ỦY
BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------
|
Số:
6994/QĐ-UB-QLĐT
|
TP.
Hồ Chí Minh, ngày 24 tháng 12 năm 1998
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ
VIỆC PHÊ DUYỆT ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH CHUNG HUYỆN CỦ CHI, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH.
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
- Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng
nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 21 tháng 6 năm 1994 ;
- Căn cứ Quyết định phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Hồ Chí Minh
đến năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ (Quyết định số 123/1998/QĐ-TTg ngày 10
tháng 7 năm 1998) ;
- Căn cứ Quyết định số 790/QĐ-UB-QLĐT ngày 10 tháng 02 năm 1995 của Ủy ban nhân
dân thành phố về việc duyệt quy hoạch chung huyện Củ Chi ;
- Căn cứ Quyết định số 322/BXD-ĐT ngày 28 tháng 12 năm 1993 của Bộ Xây dựng ban
hành quy định về việc lập các đồ án quy hoạch xây dựng đô thị ;
- Căn cứ ý kiến của Ủy ban nhân dân huyện Củ Chi về việc điều chỉnh quy hoạch
chung huyện (Thông báo số 89/TB-UB ngày 26 tháng 8 năm 1997) ;
- Theo đề nghị của Kiến trúc sư trưởng thành phố (tờ trình số 18145/KTS.T-QH
ngày 18 tháng 12 năm 1998) ;
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1- Phê duyệt đồ án
Điều chỉnh quy hoạch chung huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 với
nội dung chính như sau :
1. Tính chất, chức năng :
Huyện Củ Chi là địa bàn cửa ngõ
phía Bắc thành phố, thuận tiện về giao thông thủy bộ, có sông Sàigòn nằm ở phía
Đông chạy từ Bắc đến Nam, có các khu công nghiệp quy mô lớn của thành phố.
Cơ cấu kinh tế của huyện trong
tương lai chủ yếu là công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, nông nghiệp
và du lịch.
2. Quy mô dân số :
- Hiện trạng (năm 1997) :
267.000 người ;
- Dự kiến quy mô dân số phát triển
:
a) Dài hạn (đến năm 2020) :
600.000 – 800.000 người.
(Trong đó : dân số nông thôn :
200.000 người)
b) Đợt đầu (năm 2005) : 330.000
người.
(Trong đó dân số nông thôn
280.000 người).
3. Một số chỉ tiêu kinh tế kỹ
thuật chủ yếu và phân bố sử dụng đất toàn huyện (năm 2020) :
3.1- Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật
chủ yếu :
|
Đơn
vị tính
|
Hiện
trạng
(
1997)
|
Quy
hoạch phê duyệt 2/95
|
Điều
chỉnh mới
(1998)
|
- Dân số
|
người
|
267.026
|
380.000
|
700.000
|
- Mật độ dân số
|
người/ha
|
6
|
9
|
16
|
- Mật độ xây dựng
|
%
|
12,4
|
30
- 35
|
25
- 30
|
(khu vực đô thị)
|
|
|
|
|
- Đất dân dụng
|
m2/người
|
95,8
|
80
- 85
|
80
- 90
|
Trong đó :
|
|
|
|
|
+ Đất khu ở
|
m2/người
|
68,7
|
55
- 60
|
50
- 60
|
+ Đất CTCC
|
m2/người
|
5,6
|
5
- 6
|
4
- 5
|
+ Đất cây xanh
|
m2/người
|
-
|
5
- 8
|
12-
15
|
+ Đất giao thông
|
m2/người
|
21,5
|
10
- 12
|
14
- 18
|
- Chỉ tiêu cấp điện
|
kwh/ng/năm
|
91
|
400
- 500
|
1.200
|
+ Đô thị
|
|
|
|
1.400
|
+ Nông thôn
|
|
|
|
800
|
- Chỉ tiêu cấp nước
|
l/ng/ngày
đêm
|
-
|
120
|
|
+ Đô thị
|
|
|
|
160
|
+ Nông thôn
|
|
|
|
60
|
3.2- Phân bố sử dụng đất toàn
huyện (năm 2020) :
- Đất khu ở (dân
cư)
: 4.300 ha 10 %
(Trong đó : khu đô thị 2.500 ha,
nông thôn 1.800 ha)
- Đất công trình công cộng (cấp
TP và Huyện) : 280
ha 0,7%
- Đất cây xanh, công viên công cộng
: 990 ha 2,3%
- Đất giao thông (đường, bãi đậu
xe,
ga đường sắt, nút giao
thông....)
: 2.030 ha 4,7%
- Đất công nghiệp, tiểu thủ công
nghiệp,
kho
bãi
: 1.450 ha 3,4%
- Đất công trình đầu mối hạ tầng
kỹ thuật và
hành lang kỹ thuật (cấp điện, cấp
thoát nước) : 200
ha 0,5%
- Đất sông rạch thủy lợi
: 2.990 ha 7,0%
- Đất quân sự
: 450 ha 1,1%
- Đất nông - lâm nghiệp và dự trữ
phát triển : 29.710
ha 69,3%
- Đất
khác
: 448 ha 1,0%
Tổng cộng
: 42.848 ha 100%
4. Hướng bố cục qui hoạch, phân
khu chức năng :
4.1- Các khu công nghiệp :
Trên địa bàn huyện bố trí 07 khu
công nghiệp tập trung :
- Khu công nghiệp Tây Bắc huyện
lỵ Củ Chi (345 ha) : Vị trí nằm kế cận khu dân cư thị trấn huyện lỵ thuộc xã
Tân An Hội, Trung Lập Hạ là khu công nghiệp nhẹ không gây ô nhiễm nguồn nước.
- Khu công nghiệp Tân Quy (300
ha) : Vị trí một phần xã Trung An, Hòa Phú và Tân Thạnh Đông có tính chất là
công nghiệp thông thường ít ô nhiễm về tiếng ồn, khói bụi.
- Khu công nghiệp Tân Phú Trung
(200 ha) : Vị trí ở xã Tân Phú Trung có tính chất là công nghiệp thông thường
không gây ô nhiễm nặng về nguồn nước.
- Khu công nghiệp An Phú (50 ha)
: Vị trí xã An Phú tính chất là khu công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm.
- Khu công nghiệp Rạch Sơn (100
ha) : Vị trí thuộc xã Nhuận Đức tính chất là công nghiệp khai thác khoáng sản
và vật liệu xây dựng.
- Khu công nghiệp Bàu Đưng
(150 ha) : Vị trí thuộc ấp Bàu Đưng xã An Nhơn Tây tính chất là khu công nghiệp
cơ khí và gia công chế biến.
- Khu công nghiệp phục vụ
chăn nuôi (300 ha) : Vị trí thuộc xã Phạm Văn Cội, tính chất là công nghiệp phục
vụ chăn nuôi, chế biến thức ăn gia súc và chế biến thực phẩm.
4.2- Các khu dân cư :
a) Khu dân cư đô thị :
Trên địa bàn Huyện bố trí 10 khu
dân cư đô thị tập trung sau :
- Khu dân cư thị trấn Huyện lỵ :
Vị trí theo ranh hành chánh Thị trấn huyện lỵ hiện nay và một phần thuộc xã Tân
An Hội, Tân Thông Hội, Phước Vĩnh An ; diện tích khoảng 1.200 ha, số dân dự kiến
180.000 người ; mật độ xây dựng 25 - 30%.
- Thị trấn An Nhơn Tây : Nằm ở
khu vực ngã tư Tỉnh lộ 7 và Tỉnh lộ 15 thuộc xã An Nhơn Tây ; diện tích khoảng
350 ha, số dân dự kiến 35.000 người; mật độ xây dựng 25 - 30%.
- Thị trấn Phước Thạnh : Vị trí
nằm ở khu vực ngã tư Tỉnh lộ 7 và Tỉnh lộ 15 thuộc xã Phước Thạnh ; diện tích
khoảng 300 ha, số dân dự kiến 35.000 người, mật độ xây dựng 20 - 25%.
- Thị trấn Tân Quy : Vị trí khu
vực ngã tư 15 là Tỉnh lộ 8 ; diện tích 500 ha, số dân dự kiến 60.000 người ; mật
độ xây dựng 20 - 25%.
- Thị trấn Trung Lập : Vị trí tại
xã Trung Lập Thượng ; diện tích 300 ha, số dân dự kiến 35.000 người ; mật độ
xây dựng 20 - 25%.
- Thị trấn Phú Hòa Đông : Vị trí
xã Phú Hòa Đông ; diện tích 300 ha, số dân dự kiến 40.000 người ; mật độ xây dựng
20 - 25%.
- Thị tứ Tân Phú Trung : Vị trí
nằm kế cận khu công nghiệp Tân Phú Trung ; quy mô 500 ha, số dân 60.000 người ;
mật độ xây dựng 20 - 25%.
- Thị tứ Tam Tân : nằm khu vực
kênh Xáng - Tỉnh lộ 8 ; diện tích 200 ha ; số dân 20.000 người ; mật độ xây dựng
20 - 25%.
- Thị tứ Tân Thạnh Đông : Vị trí
nằm tại ngã ba Hương lộ 4 và Tỉnh lộ 15 xã Tân Thạnh Đông; diện tích 150 ha ; số
dân 15.000 người ; mật độ xây dựng 20 - 25%.
- Thị tứ Bàu Đưng : Vị trí thuộc
ấp Xóm Mới, xã An Nhơn Tây kế cận khu công nghiệp Bàu Đưng ; diện tích khoảng
200 ha, số dân dự kiến 20.000 người ; mật độ xây dựng 20 - 25%.
b) Khu dân cư nông thôn :
Các điểm dân cư nông thôn được bố
trí trên cơ sở hiện hữu cải tạo mở rộng là chính, với quy mô tương đối phù hợp
từ 200 hộ trở lên. Mỗi xã có từ 5 - 7 điểm ; toàn huyện Củ Chi có 100 - 120 điểm
dân cư.
Diện tích đất khu dân cư nông
thôn dự trù 1.800 ha ; Số dân dự kiến : 200.000 người ; mật độ xây dựng thưa
thoáng và gắn với vườn ruộng - đất sản xuất nông nghiệp.
4.3- Khu trung tâm Huyện và hệ
thống công trình công cộng :
- Khu trung tâm huyện vị trí như
hiện nay (Tỉnh lộ 8 - Quốc lộ 22) gồm khu hành chính - giáo dục - văn hóa - thể
dục thể thao - công viên, quy mô 30 ha - 40 ha. Mật độ xây dựng 20 - 30%.
- Trường phổ thông trung học được
bố trí tại thị trấn huyện lỵ và các thị trấn, thị tứ khác quy mô khoảng 3
ha/trường.
- Nâng cấp 2 bệnh viện hiện hữu
và xây thêm 2 bệnh viện (huyện lỵ và Tân Quy) qui mô 500 - 600 giường.
- Ngoài các công trình cấp huyện
trên, các trung tâm công cộng cấp thị trấn, cấp xã được bố trí tại trung tâm
các điểm dân cư quy mô 5 - 10 ha.
4.4- Công viên, cây xanh công cộng
:
- Khu công viên văn hóa Huyện lỵ
15 ha.
- Tại các thị trấn thị tứ thiết
lập hệ thống cây xanh công cộng tập trung như công viên quy mô 5 ha - 10 ha.
- Khu công viên cây xanh du lịch
nghỉ ngơi kết hợp rừng lịch sử, công trình truyền thống và khu vui chơi gồm :
+ Khu Bến Dược - Hố
Bò : qui mô 200 ha
+ Khu địa đạo Bến Đình :
qui mô 150 ha
+ Khu địa đạo Tân Phú
Trung : qui mô 150 ha
- Khu vườn cây ăn trái dọc sông
Sàigòn, kết hợp du lịch nghỉ ngơi tại xã Trung An, Hòa Phú, An Nhơn Tây, Nhuận
Đức, Phú Mỹ Hưng quy mô khoảng 3.300 ha.
- Bảo tồn rừng nhiệt đới lịch sử
ở vùng đồi gò phía Bắc huyện quy mô khoảng 500 ha.
4.5- Đất các khu khác :
- Nhà máy nước Bến Than (100 ha)
: Nằm cạnh sông Sàigòn và Hương lộ 4 thuộc xã Hòa Phú.
- Đất nghĩa trang, nghĩa địa
(130 ha). Trong đó nghĩa trang liệt sĩ huyện quy tập trên 7.800 mộ có quy mô 10
ha.
- Đất nông lâm ngư nghiệp :
29.710 ha. Đối với đất nông nghiệp về lâu dài sẽ phát triển thành vườn cây ăn
trái, đất cây xanh và đất dự trữ phát triển cho huyện và thành phố.
- Đất quân sự (450 ha) : Đáp ứng
nhu cầu phòng thủ Quốc phòng cho thành phố và khu vực.
5. Định hướng phát triển hạ tầng
kỹ thuật :
5.1- Giao thông :
Hoàn chỉnh hệ thống giao thông
chính là trục Quốc lộ 22 (xa lộ Xuyên Á) nối từ Campuchia - Tây Ninh - Củ Chi -
Hóc Môn - Trung tâm thành phố, đường vành đai ngoài tạo vành đai khép kín ngoài
của thành phố và các tỉnh lân cận : Bình Dương, Đồng Nai, Long An.
Ngoài ra, còn có các hệ thống đường
chính của huyện dự kiến nâng cấp, mở rộng đáp ứng yêu cầu giao lưu khu vực gồm
: Liên tỉnh lộ 15, Tỉnh lộ 6, 7, 8, 9 ; Hương lộ 1, 2, 3, 4, 5, 6 ; đường Phú Mỹ
Hưng... và xây dựng mới một đường khu vực trong các khu xây dựng đợt đầu.
- Phát triển bến sông (khu vực cầu
Phú Cường, rạch Cây Bông) ; các bến khách tại các khu du lịch...
5.2- Các hệ thống hạ tầng kỹ thuật
khác :
a) Cấp thoát nước :
- Nguồn nước sạch được cấp từ
các hệ thống cấp nước của thành phố và khu vực như : Bến Than, kênh Đông và nguồn
nước ngầm tại chỗ với nhu cầu 220.000 m3/ngày đêm năm 2020, bằng các đường ống
F 1.500; F 1.800 dọc theo đường Hương lộ 4 và Tỉnh lộ 15 (đoạn Tân Thông Hội),
F 900 dọc theo Quốc lộ 22 (đoạn Tân Phú Trung).
- Thoát nước mưa chủ yếu lợi dụng
độ dốc địa hình và phân nhiều lưu vực để thoát ra sông, kênh rạch. Trong khu
dân cư đô thị xây dựng kênh hở có nắp đan.
- Xây dựng hệ thống thoát nước bẩn
riêng cho khu đô thị và khu công nghiệp. Toàn huyện có 5 trạm xử lý cục bộ gồm
: Trạm thị trấn huyện lỵ, An Nhơn Tây, Phước Thạnh, Tân Quy, Tân Phú Trung. Xây
dựng hệ thống cống thoát nước chung kết hợp với xử lý nước thải qua bể tự hoại
đối với khu dân cư có mật độ thấp £ 100 người/ha.
b) Cấp điện :
- Nguồn cấp từ hệ thống chung lưới
điện miền Nam, nhận điện từ trạm 220/110 KV Hóc Môn và Tân Định (ở Bình Dương).
Những năm trước mắt sử dụng trạm 110/15 KV - 25 MVA Củ Chi và trạm Phú Hòa Đông
được cải tạo nâng cấp.
- Tương lai tại các khu đô thị tập
trung và các khu công nghiệp xây dựng thêm các trạm mới 110/22 KV ở Tân Phú
Trung, Tân Quy, Phước Thạnh, Bàu Đưng... và trên địa bàn huyện cần thiết xây dựng
thêm một trạm 220/110 KV (giai đoạn đến năm 2020).
- Cải tạo mạng phân phối 15 KV
hiện có lên 22 KV.
- Xây dựng mới mạng phân phối ở
các khu mới phát triển.
6. Quy hoạch xây dựng đợt đầu
(năm 2005) :
6.1- Phương hướng chung :
Từ nay đến năm 2005 cần tập
trung xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật (chủ yếu là giao thông và cấp nước), các
công trình phúc lợi xã hội cho các khu dân cư mới đồng thời với cải thiện, chỉnh
trang các khu dân cư hiện hữu tạo điều kiện thuận lợi cho huyện phát triển.
6.2- Quy hoạch sử dụng đất đai :
Nhu cầu đất sử dụng 5 - 7 năm đầu
khoảng 1.000 ha nhằm đáp ứng xây dựng một số công trình trọng điểm trong khu
trung tâm thị trấn, thị tứ, khu dân cư kế cận, các khu công nghiệp - tiểu thủ
công nghiệp, đường sá...
6.3- Các chương trình và dự án đầu
tư đợt đầu :
a) Công nghiệp :
Xây dựng 217 ha khu công nghiệp
Tây Bắc huyện lỵ, 50 ha cho khu công nghiệp Tân Quy, 100 ha cho khu công nghiệp
Tân Phú Trung, 200 ha cho khu công nghiệp chăn nuôi, 20 ha cho khu công nghiệp
Bàu Đưng.
b) Xây dựng một số khu dân cư
trên địa bàn huyện :
Khu dân cư cạnh khu công nghiệp
Tây Bắc huyện lỵ (150 ha), khu dân cư quanh khu vực huyện lỵ (100 ha), khu dân
cư thị trấn An Nhơn Tây (20 ha), khu dân cư cạnh khu công nghiệp Tân Quy (50
ha) ; khu dân cư Tân Phú Trung (30 ha) cạnh khu công nghiệp Tân Phú Trung, khu
dân cư Tam Tân (20 ha), Phú Hòa Đông 10 ha, Bàu Đưng 20 ha.
c) Công trình Giáo dục dạy nghề
:
Di dời trường cấp 1, 2 Tân Phú
Trung (nằm trong lộ giới Quốc lộ 22). Quy mô : 2 ha. Xây dựng trường dạy nghề
trong khu dân cư thị trấn huyện lỵ Củ Chi (1,2 ha). Nâng cấp và xây dựng mới
trường học cấp 1, 2 tại các thị trấn, thị tứ phù hợp với quy mô dân số phát triển
đến năm 2005.
d) Công trình Y tế :
Nâng cấp và tăng quy mô bệnh viện
An Nhơn Tây, bệnh viện nhân dân Củ Chi thành bệnh viện 500 giường. Xây dựng trạm
y tế đều khắp trên địa bàn Huyện nhất là các khu thị trấn, thị tứ.
e) Cơ sở hành chánh :
Chỉnh trang khu hành chánh huyện
lỵ cũ, thị trấn Tân Quy. Xây dựng mới khu hành chánh ở thị trấn Tam Tân (1 ha),
thị trấn Tân Phú Trung (1 ha).
f) Thương mại dịch vụ :
Di dời chợ Tân Phú Trung (nằm
trong lộ giới) (1 ha), chợ Phước Thạnh (1 ha) (do ảnh hưởng đường Xuyên Á). Xây
dựng chợ Tam Tân (1,2 ha), nâng cấp chợ Tân Quy, Thông Tây Hội, Phạm Văn Cội,
Hòa Phú.
g) Văn hóa Thể dục thể thao :
Xây dựng công viên huyện lỵ (15
ha). Khu TDTT huyện lỵ gồm nhà thi đấu đa năng, hồ bơi, nâng cấp sân vận động
Tân Phú Trung, An Nhơn Tây, hoàn chỉnh khu công viên Bến Dược Củ Chi 200 ha,
nhà văn hóa ở Tân Phú Trung, An Nhơn Tây, Tân Quy ; cải tạo địa đạo Tân Phú
Trung 150 ha.
h) Công trình hạ tầng kỹ thuật :
- Nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 22,
Liên tỉnh lộ 15, Tỉnh lộ 6, 7, 8, 9, Hương lộ 1, 2, 3, 4, 5, 6, đường dọc sông
nối từ Liên tỉnh lộ 15 đoạn thị tứ Phú Hòa Đông tạo đường dọc sông Sàigòn khép
kín dài 3 km, đường Phạm Văn Cội nối Tân Phú Trung và nông trường Phạm Văn Cội,
đường Hương lộ 7 (nắn thẳng) : đoạn từ thị trấn Trung Lập đến Bàu Đưng, đoạn nối
từ Hương lộ 2 (khu công nghiệp Tây Bắc Củ Chi) nối Nhuận Đức và một số đường
trong khu vực có dự án quy hoạch xây dựng đợt đầu.
- Nâng cấp trạm 66/15 KV - MVA
Phú Hòa Đông thành trạm 110/15 KV - 25 MVA ; cải tạo nâng công suất trạm 110/15
KV Củ Chi hiện có. Xây dựng mới các trạm 110/22 KV mới ở các khu công nghiệp tập
trung, các khu đô thị hóa như khu công nghiệp Tân Phú Trung, khu công nghiệp
Tân Quy.
- Hoàn chỉnh Nhà máy nước Bến
Than, các đài nước tại thị trấn, thị tứ phục vụ dân cư địa phương, tiếp tục triển
khai chương trình nước sạch nông thôn đến các xã vùng sâu của nông thôn.
Khi hình thành các khu đô thị,
các khu công nghiệp, tiến hành xây dựng song song các trạm xử lý cục bộ. Xây dựng
nghĩa trang liệt sĩ huyện 10 ha tại xã An Nhơn Tây.
6.4- Các dự án kêu gọi đầu tư :
- Nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 22
dài 20.500 m.
- Xây mới công viên huyện lỵ 15
ha.
- Khu công viên kết hợp du lịch
Bến Dược 200 ha.
Nạo vét sông Sài Gòn, kênh Đông,
kênh Xáng để tạo luồng cho vận tải thủy và lấy đất đắp nền xây dựng.
Điều 2. Việc quản lý theo
quy hoạch trên địa bàn huyện Củ Chi cần lưu ý một số điểm sau đây :
- Huyện Củ Chi là huyện sản xuất
nông nghiệp, trong tương lai một phần lớn diện tích đất sản xuất chuyển dần
sang đô thị hóa và công nghiệp, vì vậy trong 5 - 10 năm trước mắt cần hết sức
chú trọng có kế hoạch khai thác, tận dụng triệt để vào sản xuất phục vụ ổn định
đời sống dân cư;
- Các khu có các dự án đầu tư
xây dựng (trong và ngoài nước), giai đoạn đầu (2005) cần chú ý xác định ranh giới,
quy mô thích hợp hạn chế di dời giải tỏa hoặc để đất trống không sản xuất, gây
xáo trộn với các khu dân cư đang ổn định.
- Cần sớm cắm mốc xác định ranh
giới đất đai dành cho việc mở đường, xây dựng giao lộ, bến xe, công trình đầu mối
và hành lang kỹ thuật, công trình phúc lợi công cộng (hạ tầng xã hội), công
viên cây xanh, v.v... để quản lý cho lâu dài và có chính sách, giải pháp phù hợp
thực hiện giai đoạn trước mắt (đến 2005).
- Có biện pháp quản lý sử dụng đất
đai dọc bờ sông, rạch và trên mặt nước ở các khu vực dân cư đô thị và dự trữ
phát triển đô thị. Công trình xây dựng phải cách bờ từ 20 m đến 50 m trở lên.
- Cần quản lý chặt chẽ loại công
nghiệp đầu tư vào các khu công nghiệp, quản lý việc xử lý nước thải, thu gom xử
lý các chất thải khác nhằm đảm bảo môi trường sống tốt và cho phát triển bền vững.
Điều 3.- Kiến trúc sư trưởng
thành phố chịu trách nhiệm phê chuẩn hồ sơ thiết kế ; Ủy ban nhân dân huyện Củ
Chi chịu trách nhiệm phối hợp với Kiến trúc sư trưởng thành phố và các sở-ngành
liên quan lập và trình Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Điều lệ
quản lý xây dựng theo quy hoạch chung của huyện, lập các chương trình đầu tư,
các dự án xây dựng cụ thể nhằm thực thi có hiệu quả điều chỉnh quy hoạch chung
huyện Củ Chi được phê duyệt.
Các đồ án quy hoạch chi tiết,
các dự án đã được nghiên cứu, pháp lý hóa trước đây, nay có vấn đề không phù hợp
cần phải được điều chỉnh, bổ sung đầy đủ theo điều chỉnh quy hoạch chung được
duyệt này ;
Giao Ủy ban nhân dân huyện Củ
Chi chỉ đạo Ủy ban nhân dân các xã và ban-ngành trong huyện, quản lý chặt chẽ
việc xây dựng trên địa bàn.
Trong quá trình triển khai, nếu
có phát sinh những vấn đề không phù hợp, cần tập hợp ý kiến để kiến nghị Ủy ban
nhân dân thành phố xem xét, có quyết định điều chỉnh kịp thời.
Điều 4.- Chánh Văn phòng Ủy
ban nhân dân thành phố, Kiến Trúc Sư Trưởng thành phố, Giám đốc các Sở : Kế hoạch
và Đầu tư thành phố, Địa chính-Nhà đất thành phố, Xây dựng thành phố, Công nghiệp
thành phố, Giao thông công chánh thành phố, Khoa học-Công nghệ và Môi trường
thành phố, Công ty Điện lực thành phố, Bưu điện thành phố, Ban Quản lý các khu
công nghiệp và chế xuất ; Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Củ Chi và các
ban-ngành liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
Nơi nhận :
- Như điều 5
- Thường trực Thành ủy
- Thường trực HĐND.TP
- Thường trực UBND.TP
- Viện Quy hoạch xây dựng TP
- VPUB : CPVP
- Tổ QLĐT, CN, TH
- Lưu
|
T/M
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ
K/T CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Vũ Hùng Việt
|