ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH DƯƠNG
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
6371/KH-UBND
|
Bình
Dương, ngày 10 tháng 12 năm 2021
|
KẾ HOẠCH
TỔ CHỨC DẠY HỌC TRỰC TIẾP TẠI CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH
DƯƠNG
I. CĂN CỨ XÂY DỰNG
KẾ HOẠCH
- Chỉ thị số 24/CT-TTg ngày 03/9/2021
của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh triển khai các nhiệm vụ, giải pháp tổ chức
dạy học an toàn, bảo đảm chương trình và mục tiêu chất lượng giáo dục, đào tạo ứng
phó với đại dịch COVID-19.
- Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày
11/10/2021 của Chính phủ về Quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm
soát hiệu quả dịch COVID-19”.
- Quyết định số 4800/QĐ-BYT ngày
12/10/2021 của Bộ Y tế ban hành tạm thời về chuyên môn y tế thực hiện Nghị quyết
128/NQ-CP ngày 11 tháng 10 năm 2021 của Chính phủ.
- Công văn số 6666/BYT-MT ngày
16/8/2021 của Bộ Y tế về phòng, chống dịch COVID-19 tại cơ quan, đơn vị.
- Chỉ thị số 800/CT-BGDĐT ngày
24/8/2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) về thực hiện nhiệm vụ năm
học 2021-2022 ứng phó với dịch COVID-19, tiếp tục thực hiện đổi mới, kiên trì mục
tiêu chất lượng giáo dục và đào tạo.
- Công văn số 4726/BGDĐT-GDTC ngày
15/10/2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về tổ chức hoạt động dạy học trực tiếp tại
các cơ sở giáo dục.
UBND tỉnh xây dựng Kế hoạch tổ chức dạy
học trực tiếp tại các cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở
giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên, cơ sở giáo dục ngoài giờ, trung
tâm ngoại ngữ, tin học trên địa bàn tỉnh, như sau:
II. MỤC ĐÍCH - YÊU
CẦU
1. Mục đích
- Tận dụng tối đa khoảng thời gian
vàng tại các địa phương để có thể đưa học sinh trở lại trường tổ chức dạy học
trực tiếp, từng bước khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh,
trật tự an toàn xã hội trong điều kiện thích ứng an toàn, linh hoạt, bảo đảm hiệu
quả phòng, chống dịch COVID-19 trong điều kiện bình thường mới.
- Thực hiện mục tiêu kép vừa tổ chức
phòng, chống dịch COVID-19 hiệu quả vừa nâng cao chất lượng dạy học nhằm hoàn
thành tốt nhiệm vụ năm học, đáp ứng yêu cầu đổi mới và bảo đảm chất lượng giáo
dục, đào tạo.
2. Yêu cầu
- Phát huy vai trò, trách nhiệm của
người đứng đầu tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện nghiêm, hiệu quả
các quy định đảm bảo an toàn phòng, chống dịch COVID-19 một cách kịp thời, phù
hợp với diễn biến của dịch bệnh và thực tiễn tại địa phương.
- Sở GDĐT, Sở Y tế tăng cường công
tác truyền thông, tuyên truyền tập trung vào giáo dục sức khỏe, phòng, chống dịch
bệnh, theo dõi và quản lý chặt chẽ sức khỏe của giáo viên, học sinh để phòng ngừa,
phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh, kịp thời ngăn chặn,
không để dịch lây lan. Chuẩn bị đủ cơ sở vật chất, thiết bị, nhân lực, xây dựng
phương án, kịch bản sẵn sàng đáp ứng kịp thời với các tình huống về dịch bệnh tại
đơn vị.
- Công tác phối hợp giữa sở, ngành, tổ
chức đoàn thể, chính quyền địa phương và Sở GDĐT , Sở Y tế phải chặt chẽ, linh hoạt,
nhịp nhàng để công tác phòng, chống dịch COVID-19 và công tác tổ chức dạy học
trong trạng thái bình thường mới đạt hiệu quả.
III. NỘI DUNG
1. Quan điểm tổ
chức: Thực hiện nghiêm Nghị Quyết số 128/NQ-CP
ngày 11/10/2021 của Chính phủ quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt,
bảo đảm hiệu quả công tác phòng, chống dịch COVID-19”.
2. Nguyên tắc tổ
chức
- Căn cứ tình hình, diễn biến và cấp
độ dịch Sở GDĐT phối hợp UBND các huyện, thị xã, thành phố hướng dẫn tổ chức dạy
học trực tiếp, chuyển trạng thái của các cơ sở giáo dục, đơn vị trường học trên
địa bàn.
- Các trường THCS, THPT, TT GDNN-GDTX
hoạt động theo cấp độ dịch của tỉnh; các trường mầm non, mẫu giáo, trường tiểu
học và các cơ sở giáo dục ngoài giờ lên lớp, TT Ngoại ngữ - Tin học hoạt động
theo cấp độ dịch của huyện, thị xã, thành phố nơi trường trú đóng. Ưu tiên tổ
chức dạy học trực tiếp tại các trường học, cơ sở giáo dục có điều kiện cơ sở vật
chất tốt, bảo đảm các quy định về công tác phòng, chống dịch COVID-19 theo hướng
dẫn của Sở GDĐT.
- Cơ sở giáo dục, đơn vị trường học tổ
chức dạy học trực tiếp phải được đánh giá về việc bảo đảm thực hiện đủ, đúng
các quy định an toàn phòng, chống dịch COVID- 19 trường học trong thời gian tổ
chức học trực tiếp và được kiểm tra thường xuyên trong quá trình tổ chức dạy học
trực tiếp.
- Cá nhân tham gia dạy và học trực tiếp
là các cá nhân không thuộc diện phải cách ly để phòng, chống dịch COVID-19.
- Cán bộ, giáo viên, nhân viên, học
sinh, học viên các trường TH, THCS, THPT, TT GDNN-GDTX phải thực hiện xét nghiệm
nhanh tầm soát SARS-CoV2 trước khi trở lại để trường dạy và học trực tiếp sau
thời gian học trực tuyến.
- Trong thời gian tổ chức dạy học trực
tiếp căn cứ tình hình, diễn biến của dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn, các cơ sở
giáo dục, trường học tự thực hiện xét nghiệm tầm soát SARS-CoV2 theo hướng dẫn
của cơ quan y tế và Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 cấp huyện, thị xã,
thành phố nơi nhà trường trú đóng.
3. Thời gian, đối
tượng, phạm vi thực hiện
3.1. Đối với các trường THCS, THPT
và các TT GDNN-GDTX[1]
- Ngày 15/11/2021: đã thí điểm tổ chức
dạy học trực tiếp cho học sinh khối 12 của 04 trường THPT trên địa bàn huyện
Phú Giáo.
- Ngày 22/11/2021: Tiếp tục thí điểm 05
trường THPT trên địa bàn huyện Phú Giáo và Dầu Tiếng tổ chức dạy học trực tiếp
cho học sinh khối 12.
- Từ ngày 06/12/2021 đã tổ chức dạy học
trực tiếp cho học sinh khối 12 của 21 trường THPT trú đóng trên địa bàn địa
phương có cấp độ dịch 1,2; 05 trường THPT trên địa bàn huyện Phú Giáo và Dầu Tiếng
tổ chức dạy học trực tiếp cho toàn bộ học sinh lớp 10, 11, 12.
- Từ ngày 13/12/2021 tổ chức dạy học
trực tiếp cho học sinh lớp 9 các trường THCS trú đóng trên địa bàn địa phương
có cấp độ dịch 1, 2; 21 trường THPT tổ chức dạy học trực tiếp cho toàn bộ học
sinh lớp 10, 11, 12.
- Dự kiến từ ngày 03/01/2022 các trường
THCS, THPT trong tỉnh, các trung tâm GDNN-GDTX; các cơ sở giáo dục ngoài giờ,
TT ngoại ngữ, tin học: Tổ chức đón 100% học sinh, học viên trở lại trường để tổ
chức dạy học với hình thức trực tiếp trong trạng thái bình thường mới.
3.2. Đối với các trường mầm non, mẫu
giáo, trường tiểu học
* Giai đoạn 1: Từ 13/12/2021 đến
24/12/2021 (thí điểm)
- Trường mầm non, mẫu giáo: Thí điểm
nhận giữ trẻ tại trường.
- Trường tiểu học: Nhận học sinh lớp
1, lớp 2
- Đối tượng: Trẻ em, học sinh mà cha,
mẹ có nhu cầu bức thiết, cần gửi con
- Tổ chức sơ kết, rút kinh nghiệm sau
02 tuần dạy học trực tiếp, căn cứ kết quả thực hiện Sở GDDT phối hợp Sở Y tế,
UBND huyện, thị xã, thành phố xem xét, quyết định mở rộng đối tượng đến trường
học trực tiếp.
* Giai đoạn 2: Từ 27/12/2021 đến
28/01/2022 (thí điểm mở rộng đối tượng).
- Trường mầm non, mẫu giáo: Mở rộng đối
tượng nhận giữ trẻ tại trường.
- Trường tiểu học: Nhận học sinh lớp
1 đến lớp 5.
- Đối tượng: Trẻ em, học sinh mà cha
mẹ đồng ý, tự nguyện đăng ký.
- Sau 02 giai đoạn tổ chức thí điểm dạy
học trực tiếp, Sở GDĐT phối hợp Sở Y tế tổ chức rút kinh nghiệm lần 2 để đánh
giá kết quả thực hiện tham mưu báo cáo UBND tỉnh xem xét, quyết định việc triển
khai tổ chức dạy và học trực tiếp tại các cơ sở giáo dục mầm non, trường tiểu học
trên địa bàn toàn tỉnh.
- Dự kiến thời gian từ ngày
07/02/2022 các trường mầm non, mẫu giáo; trường tiểu học trên địa bàn toàn tỉnh
tổ chức dạy học trực tiếp theo kế hoạch nhà trường.
3.3. Đối với cơ sở giáo dục ngoài
giờ lên lớp, trung tâm ngoại ngữ, tin học
- Tổ chức dạy học trực tiếp trên địa
bàn các địa phương cấp độ 1 theo Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021.
- Giáo viên, học viên tham gia lớp học
trực tiếp phải tiêm đủ 02 liều vắc xin phòng COVID-19 và thời gian đủ 14 ngày,
đồng thời các cá nhân tham gia lớp học không thuộc đối tượng phải cách ly y tế
để phòng, chống dịch COVID-19.
- Cơ sở giáo dục ngoài giờ, trung tâm
ngoại ngữ, tin học tổ chức dạy học trực tiếp phải bảo đảm các quy định về công
tác phòng chống dịch COVID-19 do Sở GDĐT hướng dẫn.
3.4. Đối với các cơ sở giáo dục đại
học, các trường cao đẳng thuộc tỉnh
Các cơ sở giáo dục đại học, các trường
cao đẳng thuộc tỉnh tổ chức dạy học trực tiếp theo cấp độ dịch của tỉnh, trong
đó:
- Các trường đại học, cao đẳng trú
đóng trên địa bàn được xác định dịch COVID-19 ở cấp độ 1, 2 tổ chức hoạt động
giảng dạy trực tiếp và phải bảo đảm thực hiện đúng, đủ các quy định an toàn về
phòng, chống dịch COVID-19 theo hướng dẫn của Sở GDĐT, Sở Lao động - Thương
binh và Xã hội.
- Giảng viên, sinh viên, học viên
tham gia lớp học trực tiếp phải tiêm đủ 02 liều vắc xin phòng COVID-19 và thời
gian đủ 14 ngày, đông thời các cá nhân tham gia lớp học không thuộc đối tượng
phải cách ly y tế để phòng, chống dịch COVID-19.
- Riêng đối với các cơ sở giáo dục
nghề nghiệp: Trong năm 2021 và hết quý 1 năm 2022 được tổ chức dạy học trực tiếp
phần lý thuyết và thực hành cho những học sinh, sinh viên, học viên năm cuối
chuẩn bị làm đồ án tốt nghiệp.
4. Về nội dung
công tác phòng, chống dịch COVID-19 trong trường học thời gian tổ chức dạy và học
trực tiếp.
(1) Thành lập kiện toàn Ban chỉ đạo
phòng, chống dịch COVID-19. Phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên Ban chỉ
đạo.
(2) Thành lập các Tổ an toàn COVID của
đơn vị.
(3) Xây dựng Kế hoạch và các phương
án phòng, chống dịch COVID-19
(4) Tạo mã QR điểm kiểm dịch để thực
hiện quản lý người ra vào đơn vị và khai báo y tế.
(5) Tổ chức đo thân nhiệt, yêu cầu người
cán bộ, giáo viên, học sinh, khách đến làm việc khai báo y tế, sát khuẩn tay,
đeo khẩu trang và giữ khoảng cách theo quy định; quản lý thẻ khách vào đơn vị;
kiểm soát mật độ người vào đơn vị.
(6) Bố trí khu vực khai báo y tế,
quét mã QR; bố trí phòng/khu vực cách ly tạm thời (phòng cách ly).
(7) Bộ phận tiếp đón, làm việc với
khách (bảo vệ nhà trường) thực hiện 5K, đeo khẩu trang, giữ khoảng cách, lắp đặt
vách ngăn (nếu có thể).
(8) Tăng cường thông khí trên phương
tiện đưa đón học sinh (nếu có), phòng học, nhà ăn, phòng giáo viên, phòng họp;
giảm tiếp xúc bố trí giãn cách tại nhà ăn, suất ăn riêng.
(9) Cán bộ, giáo viên, nhân viên, học
sinh thực hiện nghiêm các quy định, hướng dẫn cá nhân về phòng, chống dịch
COVID-19. Nhà trường thường xuyên tổ chức thông tin, tuyên truyền, phổ biến, hướng
dẫn phòng, chống dịch.
(10) Phối hợp cơ quan y tế tổ chức
tiêm vắc xin phòng COVID-19 và xét nghiệm sàng lọc SARS-CoV-2 cho giáo viên, học
sinh theo quy định và hướng dẫn của ngành y tế.
5. Các quy định về
bảo đảm an toàn phòng chống dịch COVID-19 tại các cơ sở giáo dục, trường học
a) Trước khi học sinh đến trường
(1) Xây dựng kế hoạch giáo dục, kịch
bản, giải pháp sẵn sàng ứng phó với các tình huống dịch bệnh xảy ra trong nhà
trường phù hợp với điều kiện thực tiễn dịch bệnh tại địa phương.
(2) Đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết
bị vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm, y tế tại trường học, chú ý đến các yếu
tố liên quan đến người khuyết tật.
(3) Tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn các
biện pháp phòng, chống dịch COVID-19, công tác y tế trường học cho học sinh,
cha mẹ học sinh, cán bộ quản lý, giáo viên thông qua sổ liên lạc điện tử, hệ thống
sổ tay phòng, chống COVID-19; tài liệu hướng dẫn công tác y tế trường học hoặc
hệ thống thông tin sẵn có của từng trường học.
(4) Hướng dẫn, yêu cầu cán bộ, giáo
viên, nhân viên và học sinh thực hiện theo dõi sức khoẻ tại nhà và đeo khẩu
trang trên đường đến trường.
(5) Thực hiện vệ sinh, khử trùng trường,
lớp, đồ dùng học tập và phương tiện đưa đón (nếu có) theo đúng hướng dẫn của cơ
quan Y tế;
(6) Kiện toàn bộ phận thường trực về
công tác y tế trường học; bố trí phòng cách ly tạm thời, phòng y tế đảm bảo
theo quy định, tổ chức hiệu quả công tác tư vấn tâm lý học đường.
b) Khi học sinh đến trường
(7) Bảo đảm học sinh được giao nhận tại
cổng trường (cha mẹ học sinh/người đưa học sinh đi học không vào trong khuôn
viên nhà trường).
(8) Tổ chức đo thân nhiệt, thực hiện
vệ sinh các khu vực rửa tay, nhà vệ sinh, phương tiện đưa đón học sinh (nếu có)
sau mỗi lần đưa đón theo quy định, bố trí thùng rác có nắp đậy tại vị trí phù hợp.
(9) Kiểm tra, bổ sung kịp thời xà
phòng, dung dịch sát khuẩn tay nhanh và các vật dụng cần thiết khác phục vụ
công tác phòng, chống dịch bệnh để chuẩn bị cho buổi học tiếp theo.
(10) Nhà trường/Ban Chỉ đạo/các Tổ an
toàn COVID-19 của trường phân công cán bộ, thực hiện kiểm tra, giám sát công
tác phòng, chống dịch theo quy định[2].
c) Khi học sinh kết thúc buổi học
(11) Đảm bảo học sinh, cán bộ quản
lý, nhà giáo, nhân viên thực hiện giãn cách hợp lý, đeo khẩu trang khi rời trường
trở về nhà
(12) Bảo đảm học sinh được giao nhận
tại cổng trường (cha mẹ học sinh/người thân/người đón học sinh không vào trong
khuôn viên nhà trường).
6. Phương án xử
trí khi có trường hợp nghi ngờ hoặc nhiễm COVID-19 (F0) xác định trong trường học
Khi phát hiện có cán bộ, giáo viên,
nhân viên, học sinh có một trong các triệu chứng như sốt, ho, khó thở (người
nghi ngờ) tại trường học, nhà trường thực hiện theo các bước sau:
(1) Đưa người nghi ngờ đến khu cách
ly riêng phòng riêng do nhà trường bố trí. Hạn chế tiếp xúc với những người
xung quanh, tránh tiếp xúc gần dưới 02 mét với những người khác.
(2) Nhân viên y tế/giáo viên kiêm nhiệm
công tác y tế trường học đeo khẩu trang y tế, găng tay, sử dụng trang phục y tế.
Cung cấp khẩu trang y tế và hướng dẫn đeo đúng cách cho người nghi ngờ.
(3) Khai thác tiền sử tiếp xúc của
người nghi ngờ:
- Đối với giáo viên thì hỏi trực tiếp.
- Đối với học sinh bậc phổ thông: mời
cha mẹ học sinh đến trường để phối hợp hỏi tiền sử tiếp xúc dịch tễ và thực hiện
các biện pháp xử trí.
- Hỏi tiền sử tiếp xúc dịch tễ và
cách xử trí: Trong vòng 14 ngày có tiếp xúc gần (sống cùng nhà, học cùng lớp,
sinh hoạt chung, làm việc cùng phòng, tiếp xúc trực tiếp trong khoảng cách
≤1-2m, di chuyển trên cùng phương tiện,...) với những người đi về từ điểm, ổ dịch
theo khuyến cáo của cơ quan Y tế, người nghi ngờ hoặc xét nghiệm dương tính với
COVID-19.
- Thực hiện test nhanh kháng nguyên
cho người nghi ngờ.
- Trường hợp không có yếu tố tiếp xúc
dịch tễ và kết quả test nhanh âm tính thì xử trí như sau:
+ Điều trị các triệu chứng sốt, ho,
khó thở. Nếu cần thiết thì nhân viên y tế trường học đưa giáo viên hoặc phối hợp
với cha mẹ đưa học sinh đến cơ sở y tế gần nhất để xử trí kịp thời.
+ Ghi lại các thông tin vào sổ theo
dõi sức khỏe học sinh theo Thông tư liên tịch số 13/2016/TTLT-BYT-BGD&ĐT
ngày 12/5/2016 của Bộ Y tế và Bộ GDĐT tạo quy định về công tác y tế trường học.
- Trường hợp có yếu tố tiếp xúc dịch
tễ và kết quả test nhanh dương tính:
+ Phối hợp cơ quan y tế test RT-PCR mẫu
đơn.
+ Vận chuyển đến cơ sở y tế hoặc về
nhà đế cách ly và điều trị: Nhà trường phối hợp với trạm y tế cấp xã hoặc cơ
quan y tế có thẩm quyền tại địa phương để đưa học sinh/giáo viên đến nơi để
cách ly và điều trị. Việc vận chuyển phải thực hiện đúng theo quy định về
phòng, chống lây nhiễm.
+ Các biện pháp xử trí tại nhà trường:
- Đối với trường hợp có tiếp xúc gần
hoặc trường hợp có liên quan khác thì thực hiện theo hướng dẫn của cơ quan y tế
có thẩm quyền tại địa phương (tổ chức xét nghiệm nhanh tầm soát).
- Thông báo cho giáo viên, học sinh,
phụ huynh học sinh và học sinh lớp học nơi có đối tượng là F0 chuyển sang học
trực tuyến cho đến khi nhà trường có thông báo theo hướng dẫn của cơ quan y tế.
- Khử khuẩn môi trường: thực hiện khử
trùng và xử lý môi trường ổ dịch theo hướng dẫn của cơ quan y tế.
(4) Tham vấn ý kiến của cán bộ y tế
xã, phường, thị trấn hoặc đơn vị y tế địa phương có thẩm quyền theo quy định để
kịp thời xử lý phù hợp. Trường hợp cần thiết mời cán bộ y tế khu vực, tuyến huyện,
tuyến tỉnh đến hỗ trợ.
IV. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
1. Sở Giáo dục
và Đào tạo (GDĐT)
- Căn cứ hướng dẫn của Bộ Y tế, Bộ
GDĐT phối hợp Sở Y tế rà soát, điều chỉnh các quy định, tiêu chí an toàn bảo đảm
công tác phòng, chống dịch COVID- 19 trong các cơ sở giáo dục khi tổ chức dạy học
trực tiếp.
- Triển khai các hướng dẫn chuyên môn
về phương án tổ chức dạy học trực tiếp phù hợp với từng cấp học, bậc học, linh
hoạt và phù hợp với tình hình, diễn biến dịch bệnh.
- Phối hợp Sở Y tế chỉ đạo các đơn vị
trực thuộc góp ý, phê duyệt các kế hoạch phòng, chống dịch COVID-19; phương án
xử lý F0 tại trường học khi tổ chức dạy học trực tiếp của các cơ sở giáo dục,
đơn vị trường học.
- Phối hợp chặt chẽ với các UBND huyện,
thị xã, thành phố, các địa phương giám sát, kiểm tra việc tổ chức dạy học trực
tiếp, đánh giá tình hình để báo cáo, tham mưu UBND tỉnh.
- Chỉ đạo các cơ sở giáo dục, trường
học tăng cường công tác truyền thông về mục đích, ý nghĩa của việc tổ chức cho
học sinh đến trường học tập trực tiếp; thông tin kịp thời về tình hình, diễn biến
của dịch bệnh COVID-19; tuyên truyền, hướng dẫn các quy định phòng, chống dịch
COVID-19; phổ biến các phương án xử lý của nhà trường khi phát hiện F0, F1
trong quá trình dạy học trực tiếp để học sinh, giáo viên và cha mẹ học sinh biết
để phối hợp, chia sẻ, tin tưởng và đồng thuận trong tổ chức thực hiện.
- Rà soát tham mưu kịp thời chính
sách hỗ trợ, giáo viên, học sinh khó khăn, hỗ trợ các cơ sở giáo dục, nhất là
các cơ sở giáo dục ngoài công lập.
2. Sở Y tế
- Chủ trì phối hợp Sở GDĐT ban hành
các quy định, hướng dẫn thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19
trong các cơ sở giáo dục, trường học theo quy định hiện hành.
- Ban hành hướng dẫn phối hợp giữa nhà
trường, gia đình và cơ quan y tế địa phương về phương án xử lý khi phát hiện
F0, F1 trong trường học.
- Chỉ đạo các Trung tâm y tế huyện,
thị xã, thành phố phối hợp với ngành giáo dục tại địa phương cử người tham gia
Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 của các cơ sở giáo dục, các trường học
tham gia xây dựng kế hoạch phòng dịch, và phê duyệt phương án xử trí khi phát
hiện F0, F1 trong trường học.
- Chỉ đạo Trung tâm y tế cấp huyện tổ
chức xét nghiệm, tầm soát SARS CoV2 cho giáo viên, học sinh trong các trường học
trên địa bàn 01 lần trước khi trở lại trường dạy học trực tiếp sau thời gian dạy
học trực tuyến.
3. Sở Lao động
- Thương binh và Xã hội
- Chủ động phối hợp với Sở Y tế rà
soát, tham mưu việc điều chỉnh các quy định, tiêu chí bảo đảm an toàn phòng, chống
dịch COVID-19 trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
- Phối hợp Sở Y tế chỉ đạo các đơn vị
trực thuộc góp ý, phê duyệt các kế hoạch phòng, chống dịch COVID-19; phương án xử
lý F0 trong thời gian tổ chức dạy học trực tiếp của các cơ sở giáo dục nghề
nghiệp.
4. Ủy ban nhân dân các huyện, thị
xã, thành phố
- Phối hợp với Sở GDĐT hướng dẫn triển
khai hoạt động dạy học trực tiếp trên địa bàn phù hợp với tình hình thực tế tại
địa phương, linh hoạt và an toàn.
- Tổ chức kiểm tra và thẩm định kế hoạch,
phương án bảo đảm an toàn phòng, chống dịch của các đơn vị trường học trên địa
bàn.
- Chỉ đạo Trung tâm Y tế cấp huyện thực
hiện theo chỉ đạo của Ngành Y tế để xét nghiệm cho học sinh, sinh viên, giáo
viên khi trở lại giảng dạy, học tập trực tiếp lần đầu.
+ Cơ quan y tế và Ban Chỉ đạo phòng
chống dịch COVID-19 cấp huyện, thị xã, thành phố nơi nhà trường trú đóng hướng
dẫn việc tự thực hiện xét nghiệm, tầm soát SARS CoV2 cho giáo viên, học sinh
trong các trường học khi nhà trường tổ chức dạy học trực tiếp, phù hợp tình
hình, diễn biến của dịch bệnh COVID-19 trên từng địa bàn.
- Chỉ đạo Trung tâm y tế tuyến huyện
bố trí kinh phí phòng chống dịch, cung cấp sinh phẩm, kit test cho các đơn vị
trường học công lập trú đóng trên địa bàn huyện để thực hiện xét nghiệm tầm
soát ngẫu nhiên, định kỳ đối với các trường hợp có một trong các biểu hiện triệu
chứng sốt, ho, khó thở...
- Xây dựng đội phản ứng nhanh với sự
tham gia của ngành giáo dục và y tế địa phương để kịp thời tiếp nhận thông tin,
đề xuất hướng xử lý đối với các trường hợp nghi ngờ, nhiễm bệnh phát sinh trong
trường học khi tổ chức dạy học trực tiếp.
5. Đối với các
cơ sở giáo dục, đơn vị trường học
- Xây dựng kế hoạch phương án bảo đảm
các quy định phòng, chống dịch COVID-19 của đơn vị trình Ban chỉ đạo phòng chống
dịch COVID-19, cơ quan y tế địa phương thẩm định.
- Xây dựng Kế hoạch dạy học trực tiếp
theo hướng dẫn chuyên môn của Sở GDĐT; chủ động triển khai các phương án, kịch
bản, kế hoạch dạy học linh hoạt, phù hợp với tình hình cơ sở vật chất, nguồn lực
và học sinh, sinh viên của đơn vị.
- Tăng cường thông tin, truyền thông
về trách nhiệm của giáo viên, học sinh trong thực hiện công tác phòng, chống dịch
COVID-19 trước khi đến trường, trong giờ học và sau khi rời trường học về nhà.
- Phối hợp chặt chẽ với cơ quan y tế
địa phương phân loại, theo dõi và quản lý sức khỏe học sinh, sinh viên, giáo
viên, nhân viên trong nhà trường, phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ nhiễm bệnh
để kịp thời xử lý.
- Thông báo, phổ biến kế hoạch dạy học
trực tiếp trong điều kiện bảo đảm công tác phòng, chống dịch COVID-19 của nhà
trường; triển khai công tác phối hợp giữa nhà trường và cha mẹ học sinh trong
quá trình học sinh học trực tiếp để bảo đảm an toàn cho học sinh.
6. Phụ huynh học
sinh
- Có trách nhiệm phối hợp với nhà trường
hướng dẫn, yêu cầu học sinh, sinh viên thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống
dịch theo hướng dẫn của nhà trường (hoặc kế hoạch) khi trở lại học tập trực tiếp.
- Chăm sóc và theo dõi sức khỏe của học
sinh, sinh viên, hướng dẫn học sinh thực hiện các biện pháp phòng dịch; không để
học sinh đến trường khi có biểu hiện sốt, ho, khó thở ... hoặc thuộc diện cách
ly theo quy định của ngành y tế.
- Kịp thời thông tin đến giáo viên chủ
nhiệm, nhà trường về những vấn đề bất thường về sức khỏe của học sinh, đặc biệt
có liên quan đến dịch COVID-19.
- Bình tĩnh, tin tưởng, phối hợp chặt
chẽ với nhà trường, cơ quan y tế trong xử trí các trường hợp phát hiện F0, F1
trong thời gian dạy học trực tiếp.
Trên đây là Kế hoạch tổ chức dạy học
trực tiếp tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh, trong quá trình thực hiện nếu
phát sinh, khó khăn, vướng mắc đề nghị các đơn vị có ý kiến bằng văn bản gửi về
Sở GDĐT để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét, điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp./.
Nơi nhận:
- Vụ GDTC Bộ GDĐT;
- TTTU; TTHĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- UBMTTQVN và các đoàn thể tỉnh;
- Các sở, ngành tỉnh;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- LĐVP, TH;
- Các Trường ĐH, Cao đẳng, Trung cấp;
- Báo BD, Đài PTTH BD, Cổng TTĐT tỉnh;
- Lưu: VT, H.
|
TM.ỦY
BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Lộc Hà
|