BỘ TÀI CHÍNH
KHO BẠC NHÀ NƯỚC
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1999/KBNN-KSC
V/v Phân công nhiệm vụ kiểm soát chi NSNN
|
Hà
Nội, ngày 18 tháng 8
năm 2015
|
Kính
gửi:
|
- Kho bạc Nhà nước tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương;
- Sở Giao dịch KBNN
|
Theo chức năng, nhiệm vụ được giao:
Phòng hoặc bộ phận Kiểm soát chi NSNN thực hiện kiểm soát thanh toán các dự án
thuộc nguồn vốn đầu tư XDCB, vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư, các dự án thuộc
Chương trình quốc gia, Chương trình Mục tiêu quốc gia và các nguồn vốn khác được
giao quản lý, Phòng hoặc bộ phận Kế toán Nhà nước thực hiện kiểm soát thanh
toán nguồn kinh phí sự nghiệp, kinh phí thường xuyên của các đơn vị sử dụng
ngân sách. Tuy nhiên, trên thực tế có nhiều dự án, công trình, hạng Mục công
trình, nhiệm vụ được thực hiện lồng ghép nhiều nguồn vốn, bao gồm nguồn vốn đầu
tư và vốn sự nghiệp, thuộc nhiều cấp ngân sách khác nhau, dẫn đến việc phân
công nhiệm vụ kiểm soát chi giữa các Phòng hoặc bộ phận Kiểm soát chi NSNN và
Phòng hoặc bộ phận Kế toán Nhà nước chưa thống nhất, còn gặp khó khăn trong thực
hiện.
Mặt khác, để tiếp tục đẩy mạnh cải
cách hành chính, giảm thời gian kiểm soát thanh toán, tạo thuận lợi hơn nữa cho
chủ đầu tư, đơn vị sử dụng ngân sách khi giao dịch thanh toán tại hệ thống Kho
bạc Nhà nước; Kho bạc Nhà nước hướng dẫn một số nội dung như sau:
1. Xác định tiêu chí làm căn cứ để
phân công thực hiện kiểm soát chi
Nguyên tắc xác định: Chi đầu tư XDCB
từ 1 nguồn vốn hoặc nhiều nguồn vốn do Phòng hoặc bộ phận Kiểm soát chi NSNN thực
hiện; chi thường xuyên do Phòng hoặc bộ phận Kế toán Nhà nước thực hiện, cụ thể
như sau:
1.1. Phòng hoặc bộ phận Kế toán
Nhà nước thực hiện kiểm soát chi đối với các đối tượng sau:
- Kiểm soát chi NSNN đối với các Khoản
chi thường xuyên.
- Hoạt động ứng dụng công nghệ thông
tin nhưng không yêu cầu phải lập dự án có mức vốn dưới 03 tỷ đồng theo quy định
tại Thông tư số 21/2010/TT-BTTTT ngày 08/9/2010 của Bộ Thông tin và Truyền
thông quy định về lập đề cương và dự toán chi tiết đối với hoạt động ứng dụng
công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước nhưng không yêu cầu phải
lập dự án.
1.2. Phòng hoặc bộ phận Kiểm soát
chi NSNN thực hiện kiểm soát chi đối với các đối tượng sau:
Thực hiện kiểm soát chi đối với các
trường hợp không thuộc điểm 1.1 nêu trên, bao gồm:
- Kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB, vốn trái phiếu Chính phủ, vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư và xây dựng
thuộc nguồn vốn NSNN, vốn Chương trình Mục tiêu quốc gia, Chương trình Mục
tiêu, Chương trình 135 và các nguồn vốn khác được giao quản lý như: nguồn vốn
Quảng cáo Truyền hình, vốn xổ số kiến thiết, vốn Bảo hiểm
Xã hội, nguồn vốn từ việc sắp xếp lại, xử lý nhà, đất thuộc sở hữu Nhà nước
theo Quyết định số 09/2007/QĐ-TTg ngày 19/01/2007 và Quyết định 140/2008/QĐ-TTg
ngày 21/10/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số
09/2007/QĐ-TTg ngày 19/01/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc sắp xếp lại, xử
lý nhà, đất thuộc sở hữu Nhà nước.
- Các dự án, công trình được đầu tư từ
nhiều nguồn (giao từ nguồn kinh phí thường xuyên và nguồn vốn đầu tư XDCB).
+ Các dự án, công trình, nhiệm vụ chi
từ Quỹ bảo trì đường bộ, vốn sự nghiệp đường sắt, sự nghiệp giao thông, sự nghiệp
thủy lợi (bao gồm chi thường xuyên và chi đầu tư).
+ Các dự án ODA (có công trình, hạng Mục
công trình XDCB được ghi trong dự án, báo cáo khả thi hoặc báo cáo Kinh tế - kỹ
thuật được phê duyệt); dự án ODA hỗn hợp (bao gồm vốn ODA
hành chính sự nghiệp và vốn ODA đầu tư XDCB được phê duyệt trong cùng dự án) được
đầu tư từ các nguồn vốn đầu tư XDCB, vốn TPCP và vốn sự nghiệp hoặc nguồn vốn
khác.
- Dự án quy hoạch được bố trí từ nguồn
kinh phí sự nghiệp kinh tế trong dự toán ngân sách hàng năm.
- Các dự án đầu tư ứng dụng công nghệ
thông tin phải lập Dự án khả thi ứng dụng công nghệ thông tin, Báo cáo nghiên cứu
khả thi hoặc Báo cáo đầu tư theo quy định tại Nghị định số 102/2009/NĐ-CP ngày
06/11/2009 của Chính phủ về quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng
nguồn vốn ngân sách nhà nước.
- Chi phí quản lý dự
án từ TKTG của Ban QLDA (đối với các Khoản kinh phí QLDA được trích từ dự án,
công trình đầu tư XDCB hoặc các Khoản kinh phí làm dịch vụ tư vấn đầu tư xây dựng
do chủ đầu tư gửi vào TKTG).
- Chi đền bù giải phóng mặt bằng từ TKTG
của chủ đầu tư, hoặc của Tổ chức thực hiện nhiệm vụ bồi
thường, hỗ trợ đền bù GPMB.
- Chi sự nghiệp cho các dự án, Chương
trình, nhiệm vụ từ nhiều nguồn vốn khác.
2. Kiểm soát chi và thời gian kiểm
soát chi NSNN
2.1. Kiểm soát chi:
- Các phòng hoặc bộ phận thực hiện kiểm
soát thanh toán cho đơn vị sử dụng ngân sách, chủ đầu tư theo quy định hiện
hành về chi đầu tư XDCB, chi hành chính sự nghiệp.
- Đối với các Khoản chi từ nguồn vốn
sự nghiệp do Phòng hoặc bộ phận Kiểm soát chi NSNN thực hiện, sau khi kiểm soát
hồ sơ, chứng từ bảo đảm đúng quy định của Bộ Tài chính tại Thông tư số 161/2012/TT-BTC
ngày 02/10/2012 Quy định chế độ quản lý, kiểm soát, thanh toán các Khoản chi
ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước; Thông tư số 61/2014/TT-BTC ngày 12/5/2014
hướng dẫn đăng ký và sử dụng tài Khoản tại Kho bạc Nhà nước trong Điều kiện áp
dụng hệ thống thông tin quản lý ngân sách và Kho bạc hoặc các văn bản sửa đổi,
bổ sung, thay thế (nếu có). Đồng thời ký xác nhận vào Phần dành cho “bộ phận kiểm
soát của KBNN” trên chứng từ kế toán, sau đó chuyển chứng từ kế toán cho Phòng
hoặc bộ phận Kế toán Nhà nước để kiểm tra, đối chiếu đảm bảo không vượt số dư
trên tài Khoản dự toán, tài Khoản tiền gửi, ký đầy đủ chức danh “kế toán” “kế
toán trưởng” trước khi trình lãnh đạo phụ trách ký duyệt để thanh toán cho đơn
vị.
- Đối với dự án, công trình đầu tư từ
nhiều nguồn vốn, thuộc nhiều cấp ngân sách thì việc kiểm soát chi, luân chuyển
chứng từ được thực hiện theo quy trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư trong nước
ban hành kèm theo Quyết định số 282/QĐ-KBNN ngày 20/04/2012 của Kho bạc Nhà nước
(đối với chi đầu tư); Thông tư số 161/2012/TT-BTC ngày 02/10/2012 của Bộ Tài
chính (đối với những Khoản chi từ nguồn dự toán thường
xuyên, tiền gửi) hoặc các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có).
2.2. Thời gian kiểm soát chi:
Thời gian kiểm soát chi NSNN được
tính từ khi KBNN nhận được đầy đủ hồ sơ, chứng từ đảm bảo tính hợp pháp, hợp lệ
theo quy định đến khi hoàn thành việc thanh toán, chuyển tiền cho đơn vị thụ hưởng,
cụ thể:
- Đối với các Khoản chi thường xuyên:
Thời gian thực hiện kiểm soát chi theo quy định tại Khoản 3, Điều
7, Thông tư số 161/2012/TT-BTC ngày 2/10/2012 của Bộ Tài chính hoặc các văn
bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có).
- Đối với các Khoản chi đầu tư: Thời
gian thực hiện kiểm soát chi đầu tư xuống còn 03 ngày làm việc (bao gồm cả thời
gian trình Lãnh đạo KBNN phụ trách ký duyệt); trong đó, Phòng hoặc bộ phận Kiểm
soát chi NSNN thực hiện kiểm soát hồ sơ, chứng từ chậm nhất trong 02 ngày làm việc,
Phòng bộ phận Kế toán Nhà nước thực hiện chậm nhất trong 01 ngày làm việc. Thời
gian kiểm soát chi này áp dụng cho cả trường hợp “Thanh toán trước, kiểm
soát sau” và “Kiểm soát trước, thanh toán sau”.
Riêng thời gian từ ngày 15/12 hàng
năm đến ngày 31/01 năm sau, thời gian kiểm soát chi đầu tư XDCB tối đa không
quá 4 ngày làm việc.
Trường hợp, trong ngày hồ sơ, chứng từ
nhận được từ 15h trở đi được tính sang ngày hôm sau, Phòng hoặc bộ phận Kế toán
Nhà nước, Kiểm soát chi NSNN thực hiện mở sổ để theo dõi việc giao nhận hồ sơ của
các đơn vị sử dụng ngân sách, chủ đầu tư và trả hồ sơ kiểm soát chi theo đúng
thời gian quy định nêu trên.
3. Về bàn giao hồ sơ, tài liệu
Việc bàn giao hồ sơ, tài liệu giữa
Phòng hoặc bộ phận Kiểm soát chi NSNN và Phòng hoặc bộ phận Kế toán Nhà nước được
thực hiện theo nguyên tắc:
- Hồ sơ dự án, công trình không thuộc
đối tượng bàn giao:
+ Hồ sơ của dự án, công trình, hạng Mục
công trình đã thực hiện kiểm soát thanh toán xong, hoặc các dự án, công trình,
hạng Mục chỉ còn phải thực hiện kiểm soát thanh toán trong năm 2015.
+ Hồ sơ các dự án, công trình, hạng Mục
thuộc đối tượng phân công thực hiện tại Mục 1 nêu trên và đang được thực hiện
kiểm soát thanh toán tại một phòng hoặc bộ phận (Kiểm soát chi NSNN hoặc Kế
toán Nhà nước) thì phòng hoặc bộ phận đó tiếp tục thực hiện kiểm soát thanh
toán.
- Hồ sơ dự án, công trình thuộc đối
tượng bàn giao:
Dự án, công trình, hạng Mục đang được
2 phòng hoặc bộ phận (Kiểm soát chi NSNN và Kế toán Nhà nước) cùng thực hiện kiểm
soát thanh toán, chưa hoàn thành trong năm 2015 và còn tiếp tục kiểm soát thanh
toán trong năm tiếp theo thì phân công lại theo đúng Mục 1 nêu trên và thực hiện
bàn giao hồ sơ, tài liệu của dự án, công trình, hạng Mục cho phòng hoặc bộ phận
được giao thực hiện kiểm soát chi để tiếp tục thực hiện kiểm soát thanh toán, đồng
thời thông báo bằng văn bản cho đơn vị biết, phối hợp thực hiện.
Khi bàn giao hồ sơ phải thực hiện lập
biên bản có chữ ký của lãnh đạo hai bên, biên bản bàn giao phải nêu rõ hiện trạng
hồ sơ, tình hình cam kết chi, giải ngân, lũy kế số liệu giải ngân so với dự
toán hoặc kế hoạch vốn được giao từ khởi công cho đến ngày bàn giao, số dư dự
toán còn được thanh toán, các khó khăn, vướng mắc (nếu có).
- Việc bàn giao hồ sơ, tài liệu giữa
các bộ phận được thực hiện xong trước ngày 30/9/2015 và không được làm ảnh hưởng
đến việc kiểm soát thanh toán của KBNN và việc giao dịch thanh toán của đơn vị
sử dụng ngân sách, chủ đầu tư.
4. Tổ chức thực hiện
Đồng chí Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương, Sở Giao dịch KBNN chỉ đạo các phòng, bộ phận
chức năng và KBNN quận, huyện trực thuộc tổ chức thực hiện kiểm soát, thanh
toán theo các nội dung hướng dẫn tại văn bản này và được thực hiện từ ngày 01/10/2015.
Thực hiện công khai trên cổng thông
tin nội bộ của Kho bạc Nhà nước và niêm yết tại trụ sở làm việc của Kho bạc Nhà
nước các cấp đối với việc phân công nhiệm vụ kiểm soát chi NSNN giữa 2 Phòng hoặc
bộ phận Kiểm soát chi NSNN, Kế toán Nhà nước và thời gian
kiểm soát chi; việc công khai và niêm yết phải đảm bảo công khai, minh bạch,
thuận tiện trong việc tra cứu, liên hệ công tác của đơn vị sử dụng ngân, sách,
chủ đầu tư, Ban quản lý dự án.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng
mắc cần báo cáo về Kho bạc Nhà nước (Vụ Kiểm soát chi NSNN) để kịp thời giải
quyết./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Lãnh đạo KBNN (để báo cáo);
- Vụ THPC, KTNN, TVQT, Cục CNTT, TTr;
- Lưu: VT, KSC.
|
KT. TỔNG GIÁM ĐỐC
PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC
Nguyễn Việt Hồng
|