Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 394/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Điện Biên Người ký: Vừ A Bằng
Ngày ban hành: 26/02/2024 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐIỆN BIÊN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 394/QĐ-UBND

Điện Biên, ngày 26 tháng 02 năm 2024

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH “THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA PHÁT TRIỂN NGÀNH DƯỢC GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2030 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2045” TỈNH ĐIỆN BIÊN

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐIỆN BIÊN

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015, Luật Sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Quyết định số 1165/QĐ-TTg ngày 09 tháng 10 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chiến lược quốc gia phát triển ngành Dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045”;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Y tế tại Tờ trình số 278/TTr-SYT ngày 07 tháng 02 năm 2024.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch “Thực hiện Chiến lược quốc gia phát triển ngành Dược giai đoạn đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045” tỉnh Điện Biên với các nội dung như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1.1. Mục đích

Quán triệt sâu sắc và tổ chức thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp của Quyết định số 1165/QĐ-TTg ngày 09 tháng 10 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia phát triển ngành Dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045.

Việc triển khai Chiến lược quốc gia phát triển ngành Dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045 góp phần vào sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới.

Nâng cao nhận thức của các cơ quan, đơn vị; đổi mới tư duy của công chức, viên chức trong ngành y tế nhằm từng bước phát triển ngành Dược của tỉnh. Tạo sự thống nhất, đồng thuận và quyết tâm thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ của Chiến lược quốc gia phát triển ngành Dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045 (sau đây gọi tắt là Chiến lược).

1.2. Yêu cầu

Kế hoạch phải bám sát các chỉ tiêu nhiệm vụ của Chiến lược và các chủ trương, định hướng, chính sách, quy định hiện hành và phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương; phát huy được thế mạnh nguồn nhân lực sẵn có; triển khai thường xuyên, lâu dài, có tính kế thừa và đổi mới.

Việc triển khai thực hiện Chiến lược phải được lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện chặt chẽ của các cấp, ngành; phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị với các giải pháp đồng bộ, mang tính khả thi; gắn bó chặt chẽ với nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.

II. MỤC TIÊU

2.1. Mục tiêu chung

Phát triển tổng thể ngành dược phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh và quy hoạch phát triển ngành y tế theo từng giai đoạn, nhằm cung ứng thuốc đầy đủ, kịp thời, có chất lượng cho người dân với mức chi phí hợp lý phù hợp với mô hình bệnh tật của địa phương, chú trọng cung ứng thuốc cho đối tượng thuộc diện chính sách xã hội, đồng bào dân tộc thiểu số, người nghèo, vùng sâu, vùng xa; phát triển dược liệu; tối ưu hóa việc sử dụng thuốc; từ đó góp phần cho ngành y tế Điện Biên thực hiện thành công chiến lược quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe Nhân dân, xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

2.2. Mục tiêu cụ thể

a) Mục tiêu đến năm 2030

Phấn đấu 100% thuốc được cung ứng chủ động, kịp thời cho nhu cầu phòng bệnh, chữa bệnh; đáp ứng yêu cầu phòng chống dịch bệnh, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, sự cố y tế công cộng và các nhu cầu cấp bách khác về thuốc.

Duy trì tỷ lệ sử dụng thuốc sản xuất tại Việt Nam tính theo giá trị tiền thuốc sử dụng: Tuyến tỉnh đạt 60%; tuyến huyện (bao gồm cả sử dụng thuốc tại trạm y tế xã) đạt 75%.

Duy trì bền vững tỷ lệ 100% cơ sở kinh doanh thuốc đạt tiêu chuẩn thực hành tốt (GPs).

Trung tâm Kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm đạt tiêu chuẩn "Thực hành tốt phòng kiểm nghiệm thuốc" (GLP).

Duy trì 100% cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuân thủ "Thực hành tốt bảo quản thuốc" (GSP).

100% các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tổ chức và triển khai các hoạt động dược lâm sàng. Tỷ lệ người làm công tác dược lâm sàng đạt 01 người/100 giường bệnh nội trú và 02 người/1.000 đơn thuốc được cấp phát cho bệnh nhân ngoại trú có thẻ bảo hiểm trong một ngày.

100% cơ sở bán buôn và bán lẻ thuốc đảm bảo kết nối liên thông với Hệ thống cơ sở dữ liệu Dược quốc gia; đảm bảo duy trì hoạt động 100% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 trong lĩnh vực dược được tích hợp lên Cổng dịch vụ công Quốc gia.

Đạt tỷ lệ 4,0 dược sĩ/1 vạn dân, trong đó dược sĩ được đào tạo về chuyên ngành dược lâm sàng đạt tối thiểu 20%.

Quy hoạch vùng nuôi trồng dược liệu của tỉnh nhằm bảo tồn và khai thác bền vững các dược liệu bản địa; di thực trồng thử nghiệm một số dược liệu có giá trị chữa bệnh và kinh tế cao; tuân thủ nguyên tắc, tiêu chuẩn Thực hành tốt trồng trọt và thu hái cây thuốc của Tổ chức Y tế Thế giới (GACP-WHO).

b) Mục tiêu định hướng đến năm 2045

Tiếp tục duy trì 100% thuốc được cung ứng chủ động, kịp thời cho nhu cầu phòng bệnh, chữa bệnh; đáp ứng yêu cầu phòng chống dịch bệnh, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, sự cố y tế công cộng và các nhu cầu cấp bách khác về thuốc.

Duy trì 100% cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuân thủ "Thực hành tốt bảo quản thuốc" (GSP).

Phát triển dược liệu vừa đáp ứng một phần nhu cầu khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền của tỉnh, vừa là sản phẩm hàng hóa đóng góp vào phát triển kinh tế - xã hội, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho một bộ phận nhân dân. Trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và các huyện chú trọng đến quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu dược và dành một phần quỹ đất thỏa đáng cho việc xây dựng các vườn bảo tồn và phát triển nguồn dược liệu phong phú trên địa bàn tỉnh.

Thu hút các doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà máy chế biến dược liệu thành nguyên liệu cho sản xuất thuốc từ dược liệu.

III. NHIỆM VỤ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

3.1. Tiếp tục hoàn thiện về cơ chế, chính sách

Trên cơ sở chính sách, pháp luật của Nhà nước về Dược, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, phát triển kinh tế - xã hội, phát triển sản xuất, chăm sóc sức khỏe Nhân dân... cụ thể hóa chính sách, tiếp tục bố trí ngân sách cho đào tạo Dược sĩ sau đại học (đặc biệt là Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng).

Ban hành chính sách ưu đãi về sử dụng đất cho quy hoạch và phát triển dược liệu, ưu tiên nguồn ngân sách từ sự nghiệp khoa học công nghệ cho nghiên cứu phát triển dược liệu theo tiêu chuẩn "Thực hành tốt trồng trọt và thu hái thuốc" (GACP); đưa việc phát triển dược liệu thành một trong những lĩnh vực trọng tâm phát triển kinh tế - xã hội, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

Chỉ đạo quản lý hệ thống phân phối, cung ứng thuốc; chú trọng các quy định về đấu thầu, mua sắm, đảm bảo công khai, minh bạch, ưu tiên thuốc sản xuất trong nước có chất lượng cao giá hợp lý, không để xảy ra tình trạng thiếu thuốc.

3.2. Quy hoạch

Rà soát, quy hoạch hệ thống cung ứng thuốc đảm bảo chuyên nghiệp, hiện địa và hiệu quả; chú trọng phát triển hệ thống cung ứng thuốc cho đồng bào dân tộc thiểu số, đồng bào ở vùng sâu vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, đảm bảo cho mọi người dân được hưởng các dịch vụ cung ứng thuốc, nhất là các thuốc thiết yếu, thông thường, phòng ngừa dịch bệnh.

Quy hoạch và phát triển thêm các vùng nuôi trồng dược liệu, bảo tồn nguồn gen và phát triển những loài dược liệu quý hiếm, đặc hữu trên cơ sở tăng cường đầu tư kỹ thuật - công nghệ tiên tiến, kết hợp với kinh nghiệm truyền thống. Nghiên cứu, mở rộng việc nuôi trồng dược liệu có hiệu quả cao và phù hợp với điều kiện tự nhiên của tỉnh để mở rộng vùng nuôi trồng dược liệu.

Xác định các giống cây dược liệu có thị trường tiêu thụ và khả năng phát triển phù hợp với điều kiện sinh thái từng vùng của tỉnh, xây dựng mô hình phát triển nguồn dược liệu theo hướng bền vững.

Khuyến khích và ưu tiên các dự án nuôi trồng, chế biến dược liệu đạt nguyên tắc, tiêu chuẩn "Thực hành tốt trồng trọt và thu hái thuốc" (GACP-WHO) theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới.

3.3. Nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng cường liên kết, tham gia chuỗi giá trị trong ngành dược

Tham gia vào các chuỗi giá trị dược liệu, hợp tác, gắn bó giữa nông dân, nhà khoa học, chính quyền và doanh nghiệp trong chuyển giao giống, kỹ thuật trồng trọt, thu hái, vận chuyển, bảo quản dược liệu. Đẩy mạnh triển khai các chính sách khuyến khích hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia liên kết chuỗi giá trị cho ngành dược.

3.4. Nâng cao năng lực quản lý, kiểm soát chất lượng thuốc

Nâng cao năng lực nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả của quản lý nhà nước về Dược của Sở Y tế, Phòng Y tế các huyện, thị xã, thành phố;

Nâng cấp hệ thống kiểm nghiệm của Trung tâm Kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm tỉnh, song song với việc đào tạo nhân lực, đảm bảo đạt tiêu chuẩn "Thực hành tốt phòng kiểm nghiệm thuốc" (GLP).

Quản lý chặt chẽ chất lượng thuốc; kiên quyết phòng ngừa, đấu tranh, xử lý đối với thuốc giả, thuốc kém chất lượng.

Tăng cường công tác kiểm tra chất lượng, kiểm soát chặt chẽ chất lượng thuốc, dược liệu, vị thuốc cổ truyền...lưu hành trên thị trường, đặc biệt là thuốc nhập khẩu.

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hậu mại đối với các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp dược nhằm đảm bảo tăng cường tuân thủ pháp luật về dược.

3.5. Đảm bảo sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, hiệu quả

Triển khai nghiêm túc, có hiệu quả các hoạt động dược lâm sàng theo lộ trình tại các văn bản quy phạm pháp luật còn hiện hành có liên quan.

Cải thiện chất lượng hoạt động cảnh giác dược tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở bán lẻ thuốc; tập trung nâng cao vai trò và năng lực của dược sĩ trong thực hành tư vấn sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả, hợp lý.

Triển khai áp dụng liên thông Đơn thuốc điện tử, nâng cao nhận thức của người dân, người kê đơn thuốc và bán thuốc kê đơn theo Đề án tăng cường kiểm soát kê đơn thuốc và bán thuốc kê đơn đã được UBND tỉnh phê duyệt.

Triển khai các hoạt động giám sát hiệu quả, an toàn và quản lý nguy cơ liên quan đến thuốc trong quá trình lưu hành sản phẩm tại các cơ sở kinh doanh thuốc.

Nâng cao công tác giáo dục nhận thức và kiến thức về sử dụng thuốc an toàn, hợp lý cho người bệnh và cộng đồng.

Tiếp tục tổ chức triển khai có hiệu quả cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam”.

3.6. Khoa học công nghệ, nhân lực và đào tạo

Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ về dược, trong đó tập trung vào các nội dung liên quan đến phát triển vùng trồng dược liệu quý.

Thu hút đầu tư nghiên cứu, ứng dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại trong bảo tồn nguồn gen dược liệu đặc hữu, quý hiếm, có giá trị kinh tế cao, nghiên cứu chọn tạo giống mới từ nguồn gen dược liệu trong tỉnh. Sưu tầm, kế thừa các bài thuốc và kinh nghiệm sử dụng dược liệu của các dân tộc tại địa phương.

Xây dựng kế hoạch hàng năm về đào tạo nguồn nhân lực Dược đáp ứng yêu cầu phát triển ngành Dược, chú trọng đào tạo dược sĩ lâm sàng; thu hút, đãi ngộ đối với đội ngũ cán bộ dược công tác ở những vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, biên giới.

Thường xuyên, định kỳ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho các cá nhân, tổ chức hành nghề dược và dược sĩ trong các cơ sở y tế về công tác quản lý, cung ứng thuốc.

3.7. Công nghệ thông tin và chuyển đổi số để hiện đại hoá ngành dược

Hoàn thành việc kết nối online dữ liệu kinh doanh thuốc (bán buôn, bán lẻ và sử dụng) chú trọng giám sát về chất lượng, giá, thông tin thuốc, nguồn gốc xuất xứ của thuốc.

Chú trọng khai thác hạ tầng bưu chính để thúc đẩy các dịch vụ thương mại điện tử, dịch vụ bưu chính và logistics trong việc đóng gói, phân loại, bảo quản và vận chuyển các sản phẩm ngành dược nhằm góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế y tế số.

Tiếp tục triển khai thực hiện các dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 trong giải quyết thủ tục hành chính lĩnh vực dược.

3.8. Thông tin, truyền thông

Tăng cường truyền thông nâng cao nhận thức của các cơ sở kinh doanh dược về chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về dược, hoạt động khoa học công nghệ và xu hướng hội nhập trong lĩnh vực dược.

Vận động các nguồn lực nhằm tăng cường truyền thông và nâng cao nhận thức của người hành nghề trong lĩnh vực khám bệnh, chữa bệnh, dược và nhận thức của người bệnh trong việc sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả, rõ nguồn gốc và chất lượng.

Truyền thông về chất lượng, an toàn, hiệu quả và giá hợp lý của thuốc sản xuất trong nước, các thông tin về nguồn gốc, tác dụng của dược liệu, nhất là các dược liệu đặc hữu của địa phương cũng như trên toàn quốc.

Tăng cường thông tin, quảng bá sản phẩm thuốc, dược liệu mang thương hiệu quốc gia.

IV. NGUỒN VỐN THỰC HIỆN

- Đa dạng nguồn vốn huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực để triển khai thực hiện Chiến lược.

- Nguồn Ngân sách nhà nước cấp (chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên cho sự nghiệp y tế theo kế hoạch hằng năm).

- Kinh phí lồng ghép trong các Chương trình mục tiêu Quốc gia và các chương trình, dự án đầu tư công.

- Kinh phí vận động, huy động từ các nhà tài trợ, các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong, ngoài nước và các các kinh phí hợp pháp khác.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Sở Y tế

Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện các nội dung của Kế hoạch đến các ngành, các cấp, đảm bảo thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, dự án đầu tư phát triển ngành Dược.

Chủ trì, phối hợp với các địa phương đề xuất danh mục dự án kêu gọi đầu tư trong lĩnh vực nuôi trồng dược liệu trên địa bàn tỉnh; đề xuất các chính sách liên quan nhằm huy động các nguồn lực từ ngân sách Nhà nước, tổ chức cá nhân trong và ngoài nước, doanh nghiệp, các tổ chức quốc tế đầu tư các dự án phát triển vùng nuôi trồng dược liệu trên địa bàn tỉnh.

Chỉ đạo các đơn vị trong ngành tổ chức triển khai thực hiện các mục tiêu của Kế hoạch thực hiện Chiến lược.

Chịu trách nhiệm điều phối, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch, định kỳ hoặc đột xuất báo cáo UBND tỉnh và Bộ Y tế.

Chủ trì cung cấp thông tin, nội dung, kết quả thực hiện hiện Chiến lược quốc gia phát triển ngành Dược giai đoạn đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045 trên địa bàn tỉnh Điện Biên để các cơ quan báo chí, truyền thông kịp thời tuyên truyền, hiệu quả.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Phối hợp với Sở Y tế và các sở, ban, ngành tỉnh liên quan tham mưu cho UBND tỉnh triển khai thực hiện các chính sách đề xuất sửa đổi chính sách nhằm huy động các nguồn lực đầu tư cho phát triển vùng trồng dược liệu trên địa bàn tỉnh.

Chủ trì phối hợp với Sở Tài chính, Sở Y tế tham mưu cân đối, bố trí vốn đầu tư phát triển để thực hiện kế hoạch theo Kế hoạch hàng năm phù hợp với khả năng cân đối nguồn vốn, phối hợp huy động các nguồn vốn hợp pháp khác để thực hiện.

3. Sở Tài chính

Căn cứ ngân sách Trung ương hỗ trợ, khả năng cân đối ngân sách địa phương, tham mưu cho UBND tỉnh bố trí kinh phí chi thường xuyên thực hiện Kế hoạch theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước và phân cấp ngân sách hiện hành.

4. Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

Phối hợp với Sở Y tế, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các sở, ngành tỉnh liên quan tham mưu cho UBND tỉnh phát triển vùng trồng dược liệu tập trung vào các loại dược liệu mà địa phương có lợi thế, có giá trị kinh tế cao.

5. Sở Khoa học và Công nghệ

Hỗ trợ Sở Y tế và các đơn vị liên quan trong công tác nghiên cứu khoa học, lập các dự án, đổi mới công nghệ, nuôi trồng dược liệu, bảo tồn nguồn gen dược liệu quý của địa phương, ... theo kế hoạch hàng năm.

6. Sở Thông tin và Truyền thông

Phối hợp với các cơ quan liên quan hướng dẫn, các cơ quan thông tấn, báo chí; Cổng/Trang thông tin điện tử; hệ thống thông tin cơ sở, tổ chức tuyên truyền bằng nhiều hình thức (trên ứng dụng App Điện Biên Smart, kênh Hành chính công tỉnh Điện Biên trên các nền tảng mạng xã hội Zalo, Facebook, Youtube, Tiktok...) về các biện pháp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe Nhân dân nói chung; tăng cường tuyên truyền Đề án “Người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam”; Đề án Tăng cường kiểm soát kê đơn thuốc và bán thuốc kê đơn; Chỉ thị số 23/CT-TTg ngày 23/8/2018 của Thủ tướng Chính phủ ứng dụng công nghệ thông tin kết nối mạng các cơ sở bán lẻ thuốc trên địa bàn tỉnh.

7. Sở Tài nguyên và Môi trường

Phối hợp với Sở Y tế, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị có liên quan tham mưu UBND tỉnh đưa vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất danh mục các dự án phát triển dược liệu phải thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất,... theo quy định.

8. Sở Nội vụ

Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế và các sở, ngành tỉnh liên quan tham mưu cho tỉnh cơ chế tuyển dụng, đãi ngộ dược sĩ sau đại học, đặc biệt là dược sĩ lâm sàng nhằm thu hút nhân lực có trình độ cao về công tác tại địa phương.

9. UBND các huyện, thị xã, thành phố

Triển khai cụ thể các nội dung của Kế hoạch trên địa bàn. Phối hợp với Sở Y tế và các sở, ngành tỉnh liên quan lập, triển khai dự án phát triển dược liệu. Chỉ đạo Phòng Y tế và các cơ quan chuyên môn trực thuộc, UBND các xã trên địa bàn quản lý thực hiện nghiêm công tác quản lý nhà nước về Dược.

10. Báo Điện Biên Phủ, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh

Phối hợp với Sở Y tế tổ chức tuyên truyền sâu rộng các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và của tỉnh về chính sách phát triển ngành Dược, tuyên truyền vận động người dân ưu tiên sử dụng thuốc sản xuất trong nước.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; thủ trưởng các Sở, ban, ngành tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu tránh nhiệm thi hành Quyết định này./.


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Y tế (b/c);
- Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh (b/c);
- Báo Điện Biên Phủ;
- Đài PTTH tỉnh;
- Lưu: VT, KGVX(HĐĐ).

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Vừ A Bằng

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 394/QĐ-UBND ngày 26/02/2024 phê duyệt Kế hoạch “Thực hiện Chiến lược quốc gia phát triển ngành Dược giai đoạn đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045” tỉnh Điện Biên

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


296

DMCA.com Protection Status
IP: 3.135.247.17
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!