BỘ NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 54/2013/TT-BNNPTNT
|
Hà Nội, ngày
17 tháng 12 năm 2013
|
THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN PHÂN CẤP ĐÊ VÀ QUY ĐỊNH TẢI TRỌNG CHO PHÉP ĐỐI VỚI
XE CƠ GIỚI ĐI TRÊN ĐÊ
Căn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2008 của
Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn; Nghị định số 75/2009/NĐ-CP
ngày 10 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ sửa đổi Điều 3 Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ;
Căn cứ Luật Đê
điều ngày 29 tháng 11 năm 2006;
Căn cứ Nghị định số 113/2007/NĐ-CP ngày 28 tháng 6 năm 2007 của
Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đê điều;
Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy
lợi;
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn ban hành Thông tư hướng dẫn phân cấp đê và quy định tải trọng cho phép đối
với xe cơ giới đi trên đê.
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này hướng dẫn việc phân cấp đê và quy định
tải trọng cho phép đối với xe cơ giới đi trên đê.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức,
cá nhân có hoạt động liên quan đến đê điều.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
1. Diện tích bảo vệ là tổng diện tích bị ngập lụt
khi vỡ đê ứng với mực nước thiết kế đê (kể cả diện tích trong các đê bao, đê
chuyên dùng).
2. Độ ngập sâu trung bình của các khu dân cư so
với mực nước thiết kế đê là chênh lệch giữa cao độ mực nước thiết kế đê với cao
độ trung bình của các khu dân cư được đê bảo vệ.
Chương II
NỘI DUNG PHÂN CẤP ĐÊ
Điều 4. Cấp đê đặc biệt
Đoạn đê hữu sông Hồng từ K47+980 đến K85+689 thuộc
địa bàn thành phố Hà Nội được xếp vào cấp đê đặc biệt.
Điều 5. Phân cấp đê sông
Đê sông được phân cấp dựa trên các tiêu chí sau:
1. Tiêu chí về dân số và diện tích bảo vệ:
Bảng
1:
Diện tích bảo vệ (ha)
|
Cấp đê
Số
dân được đê bảo vệ (người)
|
Trên
1.000.000
|
Trên
500.000 đến 1.000.000
|
Trên
100.000 đến 500.000
|
Từ 10.000 đến
100.000
|
Dưới 10.000
|
Trên 150.000
|
I
|
I
|
II
|
II
|
II
|
Trên 60.000 đến 150.000
|
I
|
II
|
II
|
III
|
III
|
Trên 15.000 đến 60.000
|
I
|
II
|
II
|
III
|
IV
|
Từ 4.000 đến 15.000
|
-
|
III
|
III
|
III
|
V
|
Dưới 4.000
|
-
|
-
|
III
|
IV
|
V
|
2. Tiêu chí về độ ngập sâu
trung bình của các khu dân cư so với mực nước thiết kế đê (m):
Bảng 2:
Độ ngập sâu
trung bình của các khu dân cư so với mực nước thiết kế đê (m)
|
Cấp đê
|
Trên 3m
|
I – II
|
Trên 2m đến 3m
|
II – III
|
Từ 1m đến 2m
|
III – IV
|
Dưới 1m
|
V
|
3. Tiêu chí về lưu lượng lũ
thiết kế:
Bảng 3:
Lưu lượng lũ
thiết kế (m3/s)
|
Cấp đê
|
Trên 7.000
|
I – II
|
Trên 3.500 đến 7.000
|
II – III
|
Từ 500 đến 3.500
|
III – IV
|
Dưới 500
|
V
|
4. Trong trường hợp cấp đê được xác định theo các
tiêu chí quy định tại Bảng 1 khác với Bảng 2, Bảng 3 thì cấp đê xác định theo Bảng
1; các tiêu chí quy định tại Bảng 2, Bảng 3 là căn cứ để xét tăng hoặc giảm cấp
đê.
Điều 6. Phân cấp đê biển và
đê cửa sông
Đê biển và đê cửa sông được phân cấp dựa trên
các tiêu chí sau:
1. Tiêu chí về dân số và diện tích bảo vệ:
Bảng 4:
Diện tích bảo
vệ (ha)
|
Cấp đê
Số dân được đê bảo vệ (người)
|
Trên 200.000
|
Trên 100.000 đến
200.000
|
Trên 50.000 đến
100.000
|
Từ 10.000 đến
50.000
|
Dưới 10.000
|
Trên 100.000
|
I
|
I
|
II
|
III
|
III
|
Trên 50.000 đến 100.000
|
II
|
II
|
III
|
III
|
III
|
Trên 10.000 đến 50.000
|
III
|
III
|
III
|
III
|
IV
|
Từ 5.000 đến 10.000
|
III
|
III
|
III
|
IV
|
V
|
Dưới 5.000
|
III
|
IV
|
IV
|
V
|
V
|
2. Tiêu chí về độ ngập sâu
trung bình của các khu dân cư so với mực nước thiết kế đê (m):
Bảng 5:
Độ ngập sâu
trung bình của các khu dân cư so với mực nước thiết kế đê (m)
|
Cấp đê
|
Trên 3m
|
I – II
|
Trên 2m đến 3m
|
II – III
|
Từ 1m đến 2m
|
III – IV
|
Dưới 1m
|
V
|
3. Trong trường hợp cấp đê được xác định theo các
tiêu chí quy định tại Bảng 4 khác với Bảng 5 thì cấp đê xác định theo Bảng 4;
các tiêu chí quy định tại Bảng 5 là căn cứ để xét tăng hoặc giảm cấp đê.
Điều 7. Phân cấp đê bao và
đê chuyên dùng
Tuỳ theo vị trí của tuyến đê để áp dụng tiêu chí
phân cấp của đê sông hoặc đê biển và đê cửa sông theo quy định tại Điều 5, Điều 6 và Điều 9 Thông tư này.
Điều 8. Phân cấp đê bối
Đê bối được phân cấp V đối với mọi trường hợp.
Điều 9. Điều chỉnh tăng, giảm
cấp đê
Đê sau khi đã được xác định cấp theo quy định tại
Điều 5, Điều 6, Điều 7 Thông tư này, có thể được điều chỉnh
tăng hoặc giảm cấp theo các tiêu chí sau đây:
1. Đê bảo vệ các thành phố, các khu kinh tế, văn
hóa, công nghiệp, quốc phòng, an ninh quan trọng;
2. Đê bảo vệ các khu vực có đầu mối giao thông
chính, các trục giao thông chính yếu của quốc gia, các đường giao thông quan trọng;
3. Đặc điểm lũ, bão của từng vùng;
4. Phạm vi địa giới hành chính được đê bảo vệ.
Điều 10. Xác định ranh giới
đê sông, đê cửa sông, đê biển
1. Ranh giới giữa đê sông và đê cửa sông được
xác định tại vị trí độ chênh cao do nước dâng truyền vào xấp xỉ bằng 0,5 mét, ứng
với trường hợp mực nước trong sông là mực nước thiết kế đê, phía biển triều tần
suất 5% và bão cấp 9.
2. Ranh giới giữa đê cửa sông và đê biển được
xác định tại vị trí độ cao sóng xấp xỉ bằng 0,5 mét, ứng với trường hợp mực nước
trong sông là mực nước thiết kế đê, phía biển sóng bất lợi tương ứng triều tần
suất 5% và bão cấp 9.
Điều 11. Trách nhiệm thực
hiện quy định về phân cấp đê
1. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương tổ chức phân cấp đê cho các tuyến đê trên địa bàn theo quy định tại Thông
tư này, trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định theo ủy quyền của
Chính phủ.
2. Các tuyến đê được phân cấp theo Thông tư này
phải phù hợp với quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê; quy hoạch đê
điều được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
3. Các địa phương có đê đã được Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn phân cấp, hàng năm rà soát theo các tiêu chí quy định tại
Điều 5, Điều 6, Điều 7, Điều 9 Thông tư này, nếu không phù hợp
trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn điều chỉnh cấp đê cho phù hợp.
Chương III
QUY ĐỊNH TẢI TRỌNG CHO
PHÉP ĐỐI VỚI XE CƠ GIỚI ĐI TRÊN ĐÊ
Điều 12. Nguyên tắc quy định
tải trọng cho phép đối với xe cơ giới đi trên đê
1. Quy định tải trọng cho phép đối với xe cơ giới
đi trên đê phải đảm bảo an toàn cho đê.
2. Xác định tải trọng cho phép đối với xe cơ giới
đi trên đê phải căn cứ vào điều kiện địa chất nền, thân đê, kết cấu mặt đê, đặc
điểm của đê.
3. Cắm biển báo quy định tải trọng cho tuyến đê,
đoạn đê phải phù hợp với đặc điểm của tuyến đê, đoạn đê (các trục giao thông
giao cắt với đê, các dốc lên đê, các công trình trên đê), thuận lợi cho phương
tiện tham gia giao thông trên đê.
4. Biển báo giới hạn tải trọng đối với xe cơ giới
đi trên đê thực hiện theo mẫu biển báo giao thông đường bộ hiện hành.
Điều 13. Tải trọng cho phép
đối với xe cơ giới đi trên đê
1. Đoạn đê kết hợp làm đường giao thông theo quy
định tại Điều 28 Luật Đê điều có tính toán xác định tải trọng
thiết kế, cho phép xe cơ giới đi trên đê theo tải trọng thiết kế được phê duyệt.
2. Đoạn đê chưa có tính toán xác định tải trọng
cho phép xe cơ giới đi trên đê nhưng mặt đê đã được cứng hóa bằng bê tông hoặc
rải nhựa, cho phép xe cơ giới đi trên đê có tổng tải trọng không vượt quá 12 tấn.
3. Đoạn đê không thuộc quy định tại khoản 1, khoản
2 Điều này, cho phép xe cơ giới đi trên đê có tổng tải trọng không vượt quá 10
tấn.
Điều 14. Trách nhiệm thực
hiện quy định về tải trọng cho phép đối với xe cơ giới đi trên đê
1. Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm tuân thủ các
quy định về tải trọng cho phép đối với xe cơ giới đi trên đê.
2. Tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử dụng mặt đê
làm đường giao thông cho phương tiện có tải trọng lớn hơn quy định tại Điều 13 Thông tư này, phải được sự chấp thuận của cơ quan có thẩm
quyền và phải gia cố, bảo dưỡng, sửa chữa hoặc đóng góp kinh phí để gia cố, bảo
dưỡng, sửa chữa theo quy định.
3. Việc thực hiện giao thông trên đê theo quy định
tải trọng cho phép tại Điều 13 Thông tư này và khoản 2 Điều
này chỉ thực hiện trong điều kiện đê không có sự cố hoặc lũ, lụt, bão. Khi đê
có sự cố hoặc có lũ, lụt, bão, tùy tình hình cụ thể, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
chỉ đạo việc hạn chế xe cơ giới đi trên đê theo quy định tại khoản
6, Điều 7 Luật Đê điều.
4. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh,
thành phố có đê chủ trì, phối hợp với sở Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân cấp
huyện, thực hiện việc lắp đặt biển báo giới hạn tải trọng đối với xe cơ giới đi
trên đê theo đúng nội dung của Thông tư này và quản lý, kiểm tra việc thực hiện
các quy định trên.
Chương IV
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 15. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày
07 tháng 2 năm 2014.
2. Thông tư này thay thế Quyết định số 344 QĐ/KT ngày 21 tháng 3 năm 1977 của Bộ trưởng
Bộ Thủy lợi (nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).
Điều 16. Trách nhiệm thi
hành
1. Chánh Văn phòng Bộ, Tổng Cục trưởng Tổng cục
Thủy lợi, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương,
Giám đốc các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ và các tổ chức, cá nhân có
liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn,
vướng mắc, tổ chức, cá nhân kịp thời phản ánh về Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn để nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
Nơi nhận:
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ
(để b/c);
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chính phủ; Website Chính phủ; Công báo;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Tòa án nhân dân tố cao; Viện KSND tối cao;
- Cơ quan TƯ của các đoàn thể;
- Cục Kiểm tra văn bản Bộ Tư pháp;
- Bộ trưởng, các Thứ trưởng Bộ NN&PTNT;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ;
- Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh, tp trực thuộc TƯ;
- Chi cục QLĐĐ&PCLB các tỉnh, tp trực thuộc TƯ;
- Các đơn vị thuộc Bộ NN&PTNT;
- Lưu: VT, TCTL, ĐĐ(20).-
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Hoàng Văn Thắng
|