|
Bản dịch này thuộc quyền sở hữu của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Mọi hành vi sao chép, đăng tải lại mà không có sự đồng ý của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là vi phạm pháp luật về Sở hữu trí tuệ.
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT has the copyright on this translation. Copying or reposting it without the consent of
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT is a violation against the Law on Intellectual Property.
X
CÁC NỘI DUNG ĐƯỢC SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Các nội dung của VB này được VB khác thay đổi, hướng dẫn sẽ được làm nổi bật bằng
các màu sắc:
: Sửa đổi, thay thế,
hủy bỏ
Click vào phần bôi vàng để xem chi tiết.
|
|
|
Đang tải văn bản...
Chỉ thị 15/CT-TTg 2022 giải pháp trọng tâm giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô kiểm soát lạm phát
Số hiệu:
|
15/CT-TTg
|
|
Loại văn bản:
|
Chỉ thị
|
Nơi ban hành:
|
Thủ tướng Chính phủ
|
|
Người ký:
|
Phạm Minh Chính
|
Ngày ban hành:
|
16/09/2022
|
|
Ngày hiệu lực:
|
Đã biết
|
Ngày công báo:
|
Đã biết
|
|
Số công báo:
|
Đã biết
|
|
Tình trạng:
|
Đã biết
|
Thủ tướng yêu cầu tăng cường quản lý giá thuốc, vật tư y tế
Đây là nội dung tại Chỉ thị 15/CT-TTg năm 2022 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng và bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế trong tình hình mới.Theo đó, Thủ tướng yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ,…theo chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực quản lý nhà nước được giao tập trung quán triệt, thực hiện nghiêm các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, đơn cử như:
- Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan:
+ Tiếp tục theo dõi sát diễn biến dịch Covid-19 và các dịch bệnh khác, không để “dịch chồng dịch”; Thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch.
+ Tăng cường quản lý giá thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế, chống đầu cơ, tăng giá, tham nhũng, tiêu cực,…
- Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tăng cường kiểm tra, giám sát thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, kịp thời xử lý nghiêm các hành vi vi phạm để thị trường phát triển ổn định, lành mạnh, an toàn, hiệu quả.
- Bộ Xây dựng chủ trì, khẩn trương hoàn thiện để trình Quốc hội Luật Nhà ở (sửa đổi), Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) để tạo khung pháp lý, tăng cường hiệu quả quản lý thị trường bất động sản.
- Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, khẩn trương xây dựng, hoàn thiện dự án Luật Đất đai (sửa đổi) để trình cấp có thẩm quyền theo quy định…
Xem nội dung chi tiết tại Chỉ thị 15/CT-TTg ban hành ngày 16/9/2022.
THỦ TƯỚNG CHÍNH
PHỦ
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 15/CT-TTg
|
Hà Nội, ngày 16
tháng 9 năm 2022
|
CHỈ THỊ
VỀ
CÁC NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP TRỌNG TÂM GIỮ VỮNG ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ, KIỂM SOÁT LẠM
PHÁT, THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG VÀ BẢO ĐẢM CÁC CÂN ĐỐI LỚN CỦA NỀN KINH TẾ TRONG
TÌNH HÌNH MỚI
Từ đầu năm 2022 đến nay, tình hình thế giới biến động
nhanh, phức tạp, nhiều diễn biến chưa có tiền lệ, tác động, ảnh hưởng lớn đến
nhiều quốc gia, khu vực và phát triển kinh tế - xã hội (KTXH) ở nước ta. Nhờ sự
vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng; sự đồng
hành của Quốc hội; sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt, linh hoạt, sáng tạo, hiệu
quả, sát tình hình, đúng hướng, kịp thời, có trọng tâm, trọng điểm của Chính phủ,
Thủ tướng Chính phủ; sự nỗ lực của các cấp, các ngành, các địa phương; sự chung
sức, đồng lòng của nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp; sự hỗ trợ hiệu quả của bạn
bè quốc tế, tình hình KTXH 8 tháng đầu năm 2022 phục hồi tích cực và đạt nhiều
kết quả quan trọng trên hầu hết các lĩnh vực.
Kinh tế vĩ mô được duy trì ổn định, lạm phát được
kiểm soát ở mức thấp, các cân đối lớn của nền kinh tế được bảo đảm. Chỉ số giá
tiêu dùng (CPI) bình quân 8 tháng tăng 2,58%. Thị trường tiền tệ cơ bản ổn định,
mặt bằng lãi suất, tỷ giá được duy trì hợp lý; nợ công được kiểm soát tốt. Tăng
trưởng kinh tế phục hồi nhanh; nhiều ngành, lĩnh vực chủ yếu của nền kinh tế
phát triển mạnh, nhất là công nghiệp và dịch vụ; nông nghiệp phát triển ổn định.
Thu hút vốn đầu tư, phát triển doanh nghiệp đạt kết quả tích cực. Công tác
phòng, chống dịch COVID-19, tiêm vắc-xin, điều trị bệnh nhân được chú trọng.
Các lĩnh vực văn hóa, xã hội được quan tâm; cả nước tổ chức nhiều sự kiện trang
trọng, ý nghĩa, an toàn, thiết thực. An sinh xã hội được bảo đảm; đời sống nhân
dân tiếp tục được cải thiện. Quốc phòng, an ninh được tăng cường; trật tự an
toàn xã hội được bảo đảm. Các hoạt động đối ngoại, hội nhập quốc tế được đẩy mạnh.
Công tác thông tin, truyền thông được chú trọng, góp phần củng cố niềm tin, tạo
đồng thuận cao trong xã hội. Giải quyết tốt các nhiệm vụ thường xuyên; đồng thời
xử lý kịp thời những vấn đề phát sinh và tập trung giải quyết những vấn đề tồn
đọng kéo dài. Nhiều tổ chức quốc tế uy tín tiếp tục đánh giá tích cực về tình
hình kinh tế của Việt Nam. Moody’s nâng xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam từ Ba3
lên Ba2 với triển vọng “ổn định”; S&P nâng xếp hạng lên BB+ với triển vọng
“ổn định”; Fitch xếp hạng BB với triển vọng “tích cực”. Nikkei Asia nâng hạng
chỉ số phục hồi COVID-19 của Việt Nam lên thứ 2 thế giới. Các tổ chức tài
chính, tiền tệ quốc tế và nhiều chuyên gia nâng dự báo tăng trưởng kinh tế của
Việt Nam.
Thời gian tới, dự báo tình hình quốc tế tiếp tục diễn
biến phức tạp, khó lường, nhất là cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn, xung
đột ở Ukraina còn diễn biến phức tạp; lạm phát cao và xu hướng tăng lãi suất,
thu hẹp chính sách tiền tệ, tài khóa ở nhiều nước; giá dầu thô, khí đốt, một số
hàng hóa cơ bản biến động mạnh; tăng trưởng kinh tế thế giới suy giảm, thị trường
quốc tế bị thu hẹp, tiềm ẩn nguy cơ suy thoái kinh tế và tiềm ẩn nhiều rủi ro đối
với ổn định tài chính, tiền tệ, nợ công, an ninh năng lượng, lương thực và các
vấn đề căng thẳng địa chính trị khu vực, toàn cầu. Trong khi đó, dịch bệnh,
thiên tai, lũ lụt, hạn hán, biến đổi khí hậu diễn biến phức tạp, cực đoan hơn, ảnh
hưởng lớn đến nhiều quốc gia, khu vực trên toàn cầu. Ở trong nước, nền kinh tế
có những thời cơ, thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen nhưng khó khăn,
thách thức nhiều hơn, nhất là áp lực lạm phát, tỷ giá, chi phí sản xuất kinh
doanh gia tăng; nhu cầu các thị trường xuất khẩu truyền thống thu hẹp; biến đổi
khí hậu, thiên tai, dịch bệnh tiếp tục diễn biến khó lường, ảnh hưởng lớn đến sản
xuất và đời sống nhân dân.
Trong bối cảnh đó, việc giữ vững ổn định kinh tế vĩ
mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng và bảo đảm các cân đối lớn của nền
kinh tế là yêu cầu vừa mang tính cấp bách, vừa có ý nghĩa chiến lược và cũng là
nhiệm vụ ưu tiên trọng tâm, xuyên suốt trong thời gian tới để góp phần thực hiện
thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra tại Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ XIII của Đảng, các kế hoạch phát triển KTXH 5 năm và hàng năm. Trong những
tháng cuối năm 2022 và thời gian tới, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ trưởng,
Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân
các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục thực hiện quyết liệt, đồng bộ,
hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đề ra theo các nghị quyết của Đảng, Quốc hội,
Chính phủ, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; theo chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực
quản lý nhà nước được giao tập trung quán triệt, thực hiện nghiêm các quan điểm,
định hướng, nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm sau đây:
I. QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG CHỈ ĐẠO
ĐIỀU HÀNH
1. Quán triệt, bám sát chủ trương, đường lối của Đảng
và chính sách, pháp luật của Nhà nước, chỉ đạo điều hành kinh tế vĩ mô chủ động,
linh hoạt, sáng tạo, kịp thời, hiệu quả, bảo đảm phù hợp với tình hình và yêu cầu
thực tiễn theo hướng: (1) Bảo đảm ổn định trong điều kiện bất định; (2) Giữ thế
chủ động trước những diễn biến phức tạp, khó lường; (3) Kiên định, nhất quán,
phù hợp, hiệu quả trước sự biến động, tác động nhiều chiều từ thế giới và trong
nước; (4) Kiểm soát rủi ro, kịp thời ứng phó với nguy cơ suy thoái, khủng hoảng;
(5) Tạo dựng phòng tuyến hợp tác, cạnh tranh kinh tế quốc tế trong điều kiện hội
nhập sâu rộng.
2. Thực hiện chính sách tiền tệ thận trọng, chắc chắn,
bảo đảm tính chủ động, linh hoạt, hiệu quả, phối hợp đồng bộ, chặt chẽ, hài hòa
với điều hành chính sách tài khóa mở rộng hợp lý, có trọng tâm, trọng điểm, bảo
đảm hiệu quả và các chính sách khác để góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm
soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.
Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và kiểm soát lạm phát theo mục tiêu
đề ra.
3. Bảo đảm an ninh, an toàn về tiền tệ, tín dụng,
tài chính, nợ công, lương thực, năng lượng, thông tin; thúc đẩy mạnh mẽ các động
lực tăng trưởng cả phía cung và phía cầu (tiêu dùng, đầu tư, xuất khẩu); tăng
cường quản lý, kiểm soát giá các hàng hóa, dịch vụ thiết yếu cho sản xuất kinh
doanh và đời sống, nhất là xăng, dầu; tiếp tục rà soát, hoàn thiện thể chế,
pháp luật, cơ chế, chính sách; làm tốt công tác quy hoạch; tăng cường đổi mới
công nghệ, chuyển đổi số, chuyển đổi năng lượng xanh, đa dạng hóa chuỗi cung ứng,
thị trường quốc tế, phát triển thương mại điện tử, khuyến khích đổi mới sáng tạo,
khởi nghiệp, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả tổng thể của nền kinh tế.
4. Nỗ lực, quyết tâm hành động cao nhất để thích ứng
linh hoạt, hiệu quả với bối cảnh, tình hình mới, khắc phục khó khăn, vượt qua
thách thức, tranh thủ cơ hội, tận dụng thời cơ để thúc đẩy phát triển KTXH. Tập
trung thực hiện tốt các nhiệm vụ thường xuyên; xử lý hiệu quả các vấn đề tồn đọng
kéo dài; kịp thời ứng phó những vấn đề cấp bách phát sinh, đồng thời chú trọng
thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp mang tính căn cơ, trung và dài hạn.
5. Theo dõi sát diễn biến tình hình, tăng cường
năng lực phân tích, dự báo, phản ứng chính sách nhanh, kịp thời, không để bị động,
bất ngờ trong mọi tình huống. Chủ động, linh hoạt, hiệu quả trong xây dựng và
thực hiện các cơ chế, chính sách. Tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, đẩy
mạnh phân cấp, phân quyền, đề cao trách nhiệm người đứng đầu. Nêu cao tinh thần
tự lực, tự cường, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, huy động sự vào
cuộc của hệ thống chính trị, sự ủng hộ của cộng đồng doanh nghiệp, người dân và
sự giúp đỡ của bạn bè quốc tế. Khơi thông, huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn
lực cho phát triển đất nước.
6. Thực hiện nghiêm quy định về phòng, chống dịch
COVID-19, sẵn sàng ứng phó với các dịch bệnh mới; chú trọng bảo đảm an sinh xã
hội, không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân; đẩy mạnh cải
cách hành chính, tăng cường phòng chống tham nhũng, tiêu cực; tăng cường quốc
phòng, an ninh, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, giữ vững ổn định chính trị,
bảo đảm trật tự, an toàn xã hội; đẩy mạnh công tác đối ngoại; xây dựng nền kinh
tế độc lập, tự chủ gắn với chủ động, tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng, thực
chất, hiệu quả, nâng cao sức cạnh tranh và khả năng chống chịu của nền kinh tế
trước những biến động từ bên ngoài; qua đó góp phần củng cố nền tảng, tạo điều
kiện thuận lợi cho ổn định kinh tế vĩ mô và phát triển bền vững.
II. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP TRỌNG
TÂM
1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì,
phối hợp với các cơ quan liên quan:
a) Phân tích, đánh giá, dự báo tình hình thế giới,
trong nước, việc điều chỉnh chính sách của các nước tác động đến KTXH nước ta;
kịp thời tham mưu với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các giải pháp, đối sách
phù hợp để giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng
trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.
b) Khẩn trương hoàn thiện, trình Chính phủ Đề án về
ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các
cân đối lớn của nền kinh tế, thúc đẩy phục hồi nhanh và phát triển bền vững.
c) Theo dõi, đôn đốc các bộ, cơ quan, địa phương
triển khai hiệu quả, quyết liệt Nghị quyết số 124/NQ-CP
ngày 15 tháng 9 năm 2022 của Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thúc
đẩy giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2022. Đôn đốc đẩy mạnh thực
hiện Chương trình phục hồi và phát triển KTXH.
d) Khẩn trương rà soát, điều chỉnh, bổ sung, dự kiến
đề xuất phân bổ nguồn vốn đầu tư công với các cấp có thẩm quyền, bảo đảm tập
trung, có trọng tâm, trọng điểm, không phân tán, dàn trải, manh mún, chia cắt.
đ) Đôn đốc, hướng dẫn các bộ, cơ quan, địa phương
liên quan khẩn trương xây dựng, thẩm định, hoàn thiện các quy hoạch theo quy định
của Luật Quy hoạch.
2. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp
với các cơ quan liên quan:
a) Thực hiện chính sách tài khỏa mở rộng hợp lý, có
trọng tâm, trọng điểm, bảo đảm hiệu quả, phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng, hiệu quả
với chính sách tiền tệ; có giải pháp huy động đủ nguồn lực để thực hiện Kế hoạch
phát triển KTXH. Tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính - ngân sách nhà nước; đẩy
mạnh tăng thu, mở rộng cơ sở thu, tăng cường chống thất thu; triệt để tiết kiệm
chi thường xuyên, nhất là chi sự nghiệp có tính chất đầu tư, các khoản chi chưa
thực sự cần thiết.
b) Bảo đảm an ninh, an toàn tài chính quốc gia; quản
lý chặt chẽ nợ công, nợ Chính phủ, bảo đảm trong giới hạn theo quy định và khả
năng trả nợ.
c) Theo dõi sát diễn biến giá cả thị trường, kịp thời
nghiên cứu, đề xuất cấp có thẩm quyền các giải pháp điều hành giá, các chính
sách về thuế, phí và các chính sách khác, góp phần ổn định giá cả, giảm chi phí
cho doanh nghiệp, hỗ trợ người dân trong trường hợp cần thiết và thúc đẩy phát
triển sản xuất kinh doanh. Chú trọng phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại.
d) Tăng cường kiểm tra, giám sát thị trường chứng
khoán, trái phiếu doanh nghiệp, kịp thời xử lý nghiêm các hành vi vi phạm để thị
trường phát triển ổn định, lành mạnh, an toàn, hiệu quả. Tổ chức triển khai thực
hiện đồng bộ, hiệu quả Nghị định số 65/2022/NĐ-CP
ngày 16 tháng 9 năm 2022 sửa đổi, bổ sung Nghị định số 153/2020/NĐ-CP về chào bán, giao dịch trái phiếu
doanh nghiệp riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán trái phiếu doanh
nghiệp ra thị trường quốc tế.
3. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ
trì, phối hợp với các cơ quan liên quan:
a) Điều hành chính sách tiền tệ thận trọng, chắc chắn,
bảo đảm tính chủ động, linh hoạt, hiệu quả, nhất là về tỷ giá, lãi suất, tín dụng,
phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng, hiệu quả với chính sách tài khóa để vừa kiểm
soát lạm phát, vừa hỗ trợ phục hồi và tăng trưởng kinh tế. Tăng cường công tác
truyền thông về quan điểm, định hướng điều hành chính sách tiền tệ, góp phần
tránh lạm phát kỳ vọng.
b) Bảo đảm an ninh tiền tệ, an toàn hệ thống tín dụng,
ngân hàng. Khẩn trương triển khai có hiệu quả kết luận của Bộ Chính trị về
phương án xử lý đối với các ngân hàng thương mại yếu kém và Đề án cơ cấu lại
các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021 - 2025.
c) Chỉ đạo, hướng dẫn các tổ chức tín dụng tiếp tục
tiết giảm chi phí hoạt động để phấn đấu giảm lãi suất cho vay, cùng chia sẻ khó
khăn với người dân, doanh nghiệp; hướng tín dụng vào các ngành nghề, lĩnh vực
ưu tiên, kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro. Khẩn
trương hướng dẫn, tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh việc triển khai có hiệu quả
chính sách hỗ trợ 2% lãi suất cho vay theo Nghị định 31/2022/NĐ-CP ngày 20 tháng 5 năm 2022 của Chính
phủ.
4. Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp
với các cơ quan liên quan:
a) Theo dõi sát diễn biến cung cầu, tình hình thị
trường các mặt hàng thiết yếu, nhất là mặt hàng xăng, dầu; kiểm tra, xử lý
nghiêm theo quy định của pháp luật các hành vi đầu cơ, tích trữ, nâng giá, có giải
pháp không để đứt gãy nguồn cung, đáp ứng nhu cầu sản xuất, tiêu dùng trong nước,
nhất là thời điểm trước và sau Tết Nguyên đán. Chú trọng công tác thông tin,
truyền thông về việc điều hành giá xăng, dầu để tạo sự đồng thuận trong xã hội.
Chủ động cùng Bộ Tài chính, các cơ quan liên quan sử dụng hiệu quả Quỹ Bình ổn
giá xăng dầu, bảo đảm kiểm soát chặt chẽ giá xăng dầu, giảm thiểu tác động, ảnh
hưởng đến sản xuất kinh doanh và đời sống nhân dân.
b) Bảo đảm vững chắc an ninh năng lượng, đẩy mạnh
chuyển đổi năng lượng theo hướng xanh, giảm phát thải. Tập trung tháo gỡ khó
khăn, đẩy nhanh tiến độ các dự án về nguồn điện, lưới điện theo quy định của
pháp luật; tính toán chặt chẽ cân đối cung cầu điện năng tiêu thụ để chủ động
phương án sản xuất, nhập khẩu điện phù hợp; chủ động các nguồn điện thay thế
trong trường hợp thiếu nước cho thủy điện. Thường xuyên đôn đốc, kiểm tra, thực
hiện quản lý nhà nước để sớm đưa vào vận hành các dự án trọng điểm trong lĩnh vực
dầu khí, công nghiệp chế biến, chế tạo.
c) Thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp khơi
thông, thúc đẩy phát triển mạnh mẽ thị trường trong nước gắn với tăng cường quản
lý thị trường; phát triển hệ thống phân phối bán lẻ, chú trọng thúc đẩy và kiểm
soát tốt thương mại điện tử; tăng cường phòng chống gian lận thương mại, hàng
giả, hàng kém chất lượng, bảo vệ sản xuất và tiêu dùng trong nước phù hợp với
các cam kết quốc tế.
d) Đẩy mạnh xuất khẩu, nhất là xuất khẩu chính ngạch
gắn với tái cơ cấu ngành hàng và xây dựng thương hiệu hàng Việt Nam. Phát huy mạnh
mẽ, hiệu quả hơn nữa vai trò của các cơ quan thương vụ, đại diện xúc tiến
thương mại Việt Nam tại nước ngoài để mở rộng, đa dạng hóa thị trường và các loại
hàng hóa xuất khẩu; tăng cường quản lý nhập khẩu phù hợp, phấn đấu bảo đảm cán
cân thương mại hài hòa, bền vững.
5. Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan:
a) Bảo đảm an ninh lương thực quốc gia và nguồn
cung lương thực, thực phẩm. Tập trung thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, tiêu thụ
và xuất khẩu nông sản; có giải pháp phù hợp để hỗ trợ người nông dân trong trường
hợp cần thiết.
b) Tăng cường theo dõi sát diễn biến thị trường, có
giải pháp bảo đảm nguồn cung, chất lượng thức ăn chăn nuôi, thịt lợn; phát triển
đàn gia cầm, gia súc.
c) Chủ động theo dõi, tham mưu, chỉ đạo các biện
pháp phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai trong mùa mưa bão; theo
dõi chặt chẽ tình hình hạn hán, có phương án tích trữ nước phục vụ sản xuất
nông nghiệp, nhất là tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long và Nam Trung Bộ.
6. Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với
các cơ quan liên quan:
a) Khẩn trương nghiên cứu, rà soát, đề xuất hoàn
thiện các quy định pháp luật, cơ chế, chính sách trong lĩnh vực bất động sản, bảo
đảm đồng bộ, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để thị trường bất động sản phát triển ổn
định, lành mạnh, hiệu quả, bền vững. Chú trọng đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội,
nhà cho công nhân.
b) Khẩn trương hoàn thiện để trình Quốc hội Luật
nhà ở (sửa đổi), Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) để tạo khung pháp lý
cho hoạt động kinh doanh bất động sản, tăng cường hiệu quả quản lý thị trường bất
động sản.
c) Tổ chức thực hiện hiệu quả Chỉ thị 13/CT-TTg ngày 29 tháng 8 năm 2022 của Thủ tướng
Chính phủ về một số giải pháp thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an
toàn, lành mạnh, bền vững. Thường xuyên theo dõi sát tình hình, diễn biến thị
trường bất động sản, thị trường vật liệu xây dựng, đặc biệt là các vật liệu chủ
yếu, hàng quý báo cáo Thủ tướng Chính phủ các giải pháp để phát triển ổn định
thị trường bất động sản và bảo đảm cung cầu, giá cả vật liệu xây dựng.
7. Bộ Giao thông vận tải chủ trì,
phối hợp với các cơ quan liên quan
a) Tập trung giải quyết khó khăn, vướng mắc, hướng
dẫn thủ tục để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án giao thông trọng điểm,
quan trọng quốc gia, có tính liên vùng, nhất là đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía
Đông giai đoạn 2017 - 2020 và giai đoạn 2021 - 2025; và các tuyến cao tốc khác
được cấp có thẩm quyền quyết định; hỗ trợ, hướng dẫn các địa phương đẩy nhanh
tiến độ triển khai các dự án đường sắt đô thị, các dự án đường cao tốc đầu tư
theo hình thức đối tác công tư, đẩy nhanh tiến độ và hướng dẫn thực hiện nâng cấp
mở rộng, khởi công các sân bay lưỡng dụng được cấp có thẩm quyền quyết định; khẩn
trương nghiên cứu nâng cấp, mở rộng theo phương thức hợp tác công tư để khai
thác lưỡng dụng đối với một số sân bay khác được cấp có thẩm quyền xem xét, quyết
định. Phấn đấu rút ngắn thời gian thi công các dự án.
b) Phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, các địa
phương có phương án bảo đảm vật liệu xây dựng (đất, đá, cát...) đáp ứng đầy đủ,
kịp thời nhu cầu của các dự án giao thông quan trọng quốc gia, có tính liên
vùng.
c) Thực hiện hiệu quả các giải pháp chống ùn tắc
giao thông, nhất là tại các cảng biển, cảng hàng không quốc tế, cửa khẩu biên
giới, tạo thuận lợi trong lưu thông hàng hóa, khôi phục sản xuất, kinh doanh.
8. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ
trì, phối hợp với các cơ quan liên quan
a) Khẩn trương nghiên cứu, đề xuất Chính phủ, Thủ
tướng Chính phủ cơ chế, chính sách tháo gỡ những vướng mắc liên quan đến đất
đai, hỗ trợ triển khai công tác giải phóng mặt bằng thuận lợi, nhanh chóng. Phối
hợp chặt chẽ với Bộ Tài chính trong việc giải quyết những vướng mắc trong định
giá đất, thu tiền sử dụng đất, bồi thường giải phóng mặt bằng... Khẩn trương
xây dựng, hoàn thiện dự án Luật Đất đai (sửa đổi) để trình cấp có thẩm quyền
theo quy định.
b) Hướng dẫn ngay các Bộ, cơ quan trung ương và địa
phương về quy trình cấp phép mỏ, khai thác nguyên vật liệu đá, cát, đất, sỏi,
cát biển cho dự án đầu tư công, bảo đảm nhanh, hiệu quả, đúng quy định pháp luật.
9. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
chủ trì, phối hợp với các cơ quan Liên quan tăng cường xúc tiến, quảng bá du lịch,
phát triển các sản phẩm mới; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, thúc đẩy
quá trình chuyển đổi số trong hoạt động du lịch; có giải pháp phù hợp, hiệu quả
tăng cường thu hút khách quốc tế.
10. Bộ Lao động - Thương binh và
Xã hội chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan
a) Tăng cường kiểm tra, đôn đốc việc triển khai các
chính sách an sinh xã hội, tiếp tục triển khai các chương trình hỗ trợ phát triển
thị trường lao động, hiệu quả, bền vững và hội nhập; kịp thời có phương án hỗ
trợ doanh nghiệp khắc phục tình trạng thiếu hụt lao động.
b) Chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo và
các cơ quan liên quan tập trung nghiên cứu, đề xuất chính sách đào tạo nghề,
phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao gắn với đẩy mạnh kết nối cung cầu phát
triển thị trường lao động, đáp ứng kịp thời nhu cầu đầu tư trong và ngoài nước
hiện nay.
11. Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với
các cơ quan liên quan
a) Tiếp tục theo dõi sát diễn biến dịch Covid-19 và
các dịch bệnh khác, không để “dịch chồng dịch”. Thực hiện nghiêm các biện pháp
phòng, chống dịch; quyết liệt đôn đốc, hướng dẫn tổ chức tiêm vắc xin an toàn,
khoa học, hiệu quả phòng Covid-19 tại các địa phương.
b) Tăng cường quản lý giá thuốc, vật tư, trang thiết
bị y tế, chống đầu cơ, tăng giá, tham nhũng, tiêu cực. Khẩn trương hoàn thiện
quy định, hướng dẫn về giá dịch vụ y tế; nhập khẩu, mua sắm thuốc, vật tư,
trang thiết bị y tế; chủ trương xã hội hóa, hợp tác công tư trong lĩnh vực y tế;
khẩn trương khắc phục kịp thời, hiệu quả các tồn tại, vướng mắc, bảo đảm đủ thuốc,
trang thiết bị, vật tư, sinh phẩm y tế.
12. Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại
doanh nghiệp, các Bộ, ngành, địa phương khẩn trương chỉ đạo, hoàn thiện Đề án
cơ cấu lại các tập đoàn, tổng công ty nhà nước thuộc phạm vi quản lý, trình Thủ
tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt theo đúng chỉ đạo tại Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 12 tháng 5
năm 2022 của Chính phủ và Quyết định số 360/QĐ-TTg
ngày 17 tháng 02 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ.
Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp tập
trung rà soát, hoàn thiện và chỉ đạo tổ chức thực hiện quyết liệt, hiệu quả
phương án xử lý các dự án, doanh nghiệp thua lỗ, kém hiệu quả trong phạm vi quản
lý.
13. Bộ Ngoại giao tập trung thực
hiện tốt các nhiệm vụ đối ngoại; tăng cường ngoại giao kinh tế, củng cố, phát
triển quan hệ với các đối tác thực chất, hiệu quả, tạo thế đan xen lợi ích, mở
rộng thị trường ra các khu vực tiềm năng; cùng các bộ, ngành, địa phương tiếp tục
thực hiện hiệu quả chủ trương xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với chủ
động, tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng, thực chất, hiệu quả.
14. Bộ Công an chủ trì, phối hợp
với Bộ Ngoại giao, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các cơ quan liên quan
nghiên cứu, có giải pháp tạo thuận lợi hơn trong cơ chế chính sách về visa cho
người nước ngoài nhập cảnh để tăng cường thu hút khách quốc tế đến Việt Nam,
thúc đẩy phục hồi du lịch quốc tế, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước 15 tháng
10 năm 2022. Chú trọng bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; tăng
cường bảo đảm an ninh kinh tế, phòng chống các loại tội phạm, góp phần tạo môi
trường kinh doanh thuận lợi, an toàn.
15. Bộ Quốc phòng tập trung chỉ đạo
tăng cường, củng cố quốc phòng, an ninh, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền;
theo dõi sát và nắm chắc diễn biến tình hình trên đất liền, vùng biển và vùng
trời, chủ động có giải pháp phù hợp, không để bị động bất ngờ trước mọi tình huống;
xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển.
16. Các đồng chí Bộ trưởng, Thủ
trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các
tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo chức năng, nhiệm vụ được giao tập
trung chỉ đạo:
a) Tiếp tục chủ động, thực hiện quyết liệt các nhiệm
vụ, giải pháp đã đề ra trong các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, nhất
là Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 08 tháng 01
năm 2022, Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 10
tháng 01 năm 2022, Nghị quyết số 54/NQ-CP
ngày 12 tháng 4 năm 2022 và các Nghị quyết chuyên đề của Chính phủ. Trong tháng
9 năm 2022 và định kỳ hàng quý, báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ kết quả
đạt được, hạn chế, bất cập và đề xuất, kiến nghị theo phạm vi, chức năng, nhiệm
vụ được giao của bộ, ngành, lĩnh vực, địa phương.
b) Tăng cường phối hợp giữa các bộ, cơ quan liên
quan, các địa phương trong toàn bộ quá trình xây dựng, ban hành, triển khai thực
hiện và đánh giá các cơ chế, chính sách, giải pháp, biện pháp quản lý, điều
hành kinh tế vĩ mô, nhất là các chính sách tài khóa, tiền tệ, đầu tư, thương mại,
thị trường, giá cả và các chính sách khác liên quan, bảo đảm nhịp nhàng, hiệu
quả, đồng bộ, thống nhất, thường xuyên, liên tục, có hệ thống.
c) Theo dõi sát diễn biến trong nước, quốc tế, chủ
động phân tích, đánh giá, dự báo để có giải pháp kịp thời, tổng thể, đồng bộ, tận
dụng thời cơ, thuận lợi, giảm thiểu tác động tiêu cực đối với nền kinh tế và sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Các Bộ, ngành tổng hợp, phụ trách theo dõi
các lĩnh vực kinh tế vĩ mô có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ, hiệu quả trong
tham mưu, đề xuất giải pháp, biện pháp cụ thể, kịp thời báo cáo Chính phủ, Thủ
tướng Chính phủ những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện.
d) Tuyệt đối không lơ là, chủ quan, tiếp tục thực
hiện các giải pháp quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả Chương trình phòng, chống dịch
COVID-19.
đ) Đẩy mạnh thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn đầu
tư công, Chương trình phục hồi và phát triển KTXH, 03 Chương trình mục tiêu quốc
gia và các dự án quy mô lớn, trọng điểm, đặc biệt là các dự án Vành đai 3 Thành
phố Hồ Chí Minh, Vành đai 4 Thành phố Hà Nội, các tuyến cao tốc đi qua địa bàn.
Đối với Chương trình phục hồi và phát triển KTXH, cần
chủ động rà soát, đánh giá khả năng giải ngân, đề xuất báo cáo cấp có thẩm quyền
phương án điều chỉnh, bổ sung nguồn lực cho chính sách khác còn dư địa để thực
hiện theo yêu cầu tại Nghị quyết số 11/NQ-CP
của Chính phủ trong trường hợp cần thiết.
17. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo chức năng, nhiệm vụ được giao:
a) Tập trung chỉ đạo thực hiện quyết liệt, đồng bộ,
hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đề ra về ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm
phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn trên địa bàn tỉnh, thành phố.
b) Chủ động tổ chức kiểm tra, rà soát, đánh giá tổng
thể việc công bố giá vật liệu xây dựng, chỉ số giá xây dựng trên địa bàn quản
lý từ năm 2021 trở lại đây, đảm bảo công bố sát giá thị trường, công bằng, minh
bạch, chống tiêu cực, tham nhũng...
c) Tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh
cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp, tăng cường
thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh,
thành phố.
d) Tăng cường quản lý, kiểm soát giá cả, thị trường,
phòng chống gian lận thương mại; thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, bảo
đảm đời sống nhân dân; củng cố quốc phòng, an ninh, giữ vững an ninh chính trị,
trật tự an toàn xã hội và làm tốt công tác đối ngoại, hội nhập quốc tế trên địa
bàn tỉnh, thành phố theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
18. Bộ Thông tin và Truyền thông
chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tập trung chỉ đạo, hướng dẫn chuyển
đổi số, phát triển kinh tế số thực chất, hiệu quả; tăng cường công tác thông
tin, truyền thông, góp phần tạo đồng thuận xã hội trong việc hưởng ứng, tích cực
tham gia thực hiện các giải pháp giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm
phát, thúc đẩy tăng trưởng và bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế trong
tình hình mới.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan
thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương tập trung quán triệt, khẩn trương sâu rộng tổ chức triển khai kịp thời, có
hiệu quả và chỉ đạo các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý thực hiện
nghiêm các nhiệm vụ nêu tại Chỉ thị này; chịu trách nhiệm trực tiếp trước Chính
phủ, Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai và kết quả thực hiện Chỉ thị này.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các bộ,
ngành, địa phương theo dõi, đôn đốc, tổng hợp tình hình thực hiện các nhiệm vụ,
giải pháp nêu tại Chỉ thị này, báo cáo Chính phủ tại Phiên họp thường kỳ hằng
tháng.
2. Các Bộ, ngành, địa phương thường xuyên chủ động,
phối hợp chặt chẽ, theo dõi sát diễn biến tình hình KTXH thế giới và trong nước,
phân tích, dự báo, xây dựng các kịch bản, phương án ứng phó theo thẩm quyền,
trường hợp vượt thẩm quyền đề xuất Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ có giải pháp,
đối sách phù hợp, kịp thời.
3. Trân trọng đề nghị Mặt trận Tổ quốc Việt Nam,
các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội, các đoàn thể tiếp tục đồng
hành, phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành, địa phương tăng cường tuyên truyền,
vận động, hướng dẫn người dân ủng hộ, tích cực tham gia thực hiện các giải pháp
giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng và bảo
đảm các cân đối lớn của nền kinh tế trong tình hình mới; đồng thời thực hiện tốt
các chương trình, phong trào thi đua về xây dựng nông thôn mới, đời sống văn
hóa và các nhiệm vụ, giải pháp phát triển KTXH trên các lĩnh vực./.
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư; Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao; Viện Kiểm sát nhân dân tối
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTCP, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực
thuộc, Công báo;
- Lưu: VT, KTTH.
|
THỦ TƯỚNG
Phạm Minh Chính
|
Chỉ thị 15/CT-TTg năm 2022 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng và bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế trong tình hình mới do Thủ tướng Chính phủ ban hành
PRIME MINISTER
-------
|
SOCIALIST
REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------
|
No. 15/CT-TTg
|
Hanoi, September
16, 2022
|
DIRECTIVE REGARDING KEY TASKS
AND SOLUTIONS FOR MAINTAINED MACROECONOMIC STABILITY, CONTROLLED INFLATION,
PROMOTED GROWTH AND SECURED MAJOR ECONOMIC BALANCES IN THE NEW CONTEXT From the beginning of 2022 up to now, the world has
changed rapidly, complicatedly, and been faced with many unprecedented
developments, having great impact on many countries, regions and socio-economic
development in our country. Thanks to the drastic action taken by the whole
political system under the CPV’s leadership; the National Assembly’s support;
the drastic, flexible, creative, effective, practical, appropriate, timely,
focused and concentrated direction and administration by the Government and the
Prime Minister; the efforts made by central and local authorities; the united
effort and consensus of the public and businesses; and the effective support
from international friends, the socio-economic condition in the first 8 months
of 2022 has recovered significantly and achieved many important achievements in
most fields. Macro-economy has been maintained stably; inflation
has been kept at a low level; major balances of the economy have been achieved.
Consumer Price Index (CPI) in the first 8 months this year increases by 2.58%
on average. Currency market is basically stable; interest rates and exchange
rates are maintained reasonably; public debts are duly controlled. Economic
growth gets recovered at a fast speed; many major economic activities develop
robustly, especially industry and service; the agriculture develops in a stable
manner. There are positive outcomes of attraction of investment capital and
development of businesses. More attention has been paid to the prevention and
control of COVID-19 epidemic, vaccination and treatment of patients. Cultural
and social fields have been cared for with a lot of solemn, meaningful, safe
and practical events that have been held. Social security has been guaranteed;
people's living standards continue to improve. National defence and security
have been enhanced; social order and peace have been maintained. Diplomatic and
international integration activities have been promoted. More emphasis is
placed upon information and communication affairs, contributing to upholding
public trust and achieving high public consensus. Dealing with regular tasks in
a proper manner; promptly addressing emergent issues or problems; and focusing
on clearing pending issues or problems. Many prestigious international
organizations continue to give Vietnam great credit for its economic condition.
According to Moody's credit rating system, Vietnam has been raised from Ba3 to
Ba2 with the "stable" outlook; according to S&P’s credit rating
system, to BB+ with the “stable” outlook; according to Fitch’s credit rating
system, Vietnam is rated BB with the "positive" outlook. Nikkei Asia
has raised Vietnam's COVID-19 recovery index to the 2nd place in the
world. International financial and monetary institutions and many experts have
raised their forecasts for Vietnam's economic growth. In the coming time, there is a forecast that the
international situation will continue to develop complicatedly and
unpredictably, especially the strategic competition between major countries and
the conflict in Ukraine that will remain complicated; the inflation rate will
be high; the interest rate tends to increase; monetary and fiscal policies in
many countries are tightened; prices of crude oil, gas and some basic
commodities will fluctuate sharply; global economic growth will decline,
leading to narrowing of international market, potential risks of economic
recession and to financial stability, currency, public debt, energy, food
security and regional and global geopolitical tensions. Meanwhile, epidemics,
natural disasters, floods, droughts, and climate change are more complicated
and extreme, greatly affecting many countries and regions around the globe. In
our country, the economy will face a mix of opportunities, advantages,
difficulties and challenges, out of which difficulties and challenges will
predominate, especially pressure from increased inflation, exchange rate,
production and business costs; the limited demand of traditional export
markets; climate change, natural disasters and epidemics will remain
unpredictable, greatly affecting production activities and human lives. To such context, such actions as maintaining
macroeconomic stability, controlling inflation, promoting growth and ensuring
major balances of the economy are urgent; of strategic significance; are
prioritized and concentrated permanently in the coming time to contribute to
the successful implementation of the goals and tasks specified in the
Resolution of the 13th CPV National Congress, 5-year and annual
socio-economic development plans. In the rest of 2022 and in the coming time,
the Prime Minister is commanding Ministers, Heads of ministerial-level
agencies, governmental bodies, and Chairpersons of People's Committees of
provinces and centrally-run cities to continue to drastically, uniformly and
effectively implement the tasks and solutions referred to in the Resolutions of
the CPV, the National Assembly, the Government and the direction of the Prime
Minister; according to the assigned functions, tasks and remit, to focus on
thoroughly grasping and seriously implementing the following key viewpoints,
orientations, tasks and solutions: I. GOVERNANCE PERSPECTIVES AND GUIDELINES 1. Thoroughly grasp and closely adhere to the
Party's guidelines and lines and the State's policies and laws; direct and
govern macroeconomics in a proactive, flexible, creative, timely and effective
manner, ensuring relevant response to actual situation and practical
requirements with a view to: (1) Ensuring stability in uncertain conditions;
(2) Seizing the initiative in reacting to complicated and unpredictable
situations; (3) Responding in a determined, consistent, relevant and effective
manner to multi-dimensional global and domestic fluctuations and impacts; (4)
Controlling risks, promptly responding to the risk of recession and crisis; (5)
Building defence lines for international economic cooperation and competition
in the context of intensive and extensive integration. ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. 3. Ensure security and safety in the currency,
credit, finance, public debt, food, energy and information sectors; robustly
promote growth driving forces on both the supply side and the demand side (i.e.
consumption, investment, export); strengthen management and control of the
prices of essential goods and services for production, business and life,
especially gas and oil; continue to review and perfect institutions, laws,
mechanisms and policies; duly undertake the planning work; boost technology
innovation, digital transformation, green energy transformation,
diversification of supply chains, international markets; develop e-commerce,
encourage innovation, entrepreneurship, improve the overall productivity,
quality and efficiency of the entire economy. 4. With utmost effort and determination, take
action to respond flexibly and effectively to new contexts and situations;
overcome difficulties, challenges, seize and make most use of opportunities and
advantages to speed up socio-economic development. Focus on fulfilling regular
tasks; effectively handle long-standing backlogged issues and problems;
promptly respond to emergent issues or problems, and at the same time focus on
implementing fundamental, medium and long-term tasks and solutions. 5. Closely monitor the situation, strengthen the
ability to analyze, forecast and react quickly and promptly to policies to
avoid being passive or surprised in all situations. Proactively, flexibly and
effectively formulate and implement mechanisms and policies. Tighten
administrative rules and regulatory disciplines; promote decentralization and
delegation of authority; and promote the responsibilities of heads. Raise the
spirit of self-reliance and self-help; promote the strength of national unity;
solicit the participation of the entire political system, the support of the
business community, the people and aid from international friends. Expand,
marshal and effectively use all resources for national development. 6. Strictly comply with regulations on prevention
and control of COVID-19 epidemic; get ready to respond to any disease that may
spread; focus on ensuring social security and constantly improve the people's
material and spiritual life; promote administrative reform, strengthen
corruption and misconduct prevention and control; strengthen national defense
and security, firmly protect independence and sovereignty, maintain political
stability, and ensure social order and safety; promote foreign relation
affairs; build an independent and self-reliant economy associated with
proactive and active international integration in an intensive, extensive,
substantive and effective manner, improve the competitiveness and resilience of
the economy in response to external turbulence; thereby contribute to
reinforcing the foundation and creating favorable conditions for macroeconomic
stability and sustainable development. II. KEY MISSIONS AND
SOLUTIONS 1. Ministry of Planning and
Investment shall preside over and cooperate with related entities in: a) Analyzing, evaluating and forecasting the global
and domestic situation and any adjustment in policies that may be made by other
countries, affecting the socio-economic of our country; promptly advising the
Government and the Prime Minister on appropriate solutions and countermeasures
to maintain macroeconomic stability, control inflation, promote growth, and
ensure major balances of the economy. b) Urgently completing and submitting to the
Government the scheme on stabilizing macro-economy, controlling inflation,
promoting growth, ensuring major balances of the economy, promoting rapid
recovery and sustainable development. c) Monitoring and urging ministries, central and
local authorities to effectively and drastically implement the Government’s
Resolution No. 124/NQ-CP dated September 15, 2022 on key tasks and solutions
for promoting disbursement of public investment funds in the last months of
2022. Pushing towards and accelerating the implementation of the Socio-Economic
Development and Recovery Program. ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. dd) Urging and guiding relevant ministries, central
and local authorities to urgently formulate, appraise and complete planning
schemes in accordance with the Law on Planning. 2. The Ministry of Finance
shall preside over and cooperate with relevant entities in: a) Implementing the expansionary fiscal policy in a
reasonable, focused and purposeful manner, ensuring efficiency, close,
harmonious and effective coordination with the monetary policy; applying
solutions to mobilize sufficient resources for implementation of socio-economic
development plans. Reinforcing financial and state budget rules and
disciplines; further increasing state budget collection, expanding basis of tax
collection, and forcibly preventing state budget revenue loss; ensuring fully
efficient use of recurrent expenses, especially public service expenses used as
investment, and expenditures that are not really necessary. b) Ensuring national financial security and safety;
strictly managing public or government debts, ensuring that they are falling
within prescribed limits and solvency requirements. c) Closely monitoring market price fluctuations,
promptly researching and recommending price regulation solutions, policies on
taxes, fees and other policies to competent authorities, contributing to
stabilizing prices and reducing costs for businesses and supporting people in
need and promoting production and business development. Focusing on smuggling
and trade fraud prevention and control. d) Strengthening inspection and supervision of
securities and corporate bond markets, promptly handling violations so that
these markets develop stably, safely, healthily and effectively. Organizing the
uniform and effective implementation of Decree No. 65/2022/ND-CP dated
September 16, 2022, amending and supplementing the Decree No. 153/2020/ND-CP on
individual corporate bond offering and trading in the domestic market and
corporate bond offering to the international market. 3. The State Bank of Vietnam
shall preside over and cooperate with relevant entities in: a) Operating the monetary policy prudently, firmly,
ensuring initiative, flexibility and efficiency, especially in terms of
exchange rates, interest rates and credit facilities; closely, harmoniously and
effectively coordinating with the fiscal policy to control inflation and
facilitate the economic recovery and growth process. Strengthening
communication on governance viewpoints and guidelines given in the monetary
policy, contributing to avoiding inflation expectations. b) Ensuring monetary security and safety for the
credit and banking system. Urgently and effectively implementing the
Politburo's conclusions on the plan to deal with weak commercial banks and the
Project on restructuring credit institutions associated with bad debt
settlement in the 2021-2025 period. ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. 4. The Ministry of Industry
and Trade shall preside over and cooperate with relevant entities in: a) Closely monitoring any change in supply and
demand, markets of essential commodities, especially gasoline and oil products;
closely inspecting and strictly handling acts of illegal speculation, hoarding
and price raise according to the provisions of law; taking solutions to
preventing disruption to supplies, meeting domestic production and consumption
demands, especially before and after the Lunar New Year. Focusing on
information and communication activities on the management of gasoline and oil
prices to gain consensus from the public. Actively cooperating with the
Ministry of Finance and relevant agencies to effectively use the Petroleum
Price Stabilization Fund, ensuring tight control of petrol prices and
minimizing impacts on production, business and people's lives. b) Firmly ensuring energy security, promoting green
energy conversion, reducing emissions. Focusing on addressing issues and
problems, speeding up the progress of projects on power sources and power grids
in accordance with law; carefully assessing the balance of power supply and
demand to formulate proactive plans for appropriate electricity production and
import; take initiative in seeking alternative power sources in case of water
shortage for hydropower generation. Regularly urging, inspecting and carrying
out state management to soon put into operation key projects in the oil and
gas, processing and manufacturing industries. c) Implement solutions consistently and effectively
to open up and strongly promote the development of the domestic market in
association with strengthening market management; developing the retail
distribution system, focusing on promoting and controlling e-commerce well;
strengthening the prevention of commercial frauds, counterfeits and poor
quality goods, and protection of domestic production and consumption in accordance
with international commitments. d) Promoting exports, especially official exports,
in association with restructuring the industry and building Vietnamese brands.
Strongly and effectively promoting the role of trade agencies and Vietnam's
trade promotion representatives abroad to expand and diversify export markets
and commodities; strengthening appropriate import management, striving to
ensure a harmonious and sustainable trade balance. 5. The Ministry of Agriculture
and Rural Development shall preside over and cooperate with relevant entities
in: a) Ensuring national food security and food and
foodstuff supplies. Focusing on promoting agricultural production, consumption
and export of agricultural products; applying appropriate solutions to support
farmers where necessary. b) Strengthening the close monitoring of market
developments, taking solutions to ensure supply and quality of animal feed and
pork; develop herds of poultry and livestock. c) Actively monitoring, advising and directing
measures to prevent, respond to and overcome consequences of natural disasters
in the rainy and stormy season; closely monitoring droughts, having plans to
store water for agricultural production, especially in the Mekong Delta and the
South Central Coast region. ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. a) Urgently researching, reviewing and proposing
improvement of legal regulations, mechanisms and policies in the real estate
sector, ensuring consistency, addressing issues and problems for the stable,
healthy, effective and sustainable development of the real estate market.
Focusing on increasing social housing and homes for blue-collar workers. b) Urgently finalizing the Law on Housing (amended)
and the Law on Real Estate Business (amended) and submitting them to the
National Assembly to create a legal framework for real estate business
activities, and enhance the efficiency of real estate market management. c) Ensuring the effective implementation of the
Prime Minister’s Directive 13/CT-TTg dated August 29, 2022 on a number of
solutions to promote the safe, healthy and sustainable development of the real
estate market. Regularly monitoring any change in the real estate market, the
market of building materials, especially key materials, and submitting
quarterly reports to the Prime Minister on solutions for stable development of
the real estate market and effective management of supply and demand and prices
of construction materials. 7. The Ministry of Transport
shall preside over and cooperate with relevant entities in: a) Focusing on solving issues and problems,
providing guidance on implementation of procedures to speed up the
implementation of key national and inter-regional transport projects,
especially the North-South expressway in the East for the period 2017 - 2020
and period 2021 - 2025; and other expressways subject to decisions of competent
authorities; supporting and guiding local authorities to speed up the implementation
of urban railway projects or expressway projects receiving investment in the
public-private partnership mode, speed up progress and providing guidance on
the implementation of upgrade projects on expansion and construction of
dual-use airports subject to decisions of competent authorities; urgently
studying the upgrade and expansion in the public-private partnership mode for
dual-purpose operation of a number of other airports that are considered and
decided by competent authorities. Striving to shorten the project execution
time length. b) Cooperate with the Ministry of Natural Resources
and Environment and local authorities to formulate plans to ensure construction
materials (e.g. soil, stone, sand...) to fully and promptly meet the needs of
important national traffic projects working on an inter-regional scale. c) Effectively implementing solutions to combating
traffic jams, especially at international seaports, airports and border
checkpoints, creating favorable conditions for goods circulation, and production
and business recovery. 8. The Ministry of Natural
Resources and Environment shall preside over and cooperate with relevant
entities in: a) Urgently studying and seeking approval from the
Government and the Prime Minister mechanisms and policies of policies and
mechanisms to address issues and problems related to land, and support the
rapid and convenient implementation of site clearance. Working closely with the
Ministry of Finance in solving problems in land valuation, land use levy
collection and compensation for site clearance... Expeditiously developing and
finalizing the draft Land Law (amended) for submission to the competent
authorities according to regulations. ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. 9. The Ministry of Culture,
Sports and Tourism shall assume the prime responsibility for, and cooperate
with concerned agencies in, promoting tourism promotion and advertisement, and
developing new products; promoting the application of information technology,
speeding up the digital transformation process in tourism activities;
implementing appropriate and effective solutions to attract international
tourists. 10. The Ministry of Labor,
War Invalids and Social Affairs Finance shall preside over and cooperate with
relevant entities in: a) Strengthening inspection and urging the
implementation of social security policies, continuing to implement programs to
support development of effective, sustainable and integrated labor market;
promptly adopting plans to support enterprises to respond to worker shortages. b) Assuming the prime responsibility for, and
cooperating with the Ministry of Education and Training and relevant agencies
in, focusing on researching and proposing vocational training policies,
developing high-quality human resources in association with promoting the
connection between labor supply and demand, and developing the labor market,
promptly meeting the current domestic and foreign investment needs. 11. The Ministry of Health
shall preside over and cooperate with related entities in: a) Continuing to closely monitor the developments
of Covid-19 and other epidemics in order to avoid "concurrence of
epidemics" situation. Strictly implementing epidemic prevention and
control measures; drastically encouraging and giving instructions for safe,
scientific and effective vaccination against Covid-19 in localities. b) Intensifying the management of prices of drugs,
medical supplies and equipment, and combating speculation, price hikes,
corruption and fraudulent and mischievous acts. Expeditiously completing
regulations and guidelines on medical service prices; import and purchase of
drugs, medical supplies and equipment; policies on social involvement,
public-private cooperation in the field of health; taking urgent actions to
promptly and effectively address issues and problems, ensuring the sufficient
supply of drugs, equipment, supplies and medical biological products. 12. The Committee for
Management of State Capital at Enterprises, ministries, central and local
authorities shall give urgent instructions to finalize the Scheme on
restructuring state-owned corporations and general companies under their
management and submitting it to the Prime Minister for his review before
approval in accordance with the instructions of the Government’s Resolution No.
68/NQ-CP dated May 12, 2022 and the Prime Minister's Decision No. 360/QD-TTg
dated February 17, 2022. The Committee for Management of State Capital at
Enterprises shall focus on reviewing, perfecting and giving instructions on the
drastic and effective implementation of the plan to deal with loss-making and
inefficient projects and enterprises under its jurisdiction. ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. 14. The Ministry of Public
Security shall assume the prime responsibility for, and cooperate with the
Ministry of Foreign Affairs, the Ministry of Culture, Sports and Tourism and
relevant agencies in, researching and finding solutions to create more
facilitation in visa mechanisms and policies for foreigners entering Vietnam
with the aim of enhancing the attraction of international tourists to Vietnam,
promoting the recovery of international tourism, and reporting this task
performance to the Prime Minister before October 15, 2022. Focusing on ensuring
political security, social order and peace; strengthening economic security,
preventing all kinds of crimes, contributing to creating a favorable and safe
business environment. 15. The Ministry of National
Defense shall concentrate on directing the reinforcement of national defense
and security, firmly safeguarding national independence and sovereignty;
closely monitoring and firmly grasping changes in land, sea and airspace,
proactively taking appropriate solutions, and avoiding passive reactions
against all emergencies; building border areas according to the peace,
friendship, cooperation and development principles. 16. Ministers, Heads of
Ministry-level agencies, Governmental bodies, and Presidents of People’s
Committees of centrally-affiliated cities and provinces shall, according to
their assigned entitlements and duties, focus on giving the following
instructions: a) Continuing to actively and drastically implement
the tasks and solutions specified in the Resolutions of the CPV, the National
Assembly and the Government, especially the Resolution No. 01/NQ-CP dated
January 8, 2022, the Resolution No. No. 02/NQ-CP dated January 10, 2022, the
Resolution No. 54/NQ-CP of April 12, 2022 and thematic resolutions of the
Government. In September 2022 and on a quarterly basis, reporting to the Government
and Prime Minister on the results achieved, issues and problems and suggestions
or recommendations according to the scope, functions and assigned tasks of
ministries, central and local authorities. b) Strengthening coordination among relevant
ministries, central and local authorities in the whole process of formulating,
promulgating, implementing, and evaluating macroeconomic management and
administration mechanisms, policies, solutions, measures, especially fiscal,
monetary, investment, trade, market, price and other related policies, ensuring
that they are implemented in a harmonious, efficient, synchronous, consistent,
regular, continuous and systematic manner. c) Closely monitoring domestic and international
changes, actively analyzing, evaluating and forecasting them to have timely,
comprehensive and synchronous solutions, take advantage of opportunities and
advantages, and minimize negative impacts on economy and business production of
enterprises. Ministries and central authorities synthesizing and being in
charge of monitoring macroeconomic fields shall closely and effectively
cooperate in advising, proposing specific solutions and measures, and promptly
report to the Government and Prime Minister on any issue and problem arising in
the process of implementation. d) Strictly prohibiting any negligent and lax
philosophy, continuing to implement drastic, synchronous and effective
solutions stated in the COVID-19 epidemic prevention and control program. dd) Accelerating the implementation and disbursement
of the public investment budget, the Socio-economic Development and Recovery
Program, 03 National Target Programs and large-scale and key projects,
especially Ring Road 3 construction project in Ho Chi Minh City, Ring Road 4
construction project in Hanoi City and expressways running past localities. For the Socio-Economic Recovery and Development
Program, it is necessary to actively review and evaluate the disbursement
ability, propose to the competent authorities a plan to adjust and supplement
resources for other policies with rooms for implementation thereof as required
in the Government’s Resolution No. 11/NQ-CP in case of necessity. ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. a) Focusing on directing the drastic, synchronous
and effective implementation of the stated tasks and solutions in terms of
macroeconomic stability, inflation control, growth promotion, and assurance of
major balances of the economy in cities and provinces under their jurisdiction. b) Actively conducting the overall inspection,
review and assessment of the announcement of construction material prices and
construction price indexes in the areas under their management from 2021 till
now, ensuring alignment between the announced prices and market prices,
equality, transparency, misconduct and corruption prevention and control... c) Focusing on addressing issues and problems,
speeding up administrative procedure reforms, creating favorable conditions for
people and businesses, increasing investment attraction, promoting production
and business development in the provinces and cities under their jurisdiction. d) Strengthening the management and control of
prices, markets, and prevention of commercial frauds; duly implementing social
security policies, and securing people's lives; reinforcing national defense
and security, maintaining political security, social order and safety, and duly
performing assigned foreign relation and international integration duties in
the provinces and cities under their delegated functions and authority. 18. The Ministry of
Information and Communications shall assume the prime responsibility for, and
cooperate with relevant agencies in, focusing on directing and providing
guidance on digital transformation, and substantive and effective digital
economy development; strengthening information and communication work,
contributing to creating social consensus in responding to and actively
participating in the implementation of solutions to maintain macroeconomic
stability, control inflation, and promote growth and ensure major balances of
the economy in the new context. III. IMPLEMENTATION 1. Ministers, Heads of Ministry-level agencies,
Heads of Governmental bodies, and Presidents of People’s Committees of
centrally-affiliated cities and provinces, shall focus on thoroughly grasping,
taking urgent, intensive and extensive action to promptly and effectively
implement and direct agencies, organizations and units under their management
to strictly perform the tasks mentioned in this Directive; shall be held
directly accountable to the Government and the Prime Minister for their
implementation and performance./. The Ministry of Planning and Investment shall
assume the prime responsibility for, and cooperate with ministries, central and
local authorities in, monitoring, expediting and reviewing outcomes of the
implementation of tasks and solutions mentioned in this Directive, and reporting
to the Government at its regular monthly meeting session. 2. Ministries, central and local authorities shall
regularly take active actions, closely cooperate and monitor the socio-economic
changes occurring in the world and in Vietnam; analyze, forecast and develop
response scenarios and plans within their competence. If beyond their
competence, they must consult with the Government and the Prime Minister on
appropriate response actions and measures. ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. PRIME MINISTER
Pham Minh Chinh
Chỉ thị 15/CT-TTg ngày 16/09/2022 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng và bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế trong tình hình mới do Thủ tướng Chính phủ ban hành
5.339
|
NỘI DUNG SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Văn bản bị thay thế
Văn bản thay thế
Chú thích
Chú thích:
Rà chuột vào nội dụng văn bản để sử dụng.
<Nội dung> = Nội dung hai
văn bản đều có;
<Nội dung> =
Nội dung văn bản cũ có, văn bản mới không có;
<Nội dung> = Nội dung văn
bản cũ không có, văn bản mới có;
<Nội dung> = Nội dung được sửa đổi, bổ
sung.
Click trái để xem cụ thể từng nội dung cần so sánh
và cố định bảng so sánh.
Click phải để xem những nội dung sửa đổi, bổ sung.
Double click để xem tất cả nội dung không có thay
thế tương ứng.
Tắt so sánh [X] để
trở về trạng thái rà chuột ban đầu.
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
FILE ATTACHED TO DOCUMENT
|
|
|
Địa chỉ:
|
17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
|
Điện thoại:
|
(028) 3930 3279 (06 lines)
|
E-mail:
|
info@ThuVienPhapLuat.vn
|
Mã số thuế:
|
0315459414
|
|
|
TP. HCM, ngày 31/05/2021
Thưa Quý khách,
Đúng 14 tháng trước, ngày 31/3/2020, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT đã bật Thông báo này, và nay 31/5/2021 xin bật lại.
Hơn 1 năm qua, dù nhiều khó khăn, chúng ta cũng đã đánh thắng Covid 19 trong 3 trận đầu. Trận 4 này, với chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, chắc chắn chúng ta lại thắng.
Là sản phẩm online, nên 250 nhân sự chúng tôi vừa làm việc tại trụ sở, vừa làm việc từ xa qua Internet ngay từ đầu tháng 5/2021.
Sứ mệnh của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là:
sử dụng công nghệ cao để tổ chức lại hệ thống văn bản pháp luật,
và kết nối cộng đồng Dân Luật Việt Nam,
nhằm:
Giúp công chúng “…loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu…”,
và cùng công chúng xây dựng, thụ hưởng một xã hội pháp quyền trong tương lai gần;
Chúng tôi cam kết dịch vụ sẽ được cung ứng bình thường trong mọi tình huống.
THÔNG BÁO
về Lưu trữ, Sử dụng Thông tin Khách hàng
Kính gửi: Quý Thành viên,
Nghị định 13/2023/NĐ-CP về Bảo vệ dữ liệu cá nhân (hiệu lực từ ngày 01/07/2023) yêu cầu xác nhận sự đồng ý của thành viên khi thu thập, lưu trữ, sử dụng thông tin mà quý khách đã cung cấp trong quá trình đăng ký, sử dụng sản phẩm, dịch vụ của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Quý Thành viên xác nhận giúp THƯ VIỆN PHÁP LUẬT được tiếp tục lưu trữ, sử dụng những thông tin mà Quý Thành viên đã, đang và sẽ cung cấp khi tiếp tục sử dụng dịch vụ.
Thực hiện Nghị định 13/2023/NĐ-CP, chúng tôi cập nhật Quy chế và Thỏa thuận Bảo về Dữ liệu cá nhân bên dưới.
Trân trọng cảm ơn Quý Thành viên.
Tôi đã đọc và đồng ý Quy chế và Thỏa thuận Bảo vệ Dữ liệu cá nhân
Tiếp tục sử dụng
Cảm ơn đã dùng ThuVienPhapLuat.vn
- Bạn vừa bị Đăng xuất khỏi Tài khoản .
-
Hiện tại có đủ người dùng cùng lúc,
nên khi người thứ vào thì bạn bị Đăng xuất.
- Có phải do Tài khoản của bạn bị lộ mật khẩu
nên nhiều người khác vào dùng?
- Hỗ trợ: (028) 3930.3279 _ 0906.229966
- Xin lỗi Quý khách vì sự bất tiện này!
Tài khoản hiện đã đủ người
dùng cùng thời điểm.
Quý khách Đăng nhập vào thì sẽ
có 1 người khác bị Đăng xuất.
Tài khoản của Quý Khách đẵ đăng nhập quá nhiều lần trên nhiều thiết bị khác nhau, Quý Khách có thể vào đây để xem chi tiết lịch sử đăng nhập
Có thể tài khoản của bạn đã bị rò rỉ mật khẩu và mất bảo mật, xin vui lòng đổi mật khẩu tại đây để tiếp tục sử dụng
|
|