HỘI ĐỒNG NHÂN
DÂN
TỈNH ĐỒNG THÁP
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
222/2018/NQ-HĐND
|
Đồng Tháp, ngày
06 tháng 12 năm 2018
|
NGHỊ QUYẾT
VỀ VIỆC THÔNG QUA QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN THỦY LỢI TỈNH ĐỒNG
THÁP ĐẾN NĂM 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2050
(THÍCH ỨNG DIỄN BIẾN LŨ LỤT VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU - NƯỚC
BIỂN DÂNG)
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG THÁP
KHOÁ IX - KỲ HỌP THỨ TÁM
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền
địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số
92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch
tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
Căn cứ Nghị định số
04/2008/NĐ-CP ngày 11/ 01/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của
Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản
lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
Căn cứ Thông tư số
05/2013/TT-BKHĐT ngày 31/10/2013 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn tổ
chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng thể phát
triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu;
Xét Tờ trình số 99b/TTr-UBND
ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Uỷ ban nhân dân Tỉnh về việc thông qua dự án “Điều
chỉnh Quy hoạch phát triển thủy lợi tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020 và định hướng đến
năm 2050 (thích ứng diễn biến lũ lụt và biến đổi khí hậu - nước biển dâng)”;
Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân Tỉnh và ý kiến của
các đại biểu Hội đồng nhân dân Tỉnh tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1.
Thông qua Quy hoạch phát triển thủy lợi tỉnh Đồng
Tháp đến năm 2020 và định hướng đến năm 2050 (thích ứng diễn biến lũ lụt và biến
đổi khí hậu - nước biển dâng), với những nội dung chủ yếu như sau:
1. Mục
tiêu
a. Mục tiêu chung
Quy hoạch tổng thể hệ thống ô
bao, bờ bao bảo vệ và hệ thống trạm bơm điện qui mô vừa và nhỏ phục vụ sản xuất
nông nghiệp bền vững, bảo vệ môi trường sinh thái, tạo điều kiện cho người dân
sinh sống an toàn, ổn định, phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp có xét đến tác
động của biến đổi khí hậu, diễn biến lũ lụt.
b. Mục tiêu cụ thể
- Giải quyết những tồn tại
trong việc kiểm soát lũ, bảo đảm an toàn cho hệ thống hạ tầng cơ sở kinh tế -
xã hội và khoảng 1,8 triệu dân cư vào năm 2020, trong đó có khoảng 0,32 triệu
dân cư đô thị (chiếm khoảng 18% dân số) và 1,49 triệu dân cư ở khu vực nông
thôn.
- Bổ sung, cải tạo, nâng cấp hệ
thống thủy lợi bảo đảm an toàn chủ động cho sản xuất nông nghiệp theo kịch bản
quy hoạch sử dụng đất.
- Nâng cấp, cải tạo hệ thống thủy
lợi để giải quyết các tồn tại một cách hiệu quả trong việc tưới, tiêu, kiểm
soát lũ, mặn và cải tạo đất cho phát triển nông nghiệp theo định hướng quy hoạch
sử dụng đất cho toàn bộ 520.174 ha canh tác nông nghiệp ở vùng Đồng Tháp Mười.
- Đầu tư xây dựng các mô hình nội
đồng ứng dụng công nghệ cao ứng với các mô hình sản xuất, xác định mục tiêu
phát triển Nông nghiệp 4.0.
- Kết hợp phát triển hạ tầng thủy
lợi với hệ thống hạ tầng cơ sở giao thông thủy bộ, bố trí dân cư, cấp nước sinh
hoạt, xây dựng nông thôn mới, bảo vệ môi trường sinh thái vùng ngập lũ bền vững
theo định hướng chung sống với lũ gắn với điều kiện biến đổi khí hậu - nước biển
dâng.
2. Nội
dung chủ yếu Quy hoạch
a. Phân vùng quy hoạch
thuỷ lợi
- Vùng I: diện tích 24.744ha với
dân số khoảng 139.000 người, bao gồm toàn bộ diện tích từ kênh Tân Thành - Lò Gạch
đến sông Sở Hạ, thuộc phạm vi các huyện Tân Hồng, Hồng Ngự và TX. Hồng Ngự.
- Vùng II: diện tích tự nhiên
148.415ha với dân số khoảng 528.000 người; được giới hạn bởi sông Tiền, kênh
Nguyễn Văn Tiếp A, kênh Phước Xuyên và kênh Tân Thành - Lò Gạch; thuộc phạm vi
các huyện Tân Hồng, Tam Nông, Thanh Bình, Cao Lãnh, Tháp Mười và TX. Hồng Ngự.
- Vùng III: diện tích 59.691ha
với dân số khoảng 337.000 người; được giới hạn bởi Sông Tiền, kênh Nguyễn Văn
Tiếp A và kênh Nguyễn Văn Tiếp B; thuộc phạm vi TP. Cao Lãnh, các huyện Cao
Lãnh, Tháp Mười.
- Vùng IV: diện tích 79.151ha với
dân số khoảng 572.000 người; bao gồm toàn bộ diện tích kẹp giữa sông Tiền và
sông Hậu; các huyện Lấp Vò, Lai Vung, Châu Thành và TP. Sa Đéc.
- Vùng V: diện tích 18.447ha với
dân số khoảng 105.000 người; bao gồm các xã cù lao sông Tiền, các huyện: Hồng
Ngự, Thanh Bình.
b. Giải pháp quy hoạch
Quy hoạch thủy lợi không những
đề xuất các giải pháp phát triển thủy lợi đáp ứng các nhiệm vụ của ngành thủy lợi
từ tr ước tới nay (cấp thoát nước, kiểm soát lũ…), mà còn xem xét các vấn đề mới
như: diễn biến lũ lụt và biến đổi khí hậu, nước biển dâng, liên kết vùng sản xuất,
tưới tiết kiệm nước, phát triển Nông nghiệp 4.0… Đặc biệt quan điểm phát triển
kinh tế nông nghiệp, thủy lợi là ngành phục vụ trực tiếp để phát triển nông
nghiệp. Do đó, tất cả những giải pháp đặt ra từ hệ thống liên vùng, toàn tỉnh
hay nội đồng gắn liền với nhu cầu phát triển của ngành nông nghiệp.
Vùng dự án chịu ảnh hưởng lũ lụt
gây ra bởi sông M ekong qua sông Tiền, sông Hậu cùng với những yếu tố làm gia
tăng tình trạng lũ lụt như triều cường, mưa tại lưu vực và khả năng tiêu thoát
của hệ thống lòng dẫn. Để giải quyết lũ ở vùng dự án, các mục tiêu và giải pháp
kỹ thuật.
Việc phát triển hệ thống thủy lợi
tỉnh Đồng Tháp nói riêng, toàn vùng Đồng Tháp Mười nói chung phải có tầm nhìn
bao quát vừa đáp ứng nhu cầu của từng địa phương, nhưng đồng thời cũng phải hướng
tới một lợi ích chung cho các tỉnh trong vùng theo nội dung Đề án “Liên kết
phát triển bền vững Tiểu vùng Đồng Tháp Mười đến năm 2020, tầm nhìn đến năm
2030”.
Phát triển thủy lợi trong thời
đại mới, xây dựng tiền đề cho nền nông nghiệp 4.0.
c. Đặc điểm bố trí các
công trình chính
- Xây dựng Hệ thống công trình
giảm áp lực lũ qua đường tuần tra biên giới.
- Xây dựng hệ thống công trình
giảm áp lực lũ khu vực Tứ Thường.
- Nâng cấp hệ thống công trình
dẫn lũ sang sông Vàm Cỏ.
- Nâng cấp hệ thống công trình
thoát lũ ra sông Tiền .
- Nâng cấp hệ thống kênh nối
sông Tiền - sông Hậu.
- Xây dựng hệ thống hồ trữ nước
ngọt kết hợp các khu sinh thái tự nhiên.
- Xây dựng hệ thống đê bao kiểm
soát lũ.
- Xây dựng hệ thống công trình
chống và bảo vệ sạt lở bờ sông .
- Xây dựng các hệ thống công
trình còn lại.
d. Nguyên tắc ưu tiên đầu
tư công trình; trình tự thực hiện quy hoạch; phân bổ các nguồn vốn; quản lý, thực
hiện Quy hoạch; giải pháp phi công trình (Thống nhất theo Tờ trình số
99b/TTr-UBND ngày 26 tháng 11 năm 2018 của UBND tỉnh)
e. Nhu cầu và phân kỳ nguồn
vốn đầu tư
- Tổng nhu cầu vốn đầu tư đến
sau năm 2030 là 14.586.953 triệu đồng. Trong đó: Vốn Trung uơng: 8.444.032
triệu đồng; vốn ODA: 2.146.476 triệu đồng; vốn địa phương: 3.207.649
triệu đồng; vốn dân đóng góp: 566.002 triệu đồng; vốn xã hội hoá: 222.792
triệu đồng.
- Phân kỳ nguồn vốn đầu tư:
+ Giai đoạn 2019-2020: Tổng nguồn
vốn đầu tư là 1.877.143 triệu đồng, gồm: Vốn Trung uơng: 1.121.578 triệu
đồng; vốn ODA: 253.414 triệu đồng; vốn địa phương: 388.180 triệu đồng; vốn dân
đóng góp: 46.558 triệu đồng; vốn xã hội hoá: 67.411 triệu đồng.
+ Giai đoạn 2021-2030: Tổng nguồn
vốn đầu tư là 9.394.217 triệu đồng, gồm: Vốn Trung uơng: 5.636.530 triệu
đồng; vốn ODA: 1.561.503 triệu đồng; vốn địa phương: 1.878.843 triệu đồng; vốn
dân đóng góp: 187.884 triệu đồng; vốn xã hội hoá: 129.456 triệu đồng.
+ Giai đoạn sau 2030: Tổng nguồn
vốn đầu tư là 3.315.593 triệu đồng, gồm: Vốn Trung uơng: 1.685.924 triệu
đồng; vốn ODA: 331.559 triệu đồng; vốn địa phương: 940.625 triệu đồng; vốn dân
đóng góp: 331.559 triệu đồng; vốn xã hội hoá: 25.925 triệu đồng.
g. Danh mục công trình ưu
tiên xây dựng (Phụ lục kèm theo)
Điều 2.
Giao Chủ tịch Ủy ban nhân dân Tỉnh phê duyệt, triển
khai thực hiện theo đúng quy định.
Điều 3.
Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban Hội đồng nhân
dân, các Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân và các đại biểu Hội đồng nhân dân Tỉnh
giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.
Nghị quyết này đã được Hội đồng
nhân dân tỉnh Đồng Tháp khóa IX, kỳ họp thứ tám thông qua ngày 06 tháng 12 năm
2018 và có hiệu lực từ ngày 16 tháng 12 năm 2018./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- UBTVQH, VPCP (I,II), VPQH, Ban CTĐB;
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- TT/TU, UBND, UBMTTQ VN Tỉnh;
- UBKTTU, Đoàn ĐBQH Tỉnh;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể Tỉnh;
- Văn phòng HĐND tỉnh;
- TT/HĐND, UBND huyện, thị xã, thành phố;
- Công báo Tỉnh;
- Lưu: VT, KTNS.
|
CHỦ TỊCH
Phan Văn Thắng
|
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÔNG TRÌNH ƯU TIÊN
(Kèm theo Nghị quyết số 222/2018/NQ-HĐND ngày 06 tháng 12 năm 2018 của HĐND
tỉnh)
1. Vốn đầu tư và phân bổ nguồn
vốn theo giai đoạn
TT
|
Hạng mục
|
Tổng vốn
triệu đồng)
|
2019-2020
|
2021-2030
|
Sau 2030
|
|
Tổng cộng
|
14.236.953
|
1.877.143
|
9.394.217
|
3.315.593
|
1
|
Hệ thống công trình giảm áp lực
lũ qua đường tuần biên
|
192.297
|
192.297
|
-
|
-
|
2
|
Hệ thống công trình giảm áp lực
lũ khu vực Tứ Thường
|
616.000
|
-
|
-
|
616.000
|
3
|
Hệ thống công trình chuyển lũ
sang VCT
|
1.265.428
|
-
|
645.770
|
619.658
|
4
|
Hệ thống công trình thoát lũ
ra sông Tiền
|
853.749
|
243.537
|
610.212
|
-
|
5
|
Hệ thống công trình chống sạt
lở bờ sông
|
3.577.400
|
460.000
|
3.117.400
|
-
|
6
|
Hệ thống kênh nối sông Tiền -
sông Hậu
|
1.399.912
|
-
|
553.272
|
846.640
|
7
|
Khu sinh thái kết hợp làm hồ
trữ nước tự nhiên
|
1.700.000
|
250.000
|
1.450.000
|
-
|
8
|
Hệ thống đê bao KSL (đê, cống
bọng, trạm bơm...)
|
3.454.152
|
265.308
|
2.232.191
|
956.653
|
-
|
Kiểm soát lũ tháng 8
|
836.084
|
28.198
|
565.520
|
242.366
|
-
|
Kiểm soát lũ chủ động
|
1.091.887
|
129.357
|
673.771
|
288.759
|
-
|
Kiểm soát lũ triệt để
|
1.526.181
|
107.753
|
992.900
|
425.528
|
9
|
Nạo vét hệ thống kênh các cấp
còn lại
|
1.157.241
|
235.103
|
645.497
|
276.642
|
10
|
Cấp nước sinh hoạt nông thôn
|
370.774
|
230.898
|
139.876
|
-
|
2. Danh mục công trình ưu
tiên thực hiện giai đoạn 2019 - 2020
STT
|
Hạng mục
|
Phân kỳ từng năm
(triệu đồng)
|
2019
|
2020
|
Tổng giai đoạn
|
|
Tổng cộng
|
1.005.656
|
871.487
|
1.877.143
|
I
|
Hệ thống công trình giảm
áp lực lũ qua đường tuần biên
|
96.149
|
96.149
|
192.297
|
1
|
Nạo vét mở rộng K. Thủy lợi 5
|
4.292
|
4.292
|
8.583
|
2
|
Nạo vét mở rộng K. Thủy lợi
6, 7
|
45.776
|
45.776
|
91.552
|
3
|
Nạo vét mở rộng K. Cá Rô
|
8.106
|
8.106
|
16.212
|
4
|
Xây dựng cầu giao thông K. Thủy
lợi 5
|
9.800
|
9.800
|
19.600
|
5
|
Xây dựng cầu giao thông K. Thủy
lợi 6, 7
|
18.375
|
18.375
|
36.750
|
6
|
Xây dựng cầu giao thông K. Cá
Rô
|
9.800
|
9.800
|
19.600
|
II
|
Hệ thống công trình thoát
lũ ra sông Tiền
|
121.768
|
121.768
|
243.537
|
1
|
K. Đốc Vàng Thượng
|
36.494
|
36.494
|
72.987
|
2
|
K. Đốc Vàng Hạ
|
39.348
|
39.348
|
78.695
|
3
|
K. Nguyễn Văn Tiếp
|
45.927
|
45.927
|
91.854
|
III
|
Hệ thống công trình chống
sạt lở bờ sông
|
320.000
|
140.000
|
460.000
|
1
|
Hệ thống công trình bảo vệ
thành phố Cao Lãnh và các khu dân cư xung yếu khác
|
250.000
|
100.000
|
350.000
|
2
|
Kè chống xói lở bờ sông Tiền
khu vực xã Bình Thành
|
40.000
|
20.000
|
60.000
|
3
|
Kè chống xói lở bờ sông Tiền
khu vực xã Hòa An
|
30.000
|
20.000
|
50.000
|
IV
|
Khu sinh thái kết hợp làm
hồ trữ nước tự nhiên
|
125.000
|
125.000
|
250.000
|
1
|
TP. Cao Lãnh
|
125.000
|
125.000
|
250.000
|
V
|
Hệ thống đê bao (đê, cống
bọng, trạm bơm...)
|
146.231
|
119.077
|
265.308
|
1
|
Kiểm soát lũ tháng 8
|
12.723
|
15.476
|
28.198
|
2
|
Kiểm soát lũ chủ động
|
70.892
|
58.465
|
129.357
|
3
|
Kiểm soát lũ triệt để
|
62.616
|
45.136
|
107.753
|
|
Trong đó: Ô bao KSL đề xuất
thí điểm nghiên cứu Nông nghiệp 4.0
|
146.231
|
119.077
|
|
VI
|
Nạo vét hệ thống kênh các
cấp còn lại
|
76.083
|
159.019
|
235.103
|
VII
|
Cấp nước sinh hoạt nông
thôn
|
120.424
|
110.473
|
230.898
|