảm bảo đạt 7,9 bác sĩ cho 10.000 dân vào năm 2020.

Phấn đấu 30% cán bộ lãnh đạo, quản lý thuộc Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý có trình độ sau đại học([8]). 100% cán bộ, công chức, viên chức có trình độ ngoại ngữ và tin học theo quy định, trong đó 30% đạt trình độ B1 (tương đương bậc 3 khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam).

- Giai đoạn 2016 - 2020, tổ chức giáo dục nghề nghiệp cho 128.000 lao động, tỷ lệ lao động sau đào tạo có việc làm đạt 80%.

- Hỗ trợ bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ cho các chức danh lãnh đạo cấp giám đốc, phó giám đốc, trưởng phòng các nhà máy, xí nghiệp, doanh nghiệp, khách sạn, nhà hàng; nâng cao nghiệp vụ về quản lý kinh tế.

- Khuyến khích nhu cầu, thói quen học tập suốt đời, góp phần nâng cao trình độ, năng lực sáng tạo, kỹ năng lao động nguồn nhân lực ngoài xã hội.

- Thu hút 10 chuyên gia giỏi ở lĩnh vực tiềm năng thế mạnh của tỉnh; 100 bác sĩ chính quy; 80 bác sĩ được đào tạo theo địa chỉ sử dụng, hỗ trợ 100 sinh viên 02 năm cuối ngành Y. Hỗ trợ thí điểm khóa đào tạo nghề cho 4.000 lao động thuộc hộ nghèo ở 4 huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao.

Biểu 1: Một số chỉ tiêu phát triển nguồn nhân lực tỉnh Kiên Giang thời kỳ 2010 - 2020

STT

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Năm 2010

Năm 2015

Kế hoạch đến năm 2020

I

Nâng cao trí lực và kỹ năng lao động

 

 

 

 

1

Tỷ lệ huy động học sinh đến trường:

 

 

 

 

 

Tiểu học

%

96,88

97,53

99

 

THCS

%

91,76

93,82

96

 

THPT

%

27,83

33,54

40

 

Trẻ đi học mẫu giáo so với trẻ 3-5 tuổi

%

36,47

58,7

80

2

Tỷ lệ lao động qua đào tạo

%

30

52

67

3

Lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ

%

22,75

43

50

4

Số lao động được đào tạo nghề đến năm

Người

35.000

38.802

128.000

5

Đào tạo tiến sĩ

Người

05

34

30(*)

 

Trong đó:

Người

 

 

 

 

Ngành Y tế

Người

 

03

05

 

Ngành Giáo dục và Đào tạo

Người

 

23(*)

10

 

Ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Người

2

4

4

 

Ngành Khoa học và Công nghệ

Người

1

1

3

 

Ngành Du lịch

Người

 

 

1

 

Ngành Văn hoá và Thể thao

Người

 

1

3

 

Các ngành khác

Người

2

2

4

6

Đào tạo thạc sĩ

Người

795

1.400

500(*)

 

Trong đó:

Người

 

 

 

 

Ngành Y tế

Người

12

34

41

 

Ngành Giáo dục và Đào tạo

Người

34

536

243

 

Ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Người

12

69

40

 

Ngành Khoa học và Công nghệ

Người

1

5

10

 

Ngành Du lịch

Người

1

1

6

 

Ngành Văn hoá và Thể thao

Người

 

 

23

 

Các ngành khác

Người

735

755

137

7

Nhân lực khoa học công nghệ

Người/vạn dân

1

4

7

8

Số sinh viên đại học - cao đẳng

Sinh viên/vạn dân

79,09

79,11

81,76

9

Tỷ lệ trúng tuyển đại học, cao đẳng

%

43,73

37,66

45

10

Trường dạy nghề chất lượng cao

Trường

-

1

2

11

Trường đại học

Trường

-

1

1

12

Nhân lực trình độ từ đại học, thạc sĩ trở lên một số lĩnh vực:

Người

 

 

 

 

Số lao động trình độ thạc sĩ trở lên trong lĩnh vực quản lý Nhà nước

Người

370

1.400

1.900

 

Số giảng viên đại học, cao đẳng có trình độ thạc sĩ trở lên

Người

122

217

253

 

Số lao động trình độ đại học, thạc sĩ trở lên trong lĩnh vực khoa học - công nghệ

Người

795

1.147

1.400

 

Số lao động ngành Y - Dược trình độ đại học và thạc sĩ trở lên

Người

990

1.678

2.807

II

Nâng cao thể lực nhân lực

 

 

 

 

1

Tuổi thọ trung bình

Tuổi

 

73

74

2

Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi

%

17,3

13,6

12

(*) Số liệu đào tạo tiến sĩ, thạc sĩ đến 2020 là số liệu đào tạo tăng thêm, được dự báo cho cả giai đoạn 2016-2020.

IV. NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC

1. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức

Đào tạo và phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, cán bộ khoa học, kỹ thuật vững vàng về chính trị, thông thạo chuyên môn, nghiệp vụ, có khả năng sáng tạo, đạt chuẩn theo chức danh, theo ngạch công chức, đúng vị trí việc làm. Đảm bảo tất cả cán bộ, công chức ở các ngạch, các vị trí công tác được đào tạo, bồi dưỡng các kỹ năng hành chính theo yêu cầu của từng loại công chức, từng chức danh cán bộ, được trang bị kiến thức về văn hóa công sở, trách nhiệm và đạo đức công vụ, nghề nghiệp.

Xây dựng và phát triển đội ngũ công chức hành chính nhà nước theo hướng chuyên nghiệp hóa, có trình độ chuyên môn cao, sử dụng tốt ngoại ngữ và tin học; năng lực quản lý Nhà nước theo pháp luật, năng lực dự báo, hoạch định và tham mưu tổng hợp đáp ứng nhu cầu cải cách hành chính, thúc đẩy tiến trình hội nhập và phát triển kinh tế - xã hội. Phát triển đồng bộ nguồn nhân lực khu vực hành chính nhà nước bao gồm: Cán bộ lãnh đạo, quản lý, chuyên gia tư vấn, hoạch định trong các lĩnh vực kinh tế, tài chính, pháp luật, khoa học - công nghệ; cán bộ trẻ, nữ, dân tộc thiểu số, tạo nguồn từ học sinh tài năng của tỉnh.

Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã có đủ trình độ lý luận chính trị, chuyên môn đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn chức danh cán bộ, công chức; đặc biệt là cán bộ chủ chốt, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất và năng lực, có trình độ chuyên môn cao đẳng trở lên. Công chức cấp xã có trình độ chuyên môn từ trung cấp trở lên, có hiểu biết và sử dụng tin học để phục vụ nhiệm vụ.

Chú trọng đào tạo đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số, từng bước xây dựng lực lượng này thành cán bộ chủ chốt giữ vai trò lãnh đạo, quản lý ở các vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Phấn đấu 100% cán bộ, công chức, viên chức đạt trình độ theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp của công chức, viên chức theo vị trí việc làm đã được xác định. 30% cán bộ, công chức, viên chức có trình độ ngoại ngữ đạt trình độ B1 (tương đương bậc 3 theo khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam). Đào tạo chuẩn tiếng Anh đáp ứng yêu cầu đầu vào của đề án đào tạo sau đại học ở nước ngoài.

2. Phát triển nguồn nhân lực trong các đơn vị sự nghiệp

Tập trung cho các ngành giáo dục, y tế, các trung tâm nghiên cứu và các ngành có tiềm năng thế mạnh của tỉnh, đào tạo nguồn nhân lực khoa học công nghệ kế thừa, có trình độ chuyên môn về quản lý khoa học - công nghệ.

Xây dựng kế hoạch đào tạo nâng cao trình độ giảng viên đạt chuẩn theo quy định; cải thiện chương trình giảng dạy và thực tập.

Đào tạo, thu hút đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức ở tất cả các loại hình đơn vị sự nghiệp để hình thành đội ngũ, cán bộ, chuyên gia giỏi, có trình độ chuyên môn sâu, nhất là có khả năng nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao khoa học công nghệ; trang bị kiến thức, kỹ năng về công nghệ thông tin cho cán bộ, công chức, viên chức có đủ trình độ để ứng dụng trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, quản lý, thực thi công việc.

Dự kiến giai đoạn 2016 - 2020 đào tạo, bồi dưỡng cho 78.227 lượt người, chú trọng các lĩnh vực sau:

a) Phát triển nguồn nhân lực sự nghiệp giáo dục - đào tạo:

Phát triển hài hòa, hỗ trợ giữa giáo dục công lập và ngoài công lập, giữa các vùng. Ưu tiên đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo đối với các vùng đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa và các đối tượng chính sách. Xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên các cấp từ mầm non, giáo dục phổ thông đến dạy nghề, đảm bảo về số lượng, giỏi chuyên môn nghiệp vụ, có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, đủ năng lực tạo ra những chuyển biến tích cực, tiến bộ về chất lượng giáo dục trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Đến năm 2020 có 100% giáo viên mầm non và giáo viên phổ thông, giáo viên dạy nghề đạt chuẩn về trình độ đào tạo, kỹ năng nghề và năng lực sư phạm; tỉ lệ giáo viên THPT có trình độ thạc sĩ từ 16,6% năm 2015 lên 18% vào năm 2020; khuyến khích giáo viên các cấp học, bậc học khác có trình độ thạc sĩ. Phấn đấu đến năm 2020 giáo dục đào tạo của tỉnh đạt mức khá trong vùng đồng bằng sông Cửu Long và trên mức bình quân chung của cả nước.

b) Phát triển nguồn nhân lực sự nghiệp y tế:

Tăng cường công tác đào tạo nhằm từng bước hình thành đội ngũ cán bộ y tế có trình độ chuyên môn và quản lý giỏi, bảo đảm tính đồng bộ trên các lĩnh vực chuyên khoa. Đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ y tế trung cấp nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ tại chỗ có trình độ đại học, công tác ổn định lâu dài; xây dựng đội ngũ cán bộ y tế tuyến cơ sở có đủ năng lực chuyên môn thực hiện công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu tại tuyến cơ sở, nhất là tại các vùng đặc biệt khó khăn. Đảm bảo nhân lực y tế cho các bệnh viện chuyên khoa và Bệnh viện Đa khoa tỉnh 1.020 giường hoạt động; thu hút đội ngũ bác sĩ chuyên ngành lao, phong, tâm thần, pháp y, giải phẫu bệnh và bác sĩ phục vụ cố định tại tuyến y tế cơ sở. Phấn đấu năm 2020 đạt 7,9 bác sĩ/ vạn dân.

c) Phát triển nhân lực cho sự nghiệp khoa học và công nghệ:

Quan tâm tạo nguồn cán bộ khoa học công nghệ, phấn đấu đến năm 2020, tỷ lệ cán bộ khoa học công nghệ đạt 07 người/vạn dân, khoảng 1.400 người trên tất cả các lĩnh vực (khu vực I: 148 người, khu vực II: 177 người, khu vực III: 1.075 người), để tạo nguồn nhân lực khoa học công nghệ có chất lượng cao.

Tập trung đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật có trình độ cao, ưu tiên các lĩnh vực khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ chế biến và cán bộ khoa học phục vụ chương trình nông nghiệp công nghệ cao, các chương trình trọng tâm phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Có cơ chế, chính sách để cán bộ, công chức, viên chức có điều kiện tham gia nghiên cứu khoa học; thông qua đề tài, chương trình nghiên cứu lựa chọn cán bộ, công chức, viên chức có khả năng nghiên cứu, năng lực thực tiễn để đào tạo, bồi dưỡng hình thành đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức giỏi lý thuyết, có kiến thức chuyên sâu và năng lực thực tế.

d) Phát triển nguồn nhân lực sự nghiệp văn hóa - thể thao:

Phát triển văn hóa, thể thao là một yêu cầu khách quan của xã hội, nhằm góp phần giữ gìn phát huy bản sắc văn hóa; nâng cao sức khoẻ, thể lực và chất lượng cuộc sống của nhân dân, chất lượng nguồn nhân lực; giáo dục ý chí, đạo đức, xây dựng lối sống và môi trường văn hóa lành mạnh.

+ Từ nay đến năm 2020, ngành văn hóa và thể thao đào tạo 3 tiến sĩ, 23 thạc sĩ. Tăng cường bồi dưỡng trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ văn hoá, thể thao, gồm cán bộ làm công tác văn hóa, thể thao, giáo viên, giảng viên và huấn luyện viên các chuyên ngành văn hóa thể thao. Đổi mới nội dung, chương trình đào tạo, gắn lý luận với thực tiễn, từng bước tiếp cận các chuẩn mực quốc gia, quốc tế. Kết hợp đào tạo, bồi dưỡng với đổi mới cơ chế tổ chức; tăng cường công tác tuyển chọn, đào tạo tài năng thể thao, gắn đào tạo các tuyến, các lớp kế cận làm tiền đề để duy trì, phát triển thành tích thể thao ở các bộ môn có tiềm năng, lợi thế. Có chế độ, chính sách hỗ trợ, trọng dụng các vận động viên đạt huy chương quốc tế, huy chương đại hội thể dục - thể thao toàn quốc, nhằm tiếp tục khuyến khích các vận động viên phát huy tài năng.

3. Phát triển nguồn nhân lực quản lý doanh nghiệp

Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý, điều hành doanh nghiệp, tạo sự năng động, thích nghi với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, khai thác có hiệu quả mọi tiềm năng, thế mạnh của tỉnh, tận dụng các cơ hội từ các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới mang lại. Trang bị cho doanh nghiệp nhằm nâng cao hiểu biết về cộng đồng ASEAN, về các hiệp định thương mại song phương và đa phương giữa Việt Nam và các nước trên thế giới đã và sắp ký kết.

Từng doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược phát triển nhân lực cho doanh nghiệp mình và đặt hàng cụ thể cho các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng, làm cơ sở cho tỉnh xác định nhu cầu nhân lực toàn xã hội để có dự báo, định hướng đúng về số lượng đào tạo. Phấn đấu đến năm 2020 là 80% nhân lực chủ chốt của doanh nghiệp được qua đào tạo.

4. Phát triển nguồn nhân lực trực tiếp sản xuất trong xã hội

a) Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp - xây dựng

Thực hiện sắp xếp, bố trí lại lao động trong ngành, để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho người lao động có đủ kỹ năng và kiến thức làm chủ công nghệ hiện đại, có trình độ chuyên môn kỹ thuật phù hợp, tạo ra sản phẩm có hàm lượng giá trị gia tăng trong các ngành công nghiệp.

Tập trung đào tạo lao động công nghiệp có trình độ chuyên môn kỹ thuật cho các ngành thế mạnh và tiềm năng của tỉnh gồm: Công nghiệp vật liệu xây dựng; công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm; chế biến thủy sản; công nghiệp sau thu hoạch, bảo đảm nông sản, chế biến rau quả, cơ khí phục vụ sản xuất nông nghiệp, cơ khí sửa chữa, điện công nghiệp, hóa chất, công nghiệp may mặc, da giày trước mắt cho Khu công nghiệp Thạnh Lộc, Tắc Cậu và cung ứng lao động cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

b) Phát triển nguồn nhân lực ngành dịch vụ - du lịch

Để du lịch Kiên Giang nói chung và huyện Phú Quốc nói riêng là động lực phát triển, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn với tốc độ phát triển nhanh và bền vững; trở thành điểm đến hấp dẫn, có thương hiệu, là trung tâm du lịch đồng bằng sông Cửu Long và cả nước; đặc biệt để đạt mục tiêu đến năm 2020 đón 10 triệu lượt khách tham quan du lịch, trong đó có 648.000 lượt khách quốc tế; tăng trưởng bình quân 10,4%, doanh thu du lịch tăng 22,3%/năm, tổng giá trị ngành du lịch đóng góp 7,9% trở lên trong GRDP của tỉnh vào năm 2020, ngành du lịch cần tập trung thực hiện đồng loạt các nhiệm vụ:

Thực hiện đa dạng hóa các hình thức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức ngành du lịch theo nhu cầu công việc và vị trí việc làm. Phấn đấu đến năm 2020 ngành du lịch có 01 tiến sĩ, 06 thạc sĩ.

Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Phú Quốc chuẩn bị được thành lập, dự báo tình hình di dân cơ học đến huyện Phú Quốc trong những năm tới khá lớn, tăng khoảng 5 - 6%/năm, do đó cần tập trung phát triển nguồn nhân lực cho huyện Phú Quốc ngày càng có tính chuyên nghiệp cao đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch của đảo trong từng thời kỳ và yêu cầu hội nhập với trình độ của khu vực và quốc tế; chú trọng đào tạo để nâng cao tỷ lệ sử dụng nguồn nhân lực tại chỗ. Kết hợp việc đào tạo tại chỗ với hợp tác quốc tế trong việc đào tạo nhân lực du lịch.

Khuyến khích các tổ chức kinh tế, tổ chức kinh tế - xã hội, doanh nghiệp trong và ngoài nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đầu tư đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch, phục vụ cho trung tâm du lịch sinh thái chất lượng cao Phú Quốc.

c) Phát triển nguồn nhân lực nông thôn

Thực hiện theo Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ; Quyết định số 971/QĐ-TTg ngày 01 tháng 7 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về sửa đổi, bổ sung Quyết định số 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Tăng cường cơ sở vật chất và chuẩn hóa đội ngũ giáo viên cho công tác giáo dục nghề nghiệp. Đến năm 2020, toàn tỉnh dự kiến có 33 cơ sở giáo dục nghề nghiệp (tăng 05 cơ sở so với năm 2015), trong đó có 27 cơ sở công lập và 6 cơ sở ngoài công lập. Điều chỉnh quy hoạch mạng lưới hệ thống giáo dục nghề nghiệp theo hướng phát triển mỗi huyện, thị đều có Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên (trừ huyện Kiên Hải); bình quân 03 đơn vị hành chính cấp huyện có 01 trường trung cấp; toàn tỉnh có 05 trường cao đẳng, trong đó có 01 trường chất lượng cao; sau năm 2020 tiếp tục nâng lên 01 trường chất lượng cao tại huyện Phú Quốc.

Từ nay đến năm 2020, tổ chức giáo dục nghề nghiệp cho 128.000 lao động, đưa tỷ lệ người lao động đã qua đào tạo đạt 67% trong đó lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ là 50%. Đảm bảo trên 80% lao động tốt nghiệp ra trường có việc làm đúng với ngành nghề đã học. Cụ thể cho các tiểu vùng như sau:

­ Tiểu vùng tứ giác Long Xuyên tổ chức đào tạo các ngành nghề: Cơ khí, điện, kế toán, lái xe công trình, chế biến thủy sản, bao bì, sản xuất gạch, du lịch, nhà hàng khách sạn,… phục vụ các nhà máy và doanh nghiệp trên địa bàn; đào tạo các nghề sửa chữa máy tàu thủy, nhân lực phục vụ đánh bắt xa bờ, nuôi trồng thủy sản, trồng trọt, chăn nuôi thú y, thủ công mỹ nghệ từ sản phẩm cỏ bàng,… phục vụ cho phát triển kinh tế hộ gia đình và sử dụng thời gian nhàn rỗi để tăng thu nhập.

­ Tiểu vùng Tây Sông Hậu tổ chức đào tạo các ngành nghề: May công nghiệp, may giầy da, chế biến gỗ, chế biến thủy sản, phương tiện thủy nội địa, cơ khí… phục vụ Khu công nghiệp Thạnh Lộc (huyện Châu Thành), cụm công nghiệp Vĩnh Hòa Hưng Nam (huyện Gò Quao), khu cảng cá Tắc Cậu; nuôi trồng thủy sản nước ngọt, chăn nuôi gia súc - gia cầm, trồng cây ăn trái, trồng lúa chất lượng cao, cơ khí phục vụ sản xuất nông nghiệp và nghề truyền thống,… phục vụ lĩnh vực phát triển nông nghiệp.

- Tiểu vùng U Minh Thượng: Tổ chức đào tạo các nghề: Gắn liền với khu cảng cá và dịch vụ hậu cần nghề cá Xẻo Nhàu (An Minh), khí điện đạm (An Biên), may công nghiệp (nhà máy Vinatex ­ An Biên), trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản (lúa - tôm, lúa - cua, lúa - cá), trồng cây ăn trái, nuôi trồng thủy sản nước mặn - nước lợ, chăn nuôi gia súc - gia cầm, du lịch sinh thái, sửa chữa điện, xe gắn máy, cơ khí nông nghiệp,…

- Tiểu vùng biển đảo: Tổ chức đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển dịch vụ ­ du lịch, thương mại, tài chính - ngân hàng, nhà hàng - khách sạn, kinh tế biển, nuôi trồng thủy sản nước mặn, sửa chữa hệ thống điện - nước, thuyền trưởng - máy trưởng - thủy thủ tàu cá ­ tàu biển, nhân lực phục vụ đánh bắt xa bờ, trồng trọt,… nhằm phát huy nguồn nhân lực phát triển kinh tế biển ­ đảo theo hướng tổng hợp, từng bước phát triển huyện Phú Quốc trở thành đặc khu hành chính ­ kinh tế.

5. Đào tạo phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao

Phát huy hiệu quả sau đào tạo, kết hợp với sử dụng bố trí nguồn nhân lực chất lượng cao hợp lý. Tạo lập môi trường bình đẳng, minh bạch để thi tuyển, lựa chọn cán bộ, công chức, người có thực tâm, thực tài vào bộ máy nhà nước.

Đẩy mạnh các chương trình hợp tác, liên kết đào tạo nguồn nhân lực có trình độ sau đại học ở nước ngoài, lựa chọn các trường đại học, viện nghiên cứu quốc tế ở các nước trên thế giới có trình độ khoa học tiên tiến, có trình độ quản lý cao phù hợp với lĩnh vực ngành nghề tỉnh Kiên Giang cần đào tạo. Chú trọng các quốc gia có hợp tác đào tạo với các trường trong nước.

Từng bước hình thành nguồn nhân lực chất lượng cao, chuyên gia giỏi cho tỉnh. Tạo môi trường làm việc thuận lợi và cơ hội thăng tiến bình đẳng. Có chính sách sử dụng, đãi ngộ nhân tài công bằng và hợp lý. Thực hiện xét tuyển đặc cách đối với người đã tốt nghiệp sau đại học ở nước ngoài về tỉnh công tác.

Phấn đấu giai đoạn 2016 - 2020, cần đào tạo thêm 30 tiến sĩ và 500 thạc sĩ (trong đó đào tạo nước ngoài 5 tiến sĩ và 45 thạc sĩ), tập trung ở nhóm ngành nghề phù hợp với định hướng phát triển của tỉnh, lĩnh vực có tiềm năng thế mạnh.

V. CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC

1. Triển khai thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, nhà nước; nâng cao trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các cấp đối với nhiệm vụ phát triển nguồn nhân lực

Các ngành, địa phương triển khai thực hiện đầy đủ, có hiệu quả các chương trình, kế hoạch của Tỉnh ủy như: Chương trình hành động số 47-CT/TU ngày 10 tháng 02 năm 2014 của Tỉnh ủy về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 8 khóa XI; Chương trình hành động số 38-CTr/TU ngày 14 tháng 10 năm 2008 của Tỉnh ủy về xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; Kế hoạch số 47-KH/TU ngày 13 tháng 9 năm 2016 của Tỉnh ủy về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2016 - 2020.

Thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Trung ương, gắn với nghiên cứu đổi mới, bổ sung hoàn thiện cơ chế, chính sách của tỉnh, đảm bảo đủ mạnh để thu hút, giữ chân những người có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, năng suất lao động.

Tạo điều kiện và thường xuyên giáo dục, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động có ý thức tự học, học tập suốt đời, nghiên cứu, gắn bó với nghề nghiệp phấn đấu nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng tốt hơn công việc được giao.

Kết hợp việc phát triển nguồn nhân lực với chính sách thu hút đầu tư và phát triển đa dạng hóa các thành phần kinh tế thúc đẩy chương trình giải quyết việc làm cho lao động của tỉnh. Tạo điều kiện các doanh nghiệp tự đào tạo nguồn nhân lực.

2. Làm tốt công tác tư vấn, giải quyết việc làm; bố trí việc làm cho người lao động đã qua đào tạo

Trên cơ sở dự báo nguồn nhân lực và thông tin thị trường lao động. Các cơ quan quản lý Nhà nước về nguồn nhân lực phối hợp với các tổ chức trong nước và ngoài nước tuyển dụng lao động để đào tạo, bồi dưỡng đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng theo đơn đặt hàng. Khắc phục tình trạng lao động đào tạo ra không có việc làm. Đồng thời, tăng cường các hoạt động tư vấn nghề nghiệp, giới thiệu việc làm, cung ứng lao động, phát triển thị trường lao động và khuyến khích xuất khẩu lao động. Chú trọng giải quyết việc làm cho lao động đã qua đào tạo chưa có việc làm.

Thực hiện có hiệu quả phân luồng học sinh trung học cơ sở, đảm bảo số thanh niên trong độ tuổi được học nghề và học trung học phổ thông. Triển khai tốt công tác hướng nghiệp cho học sinh trong các trường trung học phổ thông và trong các trung tâm giáo dục thường xuyên để định hướng, nâng cao nhận thức giúp học sinh chọn nghề phù hợp với khả năng của bản thân và hoàn cảnh kinh tế của gia đình, nhất là học sinh ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo nơi có hoàn cảnh kinh tế và điều kiện khó khăn.

3. Tập trung nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong hệ thống chính trị; đổi mới chính sách thu hút, đãi ngộ nhân tài

- Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có phẩm chất tốt, tận tụy phục vụ nhân dân, có trình độ chuyên môn cao, tạo bước chuyển biến mạnh về cải cách hành chính, cải cách chế độ công vụ, công chức.

- Các ngành, các cấp xây dựng kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu vị trí việc làm cho đơn vị, địa phương mình. Kế hoạch hàng năm, kế hoạch 5 năm, cả đào tạo trong nước và nước ngoài, đảm bảo tính cụ thể và thiết thực. Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng phải xác định rõ mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng cán bộ có trọng tâm, trọng điểm, đúng yêu cầu, đúng đối tượng, khắc phục lãng phí trong đào tạo. Quy định trách nhiệm của từng cơ quan, đơn vị, địa phương triển khai thực hiện kế hoạch, xét tuyển chọn cán bộ, công chức, viên chức đi đào tạo thực hiện chế độ chính sách, hỗ trợ kinh phí tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ, công chức, viên chức đi đào tạo bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ. Khuyến khích cán bộ, viên chức tự học tập để nâng cao trình độ, phát triển các kỹ năng mềm. Thu hút nhân lực trình độ cao đã qua đào tạo nhưng chưa có việc làm ở các lĩnh vực mà tỉnh đang thiếu lao động.

- Dành kinh phí đào tạo trình độ tiếng Anh đạt chuẩn B1 cho cán bộ lãnh đạo quản lý, cán bộ thuộc quy hoạch. Khuyến khích cán bộ, công chức tự trao dồi trình độ ngoại ngữ phù hợp với vị trí việc làm và ngạch công chức. Kết hợp đào tạo, bồi dưỡng với bố trí, sử dụng cán bộ; cán bộ sau khi được đào tạo, bồi dưỡng phải có việc làm phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ.

- Từ nay đến năm 2020 đào tạo 30 tiến sĩ và 500 thạc sĩ, trong đó, đào tạo sau đại học ở nước ngoài 50 người (45 thạc sĩ và 5 tiến sĩ). Tập trung đào tạo cho các nhóm ngành nghề phù hợp với định hướng phát triển của tỉnh như: Du lịch, nông nghiệp, công nghiệp, thủy sản, chính sách công, quản lý kinh tế, giáo dục, y tế. Ước tính kinh phí đào tạo cho 30 tiến sĩ khoảng 12,25 tỷ đồng, đào tạo 500 thạc sĩ khoảng 168 tỷ đồng.

+ Đối tượng: Là cán bộ, công chức, viên chức[9] đang làm việc tại tỉnh Kiên Giang; các đối tượng chưa phải là cán bộ, công chức, viên chức[10] của tỉnh Kiên Giang đáp ứng đủ các điều kiện và quy định của pháp luật hiện hành.

+ Điều kiện: Cam kết sau khi tốt nghiệp ở nước ngoài phải làm việc tại tỉnh Kiên Giang với thời gian tối thiểu gấp 03 lần thời gian được đào tạo ở nước ngoài và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

+ Chính sách được hưởng: Được tỉnh hỗ trợ vay với lãi suất bằng không phần trăm theo lãi suất ngân hàng số tiền vay trong thời gian đi học trong chương trình đào tạo chính khóa ở nước ngoài.

Đối với cán bộ, công chức, viên chức sau khi tốt nghiệp thạc sĩ, tiến sĩ ở nước ngoài về nhận nhiệm vụ thì được ngân sách tỉnh hỗ trợ 100% học phí đào tạo (theo thông báo chi phí của cơ sở đào tạo ở nước ngoài). Riêng đối với các đối tượng chưa phải là cán bộ, công chức, viên chức sau khi tốt nghiệp thạc sĩ, tiến sĩ ở nước ngoài về, nếu trúng tuyển vào các cơ quan nhà nước tỉnh thì được ngân sách hỗ trợ 100% học phí đào tạo (theo thông báo chi phí của cơ sở đào tạo ở nước ngoài).

- Thu hút bác sĩ chính quy, bác sĩ được đào tạo theo địa chỉ sử dụng các chuyên ngành hiếm, hỗ trợ chi phí học tập cho sinh viên 02 năm cuối ngành y, nhằm đảm bảo đội ngũ bác sĩ phục vụ cho ngành y tế nói chung và cho các bệnh viện mới của tỉnh đi vào hoạt động nói riêng. Cụ thể là:

+ Từ nay đến năm 2020, mỗi năm thu hút cho tỉnh từ 20 bác sĩ trở lên. Đối tượng là bác sĩ đa khoa hoặc chuyên khoa, tốt nghiệp ở các trường đại học hệ chính quy, nếu cam kết làm việc cho tỉnh Kiên Giang từ 5 năm trở lên thì được hỗ trợ kinh phí một lần là 150 triệu đồng/người. Ước tính kinh phí thu hút 100 bác sĩ chính quy khoảng 15 tỷ đồng.Trường hợp các đối tượng nêu trên làm việc tại các tuyến cơ sở, nhất là các xã đặc biệt khó khăn, vùng sâu vùng xa, biên giới, hải đảo còn được hỗ trợ nhà ở công vụ đối với nơi có bố trí nhà công vụ hoặc được hỗ trợ chi phí thuê nhà với số tiền 0,5 triệu đồng/người/tháng đối với nơi chưa có nhà ở công vụ.

+ Đối với các bác sĩ được đào tạo chính quy theo địa chỉ sử dụng của các chuyên ngành hiếm như: Lao, phong, tâm thần, pháp y, giải phẩu bệnh, nếu cam kết làm việc lâu dài cho tỉnh (từ 5 năm trở lên) thì được hưởng hỗ trợ một lần là 100 triệu đồng/người. Ước tính kinh phí thu hút 80 bác sĩ khoảng 08 tỷ đồng.

+ Đối với sinh viên có hộ khẩu thường trú tại tỉnh Kiên Giang, chuẩn bị tốt nghiệp bác sĩ, hệ chính quy tại các trường đại học, có kết quả học tập từ loại khá trở lên, nếu cam kết về tỉnh công tác ít nhất 05 năm thì ngoài việc hưởng chính sách thu hút bác sĩ chính quy (150 triệu đồng/người) còn được tỉnh hỗ trợ 20 triệu đồng/năm cho 2 năm cuối khóa. Việc hỗ trợ được dựa trên bảng điểm hoặc giấy chứng nhận kết quả học tập. Ước tính kinh phí hỗ trợ cho 100 sinh viên 2 năm cuối khóa khoảng 04 tỷ đồng.

- Thu hút chuyên gia đầu ngành, là người có học hàm phó giáo sư, giáo sư, học vị tiến sĩ; làm việc ở các vị trí giảng dạy, nghiên cứu chuyển giao công nghệ, nghiên cứu khoa học thuộc lĩnh vực tiềm năng thế mạnh của tỉnh, tuổi đời dưới 50 tuổi, cam kết làm việc cho tỉnh từ 5 năm trở lên, sẽ được hỗ trợ kinh phí một lần là 500 triệu đồng/ người và được hỗ trợ nhà ở công vụ. Ước tính kinh phí thu hút 10 chuyên gia đầu ngành khoảng 05 tỷ đồng.

- Thực hiện hỗ trợ thí điểm khóa học nghề cho lao động thuộc hộ nghèo tại các huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao gồm: Giang Thành, U Minh Thượng, An Minh, An Biên. Hỗ trợ tối đa 5 triệu đồng/lao động/khóa học cho người lao động để học các ngành nghề về nuôi trồng, chế biến thủy sản; du lịch, cơ khí, các ngành công nghiệp để phục vụ cho các khu, cụm công nghiệp, khu du lịch và nhu cầu lao động của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Mỗi lao động chỉ được hỗ trợ đào tạo một lần theo chính sách này. Ước tính kinh phí thí điểm khóa học nghề cho 4000 lao động thuộc hộ nghèo của 4 huyện: Giang Thành, U Minh Thượng, An Minh, An Biên, khoảng 20 tỷ đồng.

- Về thực hiện đề án của Chính phủ về tinh giản biên chế trong bộ máy nhà nước. Các cơ quan đơn vị xây dựng và triển khai thực hiện đề án tinh giảm biên chế kết hợp với cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong cán bộ, công viên chức; thực hiện phân công, bố trí công việc cho cán bộ, công chức theo đúng trình độ chuyên môn, khả năng của từng người, nhằm phát huy năng lực sáng tạo và hiệu quả lao động. Cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức hợp lý về trình độ chuyên môn, ngạch, chức danh nghề nghiệp và độ tuổi, dân tộc. Tinh giảm 10% cán bộ, công chức, viên chức không đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ.

- Xây dựng quỹ biên chế dự phòng, cơ quan tuyển dụng cán bộ ưu tiên dành biên chế dự phòng với tỷ lệ 50% của số cán bộ, công chức đã được tinh giảm để thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao cho bộ máy các cơ quan nhà nước.

4. Khuyến khích xã hội hội hóa đào tạo phát triển nguồn nhân lực

Khuyến khích người dân, lao động trong các doanh nghiệp tự đào tạo để nâng cao trình độ tay nghề. Hàng năm, các doanh nghiệp xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực cho doanh nghiệp mình. Chủ động liên kết với các trường và trung tâm giáo dục nghề nghiệp để ký kết hợp đồng đào tạo, bồi dưỡng nghề theo định kỳ và hàng năm.

Các cơ sở và trung tâm đào tạo thường xuyên nghiên cứu thị trường lao động trong và ngoài tỉnh để có kế hoạch đầu tư hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật, đổi mới nội dung chương trình, phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý, cùng với việc nhanh chóng áp dụng công nghệ mới, kiến thức mới để cải thiện chất lượng đào tạo đáp ứng yêu cầu của nguồn nhân lực trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế.

Khai thác sử dụng hiệu quả các nguồn vốn ODA, NGO vốn tín dụng, thương mại ưu đãi phục vụ lĩnh vực giáo dục và đào tạo, khoa học nói chung và giáo dục nghề nghiệp nói riêng, tận dụng khai thác các cơ hội đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao của các tổ chức trong nước và quốc tế. Có chính sách ưu đãi cho các tổ chức, cá nhân trong, ngoài nước đầu tư phát triển giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh.

5. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật, tạo môi trường làm việc tốt để giữ chân nhân tài; làm tốt công tác giáo dục thể chất và chăm sóc sức khỏe cho người lao động

Tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị để nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo theo hướng chuẩn hóa và hiện đại. Trong đó, ưu tiên đầu tư xây dựng hệ thống các trường trọng điểm chất lượng cao, trường đạt chuẩn quốc gia. Quy hoạch, sắp xếp lại các trường cao đẳng của tỉnh theo hướng nâng cao chất lượng và tập trung vào các lĩnh vực đào tạo là thế mạnh của từng trường và ngành nghề thế mạnh của tỉnh.

Quan tâm đầu tư nâng cấp các trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện, trường trung cấp nghề, trường nghiệp vụ, các Trung tâm nghiên cứu, ứng dụng, tạo môi trường tốt kết hợp với các chính sách đãi ngộ nhằm tạo động lực cho cho đội ngũ trí thức, đội ngũ khoa học công nghệ cống hiến và giữ chân được nhân tài.

Nâng cao chất lượng, hiệu quả thể chất và thể thao trường học nhằm tăng cường sức khỏe, phát triển thể lực toàn diện, trang bị kiến thức, kỹ năng vận động cơ bản và hình thành thói quen tập luyện thể dục, thể thao thường xuyên cho trẻ em, học sinh, sinh viên.

Quan tâm chăm lo các chính sách về y tế cho người lao động; tăng cường chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe bà mẹ và trẻ em sơ sinh; cải thiện tầm vóc, thể lực của thanh niên; mở rộng các hoạt động sinh hoạt văn hóa, thể thao, giải trí lành mạnh, giúp nhân lực phát triển hài hòa về thể lực, trí lực, tâm lực.

6. Tăng cường liên kết trong và ngoài tỉnh, thành phố khu vực và hợp tác nước ngoài

Tổ chức rà soát, đánh giá lại hệ thống đào tạo; xem xét, khắc phục những vấn đề còn hạn chế, yếu kém; bổ sung, đổi mới cơ chế quản lý, phương pháp dạy và học phù hợp với xu hướng phát triển, xây dựng chuẩn đầu ra phù hợp với nhu cầu của từng tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp, có định hướng rõ cho từng ngành nghề.

Liên kết với các cơ sở đào tạo có chất lượng cao trong và ngoài nước để đào tạo sau đại học và đào tạo chuyên sâu đối với những ngành nghề phục vụ khai thác tiềm năng, lợi thế của tỉnh và các địa phương trong khu vực, nhất là về nông nghiệp - thủy sản, công nghiệp và du lịch,...góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, phù hợp định hướng phát triển của tỉnh đến năm 2020.

Tích cực hợp tác với các trường đại học, cao đẳng trong nước và quốc tế trong nghiên cứu, ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến, hiện đại vào các hoạt động đào tạo để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Tăng cường hợp tác quốc tế với các nước ASEAN và tranh thủ nguồn vốn viện trợ của các tổ chức phi chính phủ; song song với việc thông qua các nhà đầu tư nước ngoài đang đầu tư tại tỉnh Kiên Giang để đẩy mạnh liên kết đào tạo, giao lưu học tập với các trường trong khối theo định hướng phát triển cộng đồng ASEAN trong thời gian tới.

Tạo điều kiện cho lao động nước ngoài có trình độ khoa học kỹ thuật cao đến làm việc, nghiên cứu, chuyển giao ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, kinh doanh.

VI. KINH PHÍ VÀ TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN

1. Tổng kinh phí thực hiện đề án: 1.109 tỷ đồng, trong đó:

- Ngân sách Trung ương: 16 tỷ đồng.

- Ngân sách địa phương: 1.093 tỷ đồng.

+ Sự nghiệp đào tạo: 831 tỷ đồng (đã bố trí trong 2 năm 2016 - 2017 là : 282 tỷ đồng);

+ Đào tạo và thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao: 212 tỷ đồng;

+ Dự phòng: 50 tỷ đồng.

Biểu 2: Kế hoạch vốn cho đào tạo, bồi dưỡng, thu hút nhân lực 2016 - 2020

STT

Vốn đầu tư 2016 -2020

đvt

Tổng số

2016

2017

2018

2019

2020 & tiếp theo

Nguồn vốn

ĐP

TW

 

1

Đào tạo

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.1

Tiến sĩ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Số lượng

Người

30

4

6

6

7

7

 

 

 

 

Kinh phí

Tỷ đồng

12,25

1,91

2,45

2,45

2,72

2,72

12,25

0

 

a

- Trong nước

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Số lượng

Người

25

3

5

5

6

6

 

 

 

 

Kinh phí

Tỷ đồng

6,75

0,81

1,35

1,35

1,62

1,62

6,75

 

 

b

- Ngoài nước

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Số lượng

Người

5

1

1

1

1

1

 

 

 

 

Kinh phí

Tỷ đồng

5,5

1,1

1,1

1,1

1,1

1,1

5,5

 

 

1.2

Thạc sĩ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Số lượng

 

500

18

107

110

132

133

 

 

 

 

Kinh phí

 

168

7,05

34

37

44,4

45,4

168

0

 

a

- Trong nước

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Số lượng

Người

455

15

100

100

120

120

 

 

 

 

Kinh phí

Tỷ đồng

122,85

4,05

27

27

32,4

32,4

122,85

 

 

b

- Ngoài nước

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Số lượng

Người

45

3

7

10

12

13

 

 

 

 

Kinh phí

Tỷ đồng

45

3

7

10

12

13

45

 

 

2

Thu hút

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Số lượng

 

290

1

72

72

72

73

 

 

 

 

Kinh phí

Tỷ đồng

32

0,5

7,75

7,75

7,75

8,25

32

0

 

2.1

Thu hút bác sĩ chính quy

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Số lượng

Người

100

 

25

25

25

25

 

 

 

 

Kinh phí

Tỷ đồng

15

0

3,75

3,75

3,75

3,75

15

 

 

2.2

Hỗ trợ bác sĩ được đào tạo theo địa chỉ sử dụng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Số lượng

Người

80

 

20

20

20

20

 

 

 

 

Kinh phí

Tỷ đồng

8

 

2

2

2

2

8

 

 

2.3

Chuyên gia

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Số lượng

Người

10

1

2

2

2

3

 

 

 

 

Kinh phí

Tỷ đồng

5

0,5

1

1

1

1,5

5

 

 

2.4

Hỗ trợ sinh viên ngành Y, 2 năm cuối

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Số lượng

Người

100

 

25

25

25

25

 

 

 

 

Kinh phí

Tỷ đ

4

0

1

1

1

1

4

 

 

3

Sự nghiệp đào tạo (*)

Tỷ đồng

846,5

127

155

170

187

207

830,5

16

 

4

Dự phòng

Tỷ đồng

50,0

 

 

10

20

20

50,0

 

 

 

Tổng số

Tỷ đồng

1109

137

199

228

262

283

1093

16

 

2. Tiến độ thực hiện (Có phụ biểu kèm theo - từ biểu 01 đến biểu 18)

VII. HIỆU QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

1. Hiệu quả về xã hội

- Thực hiện phát triển nguồn nhân lực là nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài, từ đó có nhiều đối tượng hưởng lợi từ đề án.

- Phát triển nguồn nhân lực là đầu tư cho phát triển bền vững, góp phần giải quyết việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp, đảm bảo an sinh xã hội và trật tự an toàn xã hội.

2. Hiệu quả về kinh tế

- Nguồn nhân lực có chất lượng là điều kiện giúp nâng cao yếu tố năng suất tổng hợp (TFP) của tỉnh .

- Đóng góp hiệu quả các hoạt động quản lý điều hành, phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

- Tăng thu nhập, nâng cao đời sống người dân và xã hội.

- Đối tượng được hưởng lợi từ Đề án sẽ là những hạt nhân đào tạo, bồi dưỡng cho tập thể, cá nhân khác trên địa bàn./.

 

PHỤ BIỂU

ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TỈNH KIÊN GIANG ĐẾN NĂM 2020 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO

Số Biểu

Nội dung

Biểu 1

Các chỉ tiêu chủ yếu phát triển nhân lực

Biểu 2

Các chỉ tiêu phát triển đào tạo nhân lực

Biểu 3

Các chỉ tiêu kết quả đào tạo nhân lực

Biểu 4

Lực lượng lao động theo trình độ học vấn

Biểu 5

Cơ cấu lực lượng lao động theo trình độ học vấn

Biểu 6

Lao động làm việc theo trình độ học vấn

Biểu 7

Cơ cấu lao động làm việc theo trình độ học vấn

Biểu 8

Lực lượng lao động theo trình độ chuyên môn - kỹ thuật

Biểu 9

Cơ cấu lực lượng lao động theo trình độ chuyên môn - kỹ thuật

Biểu 10

Lao động làm việc trong nền kinh tế theo trình độ chuyên môn - kỹ thuật

Biểu 11

Cơ cấu lao động làm việc trong nền kinh tế theo trình độ chuyên môn - kỹ thuật

Biểu 12

Lao động làm việc trong nền kinh tế theo ngành

Biểu 13

Cơ cấu lao động làm việc trong nền kinh tế theo ngành kinh tế

Biểu 14

Nhân lực khu vực hành chính, sự nghiệp theo trình độ chuyên môn - kỹ thuật

Biểu 15

 Cơ cấu nhân lực khu vực hành chính, sự nghiệp theo trình độ chuyên môn - kỹ thuật

Biểu 16

Phát triển nhân lực cốt yếu một số lĩnh vực đặc thù

Biểu 17

Dự báo nhu cầu vị trí việc làm giai đoạn 2016 - 2020

Biểu 18

Tổng hợp kinh phí sự nghiệp đào tạo


Biểu 01: Các chỉ tiêu chủ yếu phát triển nhân lực

Đơn vị: Người

 

2000

2005

2010

2015

2016*

2017*

2018*

2019*

2020*

2030*

 

 

1. Dân số

1.531.686

1.655.026

1.707.050

1.762.281

1.772.854

1.783.137

1.798.650

1.815.198

1.834.743

1.971.222

 

 

2. Dân số trong tuổi có khả năng lao động

887.087

1.037.683

1.180.810

1.233.186

1.240.967

1.243.207

1.246.103

1.250.212

1.271.680

1.366.275

 

 

3. Lực lượng lao động (LLLĐ) từ 15 tuổi trở lên (có hoạt động kinh tế)

794.651

892.104

975.069

1.101.380

1.107.031

1.113.861

1.118.013

1.133.446

1.173.353

1.242.764

 

 

4. Số người trong lực lượng lao động (LLLĐ) từ 15 tuổi trở lên biết chữ

743.793

838.578

918.515

1.048.514

1.056.108

1.064.851

1.071.056

1.088.108

1.128.766

1.217.908

 

 

5. Số người trong lực lượng lao động (LLLĐ) từ 15 tuổi trở lên đã qua đào tạo

71.286

138.680

292.539

572.730

608.868

646.026

681.962

714.126

786.127

994.167

 

 

6. Số người trong lực lượng lao động (LLLĐ) từ 15 tuổi trở lên có việc làm

759.469

858.104

944.237

1.074.485

1.080.931

1.090.343

1.094.554

1.109.807

1.147.643

1.215.985

 

 

Ghi chú:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

* Số liệu dự báo

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Số liệu về dân số đến năm 2020 được trích từ Kế hoạch kinh tế - xã hội giai đoạn 2016 - 2020 được UBND tỉnh phê duyệt.

 

 

 

 

 

 

Biểu 02: Các chỉ tiêu phát triển đào tạo nhân lực

Đơn vị: Người

 

2000

2005

2010

2015

2016*

2017*

2018*

2019*

2020*

2030*

1. Số người trong độ tuổi lao động đang đi học

60.690

95.998

70.506

72.135

73.606

75.469

72.027

72.596

71.000

72.431

2. Số người được tuyển học nghề
(Sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng)

3.614

10.340

32.000

43.500

25.900

22.900

22.900

23.650

24.500

30.000

3. Số học sinh tuyển mới các trường trung cấp nghề

1.194

1.755

2.000

1.000

1.500

1.500

1.500

1.700

1.800

2.500

4. Số học sinh tuyển mới các trường cao đẳng nghề

-

-

1.000

500

600

600

600

650

700

1.500

5. Số học sinh tuyển mới trung cấp chuyên nghiệp (chính quy)

1.552

729

2.020

1.064

1.100

1.200

1.300

1.400

1.500

2.300

6. Số sinh viên trúng tuyển đại học, cao đẳng.

1.901

2.029

6.408

4.724

6.590

6.790

7.060

7.342

7.565

9.222

7. Số học viên tuyển mới cao học (bao gồm đào tạo liên kết tại tỉnh)

4

7

30

240

180

195

200

205

210

230

8. Số lượng nghiên cứu sinh

 

 

1

6

26

23

25

24

16

30

*Số liệu dự báo

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Số sinh viên cao đẳng, đại học bao gồm trong tỉnh và ngoài tỉnh

 

Biểu 03: Các chỉ tiêu kết quả đào tạo nhân lực

Đơn vị: Người

 

2000

2005

2010

2015

2016*

2017*

2018*

2019*

2020*

2030*

1. Số người được dạy nghề ngắn hạn
(Sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng)

3.614

10.340

32.000

43.500

25.900

22.900

22.900

23.650

24.500

30.000

2. Số người tốt nghiệp trường trung cấp nghề

167

642

1.521

607

798

800

820

830

840

900

3. Số người tốt nghiệp trường cao đẳng nghề

0

0

0

449

242

250

260

300

350

450

4. Số người tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp

 

 

2.920

980

845

850

900

950

1000

1200

5. Số sinh viên tốt nghiệp cao đẳng

 

 

769

1.950

2.200

2.250

2.330

2.450

2.500

2.800

6. Số sinh viên tốt nghiệp đại học

 

 

290

850

900

950

1.000

1.100

1.150

1.200

7. Số người tốt nghiệp cao học (lũy kế)

 

 

550

1.400

1.418

1.523

1.605

1.685

1.900

2.500

8. Số người tốt nghiệp nghiên cứu sinh
(bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ) (lũy kế)

 

 

 

34

36

38

40

45

64

124

*Số liệu dự báo

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Biểu 04: Lực lượng lao động theo trình độ học vấn

Đơn vị: Người

 

2000

2005

2010

2015

2016*

2017*

2018*

2019*

2020*

2030*

Tổng số

794.651

892.104

975.069

1.101.380

1.107.031

1.113.861

1.118.013

1.133.446

1.173.353

1.242.764

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1. Chưa biết chữ

50.858

53.526

56.554

52.866

50.923

49.010

46.957

45.338

44.587

24.855

2. Chưa tốt nghiệp tiểu học

219.324

240.868

258.393

236.797

226.941

217.203

207.950

199.486

181.870

99.421

3. Tốt nghiệp tiểu học

328.191

357.734

367.601

426.234

430.635

436.634

440.497

448.845

489.288

571.671

4. Tốt nghiệp trung học cơ sở

103.305

128.463

156.011

203.755

210.336

216.089

222.485

231.223

240.537

292.049

5. Tốt nghiệp trung học phổ thông

92.974

111.513

136.510

181.728

188.195

194.926

200.124

208.554

217.070

254.767

*Số liệu dự báo

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Biểu 05: Cơ cấu lực lượng lao động theo trình độ học vấn

Đơn vị: %

 

2000

2005

2010

2015

2016*

2017*

2018*

2019*

2020*

2030*

Tổng số

100,00

100,00

100,00

100,00

100,00

100,00

100,00

100,00

100,00

100,00

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1. Chưa biết chữ

6,40

6,00

5,80

4,80

4,60

4,40

4,20

4,00

3,80

2,00

 

2. Chưa tốt nghiệp tiểu học

27,60

27,00

26,50

21,50

20,50

19,50

18,60

17,60

15,50

8,00

 

3. Tốt nghiệp tiểu học

41,30

40,10

37,70

38,70

38,90

39,20

39,40

39,60

41,70

46,00

 

4. Tốt nghiệp trung học cơ sở

13,00

14,40

16,00

18,50

19,00

19,40

19,90

20,40

20,50

23,50

 

5. Tốt nghiệp trung học phổ thông

11,70

12,50

14,00

16,50

17,00

17,50

17,90

18,40

18,50

20,50

 

*Số liệu dự báo

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Biểu 06: Lao động làm việc theo trình độ học vấn

Đơn vị: Người

 

2000

2005

2010

2015

2016*

2017*

2018*

2019*

2020*

2030*

Tổng số

759.469

858.104

944.237

1.074.485

1.080.931

1.090.343

1.094.554

1.109.807

1.147.643

1.215.985

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1. Chưa biết chữ

48.606

51.486

54.766

51.575

49.723

47.975

45.971

44.392

43.610

24.320

2. Chưa tốt nghiệp tiểu học

209.614

231.688

250.223

231.014

221.591

212.617

203.587

195.326

177.885

97.279

3. Tốt nghiệp tiểu học

313.660

344.100

355.977

415.826

420.482

427.414

431.254

439.484

478.567

559.353

4. Tốt nghiệp trung học cơ sở

98.731

123.567

151.078

198.780

205.377

211.527

217.816

226.401

235.267

285.756

5. Tốt nghiệp trung học phổ thông

88.858

107.263

132.193

177.290

183.758

190.810

195.925

204.204

212.314

249.277

*Số liệu dự báo

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Biểu 07: Cơ cấu lao động làm việc theo trình độ học vấn

Đơn vị: %

 

2000

2005

2010

2015

2016*

2017*

2018*

2019*

2020*

2030*

Tổng số

100,00

100,00

100,00

100,00

100,00

100,00

100,00

100,00

100,00

100,00

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1. Chưa biết chữ

6,40

6,00

5,80

4,80

4,60

4,40

4,20

4,00

3,80

2,00

 

2. Chưa tốt nghiệp tiểu học

27,60

27,00

26,50

21,50

20,50

19,50

18,60

17,60

15,50

8,00

 

3. Tốt nghiệp tiểu học

41,30

40,10

37,70

38,70

38,90

39,20

39,40

39,60

41,70

46,00

 

4. Tốt nghiệp trung học cơ sở

13,00

14,40

16,00

18,50

19,00

19,40

19,90

20,40

20,50

23,50

 

5. Tốt nghiệp trung học phổ thông

11,70

12,50

14,00

16,50

17,00

17,50

17,90

18,40

18,50

20,50

 

*Số liệu dự báo

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Biểu 08: Lực lượng lao động theo trình độ chuyên môn - kỹ thuật

Đơn vị: Người

 

2000

2005

2010

2015

2016*

2017*

2018*

2019*

2020*

2030*

Tổng số

794.651

892.104

975.069

1.101.380

1.107.031

1.113.861

1.118.013

1.133.446

1.173.353

1.242.764

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1. Không có trình độ CMKT

723.365

753.424

682.530

528.650

498.163

467.835

436.051

419.320

387.226

248.525

 

2. Lao động qua đào tạo

71.286

138.680

292.643

572.730

608.868

646.026

681.962

714.126

786.127

994.238

 

2.1. Lao động qua đào tạo (có bằng cấp chứng chỉ)

31.786

84.928

221.875

473.593

498.164

517.945

536.646

555.389

586.677

745.658

 

- Dạy nghề ngắn hạn
( Sơ cấp nghề và DN dưới 3 tháng)

31.786

84.928

207.105

440.552

453.883

462.252

469.565

478.881

501.608

596.526

 

- Trung cấp nghề

-

-

13.163

22.028

27.676

33.416

39.130

45.338

49.868

86.993

 

- Cao đẳng nghề

-

-

1.607

11.014

16.605

22.277

27.950

31.170

35.201

62.138

 

2.2. Lao động qua đào tạo từ trung cấp chuyên nghiệp trở lên

39.500

53.751

70.768

99.137

110.704

128.080

145.316

158.738

199.450

248.580

 

- Trung cấp chuyên nghiệp

23.840

26.585

34.089

39.099

39.410

45.780

53.665

60.979

82.135

104.268

 

- Cao đẳng

4.927

8.797

12.636

22.248

33.211

43.441

51.429

56.672

74.273

86.993

 

- Đại học

10.648

18.110

23.449

36.346

36.532

37.203

38.460

39.217

41.067

54.682

 

- Thạc sĩ

81

250

577

1.405

1.505

1.605

1.705

1.805

1.905

2.505

 

- Tiến sĩ

4

10

18

38

44

50

56

62

68

128

 

- Phó Giáo sư

-

-

-

1

2

2

2

2

2

4

 

*Số liệu dự báo

Biểu 09: Cơ cấu lực lượng lao động theo trình độ chuyên môn - kỹ thuật

Đơn vị: %

 

2000

2005

2010

2015

2016*

2017*

2018*

2019*

2020*

2030*

Tổng số

100,00

100,00

100,00

100,00

100,00

100,00

100,00

100,00

100,00

100,00

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1. Không có trình độ CMKT

91,03

84,45

70,00

48,00

45,00

42,00

39,00

37,00

33,00

20,00

 

2. Lao động qua đào tạo

8,97

15,55

30,00

52,00

55,00

58,00

61,00

63,00

67,00

80,00

 

2.1. Lao động qua đào tạo (có bằng cấp chứng chỉ)

4,00

9,52

22,75

43,00

45,00

46,50

48,00

49,00

50,00

60,00

 

- Dạy nghề ngắn hạn
( Sơ cấp nghề và DN dưới 3 tháng)

4,00

9,52

21,24

40,00

41,00

41,50

42,00

42,25

42,75

48,00

 

- Trung cấp nghề

0,00

0,00

1,35

2,00

2,50

3,00

3,50

4,00

4,25

7,00

 

- Cao đẳng nghề

0,00

0,00

0,16

1,00

1,50

2,00

2,50

2,75

3,00

5,00

 

2.2. Lao động qua đào tạo từ trung cấp chuyên nghiệp trở lên

4,97

6,03

7,25

9,00

10,00

11,50

13,00

14,00

17,00

20,00

 

- Trung cấp chuyên nghiệp

3,00

2,98

3,50

3,55

3,56

4,11

4,80

5,38

7,00

8,39

 

- Cao đẳng

0,62

0,99

1,30

2,02

3,00

3,90

4,60

5,00

6,33

7,00

 

- Đại học

1,34

2,03

2,40

3,30

3,30

3,34

3,44

3,46

3,50

4,40

 

- Thạc sĩ

0,010

0,028

0,049

0,128

0,136

0,144

0,153

0,159

0,162

0,202

 

- Tiến sĩ

0,00048

0,00108

0,0018

0,00345

0,00397

0,00449

0,00501

0,00547

0,00580

0,01030

 

- Phó Giáo sư

0,00000

0,00000

0,00000

0,00010

0,00018

0,00018

0,00017

0,00017

0,00017

0,00032

 

 

Biểu 10: Lao động làm việc trong nền kinh tế theo trình độ chuyên môn - kỹ thuật

Đơn vị: Người

 

2000

2005

2010

2015

2016*

2017*

2018*

2019*

2020*

2030*

Tổng số

759.469

858.104

944.237

1.074.485

1.080.931

1.090.343

1.094.554

1.109.807

1.147.643

1.215.985

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1. Không có trình độ CMKT

691.340

724.705

660.938

515.711

486.386

457.928

426.869

410.651

378.703

243.240

2. Lao động qua đào tạo

68.129

133.399

283.299

558.770

594.455

632.326

667.574

699.024

768.936

972.740

2.1. Lao động qua đào tạo (có bằng cấp chứng chỉ)

30.379

81.692

214.859

462.029

486.419

507.009

525.386

543.805

573.822

729.591

- Dạy nghề ngắn hạn
( Sơ cấp nghề và DN dưới 3 tháng)

30.379

81.692

200.556

429.794

443.182

452.492

459.713

468.893

490.617

583.673

- Trung cấp nghề

-

-

12.747

21.490

27.023

32.710

38.309

44.392

48.775

85.119

- Cao đẳng nghề

-

-

1.556

10.745

16.214

21.807

27.364

30.520

34.429

60.799

2.2. Lao động qua đào tạo từ trung cấp chuyên nghiệp trở lên

37.750

51.708

68.440

96.742

108.036

125.317

142.188

155.218

195.114

243.150

- Trung cấp chuyên nghiệp

22.784

25.571

33.011

38.144

38.481

44.813

52.539

59.597

80.335

101.900

- Cao đẳng

4.709

8.462

12.236

21.705

32.428

42.523

50.349

55.490

72.646

85.119

- Đại học

10.177

17.420

22.707

35.458

35.671

36.417

37.653

38.399

40.168

53.503

- Thạc sĩ

76

245

468

1.400

1.418

1.523

1.605

1.685

1.900

2.500

- Tiến sĩ

4

10

18

34

36

38

40

45

64

124

- Phó Giáo sư

-

-

-

1

2

2

2

2

2

4

*Số liệu dự báo

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Biểu 11: Cơ cấu lao động làm việc trong nền kinh tế theo trình độ chuyên môn - kỹ thuật

Đơn vị tính: %

 

2000

2005

2010

2015

2016*

2017*

2018*

2019*

2020*

2030*

Tổng số

100,00

100,00

100,00

100,00

100,00

100,00

100,00

100,00

100,00

100,00

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1. Không có trình độ CMKT

91,03

84,45

70,00

48,00

45,00

42,00

39,00

37,00

33,00

20,00

 

2. Lao động qua đào tạo

8,97

15,55

30,00

52,00

55,00

58,00

61,00

63,00

67,00

80,00

 

2.1. Lao động qua đào tạo (có bằng cấp chứng chỉ)

4,00

9,52

22,75

43,00

45,00

46,50

48,00

49,00

50,00

60,00

 

- Dạy nghề ngắn hạn
(Sơ cấp nghề và DN dưới 3 tháng)

4,00

9,52

21,24

40,00

41,00

41,50

42,00

42,25

42,75

48,00

 

- Trung cấp nghề

0,00

0,00

1,35

2,00

2,50

3,00

3,50

4,00

4,25

7,00

 

- Cao đẳng nghề

0,00

0,00

0,16

1,00

1,50

2,00

2,50

2,75

3,00

5,00

 

2.2. Lao động qua đào tạo từ trung cấp chuyên nghiệp trở lên

4,97

6,03

7,25

9,00

10,00

11,50

13,00

14,00

17,00

20,00

 

- Trung cấp chuyên nghiệp

3,00

2,98

3,50

3,55

3,56

4,11

4,80

5,37

7,00

8,38

 

- Cao đẳng

0,62

0,99

1,30

2,02

3,00

3,90

4,60

5,00

6,33

7,00

 

- Đại học

1,34

2,03

2,40

3,30

3,30

3,34

3,44

3,46

3,50

4,40

 

- Thạc sĩ

0,010

0,03

0,050

0,130

0,139

0,147

0,155

0,162

0,166

0,206

 

- Tiến sĩ

0,001

0,001

0,002

0,004

0,004

0,005

0,005

0,006

0,006

0,011

 

- Phó Giáo sư

0,000

0,000

0,000

0,000

0,000

0,000

0,000

0,000

0,000

0,000

 

 

Biểu 12: Lao động làm việc trong nền kinh tế theo ngành

Đơn vị: Người

 

2000

2005

2010

2015

2016*

2017*

2018*

2019*

2020*

2030*

Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên (có hoạt động kinh tế) -Tổng số

794.651

892.104

975.069

1.101.380

1.107.031

1.113.861

1.118.013

1.133.446

1.173.353

1.242.764

 

I. Làm việc (có việc làm)

759.469

858.104

944.237

1.074.485

1.080.931

1.090.343

1.094.554

1.109.807

1.147.643

1.215.985

 

1. Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản

566.414

585.527

595.907

551.999

540.465

534.268

525.386

521.609

516.439

303.996

 

2. Công nghiệp khai thác mỏ

1.433

4.125

3.305

2.570

2.703

2.944

3.065

3.329

3.558

12.160

 

3. Công nghiệp chế biến

44.283

51.543

64.114

77.220

77.826

80.140

81.544

84.345

91.811

182.398

 

4. Sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước

654

1.804

3.116

4.605

4.740

5.016

5.254

5.549

6.083

12.160

 

5. Xây dựng

10.091

23.081

38.053

57.287

59.575

61.277

63.375

65.479

70.695

97.279

 

6. Thương nghiệp; sửa chữa xe có động cơ, mô tô, xe máy và đồ dùng cá nhân

62.750

73.661

97.256

147.600

150.248

151.558

152.143

154.263

159.522

170.238

 

7. Khách sạn và nhà hàng

12.999

29.092

40.885

68.350

74.164

77.414

82.092

88.785

100.534

170.238

 

8. Vận tải kho bãi và thông tin liên lạc

20.868

26.632

31.255

35.770

37.291

37.726

37.981

38.843

41.315

44.383

 

9. Tài chính, tín dụng

1.098

2.505

3.116

4.765

4.863

5.016

5.144

5.327

5.623

7.296

 

10. Hoạt động khoa học và công nghệ

46

90

1.511

2.708

2.918

3.271

3.503

3.773

4.132

12.160

 

11. Các hoạt động liên quan đến kinh doanh tài sản và dịch vụ tư vấn

600

1.117

2.077

4.334

4.863

5.016

5.144

5.327

5.623

6.080

 

12. Hoạt động đảng, tổ chức chính trị XH, quản lý nhà nước, an ninh quốc phòng, bảo đảm XH bắt buộc.

10.821

19.220

16.713

35.652

36.102

36.636

36.886

37.511

38.905

54.719

 

13. Giáo dục và đào tạo

15.748

18.856

22.284

36.358

36.751

39.798

41.265

42.173

46.480

60.799

 

14. Y tế và hoạt động cứu trợ XH

3.364

4.004

6.421

9.963

12.970

14.174

15.324

16.647

18.362

36.480

 

15. Hoạt động VH - TT

600

1.869

3.588

5.873

6.052

6.215

6.348

6.548

7.115

12.160

 

16. Hoạt động phục vụ cá nhân và cộng đồng

4.000

12.542

11.520

23.960

24.212

24.642

24.846

25.304

26.281

30.400

 

17. Hoạt động làm thuê công việc gia đình trong các hộ tư nhân

3.700

2.436

3.116

5.471

5.187

5.234

5.254

4.994

5.164

3.040

 

18. Hoạt động của các tổ chức và cơ quan quốc tế

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II. Không có việc làm (thất nghiệp)

35.182

34.000

30.832

26.895

26.100

23.518

23.459

23.639

25.710

26.779

 

 

Biểu 13: Cơ cấu lao động làm việc trong nền kinh tế theo ngành kinh tế

Đơn vị: %

 

2000

2005

2010

2015

2016*

2017*

2018*

2019*

2020*

2030*

Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên (có hoạt động kinh tế) - Tổng số

794.651

892.104

975.069

1.101.380

1.107.031

1.113.861

1.118.013

1.133.446

1.173.353

1.242.764

 

I. Làm việc (có việc làm)

95,57

96,19

96,84

97,56

97,88

97,73

97,76

97,78

97,81

97,84

 

1. Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản

74,58

68,23

63,11

51,37

50,00

49,00

48,00

47,00

45,00

25,00

 

2. Công nghiệp khai thác mỏ

0,19

0,48

0,35

0,24

0,25

0,27

0,28

0,30

0,31

1,00

 

3. Công nghiệp chế biến

5,83

6,01

6,79

7,19

7,20

7,35

7,45

7,60

8,00

15,00

 

4. Sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước

0,09

0,21

0,33

0,43

0,44

0,46

0,48

0,50

0,53

1,00

 

5. Xây dựng

1,33

2,69

4,03

5,33

5,51

5,62

5,79

5,90

6,16

8,00

 

6. Thương nghiệp; sửa chữa xe có động cơ, mô tô, xe máy và đồ dùng cá nhân

8,26

8,58

10,30

13,74

13,90

13,90

13,90

13,90

13,90

14,00

 

7. Khách sạn và nhà hàng

1,71

3,39

4,33

6,36

6,86

7,10

7,50

8,00

8,76

14,00

 

8. Vận tải kho bãi và thông tin liên lạc

2,75

3,10

3,31

3,33

3,45

3,46

3,47

3,50

3,60

3,65

 

9. Tài chính, tín dụng

0,14

0,29

0,33

0,44

0,45

0,46

0,47

0,48

0,49

0,60

 

10. Hoạt động khoa học và công nghệ

0,01

0,01

0,16

0,25

0,27

0,30

0,32

0,34

0,36

1,00

 

11. Các hoạt động liên quan đến kinh doanh tài sản và dịch vụ tư vấn

0,08

0,13

0,22

0,40

0,45

0,46

0,47

0,48

0,49

0,50

 

12. Hoạt động đảng, tổ chức chính trị XH, quản lý nhà nước, an ninh quốc phòng, bảo đảm XH bắt buộc.

1,42

2,24

1,77

3,32

3,34

3,36

3,37

3,38

3,39

4,50

 

13. Giáo dục và đào tạo

2,07

2,20

2,36

3,38

3,40

3,65

3,77

3,80

4,05

5,00

 

14. Y tế và hoạt động cứu trợ XH

0,44

0,47

0,68

0,93

1,20

1,30

1,40

1,50

1,60

3,00

 

15. Hoạt động VH - TT

0,08

0,22

0,38

0,55

0,56

0,57

0,58

0,59

0,62

1,00

 

16. Hoạt động phục vụ cá nhân và cộng đồng

0,53

1,46

1,22

2,23

2,24

2,26

2,27

2,28

2,29

2,50

 

17. Hoạt động làm thuê công việc gia đình trong các hộ tư nhân

0,49

0,28

0,33

0,51

0,48

0,48

0,48

0,45

0,45

0,25

 

18. Hoạt động của các tổ chức và cơ quan quốc tế

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II. Không có việc làm (thất nghiệp)

4,43

3,81

3,16

2,44

2,12

2,27

2,24

2,22

2,19

2,16

 

 

Biểu 14: Nhân lực khu vực hành chính, sự nghiệp theo trình độ chuyên môn - kỹ thuật

Đơn vị: Người

 

2000

2005

2010

2015

2016

2017

2018

2019

2020*

2030*

Tổng số

11.917

24.324

28.402

30.469

30.817

31.169

31.471

31.773

33.320

39.948

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1. Không có trình độ CMKT

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Dạy nghề ngắn hạn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3. Trung cấp nghề

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4. Cao đẳng nghề

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5. Trung cấp chuyên nghiệp

6.782

10.663

8.665

6.813

6.713

6.663

6.563

6.463

6.363

4.234

6. Cao đẳng

542

5.473

4.448

3.454

3.600

3.700

3.800

3.900

4.000

3.618

7. Đại học

4.529

8.092

14.844

18.771

18.971

19.171

19.371

19.571

21.000

30.000

8. Thạc sĩ

60

86

427

1.397

1.497

1.597

1.697

1.797

1.897

1.997

9. Tiến sĩ

4

10

18

34

36

38

40

42

60

100

10. Số người có học hàm GS, PGS

 

 

 

1

2

2

2

2

2

4

11. Số người có trình độ ngoại ngữ Bằng C trở lên (tiếng Anh, Pháp, Đức, Nga, Trung, Nhật)

350

569

457

1.066

1.100

1.300

1.450

1.400

1.500

4.659

12. Số người được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn trong năm

405

700

950

17.321

13.290

14.500

14.000

15.500

15.000

20.000

 

Biểu 15: Cơ cấu nhân lực khu vực hành chính, sự nghiệp theo trình độ chuyên môn - kỹ thuật

Đơn vị: %

 

2000

2005

2010

2015

2016*

2017*

2018*

2019*

2020*

2030*

Tổng số

100,00

100,00

100,00

100,00

100,00

100,00

100,00

100,00

100,00

100,00

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1. Không có trình độ CMKT

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Dạy nghề ngắn hạn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3. Trung cấp nghề

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4. Cao đẳng nghề

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5. Trung cấp chuyên nghiệp

56,91

43,84

30,51

22,36

21,78

21,38

20,85

20,34

19,10

10,60

6. Cao đẳng

4,55

22,50

15,66

11,34

11,68

11,87

12,07

12,27

12,00

9,05

7. Đại học

38,00

33,27

52,26

61,60

61,56

61,50

61,55

61,59

63,02

75,09

8. Thạc sĩ

0,50

0,35

1,50

4,58

4,86

5,12

5,39

5,66

5,69

5,00

9. Tiến sĩ

0,03

0,04

0,06

0,11

0,12

0,12

0,13

0,13

0,18

0,25

 

Biểu 16: Phát triển nhân lực cốt yếu một số lĩnh vực đặc thù

Đơn vị: Người

 

2000

2005

2010

2015

2016*

2017*

2018*

2019*

2020*

2030*

1. Số lao động trình độ Thạc sĩ trở lên trong lĩnh vực quản lý nhà nước

287

381

370

1.434

1.434

1.434

1.434

1.434

2.000

2.500

 

2. Số lao động trình độ Đại học trở lên trong lĩnh vực khoa học-công nghệ

 

 

795

1.147

1.180

1.250

1.275

1.300

1.400

1.800

 

3. Số giảng viên đại học, cao đẳng có trình độ Thạc sĩ trở lên

 

19

122

217

224

231

238

245

253

350

 

4. Số lao động ngành y-dược trình độ Đại học trở lên

588

646

990

1.678

1.915

2.138

2.361

2.584

2.807

4.000

 

 

Biểu 17: Dự báo nhu cầu vị trí việc làm giai đoạn 2016 - 2020

STT

Ngành nghề

2016

2020

Tỷ lệ ngành nghề so với tổng số việc làm mới (%)

Số chỗ làm việc
(người/năm)

1

Công nghiệp khai thác

2.570

3.558

0,9

988

 

2

Công nghiệp chế biến

77.220

91.811

13,4

14.591

 

3

Sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước

4.605

6.083

1,4

1.478

 

4

Xây dựng

57.287

70.695

12,3

13.408

 

5

Thương nghiệp; sửa chữa xe có động cơ, mô tô, xe máy và đồ dùng cá nhân

147.600

159.522

10,9

11.922

 

6

Khách sạn và nhà hàng

68.350

100.534

29,5

32.184

 

7

Vận tải kho bãi và thông tin liên lạc

35.770

41.315

5,1

5.545

 

8

Tài chính, tín dụng

4.765

5.623

0,8

858

 

9

Hoạt động khoa học và công nghệ

2.708

4.132

1,3

1.424

 

10

Các hoạt động liên quan đến kinh doanh tài sản và dịch vụ tư vấn

4.334

5.623

1,2

1.289

 

11

Hoạt động đảng, tổ chức chính trị XH, quản lý nhà nước, an ninh quốc phòng, bảo đảm XH bắt buộc.

35.652

38.905

3,0

3.253

 

12

Giáo dục và đào tạo

36.358

46.480

9,3

10.122

 

13

Y tế và hoạt động cứu trợ XH

9.963

18.362

7,7

8.399

 

14

Hoạt động VH - TT

5.873

7.115

1,1

1.242

 

15

Hoạt động phục vụ cá nhân và cộng đồng

23.960

26.281

2,1

2.321

 

Tổng

517.015

626.039

100

109.024

 

 

Biểu 18: Tổng hợp kinh phí sự nghiệp đào tạo

ĐVT: Triệu đồng

STT

ĐƠN VỊ

Tổng số

Năm 2016

Năm 2017

Dự kiến
Năm 2018

Dự kiến
Năm 2019

Dự kiến
Năm 2020

Dự kiến
2016 - 2020

ĐP

TW

 

TỔNG SỐ

846.547

127.215

155.194

170.413

187.155

206.570

830.547

16.000

1

Sở Văn hoá và Thể thao; Sở Du lịch

34.431

3.800

6.600

7.260

7.986

8.785

34.431

 

2

Sở Y tế

45.128

8.000

8.000

8.800

9.680

10.648

45.128

 

3

Sở Giáo dục - Đào tạo

24.564

6.000

4.000

4.400

4.840

5.324

24.564

 

4

Trường cao đẳng cộng đồng

28.705

5.500

5.000

5.500

6.050

6.655

28.705

 

5

Trường cao đẳng kinh tế kỹ thuật

4.641

 

1.000

1.100

1.210

1.331

4.641

 

6

Trường cao đẳng nghề Kiên giang

32.846

5.000

6.000

6.600

7.260

7.986

32.846

 

7

Trường cao đẳng sư phạm

17.965

2.000

3.440

3.784

4.162

4.579

17.965

 

8

Trường chính trị

113.751

26.500

18.800

20.680

22.748

25.023

113.751

 

9

Đào tạo nghề

70.410

11.000

13.000

14.000

15.100

17.310

54.410

16.000

10

Đào tạo và đào tạo lại cán bộ và khác

75.333

15.000

13.000

14.300

15.730

17.303

75.333

 

11

Bộ chỉ huy quân sự tỉnh

81.615

12.000

15.000

16.500

18.150

19.965

81.615

 

12

Công an tỉnh

16.423

2.500

3.000

3.300

3.630

3.993

16.423

 

13

Tỉnh đoàn

7.962

1.000

1.500

1.650

1.815

1.997

7.962

 

14

Sở nội vụ

27.205

4.000

5.000

5.500

6.050

6.655

27.205

 

15

HĐ liên minh các HTX

5.356

715

1.000

1.100

1.210

1.331

5.356

 

16

Ủy ban Mặt trận tổ quốc

564

100

100

110

121

133

564

 

17

Trường TC nghề vùng UMT

8.890

1.000

1.700

1.870

2.057

2.263

8.890

 

18

Trường TC nghề dân tộc NT

45.284

6.300

8.400

9.240

10.164

11.180

45.284

 

19

Trường TC nghề vùng TG Long Xuyên

11.332

2.050

2.000

2.200

2.420

2.662

11.332

 

20

Trường TC nghề Tân Hiệp

4.991

350

1.000

1.100

1.210

1.331

4.991

 

21

Kinh phí đào tạo tập trung

189.152

14.400

37.654

41.419

45.561

50.117

189.152

 

 



[1] toàn tỉnh có 4 doanh nghiệp nhà nước và 4.289 doanh nghiệp ngoài nhà nước

[2] 136 trường mầm non, 514 trường phổ thông, 05 trường cao đẳng, 4 trường trung cấp, 24 cơ sở dạy nghề, 4 trường nghiệp vụ, 15 trung tâm bồi dưỡng chính trị, 14 trung tâm giáo dục thường xuyên, 1 Trường Chính trị tỉnh và 1 Trường Đại học Kiên Giang.

[3] Trong đó đào tạo cán bộ lãnh đạo, quản lý trong quy hoạch cán bộ các cấp của Tỉnh ủy là 64.556 lượt người (đào tạo 15.689 lượt người; bồi dưỡng 48.867 lượt người) - Báo cáo số 86-BC/TU ngày 13/9/2016 của Tỉnh ủy

[4] có 38 tiến sĩ và 1.400 thạc sĩ và tương đương, chiếm 3,98% tổng số, tăng 2,4% so với năm 2010

[5] giai đoạn 2011-2015 đã đào tạo nghề cho 192.014 người.

[6] Cơ cấu trình độ đào tạo giữa đại học, trung học chuyên nghiệp và công nhân kỹ thuật chưa hợp lý (1 - 1,5 - 5), theo một số nghiên cứu về lao động, cơ cấu lao động kỹ thuật hợp lý là 1 đại học 5 trung cấp 14 công nhân kỹ thuật lành nghề, 60 công nhân tay nghề thấp và 15 lao động giản đơn).

[7] Cả nước đào tạo chung  67%, khu vực 65% vào năm 2020

([8]) Kế hoạch số 47-KH/TU ngày 13/9/2016 của TU về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức, viên chức giai đoạn 2016 -2020

[9] Là người trong quy hoạch đào tạo CBCC,VC của tỉnh; trình độ ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu của cơ sở đào tạo ở nước ngoài

[10] Lý lịch rõ ràng, tốt nghiệp đại học chính quy, trình độ ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu của cơ sở đào tạo ở nước ngoài.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị quyết 104/2017/NQ-HĐND ngày 20/07/2017 Đề án phát triển nguồn nhân lực tỉnh Kiên Giang đến năm 2020 và những năm tiếp theo

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


3.884

DMCA.com Protection Status
IP: 3.145.64.245
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!