Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Kế hoạch 2520/KH-UBND 2021 thực hiện Chiến lược Phát triển thủy sản Quảng Bình

Số hiệu: 2520/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Bình Người ký: Đoàn Ngọc Lâm
Ngày ban hành: 11/11/2021 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG BÌNH

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2520/KH-UBND

Quảng Bình, ngày 11 tháng 11 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN THỦY SẢN ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2045 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH

- Căn cứ Luật Thủy sản ngày 21 tháng 11 năm 2017;

- Căn cứ Quyết định số 339/QĐ-TTg ngày 11 tháng 3 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;

- Căn cứ Quyết định số 1960/QĐ-BNN-TCTS ngày 06 tháng 5 năm 2021 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về Ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Quyết định số 339/QĐ-TTg ngày 11 tháng 3 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;

Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng Kế hoạch thực hiện Chiến lược Phát triển thủy sản đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trên địa bàn tỉnh Quảng Bình như sau:

I. MỤC TIÊU ĐẾN NĂM 2030 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2045

1. Mục tiêu đến năm 2030

1.1. Mục tiêu chung: Phát triển thủy sản thành ngành kinh tế sản xut - hàng hóa gắn với công nghiệp hóa - hiện đại hóa, phát triển bền vững và chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng; cơ cấu và hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, năng suất, chất lượng, hiệu quả cao; có thương hiệu uy tín, khả năng cạnh tranh và hội nhập quốc tế; đời sống vật chất tinh thần của người dân không ngừng nâng cao, bảo đảm an sinh xã hội; góp phần bảo đảm quốc phòng, an ninh, giữ vững độc lập, chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.

1.2. Một số chỉ tiêu chủ yếu đến năm 2030:

- Giá trị sản xuất đến năm 2030 đạt 3.064 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất thủy sn giai đoạn 2021 - 2030 đạt 2,4%/năm.

- Tổng sản lượng thủy sản sản xuất đạt 122.000 tấn (sản lượng khai thác thủy sản 108.000 tấn; sản lượng nuôi trồng thủy sản 14.000 tấn). Tốc độ tăng trưng sản lượng thủy sản giai đoạn 2021-2030 đạt 3,4%/năm (khai thác thủy sản tăng 3 - 5%/năm, sản lượng nuôi trồng thủy sản tăng 1 - 2%/năm).

2. Tầm nhìn đến năm 2045

Thủy sản là ngành kinh tế thương mại hiện đại, bền vững, có trình độ quản lý, khoa học công nghệ tiên tiến; giữ vị trí quan trọng trong cơ cấu các ngành kinh tế nông nghiệp, kinh tế biển, góp phần bảo đảm an ninh dinh dưỡng, thực phẩm; đảm bảo an sinh xã hội; góp phần đảm bảo quốc phòng, an ninh, giữ vững độc lập, chủ quyền biển đảo của tổ quốc.

II. CÁC NHIỆM VỤ CHỦ YẾU

1. Về khai thác thủy sản

- Phát triển khai thác hải sản vùng khơi hiệu quả, bền vững trên cơ sở khai thác đảm bảo phù hợp với trữ lượng nguồn lợi thủy sản theo hạn ngạch giấy phép do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao.

- Tổ chức lại hoạt động khai thác hải sản vùng lộng, vùng ven bờ và khai thác thủy sản nội địa hợp lý, gắn phát triển sinh kế của cộng đồng ngư dân với phát triển nuôi trồng thủy sản, du lịch sinh thái, nghề cá giải trí. Phân bổ hạn ngạch khai thác thủy sản phù hợp.

- Xây dựng cơ cấu nghề khai thác hợp lý, trong đó tập trung phát triển các nghề khai thác như: vây khơi, câu khơi, chụp... Giảm thiểu, tiến tới chấm dứt các nghề khai thác có tính hủy diệt nguồn lợi thủy sản, chuyển đổi các nghề xâm hại lớn đến nguồn lợi, sử dụng nhiều nhiên liệu sang các nghề thân thiện với môi trường và nguồn lợi thủy sản.

- Tuân thủ các quy tắc ứng xử nghề cá có trách nhiệm, chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (Khai thác IUU).

- Thu hút các doanh nghiệp đầu tư phát triển khai thác thủy sản; hình thành một số doanh nghiệp để hợp tác khai thác viễn dương theo Đề án đã được phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ. Củng cố, đổi mới các tổ, đội, hợp tác xã; tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị.

- Áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến, cơ giới hóa, hiện đại hóa tàu cá; giảm thiểu tổn thất sau thu hoạch đến năm 2030 dưới 10%; đm bảo an toàn thực phẩm cho tàu cá, điều kiện sống và làm việc của thuyền viên phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế.

- Hiện đại hóa công tác quản lý nghề cá trên biển nhằm chủ động cảnh báo, kịp thời ứng phó với các sự cố, rủi ro, thiên tai trên biển. Đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động trên biển, tham gia hiệu quả công tác hỗ trợ tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn, góp phần bảo đảm quốc phòng, an ninh, giữ vững độc lập, chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.

2. Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản

- Thực hiện điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy sản và môi trường sống các loài thủy sản theo quy định của Luật Thủy sản làm cơ sở để xác định hạn ngạch, bảo vệ, tái tạo và khai thác bền vững nguồn lợi thủy sản.

- Tổ chức thực hiện đồng quản lý trong khai thác, nuôi trồng, trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản vùng biển ven bờ của tỉnh nhằm bảo vệ môi trường sông của loài thủy sản, các khu vực tập trung sinh sản, khu vực thủy sản còn non sinh sống và đường di cư của loài thủy sản bằng cách công nhận và giao quyền quản lý cho các tổ chức cộng đồng. Thành lập khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản Hòn La - Vũng Chùa.

- Nghiên cứu triển khai Quỹ Bảo vệ và Phát triển nguồn lợi thủy sản để huy động các nguồn lực tài chính cho bảo vệ, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản, hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp, tạo sinh kế bền vững cho người dân. Hàng năm xây dựng kế hoạch thả bổ sung các đối tượng thủy sản vào các hồ chứa, đập thủy lợi, sông để tái tạo nguồn lợi thủy sản.

- Tổ chức thường xuyên hoạt động thanh tra, kiểm tra để kịp thời phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm của các tổ chức, cá nhân làm ảnh hưởng đến hoạt động bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản trên địa bàn:

3. Nuôi trồng thủy sản

- Chủ động sản xuất giống các đối tượng nuôi truyền thống đáp ứng nhu cầu người nuôi; tập trung sản xuất giống đối tượng chlực (tôm thẻ chân trắng, tôm sú) đảm bảo chất lượng, sạch bệnh; nghiên cứu, hoàn thiện quy trình sinh sản nhân tạo các đối tượng có giá trị kinh tế, phù hợp với điều kiện đa phương; quan tâm đầu tư phát triển cơ sở sản xuất giống phục vụ nuôi biển.

- Tiếp tục phát triển nuôi hiệu quả các đối tượng chủ lực ở các địa phương vùng ven sông, ven biển có điều kiện thuận lợi như: Ngư Thủy, Ngư Thủy Bắc (Lệ Thủy), Hải Ninh, Võ Ninh, Hàm Ninh (Quảng Ninh), Nhân Trạch, Đại Trạch, Đồng Trạch, Hạ Trạch, Bắc Trạch (Bố Trạch), Quảng Phong, Quảng Hải, Quảng Thuận, Quảng Phúc, Quảng Tiên, Quảng Thọ (TX Ba Đồn), Quảng Xuân, Quảng Châu, Liên Trường (Quảng Trạch);

- Tận dụng tiềm năng mặt nước trên các sông, hồ chứa để phát triển nuôi lồng, bè ở các địa phương như: Sơn Trạch (Bố Trạch), Châu Hóa (Tuyên Hóa), Quảng Minh, Quảng Lộc (TX. Ba Đồn), Duy Ninh, Hàm Ninh (Quảng Ninh), hồ An Mã, Tiên Lang....

- Khuyến khích phát triển nuôi trồng thủy sản trên biển, ven đảo tại vùng biển ven bờ và các đảo nhỏ thuộc xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch nhằm tăng thu nhập cho người dân và cung cấp các loài đặc sản biển phục vụ cho du lịch, dịch vụ trên địa bàn tỉnh cũng như thị trường nội địa.

- Phát triển các hình thức liên kết theo chuỗi sản xuất giống, thức ăn, nuôi trồng, chế biến, thương mại thủy sản đảm bảo thân thiện với môi trường, thích ứng biến đổi khí hậu.

- Xây dựng và tổ chức thực hiện Kế hoạch Quan trắc, cảnh báo và giám sát môi trường trong nuôi tôm nước lợ giai đoạn 2021-2025, giai đoạn 2025- 2030; Kế hoạch Phòng, chống một số dịch bệnh nguy hiểm trên thủy sản nuôi giai đoạn 2021-2030 trên địa bàn tỉnh để thông báo kịp thời cho người nuôi để có biện pháp phòng trừ dịch bệnh, hạn chế rủi ro.

4. Phát triển chế biến, thương mại

- Hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, mở rộng quy mô sản xuất, cải tiến quy trình công nghệ cho các cơ sở chế biến sản phẩm thủy sản khai thác, nuôi trồng trên địa bàn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Khuyến khích, hỗ trợ, kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư các nhà máy chế biến thủy sản ở xã Ngư Thủy, huyện Lệ Thủy; xã Cảnh Dương, Khu công nghiệp Hòn La, huyện Quảng Trạch; nhà máy chế biến thủy sản ăn liền ở huyn Bố Trạch; các cơ sở sơ chế và bảo quản nguyên liệu chế biến tại các xã Quảng Phú, Quảng Xuân, Nhân Trạch, Hải Ninh... đsử dụng tối đa nguồn nguyên liệu từ khai thác, nuôi trồng sản xuất trên địa bàn.

- Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hoạt động quảng bá, giới thiệu, xúc tiến thương mại tiêu thụ sản phẩm thủy sản tại thị trường trong nước và thế giới.

5. Đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển thủy sản

- Đầu tư, phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng và dịch vụ hậu cần phục vụ khai thác, chế biến thủy sản phù hợp với năng lực khai thác của đội tàu cá. Sớm hoàn thành và đưa vào sử dụng các dự án dịch vụ hậu cần nghề cá đã được UBND tỉnh phê duyệt đầu tư và đang triển khai thực hiện.

- Khuyến khích phát triển dịch vụ hậu cần phục vụ khai thác thủy sản trên biển, chợ đầu mối, chợ đấu giá thủy sản, các cơ sở chế biến, kho lạnh; Khuyến khích đầu tư phát triển công nghiệp hỗ trợ phục vụ khai thác, chế biến thủy sản.

- Nạo vét luồng lạch khắc phục sự bồi lắng tại các cửa sông: Ròon, Lý Hòa, Dinh, Nhật Lệ để tạo điều kiện thuận lợi cho tàu vào cảng và khu neo đậu.

- Đầu tư nâng cấp trại giống nước ngọt Đại Phương, thuộc Trung tâm Giống Thủy sản Quảng Bình; khuyến khích, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng các trại giống đối tượng chủ lực và trại giống phục vụ phát triển nuôi trồng thủy sản biển.

- Đầu tư xây dựng mới cơ sở hạ tầng một số vùng nuôi tập trung trên địa bàn tỉnh như: Ngư Thủy Bắc, Ngư Thủy (Lệ Thủy); Võ Ninh (Quảng Ninh), Quảng Châu (Quảng Trạch), Quảng Hải (Ba Đồn). Cải tạo, nâng cấp các vùng nuôi tập trung: Hàm Ninh (Quảng Ninh), Đồng Trạch, Bắc Trạch, Hạ Trạch, Mỹ Trạch (Bố Trạch); Quảng Thuận, Quảng Phúc (Ba Đồn).

- Đầu tư nâng cấp trang thiết bị phòng xét nghiệm và chẩn đoán dịch bệnh để kiểm tra, xét nghiệm các loại bệnh nguy hiểm đảm bảo cho công tác quản lý thú y thủy sản, nuôi trồng thủy sản trên địa bàn.

III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Tăng cường công tác quản lý nhà nước.

- Hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý nhà nước chuyên ngành thủy sản đảm bảo ổn định, thống nhất, đồng bộ đáp ứng yêu cầu quản lý theo quy định của pháp luật và phù hợp điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của tịnh. Nghiên cứu thành lập lực lượng Kiểm ngư, Quỹ Bảo vệ và Phát triển nguồn lợi thủy sản theo quy định Luật Thủy sản 2017, Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 08/3/2019.

- Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức ngành thủy sản.

- Tăng cường các biện pháp quản lý nhà nước trong công tác thanh tra, kiểm tra, tuần tra, kiểm soát hoạt động khai thác thủy sản, bảo vệ nguồn lợi thủy sản, nuôi trồng và chế biến thủy sản; chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định.

- Tổ chức thực hiện tuyên truyền cung cấp thông tin, tài liệu kỹ thuật về tiến bộ khoa học kỹ thuật; tính hợp pháp, an toàn trong nuôi trồng, khai thác, chế biến và tiêu thụ các sản phẩm thủy sản.

2. Tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm

- Tập trung chỉ đạo sản xuất thủy sản theo hướng nâng cao giá trị, chất lượng phù hợp với thị trường đảm bảo mục tiêu phát triển thủy sản bền vững. Trong đó chú trọng tổ chức liên kết giữa các khâu trong chuỗi giá trị từ sản xuất đến chế biến tiêu thụ ở tất cả các lĩnh vực và đối tượng sản phẩm, tạo sự gắn kết, chia sẻ lợi nhuận, rủi ro giữa các doanh nghiệp, người sản xuất, dịch vụ vật tư đầu vào và các doanh nghiệp chế biến thủy sản nhằm tăng năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng sản phẩm thủy sản.

- Khuyến khích phát triển mô hình sản xuất thủy sản theo tổ hợp tác, hợp tác xã, đồng quản lý, liên doanh, liên kết giữa doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ với doanh nghiệp và người khai thác, nuôi trồng thủy sản.

- Tăng cường áp dụng khoa học công nghệ trong sản xuất khai thác, nuôi trồng và chế biến thủy sản để nâng cao hiệu quả sản xuất, bảo vệ môi trường, phát triển nguồn lợi thủy sản.

- Giảm cường lực khai thác tại vùng lộng và vùng biển ven bờ để phục hồi nguồn lợi thủy sản. Tổ chức tốt thông tin liên lạc, cảnh báo thiên tai kịp thời cho ngư dân trên biển, bảo đảm an toàn đi. biển, tổ chức ứng cứu kịp thời. khi có rủi ro. Giao quyền quản lý, sử dụng vùng nước ven biển, cho các tổ chức cộng đồng ngư dân thực hiện đồng quản lý, bảo vệ phát triển nguồn lợi thủy sản.

- Tổ chức bảo tồn, khai thác nguồn lợi thủy sản và phát triển nuôi trồng thủy sản gắn kết chặt chẽ, hài hòa với phát triển các ngành kinh tế khác như du lịch, năng lượng, giao thông và phát triển đô thị, công nghiệp,... trong quy hoạch không gian biển, quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.

- Nghiên cứu xây dựng chợ cá đầu mối, các điểm bán các loại thủy sản đã chế biến hoặc tươi sống nhằm đáp ứng nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng.

3. Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất, nuôi trồng, chế biến thủy sản

- Trong khai thác thủy sản: Sử dụng các tiến bộ về dự báo ngư trường, mùa vụ khai thác; ứng dụng rộng rãi máy dò ngang vào nghề lưới vây, chụp mực; ứng dụng cơ giới hóa, tự động hóa trong khai thác; lắp đặt các thiết bị giám sát hành trình tàu cá, máy thông tin liên lạc sóng HF tầm xa tích hợp thiết bị định vị vệ tinh để chủ động nắm bắt thông tin phòng tránh thiên tai trên biển, phối hợp tìm kiếm cứu hộ và cứu nạn nghề cá.

- Trong nuôi trồng thủy sản: Ứng dụng các quy trình nuôi, công nghệ nuôi an toàn sinh học, nuôi thân thiện với môi trường, nuôi năng sut cao, tuần hoàn, tiết kiệm nước, năng lượng, góp phần bảo vệ môi trường. Áp dụng các công nghệ mới trong hoạt động xét nghiệm, chẩn đoán, phòng trị bệnh và quan trắc, cảnh báo môi trường.

- Trong chế biến và bảo quản sản phẩm: Sử dụng vật liệu bọt xốp Polyurethane, Compozit làm hầm bảo quản trên tàu cá thay thế hầm gỗ lót xốp truyền thống, giảm tổn thất sau thu hoạch; ứng dụng dây chuyền công nghệ hiện đại vào chế biến thủy sản xuất khẩu đối với các mặt hàng có giá trị kinh tế cao.

4. Giải pháp về cơ chế chính sách và huy động vốn

- Thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ phát triển thủy sản của Trung ương như: Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg ngày 13/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách khuyến khích, hỗ trợ khai thác, nuôi trồng hải sản và dịch vụ khai thác hải sản trên các vùng biển xa; Nghị định số 55/2015/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; Nghị định số 57/2018/NĐ-CP v cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Tranh thủ sự giúp đỡ hỗ trợ từ nguồn vốn Trung ương (nguồn kinh phí đền bù sự cmôi trường biển và các nguồn khác) đđầu tư: Khu neo đậu tránh trú bão kết hợp cảng cá cho tàu cá; khu dịch vụ hậu cần nghề cá; hệ thống hạ tầng sản xuất giống thủy sản, hạ tầng các vùng nuôi tập trung, hệ thống quan trắc cảnh báo môi trường và phòng ngừa dịch bệnh thủy sản.

- Thực hiện có hiệu quả chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp, kinh tế nông thôn và thủy sản hàng năm; Chương trình khuyến nông trên địa bàn và một số nguồn vốn hỗ trợ từ các chương trình dự án khác.

- Kêu gọi, khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân vay vốn các tổ chức tín dụng đđầu tư: đóng mới, cải hoán tàu cá, dịch vụ sửa chữa, ngư cụ, nhiên liệu, nước đá, thu mua hải sản; đầu tư hạ tầng, trang thiết bị, ao nuôi bảo đảm các điều kiện kỹ thuật để thực hiện quy trình nuôi thâm canh, công nghệ cao; áp dụng các tiêu chuẩn về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường vào sản xuất; nạo vét luồng các cửa sông bbồi lấp.

5. Đào tạo phát triển nguồn nhân lực

- Phát triển nguồn nhân lực có chuyên môn sâu, kỹ năng cao về nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ các loài thủy sản; tăng cường công tác đào tạo và đào tạo lại nguồn lao động sản xuất lĩnh vực thủy sản đảm bảo năng lực đáp ứng yêu cầu phát triển.

- Tổ chức đào tạo thuyền trưởng, máy trưởng và thuyền viên tàu cá; đào tạo kỹ thuật cho ngư dân vận hành, khai thác tàu cá vỏ vật liệu mới; tập huấn cho ngư dân về các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nuôi trồng, chế biến thủy sản.

- Đào tạo nghề một số nghề như chế biến, nuôi trồng thủy sản; chăn nuôi, trồng trọt và một số ngành nghề khác để chuyển đổi nghề cho các đối tượng làm nghề khai thác hải sản ven bờ.

IV. CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ (Theo Phụ lục 3 đính kèm)

V. KINH PHÍ THỰC HIỆN

1. Nguồn ngân sách Trung ương hỗ trợ; nguồn ngân sách nhà nước bố trí trong dự toán ngân sách hàng năm của các sở, ban, ngành, đơn vị, địa phương; các chương trình, kế hoạch, đề án, dự án liên quan theo quy định ca pháp luật về ngân sách nhà nước.

2. Nguồn vốn tài trợ, viện trợ và huy động của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật; khuyến khích tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia đầu tư kết cấu hạ tầng; hoạt động nghiên cứu, ứng dụng, sản xuất kinh doanh lĩnh vực thủy sản, thị trường tiêu thụ sản phẩm thủy sản và các lĩnh vực khác theo quy định của pháp luật.

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Là cơ quan thường trực tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo triển khai Kế hoạch thực hiện Chiến lược Phát triển kinh tế thủy sản đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045 trên địa bàn tỉnh.

- Phân công nhiệm vụ cụ thể cho các cơ quan, đơn vị trực thuộc và phối hợp với các ngành, địa phương triển khai thực hiện có hiệu quả; hướng dẫn đôn đốc, kiểm tra tình hình thực hiện Kế hoạch của các địa phương, đơn vị; định kỳ hàng năm và 05 năm tổng hợp tình hình thực hiện báo cáo UBND tỉnh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính: Theo chức năng, nhiệm vụ phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn rà soát, điều chỉnh bổ sung cơ chế, chính sách; tranh thủ sự giúp đỡ của các Bộ, ngành, các tổ chức quốc tế, các nhà tài trợ; tham mưu lồng ghép bố trí nguồn kinh phí thực hiện Kế hoạch; đồng thời tăng cường xúc tiến, kêu gọi đầu tư các dự án phục vụ dịch vụ hậu cần nghề cá, chế biến, nuôi thủy sản nhất là các dự án ưu tiên.

3. Sở Khoa học và Công ngh: Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai các giải pháp tăng cường nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ phát triển thủy sản theo định hướng của Kế hoạch.

4. Sở Công Thương: Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai các giải pháp thúc đẩy, phát triển, mở rộng thị trường, xúc tiến thương mại cho sản phẩm thủy sản; hỗ trợ đầu tư đổi mới máy móc thiết bị tiên tiến vào sản xuất cho các dự án chế biến thủy sản. Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư xúc tiến đầu tư các dự án chế biến thủy sản.

5. Sở Tài nguyên và Môi trường: Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn các địa phương thành lập kế hoạch sử dụng đất, đề xuất bố trí quỹ đất, khu vực biển để nuôi trồng thủy sản và kiểm soát ô nhiễm môi trường trong sản xuất, chế biến thủy sản.

6. Sở Lao động, Thương binh và Xã hội: Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức thực hiện chương trình đào tạo nghề, chuyển đổi nghề cho ngư dân và chính sách hỗ trợ chuyển đổi nghề cho cộng đồng ngư dân thuộc diện chuyển đổi hoặc có nhu cầu chuyển đổi sang lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác thuận lợi hơn.

7. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh: Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND các huyện, thành phố, thị xã kiểm, soát tàu thuyền ra vào cửa sông, cửa lạch; tuần tra kiểm soát trên biển chống khai thác IUU; xử lý tàu nước ngoài vi phạm vùng biển của tỉnh; phối hợp điều tra, xác minh tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài.

8. Công an tỉnh: Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố trong việc chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định, phát hiện, xác minh, điều tra, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm; điều tra, xử lý các trường hợp vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.

9. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã

- Trên cơ sở Kế hoạch thực hiện Chiến lược Phát triển thủy sản đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 được phê duyệt và tình hình thực tế tại địa phương: xây dựng các cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích đầu tư phát triển thủy sản phù hợp, có hiệu quả.

- Chỉ đạo các phòng ban chuyên môn và các địa phương phối hợp tốt với các đơn vị trong ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai, thực hiện tốt kế hoạch; Định kỳ hàng năm tổng kết và báo cáo kết quả thực hiện về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.

Yêu cầu các sở, ban, ngành có liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện. Trong quá trình triển khai thực hiện nếu có vướng mc, kịp thời thông tin bằng văn bản về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp báo cáo UBND tỉnh xem xét, giải quyết./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Nông nghiệp và PTNT (B/c);
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Các cơ quan, đơn vị, địa phương có tên ở Mục VI;
- Chi cục Thủy sản;
- VPUBND tỉnh;
- Lưu: VT, CVNN.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Đoàn Ngọc Lâm

 

PHỤ LỤC 1:

KẾ HOẠCH SẢN XUẤT KHAI THÁC THỦY SẢN CÁC HUYỆN, THÀNH PHỐ, THỊ XÃ ĐẾN NĂM 2030
(Kèm theo Kế hoạch số 2520/KH-UBND ngày 11/11/2021 của UBND tỉnh)

TT

Địa phương

Kế hoạch năm 2021 (tấn)

Dự kiến đến năm 2030 (tấn)

Tốc độ tăng trưởng 2021-2030 (%)

1

Lệ Thủy

5.450

7.000

2,82

2

Quảng Ninh

4.900

5.000

0,22

3

Đồng Hới

15.000

22.000

4,35

4

Bố Trạch

24.000

30.600

2,74

5

Ba Đồn

14.000

21.000

4,61

6

Quảng Trạch

14.000

22.000

5,15

7

Tuyên Hóa

80

300

15,82

8

Minh Hóa

70

100

4,04

 

Toàn tỉnh

77.500

108.000

3,76

Khai thác biển

74.500

105.000

3,89

Khai thác nội địa

3.000

3.000

0

 

PHỤ LỤC 2:

KẾ HOẠCH SẢN XUẤT NUÔI TRỒNG THỦY SẢN CÁC HUYỆN, THÀNH PHỐ, THỊ XÃ ĐẾN NĂM 2030
(Kèm theo Kế hoạch số 2519/KH-UBND ngày 11/11/2021 của UBND tỉnh)

TT

Địa phương

Kế hoạch năm 2021 (tấn)

Dự kiến đến năm 2030 (tấn)

Tốc độ tăng trưởng 2021-2030 (%)

1

Lệ Thủy

3.540

3.850

1,13

2

Quảng Ninh

1.800

2.350

2,70

3

Đồng Hới

885

750

-1,64

4

Bố Trạch

3.010

3.400

1,23

5

Ba Đồn

1.900

2.000

0,51

6

Quảng Trạch

875

1.050

1,84

7

Tuyên Hóa

390

470

1,88

8

Minh Hóa

100

130

2,66

 

Toàn tỉnh

12.500

14.000

1,27

Nuôi trồng thủy sản ngọt

7.650

8.400

1,04

Nuôi trng thủy sản lmặn

4.850

5.600

1,61

 

PHỤ LỤC 3

CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN THỰC HIỆN KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN THỦY SẢN TỈNH QUẢNG BÌNH ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2045
(Kèm theo Kế hoạch số 2520/KH-UBND ngày 11 tháng 11 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình)

TT

Các dự án ưu tiên

Đơn vị chủ trì

Đơn vị phối hợp

Thời gian thực hiện

I

Lĩnh vực Nuôi trồng và phát triển nguồn lợi thủy sản

 

 

 

1

Đầu tư nâng cấp, xây dựng Trại cá giống nước ngọt Đại Phương.

Sở Nông nghiệp và PTNT

UBND huyện Bố Trạch, các sở ngành có liên quan

2021-2025

2

Đầu tư xây dựng mới cơ sở hạ tầng một số vùng nuôi tập trung trên địa bàn tỉnh như: xã Ngư Thủy Bắc, Ngư Thủy (Lệ Thủy); xã Võ Ninh (Quảng Ninh), xã Quảng Châu (Qung Trạch), xã Quảng Hi (Ba Đồn); cải tạo, sửa chữa vùng nuôi tập trung xã Hàm Ninh (Quảng Ninh), xã Đồng Trạch, Hoàn Trạch (BTrạch); phường Quảng Thuận, Qung Phúc (Ba Đồn).

Sở Nông nghiệp và PTNT

UBND các huyện Lệ Thủy Quảng Ninh, Bố Trạch, Quảng Trạch, thị xã Ba Đồn, các sở ngành có liên quan

2021-2030

3

Dự án phát triển nuôi cá lúa ở Quảng Ninh và Lệ Thủy.

Sở Nông nghiệp và PTNT

UBND các huyện Quảng Ninh, Lệ Thủy, các sở ngành có liên quan

2023-2025

4

Dự án truyền thông về bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

Sở Nông nghiệp và PTNT

UBND các huyện, thị xã, thành phố, các sở ngành có liên quan

2021-2030

5

Dự án bảo tồn các loài thủy sản bản địa có giá trị kinh tế, khoa học - môi trường khu vực vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.

BQL Vườn Quốc gia PN-KB

UBND huyện Bố Trạch, các sở ngành có liên quan

2025-2030

6

Xây dựng khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản Hòn La - Vũng Chùa

Sở Nông nghiệp và PTNT

UBND huyện Quảng Trạch, các sở ngành có liên quan

2021-2025

7

Thả ging tái tạo nguồn lợi thủy sản

Sở Nông nghiệp và PTNT

UBND các huyện, thị xã, thành phố, các sở ngành có liên quan

Hàng năm

8

Đầu tư nâng cấp trang thiết bị phòng xét nghiệm và chẩn đoán dịch bệnh để kiểm tra, xét nghiệm các loại bệnh nguy him đảm bảo cho công tác qun lý thú y thủy sn, nuôi trồng thủy sn trên địa bàn.

Sở Nông nghiệp và PTNT

UBND các huyện, thị xã, thành phố, các sở ngành có liên quan

2021-2030

9

Dự án nâng cao năng lực quản lý nhà nước: Thông tin phòng chống thiên tai trên biển và đóng mới tàu kiểm ngư 1000CV phục vụ hoạt động kiểm ngư, cứu hộ, cứu nạn trên biển.

Chi cục Thủy sản

UBND các huyện, thị xã, thành phố, các sở ngành có liên quan

2021-2030

II

Lĩnh vực khai thác thủy sản

 

 

 

10

Đồng quản lý nghề cá ven bờ tnh Quảng Bình

UBND huyện, TP, TX

Sở Nông nghiệp và PTNT và các sở ngành liên quan

2021-2030

11

Dự án Nâng cấp, sửa chữa cảng cá Sông Gianh

Sở Nông nghiệp và PTNT

UBND các huyện BTrạch, các sở ngành có liên quan

 

12

Dự án chuyển đổi nghề khai thác ven bờ

Sở Nông nghiệp và PTNT

UBND các huyện, thị xã, thành phố, các sở ngành có liên quan

2021-2030

13

Đầu tư xây dựng cảng cá; khu tránh trú bão tàu cá

Sở Nông nghiệp và PTNT; UBND các huyện, TP, TX

Các sở ngành, đơn vị có liên quan

2021-2030

III

Lĩnh vực chế biến thủy sản

 

 

 

14

Đầu tư xây dựng nhà máy chế biến thủy sản tại KCN Hòn La (công suất 5.000 tấn/năm)

Sở Nông nghiệp và PTNT

UBND các huyện Qung Trạch, các sở ngành có liên quan

2021-2030

15

Đầu tư nâng công suất Nhà máy chế biến thủy sản Sông Gianh; tăng sản lượng hàng đông xuất khẩu lên 2.000 tấn/năm.

Sở Nông nghiệp và PTNT

UBND các huyện BTrạch, các sở ngành có liên quan

2021-2030

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 2520/KH-UBND ngày 11/11/2021 thực hiện Chiến lược Phát triển thủy sản đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trên địa bàn tỉnh Quảng Bình

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


947

DMCA.com Protection Status
IP: 3.145.8.2
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!