Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 2569/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Vĩnh Long Người ký: Trần Hoàng Tựu
Ngày ban hành: 10/10/2019 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH LONG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2569/QĐ-UBND

Vĩnh Long, ngày 10 tháng 10 năm 2019

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH XÂY DỰNG CÁC ĐIỂM KINH DOANH THỰC PHẨM ĐẢM BẢO TIÊU CHÍ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM TẠI CÁC CHỢ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIAI ĐOẠN 2020 - 2025

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương, ngày 19/6/2015;

Căn cứ Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14/01/2013 của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ; Nghị định số 114/2009/NĐ-CP ngày 23/12/2009 của Chính phủ Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14/01/2003 của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ;

Căn cứ Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018 của Chính phủ về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn;

Căn cứ Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của luật an toàn thực phẩm;

Căn cứ Quyết định số 2268/QĐ-UBND ngày 27/9/2016 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc ban hành Kế hoạch xây dựng các điểm kinh doanh thực phẩm đảm bảo tiêu chí vệ sinh an toàn thực phẩm tại các chợ giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long;

Căn cứ Quyết định số 2166/QĐ-BKHCN ngày 15/8/2017 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về việc công bố Tiêu chuẩn quốc gia, ban hành TCVN 11856:2017 Chợ kinh doanh thực phẩm;

Xét Tờ trình số 1311/TTr-SCT, ngày 02/10/2019 của Giám đốc Sở Công Thương về việc ban hành Kế hoạch xây dựng các điểm kinh doanh thực phẩm đảm bảo tiêu chí vệ sinh an toàn thực phẩm tại các chợ giai đoạn 2020 - 2025 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch xây dựng các điểm kinh doanh thực phẩm đảm bảo tiêu chí vệ sinh an toàn thực phẩm tại các chợ trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2020 - 2025.

(Kèm theo Kế hoạch xây dựng các điểm kinh doanh thực phẩm đảm bảo tiêu chí vệ sinh an toàn thực phẩm tại các chợ trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2020 - 2025).

Điều 2. Giao Giám đốc Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với Thủ trưởng các sở, ngành tỉnh, các đơn vị có liên quan và Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch này.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các sở: Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Y tế; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan và Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Quyết định này thay thế Quyết định số 2268/QĐ-UBND ngày 27/9/2016 của Chủ tịch UBND tỉnh.

Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành./.

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Các PCT. UBND tỉnh;
- LĐVP. UBND tỉnh;
- Các phòng: KTN và KTTH;
- Lưu: VT, 6.11.05.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Trần Hoàng Tựu

KẾ HOẠCH

XÂY DỰNG CÁC ĐIỂM KINH DOANH THỰC PHẨM ĐẢM BẢO TIÊU CHÍ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM TẠI CÁC CHỢ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIAI ĐOẠN 2020 - 2025
(Kèm theo Quyết định số 2569/QĐ-UBND ngày 10/10/2019 của Chủ tịch UBND tỉnh)

Căn cứ Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14/01/2013 của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ; Nghị định số 114/2009/NĐ-CP ngày 23/12/2009 của Chính phủ Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14/01/2003 của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ;

Căn cứ Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của luật an toàn thực phẩm;

Căn cứ Chương IV Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT ngày 09/4/2014 của Bộ Y tế - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn - Bộ Công Thương hướng dẫn việc phân công, phối hợp trong quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm;

Căn cứ Quyết định số 2166/QĐ-BKHCN ngày 15/8/2017 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về việc công bố Tiêu chuẩn quốc gia, ban hành TCVN 11856:2017 Chợ kinh doanh thực phẩm;

Căn cứ Quyết định số 1759/QĐ-UBND ngày 17/8/2018 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc ban hành Đề án tái cơ cấu ngành công thương tỉnh Vĩnh Long giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Kế hoạch xây dựng các điểm kinh doanh thực phẩm đảm bảo tiêu chí vệ sinh an toàn thực phẩm tại các chợ trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2020 - 2025. Cụ thể như sau:

I. Đánh giá chung về kết quả thực hiện xây dựng các điểm kinh doanh thực phẩm đảm bảo tiêu chí an toàn tại các chợ trên địa bàn tỉnh

Thực hiện Quyết định số 2268/QĐ-UBND ngày 27/9/2016 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc ban hành Kế hoạch xây dựng các điểm kinh doanh thực phẩm đảm bảo tiêu chí vệ sinh an toàn thực phẩm tại các chợ giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long, Sở Công Thương đã chủ trì, phối hợp các địa phương, các đơn vị có liên quan, các tổ chức quản lý chợ triển khai thực hiện các nội dung Quyết định số 2268/QĐ-UBND ngày 27/9/2016 trên địa bàn tỉnh. Kết quả đạt được như sau:

- Về xây dựng điểm kinh doanh thực phẩm: Đến nay toàn tỉnh đã xây dựng được 96 điểm kinh doanh thực phẩm đảm bảo tiêu chí an toàn thực phẩm tại các chợ, đạt 101% theo Kế hoạch (theo kế hoạch đến hết năm 2020 toàn tỉnh xây dựng 95 điểm kinh doanh thực phẩm đảm bảo tiêu chí an toàn thực phẩm tại các chợ), với tổng kinh phí khoảng 480 triệu đồng (từ nguồn thu của chợ và các hộ tiểu thương đóng góp).

- Về xây dựng chợ đảm bảo an toàn thực phẩm: Đến năm 2018, đã xây dựng được 02 mô hình chợ đảm bảo an toàn thực phẩm tại chợ Phước Thọ, Phường 8, thành phố Vĩnh Long và chợ Cái Ngang, huyện Tam Bình, đạt 100% theo kế hoạch, với tổng kinh phí 1,125 tỷ đồng (trong đó: ngân sách Trung ương 250 triệu đồng, vốn ngân sách tỉnh 350 triệu đồng, từ nguồn thu của chợ và đóng góp các hộ tiểu thương 525 triệu đồng). Trong năm 2019 - 2020, tỉnh đang tiếp tục triển khai xây dựng mô hình chợ an toàn thực phẩm tại chợ Tam Bình, huyện Tam Bình.

Nhìn chung trong những năm qua, các cấp ủy, chính quyền, các ngành chức năng quan tâm chỉ đạo nhằm tăng cường công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP) trên địa bàn tỉnh, kết quả đã tạo chuyển biến tích cực từ khâu sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.

- Công tác triển khai chính sách pháp luật về ATTP được các cấp, các ngành quan tâm thực hiện đồng bộ từ tỉnh xuống địa phương và được triển khai đến các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn tỉnh tỉnh; Nhận thức của cán bộ công chức, viên chức trong ngành, của người sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm và người tiêu dùng được nâng lên, đã ý thức được vai trò, trách nhiệm của mình trong việc bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Công tác tuyên truyền, giáo dục kiến thức về vệ sinh ATTP và công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát về vệ sinh ATTP được tổ chức thực hiện thường xuyên, các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm đã quan tâm đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, đổi mới, cải tiến máy móc thiết bị, từng bước đáp ứng các quy định về vệ sinh ATTP.

- Việc quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn, hỗ trợ vốn xây dựng nhà lưới để sản xuất rau an toàn đã được các địa phương quan tâm triển khai thực hiện, nhằm đáp ứng nguồn thực phẩm sạch, thực phẩm an toàn cung cấp cho các siêu thị, cửa hàng tiện lợi, chợ an toàn thực phẩm, điểm kinh doanh thực phẩm đảm bảo an toàn tại chợ.

Tuy nhiên, việc đảm bảo vệ sinh ATTP còn tồn tại, hạn chế, ảnh hưởng đến phát triển sản xuất, sức khỏe và quyền lợi của người tiêu dùng, cụ thể như:

- Đến nay, trên địa bàn tỉnh còn một số chợ hạng 2 tại các huyện, thị xã, thành phố chưa xây dựng được các điểm bán thực phẩm đạt tiêu chí vệ sinh an toàn thực phẩm theo kế hoạch đã đề ra tại Quyết định số 2268/QĐ-UBND ngày 27/9/2016.

- Việc kinh doanh thực phẩm không rõ nguồn gốc, chưa qua kiểm dịch vẫn còn diễn ra, nhất là đối với thực phẩm tươi sống là nguyên liệu đầu vào của ngành công nghiệp thực phẩm, gây nguy cơ tiềm ẩn đe dọa đến sức khỏe của người tiêu dùng.

- Chưa thật sự tạo ra được mạng lưới liên kết chặt chẽ giữa các nhà sản xuất trong tỉnh với các tổ chức quản lý khai thác chợ nhằm tạo hệ thống cung ứng hàng hóa đảm bảo an toàn thực phẩm, chất lượng, mẫu mã đẹp, phong phú cho người tiêu dùng.

II. Kế hoạch xây dựng các điểm bán thực phẩm đạt tiêu chí vệ sinh ATTP tại các chợ trên địa bàn tỉnh

1. Quan điểm, mục tiêu

a) Quan điểm

Tiếp tục nhân rộng mô hình chợ đảm bảo vệ sinh ATTP, triển khai đồng bộ các giải pháp, các quy định của pháp luật về quản lý ATTP để xây dựng các điểm kinh doanh thực phẩm tại chợ đạt tiêu chí về vệ sinh ATTP; tổ chức lại hoạt động chợ truyền thống theo hướng văn minh thương mại, hàng hóa nông, lâm, thủy sản dùng làm thực phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, được sản xuất, sơ chế, giết mổ, chế biến từ cơ sở có giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP, có quy trình chế biến đảm bảo quy định về vệ sinh ATTP.

b) Mục tiêu

Mục tiêu chung: Xây dựng các điểm kinh doanh các mặt hàng thực phẩm tại các chợ hạng 1, hạng 2 và hạng 3 trên địa bàn tỉnh đạt tiêu chí về vệ sinh ATTP, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại gây ra cho người tiêu dùng. Mỗi huyện, thị xã, thành phố xây dựng 01 mô hình chợ đảm bảo an toàn thực phẩm.

Mục tiêu cụ thể đến năm 2025:

- Về xây dựng mô hình chợ đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm: mỗi huyện, thị xã, thành phố xây dựng 01 mô hình chợ đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Khuyến khích các địa phương đã có mô hình chợ đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tiếp tục nhân rộng mô hình trên địa bàn.

- Về xây dựng các điểm bán thực phẩm đạt tiêu chí ATTP tại các chợ: các chợ hạng 1, hạng 2 trên địa bàn, mỗi chợ phải xây dựng được 10 điểm bán thực phẩm đạt tiêu chí ATTP; đối với các chợ hạng 3 có quy mô tương đối lớn, mỗi chợ xây dựng 05 điểm bán thực phẩm đạt tiêu chí ATTP tại chợ.

- Toàn tỉnh xây dựng phát triển 231 điểm bán thực phẩm đạt tiêu chí vệ sinh ATTP tại các chợ hạng 1, hạng 2, hạng 3 nhằm đáp ứng nhu cầu thiết thực của người dân, đảm bảo an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng. Khuyến khích các chợ hạng 3 còn lại trên địa bàn tỉnh, nếu đủ điều kiện thực hiện xây dựng các điểm kinh doanh thực phẩm đạt tiêu chí ATTP tại chợ theo lộ trình đến năm 2025.

(Chi tiết theo Phụ lục 1)

- Xây dựng 07 mô hình chợ đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại các huyện: huyện Trà Ôn (chợ thị trấn Trà Ôn, chợ Xuân Hiệp); huyện Bình Tân (chợ Tân Thành); thị xã Bình Minh (chợ Đông Bình); huyện Long Hồ (chợ thị trấn Long Hồ); huyện Vũng Liêm (chợ Hiếu Phụng); huyện Mang Thít (chợ thị trấn Cái Nhum).

(Chi tiết theo Phụ lục 2)

2. Yêu cầu về cơ sở vật chất, con người, hàng hóa kinh doanh tại các điểm kinh doanh thực phẩm đảm bảo vệ sinh ATTP tại chợ

a) Yêu cầu về cơ sở vật chất tại điểm kinh doanh: Diện tích điểm kinh doanh tại chợ tối thiểu là 3m2/điểm (theo TCVN 11856:2017 Chợ kinh doanh thực phẩm).

Yêu cầu chung đối với các cơ sở kinh doanh tại chợ

- Có biển hiệu ghi rõ tên mặt hàng kinh doanh; họ và tên, địa chỉ, điện thoại liên hệ của chủ cơ sở kinh doanh thực phẩm.

- Thực hiện vệ sinh sạch sẽ khu vực kinh doanh thực phẩm và lối đi hay không gian xung quanh quầy hàng của mình (khu vực trước, sau, phía hai bên của quầy hàng).

- Trang bị đầy đủ, sử dụng thùng rác có nắp đậy, có biện pháp phân loại rác thải và thu dọn, vệ sinh hàng ngày.

- Có đủ trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm an toàn và được vệ sinh sạch sẽ phục vụ kinh doanh, bảo quản thực phẩm phù hợp với yêu cầu của nhà sản xuất và đặc thù sản phẩm kinh doanh.

- Thực phẩm sống được bày bán cánh ly thực phẩm chín để tránh gây lây nhiễm chéo bằng thiết bị, dụng cụ bảo quản phù hợp.

- Sản phẩm thực phẩm không để chung với hàng hóa, hóa chất và những vật dụng có khả năng gây mất an toàn thực phẩm.

- Bảo đảm sử dụng, kinh doanh chất phụ gia thực phẩm, chất tẩy rửa, chất diệt khuẩn, chất tiêu độc an toàn không làm ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của con người và không gây ô nhiễm môi trường; thuộc danh mục được phép sử dụng và không vượt quá giới hạn cho phép. Không sử dụng, kinh doanh phụ gia thực phẩm, chất tẩy rửa, chất diệt khuẩn, chất tiêu độc không rõ nguồn gốc xuất xứ, không có thời hạn sử dụng.

- Không bày bán thực phẩm trực tiếp trên mặt sàn chợ.

- Thực phẩm kinh doanh tại chợ bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật hiện hành.

Đối với các cơ sở kinh doanh sản phẩm động vật

- Các loại sản phẩm động vật bày bán bảo đảm vệ sinh thú y.

- Bàn bán sản phẩm động vật không bị ảnh hưởng bởi bụi bẩn từ mặt sàn, cao cách sàn chợ ít nhất 60cm, mặt bàn được làm bằng vật liệu bền, không thấm nước, không thôi nhiễm, không bị ăn mòn, có bề mặt nhẵn, dễ làm vệ sinh và khử trùng; có thiết bị chống các loại côn trùng, động vật gây hại.

- Dao, thớt và các dụng cụ khác dùng pha lọc và chứa đựng sản phẩm động vật được làm bằng vật liệu không gỉ, dễ làm vệ sinh và khử trùng; không sử dụng các chất độc hại để bảo quản sản phẩm; làm sạch và khử trùng trang thiết bị, dụng cụ bày bán, pha lọc và chứa đựng sản phẩm động vật trước và sau khi bán bằng nước sinh hoạt (đạt Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 02:2009/BYT).

Đối với các cơ sở bán thủy hải sản tươi sống

- Có trang thiết bị hoặc biện pháp để bày bán, duy trì các điều kiện bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm phù hợp với yêu cầu của sản phẩm.

- Bảo đảm không sử dụng các chất phụ gia, chất bảo quản, hóa chất ngoài danh mục chất phụ gia, chất bảo quản, hóa chất được phép sử dụng của Bộ Y tế; việc sử dụng nước đá (nếu có) phải được cung cấp từ cơ sở được chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm và quá trình vận chuyển, bảo quản, sử dụng nước đá phải bảo đảm vệ sinh.

- Sàn của cơ sở bán thủy hải sản có độ dốc thu nước cục bộ trong phạm vi các lô quầy, tránh nước chảy vào diện tích lối đi của khách hàng.

- Các dụng cụ sử dụng trong quá trình bày bán được làm bằng vật liệu không thôi nhiễm, dễ vệ sinh.

Đối với cơ sở kinh doanh rau, củ, quả

- Bảo đảm không phun, ngâm, tẩm các loại hóa chất cấm (không có trong danh mục được phép sử dụng theo quy định) để bảo quản rau, củ, quả; nước để rửa, sơ chế bằng nước sinh hoạt (đạt Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 02:2009/BYT).

- Có trang thiết bị, dụng cụ bày bán rau, củ, quả hợp vệ sinh bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm.

Đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống

- Nơi chế biến, nơi bán thức ăn phải sạch sẽ, thoáng mát, tách biệt nhau để dễ vệ sinh và không gây ô nhiễm cho môi trường xung quanh.

- Có đủ dụng cụ chế biến, chia, gắp, chứa đựng, bảo quản thực phẩm và được rửa sạch, làm khô trước khi sử dụng; trang bị găng tay sử dụng một lần khi tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm; vật liệu, bao gói thực phẩm ăn ngay, thực phẩm chín bảo đảm an toàn thực phẩm.

- Nguyên liệu sử dụng trong chế biến, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thức ăn có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng và bảo đảm an toàn thực phẩm theo quy định.

- Thực phẩm được bày bán trong trang thiết bị bảo quản phù hợp, hợp vệ sinh, chống được bụi bẩn, côn trùng, động vật gây hại.

- Bảo đảm không sử dụng các chất phụ gia thực phẩm không có trong danh mục được phép sử dụng.

- Mặt bàn cách mặt sàn chợ tối thiểu 60 cm.

Đối với các cơ sở kinh doanh các loại thực phẩm khô và các loại thực phẩm khác

- Cơ sở đủ trang thiết bị, dụng cụ duy trì bày bán, bảo quản thực phẩm, bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Thực phẩm bày bán ghi rõ ngày sản xuất, hạn sử dụng theo quy định, không bày bán thực phẩm không bảo đảm an toàn thực phẩm (mốc, quá hạn sử dụng, bảo quản bằng hóa chất không được phép sử dụng…).

b) Đối với người bán hàng tại điểm kinh doanh thực phẩm đảm bảo vệ sinh ATTP

Người trực tiếp kinh doanh thực phẩm có kiến thức an toàn thực phẩm, có đủ sức khỏe theo quy định.

Đối với cơ sở kinh doanh thực phẩm đã qua chế biến và không bao gói, người trực tiếp kinh doanh thực phẩm sử dụng bảo hộ lao động (găng tay, khẩu trang).

c) Về hàng hóa kinh doanh

Sản phẩm kinh doanh tại chợ có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, bảo đảm truy xuất được nguồn gốc. Có sổ sách ghi chép, hợp đồng, hóa đơn, chứng từ lưu giữ thông tin liên quan đến việc mua bán sản phẩm; bảo đảm truy xuất được nguồn gốc nguyên liệu thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm để sản xuất và thực phẩm kinh doanh tại cơ sở. Các thông tin cần thiết bao gồm: tên, địa chỉ của người cung cấp; tên loại hàng hóa cung cấp; ngày giao hàng; số lượng, khối lượng hàng hóa được cung cấp.

Thực phẩm kinh doanh tại chợ bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật hiện hành.

3. Chính sách khuyến khích, hỗ trợ đối với các chủ thể tham gia đầu tư các điểm kinh doanh thực phẩm đảm bảo vệ sinh ATTP

a) Đối với hộ tiểu thương đầu tư xây dựng điểm kinh doanh thực phẩm đảm bảo ATTP tại chợ: Các hộ tiểu thương đầu tư xây dựng điểm kinh doanh thực phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại chợ, theo quy cách nêu trên và được sự thống nhất của UBND cấp có thẩm quyền, ngân sách địa phương xem xét hỗ trợ 50% chi phí đầu tư xây dựng/điểm kinh doanh (mức hỗ trợ theo thực tế tối đa không quá 05 triệu đồng/ điểm kinh doanh) từ nguồn thu của chợ.

b) Đối với các tổ chức, cá nhân đầu tư vùng sản xuất rau, màu nhỏ lẻ theo quy trình sản xuất an toàn phù hợp với quy hoạch của địa phương, các huyện, thị xã, thành phố xem xét hỗ trợ quy trình kỹ thuật, hỗ trợ vốn xây dựng nhà lưới diện tích 100 đến 200 m2 tùy theo điều kiện của từng địa phương (mức hỗ trợ tối đa không quá 50 triệu đồng/ nhà lưới).

c) Các huyện, thị xã, thành phố từng bước quy hoạch vùng sản xuất rau, màu an toàn, vùng nuôi an toàn tại địa phương; vận động các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư vùng sản xuất rau, màu an toàn, vùng nuôi an toàn để cung cấp cho các điểm chợ trên địa bàn.

4. Về xây dựng chợ đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm

a) Giai đoạn từ năm 2020 - 2025: Xây dựng 7 chợ an toàn thực phẩm

Chợ an toàn thực phẩm huyện Trà Ôn (chợ thị trấn Trà Ôn, chợ Xuân Hiệp);

Chợ an toàn thực phẩm huyện Bình Tân (chợ Tân Thành);

Chợ an toàn thực phẩm thị xã Bình Minh (chợ Đông Bình);

Chợ an toàn thực phẩm huyện Long Hồ (chợ thị trấn Long Hồ);

Chợ an toàn thực phẩm huyện Vũng Liêm (chợ Hiếu Phụng);

Chợ an toàn thực phẩm huyện Mang Thít (chợ thị trấn Cái Nhum);

b) Giao UBND các huyện, thị xã phối hợp với các sở ngành có liên quan lập dự án cụ thể để triển khai thực hiện.

c) Nguồn vốn thực hiện: ngân sách tỉnh hỗ trợ 350 triệu đồng/chợ, phần còn lại đối ứng từ nguồn thu kết dư của chợ và vận động các hộ tiểu thương đóng góp.

5. Kinh phí thực hiện:

a) Ngân sách tỉnh: hỗ trợ tổng kinh phí là 2,450 tỷ đồng, từ nguồn vốn sự nghiệp kinh tế của tỉnh (mức hỗ trợ 350 triệu đồng/chợ). Cụ thể như sau:

- Giai đoạn 2020 - 2021: hỗ trợ 700 triệu đồng, xây dựng 02 chợ an toàn thực phẩm huyện Trà Ôn (chợ thị trấn Trà Ôn); Chợ an toàn thực phẩm huyện Bình Tân (chợ Tân Thành);

- Giai đoạn 2022 - 2023: hỗ trợ 1.050 triệu đồng, xây dựng 03 chợ an toàn thực phẩm thị xã Bình Minh (chợ Đông Bình); Chợ an toàn thực phẩm huyện Long Hồ (chợ thị trấn Long Hồ); chợ an toàn thực phẩm Trà Ôn (chợ Xuân Hiệp).

- Giai đoạn 2023 - 2024: hỗ trợ 700 triệu đồng, xây dựng 02 chợ an toàn thực phẩm huyện Vũng Liêm (chợ Hiếu Phụng); Chợ an toàn thực phẩm huyện Mang Thít (chợ Cái Nhum).

b) Ngân sách địa phương: kinh phí hỗ trợ đầu tư xây dựng 231 điểm kinh doanh thực phẩm đảm bảo an toàn thực phẩm tại các chợ hạng 1, hạng 2, hạng 3 là: 1,155 tỷ đồng (dự kiến hỗ trợ 05 triệu đồng/điểm kinh doanh để xây dựng theo quy cách nêu trên, nguồn vốn hỗ trợ đầu tư xây dựng từ nguồn thu của chợ).

Đối với những điểm kinh doanh thực phẩm đảm bảo ATTP, mô hình điểm gắn với điểm bán tự hào hàng Việt do Ban quản lý chợ quản lý; đối với những điểm kinh doanh thực phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm do hộ tiểu thương tại chợ đầu tư xây dựng theo lộ trình và quy cách nêu trên, ngân sách địa phương xem xét hỗ trợ 50% chi phí đầu tư xây dựng/điểm kinh doanh (từ nguồn thu của chợ).

Phòng Kinh tế, phòng Kinh tế và Hạ tầng các huyện, thị xã, thành phố làm đầu mối tham mưu UBND cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định hỗ trợ kinh phí xây dựng các điểm kinh doanh thực phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại các chợ; vùng sản xuất rau, màu an toàn tại các địa phương đúng theo quy định.

(Chi tiết theo Phụ lục 3)

6. Các giải pháp tổ chức thực hiện

a) Sở Công Thương

- Chủ trì phối hợp với các sở, ngành có liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố tuyên truyền các văn bản pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm nhằm nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng thực phẩm an toàn.

- Chỉ đạo Thanh tra Sở phối hợp với Cục Quản lý Thị trường Vĩnh Long tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các tiêu chí đảm bảo ATTP;

- Có trách nhiệm tổng hợp chung, theo dõi việc thực hiện và báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch cho UBND theo định kỳ, đột xuất.

- Xây dựng kế hoạch thực hiện hàng năm trình cấp có thẩm quyền quyết định.

b) Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

Chủ trì phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố xây dựng kế hoạch phát triển vùng sản xuất rau, màu an toàn, xây dựng vùng chăn nuôi an toàn để cung cấp cho các chợ; hướng dẫn áp dụng theo quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (GAP), hướng dẫn thiết kế các nhà lưới cho các tổ chức, cá nhân tham gia mô hình để gắn kết giữa người sản xuất với người kinh doanh thực phẩm, tạo thuận lợi cho việc quản lý, kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường.

Phối hợp các ngành có liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố theo phân công phân cấp thực hiện thanh tra, kiểm tra và cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP trong sản xuất kinh doanh nông, thủy sản, kiểm tra việc áp dụng các quy trình thực hành sản xuất tốt; công tác phòng, chống dịch bệnh cho cây trồng, vật nuôi; kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ chất lượng thực phẩm trước khi đưa vào lưu thông, nhất là dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, dư lượng thuốc thú y và vệ sinh ở các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm,... để có biện pháp cảnh báo, xử lý nghiêm đối tượng vi phạm theo quy định.

c) Sở Y tế: Phối hợp các ngành có liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố tuyên truyền phổ biến kiến thức quy định về bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm; hướng dẫn không sử dụng và bày bán các chất phụ gia, phẩm màu và chất tẩy rửa ngoài danh mục cho phép của Bộ Y tế; hướng dẫn sử dụng chất tẩy rửa, chất diệt khuẩn, chất tiêu độc an toàn, không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, tính mạng của con người và không gây ô nhiễm môi trường; phối hợp kiểm tra các hộ kinh doanh thực phẩm ăn uống đã qua nấu chín tại các chợ nhằm đảm bảo các điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.

d) Sở Kế hoạch và Đầu tư: Phối hợp với Sở Tài chính cân đối bố trí nguồn vốn ngân sách tỉnh trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định hỗ trợ vốn xây dựng “Mô hình chợ đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm” trên địa bàn tỉnh.

e) Sở Tài chính: Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, UBND các huyện, thị xã, thành phố hướng dẫn hồ sơ thủ tục giải ngân và thanh quyết toán nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách tỉnh; hướng dẫn phòng Kế hoạch Tài chính các huyện, thị xã, thành phố thực hiện các thủ tục hỗ trợ vốn từ ngân sách địa phương xây dựng các điểm kinh doanh thực phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và thanh quyết toán đúng quy định.

f) UBND các huyện, thị xã, thành phố

Xây dựng kế hoạch cụ thể và triển khai thực hiện trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của địa phương.

Phối hợp với các ngành có liên quan tuyên truyền các văn bản pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm nhằm nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm, đạo đức của tổ chức, cá nhân trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn.

Hướng dẫn tổ chức, cá nhân kiểm tra xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm cho các thương nhân kinh doanh thực phẩm tại các chợ.

Tổ chức quy hoạch các vùng sản xuất rau, màu an toàn phù hợp với điều kiện của từng địa phương; hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh khai thác quản lý chợ, hộ nông dân quy trình kỹ thuật sản xuất rau, màu an toàn, hỗ trợ vốn đầu tư nhà lưới, gắn kết giữa người sản xuất với người kinh doanh thực phẩm đảm bảo tiêu chí an toàn thực phẩm tại các chợ (Theo phương thức xã hội hóa).

Chỉ đạo phòng phòng Kinh tế, phòng Kinh tế và Hạ tầng làm việc với các tổ chức quản lý chợ tùy điều kiện, lựa chọn xây dựng, bố trí phù hợp các điểm kinh doanh thực phẩm sạch, rau an toàn tại các chợ hạng 1, hạng 2, hạng 3 trên địa bàn. Phòng Kinh tế, phòng Kinh tế và Hạ tầng làm đầu mối tham mưu trình UBND cấp thẩm quyền phê duyệt về địa điểm đầu tư xây dựng, kinh phí thực hiện xây dựng các điểm kinh doanh thực phẩm đảm bảo an toàn thực phẩm tại các chợ; tham mưu đề xuất hỗ trợ vốn đầu tư xây dựng vùng sản xuất rau an toàn đối với tổ chức, cá nhân tham gia mô hình.

Định kỳ, đột xuất tổ chức kiểm tra, giám sát chất lượng sản phẩm thực phẩm kinh doanh trong chợ và xử lý vi phạm theo đúng quy định của pháp luật.

Ngoài ra vận động các hộ kinh doanh thực phẩm tại chợ đầu tư nâng cấp các điểm kinh doanh, xây dựng theo quy cách thống nhất, bố trí theo ngành hàng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, từng bước xây dựng chợ đảm bảo vệ sinh ATTP.

Các sở, ban ngành, địa phương nêu trên báo cáo kết quả thực hiện hàng năm và đột xuất gửi về Sở Công Thương để tổng hợp báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh.

Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc hoặc cần điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế, các tổ chức, cá nhân có liên quan kịp thời phản ánh về Sở Công Thương bằng văn bản để tổng hợp trình Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, quyết định./.

PHỤ LỤC 1

DANH SÁCH CÁC CHỢ XÂY DỰNG ĐIỂM KINH DOANH THỰC PHẨM ĐẢM BẢO TIÊU CHÍ AN TOÀN THỰC PHẨM GIAI ĐOẠN 2020 - 2025

Đvt: điểm kinh doanh

TT

Tên chợ

Đã xây dựng đến năm 2019

Kế hoạch thực hiện

Ghi chú

2020 - 2021

2022 - 2023

2024 - 2025

I

TP Vĩnh Long

4

21

20

20

1

Chợ Vĩnh Long

4

6

5

5

Hạng 1

2

Chợ Cua

-

5

5

5

Hạng 2

3

Chợ Phước Thọ

Chợ ATTP

-

-

-

Hạng 2

4

Chợ Phường 2

-

5

5

5

Hạng 2

5

Chợ Trường An

-

5

5

5

Hạng 2

II

Huyện Long Hồ

43

7

7

5

6

Chợ Long Hồ

-

-

Xây dựng chợ ATTP

-

Hạng 2

7

Chợ Phú Quới

12

1

1

1

Hạng 2

8

Chợ Hòa Ninh

9

2

2

1

Hạng 3

9

Chợ Bình Hòa Phước

3

2

2

1

Hạng 3

10

Chợ Phú Đức

10

1

1

1

Hạng 3

11

Chợ Đồng Phú

9

1

1

1

Hạng 3

III

Huyện Mang Thít

-

6

6

3

12

Chợ Cái Nhum

-

-

-

Xây dựng chợ ATTP

Hạng 2

13

Chợ Tân Long

-

2

2

1

Hạng 3

14

Chợ Mỹ An

-

2

2

1

Hạng 3

15

Chợ Nhơn Phú

-

2

2

1

Hạng 3

IV

Huyện Vũng Liêm

-

13

13

9

16

Chợ Vũng Liêm

-

5

5

5

Hạng 2

17

Chợ Trung Ngãi

-

2

2

1

Hạng 3

18

Chợ Hiếu Nhơn

-

2

2

1

Hạng 3

19

Chợ Tân An Luông

-

2

2

1

Hạng 3

20

Chợ Quới An

-

2

2

1

Hạng 3

21

Chợ Hiếu Phụng

-

-

-

Chợ ATTP

Hạng 3

V

Huyện Tam Bình

7

7

6

22

Chợ Tam Bình

Chợ ATTP

-

-

-

Hạng 2

23

Chợ Cái Ngang

Chợ ATTP

-

-

-

Hạng 2

24

Chợ Song Phú

-

5

5

5

Hạng 2

25

Chợ Long Phú

-

2

2

1

Hạng 3

VI

Huyện Trà Ôn

16

14

14

10

26

Chợ Trà Ôn

1

Xây dựng chợ ATTP

-

-

Hạng 2

27

Chợ Trà Côn

8

3

3

1

Hạng 2

28

Chợ Hựu Thành

1

5

5

4

Hạng 2

29

Chợ Vĩnh Xuân

1

5

5

4

Hạng 2

30

Chợ Tân Mỹ

5

1

1

1

Hạng 3

31

Chợ Xuân Hiệp

-

-

Xây dựng chợ ATTP

-

Hạng 3

VII

Thị xã Bình Minh

28

6

6

6

32

Chợ Cái Vồn

-

5

5

5

Hạng 2

33

Chợ Thành Phước

17

1

1

1

Hạng 3

34

Chợ Đông Bình

11

-

Xây dựng chợ ATTP

-

Hạng 3

VIII

Huyện Bình Tân

5

9

9

7

35

Chợ Tân Lược

-

5

5

5

Hạng 2

36

Chợ Tân Quới

-

2

2

1

Hạng 3

37

Chợ Tân Thành

3

Xây dựng chợ ATTP

-

-

Hạng 3

38

Chợ Trà Mách

2

2

2

1

Hạng 3

Cộng:

96

83

82

66

PHỤ LỤC 2

DANH SÁCH CÁC CHỢ XÂY DỰNG MÔ HÌNH CHỢ AN TOÀN THỰC PHẨM GIAI ĐOẠN 2020 - 2025

Số TT

Tên chợ

Giai đoạn thực hiện

Ghi chú

2020 - 2021

2022 - 2023

2024 - 2025

1

Chợ an toàn thực phẩm huyện Trà Ôn (chợ thị trấn Trà Ôn, chợ Xuân Hiệp)

1

1

-

Hạng 2, hạng 3

2

Chợ an toàn thực phẩm huyện Bình Tân (chợ Tân Thành)

1

-

-

Hạng 3

3

Chợ an toàn thực phẩm thị xã Bình Minh (chợ Đông Bình)

-

1

-

Hạng 3

4

Chợ an toàn thực phẩm huyện Long Hồ (chợ thị trấn Long Hồ)

-

1

-

Hạng 2

5

Chợ an toàn thực phẩm huyện Vũng Liêm (chợ Hiếu Phụng)

-

-

1

Hạng 3

6

Chợ an toàn thực phẩm huyện Mang Thít (chợ thị trấn Cái Nhum)

-

-

1

Hạng 2

Tổng cộng:

2

3

2

PHỤ LỤC 3

TỔNG HỢP XÂY DỰNG CÁC ĐIỂM KINH DOANH THỰC PHẨM ĐẢM BẢO TIÊU CHÍ AN TOÀN THỰC PHẨM GIAI ĐOẠN 2020 - 2025

TT

Đơn vị

Tổng số điểm kinh doanh thực phẩm (điểm)

Tổng kinh phí thực hiện (triệu đồng)

Ghi chú

1

TP Vĩnh Long

61

305

2

Huyện Long Hồ

19

95

3

Huyện Mang Thít

15

75

4

Huyện Vũng Liêm

35

175

5

Huyện Tam Bình

20

100

6

Huyện Trà Ôn

38

190

7

Huyện Bình Minh

18

90

8

Huyện Bình Tân

25

125

Cộng:

231

1.155

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 2569/QĐ-UBND ngày 10/10/2019 về Kế hoạch xây dựng các điểm kinh doanh thực phẩm đảm bảo tiêu chí vệ sinh an toàn thực phẩm tại các chợ trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2020-2025

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


30

DMCA.com Protection Status
IP: 3.149.234.50
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!