BỘ
TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC HẢI QUAN
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 8137/TCHQ-TXNK
V/v công văn số 83-17/CV-KN của Công
ty CP VTB Khai Nguyên
|
Hà
Nội, ngày 13 tháng 12
năm 2017
|
Kính
gửi: Công ty Cổ phần Vận tải biển Khai Nguyên.
(Số 10 Phổ Quang, phường 2, quận Tân
Bình, Tp. Hồ Chí Minh)
Tổng cục Hải quan nhận được công văn
số 83-17/CV-KN ngày 18/10/2017 của Công ty Cổ phần Vận tải biển Khai Nguyên đề nghị
hướng dẫn về thủ tục tạm nhập tái xuất, mã số, thuế suất, giá trị tính thuế,
các loại thuế phải nộp đối với tàu chở hóa chất chuyên dụng thuê của nước ngoài.
Về vấn đề này, Tổng cục Hải quan có ý kiến như sau:
1. Thủ tục tạm nhập tái xuất.
Tại Điều 12 Nghị định
số 187/2013/NĐ-CP quy định về hàng hóa tạm nhập- tái xuất khác, tuy nhiên
không đề cập đến hàng hóa tạm nhập là phương tiện vận tải thuê từ nước ngoài.
Tại Nghị định số 08/2015/NĐ-CP (từ Điều 49-55) quy định về thủ tục hải quan đối với hàng hóa tạm
nhập - tái xuất khác và tại các Điều này cũng chưa có quy định cụ thể về trường
hợp trên (hiện tại dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 08/2015/NĐ-CP
đã sửa đổi Điều 50, theo đó, đã bổ sung trường hợp hàng hóa
là phương tiện vận tải tạm nhập tái xuất...).
Tuy nhiên, 02 Nghị định trên cũng đã
quy định về thủ tục hải quan đối với thiết bị, máy móc... tạm nhập tái xuất
theo các hợp đồng thuê, mượn của thương nhân Việt Nam với thương nhân nước
ngoài để sản xuất, thi công công trình.
Mặt khác, tại khoản 1 Điều
29 Luật Thương mại quy định: Tạm nhập, tái xuất hàng hóa là việc hàng
hóa được đưa từ nước ngoài hoặc từ các khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật
vào Việt Nam, có làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và làm thủ tục xuất khẩu chính hàng hóa đó ra khỏi Việt Nam.
Như vậy, căn cứ quy định trên thì trường
hợp tàu chở hóa chất chuyên dụng thuê mượn của Công ty Cổ phần Vận tải biển
Khai Nguyên có đủ cơ sở pháp lý để thực hiện thủ tục hải quan theo loại hình tạm
nhập tái xuất.
Tương tự như trường hợp nêu trên, tại
công văn số 19039/BTC-TCHQ ngày 22/12/2015 của Bộ Tài chính đã hướng dẫn thủ tục
tạm nhập, tái xuất theo Điều 50 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP đối
với trường hợp tàu thuê từ nước ngoài để phục vụ hoạt động dầu khí.
Do vậy, để giải
quyết vướng mắc của Công ty, Tổng cục Hải quan đồng ý để Công ty thực hiện thủ
tục hải quan theo quy định tại Điều 50 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP,
do đây là mặt hàng đặc thù, theo đó trong trường hợp tàu chở dầu tự hành về Việt
Nam thì trong hồ sơ hải quan không yêu cầu phải có chứng từ vận tải. Do vậy, hồ
sơ hải quan bao gồm: Tờ khai hải quan theo mẫu do Bộ Tài chính ban hành; Văn bản
xác nhận tình trạng kỹ thuật tàu biển do Cục Đăng kiểm Việt Nam cấp.
Về chính sách mặt hàng, căn cứ Khoản 1 Điều 12 Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của
Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng
hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài, căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 29 Nghị định số 171/2016/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của
Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ
và đường sắt, trường hợp tàu biển thuê mua của nước ngoài khi tạm nhập tái xuất
thì Công ty không phải xin giấy phép của Bộ Công Thương, thủ tục tạm nhập, tái
xuất thực hiện tại chi cục Hải quan cửa khẩu.
2. Mã số, thuế suất, giá trị tính thuế
và các loại thuế phải nộp.
2.1. Mã số HS và mức thuế suất thuế
nhập khẩu ưu đãi:
Căn cứ Danh mục hàng hóa xuất khẩu,
nhập khẩu Việt Nam ban hành kèm theo Thông tư số 103/2015/TT-BTC ngày 01/7/2017,
mặt hàng Tàu chở chất lỏng hoặc khí hóa lỏng thuộc nhóm 89.01 “Tàu chở
khách, du thuyền, phà, tàu thủy chở hàng, xà lan và các tàu thuyền tương tự để
vận chuyển người hoặc hàng hóa”, phân
nhóm 8901.20 “- Tàu chở chất lỏng hoặc khí hóa lỏng”.
Để xác định mã số
cụ thể của mặt hàng, phải xác định được tổng dung tích (gross tonage) của tàu.
Trường hợp tổng dung tích (gross tonage) của tàu là 11.259 thì mặt hàng phù hợp
thuộc mã số 8901.20.70 “- -
Tổng dung tích (gross tonage) trên 5.000 nhưng
không quá 50.000”, thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi 2%.
2.2. Trị giá tính thuế:
Căn cứ quy định tại Khoản
9 Điều 17 Thông tư số 39/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính thì
hàng hóa nhập khẩu là hàng đi thuê thì trị giá hải quan là giá thực tế đã thanh
toán hay sẽ phải thanh toán để thuê hàng hóa, phù hợp với các chứng từ có liên
quan đến việc đi thuê hàng hóa.
2.3 Thuế giá trị gia tăng.
Căn cứ quy định tại khoản
20 Điều 5 Luật Thuế GTGT số 13/2008/QH12 ngày 03/6/2008 thì hàng tạm nhập
khẩu, tái xuất khẩu thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.
Căn cứ quy định tại khoản
1 Điều 1 Luật Thuế GTGT số 31/2013/QH13 ngày 19/6/2013
sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế GTGT quy định tàu bay, dàn khoan,
tàu thủy thuộc loại trong nước chưa sản xuất được cần nhập khẩu để tạo TSCĐ của
doanh nghiệp hoặc thuê của nước ngoài để sử dụng cho sản xuất, kinh doanh, cho
thuê, cho thuê lại thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.
Căn cứ Khoản 17 Điều
4 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2013 quy định đối tượng
không chịu thuế GTGT:
“17. Hàng hóa thuộc loại trong nước
chưa sản xuất được nhập khẩu trong các trường hợp sau:
c) Tàu bay (bao gồm cả động cơ tàu
bay), dàn khoan, tàu thủy thuộc loại trong nước chưa sản xuất được nhập khẩu để
tạo tài sản cố định của doanh nghiệp hoặc thuê của
nước ngoài để sử dụng cho sản xuất, kinh doanh, cho
thuê, cho thuê lại.
Để xác
định hàng hóa thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT ở khâu nhập khẩu quy định tại khoản này, người nhập khẩu
phải xuất trình cho cơ quan hải quan các hồ sơ theo hướng dẫn của Bộ Tài chính
về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
Danh mục máy móc, thiết bị, phụ
tùng, vật tư thuộc loại trong nước đã sản xuất được để làm cơ sở phân biệt với loại trong nước chưa sản xuất được cần nhập khẩu
sử dụng trực tiếp cho hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ;
Danh mục máy móc, thiết bị, phụ tùng thay thế, phương tiện vận tải chuyên dùng và vật tư thuộc loại trong nước đã sản
xuất được làm cơ sở phân biệt với loại trong nước chưa sản xuất được cần nhập
khẩu để tiến hành hoạt
động tìm kiếm thăm dò, phát triển mỏ dầu, khí đốt; Danh mục tàu bay, dàn khoan, tàu thủy thuộc loại trong nước đã sản
xuất được làm cơ sở phân biệt với loại trong nước
chưa sản xuất được cần nhập khẩu để tạo tài sản cố định của doanh nghiệp hoặc thuê của nước ngoài để sử dụng cho sản xuất, kinh doanh, cho thuê, cho thuê lại do Bộ Kế hoạch
và Đầu tư ban hành.”
Tại công văn của Công ty CP VTB Khai
Nguyên nêu: Công ty dự kiến tạm nhập khẩu tàu GAEA, chở hóa chất chuyên dụng,
trọng tải 17.579 DWT, do đó đề nghị Công ty đối chiếu hàng hóa nhập khẩu theo
quy định tại Khoản 17 Điều 4 Thông tư số 219/2013/TT-BTC
ngày 31/12/2013 và phụ lục I Thông tư số 14/2015/TT-BKHĐT
ngày 17/11/2015 về ban hành danh mục phương tiện vận tải chuyên dùng trong nước
đã sản xuất được, để xác định tàu GAEA có thuộc đối tượng chịu thuế GTGT hay
không.
Trường hợp loại tàu dự kiến thuê sử dụng
là tàu thuộc loại trong nước chưa sản xuất được thì không thuộc đối tượng chịu
thuế GTGT, trường hợp tàu thuộc loại trong nước đã sản xuất được thì thực hiện
nộp thuế GTGT theo đúng quy định.
Ngày 22/12/2015, Bộ Tài chính đã có
công văn số 19039/BTC-TCHQ hướng dẫn thuế GTGT đối với tàu thuê từ nước ngoài để
phục vụ hoạt động dầu khí, trường hợp nếu doanh nghiệp Việt Nam phải thực hiện
kê khai nộp thuế nhà thầu nước ngoài (tương tự trường hợp của Công ty) thì đề
nghị Công ty tham khảo công văn số 19039/BTC-TCHQ của Bộ Tài chính nêu trên để
thực hiện chính sách thuế theo đúng quy định.
Tổng cục Hải quan thông báo để Công
ty Cổ phần Vận tải biển Khai Nguyên biết và thực hiện (gửi kèm bản copy công
văn số 19039/BTC-TCHQ)./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Cục Giám sát Quản lý;
- Lưu: VT, TXNK-PL-Thảo (3b)
|
KT.
TỔNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG
Nguyễn Dương Thái
|