ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH THUẬN
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 3605/KH-UBND
|
Ninh Thuận, ngày 20
tháng 7 năm 2021
|
KẾ
HOẠCH
TRIỂN KHAI TIÊM VẮC XIN PHÒNG COVID-19 NĂM 2021
- 2022 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH THUẬN
Căn cứ Nghị định số
104/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về hoạt động tiêm chủng;
Nghị quyết số 21/NQ-CP ngày 26/02/2021 của Chính phủ về mua và sử dụng vắc xin
phòng COVID-19;
Căn cứ Quyết định số
3043/QĐ-BYT ngày 24/6/2021 của Bộ Y tế về thành lập Ban chỉ đạo triển khai Chiến
dịch tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 toàn quốc; Quyết định 3355/QĐ-BYT ngày
08/7/2021 của Bộ Y tế về việc ban hành Kế hoạch triển khai chiến dịch tiêm vắc
xin phòng COVID-19 năm 2021- 2022;
Ủy ban nhân dân tỉnh
Ninh Thuận ban hành Kế hoạch tiêm vắc xin phòng COVID-19 năm 2021 - 2022 trên địa
bàn tỉnh Ninh Thuận, như sau:
I. MỤC ĐÍCH:
Nâng cao miễn dịch cộng
đồng và ngăn chặn dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn tỉnh bằng việc sử dụng vắc
xin phòng COVID-19 cho các đối tượng có nguy cơ cao được quy định tại Nghị quyết
số 21/NQ-CP ; mở rộng đối tượng công nhân, người lao động làm việc tại các công
ty/doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh và toàn bộ người dân trong độ tuổi có chỉ định
sử dụng vắc xin theo khuyến cáo của nhà sản xuất.
II. MỤC TIÊU:
1. Mục tiêu chung:
Phòng, chống dịch chủ động
bằng việc sử dụng vắc xin phòng COVID-19 cho đối tượng nguy cơ và cho cộng đồng.
2. Mục tiêu cụ thể:
- Tiêm vắc xin phòng
COVID-19 tối thiểu 50% người từ 18 tuổi trở lên trong năm 2021.
- Trên 70% dân số của tỉnh
được tiêm vắc xin phòng COVID-19 đến hết quý 1/2022.
- Đảm bảo an toàn và hiệu
quả khi sử dụng vắc xin phòng COVID-19.
III. NGUYÊN TẮC, THỜI
GIAN, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ HÌNH THỨC TRIỂN KHAI:
1. Nguyên tắc:
- Chiến dịch triển khai
tại tất cả các xã, phường, thị trấn trên phạm vi toàn tỉnh. Duy trì các điểm
tiêm tại các Trung tâm Y tế huyện, Bệnh viện đa khoa tỉnh để thực tiêm cho các
đối tượng có bệnh lý nền và chỉ định.
- Sử dụng đồng thời tất
cả các loại vắc xin đủ điều kiện từ các nguồn cung ứng khác nhau của Bộ Y tế.
- Đảm bảo tiêm hết số
lượng vắc xin trước khi hết hạn sử dụng tránh để lãng phí trong tiêm vắc xin.
- Huy động tối đa các lực
lượng trong và ngoài ngành y tế, lực lượng công an, quân đội, các tổ chức chính
trị - xã hội, các ban, ngành, đoàn thể ... hỗ trợ triển khai tiêm chủng.
- Đảm bảo tỷ lệ bao phủ
và tỷ lệ sử dụng vắc xin cao cho người trong độ tuổi tiêm chủng được tiêm vắc
xin phòng COVID-19.
- Đảm bảo tối đa an
toàn tiêm chủng.
2. Thời gian: Từ tháng 7/2021 đến
tháng 4/2022 (theo tiến độ cung ứng vắc xin của Bộ Y tế).
3. Đối tượng tiêm:
Toàn bộ người dân trong
độ tuổi có chỉ định sử dụng vắc xin theo khuyến cáo của nhà sản xuất, trên cơ sở
số lượng vắc xin được Bộ Y tế phân bổ và đánh giá nguy cơ dịch bệnh trên địa
bàn tỉnh, tổ chức tiêm chủng cho các nhóm đối tượng, trong đó ưu tiên cho lực
lượng tuyến đầu phòng chống dịch và lực lượng tuyến đầu trong thúc đẩy và phát
triển kinh tế:
a) Người làm việc trong
các cơ sở y tế, ngành y tế (công lập và tư nhân);
b) Người tham gia phòng
chống dịch (thành viên Ban chỉ đạo phòng, chống dịch các cấp, người làm việc ở
các khu cách ly, làm nhiệm vụ truy vết, điều tra dịch tễ, tổ giám sát cộng đồng,
tình nguyện viên, phóng viên...);
c) Lực lượng Quân đội;
d) Lực lượng Công an;
đ) Nhân viên, cán bộ
ngoại giao của Việt Nam và thân nhân được cử đi nước ngoài; người làm việc
trong các cơ quan Ngoại giao, Lãnh sự, các tổ chức quốc tế hoạt động tại Việt
Nam;
e) Hải quan, cán bộ làm
công tác xuất nhập cảnh;
g) Người cung cấp dịch
vụ thiết yếu: hàng không, vận tải, du lịch; cung cấp dịch vụ điện, nước;
h) Giáo viên, người làm
việc, học sinh, sinh viên tại các cơ sở giáo dục, đào tạo; lực lượng bác sỹ trẻ;
người làm việc tại các cơ quan, đơn vị hành chính; các tổ chức hành nghề luật
sư, công chứng, đấu giá... thường xuyên tiếp xúc với nhiều người;
i) Người mắc các bệnh mạn
tính; Người trên 65 tuổi;
k) Người sinh sống tại
các vùng có dịch;
l) Người nghèo, các đối
tượng chính sách xã hội;
m) Người được cơ quan
nhà nước có thẩm quyền cử đi công tác, học tập, lao động ở nước ngoài hoặc có
nhu cầu xuất cảnh để công tác, học tập và lao động ở nước ngoài; chuyên gia nước
ngoài làm việc tại Việt Nam;
n) Các đối tượng là người
lao động, thân nhân người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp (bao gồm
cả doanh nghiệp trong khu công nghiệp, khu chế xuất, doanh nghiệp kinh doanh vận
tải, tín dụng, du lịch...), cơ sở kinh doanh dịch vụ thiết yếu như các cơ sở
lưu trú, ăn uống, ngân hàng, chăm sóc sức khỏe, dược, vật tư y tế...cơ sở bán lẻ,
bán buôn, chợ, công trình xây dựng, người dân ở vùng, khu du lịch;
o) Các chức sắc, chức
việc các tôn giáo;
p) Người lao động tự
do;
q) Các đối tượng khác
theo Quyết định của Bộ trưởng Bộ Y tế hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành
phố và đề xuất của các đơn vị viện trợ vắc xin cho Bộ Y tế.
Đối tượng tiêm chủng
thuộc các cơ sở, tổ chức, doanh nghiệp nêu trên bao gồm cả nhà nước và tư nhân.
4. Phạm vi triển khai:
Triển khai tiêm vắc xin
phòng COVID-19 trên phạm vi toàn tỉnh, trong đó mức độ ưu tiên từ nguy cơ cao đến
nguy cơ thấp hơn:
- Ưu tiên tiêm chủng
cho các đối tượng ở huyện, thành phố đang có dịch (ghi nhận trường hợp mắc
và/hoặc tử vong do COVID-19 trong cộng đồng).
- Các huyện, thành phố
có nhiều khu công nghiệp, cụm công nghiệp, đông công nhân và mật độ dân số cao.
- Các huyện, thành phố
có đầu mối giao thông quan trọng.
5. Hình thức triển
khai:
- Tổ chức tiêm chủng
chiến dịch tại các các cơ sở tiêm chủng đủ điều kiện ở tất cả các tuyến (tại
các điểm tiêm chủng cố định và tiêm chủng lưu động).
- Trung tâm Kiểm soát bệnh
tật là đầu mối tổ chức triển khai kế hoạch tiêm phòng COVID-19 trên địa bàn.
IV. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG:
1. Điều tra, lập danh
sách các đối tượng tiêm:
- Lập danh sách cụ thể
các đối tượng tiêm. Danh sách phải đủ các thông tin: Họ và tên, địa chỉ, nghề
nghiệp, số điện thoại, số chứng minh thư/thẻ căn cước công dân, mã số bảo hiểm
y tế, mã nhóm đối tượng; rà soát và lọc kỹ các đối tượng để tránh trùng lập, bỏ
sót đối tượng.
- Danh sách cụ thể các
đối tượng tiêm phải đúng nguyên tắc ưu tiên theo Nghị quyết số 21/NQ-CP ngày
26/02/2021 của Chính phủ; Quyết định 3355/QĐ- BYT ngày 08/7/2021 của Bộ Y tế về
việc ban hành Kế hoạch triển khai chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19 năm
2021- 2022.
2. Tiếp nhận và bảo quản
vắc xin, vật tư tiêm chủng:
2.1. Tiếp nhận vắc xin,
vật tư tiêm chủng:
- Thực hiện theo Quyết
định 2566/QĐ-BYT ngày 26/5/2021 của Bộ Y tế về việc mua, tiếp nhận viện trợ vật
tư, trang thiết bị phục vụ công tác tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19.
- Việc tiếp nhận, bảo
quản vắc xin, vật tư tiêm chủng thực hiện theo đúng quy định tại Nghị định số
104/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về hoạt động tiêm chủng.
- Sử dụng trang thiết bị,
vật tư trong tiêm chủng mở rộng thường xuyên để tiếp nhận, bảo quản, vận chuyển
vắc xin COVID-19 tại tất cả các tuyến. Việc vận chuyển vắc xin phải được thực
hiện bởi cán bộ được đào tạo hướng dẫn bảo quản vắc xin. Trong quá trình vận
chuyển bảo quản vắc xin tại các tuyến phải có thiết bị theo dõi nhiệt độ.
2.2. Bảo quản vắc xin:
Thực hiện bảo quản ở
nhiệt độ từ 2° đến 8°C trong toàn bộ quá trình tiếp nhận, bảo quản, vận chuyển
tại tất cả các tuyến.
3. Tổ chức tiêm chủng:
3.1. Tăng cường năng lực
hệ thống tiêm chủng:
- Tiến hành rà soát,
chuẩn bị sẵn sàng cơ sở vật chất, trang thiết bị, vật tư, dây chuyền lạnh, nhân
lực...cho các cơ sở tiêm chủng cố định và lưu động.
- Lập danh sách các cơ
sở tiêm chủng đủ điều kiện kể cả nhà nước và tư nhân trong và ngoài ngành y tế;
huy động toàn bộ cơ sở tiêm chủng dịch vụ trên địa bàn để phối hợp thực hiện
tiêm chủng (trong trường hợp cần thiết).
- Xây dựng tài liệu,
chương trình, kế hoạch tập huấn cho cán bộ y tế về bảo quản, vận chuyển, sử dụng,
theo dõi sự cố bất lợi và sau tiêm chủng cho từng loại vắc xin.
3.2. Tổ chức buổi tiêm
chủng:
- Sử dụng Hệ thống tiêm
chủng mở rộng sẵn có, các cơ sở tiêm chủng dịch vụ của nhà nước, tư nhân và các
cơ sở khác đủ điều kiện tiêm chủng.
- Trong trường hợp cần
đẩy nhanh tốc độ tiêm chủng thì bố trí các cụm điểm tiêm chủng lưu động tại các
nhà máy, cơ sở sản xuất, khu công nghiệp để tiêm cho nhiều đối tượng cùng thời
điểm.
- Cơ sở tiêm chủng bố
trí tiêm chủng theo khung giờ, chia thành nhiều bàn, điểm tiêm chủng bảo đảm
giãn cách phòng chống dịch; phải sử dụng tối đa công nghệ thông tin trong tiêm
chủng, bố trí cán bộ hỗ trợ sử dụng công nghệ thông tin trong việc triển khai
tiêm chủng.
- Các cơ sở điều trị
tiêm cho các đối tượng cần được theo dõi đặc biệt theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
- Bệnh xá Quân đội,
Công an và cơ sở y tế tư nhân: xây dựng Kế hoạch, thực hiện tiêm cho các đối tượng
thuộc ngành mình và hỗ trợ cho ngành y tế để triển khai cho các đối tượng khác
(trong trường hợp cần thiết do Sở Y tế quyết định); Tổ chức các đội cấp cứu tại
cơ sở tiêm chủng.
3.3. Đảm bảo an toàn
tiêm chủng:
- Thực hiện nghiêm túc
hoạt động khám sàng lọc và tư vấn trước tiêm chủng theo Quyết định số
2995/QĐ-BYT ngày 28/6/2021 của Bộ Y tế về Về việc ban hành Hướng dẫn tạm thời
khám sàng lọc trước tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19.
- Các cơ sở tiêm chủng
phải bố trí trang thiết bị, phương tiện xử trí cấp cứu tại chỗ và phương án cụ
thể để hỗ trợ cấp cứu trong trường hợp cần thiết theo Thông tư 51/TT-BYT.
- Bệnh viện và TTYT huyện/thành
phố tổ chức các đội cấp cứu hỗ trợ cho các điểm tiêm chủng, đặc biệt là các xã ở
các vùng đi lại khó khăn. Trong thời gian triển khai tiêm chủng COVID-19, bệnh
viện phải dự phòng một số giường bệnh hồi sức tích cực nhất định (để trống tối
thiểu 5 giường/Bệnh viện) để sẵn sàng xử trí trường hợp tai biến nặng sau tiêm
chủng.
- Thực hiện xử trí sự cố
bất lợi sau tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 theo Thông tư 51/TT-BYT, ngày
29/12/2017 về Hướng dẫn phòng, chẩn đoán và xử trí phản vệ; Quyết định
3384/QĐ-BYT ngày 08/7/2021 của Bộ Y tế về việc ban hành Hướng dẫn chẩn đoán và
điều trị viêm cơ tim sau tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 và công văn
4198/BYT-KCB ngày 22/5/2021 của Bộ Y tế về việc triển khai công tác an toàn
tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19;
- Đảm bảo vắc xin luôn
được bảo quản an toàn và chất lượng.
- Phải thực hiện 5K,
giãn cách và các biện pháp phòng chống dịch tại các điểm tiêm chủng.
4. Ứng dụng công nghệ
thông tin quản lý tiêm chủng:
4.1. Quản lý đối tượng
tiêm chủng:
- Thông tin về đăng ký
tiêm chủng, kế hoạch tiêm chủng, lịch tiêm chủng được thông báo, cập nhật liên
tục cho người dân trên cổng thông tin của chiến dịch tiêm vắc xin phòng
COVID-19 và Cổng thông tin điện tử Ninh Thuận.
- Việc khai báo y tế, cập
nhật phản ứng sau tiêm được thực hiện qua các hình thức: ứng dụng “Sổ sức khỏe
điện tử” trên di động, cổng thông tin.
- Trong trường hợp nguồn
vắc xin phân bổ hạn chế, việc lập danh sách đối tượng tiêm chủng, xếp lịch tiêm
chủng theo giờ phải được thực hiện trước khi thông báo cho người dân đăng ký
tiêm.
- Trong trường hợp đảm
bảo đủ vắc xin, việc lập danh sách đối tượng tiêm chủng được thực hiện sau khi
thông báo cho người dân đăng ký tiêm trong trường hợp đủ số lượng liều vắc xin
cho tiêm chủng đại trà.
4.2. Quản lý cơ sở tiêm
chủng:
- Công khai cập nhật
thường xuyên thông tin vị trí, số bàn tiêm, thông tin
người phụ trách trên cổng thông tin của chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19
tại địa chỉ https://tiemchungcovid19.gov.vn.
- Cơ sở
tiêm chủng phải cập nhật thông tin số lượng liều vắc xin được nhập, số lượng
tiêm được, số liệu tồn theo ngày và số liệu này phải được cập nhật trên trang
thông tin chỉ đạo điều hành của Ban chỉ đạo chiến dịch tiêm vắc xin phòng
COVID-19.
- Hệ thống
phục vụ chỉ đạo điều hành của Ban chỉ đạo chiến dịch tiêm vắc xin phòng
COVID-19 cập nhật trực tuyến tra cứu theo cơ sở tiêm về kết quả số lượng người
dân được tiêm, số lượng hoãn tiêm và số lượng được cấp chứng nhận tiêm chủng (lần
1 và lần 2 nếu có).
4.3. Quản
lý tiếp nhận, vận chuyển, bảo quản vắc xin:
- Báo cáo
và cập nhật báo cáo, kế hoạch phân bổ số lượng liều vắc xin đối với từng đợt của
Ban chỉ đạo chiến dịch về số liều vắc xin được phân bổ.
- Hệ thống
cập nhật trực tuyến thông tin về số lượng, số lô và thời điểm nhập, xuất, nhập
lại các liều vắc xin phòng COVID-19 trong hệ thống theo quy định.
- Các bệnh
viện, TTYT huyện, thành phố và cơ sở y tế liên quan đến tiếp nhận, vận chuyển,
bảo quản thực hiện cập nhật thông tin, số lượng, báo cáo trên hệ thống tiêm chủng
COVID-19.
4.4. Quản
lý buổi tiêm chủng:
Trong quá
trình thực hiện, thông tin liên quan đến các bước cần được cập nhật trực tiếp
lên phân hệ Hệ thống hỗ trợ công tác tiêm chủng của Hệ thống quản lý tiêm chủng
COVID-19 theo bốn bước:
5. Truyền
thông:
5.1. Thời
gian: thực hiện trước, trong và sau khi triển khai chiến dịch.
5.2. Nội
dung truyền thông:
- Truyền
thông chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, các chỉ đạo của Quốc hội,
Chính phủ về công tác tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19, trong đó chú trọng Nghị
quyết 21/NQ-CP ngày 26/02/2021 của Chính phủ về mua và sử dụng vắc xin phòng
COVID-19.
- Mục đích, ý
nghĩa, hiệu quả của việc tiêm vắc xin phòng COVID-19 và thực hiện tốt “Thông điệp
5K” của Bộ Y tế.
- Truyền
thông cho người dân và cộng đồng về loại vắc xin phòng COVID-19, lợi ích của vắc
xin, tính an toàn của vắc xin, các sự cố bất lợi có thể xảy ra sau tiêm, theo
dõi phát hiện và xử lý phản phản ứng sau tiêm chủng.
- Những điều
cần lưu ý trước và sau khi đi tiêm vắc xin COVID-19.
- Truyền
thông vận động người dân ủng hộ công tác tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 theo
tinh thần “Tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 là quyền lợi đối với cá nhân, là
trách nhiệm đối với cộng đồng”; vận động người dân đi tiêm chủng khi đến lượt;
vận động người dân ủng hộ Quỹ vắc xin phòng COVID-19 Việt Nam.
- Phát hiện,
nêu gương những cá nhân điển hình trong phong trào thi đua hoàn thành kế hoạch
tiêm chủng an toàn.
5.3. Các
hình thức truyền thông:
- Cung cấp
thông tin cho cơ quan báo chí, truyền thông để kịp thời thông tin cho người dân
và cộng đồng về đối tượng ưu tiên, loại vắc xin phòng COVID-19, lợi ích của vắc
xin, lịch tiêm, tính an toàn của vắc xin, các sự cố bất lợi sau tiêm.
- Truyền
thông kịp thời, chính xác trên các phương tiện thông tin đại chúng về tiêm chủng
vắc xin phòng COVID-19, vận động người dân đi tiêm chủng khi đến lượt mình, các
thông điệp, khuyến cáo tiêm chủng an toàn, theo dõi phản ứng sau tiêm chủng,…
- Phối hợp
với các ban, ngành, cơ quan truyền thông mạnh mẽ, đồng bộ, hiệu quả về hoạt động
Chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19.
- Cung cấp
các thông điệp, tài liệu truyền thông về tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 cho
các điểm tiêm chủng để sử dụng truyền thông đến người dân đi tiêm chủng.
- Truyền
thông về các tấm gương điển hình trong công tác tiêm chủng vắc xin phòng
COVID-19.
6. Quản lý
bơm kim tiêm và rác thải y tế sau tiêm chủng:
- Xử lý bơm
kim tiêm và rác thải y tế sau buổi tiêm chủng theo quy định tại Thông tư liên tịch
58/2015/TTLT-BYT-BTNMT ngày 31/12/2015 của Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên và Môi trường
quy định về quản lý chất thải y tế Y tế về việc hướng dẫn quản lý chất thải y tế
trong tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 và Văn bản số 102/MT-YT ngày 04/3/2021
về việc hướng dẫn quản lý chất thải y tế trong tiêm chủng vắc xin phòng
COVID-19.
- Các cơ sở
tiêm chủng, có phương án thu gom và xử lý bơm kim tiêm, rác thải y tế tại điểm
tiêm theo quy định của Bộ Y tế. Lọ vắc xin sau khi sử dụng phải được hủy bỏ và
ghi chép, báo cáo.
7. Giám sát
hoạt động tiêm chủng:
- Kiểm tra,
giám sát trước, trong và sau chiến dịch.
- Ban chỉ đạo,
Sở Y tế, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật và các đơn vị liên quan tiến hành theo dõi,
giám sát các hoạt động tiêm vắc xin phòng chống COVID-19.
8. Báo cáo
kết quả tiêm chủng:
- Báo cáo kết
quả tiêm chủng: báo cáo hàng ngày và báo cáo kết thúc chiến dịch về tình hình
tiếp nhận vắc xin, sử dụng vắc xin cùng với báo cáo kết quả tiêm chủng theo
đúng quy định.
- Sử dụng ứng
dụng hồ sơ sức khỏe của Bộ Y tế để thực hiện báo cáo.
- Báo cáo
tình hình phản ứng sau tiêm theo quy định.
V. KINH PHÍ
THỰC HIỆN:
1. Ngân
sách Trung ương:
Vắc xin, vật
tư tiêm chủng như bơm kim tiêm vắc xin, pha vắc xin, hộp an toàn.
2. Ngân
sách địa phương:
- Chi phí vận
chuyển vắc xin và bảo quản vắc xin theo quy định.
- Chi phí tổ
chức chiến dịch tiêm chủng, bao gồm: chi bồi dưỡng cho các kíp tiêm chủng, công
tiêm, các dụng cụ, vật tư phục vụ tiêm chủng, kiểm tra giám sát chiến dịch tiêm
chủng vắc xin phòng COVID-19,...
- Các hoạt
động tập huấn cho các tuyến.
- Các hoạt
động truyền thông về tiêm vắc xin phòng COVID-19.
VI. TỔ CHỨC
THỰC HIỆN:
1. Sở Y tế:
- Tham mưu
UBND tỉnh xây dựng và triển khai kế hoạch thực hiện chiến dịch tổ chức các đợt
tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho các đối tượng đúng tiến độ vắc xin được cung cấp
trên phạm vi toàn tỉnh.
- Tổ chức tập
huấn chuyên môn cho cán bộ y tế các tuyến để tổ chức tốt chiến dịch tiêm vắc
xin phòng COVID-19.
- Cung cấp
tài liệu chuyên môn cho các cơ quan thông tin đại chúng, các ban ngành, đoàn thể
phục vụ cho công tác truyền thông, tuyên truyền về ý nghĩa, mục đích, lợi ích của
chiến dịch.
- Chỉ đạo
xây dựng kế hoạch Tiếp nhận và bảo quản, cấp phát đủ vắc xin, vật tư, phương tiện
tiêm chủng, đáp ứng cho Kế hoạch triển khai chiến dịch tiêm vắc xin phòng
COVID-19 tại các đơn vị, địa phương trong tỉnh.
- Thiết lập
các điểm tiêm chủng phù hợp, đảm bảo cho việc triển khai chiến dịch thuận lợi,
đúng quy định và đạt mục tiêu.
- Chỉ đạo
các cơ sở y tế chuẩn bị các phương án đảm bảo sẵn sàng cấp cứu, xử lý các tai
biến, biến chứng nặng sau tiêm vắc xin, đảm bảo an toàn cho các đối tượng tiêm
chủng trong chiến dịch.
- Tham mưu
Ban chỉ đạo tỉnh thành lập đoàn kiểm tra, giám sát tại các địa phương có
tổ chức triển khai thực hiện tiêm vắc xin phòng COVID-19.
- Tổng hợp,
báo cáo tiến độ, kết quả chiến dịch tiêm chủng về Ủy ban nhân dân tỉnh; đánh
giá, rút kinh nghiệm và đề xuất khen thưởng cho các tập thể, cá nhân có thành
tích xuất sắc trong chiến dịch.
2. Sở Tài
chính: Tham mưu bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ các hoạt động triển khai chiến
dịch và hướng dẫn sử dụng, thanh quyết toán kinh phí theo các quy định hiện
hành.
3. Ban Quản
lý các khu công nghiệp:
Lập danh
sách công nhân, người lao động làm việc tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất
trong các khu công nghiệp để triển khai tiêm vắc xin phòng COVID-19 theo đề nghị
của Sở Y tế.
4. Sở Thông
tin và Truyền thông, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Ninh Thuận:
- Chỉ đạo
và hướng dẫn các đơn vị, địa phương tăng cường tuyên truyền trước và trong thời
gian tổ chức chiến dịch (về đối tượng ưu tiên, loại vắc xin phòng COVID-19, lợi
ích của vắc xin, lịch tiêm, tính an toàn của vắc xin, các sự cố bất lợi sau
tiêm, kế hoạch triển khai tiêm).
- Thực hiện
công khai, minh bạch thông tin về đăng ký tiêm chủng, kế hoạch tiêm chủng, lịch
tiêm chủng được thông báo, cập nhật liên tục cho người dân trên cổng thông tin
của chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19 và Cổng thông tin điện tử Ninh Thuận;
tạo điều kiện thuận lợi cho các cá nhân, tổ chức, đơn vị, địa phương trong quá
trình triển khai chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19.
- Tăng thời
lượng phát sóng, tin bài tuyên truyền về mục tiêu, lợi ích của chiến dịch.
- Cử phóng
viên tiếp cận và đưa tin kịp thời các hoạt động triển khai tại các đơn vị, địa
phương trong thời gian triển khai chiến dịch.
5. Công an
tỉnh: Đảm bảo an ninh trật tự tại các điểm tiêm vắc xin phòng COVID-19.
6. Các sở,
ban, ngành, đoàn thể có liên quan:
- Phổ biến,
quán triệt và giao nhiệm vụ cụ thể cho các đơn vị, cá nhân phối hợp triển khai
thực hiện Kế hoạch tổ chức chiến dịch.
- Tổ chức
tuyên truyền cho cán bộ, nhân viên trong ngành, đoàn thể hiểu biết về lợi ích,
hiệu quả của chiến dịch để phòng chống dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe cho nhân dân,
cho cộng đồng.
- Lập danh
sách cán bộ, công chức, viên chức thuộc quyền quản lý (kể cả các đơn vị trực
thuộc, được giao theo dõi, quản lý); gửi danh sách về Sở Y tế, Trung tâm Kiểm
soát bệnh tật để tổ chức tiêm vắc xin.
7. Ủy ban
nhân dân các huyện, thành phố:
- Thông báo
đến các công ty, doanh nghiệp lập danh sách các đối tượng công nhân, người lao
động làm việc tại các cơ sở sản xuất kinh doanh (ngoài khu công nghiệp và trên
địa bàn quản lý) để triển khai tiêm vắc xin phòng COVID-19.
- Làm đầu mối
điều tra, tổng hợp danh sách đối tượng tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 thuộc
địa bàn quản lý, gửi về Sở Y tế (qua Trung tâm Y tế huyện, thành phố và Trung
tâm Kiểm soát bệnh tật) để tổng hợp, triển khai tiêm vắc xin đúng tiến độ, kế
hoạch.
- Giao Chủ
tịch UBND các huyện, thành phố căn cứ Kế hoạch của UBND tỉnh chịu trách nhiệm
xây dựng kế hoạch cụ thể phù hợp với tình hình dịch của địa phương, bố trí kinh
phí và tổ chức thực hiện kế hoạch tiêm vắc xin phòng COVID-19 của địa phương đảm
bảo an toàn, hiệu quả nhất.
- Tổng kết
việc thực hiện Chiến dịch và báo cáo về Ban chỉ đạo tỉnh.
Trên đây là
Kế hoạch tiêm vắc xin phòng COVID-19 năm 2021-2022 trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.
Kế hoạch này thay thế Kế hoạch số 1828/KH-UBND ngày 15/4/2021 của UBND tỉnh
Kế hoạch tiêm vắc xin phòng COVID-19 giai đoạn 2021-2022 trên địa bàn tỉnh Ninh
Thuận.
Yêu cầu các
Sở, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố xây dựng kế hoạch và tổ chức
triển khai thực hiện./.
Nơi nhận:
-
Bộ Y tế (b/c);
- TT Tỉnh ủy; TT HĐND tỉnh (b/c);
- Viện Pasteur Nha Trang (b/c);
- Chủ tịch, PCT UBND tỉnh (NLB);
- Như phần V (để th/h);
- BCĐ PC dịch COVID-19 tỉnh;
- VPUB: LĐ, CV;
- Lưu: VT, VXNV. NNN
|
KT. CHỦ
TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Long Biên
|