Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Nghị định 59/2024/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 34/2016/NĐ-CP và Nghị định 154/2020/NĐ-CP

Số hiệu: 59/2024/NĐ-CP Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Trần Lưu Quang
Ngày ban hành: 25/05/2024 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

Sửa quy định đánh giá tác động của chính sách khi lập đề nghị xây dựng văn bản QPPL

Ngày 25/5/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 59/2024/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 34/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị định 154/2020/NĐ-CP ).

Sửa quy định đánh giá tác động của chính sách khi lập đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật từ ngày 01/6/2024

Cụ thể, việc đánh giá tác động của chính sách khi lập đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật theo yêu cầu các nội dung sau:

(1) Tác động đối với hệ thống pháp luật được đánh giá trên cơ sở phân tích về tính hợp hiến, tính hợp pháp, tính thống nhất của chính sách với hệ thống pháp luật; tính tương thích với các điều ước quốc tế có liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

(Hiện hành theo Nghị định 34/2016/NĐ-CP (được sửa đổi bởi Nghị định 154/2020/NĐ-CP ) thì tác động đối với hệ thống pháp luật được đánh giá trên cơ sở phân tích, dự báo tác động đối với tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật; khả năng thi hành và tuân thủ pháp luật của các cơ quan, tổ chức, cá nhân; khả năng thi hành và tuân thủ của Việt Nam đối với các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên ).

(2) Tác động về kinh tế - xã hội được đánh giá trên cơ sở phân tích chi phí, lợi ích, tác động tích cực, tiêu cực về một hoặc một số nội dung liên quan đến sản xuất, kinh doanh; việc làm, dân tộc, tôn giáo, văn hóa, y tế, giáo dục, môi trường; quốc phòng, an ninh; các vấn đề khác có liên quan đến kinh tế - xã hội.

(Hiện hành, nội dung tác động này được tách thành 2 mục riêng là tác động về kinh tế và tác động về xã hội)

(3) Tác động về giới (nếu có) được đánh giá trên cơ sở phân tích về cơ hội, điều kiện, năng lực thực hiện và thụ hưởng các quyền, lợi ích của mỗi giới.

(Hiện hành, tác động về giới (nếu có) được đánh giá trên cơ sở phân tích, dự báo các tác động kinh tế, xã hội liên quan đến cơ hội, điều kiện, năng lực thực hiện và thụ hưởng các quyền, lợi ích của mỗi giới).

(4) Tác động của thủ tục hành chính (nếu có) được đánh giá trên cơ sở phân tích về sự cần thiết, tính hợp lý và chi phí tuân thủ của thủ tục hành chính để thực hiện chính sách.

(Hiện hành, tác động của thủ tục hành chính (nếu có) được đánh giá trên cơ sở phân tích, dự báo về sự cần thiết, tính hợp pháp, tính hợp lý và chi phí tuân thủ của thủ tục hành chính để thực hiện chính sách).

Xem chi tiết tại Nghị định 59/2024/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ 01/6/2024.

 

CHÍNH PHỦ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 59/2024/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 25 tháng 5 năm 2024

NGHỊ ĐỊNH

SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 34/2016/NĐ-CP NGÀY 14 THÁNG 5 NĂM 2016 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH CHI TIẾT MỘT SỐ ĐIỀU VÀ BIỆN PHÁP THI HÀNH LUẬT BAN HÀNH VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT ĐÃ ĐƯỢC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU THEO NGHỊ ĐỊNH SỐ 154/2020/NĐ-CP NGÀY 31 THÁNG 12 NĂM 2020 CỦA CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp;

Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị định số 154/2020/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ.

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị định số 154/2020/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ

1. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 và khoản 2 Điều 2 của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP như sau:

“1. Chính sách là định hướng, giải pháp của Nhà nước để thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng, giải quyết vấn đề của thực tiễn nhằm đạt được mục tiêu nhất định.

2. Đánh giá tác động của chính sách là việc phân tích, dự báo tác động của chính sách nhằm lựa chọn giải pháp tối ưu thực hiện chính sách.”.

2. Sửa đổi tên Mục 1 Chương II của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP như sau:

“Mục 1

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH”

3. Sửa đổi, bổ sung Điều 6 của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 3 Điều 1 của Nghị định số 154/2020/NĐ-CP như sau:

“Điều 6. Đánh giá tác động của chính sách

Đánh giá tác động của chính sách theo các nội dung sau:

1. Tác động đối với hệ thống pháp luật được đánh giá trên cơ sở phân tích về tính hợp hiến, tính hợp pháp, tính thống nhất của chính sách với hệ thống pháp luật; tính tương thích với các điều ước quốc tế có liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

2. Tác động về kinh tế - xã hội được đánh giá trên cơ sở phân tích chi phí, lợi ích, tác động tích cực, tiêu cực về một hoặc một số nội dung liên quan đến sản xuất, kinh doanh; việc làm, dân tộc, tôn giáo, văn hóa, y tế, giáo dục, môi trường; quốc phòng, an ninh; các vấn đề khác có liên quan đến kinh tế - xã hội.

3. Tác động về giới (nếu có) được đánh giá trên cơ sở phân tích về cơ hội, điều kiện, năng lực thực hiện và thụ hưởng các quyền, lợi ích của mỗi giới.

4. Tác động của thủ tục hành chính (nếu có) được đánh giá trên cơ sở phân tích về sự cần thiết, tính hợp lý và chi phí tuân thủ của thủ tục hành chính để thực hiện chính sách.”.

4. Sửa đổi, bổ sung Điều 7 của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP như sau:

“Điều 7. Xây dựng báo cáo đánh giá tác động của chính sách

1. Báo cáo đánh giá tác động của chính sách được thực hiện theo Mẫu số 01 Phụ lục V kèm theo Nghị định này.

2. Tác động của chính sách được đánh giá theo phương pháp định lượng, phương pháp định tính. Ưu tiên sử dụng phương pháp định lượng. Trường hợp không thể áp dụng phương pháp định lượng thì trong báo cáo đánh giá tác động của chính sách phải nêu rõ lý do”.

5. Sửa đổi, bổ sung Điều 10 của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung tại điểm b khoản 1 Điều 2 của Nghị định số 154/2020/NĐ- CP như sau:

“Điều 10. Trách nhiệm lấy ý kiến đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật

1. Cơ quan lập đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan trung ương lấy ý kiến đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của chính sách trong đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cơ quan, tổ chức có liên quan; lấy ý kiến Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đối với đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp.

2. Cơ quan lập đề nghị xây dựng nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh lấy ý kiến đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của chính sách trong đề nghị xây dựng nghị quyết, các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh và các cơ quan, tổ chức có liên quan.”.

6. Sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 1 và điểm c khoản 2 Điều 13 của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP như sau:

a) Sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 1 như sau:

“c) Thành lập Hội đồng tư vấn thẩm định đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật có sự tham gia của đại diện Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ, Bộ Ngoại giao, Văn phòng Chính phủ và cơ quan, tổ chức có liên quan, các chuyên gia, nhà khoa học.

Thành viên Hội đồng tư vấn thẩm định có trách nhiệm nghiên cứu hồ sơ đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và phát biểu ý kiến thẩm định theo các nội dung yêu cầu tại khoản 3 Điều 39, khoản 3 Điều 88 của Luật. Hội đồng tư vấn thẩm định chấm dứt hoạt động và tự giải thể sau khi kết thúc cuộc họp thẩm định;”.

b) Sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 2 như sau:

“c) Thành lập Hội đồng tư vấn thẩm định đề nghị xây dựng nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định tại khoản 4 Điều 27 của Luật có sự tham gia của đại diện Sở Tài chính, Sở Nội vụ và cơ quan, tổ chức có liên quan, các chuyên gia, nhà khoa học.

Thành viên Hội đồng tư vấn thẩm định có trách nhiệm nghiên cứu hồ sơ đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và phát biểu ý kiến thẩm định theo các nội dung yêu cầu tại khoản 3 Điều 115 của Luật. Hội đồng tư vấn thẩm định chấm dứt hoạt động và tự giải thể sau khi kết thúc cuộc họp thẩm định;”.

7. Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 2 Điều 17 của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP như sau:

“a) Văn phòng Chính phủ có trách nhiệm tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ đề nghị xây dựng luật, nghị quyết của Quốc hội; pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; nghị định của Chính phủ. Trường hợp hồ sơ đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật không đầy đủ, chậm nhất là 03 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Văn phòng Chính phủ có văn bản yêu cầu cơ quan chủ trì lập đề nghị bổ sung, hoàn thiện hồ sơ;”.

8. Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 25 của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP như sau:

“3. Cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan trung ương lấy ý kiến Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các cơ quan, tổ chức có liên quan; lấy ý kiến Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đối với dự án, dự thảo liên quan đến quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp.

Cơ quan chủ trì soạn thảo nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lấy ý kiến các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh và các cơ quan, tổ chức có liên quan.”.

9. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 và điểm d khoản 4 Điều 26 của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP như sau:

a) Sửa đổi, bổ sung khoản 1 như sau:

“1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ thành lập Ban soạn thảo trong các trường hợp bộ, cơ quan ngang bộ được phân công chủ trì soạn thảo theo quy định tại khoản 2 Điều 52, điểm b khoản 2 Điều 90 của Luật.

Cơ quan, tổ chức cử đại diện có chuyên môn phù hợp tham gia Ban soạn thảo và tạo điều kiện để thành viên tham gia đầy đủ các hoạt động của Ban soạn thảo.”.

b) Sửa đổi, bổ sung điểm d khoản 4 như sau:

“d) Tài liệu họp Ban soạn thảo phải được cơ quan chủ trì soạn thảo chuẩn bị và gửi đến các thành viên Ban soạn thảo chậm nhất là 03 ngày làm việc, trước ngày tổ chức cuộc họp.”.

10. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 27 của Nghị định số 34/2016/NĐ- CP như sau:

“2. Trường hợp không thành lập Ban soạn thảo thì cơ quan chủ trì soạn thảo có thể thành lập Tổ biên tập với sự tham gia của các chuyên gia, nhà khoa học và không quá 1/2 số thành viên là đại diện của cơ quan chủ trì soạn thảo. Tổ biên tập có trách nhiệm tổ chức việc soạn thảo và chịu trách nhiệm về chất lượng, tiến độ soạn thảo dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật trước cơ quan chủ trì soạn thảo.”.

11. Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 3 Điều 28 của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 5 Điều 1 của Nghị định số 154/2020/NĐ- CP như sau:

“a) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan lập và đề xuất Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, trình Thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định danh mục nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định chi tiết luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước;”.

12. Bổ sung khoản 5 vào Điều 29a của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP đã được bổ sung tại khoản 7 Điều 1 của Nghị định số 154/2020/NĐ-CP như sau:

“5. Cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp rà soát, xác định các nội dung được giao quy định chi tiết nghị định của Chính phủ, quyết định của Thủ tướng Chính phủ, thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ để kịp thời đề xuất ban hành văn bản quy định chi tiết.”.

13. Bổ sung khoản 3a vào sau khoản 3 và sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 37 của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP như sau:

a) Bổ sung khoản 3a vào sau khoản 3 như sau:

“3a. Đề nghị xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo trình tự, thủ tục rút gọn quy định tại khoản 1, 2 và 3 Điều này được thực hiện trước hoặc trong quá trình soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật.”.

b) Sửa đổi, bổ sung khoản 4 như sau:

“4. Văn bản đề nghị xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo trình tự, thủ tục rút gọn quy định tại khoản 1, 2 và 3 Điều này phải có các nội dung chính sau đây:

a) Sự cần thiết ban hành văn bản;

b) Tên văn bản;

c) Đối tượng, phạm vi điều chỉnh của văn bản;

d) Nội dung chính của văn bản;

đ) Căn cứ áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn, trong đó nêu cụ thể trường hợp được áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn quy định tại Điều 146 của Luật; lý do đề nghị áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn. Đối với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 146 của Luật, phải nêu rõ vấn đề phát sinh trong thực tiễn và hậu quả có thể xảy ra nếu không kịp thời ban hành văn bản quy phạm pháp luật để giải quyết vấn đề đó;

e) Dự kiến cơ quan chủ trì soạn thảo và thời gian trình hoặc ban hành văn bản.”.

14. Sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 38 của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP như sau:

“4. Cơ quan đã ban hành văn bản quy định chi tiết hết hiệu lực có trách nhiệm công bố danh mục văn bản quy định chi tiết hết hiệu lực theo quy định tại khoản 4 Điều 154 của Luật trước ngày các văn bản đó hết hiệu lực. Đối với nghị quyết của Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp thực hiện việc công bố danh mục nghị quyết hết hiệu lực do Ủy ban nhân dân cùng cấp lập, báo cáo Hội đồng nhân dân tại kỳ họp gần nhất.”.

15. Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 40 của Nghị định số 34/2016/NĐ- CP như sau:

“3. Tổ chức họp tư vấn thẩm định hoặc thành lập Hội đồng thẩm định.”.

16. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 42 của Nghị định số 34/2016/NĐ- CP như sau:

“1. Bộ Tư pháp có trách nhiệm tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật gửi thẩm định theo quy định tại khoản 2 Điều 58, khoản 2 Điều 92, khoản 2 Điều 98, khoản 4 Điều 109 của Luật.

Tài liệu trong hồ sơ dự án, dự thảo gửi kèm văn bản đề nghị Bộ Tư pháp thẩm định gồm: Tờ trình; dự thảo văn bản được đóng dấu giáp lai; các tài liệu khác được đóng dấu treo của bộ, cơ quan ngang bộ.

Trường hợp hồ sơ dự án, dự thảo gửi thẩm định không đáp ứng yêu cầu quy định tại khoản này thì chậm nhất là 02 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Bộ Tư pháp đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo bổ sung hồ sơ.”.

17. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 43 của Nghị định số 34/2016/NĐ- CP như sau:

“2. Hội đồng thẩm định gồm Chủ tịch, Thư ký và các thành viên là đại diện Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ các cơ quan, tổ chức khác có liên quan và các chuyên gia, nhà khoa học.

Tổng số thành viên của Hội đồng thẩm định do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định. Trường hợp thẩm định dự án, dự thảo do Bộ Tư pháp chủ trì soạn thảo thì đại diện Bộ Tư pháp không quá 1/3 tổng số thành viên.

Thành viên Hội đồng thẩm định có trách nhiệm nghiên cứu hồ sơ dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật và phát biểu ý kiến thẩm định theo các nội dung yêu cầu tại khoản 3 Điều 58, khoản 3 Điều 92, khoản 3 Điều 98, khoản 4 Điều 109 của Luật.”.

18. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 44 của Nghị định số 34/2016/NĐ- CP như sau:

“2. Bộ Tư pháp gửi tài liệu họp Hội đồng thẩm định đến các thành viên Hội đồng chậm nhất là 03 ngày làm việc, trước ngày tổ chức cuộc họp.”.

19. Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 48 của Nghị định số 34/2016/NĐ- CP như sau:

“3. Đơn vị chủ trì thẩm định gửi tài liệu họp Hội đồng tư vấn thẩm định đến các thành viên Hội đồng chậm nhất là 03 ngày làm việc, trước ngày tổ chức cuộc họp.

Thành viên Hội đồng tư vấn thẩm định có trách nhiệm nghiên cứu hồ sơ dự thảo văn bản quy phạm pháp luật và phát biểu ý kiến thẩm định theo các nội dung yêu cầu tại khoản 3 Điều 102 của Luật.”.

20. Sửa đổi, bổ sung khoản 3 và bổ sung khoản 7 vào Điều 49 của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP như sau:

a) Sửa đổi, bổ sung khoản 3 như sau:

“3. Tổ chức họp tư vấn thẩm định, thành lập và tổ chức cuộc họp Hội đồng tư vấn thẩm định hoặc Hội đồng thẩm định.”.

b) Bổ sung khoản 7 như sau:

“7. Sở Tư pháp có trách nhiệm tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ dự thảo văn bản quy phạm pháp luật gửi thẩm định. Trường hợp hồ sơ dự thảo gửi thẩm định không đáp ứng quy định tại khoản 2 Điều 121, khoản 2 Điều 130 của Luật thì chậm nhất là 02 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Sở Tư pháp đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo bổ sung hồ sơ.”.

21. Sửa đổi, bổ sung Điều 50 của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 12 Điều 1 của Nghị định số 154/2020/NĐ- CP như sau:

“Điều 50. Thành lập và hoạt động của Hội đồng tư vấn thẩm định, Hội đồng thẩm định

1. Giám đốc Sở Tư pháp có trách nhiệm:

a) Thành lập Hội đồng tư vấn thẩm định đối với dự thảo nghị quyết liên quan đến nhiều lĩnh vực hoặc do Sở Tư pháp chủ trì soạn thảo theo quy định tại khoản 1 Điều 121 của Luật;

b) Thành lập Hội đồng thẩm định đối với dự thảo quyết định liên quan đến nhiều lĩnh vực hoặc do Sở Tư pháp chủ trì soạn thảo theo quy định tại khoản 1 Điều 130 của Luật. Trường hợp không thành lập Hội đồng thẩm định, Sở Tư pháp có thể tổ chức cuộc họp tư vấn thẩm định có sự tham gia của đại diện cơ quan chủ trì soạn thảo và đại diện các cơ quan, tổ chức có liên quan.

2. Hội đồng gồm Chủ tịch là lãnh đạo Sở Tư pháp, Thư ký là đại diện Sở Tư pháp và các thành viên là đại diện các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan, tổ chức khác có liên quan, các chuyên gia, nhà khoa học. Tổng số thành viên của Hội đồng do Giám đốc Sở Tư pháp quyết định. Đối với trường hợp thẩm định dự thảo do Sở Tư pháp chủ trì soạn thảo thì đại diện Sở Tư pháp không quá 1/3 tổng số thành viên Hội đồng.

3. Thành viên Hội đồng có trách nhiệm nghiên cứu hồ sơ dự thảo văn bản quy phạm pháp luật và phát biểu ý kiến thẩm định theo các nội dung yêu cầu tại khoản 3 Điều 121, khoản 3 Điều 130 của Luật. Hội đồng chấm dứt hoạt động và tự giải thể sau khi kết thúc cuộc họp thẩm định.”.

22. Sửa đổi, bổ sung Điều 51 của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP như sau:

“Điều 51. Cuộc họp của Hội đồng tư vấn thẩm định, Hội đồng thẩm định

1. Cuộc họp của Hội đồng tư vấn thẩm định, Hội đồng thẩm định được tiến hành trong trường hợp có mặt ít nhất 2/3 tổng số thành viên tham dự. Trường hợp không thể tham gia cuộc họp của Hội đồng, thành viên Hội đồng phải gửi Chủ tịch Hội đồng ý kiến của mình bằng văn bản.

2. Sở Tư pháp gửi tài liệu họp thẩm định đến các thành viên Hội đồng chậm nhất là 03 ngày làm việc, trước ngày tổ chức cuộc họp.

3. Cuộc họp của Hội đồng được tiến hành theo trình tự sau:

a) Đại diện cơ quan chủ trì soạn thảo trình bày những nội dung cơ bản của dự thảo văn bản;

b) Thành viên Hội đồng phát biểu ý kiến thẩm định về các nội dung quy định tại khoản 3 Điều 121, khoản 3 Điều 130 của Luật và những vấn đề khác liên quan đến nội dung dự thảo văn bản. Trước khi thành viên Hội đồng phát biểu ý kiến thẩm định, Thư ký Hội đồng đọc ý kiến thẩm định của thành viên Hội đồng vắng mặt (nếu có);

c) Đại diện cơ quan chủ trì soạn thảo giải trình về những vấn đề có liên quan đến nội dung dự thảo văn bản theo đề nghị của thành viên Hội đồng;

d) Chủ tịch Hội đồng kết luận về các nội dung đã thẩm định.

4. Thư ký Hội đồng có trách nhiệm ghi biên bản cuộc họp, trình Chủ tịch Hội đồng ký.”.

23. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 64 của Nghị định số 34/2016/NĐ- CP như sau:

“2. Đối với văn bản ban hành kèm theo văn bản khác thì văn bản được ban hành kèm theo phải được đóng dấu treo của cơ quan ban hành văn bản.”.

24. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 75 của Nghị định số 34/2016/NĐ- CP đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 16 Điều 1 của Nghị định số 154/2020/NĐ-CP như sau:

“1. Khi viện dẫn lần đầu luật, pháp lệnh phải ghi tên loại, tên gọi của văn bản và số, ký hiệu văn bản; đối với các văn bản khác, phải ghi tên loại, số, ký hiệu của văn bản, ngày, tháng, năm thông qua hoặc ký ban hành văn bản, tên cơ quan, người có thẩm quyền ban hành văn bản và tên gọi của văn bản. Trong lần viện dẫn tiếp theo, đối với luật, pháp lệnh, phải ghi tên loại và tên gọi của văn bản; đối với các văn bản khác, phải ghi tên loại, số, ký hiệu của văn bản.”.

25. Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 2 Điều 113 của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung tại điểm a khoản 22 Điều 1 của Nghị định số 154/2020/NĐ-CP như sau:

“a) Bộ trưởng Bộ Tư pháp thực hiện thẩm quyền kiểm tra văn bản theo quy định tại khoản 1 Điều này và giúp Chính phủ kiểm tra văn bản có dấu hiệu trái pháp luật, gồm: Thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ; nội dung quy định thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của bộ, cơ quan ngang bộ trong thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước; nghị quyết của Hội đồng nhân dân, quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực quản lý nhà nước;”.

26. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 159 của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP như sau:

“1. Định kỳ 05 năm, Chính phủ xem xét, trường hợp cần thiết kiến nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định việc tổng rà soát hệ thống văn bản; trình Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành và tổ chức thực hiện kế hoạch tổng rà soát hệ thống văn bản.”.

27. Bổ sung khoản 3 vào Điều 160 của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP như sau:

“3. Định kỳ 03 năm, Chính phủ chỉ đạo các cơ quan, địa phương thực hiện rà soát văn bản theo lĩnh vực, địa bàn quản lý.

Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, các địa phương xây dựng kế hoạch trình Thủ tướng Chính phủ ban hành và làm đầu mối tổ chức thực hiện kế hoạch.”.

28. Sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 2 và khoản 4 Điều 181 của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP như sau:

a) Sửa đổi, bổ sung khoản 1 và khoản 2 như sau:

“1. Hoạt động lập đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và chương trình xây dựng luật, pháp lệnh gồm: Tổng kết việc thi hành pháp luật; khảo sát, đánh giá thực trạng quan hệ xã hội có liên quan; nghiên cứu khoa học, thông tin tư liệu, điều ước quốc tế, dịch tài liệu của nước ngoài ra tiếng Việt; xây dựng nội dung của chính sách; đánh giá tác động của chính sách; thực hiện truyền thông nội dung cơ bản của chính sách và tổ chức lấy ý kiến các cơ quan, tổ chức có liên quan; chỉnh lý, hoàn thiện đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; lập các loại danh mục, chương trình, kế hoạch xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, bộ, cơ quan ngang bộ và chính quyền địa phương.

2. Hoạt động xây dựng văn bản quy phạm pháp luật gồm: Tổ chức soạn thảo văn bản; tập hợp, rà soát, đánh giá văn bản có liên quan; đánh giá tác động của văn bản; thực hiện truyền thông nội dung cơ bản của dự thảo văn bản và tổ chức lấy ý kiến cơ quan, tổ chức có liên quan, chỉnh lý, hoàn thiện văn bản.”.

b) Sửa đổi, bổ sung khoản 4 như sau:

“4. Các hoạt động liên quan đến tổ chức thi hành pháp luật gồm: Phổ biến, giáo dục pháp luật; kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật; rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật; kiểm soát thủ tục hành chính; theo dõi tình hình thi hành pháp luật; hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật, pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật; Công báo; dịch văn bản quy phạm pháp luật ra tiếng nước ngoài, tiếng dân tộc thiểu số.”.

29. Sửa đổi tên Điều 184 và bổ sung khoản 1a vào sau khoản 1 Điều 184 của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP như sau:

a) Sửa đổi tên Điều 184 như sau:

“Điều 184. Trách nhiệm của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật”.

b) Bổ sung khoản 1a vào sau khoản 1 như sau:

“1a. Tổ chức truyền thông nội dung cơ bản của chính sách trong đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật trên các phương tiện thông tin đại chúng, các hình thức phù hợp khác về các vấn đề phức tạp, được dư luận xã hội quan tâm, có nhiều ý kiến khác nhau và tác động trực tiếp làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp.”.

30. Bổ sung khoản 3 vào Điều 188 của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP như sau:

“3. Việc bãi bỏ hoặc thay thế thông tư liên tịch giữa các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ ban hành trước ngày 01 tháng 7 năm 2016 được thực hiện như sau:

a) Trường hợp cần bãi bỏ toàn bộ thông tư liên tịch thì Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ đã chủ trì xây dựng thông tư liên tịch ban hành thông tư bãi bỏ thông tư liên tịch đó sau khi có ý kiến thống nhất bằng văn bản của các bộ, cơ quan ngang bộ đã liên tịch ban hành thông tư;

b) Trường hợp cần thay thế một phần thông tư liên tịch thì Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ ban hành thông tư quy định nội dung thuộc thẩm quyền quản lý ngành, lĩnh vực của mình và bãi bỏ các nội dung đã được thay thế trong thông tư liên tịch sau khi có ý kiến thống nhất bằng văn bản của các bộ, cơ quan ngang bộ đã liên tịch ban hành thông tư.”.

Điều 2. Bổ sung, thay thế một số mẫu tại phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 34/2016/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị định số 154/2020/NĐ-CP ; bãi bỏ một số quy định của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị định số 154/2020/NĐ-CP

1. Bổ sung Mẫu số 12, 1314 vào Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định số 34/2016/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị định số 154/2020/NĐ-CP tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này:

a) Mẫu số 12. Báo cáo về lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật;

b) Mẫu số 13. Báo cáo về rà soát các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật;

c) Mẫu số 14. Bản tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến góp ý của cơ quan, tổ chức, cá nhân về đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật/dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật.

2. Thay thế một số mẫu sau đây:

a) Thay thế Mẫu số 42 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 34/2016/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị định số 154/2020/NĐ-CP bằng Mẫu số 42 tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Thay thế Mẫu số 01, 0203 Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định số 34/2016/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị định số 154/2020/NĐ-CP bằng Mẫu số 01, 0203 tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này.

3. Bãi bỏ một số quy định của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị định số 154/2020/NĐ-CP:

a) Bãi bỏ cụm từ “có dấu hiệu” tại khoản 1 Điều 112 của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 21 Điều 1 của Nghị định số 154/2020/NĐ-CP; khoản 2 Điều 112 của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP; điểm a khoản 4 Điều 115 của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP; điểm a khoản 1 Điều 122 của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP; khoản 4 Điều 122 của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại điểm b khoản 26 Điều 1 của Nghị định số 154/2020/NĐ-CP; khoản 1 Điều 124 của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP;

b) Bãi bỏ khoản 2 và khoản 4 Điều 14 của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP;

c) Bãi bỏ Điều 5 của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP; Điều 8 của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại điểm e khoản 1 Điều 2 của Nghị định số 154/2020/NĐ-CP; Điều 31 của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 9 Điều 1 của Nghị định số 154/2020/NĐ-CP.

Điều 3. Hiệu lực thi hành

Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 6 năm 2024.

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT,
các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: VT, PL (2b).

TM. CHÍNH PHỦ
KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG




Trần Lưu Quang

PHỤ LỤC I

(Kèm theo Nghị định số 59/2024/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2024 của Chính phủ)

Mẫu số 12

Báo cáo về lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật

Mẫu số 13

Báo cáo về rà soát các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật

Mẫu số 14

Bản tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến góp ý của cơ quan, tổ chức, cá nhân về đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật/dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật

Mẫu số 12. Báo cáo về lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật

TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC (1)
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:…./BC-...(2)...

Hà Nội, ngày ... tháng ... năm …

BÁO CÁO

Về lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong dự án, dự thảo ……(3)…..

I. BỐI CẢNH, YÊU CẦU

1. Bối cảnh xây dựng dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật

2. Yêu cầu về lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật

3. Việc thực hiện trình tự, thủ tục lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật

II. NỘI DUNG LỒNG GHÉP VẤN ĐỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG DỰ ÁN, DỰ THẢO VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT

III. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VẤN ĐỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI KHI TRIỂN KHAI THI HÀNH CÁC QUY ĐỊNH CỦA VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT

IV. KẾT LUẬN

V. PHỤ LỤC (nếu có)

Nơi nhận:
- …………….;
- …………….;
- Lưu: VT, ...(5). A.XX(6).

QUYỀN HẠN, CHC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ(4)
(Chữ ký, dấu)




Họ và tên

Ghi chú:

(1) Tên cơ quan, tổ chức chủ trì xây dựng báo cáo. Trường hợp có cơ quan cấp trên trực tiếp thì ghi tên cơ quan cấp trên trực tiếp ở trên tên cơ quan, tổ chức chủ trì xây dựng báo cáo.

(2) Chữ viết tắt tên cơ quan, tổ chức chủ trì xây dựng báo cáo.

(3) Tên dự án, dự thảo.

(4) Ghi quyền hạn, chức vụ người ký.

(5) Chữ viết tắt tên đơn vị chủ trì xây dựng báo cáo và số lượng bản lưu.

(6) Ký hiệu người soạn thảo và số lượng bản phát hành (nếu cần).

Mẫu số 13. Báo cáo về rà soát các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật

TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC (1)
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:…./BC-...(2)...

Hà Nội, ngày ... tháng ... năm …

BÁO CÁO

Về rà soát các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến dự án, dự thảo …(3)…

Thực hiện quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2020),...(1).... đã tiến hành rà soát, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến dự án, dự thảo ...(3).... Kết quả rà soát như sau:

I. TỔ CHỨC THỰC HIỆN RÀ SOÁT

1. Mục đích, yêu cầu rà soát

2. Phạm vi, nội dung, đối tượng rà soát

II. KẾT QUẢ RÀ SOÁT

1. Kết quả chung

Tổng số văn bản quy phạm pháp luật được rà soát liên quan đến nội dung dự án, dự thảo: Qua rà soát đã xác định được có………. văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật bao gồm các văn bản sau (nêu số lượng cụ thđối với từng loại văn bản: Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ, quyết định của Thủ tướng Chính phủ, thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ...).

2. Kết quả cụ thể

Theo nhóm vấn đề hoặc theo điều, khoản: nêu rõ quy định mâu thuẫn, chồng chéo, không phù hợp với thực tiễn; đề xuất phương án xử lý.

(Phụ lục - văn bản quy phạm pháp luật được rà soát liên quan đến dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật).

Nơi nhận:
- …………….;
- …………….;
- Lưu: VT, ...(5). A.XX(6).

QUYỀN HẠN, CHC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ(4)
(Chữ ký, dấu)




Họ và tên

Ghi chú:

(1) Tên cơ quan, tchức chủ trì xây dựng báo cáo. Trường hợp có cơ quan cấp trên trực tiếp thì ghi tên cơ, quan cấp trên trực tiếp trên tên cơ quan, tổ chức chủ trì xây dựng báo cáo.

(2) Chữ viết tắt tên cơ quan, tchức chủ trì xây dựng báo cáo.

(3) Tên dự án, dự thảo.

(4) Ghi quyền hn, chức vụ người ký.

(5) Chữ viết tắt tên đơn vị ch trì, xây dựng báo cáo và số lượng bản lưu.

(6) Ký hiệu người soạn thảo và số lượng bản phát hành (nếu cn).

Phụ lục

VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT ĐƯỢC RÀ SOÁT LIÊN QUAN ĐẾN DỰ ÁN, DỰ THẢO ...(3)...

NHÓM VN ĐỀ (nếu có)

DTHẢO VĂN BẢN

QUY ĐỊNH HIỆN HÀNH CÓ LIÊN QUAN

ĐÁNH GIÁ (phù hợp, không phù hợp, đề xuất xử lý)

Mẫu số 14. Bản tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến góp ý của cơ quan, tổ chức, cá nhân về đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật/dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật

(*) TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC (1)
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

......(2)....., ngày … tháng … năm

Bản tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến góp ý của quan, tổ chức, cá nhân về đề nghị xây dựng/dự án, dự thảo...(3)...

1. Căn cứ xây dựng Bản tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến góp ý của cơ quan, tổ chức, cá nhân

2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân lấy ý kiến

(Tổng số cơ quan, tổ chức, cá nhân đã gửi xin ý kiến và tổng số ý kiến nhận được).

Trên cơ sở ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân, …(1)… đã tổng hợp đầy đủ các ý kiến góp ý và giải trình, tiếp thu ý kiến góp ý như sau:

NHÓM VẤN ĐHOẶC ĐIỀU, KHOẢN

CHỦ TH GÓP Ý

NỘI DUNG GÓP Ý

NỘI DUNG TIẾP THU, GIẢI TRÌNH

Ghi chú:

(*) Đóng dấu treo

(1) Tên cơ quan, tổ chức chủ trì xây dựng Bản tng hợp. Trường hợp có cơ quan cấp trên trực tiếp thì ghi tên cơ quan cấp trên trực tiếp ở trên tên cơ quan, tổ chức chủ trì xây dựng Bản tổng hợp.

(2) Địa danh.

(3) Tên đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật/dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật.

PHỤ LỤC II

(Kèm theo Nghị định số 59/2024/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2024 của Chính phủ)

Mẫu số 42. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân bãi bỏ Nghị quyết/các nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN (1)
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

S:…/… (2)…/NQ-HĐND

......(3)....., ngày … tháng … năm …(2)….

NGHỊ QUYẾT

Bãi bỏ Nghị quyết ...(4).../các nghị quyết của Hội đồng nhân dân ...(1)...

HỘI ĐNG NHÂN DÂN ... (1)
KHÓA ... KỲ HỌP THỨ...

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày ... tháng ... năm

Căn cứ ………………………(5)…………………………….;

t Tờ trình…………………..; Báo cáo thẩm tra của…...; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tại kỳ họp.

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Bãi bỏ toàn bộ Nghị quyết (4)/các nghị quyết

Bãi bỏ toàn bộ Nghị quyết (4)/các nghị quyết sau đây:

Điều 2. Bãi bỏ một phần Nghị quyết (4)/các nghị quyết (nếu có)

Bãi bỏ Điều, khoản, điểm……………của Nghị quyết……………….

Điều 3. Điều khoản thi hành

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân ...(1)... Khóa ... Kỳ họp thứ ... thông qua ngày ... tháng ... năm ... và có hiệu lc từ ngày ... tháng ... năm ...

Nơi nhận:
- …………….;
- …………….;
- Lưu: VT, ...(7). A.XX(8).

CHỦ TỊCH (6)
(Chữ ký, dấu)




Họ và tên

Ghi chú:

(1) Tên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương/quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương/xã, phường, thị trấn ban hành nghị quyết.

(2) Năm ban hành.

(3) Tên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương/quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương/xã, phường, thị trấn, nơi Hội Đồng nhân dân ban hành nghị quyết đóng trụ sở.

(4) Tên nghị quyết bị bãi bỏ (ghi rõ số, ký hiệu, cơ quan ban hành, ngày tháng năm ban hành và tên gọi của nghị quyết).

(5) Căn cứ khác để ban hành, ghi đầy đủ tên loại văn bản, số, ký hiệu, cơ quan ban hành, ngày tháng năm ban hành văn bản và tên gọi của văn bản (riêng luật, pháp lệnh không ghi số, ký hiệu, cơ quan ban hành).

(6) Trường hợp cấp phó được giao ký thay thì ghi chữ viết tắt “KT.” vào trước Chủ tịch, bên dưới ghi Phó Chủ tịch.

(7) Chữ viết tắt đơn vị chủ trì soạn thảo và số lượng bản lưu.

(8) Ký hiệu người soạn thảo văn bản và số lượng bản phát hành (nếu cần).

PHỤ LỤC III

(Kèm theo Nghị định số 59/2024/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2024 của Chính phủ)

Mẫu số 01

Báo cáo đánh giá tác động của chính sách

Mẫu số 02

Tờ trình đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật

Mẫu số 03

Tờ trình dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật

Mẫu số 01. Báo cáo đánh giá tác động của chính sách

TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC (1)
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:…./BC-...(2)...

……(3)……, ngày ... tháng ... năm …

BÁO CÁO

Đánh giá tác động của chính sách trong đề nghị xây dựng/dự án, dự thảo……(4)…..

I. XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ

1. Bối cảnh xây dựng chính sách

- Bối cảnh quốc tế, khu vc liên quan đến các chính sách (nếu có).

- Bối cảnh trong nước (chính trị, pháp lý, kinh tế - xã hội...) liên quan đến các chính sách.

2. Mục tiêu xây dựng chính sách

II. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH

Phần này liệt kê từng vấn đề cần giải quyết. Nội dung phân tích từng vấn đề bao gồm: xác định vấn đề (mô tả vấn đề, phân tích các bất cập, hậu quả, nguyên nhân của vấn đề); mục tiêu giải quyết vấn đề; các giải pháp đề xuất để giải quyết vấn đề; đánh giá tác động tích cực (lợi ích) và tác động tiêu cực (chi phí) của từng giải pháp đối với Nhà nước, người dân, doanh nghiệp; kiến nghị lựa chọn giải pháp tối ưu trên cơ sở phân tích, so sánh tác động tích cực, tác động tiêu cực của các giải pháp.

1. Chính sách 1: Tên gọi của chính sách

1.1. Xác định vấn đề và mục tiêu giải quyết vấn đề

1.2. Các giải pháp và đánh giá tác động của các giải pháp đối với đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của chính sách và các đối tượng khác có liên quan

- Tác động đối với hệ thống pháp luật:

- Tác động về kinh tế - xã hội:

- Tác động về giới (nếu có):

- Tác động của thủ tục hành chính (nếu có):

1.3. Lựa chọn giải pháp

2. Chính sách 2:

n. Chính sách n: ….

III. PHỤ LỤC

- Các bảng, biểu tính toán chi phí và lợi ích của các giải pháp (nếu có).

- Danh mục các điều ước quốc tế có liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên được rà soát và đánh giá tính tương thích.

Nơi nhận:
- Như trên;
- ………….;
- ………….;
-
Lưu: VT, ….(6).A.XX(7)

QUYỀN HẠN, CHC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ (5)
(Chữ ký, dấu)




Họ và tên

Ghi chú:

(1) Tên cơ quan, tổ chức chủ trì xây dựng báo cáo. Trường hợp có cơ quan cấp trên trực tiếp thì ghi tên cơ quan cấp trên trực tiếp ở trên tên cơ quan, tổ chức chủ trì xây dựng báo cáo.

(2) Chữ viết tắt tên cơ quan, tổ chức chủ trì xây dựng báo cáo.

(3) Địa danh.

(4) Tên đề nghị xây dựng/dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật.

(5) Ghi quyền hạn, chức vụ của người ký.

(6) Chữ viết tắt tên đơn vị chủ trì xây dựng báo cáo và số lượng bản lưu.

(7) Ký hiệu người soạn thảo, số lượng bản phát hành (nếu cần).

Mẫu số 02. Tờ trình đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật (áp dụng đối với đề nghị xây dựng luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ quy định tại khoản 3 Điều 19 và nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định tại khoản 4 Điều 27 của Luật)

TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC (1)
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:…./TTr-...(2)...

……(3)……, ngày ... tháng ... năm …

TỜ TRÌNH

Đề nghị xây dựng ...(4)...

Kính gửi: ………………..(5)………………..

Thực hiện quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ...(1)... kính trình ...(5)... đề nghị xây dựng ...(4)... như sau:

I. SỰ CẦN THIẾT BAN HÀNH VĂN BẢN

1. Cơ schính trị, pháp lý

2. Cơ sở thực tiễn

II. MỤC ĐÍCH BAN HÀNH, QUAN ĐIỂM XÂY DỰNG VĂN BẢN

1. Mục đích ban hành văn bản

2. Quan điểm xây dựng văn bản

III. PHẠM VI ĐIỀU CHỈNH, ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG CỦA VĂN BẢN

1. Phạm vi điều chỉnh

2. Đối tượng áp dụng

IV. MỤC TIÊU, NỘI DUNG CỦA CHÍNH SÁCH, GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TRONG ĐỀ NGHỊ XÂY DỰNG VĂN BẢN

1. Chính sách 1: Tên gọi của chính sách

- Mục tiêu của chính sách

- Nội dung của chính sách

- Các giải pháp thực hiện chính sách

- Giải pháp thực hiện chính sách được lựa chọn và lý do lựa chọn

2. Chính sách 2: ...

n. Chính sách n: ...

V. DỰ KIẾN NGUỒN LỰC, ĐIỀU KIỆN BẢO ĐẢM CHO VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH

VI. THỜI GIAN DỰ KIẾN THÔNG QUA VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT

Trên đây là Tờ trình đề nghị xây dựng ……(4)…, …(1)…. xin kính trình .... (5).... xem xét, quyết định.

(Xin gửi kèm theo.... (6)).

Nơi nhận:
- Như trên;
- ………….;
- ………….;
-
Lưu: VT, ….(8).A.XX(9)

QUYỀN HẠN, CHC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ (7)
(Chữ ký, dấu)




Họ và tên

Ghi chú:

(1) Tên cơ quan, tổ chức đề nghị xây dựng văn bản. Trường hợp có cơ quan cấp trên trực tiếp thì ghi tên cơ quan cấp trên trực tiếp ở trên tên cơ quan, tổ chức đề nghị xây dựng văn bản.

(2) Chữ viết tắt tên cơ quan, tổ chức đề nghị xây dựng văn bản.

(3) Địa danh.

(4) Tên luật, nghị quyết của Quốc hội; pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; nghị định của Chính phủ; nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.

(5) Tên cơ quan có thẩm quyền xem xét đề nghị xây dựng văn bản.

(6) Các tài liệu theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

(7) Ghi quyền hạn, chức vụ của người đứng đầu cơ quan đề nghị xây dựng văn bản.

(8) Chữ viết tt tên đơn vị chủ trì lập đề nghị và số lượng bản lưu.

(9) Ký hiệu người soạn thảo, số lượng bản phát hành (nếu cần).

Mẫu số 03. Tờ trình dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật

TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC (1)
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: …./TTr-...(2)...

……(3)……, ngày ... tháng ... năm …

T TRÌNH

Dự án, dự thảo ...(4)...

Kính gửi: ………………(5)…………….

Thực hiện quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ....(1)... kính trình …(5)... dự án, dự thảo ...(4)... như sau:

I. SỰ CẦN THIẾT BAN HÀNH VĂN BẢN

1. Cơ sở chính trị, pháp lý

2. Cơ sở thực tiễn

II. MỤC ĐÍCH BAN HÀNH, QUAN ĐIỂM XÂY DỰNG DỰ ÁN, DỰ THẢO VĂN BẢN

1. Mục đích ban hành văn bản

2. Quan điểm xây dựng dự án, dự thảo văn bn

III. PHẠM VI ĐIỀU CHỈNH, ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG CỦA DỰ ÁN, DỰ THẢO VĂN BẢN

1. Phạm vi điều chỉnh

2. Đối tượng áp dụng

IV. QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG DỰ ÁN, DỰ THẢO VĂN BẢN

V. BỐ CỤC VÀ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA DỰ ÁN, DỰ THẢO VĂN BẢN

1. Bố cục

2. Nội dung bản của dự thảo văn bản(i)

VI. DỰ KIẾN NGUỒN LỰC, ĐIỀU KIỆN BẢO ĐẢM CHO VIỆC THI HÀNH VĂN BẢN (NẾU CÓ)

VII. NHỮNG VẤN ĐỀ XIN Ý KIẾN (NẾU CÓ)

Trên đây là Tờ trình về dự án, dự thảo ……(4)……, …(1)… xin kính trình ....(5).... xem xét, quyết định.

(Xin gửi kèm theo:... (6)).

Nơi nhận:
- Như trên;
- ………….;
- ………….;
-
Lưu: VT, ….(8).A.XX(9)

QUYỀN HẠN, CHC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ (7)
(Chữ ký, dấu)




Họ và tên

Ghi chú:

(1) Tên cơ quan, tổ chức trình văn bản. Trường hợp có cơ quan cấp trên trực tiếp thì ghi tên cơ quan cấp trên trực tiếp ở trên tên cơ quan, tổ chức trình văn bản.

(2) Chữ viết tắt tên cơ quan, tổ chức trình văn bản.

(3) Địa danh.

(4) Tên văn bản quy phạm pháp luật.

(5) Tên cơ quan có thẩm quyền xem xét dự án, dự thảo văn bản.

(6) Các tài liệu theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

(7) Ghi quyền hạn, chức vụ của người ký.

(8) Chữ viết tắt tên đơn vị chủ trì soạn thảo văn bản và số lượng bản lưu.

(9) Ký hiệu người soạn thảo, số lượng bản phát hành (nếu cần).

_____________________________

(i) Đối với dự án, dự thảo luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của y ban thường vụ Quốc hội do Chính phủ trình, nghị định của Chính phủ, quyết định của Thủ tướng Chính phủ phải thuyết minh những nội dung chính, quan trọng được kế thừa; nội dung được sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ; nội dung phân cấp, phân quyền và cải cách thủ tục hành chính (nếu có) trong dự thảo văn bản quy phạm pháp luật. Cơ quan chủ trì soạn thảo thuyết minh rõ các nội dung cơ bản của dự thảo văn bản ngay trong Ttrình hoặc tại phụ lục kèm theo Tờ trình.

THE GOVERNMENT OF VIETNAM
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence – Freedom – Happiness
----------------

No. 59/2024/ND-CP

Hanoi, May 25, 2024

 

DECREE

AMENDMENTS TO SOME ARTICLES OF GOVERNMENT’S DECREE NO. 34/2016/ND-CP DATED MAY 14, 2016 ON ELABORATION OF SOME ARTICLES OF AND PROVISION OF MEASURES FOR EXECUTING THE LAW ON PROMULGATION OF LEGISLATIVE DOCUMENTS AMENDED BY GOVERNMENT’S DECREE NO. 154/2020/ND-CP DATED DECEMBER 31, 2020

Pursuant to the Law on Government Organization dated June 19, 2015; the Law on amendments to some Articles of Law on Government Organization and Law on Local Government Organization dated November 22, 2019;

Pursuant to the Law on Promulgation of Legislative Documents dated June 22, 2015; the Law on amendments to the Law on Promulgation of Legislative Documents dated June 18, 2020;

At the request of the Minister of Justice; 

The Government promulgates Decree on amendments to some Articles of Government’s Decree No. 34/2016/ND-CP dated May 14, 2016 on elaboration of some Articles of and provision of measures for executing the Law on Promulgation of Legislative Documents amended by Government’s Decree No. 154/2020/ND-CP dated December 31, 2020.  

Article 1. Amendments to some Articles of Government’s Decree No. 34/2016/ND-CP dated May 14, 2016 on elaboration of some Articles of and provision of measures for executing the Law on Promulgation of Legislative Documents amended by Government’s Decree No. 154/2020/ND-CP dated December 31, 2020

1. Clauses 1 and 2 Article 2 of the Decree No. 34/2016/ND-CP shall be amended as follows:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. Assessment of impacts of a policy means analysis and forecast about impacts of such policy with a view to selecting optimal solutions to implementation of the policy.”.

2. Name of Section 1 chapter II of the Decree No. 34/2016/ND-CP shall be amended as follows:

“Section 1

ASSESSMENT OF IMPACTS OF POLICIES”

3. Article 6 of Decree No. 34/2016/ND-CP amended by Clause 3 Article 1 of Decree No. 154/2020/ND-CP shall be amended as follows:

“Article 6. Assessment of impacts of policies

Impacts of a policy shall be assessed in accordance with the following contents. To be specific:

1. Impacts on the legal system shall be assessed on the basis of analysis of constitutionality, legitimacy and consistency of the policy with the legal system; the compatibility of the policy with relevant international agreements to which Socialist Republic of Vietnam is a signatory.

2. Socio-economic impacts shall be assessed on the basis of analysis of costs, benefits, positive and negative impacts on one or several matters related to production and business; employment, ethnicity, religion, culture, health, education, environment; national defense and security; other socio-economic matters.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



4. Impacts of administrative procedures (if any) shall be assessed on the basis of analysis of necessity, reasonability and costs of administrative procedures for the implementation of the policy.”.

4. Article 7 of Decree No. 34/2016/ND-CP shall be amended as follows:  

“Article 7. Development of report on assessment of impacts of policies

1. A report on assessment of impacts of policies shall be made according to Form No. 01 Appendix V enclosed with this Decree.

2. Impacts of policies shall be assessed by the quantitative and qualitative methods.  The quantitative method is prioritized.  If it is impossible to apply the quantitative method, reasons shall be clearly stated in the report”.

5. Article 10 of Decree No. 34/2016/ND-CP amended by point b Clause 1 Article 2 of Decree No. 154/2020/ND- CP shall be amended as follows:

 “Article 10. Responsibilities to collect opinions on proposals for development of legislative documents

1. Agencies making proposals for development of legislative documents of central authorities shall collect opinions from entities under direct impacts of policies in such proposals, ministries and ministerial agencies, governmental agencies, Central Committee of the Vietnam Fatherland Front and relevant agencies and organizations; seek opinions from the Vietnam Chamber of Commerce and Industry on proposals for development of legislative documents related to rights and obligations of enterprises.

2. Agencies making proposals for development of resolutions of provincial People’s Councils shall collect opinions from entities under direct impacts of policies in such proposals, specialized agencies of provincial People’s Committees, provincial Committees of the Vietnam Fatherland Front and relevant agencies and organizations.”.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) Point c Clause 1 shall be amended: 

 “c) Establish a Council in charge of provision of advice on appraisal of proposals for development of legislative documents with the participation of representatives of the Ministry of Finance, the Ministry of Home Affairs, the Ministry of Foreign Affairs, the Government Office, relevant agencies and organizations, specialists and scientists.

Members of the Council shall be responsible for studying applications for development of legislative documents and offering their opinions on appraisal in conformity with requirements specified in Clause 3, Article 39, Clause 3 Article 88 of the Law.  The Council shall terminate its operations and dissolve itself after the end of the appraisal meeting;”.

b) Point c Clause 2 shall be amended: 

 “c) Establish a Council in charge of provision of advice on appraisal of proposals for development of resolutions of provincial People’s Councils specified in Clause 4 Article 27 of the Law with the participation of representatives of Departments of Finance, Departments of Home Affairs, relevant agencies and organizations, specialists and scientists.

Members of the Council shall be responsible for studying applications for development of legislative documents and offering their opinions on appraisal in conformity with requirements specified in Clause 3 Article 115 of the Law.  The Council shall terminate its operations and dissolve itself after the end of the appraisal meeting;”.

7. Point a Clause 2 Article 17 of Decree No. 34/2016/ND-CP shall be amended as follows:

 a) The Government Office shall be responsible for receiving and inspecting applications for development of laws and resolutions of the National Assembly; ordinances and resolutions of the Standing Committee of the National Assembly; and decrees of the Government.   If the application for development of legislative documents is not sufficient, within 03 working days from the date of receipt of the application, the Government Office shall request the agency in charge of making the application in writing to amend and complete the application;”.

8. Clause 3 Article 25 of Decree No. 34/2016/ND-CP shall be amended as follows:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Agencies in charge of drafting resolutions of provincial People’s Councils and decisions of provincial People’s Committees shall collect opinions from specialized agencies affiliated to provincial People’s Committees, provincial Committees of the Vietnam Fatherland Front and relevant agencies and organizations.”.

9. Clause 1 and point d Clause 4 Article 26 of Decree No. 34/2016/ND-CP shall be amended as follows:

a) Clause 1 shall be amended as follows:

 “1. Ministries and Heads of ministerial agencies shall establish Drafting Boards in cases where ministries and ministerial agencies are assigned to take charge of drafting documents according to regulations in Clause 2 Article 52, point b Clause 2 Article 90 of the Law.

Agencies and organizations shall appoint their appropriate representatives to participate in Drafting Boards and enable members to join all activities of these Drafting Boards.”.

b) Point d Clause 4 shall be amended as follows:

 “d) Documents of the meeting shall be prepared by the agency in charge of drafting documents and sent to members of the Drafting Board at least 03 working days before the meeting is held.”.

10. Clause 2 Article 27 of Decree No. 34/2016/ND- CP shall be amended as follows:

 “2. In case the Drafting Board is not established, the agency in charge of drafting documents may establish an editorial group with the participation of scientists and experts, provided that representatives of the agency in charge of drafting documents shall make up not more than 50% of the number of members.  The editorial group shall draft documents and take responsibility to the agency in charge of drafting documents for the quality of and progress in drafting projects and drafts of legislative documents.”.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 “a) Preside over and cooperate with relevant agencies and organizations in making and requesting provincial People’s Committees to consider recommending Standing Bodies of provincial People’s Councils to decide list of resolutions of provincial People’s Councils on elaboration of laws and resolutions of the National Assembly, ordinances and resolutions of Standing Committees of the National Assembly, orders and decisions of the President;".

12. Clause 5 shall be added to Article 29a of Decree No. 34/2016/ND-CP added by Clause 7 Article 1 of Decree No. 154/2020/ND-CP as follows:

 “5. Specialized agencies of provincial People’s Committees shall preside over and cooperate with provincial Justice Departments in reviewing and determining the assigned contents which elaborate decrees of the Government, decisions of the Prime Minister, circulars of Ministries and Heads of ministerial agencies in order to promptly propose promulgation of elaborating documents.”.

13. Clause 3a shall be added after Clause 3 and Clause 4 Article 37 of the Decree No. 34/2016/ND-CP shall be amended as follows:

a) Clause 3a shall be added after Clause 3 as follows:

  “3a. Proposals for formulation and promulgation of legislative documents according to the shortened procedures specified in Clauses 1, 2 and 3 of this Article shall be made before or during the process of drafting legislative documents.”.

b) Clause 4 shall be amended as follows:

 “4. Each proposal for formulation and promulgation of legislative documents according to the shortened procedures specified in Clauses 1, 2 and 3 of this Article shall contain the following contents:

a) Necessity to promulgate these documents;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) Scope and regulated entities of each document;

d) Main contents of each document;

dd) Bases for application of the shortened procedures, including specific cases where the shortened procedures are applied according to regulations in Article 146 of the Law; reasons for proposal for application of the shortened procedures.  In the case specified in Clause 1 Article 146 of the Law, practical issues arising and consequences that may occur shall be clearly stated if legislative documents are not promptly promulgated to deal with such issues;

e) Agency expected to take charge of drafting legislative documents and intended time for submission or promulgation of documents.

14. Clause 4 Article 38 of Decree No. 34/2016/ND-CP shall be amended as follows:

 “4. An agency that has promulgated elaborating documents which cease to be effective shall be responsible for publishing a list of elaborating documents which cease to be effective as prescribed in Clause 4, Article 154 of the Law before the date on which such documents cease to be effective; With regard to resolutions of the People’s Council, the Standing Body of People’s Council of the same level shall publish a list of resolutions which cease to be effective, made by the People’s Committee of the same level, and send a report to the People’s Council at the latest meeting.”.

15. Clause 3 Article 40 of Decree No. 34/2016/ND- CP shall be amended as follows:

 “3. Organize appraisal consultancy meetings or establish appraisal councils.”.

16. Clause 1 Article 42 of Decree No. 34/2016/ND- CP shall be amended as follows:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Documents of dossiers on projects and drafts enclosed with written proposals for appraisal by the Ministry of Justice include descriptions; drafts stamped; and other documents bearing seals of ministries and ministerial agencies.

If such dossiers do not meet requirements specified in this Clause, within 02 working days from the date of receipt of the dossiers, the Ministry of Justice shall request agencies in charge of drafting documents to supplement these dossiers.”.

17. Clause 2 Article 43 of Decree No. 34/2016/ND- CP shall be amended as follows:

 “2. An appraisal council shall be composed of a chairperson, a secretary and other members that are representatives of the Ministry of Justice, the Government Office and other relevant agencies and organizations, specialists and scientists.

The total number of members of the appraisal council shall be decided by the Minister of Justice. In case of appraisal of a project or draft which is drafted by the Ministry of Justice, the number of representatives from the Ministry of Justice shall not exceed one third of total number of members.

Members of the appraisal council shall be responsible for studying dossiers on projects and drafts of legislative documents and give appraisal opinions in conformity with requirements specified in Clause 3 Article 58, Clause 3 Article 92, Clause 3 Article 98, Clause 4 Article 109 of the Law.”.

18. Clause 2 Article 44 of Decree No. 34/2016/ND- CP shall be amended as follows:

 “2. Documents of a meeting of the appraisal council shall be sent by the Ministry of Justice to members of the council at least 03 working days before the date on which the meeting is held.”.

19. Clause 3 Article 48 of Decree No. 34/2016/ND- CP shall be amended as follows:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Members of the Council shall be responsible for studying dossiers on drafts of legislative documents and give appraisal opinions in conformity with requirements specified in Clause 3 Article 102 of the Law.”.

20. Clause 3 shall be amended and Clause 7 shall be added to Article 49 of Decree No. 34/2016/ND-CP as follows:

a) Clause 3 shall be amended as follows:

 “3. Hold appraisal consultancy meetings, establish and organize meetings of a Council in charge of provision of advice on appraisal or an appraisal council.”.  

b) Clause 7 shall be added as follows:

“7. Receive and inspect dossiers on drafts of legislative documents sent for appraisal.  If such dossiers do not meet regulations in Clause 2 Article 121, Clause 2 Article 130 of the Law, within 02 working days from the date of receipt of the dossiers, Justice Departments shall request agencies in charge of drafting documents to supplement these dossiers.”.

21. Article 50 of Decree No. 34/2016/ND-CP amended by Clause 12 Article 1 of Decree No. 154/2020/ND- CP shall be amended as follows:

 “Article 50. Establishment and operations of Council in charge of provision of advice on appraisal and appraisal council

1. A Director of a provincial Department of Justice shall be responsible for:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) Establishing a council which appraises drafted decisions related to many fields or decisions drafted by the provincial Department of Justice according to regulations in Clause 1 Article 130 of the Law.  If the appraisal council is not established, the provincial Department of Justice may organize an appraisal consultancy meeting with the participation of representatives of the agency in charge of drafting decisions and relevant agencies and organizations.

2. The council shall be composed of a chairperson who is a leader of the provincial Department of Justice, a secretary who is a representative of the provincial Department of Justice and members who are representatives of specialized agencies under the provincial People’s Committee, other relevant agencies and organizations, specialists and scientists.  The total number of members of the Council shall be decided by the Director of the provincial Department of Justice.  In case of appraisal of a draft which is drafted by the provincial Department of Justice, the number of representatives from the provincial Department of Justice shall not exceed one-third of total number of members of the council.

3. Members of the Council shall be responsible for studying dossiers on drafts of legislative documents and give appraisal opinions in conformity with requirements specified in Clause 3 Article 121, Clause 3 Article 130 of the Law.  The Council shall terminate its operations and dissolve itself after the end of the appraisal meeting.”.

22. Article 51 of Decree No. 34/2016/ND-CP shall be amended as follows:

 “Article 51. Meetings of Council in charge of provision of advice on appraisal and appraisal council

1. A meeting of the Council in charge of provision of advice on appraisal or the appraisal council is conducted in case at least two-thirds of total number of members are present.  If a member of the council cannot attend the meeting, he/she shall send his/her written opinions to the chairperson of the council.

2. Documents of the appraisal meeting shall be sent by the provincial Department of Justice to members of the Council at least 03 working days before the meeting is held.

3. A meeting of the council shall be conducted according to the following procedures:

a) A representative of the agency in charge of drafting documents presents basic contents of the drafted legal document;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) The representative of the agency in charge of drafting documents explains matters related to contents of the drafted document at the request of members of the council;

d) The chairperson of the council concludes the appraised contents.

4. The secretary of the council shall be responsible for making the minutes of the meeting and submitting the minutes to the chairperson for signing.’.

23. Clause 2 Article 64 of Decree No. 34/2016/ND- CP shall be amended as follows:

 “2. A document promulgated together with another document shall bear seal of the document-promulgating agency.”.

24. Clause 1 Article 75 of Decree No. 34/2016/ND-CP amended by Clause 16 Article 1 of Decree No. 154/2020/ND-CP shall be amended as follows:

 “1. A document invoking a law or ordinance for the first time shall fully indicate the type name, the title of the law or ordinance, serial number and code of the law or ordinance; a document invoking another document for the first time shall fully indicate the type name, serial number and code, and the date of approval or signing for promulgation, of the latter; and the name of the agency or person competent to promulgate, and the title of, such document. In the subsequent invocation, a document invoking a law or ordinance shall fully indicate the type name, the title of the law or ordinance; a document invoking another document shall fully indicate the type name, serial number and code of the latter.”.

25. Point a Clause 2 Article 113 of Decree No. 34/2016/ND-CP amended by Point a Clause 22 Article 1 of Decree No. 154/2020/ND-CP shall be amended as follows:

 “a) The Minister of Justice shall exercise power to inspect documents in accordance with Clause 1 of this Article and assist the Prime Minister in examining documents suspected of violating laws, including Circulars of Ministers and Heads of ministerial agencies; regulations on the fields of state management of ministries or ministerial agencies of joint circulars of ministers or heads of ministerial agencies and the Chief Justice of the Supreme People’s Court, the Procurator General of the Supreme People’s Procuracy or Auditor General of the State Audit Office; resolutions of provincial People’s Councils, decisions of provincial People’s Committees, legislative documents of local authorities of special administrative-economic units related to various sectors or fields of state management;”.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 “1. Every 05 years, the Government shall consider requesting the National Assembly Standing Committee to decide an overall review of the system of documents if necessary; and submit a plan for overall review of the system of documents to the National Assembly Standing Committee for promulgation, and organize the implementation thereof.”.

27. Clause 3 shall be added to Article 160 of Decree No. 34/2016/ND-CP as follows:

 “3. Every 03 years, the Government shall direct agencies and local authorities to review documents in conformity with fields and areas under their management.

The Ministry of Justice shall preside over and cooperate with ministries, ministerial agencies and local authorities in formulating plans and submitting them to the Prime Minister for promulgation, and act as the focal point which organizes the implementation of such plans.”.

28. Clauses 1, 2 and 4 Article 181 of Decree No. 34/2016/ND-CP shall be amended as follows:

a) Clauses 1 and 2 shall be amended as follows:

 “1. Formulation of proposals for development of legislative documents and law- and ordinance-formulating programs, including final review of law enforcement; survey and assessment of the actual situation of relevant social relations; scientific research, study of relevant information and treaties and translation of foreign documents into Vietnamese; formulation of contents of policies; assessment of impacts of policies; communication of basic contents of policies and collection of opinions from relevant agencies and organizations; revision and completion of proposals for development of legislative documents; and development of lists, programs and plans for development of legislative documents of the Government, the Prime Minister, ministries, ministerial agencies and local authorities.

2. Development of legislative documents, including organization of drafting documents; collection, review and assessment of relevant documents; assessment of impacts of documents; communication of basic contents of drafted documents and collection of opinions from relevant agencies and organizations, and revision and completion of documents.”.

b) Clause 4 shall be amended as follows:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



29. Title of Article 184 shall be amended and Clause 1a shall be added to Clause 1 Article 184 of Decree No. 34/2016/ND-CP as follows:

a) Title of Article 184 shall be amended as follows:

 “Article 184. Responsibilities of Ministries, Heads of ministerial agencies, and

b) Clause 1a shall be added after Clause 1 as follows:

 “1a. Organize communication of basic contents of policies included in proposals for the development of legislative documents and projects and drafts of legislative documents on mass media or other appropriate forms with regard to complex and controversial issues that are concerned by the public and cause direct impacts, thereby giving rise to, changing or terminating the rights and obligations of individuals, organizations and enterprises.

30. Clause 3 shall be added to Article 188 of Decree No. 34/2016/ND-CP as follows:

 “3. Joint Circulars of Ministries and Heads of ministerial agencies promulgated before July 01, 2016 shall be annulled or replaced as follows:

a) If it is necessary to annul all Joint Circulars, Ministers and Heads of ministerial agencies that have presided over the development of Joint Circulars shall promulgate Circulars on annulment of such Joint Circulars after obtaining written consent from ministries and ministerial agencies that jointly promulgate these Circulars;

b) If it is necessary to replace part of Joint Circulars, Ministers and Heads of ministerial agencies shall promulgate Circulars prescribing contents within their jurisdiction to manage fields and sectors and annul the replaced contents included in such Joint Circulars after obtaining written consent from ministries and ministerial agencies that jointly promulgate these Circulars.”.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. Forms No. 12, 13 and 14 shall be added to Appendix V issued together with Decree No. 34/2016/ND-CP amended by Decree No. 154/2020/ND-CP in Appendix I issued together with this Decree:

a) Form No. 12. Report on integration of gender equality into projects and drafts of legislative documents;

b) Form No. 13. Report on review of legislative documents related to projects and drafts of legislative documents;

c) Form No. 14. Consolidation, clarification, and receipt of opinions from agencies, organizations, and individuals on proposals for development of legislative documents/ projects and drafts of legislative documents.

2. The following forms shall be replaced:

a) Form No. 42, Appendix I issued together with Decree No. 34/2016/ND-CP amended by Decree No. 154/2020/ND-CP shall be replaced by Form No. 42 in the Appendix II issued together with this Decree;

b) Forms No. 01, 02 and 03, Appendix V issued together with Decree No. 34/2016/ND-CP amended by Decree No. 154/2020/ND-CP shall be replaced by Forms No. 01, 02 and 03 in Appendix III issued together with this Decree.

3. Some regulations of Decree No. 34/2016/ND-CP amended by Decree No. 154/2020/ND-CP shall be annulled as follows:

a) The phrase "có dấu hiệu" (with unlawful signs) in Clause 1, Article 112 of Decree No. 34/2016/ND-CP amended by Clause 21, Article 1 of Decree No. 154/2020/ND-CP; Clause 2, Article 112 of Decree No. 34/2016/ND-CP; Point a, Clause 4, Article 115 of Decree No. 34/2016/ND-CP; Point a, Clause 1, Article 122 of Decree No. 34/2016/ND-CP; Clause 4, Article 122 of Decree No. 34/2016/ND-CP amended by Point b, Clause 26, Article 1 of Decree No. 154/2020/ND-CP; Clause 1, Article 124 of Decree No. 34/2016/ND-CP shall be annulled;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) Article 5 of Decree No. 34/2016/ND-CP; Article 8 of Decree No. 34/2016/ND-CP amended by Point e, Clause 1, Article 2 of Decree No. 154/2020/ND-CP; Article 31 of Decree No. 34/2016/ND-CP amended by Clause 9, Article 1 of Decree No. 154/2020/ND-CP shall be annulled.

Article 3. Entry into force

This Decree comes into force from June 01, 2024.

 

 

 

ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
PP. PRIME MINISTER
DEPUTY PRIME MINISTER




Tran Luu Quang

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị định 59/2024/NĐ-CP ngày 25/05/2024 sửa đổi Nghị định 34/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật đã được sửa đổi theo Nghị định 154/2020/NĐ-CP

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


52.107

DMCA.com Protection Status
IP: 3.21.46.68
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!