BỘ
GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 3847/BGDĐT-NGCBQLGD
V/v tổ chức thi thăng hạng CDNN giảng
viên cao cấp (hạng I), giảng viên chính (hạng II) năm 2017
|
Hà
Nội, ngày 22 tháng 08
năm 2017
|
Kính
gửi:
|
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan
thuộc Chính phủ;
- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Các cơ sở giáo dục đại học và trường cao đẳng sư phạm công lập.
|
Thực hiện Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày
12/4/2012 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức (Nghị định
số 29/2012/NĐ-CP), Thông tư liên tịch số 36/2014/TTLT-BGDĐT-BNV
ngày 28/11/2014 của Liên Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ Quy định mã số và
tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp (CDNN) viên chức giảng dạy trong các cơ sở
giáo dục đại học công lập (Thông tư liên tịch số 36/2014/TTLT-BGDĐT-BNV);
trên cơ sở ý kiến thống nhất của Bộ Nội vụ, ngày 13/5/2016, Bộ Giáo dục và Đào
tạo đã có Công văn gửi các Bộ, ngành, địa phương về việc tổ chức thi thăng hạng
năm 2016 (Công văn số 2102/BGDĐT-NGCBQLCSGD). Bộ Giáo dục và Đào tạo đã triển
khai công việc liên quan tới công tác tổ chức kỳ thi thăng hạng CDNN giảng viên
cao cấp, giảng viên chính (Quyết định số 1705/QĐ-BNV ngày 29/6/2016 của Bộ trưởng
Bộ Nội vụ về việc thành lập Hội đồng thi thăng hạng CDNN giảng viên cao cấp (hạng I) của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Quyết định số 2072/QĐ-BGDĐT ngày 20/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc
thành lập Hội đồng thi thăng hạng CDNN từ giảng viên (hạng III) lên giảng viên
chính (hạng II) năm 2016) và đã rà soát, tổng hợp danh
sách giảng viên dự thi thăng hạng CDNN gửi Bộ Nội vụ để thẩm định theo quy định.
Ngày 21/7/2017, Bộ Giáo dục và Đào tạo
đã ban hành Thông tư số 18/2017/TT-BGDĐT Quy định điều kiện, nội dung, hình thức
thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học công lập (Thông tư số
18/2017/TT-BGDĐT). Để tiếp tục triển khai kỳ thi thăng hạng nói trên vào năm
2017, Bộ Giáo dục và Đào tạo thông báo một số nội dung sau:
I. THI THĂNG HẠNG
TỪ GIẢNG VIÊN (HẠNG III) LÊN GIẢNG VIÊN CHÍNH (HẠNG II)
1. Đối tượng dự thi
Theo quy định tại Điều
1 của Thông tư số 18/2017/TT-BGDĐT.
2. Điều kiện dự thi
Theo quy định tại Điều
3 của Thông tư số 18/2017/TT-BGDĐT và quy định chi tiết tại Công văn số
2102/BGDĐT-NGCBQLCSGD. Đối với tiêu chuẩn về văn bằng, chứng chỉ theo quy định,
Hội đồng thi chỉ chấp nhận các trường hợp có văn bằng (hoặc Quyết định công nhận
tốt nghiệp và cấp bằng của cơ sở đào tạo), chứng chỉ yêu cầu.
Về thời gian giữ ngạch/hạng giảng viên (mã số: 15.111 hoặc
V.07.01.03) hoặc tương đương, viên chức dự thi phải có thời
gian tối thiểu là 09 năm (đủ 108 tháng) đối với người có bằng thạc sĩ, 06 năm
(đủ 72 tháng) đối với người có bằng tiến sĩ;
trong đó, thời gian gần nhất giữ ngạch giảng viên, mã số: 15.111 hoặc hạng CDNN
giảng viên, mã số: V.07.01.03 tối thiểu là 02 năm (đủ 24 tháng) tính đến hết
ngày 30/9/2017 (thời gian giữ ngạch/hạng được tính từ ngày quyết định bổ nhiệm
ngạch/hạng có hiệu lực đến hết ngày 30/9/2017).
3. Hình thức, nội dung và thời
gian thi
Viên chức dự thi thăng hạng CDNN giảng
viên chính (hạng II) năm 2017 phải dự thi đủ các bài thi sau:
3.1. Bài thi kiến thức chung
Theo quy định tại Điều
6 của Thông tư số 18/2017/TT-BGDĐT.
3.2. Bài thi kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ
Theo quy định tại Điều
7 của Thông tư số 18/2017/TT-BGDĐT.
3.3. Bài thi ngoại ngữ
Theo quy định tại Điều
8 của Thông tư số 18/2017/TT-BGDĐT.
3.4. Bài thi tin học
3.4.1. Nội dung thi: Kỹ năng sử dụng
công nghệ thông tin cơ bản theo quy định
của tiêu chuẩn CDNN giảng viên chính (hạng II).
3.4.2. Hình thức thi: Thực hành trên
máy vi tính.
3.4.3. Thời gian thi: 45 phút.
4. Miễn
thi ngoại ngữ trong kỳ thi thăng hạng CDNN giảng
viên chính (hạng II)
4.1. Miễn thi ngoại ngữ đối với viên
chức thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Đã học tập, nghiên cứu toàn thời
gian ở nước ngoài và được cấp bằng đại học, bằng thạc sĩ hoặc bằng tiến sĩ của cơ sở đào tạo nước ngoài sử dụng một trong các ngôn ngữ
Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung Quốc trong đào tạo; văn bằng đã được cơ quan có thẩm quyền công nhận theo quy định hiện hành.
b) Đã có bằng tốt nghiệp đại học thứ
hai là bằng ngoại ngữ thuộc một trong các ngôn ngữ Anh, Pháp,
Nga, Đức, Trung Quốc.
c) Đã có chứng chỉ ngoại ngữ Bậc 3 theo
Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam (B1 theo
Khung tham chiếu chung Châu Âu) hoặc có chứng chỉ Tiếng Anh quốc tế TOEFL PBT
450 điểm, TOEFL CBT 133 điểm, TOEFL iBT 45 điểm, IELTS 4,5
điểm trở lên. Các chứng chỉ ngoại ngữ nói trên còn trong thời
hạn 02 năm (24 tháng) tính đến hết ngày 30/9/2017.
4.2. Đối với giảng viên chuyên ngành
ngôn ngữ nước ngoài thì các quy định miễn thi ngoại ngữ tại mục 4.1 phải là
ngôn ngữ khác với chuyên ngành ngôn ngữ nước ngoài đang giảng dạy.
4.3. Yêu cầu: Viên chức dự thi thuộc
diện được miễn thi ngoại ngữ phải trình Hội đồng thi (tại địa điểm thi) minh chứng
miễn thi, bao gồm:
- Bản gốc văn bằng hoặc chứng chỉ được miễn thi theo quy định để đối chiếu trực tiếp tại Hội đồng
thi;
- Bản sao văn bằng hoặc chứng chỉ được
miễn thi được cơ quan có thẩm quyền công chứng, chứng thực để lưu tại Hội đồng thi;
- Bản sao công nhận văn bằng (do cơ sở
giáo dục nước ngoài cấp) được Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục
(nay là Cục Quản lý chất lượng) thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận theo quy
định hiện hành, được cơ quan có thẩm quyền công chứng, chứng thực để lưu tại Hội
đồng thi (đối với trường hợp miễn thi quy định tại điểm a mục 4.1).
5. Miễn thi tin học trong kỳ thi
thăng hạng CDNN giảng viên chính (hạng II)
5.1. Miễn thi
tin học đối với viên chức đã tốt nghiệp từ trung cấp chuyên ngành tin học hoặc
công nghệ thông tin trở lên.
5.2. Yêu cầu: Viên chức dự thi
thuộc diện được miễn thi tin học phải trình Hội đồng thi (tại địa
điểm thi) minh chứng miễn thi, bao gồm:
- Bản gốc văn bằng
được miễn thi theo quy định để đối chiếu trực tiếp tại Hội đồng thi;
- Bản sao văn bằng được miễn thi được
cơ quan có thẩm quyền công chứng, chứng thực để lưu tại Hội đồng thi.
6. Về
chứng chỉ bồi dưỡng
theo tiêu chuẩn CDNN giảng viên chính (hạng II)
Trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày Bộ
Giáo dục và Đào tạo công bố kết quả thi thăng hạng thì cơ quan, đơn vị có thẩm
quyền quản lý, sử dụng viên chức phải có trách nhiệm cử
viên chức đã tham dự kỳ thi thăng hạng CDNN năm 2017 tham dự khóa bồi dưỡng để
hoàn chỉnh tiêu chuẩn của hạng CDNN dự thi. Trường hợp viên chức được cử đi bồi
dưỡng để hoàn chỉnh tiêu chuẩn của hạng CDNN dự thi mà không tham gia khóa bồi
dưỡng hoặc kết quả học tập không đạt yêu cầu thì cơ quan có thẩm quyền không bổ
nhiệm viên chức vào hạng CDNN trúng tuyển trong kỳ thi thăng hạng và không bảo
lưu kết quả kỳ thi đã tham dự.
II. THI THĂNG HẠNG
TỪ GIẢNG VIÊN CHÍNH (HẠNG II) LÊN GIẢNG VIÊN CAO CẤP (HẠNG I)
1. Đối tượng dự thi
Theo quy định tại Điều
1 của Thông tư số 18/2017/TT-BGDĐT.
2. Điều kiện dự thi
Theo quy định tại Điều
3 của Thông tư số 18/2017/TT-BGDĐT và quy định chi tiết tại Công văn số
2102/BGDĐT-NGCBQLCSGD. Đối với tiêu chuẩn về văn bằng, chứng chỉ theo quy định,
Hội đồng thi chỉ chấp nhận các trường hợp có văn
bằng (hoặc Quyết định công nhận tốt nghiệp và cấp bằng của cơ sở đào tạo), chứng chỉ yêu cầu. Về thời gian
giữ ngạch/hạng giảng viên chính (mã số: 15.110 hoặc V.07.01.02)
hoặc tương đương, viên chức dự thi phải có thời gian tối thiểu là 06 năm (đủ 72
tháng); trong đó, thời gian gần nhất giữ ngạch giảng viên chính, mã số: 15.111
hoặc hạng CDNN giảng viên chính, mã số: V.07.01.02 tối thiểu là 02 năm (đủ 24
tháng) tính đến hết ngày 30/9/2017 (thời gian giữ ngạch/hạng được tính từ ngày
quyết định bổ nhiệm ngạch/hạng có hiệu lực đến hết ngày 30/9/2017).
3. Hình thức, nội dung và thời gian thi
Viên chức dự thi thăng hạng CDNN giảng
viên cao cấp (hạng I) năm 2017 phải dự thi đủ các bài thi sau:
3.1. Bài thi kiến thức chung
Theo quy định tại Điều
10 của Thông tư số 18/2017/TT-BGDĐT.
3.2. Bài thi kiến thức chuyên
môn, nghiệp vụ
Theo quy định tại Điều
11 của Thông tư số 18/2017/TT-BGDĐT.
3.3. Bài thi ngoại ngữ
Theo quy định tại Điều
12 của Thông tư số 18/2017/TT-BGDĐT.
3.4. Bài thi tin học
3.4.1. Nội dung thi: Kỹ năng sử dụng
công nghệ thông tin cơ bản theo quy định
của tiêu chuẩn CDNN giảng viên cao cấp (hạng I).
3.4.2. Hình thức thi: Thực hành trên
máy vi tính.
3.4.3. Thời gian thi: 45 phút.
4. Miễn thi ngoại ngữ trong kỳ
thi thăng hạng CDNN giảng viên cao cấp (hạng
I)
4.1. Miễn thi
ngoại ngữ đối với viên chức thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Đã học tập, nghiên cứu toàn thời
gian ở nước ngoài và được cấp bằng đại học, bằng thạc sĩ
hoặc bằng tiến sĩ của cơ sở đào tạo nước ngoài sử dụng một trong các ngôn ngữ
Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung Quốc trong đào tạo; văn bằng đã được cơ quan có thẩm
quyền công nhận theo quy định hiện hành.
b) Đã có bằng tốt nghiệp đại học thứ
hai là bằng ngoại ngữ thuộc một trong các ngôn ngữ Anh, Pháp, Nga, Đức, Trung
Quốc.
c) Đã có chứng chỉ ngoại ngữ Bậc 4
theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam (B2 theo Khung tham chiếu chung Châu Âu) hoặc có chứng chỉ Tiếng Anh quốc tế TOEFL PBT 500 điểm,
TOEFL CBT 173 điểm, TOEFL iBT 61 điểm, IELTS 5,5 điểm trở lên. Các chứng chỉ ngoại ngữ nói trên còn trong thời
hạn 02 năm (24 tháng) tính đến hết ngày 30/9/2017.
4.2. Đối với giảng viên chuyên ngành
ngôn ngữ nước ngoài thì các quy định miễn thi ngoại ngữ tại mục 4.1 phải là ngôn ngữ khác với chuyên ngành ngôn ngữ nước
ngoài đang giảng dạy.
4.3. Yêu cầu: Viên chức dự thi thuộc
diện được miễn thi ngoại ngữ phải trình Hội đồng thi (tại địa điểm thi) minh chứng
miễn thi, bao gồm:
- Bản gốc văn bằng hoặc chứng chỉ được
miễn thi theo quy định để đối chiếu trực tiếp tại Hội đồng
thi;
- Bản sao văn bằng hoặc chứng chỉ
được miễn thi được cơ quan có thẩm quyền công chứng, chứng thực để lưu tại Hội đồng thi;
- Bản sao công nhận văn bằng (do cơ sở
giáo dục nước ngoài cấp) được Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục
(nay là Cục Quản lý chất lượng) thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận theo quy
định hiện hành, được cơ quan có thẩm quyền công chúng, chứng thực để lưu tại Hội
đồng thi (đối với trường hợp miễn thi quy định tại điểm a mục 4.1).
5. Miễn thi tin học trong kỳ thi thăng hạng CDNN giảng viên cao cấp (hạng I)
5.1. Miễn thi
tin học đối với viên chức đã tốt nghiệp từ trung cấp chuyên ngành tin học hoặc công nghệ
thông tin trở lên.
5.2. Yêu cầu: Viên chức dự thi thuộc
diện được miễn thi tin học phải trình Hội đồng thi (tại địa điểm thi) minh chứng miễn thi, bao gồm:
- Bản gốc văn bằng
được miễn thi theo quy định để đối chiếu trực tiếp tại Hội đồng thi;
- Bản sao văn bằng được miễn thi được
cơ quan có thẩm quyền công chứng, chứng thực để lưu tại Hội đồng thi.
6. Về
chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn CDNN giảng viên
cao cấp (hạng I)
Trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày Bộ
Giáo dục và Đào tạo công bố kết quả thi thăng hạng thì cơ quan,
đơn vị có thẩm quyền quản lý, sử dụng viên chức phải có trách nhiệm cử viên chức
đã tham dự kỳ thi thăng hạng CDNN năm 2017 tham dự khóa bồi dưỡng để hoàn chỉnh tiêu chuẩn của hạng CDNN dự thi. Trường
hợp viên chức được cử đi bồi dưỡng để hoàn chỉnh tiêu chuẩn của hạng CDNN dự
thi mà không tham gia khóa bồi dưỡng hoặc kết quả học tập
không đạt yêu cầu thì cơ quan có thẩm quyền không bổ nhiệm viên chức vào hạng
CDNN trúng tuyển trong kỳ thi thăng hạng và không bảo lưu
kết quả kỳ thi đã tham dự.
III. DỰ KIẾN THỜI
GIAN, ĐỊA ĐIỂM TỔ CHỨC CÁC KỲ THI THĂNG HẠNG
1. Dự kiến thời gian tổ chức các kỳ
thi thăng hạng
Kỳ thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp
dự kiến tổ chức vào quý IV năm 2017.
2. Dự kiến địa điểm tổ chức các kỳ
thi thăng hạng
Dự kiến địa điểm tổ chức các kỳ thi
thăng hạng năm 2017 theo thông báo cụ thể tại Công văn số 2102/BGDĐT-NGCBQLCSGD
ngày 13/5/2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã gửi các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ
quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
IV. THỦ TỤC VÀ
TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC BỘ, NGÀNH, ĐỊA PHƯƠNG VÀ VIÊN CHỨC DỰ THI THĂNG HẠNG
1. Viên chức đăng ký dự thi
Viên chức có đủ điều kiện đăng ký dự
thi phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của nội dung hồ sơ
đăng ký dự thi và thực hiện nghiêm túc các quy định của kỳ thi.
2. Các Bộ, Cơ quan ngang Bộ, Cơ
quan thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cử viên chức dự thi
2.1. Tổ chức rà soát lại toàn bộ danh
sách đã gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo để tổng hợp năm 2016 và bổ sung đầy đủ các
thông tin theo Danh sách được Bộ Giáo dục và Đào tạo tổng hợp gửi kèm theo Công
văn này.
Đối với viên chức giảng dạy dự thi
thăng hạng CDNN giảng viên cao cấp (hạng I), đề nghị các Bộ, cơ quan ngang Bộ,
cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
bổ sung hồ sơ còn thiếu theo thống kê tại danh sách kèm
theo (nếu có) để đảm bảo đủ điều kiện theo quy định.
Thông tư liên tịch số
36/2014/TTLT-BGDĐT-BNV quy định mã số và tiêu chuẩn CDNN viên chức giảng dạy
trong các cơ sở GDĐH công lập (bao gồm: Đại học quốc gia, đại học vùng, học viện,
trường đại học, trường cao đẳng công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân) và
được áp dụng đối với viên chức làm công tác giảng dạy trong các cơ sở GDĐH công
lập và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan. Tuy nhiên, viên chức giảng dạy tại
các trường cao đẳng thuộc quản lý nhà nước của Bộ Lao động
- Thương binh và Xã hội (trừ các trường cao đẳng sư phạm) hiện nay chưa có quy định mã số và tiêu chuẩn riêng. Vì vậy,
để kịp thời đảm bảo quyền lợi về chế độ chính sách cho đội
ngũ, Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ đã thống nhất tổ chức thi chung trong
kỳ thi năm 2017, đề nghị Quý Cơ quan xin ý kiến Bộ Lao động
- Thương binh và Xã hội, nếu được đồng ý thì tổng hợp và gửi danh sách viên chức
đủ điều kiện dự thi của các trường cao đẳng nói trên về Bộ Giáo dục và Đào tạo.
2.2. Văn bản cử viên chức dự thi
thăng hạng CDNN sau khi đã rà soát của Bộ, ngành, địa phương gửi về Bộ Giáo dục
và Đào tạo phải do người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu cấp có thẩm quyền ký, kèm theo danh sách (theo mẫu đính kèm) để tổng hợp gửi Bộ Nội vụ thẩm
định theo quy định (Lưu ý: Chỉ gửi danh sách viên chức đủ điều kiện dự thi).
2.3. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan
ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương và Thủ trưởng các cơ sở GDĐH, các trường cao đẳng sư phạm hoàn toàn chịu trách nhiệm về điều kiện của viên chức tham dự
kỳ thi thăng, hạng CDNN do cơ quan, đơn vị có thẩm quyền cử dự thi.
2.4. Đối với các trường hợp được miễn
thi bài thi ngoại ngữ và tin học, đề nghị các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc
Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức rà
soát và ghi rõ trường hợp được miễn thi (bằng tốt nghiệp đại học/thạc sĩ/tiến
sĩ của cơ sở đào tạo nước ngoài cấp; bằng tốt nghiệp đại học
thứ hai là bằng ngoại ngữ; chứng chỉ ngoại ngữ theo quy định đối với trường hợp miễn thi ngoại ngữ hoặc bằng tốt nghiệp (trung cấp/cao đẳng/đại học/thạc sĩ/tiến sĩ) đối với trường hợp miễn thi tin học. Hội đồng thi thăng
hạng sẽ tổ chức kiểm tra bản gốc văn bằng (có kèm theo giấy chứng nhận đã được
cơ quan có thẩm quyền công nhận theo quy định hiện hành), chứng chỉ nói trên trực tiếp tại điểm thi khi viên chức làm thủ tục dự
thi.
Văn bản cử viên chức dự thi thăng hạng
CDNN giảng viên chỉnh (hạng II), giảng viên cao cấp (hạng I) và hồ sơ bổ sung của
viên chức giảng dạy dự thi thăng hạng CDNN giảng viên cao cấp (hạng I) của các
Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương (theo danh sách Bộ Giáo dục và Đào tạo đã rà soát gửi
kèm) gửi về Bộ Giáo dục và Đào tạo trước ngày 10/9/2017 (theo dấu bưu
điện nơi gửi) theo địa chỉ: Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục,
tòa nhà 80, ngõ 30 Tạ Quang Bửu, Hai Bà Trưng, Hà Nội; điện thoại: 04.3623.0603/04.3623.0604. Đề nghị Quý Đơn vị gửi
bản mềm dưới dạng file *.xls với phông chữ Times New Roman qua địa chỉ email:
ptsbang@moet.edu.vn và trannga@moet.edu.vn. Quá thời hạn nêu trên đơn vị nào
không gửi văn bản coi như không có nhu cầu dự thi thăng hạng CDNN năm 2017.
Các cơ sở GDĐH, trường cao đẳng sư phạm
trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức rà soát theo quy định (tại mục 2, phần
IV), gửi công văn kèm theo danh sách về Hội đồng thi của Bộ Giáo dục và Đào tạo
theo địa chỉ như trên và hoàn toàn chịu trách nhiệm về điều kiện của viên chức
tham dự kỳ thi thăng hạng CDNN do đơn vị cử dự thi.
Trong quá trình thực hiện nếu có vướng
mắc đề nghị phản ánh về Bộ Giáo dục và Đào tạo (qua Cục Nhà giáo và Cán bộ quản
lý giáo dục) để giải quyết kịp thời./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Cổng thông tin điện tử Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- Lưu: VT, NGCBQLGD.
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Bùi Văn Ga
|