Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Kế hoạch 311/KH-UBND 2021 dự án phát triển mạng cấp nước sạch Hà Nội 2021 2025

Số hiệu: 311/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Thành phố Hà Nội Người ký: Dương Đức Tuấn
Ngày ban hành: 28/12/2021 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 311/KH-UBND

Hà Nội, ngày 28 tháng 12 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

HOÀN THÀNH CÁC DỰ ÁN PHÁT TRIỂN NGUỒN TẬP TRUNG VÀ CÁC DỰ ÁN PHÁT TRIỂN MẠNG CẤP NƯỚC SẠCH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2021-2025

Căn cứ Nghị định số 117/2007/NĐ-CP ngày 11/7/2007 của Chính phủ về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch; Nghị định số 124/2011/NĐ-CP ngày 28/12/2011 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 117/2007/NĐ-CP ngày 11/7/2007 của Chính phủ về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch; Quyết định số 554/QĐ-TTg ngày 06/4/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch cấp nước Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Thông tư số 41/2018/TT-BYT ngày 14/12/2018 của Bộ Y tế ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và quy định kiểm tra, giám sát chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt: quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-1:2018/BYT về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt;

Thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XVII; Chương trình số 03-CTr/TU ngày 17/3/2021 của Thành ủy Hà Nội về chỉnh trang đô thị, phát triển đô thị và kinh tế đô thị thành phố Hà Nội giai đoạn 2021 - 2025, Thông báo số 1201-TB/BCSĐ ngày 28/12/2021 kết luận của Ban cán sự Đảng UBND Thành phố về Kế hoạch hoàn thành các dự án phát triển nguồn tập trung và các dự án phát triển mạng cấp nước sạch trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025;

Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành Kế hoạch hoàn thành các dự án phát triển nguồn tập trung và các dự án phát triển mạng cấp nước sạch trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích:

- Tỷ lệ dân cư đô thị trung tâm được sử dụng nước sạch theo Quy chuẩn đạt 100% với tiêu chuẩn dùng nước 125-160 lít/người.ngày; tỷ lệ dân cư đô thị vệ tinh đạt 100% với tiêu chuẩn dùng nước 100-125 lít/người.ngày; tỷ lệ dân cư nông thôn được sử dụng nước sạch đạt 98-100% với tiêu chuẩn dùng nước 105-110 lít/người.ngày; Giảm tỷ lệ thất thoát, thất thu nước sạch đến năm 2025 đạt dưới 15%.

- Tổ chức triển khai và quản lý hiệu quả Điều chỉnh Quy hoạch cấp nước Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn 2050 theo Quyết định 554/QĐ-TTg ngày 06/4/2021 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (gọi tắt là Điều chỉnh Quy hoạch cấp nước Thủ đô); đảm bảo phù hợp với Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô, Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô, Điều chỉnh Quy hoạch xây dựng Vùng Thủ đô Hà Nội, Điều chỉnh định hướng phát triển cấp nước đô thị và khu công nghiệp Việt Nam, các Quy hoạch xây dựng liên quan và điều kiện thực tế phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô.

- Tập trung huy động các nguồn lực xã hội hóa trong lĩnh vực đầu tư và cung cấp nước; triển khai đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước đảm bảo chất lượng, tiến độ và hiệu quả.

- Khuyến khích, tạo điều kiện các tổ chức, cá nhân chủ động nghiên cứu, đăng ký làm chủ đầu tư các dự án đầu tư phát triển cấp nước.

2. Yêu cầu

- Xác định danh mục dự án ưu tiên đầu tư giai đoạn 2021-2025 theo định hướng Điều chỉnh Quy hoạch cấp nước Thủ đô; huy động và tập trung các nguồn lực cho hoạt động phát triển hệ thống nước sạch trên địa bàn Thành phố, đặc biệt là mở rộng cấp nước cho khu vực nông thôn.

- Nâng tổng công suất khai thác của các nhà máy nước tập trung đạt 1,8-2 triệu m3/ngđ.

- Đầu tư hệ thống mạng vòng kết nối các nguồn cấp, xây dựng hệ thống mạng phân phối, dịch vụ đảm bảo đến năm 2025 tỷ lệ hộ dân thành thị và nông thôn được cung cấp nước sạch 100%.

- Nâng cao chất lượng dịch vụ cấp nước đô thị và nông thôn; từng bước hiện đại hóa, nâng cao năng lực sản xuất, quản lý hệ thống nước sạch, góp phần hoàn thành chương trình xây dựng nông thôn mới tại các huyện, thị xã, nâng cao đời sống nhân dân.

- Triển khai thực hiện lộ trình giảm dần khai thác nước ngầm, tăng cường sử dụng nguồn nước mặt, giảm tỷ lệ thất thoát, thất thu nước sạch, đảm bảo phát triển bền vững nguồn tài nguyên nước với yêu cầu giảm công suất các nguồn nước ngầm từ 750.000m3/ngđ xuống 615.000m3/ngđ.

- Xây dựng kế hoạch điều chỉnh, bổ sung công nghệ xử lý nước hiện đại; thống nhất về chất lượng nước đạt tiêu chuẩn theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCNV 01-1:2018/BYT; vận hành hệ thống cấp nước đồng bộ với hệ thống hạ tầng kỹ thuật trong khu vực theo quy hoạch.

II. NỘI DUNG THỰC HIỆN

1. Đầu tư phát triển nguồn tập trung

1.1. Các dự án đang triển khai thực hiện, hoàn thành trong năm 2021, tăng công suất thêm 75.000m3/ngđ gồm:

- Dự án Nhà máy nước Phú Sơn, huyện Ba Vì giai đoạn 2 nâng công suất lên 60.000m3/ngđ;

- Dự án Nhà máy nước Mê Linh tại xã Tiến Thịnh, huyện Mê Linh, công suất 25.000m3/ngđ.

1.2. Các dự án hoàn thành trong giai đoạn năm 2022-2025, tăng công suất thêm khoảng (850.000-950.000)m3/ngđ gồm:

- Dự án đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước Nhà máy nước mặt sông Hồng công suất 300.000 m3/ngđ.

- Dự án nhà máy nước mặt sông Đà giai đoạn II nâng công suất từ 300.000m3/ngđ lên 600.000m3/ngđ.

1.3. Các dự án hoàn thành trong các năm 2023, 2024, 2025:

- Dự án đầu tư xây dựng Hệ thống cấp nước Xuân Mai công suất 200.000m3/ngđ (Nhà máy nước sạch lấy nguồn cấp từ sông Đà đặt tại tỉnh Hòa Bình).

- Dự án đầu tư xây dựng nâng công suất Nhà máy nước Bắc Thăng Long - Vân Trì lên 200.000 - 250.000 m3/ngđ.

- Chuẩn bị, nghiên cứu dự án đầu tư xây dựng nâng công suất Nhà máy nước mặt sông Đuống lên 450.000 m3/ngđ.

2. Đầu tư phát triển mạng truyền dẫn

Đầu tư xây dựng mới và cải tạo mạng lưới cấp nước truyền dẫn cấp I, II theo Điều chỉnh Quy hoạch cấp nước Thủ đô được duyệt, đồng thời triển khai mạng lưới cấp nước phân phối dịch vụ cấp III, IV đã được xác định trong các đồ án quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết, dự án được duyệt đồng bộ với các dự án phát triển nguồn ưu tiên giai đoạn 2021-2025, bao gồm:

- Dự án xây dựng và cải tạo mạng lưới cấp nước cho các quận khu vực trung tâm thành phố Hà Nội: Xây dựng, phát triển mạng lưới cấp nước và thay thế các tuyến ống cũ có đường kính DN300-DN800, chiều dài khoảng 200-300km.

- Dự án đầu tư xây dựng tuyến ống cấp nước DN800-DN1200 dọc Quốc lộ 70 từ Quốc lộ 32 đến Quốc lộ 1A với chiều dài khoảng 18km.

- Dự án đầu tư xây dựng tuyến ống DN800-DN1000 dọc đường vành đai 3,5 với chiều dài khoảng 28km.

- Dự án đầu tư xây dựng tuyến ống DN800 dọc đường vành đai 4 từ đường Tây Thăng Long đến Quốc 15 6 với chiều dài khoảng 17km.

- Dự án đầu tư xây dựng tuyến ống DN800-DN1000 dọc đường Quốc lộ 32 đảm bảo cấp nước từ Nhà máy nước mặt sông Hồng đến huyện Đan Phượng và Phúc Thọ, chiều dài khoảng 35km.

- Dự án đầu tư xây dựng tuyến ống DN600 từ Ngô Gia Tự, Đoàn Khuê đến TTA Sài Đồng đi Huỳnh Tấn Phát, đường gom cao tốc Hà Nội - Hải Phòng đến đường Đông Dư - Dương Xá, chiều dài khoảng 13km và DN800 dọc đường Đàm Quang Trung đảm bảo cấp nước cho khu vực Gia Lâm, Long Biên.

- Dự án đầu tư xây dựng tuyến ống truyền tải dọc đường Quốc lộ 21B và đường trục phát triển kinh tế phía Nam, đường kính DN600-DN800, chiều dài khoảng 40km.

- Xây dựng các tuyến ống kết nối qua sông Hồng, sông Đuống, có đường kính DN600-DN800, chiều dài khoảng 40km.

- Xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo mạng lưới cấp nước hiện có đường kính ống DN200-DN800 với tổng chiều dài khoảng 700-900km.

- Đầu tư xây dựng tuyến ống truyền dẫn DN800 chạy dọc tỉnh lộ 419 và đường Bắc Nam chiều dài khoảng 23km

3. Phát triển mạng phân phối, dịch vụ cấp nước mở rộng cho khu vực nông thôn

3.1. Đối với các dự án đã xây dựng trong năm 2017-2020 (chi tiết 19 dự án theo phụ lục đính kèm): Hoàn thành đầu tư mạng lưới cấp nước phân phối, dịch vụ đảm bảo sẵn sàng đấu nối cấp nước cho người dân, tiếp tục tuyên truyền vận động người dân đấu nối sử dụng nước sạch.

3.2. Tập trung hoàn thành các dự án đang triển khai thực hiện xây dựng (08 dự án): (với quy mô 182 xã, 349.353 hộ, 1.453.452 người):

- Hoàn thành dự án Nối mạng, cấp nước 15 xã, thị trấn: Lại Yên, Song Phương, Tiền Yên, Đắc Sở, Đức Giang, Sơn Đồng, Vân Canh, Đức Thượng, Kim Chung, Di Trạch, Yên Sở, Minh Khai, Dương Liễu, Cát Quế và thị trấn Trạm Trôi, huyện Hoài Đức (quy mô 15 xã; 25.120 hộ; 100.480 người);

- Hoàn thành mạng cấp nước thuộc Dự án cấp nước cho 28 đơn vị hành chính huyện Phú Xuyên và vùng phụ cận (quy mô 28 xã, 53.750 hộ; 215.000 người);

- Hoàn thành mạng cấp nước của 09 xã của huyện Đông Anh, và 5 xã của huyện Gia Lâm thuộc Dự án phát triển mạng lưới phân phối nước sạch cho các xã thuộc huyện Sóc Sơn (18 xã), Đông Anh (09 xã), Gia Lâm 05 xã), thành phố Hà Nội (quy mô 14 xã; 20.307 hộ; 201.228 người);

- Dự án đầu tư cấp nước sạch cho 12 xã Mê Linh (Phần mạng) quy mô: 12 xã, 30.000 hộ, 120.000 người;

- Dự án đầu tư cấp nước sạch cho các xã thuộc huyện Thường Tín (26 xã), Mỹ Đức (20 xã), Ứng Hòa (27 xã), Thanh Oai (17 xã) với tổng quy mô: 90 xã, 162.000 hộ, 585.847 người;

- Dự án đầu tư cấp nước sạch 08 xã huyện Chương Mỹ và khu vực lân cận (UBND Thành phố chấp thuận chủ trương tại Quyết định số 6304/QĐ-UBND ngày 21/10/2013) với quy mô: 12 xã, 30.787 hộ, 123.148 người;

- Dự án đầu tư cấp nước cho 03 xã (Bình Minh, Thanh Mai, Thanh Cao với quy mô: 7.306 hộ, 29.224 người;

- Dự án đầu tư cấp nước cho 08 xã của huyện Đan Phượng với quy mô: 20.082 hộ, 78.525 người.

3.3. Hoàn thành phủ kín mạng cấp nước cho toàn bộ các xã còn lại trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2021-2025:

- Đôn đốc, chỉ đạo các Nhà đầu tư triển khai hoàn thành các dự án đã được giao triển khai thực hiện.

- Lựa chọn các Nhà đầu tư đủ năng lực triển khai các Dự án đầu tư phát triển mạng lưới cấp nước từ nguồn nước tập trung cho khu vực nông thôn đảm bảo người dân được tiếp cận, sử dụng nguồn nước sạch đạt 100% vào năm 2025.

(Chi tiết các dự án phát triển mạng tại phụ lục đính kèm)

4. Cấp nước cho các khu vực nông thôn vùng sâu, vùng xa:

- Khu vực nông thôn (vùng sâu, vùng xa) triển khai giải pháp nâng cấp cải tạo các trạm cấp nước nông thôn hiện có, nâng cấp thiết bị xử lý nước hộ gia đình; đầu tư xây dựng các tuyến truyền dẫn kết nối trạm cấp nước hiện có cải tạo thành trạm bơm tăng áp.

- Tại những khu vực miền núi, vùng sâu vùng xa không thkết nối với hệ thống cấp nước tập trung: triển khai đầu tư lắp đặt hệ thống cấp nước cục bộ theo mô hình hộ, cụm hộ.

- Chất lượng nước sau xử lý đảm bảo phù hợp Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCNV 01-1:2018/BYT

5. Tuyên truyền vận động đấu nối sử dụng nước sạch

Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động người dân đấu nối, ký hợp đồng sử dụng nước sạch, sử dụng nước sạch cho mục đích sinh hoạt, giảm dần các nguồn nước khai thác tại chỗ.

6. Tiến độ chi tiết thực hiện các dự án phát triển mạng phân phối và dịch vụ: giai đoạn 2021 - 2025

6.1. Với khu vực phía Bắc (bao gồm các xã còn lại của huyện Đông Anh và Sóc Sơn):

- Liên danh Công ty Cổ phần Nước Aqua One và Công ty Cổ phần Nước mặt sông Đuống tập trung nguồn lực hoàn thành mạng lưới cấp nước cho khu 3 xã còn lại (Liên Hà, Việt Hùng, Vân Hà) của huyện Đông Anh; Phối hợp các đơn vị cấp nước đang triển khai các dự án cấp nước trong khu vực để hoàn thành thủ tục điều chỉnh phạm vi dự án đã được giao nhưng triển khai chậm (hoặc không thực hiện) theo quy định...

- Công ty CP nước sạch số 2 Hà Nội (đơn vị đang cấp nước cho các xã lân cận trên địa bàn huyện Đông Anh) và các Nhà đầu tư có nhu cầu nghiên cứu phương án triển khai thi công mạng lưới cấp nước cho 3 xã: Cổ Loa, Bắc Hồng, Thụy Lâm, huyện Đông Anh; 11 xã còn lại của huyện Sóc Sơn (Đông Xuân, Xuân Thu, Kim Lũ, Đức Hòa, Việt Long, Xuân Giang, Bắc Phú, Tân Minh, Tân Hưng, Phù Linh, Trung Giã).

- Công ty TNHH nước sạch Ngọc Anh và các Nhà đầu tư có nhu cầu nghiên cứu phương án cấp nước cho khu vực 7 xã còn lại của huyện Sóc Sơn (Tân Dân, Thanh Xuân, Phú Cường, Minh Phú, Minh Trí, Quang Tiến, Hiền Ninh) của huyện Sóc.

6.2. Khu vực phía Nam (bao gồm các xã còn lại của huyện Thường Tín)

- Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Nội và các Nhà đầu tư có nhu cầu nghiên cứu tổ chức triển khai mở rộng mạng cấp nước cho khu vực các xã còn lại của huyện Thường Tín.

6.3. Khu vực phía Tây Nam (bao gồm các xã còn lại của huyện Thanh Oai, Ứng Hòa, Mỹ Đức, Chương Mỹ)

- Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Đông, Công ty Cổ phần Viwaco và các Nhà đầu tư có nhu cầu phối hợp liên danh Aqua One và Nước mặt sông Đuống cùng UBND huyện nghiên cứu phương án mở rộng mạng cấp nước cho khu vực xã còn lại của huyện Thanh Oai.

- Công ty Cổ phần Cấp nước Hà Nam và các Nhà đầu tư khác có nhu cầu phối hợp với Liên danh Aqua One và Nước mặt sông Đuống cùng UBND huyện nghiên cứu phương án cấp nước cho khu vực các xã còn lại của huyện Ứng Hòa, huyện Mỹ Đức.

- Công ty môi trường đô thị Xuân Mai và các Nhà đầu tư có nhu cầu cùng UBND huyện nghiên cứu hoàn thành mạng lưới cấp nước cho các xã còn lại huyện Chương Mỹ.

6.4. Khu vực phía Tây (bao gồm các xã còn lại của huyện Thạch Thất, Đan Phượng, Quốc Oai, Phúc Thọ, Ba Vì)

- Công ty Cổ phần cấp nước Sơn Tây và các Nhà đầu tư có nhu cầu nghiên cứu triển khai phương án cấp nước cho xã Cẩm Yên của huyện Thạch Thất

- Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Nội và các Nhà đầu tư có nhu cầu nghiên cứu phương án đầu tư mạng cấp nước cho các xã còn lại của huyện Thạch Thất khu vực xung quanh khu công nghệ cao Hòa Lạc

- Công ty môi trường đô thị Xuân Mai và các Nhà đầu tư có nhu cầu nghiên cứu hoàn thành mạng lưới cấp nước cho xã còn lại huyện Thạch Thất dọc quốc lộ 21.

- Công ty TNHH Đồng Tiến Thành Hà Nam và các Nhà đầu tư có nhu cầu hoàn thành xây dựng hệ thống mạng cấp nước cho 02 xã (Hòa Thạch, Đông Yên) của huyện Quốc Oai.

- Công ty Cổ phần Nước sạch Tây Hà Nội tập trung triển khai đầu tư xây dựng hệ thống mạng lưới cấp nước cho 8 xã huyện Đan Phượng.

- Công ty Cổ phần cấp nước Sơn Tây phối hợp với Liên danh Công ty Cổ phần Ao Vua và Công ty cổ phần cấp thoát nước và môi trường Ba Vì, Công ty Cổ phần đầu tư nước sạch và môi trường Hùng Thành và các Nhà đầu tư khác có nhu cầu nghiên cứu phương án mở rộng mạng cấp nước cho người dân của huyện Phúc Thọ.

- UBND huyện Ba Vì làm Chủ đầu tư Dự án cấp nước cho 4 xã miền núi khó khăn (Minh Quang, Khánh Thượng, Ba Vì) sử dụng ngân sách để đầu tư đồng thời đề xuất cơ chế quản lý sau đầu tư.

- Liên danh Công ty CP Ao Vua và Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng cấp thoát nước và môi trường Ba Vì hoàn thành xây dựng hệ thống mạng lưới cấp nước cho xã Minh Châu và toàn bộ huyện Ba Vì; phối hợp UBND huyện Ba Vì tuyên truyền người dân trên địa bàn huyện thực hiện đấu nối sử dụng nước sạch và thực hiện đấu nối cấp nước khi người dân có yêu cầu.

6.5. Đối với các khu vực khó khăn tại các huyện (Ba Vì, Chương Mỹ, Phúc Thọ, Thạch Thất) các đơn vị xã hội hóa không thể đầu tư mạng lưới cấp nước được, giao UBND các huyện làm Chủ đầu tư nghiên cứu Dự án cấp nước cho các khu vực còn lại bằng nguồn ngân sách, đồng thời đề xuất cơ chế quản lý vận hành sau đầu tư.

7. Nâng cao chất lượng nước

- Đối với các nhà máy nước hiện có: Thực hiện rà soát thực trạng các nhà máy nước, các trạm cấp nước để xây dựng kế hoạch, lộ trình điều chỉnh, bổ sung công nghệ xử lý nước hiện đại, triển khai xúc xả, thay thế đường ống đã xuống cấp đảm bảo chất lượng nước cấp theo tiêu chuẩn QCVN 01-1:2018/BYT của Bộ Y tế.

- Đối với các nhà máy xây dựng mới được lựa chọn công nghệ và thiết bị hiện đại, tiết kiệm năng lượng, đảm bảo môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, ứng phó tốt khi chất lượng nguồn nước có diễn biến tiêu cực đảm bảo quy chuẩn, tiêu chuẩn và quy định hiện hành và có tính đến khả năng nâng cấp chất lượng nước khi có yêu cầu trong tương lai.

- Giảm quy mô khai thác nước ngầm tại những khu vực đã đấu nối sử dụng nguồn nước sạch từ các nhà máy nước mặt tập trung theo quy hoạch.

8. Nguồn kinh phí thực hiện

- Nguồn vốn xã hội hóa

- Nguồn vốn ngân sách

- Nguồn vay ODA

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Xây dựng

- Là cơ quan thường trực, thường xuyên kiểm tra đôn đốc, hướng dẫn các đơn vị thực hiện Kế hoạch này; là đầu mối, phối hợp với các sở, ban, ngành, quận, huyện, thị xã, chủ đầu tư các dự án giải quyết các vướng mắc trong quá trình đầu tư xây dựng, quản lý vận hành, khai thác hệ thống cấp nước, đôn đốc các đơn vị, nhà đầu tư báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch; Định kỳ hàng tháng, tổng hợp, báo cáo UBND Thành phố kết quả thực hiện.

- Chủ trì, phối hợp với UBND các huyện, thị xã rà soát các khu vực chưa có nước sạch, chưa có dự án đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước để tiếp tục kêu gọi các nhà đầu tư có năng lực, kinh nghiệm nghiên cứu xây dựng hệ thống cấp nước đồng bộ, nhằm hoàn thành mục tiêu đến năm 2025 phủ kín mạng cấp nước cho 100% các xã trên địa bàn Thành phố; đôn đốc các nhà đầu tư tập trung triển khai các dự án cấp nước trong năm 2021 phủ kín trên 80% mạng lưới cấp nước khu vực nông thôn Thành phố.

2. Sở Y tế

Chỉ đạo Trung tâm kiểm soát bệnh tật Thành phố thực hiện định kỳ và tăng tần suất kiểm tra, thanh tra, giám sát chất lượng nước tại các cơ sở sản xuất cấp nước, trên mạng lưới tiêu thụ nước và đặc biệt tại các khu đô thị theo quy chuẩn quy định; kịp thời phát hiện, đôn đốc nhắc nhở và xử lý theo thẩm quyền các trường hợp vi phạm về chất lượng nước ăn uống sản xuất cung cấp cho nhân dân...

Thường xuyên kiểm tra, lấy mẫu nước để xét nghiệm đảm bảo chất lượng nước theo quy định.

Hướng dẫn trung tâm kiểm soát bệnh tật các địa phương tăng cường kiểm tra giám sát chất lượng nước tại các trạm cấp nước cục bộ và công trình cấp nước hộ gia định...

Hướng dẫn Nhà đầu tư các dự án cấp nước đảm bảo chất lượng nước sau xử lý đạt tiêu chuẩn của Bộ Y tế.

3. Sở Kế hoạch và Đầu tư

- Chủ trì tổng hợp danh mục các dự án đầu tư nước sạch trình UBND Thành phố phê duyệt để kêu gọi đầu tư theo quy định.

- Chủ trì tổ chức thẩm định hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư các dự án cấp nước hoặc điều chỉnh chủ trương đầu tư đối với các dự án đầu tư hệ thống cấp nước đã có quyết định chủ trương giao cho các nhà đầu tư nhưng chưa thực hiện theo quy định, trình UBND Thành phố quyết định.

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan đề xuất cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư phát triển cấp nước trên địa bàn thành phố Hà Nội, bố trí, cân đối nguồn kinh phí hỗ trợ hoặc đầu tư phát triển các công trình, dự án phát triển hệ thống cấp nước trình UBND Thành phố, đặc biệt khu vực các xã miền núi, vùng sâu, vùng xa...

- Chủ trì, phối hợp Sở Tài chính và các cơ quan liên quan xây dựng, trình UBND Thành phố ban hành cơ chế ưu đãi, hỗ trợ đầu tư cho doanh nghiệp trong hoạt động đầu tư cấp nước nông thôn trên địa bàn Thành phố, đặc biệt khu vực các xã miền núi, vùng sâu, vùng xa...

- Thực hiện điều chỉnh, thu hồi các dự án không triển khai thực hiện, hoặc triển khai chậm.

4. Sở Tài chính

- Chủ trì phối hợp các Sở, ban, ngành trình UBND Thành phố điều chỉnh giá bán nước sạch trên địa bàn Thành phố đã được UBND Thành phố ban hành tại các Quyết định số 38/2013/QĐ-UBND , số 39/2013/QĐ-UBND ngày 19/9/2013 phù hợp điều kiện chung của toàn Thành phố (đô thị và nông thôn) hiện nay.

- Chủ trì phối hợp với các Sở, ban, ngành thẩm định phương án giá nước sạch do các đơn vị cấp nước xây dựng; chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành có liên quan kiểm tra thực hiện quyết định giá nước sạch, thực hiện điều chỉnh giá theo lộ trình, Tham mưu UBND Thành phố để xử lý kịp thời những vướng mắc phát sinh.

- Phối hợp Sở Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện các chính sách ưu đãi đầu tư nước sạch cho khu vực nông thôn thống nhất trên địa bàn Thành phố theo: Quyết định số 131/2009/QĐ-TTg ngày 02/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư và quản lý, khai thác công trình cấp nước sạch nông thôn; Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018 về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn...

5. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan hoàn thiện hồ sơ các công trình nước sạch nông thôn hoàn thành đưa vào sử dụng.

- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan đề xuất bàn giao công trình cho đơn vị quản lý, xác định giá trị còn lại của công trình bàn giao cho đơn vị quản lý theo Thông tư 54/2013/TT-BTC ngày 04/5/2013, Thông tư 76/2017/TT-BTC ngày 26/7/2017 của Bộ Tài chính Quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung.

- Xây dựng lộ trình cải tạo các công trình nước sạch nông thôn đã xuống cấp, tiếp nhận nguồn nước sạch từ hệ thống cấp nước tập trung

6. Quỹ đầu tư phát triển Thành phố Hà Nội

Chủ trì phối hợp Sở Tài chính kiểm tra, đôn đốc việc hoàn trả ngân sách hỗ trợ ứng trước từ khấu hao cơ bản đối với các dự án, hạng mục cấp nước đã được hoàn thành, đưa vào khai thác kinh doanh theo Quyết định số 21/2012/QĐ-UBND của UBND Thành phố về quản lý, thu hồi vốn đầu tư từ các dự án cấp nước và hạng mục cấp nước.

7. Sở Tài nguyên và Môi trường

- Hướng dẫn các chủ đầu tư về các thủ tục cấp phép khai thác và thẩm định, phê duyệt hồ sơ đánh giá tác động môi trường hoặc trình UBND thành phố phê duyệt theo quy định; Giải quyết thủ tục thu hồi đất để xây dựng các công trình cấp nước theo hướng cải cách thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian giải quyết. Tăng cường quản lý, kiểm tra xử lý các vi phạm trong việc khai thác nguồn tài nguyên nước theo quy định của pháp luật.

- Rà soát khu vực khai thác nước ngầm, khu vực hạn chế khai thác, khu vực cấp khai thác nước ngầm để thống nhất quản lý.

- Xác định quỹ đất, kế hoạch sử dụng đất cho việc triển khai các dự án cấp nước theo Quy hoạch.

8. Sở Thông tin và Truyền thông

Chủ trì, phối hợp với các cơ quan báo chí Trung ương, Đài Phát thanh và truyền hình Hà Nội, Sở Xây dựng và các Công ty kinh doanh nước sạch xây dựng Chương trình truyền thông phổ biến tầm quan trọng của nước sạch, hướng dẫn sử dụng nước tiết kiệm, đúng mục đích.

9. Sở Giao thông vận tải:

Phối hợp chặt chẽ với các đơn vị cấp nước, các chủ đầu tư dự án cấp nước trong việc cấp phép thi công, sửa chữa các tuyến ống cấp nước đảm bảo tạo điều kiện cho nhà đầu tư sớm thi công các tuyến cấp nước

10. UBND các huyện, thị xã Sơn Tây

- Tăng cường công tác tuyên truyền cho người dân biết về tầm quan trọng của nước sạch, sử dụng nước tiết kiệm, đúng mục đích. Chỉ đạo, giải quyết kịp thời những khó khăn vướng mắc trong công tác GPMB các dự án cấp nước trên địa bàn hoặc báo cáo UBND Thành phố những vấn đề vượt thẩm quyền.

- Thường xuyên kiểm tra tiến độ triển khai các dự án cấp nước sạch và việc quản lý, sử dụng nước sạch trên địa bàn; Đề xuất thay thế các nhà đầu tư triển khai dự án không đảm bảo tiến độ, chất lượng; Định kỳ trước ngày 20 hàng tháng gửi báo cáo về Sở Xây dựng để tổng hợp báo cáo UBND Thành phố.

11. Các đơn vị đầu tư xây dựng và quản lý vận hành hệ thống cấp nước

- Chủ động phối hợp với các sở, ngành, địa phương tập trung đẩy nhanh tiến độ các dự án được duyệt; nghiên cứu, đề xuất phương án triển khai các dự án phát triển nguồn, phát triển mạng truyền dẫn, phân phối, mở rộng mạng cấp nước cho khu vực nông thôn; nghiên cứu điều chỉnh, bổ sung công nghệ lọc nước tiên tiến; xây dựng Kế hoạch sản xuất cấp nước, Kế hoạch đầu tư phát triển hạ tầng cấp nước, Kế hoạch giảm khai thác nước ngầm, Kế hoạch triển khai thay thế đường ống đã xuống cấp, đảm bảo yêu cầu chất lượng nước của Bộ Y tế.

- Quản lý, vận hành, khai thác công trình đảm bảo chất lượng nước đạt tiêu chuẩn, an toàn và hiệu quả; Nâng cao chất lượng dịch vụ cấp nước; Lập kế hoạch hàng năm và tổ chức thực hiện công tác giảm thất thoát, thất thu nước sạch, bảo vệ nguồn nước; Phối hợp các lực lượng Thanh tra xây dựng, Công an trên địa bàn nhằm phát hiện, xử lý các vi phạm hệ thống cấp nước.

12. Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình cấp nước, thoát nước và môi trường Thành phố Hà Nội

Chủ động phối hợp các địa phương, các chủ đầu tư khảo sát, rà soát, đề xuất dự án, phương án cấp nước tại các khu vực vùng đồi núi cao thuộc các xã còn lại chưa có nhà đầu tư đề xuất triển khai của huyện Thạch Thất, Chương Mỹ, Ba Vì... bao gồm phương án quản lý vận hành sau đầu tư.

- Triển khai phương án cụm hộ tại những khu vực không thể kết nối với hệ thống cấp nước tập trung.

- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn đề xuất phương án nâng cấp các trạm cấp nước nông thôn hiện có tại những khu vực chưa kết nối với hệ thống cấp nước tập trung.

13. Công an thành phố Hà Nội:

- Xây dựng, triển khai kế hoạch đảm bảo an ninh, an toàn nguồn nước trên địa bàn thành phố Hà Nội.

- Phối hợp với các Sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã và các đơn vị cấp nước nắm bắt tình hình, thực hiện phòng ngừa, kịp thời phát hiện, giải quyết không để xảy ra các hoạt động khủng bố, phá hoại, gây mất an ninh hệ thống cấp nước và các hành vi khiếu kiện, tụ tập đông người cản trở công tác khai thác, sản xuất, phân phối nước sạch trên địa bàn thành phố Hà Nội.

- Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Tư pháp hướng dẫn, đôn đốc các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã và các đơn vị cấp nước trên địa bàn Thành phố làm tốt công tác tuyên truyền trong việc bảo vệ công trình cấp nước, sử dụng nước tiết kiệm và chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về cấp nước.

14. Chế độ thông tin báo cáo

Các Sở, ban, ngành Thành phố, các đơn vị liên quan tổ chức thực hiện có hiệu quả Kế hoạch này, hướng dẫn các Nhà đầu tư thực hiện các dự án cấp nước được giao đảm bảo tiến độ, chất lượng đúng quy trình, quy định; Định kỳ ngày 20 cuối hàng Quý báo cáo tình hình thực hiện gửi Sở Xây dựng để tổng hợp, báo cáo Thành phố.

Sở Xây dựng theo dõi, tổng hợp, định kỳ ngày 25 cuối hàng Quý báo cáo UBND Thành phố tình hình triển khai thực hiện Kế hoạch.

Trong quá trình thực hiện có khó khăn, vướng mắc kịp thời phản ảnh về Sở Xây dựng để tổng hợp báo cáo, đề xuất UBND Thành phố xem xét, chỉ đạo./.

 


Nơi nhận:
- Đ/c Bí thư Thành ủy;
- Các Bộ: Xây d
ựng, NN&PTNT;
- Thường trực Thành ủy;
- Thường trực HĐND Thành phố;
- Chủ tịch UBND TP;
- Các PCT UBND TP;
- Các ban đảng, Văn phòng Thành ủy;
- Các Ban HĐND TP;
- Văn phòng Đoàn ĐBQH-HĐND TP;
- Các Sở, ban, ngành TP;
- UBND các quận, huyện, thị xã;
- Các đơn vị cấp nước (Sở XD gửi);
- VPUBTP: CVP, các PCVP, các phòng: TH, TKBT, KT, KGVX, ĐT;
- Lưu: VT, ĐT.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Dương Đức Tuấn

 

CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN MẠNG ĐÃ TRIỂN KHAI GIAI ĐOẠN 2017-2020

(Kèm theo Kế hoạch số 34/KH-UBND ngày 28/12/2021 của UBND thành phố)

Stt

Danh sách dự án đầu tư phát triển mạng cấp nước

Tình hình, kết quả triển khai

Khó khăn, vướng mắc

Ghi chú

Tên dự án

Chủ đầu tư

Địa điểm

Quy mô

Nguồn vốn

Tiến độ hoàn thành

Đã thực hiện xong

Đang triển khai

Chưa thực hiện

1

Dự án xây dựng hệ thống cấp nước sạch cho các xã Nam Sơn, Bắc Sơn, Hồng Kỳ trong vùng ảnh hưởng môi trường bán kính 500 - 1000m từ khu LHXLCT Sóc Sơn.

Công ty nước sạch số 2 Hà Nội

Huyện Sóc Sơn

03 xã

Ngân sách

2017

Dự án hoàn thành

Tiếp tục đấu nối các hộ dân có nhu cầu

 

- Bảo vệ các công trình cấp nước, ghi thu tiền nước khách hàng.

- Cấp bù giá nước sinh hoạt cho nhân dân nằm trong vùng ảnh hưởng dự án khu liên hợp xử lý chất thải rắn tại ba xã: Nam Sơn, Bắc Sơn, Hồng Kỳ huyện Sóc Sơn.

Cấp nước cho 2088 hộ.

2

Tiếp nhận, nâng cấp mở rộng hệ thống cấp nước sạch xã Ninh Hiệp, Kim Lan, Gia Lâm

Công ty CP SX và thương mại Ngọc Hải

Huyện Gia Lâm

2 xã

Doanh nghiệp

2017

Dự án hoàn thành

Đấu nối cấp nước cho các hộ dân còn lại khi có nhu cầu

Một số tuyến phân phối chưa đầu tư do người dân chưa có nhu cầu

- Tỷ lệ đấu nối sử dụng nước thấp.

- Nhà đầu tư khó khăn trong vấn đề tài chính, khó tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi.

- Về mặt bằng thi công: hiện nay Công ty đang phối hợp tiếp nhận mặt bằng xây dựng khu xử lý bùn lắng sau nhà máy tại xã Ninh Hiệp (hạng mục phụ trợ), hồ sơ đang trình UBND huyện Gia Lâm phê duyệt, Sở Tài nguyên và Môi trường bàn giao.

Đáp ứng đấu nhu cầu cho 90% người dân nối khi có yêu cầu.

3

Nối mạng, cấp nước 02 xã: An Thượng, Vân Côn, huyện Hoài Đức

Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Đông

Huyện Hoài Đức

02 xã

Nhà nước ngoài ngân sách

2017

Dự án hoàn thành

 

 

- Khó khăn: một số hộ chưa có nhu cầu đấu nối; nhu cầu sử dụng nước thấp

- Tỷ lệ đấu nối được 30%, Hiện đang cấp 2300/7463 hộ

- Đang tiếp tục đấu nối cấp nước cho nhân dân khi có yêu cầu.

4

Phục hồi trạm cấp nước số 1 thị trấn Vân Đình, huyện Ứng Hòa

Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Đông

Huyện Ứng Hòa.

01 thị trấn

Nhà nước ngoài ngân sách

2017

Dự án hoàn thành

 

 

 

- Hiện cung cấp cho khoảng 3600 hộ.

Đang tiếp tục đấu nối cấp nước cho nhân dân khi có yêu cầu

5

Hoàn thiện dây chuyền công nghệ trạm cấp nước tại xã Quảng Phú Cầu, huyện Ứng Hòa.

Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Đông

Huyện Ứng Hòa

01 thị trấn

Nhà nước ngoài ngân sách

2017

Dự án hoàn thành

 

 

 

- Khả năng đáp ứng nhu cầu cấp nước cho 2200 hộ

- Đang thực hiện thủ tục thanh quyết toán.

6

Xây dựng hệ thống cấp nước sạch xã Cự Khê, huyện Thanh Oai

CT TNHH Nhất Phát

Huyện Thanh Oai

01 xã

Doanh nghiệp

2017

Hoàn thành phần mạng lưới và sử dụng nguồn nước hiện có để cấp nước cho nhân dân.

- Đã lắp đặt cho 1900 hộ.

Hiện đang phối hợp UBND huyện tiếp nhận mặt bằng và triển khai trạm xử lý.

Chưa Thi công trạm xử lý

- Nhà đầu tư đang phối hợp UBND huyện điều chỉnh vị trí công trạm đầu mới khu xử lý theo nguyện vọng người dân.

- Nhà đầu tư đề xuất có cơ chế đặc thù để các doanh nghiệp nhỏ đầu tư vào nước sạch dễ tiếp cận với nguồn vốn vay.

Tiếp tục đấu nối cấp nước cho các hộ dân có nhu cầu trong phạm vi cấp nước của dự án

7

Nối mạng cấp nước sạch cho 02 xã Văn Phú, Văn Bình và bổ sung một số tuyến ống cấp nước trong thị trấn Thường Tín từ nhà máy nước thị trấn Thường Tín

Công ty CP Đầu tư xây dựng VIETCOM

thị trấn Thường Tín

1 thị trấn

Doanh nghiệp

2018

Dự án hoàn thành

Tiếp tục đấu nối cấp nước cho các hộ dân có nhu cầu trong phạm vi cấp nước của dự án

 

- Thi công trong điều kiện, đường làng xóm nhỏ hẹp, đường đã được bê tông hóa, máy thi công không thi công được, toàn bộ thi công bằng thủ công, dẫn tới tiến độ bị ảnh hưởng.

- Quá trình xây dựng nông thôn mới ảnh hưởng tới công trình cấp nước, gây thất thoát.

- Suất đầu tư cao, tỷ lệ sử dụng nước thấp, khó khăn trong việc thu hồi vốn DN.

Hiện đang cấp nước cho 5650/7368 hộ.

8

Nối mạng, cấp nước 05 xã: Ngọc Liệp, Liệp Tuyết, Tuyết Nghĩa, Cấn Hữu, Nghĩa Hương huyện Quốc Oai

Công ty TNHH Đồng Tiến Thành Hà Nam

Huyện Quốc Oai

05 xã

Doanh nghiệp

2017

Dự án hoàn thành

 

 

- Quá trình xây dựng nông thôn mới làm ảnh hưởng chất lượng công trình; Công tác bảo vệ các công trình cấp nước do đấu nối trái phép.

- Tỷ lệ đấu nối đạt 70% tuy nhiên sử dụng rất ít.

- Tổng chiều dài khoảng 145km.

- Đang tiếp tục đấu nối cấp nước cho nhân dân khi có yêu cầu

9

Xây dựng hệ thống đường ống cung cấp nước sạch cho 11 xã huyện Quốc Oai gồm các xã: Yên Sơn, Phượng Cách, Sài Sơn, Đồng Quang, Cộng Hòa, Tân Hòa, Tân Phú, Đại Thành, Hòa Thạch, Phú Cát, Đông Yên

Công ty TNHH Đồng Tiến Thành Hà Nam

Huyện Quốc Oai

11 xã

Doanh nghiệp

2018

Đã hoàn thành 70% khối lượng công việc và đã cấp nước được 11.194 hộ/21.500 hộ.

- Tiếp tục đấu nối cấp nước cho các hộ dân có nhu cầu trong phạm vi cấp nước của dự án.

- Công ty đang khảo sát nhu cầu kết hợp tuyên truyền nhân dân đăng ký lắp đặt đồng hồ và triển khai.

Hiện đang triển khai thi công đường ống cấp nước cho 2 xã Hòa Thạch, Đông Yên.

 

- Quá trình xây dựng nông thôn mới làm ảnh hưởng chất lượng công trình; Công tác bảo vệ các công trình cấp nước do đấu nối trái phép.

- Tỷ lệ sử dụng nước thấp.

- Khu vực 3 xã Hòa Thạch, Phú Cát, Đông Yên có mật độ dân cư thưa, diện tích lớn, xuất đầu tư lớn. Người dân vẫn còn thói quen sử dụng nguồn nước tự nhiên tự khai thác

- Đang tiếp tục đấu nối cấp nước cho nhân dân khi có yêu cầu

- UBND Thành phố đã điều chỉnh Quyết định chủ trương đầu tư với tiến độ dự án: Hoàn thành trong Quý IV/2020.

10

Dự án cấp nước xã Vĩnh Quỳnh, huyện Thanh Trì

Công ty cổ phần Viwaco

Huyện Thanh Trì

1 xã

Doanh nghiệp

2017

Dự án hoàn thành

 

 

 

Dự án sử dụng công suất dư 2.000m3/ngđ của trạm cấp nước Văn Điển

11

Hoàn thành nối mạng, cấp nước xã Thạch Thán, thị trấn Quốc Oai, xã Ngọc Mỹ, huyện Quốc Oai

Công ty CP SX và thương mại Ngọc Hải

Huyện Quốc Oai

2 xã, 1 thị trấn

Doanh nghiệp

2017

Dự án hoàn thành

 

 

- Tỷ lệ đấu nối sử dụng nước thấp.

- Quá trình xây dựng nông thôn mới làm ảnh hưởng chất lượng công trình; Công tác bảo vệ các công trình cấp nước do đấu nối trái phép.

- Nhà đầu tư khó khăn trong vấn đề tài chính.

- Tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi theo Quyết định 131/2009/QĐ-TTg ngày 02/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ, và Quyết định số 32/2014/QĐ-UBND ngày 4/8/2014 của UBND Thành phố ban hành Quy định chính sách hỗ trợ đầu tư công trình cấp nước sạch nông thôn Thành phố Hà Nội.

- Hiện doanh nghiệp đang chờ phê duyệt tổng mặt bằng và cắm giao mốc giới đất xây dựng trạm tăng áp xã Ngọc Mỹ và xã Thạch Thán (hạng mục phụ trợ)

- Đang tiếp tục đấu nối cấp nước cho nhân dân khi có yêu cầu

12

Dự án nâng công suất hệ thống cấp nước Sơn Tây lên 30.000m3/ngđ cấp nước cho thị xã Sơn Tây và huyện Phúc Thọ

Công ty Cổ phần cấp nước Sơn Tây

Thị xã Sơn Tây

thị xã Sơn Tây và huyện Phúc Thọ

Nhà nước ngoài ngân sách

2017

Dự án hoàn thành

 

 

 

Đang mở rộng cấp nước cho các xã huyện Phúc Thọ. Đang tiếp tục đấu nối cấp nước cho nhân dân khi có yêu cầu

13

Nối mạng, cấp nước 10 xã, thị trấn: Chàng Sơn, Thạch Xá, Hữu Bằng, Bình Phú, Hương Ngải, Canh Nậu, Dị Nậu, Cần Kiệm, Kim Quan và thị trấn Liên Quan, huyện Thạch Thất

Công ty TNHH Đồng Tiến Thành Hà Nam

huyện Thạch Thất

10 xã

Doanh nghiệp

2018

Dự án hoàn thành

 

 

- Quá trình xây dựng nông thôn mới làm ảnh hưởng chất lượng công trình; Công tác bảo vệ các công trình cấp nước do đấu nối trái phép.

- Tỷ lệ sử dụng nước thấp.

- Đang cấp cho 9500 hộ dân, đạt tỷ lệ 55% hộ dân sử dụng nước sạch.

- Tiếp tục đấu nối cấp nước cho nhân dân khi có yêu cầu.

14

Dự án xây dựng mạng lưới cấp nước sạch cho 05 xã: Kim Nỗ, Vĩnh Ngọc, Tàm Xá, Xuân Canh và Đông Hội, huyện Đông Anh

Công ty TNHH MTV nước sạch HN

huyện Đông Anh

Cấp nước 5 xã

Nhà nước ngoài ngân sách

Quý II/2017

Dự án hoàn thành

 

 

Còn một số hộ chưa có nhu cầu đấu nối

- Hiện đang cấp 12.836 hộ dân.

- Còn lại khoảng 2000 hộ chưa đăng ký sử dụng. Công ty sẽ tiếp tục đấu nối cấp nước cho nhân dân khi có yêu cầu

15

Dự án nâng công suất nhà máy Bắc Thăng Long lên 50.000m3/ngđ cấp nước cho 4 xã Tiền Phong, Tráng Việt, Mê Linh và Đại Thịnh thuộc huyện Mê Linh (phần mạng)

Công ty TNHH MTV nước sạch HN

huyện Mê Linh

Cấp nước 4 xã

Nhà nước ngoài ngân sách

Quý I/2018

Dự án đã hoàn thành

- Tiếp tục đấu nối cấp nước cho các hộ dân có nhu cầu trong phạm vi cấp nước của dự án.

 

 

Đã cấp nước

16

Nhà máy, hệ thống cấp nước sạch nông thôn huyện Ba Vì (Chu Minh, Đông Quang và một số xã lân cận) và Đấu nối dự án cấp nước sinh hoạt cho 4 xã thu hồi đất phục vụ dự án mở rộng nghĩa trang Yên Kỳ (các xã Thái Hòa, Đồng Thái, Phú Sơn, Vật Lại, Cẩm Lĩnh)

Liên danh Công ty CP Ao Vua và Công ty CP đầu tư xây dựng cấp thoát nước và môi trường Ba Vì

huyện Ba Vì

7 xã

Doanh nghiệp

2017

Dự án hoàn thành - Hiện đã cấp 5/7 xã

Nhà đầu tư đang làm thủ tục tiếp nhận dự án Đấu nối cấp nước sinh hoạt cho 2 xã Thái Hòa, Cẩm Lĩnh

 

- Hiện đang cấp nước, tuy nhiên tỷ lệ lắp đồng hồ dùng nước còn thấp.

Tiếp tục đấu nối cấp nước cho nhân dân khi có yêu cầu.

17

Dự án cấp nước cho 2 xã Cổ Đông và Sơn Đồng - Sơn Tây (sử dụng nguồn từ nhà máy nước Sơn Tây)

Công ty Cổ phần cấp nước Sơn Tây

Thị xã Sơn Tây

02 xã

Nhà nước ngoài ngân sách

Quý II.2018

Dự án hoàn thành thi công tuyến ống phân phối bao phủ cho 2 xã và cấp nước cho nhân dân.

Đang đấu nối cấp nước cho nhân dân và dự kiến hoàn thành trong năm 2018, 2019

 

- Tỷ lệ đăng ký sử dụng nước thấp đạt 100/1500 hộ

Đang tiếp tục đấu nối cấp nước cho nhân dân khi có yêu cầu

18

Dự án xây dựng hệ thống cấp nước sạch cho 12 xã Mê Linh (Phần mạng)

Liên danh Công ty NSNT Thái Bình và Công ty CP dịch vụ kỹ thuật năng lượng

Huyện Mê Linh

12 xã

Doanh nghiệp

2020

Đã hoàn thành: Tuyến ống truyền tải 33/33km Tuyến ống phân phối đạt 95% khối lượng công việc.

Hiện đang triển khai tuyên truyền đăng ký lắp đặt đến các hộ dân. Đến hết năm 2020 dự án hoàn thành.

 

 

- Dự án được QĐ chủ trương đầu tư tháng 6/2018

19

Xây dựng hoàn thiện hệ thống mạng lưới phân phối nước sạch cho các xã Đại Áng, Ngọc Hồi, Liên Ninh huyện Thanh Trì

Công ty CP nước Aqua One và Cons ty nước mặt sông Đuống

huyện Thanh Trì

03 xã

Doanh nghiệp

2020

Đã hoàn thành việc thi công mạng lưới đường ống.

Hiện đã cấp nước cho người dân

 

- Trong phạm vi cấp nước hiện còn một số trạm khai thác và cung cấp nước ngầm đang hoạt động (chưa sẵn sàng đấu nối chuyển nguồn nước mặt hoặc ngừng hoạt động), người dân có thói quen sử dụng nước giếng, nước mưa trong sinh hoạt.

- Giá nước bán ra theo quyết định 38 và 39/2013/QĐ-UBND ngày 19/09/2013 của UBND Thành phố Hà Nội thấp hơn so với chi phí đầu tư. Dự án thiếu hiệu quả nếu không được Thành phố trợ giá nước.

 

 

KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGUỒN TẬP TRUNG GIAI ĐOẠN 2021-2025

(Kèm theo Kế hoạch số 311/KH-UBND ngày 28/12/2021 của UBND Thành phố)

STT

Tên dự án

Chủ đầu tư

Địa điểm

Quy mô

Tình hình thực hiện

Kế hoạch thực hiện

1

Dự án Nhà máy nước Phú Sơn, huyện Ba Vì giai đoạn 2 nâng công suất lên 60.000 m3/ngđ

Liên danh Công ty cổ phần Ao Vua và Công ty cổ phần đầu tư cấp thoát nước và môi trường Ba Vì

Ba Vì

60.000 m3/ngđ

Nhà đầu tư đã thi công hoàn thành trạm bơm nước thô, thi công hoàn thiện bể lng bể lọc bể chứa.

Đến nay, Nhà đầu tư đã thi công được khoảng 90% khối lượng công việc. Dự kiến đến tháng 9/2021 sẽ hoàn thành và đưa vào vận hành cấp nước cho nhân dân

2021

2

Dự án Nhà máy nước Mê Linh, huyện Mê Linh

Công ty cổ phần cấp nước Mê Linh

Mê Linh

25.000 m3/ngđ

Nhà đầu tư đã cơ bản thi công hoàn thiện nhà máy. Đang phát nước chạy thử cấp nước cho nhân dân

2021

3

Dự án đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước Nhà máy nước mặt sông Hồng công suất 300.000 m3/ngđ

Công ty cổ phần nước mặt sông Hồng

Đan Phượng

300.000 m3/ngđ

Hiện nay, Nhà đầu tư đã thi công xong phần bê tông đáy bể nước sạch số 01, 02; lắp dựng xong phần copha vách và đổ bê tông một số vị trí vách bể số 02. Đã thi công lắp dựng cốt thép dáy bể, vách bể keo tụ và bể lắng. Dự kiến đến quý II/2022 sẽ hoàn thành nhà máy và đưa vào vận hành

2022

4

Dự án đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước Xuân Mai công suất 200.000 m3/ngđ (Nhà máy nước sạch lấy nguồn cấp từ sông Đà tại tỉnh Hòa Bình)

Công ty cổ phần nước Aqua One

tỉnh Hòa Bình

200.000 m3/ngđ

Các thủ tục pháp lý với các đơn vị liên quan về cơ bản đã hoàn thành bao gồm các đơn vị: Cục đường sắt Việt Nam, Công ty TNHH MTV ĐTPT Thủy lợi Sông Đáy, Công ty Điện lực Chương Mỹ, Viện QHXD Hà Nội, Tổng cục Đường bộ Việt Nam.

Đã được Sở Quy hoạch Kiến trúc và UBND Thành phố Hà Nội chấp thuận về hướng Tuyến

Đã được chấp thuận về Quy hoạch tổng mặt bằng tại vị trí trạm bơm tăng áp Chương Mỹ

Hiện nay, Nhà đầu tư đang triển khai các thủ tục để thi công Nhà máy

2023- 2024

5

Dự án đầu tư xây dựng nâng công suất Nhà máy nước Bắc Thăng Long - Vân Trì lên 200.000 - 250.000 m3/ngđ

Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Nội

Đông Anh

200.000 - 250.000 m3/ngđ

Nhà đầu tư đang nghiên cứu hoàn thiện hồ sơ trình cấp có thẩm quyền xem xét

2023 - 2025

6

Dự án đầu tư xây dựng nâng công suất Nhà máy nước mặt sông Đà lên 600.000 m3/ngđ

Công ty cổ phần đầu tư nước mặt sông Đà

Hòa Bình

600.000 m3/ngđ

Nhà đầu tư đang hoàn thiện các thủ tục

2021- 2025

 

KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI DỰ ÁN PHÁT TRIỂN MẠNG PHÂN PHỐI VÀ DỊCH VỤ CHO CÁC XÃ GIAI ĐOẠN 2021-2025

(Kèm theo Kế hoạch số 311/KH-UBND ngày 28/12/2021 của UBND Thành phố)

Stt

Huyện

Tổng số hộ dân

Số hộ đã có hệ thống cấp nước

Tỷ lệ (%)

Số xã

Dự kiến Kế hoạch thực hiện

Tổng

Đã có NS

Chưa có NS

2021

2022

2023

2024

2025

1

Sơn Tây

37,839

37,839

100

15

15

0

 

 

 

 

 

2

Ba Vì

71,587

70,155

98

31

27

4

4

 

 

 

 

3

Chương Mỹ

82,537

37,142

45

32

9

23

5

5

10

3

 

4

Đan Phượng

44,626

30,345

68

16

8

8

 

8

 

 

 

5

Đông Anh

111,335

109,108

98

24

18

6

6

 

 

 

 

6

Gia Lâm

70,638

70,497

100

22

22

-

 

 

 

 

 

7

Hoài Đức

68,943

68,943

100

20

20

-

 

 

 

 

 

8

Mê Linh

63,806

63,806

100

18

18

-

 

 

 

 

 

9

Mỹ Đức

53,766

21,506

40

22

1

21

5

5

5

5

1

10

Phú Xuyên

63,444

63,444

100

27

24

3

3

 

 

 

 

11

Phúc Thọ

47,439

25,617

54

21

12

9

 

3

4

2

 

12

Quốc Oai

49,931

48,932

98

21

19

2

 

2

 

 

 

13

Sóc Sơn

82,972

58,080

70

26

10

16

4

7

3

2

 

14

Thạch Thất

55,247

50,274

91

23

12

11

 

5

2

2

2

15

Thanh Oai

59,971

47,976

80

21

11

10

 

 

4

4

2

16

Thanh Trì

80,112

80,112

100

16

16

-

 

 

 

 

 

17

Thường Tín

71,965

32,384

45

29

5

24

5

5

7

7

 

18

Ứng Hòa

57,928

22,012

38

29

3

26

5

5

5

5

6

 

Tổng cộng

1,174,086

938,172.33

0.80

413

250

163

37

45

40

30

11

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 311/KH-UBND ngày 28/12/2021 về hoàn thành các dự án phát triển nguồn tập trung và dự án phát triển mạng cấp nước sạch trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


7.086

DMCA.com Protection Status
IP: 18.221.102.0
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!