BỘ
GIAO THÔNG VẬN TẢI
******
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
60/2005/QĐ-BGTVT
|
Hà
Nội, ngày 30 tháng 11 năm 2005
|
QUYẾT
ĐỊNH
BAN HÀNH “QUY ĐỊNH VỀ VIỆC CẤP GIẤY PHÉP XÂY DỰNG, THỰC HIỆN
HOẠT ĐỘNG TRONG PHẠM VI ĐẤT DÀNH CHO ĐƯỜNG SẮT”
BỘ TRƯỞNG BỘ
GIAO THÔNG VẬN TẢI
Căn cứ Luật Đường sắt ngày 14
tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Pháp lệnh bảo vệ công trình giao thông ngày 02 tháng 12 năm 1994;
Căn cứ Nghị định số 34/2003/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2003 của Chính phủ quy định
chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam, Vụ trưởng Vụ Pháp chế,
QUYẾT
ĐỊNH
Điều 1.
Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy định về việc cấp giấy
phép xây dựng, thực hiện hoạt động trong phạm vi đất dành cho đường sắt”.
Điều 2.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01
tháng 01 năm 2006.
Điều 3.
Chánh Văn phòng, Chánh Thanh tra Bộ, Vụ trưởng các Vụ, Cục
trưởng Cục Đường sắt Việt Nam, Cục trưởng Cục Giám định và Quản lý chất lượng
công trình giao thông, Chủ tịch Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc Tổng Công ty
Đường sắt Việt Nam, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và cá nhân có liên quan chịu
trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
QUY ĐỊNH
VỀ VIỆC CẤP GIẤY PHÉP XÂY DỰNG, THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG TRONG PHẠM
VI ĐẤT DÀNH CHO ĐƯỜNG SẮT
(Ban hành kèm theo Quyết định số 60/2005/QĐ-BGTVTngày 30 tháng 11 năm 2005 của
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
Chương 1:
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm
vi điều chỉnh
1. Văn bản này quy định trình tự,
thủ tục hồ sơ đề nghị cấp giấy phép; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân
liên quan đến việc xây dựng công trình, thực hiện hoạt động không thuộc kết cấu
hạ tầng đường sắt (sau đây gọi tắt là xây dựng công trình, thực hiện hoạt động)
trong phạm vi bảo vệ công trình đường sắt, hành lang an toàn giao thông đường sắt.
2. Việc xây dựng các công trình
đường sắt, các hoạt động duy tu, bảo trì đối với công trình đường sắt không thuộc
phạm vi điều chỉnh của Quy định này.
Điều 2. Đối
tượng áp dụng
1. Đối tượng áp dụng của Quy định
này là tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc xây dựng công trình, thực hiện hoạt
động không thuộc kết cấu hạ tầng đường sắt nhưng nằm trong phạm vi bảo vệ công
trình đường sắt, hành lang an toàn giao thông đường sắt.
2. Đối với đường sắt đô thị sẽ
có quy định riêng.
Điều 3. Giải
thích từ ngữ
Trong Quy định này, các từ ngữ
dưới đây được hiểu như sau:
1. Phạm vi bảo vệ công trình
đường sắt là khu vực bao quanh, phía trên không, phía duới mặt nước, phía
dưới mặt đất của công trình đường sắt mà ở đó các hành vi gây mất an toàn cho
công trình bị cấm.
2. Hành lang an toàn giao
thông đường sắt là dải đất và khoảng không gian dọc theo hai bên đường sắt
nhằm bảo đảm an toàn cho giao thông đường sắt.
3. Đất dành cho đường sắt
gồm đất để xây dựng công trình đường sắt, đất trong phạm vi bảo vệ công trình
đường sắt và đất trong phạm vi hành lang an toàn giao thông đường sắt.
Điều 4. Mục
đích, yêu cầu của việc cấp giấy phép
1. Việc xây dựng công trình, thực
hiện hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình đường sắt và hành lang an toàn
giao thông đường sắt phải tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ công
trình giao thông đường sắt, bảo đảm an toàn công trình, an toàn giao thông vận
tải đường sắt; bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, môi trường.
2. Làm căn cứ để kiểm tra, giám
sát, xử lý hành vi vi phạm về bảo đảm trật tự, an toàn trong việc xây dựng công
trình, thực hiện hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình đường sắt, hành lang
an toàn giao thông đường sắt.
Điều 5.
Nguyên tắc cấp giấy phép
1. Việc cấp giấy phép phải phù hợp
với quy hoạch xây dựng chi tiết về đường sắt do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt
và quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy phạm về kiến trúc, quy hoạch, xây dựng, bảo vệ
môi trường và các văn bản pháp luật có liên quan.
2. Việc cấp giấy phép xây dựng
công trình chỉ được xem xét đối với các công trình thiết yếu, công trình phục vụ
quốc phòng, an ninh, công trình dân sinh bắt buộc phải xây dựng trong phạm vi bảo
vệ công trình đường sắt, hành lang an toàn giao thông đường sắt và phải có quy
hoạch được các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
3. Việc cấp giấy phép thực hiện
hoạt động chỉ được xem xét đối với các hoạt động duy tu, sửa chữa, bảo duỡng
các công trình không thuộc kết cấu hạ tầng đường sắt đã xây dựng hợp pháp trong
phạm vi bảo vệ công trình đường sắt, hành lang an toàn giao thông đường sắt.
Điều 6. Những
công trình, hoạt động được xem xét cấp giấy phép
1. Xây dựng đường ngang, cầu vượt,
hầm chui, cống, đường ống dẫn dầu, dẫn khí, dẫn nước, đường dây điện, điện thoại,
cáp quang, các công trình khác mà buộc phải vượt qua hoặc chui dưới đường sắt,
trong phạm vi bảo vệ công trình đường sắt,hành lang an toàn giao thông đường sắt.
2. Xây dựng các công trình tạm,
công trình vĩnh cửu không thuộc kết cấu hạ tầng đường sắt hoặc thực hiện các hoạt
động khác bắt buộc phải tiến hành trong phạm vi bảo vệ công trình đường sắt,
hành lang an toàn giao thông đường sắt.
Chương 2:
HỒ SƠ, TRÌNH TỰ, THỦ TỤC CẤP GIẤY PHÉP
Điều 7. Hồ sơ
đề nghị cấp giấy phép
Tổ chức, cá nhân có nhu cầu xây
dựng công trình, thực hiện hoạt động trong phạm vi be công trình đường sắt,
hành lang an toàn giao thông đường sắt lập 03 bộ hồ sơ gửi cơ quan có thẩm quyền
đề nghị cấp giấy phép. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép, bao gồm:
1. Đơn đề nghị cấp giấy phép
theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 kèm theo Quy định này. Trường hợp đề nghị cấp
giấy phép xây dựng tạm có thời hạn thì trong đơn đề nghị cấp giấy phép còn phải
có cam kết tự phá dỡ khi thực hiện giải phóng mặt bằng để cải tạo, sửa chữa đường
sắt;
2. Hồ sơ thiết kế kỹ thuật và
thiết kế tổ chức thi công đã được cấp có thẩm quyền duyệt; ảnh chụp hiện trạng
(đối với công trình sửa chữa, cải tạo yêu cầu phải có giấy phép);
3. Ý kiến bằng văn bản của cơ
quan quản lý nhà nước về đường sắt có thẩm quyền khi lập dự án xây dựng công
trình;
4. Các văn bản chấp thuận phương
án thi công, thực hiện hoạt động, biện pháp bảo đảm an toàn giao thông, an toàn
công trình đường sắt của doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt.
Điều 8. Tiếp
nhận hồ sơ
1. Cơ quan cấp giấy phép có nhiệm
vụ tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp giấy phép, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ theo
quy định tại Điều 7 của Quy định này.
2. Khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ
quan cấp giấy phép phải có giấy biên nhận hồ sơ, hẹn trả kết quả.
3. Trường hợp hồ sơ đề nghị cấp
giấy phép chưa hợp lệ, cơ quan cấp giấy phép phải hướng dẫn cho người đề nghị cấp
giấy phép bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo đúng quy định. Thời gian hoàn chỉnh hồ
sơ không tính vào thời hạn cấp giấy phép.
Điều 9. Thẩm
tra hồ sơ đề nghị cấp giấy phép
1. Trên cơ sở hồ sơ đề nghị cấp
giấy phép, các ý kiến tham gia của cơ quan, tổ chức có liên quan (nếu có), căn
cứ tiêu chuẩn về xây dựng và các văn bản pháp luật khác có liên quan, cơ quan
có thẩm quyền cấp giấy phép thẩm định hồ sơ, kiểm tra thực địa (nếu cần) để quyết
định hoặc từ chối cấp giấy phép.
2. Khi cần làm rõ thông tin liên
quan đến các cơ quan, tổ chức khác để phục vụ việc cấp giấy phép mà không thuộc
trách nhiệm của người đề nghị cấp giấy phép thì cơ quan cấp giấy phép có trách
nhiệm lấy ý kiến các cơ quan, tổ chức có liên quan để làm rõ và xử lý.
3. Trong thời hạn 10 ngày làm việc,
kể từ khi nhận được công văn đề nghị của cơ quan cấp giấy phép, các cơ quan, tổ
chức được hỏi ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản. Quá thời hạn trên, nếu
không có văn bản trả lời thì coi như đã đồng ý và phải chịu trách nhiệm về mọi
hậu quả do việc không trả lời hoặc trả lời chậm trễ gây ra.
4. Giấy phép được cấp trong thời
hạn không quá 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
5. Giấy phép được lập thành 3 bản
chính có nội dung như nhau, một bản cấp cho người đề nghị cấp giấy phép; một bản
gửi cho doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt (khi cơ quan cấp giấy
phép không phải là doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt), cho Cục
Đường sắt Việt Nam hoặc tổ chức, cá nhân sở hữu đường chuyên dùng (khi cơ quan
cấp giấy phép là doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt); một bản
lưu tại cơ quan cấp giấy phép.
Điều 10. Nội
dung giấy phép
1. Nội dung chủ yếu của giấy
phép bao gồm:
a) Địa điểm, vị trí xây dựng
công trình, thực hiện hoạt động;
b) Tên, loại công trình, thực hiện
hoạt động;
c) Quy mô công trình, thực hiện
hoạt động;
d) Biện pháp thi công chủ yếu và
bảo vệ môi trường;
đ) Hiệu lực của giấy phép, thời
điểm khởi công, thời điểm kết thúc;
e) Những nội dung khác quy định
đối với từng loại công trình, thực hiện hoạt động.
2. Giấy phép được cấp theo mẫu
quy định tại Phụ lục số 2 kèm theo Quy định này.
Điều 11.
Gia hạn giấy phép
1. Người đề nghị cấp giấy phép
phải tiến hành làm thủ tục đề nghị cấp gia hạn giấy phép trong các trường hợp
sau đây:
a) Quá thời hạn 01 tháng, kể từ
ngày được phép khởi công hoặc bắt đầu thực hiện hoạt động ghi trong giấy phép
mà công trình chưa khởi công hoặc không triển khai thực hiện hoạt động;
b) Công trình, hoạt động đã được
cấp giấy phép nhưng không thể hoàn thành theo đúng thời hạn ghi trong giấy
phép.
2. Hồ sơ đề nghị cấp gia hạn giấy
phép bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp gia hạn giấy
phép, trong đó nêu rõ lý do đề nghị gia hạn giấy phép;
b) Bản chính giấy phép đã được cấp.
3. Thời gian xét cấp gia hạn giấy
phép chậm nhất là 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ; trường hợp không
gia hạn được, cơ quan cấp giấy phép phải thông báo bằng văn bản lý do không gia
hạn.
4. Cơ quan cấp gia hạn giấy phép
là cơ quan cấp giấy phép.
Chương 3:
THẨM QUYỀN, TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN CẤP GIẤY PHÉP VÀ
DOANH NGHIỆP KINH DOANH KẾT CẤU HẠ TẦNG ĐƯỜNG SẮT
Điều 12. Thẩm
quyền cấp giấy phép
1. Đối với đường sắt quốc gia:
a) Cục Đường sắt Việt Nam cấp giấy
phép đối với các công trình vĩnh cửa sau đây khi xây dựng mới hoặc cải tạo,
nâng cấp mà có thay đổi hình dạng, kích thước, kết cấu chịu lực của công trình
đó hoặc của công trình đường sắt có liên quan:
- Cầu, cầu vượt, hầm chui;
- Các loại cống có diện tích
thoát nước từ 1.0 m2 trở lên;
- Các loại đường ống (kể cả đường
ống bảo vệ) có đường kính từ 500 mm trở lên;
- Các công trình và đường dây điện
lực có điện áp từ 35 KV trở lên.
b) Doanh nghiệp kinh doanh kết cấu
hạ tầng đường sắt cấp giấy phép đối với:
- Công trình xây dựng tạm (thời
hạn sử dụng của công trình không quá 12 tháng);
- Công trình xây dựng mới hoặc cải
tạo, nâng cấp mà không thuộc điểm a khoản 1 Điều này;
- Việc thực hiện các hoạt động bắt
buộc phải tiến hành trong phạm vi bảo vệ công trình đường sắt, hành lang an
toàn giao thông đường sắt.
c) Việc cấp giấy phép xây dựng,
cải tạo, nâng cấp đường ngang được thực hiện theo Điều lệ đường ngang.
2. Tổ chức, cá nhân có đường sắt
chuyên dùng tổ chức cấp giấy phép đối với các công trình, thực hiện hoạt động
trong phạm vi bảo vệ công trình, hành lang an toàn giao thông trên đường sắt
chuyên dùng của tô chức, cá nhân đó.
Điều 13.
Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức cấp giấy phép
1. Niêm yết công khai điều kiện,
trình tự và hồ sơ, thủ tục cấp giấy phép tại trụ sở cơ quan cấp giấy phép.
2. Cung cấp bằng văn bản thông
tin liên quan đến việc cấp giấy phép khi có yêu cầu của người đề nghị cấp giấy
phép. Thời hạn cung cấp thông tin chậm nhất là 7 ngày làm việc, kể từ khi nhận
được yêu cầu.
3. Chịu trách nhiệm trước pháp
luật về việc cấp giấy phép và bồi thường thiệt hại (nếu có).
4. Giải quyết các khiếu nại, tố
cáo về việc cấp giấy phép theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo
5. Kiểm tra việc thực hiện xây dựng
công trình, thực hiện hoạt động theo giấy phép đã cấp.
6. Đình chỉ việc xây dựng công
trình, thực hiện hoạt động khi phát hiện có vi phạm; trường hợp đã có quyết định
đình chỉ mà người được cấp giấy phép vẫn tiếp tục vi phạm thì thu hồi giấy phép
và chuyển đến cấp có thẩm quyền để xử lý.
7. Lưu trữ hồ sơ cấp giấy phép
và hồ sơ hoàn công để theo dõi, quản lý.
8. Không được chỉ thị tổ chức,
cá nhân thiết kế để thực hiện việc thiết kế cho người đề nghị cấp giấy phép.
9. Thu, quản lý và sử dụng lệ
phí cấp giấy phép theo đúng quy định hiện hành.
Điều 14.
Trách nhiệm, quyền hạn của doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt
1. Trước khi khởi công công trình
hoặc thực hiện hoạt động
a) Hướng dẫn các tổ chức, cá
nhân có nhu cầu xây dựng, thực hiện hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình
đường sắt, hành lang an toàn giao thông đường sắt lập hồ sơ đề nghị cấp giấy
phép;
b) Cấp giấy phép theo phân cấp;
c) Thống nhất với chủ đầu tư, tổ
chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép theo các quy định tại khoản 4 Điều 7 và khoản
1, khoản 5 Điều 16 của Quy định này;
d) Bàn giao hiện trường cho đơn
vị thi công công trình, thực hiện hoạt động.
2. Trong thời gian thi công công
trình hoặc thực hiện hoạt động:
a) Kiểm tra, kiểm soát việc thực
hiện các quy định bảo đảm an toàn công trình, an toàn giao thông trong thi công
theo giấy phép và các quy định của pháp luật;
b) Được đình chỉ hoặc tạm đình
chỉ theo thẩm quyền đối với việc xây dựng công trình, thực hiện hoạt động không
đúng giấy phép hoặc không đảm bảo an toàn công trình, an toàn giao thông.
3. Sau khi hoàn thành công trình
hoặc kết thúc thực hiện hoạt động.
Tham gia nghiệm thu, tiếp nhận lại
hiện trường và hồ sơ hoàn công công trình để quản lý, theo dõi, khai thác theo
quy định.
Chương 4:
QUYỀN, TRÁCH NHIỆM CỦA CHỦ ĐẦU TƯ, TỔ CHỨC, CÁ NHÂN ĐỀ
NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP
Điều 15.
Quyền của chủ đầu tư, tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép
1. Yêu cầu cơ quan cấp giấy phép
giải thích, hướng dẫn và thực hiện đúng các quy định về việc cấp giấy phép;
2. Khiếu nại, tố cáo những hành
vi vi phạm pháp luật trong việc cấp giấy phép
Điều 16.
Trách nhiệm của chủ đầu tư, tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép
1. Khi lập dự án xây dựng, tiến
hành hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình đường sắt, hành lang an toàn
giao thông đường sắt, phải có ý kiến bằng văn bản của cơ quan quản lý nhà nước
về đường sắt có thẩm quyền, của doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt.
2. Nộp đầy đủ hồ sơ và chịu
trách nhiệm về tính trung thực của hồ sơ đề nghị cấp giấy phép.
3. Nộp lệ phí cấp giấy phép theo
quy định hiện hành
4. Chỉ được khởi công xây dựng
công trình, thực hiện hoạt động sau khi có giấy phép do cơ quan, tổ chức có thẩm
quyền cấp; thực hiện đúng nội dung của giấy phép; khi có sự thay đổi thiết kế
phải được sự chấp thuận của cơ quan, tổ chức cấp giấy phép.
5. Trước khi thi công công trình
hoặc tiến hành hoạt động phải thỏa thuận với doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ
tầng đường sắt về thời gian thi công làm thủ tục nhận bàn giao mặt bằng thi
công, thực hiện hoạt động.
6. Chịu trách nhiệm quản lý và bảo
đảm giao thông vận tải thông suốt, an toàn khu vực được bàn giao kể từ ngày nhận
mặt bằng thi công, thực hiện hoạt động.
7. Khi hoàn thành công trình hoặc
kết thúc công việc, phải dỡ bỏ các chướng ngại vật do xây dựng công trình hoặc
thực hiện hoạt động gây ra; bàn giao lại hiện trường và hồ sơ hoàn công cho
doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt.
8. Phải bồi thường khi gây ra
thiệt hại cho công trình đường sắt và an toàn giao thông vận tải đường sắt theo
quy định của pháp luật.
Chương 5:
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 17. Tổ
chức thực hiện
1. Cục Đường sắt Việt Nam có
trách nhiệm tổ chức thực hiện Quy định này.
2. Trong quá trình thực hiện có
khó khăn, vướng mắc, các tổ chức, cá nhân báo cáo kịp thời về Bộ Giao thông vận
tải để xem xét, giải quyết.
Điều 18.
Thanh tra, kiểm tra
Việc thanh tra, kiểm tra thực hiện
Quy định này được thực hiện theo quy định của pháp luật về thanh tra, kiểm
tra./.
(PHỤ LỤC 1A)
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP
(Xây dựng công trình trong phạm vi bảo vệ công
trình đường sắt, hành lang an toàn giao thông đường sắt)
Kính gửi: (Tên cơ
quan, tổ chức được phân cấp cấp giấy phép)
1. Tên tổ chức, cá nhân đề
nghị cấp giấy phép: ………………………………………
- Người đại diện ……………………………… Chức
vụ: ………………………………
- Địa chỉ liên hệ: Số nhà: …………
Đường (xóm) ………… Phường (xã): ……………
Quận (Huyện) …………… Tỉnh, Thành
phố: …………………………………………………...
- Số điện thoại:
……………………………………………………………………………
2. Nội dung đề nghị cấp giấy
phép:
- Tên công trình: (cầu vượt,
hầm chui, đường ống v.v…)
- Loại công trình: (Vĩnh cửu,
tạm)
- Địa điểm xây dựng: Tại km
………………… trên tuyến đường sắt ……………………
- Thuộc tỉnh (thành phố):
…………………………………………………………………
- Tiêu chuẩn kỹ thuật (đối với
công trình chui dưới đường sắt hoặc cầu đường sắt vượt công trình khác): (Nêu
rõ tải trọng, tốc độ thiết kế và các tiêu chuẩn kỹ thuật cần thiết khác của
công trình);
- Quy mô xây dựng công trình: (Nêu
rõ công trình xây dựng mới hay cải tạo, sửa chữa, nâng cấp; quy mô các hạng mục
công trình chủ yếu; nêu rõ các hạng mục công trình nằm trong phạm vi bảo vệ
công trình đường sắt, hành lang an toàn giao thông đường sắt);
- Biện pháp thi công chủ yếu: (Nêu
biện pháp thi công chủ yếu của các hạng mục công trình nằm trong phạm vi bảo vệ
công trình đường sắt, hành lang an toàn giao thông đường sắt);
- Biện pháp bảo vệ môi trường: (Nêu
biện pháp bảo vệ môi trường đối với đường sắt);
- Thời điểm khởi công và kết
thúc thi công công trình: ……………………………………
3. Đơn vị hoặc người thiết kế
Địa chỉ………………………………………………………………………………………
Điện thoại...…………………………………………………………………………………
4. Tổ chức, cá nhân thẩm định
thiết kế .…………………………………………………
Địa chỉ…………………………………… Điện thoại…..…………………………………
Giấy phép hành nghề số:
………………………cấp ngày…………………………………
5. Lời cam kết:
Tôi xin cam đoan làm theo đúng
giấy phép xây dựng được cấp, nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và xử
lý theo quy định của pháp luật
|
…… ngày …… tháng …… năm ………
Người
làm đơn
(Ký
tên, đóng dấu)
|
(PHỤ LỤC 1B)
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP
(Thực hiện hoạt động trong phạm vi bảo vệ công
trình đường sắt, hành lang an toàn giao thông đường sắt)
Kính gửi: (Tên cơ
quan, tổ chức được phân cấp cấp giấy phép)
1. Tên tổ chức, cá nhân đề
nghị cấp giấy phép: ………………………………………
- Người đại diện ……………………………… Chức
vụ: ………………………………
- Địa chỉ liên hệ: Số nhà: …………
Đường (xóm) ………… Phường (xã): ……………
Quận (Huyện) …………… Tỉnh, Thành
phố: …………………………………………………...
- Số điện thoại: ……………………………………………………………………………
2. Nội dung đề nghị cấp giấy
phép:
- Tên công việc:
……………………………………………………………………………
- Thuộc công trình: (nếu là công
việc thuộc hạng mục công trình): ………………………
- Tại (từ) km…………… (đến km…………)
trên tuyến đường sắt ………………………
- Thuộc tỉnh (thành phố):
…………………………………………………………………
- Nội dung công việc: (nêu rõ
các nội dung công việc phải thực hiện trong phạm vi bảo vệ công trình đường sắt,
hành lang an toàn giao thông đường sắt);
- Biện pháp thực hiện hoạt động:
(Nêu biện pháp thực hiện hoạt động chủ yếu của các hạng mục công việc;
- Biện pháp bảo đảm an toàn giao
thông, an toàn công trình trong quá trình thực hiện hoạt động:
………………………………………………………………………………………………
- Biện pháp bảo vệ môi trường: (Nêu
biện pháp bảo vệ môi trường đối với đường sắt);
- Thời điểm bắt đầu thực hiện và
kết thúc hoạt động: ……………………………………
3. Đơn vị hoặc người thiết kế
Địa chỉ………………………………………………………………………………………
Điện thoại...…………………………………………………………………………………
4. Tổ chức, cá nhân thẩm định
thiết kế (nếu có) ..………………………………………
Địa chỉ…………………………………… Điện thoại…..…………………………………
Giấy phép hành nghề số:
………………………cấp ngày…………………………………
5. Lời cam kết:
Tôi xin cam đoan làm theo đúng
giấy phép thực hiện hoạt động được cấp, nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách
nhiệm và xử lý theo quy định của pháp luật.
|
…… ngày …… tháng …… năm ………
Người làm đơn
(Ký tên, đóng dấu)
|
(PHỤ LỤC 2A)
GIẤY PHÉP XÂY DỰNG
(XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH TRONG PHẠM VI BẢO VỆ CÔNG
TRÌNH ĐƯỜNG SẮT, HÀNH LANG AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG SẮT)
Số:
/GPXD
- Căn cứ Quyết định số……/2005/QĐ-BGTVT
ngày…… tháng…… năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành quy định về
việc cấp giấy phép xây dựng, thực hiện hoạt động trong phạm vi đất dành cho đường
sắt;
- Căn cứ Quyết định số……… ngày……
tháng…… năm…… của……… quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của……… cơ quan, tổ
chức cấp giấy phép).
QUYẾT
ĐỊNH
1. Cấp cho:
………………………………………………………………………………...
- Địa chỉ: Số nhà:……… Đường………
Phường (xã): ………Quận (Huyện)…………… Tỉnh, Thành phố: ………………………………………
2. Được phép xây dựng:
- Tên công trình: (cầu vượt,
hầm chui, đường ống v.v…)
- Loại công trình: (Vĩnh cửu,
tạm)
- Địa điểm xây dựng: Tại km
………………… trên tuyến đường sắt ……………………
- Thuộc tỉnh (thành phố):
…………………………………………………………………
- Tiêu thiết kế có ký hiệu:
……………………… Do:…………………………… lập
- Tiêu chuẩn kỹ thuật (đối với
công trình chui dưới đường sắt hoặc cầu đường sắt vượt công trình khác): (Nêu
rõ tải trọng, tốc độ thiết kế và các tiêu chuẩn kỹ thuật cần thiết khác của
công trình);
- Quy mô xây dựng công trình gồm
các hạng mục chủ yếu sau: (Nêu rõ công trình xây dựng mới hay cải tạo, sửa
chữa, nâng cấp; nêu rõ các hạng mục công trình nằm trong phạm vi bảo vệ công
trình đường sắt, hành lang an toàn giao thông đường sắt);
- Biện pháp thi công chủ yếu: (Nêu
biện pháp thi công chủ yếu của các hạng mục công trình nằm trong phạm vi bảo vệ
công trình đường sắt, hành lang an toàn giao thông đường sắt);
- Biện pháp bảo vệ môi trường: (Nêu
biện pháp bảo vệ môi trường đối với đường sắt);
- Thời điểm khởi công và kết thúc
thi công công trình: ……………………………………
3. Những yêu cầu đối với tổ
chức, cá nhân được cấp phép:
- Phải hoàn toàn chịu trách nhiệm
trước pháp luật nếu làm ảnh hưởng đến an toàn công trình, an toàn giao thông đường
sắt;
- Phải thực hiện đúng các quy định
của pháp luật về xây dựng và Giấy phép xây dựng này.
- Phải thông báo cho cơ quan cấp
giấy phép xây dựng đến kiểm tra khi định vị công trình, xây móng và công trình
ngầm;
- Xuất trình Giấy phép xây dựng
cho chính quyền sở tại trước khi khởi công xây dựng và yết báo phối cảnh công
trình, số giấy phép, tên đơn vị thiết kế, đơn vị thi công, ngày hoàn thành tại
địa điểm xây dựng công trình.
- Khi cần thay đổi thiết kế thì
phải báo cáo và chờ quyết định của cơ quan cấp giấy phép xây dựng.
- Khi xây dựng xong, chủ đầu tư
phải lập hồ sơ hoàn công và báo cho cơ quan cấp giấy phép.
4. Hiệu lực của giấy
phép:
- Giấy phép này có hiệu lực
trong thời hạn…… ngày, kể từ ngày ký.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu.
|
Tỉnh (thành phố), ngày ……
tháng …… năm ……
(cơ quan, tổ chức cấp giấy
phép xây dựng ký tên, đóng dấu)
|
(PHỤ LỤC 2B)
GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG
(hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình đường
sắt)
Số:
/GPTHHĐ
- Căn cứ Quyết định số……/2005/QĐ-BGTVT
ngày…… tháng…… năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành quy định về
việc cấp giấy phép xây dựng, thực hiện hoạt động trong phạm vi đất dành cho đường
sắt;
- Căn cứ Quyết định số……… ngày……
tháng…… năm…… của……… quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của……… cơ quan, tổ
chức cấp giấy phép).
QUYẾT ĐỊNH
1. Cấp cho:
………………………………………………………………………………...
- Địa chỉ: Số nhà:……… Đường………
Phường (xã): ………Quận (Huyện)…………… Tỉnh, Thành phố: ………………………………………
2. Được phép thực hiện hoạt động:
- Tên công việc: ……………………………………………………………………………
- Thuộc công trình (nếu là công
việc thuộc hạng mục công trình)
- Tại (từ) km ………… (đến km………)
trên tuyến đường sắt …………………………
- Thuộc tỉnh (thành phố):
…………………………………………………………………
- Tiêu thiết kế có ký hiệu (nếu
có): …………………… Do: ………………………… lập
- Nội dung công việc: (nêu rõ
các nội dung công việc phải thực hiện trong phạm vi bảo vệ công trình đường sắt,
hành lang an toàn giao thông đường sắt;
- Biện pháp thực hiện hoạt động:
(Nêu biện pháp thực hiện hoạt động chủ yếu của các hạng mục công việc);
- Biện pháp bảo đảm an toàn giao
thông, an toàn công trình trong quá trình thực hiện hoạt động
………………………………………………………………………………………………;
- Biện pháp bảo vệ môi trường: (Nêu
biện pháp bảo vệ môi trường đối với đường sắt);
- Thời điểm bắt đầu thực hiện và
kết thúc hoạt động: ……………………………………
3. Những yêu cầu đối với tổ
chức, cá nhân được cấp phép:
- Phải hoàn toàn chịu trách nhiệm
trước pháp luật nếu làm ảnh hưởng đến an toàn công trình, an toàn giao thông đường
sắt;
- Phải thực hiện đúng các quy định
của pháp luật và Giấy phép thực hiện hoạt động này;
- Phải thông báo cho cơ quan cấp
giấy phép thực hiện hoạt động đến kiểm tra khi bắt đầu triển khai hoạt động;
- Xuất trình Giấy phép thực hiện
hoạt động cho chính quyền sở tại trước khi triển khai hoạt động và yết báo phối
cảnh công trình (nếu có), tên đơn vị thiết kế, số giấy phép, ngày hoàn thành tại
địa điểm thực hiện hoạt động;
- Khi kết thúc quá trình hoạt động,
tổ chức (cá nhân) được phép thực hiện hoạt động phải báo cho cơ quan cấp giấy
phép.
4. Hiệu lực của giấy
phép:
- Giấy phép này có hiệu lực
trong thời hạn…… ngày, kể từ ngày ký.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu.
|
Tỉnh (thành phố), ngày ……
tháng …… năm ……
(cơ quan, tổ chức cấp giấy
phép thực hiện hoạt động ký tên, đóng dấu)
|