Kính
gửi: ……………………………………………………
Luật Bảo vệ môi trường số
72/2020/QH14 được Quốc hội ban hành ngày 17 tháng 11 năm 2020 có hiệu lực thi
hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2022. Tại Chương II quy định bảo vệ các thành phần
môi trường nước mặt, không khí và môi trường đất. Trong đó giao trách nhiệm cho
ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố xây dựng: Ban hành và tổ chức thực hiện kế
hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt trên địa bàn (điểm đ Khoản 3 Điều
8); Ban hành và tổ chức thực hiện kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không
khí cấp tỉnh (điểm a Khoản 3 Điều 14); Thực hiện điều tra, đánh giá, xác định
và khoanh vùng các khu vực có nguy cơ ô nhiễm môi trường đất, khu vực ô nhiễm
môi trường đất trên địa bàn (điểm a Khoản 3 Điều 19). Tại Nghị định số
08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ về hướng dẫn chi tiết một số điều của
Luật Bảo vệ môi trường, từ Điều 4 đến Điều 18 quy định về bảo vệ các thành phần
môi trường nước, đất, không khí.
Chính phủ đã ban hành Quyết định
số 1973/QĐ-TTg ngày 23/11/2021 về việc phê duyệt Kế hoạch quốc gia về quản lý
chất lượng môi trường không khí giai đoạn 2021-2025 (sau đâu gọi tắt là Quyết định
số 1973/QĐ-TTg); Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 18/01/2021 về tăng cường kiểm soát ô
nhiễm môi trường không khí (sau đây gọi tắt là Chỉ thị số 03/CT-TTg); Quyết định
số 1946/QĐ- TTg ngày 21/10/2010 về việc phê duyệt Kế hoạch xử lý, phòng ngừa ô
nhiễm môi trường do hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu trên phạm vi cả nước.
Bộ Tài nguyên và Môi trường có
trách nhiệm theo dõi, đôn đốc triển khai các quy định của pháp luật về quản lý
chất lượng môi trường đất, nước, không khí, các Quyết định và Chỉ thị nêu trên,
hàng năm tổng hợp kết quả thực hiện để báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Bộ Tài nguyên và Môi trường
trân trọng đề nghị các Bộ, ngành có liên quan, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương tổng hợp kết quả tổ chức thực hiện các yêu cầu, nhiệm
vụ được giao và gửi báo cáo (tính đến thời điểm 25/12/2023) (theo mẫu tại các
Phụ lục kèm theo) về Bộ Tài nguyên và Môi trường (thông qua Cục Kiểm soát ô
nhiễm môi trường, số 10 Tôn Thất Thuyết, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội; E-mail: tdkhanh2@monre.gov.vn
hoặc ducnh2020@gmail.com trước ngày 28/12/2023 để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Trân
trọng cảm ơn sự phối hợp của quý Cơ quan./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Lưu: VT, KSONMT, QLCL.
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Võ Tuấn Nhân
|
PHỤ LỤC 1
(Kèm theo Công
văn số /BTNMT-KSONMT ngày tháng 12
năm 2023 của Bộ Tài nguyên và Môi trường)
Báo cáo thực hiện Quyết định số 1973/QĐ-TTg về
việc phê duyệt Kế hoạch quốc gia về quản lý chất lượng môi trường không khí
giai đoạn 2021-2025 và Chỉ thị số 03/CT-TTg về tăng cường kiểm soát ô nhiễm môi
trường không khí
(Dành cho các Bộ)
1-
Tổng quan chung
- Các
nội dung về trách nhiệm được phân công
- Tổng
quan chung về các loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thuộc lĩnh vực quản
lý chuyên ngành của Bộ, ngành có phát sinh khí thải cần được kiểm soát
2-
Kết quả triển khai thực hiện trách nhiệm QLNN năm 2023
-
Công tác xây dựng văn bản, quy chuẩn kỹ thuật có liên quan (được phân công);
-
Công tác chỉ đạo, điều hành (các văn bản chỉ đạo, các hoạt động đã được triển
khai);
- Các
nhiệm vụ, dự án đã thực hiện (bao gồm cả kiểm soát nguồn thải, quan trắc môi
trường, thanh tra kiểm tra, thực hành sản xuất xanh và sạch…);
- Các
hoạt động đào tạo, tập huấn, nâng cao năng lực và tuyên truyền, nâng cao nhận
thức đã được triển khai năm 2023;
-
Kinh phí phân bổ cho công tác triển khai thực hiện các Quyết định/Chỉ thị của
Thủ tướng Chính phủ;
- Các
hoạt động hợp tác quốc tế (nếu có).
3-
Nhận định, đánh giá, kết luận, kiến nghị:
- Nhận
định mức độ đảm bảo mục tiêu đề ra đến năm 2025 của Bộ, ngành;
-
Phân tích những khó khăn, vướng mắc;
- Đề
xuất, kiến nghị với Bộ Tài nguyên và Môi trường và các Bộ, ngành có liên quan
khá; với Chính phủ và với Quốc hội
4-
Dự kiến kế hoạch triển khai năm 2024
PHỤ LỤC 2
(Kèm theo Công
văn số /BTNMT-KSONMT ngày tháng 12 năm 2023
của Bộ Tài nguyên và Môi trường)
Báo cáo thực hiện Quyết định số 1973/QĐ-TTg
về việc phê duyệt Kế hoạch quốc gia về quản lý chất lượng môi trường không khí
giai đoạn 2021-2025 và Chỉ thị số 03/CT-TTg về tăng cường kiểm soát ô nhiễm môi
trường không khí
(Dành cho các tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương)
1-
Tổng quan chung
Tổng
quan chung về tình hình phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương; các nguồn ô
nhiễm không khí quan trọng; các kết quả quan trắc chất lượng không khí năm 2023
2-
Kết quả triển khai thực hiện trách nhiệm QLNN năm 2023
2.1.
Công tác chỉ đạo, điều hành
-
Công tác xây dựng văn bản, quy chuẩn kỹ thuật có liên quan (nếu có);
- Công
tác chỉ đạo, điều hành (các văn bản chỉ đạo, các hoạt động đã được triển khai);
- Các
nhiệm vụ, dự án đã thực hiện (bao gồm cả kiểm soát nguồn thải, quan trắc môi
trường, thanh tra kiểm tra, thực hành sản xuất xanh và sạch…);
- Các
hoạt động đào tạo, tập huấn, nâng cao năng lực và tuyên truyền, nâng cao nhận
thức đã được triển khai năm 2023;
-
Kinh phí phân bổ cho công tác triển khai thực hiện các Quyết định/Chỉ thị của
Thủ tướng Chính phủ;
- Các
hoạt động hợp tác quốc tế (nếu có).
2.2.
Kết quả cụ thể:
-
Công tác thống kê nguồn thải công nghiệp đã được triển khai (cung cấp danh mục
nguồn thải, nếu có; số lượng và tỷ lệ các nguồn thải được lắp đặt hệ thống xử
lý khí thải);
-
Công tác kiểm kê khí thải giao thông đã thực hiện;
-
Công tác quản lý các hoạt động xây dựng và khai thác vật liệu xây dựng trên địa
bàn;
-
Công tác kiểm soát các lò đốt chất thải rắn sinh hoạt, y tế và các loại chất thải
khác;
-
Công tác quản lý và kiểm soát nguồn thải: quan trắc tự động, kết nối dữ liệu
online; thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm..;
-
Công tác áp dụng các biện pháp sản xuất sạch hơn, thu hồi năng lượng và nguyên
liệu cho các ngành sản xuất khác (từ phụ phẩm nông nghiệp)
3-
Nhận định, đánh giá, kết luận, kiến nghị:
- Nhận
định mức độ đảm bảo mục tiêu đề ra đến năm 2025;
-
Phân tích những khó khăn, vướng mắc;
- Đề
xuất, kiến nghị với Bộ Tài nguyên và Môi trường và các Bộ, ngành có liên quan
khá; với Chính phủ và với Quốc hội
4-
Dự kiến kế hoạch triển khai năm 2024
PHỤ LỤC 3
(Kèm theo Công
văn số /BTNMT-KSONMT ngày tháng 12 năm 2023
của Bộ Tài nguyên và Môi trường)
Báo cáo về quản lý chất lượng môi trường nước
(Dành cho các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương)
1-
Tổng quan chung
- Tổng
quan chung về chất lượng môi trường nước mặt sông, hồ trên địa bàn;
- Nội
dung BVMT nước mặt trong quy hoạch chung của tỉnh.
2-
Kết quả triển khai thực hiện trách nhiệm BVMT nước mặt năm2023
2.1.
Công tác chỉ đạo, điều hành
-
Công tác xây dựng văn bản, quy chuẩn kỹ thuật có liên quan (nếu có);
-
Công tác chỉ đạo, điều hành (các văn bản chỉ đạo, các hoạt động đã được triển
khai);
- Việc
xây dựng, ban hành, tổ chức thực hiện kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước
mặt trên địa bàn;
- Các
nhiệm vụ, dự án đã thực hiện để đánh giá chất lượng môi trường nước mặt, đánh
giá khả năng chịu tải, hạn ngạch xả nước thải đối với nguồn nước mặt trên địa
bàn; Kinh phí phân bổ cho công tác triển khai thực hiện các nhiệm vụ này.
- Chỉ
đạo tổ chức hoạt động phòng ngừa và kiểm soát các nguồn thải vào nguồn nước mặt
trên địa bàn; thực hiện các giải pháp phòng ngừa, giảm thiểu ô nhiễm môi trường
nước mặt, cải thiện chất lượng nước mặt trên địa bàn theo kế hoạch quản lý chất
lượng môi trường nước mặt;
- Các
hoạt động đào tạo, tập huấn, nâng cao năng lực và tuyên truyền, nâng cao nhận
thức đã được triển khai năm 2023;
- Các
hoạt động hợp tác quốc tế (nếu có).
2.2.
Kết quả cụ thể:
- Kết
quả đánh giá chất lượng môi trường nước mặt, đánh giá khả năng chịu tải, hạn ngạch
xả nước thải đối với nguồn nước mặt trên địa bàn;
- Kết
quả công khai thông tin các nguồn thải vào môi trường nước mặt trên địa bàn;
thông tin, dữ liệu về hiện trạng môi trường nước mặt, nguồn thải và tổng lượng
thải vào môi trường nước mặt thuộc sông, hồ liên trên địa bàn quản lý;
- Kết
quả xử lý các điểm nóng về ô nhiễm môi trường nước mặt;
- Kết
quả đánh giá thiệt hại do ô nhiễm và xử lý ô nhiễm môi trường nước mặt trên địa
bàn (nếu có);
- Các
kết quả quan trắc chất lượng môi trường nước mặt sông, hồ trên địa bàn năm
2022, 2023.
3-
Nhận định, đánh giá, kết luận, kiến nghị:
- Nhận
định mức độ đảm bảo mục tiêu đề ra đến năm 2025 của Bộ, ngành;
- Đề
xuất, kiến nghị với Bộ Tài nguyên và Môi trường và các Bộ, ngành có liên quan
khá; với Chính phủ và với Quốc hội.
4-
Dự kiến kế hoạch triển khai năm 2024
PHỤ LỤC 4
(Kèm theo Công văn số /BTNMT-KSONMT
ngày tháng 12 năm 2023 của Bộ Tài nguyên và Môi trường)
Báo cáo về bảo vệ môi trường
đất
(Dành cho các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương)
1-
Tổng quan chung
- Tổng
quan chung về bảo vệ môi trường đất trên địa bàn;
- Nội
dung BVMT đất trong quy hoạch chung của tỉnh.
2-
Kết quả triển khai thực hiện BVMT đất năm 2023
2.1.
Công tác chỉ đạo, điều hành
-
Công tác xây dựng văn bản, quy chuẩn kỹ thuật có liên quan (nếu có);
-
Công tác chỉ đạo, điều hành (các văn bản chỉ đạo, các hoạt động đã được triển
khai);
- Các
nhiệm vụ, dự án thực hiện điều tra, đánh giá, xác định và khoanh vùng các khu vực
có nguy cơ ô nhiễm môi trường đất, khu vực ô nhiễm môi trường đất. Kinh phí
phân bổ cho công tác triển khai thực hiện các nhiệm vụ này.
- Chỉ
đạo tổ chức hoạt động phòng ngừa và kiểm soát các nguồn thải, các giải pháp
phòng ngừa, giảm thiểu ô nhiễm, cải thiện chất lượng môi trường đất;
- Các
hoạt động đào tạo, tập huấn, nâng cao năng lực và tuyên truyền, nâng cao nhận
thức đã được triển khai năm 2023 (nếu có);
- Các
hoạt động hợp tác quốc tế (nếu có).
2.2.
Kết quả cụ thể:
- Tổng
hợp danh mục các khu vực ô nhiễm môi trường đất; Danh mục các khu vực đất bị ô
nhiễm, ô nhiễm nghiêm trọng và ô nhiễm đặc biệt nghiêm trọng (được đánh giá,
phân loại theo quy định tại Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ
Tài nguyên và Môi trường về hướng dẫn chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi
trường) theo Phụ lục 5;
- Kết
quả xử lý các điểm ô nhiễm hóa chất thuốc bảo vệ thực vật tồn lưu theo Quyết định
số 1946/QĐ-TTg ngày 21/10/2010 của Thủ tướng Chính phủ. Nhận định mức độ đảm bảo
mục tiêu đề ra đến năm 2025 (đối với các địa phương có trong Quyết định số
1946/QĐ-TTg);
- Kết
quả xử lý, cải tạo phục hồi các khu vực ô nhiễm khác (nếu có);
- Kết
quả công khai thông tin và khoanh vùng sơ bộ khu vực ô nhiễm để tiến hành điều
tra, đánh giá chi tiết, khoanh vùng khu vực đất có nguy cơ ô nhiễm để theo dõi,
giám sát trên địa bàn quản lý;
- Các
kết quả quan trắc chất lượng môi trường đất trên địa bàn năm 2022, 2023 (nếu
có).
3-
Nhận định, đánh giá, kết luận, kiến nghị:
-
Phân tích những khó khăn, vướng mắc;
- Đề xuất,
kiến nghị với Bộ Tài nguyên và Môi trường và các Bộ, ngành có liên quan khá; với
Chính phủ và với Quốc hội
4-
Dự kiến kế hoạch triển khai năm 2024 (Nếu
có)
PHỤ LỤC 5
(Kèm theo Công văn số /BTNMT-TCMT
ngày tháng năm 2023 của Bộ Tài nguyên và Môi trường)
I. THÔNG TIN VỀ CÁC ĐIỂM CÓ KHU VỰC BỊ NHIỄM ĐỘC HÓA CHẤT
TRONG CHIẾN TRANH
STT
|
Tên điểm
|
Địa chỉ
|
Mô tả chung
|
Tổng điểm đánh giá khu
vực bị ô nhiễm. Mức độ ô nhiễm, phạm vi ô nhiễm
nội tỉnh/liên tỉnh
|
Diện tích
|
Kết
quả phân tích
|
Hiện trạng
sở hữu, sử dụng đất
|
Dân cư xung quanh
|
Phản
ánh
|
Ghi chú
|
(1)
|
(2)
|
(3)
|
(4)
|
(5)
|
(6)
|
(7)
|
(8)
|
(9)
|
(10)
|
(11)
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ghi
chú:
(1) Số
thứ tự;
(2)
Tên các điểm có khu vực bị nhiễm độc hóa chất trong chiến tranh;
(3) Tên
thôn/xóm, xã/phường/thị trấn, quận/huyện/thành phố;
(4)
Mô tả chung (hiện trạng sở hữu, sử dụng đất, quy hoạch sử dụng đất, các loại
hình sản xuất trong khu vực đó, quy mô, công suất, quy mô xả thải, chất thải của
các cơ sở bên trong khu vực bị nhiễm độc hóa chất trong chiến tranh, khoảng thời
gian sử dụng làm nơi sản xuất);
(5) Mức
độ ô nhiễm (tổng điểm đánh giá các tiêu chí nguồn ô nhiễm, khả năng lan truyền
và đối tượng bị tác động theo quy định tại Điều 6 Thông tư số
02/2022/TT-BTNMT); Xác định phạm vi ô nhiễm nội tỉnh: ô nhiễm môi trường đất
trong khu vực cố định, không có khả năng phát tán các chất ô nhiễm sang các tỉnh,
địa bàn khác thông qua nước chảy tràn trên bề mặt, nước mặt, nước ngầm, các
dòng sông, suối; Phạm vi ô nhiễm liên tỉnh: các chất ô nhiễm phát tán sang các
tỉnh khác qua nước chảy tràn trên bề mặt, nước mặt, nước ngầm, các dòng sông,
suối;
(6)
Diện tích khu vực bị nhiễm độc (ha, m2);
(7) Kết
quả phân tích mẫu đất trong khu vực nếu có, so sánh với quy chuẩn kỹ thuật môi
trường về chất lượng đất;
(8)
Hiện trạng sở hữu đất (chủ sở hữu), hiện trạng quy hoạch sử dụng đất, mục đích
chuyển đổi dự kiến;
(9) Ước
tính sơ bộ có khoảng bao nhiêu hộ dân sống xung quanh với bán kính 1.000 m;
(10)
Có/Không có phản ánh của báo chí, cộng đồng địa phương về việc khu vực bị ô nhiễm,
ảnh hưởng đến sức khỏe người dân;
(11)
Các thông tin khác địa phương cung cấp bổ sung nếu có.
Thông
tin chi tiết xin liên hệ với cán bộ Trần Duy Khánh (Số điện thoại: 0913018382).
II. THÔNG TIN VỀ CÁC KHU VỰC SẢN XUẤT, KINH DOANH, DỊCH VỤ
TẬP TRUNG, CỤM CÔNG NGHIỆP, KHO CHỨA HÓA CHẤT, KHO CHỨA THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT,
LÀNG NGHỀ ĐÃ ĐÓNG CỬA HOẶC DI DỜI
TT
|
Tên điểm
|
Địa chỉ
|
Mô tả chung
|
Tổng điểm đánh giá khu vực bị ô nhiễm. Mức độ ô nhiễm, phạm vi ô nhiễm
nội tỉnh/liên tỉnh
|
Diện tích
|
Thời gian sử dụng
|
Kết quả phân tích
|
Hiện trạng sở hữu, sử dụng đất
|
Dân cư xung quanh
|
Phản ánh
|
Ghi chú
|
(1)
|
(2)
|
(3)
|
(4)
|
(5)
|
(6)
|
(7)
|
(8)
|
(9)
|
(10)
|
(11)
|
(12)
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ghi
chú:
(1) Số
thứ tự;
(2) Tên
các khu vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp, kho chứa
hóa chất, kho chứa thuốc bảo vệ thực vật, làng nghề đã đóng cửa hoặc di dời;
(3)
Tên thôn/xóm, xã/phường/thị trấn, quận/huyện/thành phố;
(4)
Thông tin về loại hình sản xuất; quy mô, công suất, quy mô xả thải, chất thải của
khu vực;
(5) Mức
độ ô nhiễm (tổng điểm đánh giá các tiêu chí nguồn ô nhiễm, khả năng lan truyền
và đối tượng bị tác động theo quy định tại Điều 6 Thông tư số
02/2022/TT-BTNMT); Xác định phạm vi ô nhiễm nội tỉnh: ô nhiễm môi trường đất
trong khu vực cố định, không có khả năng phát tán các chất ô nhiễm sang các tỉnh,
địa bàn khác thông qua nước chảy tràn trên bề mặt, nước mặt, nước ngầm, các
dòng sông, suối; Xác định phạm vi ô nhiễm liên tỉnh: các chất ô nhiễm phát tán
sang các tỉnh khác qua nước chảy tràn trên bề mặt, nước mặt, nước ngầm, các
dòng sông, suối;
(6)
Diện tích của khu công nghiệp, nhà máy (ha, m2);
(7)
Nêu rõ thời gian khu vực sử dụng làm nơi sản xuất (từ năm nào đến năm nào);
(8) Kết
quả phân tích mẫu đất trong khu vực nếu có; so sánh với quy chuẩn kỹ thuật môi
trường về chất lượng đất (vượt gấp bao nhiêu lần);
(9)
Hiện trạng sở hữu đất (chủ sở hữu), hiện trạng quy hoạch sử dụng đất, mục đích
chuyển đổi dự kiến;
(10)
Ước tính sơ bộ có khoảng bao nhiêu hộ dân sống xung quanh với bán kính 1.000 m;
(11)
Có/Không có phản ánh của báo chí, cộng đồng địa phương về việc khu vực bị ô nhiễm,
ảnh hưởng đến sức khỏe người dân;
(12)
Các thông tin địa phương cung cấp bổ sung nếu có.
III. THÔNG TIN VỀ CÁC KHU VỰC CÓ CƠ SỞ SẢN XUẤT ĐÃ ĐÓNG CỬA
HOẶC DI DỜI
TT
|
Tên điểm
|
Địa chỉ
|
Mô tả chung
|
Tổng điểm đánh giá khu vực bị ô nhiễm. Mức độ ô nhiễm, phạm vi ô nhiễm
nội tỉnh/liên tỉnh
|
Diện tích
|
Thời gian sử dụng
|
Kết quả phân tích
|
Hiện trạng sở hữu, sử dụng đất
|
Dân cư xung quanh
|
Phản ánh
|
Ghi chú
|
(1)
|
(2)
|
(3)
|
(4)
|
(5)
|
(6)
|
(7)
|
(8)
|
(9)
|
(10)
|
(11)
|
(12)
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ghi
chú:
(1) Số
thứ tự;
(2)
Tên các khu vực có cơ sở sản xuất đã đóng cửa hoặc di dời;
(3) Tên
thôn/xóm, xã/phường/thị trấn, quận/huyện/thành phố;
(4)
Thông tin về hiện trạng cơ sở sản xuất đã đóng cửa hoặc di dời; loại hình sản
xuất; quy mô, công suất (nếu có);
(5) Mức
độ ô nhiễm (tổng điểm đánh giá các tiêu chí nguồn ô nhiễm, khả năng lan truyền
và đối tượng bị tác động theo quy định tại Điều 6 Thông tư số
02/2022/TT-BTNMT); Xác định phạm vi ô nhiễm nội tỉnh: ô nhiễm môi trường đất
trong khu vực cố định, không có khả năng phát tán các chất ô nhiễm sang các tỉnh,
địa bàn khác thông qua nước chảy tràn trên bề mặt, nước mặt, nước ngầm, các
dòng sông, suối; Xác định phạm vi ô nhiễm liên tỉnh: các chất ô nhiễm phát tán
sang các tỉnh khác qua nước chảy tràn trên bề mặt, nước mặt, nước ngầm, các
dòng sông, suối;
(6)
Diện tích của khu vực (ha, m2);
(7) Nêu
rõ thời gian hoạt động (từ năm nào đến năm nào, thời gian đóng cửa, di dời);
(8) Kết
quả phân tích mẫu đất trong khu vực (nếu có); so sánh với quy chuẩn kỹ thuật
môi trường về chất lượng đất (vượt gấp bao nhiêu lần);
(9)
Hiện trạng sở hữu đất (chủ sở hữu), hiện trạng quy hoạch sử dụng đất, mục đích
chuyển đổi dự kiến;
(10)
Ước tính sơ bộ có khoảng bao nhiêu hộ dân sống xung quanh với bán kính 1.000 m;
(11)
Có/Không có phản ánh của báo chí, cộng đồng địa phương về việc khu vực bị ô nhiễm,
ảnh hưởng đến sức khỏe người dân;
(12)
Các thông tin địa phương cung cấp bổ sung nếu có.
Lưu
ý: Khu vực có cơ sở sản xuất đã đóng cửa hoặc di dời thuộc một trong các loại
hình sau: khai thác, chế biến khoáng sản độc hại, khoáng sản kim loại; chế biến
khoáng sản có sử dụng hóa chất độc hại; sản xuất gang, thép, luyện kim (trừ
cán, kéo, đúc từ phôi nguyên liệu); sản xuất hoá chất vô cơ cơ bản (trừ khí
công nghiệp), phân bón vô cơ (trừ phối trộn, sang chiết, đóng gói), thuốc bảo vệ
thực vật hóa học (trừ phối trộn, sang chiết); lọc, hóa dầu; nhiệt điện (trừ sử
dụng khí, dầu DO); tái chế, xử lý chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công
nghiệp thông thường, chất thải nguy hại; có công đoạn mạ, làm sạch bề mặt kim
loại bằng hóa chất nguy hiểm; sản xuất pin, ắc quy.
IV. THÔNG TIN VỀ CÁC KHU VỰC Ô NHIỄM HÓA CHẤT, Ô NHIỄM THUỐC
BẢO VỆ THỰC VẬT
TT
|
Tên điểm
|
Địa chỉ
|
Mô tả chung
|
Tổng điểm đánh giá khu vực bị ô nhiễm.
Mức độ ô nhiễm, phạm vi ô nhiễm nội tỉnh/liên tỉnh
|
Diện tích
|
Thời gian sử dụng
|
Kết quả phân tích
|
Hiện trạng sở hữu, sử dụng đất
|
Dân cư xung quanh
|
Phản ánh
|
Ghi chú
|
(1)
|
(2)
|
(3)
|
(4)
|
(5)
|
(6)
|
(7)
|
(8)
|
(9)
|
(10)
|
(11)
|
(12)
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ghi
chú:
(1) Số
thứ tự;
(2)
Tên các khu vực ô nhiễm hóa chất, ô nhiễm thuốc bảo vệ thực vật;
(3) Tên
thôn/xóm, xã/phường/thị trấn, quận/huyện/thành phố;
(4)
Thông tin về nguồn gốc, lịch sử hình thành và đặc điểm ô nhiễm;
(5) Mức
độ ô nhiễm (tổng điểm đánh giá các tiêu chí nguồn ô nhiễm, khả năng lan truyền
và đối tượng bị tác động theo quy định tại Điều 6 Thông tư số
02/2022/TT-BTNMT); Xác định phạm vi ô nhiễm nội tỉnh: ô nhiễm môi trường đất
trong khu vực cố định, không có khả năng phát tán các chất ô nhiễm sang các tỉnh,
địa bàn khác thông qua nước chảy tràn trên bề mặt, nước mặt, nước ngầm, các
dòng sông, suối; Xác định phạm vi ô nhiễm liên tỉnh: các chất ô nhiễm phát tán
sang các tỉnh khác qua nước chảy tràn trên bề mặt, nước mặt, nước ngầm, các
dòng sông, suối;
(6)
Diện tích của khu vực (ha, m2);
(7)
Nêu rõ thời gian hoạt động (từ năm nào đến năm nào);
(8) Kết
quả phân tích mẫu đất trong khu vực nếu có; so sánh với quy chuẩn kỹ thuật môi
trường về chất lượng đất (vượt gấp bao nhiêu lần);
(9)
Hiện trạng sở hữu đất (chủ sở hữu), hiện trạng quy hoạch sử dụng đất, mục đích
chuyển đổi dự kiến;
(10)
Ước tính sơ bộ có khoảng bao nhiêu hộ dân sống xung quanh với bán kính 1.000 m;
(11)
Có/Không có phản ánh của báo chí, cộng đồng địa phương về việc khu vực bị ô nhiễm,
ảnh hưởng đến sức khỏe người dân;
(12)
Các thông tin địa phương cung cấp bổ sung nếu có.
PHỤ LỤC 6
Danh sách các Bộ, địa
phương và cơ quan gửi công văn
(Kèm theo Công văn số /BTNMT-KSONMT
ngày tháng 12 năm 2023 của Bộ Tài nguyên và Môi trường)
I.
Các Bộ:
1. Bộ
Giao thông vận tải
2. Bộ
Công Thương
3. Bộ
Xây dựng
4. Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
5. Bộ
Khoa học và Công nghệ
6. Bộ
Y tế
7. Bộ
Tài chính
8. Bộ
Công an
9. Bộ
Thông tin và Truyền thông
10.
Đài Truyền hình Việt Nam
11.
Đài Tiếng nói Việt Nam
II.
Ủy ban nhân dân 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.