HỘI ĐỒNG
NHÂN DÂN
TỈNH HÀ TĨNH
-------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
42/NQ-HĐND
|
Hà Tĩnh,
ngày 16 tháng 12 năm 2021
|
NGHỊ
QUYẾT
PHÂN
BỔ VÀ GIAO DỰ TOÁN THU, CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2022
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH HÀ TĨNH
KHÓA XVIII, KỲ HỌP THỨ 4
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa
phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ
chức Chính
phủ
và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ngày 25
tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Đầu tư công ngày 13 tháng
6 năm 2019 và Nghị định số 40/2020/NĐ-CP ngày 06 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ
quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đầu tư công;
Căn cứ Nghị định số 31/2017/NĐ-CP ngày
23 tháng 3 năm 2017 của Chính phủ về Quy chế lập, thẩm tra, quyết
định kế hoạch tài chính 05 năm địa phương, kế hoạch đầu tư công trung hạn 05
năm địa phương, kế hoạch tài chính - ngân sách Nhà nước 03 năm địa phương, dự
toán và phân bổ ngân
sách địa phương, phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương hằng năm;
Căn cứ các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ: Số
2047/QĐ-TTg ngày 03 tháng 12 năm 2021 về việc giao dự toán ngân sách Nhà nước
năm 2022; số 2048/QĐ-TTg ngày 06 tháng 12 năm 2021 về việc giao kế hoạch đầu tư
vốn ngân sách Nhà nước năm 2022;
Căn cứ Thông tư số 61/2021/TT-BTC ngày
26 tháng 7 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn xây dựng dự toán ngân
sách nhà nước năm 2022, kế hoạch
tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm 2022 - 2024;
Căn cứ các Nghị quyết của Hội đồng
nhân dân tỉnh: Số 245/2020/NQ-
HĐND ngày 08 tháng 12 năm 2020 các nguyên tắc, tiêu chí và định mức
phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách địa phương giai đoạn 2021-2025 tỉnh Hà
Tĩnh; số 28/NQ-HĐND ngày 06 tháng 11 năm 2021 kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn
cân đối ngân sách địa phương giai đoạn 2021-2025; số 41/2021/NQ-HĐND ngày 16
tháng 12 năm 2021 quy định phân cấp nguồn thu, tỷ lệ phần trăm
(%) phân chia nguồn thu và phân cấp nhiệm vụ chi các cấp ngân sách địa phương
giai đoạn 2022- 2025; nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ chi thường
xuyên ngân sách địa phương năm 2022;
Xét Tờ trình số 505/TTr-UBND ngày 14
tháng 12 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc xem xét, quyết định
dự toán ngân sách Nhà nước năm 2022; Báo cáo thẩm
tra của Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh và ý kiến thống nhất của
đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại Kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Dự toán phân bổ ngân sách Nhà nước năm 2022
I. Tổng dự toán
thu ngân sách địa phương: 20.380.238 triệu đồng
1. Ngành thuế thu và thu khác các cấp
ngân sách:
7.800.000
triệu đồng
1.1. Thu thuế và phí: 7.610.000 triệu
đồng
1.2. Thu khác ngân sách các cấp: 190.000 triệu
đồng
2. Thu thuế xuất, nhập khẩu: 8.450.000 triệu
đồng
Tổng thu ngân sách trên địa bàn: 16.250.000
triệu đồng
Trong đó: + Ngân sách Trung ương hưởng: 9.007.700 triệu
đồng
+ Ngân sách địa phương: 7.242.300 triệu
đồng
3. Các khoản thu để lại
chi qua quản lý nhà nước: 101.045 triệu đồng
4. Thu bổ sung từ ngân sách Trung
ương:
12.230.593
triệu đồng
4.1. Bổ sung cân đối: 7.714.770 triệu
đồng
4.2. Bổ sung có mục tiêu: 4.425.243 triệu
đồng
4.3. Bổ sung vốn sự nghiệp thực hiện một
số chế độ, chính sách của Trung ương: 90.580 triệu đồng
5. Thu vay: 306.300 triệu
đồng
6. Dự kiến thu các nhiệm vụ chưa chi
chuyển nguồn sang năm sau: 500.000 triệu đồng
II. Tổng dự toán chi ngân sách địa
phương:
20.380.238
triệu đồng
1. Chi đầu tư phát triển: 7.139.133 triệu
đồng
Trong đó:
1.1. Chi xây dựng cơ bản vốn tập trung
trong nước:
5.021.333
triệu đồng
a) Chi đầu tư xây dựng cơ bản: 596.090 triệu
đồng
b) Vốn nước ngoài nguồn ngân sách
Trung ương:
749.600
triệu đồng
c) Vốn ngân sách Trung ương bổ sung có
mục tiêu:
3.675.643
triệu đồng
1.2. Chi từ nguồn bội chi: 306.300 triệu
đồng
1.3. Chi đầu tư từ nguồn để lại theo
chế độ quy định:
1.811.500
triệu đồng
a) Tiền thuê đất (huyện xây dựng nông
thôn mới):
500
triệu đồng
b) Nguồn xổ kiến kiến thiết: 11.000 triệu
đồng
c) Chi đầu tư từ nguồn tiền sử dụng đất: 1.800.000 triệu
đồng
- Ngân sách tỉnh hưởng: 504.599 triệu
đồng
Trong đó:
+ Hoàn trả chi phí đầu tư theo Đề án
phát triển quỹ đất (tạm tính 55% nguồn thu từ đề án quỹ đất): 38.500 triệu
đồng
+ Bổ sung vốn điều lệ Quỹ phát triển đất: 50.000 triệu
đồng
+ Thực hiện hiện công tác đo đạc, đăng
ký đất đai, lập cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất:
24.099
triệu đồng
+ Vốn thực hiện Chương trình MTQG xây
dựng nông thôn mới: 50.000 triệu đồng
+ Đối ứng kinh phí thực hiện các Đề án
đầu tư phát triển: 32.000 triệu đồng
+ Các dự án quan trọng, cấp bách của địa
phương
310.000
triệu đồng
- Ngân sách cấp huyện: 941.888 triệu
đồng
- Ngân sách cấp xã: 353.513 triệu
đồng
2. Chi thường xuyên: 11.450.275
triệu đồng
Trong đó:
- Quản lý hành chính, nhà nước, đảng,
đoàn thể:
2.019.280
triệu đồng
- Sự nghiệp giáo dục - đào tạo: 4.223.407 triệu
đồng
- Sự nghiệp y tế: 1.150.094 triệu
đồng
- Sự nghiệp văn hóa, thể thao, du lịch: 188.663 triệu
đồng
- Sự nghiệp khoa học công nghệ: 53.528 triệu
đồng
- Sự nghiệp đảm bảo xã hội: 620.208 triệu
đồng
- Chi quốc phòng, an ninh: 363.474 triệu
đồng
- Sự nghiệp kinh tế: 2.066.706 triệu
đồng
- Sự nghiệp môi trường: 119.490 triệu
đồng
3. Dự phòng ngân sách: 343.940 triệu
đồng
4. Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính: 1.340 triệu đồng
5. Chi trả nợ vay đến hạn: 32.000 triệu
đồng
6. Chi các nhiệm vụ từ thu chuyển nguồn năm
trước:
500.000
triệu đồng
7. Hỗ trợ các đô thị và thực hiện một
số nhiệm vụ khác:
945.550
triệu đồng
(Chi tiết tại Phụ lục số: 01, 02, 03,
04, 05, 06, 07, 08, 09, 10, 11, 12, 13, 14)
Điều 2. Hội đồng nhân dân tỉnh đồng ý với các biện pháp tổ chức thực
hiện thu ngân sách, điều hành chi ngân sách năm 2022 như Ủy ban nhân dân tỉnh
đã trình, đồng thời nhấn mạnh một số nội dung chủ yếu như sau:
1. Tập trung đồng bộ, hiệu quả, quyết
liệt các giải pháp để hoàn thành và vượt kế hoạch của Hội đồng nhân dân tỉnh
giao. Tăng cường chỉ đạo công tác thu ngân sách nhà nước;
xây dựng các giải pháp, triển khai thực hiện thu ngân sách nhà nước đảm bảo tiến
độ, tổng mức, cơ cấu thu; đẩy mạnh biện pháp thu nợ đọng thuế, hạn chế tối đa nợ
mới phát sinh; tăng cường công
tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm thuế; cải cách, công khai, minh bạch các
thủ tục hành chính, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế trong sản xuất
kinh doanh và thực hiện chính sách thuế.
2. Điều hành chi ngân sách nhà nước chặt
chẽ, hiệu quả, triệt để tiết kiệm
chi thường xuyên; chủ động điều hành ngân sách phù hợp với tiến độ thu ngân
sách; giam mạnh kinh phí tổ chức hội nghị, hội thảo, khánh tiết, đi nghiên cứu,
khảo sát nước ngoài để dành nguồn lực cho công tác phòng, chống dịch Covid-19,
khắc phục hậu quả thiên tai, hỗ
trợ phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, dự phòng cho các trường hợp đột xuất
cấp bách; tập trung chỉ đạo giải ngân vốn đầu tư công, xử lý nghiêm các trường
hợp vi phạm, cản trở làm chậm tiến độ giao, giải ngân vốn đầu tư nguồn ngân
sách nhà nước.
Đẩy mạnh thực hiện tinh giản biên chế,
sắp xếp, tổ chức bộ máy hành chính tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; đôi
mới cơ chế quản lý, cơ chế tài chính, tổ chức lại hệ thống các đơn vị sự nghiệp
công lập, giảm hỗ trợ trực tiếp từ ngân sách cho các đơn vị sự nghiệp công lập
phù hợp với mức độ tự chủ theo quy định. Triệt để thực hành tiết kiệm, chống
lãng phí; tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý trách nhiệm của các tổ chức, cá
nhân trong việc chấp hành các quy định về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí,
bảo đảm hiệu quả sử dụng ngân
sách nhà nước. Huy động, lồng ghép các nguồn vốn ngân sách khác để bổ sung nguồn
lực đảm bảo thực hiện các cơ chế chính sách của tỉnh.
3. Tiếp tục thực hiện các quy định hiện
hành về chính sách tạo nguồn đê cải cách tiền lương trong năm 2022 từ một phần
nguồn thu được để lại theo chế độ của các cơ quan, đơn vị; tiết kiệm 10% chi
thường xuyên (trừ các khoản tiền lương, phụ cấp theo lương, khoản có tính chất
lương và các khoản chi cho con người theo chế độ); nguồn thực hiện cải cách tiền
lương đến hết năm 2021 còn dư chuyển sang (nếu có). Đồng thời, dành 70% nguồn
tăng thu thực hiện của ngân sách địa phương so với dự toán năm 2021 để tạo nguồn
cải cách tiền lương trong năm 2022 và tích lũy cho giai đoạn 2022 - 2025.
4. Phân bổ kế hoạch đầu tư vốn ngân
sách nhà nước theo thứ tự ưu tiên đã được quy định trong Luật Đầu tư công, các
nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Hội đồng nhân dân tỉnh;
ưu tiên thanh toán nợ đọng xây dựng cơ bản, thu hồi vốn ứng trước, dự án cấp
bách, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, các dự án đã hoàn thành và bàn
giao đưa vào sử dụng nhưng chưa bố trí đủ vốn, vốn đối ứng cho dự án sử dụng vốn
ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài; bố trí vốn cho các dự án
đã thực hiện thuộc kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 chuyển
tiếp sang giai đoạn 2021 - 2025, trong đó tập trung cho các dự án có khả năng
hoàn thành; không bố trí vốn cho các dự án chưa đủ điều kiện, thủ tục đầu tư
theo quy định.
5. Tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong
lĩnh vực đầu tư công gắn với xây dựng kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn
2021 - 2025. Tập trung chỉ đạo xử lý kịp thời các khó khăn, vướng mắc, nhất là trong
công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, tạo điều kiện thuận lợi và đôn đốc các
nhà đầu tư triển khai các dự án đảm bảo tiến độ. Kiểm soát chặt chẽ tình hình nợ
đọng xây dựng cơ bản theo Chỉ thị
số 07/CT-TTg ngày 30 tháng 4 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường các
biện pháp xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản nguồn vốn đầu tư công. Quyết định đầu
tư dự án phải xác định rõ nguồn vốn và khả năng cân đối vốn và phù hợp
với kế hoạch đã giao. Đẩy nhanh tiến độ triển khai, giải ngân các nguồn vốn, công tác quyết
toán vốn đầu tư, quyết toán dự án hoàn thành.
Điều 3. Tổ chức thực
hiện
1. Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức thực
hiện Nghị quyết.
2. Thường trực Hội đồng nhân dân, các
Ban Hội đồng nhân dân, các Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân
tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết.
Nghị quyết này được Hội đồng nhân dân
tỉnh Hà Tĩnh khóa XVIII, Kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 16 tháng 12 năm 2021 và có
hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2022./.
Nơi nhận:
-
Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
- Ban Công tác đại biểu UBTVQH;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ. Website Chính phủ;
- Bộ Tài chính;
- Kiểm toán Nhà nước khu vực II;
- Bộ Tư lệnh Quân khu IV;
- TT Tỉnh ủy, TT HĐND tỉnh;
- UBND tỉnh, UBMTTQ tỉnh;
- Đại biểu Quốc hội Đoàn Hà Tĩnh;
- Đại biểu HĐND tỉnh;
- VP: Tỉnh
ủy,
Đoàn ĐBQH và HĐND, UBND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh;
- TT HĐND, UBND các huyện, thành phố, thị xã;
- Trung tâm Công báo - Tin học tỉnh;
- Lưu: VT, TH.
|
CHỦ TỊCH
Hoàng Trung Dũng
|