Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 479/TB-VPCP Loại văn bản: Thông báo
Nơi ban hành: Văn phòng Chính phủ Người ký: Nguyễn Sỹ Hiệp
Ngày ban hành: 27/12/2018 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 479/TB-VPCP

Hà Nội, ngày 27 tháng 12 năm 2018

THÔNG BÁO

KẾT LUẬN CỦA PHÓ THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VƯƠNG ĐÌNH HUỆ TẠI BUỔI LÀM VIỆC VỚI LÃNH ĐẠO TỈNH LAI CHÂU.

Ngày 05 tháng 12 năm 2018, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ đã đi thăm và làm việc với lãnh đạo tỉnh Lai Châu về tình hình phát triển kinh tế - xã hội, phát triển doanh nghiệp, Chương trình xây dựng nông thôn mới và kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Lai Châu lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2015-2020; phương hướng những năm tiếp theo và một số kiến nghị của Tỉnh. Cùng dự buổi làm việc với Phó Thủ tướng có đại diện lãnh đạo các Bộ, cơ quan: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Giao thông vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban Dân tộc, Ngân hàng Chính sách Xã hội, Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Sau khi nghe báo cáo của lãnh đạo tỉnh Lai Châu và ý kiến phát biểu của lãnh đạo các Bộ, cơ quan, Phó Thủ tướng Chính phủ kết luận như sau:

I. ĐÁNH GIÁ CHUNG

Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ biểu dương và đánh giá cao sự nỗ lực phấn đấu khắc phục khó khăn và những thành tựu đạt được của Đảng bộ, chính quyền, nhân dân các dân tộc tỉnh Lai Châu trong những năm qua. Mặc dù có nhiều khó khăn nhưng nhiều chỉ tiêu đạt và vượt Nghị quyết lần thứ XIII đề ra; kinh tế của Tỉnh phát triển khá, cơ cấu kinh tế ngành, lĩnh vực chuyển dịch theo hướng tích cực (năm 2018: Nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm 15,94%, giảm 0,07%; công nghiệp - xây dựng chiếm 48,27%, tăng 0,63%; dịch vụ và thuế nhập khẩu chiếm 35,79%, giảm 0,56% so với năm 2017), tốc độ tăng trưởng GRDP tăng khá nhanh, bình quân giai đoạn 2016-2018 ước đạt 16,63%/năm, vượt Nghị quyết đề ra; GRDP bình quân đầu người năm 2018 đạt 32,9 triệu đồng/người/năm, tăng 1,53 lần so với năm 2015, đạt 82,3% mục tiêu Nghị quyết. Sản xuất công nghiệp có mức tăng trưởng cao, giá trị sản xuất công nghiệp giai đoạn 2016-2018 tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 32,6%/năm. Thu ngân sách trên địa bàn tăng khá nhanh, năm 2017 đạt 2.015 tỷ đồng, năm 2018 ước đạt 2.123 tỷ đồng, vượt 5% mục tiêu Nghị quyết Đại hội, tăng 2,16 lần so với năm 2015. Nghị quyết Đại hội, từng bước rút ngắn khoảng cách với các tỉnh trong khu vực; Đến hết năm 2018 có 30 xã đạt chuẩn nông thôn mới (chiếm 31,3% tổng số xã) (Nghị quyết: 35-40%), tăng 15 xã so với năm 2015. Tỷ lệ che phủ rừng đạt 49,11 %, tăng 3,7 điểm % so với năm 2015;

Tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân 4,95%, vượt chỉ tiêu Nghị quyết đề ra đến cuối năm 2018 giảm xuống còn 25,64%. Có 2/6 huyện (Than Uyên và Tân Uyên) được xác định thoát nghèo giai đoạn 2016-2020; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 46,33%.

Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, giáo dục, đào tạo và thực hiện các chính sách đối với người có công, giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội được quan tâm; tích cực xây dựng Đảng, hệ thống chính trị chính quyền vững mạnh. Công tác quốc phòng - an ninh được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm; biên giới quốc gia được giữ vững.

Bên cạnh những kết quả đạt được, Lai Châu còn những tồn tại, hạn chế và khó khăn, thách thức đó là:

Quy mô kinh tế còn nhỏ. Cơ sở hạ tầng giao thông thiếu và yếu. Môi trường đầu tư kinh doanh còn nhiều hạn chế. Cải cách thủ tục hành chính chậm chuyển biến. Chỉ số PCI, PAPI, PAR INDEX nằm trong nhóm chỉ số xếp hạng thấp, số doanh nghiệp còn ít. Tái cơ cấu kinh tế, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp còn chậm; việc áp dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp, chế biến chưa nhiều. Thu hút du khách du lịch chưa tương xứng tiềm năng, lợi thế, nhất là trong điều kiện tỉnh có rất nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử. Thu hút đầu tư chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các doanh nghiệp, tập đoàn lớn còn ít. Tỷ lệ bình quân người dân/doanh nghiệp thấp hơn mức trung bình cả nước. Kết quả giảm nghèo nhanh (4,95%) nhưng chưa bền vững, số hộ tái nghèo và số hộ cận nghèo còn cao. Lao động trong nông nghiệp (nông thôn) còn nhiều, đời sống của một bộ phận dân cư nhất là hộ nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số còn khó khăn.

II. NHIỆM VỤ THỜI GIAN TỚI

Về cơ bản nhất trí phương hướng, nhiệm vụ trong thời gian tới mà Đảng bộ, chính quyền, quân và dân tỉnh Lai Châu đã đề ra, đề nghị Tỉnh cần tập trung thực hiện một số nội dung chủ yếu sau:

1. Tập trung quán triệt, triển khai thực hiện hiệu quả các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Nghị quyết 01/NQ-CP Chính phủ và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2015 - 2020, tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp quyết liệt triển khai nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh năm 2019; tập trung đột phá vào những lĩnh vực trọng tâm, tạo đà cho sự phát triển những năm tiếp theo.

2. Triển khai thực Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới” một cách quyết liệt theo hướng tập trung thâm canh một số cây trồng chủ lực như chè, cao su, cây ăn quả... nâng, cao giá trị, gia tăng và phát triển bền vững, thúc đẩy các mô hình sản xuất hữu cơ, sản xuất sạch, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất và chế biến (công nghệ gen, công nghệ chế biến...), liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị. Thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển nông, lâm nghiệp, nâng cao năng suất, chất lượng các vật nuôi cây trồng có giá trị kinh tế cao, các sản phẩm nông nghiệp có lợi thế gắn với thu hút đầu tư các dự án có công nghệ tiên tiến, chất lượng cao, sản xuất theo hướng đa dạng hóa sản phẩm để phục vụ cho xuất khẩu.

3. Tổ chức lại sản xuất theo hướng tăng cường các mô hình liên kết, hợp tác xã sản xuất, đổi mới hình thức tổ chức sản xuất; hoàn thiện chính sách hỗ trợ sản xuất nông lâm nghiệp và đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới. Củng cố, nâng cao hiệu quả của kinh tế tập thể, kinh tế hợp tác xã. Nghiên cứu triển khai thực hiện Chương trình phát triển 15.000 hợp tác xã, Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018 - 2020 (OCOP), Chương trình nông thôn mới thôn, bản... Huy động các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới phấn đấu đến năm 2020 đạt 40 - 50% xã đạt chuẩn nông thôn mới ngoài các xã cần tập trung xây dựng nông thôn mới vào các thôn, bản ở các vùng khó khăn. Tập trung bảo vệ và phát triển rừng (tái tạo các diện tích rừng đã bị mất) tăng độ che phủ gắn với công nghiệp chế biến gỗ để nâng cao giá trị kinh tế rừng; chú trọng chế biến sâu sản phẩm lâm nghiệp.

4. Tăng cường khai thác lợi thế và thế mạnh của một tỉnh biên giới, nâng cao hiệu quả các khu kinh tế cửa khẩu (Khu kinh tế cửa khẩu Ma Lù Thàng), phát triển kinh tế biên mậu, áp dụng các biện pháp, giảm chi phí, thời gian thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu, chống buôn lậu, gian lận thương mại. Rà soát lộ trình đầu tư phát triển thủy điện vừa và nhỏ đảm bảo hiệu quả, không ảnh hưởng đến môi trường. Tập trung định hướng phát triển 04 cụm công nghiệp theo trục liên kết, đầu tư hạ tầng thương mại (chợ... ), dịch vụ. Chủ động thực hiện các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng, chống giảm nhẹ thiên tai; kịp thời di dân ra khỏi vùng có nguy cơ sạt lở và khắc phục kịp thời hậu quả thiệt hại do thiên tai.

5. Tập trung cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư và năng lực cạnh tranh của địa phương hỗ trợ phát triển doanh nghiệp, chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp không ngừng lớn mạnh và có khả năng cạnh tranh cao; khuyến khích đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp, phát triển doanh nghiệp, hợp tác xã... nhất là các doanh nghiệp trong nông nghiệp. Đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX) và chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI).

6. Tăng cường phát triển toàn diện các lĩnh vực văn hóa - xã hội; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, giải quyết việc làm, thực hiện tốt các chế độ, chính sách đối với người có công; bảo đảm an sinh xã hội, trợ giúp hiệu quả đối tượng bảo trợ xã hội và hộ nghèo. Quan tâm các lĩnh vực giáo dục đào tạo, y tế, nhất là ở vùng sâu, vùng xa. Thực hiện đồng bộ và có hiệu quả các chương trình, dự án; về giảm nghèo, đặc biệt tại huyện và các xã đặc biệt khó khăn. Tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 18 - 19-NQ/TW Hội nghị lần thứ 6, Ban Chấp hành Trung ương khóa XII. Đối với việc sắp xếp bộ máy phải thận trọng, quyết liệt không dập khuôn máy móc, dễ làm trước, khó làm sau không cào bằng.

7. Chú trọng làm tốt công tác đối ngoại và quốc phòng an ninh, gìn giữ, bảo vệ an ninh biên giới, an ninh trật tự và an toàn xã hội. Thực hiện tốt chủ trương gắn kết phát triển kinh tế xã hội với quốc phòng an ninh, xây dựng đường biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác, phát triển.

III. VỀ CÁC KIẾN NGHỊ CỦA TỈNH

1. Về bố trí nguồn lực thực hiện Nghị quyết số 37/NQ-TW và Kết luận số 26-KL/TW của Bộ Chính trị:

a) Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, các cơ quan liên quan khẩn trương rà soát tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ giao kế hoạch năm 2019 và hướng dẫn cho các địa phương (trong đó có tỉnh Lai Châu) để thực hiện.

b) Tỉnh rà soát bố trí số vốn đã được phân bổ trong kế hoạch năm 2019 và cân đối ngân sách địa phương để đầu tư cho các dự án quan trọng, cấp bách phát triển miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, biên giới; chủ động có văn bản gửi các bộ liên quan đề xuất, bổ sung nguồn để thực hiện nhiệm vụ.

2. Về bố trí kế hoạch vốn để khởi công Dự án đường nối thành phố Lai Châu với cao tốc Nội Bài - Lào Cai: Giao Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu, các cơ quan liên quan khẩn trương hoàn thành các thủ tục theo quy định để khởi công Dự án trong thời gian sớm nhất.

3. Về bố trí nguồn vốn cho quỹ hỗ trợ nông dân, quỹ phát triển hợp tác xã: Giao Bộ Tài chính khẩn trương báo cáo Thủ tướng Chính phủ bổ sung vốn điều lệ cho 02 quỹ này. Tỉnh Lai Châu cũng chủ động đề cao trách nhiệm, cân đối vốn ngân sách địa phương cho 02 quỹ.

4. Về bổ sung nguồn vốn ngân sách Trung ương trong kế hoạch trung hạn giai đoạn 2016-2020 để thực hiện Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ: Giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính xem xét, phân bổ kế hoạch chi tiết cho các địa phương (trong đó có tỉnh Lai Châu), báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

5. Về đầu tư hệ thống truyền tải điện 220 KV, 110 KV theo quy hoạch trên địa bàn Tỉnh: Giao Bộ Công Thương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam khẩn trương làm việc với Tỉnh thống nhất điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch đầu tư nâng cấp các hệ thống kết nối đường dây truyền tải phù hợp với tình hình địa phương (trong đó nâng cấp đường dây 110 kv Mường Tè - Pắc Ma lên 220kv, bổ sung trạm 220 kv Pắc Ma để hoàn thành trong năm 2019); Tập đoàn Điện lực Việt Nam tiếp tục cấp kinh phí hỗ trợ các huyện nghèo theo cam kết trong giai đoạn 2018-2020 (huyện Than Uyên, Tân Uyên, Phong Thổ) và hỗ trợ huyện Mường Tè và Nậm Nhùn để thực hiện di dân tái định cư thủy điện Lai Châu.

6. Về “Chương trình mục tiêu sắp xếp ổn định sản xuất và đời sống lâu dài cho đồng bào tại các khu vực có nguy cơ ảnh hưởng thiên tai, khu vực sinh sống của đồng bào di dịch cư tự do”: Tỉnh tập trung thực hiện hoàn thành các dự án và chủ động sử dụng ngân sách địa phương để thực hiện các dự án ưu tiên, cấp bách; giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, cơ quan liên quan khẩn trương hoàn thiện, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án. tổng thể di dời dân cư khẩn cấp khỏi vùng thiên tai.

7. Về bố trí vốn còn thiếu Chương trình kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ giáo viên, sử dụng vốn Trái phiếu Chính phủ dự phòng giai đoạn 2012- 2015: Giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính khẩn trương xem xét giao kế hoạch vốn cho Tỉnh thực hiện.

8. Về hỗ trợ nguồn lực cho tỉnh để khắc phục hậu quả thiên tai: Tỉnh chủ động bố trí nguồn ngân sách địa phương và nguồn ngân sách trung ương đã được hỗ trợ để thực hiện; có văn bản báo cáo mức độ thiệt hại, công tác khắc phục hậu quả gửi Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai để tổng hợp, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

9. Về hỗ trợ nguồn dự phòng ngân sách Trung ương để hoàn thành đầu tư 03 dự án Kè chống xói lở bảo vệ bờ sông, suối biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc: Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, các cơ quan liên quan xem xét, cân đối nguồn vốn trong dự phòng ngân sách trung ương năm 2018, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

10. Về đầu tư tuyến đường hành lang biên giới đoạn Phong Thổ - Bát Sát: Giao Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, cơ quan liên quan xem xét, xử lý, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

11. Về thực hiện Quyết định số 2086/QĐ-TTg: Tỉnh chủ động sử dụng các nguồn vốn đã được hỗ trợ từ ngân sách Trung ương, chủ động huy động nguồn ngân sách địa phương và các nguồn vốn hợp pháp khác để triển khai thực hiện.

12. Về vốn thực hiện Quyết định số 2085/QĐ-TTg: Ủy ban Dân tộc, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính thực hiện theo Nghị quyết số 90/NQ-CP về phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 6 năm 2018 với các địa phương.

13. Về nguồn đảm bảo thực hiện các chính sách do Trung ương ban hành: Tỉnh thực hiện theo quy định hiện hành.

14. Về hỗ trợ một phần kinh phí cho các địa phương miền núi khó khăn, có diện tích rộng để thực hiện nhu cầu nâng cấp, duy tu, sửa chữa các công trình nước sinh hoạt, giao thông, thủy lợi, trường học, trạm y tế xã: Tỉnh chủ động sử dụng nguồn ngân sách trung ương bổ sung và nguồn ngân sách địa phương để thực hiện; có văn bản gửi Bộ Tài chính, báo cáo Thủ tướng Chính phủ, hỗ trợ cho Tỉnh theo quy định.

Văn phòng Chính phủ thông báo để Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu và Các Bộ, cơ quan liên quan biết, thực hiện./.


Nơi nhận:
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Giao thông vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương, Giáo dục và Đào tạo, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Quốc phòng;
- Ủy ban Dân tộc;
- Trung ương Hội Nông dân Việt Nam;
- Liên minh HTX VN;
- Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Lai Châu;
- Ngân hàng Chính sách Xã hội;
- Tập đoàn Điện lực Việt Nam;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTCP, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ: TH, KTTH, NN, CN, NC, KGVX;
- Lưu: VT, QHĐP (3b). Thg

KT. BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM
PHÓ CHỦ NHIỆM




Nguyễn Sỹ Hiệp

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông báo 479/TB-VPCP ngày 27/12/2018 về kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Lai Châu do Văn phòng Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.798

DMCA.com Protection Status
IP: 18.221.167.11
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!