Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 1500/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Hà Giang Người ký: Hoàng Gia Long
Ngày ban hành: 05/11/2024 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1500/QĐ-UBND

Hà Giang, ngày 05 tháng 11 năm 2024

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH KẾ HOẠCH QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ TỈNH HÀ GIANG GIAI ĐOẠN 2024 - 2030

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ GIANG

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật T chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 17 tháng 11 năm 2020;

Căn cứ Nghị định 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;

Căn cứ Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 18 tháng 01 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí;

Căn cứ Quyết định số 1973/QĐ-TTg ngày 23 tháng 11 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch quốc gia về quản lý chất lượng môi trường không khí giai đoạn 2021-2025;

Căn cứ Quyết định số 450/QĐ-TTg ngày 13 tháng 4 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050;

Căn cứ Quyết định số 1339/QĐ-TTg ngày 13 tháng 11 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tỉnh Hà Giang thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050;

Căn cứ Công văn số 3051/BTNMT-TCMT ngày 07 tháng 6 năm 2021 của Bộ Tài nguyên và môi trường về hướng dẫn kỹ thuật xây dựng Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí cấp tỉnh;

Căn cứ Công văn số 1074/BTNMT-KSONMT ngày 21 tháng 02 năm 2024 về việc hướng dẫn kỹ thuật kiểm kê phát thải bụi và khí thải từ nguồn đim, nguồn diện và nguồn di động;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 3507/TTr-STNMT ngày 29 tháng 10 năm 2024; Báo cáo số 2081/BC-VP ngày 05/11/2024 của Văn phòng UBND tỉnh.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí tỉnh Hà Giang giai đoạn 2024 - 2030.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký, thay thế Kế hoạch số 56/KH-UBND ngày 22 tháng 02 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh về quản lý chất lượng không khí tỉnh Hà Giang.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Thủ trưởng các sở, ngành: Tài nguyên và Môi trường; Công Thương; Giáo dục và Đào tạo; Giao thông Vận tải; Khoa học và Công nghệ; Kế hoạch và Đầu tư; Ngoại vụ; Tài chính; Thông tin và Truyền thông; Xây dựng; Y tế; Công an tỉnh; Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Tài nguyên và Môi trường;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- Văn phòng Đoàn ĐBQH-HĐND tỉnh;
- Các Sở, Ban ngành, đoàn thể tỉnh;
- Lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh;
- Cổng thông tin điện tử t
nh;
- Lưu: VT, KTT
H.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Hoàng Gia Long

KẾ HOẠCH

QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ TỈNH HÀ GIANG GIAI ĐOẠN 2024 - 2030
(Kèm theo Quyết định số 1500/QĐ-UBND ngày 05 tháng 11 năm 2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang)

I. ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ TỈNH HÀ GIANG

Hiện trạng và diễn biến chất lượng môi trường không khí tỉnh Hà Giang giai đoạn 2016-2023 được đánh giá như sau:

- Thành phố Hà Giang: Hiện trạng chất lượng môi trường không khí trên địa bàn thành phố Hà Giang (năm 2023) đang ở mức khá tốt, các thông số quan trắc trên địa bàn đều nằm trong ngưỡng cho phép của QCVN05:2023/BTNMT. Về diễn biến chất lượng môi trường không khí trên địa bàn thành phố Hà Giang (giai đoạn 2016-2023) xuất hiện ô nhiễm không khí đối với thông số TSP, giá trị trung bình năm 2022 vượt giới hạn 1,05 lần, các năm còn lại không xuất hiện ô nhiễm, giá trị thông số TSP đang có xu hướng giảm dần đến thời điểm hiện tại và đã không còn ô nhiễm. Các thông số còn lại đều có giá trị trong bình năm nằm trong giới hạn cho phép và có xu hướng giảm trong giai đoạn 2022-2023.

- Các huyện còn lại: Hiện hạng chất lượng môi trường tại các huyện còn lại (năm 2023) cũng đang ở mức khá tốt, các thông số quan trắc đều cho kết quả nằm trong ngưỡng cho phép, về diễn biến trong giai đoạn 2016-2023 xuất hiện 1 số vị trí cho kết quả trung bình năm giá trị quan trắc thông số TSP vượt ngưỡng cho phép như tại huyện Bắc Quang năm 2020 và năm 2021, tuy nhiên đến thời điểm hiện tại, thông số này đang có xu hướng giảm dần và đã không còn vượt giới hạn. Các thông số còn lại đều nằm trong ngưỡng cho phép trong giai đoạn 2016-2023 và có xu hướng giảm trong giai đoạn 2022-2023.

- Chất lượng không khí tại các khu vực gần các cơ sở công nghiệp: Các khu vực được quan trắc chất lượng môi trường không khí hàng năm đó là Đường vào mỏ đá tổ 5 - Ngọc Hà, TP. Hà Giang; Khu vực khu dân cư phía Bắc Khu công nghiệp Bình Vàng; Khu vực Trạm nghiền xi măng Bắc Quang; Khu vực nhà máy luyện quặng antimon Mậu Duệ. Về hiện trạng chất lượng môi trường không khí (năm 2023) tại các khu vực này đu cho kết quả quan trc trung bình năm nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 05:2023/BTNMT. về diễn biến trong giai đoạn 2016-2023, các thông số đều có kết quả quan trắc có xu hướng giảm trong những năm gần đây. Chỉ có khu vực trạm nghiền xi măng Bắc Quang xuất hiện ô nhiễm đối tới thông số TSP, vượt giới hạn 1,01 lần vào năm 2020. Các thông số còn lại đều không xuất hiện ô nhiễm trong giai đoạn này.

II. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ CỦA TỈNH HÀ GIANG

2.1. Đánh giá công tác quản lý chất lượng môi trường không khí

2.1.1 Công tác xây dựng thể chế, chính sách và các giải pháp quản lý chất lượng không khí tại địa phương

a) Công tác xây dựng, ban hành văn bản

Giai đoạn 2015 - 2024, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Hà Giang đã ban hành nhiều văn bản quan trọng liên quan đến công tác quản lý, bảo vệ môi trường không khí trên địa bàn tỉnh, cụ thể:

- Quyết định số 1589/QĐ-UBND ngày 27/8/2015 của UBND tỉnh phê duyệt Quy hoạch bảo tồn Đa dạng sinh học tỉnh Hà Giang đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;

- Quyết định số 1710/QĐ-UBND ngày 16/8/2018 của UBND tỉnh phê duyệt mạng lưới quan trắc môi trường trên địa bàn tỉnh Hà Giang;

- Quyết định 2186/QĐ-UBND ngày 19/10/2018 của UBND tỉnh phê duyệt Kế hoạch thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải y tế nguy hại trên địa bàn tỉnh Hà Giang;

- Quyết định số 09/2024/QĐ-UBND ngày 02/02/2024 của UBND tỉnh ban hành quy định quản lý chất thải trên địa bàn tỉnh Hà Giang.

- Ch thị 1085/CT-UBND ngày 04/6/2019 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc chấn chỉnh công tác bảo vệ môi trường, thu gom và xử lý rác thải trên địa bàn tỉnh Hà Giang;

- Chỉ thị số 272/CT-UBND ngày 27/02/2020 của Chủ tịch UBND tỉnh H về việc tăng cường công tác quản lý và chấn chỉnh tình hình hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Hà Giang;

- Chỉ thị 1867/CT-UBND ngày 13/10/2020 của Chủ tịch UBND tỉnh về giảm thiểu, phân loại, thu gom, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải nhựa;

- Kế hoạch 145/KH-UBND ngày 19/9/2015 của UBND tỉnh về kiểm soát ô nhiễm môi trường các cơ sở sản xuất, chế biến nông lâm sản trên địa bàn tỉnh Hà Giang;

- Kế hoạch 205/KH-UBND ngày 18/7/2017 của UBND tỉnh về hành động “Giảm phát thải khí nhà kính thông qua hạn chế mất rừng và suy thoái rừng; bảo tồn, nâng cao trữ lượng các-bon và quản lý bền vững tài nguyên rừng” tỉnh Hà Giang đến năm 2030;

- Kế hoạch số 56/KH-UBND ngày 22/02/2021 của UBND tỉnh về quản lý chất lượng không khí tỉnh Hà Giang;

- Kế hoạch số 139/KH-UBND ngày 27/4/2021 của UBND tỉnh về thực hiện Nghị quyết số 06/NQ-CP ngày 21/01/2021 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường theo Kết luận số 56-KL/TW ngày 23/8/2019 của Bộ Chính trị;

- Kế hoạch số 244/KH-UBND ngày 24/9/2021 của UBND tỉnh về thực hiện “Đề án tăng cường công tác quản lý chất thải nhựa ở Việt Nam” giai đoạn 2021-2026 trên địa bàn tỉnh Hà Giang;

Theo đó, nhiều văn bản quy định về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh đã đề cập đến việc kiểm soát và bảo vệ môi trường không khí, đặc biệt tại khu công nghiệp, khu khai thác khoáng sản, cụm công nghiệp, làng nghề ... Bên cạnh đó, quy hoạch ngành xây dựng, giao thông vận tải luôn quan tâm đến giảm thiểu phát thải khí thải từ nguồn giao thông, xây dựng, tăng tỷ lệ cây xanh đô thị, đẩy mạnh các chương trình sản xuất sạch hơn, bền vững. Bên cạnh đó, chú trọng đến việc giảm phát thải khí nhà kinh, quản lý bền vững và phát triển tài nguyên rừng như Kế hoạch hành động số 205/KH-UBND ngày 18/7/2017 của UBND tỉnh Hà Giang về giảm phát thải khí nhà kính thông qua hạn chế mất rừng và suy thoái rừng; bảo tồn, nâng cao trữ lượng các-bon và quản lý bền vững tài nguyên rừng tỉnh Hà Giang đến năm 2030; Quyết định 2892/QĐ-UBND ngày 31/12/2019 của UBND tỉnh Hà Giang ban hành Điều lệ về tổ chức và hoạt động của Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Hà Giang.

b) Công tác tuyên truyền, giáo dục về bảo vệ môi trường

Thực hiện Kế hoạch s 56/KH-UBND ngày 22/02/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang về quản lý chất lượng không khí tỉnh Hà Giang, các nội dung tuyên truyền, giáo dục và nâng cao năng lực, nhận thức về quản lý chất lượng không khí đã được triển khai thực hiện bao gồm:

- Công khai thông tin về chất lượng môi trường không khí xung quanh, kết quả quan trắc khí thải tự động, liên tục trên trang thông tin điện tử của tỉnh;

- Hàng năm, tổ chức tập huấn, phổ biến thường xuyên các kiến thức về quản lý chất lượng không khí, các văn bản quy phạm pháp luật về bảo v môi trường không khí cho cán bộ quản lý môi trường các ngành, các cấp và các chủ cơ sở sản xuất;

- Xây dựng và thực hiện các kế hoạch truyền thông, phổ biến thông tin cho cộng đồng về tác hại của ô nhiễm không khí và lợi ích của việc sử dụng xăng sinh học đối với môi trường không khí.

c) Công tác kiểm soát các nguồn thải

Việc kiểm soát các nguồn thải trên địa bàn, Ủy ban nhân dân tỉnh đã giao nhiệm vụ cho các Sở, Ban ngành cùng phối hợp thực hiện, trong đó:

Sở Tài Nguyên và Môi trường:

- Đôn đốc, kiểm tra các cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn thực hiện các biện pháp kiểm soát, xử lý khí thải; tuyên truyền, khuyến khích các cơ sở sản xuất công nghiệp tăng cường áp dụng sản xuất sạch hơn, hệ thng chứng nhận theo TCVN ISO 14001;

- Đôn đốc, giám sát các cơ sở sản xuất thuộc đối tượng phải lắp đặt quan trắc khí thải tự động và truyền dữ liệu về Sở Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện lắp đặt theo quy định;

- Tăng cường thanh tra, xử lý các cơ sở, hoạt động gây ô nhiễm không khí trên địa bàn; kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo quy định.

Sở Kế hoạch và Đầu tư:

- Chủ trì phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tuyên truyền, khuyến khích các cơ sở sản xuất công nghiệp đầu tư, thực hiện đổi mới công nghệ, quy trình sản xuất, thiết bị sản xuất tại các cơ sở công nghiệp nhằm hạn chế phát sinh khí thải.

Sở Công Thương:

- Chủ trì phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tuyên truyền, khuyến khích các cơ sở sản xuất công nghiệp đầu tư, thực hiện đổi mới công nghệ, quy trình sản xuất, thiết bị sản xuất tại các cơ sở công nghiệp nhằm hạn chế phát sinh khí thải.

Sở Giao thông Vận tải:

- Tổ chức triển khai thực hiện lộ trình áp dụng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường đối với khí thải phương tiện giao thông vận tải;

- Tổ chức triển khai thí điểm, phát triển, khuyến khích người dân sử dụng hệ thống giao thông vận tải thân thiện với môi trường, giảm thiểu dùng phương tiện cá nhân;

- Kịp thời hướng dẫn và theo dõi chặt chẽ việc thực hiện công tác bảo vệ môi trường, nhất là các giải pháp hiệu quả đảm bảo ngăn ngừa, hạn chế, giảm thiểu bụi, khí thải trong hoạt động xây dựng công trình giao thông.

Sở Y tế:

- Chỉ đạo, kiểm tra thực hiện việc quan trắc các tác động từ hoạt động của ngành y tế đối với môi trường không khí;

- Tăng cường kiểm soát ô nhiễm không khí từ các lò đốt chất thải y tế.

Công an tỉnh:

- Chỉ đạo điều tra, xử lý nghiêm các vụ vi phạm pháp luật về môi trường gây ô nhiễm không khí.

2.1.2. Hiệu quả của các giải pháp quản lý chất lượng môi trường đang thực hiện

- Chất lượng không khí trên địa bàn tỉnh Hà Giang ở mức khá tốt; Kết quả quan trắc hàng năm cho thy tại một số đim trên địa bàn tỉnh có thời điểm thông s TSP vượt ngưỡng cho phép của QCVN05:2015/BTNMT, đến năm 2023 thông số TSP đang có xu hướng giảm dần;

- Kết quả triển khai Kế hoạch số 56/KH-UBND ngày 22/02/2021, sự tham gia của cộng đồng trong các hoạt động bảo vệ môi trường nói chung, môi trường không khí nói riêng trên địa bàn tỉnh được duy trì và tăng cường; Hiệu quả của hệ thống xử lý chất thải y tế bằng công nghệ không đốt đã làm giảm khí thải, môi trường không khí tại các cơ sở y tế được đảm bảo; Các vụ cháy rừng được kiểm soát chặt và dập tắt sớm đã không làm ô nhiễm không khí môi trường không khí xung quanh; Việc quản lý chặt chẽ công tác bảo vệ môi trường tại các công trường xây dựng đã góp phần giảm ô nhiễm bụi phát sinh ra môi trường; Việc thanh, kiểm tra các cơ sở trong việc chấp hành các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường đã góp phần giúp các cơ sở sản xuất công nghiệp, dịch vụ,... có ý thức trong việc bảo vệ môi trường không khí; Việc sử dụng nhiên liệu sinh học đã góp phần giúp cải thiện tình trạng ô nhiễm môi trường.

- Trên địa bàn tỉnh Hà Giang, chưa để xảy ra sự cố liên quan tới môi trường không khí.

2.1.3. Các vn đề bất cập, tồn tại trong công tác quản lý chất lượng không khí

- Hệ thống văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường còn có quy định chưa phù hợp với điều kiện tỉnh miền núi như Hà Giang; tỉnh Hà Giang đã ban hành Kế hoạch số 56/KH-UBND ngày 22/02/2021 về quản lý chất lượng môi trường không khí nhưng chưa đy đủ nội dung theo hướng dẫn tại Công văn s 3051/BTNMT-TCMT ngày 07/6/2021 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, do đã được ban hành trước thời điểm hướng dẫn;

- Nguồn lực đầu tư cho các hoạt động kiểm soát, phòng ngừa ô nhiễm môi trường không khí còn hạn chế. Đến nay chưa xây dựng được trạm quan trắc tự động, liên tục không khí ngoài trời theo mạng lưới quan trắc môi trường được phê duyệt tại Quyết định số 1710/QĐ-UBND ngày 16/8/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang và Quy hoạch tỉnh Hà Giang được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 1339/QĐ-TTg ngày 13/11/2023. Tần suất quan trắc môi trường không khí định kỳ mỏng. Kinh phí sự nghiệp môi trường hàng năm cho công tác bảo vệ môi trường không khí của tỉnh còn hạn hẹp;

- Ô nhiễm nguồn diện có nguy cơ gia tăng mạnh trong thời gian tới, đặc biệt tại các khu vực xử lý chất thải rắn hiện đang quá tải;

- Sự tham gia của cộng đồng vào công tác bảo vệ môi trường còn tương đối hạn chế; Tỷ lệ người dân sử dụng phương tiện cá nhân ngày càng gia tăng, nhất là xe ô tô (giai đoạn 2016-2024 tăng 1,17 lần), xe máy (giai đoạn 2016- 2024 tăng 1,47 lần);

- Hạ tầng giao thông công cộng còn yếu (chưa bố trí tuyến xe bus nội tỉnh, nội huyện).

2.2. Hiện trạng quan trắc chất lượng môi trường không khí

2.2.1. Mạng lưới quan trắc đang thực hiện

Mạng lưới quan trắc môi trường không khí định kỳ tính đến đến năm 2023 đang được quan trắc tại 26/34 vị trí so với mạng lưới quan trắc môi trường tỉnh Hà Giang đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 được phê duyệt tại Quyết định số 1710/QĐ-UBND ngày 16/8/2018 của UBND tỉnh, tần suất trắc từ 2 đến 3 đợt/năm. Trong đó thành phố Hà Giang có 6 vị trí, huyện Vị Xuyên có 4 vị trí, huyện Bắc Quang có 3 vị trí, huyện Quang Bình có 2 vị trí, huyện Xín Mn có 1 vị trí, huyện Hoàng Su Phì có 1 vị trí, huyện Bắc Mê có 3 vị trí, huyện Mèo Vạc có 1 vị trí, huyện Đồng Văn có 1 vị trí, huyện Yên Minh có 3 vị trí và huyện Quản Bạ có 1 vị trí.

Các thông số quan trắc bao gồm: Nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió, hướng gió, áp suất, tổng bụi lơ lửng (TSP), CO, tiếng ồn (Laeq), SO2, NO2, Ozon (O3), NH3, H2S, cường độ dòng xe. Phương pháp quan trắc, thiết bị quan trắc và đơn vị quan trắc đáp ứng đầy đủ các quy định của tổ chức hoạt động trong lĩnh vực quan trắc môi trường do Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép. Các báo cáo kết quả quan trắc chất lượng môi trường đã được xây dựng và công khai trên trang hệ thống thông tin của Sở Tài nguyên và Môi trường.

Công tác quan trắc môi trường định kỳ đến nay chưa được thực hiện đầy đủ về số lượng các vị trí đã được phê duyệt tại Quyết định số 1710/QĐ-UBND ngày 16/8/2018 và chưa được đầu tư xây dựng hệ thống quan trắc tự động, liên tục do tỉnh chưa bố trí được nguồn vốn đầu tư.

2.2.2. Mạng lưới quan trắc môi trường tỉnh Hà Giang quy hoạch đến năm 2030

Mạng lưới quan trắc môi trường tỉnh Hà Giang theo Quyết định 1339/QĐ-TTg ngày 13/11/2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh Hà Giang thời kỳ 2023 - 2030 tầm nhìn đến 2050 là: “Duy trì mạng lưới quan trắc môi trường hiện có; đầu tư, mở rộng mạng lưới các điểm quan trắc môi trường trên địa bàn Tỉnh khi cần thiết. Đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị, công nghệ và nhân lực quan trắc môi trường”. Mạng lưới quan trắc môi trường không khí hiện triển khai thực hiện theo Quyết định số 1710/QĐ-UBND ngày 16/8/2018 của UBND tỉnh, gm:

- Mạng lưới quan trắc môi trường định kỳ: Quan trắc môi trường không khí ngoài trời, tiếng ồn tại 34 điểm. Trong đó: Khu vực thành phố Hà Giang 7 vị trí; Khu vực huyện Vị Xuyên 7 vị trí; Khu vực huyện Bắc Quang 5 vị trí; Khu vực huyện Bc Mê 4 vị trí; Khu vực huyện Mèo Vạc 1 vị trí; Khu vực huyện Đng Văn 1 vị trí; Khu vực huyện Yên Minh 3 vị trí; Khu vực huyện Quản Bạ 1 vị trí; Khu vực huyện Quang Bình 2 vị trí; Khu vực huyện Xín Mần 1 vị trí; Khu vực huyện Hoàng Su Phì 2 vị trí.

- Mạng lưới quan trắc môi trường tự động, liên tục: Đầu tư xây dựng 10 trạm quan trắc tự động, liên tục không khí ngoài trời gồm:

+ Thành phố Hà Giang: Trạm đặt tại Sở Tài nguyên và Môi trường; Trạm đặt tại ngã tư QL 34 và đường Quyết Thắng - Sơn Hà, phường Ngọc Hà; Trạm đặt tại trung tâm phường Minh Khai, thành phố Hà Giang;

+ Huyện Vị Xuyên: Trạm đặt tại Khu công nghiệp Bình Vàng (xã Đạo Đức, huyện Vị Xuyên); Trạm đặt tại trung tâm xã Đạo Đức, huyện Vị Xuyên; Trạm đặt tại trung tâm Thị trấn Vị Xuyên, huyện Vị Xuyên; Trạm đặt tại trung tâm khu Kinh tế cửa khẩu Thanh Thủy;

+ Huyện Bắc Quang: Trạm đặt tại trung tâm thị trấn Việt Quang, huyện Bắc Quang; Trạm đặt tại thị trấn Vĩnh Tuy, huyện Bắc Quang;

+ Huyện Yên Minh: Trạm đặt tại xã Mậu Duệ, huyện Yên Minh.

Đến nay, trên địa bàn tỉnh chưa đầu tư xây dựng hệ thống quan trắc tự động, liên tục do chưa bố trí được nguồn vốn đầu tư.

2.3. Xác định và đánh giá các nguồn phát thải khí thải chính

Kết quả thực hiện nhiệm vụ Xây dựng Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí tỉnh Hà Giang năm 2024 đã được UBND tỉnh Hà Giang giao cho Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện. Theo đó:

2.3.1. Phát thải nguồn điểm

Đã tiến hành kiểm kê khí thải đối với 189 nguồn phát sinh khí thải nguồn điểm bao gồm 182 cơ sở sản xuất kinh doanh và 7 khu xử lý rác thải sinh hoạt sử dụng lò đốt trên địa bàn tỉnh Hà Giang.

Đối với các nguồn thải cơ sở sản xuất kinh doanh, bao gồm các ngành: Cơ khí, luyện kim, sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng, cơ khí, luyện kim, chế biến nông lâm sản và sản xuất than ép. Số nguồn thải thuộc ngành sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng có số lượng nguồn thải lớn nhất là 111 cơ sở tương đương với tỷ lệ 60,99% tổng số nguồn thải, tiếp đến là ngành cơ khí, luyện kim có 65 cơ sở tương đương khoảng 35,71% tổng số nguồn thải. Tiếp đến là 2 ngành chế biến nông, lâm sản và sản xuất than ép với số cơ sở lần lượt là 4 và 2, tương đương với 2,2% và 1,1% tổng số nguồn thải.

2.3.2. Phát thải nguồn di động

Kết quả điều tra khảo sát, kiểm kê các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, các phương tiện di động khác lưu thông trên 100 tuyến đường chính trong nội tỉnh, trên mỗi tuyến đường tiến hành điều tra, khảo sát trong thời gian 1 giờ. Trong 100 tuyến đường nội tỉnh bao gồm các tuyến đường thuộc các đường Quốc lộ lớn như đường Quốc lộ 2, Quốc lộ 279, Quốc lộ 34 và Quốc lộ 4C, cùng với đó là các đường tỉnh như đường tỉnh 176, đường tỉnh 177, đường tnh 178, đường tỉnh 179D,.. .cùng với đó là các đường liên huyện, liên xã khác.

Trên 100 tuyến đường cho thấy có tổng 37.159 xe lưu thông/giờ, trong đó chiếm phần lớn là xe máy với lượng xe/giờ là 19.930, lượng xe nhiu thứ hai là xe ô tô con 4-9 chỗ với 6.798 xe/giờ. Tiếp đến là lượng xe máy 50-109cc với 5.108 xe/giờ. Lượng xe khách (10-24 chỗ), xe tải nhỏ (<3,5 tấn) và xe tải (3,5-16 tấn) lần lượt là 1.607 xe/giờ; 1.407 xe/giờ và 1.318 xe/giờ. Trong khi đó, lượng xe tải lớn (>16) tấn là 749 xe/giờ. Lượng xe khác (máy nông nghiệp, máy công trình, ...) là rất nhỏ chỉ khoảng 242 xe/giờ.

2.3.2. Phát thải nguồn diện

Đã tiến hành kiểm kê khí thải tại 5 bãi rác, khu xử lý chất thải và 3 mỏ khai thác khoáng sản còn hoạt động thuộc các nguồn phát sinh khí thải dạng nguồn diện.

2.4. Kiểm kê phát thải

Kết quả kiểm kê cho các nguồn phát thải được tổng hợp trong bảng sau:

TT

Nguồn phát thải

Hiện trạng phát thải (tấn/năm)

TSP

PM10

PM2.5

SO2

NO2

CO

1

Nguồn điểm

738,31

590,63

108,91

5.406,75

2.208,54

4.275,81

-

Sản xuất vật liệu xây dựng

644,37

515,49

103,10

4.922,62

1.490,37

3.638,27

-

Cơ khí

4,26

3,40

0,68

48,66

55,57

31,26

-

Luyện kim

25,68

20,54

4,11

206,90

143,30

444,00

-

Khu xử lý rác thải (lò đốt)

64,00

51,20

1,02

228,57

519,30

162,28

2

Nguồn di động

2.569,29

1.574,32

268,61

169,20

4.758,62

11.179,72

-

Đường bộ

2.569,29

1.574,32

268,61

169,20

4.758,62

11.179,72

3

Nguồn diện

394,45

315,56

6,31

225,47

581,14

3.605,83

-

Mỏ khoáng sản

370,27

296,22

5,92

139,11

384,93

3.544,51

-

Bãi rác

24,18

19,34

0,39

86,36

196,21

61,32

Tổng cộng

3.702,05

2.480,51

383,83

5.801,42

7.548,30

19.061,36

Theo hiện trạng phát thải vào năm 2023, mức phát thải đối với các chất ô nhiễm lần lượt là: 3.702,04 tấn/năm đối với TSP; 2.480,51 tấn/năm đối với PM10; 383,83 tấn/năm PM2.5; 5.801,41 tấn/năm đối với SO2; 7.548,30 tấn/năm đối với NO2; 19.061,35 đối với CO. Trong loại nguồn thải, nguồn thải di động đóng góp mức phát thải các chất ô nhiễm lớn nhất.

2.5. Mô hình hóa chất lượng môi trường không khí

Theo kết quả tính toán từ mô hình khuếch tán và nơi tiếp nhận, mức phát thải các chất ô nhiễm tại năm 2030 được cụ thể hóa bằng kết quả diễn biến chất lượng môi trường không khí theo không gian (bản đồ thể hiện nồng độ các chất ô nhiễm không khí) và bằng các số liệu phân tích về tỷ lệ đóng góp (%) của các nguồn phát thải chính (nguồn điểm, nguồn di động, nguồn diện) được th hiện như sau:

Theo kịch bản vào năm 2030, mức phát thải trung bình đối với các chất ô nhiễm lần lượt là: 5.017,30 tấn/năm đối với TSP; 3.474,99 tấn/năm đối với PM10; 466,95 tấn/năm PM2.5; 9.939,16 tấn/năm đối với SO2; 9.855,24 tấn/năm đối với NO2; 29.607,19 đối với CO.

Bản đồ: Nồng độ TSP và PM10 năm 2030

Nguồn phát sinh TSP lớn nhất là nguồn di động, cụ thể là từ các phương tiện cơ giới đường bộ chiếm đến 57% tổng mức phát thải TSP tại năm 2030. Thấp nhất là từ nguồn hoạt động cơ khí, luyện kim (nguồn điểm) với chỉ khoảng 2% tổng mức phát thải TSP tại năm 2030. Mức phát phát thải TSP từ bãi rác, khu xử lý chất thải chiếm 2%; Mỏ khai thác khoáng sản chiếm 22% và từ sản xuất vật liệu xây dựng là 17% tổng mức phát thải.

Nguồn phát sinh PM10 lớn nhất là nguồn di động, cụ thể là từ các phương tiện cơ giới đường bộ chiếm đến 60% tổng mức phát thải PM10 tại năm 2030. Thấp nhất là từ nguồn hoạt động cơ khí, luyện kim (nguồn điểm) với chỉ khoảng 1% tổng mức phát thải PM10 tại năm 2030. Mức phát phát thải PM10 từ khu xử lý chất thải, bãi rác là 2%; Mỏ khai thác khoáng sản chiếm 23% và từ sản xuất vật liệu xây dựng là 14% tổng mức phát thải.

Bản đồ: Nồng độ PM2.5 và SO2 năm 2030

Bản đồ: Nồng độ NO2 và CO năm 2030

Nguồn phát sinh PM2.5 lớn nhất là nguồn di động, cụ thể là từ các phương tiện cơ giới đường bộ chiếm đến 65% tổng mức phát thải PM2.5 tại năm 2030. Thấp nhất là từ nguồn hoạt động cơ khí, luyện kim, khu xử lý chất thải, bãi rác (nguồn điểm) với chỉ khoảng 3% tổng mức phát thải PM2.5 tại năm 2030. Mức phát phát thải PM2.5 từ mỏ khai thác khoáng sản chiếm 4% và từ sản xuất vật liệu xây dựng là 28% tổng mức phát thải.

Nguồn phát sinh SO2 lớn nhất là nguồn điểm, cụ thể là từ sản xuất vật liệu xây dựng chiếm đến 82% tổng mức phát thải SO2 tại năm 2030. Thấp nhất là từ nguồn hoạt động cơ khí với ch khoảng 1% tng mức phát thải SO2 tại năm 2030. Mức phát phát thải SO2 từ khu xử lý chất thải, bãi rác là 4%; Mỏ khai thác khoáng sản chiếm 4% và từ luyện kim là 7% tổng mức phát thải, phương tiện cơ giới là 2% tổng mức phát thải.

Nguồn phát sinh NO2 lớn nhất là nguồn di động, cụ thể là từ phương tiện cơ giới đường bộ chiếm đến 54% tổng mức phát thải NO2 tại năm 2030. Từ nguồn hoạt động cơ khí với chỉ khoảng 1%, từ khu xử lý chất thải, bãi rác 9%; Mỏ khai thác khoáng sản chiếm 12% và từ luyện kim là 5%, sản xuất vật liệu xây dựng là 19% tổng mức phát thải.

Nguồn phát sinh CO lớn nhất là nguồn di động từ phương tiện cơ giới đường bộ chiếm đến 42% tổng mức phát thải CO tại năm 2030. Từ nguồn hoạt động cơ khí, luyện kim với khoảng 5% tổng mức phát thải CO tại năm 2030. Mức phát phát thải CO từ khu xử lý chất thải, bãi rác 1 %; Mỏ khai thác khoáng sản chiếm 36%, sản xuất vật liệu xây dựng là 16% tổng mức phát thải.

(Chi tiết mức phát thải năm 2023 theo kịch bản trung bình được thể hiện tại Phụ lục 1 kèm theo).

III. PHÂN TÍCH, NHẬN ĐỊNH NGUYÊN NHÂN GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ

Tác nhân gây gia nguy cơ tăng tình trạng ô nhiễm môi trường không khí trên địa bàn tỉnh Hà Giang chủ yếu do bụi TSP, PM10, PM2.5 các chất khí CO, SO2, NO2. Trong đó, nguồn di động là tác nhân phát sinh bụi lớn nhất, đóng góp vào tổng mức phát thải PM10 chiếm 69%, PM2.5, chiếm 63%, TSP chiếm 70% so với nguồn điểm và nguồn diện. Ngoài ra, nguồn diện cũng được đánh giá là nguồn phát thải CO lớn, chiếm gần 60% tổng mức phát thải CO trên địa bàn tỉnh. Nguồn di động cũng đóng vai trò lớn trong việc phát thải NO2 từ quá trình đốt nhiên liệu khi chiếm tới 63% tng mức phát thải tại các nhóm nguồn. Mặt khác, nguồn điểm đóng góp vào tổng mức phát thải SO2 với tỷ trọng lớn chiếm 89%. Từ những đánh giá chung về tỷ lệ đóng góp của các loại hình phát thải, nhận thấy, tình trạng ô nhiễm không khí trên địa bàn tỉnh Hà Giang chủ yếu từ hoạt động giao thông vận tải.

Đối với nguồn điểm, ngành sản xuất vật liệu xây dựng với số lượng lớn các hộ gia đình sản xuất, nhà máy được đánh giá là một tác nhân gây ô nhiễm cần có các biện pháp quản lý phù hợp khi tỷ lệ đóng góp vào mức phát thải bụi, khí thải nguồn điểm là rất cao (chiếm trên 88%). Ngành luyện kim có tỷ lệ đóng góp ô nhiễm nguồn điểm chủ yếu mức phát thải khí CO, SO2, NO2, xếp thứ hai trên tổng các nhóm ngành được nghiên cứu; tuy nhiên với sự phát triển kinh tế mạnh trong tương lai của Hà Giang, nhiều nhà máy trong lĩnh vực sẽ được trở lại, mở mới hoạt động nên tỷ lệ đóng góp này được nhận định là có xu thế gia tăng mạnh. Nhóm ngành cơ khí với đặc điểm là nhỏ lẻ ở mức hộ gia đình, tập trung chủ yếu tại trung tâm các xã/thị trấn và chưa có đóng góp đáng kể vào tỷ lệ phát thải nguồn điểm.

Đối với nguồn di động trên địa bàn tỉnh Hà Giang, xét đến các phương tiện giao thông trên các tuyến đường bộ trong tỉnh bao gồm các loại xe gn máy, xe ô tô con, xe tải nhẹ, xe tải nặng, xe khách, máy công trình. Các phương tiện sử dụng xăng và dầu làm nhiên liệu vận hành. Các khu vực có tỷ lệ ô nhiễm lớn theo không gian tập trung chủ yếu tại các khu đô thị, khu công nghiệp, lượng phân b ô nhiễm lớn xuất hiện tại trung tâm thành phố Hà Giang, huyện Bắc Quang, Vị Xuyên. Các tuyến đường bộ được đánh giá cần có biện pháp quản lý ô nhiễm chặt chẽ là tuyến Quốc lộ 2, Quốc lộ 34, Quốc lộ 279, Quốc lộ 4C. Trong tương lai, Hà Giang sẽ có thêm tuyến cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang mở ra tương lai mới, mang lại nhiều lợi ích về kinh tế - xã hội cho tỉnh xong cũng đem đến nhiều nguy cơ về ô nhiễm bụi, khí thải cục bộ trong khu vực.

Đối với nguồn diện, tập trung chủ yếu vào loại hình khai thác mỏ khoáng sản và khu xử lý chất thải/bãi rác. Trong đó, các khu mỏ đang hoạt động chiếm tỷ lệ đóng góp lớn vào phát thải các loại bụi (TSP, PM10, PM2.5) trên 80% và CO trên 94%. Các bãi rác, khu xử lý chất thải lại đóng góp tỷ lệ phát thải SO2, NO2 cao trên 65% so với tổng mức phát thải nguồn diện. Trong tương lai, khi các khu xử lý được vận hành đủ năng lực, nguồn tiếp nhận gia tăng mạnh thì mức độ ô nhiễm từ đây cũng gia tăng, gây ra hiện tượng ô nhiễm cục bộ tại các khu vực đã có; mặt khác, các khu mỏ khoáng sản được mở mới trong tương lai lại mang đến những nguy cơ ô nhiễm môi trường mới tại khu vực.

Bên cạnh đó, còn một số nguyên nhân khác ảnh hưởng lớn đến việc gia tăng ô nhiễm không khí trên địa bàn tỉnh Hà Giang có thể kể đến như sau:

- Ảnh hưởng từ khí tượng, thủy văn: Thời tiết của tỉnh Hà Giang trong những có nhiều diễn biến bất thường như nắng nóng (giai đoạn 2016-2020) có 38 đợt nắng nóng), lũ ống, lũ quét (khoảng 250 vị trí) và trượt sạt lở đất (khoảng 1.106 điểm) xuất hiện với biên độ gia tăng. Đặc biệt, tại một số huyện trọng điểm như Quản Bạ, Yên Minh, Hoàng Su Phì, Xín Mần, Quang Bình...

- Ảnh hưởng của địa hình: Hà Giang là tnh thuộc vùng miền núi cao phía bắc, địa hình phân hóa mạnh, có sự khác biệt rõ rệt giữa các vùng cao và vùng thấp. Nhìn chung, khu vực có độ ẩm, lượng gió, lượng mưa, nhiệt độ phân bố không đồng đều giữa các vùng,... các yếu tố khí hậu vận động mạnh chủ yếu ở vùng thấp vào các tháng giữa năm; sự ô nhiễm cục bộ tại các vùng cao thường gia tăng vào các tháng cuối năm. Mặt khác, các quá trình quang hóa thường diễn ra nhanh và mạnh làm tăng khả năng đồng hóa của môi trường tự nhiên. Bên cạnh việc làm tăng hiệu suất của quá trình tự làm sạch môi trường thì một số yếu tố khí tượng như độ ẩm, tốc độ gió, hướng gió, nhiệt độ,...khiến quá trình lan truyền, khuếch tán và lắng đọng các chất ô nhiễm trong không khí trở nên phức tạp. Tại vùng địa hình núi cao, thung lũng, các nguồn thải thường bị cản lại khiến khí thải không có sự phân tán xa mà tập trung lan truyền và lắng đọng ở các khu vực có địa hình trũng. Ngoài ra, mật độ cây xanh ở vùng đô thị tương đối thấp nên quá trình quang hóa có thể trở nên nghiêm trọng, kết hợp với hiện tượng nghịch nhiệt góp phần dẫn tới tình trạng ô nhiễm cục bộ ở các khu vực đô thị, khu công nghiệp.

IV. ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ ĐẾN SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG

- Đánh giá mức độ ảnh hưởng sức khỏe của người dân địa phương đối với một số chất ô nhiễm không khí cụ thể:

+ CO: Mức độ ảnh hưởng sức khỏe của người dân địa phương như gây độc cho người khi hít phải, CO giảm khả năng vận chuyển oxy trong máu và tăng áp lực lên tim và phổi;

+ SO2: Mức độ ảnh hưởng sức khỏe của người dân địa phương như gây trở ngại cho con người, SO2 tạo phản ứng với không khí tạo ra mưa axit làm ảnh hưởng tới da và mắt;

+ Bụi PM10: Mức độ ảnh hưởng sức khỏe của người dân địa phương như khiến khả năng ung thư, trường hợp tử vong tăng cao, làm nghiêm trọng các bệnh hô hấp;

+ NO2: Mức độ ảnh hưởng sức khỏe của người dân địa phương như chất kích ứng này hình thành chất quang khói;

+ Chất quang oxy hóa (03 và aldehydes): Mức độ ảnh hưởng sức khỏe của người dân địa phương như chất kích ứng, chất quang oxy hóa làm tổn hại vật chất, làm nghiêm trọng các bệnh đường hô hấp;

+ Pb: Mức độ ảnh hưởng sức khỏe của người dân địa phương như tác động tiêu cực tới sự phát triển trí tuệ của trẻ em và nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng khác.

- Tổng hợp số liệu giai đoạn năm 2016 - 2024, toàn tỉnh có số người mắc các bệnh hô hấp liên quan tới thay đổi môi trường sống là 77.636 ca và chưa có thống kê số ca tử vong liên quan đến đường hô hấp do nguyên nhân ô nhiễm môi trường không khí. Tỷ lệ mắc các bệnh viêm cấp tại đường hô hấp trên (họng, amindan, thanh quản, khí quản...) cao với tng s khoảng 40-45% s ca khám bệnh. Trong khi các bệnh viêm phi chiếm khoảng 30-35% các ca nhập viện điều trị. Ngoài ra viêm mũi, viêm phế quản và viêm phế quản tắc nghẽn mãn tính cũng chiếm tỷ lệ khoảng 5-10% các ca khám bệnh. Bên cạnh đó, tỷ lệ mắc bệnh về đường hô hấp liên quan đến trẻ em tương đối cao, chiếm khoảng 70-75% tng s ca nhập viện.

- Việc xác định chính xác nguyên nhân của một số bệnh lý do ảnh hưởng trực tiếp từ môi trường không khí là một vn đ hết sức phức tạp cn có nhiu thời gian và có các nghiên cứu chuyên sâu trên toàn bộ địa bàn tỉnh Hà Giang. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu tại Việt Nam đã chỉ ra rằng có mi tương quan rt chặt chẽ giữa chất lượng môi trường không khí và sức khỏe của người dân.

V. MỤC TIÊU VÀ PHẠM VI QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ

5.1. Mục tiêu quản lý chất lượng môi trường không khí

5.1.1. Mục tiêu chung

- Duy trì và cải thiện hiện trạng chất lượng môi trường không khí trên địa bàn tỉnh Hà Giang. Quản lý chất lượng môi trường không khí bảo đảm đạt QCVN 05:2023/BTNMT - Quy chuẩn quốc gia về chất lượng không khí.

5.1.2. Mc tiêu c thể

Mục tiêu cụ thể của Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí tỉnh Hà Giang đến năm 2030 như sau:

- Tập trung đầu tư và đưa vào vận hành các trạm quan trắc không khí tự động, liên tục để cập nhật, cung cấp thông tin diễn biến chất lượng môi trường không khí đến cộng đồng;

- Tăng cường kiểm soát phát thải từ các nguồn thải trên địa bàn tỉnh Hà Giang, trong đó ưu tiên khu vực thành phố Hà Giang, các khu công nghiệp, khu kinh tế, cụm công nghiệp;

- Kiểm soát nguồn khí thải từ hoạt động giao thông cơ giới đường bộ; từng bước chuyển đổi sử dụng nhiên liệu sinh học, điện cho các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ;

- Kiểm soát các nguồn khí thải công nghiệp thuộc các loại hình sản xuất vật liệu xây dựng, xử lý chất thải; đảm bảo 100% cơ sở thuộc đối tượng phải lắp đặt thiết bị quan trắc khí thải tự động, liên tục phải đầu tư lắp đặt thiết bị quan trắc khí thải tự động, liên tục và truyền dữ liệu về Sở Tài nguyên và Môi trường để theo dõi, giám sát theo quy định; 100% cơ sở xả khí thải phải có hệ thống xử lý khí thải đảm bảo khí thải phát sinh được xử lý theo quy chuẩn kỹ thuật môi trường trước khi xả ra môi trường; không để phát sinh cơ sở gây ô nhiễm môi trường không khí nghiêm trọng.

5.2. Phạm vi quản lý chất lượng môi trường không khí

- Trên địa bàn tỉnh Hà Giang;

- Các khu vực cần ưu tiên: Các khu vực đông dân cư, đô thị thuộc nội thành, nội thị (thuộc vùng bảo vệ nghiêm ngặt và hạn chế phát thải) trên địa bàn tỉnh Hà Giang; Các khu vực tập trung công nghiệp (Khu kinh tế cửa khẩu Thanh Thủy, khu công nghiệp Bình Vàng, cụm công nghiệp Nam Quang); Các khu chôn lấp, xử lý chất thải, rác thải sinh hoạt; Các điểm khai thác, chế biến khoáng sản, đặc biệt các mỏ đá, các cơ sở sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng.

VI. CÁC NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ

6.1. Đánh giá, phân tích chi phí hiệu quả các giải pháp quản lý chất lượng môi trường không khí và đề xuất lựa chọn giải pháp ưu tiên thực hiện

Kết quả đánh giá chi phí - hiệu quả của các giải pháp để đề xuất các nhiệm vụ và giải pháp quản lý chất lượng không khí phù hợp với điều kiện của địa phương được thể hiện bảng sau:


Bng: Đánh giá kịch bản kiểm soát ô nhiễm

Đặc điểm

Nội dung/mục tiêu

Chi phí

Dự kiến kết quả

Ghi chú/giải pháp thực hiện

Không thực hiện biện pháp giảm thiểu

PA-0

Là kịch bản phát thải dựa trên định hướng phát triển kinh tế xã hội đến năm 2030 và không thực hiện các giải pháp kiểm soát, giảm thiểu bổ sung

Không

Tải lượng các chất ô nhiễm tăng mạnh so với năm 2023. Các chất ô nhiễm bao gồm TSP, PM10, PM2.5, SO2, NO2, CO. Tổng tải lượng năm 2030 có thể tăng từ 23 - 74%.

Phương án dùng để so sánh, đánh giá của các phương án khác khi thực hiện

Giảm thiểu ô nhiễm nguồn điểm

PA-XM

Kiểm soát nguồn điểm (công nghiệp): Nâng cao hiệu suất xử lý bụi và khí thải của các cơ sở xi măng, sản xuất giấy, gỗ...

Cao

Tải các chất ô nhiễm giảm khoảng 15-30% so với PA0.

Hoạt động phụ thuộc vào tính sẵn sàng của doanh nghiệp, nguồn vốn của doanh nghiệp. Trong quá trình thực hiện về phía cơ quan quản lý tiến hành qua các nhóm giải pháp cụ thể:

- Tuyên truyền, nâng cao nhận thức của doanh nghiệp, đổi mới công nghệ xử lý chất thải, theo đó khuyến khích các doanh nghiệp làm tốt, kết quả quan trắc môi trường ổn định sẽ được miễn giảm quan trắc môi trường hàng năm, các doanh nghiệp có mức độ xả thải lớn tiến hành thu phí xả thải.

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm ha, giám sát các chủ nguồn thải có nguy cơ cao, các chủ nguồn thải có hệ thống xử lý khí thải chưa đạt QCVN hoặc công nghệ quá lạc hậu.

- Dừng hoạt động các lò đốt và bãi chôn lấp rác thải quy mô nhỏ đang hoạt động trên địa bàn tỉnh.

- Xây dựng Quy chuẩn địa phương, tạo dựng hành lang pháp lý để thúc đẩy doanh nghiệp đổi mới công nghệ, xử lý.

- Lập đề án và tiến hành thực hiện đề án di dời các cơ sở gây ô nhiễm môi trường ra khỏi khu tập trung dân cư

- Nâng cấp hệ thống nhận, truyền và quản lý dữ liệu quan trắc tự động, số hóa dữ liệu quan trắc nâng cao năng lực cảnh báo chất lượng môi trường; đầu tư bổ sung mới các trạm quan trắc không khí tự động trên địa bàn tỉnh gn với quy hoạch mạng lưới quan trắc môi trường quốc gia và đáp ứng các yêu cầu về quản lý, kiểm soát, nâng cao chất lượng môi trường không khí.

Ưu tiên thực hiện tại:

- Đối với nhóm ngành xi măng, vật liệu xây dựng và khu xử lý chất thải rắn.

PA-CTR

Kiểm soát lò đốt chất thải rắn: Giảm tỷ lệ chất thải rắn xử lý bằng phương pháp chôn lấp xuống còn 40%, xây dựng các khu liên hiệp xử lý chất thải, tận thu năng lượng và xử khí thải đạt QCVN đối với lò đốt chất thải rắn sinh hoạt, công nghiệp và y tế

Cao

Tải các chất ô nhiễm giảm khoảng 1-3% so với PA0.

Giảm thiểu ô nhiễm nguồn di động

PA-GTVT

Kiểm soát phát thải từ giao thông: Tăng tỷ lệ đường nhựa, đường cấp phổi, giảm tỷ lệ đường đất; tăng tỷ trọng xe công cộng, giảm tỷ trọng xe máy, tăng tỷ lệ sử dụng xe điện, đảm bảo tất cả các phương tiện đạt chuẩn khi lưu thông

Rất cao

Tải các chất ô nhiễm giảm khoảng 25-50% so với PAO.

- Xây dựng và ban hành quy định giải pháp phân luồng giao thông, kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí đối với đô thị; tuyến đường, thời gian vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt; chất thải rn công nghiệp thông thường; chất thải nguy hại.

Giảm thiểu ô nhiễm nguồn diện

PA-BCL

Kiểm soát bãi chôn lấp: giảm lượng rác chôn lấp, vận hành bãi chôn lấp theo đúng quy trình kỹ thuật, xử lý nước rỉ rác, ngừng sử dụng các bãi chôn lấp không hp vệ sinh, không đốt rác tại bãi.

Trung bình

Tải các chất ô nhiễm giảm khoảng 1-3% so với PA0.

- Dừng hoạt động các lò đốt và bãi chôn lấp rác thải quy mô nhỏ đang hoạt động trên địa bàn tỉnh.

PA-KS

Quản lý khai thác khoáng sản: Giảm hao phí nguyên liệu khai thác ít nhất 5% thông qua thu hồi vật chất qua đó giảm khả năng phát tán bụi

Trung bình

Tải các chất ô nhiễm giảm khoảng 6-12% so với PAO.

PA-

QTMT

Nâng cao năng lực quản lý: Tăng cường thanh tra, kim tra, tuyên truyền, tập huấn, đào tạo. Không xuất hiện điểm ô nhiễm nghiêm trọng, quản lý nguồn điểm, chăn nuôi, xử lý chất thải đạt QCVN về bụi và khí thải

Cao

Tải các chất ô nhiễm giảm khoảng 15-50% so với PA0.

Đầu tư xây dựng bổ sung các trạm quan trắc môi trường tự động quanh các khu vực có nguy cơ ô nhiễm không khí cao


6.2. Các nhiệm vụ và giải pháp kiểm soát, ngăn ngừa và giảm thiểu ô nhiễm không khí

6.2.1. Các giải pháp giảm phát thải từ các nguồn thải chỉnh

a) Đối với nguồn di động

Các giải pháp giảm phát thải từ các nguồn thải di động được đưa ra như sau:

- Tổ chức và duy trì thường xuyên hoạt động phun nước rửa đường tại các trục, tuyến giao thông chính của các khu vực nội thị, khu vực đông dân cư đ hạn chế bụi phát tán, đặc biệt trong điều kiện thời tiết hanh khô, lặng gió. Thu gom triệt để rác, bụi bẩn trên các trục, tuyến, giải phân cách đường giao thông. Đặc biệt tại các tuyến đường Quốc lộ, đường tỉnh nơi có lượng phương tiện qua lại lớn như QL2, QL4C, QL4D, QL34 và QL279....;

- Phát triển hệ thống giao thông vận tải công cộng, phương tiện giao thông công cộng sử dụng điện; tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức, hình thành thói quen sử dụng phương tiện giao thông công cộng của người dân;

- Khuyến khích người dân và các doanh nghiệp kinh doanh vận tải hành khách đầu tư phương tiện sử dụng nhiên liệu sạch, thân thiện môi trường để phát triển hệ thống vận tải hành khách theo hướng bền vững;

- Kiểm soát chặt chẽ công tác đăng ký, đăng kiểm xe ôtô, xe môtô 2 bánh sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu mới đảm bảo tiêu chuẩn khí thải mức 5; tăng cường giao thông phương tiện công cộng trong đô thị, hạn chế sự gia tăng phương tiện giao thông cá nhân;

- Kiểm soát, ngăn chặn các vi phạm về kinh doanh xăng dầu giả, kém chất lượng; thúc đẩy sử dụng nhiên liệu xăng E5 cho các phương tiện giao thông;

b) Đối với nguồn diện

Trên địa bàn tỉnh Hà Giang có 02 nguồn thải diện chính phát sinh khí thải đó là các khu xử lý, bãi chôn lấp rác thải và các khu khai thác khoáng sản, các giải pháp đề xuất đối với các nguồn thải này như sau:

Đối với các khu vực khai thác khoáng sản:

- Khuyến khích các doanh nghiệp quan tâm đầu tư đổi mới công nghệ, thiết bị trong khai thác, sản xuất, chế biến khoáng sản nhằm tăng năng sut, đảm bảo an toàn, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên và giảm thiểu tác động môi trường;

- Hạn chế cấp phép đối với các mỏ có trữ lượng nhỏ, sản xuất không hiệu quả, ảnh hưởng đến người dân, môi trường;

- Tăng cường công tác thanh kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm pháp luật về môi trường, kịp thời kiến nghị giải quyết các vấn đề ô nhiễm môi trường;

Đối với các khu xử lý, chôn lấp rác thi:

- Chấp hành nghiêm quy định về thu gom, phân loại và xử lý chất thải rắn trên địa bàn đã được UBND tỉnh ban hành tại Quyết định số 09/2024/QĐ-UBND ngày 02/02/2024.

- Rà soát, nâng cấp cải tạo hoặc đóng cửa các bãi chôn lấp không hợp vệ sinh, Chủ đầu tư, quản lý bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt có trách nhiệm lập phương án xử lý, cải tạo, phục hồi môi trường tại các bãi chôn lấp dừng hoạt động;

- Đẩy mạnh vận động các tổ chức, doanh nghiệp tham gia đầu tư xây dựng các công trình xử lý rác thải công nghệ cao;

c) Đối với nguồn điểm

Các giải pháp giảm phát thải từ các nguồn thải điểm được đưa ra như sau:

- Tái cấu trúc ngành kinh tế theo hướng ưu tiên phát triển các ngành, lĩnh vực tiêu tốn ít nguyên, nhiên liệu hóa thạch (nền kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh);

- Khuyến khích áp dụng công nghệ sạch, chuyển sang nguyên liệu, nhiên liệu sạch ít phát thải và năng lượng tái tạo; Khuyến khích đầu tư, đổi mới công nghệ, quy trình sản xuất; Áp dụng sản xuất sạch hơn, hệ thống chứng nhận theo TCVN ISO 14001:2015 ; Yêu cầu các cơ sở sản xuất thuộc đối tượng quan trắc khí thải tự động, liên tục đầu tư, lắp đặt và vận hành hệ thống truyền số liệu về Sở Tài nguyên và Môi trường; Thực hiện kiểm kê khí nhà kính đối với các cơ sở thuộc đối tượng theo Luật Bảo vệ môi trường năm 2020;

- Thu hút ngành nghề ít ô nhiễm không khí đầu tư vào Khu kinh tế cửa khẩu Thanh Thủy, khu công nghiệp Bình Vàng, cụm công nghiệp Nam Quang...;

- Tăng cường không gian xanh trong khu, cụm công nghiệp, làng nghề và bãi chôn lấp rác; Đảm bảo diện tích cây xanh theo QCVN 01:2021/BXD Quy chuẩn Kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng;

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm trong việc chấp hành các quy định, cam kết về bảo vệ môi trường không khí đối với các cơ sở;

6.2.2. Các nhóm nhiệm vụ và giải pháp khác

a) Rà soát và hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý chất lượng không khí

- Rà soát, đánh giá lại các chính sách, công cụ hành chính kết hợp tài chính trong xử phạt vi phạm đối với các đối tượng gây ô nhiễm môi trường theo hướng phạt nặng, nhất là tại các khu vực đô thị; Đề xuất cấp có thẩm quyền sửa đổi đảm bảo phù hợp, đáp ứng được yêu cầu thực tiễn;

- Rà soát, cơ chế chính sách về đầu tư về nguồn lực (tổ chức bộ máy, nhân lực, kinh phí) về thực hiện các hoạt động quản lý chất lượng không khí, quan trắc và công bố thông tin chất lượng môi trường không khí, khuyến cáo về ô nhim môi trường không khí nhằm đáp ứng được yêu cầu thực tiễn;

- Xây dựng chính sách khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp sử dụng năng lượng sạch và công nghệ thân thiện với môi trường trên địa bàn tỉnh; thu hút sự ủng hộ, tham gia của cộng đồng trong các quá trình xây dựng quy hoạch, lập kế hoạch và triển khai các biện pháp bảo vệ môi trường không khí, giảm thiểu các tác động đến môi trường không khí;

- Xây dựng các chương trình, nhiệm vụ cho lĩnh vực kiểm soát ô nhiễm không khí và cải thiện chất lượng môi trường không khí.

- Tăng cường kiểm tra, thanh tra việc tuân thủ quy định pháp luật về bảo vệ môi trường các cơ sở phát sinh khí thải; nâng cao năng lực quản lý nhà nước về Bảo vệ môi trường không khí; xây dựng hạ tầng kết nối phục vụ cho việc truyền dữ liệu về khí thải công nghiệp từ các cơ sở có lắp đặt hệ thống quan trắc khí thải tự động, liên tục về Sở Tài nguyên và Môi trường và Bộ Tài nguyên và Môi trường.

b) Tăng cường sự tham gia của các bên trong quản lý chất lượng không khí thông qua giáo dục - truyền thông và các biện pháp khác

Giáo dục - truyền thông:

- Tăng cường công khai các thông tin, s liệu liên quan đến chất lượng không khí và các nguồn chính gây ô nhiễm không khí trên các phương tiện thông tin đại chúng để cộng đồng có nhận thức đúng về ô nhiễm không khí và nâng cao ý thức của cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường không khí;

- Phổ biến rộng rãi và kịp thời thông tin về ảnh hưởng sức khỏe khi phát sinh đợt ô nhiễm khẩn cấp để có sự đồng thuận của cộng đồng trong việc giảm thải khẩn cấp và giảm phơi nhiễm;

- Đổi mới công tác tuyên truyền, sử dụng đa dạng hình thức truyền thông về môi trường không khí;

- Khuyến khích sử dụng sản phẩm, nguyên liệu địa phương, giúp giảm lượng khí thải từ quá trình sản xuất và vận chuyển;

- Tăng cường lồng ghép các nội dung tuyên truyền về môi trường vào các chương trình đào tạo và các chuyên ngành khác, trong đó m rộng đào tạo các chuyên ngành về môi trường không khí;

Tăng cường sự tham gia của cộng đồng:

- Huy động sự tham gia của cộng đồng đối với việc giám sát khí thải phát sinh từ các cơ sở công nghiệp, năng lượng, giao thông, xây dựng và các nguồn khí thải khác;

- Triển khai các chương trình trồng cây xanh, hỗ trợ kinh phí cho các dự án về trồng cây xanh và phủ rừng cho đất trống đồi trọc cho địa bàn.

- Khuyến khích các hộ gia đình, cá nhân sử dụng nguồn nhiên liệu sạch trong đời sống sinh hoạt hạn chế sử dụng nhiên liệu hóa thạch (than, dầu..).

VII. T CHỨC THỰC HIỆN

7.1. L trình thc hin

Lộ trình thực hiện Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí tỉnh Hà Giang giai đoạn 2024 - 2030 được ưu tiên từ các nguồn ngân sách, hợp tác, xã hội hóa... (chi tiết tại Phụ lục 2 kèm theo).

7.2. Vai trò, trách nhiệm của cơ quan thường trực và các cơ quan phối hợp thực hiện kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí

a) Sở Tài nguyên và Môi trường:

- Tiếp tục đầu tư hoàn thiện, hiện đại hóa hệ thống quan trắc tự động chất lượng không khí xung quanh trên địa bàn tỉnh; thực hiện rà soát, xây dựng kế hoạch để từng bước đầu tư nâng cấp hệ thống nhận, truyền và quản lý dữ liệu đáp ứng yêu cầu theo quy định; thực hiện công khai thông tin về chất lượng môi trường không khí và cập nhật thông tin, cơ sở dữ liệu quan trắc trên địa bàn tỉnh;

- Tổ chức điều tra, khảo sát, thống kê số liệu hoạt động phục vụ kiểm kê khí nhà kính cấp quốc gia, cấp ngành; cập nhật danh mục cơ sở phát thải khí nhà kính phải thực hiện kim kê khí nhà kính; xây dựng và vận hành hệ thng đo đạc, báo cáo, thẩm định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cấp tỉnh;

- Triển khai đánh giá hiệu quả thực hiện Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí vào năm cuối cùng thực hiện kế hoạch, để xây dựng, điều chỉnh các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của kế hoạch trong giai đoạn tiếp theo, phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn;

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra trong công tác quản lý nhà nước về khoáng sản của UBND cấp huyện, cấp xã; việc chấp hành pháp luật khoáng sản đối với các tổ chức, doanh nghiệp và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp thẩm quyền xử lý theo quy định;

b) Ban Quản lý Khu kinh tế tnh:

- Tăng cường giám sát việc tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường của các cơ sở sản xuất, kinh doanh hoạt động trong khu kinh tế và các khu công nghiệp có nguồn phát sinh khi thải lớn;

- Khẩn trương hoàn thiện hạ tầng bảo vệ môi trường của Khu công nghiệp Bình Vàng theo quy định tại Khoản 1 điều 51 Luật bảo vệ môi trường và Điều 48 Nghị định 08/2022/NĐ-CP.

- Tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt các quy hoạch xây dựng theo thẩm quyền, đảm bảo các chỉ tiêu về diện tích cây xanh theo quy chuẩn;

c) Sở Công Thương:

- Phối hợp với các sở, ngành liên quan trong công tác kiểm soát chặt chẽ chất lượng nhiên liệu diesel và xăng, xử lý nghiêm các đối tượng lưu hành sản phẩm kém chất lượng trên thị trường; tiếp tục tuyên truyền, phổ biến sử dụng nhiên liệu sinh học thay thế nhiên liệu hóa thạch;

- Tuyên truyền, nâng cao nhận thức doanh nghiệp thực hiện sản xuất sạch hơn, tiết kiệm năng lượng, ứng dụng công nghệ xử lý khí thải tiên tiến; ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ nhiên liệu sinh học trong sản xuất và tham gia giao thông;

- Tuyên truyền, nâng cao nhận thức của tổ chức, cá nhân về cải thiện hành vi sử dụng điện, năng lượng tiết kiệm; hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng mô hình quản lý năng lượng hiệu quả;

d) Sở Xây dựng:

- Tham mưu UBND tỉnh thực hiện các quy hoạch xây dựng đảm bảo các chỉ tiêu về diện tích cây xanh, mặt nước phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn;

- Phối hợp với cơ quan, địa phương, đơn vị liên quan đưa ra các giải pháp thu hút đầu tư các dự án sản xuất vật liệu mới; sử dụng tro, x, thạch cao làm nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng;

- Thẩm định đồ án quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị thuộc thẩm quyền, đảm bảo các chỉ tiêu về diện tích cây xanh theo quy chuẩn;

- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc chấp hành các quy định của pháp luật về quản lý cây xanh đô thị trên địa bàn tỉnh;

e) Sở Giao thông Vận tải:

- Tăng cường quản lý nhà nước theo thẩm quyền đối với Trung tâm đăng kiểm tại tỉnh, đảm bảo các phương tiện giao thông vận tải đáp ứng quy chuẩn quốc gia về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường;

- Tổ chức rà soát, đánh giá, đề xuất đầu tư sửa chữa, cải tạo hệ thống hạ tầng giao thông đường bộ thuộc phạm vi quản lý, đặc biệt là các vị trí có biểu hiện ô nhiễm môi trường do hoạt động giao thông vận tải;

- Tăng cường kiểm tra các chủ dự án, đơn vị quản lý, thi công các công trình giao thông thực hiện các biện pháp ngăn ngừa, giảm thiểu phát tán bụi, khí thải ra môi trường xung quanh;

g) Sở Y tế:

- Thực hiện các chương trình, dự án nghiên cứu ảnh hưởng ô nhiễm không khí tới sức khỏe; tuyên truyền phổ biến các hướng dẫn và cảnh báo các biện pháp bảo vệ sức khỏe trước tác động của ô nhiễm không khí, đưa ra các khuyến cáo để người dân ứng phó khi gặp tình trạng ô nhiễm không khí;

- Tăng cường công tác kiểm soát ô nhiễm từ các hoạt động đốt chất thải y tế của các bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn tỉnh;

h) Sở Khoa học và Công nghệ:

- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan có ý kiến công nghệ hoặc thẩm định công nghệ đối với các dự án đầu tư phải thẩm định công nghệ theo Luật Chuyển giao công nghệ, trong đó, có các dự án phát thải khí thải lớn;

- Hỗ trợ nghiên cứu khoa học công nghệ về kiểm soát chất lượng không khí; tăng cường quản lý nâng cao chất lượng nhiên liệu; ưu tiên đầu tư nghiên cứu khoa học cho các hoạt động về quản lý chất lượng không khí;

- Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân đầu tư, đổi mới công nghệ, quy trình sản xuất, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ sạch, thân thiện với môi trường, công nghệ xử lý chất thải, tiết kiệm nhiên liệu... theo quy định của pháp luật;

i) Sở Kế hoạch và Đầu tư:

- Chủ trì rà soát nhu cầu đầu tư các dự án xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh; tham mưu UBND tỉnh cân đối, bố trí ngân sách nhà nước và ban hành danh mục thu hút đầu tư trong Chương trình Xúc tiến đầu tư hằng năm để đầu tư các dự án xử lý chất thải rắn sinh hoạt theo quy định.

- Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường rà soát nhu cầu đầu tư hệ thống mạng lưới trạm quan trắc môi trường trên địa bàn tỉnh; tham mưu UBND tỉnh huy động, vận động, cân đi, bố trí vốn để đầu tư hoàn thiện hệ thống theo quy hoạch.

k) Sở Tài chính

Sở Tài chính căn cứ khả năng cân đối ngân sách địa phương, tham mưu cấp có thẩm quyền bố trí nguồn kinh phí theo quy định về phân cấp của Luật ngân sách nhà nước.

l) Sở Thông tin và Truyền thông:

- Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan báo chí trong tỉnh, các văn phòng đại diện báo chí; hệ thống thông tin cơ sở tăng cường công tác tuyên truyền về các quy định về quản lý chất lượng môi trường không khí, công khai thông tin chất lượng môi trường không khí xung quanh hên các phương tiện thông tin đại chúng;

- Xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch truyền thông, phổ biến thông tin cho cộng đồng về ô nhiệm không khí và bảo vệ sức khỏe cộng đồng;

m) Công an tỉnh:

- Tăng cường kiểm tra, thu hồi xe cơ giới hết niên hạn sử dụng, xe tự chế ba, bốn bánh không đảm bảo tiêu chuẩn lưu hành gây ô nhiễm môi trường;

- Thực hiện điều tiết, phân luồng giao thông hợp lý để hạn chế tình trạng ùn tắc giao thông trong nội thị, đc biệt là tại các cổng trường học; tăng cường kiểm soát tải trọng xe vận tải; sử dụng có hiệu quả trạm kiểm tra tải trọng lưu động và cân xách tay;

n) Sở Ngoại vụ:

- Tăng cường hợp tác quốc tế, huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn tài trợ của quốc tế trong việc quản lý chất lượng môi trường không khí, tăng cường nghiên cứu, học tập trao đổi kinh nghiệm với các tổ chức trong nước và quốc tế, chuyên gia quản lý bảo vệ môi trường không khí;

o) Sở Giáo dục và Đào tạo:

- Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND các huyện, thành phố bố trí các nguồn lực trong việc triển khai các chương trình tập huấn, bồi dưỡng cho cán bộ, giáo viên nội dung, phương pháp giáo dục cho học sinh về bảo vệ môi trường; chỉ đạo các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh tích hợp, lồng ghép về giáo dục bảo vệ môi trường trong các hoạt động giáo dục nhằm nâng cao hiểu biết của học sinh, học viên với công tác bảo vệ môi trường.

p) Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố:

- Tăng cường tuyên truyền, vận động nhân dân không đốt chất thải rắn, rơm rạ, phụ phẩm nông nghiệp sau thu hoạch để giảm phát sinh khí thải, bụi gây ô nhiễm môi trường. Thường xuyên kiểm tra, xác định và ngăn chn kịp thời các hoạt động đốt mở trên địa bàn. Đồng thời, có các giải pháp triệt để, tận thu tái sử dụng phụ phẩm nông nghiệp cho các mục đích khác, hạn chế tình trạng đốt tại ruộng gây ô nhiễm môi trường. Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường đối với hành vi đốt chất thải rắn sinh hoạt sai quy định;

- Chỉ đạo, rà soát, khẩn trương hoàn thiện hạ tầng bảo vệ môi trường của Cụm Công nghiệp theo quy định tại Khoản 1 điều 51 Luật bảo vệ môi trường và Điều 48 Nghị định 08/2022/NĐ-CP trên địa bàn quản lý.

- Rà soát, dừng hoạt động các lò đốt quy mô nhỏ tự xây, tự phát đang hoạt động trên địa bàn tỉnh;

- Tổ chức và duy trì thường xuyên hoạt động phun nước rửa đường tại các trục, tuyến giao thông chính của các khu vực nội thị, khu vực đông dân cư để hạn chế bụi phát tán, đặc biệt trong điều kiện thời tiết hanh khô, lặng gió;

- Tăng cường kiểm tra, đôn đốc các chủ dự án, đơn vị quản lý, thi công các công trình xây dựng, giao thông, cải tạo hạ tầng đô thị thực hiện nghiêm các biện pháp ngăn ngừa, giảm thiểu phát tán bụi, khí thải ra môi trường xung quanh (che chắn công trình, phương tiện vận chuyn vật liệu xây dựng, phế thải xây dựng, phun nước, rửa đường, rửa xe ra vào công trình phá dỡ, công trình xây dựng,...);

- Tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt các quy hoạch xây dựng theo thẩm quyền, đảm bảo các chỉ tiêu về diện tích cấy xanh theo quy chuẩn;

- Tổ chức tuyên truyền nâng cao kiến thức về ô nhiễm không khí đến cộng đồng dân cư, đặc biệt là các trường tiểu học, trung học, dần hình thành ý thức, thói quen trong cộng đồng.

q) Người dân và các doanh nghiệp:

Thực hiện nghiêm chnh Luật Bảo vệ môi trường, thực hiện đúng các cam kết về bảo vệ môi trường không khí, đền bù các thiệt hại khi để xảy ra ô nhiễm. Khuyến khích đầu tư đổi mới công nghệ, quy trình sản xuất; áp dụng công nghệ sạch, nguyên liệu, nhiên liệu sạch ít phát thải và năng lượng tái tạo; áp dụng sản xuất sạch hơn; áp dụng hệ thống chứng nhận theo TCVN ISO 14001:2015.

7.3. Cơ chế về báo cáo, giám sát, phối hợp, chia sẻ, công khai, trao đổi, cung cấp thông tin tại địa phương

- Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc việc thực hiện Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí tỉnh Hà Giang giai đoạn 2024 - 2030; định kỳ báo cáo tình hình, kết quả thực hiện về UBND tỉnh trước ngày 31/12 hằng năm; tổ chức tổng kết đánh giá việc thực hiện kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí tnh Hà Giang giai đoạn 2024 - 2030, xây dựng và triển khai kế hoạch cho giai đoạn tiếp theo;

- Các sở, ban ngành, UBND các huyện, thành phố liên quan chủ động phối hợp chặt chẽ với Sở Tài nguyên và Môi trường trong quá trình triển khai thực hiện Kế hoạch này; báo cáo tình hình, kết quả thực hiện về Sở Tài nguyên và Môi trường trước ngày 15/12 hằng năm để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh.

7.4. Cơ chế phân bổ nguồn lực thực hiện

Nguồn kinh phí thực hiện bao gồm:

- Nguồn ngân sách nhà nước: Kế hoạch của cấp nào do ngân sách cấp đó bảo đảm theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành;

- Nguồn vốn xã hội hóa của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân;

- Nguồn viện trợ, tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước;

- Nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn hiện hành;

Các cơ quan đơn vị được giao thực hiện Kế hoạch chủ động xây dựng khái toán kinh phí thực hiện Kế hoạch, báo cáo cấp thẩm quyền xem xét quyết định làm cơ sở triển khai thực hiện./.


PHỤ LỤC 1.

KẾT QUẢ MỨC PHÁT THẢI NĂM 2030 THEO KỊCH BẢN PHÁT THẢI TRUNG BÌNH

TT

Nguồn phát thải

Kịch bản phát thải trung bình (tấn/năm)

TSP

PM10

PM2.5

SO2

NO2

CO

I

Nguồn điểm

915,77

732,62

146,52

8.928,37

2.453,01

6.165,57

1.1

Sản xuất vật liệu xây dựng

825,70

660,56

132,11

8.184,08

1.909,77

4.662,09

1.2

Cơ khí

5,45

4,36

0,87

62,35

70,92

40,06

1.3

Luyện kim

84,62

67,70

13,54

681,94

472,31

1.463,42

II

Nguồn di động

2.877,60

1.763,23

300,84

189,50

5.329,65

12.521,29

2.1

Đường bộ

2.877,60

1.763,23

300,84

189,50

5.329,65

12.521,29

III

Nguồn diện

1.223,92

979,14

19,58

821,29

2.072,58

10.920,34

3.1

Mỏ khoáng sản

1.109,29

887,43

17,75

411,89

1.142,41

10.629,66

3.2

Khu xử lý/bãi rác

114,63

91,71

1,83

409,40

930,17

290,68

Tổng cộng

5.017,30

3.474,99

466,95

9.939,16

9.855,24

29.607,19

PHỤ LỤC 2.

LỘ TRÌNH THỰC HIỆN CÁC CHƯƠNG TRÌNH/DỰ ÁN CỦA KẾ HOẠCH QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ TỈNH HÀ GIANG

STT

Nội dung chương trình/dự án

Cơ quan chủ trì

Cơ quan phối hợp

Thời gian

Sn phẩm

Khái toán (triệu đồng)

Nguồn (dự kiến)

1

Xây dựng, hoàn thiện văn bản hướng dẫn, quy định quản lý chất lượng môi trường không khí

Rà soát các chính sách, công cụ trong xử phạt vi phạm đối với các đối tượng gây ô nhiễm môi trường không khí; cơ chế chính sách về đầu tư về nguồn lực quản lý môi trường không khí, cơ chế chính sách khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp sử dụng năng lượng sạch và công nghệ thân thiện với môi trường; đề xuất cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, ban hành mới

Sở Tài nguyên và Môi trường

Các Sở, ban, ngành, UBND các địa phương

Thường xuyên

Đề xuất sửa đổi, b sung, ban hành mới cơ chế, chính sách

2

Nâng cao năng lực phòng ngừa, cảnh báo ô nhiễm môi trường không khí

2.1

Nâng cấp hệ thống nhận, truyền và quản lý dữ liệu quan trắc tự động, số hóa dữ liệu quan trắc nâng cao năng lực cảnh báo chất lượng môi trường; đầu tư mới các trạm quan trắc không khí tự động trên địa bàn tỉnh gắn với quy hoạch mạng lưới quan trắc môi trường quốc gia và đáp ứng các yêu cầu về quản lý, kim soát, nâng cao chất lượng môi trường không khí.

Sở Tài nguyên và Môi trường

Các Sở, ban, ngành, UBND các địa phương

2025-2030

Hệ thống quan trắc không khí tự động

30.000

Sự nghiệp môi trường; Nguồn kinh phí hợp pháp khác

2.2

Tổng kết việc thực hiện kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí tỉnh Hà Giang giai đoạn 2024 - 2030; xây dựng kế hoạch cho giai đoạn tiếp theo

Sở Tài nguyên và Môi trường

Các Sở, ban, ngành, UBND các địa phương

2030

Báo cáo tổng kết

500

Sự nghiệp môi trường

3

Chấm dứt các hoạt động gây ô nhiễm môi trường không khí

3.1

Kiểm định khí thải đối với các phương tiện giao thông đường bộ, đảm bảo các phương tiện tham gia giao thông đáp ứng đầy đủ các yêu cầu kỹ thuật về bảo vệ môi trường

Sở Giao thông Vận tải

Các chủ phương tiện, các đơn vị liên quan, UBND các địa phương

2027-2030

Báo cáo tổng kết

3.2

Tăng cường công tác truyền thông, hướng dẫn kỹ thuật cho các hộ dân chăn nuôi quy mô trang trại và gia trại trong việc sử dụng các biện pháp kỹ thuật như: biogas, đệm lót sinh học,... xây dựng mô hình sử dụng khí sinh học trong phát điện nhằm giảm thiểu lượng khí nhà kính phát thải ra môi trường.

Sở Nông nghiệp và PTNT

Sở Tài nguyên và môi trường, UBND các huyện, thành phố

2025-2030

Hệ thống xử lý chất thải y tế

500

Sự nghiệp nông nghiệp

3.3

Dừng hoạt động các lò đốt rác thải tự xây, tự phát quy mô nhỏ đang hoạt động trên địa bàn

UBND các huyện, thành phố

Sở Tài nguyên và Môi trường

2025

Báo cáo

4.

Tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức về quản lý môi trường không khí

4.1

Tổ chức hội thảo, tập huấn các quy định của pháp luật về quản lý chất lượng môi trường không khí và kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí

Sở Tài nguyên và Môi trường

Các Sở, ban, ngành, UBND các địa phương

Thường xuyên

Hội thảo, tập huấn

500

Sự nghiệp môi trường

4.2

Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan báo chí, văn phòng đại diện báo chí, hệ thống thông tin cơ sở tăng cường công tác tuyên truyền các quy định về quản lý chất lượng môi trường, công khai thông tin chất lượng môi trường không khí xung quanh trên các phương tiện thông tin đại chúng

Sở thông tin và Truyền thông

Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND các địa phương

Thường xuyên

Văn bản chỉ đạo

4.3

Triển khai hỗ trợ các doanh nghiệp thực hiện sản xuất sạch hơn, chuyển đổi nhiên liệu than sang LNG và điện, thúc đẩy tiêu thụ nhiên liệu sinh học theo kế hoạch khuyến công hàng năm từ nguồn kinh phí khuyến công địa phương

Sở Công Thương

Các Sở, ban, ngành, UBND các địa phương

Hàng năm

Hội thảo tuyên truyền, ph biến

Theo kế hoạch khuyến công hàng năm được tỉnh phê duyệt

Kinh phí khuyến công địa phương

4.4

Truyền thông nâng cao kiến thức về ô nhiễm không khí, bảo vệ môi trường trong học sinh trên địa bàn

UBND các huyện, thành phố

Sở Giáo dục và đào tạo, Sở Tài nguyên và Môi trường

Hàng năm

Hội thảo tuyên truyền, phổ biến

2.200

Sự nghiệp giáo dục

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 1500/QĐ-UBND ngày 05/11/2024 về Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí tỉnh Hà Giang giai đoạn 2024-2030

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


43

DMCA.com Protection Status
IP: 18.118.193.223
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!